
2 minute read
ÁO NHẬT BÌNH
Nguồn gốc của áo Nhật bình là loại áo Phi phong của triều
Minh, được triều Nguyễn tiếp thu, cải cách thành kiểu áo Phi phong đối khâm với những nét riêng, rất đặc sắc.
Advertisement
Áo Nhật Bình trong thời Nhà
Nguyễn có cấu tạo đơn giản nhưng mang trong mình vẻ đẹp trang nhã và tinh tế. Đây là một trang phục truyền thống của người dân
Việt Nam, đặc biệt phổ biến trong các hoàng cung và tầng lớp quý tộc.

Thực Hiện Trang phục: Hoa Niên
M.U.A: Ngọc Quỳnh
Nhiếp Ảnh: @bybachnhu
Mẫu: Vuong Minh Nhi
Cấu tạo của áo Nhật Bình bao gồm áo dài và váy rộng. Áo dài được may từ chất liệu lụa cao cấp, với đường cắt và may tỉ mỉ để tạo nên sự vừa vặn và thanh thoát khi mặc. Áo dài thường có đường cổ V và tay áo dài, mang lại vẻ thanh lịch và tôn dáng cho người mặc. Váy rộng được mặc phía dưới áo, có dáng dài và thoải mái để người mặc có thể di chuyển dễ dàng.




Váy thường được làm từ vải lụa mềm mịn, và có thể có những hoa văn tinh xảo hoặc các đường viền trang trí để tăng thêm vẻ đẹp và phong cách cho trang phục. Trên một số bức họa thời trước còn lưu lại cho thấy các hoa văn trên áo Nhật BÌnh chủ yếu là dạng hình tròn khép kín. Còn ở bên trong hình tròn thì được thêu hình ảnh của rồng, phượng kết hợp với những hoa văn phụ như thêu chữ Phúc, chữ thọ bằng chỉ đỏ, chỉ vàng, bát bửu, thủy ba, v.v nhằm tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho bộ trang phục. Ngoài ra, các hoa văn cũng được sắp xếp thay đổi dựa theo cấp bậc và vai vế của người mặc. Tuy nhiên, đối với áo Nhật Bình của Hoàng Hậu thì quy chế này không được áp dụng. Không chỉ đối với hoa văn, mà ngay cả màu sắc của trang phục cũng thể hiện cấp bậc của người mặc. Ví dụ như áo Nhật Bình dành cho Hoàng Hậu thường sẽ có màu cam hoặc vàng, trong khi đó, áo Nhật Bình dành cho công chúa sẽ có sắc đỏ. Không những thế, màu sắc trang phục của nữ quý tộc cũng dựa vào phẩm cấp của người chồng lúc
Cổ phục Nhật Bình thường sẽ được mặc kèm nhiều phụ kiện khác nhau. Thường thấy nhất chính là các chiếc cúc nạm vàng hoặc được làm từ đá quý, ngọc quý. Ở phần dưới cổ tay của áo được trang trí thêm 2 mảnh dải dây dài thả lỏng và được gọi là dải thùy lưu. Còn vào thời vua Gia Long thì phụ kiện đi kèm có thêm Kim ước đối với cấp bậc Hậu phi. Còn thời Thiệu Trị, Kim ước được thay thế bởi Kim Phượng.
Áo Nhật Bình vốn có bản chất là loại áo dùng cho lễ tiết. Nó được các hậu cung, mệnh phụ nhà Nguyễn sử dụng ở các dịp lễ tết theo một quy tắc rất chặt chẽ. Những quy tắc này còn có sự ràng buộc không chỉ cách trang trí mà còn cả màu sắc để thể hiện đúng vị thế của người mặc theo từng cấp bậc cực kỳ khắt khe trong thời phong kiến. Chỉ khi thỏa mãn được những quy cũ đó mới được gọi là là áo Nhật Bình, chính vì thế không tồn tại thuật ngữ nào về “Áo Nhật Bình cách tân”.
Thực Hiện Trang phục: Hoa Niên
Nhiếp Ảnh: @bybachnhu


MUA: Ngọc Quỳnh
Mẫu: Trâm Anh
Minh Hoạ: Kris Nguyen


Nhà sưu tầm cổ vật: Đức Huy Nguyễn

Thực Hiện Trang phục: Hoa Niên
Nhiếp Ảnh: @bybachnhu & @dzuyngo.psd

MUA: Ngọc Quỳnh



Nhà sưu tầm cổ vật: Đức Huy Nguyễn

