Krishnamurti nói về tình yêu (Tập 2)_Trial

Page 1


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Krishnamurti, J.

J. Krishnamurti nói về đời sống / Đào Hữu Nghĩa dịch. – H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản

Thiện Tri Thức. – 24 cm

T. 2. – 2024. – 356 tr.

ISBN 978-604-40-3461-4

1. Krishnamurti, Jiddu, 1895-1986, Triết gia, Ấn Độ 2. Tư tưởng triết học 3. Đời sống

181.4 - dc23

DTM0539p-CIP

COMMENTARIES ON LIVING SERIES II by J. Krishnamurti

Copyright ©1956 Krishnamurti Foundation of America

Published in agreement with Krishnamurti Foundation of America and The Right Thing Agency.

Vietnamese languague translation copyright (c) 2024 by Thien Tri Thuc Publishing Company. All rights reserved.

Krishnamurti Foundation of America

P.O. Box 1560, Ojai, California 93024

United States of America

E-mail: info@kfa.org. Website: www.kfa.org

J. KRISHNAMURTI NÓI VỀ ĐỜI SỐNG - Tập 2, J. Krishnamurti

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Krishnamurti Foundation of America và The Right Thing Agency và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về J. Krishnamurti, vui lòng ghé thăm www.jkrishnamurti.org

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Team thực hiện: Từ Hóa Hoàng Lan – Phan Huy - Thảo Triều - Thủy Mộc – Biko –Khánh Linh - Mầu Quang Hưng – Bích Trâm

Mục Lục

4.

5.

32.

1. HẠNH PHÚC SÁNG TẠO

Có một thành phố nằm bên bờ một con sông tráng lệ, những bậc thềm

dài và rộng dẫn xuống tận mé nước, và cả thế giới dường như sống

trên các bậc thềm đó. Từ sáng sớm tinh mơ đến tận tối mịt, những bậc thềm luôn luôn đông đúc và ồn ào; gần ngang bằng mặt nước là những

bậc thềm nhỏ trên đó người ta ngồi và mất hút trong những hy vọng

và khát vọng của họ, trong những thần thánh và những bài thánh ca của họ. Tiếng chuông đền đang rung lên, tiếng vị tu sĩ đang gọi; người nào đó đang hát, và một đám đông khổng lồ đã tụ tập, đang lắng nghe trong yên lặng đầy cảm kích.

Vượt qua mọi cảnh tượng vừa kể, đi dọc theo một đoạn bờ sông cong vòng và cao hơn con sông, có một khu những cao ốc đồ sộ. Với những đại lộ trồng cây thẳng tắp và những con đường rộng thênh

thang, chúng trải dài nhiều dặm trên đất liền; và dọc theo con sông, qua một con đường hẹp và bẩn, người ta bước vào khu học tập đầy người đang làm đủ thứ việc. Nhiều sinh viên trên mọi miền đất nước hội tụ về đây, háo hức, năng động và ồn ào. Thầy giáo thì khoa trương

tự đại, vận động ngầm để có được địa vị và lương bổng cao. Dường như không ai thực sự quan tâm việc gì xảy đến đối với sinh viên khi họ ra trường. Những giáo viên truyền đạt một mớ kiến thức và kỹ thuật nào đó mà bất kỳ người nào lanh lợi đều có thể nhanh chóng tiếp thu; và khi họ tốt nghiệp, thế là hết. Những người thầy đã có việc làm được bảo đảm, họ có gia đình và sự an toàn; còn sinh viên khi rời ghế giảng đường, họ phải đối mặt với tình trạng nhốn nháo và bất an của cuộc sống. Có những tòa nhà như thế, những thầy giáo và những sinh viên như thế trên khắp mọi châu lục. Một số sinh viên đạt được danh vọng

và địa vị trong đời; những người khác sinh con đẻ cái, vật lộn và chết đi. Nhà nước cần những chuyên viên, những nhà quản lý đầy năng lực

để chỉ đạo và cai trị; và luôn luôn có quân đội, có giáo hội và doanh nghiệp. Khắp nơi trên thế giới đều giống hệt nhau.

Đó là để học một kỹ thuật và để có một việc làm, một nghề nghiệp, mà chúng ta phải trải qua quá trình có được cái trí não cao cấp hơn bị

nhét đầy những dữ kiện và kiến thức, phải không? Hiển nhiên, trong

thế giới hiện đại, thì một chuyên gia tài giỏi có một cơ hội kiếm sống tốt hơn; nhưng rồi sau đó là gì nữa? Liệu một người là một chuyên viên

kỹ thuật giỏi thì có khả năng tốt hơn để giáp mặt với cuộc sống phức tạp so với người không phải là chuyên viên? Một nghề nghiệp chỉ là một phần của cuộc sống; nhưng cũng còn có những phần khác bị che giấu, rất tinh tế và kín đáo. Nhấn mạnh hay chú trọng phần này và phủ nhận hay bỏ qua phần còn lại thì nhất định phải dẫn đến hoạt động thiên

lệch, phân tán. Đây chính xác là những gì đang xảy ra trong thế giới hiện nay với tình trạng xung đột, hỗn loạn và đau khổ không ngừng gia tăng. Tất nhiên có một số ngoại lệ, đó là người sáng tạo, người hạnh

phúc, những người tiếp xúc với cái gì đó không phải do con người làm ra, những người không lệ thuộc vào những thứ thuộc trí não.

Bạn và tôi, ngay trong bản chất, chúng ta có khả năng sống hạnh phúc, sống sáng tạo, tiếp xúc với cái gì đó mà vượt khỏi mọi trói buộc của thời gian. Hạnh phúc sáng tạo không phải là một quà tặng dành riêng cho một số ít người; và tại sao đa số chúng ta không biết được hạnh phúc đó? Tại sao một số ít người dường như vẫn giữ mình luôn luôn tiếp xúc với cái thăm thẳm, cái vô lượng bất chấp những hoàn cảnh và những biến cố, trong khi nhiều người khác bị hủy diệt bởi chúng? Tại sao có người biết co giãn, mềm dẻo, có người cứ cứng nhắc, cố chấp và bị hủy diệt? Bất chấp kiến thức, một số người vẫn mở toang cánh cửa để nghênh đón điều mà không bất kỳ người nào hay kinh

sách nào có thể ban tặng, trong khi một số khác bị chết ngạt trong kỹ thuật và quyền lực. Tại sao? Rõ ràng rằng trí não chỉ muốn bị trói buộc và được chắc chắn trong loại hoạt động nào đó, nó không muốn quan

tâm đến các vấn đề sâu rộng hơn, bởi vì lúc đó nó ở trên cái nền tảng, cái vùng đất an toàn hơn; vì vậy sự giáo dục của nó, những rèn luyện của nó, những hoạt động của nó được khuyến khích và được duy trì trên mức độ đó, và những bào chữa được tìm ra để đừng vượt thoát khỏi đó.

Trước khi bị ô nhiễm, bị hủy hoại bởi cái được gọi là giáo dục, nhiều em hiệp thông cùng cái không thể biết; chúng biểu hiện điều này trong nhiều cách. Nhưng rồi môi trường sống khởi sự nhanh chóng bao vây chúng, nhốt kín chúng và sau một độ tuổi nào đó chúng đã đánh mất ánh sáng đó, vẻ đẹp đó mà vốn không bao giờ tìm thấy được trong bất kỳ sách vở hay trường học nào. Tại sao? Đừng cho rằng cuộc sống quá tải đối với chúng, rằng chúng phải đối mặt với những thực tế phũ phàng, rằng đó là nghiệp báo của chúng, rằng đó là tội tổ tiên của

chúng; tất cả mọi điều này đều vô nghĩa. Hạnh phúc sáng tạo là của tất

cả mọi người chứ không phải chỉ dành cho một thiểu số. Bạn có thể biểu hiện trong một cách và tôi biểu hiện trong cách khác, nhưng nó

dành cho tất cả mọi người. Hạnh phúc sáng tạo không có giá trị gì cả

ở chợ đời; nó không phải là món hàng được bán cho người trả giá cao nhất, nhưng nó là vật duy nhất có thể được dành cho tất cả mọi người.

Hạnh phúc sáng tạo có thể hiểu được, thực hiện được không? Đó là, liệu cái trí có thể hiệp thông cùng cái đó, là nguồn cội của tất cả hạnh phúc? Liệu sự mở toang này có thể được duy trì bất chấp kiến thức và kỹ thuật, bất chấp giáo dục và những nhiễu loạn của cuộc sống? Điều đó có thể, nhưng chỉ khi nào người giáo dục cũng được giáo dục về hiện thực hay sự thật này, chỉ khi nào chính người giáo dục hiệp thông cùng cái nguồn của hạnh phúc sáng tạo. Vì vậy vấn đề của

chúng ta không phải là học sinh, trẻ em, mà là giáo viên và các bậc cha mẹ. Giáo dục chỉ là một vòng luẩn quẩn khi chúng ta không thấy được

tầm quan trọng, sự cần thiết thiết yếu vượt trên tất cả mọi thứ khác, của hạnh phúc tối cao này. Rốt cuộc, mở toang cội nguồn của tất cả hạnh phúc là tôn giáo cao nhất; nhưng để nhận ra hạnh phúc này, bạn phải trao sự chú ý đúng đắn đến nó, giống như bạn kinh doanh vậy.

Nghề dạy học không phải là công việc thuần túy lề thói, mà là sự diễn tả vẻ đẹp và hân hoan, mà không thể được đo lường dựa vào đạt được và thành công.

Ánh sáng của sự thật hay thực tại, và ân lành của nó bị phá hủy khi trí não, tức chỗ trú của cái tôi, đảm nhận sự kiểm soát. Thấu hiểu chính mình là khởi đầu của trí tuệ; nếu không có thấu hiểu về chính mình, thì việc học hành chỉ dẫn đến ngu dốt, đấu tranh và đau khổ.

2. QUY ĐỊNH

Ông ấy hết sức quan tâm đến việc giúp đỡ con người, làm việc thiện, và tích cực hoạt động trong các tổ chức phúc lợi xã hội khác nhau. Thực tế mà nói thì ông ấy không bao giờ có một kỳ nghỉ ngơi dài ngày nào cả, và từ ngày tốt nghiệp đại học đến giờ ông đã liên tục làm việc nhằm cải thiện cuộc sống con người. Tất nhiên ông không nhận thù lao cho những gì ông đã làm. Đối với ông, công việc luôn luôn hết sức quan trọng, và ông rất gắn bó với những gì ông đã làm. Ông ấy đã trở thành

một người hoạt động xã hội bậc nhất, và ông yêu quý nó. Nhưng ông

đã nghe được điều gì đó tại một trong các buổi nói chuyện về các hình

thức lẩn trốn khác nhau mà đã quy định trí não, và ông muốn thảo luận

về vấn đề này.

“Ông nghĩ rằng làm một người hoạt động xã hội cũng bị quy định

hay sao? Phải chăng việc làm đó chỉ dấy tạo thêm nhiều xung đột?”

Chúng ta hãy khám phá xem chúng ta hiểu gì về tình trạng bị quy

định. Khi nào chúng ta tri giác, nhận biết được rằng chúng ta bị quy

định? Có bao giờ chúng ta nhận biết được điều đó không? Bạn nhận biết rằng bạn bị quy định, hay bạn chỉ nhận biết được xung đột, đấu

tranh tại các cấp độ khác nhau thuộc con người của bạn? Chắc chắn, chúng ta nhận biết được, không phải về tình trạng bị quy định của

chúng ta, mà chỉ về xung đột, về đau khổ và vui thú.

“Theo ông hiểu, xung đột là gì?”

Mọi loại xung đột: xung đột giữa các quốc gia, giữa các đoàn thể

xã hội khác nhau, giữa những cá nhân, và sự xung đột ngay bên trong

chính người ta. Liệu xung đột là không thể tránh khỏi chừng nào còn không có sự hợp nhất giữa người hành động và hành động của anh ta, giữa thách thức và ứng đáp hay sao? Vấn đề của chúng ta chính là xung

đột, phải không? Không phải bất kỳ một cuộc xung đột đặc biệt nào, nhưng tất cả xung đột: sự đấu tranh giữa những ý tưởng, những niềm tin, những hệ tư tưởng, giữa những cái đối nghịch. Nếu không có xung

đột thì sẽ không có vấn đề.

“Có phải ông đang gợi ý rằng tất cả chúng ta nên tìm kiếm một

cuộc sống cô lập, chỉ biết có trầm tư mặc tưởng hay không?”

Suy ngẫm gian nan lắm, đó là một trong những sự việc khó khăn nhất phải thấu hiểu. Cô lập, dù có ý thức hay không ý thức, dù mỗi

người đang tìm kiếm nó theo cách riêng của mình, đều không giải quyết

được những vấn đề của chúng ta; trái lại, cô lập chỉ làm gia tăng những

vấn đề. Chúng ta đang cố gắng tìm hiểu những gì là các nhân tố quy

định mà đem đến nhiều xung đột thêm nữa. Chúng ta chỉ nhận biết

được xung đột, đau khổ và vui thú, chứ chúng ta không nhận biết được

tình trạng bị quy định của mình. Cái gì tạo ra tình trạng bị quy định?

“Các ảnh hưởng thuộc xã hội hay môi trường sống: cái xã hội mà

trong đó chúng ta đã được sinh ra, nền văn hóa mà trong đó chúng ta

đã được nuôi dạy, những áp lực thuộc kinh tế và chính trị, v.v..”

Đúng vậy, nhưng tất cả chỉ có thế thôi sao? Các ảnh hưởng ấy là

sản phẩm của chính chúng ta, phải không? Xã hội là kết quả của mối quan hệ giữa người với người, mà điều này quá hiển nhiên. Mối quan hệ này là quan hệ của lợi dụng, của sử dụng, của nhu cầu, của tiện

nghi, của thỏa mãn, và nó tạo ra những ảnh hưởng, những giá trị mà

trói buộc chúng ta. Trói buộc này là tình trạng bị quy định của chúng

ta. Chúng ta bị trói buộc, bị cầm giữ bởi chính những tư tưởng và hành

động của chúng ta; nhưng chúng ta không tri giác, không nhận biết

được rằng chúng ta bị trói buộc, chúng ta chỉ nhận biết được sự xung

đột của vui thú và đau khổ. Chúng ta dường như không bao giờ vượt

thoát được điều này; và nếu chúng ta làm được, thì chỉ dấn thân vào cuộc xung đột mới khác. Chúng ta không giác tri hay nhận biết được

tình trạng bị quy định của chúng ta, và cho đến khi nào chúng ta còn chưa giác tri, chưa nhận biết được nó, thì chúng ta chỉ có thể dấy sinh thêm nhiều xung đột và hỗn loạn.

“Làm thế nào người ta nhận biết được tình trạng bị quy định của chính mình?”

Chỉ có thể nhận biết được bằng cách thấu hiểu một tiến trình khác, đó là tiến trình bám chấp, quyến luyến. Nếu chúng ta có thể thấu hiểu

tại sao chúng ta bám chấp, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể giác tri, mới

nhận biết được tình trạng bị quy định của chúng ta.

“Không phải đó là đi lòng vòng để đạt đến vấn đề chính yếu sao?”

Vậy sao? Hãy thử giác tri sự quy định của bạn. Bạn chỉ có thể nhận

biết được sự quy định một cách gián tiếp, liên quan với điều gì đó

khác. Bạn không thể nhận biết được sự quy định của bạn như một trừu tượng, vì như thế chỉ thuộc ngôn từ, mà không có bao nhiêu ý nghĩa.

Chúng ta chỉ nhận biết được xung đột. Có xung đột khi không có hợp nhất, không có hiệp thông giữa thách thức và ứng đáp. Xung đột này là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta. Tình trạng bị quy định này là bám chấp: bám chấp vào công việc, vào truyền thống, vào tài sản, vào con người, vào những ý tưởng, v.v.. Nếu không có bám chấp, liệu có quy định không? Tất nhiên là không. Vậy tại sao chúng ta bám chấp? Tôi bám chấp vào đất nước của tôi bởi vì nhờ đồng nhất vào nó tôi mới trở thành người nào đó. Tôi tự đồng nhất vào với công việc của tôi, và công việc trở thành quan trọng. Tôi là gia đình của tôi, tài

sản của tôi; tôi bám chấp vào chúng. Đối tượng bám chấp trao cho tôi

phương tiện để lẩn trốn chính sự trống rỗng của riêng tôi. Bám chấp là

lẩn trốn, và chính lẩn trốn mới tăng cường sức mạnh cho tình trạng bị

quy định. Nếu tôi bám vào bạn, do bởi bạn đã trở thành phương tiện để

lẩn trốn chính tôi; vì vậy bạn hết sức quan trọng đối với tôi và tôi phải chiếm hữu bạn, phải cầm giữ bạn. Bạn trở thành nhân tố gây quy định, và lẩn trốn là quy định. Nếu chúng ta có thể giác tri, có thể nhận biết được những lẩn trốn của chúng ta, thì chúng ta có thể nhận thức được những nhân tố, những ảnh hưởng đã cấu thành tình trạng bị quy định.

“Thông qua công tác xã hội tôi có lẩn trốn chính mình không?”

Bạn có bám vào nó không, có bị trói buộc vào nó không? Bạn có cảm thấy lạc lõng, trống rỗng, buồn chán, nếu bạn không làm công tác xã hội không?

“Tôi chắc là có.”

Bám chấp, gắn bó vào công việc, vào hoạt động của bạn là cách lẩn trốn của bạn. Có nhiều cách lẩn trốn chính mình tại mọi mức độ thuộc con người chúng ta. Bạn lẩn trốn qua hoạt động xã hội, người

khác qua rượu, người khác qua nghi thức lễ bái tôn giáo, người khác qua kiến thức, người khác qua Thượng Đế và vẫn vậy người khác nữa qua nghiện vui chơi giải trí. Mọi cuộc lẩn trốn đều giống hệt nhau, không có cuộc lẩn trốn cao hay thấp. Thượng đế và uống rượu đều giống nhau trên cùng một mức độ chừng nào chúng còn là những lẩn trốn khỏi những gì chúng ta đang là. Khi chúng ta tri giác được những lẩn trốn của chúng ta, chỉ lúc đó chúng ta mới biết được tình trạng bị quy định của chúng ta.

“Tôi sẽ phải làm gì nếu tôi ngưng việc lẩn trốn thông qua hoạt

động xã hội? Liệu tôi có thể làm bất cứ việc gì mà không lẩn trốn hay

không? Không phải tất cả hành động của tôi đều là hình thức lẩn trốn

khỏi cái tôi đang là hay sao?”

Đây có phải là một câu hỏi thuần ngôn từ, hay nó phản ánh một thực tế, một sự kiện mà bạn đang kinh nghiệm trực tiếp bằng hành động? Nếu bạn không lẩn trốn, việc gì sẽ xảy ra? Đã có bao giờ bạn thử nghiệm điều đó chưa?

“Những điều ông đang nói quá tiêu cực, nếu tôi có thể nói như vậy.

Ông không đưa ra bất kỳ thay thế nào cho công việc.”

Không phải mọi cái thay thế đều là một hình thức lẩn trốn khác hay sao? Khi một hình thức hoạt động đặc biệt nào đó không gây thỏa mãn hay chỉ mang lại xung đột thêm nữa, chúng ta liền quay sang một hình thức hoạt động khác. Thay thế một hoạt động bằng một hoạt động khác, mà không thấu hiểu sự lẩn trốn là cực kỳ vô ích, phải không? Chính các cuộc lẩn trốn này và việc bám chấp vào chúng của

chúng ta đã tạo thành sự quy định. Tình trạng bị quy định dấy sinh những vấn đề, dấy sinh xung đột. Chính sự quy định ngăn chặn chúng ta thấu hiểu thách thức; vì bị quy định, nên ứng đáp hay phản ứng của chúng ta nhất định phải gây ra xung đột.

“Làm thế nào thoát khỏi sự quy định?”

Chỉ bằng cách thấu hiểu, bằng cách tri giác được những lẩn trốn của chúng ta. Sự bám chấp của chúng ta vào một con người, vào công việc, vào một hệ tư tưởng, đó là nhân tố gây quy định; đây là điều mà

chúng ta phải thấu hiểu, chứ không phải tìm kiếm một lối thoát tốt hơn hay thông minh hơn. Tất cả những lẩn trốn đều thiếu thông minh, thiếu trí tuệ, bởi vì chúng nhất định phải gây tạo xung đột. Tìm cách này hay cách khác để xả chấp, để tách rời, là một hình thức lẩn trốn khác, cô lập khác; nó là sự bám chấp vào một trừu tượng, vào một lý

tưởng được gọi là xả chấp, là tách rời. Cái lý tưởng là hư cấu, được tạo thành bởi cái tôi, và việc trở thành lý tưởng là một lẩn trốn khỏi “cái

đang là”. Có thấu hiểu cái đang là, có một hành động trọn vẹn hướng về

cái đang là, chỉ khi trí não không còn tìm kiếm bất kỳ lẩn trốn nào nữa.

Chính động thái suy nghĩ, chính việc suy nghĩ về cái đang là là lẩn trốn

cái đang là. Nghĩ về vấn đề là lẩn trốn vấn đề; bởi vì động thái suy nghĩ

là vấn đề, và là vấn đề duy nhất. Trí não, vì không muốn là cái nó đang là, sợ cái nó đang là, nên nó tìm hết cách để lẩn trốn, và một trong các cách lẩn trốn là tư tưởng. Chừng nào còn tư tưởng, còn suy nghĩ, thì tất phải còn có những cuộc lẩn trốn, những bám chấp, mà chỉ củng cố tình trạng bị quy định.

Tự do khỏi sự quy định hiện diện cùng lúc với tự do khỏi suy nghĩ.

Khi trí não hoàn toàn tĩnh lặng, chỉ lúc đó mới có tự do để cho cái chân thực hiện diện.

3. SỢ HÃI NỖI CÔ ĐỘC NỘI TÂM

Cần thiết biết bao phải chết đi từng ngày, chết đi từng phút với tất cả mọi sự, với nhiều ngày hôm qua, và với khoảnh khắc vừa mới qua!

Không chết đi thì không có mới mẻ lại, không chết đi thì không có sáng tạo. Gánh nặng của quá khứ sinh ra sự tiếp nối liên tục riêng của nó, và nỗi âu lo của ngày hôm qua tạo sức sống mới cho nỗi âu lo của

ngày hôm nay. Ngày hôm qua tiếp tục tồn tại trong ngày hôm nay, và ngày mai vẫn còn là ngày hôm qua. Không thể có sự giải thoát khỏi cái

vòng nối tiếp liên tục này, ngoại trừ trong chết. Trong động thái chết có niềm hân hoan. Buổi sáng mới tinh khôi, mát mẻ và trong lành này

là tự do khỏi ánh sáng và bóng tối của ngày hôm qua; tiếng hót của con chim đó được nghe lần đầu tiên và tiếng nô đùa ầm ĩ của những

đứa trẻ đó không là của ngày hôm qua. Chúng ta cứ mãi đeo mang ký

ức của ngày hôm qua và nó làm đen tối thân tâm chúng ta. Bao lâu trí não còn là một guồng máy của ký ức, nó không bao giờ biết ngơi nghỉ là gì, không bao giờ biết tịch lặng, yên tĩnh; nó luôn luôn đang tự bào mòn, tự làm cạn kiệt chính nó. Cái mà tịch lặng, bất động, có thể được tái sinh, nhưng bất kỳ thứ gì mà trong hoạt động liên tục thì sẽ cạn kiệt và trở nên vô dụng. Suối nguồn tốt lành ở trong động thái kết thúc, và sự chết cũng gần gũi như sự sống.

Bà ấy nói mình đã theo học nhiều năm với một trong số các nhà tâm lý học danh tiếng và đã được phân tích bởi ông ấy, mà việc này đã phải mất nhiều thời gian. Tuy bà là một tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng bà cũng đã nghiên cứu triết lý Ấn Độ giáo và các bậc đại sư của tôn giáo này, bà đã không bao giờ gia nhập bất kỳ đoàn thể đặc biệt nào hay tự nguyện gắn bó với bất kỳ hệ thống tư tưởng nào. Như luôn luôn, bà

vẫn không hài lòng, và thậm chí bà đã gạt bỏ việc phân tích tâm lý; và

hiện giờ bà tham gia vào hoạt động phúc lợi xã hội. Bà đã kết hôn và

đã biết hết mọi niềm vui và nỗi khổ của đời sống gia đình. Bà đã tìm đủ

cách để lẩn trốn: trong uy tín xã hội, trong hoạt động, trong tiền bạc và trong niềm vui ấm áp của xứ sở này bên bờ biển xanh. Phiền não vẫn

cứ nhân lên mãi, mà bà có thể chịu đựng được; nhưng bà đã chưa bao

giờ có thể vượt qua được một chiều sâu nào đó, và nó không sâu lắm.

Hầu như mọi thứ đều nông cạn và nhanh chóng kết thúc, chỉ để

bắt đầu lại với một nông cạn thêm nữa. Cái không thể cạn kiệt sẽ không

bao giờ có thể được khám phá qua bất kỳ hoạt động nào của trí não.

“Tôi đã đi từ hoạt động này đến hoạt động khác, hết nỗi bất hạnh

này đến nỗi bất hạnh khác, luôn luôn bị lôi cuốn và luôn luôn đang đuổi bắt. Lúc này tôi đã chạm đến chỗ kết thúc của một thôi thúc, và trước

khi theo đuổi một thôi thúc khác mà sẽ còn mang tôi đi trong nhiều năm

nữa, tôi đã hành động vào một thôi thúc mãnh liệt hơn, và hiện tôi đang

ở đây. Tôi đã có một cuộc sống tương đối tốt lành, vui vẻ và phong phú.

Tôi quan tâm đến nhiều việc và đã nghiên cứu những đề tài nào đó khá

sâu sắc; nhưng không hiểu vì sao, sau những năm này, tôi vẫn chỉ đứng

bên bờ mé của những sự việc, dường như tôi không thể thâm nhập vào

đó được; tôi muốn đi sâu vào đó, nhưng tôi không thể. Người ta bảo rằng

tôi đã làm tốt công việc của mình, và chính cái tốt đó đã trói buộc tôi.

Việc bị quy định của tôi là thuộc loại có ích: làm việc tốt cho người khác, giúp đỡ người nghèo khó, quan tâm, rộng lượng, v.v.; nhưng giống như bất kỳ quy định nào khác nó cũng chỉ trói buộc. Vấn đề của tôi là được tự do, không chỉ khỏi sự quy định này, mà còn khỏi tất cả quy định, và vượt thoát. Tự do đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, không chỉ từ việc nghe những buổi nói chuyện, nhưng cũng còn từ sự quan sát và kinh nghiệm riêng của tôi. Lúc này tôi đã gạt bỏ hoạt động phúc lợi xã hội của tôi, và liệu tôi có tiếp tục công việc đó hay không sẽ được quyết định sau.”

Tại sao trước đây bạn đã không tự hỏi chính bạn về lý do của tất cả hoạt động này?

“Trước đây tôi chưa bao giờ tự hỏi mình tại sao lại tham gia hoạt

động xã hội. Tôi luôn luôn muốn giúp đỡ, làm việc thiện, và không

nghĩ ngợi gì cả. Tôi thấy rằng những người cùng sống với tôi đều giả

dối, họ chỉ là những chiếc mặt nạ; chính những người nghèo khó, cần

sự giúp đỡ mới là những con người chân thật. Sống với người mang

mặt nạ thì tăm tối và ngu muội, còn sống với những người khác lại có

đấu tranh, đau khổ.”

Tại sao bạn dấn thân vào hoạt động phúc lợi xã hội hay bất kỳ hoạt

động nào khác?

“Tôi cho rằng việc đó chỉ để tiếp tục sống. Người ta phải sống và hành động, và quy định của đời tôi là phải hành động càng tốt lành bao nhiêu càng tốt. Tôi không bao giờ hỏi tại sao tôi làm mọi việc này, và bây giờ tôi phải khám phá. Nhưng trước khi chúng ta thâm nhập sâu hơn, tôi xin nói tôi là một người thích sống cô độc; tuy tôi gặp gỡ nhiều người, nhưng tôi sống một mình và tôi thích sống như thế. Có điều gì

đó hồ hởi, vui vẻ trong việc sống một mình.”

Một mình, trong ý nghĩa cao nhất, là thiết yếu, mới là cốt lõi; nhưng trạng thái một mình của rút lui, của cô độc cho ta một ý thức về quyền lực, về sức mạnh, của vô cảm. Sống một mình như thế là cô lập, là lẩn trốn, là ẩn náu. Nhưng liệu không quan trọng hay sao, phải khám phá tại sao bạn không bao giờ tự hỏi chính mình lý do về tất cả các hoạt động được cho là tốt đẹp, là từ thiện này? Bạn không nên tra xét, thâm nhập điều đó hay sao?

“Vâng, chúng ta hãy làm điều đó. Tôi nghĩ đó là do sợ hãi nỗi cô độc nội tâm nên đã khiến tôi tham gia mọi hoạt động ấy.”

Tại sao bạn dùng từ ngữ “sợ hãi” đối với sự cô độc nội tâm? Bên

ngoài bạn không để ý đến việc sống một mình, nhưng bạn lại chạy trốn

nỗi cô độc nội tâm. Tại sao? Sợ hãi không phải là một trừu tượng, nó

tồn tại chỉ trong quan hệ với cái gì đó. Tự thân sợ hãi vốn không tồn tại; nó tồn tại như một từ ngữ, nhưng nó chỉ được cảm nhận trong tiếp xúc

với cái gì đó khác. Bạn sợ điều gì?

“Sự cô độc nội tâm này.”

Có sợ hãi cô độc nội tâm chỉ trong quan hệ với cái gì đó khác. Bạn

không thể sợ hãi cô độc nội tâm, bởi vì bạn chưa bao giờ quan sát nó; hiện giờ bạn đang đo lường nó với những gì mà bạn đã biết trước rồi.

Bạn biết giá trị của bạn, nếu người ta có thể nói theo cách đó, như một nhân viên hoạt động xã hội, như một người mẹ, như một người có năng lực và làm việc hiệu quả, v.v.; bạn biết được giá trị của sự cô độc

bên ngoài của bạn. Vì vậy, nó liên quan với tất cả điều này mà bạn đo lường hoặc tiếp cận nỗi cô độc bên trong; bạn biết cái đã là, nhưng bạn không biết cái đang là. Cái đã biết đang quan sát cái không thể biết gây ra

sợ hãi, chính hoạt động này gây ra sợ hãi.

“Vâng, điều đó hoàn toàn chính xác. Tôi đang so sánh sự cô độc nội tâm với những điều tôi đã biết thông qua kinh nghiệm. Chính các kinh nghiệm ấy khiến tôi sợ hãi điều mà tôi thực sự chưa bao giờ kinh nghiệm.”

Vì vậy thực ra không phải bạn sợ hãi về cô độc nội tâm, mà chính cái quá khứ sợ hãi điều gì đó nó không biết, điều gì nó đã không trải nghiệm. Quá khứ muốn hấp thụ cái mới mẻ, biến cái mới mẻ thành một kinh nghiệm. Nhưng liệu quá khứ, tức là bạn, có thể kinh nghiệm được cái mới mẻ, cái không thể biết hay không? Cái đã biết có thể kinh nghiệm chỉ cái gì thuộc về nó, chứ nó không bao giờ có thể kinh nghiệm cái mới mẻ, cái không thể biết. Bằng cách gắn cho cái không thể biết một

cái tên, bằng cách gọi nó là cô độc nội tâm, bạn chỉ nhận biết nó trên ngôn từ, và từ ngữ đang thế chỗ cho động thái đang kinh nghiệm; bởi vì từ ngữ là bức màn che của sợ hãi. Thuật ngữ “cô độc nội tâm” đang che đậy sự kiện, đang che đậy cái đang là, và chính từ ngữ đang tạo ra sợ hãi.

“Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, dường như tôi vẫn không thể nhìn vào nó, tức cái đang là.”

Trước hết chúng ta hãy hiểu tại sao chúng ta không thể nhìn vào sự kiện, và điều gì đang ngăn chặn chúng ta quan sát nó một cách thụ động. Ngay lúc này đừng cố gắng nhìn vào nó, nhưng làm ơn hãy cứ lắng nghe một cách tĩnh lặng những điều đang được nói.

Cái đã biết, cái kinh nghiệm quá khứ, đang cố gắng hấp thụ điều

mà nó gọi là sự cô độc nội tâm; nhưng nó không thể kinh nghiệm điều

đó, bởi vì nó không biết điều đó là gì; nó biết cái thuật ngữ, cái tên gọi, nhưng cái gì ẩn đằng sau thuật ngữ thì nó không biết. Cái không

thể biết không thể được kinh nghiệm. Bạn có thể nghĩ hay suy đoán về

cái không thể biết, hay sợ hãi nó, nhưng tư tưởng không thể thấu hiểu nó, bởi vì tư tưởng là kết quả của cái đã biết, của kinh nghiệm. Bởi vì tư

tưởng không thể biết cái không thể biết, nên nó sợ hãi cái không thể biết.

Sẽ còn có sợ hãi chừng nào tư tưởng còn ham muốn kinh nghiệm, còn ham muốn thấu hiểu cái không thể biết.

“Vậy thì cái gì…?”

Xin hãy lắng nghe. Nếu bạn nghe một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy

sự thật của toàn bộ vấn đề này; và lúc bấy giờ sự thật sẽ là hành động duy nhất. Bất kỳ điều gì sự suy nghĩ làm mà có liên quan đến cô độc bên trong, tức cô độc nội tâm, đều là một lẩn trốn, một né tránh cái

đang là. Trong động thái né tránh cái đang là, tư tưởng tạo ra sự quy

định mà ngăn chặn động thái kinh nghiệm cái mới mẻ, tức cái không thể

biết được. Sợ hãi là ứng đáp hay phản ứng duy nhất của tư tưởng trước

cái không thể biết; tư tưởng có thể gọi phản ứng đó bằng những thuật

ngữ khác nhau, nhưng phản ứng đó vẫn là sự sợ hãi. Hãy chỉ thấy rằng

tư tưởng không thể tác động lên cái không thể biết, lên điều gì ẩn đằng

sau thuật ngữ “cô độc nội tâm”. Chỉ lúc bấy giờ cái đang là mới tự phơi bày, và nó vốn không bao giờ có thể cạn kiệt.

Bây giờ, nếu người ta có thể đề nghị, hãy để yên cái đang là một mình; bạn đã nghe, và hãy để cho cái đó làm việc như nó muốn. Sau khi làm đất và gieo hạt, hãy để mọi sự yên tĩnh, bất động, sáng tạo nảy sinh từ đó.

4. TIẾN TRÌNH CỦA LÒNG CĂM THÙ

Bà ấy là một nhà giáo hay đúng hơn, đã từng là một nhà giáo. Trông bà dễ mến và tử tế, và điều này hầu như đã trở thành một thói quen. Bà nói bà đã dạy học trên 25 năm và cảm thấy hạnh phúc trong việc làm đó, tuy nhiên vào năm tháng cuối cùng bà muốn từ bỏ tất cả, và bà đã quyết định như vậy. Gần đây, bà đã bắt đầu nhận ra điều gì đã được chôn giấu sâu kín trong tâm tư con người bà. Bà đã bất ngờ khám phá điều đó tại một trong những buổi thảo luận, nó đã khiến bà vô cùng ngạc nhiên và bị sốc. Nó hiện diện ở đó, và nó không chỉ là một tự cáo buộc; và khi bà nhìn lại những năm tháng trôi qua cho đến giờ, bà thấy nó vẫn luôn luôn có mặt ở đó. Bà đã thực sự căm ghét. Không phải thù

ghét đặc biệt một người nào, mà là một cảm nhận căm thù, một căm ghét chung chung, một sự căm thù bị đè nén đối với tất cả mọi người, mọi thứ. Mới đầu khi khám phá điều này, bà nghĩ nó là điều gì đó hết

sức cạn cợt mà bà có thể dễ dàng vứt bỏ; nhưng ngày lại ngày bà thấy đó không phải là một việc dễ dàng, mà là một sự căm ghét có gốc rễ

bám sâu xuyên suốt cuộc sống của bà. Nhưng điều gây sốc bà hơn cả là

bà nghĩ mình là người dễ mến và tử tế.

Tình yêu là điều lạ lùng; bao lâu tư tưởng còn được kết dệt bằng

tình yêu, thì đó không phải là tình yêu. Khi bạn tưởng nhớ về người

bạn yêu, người đó trở thành biểu tượng của những cảm giác, những

kỷ niệm, những hình ảnh thích thú; nhưng đó không phải là tình yêu.

Tư tưởng là cảm giác, và cảm giác thì không phải tình yêu. Chính tiến trình của động thái tư tưởng tức tiến trình của suy nghĩ là phủ nhận

tình yêu. Tình yêu là ngọn lửa không khói của tư tưởng, của ghen ghét, của đối địch, của sử dụng, mà vốn là những thứ thuộc về trí não. Bao lâu con tim còn mang nặng những thứ của trí não, tất phải có căm

thù, oán hận; bởi vì trí não là sào huyệt của lòng căm thù, đối địch, đối

lập, xung đột. Tư tưởng là phản ứng, và phản ứng, cách này cách khác, luôn luôn là cái nguồn của sự thù địch. Tư tưởng là đối lập, thù hận; tư

tưởng luôn luôn nằm trong ganh đua, giành giật, luôn luôn tìm kiếm

một cứu cánh, một thành công; mà thành công thì vui thú và thất vọng thì đâm ra thù hận. Xung đột là tư tưởng bị mắc kẹt trong những đối lập; và việc tổng hợp những cái đối lập vẫn còn là thù hận, đối địch.

“Chắc ông thấy, tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi đã yêu thương lũ trẻ, và ngay cả khi chúng trưởng thành, chúng cũng thường đến với tôi

để được an ủi khi chúng gặp khó khăn. Tôi quen nghĩ rằng tôi thương yêu chúng, đặc biệt đối với những đứa tôi yêu mến khi đã rời ghế nhà trường; nhưng bây giờ tôi thấy luôn luôn có dòng chảy ngấm ngầm của lòng căm ghét, của hận thù có gốc rễ bám sâu. Tôi phải làm gì với khám

phá này? Chắc ông không biết được tôi đã sợ hãi như thế nào bởi phát

hiện này, và dù ông nói rằng chúng ta không nên lên án, nhưng tôi thấy khám phá này rất đáng được khen ngợi.”

Có phải bạn cũng đã khám phá cái tiến trình của lòng căm thù rồi

phải không? Thấy nguyên nhân, biết tại sao bạn căm thù là việc tương

đối dễ dàng; nhưng liệu bạn có tri giác, có nhận biết được mọi đường đi nước bước của lòng căm thù không? Bạn có quan sát nó như bạn quan sát một động vật mới lạ nào đó không?

“Tất cả đều quá mới đối với tôi, và tôi đã không bao giờ quan sát tiến trình căm thù.”

Bây giờ chúng ta hãy quan sát và xem thử điều gì xảy ra; hãy thụ

động, tĩnh lặng, cảnh giác mà quan sát khi nó tự bung ra. Đừng để bị

choáng váng, đừng lên án hay tìm cách bào chữa; hãy chỉ thụ động, tĩnh lặng, cảnh giác mà quan sát. Lòng căm thù là một dạng thất vọng, đúng không? Thành tựu và thất vọng luôn luôn đi cùng nhau.

Bạn có quan tâm điều gì, ngoài nghề nghiệp ra không?

“Tôi luôn luôn muốn vẽ.”

Tại sao bạn không vẽ?

“Cha tôi thường nhấn mạnh rằng tôi không được làm điều gì mà

không đem lại tiền bạc. Ông ấy là một con người rất hung hăng, và tiền

bạc đối với ông là cứu cánh của tất cả mọi sự trên đời; ông ấy không bao giờ làm điều gì mà trong đó không có tiền bạc hoặc nếu không

đem lại thanh danh nhiều hơn, quyền lực nhiều hơn. ‘Nhiều hơn’ là

Thượng đế của ông ấy, và tất cả chúng tôi đều là con của ông. Tuy tôi

thương ông ấy nhưng tôi chống lại ông ấy bằng nhiều cách. Cái ý tưởng

coi trọng tiền bạc đã ăn sâu trong tôi; và tôi thích dạy học, bởi vì nó cho

tôi một cơ hội được làm bà chủ. Tôi thường vẽ tranh vào những ngày

nghỉ, nhưng tôi thấy cực kỳ không thỏa mãn; tôi muốn đặt trọn đời mình với việc vẽ tranh, và thực tế tôi chỉ được có hai tháng trong năm

để vẽ. Nên cuối cùng tôi ngưng vẽ, nhưng điều này vẫn luôn luôn cháy

bỏng bên trong. Lúc này tôi đã thấy được làm thế nào việc đó đang nuôi dưỡng hận thù.”

Bạn đã kết hôn chưa? Và có con chưa?

“Tôi yêu thương một người đã có vợ, và chúng tôi đã sống chung

lén lút với nhau. Tôi ghen tuông điên cuồng với vợ và các con của anh

ấy, và tôi sợ phải có những đứa con nhỏ, tuy tôi rất muốn có được chúng. Mọi điều tự nhiên, mọi quan hệ bạn bè trong đời thường, v.v.

đều đã từ chối đến với tôi, và ghen tuông biến thành sự giận dữ hủy diệt. Anh ấy phải chuyển nhà đến một thành phố khác, nhưng cơn ghen trong tôi không bao giờ nguôi ngoai được. Thật là một cảm nhận

không thể chịu nổi. Để quên đi tất cả, tôi cắm đầu vào việc dạy học một cách quyết liệt hơn. Nhưng tôi thấy mình vẫn còn ghen, không phải

với anh ấy, vì anh ấy đã chết, nhưng ghen với những con người hạnh

phúc, với những người đã lập gia đình, với những người thành đạt, với hầu hết mọi người. Những gì chúng tôi có thể có được với nhau đã bị từ chối đối với chúng tôi!”

Ghen tuông là căm thù, phải không? Nếu người ta yêu thương, thì không có chỗ cho bất kỳ thứ gì khác trong lòng mình. Nhưng chúng ta không yêu thương; khói làm ngộp cuộc sống chúng ta, và ngọn lửa đã tắt.

“Giờ đây tôi có thể thấy rằng trong trường học, cùng với mấy chị em đã kết hôn, và trong hầu hết mọi mối quan hệ của tôi, đều luôn luôn có xung đột đang tiếp tục, chỉ là nó được che giấu. Tôi đã trở thành nhà giáo lý tưởng; và trở thành nhà giáo lý tưởng là mục đích của tôi, và tôi đã được nhìn nhận như vậy.”

Lý tưởng càng mãnh liệt bao nhiêu, sự kiềm chế càng dữ dội bao nhiêu, thì xung đột và hận thù càng sâu đậm bấy nhiêu.

“Vâng, giờ đây tôi thấy hết tất cả điều đó; và thật lạ lùng, khi tôi quan sát, tôi không bận tâm đến việc tôi thực sự là gì.”

Bạn không bận tâm đến nó vì có một loại nhìn nhận thô bạo, phải không? Chính sự nhìn nhận này đem lại niềm vui nào đó; nó mang lại sức sống, lòng tự tin khi biết về mình là gì, sức mạnh của kiến thức. Vì

sự ghen tuông, tuy đau đớn, đã cho một cảm giác thú vị, nên giờ đây kiến thức về quá khứ của bạn cũng cho bạn một cảm giác làm chủ mà cũng rất thú vị. Giờ đây, bạn đã tìm được một tên gọi mới cho ghen

tuông, thất vọng, bị bỏ rơi: Đó là căm ghét và sự hiểu biết về nó. Có

lòng tự hào trong hiểu biết, vốn là một hình thái đối địch khác. Chúng ta đi từ thay thế này đến thay thế khác; nhưng về cơ bản, mọi thay thế

đều như nhau, mặc dù trên bình diện ngôn từ chúng có vẻ khác biệt.

Vậy là bạn vẫn cứ bị mắc kẹt trong mạng lưới suy nghĩ riêng của bạn, phải không?

“Vâng, nhưng người ta có thể làm gì khác được?”

Đừng hỏi, mà hãy quan sát tiến trình của chính động thái tư tưởng của bạn. Nó xảo quyệt và lừa bịp làm sao! Nó hứa hẹn sự giải thoát, nhưng chỉ dấy sinh một khủng hoảng khác, một đối địch khác. Chỉ quan sát một cách thụ động về điều này và để cho sự thật thị hiện.

“Sẽ có giải thoát khỏi ghen tuông, khỏi thù hận, khỏi trận chiến bị đè nén, liên tục này không?”

Khi bạn đang hy vọng điều gì đó, một cách tích cực hoặc tiêu cực, bạn đang phóng chiếu sự ham muốn riêng của bạn; bạn sẽ thành công theo ý muốn của mình, nhưng đó chỉ là một thay thế khác, và vì thế trận chiến lại tiếp tục. Sự ham muốn đạt được hay tránh khỏi này vẫn

còn nằm trong phạm vi đối nghịch, phải không? Hãy thấy cái giả dối

như cái giả dối, lúc đó sự thật mới hiện ra. Bạn không phải tìm kiếm

sự thật. Bạn tìm kiếm cái gì thì bạn sẽ gặp cái đó, nhưng đó sẽ không

phải là sự thật. Giống như một con người đa nghi sẽ tìm thấy điều anh ta nghi ngờ, việc này tương đối dễ dàng và ngu muội. Hãy chỉ tỉnh giác một cách thụ động được toàn bộ tiến trình suy nghĩ này, và cũng cả sự ham muốn được tự do khỏi nó.

“Tất cả điều này là một khám phá phi thường đối với tôi, và tôi bắt đầu thấy sự thật của những điều ông nói. Tôi hy vọng sẽ không phải trải qua nhiều năm để vượt thoát cuộc xung đột này. Ở đó tôi lại hy vọng nữa rồi! Tôi sẽ lặng lẽ quan sát và thấy việc gì xảy ra.”

5. TIẾN BỘ VÀ CÁCH MẠNG

Họ đang hát thánh ca trong ngôi đền. Một ngôi đền tinh sạch, xây dựng bằng đá được chạm khắc công phu, to chắc và không thể hủy hoại. Có hơn ba mươi tu sĩ, vai trần; giọng phát âm tiếng Phạn của họ chính xác và rõ ràng, và họ hiểu ý nghĩa của bài thánh ca. Chiều sâu và âm thanh của những ca từ vang dội làm cho vách tường và cột đền gần như rung lên, và theo bản năng mọi người trong nhóm có mặt đều im lặng. Sự sáng tạo, sự khởi đầu của thế giới đã được ngợi ca, và con người đã được hình thành như thế nào. Mọi người ngồi im, mắt nhắm nghiền, và bài thánh ca tạo một sự khuấy động thích thú: Họ hồi tưởng

buồn vui thời thơ ấu của mình, những nghĩ tưởng về những tiến bộ họ

đã đạt được từ những ngày còn trẻ đó, hiệu ứng lạ lùng của những từ

ngữ tiếng Phạn, sự hài lòng khi nghe lại bài thánh ca. Một số đang lặp

lại bài hát cho chính mình và đôi môi họ đang mấp máy. Không khí trong đền đầy ắp những cảm xúc mãnh liệt, nhưng các tu sĩ vẫn tiếp

tục bài hát và thần thánh vẫn nín thinh.

Chúng ta ôm chặt vào mình cái ý tưởng tiến bộ biết chừng nào!

Chúng ta thích nghĩ mình sẽ đạt được một trạng thái tuyệt vời hơn, trở nên khoan dung, hiền hòa và đạo đức hơn. Chúng ta ưa thích bám vào

ảo tưởng này, và chẳng mấy người hiểu sâu rằng sự trở thành này là

một giả dối, chỉ là một huyền thoại gây thỏa mãn. Chúng ta thích nghĩ rằng ngày nào đó chúng ta sẽ sống tốt hơn, còn bây giờ thì chúng ta cứ

tiếp tục sống như cũ. Tiến bộ là một từ ngữ có khả năng gây phấn khởi, tự tin, một từ ngữ chúng ta dùng để tự mê hoặc chính mình. Cái đang

là không thể trở thành cái gì đó khác được; tham lam không bao giờ có

thể trở thành không tham, cũng như bạo động không thể trở thành bất

bạo động. Bạn có thể biến sắt thô thành một chiếc máy phức tạp, tuyệt vời, nhưng tiến bộ sẽ là ảo tưởng khi đem áp dụng vào tự trở thành, tức sự trở thành của cái “tôi”, cái ngã. Ý tưởng về cái tôi trở thành cái gì đó quang vinh là sự dối gạt đơn giản của khao khát để được vĩ đại. Chúng

ta tôn sùng sự thành công của Nhà nước, của một chủ nghĩa, của một hệ tư tưởng, của cái “tôi”, cái ngã và tự đánh lừa mình với cái ảo tưởng tiến bộ biết dỗ dành người. Tư tưởng có thể tiến bộ, trở thành cái gì đó tốt hơn, tiến đến một cứu cánh hoàn hảo hơn, hay khiến cho chính nó yên lặng; nhưng bao lâu tư tưởng còn là một chuyển động có ý lấy hoặc bỏ, chấp nhận hoặc từ chối, thì nó luôn luôn là một phản ứng đơn thuần. Phản ứng bao giờ cũng dấy sinh xung đột, và tiến bộ trong xung

đột là hỗn loạn thêm nữa, hận thù thêm nữa.

Ông ấy cho biết mình là một nhà cách mạng, sẵn sàng hy sinh

mạng sống vì lý tưởng của mình, vì chủ nghĩa của mình. Tiêu diệt trật

tự xã hội hiện tại tất nhiên sẽ tạo thêm nhiều hỗn loạn, nhưng sự hỗn

loạn này được dùng để xây dựng một xã hội không giai cấp. Nhưng có thành vấn đề gì đâu nếu bạn tiêu diệt một số hay nhiều người trong

tiến trình xây dựng một trật tự xã hội hoàn hảo? Vấn đề không phải là

con người hiện tại, mà là con người tương lai; thế giới mới mà họ đang tiến hành xây dựng sẽ không còn sự bất bình đẳng, sẽ có công ăn việc

làm cho tất cả mọi người, và sẽ có hạnh phúc.

Làm thế nào bạn có thể tin chắc như vậy về tương lai? Dựa vào cái gì mà bạn chắc chắn như thế? Những người tôn giáo hứa hẹn thiên

đường và bạn hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai, đáng sống hơn trong tương lai; bạn có những kinh điển và các giáo sĩ của bạn, như họ có những thứ riêng của họ; vì vậy thực ra không có nhiều

khác biệt giữa các bạn và bọn họ. Nhưng điều gì khiến bạn khá chắc chắn rằng bạn thấy rõ ràng về tương lai?

“Về mặt lý luận, nếu chúng ta đi theo một chiều hướng nhất định

thì mục đích chắc chắn sẽ đạt được. Hơn nữa, có thật nhiều bằng

chứng lịch sử cổ vũ cho lập trường của chúng tôi.”

Tất cả chúng ta đều diễn dịch quá khứ rập khuôn theo sự quy định

đặc biệt của chúng ta và diễn giải nó phù hợp với thành kiến của chúng

ta. Đối với ngày mai, bạn cũng không chắc chắn như những người còn

lại trong chúng ta, và cám ơn trời vì nó là như vậy! Nhưng hy sinh hiện tại cho một tương lai hão huyền là điều vô lý nhất.

“Ông có tin vào sự thay đổi không, hay ông là một công cụ của giai cấp tư sản mại bản?”

Thay đổi là sự liên tục được sửa đổi, mà bạn gọi là cách mạng; nhưng cuộc cách mạng triệt để, tận nền tảng là một tiến trình hoàn

toàn khác hẳn, nó không có liên hệ gì với chứng cứ lịch sử hay lý luận.

Có cuộc cách mạng triệt để chỉ trong động thái thấu hiểu toàn bộ tiến

trình của hành động, chứ không phải ở bất kỳ cấp độ đặc biệt nào, dù

thuộc kinh tế hay ý thức hệ, nhưng hành động như một tổng thể hợp nhất, hiệp thông. Hành động như thế không phải là phản ứng. Bạn

chỉ biết phản ứng, phản ứng của phản đề, và phản ứng thêm nữa mà

bạn gọi là học thuyết tổng hợp. Sự hợp nhất, hiệp thông không phải là

một học thuyết tổng hợp thuộc trí năng, một kết luận thuộc ngôn từ

được đặt nền tảng trên sự nghiên cứu lịch sử. Sự hợp nhất có thể xuất

hiện chỉ cùng với động thái thấu hiểu phản ứng. Trí não là một chuỗi những phản ứng; và cách mạng dựa trên những phản ứng, trên những

ý tưởng, thì không phải là cách mạng gì cả, nhưng chỉ là một sự tiếp tục

được chỉnh sửa của cái đã là. Bạn có thể gọi đó là cách mạng, nhưng thật ra không phải vậy.

“Vậy theo ông cách mạng là gì?”

Thay đổi dựa trên ý tưởng không phải là cách mạng; bởi vì ý tưởng

là ứng đáp của ký ức, mà lại nữa là một phản ứng. Cuộc cách mạng

cơ bản, triệt để chỉ có thể diễn ra khi những ý tưởng không còn quan trọng nữa và vì vậy đã kết thúc. Cách mạng mà nảy sinh từ hận thù thì nó không còn như những gì nó nói nữa; nó chỉ là sự đối lập, và đối lập thì không bao giờ có thể sáng tạo.

“Loại cách mạng ông đề cập chỉ thuần là một trừu tượng, không chút thực tế trong thế giới hiện đại. Ông đúng là người theo lý tưởng chủ nghĩa mơ hồ, hoàn toàn không thực tế.”

Trái lại, người chạy theo lý tưởng là người sống với ý tưởng, và chính anh ta không phải là người cách mạng. Ý tưởng gây chia rẽ, và sự chia rẽ là tan rã, không hiệp thông, đó không phải là cách mạng gì cả. Người sống theo một hệ tư tưởng chỉ quan tâm đến những ý tưởng,

những ngôn từ, chứ không quan tâm đến hành động trực tiếp; anh ta lẩn tránh hành động trực tiếp. Một hệ tư tưởng là một chướng ngại đối với hành động trực tiếp.

“Ông không nghĩ rằng có thể có sự bình đẳng thông qua cách mạng hay sao?”

Cách mạng dựa vào một ý tưởng, dù hợp lý và phù hợp với bằng chứng lịch sử, cũng không thể tạo ra sự bình đẳng. Chính chức năng của ý tưởng là phân chia con người. Niềm tin, thuộc tôn giáo hoặc

chính trị, đặt con người chống lại con người và còn tiếp tục chia rẽ. Các tôn giáo có tổ chức đã phân chia con người, và vẫn luôn luôn như vậy.

Niềm tin có tổ chức, mà được gọi là tôn giáo, cũng giống như bất kỳ

chủ nghĩa hay hệ tư tưởng nào khác, nó là một thứ thuộc trí não và vì

vậy gây phân chia. Bạn cùng với hệ tư tưởng, chủ thuyết của bạn cũng

làm y hệt như vậy, đúng không? Bạn cũng hình thành một hạt nhân

hoặc một nhóm người quanh một ý tưởng; bạn muốn gom mọi người vào nhóm của bạn, như người có niềm tin đã làm. Bạn muốn giải cứu

thế giới theo cách của bạn, giống như anh ta theo cách của anh ta. Bạn

giết người và thanh toán lẫn nhau, tất cả vì một thế giới tốt đẹp. Không ai trong các bạn quan tâm đến một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng chỉ

đang định hình thế giới theo ý tưởng của mình. Làm thế nào ý tưởng có thể tạo ra sự bình đẳng được?

“Bên trong nhóm người có cùng ý tưởng, tất cả chúng ta đều bình đẳng, mặc dù chúng ta có lẽ có những chức năng khác nhau. Trước hết chúng ta là những gì mà ý tưởng đại diện, và sau đó chúng ta mới là những chức năng riêng lẻ. Trong chức năng chúng ta có những đẳng cấp, nhưng không phải như những người đại diện của hệ tư tưởng, của học thuyết.”

Đây chính xác là điều mà mọi niềm tin có tổ chức khác đã tuyên bố.

Trong con mắt của Thượng đế, tất cả chúng ta đều bình đẳng, nhưng

trong khả năng thì có sự khác biệt; cuộc sống là một, nhưng những

phân chia xã hội là không thể tránh khỏi. Bằng cách thay thế một hệ

tư tưởng này bằng một hệ tư tưởng khác, bạn đã không thay đổi được

sự kiện cơ bản rằng một nhóm người hay một cá nhân coi nhóm người

hay cá nhân khác như là đẳng cấp thấp. Trên thực tế, có sự bất bình

đẳng ở mọi cấp độ của sự tồn tại. Một người có khả năng, và một người

khác không có; một người lãnh đạo và một người khác theo sau; kẻ u

mê chậm lụt và người nhạy cảm, tỉnh táo, dễ thích nghi; một người vẽ tranh hay viết văn, và một người khác cuốc đất; một người là nhà khoa

học và một người là phu quét đường. Bất bình đẳng là một sự kiện, và

không có cuộc cách mạng nào có thể xóa bỏ được sự kiện này. Cái được gọi là các cuộc cách mạng đã làm là thay nhóm người này bằng nhóm

người khác, và sau đó nhóm người mới này đảm nhận quyền lực, thuộc

chính trị và kinh tế; nhóm người mới đó trở thành giai cấp mới cao

hơn, mà tiến tới tự củng cố bản thân bằng các đặc quyền, v.v.; nó biết

rất rõ mọi thủ đoạn của giai cấp khác mà đã bị hạ bệ. Nó đã không xóa

bỏ được bất bình đẳng, đúng không?

“Cuối cùng điều đó sẽ xảy ra. Khi toàn thế giới đi vào đường lối tư

tưởng của chúng tôi, bấy giờ sẽ có bình đẳng thuộc học thuyết.”

Đó hoàn toàn không phải là bình đẳng gì cả, nhưng chỉ là một

ý tưởng, một lý thuyết, giấc mơ về một thế giới khác, giống như của một tín đồ tôn giáo. Các bạn gần gũi nhau biết chừng nào! Những ý tưởng gây chia rẽ, chúng chia tách, đối đầu, nuôi dưỡng xung đột. Một

ý tưởng không bao giờ có thể tạo ra sự bình đẳng, ngay cả trong thế giới riêng của nó. Nếu tất cả chúng ta đều đặt niềm tin vào cùng sự việc, tại cùng thời điểm, tại cùng mức độ, thì sẽ có loại bình đẳng nào đó; nhưng đó là điều không thể xảy ra, một sự suy đoán suông mà chỉ có thể dẫn đến ảo tưởng.

“Ông có đang hướng về mọi sự bình đẳng không? Có phải ông

đang hoài nghi và lên án mọi nỗ lực để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả

mọi người không?”

Tôi không hoài nghi, nhưng tôi chỉ nói lên những sự kiện hiển nhiên; tôi cũng không chống lại cơ hội bình đẳng. Chắc chắn, có thể

vượt thoát và có lẽ khám phá một cách tiếp cận hiệu quả đối với vấn

đề bất bình đẳng này, chỉ khi chúng ta thấu hiểu cái thực tế, cái đang là.

Tiếp cận cái đang là bằng một ý tưởng, một kết luận, một mơ mộng, là

không thấu hiểu cái đang là. Quan sát mà dựa vào thành kiến thì không phải là quan sát gì cả. Sự kiện, thực tế là có sự bất bình đẳng ở mọi

cấp độ của ý thức, của cuộc sống; và dù làm những gì chúng ta có thể, chúng ta cũng không thể thay đổi được thực tế đó.

Vậy bây giờ có thể nào tiếp cận sự kiện bất bình đẳng mà không tạo ra sự đối địch thêm nữa, sự chia rẽ thêm nữa hay không? Cách mạng đã sử dụng con người như phương tiện cho một cứu cánh. Cứu cánh mới quan trọng, chứ không phải con người. Các tôn giáo đã khẳng định,

ít ra về mặt ngôn từ, rằng con người là quan trọng; nhưng họ cũng

đã sử dụng con người để xây dựng niềm tin, giáo điều. Việc sử dụng con người cho một mục đích tất yếu phải dấy sinh ý nghĩ kẻ bề trên và

người thấp kém; kẻ gần, người xa, người biết và người không biết. Sự phân chia này là sự bất bình đẳng về mặt tâm lý, và đó là nhân tố dẫn

đến sự tan rã trong xã hội. Hiện tại chúng ta biết mối quan hệ chỉ dưới dạng tiện ích; xã hội sử dụng cá nhân cũng y như các cá nhân sử dụng lẫn nhau nhằm để trục lợi theo nhiều cách khác nhau. Hành động sử dụng người khác này là nguyên nhân cơ bản gây ra sự chia rẽ tâm lý khiến con người chống lại con người.

Chúng ta dừng lại việc sử dụng người khác chỉ khi ý tưởng không

còn là nhân tố thúc đẩy trong quan hệ. Có ý tưởng là có trục lợi, và trục lợi tạo ra thù địch.

“Vậy thì nhân tố nào xuất hiện khi ý tưởng kết thúc?”

Đó là tình yêu, nhân tố duy nhất có thể tạo ra cuộc cách mạng triệt

để. Tình yêu là cuộc cách mạng chân thực duy nhất. Nhưng tình yêu không phải là một ý tưởng; tình yêu hiện diện khi tư tưởng không hiện diện. Tình yêu không phải là công cụ của tuyên truyền; không phải là

điều gì đó để được trau dồi, được rèn luyện và được đem ra la hét rùm beng trên những nóc nhà. Chỉ khi nào cờ xí, niềm tin, lãnh tụ, ý tưởng như hành động được lên kế hoạch, bị vứt đi hết, lúc đó mới có thể có tình yêu; và tình yêu là cuộc cách mạng sáng tạo và thường hằng duy nhất.

“Nhưng tình yêu sẽ không vận hành bộ máy, đúng không?”

6. BUỒN CHÁN

Mưa đã ngừng; đường sá sạch sẽ, bụi bặm trên cây cối đã được rửa sạch. Đất đai như hồi sinh, tươi mới lại, và ếch nhái kêu vang trong ao hồ; chúng to lớn, và cổ họng của chúng phồng to lên đầy thích thú.

Cỏ đang lấp lánh với những giọt nước nhỏ xíu, và đất đai yên bình sau cơn mưa như trút nước. Trâu bò ướt đẫm, nhưng trong cơn mưa chúng không thèm tìm nơi trú ẩn, và bây giờ đang đứng gặm cỏ ngon lành.

Một vài cậu bé đang vui đùa trong một con suối nhỏ do trận mưa tạo thành bên đường; chúng trần truồng, và thật thích mắt khi nhìn ngắm những thân hình bóng lộn và những cặp mắt sáng của chúng. Chúng sống hết mình với thời gian dành cho chúng và chúng hạnh phúc làm

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.