ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TINH NHUỆ
Hướng đi nào? VŨ TUẤN ANH
Cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi căn bản cung - cầu lao động tại Việt Nam, đòi hỏi cần có một góc nhìn mới, hệ thống, kết nối giữa những chương trình và hoạt động khác nhau trên thị trường lao động.
N
ghề nghiệp hiện nay thay đổi rất nhanh và bất định. Một chuyên viên ngân hàng ngày hôm nay có thể nghỉ việc để khởi nghiệp cửa hàng bán bánh ngọt. Một kỹ sư điện tử có thể đi học nghề cắm hoa để khởi sự cửa hàng hoa. Một startup phá sản, nhà sáng lập quay trở lại vị trí nhân viên làm việc trong công ty phần mềm... Các cá nhân trong thế kỷ XXI sẽ có xu hướng sở hữu nhiều ngành nghề bên cạnh nghề cơ bản của mình. Một kỹ sư điện có thể tham gia trong doanh nghiệp startup IoT bên cạnh công việc hiện tại. Một thợ làm bánh có thể tư vấn kỹ thuật làm bánh cho tiệm bánh sau giờ làm việc. Một chị chuyên viên PR có thể làm việc theo dạng chuyên viên
Mọi vị trí trong doanh nghiệp đều phải đổi mới
tự do viết bài cho các doanh nghiệp... Các công nghệ 4.0 như mạng xã hội, di động, ứng dụng đã cho phép người lao động làm nhiều việc song song. Những ví dụ đó phản ánh một thực tại: Nghề nghiệp trong thời gian tới sẽ trở nên phân cực và hội tụ cùng một thời điểm. Các cá nhân có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau nhưng lại có khả năng thực hiện các nghề nghiệp khác nhau song hành. Các bạn trẻ cần được định hướng chuẩn bị cho những thay đổi càng sớm càng tốt nhằm đối phó với sự bất ổn trong tương lai nghề nghiệp. Để thực hiện điều đó, giáo dục nghề nghiệp cho giới trẻ trong thế kỷ XXI cần chú ý một số những định hướng và thay đổi như sau để tích hợp
hướng nghiệp - nghề nghiệp - khởi nghiệp nhằm tạo ra lực lượng lao động tinh nhuệ có khả năng linh hoạt đáp ứng mọi thay đổi của nghề nghiệp trong tương lai. 1. Giá trị của người lao động: Trong thời kỳ 4.0, khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm rẻ, chất lượng tốt, đáp ứng nhanh cùng lúc, khiến người lao động cần phải chuẩn bị nhiều hơn về đổi mới sáng tạo, kết nối, tâm thế khởi nghiệp và sử dụng công nghệ thành thạo để tạo ra những giá trị tích hợp và đổi mới sáng tạo liên tục, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phức tạp của thị trường. 2. Kiến tạo nghề nghiệp tự thân: Người lao động 4.0 phải kiến tạo nghề nghiệp cho chính mình nhằm giúp cho bản thân, gia đình và xã
hội. Khái niệm kiến tạo nghề nghiệp không chỉ được hiểu tạo ra việc làm mà còn trong bối cảnh người lao động tại mọi vị trí trong doanh nghiệp đều phải làm mới/đổi mới nhằm tạo ra giá trị nhiều hơn cho chính doanh nghiệp và các đối tượng liên quan của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp... 3. Tri thức nghề nghiệp tích hợp: Xu hướng nghề trong cuộc CMCN 4.0 là tích hợp, giao thoa và hội tụ tri thức của nhiều ngành. Các việc làm trong nhà máy thông minh đòi hỏi tri thức của tự động, điện tử, công nghệ thông tin… từ người lao động. Các chương trình đào tạo cần phối hợp giữa nhiều ngành để bảo đảm cả về mức độ sâu từng chuyên ngành cũng như chiều rộng của đa ngành đáp ứng
Giáo dục thế kỷ XXI cần kiến tạo cá nhân có năng lực và ước mong học tập tự thân thay vì giảng dạy cho học viên những tri thức định sẵn. Từ đó, cá nhân sẽ tự định hướng, học tập và phát triển cả đời trong hệ sinh thái nghề nghiệp.
20 |
- Xuân Kỷ Hợi
nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và xã hội. 4. Thay đổi triết lý học tập: Các chương trình đào tạo cần chú ý tới việc định hướng tâm thế học tập cả đời, sẵn sàng thay đổi cũng như các kỹ năng học tập và phát triển bản thân hiệu quả. Giáo dục thế kỷ XXI cần kiến tạo cá nhân có năng lực và ước mong học tập tự thân thay vì giảng dạy cho học viên những tri thức định sẵn. Từ những nền tảng và năng lực tự học được đào tạo, cá nhân sẽ tự định hướng, học tập và phát triển cả đời trong hệ sinh thái nghề nghiệp. 5. Chuỗi số hóa trong doanh nghiệp: Ứng dụng công nghệ 4.0 đã thay đổi hoàn toàn cách thức doanh nghiệp hoạt động. Các nhà máy hoặc các hệ thống vận hành có khả năng tự động không có sự can thiệp của con người hoặc rất ít. Nhà trường cần hướng tới cho người học khả năng tích hợp vận hành, kiểm soát và làm chủ các hệ thống tự động trong tương lai gần. 6. Thực hiện số hóa doanh nghiệp: Quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang số hóa sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cũng như ngành nghề mới. Ví dụ, các ngành nghề liên quan tới big data sẽ có nhu cầu lớn. Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cần có các định hướng chuyển đổi các chương trình đào tạo hướng tới các nhu cầu mới trong xã hội song song với quá trình ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp. 7. Lao động tích hợp: Do chuỗi số hóa ngày càng trở nên phổ biến, người lao động