2 minute read

ÁO NGŨ thân

Next Article
ÁO DÀI

ÁO DÀI

Người Việt xưa mặc nhiều nhất là áo cổ chéo (giao lĩnh) và áo cổ tròn (viên lĩnh), nhưng sau đó áo dài cổ đứng (áo ngũ thân) hay còn gọi là áo dài lập lĩnh ra đời chính là chiếc áo phổ biến nhất cho tới mãi sau này. Người đã chọn kiểu dáng và tên cho mẫu áo dài ngũ thân này chính là chúa Nguyễn Phúc Khoát, với một tham vọng muốn thống nhất hai Đàng, Vua Nguyễn

Phúc Khoát đã ban sắc dụ cho các quan chức cấp cao sử dụng duy nhất một loại trang phục nhằm để phân biệt với những tầng lớp dân thường khác. Chí vì thế, khi chúa

Advertisement

Nguyễn lên ngôi, áo dài ngũ thân đã trở thành trang phục chính của

Kinh thành Huế. Vua Minh Mạng cũng là người giúp trang phục này phổ biến mọi miền từ Bắc đến Nam, tất nhiên phổ biến nhất vẫn là cố đô Huế.

Thân áo được cấu tạo bởi năm mảnh thân ghép lại bao gồm hai mảnh áo trước, hai mảnh áo sau, và một mảnh còn lại nằm phía bên phải ở trước thân.

Vạt áo được may hơi xòe và cong. Nút áo có 5 nút, vị trí các nút áo thường được kéo dài từ giữa cổ áo cho đến phần phía dưới cánh tay. Thiết kế nối vạt con với vạt cả bằng bâu đệm, cùng với đó là 5 khuy tượng trưng cho nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Các loại nút này thường hay được làm bằng các nguyên liệu như gỗ, hạt ngọc hay kim loại. Lớp lót mặc bên trong áo dài, có màu trắng, kiểu áo này gần giống như áo bà ba.

Thiết kế của những chiếc áo lập lĩnh kín đáo, thanh lịch, cổ cao không để lộ hở áo lót bên trong. Mỗi một vạt áo của trang phục này cũng có tượng trưng riêng. Cụ thể 4 vạt áo đối nhau trước sau tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, vạt thứ 5 tượng trưng cho chính bản thân người con, cũng là người mặc áo. Tay áo được may với kích thước thoải mái để có thể dễ dàng hoạt động hơn. Mẫu áo ngũ thân lập lĩnh khi trải trên sàn thì vai và tay sẽ là một đường thẳng. Phần vai áo không may cứng như phần vai của áo vest. Cổ áo được may dựng đứng vuông, ôm kín vào cổ. Cổ áo thường được may hai lớp để tạo độ cứng và đứng.

Triết lý nhân sinh trong chiếc áo ngũ thân

Người Huế gọi là áo ngũ thân hay áo ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Thực Hiện Trang phục: Hoa Niên

M.U.A: Ngọc Quỳnh

Nhiếp Ảnh: @bybachnhu

Mẫu ảnh: Như Thủy

This article is from: