
9 minute read
VIETNAM


Advertisement
L I M U
Việt Nam vốn là một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Trong suốt quá trình phát triển và thay đổi của lịch sử, con người Việt Nam cũng có những trang phục của riêng mình mà mỗi trang phục đều mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, của từng giai đoạn lịch sử. Tự hào với tinh hoa và nét đẹp truyền thống trong mỗi bộ cổ phục Việt, thế hệ trẻ đã kể lại câu chuyện xưa bằng những góc nhìn hiện đại như một cách để kế thừa, gìn giữ và phát huy những tinh túy của ông cha ta. Tạp chí số 21 tháng 6/2023 sẽ đưa bạn quay về từng mốc lịch sử để quan sát sự phát triển của từng bộ cổ phục Việt qua dòng chảy của thời gian.






Cổ

Cổ phục Việt hay Việt phục là thuật ngữ chung để nói về trang phục truyền thống làm nên phong cách ăn mặc của người Việt Nam, trong đó bao gồm áo giao lĩnh, áo Nhật Bình, áo ngũ thân, áo tứ thân, v.v.. Sợi dây kết nối với lịch sử liệu có mong manh?
Do sự tiếp xúc và biến chuyển về văn hóa, Việt phục không chỉ có những bộ trang phục truyền thống được lưu trữ và bảo tồn từ thời nguyên thủy, mà còn có những bộ trang phục có nguồn gốc vay mượn từ nước ngoài, rõ rệt nhất là Trung Hoa và phương Tây. Mỗi giai đoạn khác nhau, cách ăn mặc của con người thời kỳ ấy có những thay đổi rõ rệt, làm nên sự khác biệt và độc đáo của Việt phục qua các thời kỳ.

Có một sự thật là quá trình phục dựng cổ phục Việt Nam chậm và gặp nhiều khó khăn bởi nguồn dữ liệu người xưa để lại rất hạn chế. Trong các tư liệu ghi chép lịch sử, trang phục là khoảng trống lớn nhất.
Đa số các triều đại đều rất hiếm có ghi phép về các trang phục thời đó, ngay cả các miêu tả. Khó khăn lớn nhất trong quá trình tìm hiểu cổ phục có lẽ chính là nằm ở việc tư liệu quá ít ỏi, những di tích, tài liệu, thư tịch gần như đã bị mai một và tàn phá bởi thời gian, chiến tranh, thời tiết hoặc thiên tai, khiến các nguồn tham khảo về cổ phục không được đầy đủ và việc nghiên cứu, phục dựng trở nên rất gian nan. Để có được những tư liệu cần áp dụng công nghệ, kỹ thuật để tìm hiểu rõ và phục dựng lại hoa văn, chất liệu, kiểu dáng Việt phục cổ. Nó không chỉ cần tới nguồn lực kinh tế mạnh mà còn cần đầu tư về mặt thời gian cũng như chuyên môn, trong khi đó đa số các tổ chức, nhóm nghiên cứu đều đang có quy mô vừa và nhỏ.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã dành thời gian hơn 3 năm để nghiên cứu về trang phục cổ Việt Nam, giai đoạn từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 14.
Cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” được ra đời, bước đầu hệ thống lại khoảng trống trang phục các giai đoạn.
Từ năm 2010, khi Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng
Long – Hà Nội diễn ra, một số nhóm nghiên cứu

“ngầm” phát động phong trào cổ phục. Phong trào không hoàn toàn thất bại, nhưng không nhen nhóm được niềm yêu thích cổ phục trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Việt Phục và Thế hệ Trẻ


Cho tới những năm trở lại đây, xu hướng truyền thống hóa nghệ thuật khởi phát mạnh mẽ từ với hàng loạt cuộc biểu diễn, trưng bày, triển lãm, workshop của giới nghệ sĩ liên quan tới các lĩnh vực thời trang và sân khấu. Nghệ thuật truyền thống trong dòng chảy hiện đại được giới sân khấu và nghệ thuật lựa chọn để trình diễn với mong muốn: Bảo tồn gìn giữ vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống; thể hiện sự hội nhập văn hóa; dễ tiếp cận công chúng.
Trước thực trạng các yếu tố truyền thống, đặc biệt là cổ phục chưa được coi trọng đúng giá trị trong nhịp sống hiện đại, nhiều bạn trẻ không đành lòng chứng kiến những giá trị lịch sử, những tinh hoa văn hóa dân tộc bị mai một. Với một lòng say mê, tình yêu to lớn với lịch sử, với những giá trị truyền thống của nước nhà, thế hệ trẻ đã và đang tiến hành phục dựng lại cổ phục, phục dựng văn hóa truyền thống, đưa cổ phục Việt Nam đến gần hơn với đông đảo công chúng, đặc biệt là để giới trẻ hiểu hơn về những trang phục cổ xưa của nước ta.


Tiêu biểu nhất có thể kể đến Đại Việt Cổ Phong - một nhóm các bạn trẻ đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu chuyên sâu từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng đến hoa văn tại các đình, đền, chùa, đặc biệt là phục chế trang phục cổ. Tiếp theo đó là cuốn sácth “Dệt nên triều đại” được Vietnam Centre khởi động gây quỹ cộng đồng để xuất bản vào năm 2018 đã gây ra tiếng vang không hề nhỏ tới giới hoạt động nghệ thuật và sáng tạo. Cuốn sách hơn 100 trang và được soạn thảo song ngữ bởi những con người Việt Nam sống tại các châu lục khắp thế giới, với mong muốn giúp cho những người yêu văn hóa, lịch sử Việt Nam có được những hình ảnh tham chiếu rõ nhất, giúp họ không bị lúng túng, bị sợ hãi khi thực hiện các tác phẩm cổ trang cho Việt Nam.

“Anh ơi ở lại” là một bài hát được thu âm bởi người mẫu và nữ diễn viên Việt Nam Chi Pu. Được sáng tác bởi Đạt G, phối khí bởi Đoàn Minh Vũ cùng phần mix và mastering do Bố Thỏ Heo đảm nhận, bài hát được phát hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2019 qua hãng thu âm GOM Entertainment do Chi Pu tự thành lập.




ược ghép lại bởi nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi văn hóa, khiến cho Việt phục cũng có sự biến hóa đa dạng. Tùy vào mỗi thời đại, kiểu dáng sẽ thay đổi đôi chút, nhưng nhìn chung Việt phục được chia làm 3 loại chính là áo giao lĩnh và viên lĩnh (gồm có 6 thân), áo thụ lĩnh triều Nguyễn (có 5 thân - hay còn được gọi là áo ngũ thân), và áo đối khâm có 4 thân nên được dân gian gọi là tứ thân.
Theo như di tích lịch sử đã ghi nhận, sự xuất hiện của Việt phục đã bắt đầu từ nhà nước thô sơ đầu tiên của Việt Nam, nhà nước Văn Lang. Người Văn Lang xưa có trang phục vô cùng phong phú.
Phụ nữ thời Văn Lang thường mang những chiếc áo khá ngắn chỉ đến bụng có phần bó sát người. Bên cạnh đó, họ còn mặc thêm những chiếc yếm thường là cổ tròn và có hình những hạt gạo.

Những nhà khảo cổ Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu đã tìm ra được phụ nữ Văn Lang xưa có hai loại váy để mặc. Loại váy đầu tiên là váy mở hay còn gọi là váy quấn đây đơn giản chỉ là một mảnh vải quấn quanh thân mình người phụ nữ. Loại váy thứ hai đó là váy kín còn được gọi là váy chui đây là mảnh vải được ghép lại với nhau. Phần cấu tạo váy thời bấy giờ khá đơn giản để phù hợp với mục đích che chắn cơ thể, chứ chưa chú trọng nhiều về yếu tố thẩm mỹ.

Sau đó, vào khoảng thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất trong thời Đông Hán, cổ phục Việt Nam đã có cơ hội biến đổi, từ việc học hỏi và bắt chước mẫu áo giao lĩnh của người Trung Hoa. Cho đến năm 1009, khi triều Lý bắt đầu cai trị và xã hội phong kiến trở thành chế độ cai trị chính thức, việc liên tục tự cách tân, sáng chế ra những bộ trang phục đã đậm chất tính dân tộc, tôn lên được đường nét và vẻ đẹp của người Việt Nam ta.
Áo giao Lĩnh (hay còn gọi là giao Lãnh) là bộ y phục gồm chiếc áo 6 thân, phía trước cổ là vạt bên trái buộc chéo sang nách áo bên phải. Áo Giao lĩnh trong chữ Hán dịch nguyên văn là áo Cổ chéo, đôi khi còn được gọi là Áo Tràng vạt - cách gọi âm Nôm nghĩa là: Vạt áo dài. Cái tên Tràng Vạt vốn xuất phát từ tập quán tràng áo xiên (tức cổ áo) được tạo thành bằng cách ghép thêm vạt cả. Áo giao lĩnh có 2 dạng là vạt ngắn và vạt dài.



Giao lĩnh vạt ngắn


Giao lĩnh vạt ngắn dài không quá thân trên, thường dùng cho phụ nữ. Ở Trung Quốc, chiếc áo vạt ngắn này được gọi là nhu, khi đi chung với váy sẽ được gọi là nhu quần – tức áo ngắn và váy. Những từ như thường và quần xưa đều được dùng để chỉ hạ y không đáy; tại Việt Nam từ thời Nguyễn trở đi, từ “quần” mới được chuyển sang dùng chủ yếu cho hạ y hai ổng. Tại Việt Nam thời Lê, giao lĩnh vạt ngắn có thường quây bên ngoài, tương tự các thời kỳ trước của Trung Quốc.
Giao lĩnh vạt ngắn dài không quá thân trên, thường dùng cho phụ nữ. Ở Trung Quốc, chiếc áo vạt ngắn này được gọi là nhu, khi đi chung với váy sẽ được gọi là nhu quần – tức áo ngắn và váy. Những từ như thường và quần xưa đều được dùng để chỉ hạ y không đáy; tại Việt Nam từ thời Nguyễn trở đi, từ “quần” mới được chuyển sang dùng chủ yếu cho hạ y hai ổng. Tại

Việt Nam thời Lê, giao lĩnh vạt ngắn có thường quây bên ngoài, tương tự các thời kỳ trước của Trung Quốc.
Tuy nhiên giao lĩnh vạt ngắn quây thường triều Lê có thể phân biệt với giao lĩnh vạt ngắn quây thường của các triều đại ở Trung Quốc ở chỗ chiếc thường bên ngoài ngắn hơn chiếc thường (hoặc váy) bên trong, để lộ hai lớp váy. Trong khi đó, ở Trung Quốc chiếc thường bên ngoài dài đến sát đất, che kín chiếc thường (hoặc váy) bên trong.
Giao lĩnh vạt dài dài quá đầu gối, cả nam lẫn nữ đều mặc; khi mặc thì áo phủ bên ngoài thường. Dạng phục trang này phổ biến tại cả bốn nước Việt, Trung, Hàn, Nhật, song thay đổi qua các thời kỳ và nhiều khác biệt về tiểu tiết có thể dùng để nhận dạng. Giao lĩnh vạt dài (cũng như vạt ngắn) triều Lê có cổ cong võng. Kiểu cổ giao lĩnh cong võng này được thấy khá phổ biến từ đời Tống về trước, song đến triều Minh, cổ giao lĩnh thẳng hơn và kéo kín hơn, làm nên sự khác biệt giữa giao lĩnh triều Lê và Minh. Một điểm nữa có thể dùng để nhận biết là váy của triều Minh thường có nếp gấp còn váy thời Lê thì không. Ống tay áo triều Lê là dạng trực cư (ống tay thẳng) trong khi đó ống tay áo triều Minh là khúc cư (ống tay cong)
Tới năm 1744, vua Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở
Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa.
Bộ váy này chính là nguồn gốc và cảm hứng ra đời áo ngũ thân lúc bấy giờ. Ở phần sau sẽ phân tích chi tiết hơn về cấu tạo của áo này.
Mặc dù áo giao lãnh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam nhưng được duy trì lâu dài cho đến tận thời kỳ nhà Nguyễn. Loại áo Giao Lãnh vẫn tồn tại với vị trí độc tôn với vai trò là dạng thức của áo lễ phục cao quý, dù áo Ngũ Thân cổ đứng đang chiếm thế thượng phong.

Nguồn hình: Ỷ Vân Hiên


Trang phục: Hoa Niên
Nhiếp Ảnh: @bybachnhu



M.U.A: Ngọc Quỳnh
Mẫu Ảnh: Hồng Ân

Bên cạnh áo Giao Lĩnh, có một loại áo khoác cũng rất phổ biến trong đời sống của người Việt, đó là áo Viên Lĩnh. Tên gọi của nó có nghĩa là cổ áo hình tròn. Đây là một loại áo xuất xứ từ Trung Á, sau đó du nhập vào Trung Quốc thời Ngũ hổ thập lục quốc, và lan rộng sang các quốc gia Nhật Bản, Triều Tiên - Hàn Quốc chứ không riêng Việt Nam. Đúng như tên gọi loại áo này có điểm nhận biết chủ yếu là kết cấu cổ áo có hình tròn, nên cũng được gọi là Đoàn Lĩnh.

Phần kết cấu chủ yếu của áo là nút thắt cố định cổ áo ở phía trên vai phải của người mặc, kéo xuống phần không cùng phía. Cũng như kết cấu của áo giao lĩnh, bên trong áo cũng có một vạt áo con bị che lại bởi vạt áo từ bên trái người mặc kéo qua. Loại áo này xuất hiện ở trên trang phục thường ngày, cả nữ lẫn nam đều dùng được. Đây là một dạng thức triều phục của tầng lớp quan viên triều đình.



