
TRẦN NHÂN TÔNG, ĐỜI – ĐẠO KHÔNG HAI
Nguyễn Thế Đăng
Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa
Tác giả Nguyễn Thế Đăng và
Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức.
Bản quyền tiếng Việt © 2024 Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức
Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các
hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.
Team thực hiện: Thảo Triều - Thủy Mộc - Biko - Khánh Linh - HalidayKhánh Minh - Thái Hiền - Mầu Quang Hưng
Địa chỉ: Số 75B, Phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Tel: 0328.033.988
Website: https://thientrithuc.com.vn/
Mọi thông tin xin gửi về:
• Góp ý về biên tập: edit@thientrithuc.com.vn
• Tư vấn về dịch vụ xuất bản: contact@thientrithuc.com.vn

3.
4.
5.
7.
9.
11.
Lời mở đầu
Người Việt Nam chúng ta, có lẽ không ai
không biết đến tên Đức vua – Thiền sư Trần
Nhân Tông, người đã hai lần trực tiếp đánh đuổi
quân Nguyên Mông xâm lược, và cũng là người
trong gần mười năm cuối đời đã xuất gia để làm
Sơ tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Điều quan trọng là không phải ngài sống hai
giai đoạn đời và đạo tách biệt nhau: sống ở đời, làm việc đời (làm vua) và cho đến mười năm cuối
thì xuất gia, tu đạo. Ngài đã học và hành đạo ngay
khi còn niên thiếu, vì với ông nội là một vị vua –thiền sư tức vua Trần Thái Tông, và với người cha
cũng là một vị vua – thiền sư tức vua Trần Thánh
Tông, thì quan tâm tới con đường tâm linh khi
còn trẻ là điều bình thường.
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
Cho đến khi đã xuất gia (1298), theo Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư chép, “Năm 1301, Thượng hoàng
vân du các nơi, sang Chiêm Thành”. Chỉ một việc
sang Chiêm Thành thôi, ngài đã là người có công
trong việc mở nước về phương Nam, bằng biện
pháp hòa bình. Xuất gia mà vẫn làm công việc
ngoại giao, văn hóa của một Thượng hoàng, cho thấy đạo và đời luôn luôn gắn bó với nhau vậy.
Cuốn sách này có đầu đề là “đời – đạo không hai”. Từ “không hai” là một từ của Phật giáo, “bất nhị”. Đời thay đổi theo dòng thời gian, như lịch sử không bao giờ lập lại. Đạo thì không thay đổi, như
Bát nhã Tâm kinh nói, “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm”.
Cho nên sống đạo Phật là sống “bất biến tùy duyên”. Sống bất biến là sống đạo, đồng thời sống tùy duyên là sống đời, cả hai trong một đời sống của một con người.
Ngài Trần Nhân Tông là một tấm gương, sống
bất biến tùy duyên, cho không những dân tộc ta mà còn cho thế giới. Sự tùy duyên của ngài, chỉ
nói về việc chiến tranh, thì đã đạt đến cấp độ cao
nhất trong một hoàn cảnh ngặt nghèo nhất: cả ba
lần kinh đô Thăng Long đều bị đốt phá tan hoang.
Sự bất biến của ngài, đó chính là tâm trí huệ rỗng
rang không cố chấp (mà ngài gọi là “thị phi tiếng lặng”) và từ bi “thương khắp” của ngài.
Sau chiến tranh, về thấy hai con ngựa đá
lấm bùn trước hoàng thành đã cháy, ngài thốt
lên hai câu:
Xã tắc hai phen phiền ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.
Hai câu thơ trên không chỉ nói lên niềm tin
vào sự vững vàng muôn thuở của non sông đất
nước, mà còn là niềm tin vào phần tâm hồn, vào tinh thần của người Việt. Phần tinh thần ấy là
điều mà ngài suốt đời phụng sự, đó là Phật giáo
tại đất nước Việt Nam.

Niên thiếu chưa từng
rõ Sắc Không
Đ
ây là câu đầu tiên trong bài Xuân Vãn của
ngài. Bài này nói sơ qua về con đường tâm linh cá nhân:
Niên thiếu chưa từng rõ sắc – Không, Một xuân tâm ở tại trăm hoa
Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá
Giường gỗ, đệm thiền ngắm rụng hồng.
Niên thiếu chưa từng rõ sắc – Không. Vào thời niên thiếu, chưa từng rõ (liễu), chưa từng
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
ngộ (liễu ngộ), ch ưa từ ng biết trực tiếp tánh
Không là gì.
Chưa có kinh nghiệm tâm linh trực tiếp về
tánh Không, nhưng không phải ngài không có
kiến thức và không học hỏi về tánh Không, bởi vì
ông nội ngài là vua Trần Thái Tông (1218 – 1277)
và cha ngài là vua Trần Thánh Tông (1240 – 1292)
đều là những người ngộ đạo, và ngộ đạo khi đang
làm vua.
Vua Trần Thái Tông, ông nội của ngài, trực
ngộ tánh Không như thế này:
“Vì thế trẫm cùng mọi người trở về kinh,
miễn cưỡng lên ngôi. Trong khoảng hơn mười năm, mỗi khi rảnh việc trẫm lại hội họp các tôn
đức để tham thiền hỏi đạo, và các kinh điển đại giáo thì đều tham cứu. Trẫm thường đọc kinh
Kim Cương, một hôm đến chỗ ‘ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’ (hãy nên sanh tâm vào chỗ không trụ), vừa gấp sách lại ngâm nga, bỗng nhiên tự
ngộ. Lấy chỗ ngộ ấy làm bài ca này, đặt tên là
Thiền tông chỉ nam.
Niên thiếu chưa từng rõ Sắc Không
Năm ấy, quốc sư từ núi Yên Tử về kinh, trẫm
mời ở chùa Thắng Nghiêm để in kinh sách. Trẫm
đưa sách này cho quốc sư xem. Sư mới xem qua
một lần, đã tán thưởng:
– Tâm của chư Phật ở hết cả trong này, sao
không in thành kinh để chỉ dạy cho hàng
hậu học?”
Cha ngài, vua Trần Thánh Tông, trong bài
Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm, viết:
Đập ngói dùi rùa ba chục niên
Bao lần xuất hạn bởi tham thiền
Một mai biết suốt khuôn mặt mẹ
Mặt mũi nguyên lai thiếu một bên.
Trước mắt không sắc, tai không thanh
Một phiến tâm đầu tự đúc thành
Thanh sắc chẳng can, ngoài môi lưỡi
Mặc người lí nhí với lao xao.
Sống trong một nền văn hóa của gia đình và
dòng họ như vậy thì câu nói “niên thiếu chưa từng
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
rõ sắc – Không” chỉ có nghĩa là ngài chưa ngộ tánh Không, chứ ngài vẫn nghe, học, đọc, nghiên
cứu (Văn), và có lẽ thêm cả tư duy (Tư), rồi thiền
định thiền quán về tánh Không (Tu).
Đây là một khác biệt rất lớn giữa cái học ngày nay với thời xưa. Ở Ấn Độ và Trung Hoa, từ khi
đi học cho có được một nghề nghiệp để sống ở
đời, người ta đồng thời phải học để biết con người
còn có một đời sống tâm linh.
Chẳng hạn, câu đầu tiên của sách Đại Học thuộc Khổng giáo là: “Cái đạo của đại học, cốt ở
làm sáng cái đức sáng, cốt ở đổi mới cho dân, cốt
ở dừng nơi chỗ chí thiện”. (Đại học chi đạo, tại
minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện).
Với đạo Phật, trên mười tuổi là người thiếu
niên đã bắt đầu được học về nhân quả, định luật quản lý đời sống cá nhân và xã hội. Được học
rằng có một đời sống tâm linh, có một trạng thái “tâm” siêu vượt gọi là Niết bàn, biết ngay trong thân thể sẽ già, chết này vẫn luôn luôn có một cái
thân siêu vượt, bất biến gọi là pháp thân… Mặc
dầu để kinh nghiệm trực tiếp cái này là một công
việc suốt đời và với người bình thường người ta
Niên thiếu chưa từng rõ Sắc Không
chỉ kinh nghiệm được phần nào, nhưng chỉ niềm
tin và kinh nghiệm phần nào ấy cũng cho người
ta sống hạnh phúc, không lo âu và vượt qua được cái chết.
Từ thời niên thiếu ngài đã học để lên làm vua, đồng thời vẫn tu tập, như cha mình, “đập ngói dùi
rùa ba chục niên, bao lần xuất hạn bởi tham thiền”.
Cho đến tuổi trưởng thành, khi đang làm vua và
chuẩn bị cho lần thứ ba quân Nguyên Mông tiến
đánh, ngài đã thấy ra “khuôn mặt chúa Xuân” và
cũng là “khuôn mặt xưa nay của chính mình”:
Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá
Giường gỗ, đệm thiền ngắm rụng hồng.
Giai đoạn quyết định này sẽ được nói ở sau, ở đây chỉ nói sự khám phá được khuôn mặt xưa nay của mình, bản tánh của mình, tự tâm của mình, pháp thân của mình, Phật tánh của mình, tánh giác của mình… đã biến đổi cuộc đời ngài như thế nào.
Một điều dễ thấy là từ khi “khuôn mặt chúa
Xuân nay khám phá” thì những bài thơ của ngài
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
thường có chữ “xuân”. Trong khoảng gần ba mươi bài thơ, thì có đến mười bốn bài có chữ “xuân”.
Đời sống tâm linh, sống Đạo không chỉ đem lại sự hoan hỷ, vui tươi, mới mẻ… mà những phẩm
tính này là sự biểu lộ của cội nguồn tâm linh. Đời sống bình thường trở thành sự biểu lộ của năng
lượng nguyên thủy của đời sống tâm linh. Năng
lượng của đời sống tâm linh biến cuộc đời đầy đủ
vật chất của một vị vua thành một môi trường, đạo tràng của tự do, giải thoát, hoan hỷ tràn bờ,
trước kia chưa từng có:
Ai buộc mà đi cầu giải thoát
Chẳng phàm, nào phải kiếm thần tiên… (Sơn phòng mạn hứng)
Khi thấy biết khuôn mặt xưa nay của chính mình thì ý thức bị trói buộc trong bốn câu, “có, không, vừa có vừa không, không vừa có vừa không” được vượt qua, những mâu thuẫn lòng thòng (sắn bìm) bị bỏ lại. Phiền não, trói buộc vì chỉ sống trong vòng vây hạn hẹp của ý thức, khi cắt đứt được sắn bìm lòng thòng mâu thuẫn của
ý thức thì cái vô hạn mở ra, tự do ngay trước mặt:
Niên thiếu chưa từng rõ Sắc Không
Câu có câu không
Từ xưa từ nay
Chấp ngón mất trăng
Chết đuối đất bằng.
Câu có câu không
Như vậy như vậy
Tám chữ mở toang
Toàn không vấn đề.
Câu có câu không
Quay phải quay trái
Thuyết lý om sòm
Ồn ào tranh cãi.
Câu có câu không
Rầu rầu rĩ rĩ
Cắt đứt sắn bìm
Đây kia vui vẻ.
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
Chứng ngộ khuôn mặt chúa Xuân là chứng ngộ được Không, tánh Không.
“Niên thiếu chưa từng rõ sắc – Không”: thời niên thiếu có học về sắc – Không, nhưng đó chỉ là
hai khái niệm của ý thức. Sắc là tất cả những hình tướng do mắt thấy, đây là thế giới hiện tượng. Và
Không, tánh Không là “thế giới” bản thể. Thế giới
hiện tượng của sắc thì khác biệt nhau muôn ngàn
hình tướng, chẳng nối kết gì với nhau. Sự khác
biệt, thậm chí trái ngược, chống đối lẫn nhau tạo
thành thế giới sanh tử, phân mảnh, từ đó có phiền
não, khổ đau.
Ý nghĩa đời người là phải tìm ra nền tảng, môi
trường nguyên thủy nối kết tất cả các khác biệt phân mảnh ấy lại. Nền tảng, môi trường nguyên
thủy này là tánh Không và tánh Không này phải không còn là một khái niệm, mà là được thấy và
biết để trở thành nền tảng đầu tiên và cuối cùng cho tất cả mọi biểu hiện của trời đất người.
“Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá”: khám phá được tánh Không thì “sắc tức là Không, Không tức là sắc”. Cả hai không còn khác biệt mà hòa hợp với nhau để trở thành Một. Đây là
Niên thiếu chưa từng rõ Sắc Không
đời sống chân thực không bị phân hai. Khi ấy thế giới hình tướng (đời) không khác với thế giới bản
thể (đạo). Thế giới vật lý không khác với thế giới
tâm linh. Đây là con đường mà suốt đời ngài Trần
Nhân Tông theo đuổi.
Khi sắc và Không không khác, hòa nhập làm
một, thì đây là tự do, vô sự, an lạc:
Giường gỗ, đệm thiền ngắm rụng hồng.
Khuôn mặt chúa Xuân, nói theo chữ dùng
trong các kinh, như kinh Pháp Hoa, là “thật tướng
của tất cả các pháp”, thật tướng của tất cả mọi sự.
Thật tướng ấy là nền tảng cho cuộc đời chúng
ta, từ xưa cho đến nay và mãi mãi về sau.
Thấy được khuôn mặt ấy, thật tướng ấy thì tất
cả mọi sự biến thành thật tướng. Như một tấm gương biến tất cả hình bóng phản chiếu trong nó
thành chính tấm gương.
Thấy và sống được trong thật tướng ấy thì mọi
sự luôn luôn mới, vì như tấm gương, các hình
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
bóng chưa bao giờ “in chết cứng” vào tấm gương, nên các hình bóng luôn luôn mới.
Luôn luôn mới vì trong tấm gương, không có thời gian và không gian làm giới hạn.
Thật tướng của tất cả mọi sự là Vô Tận Tạng,
danh hiệu của một Bồ tát trong các kinh Đại thừa.
Sống trong thật tướng của tất cả mọi sự, trong Vô
Tận Tạng không có thời gian và không gian cho
nên đời sống luôn luôn mới.
Chính vì không có cái gì là cũ, nên trong bài
giảng tại chùa Sùng Nghiêm, năm 1306, khi có vị
tăng hỏi: Dùng công án xưa để làm gì? Nhà vua, lúc đó đã xuất gia, trả lời rằng:
Mỗi lần đưa ra là một lần mới
(Nhất hồi niêm xuất nhất hồi tân).
Thấy cuộc đời luôn luôn mới, sự vật, thời gian không gian, luôn luôn mới; mọi sự đều được đổi mới tái sanh mỗi ngày, đây là đời sống đích thực
để có thể gọi là đời sống vĩnh cửu.

Thật tướng của đời sống
Đời sống, như chúng ta đều biết, gồm có ba tương quan. Đối với một cá nhân ba tương
quan ấy là: tương quan với những người khác, với
thế giới, và với chính mình. Chính mình đây là
phần thân thể với các giác quan, phần ý thức, tình
cảm, ý chí… và phần tâm linh, cả hai phần gọi là thân – tâm.
Thật tướng của đời sống, thật tướng của tất cả các pháp, là thật tướng của “mình, người và thế giới”. Thật tướng ấy, đối với vua Nhân Tông thì như thế nào?
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
Dứt trừ nhân ngã, thì ra thật tướng kim cương.
Dừng hết tham, sân, mới lảu lòng mầu viên giác.
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến
Tây phương.
Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về
Cực Lạc.
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, Hội thứ Hai)
Người ta không thấy ra thật tướng của đời
sống, “thật tướng kim cương” của đời sống, bởi
vì những che chướng do phân chia ta – người
(nhân - ngã), chủ thể và đối tượng, tâm và cảnh.
Sự phân chia này là một thói quen của ý thức, làm cho thế giới trở nên phân mảnh và những
phần tử phân mảnh trái nghịch nhau, mâu thuẫn nhau, chống đối lẫn nhau. Ý thức phân biệt ra ta – người, chủ thể và đối tượng, tôi và thế giới. Mục tiêu của tất cả các tông phái Phật giáo là xóa bỏ sự phân chia sai lầm và giả tạo này, để nối kết hàn gắn lại những chia rẽ, để hoàn nguyên lại một thế giới không hai (bất nhị) như bao đời nay thực tại vẫn là như thế.
Thật tướng của đời sống
Do ban đầu có ý thức phân biệt, chia rẽ này
dần dần tạo thành các phiền não tham, sân, ganh
tỵ, kiêu căng, đố kỵ… Tham vì thấy cái gì đó ở ngoài mình, khác với mình. Tham nhưng không
sở hữu được, người khác lại giành được, thì khởi lên sân giận, bực tức…
Ta – người, tham sân chỉ là những cái thấy ở
mặt ngoài, những xúc cảm ở mặt ngoài. Không bị
cái thấy phân chia ta – người làm mờ mắt, không
thấy có sự phân chia tuyệt đối giữa ta – người: ta
hoàn toàn tách biệt với người, người hoàn toàn
khác biệt với ta, thì cũng vẫn một đời sống này, nhưng được kinh nghiệm hoàn toàn khác. Không
bị che mắt bởi cái thấy phân chia ấy, thì đời sống
thật ra là thật tướng kim cương. Thế giới hoàn nguyên lại thành trong suốt, không chia cách, sáng tỏ, “một vị”.
Không có tham sân, lấy bỏ, thương ghét… thì thấy ngay xưa nay mình vẫn ở trong “lòng mầu viên giác” (tánh giác, tánh Phật) thông suốt đất trời, chúng sanh, muôn vật. “Mình, người, và thế giới” thật ra là thật tướng kim cương, thật ra là
lòng mầu viên giác, thật ra là tánh giác.
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
Trong thật tướng kim cương, trong pháp tánh (dharmata) kim cương; mình – người không cách
hở mảy may. Trong lòng mầu viên giác, trong bản tánh của tâm, đâu đã từng có tham sân, cho nên
tham sân bề ngoài không thể ô nhiễm.
Lòng mầu viên giác, trong những Hội về sau, ngài gọi là một lòng, mà chữ Hán thường dùng là
Nhất Tâm.
Tin xem!
Miễn cốc (biết) một lòng
Thì rồi mọi hoặc.
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, Hội thứ Tư)
Thật thế!
Hãy sá vô tâm, tự nhiên hợp đạo
Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm
Đạt một lòng thì thông Tổ giáo.
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, Hội thứ Sáu)
Một lòng (nhất tâm), nói theo kinh Pháp Hoa là
“Nhất Thừa”. Những chữ khác gọi là “một Pháp thân
của tất cả chư Phật”, một Pháp giới Nhất Chân…
Thật tướng của đời sống
Như kinh Hoa Nghiêm, phẩm Dạ Ma cung kệ
tán nói:
Như tâm, Phật cũng vậy
Như Phật, chúng sanh đồng
Tâm, Phật, và chúng sanh
Cả ba không sai khác. ***
Các kinh điển và các tông phái cao cấp đều
nói rằng, tâm mỗi người có sẵn Phật. Vua Nhân
Tông cũng nói.
Vậy mới hay,
Bụt ở cong (trong) nhà
Nhân khuấy (quên) bản nên ta tìm Bụt,
Đến cốc (biết) hay chỉn Bụt là ta.
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, Hội thứ Năm)
Bản là căn bản, gốc rễ, nền tảng. Và cái bản
(Phật) ấy vẫn không lìa ta một phút giây nào, dù ta có long đong bao nhiêu trong phiền não
sanh tử.
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
Tin ta vốn (bản) là Phật, đây là năng lượng
lớn cho ta gỡ bỏ những phiền não chướng và sở
tri chướng giả tạo. Một trong những cách gỡ bỏ ấy là phát huy các thiện căn nơi ta để mọi thứ không
phải ta rơi rụng. Lúc ấy mới thấy rằng chúng ta vốn là, vẫn là Đức Thích Ca, Đức Di Lặc:
Tích nhân nghì, tu đạo đức
Ai hay này chẳng Thích Ca.
Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham,
Chỉn thực ấy là Di Lặc.
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, Hội thứ Tư) ***
Khi thấy và sống trong thật tướng kim cương, trong lòng mầu viên giác, thì mọi sự vật, mọi tướng xuất hiện đều thanh tịnh vì xưa nay chúng vốn thanh tịnh.
Tất cả đều xưa nay thanh tịnh, trong sạch, đó là Tịnh độ trước mắt: “Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương”.
A Di Đà là Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng. Ánh sáng này là ánh sáng của tự tâm,
Thật tướng của đời sống
sáng soi các thế giới. Cho nên khi thấy và sống
được trong bản tánh của tâm thì đó là tính sáng
soi, đó là A Di Đà, “nào phải nhọc tìm về Cực Lạc”.
Đây là điều kinh Duy Ma Cật nói:
“Thế nên, Bảo Tích! Nếu Bồ tát muốn được
Tịnh độ hãy tịnh tâm mình. Tùy tâm mình tịnh
tức cõi Phật tịnh.”
Khi tâm mỗi người trở lại cội nguồn thanh
tịnh vốn có của nó, người ấy thấy thế giới này là thanh tịnh và sống trong thế giới thanh tịnh ấy.
Bài kệ chấm dứt Cư Trần Lạc Đạo Phú là:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền).
Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai
Trong nhà có báu, báu đó là thật tướng kim
cương, là lòng mầu viên giác, là lòng trong sạch, là tính sáng soi. Trong thân tâm mỗi người vốn có sẵn của báu, đó là bản tánh của tất cả mọi sự
vật, cũng là bản tánh của tâm, và bản tánh ấy vốn thanh tịnh, nên tất cả mọi hiện tướng, mọi niệm tưởng khởi hiện từ đó đều là thật tướng kim
cương, đều là lòng mầu viên giác, đều thanh tịnh, sáng soi. Chính nhờ bản tánh vốn thanh tịnh này
mà cõi trần gian chuyển thành cõi Phật thanh
tịnh, sanh tử được thấy là Niết bàn, thức phân
biệt được chứng thực là trí vô phân biệt.
Của báu tánh giác ấy vốn có sẵn, cho nên đời
được thấy là đạo, sanh tử khổ đau được thấy là
Niết bàn tịnh lạc. Cái thấy biết này vốn có sẵn, ngay trong nhà có báu, nên ngài Trần Nhân Tông
mới chỉ dạy cho chúng ta “ở đời vui đạo”, “thôi
tìm kiếm”, vì bản tánh, thật tướng của đời chính
là đạo.