Những con đường mang dấu ấn

TRONG KIẾN TRÚC
KHÔNG GIAN SỐNG




Những con đường mang dấu ấn
TRONG KIẾN TRÚC
KHÔNG GIAN SỐNG
Kính gửi quý độc giả,
Trong nhịp sống hiện đại với dòng chảy không ngừng của công nghệ và đô thị hóa, đôi
khi chúng ta dễ dàng bỏ lỡ những câu chuyện bình dị nhưng đầy ý nghĩa xung quanh mình. Số tạp chí Diamond Island No.4 lần này, chúng tôi muốn mời bạn cùng bước vào
một hành trình khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử và những kiến thức về sức khỏe
hữu ích trong không gian sống của chúng ta.
Đầu tiên hãy cùng dạo bước trên “Những Con Đường Mang Dấu Ấn Lịch Sử” của Sài Gòn - nơi mỗi góc phố, mỗi tên đường đều kể lại câu chuyện về quá khứ sôi động và đậm chất văn hóa của thành phố.
Tiếp theo hãy cùng đến với “Chợ Nổi Kênh Tẻ”, nơi lưu giữ hơi thở văn hóa sông nước giữa lòng đô thị hiện đại.
Chúng tôi cũng chia sẻ về “Thiền Trong Kiến Trúc và Không Gian Sống” với mong muốn giúp bạn tìm thấy sự bình yên ngay trong ngôi nhà của mình.
Và cuối cùng, bài viết “Ảnh Hưởng Của Ô Nhiễm Tiếng Ồn Đối Với Trẻ Em” sẽ mang đến
góc nhìn khoa học về tác động âm thầm của tiếng ồn đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Hy vọng rằng số tạp chí lần này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích và những phút
giây thư giãn giữa cuộc sống tất bật.
Trân trọng,
Welcome,
In the fast-paced modern life, amidst the continuous flow of technology and urbanization, we may sometimes overlook the simple yet meaningful stories around us. In this issue of Diamond Island Magazine No.4, we would like to invite you on a journey to discover the cultural and historical values, as well as valuable health knowledge, within our living space.
First, let us take a stroll down the “Streets Imprinted with History” of Saigon - where every corner and every street name tells a story of the city’s vibrant and culturally rich past.
Next, we will visit the “Floating Market on Kenh Te,” where the essence of river culture is preserved amid the bustling urban life.
We also share insights on “Meditation in Architecture and Living Spaces,” with the hope of helping you find peace right within your home.
Finally, the article “The Impact of Noise Pollution on Children” will offer a scientific perspective on the silent effects of noise on children’s health.
We hope that this issue will provide you with useful knowledge and moments of relaxation amid the hustle and bustle of life.
Best regards,
Những con đường mang dấu
lịch sử
nổi Kênh Tẻ - Gìn giữ hơi thở sông nước giữa
hoa đô thị
Kenh Te Floating market: preserving the essence of river life amidst urban splendor
Thiền trong kiến trúc và không gian sống
Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đối với trẻ em 80
About Diamond Island
Dưới lớp áo hiện đại và nhịp sống sôi động của TP.HCM, những con đường vẫn lặng lẽ kể câu chuyện lịch sử của
thành phố. Không chỉ là những khối bê tông tĩnh lặng
hay dòng xe cộ vội vã, mỗi tên gọi, mỗi hàng cây, mỗi phiến đá vỉa
hè nơi đây đều mang trong mình một câu chuyện, một dấu ấn lịch sử đang lặng lẽ chờ đợi được khám phá. Mỗi bước chân trên những con phố rợp bóng cây là một hành trình ngược về quá khứ, cảm
nhận rõ ràng sự hòa quyện giữa dấu xưa và nhịp sống hiện đại, như thể chạm vào lớp trầm tích thời gian in dấu trên từng tấc đất.
MỘT HÀNH TRÌNH
ĐỊNH DANH
Hành trình của con đường Đồng Khởi ngày nay là một minh chứng sống động cho những thay đổi của thành phố. Từ Rue Catinat kiều diễm dưới thời Pháp thuộc - một trong những trục đường huyết mạch đầu tiên được quy hoạch theo phong cách châu Âu, nối liền sông Sài Gòn thơ mộng với Nhà thờ Đức Bà uy nghi - nơi đây từng là biểu tượng của sự xa hoa và văn hóa của giới thượng lưu với những khách sạn lộng lẫy, nhà sách trí tuệ, rạp chiếu bóng tân thời, hiệu may sang trọng và cửa hàng kim hoàn lấp lánh.
Sau năm 1954, con đường khoác lên mình chiếc áo Tự Do, thể hiện khát vọng
độc lập và trở thành điểm hẹn của giới
trí thức yêu nước. Đến năm 1975, tên gọi
Đồng Khởi ra đời, đánh dấu một trang
sử mới, trở thành biểu tượng cho ý chí
cách mạng kiên cường, bản lĩnh dân tộc và sự hồi sinh mạnh mẽ của thành phố.
Ngày nay, dẫu Đồng Khởi vẫn giữ vẻ
tráng lệ với những cửa hàng thời trang
cao cấp và các công trình văn hóa nổi
bật, ẩn sâu trong lớp vỏ hiện đại ấy là
bao lớp trầm tích ký ức - từ vẻ kiêu sa trong thời thuộc địa, tinh thần tự do của
nền cộng hòa, đến khí phách quật cường
của một dân tộc độc lập. Một con đường, ba lần thay tên, ba lần tái định nghĩa bản
sắc đô thị.
Khác với sự chuyển mình văn hóa của Đồng Khởi, đại lộ Lê Duẩn lại mang trong mình dấu ấn của trật tự quyền lực thời thuộc địa. Xưa kia là boulevard
Norodom, con đường thẳng tắp và rộng lớn này nối liền Nhà thờ Đức Bà trang
nghiêm với Dinh Toàn quyền - sau này là Dinh Thống Nhất - theo mô hình quy hoạch đô thị Pháp điển hình. Hai bên đường là những hàng cây dầu cổ thụ vút cao và những biệt thự mang đậm kiến trúc cổ kính.
Đây từng là “xương sống” của không gian
đô thị Sài Gòn đầu thế kỷ 20, nơi quyền
lực được thể hiện không chỉ qua những
dinh thự bề thế mà còn qua cách sắp xếp
không gian: nhà nước, tôn giáo và giới
thượng lưu cùng hiện diện trên một trục
đường, một sự định vị đồng thời cả về vật
chất lẫn tinh thần.
Dù chức năng hành chính - chính trị đã
đổi thay theo dòng chảy thời gian, Lê
Duẩn ngày nay vẫn bảo tồn được vẻ đẹp
cổ kính và trở thành một trong những
tuyến đường có giá trị cảnh quan đặc sắc
nhất của thành phố. Không gian quyền
lực xưa kia nay đã trở thành không gian
công cộng, nhưng vẻ trang nghiêm pha
lẫn nét trầm mặc vẫn tạo nên một phong
vị riêng biệt cho đường Lê Duẩn: vừa uy
nghi, vừa gần gũi
Ít ai ngờ rằng phố đi bộ Nguyễn Huệ náo nhiệt ngày nay từng là
kênh Chợ Vải, một tuyến đường thủy tấp nập ghe thuyền buôn
bán từ thế kỷ 18. Đến cuối thế kỷ 19, dòng kênh được lấp để hình thành nên boulevard Charner, với sự xuất hiện của hàng
loạt cơ sở thương mại, ngân hàng và khách sạn mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp, trở thành một trục giao thương sầm uất bậc nhất Sài Gòn.
Bước sang đầu thế kỷ 21, Nguyễn Huệ
mang một diện mạo mới, trở thành phố đi
bộ hiện đại, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ
trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa
của thành phố. Những lễ hội hoa xuân
rực rỡ, hội sách tri thức, các sự kiện cộng
đồng sôi động... đã biến nơi đây thành
một quảng trường trung tâm văn hóa,
nơi quá khứ và hiện tại hòa quyện
trong nhịp sống năng động
của đô thị mới.
Những con đường - Nhân chứng thầm lặng của lịch sử
Mỗi con đường ở TP.HCM không chỉ đơn thuần là một tuyến giao thông, mà còn là một lát cắt của lịch sử, không chỉ về quy hoạch hay kiến trúc, mà còn về nhân sinh quan của từng thời kỳ. Từ những tên gọi thay đổi theo dòng chảy thời gian đến cảnh quan kiến trúc biến chuyển, từ không
khí giao thương sầm uất đến những dấu tích của các sự kiện lịch sử, từ
vẻ đẹp hoa lệ đến sự bình dị đời thường - những con đường mang trong
mình sự kết tinh của đời sống đô thị qua bao thăng trầm. Trong nhịp thở
hối hả của thành phố hiện đại, những con đường ấy vẫn âm thầm kể câu
chuyện về con người, về dòng chảy thời gian và về chính bản sắc đô thị
độc đáo đang không ngừng được định hình từng ngày.
Ho Chi Minh City: Urban Memories Hidden Within
the Streets Beneath the modern facade and bustling rhythm of Ho Chi Minh City, the streets quietly recount the city’s history. They are not merely silent blocks of concrete or hurried traffic, but each name, each row of trees, each pavement stone carries a story, a historical imprint silently awaiting discovery. Each step on the tree-lined streets is a journey back in time, where one can clearly sense the blend of old traces with modern life, as if touching the layers of time etched upon every inch of land.
The journey of today’s Dong Khoi Street is a vivid testament to the city’s transformations. From the graceful Rue Catinat of the French colonial era – one of the first main arteries planned in European style, connecting the poetic Saigon River to the majestic Notre-Dame Cathedral –this street was once a symbol of luxury and culture for the elite, with its splendid hotels, intellectual bookstores, modern cinemas, elegant tailor shops, and sparkling jewelry stores.
After 1954, the street was renamed Tu Do (Freedom), embodying the aspiration for independence and becoming a rendezvous for patriotic intellectuals. In 1975, the name Dong Khoi emerged, marking a new chapter, symbolizing the resilient revolutionary spirit, national identity, and the city’s vigorous revival. Today, while Dong Khoi retains its grandeur with high-end fashion stores and prominent cultural landmarks, beneath the modern surface lie layers of memories –from its colonial elegance, the spirit of freedom under the republic, to the indomitable courage of an independent nation. One street, three names, three redefinitions of urban identity.
Unlike the cultural transformation of Dong Khoi, Le Duan Boulevard is marked by the imprint of colonial power. Once known as Boulevard Norodom, this straight, wide avenue linked the solemn Notre-Dame Cathedral with the Governor’s Palace – later the Reunification Palace – following a typical French urban planning model. Tall ancient dipterocarp trees lined the sides, alongside mansions showcasing classical architecture.
This was once the “spine” of early 20th-century Saigon’s urban space, where power was displayed not only through grand residences but also through spatial arrangements: state, religion, and the elite coexisted along one axis, establishing a sense of both physical and spiritual positioning.
Though its administrative and political functions have changed over time, today’s Le Duan still retains its classical charm, becoming one of the city’s most scenic streets. The former space of power has become a public space, but the solemn and tranquil ambiance continues to define Le Duan’s distinctive character – both majestic and intimate.
Few would imagine that today’s bustling Nguyen Hue Walking Street was once the Cho Vai Canal, a bustling waterway filled with merchant boats in the 18th century.
By the late 19th century, the canal was filled in to create Boulevard Charner, where numerous commercial establishments, banks, and hotels with distinctive French architecture appeared, transforming it into one of Saigon’s busiest commercial axes.
Entering the 21st century, Nguyen Hue has taken on a new appearance, becoming a modern pedestrian street, marking a strong step forward in the city’s urbanization and modernization process. Vibrant spring flower festivals, knowledge-filled book fairs, and lively community events have turned it into a central cultural square where the past and present blend seamlessly within the dynamic rhythm of a new urban life.
Each street in Ho Chi Minh City is not just a route of transit, but a slice of history, not only in terms of planning or architecture but also in terms of the human experience of each era.
From names that changed over time to the evolving architectural landscapes, from bustling commercial atmospheres to the traces of historical events, from splendid beauty to simple daily life – these streets are the crystallization of urban life through countless ups and downs. Amid the bustling breath of the modern city, these streets continue to quietly tell stories of people, the flow of time, and the unique urban identity that is continuously being shaped every day.
Gìn giữ hơi thở sông nước giữa phồn hoa đô thị
Khi nhắc đến chợ nổi, ký ức thường
đưa ta về miền Tây sông nước trù phú với Cái Răng, Cái Bè tấp nập thuyền ghe. Ít ai ngờ rằng, ngay giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, nơi những tòa nhà cao tầng vươn mình kiêu hãnh, chợ nổi
Kênh Tẻ vẫn âm thầm tồn tại như một mạch ngầm ký ức, một hơi thở dịu dàng của sông nước giữa nhịp sống đô thị hối hả.
Nằm ở phía nam thành phố, Kênh
Tẻ là một nhánh sông nối liền Quận
4 và Quận 7, trải dài như một dải lụa
xanh giữa lòng phố thị. Dòng kênh
này không chỉ là tuyến giao thông
đường thủy quan trọng mà còn là
không gian sinh hoạt của bao thế
hệ người dân sống ven sông.
Trong ký ức của người Sài Gòn xưa, Kênh Tẻ từng là một trong những tuyến giao thương sầm uất nhất, nơi những chiếc ghe chở đầy ắp
nông sản từ miền Tây đổ về, mang theo cả hương phù sa và nhịp điệu
sôi động của một thời giao thương trên sông nước.
KênhTẻ KênhTẻDòngchảylịchsửvà kýứcgiaothương
Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, khi Sài Gòn bước vào giai đoạn đô thị hóa mạnh mẽ, Kênh Tẻ đã đóng vai trò như một dòng chảy kết nối hàng hóa từ
các tỉnh miền Tây vào thành phố. Những chiếc ghe nhỏ chở đầy trái cây, tôm
cá, thậm chí cả hoa kiểng từ miệt vườn lên thành phố, mang theo hơi thở phù sa và sắc màu của sông nước.
Nét mộc mộc mạc giữ phồn hoa ChợNổiKênhTẻ ChợNổiKênhTẻ
Khác với vẻ nhộn nhịp, rực rỡ của chợ nổi miền
Tây với những cây bẹo cao vút, chợ nổi Kênh Tẻ
mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và gần gũi đến
lạ thường. Mỗi buổi sớm mai, khi ánh bình minh
còn e ấp trên mặt kênh, những chiếc ghe nhỏ đã
lặng lẽ neo đậu, tạo nên một phiên chợ nổi bình dị
nhưng đầy ắp
sự sống.
Ở nơi đây, không cần tiếng rao vang, không cần
biển hiệu cầu kỳ, người bán và người mua trao đổi
bằng những cử chỉ gần gũi: một cái vẫy tay, một
tiếng gọi thân tình. Khách hàng phần lớn là những
cư dân quen thuộc quanh vùng, họ ghé thuyền
không chỉ để mua sắm, đôi khi còn hỏi thăm dăm
ba câu chuyện đời, như một cách giữ lại chút tình
người ấm áp giữa nhịp sống đô thị vội vã.
Sản vật ở chợ nổi Kênh Tẻ cũng mang đậm hương vị quê nhà: những nải chuối xiêm ngọt lịm, trái dừa xiêm mát lành, những quả xoài cát vàng ươm, bí đỏ tròn trịa, cùng rau củ tươi xanh và tôm cá vừa đánh bắt. Thỉnh thoảng, trên những chiếc ghe nhỏ còn xuất hiện những gánh hàng rong với tô bún riêu nóng hổi, ổ bánh mì thơm phức hay ly cà phê đen sánh đậm, tạo nên một không gian ẩm thực sông nước độc đáo.
Chợ nổi Kênh Tẻ không chỉ là nơi mưu sinh, mà còn là mái nhà, là không gian văn hóa của những người thương hồ - những người đã chọn cuộc sống lênh đênh trên ghe thuyền giữa lòng thành phố. Họ mang trong mình sự chân chất, hào sảng của người miền sông nước, và chợ nổi chính là nơi họ gửi gắm cả nỗi nhớ về quê hương, về những dòng kênh, con rạch đã gắn bó một thời. Với họ, chợ nổi không chỉ là nơi buôn bán mà còn là một phần máu thịt, nơi lưu giữ những kỷ niệm và tình cảm sâu nặng với miền Tây xa xôi.
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa và sự phát triển của mạng
lưới giao thông đường bộ, chợ nổi
Kênh Tẻ ngày càng thu hẹp về quy mô. Những chiếc ghe chở đầy hàng
hóa ngày xưa giờ chỉ còn lác đác vài
chiếc thuyền hoa, thuyền trái cây
lặng lẽ trôi.
Tuy nhiên, trong nhịp thở hối hả của thành phố, chợ nổi Kênh Tẻ
vẫn âm thầm giữ lại nhịp sống
sông nước như một mạch ngầm
văn hóa không thể thay thế. Hình
ảnh những chiếc ghe nhỏ lênh
đênh giữa dòng kênh, những cuộc trò chuyện chân tình, những nụ
cười hiền hậu trong sương sớm vẫn
là một phần ký ức đẹp đẽ của Sài
Gòn, một nét chấm phá độc đáo
trong bức tranh đô thị hiện đại.
When speaking of floating markets, our minds often drift to the lush waterways of the Mekong Delta, with the bustling scenes of Cai Rang and Cai Be. Few would expect that right in the heart of glamorous Saigon, where skyscrapers proudly rise, the Kenh Te Floating Market quietly endures like a hidden vein of memory, a gentle breath of river life amid the bustling urban pulse.
Located in the southern part of the city, Kenh Te is a river branch connecting District 4 and District 7, stretching like a green ribbon through the urban landscape. This waterway is not only an important water transportation route but also a living space for generations of riverside residents.
In the memories of old Saigon residents, Kenh Te was once one of the busiest trading routes, where boats laden with agricultural produce from the Mekong Delta would arrive, bringing with them the scent of alluvial soil and the vibrant rhythm of river trade.
From the early decades of the 20th century, as Saigon entered a period of rapid urbanization, Kenh Te played a crucial role as a channel for goods from the Mekong Delta to the city. Small boats laden with fruits, seafood, and even ornamental plants from the gardens traveled upstream, bringing the scent of the river and the colors of river life.
Unlike the bustling, colorful scenes of Western floating markets with their towering poles, Kenh Te Floating Market possesses a rustic, simple beauty that feels unexpectedly intimate. Each morning, as the gentle dawn light graces the canal’s surface, small boats quietly anchor, forming a humble but lively floating market.
Here, there is no need for loud calls, no elaborate signs. Sellers and buyers communicate through friendly gestures – a wave of the hand, a familiar call. Most customers are local residents who come not only to shop but sometimes to exchange a few stories of life, a way to maintain warm human connections amid the city’s fast-paced life.
The market’s goods are imbued with the flavors of home: sweet Siamese bananas, fresh coconuts, golden mangoes, round pumpkins, and fresh vegetables, along with freshly caught fish and shrimp. Occasionally, on some small boats, there are also vendors selling steaming bowls of crab noodle soup, fragrant baguettes, or thick black coffee, creating a unique riverine culinary space.
Kenh Te Floating Market is not just a place to make a living, but also a home, a cultural space for the boat traders –those who have chosen a life adrift on their boats amid the city. They embody the honesty and generosity of the river people, and the floating market is where they keep their memories of their distant homeland, of the canals and streams they once knew.
For them, the floating market is not just a place of trade but a part of their soul, a place that preserves their deep memories and affections for the faraway Mekong.
Under the impact of urbanization and the development of road networks, Kenh Te Floating Market has gradually diminished in scale. The boats once crowded with goods are now reduced to a few flower boats and fruit boats drifting quietly.
Yet, amid the city’s bustling rhythm, Kenh Te Floating Market continues to maintain the rhythm of river life as an irreplaceable cultural vein. The image of small boats gently drifting on the canal, heartfelt conversations, and warm smiles in the morning mist remain a beautiful memory of Saigon, a unique stroke in the vibrant picture of the modern city.
Trong nhịp sống hiện đại, khi áp lực công
việc và cuộc sống ngày càng gia tăng, nhu cầu tìm kiếm một không gian tĩnh lặng, nơi có thể tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần
trở nên cấp thiết. Không gian thiền – một
khái niệm bắt nguồn từ triết lý Phật giáo –giờ đây không chỉ là nơi dành cho việc ngồi thiền mà đã trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến trong kiến trúc và nội thất hiện đại.
Đó là không gian nơi con người có thể tìm thấy sự bình yên, dù chỉ trong vài phút giữa bộn bề cuộc sống.
Không gian thiền trong kiến trúc không chỉ
là một khu vực ngồi thiền cố định. Đó có
thể là một góc nhỏ trong phòng khách, một
ban công đầy cây xanh, hoặc thậm chí là một
phòng ngủ thiết kế tối giản. Ý tưởng của
không gian thiền là mang lại sự tĩnh lặng và
an yên ngay trong chính ngôi nhà của bạn.
Để đạt được điều này, thiết kế không gian
thiền thường tuân theo một số nguyên tắc
nhất định:
ĐƠN
Một không gian thiền không cần quá phức tạp. Trái lại, sự tối giản lại là yếu tố then chốt. Không gian được bố trí gọn gàng, tránh sự bừa bộn và giảm thiểu các yếu tố gây phân tâm. Chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết như một tấm thảm, vài chiếc gối mềm và một chiếc bàn nhỏ để đặt nến hoặc một bức tượng Phật nhỏ.
Ánh Sáng Tự Nhiên: Kết Nối Với
Thiên Nhiên
Ánh sáng là yếu tố quan trọng tạo nên
không gian thiền lý tưởng. Tận dụng
ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn, hoặc
sử dụng đèn có ánh sáng dịu nhẹ để
tạo cảm giác thư giãn. Ánh sáng tự
nhiên không chỉ mang lại sự ấm áp
mà còn giúp kết nối không gian sống
với thế giới bên ngoài.
Chất Liệu Tự Nhiên: Tạo Cảm Giác
Gần Gũi
Gỗ, tre, đá tự nhiên, sỏi trắng –những chất liệu gần gũi với thiên
nhiên luôn là lựa chọn lý tưởng cho không gian thiền. Một chiếc ghế gỗ
đơn giản, vài chiếc gối làm từ vải
cotton, một tấm thảm dệt từ sợi tự nhiên… Tất cả tạo nên một không
gian vừa ấm cúng, vừa mộc mạc
nhưng vẫn trang nhã.
Màu Sắc Trung Tính: Sự Thanh Lịch
Của Tĩnh Lặng
Màu sắc trong không gian thiền
thường là các gam màu trung tính
như trắng, xám, be, xanh lá nhạt
hoặc nâu đất. Những màu sắc này
không chỉ mang lại sự nhẹ nhàng cho
thị giác mà còn giúp tâm trí người sử
dụng nhanh chóng đạt được trạng
thái bình yên.
Yếu Tố Thiên Nhiên: Đưa Cây Xanh
Vào Không Gian
Không gian thiền lý tưởng luôn có sự
hiện diện của cây xanh. Một chậu cây
nhỏ, một bình hoa tươi, hoặc thậm chí là một khu vườn nhỏ nơi góc ban
công. Thiên nhiên không chỉ mang
lại sự sống mà còn là biểu tượng của
sự tái tạo và bình yên.
Âm Thanh: Sự Thanh Lọc Của Tâm Trí
Âm thanh trong không gian Thiền có thể là
tiếng nước chảy róc rách từ một thác nước
nhỏ, tiếng chuông gió khẽ rung động trong làn gió nhẹ, hay chỉ đơn giản là sự yên tĩnh
tuyệt đối. Nếu không gian sống hạn chế, bạn
có thể lựa chọn phát những bản nhạc thiền
nhẹ nhàng, tiếng suối chảy, tiếng chim hót,
hoặc âm thanh chuông thiền vang vọng.
Những âm thanh này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp tâm trí dễ dàng tập trung
vào từng nhịp thở.
Hương Thơm: Kích Thích Giác Quan Và An Yên Nội Tâm
Hương thơm là yếu tố giúp bạn dễ
dàng thả lỏng và đi vào trạng thái
thiền định. Tinh dầu oải hương, sả chanh, bạc hà, hoặc hương trầm nhẹ nhàng sẽ mang lại cảm giác
thư giãn, xua tan căng thẳng. Bạn có thể sử dụng đèn xông tinh dầu, nến thơm, hoặc nhang thiền để lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng khắp không gian. Hãy tránh những
hương liệu quá nồng hoặc nhân
tạo, vì chúng dễ gây cảm giác khó chịu và làm mất đi sự tự nhiên của không gian.
Không Gian: Thoáng Đãng Và Trong Lành
Không gian thiền nên có sự lưu thông không
khí tốt. Cửa sổ mở để đón gió, hoặc quạt nhẹ
nhàng sẽ giúp không khí luôn tươi mới. Nếu không thể mở cửa, bạn có thể sử dụng điều hòa, máy lọc không khí để giữ cho không gian luôn trong lành. Một không gian kín, ngột ngạt sẽ làm mất đi cảm giác thư giãn mà thiền mang lại.
Kiến Trúc Thiền Trong Không Gian Đô Thị
Trong kiến trúc đô thị hiện đại, việc tích hợp yếu tố thiền vào thiết kế không gian sống đã trở thành một xu hướng phổ biến. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một góc thiền tại gia, yếu tố thiền còn được tích hợp vào kiến trúc tổng thể của cả công trình.
Các Công Trình Lấy Cảm Hứng Từ Thiền
• Chapel of Silence (Phần Lan): Một không gian thiền tối giản giữa lòng Helsinki, nơi người ta có thể tìm thấy sự bình yên tuyệt đối nhờ vào thiết kế kín đáo và ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ.
• Meditation Chapel (Hàn Quốc): Một kiến trúc với hình khối đơn giản và ánh sáng tự nhiên, nơi con người dễ dàng chìm vào không gian thiền định.
• Tera House (Nhật Bản): Ngôi nhà với không gian mở, nơi ánh sáng và bóng tối đan xen, tạo nên sự cân bằng thị giác và tinh thần.
Không phải ai cũng có đủ diện tích để
xây dựng một phòng thiền riêng biệt
trong ngôi nhà của mình. Nhưng điều đó
không có nghĩa là bạn không thể mang
tinh thần thiền vào không gian sống. Một
vài ý tưởng đơn giản có thể giúp bạn biến
không gian sống thường ngày trở thành
nơi tìm thấy sự an yên:
• Góc thiền trong phòng ngủ: Đặt một
tấm thảm, vài chiếc gối mềm và một
cây nến thơm. Khi cần, chỉ cần ngồi
xuống, nhắm mắt và tập trung vào
hơi thở.
• Thiền trên ban công: Nếu bạn có một
ban công nhỏ, hãy biến nơi đó thành
góc thiền với vài chậu cây xanh, một
tấm thảm và ánh sáng dịu nhẹ vào mỗi sáng.
• Không gian thiền trong phòng làm
việc: Đặt một chậu cây nhỏ, một viên đá trang trí và một bức tranh nhẹ nhàng. Chỉ cần vài phút thiền giữa giờ làm việc cũng có thể giúp bạn tái
tạo năng lượng.
Thiền không chỉ là một không gian vật
lý mà còn là một trạng thái tâm trí. Dù là trong một căn phòng tối giản hay chỉ là một góc nhỏ trong nhà, thiền là
nơi giúp bạn tạm dừng những lo toan, trở về với chính mình, lắng nghe tiếng lòng và tìm lại sự bình yên.
Trong nhịp sống hối hả, việc dành ra vài phút mỗi ngày trong không gian
thiền sẽ là cách giúp bạn giữ cân bằng, nâng cao sức khỏe tinh thần và tìm
thấy hạnh phúc trong sự tĩnh lặng. Và không gian sống của bạn, dù lớn hay nhỏ, vẫn luôn có thể trở thành nơi bình yên nhất nếu bạn biết cách
kết nối với nó.
In the fast-paced modern life, where work and life pressures are constantly increasing, the need to find a tranquil space to recharge energy and maintain mental balance has become essential. Meditation space – a concept rooted in Buddhist philosophy – is now not only a place for meditation but has become a popular design trend in modern architecture and interior design. It is a space where one can find peace, even if only for a few minutes amid the chaos of life.
Meditation space in architecture is not just a fixed meditation area. It can be a small corner in the living room, a balcony filled with greenery, or even a minimalist bedroom. The idea of a meditation space is to bring tranquility and peace right into your home. To achieve this, meditation space design often follows certain principles:
A meditation space does not need to be overly complex. On the contrary, simplicity is the key factor. The space is arranged neatly, avoiding clutter and minimizing distractions. Only essential items are kept, such as a mat, a few soft cushions, and a small table to place candles or a small Buddha statue.
Light is an important factor in creating an ideal meditation space. Make use of natural light from large windows or use soft, gentle lighting to create a relaxing ambiance. Natural light not only provides warmth but also helps connect the living space with the outside world.
Wood, bamboo, natural stone, white pebbles – materials close to nature are always the ideal choice for a meditation space. A simple wooden chair, a few cotton cushions, a rug woven from natural fibers... all create a space that is both cozy and rustic, yet elegant.
Colors in the meditation space are often neutral tones such as white, gray, beige, light green, or earthy brown. These colors not only bring a sense of lightness to the eyes but also help the mind quickly achieve a state of peace.
Sound in the meditation space can be the gentle flow of water from a small fountain, the soft chime of a wind bell in the breeze, or simply absolute silence. If space is limited, you can choose to play soft meditation music, the sound of flowing streams, birds chirping, or the resonant sound of meditation bells. These sounds not only help you relax but also help the mind focus on each breath.
Natural Elements: Bringing Greenery Indoors
An ideal meditation space always has the presence of greenery. A small potted plant, a fresh flower vase, or even a small garden corner on the balcony. Nature not only brings life but also symbolizes regeneration and peace.
Aroma: Stimulating the Senses and Inner Peace
Aroma is an element that helps you easily relax and enter a meditative state. Lavender, lemongrass, mint essential oils, or a light incense fragrance will bring a sense of relaxation, dispelling stress. You can use essential oil diffusers, scented candles, or meditation incense to gently spread fragrance throughout the space.
A meditation space should have good air circulation. Open windows to welcome the breeze, or use a gentle fan to keep the air fresh. If opening windows is not possible, you can use an air conditioner or air purifier to maintain freshness. A closed, stuffy space will take away the relaxation that meditation provides.
In modern urban architecture, integrating meditation elements into living space design has become a popular trend. Not only limited to creating a meditation corner at home, but meditation elements are also integrated into the overall architecture of entire buildings.
• Chapel of Silence (Finland): A minimalist meditation space in the heart of Helsinki, where people can find absolute peace thanks to its secluded design and soft natural light.
• Meditation Chapel (South Korea): A structure with a simple form and natural light, where one can easily immerse in a meditative space.
• Tera House (Japan): A house with an open space, where light and shadow intertwine, creating a balance of visual and mental harmony.
Not everyone has enough space to build a separate meditation room in their home. But that does not mean you cannot bring the spirit of meditation into your living space. A few simple ideas can help you turn your daily living space into a place of peace:
• Meditation Corner in the Bedroom: Place a mat, a few soft cushions, and a scented candle. When needed, simply sit down, close your eyes, and focus on your breath.
• Balcony Meditation: If you have a small balcony, turn it into a meditation corner with a few green potted plants, a mat, and gentle morning light.
• Meditation Space in the Workspace: Place a small potted plant, a decorative stone, and a gentle painting. Just a few minutes of meditation during work hours can help you recharge.
Meditation is not just a physical space but also a state of mind. Whether it is in a minimalist room or just a small corner at home, meditation is a place that helps you pause from worries, return to yourself, listen to your inner voice, and find peace.
In the hustle and bustle of life, spending a few minutes each day in a meditation space will help you maintain balance, improve mental health, and find happiness in tranquility. And your living space, whether large or small, can always become the most peaceful place if you know how to connect with it.
Ảnh hưởng của
đối với trẻ em
Ô nhiễm tiếng ồn đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm
trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em—đối tượng dễ bị tổn thương do hệ
thần kinh và nhận thức đang trong quá trình phát triển. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiếng ồn môi trường và sự suy giảm khả năng học tập, hành vi, giấc ngủ cũng như sức khỏe tâm thần của trẻ.
Ảnh hưởng đến phát triển nhận thức và học tập
Một nghiên cứu năm 2022 tại Barcelona, Tây Ban
Nha, theo dõi 2.700 học sinh tiểu học trong một năm, cho thấy tiếng ồn giao thông làm chậm quá
trình phát triển trí nhớ làm việc và khả năng chú ý
của trẻ—những kỹ năng thiết yếu cho việc học tập, giải quyết vấn đề và hiểu ngôn ngữ. Cụ thể, trẻ em
tiếp xúc với mức độ tiếng ồn giao thông cao có sự
phát triển trí nhớ chậm hơn 23% và khả năng chú
ý chậm hơn 5% so với các bạn cùng lứa trong môi
trường yên tĩnh hơn.
Ngoài ra, tiếng ồn môi trường còn ảnh hưởng đến
khả năng đọc hiểu và hành vi của trẻ. Theo Cơ quan
Môi trường Châu Âu, hơn 500.000 trẻ em ở châu Âu bị suy giảm khả năng đọc do tiếng ồn từ giao
thông đường bộ, đường sắt và hàng không. Gần
60.000 trường hợp trẻ em gặp khó khăn về hành
vi cũng được cho là do tiếng ồn môi trường gây ra.
Tác động đến giấc ngủ và sức khỏe
tinh thần
Tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến học
tập mà còn gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
Nghiên cứu cho thấy tiếng ồn vào ban
đêm, đặc biệt từ giao thông, làm tăng số
lần thức giấc và giảm chất lượng giấc ngủ,
dẫn đến mệt mỏi và giảm khả năng tập
trung vào ban ngày.
Hơn nữa, tiếp xúc liên tục với tiếng ồn có
thể gây ra các phản ứng căng thẳng, cảm
giác bất lực và tăng huyết áp ở trẻ em .
Những tác động này không chỉ ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất mà còn đến sự phát
triển tâm lý và hành vi của trẻ.
Để giảm thiểu tác động của ô nhiễm
tiếng ồn lên sự phát triển của trẻ em,
cần có những biện pháp cụ thể và thực
tế như:
• Quy hoạch trường học và khu dân
cư: Ưu tiên xây dựng ở những khu
vực yên tĩnh, xa nguồn tiếng ồn
như đường cao tốc hoặc sân bay.
• Cải thiện cách âm: Sử dụng vật liệu cách âm trong lớp học và
phòng ngủ để giảm tiếng ồn xâm nhập.
• Giám sát tiếng ồn: Lắp đặt thiết bị
đo tiếng ồn trong trường học và
khu dân cư để theo dõi và kiểm
soát mức độ tiếng ồn.
• Giáo dục cộng đồng: Tăng cường
nhận thức về tác hại của ô nhiễm
tiếng ồn và khuyến khích hành vi
giảm tiếng ồn trong cộng đồng.
Việc bảo vệ trẻ em khỏi những tác
động tiêu cực của tiếng ồn đô thị
là một mục tiêu quan trọng trong
việc xây dựng một xã hội phát triển
bền vững. Bằng cách quy hoạch
hợp lý, cải thiện cơ sở hạ tầng và
nâng cao ý thức cộng đồng, chúng
ta có thể tạo ra những không gian
sống và học tập yên tĩnh hơn, nơi
trẻ em có thể phát triển toàn diện
về cả thể chất lẫn tinh thần.
Noise pollution is becoming a serious public health issue, particularly affecting children—who are more vulnerable due to their developing nervous and cognitive systems. Numerous studies have highlighted the link between environmental noise and impairments in learning, behavior, sleep, and mental health among children.
A 2022 study in Barcelona, Spain, which tracked 2,700 primary school students over a year, revealed that traffic noise slowed the development of children’s working memory and attention - skills essential for learning, problem-solving, and language comprehension. Specifically, children exposed to high levels of traffic noise experienced 23% slower working memory development and 5% slower attention development compared to peers in quieter environments.
Moreover, environmental noise also affects children’s reading comprehension and behavior. According to the European Environment Agency, over 500,000 children in Europe suffer from reduced reading abilities due to noise from road, rail, and air traffic. Nearly 60,000 cases of behavioral difficulties among children are also attributed to environmental noise.
Noise not only affects learning but also disrupts children’s sleep. Research shows that nighttime noise, particularly from traffic, increases the number of awakenings and reduces sleep quality, leading to fatigue and decreased daytime concentration.
Furthermore, continuous exposure to noise can trigger stress responses, feelings of helplessness, and elevated blood pressure in children. These impacts not only affect physical health but also have consequences for children’s psychological and behavioral development.
To mitigate the impact of noise pollution on children’s development, specific and practical measures should be taken, including:
• Urban Planning for Schools and Residential Areas: Prioritize construction in quiet areas, away from noise sources such as highways or airports.
• Soundproofing Improvements: Use soundproofing materials in classrooms and bedrooms to reduce noise intrusion.
• Noise Monitoring: Install noise measurement devices in schools and residential areas to monitor and control noise levels.
• Community Education: Raise awareness about the harmful effects of noise pollution and promote noise-reducing behaviors within the community.
Protecting children from the negative effects of urban noise is a crucial goal in building a sustainable society. Through proper urban planning, infrastructure improvements, and enhanced community awareness, we can create quieter living and learning spaces where children can thrive both physically and mentally.
8
Diamond Island có tổng diện tích 8 ha
Diamond Island encompasses an area of 8 hectares
1.275
Diamond Island có tổng số 1.275 căn hộ cao cấp
Diamond Island features 1,275 luxury apartments
6
Diamond Island bao gồm 6 tòa tháp cao trung bình từ 25 - 29 tầng
Diamond Island comprises of six towers with an average height of 25 to 29 floors
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ với
đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ.
Địa điểm: Tầng trệt, Tháp B2, Tòa Brilliant, Khu căn hộ Diamond Island,
Số 01 - Đường Trần Quý Kiên, Phường Bình Trưng Tây, Thành phố Thủ
Đức, Hồ Chí Minh
Hotline: 0901 861 119
Email: diamondisland@pmcweb.vn
If you have any questions or inquiries, please contact our customer service team for support.
Location: G Floor, Tower B2, Brilliant Tower, Diamond Island Apartments, No. 01 - Tran Quy Kien Street, Binh Trung Tay Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City
Hotline: 0901 861 119
Email: diamondisland@pmcweb.vn