Hà Nguyên Du: Từ Thơ Tới Báo, Thêm 1 Gánh Nặng Chữ Nghĩa 01/01/200800:00:00(Xem: 2812) Phan Tấn Hải
Nhà thơ Hà Nguyên Du.
Khi một nhà thơ chuyển sang gồng gánh thêm nghiệp làm báo, đó sẽ là một bước ngoặt rất lớn, không chỉ riêng cho thi sĩ, mà còn cho cả việc hy sinh và sắp xếp thời giờ trong các nhiệm vụ đối với gia đình. Nhưng với Hà Nguyên Du, anh xem đó là chuyện tất Hà Nguyên Du: Từ Thơ Tới Báo, Thêm 1 Gánh Nặng Chữ Nghĩa
1
nhiên, vì trọn một đời, anh chỉ sống chết với chữ nghĩa và thơ thôi. Hà Nguyên Du đã nổi tiếng qua nhiều sáng tác đã đăng trên nhiều tạp chí văn học, và qua các tuyển tập thi ca anh xuất bản các năm qua. Trong đó nổi bật nhất, và được các nhà bình luận chú ý nhất là tập "anh biết, em yêu dấu…" Hãy đọc lại những dòng rất thơ mộng của Hà Nguyên Du: "… con chim nào kia như chim bói cá" con chim nào kia như chim họa đen" ơi! những hàng cây bên bờ lá cảm buồn say sóng lá rơi cây động lòng thương nước ròng cây xiêu mưa nắng vô tình như môi em để khô gió trốt vô tình như tay em bận bịu một ngày tâm không thả rong một ngày tâm sốt một ngày hoa không thụ tinh một ngày hoa rụng một ngày không thai nghén thơ một ngày tâm loạn một ngày em quên hôn anh một ngày như thế tận…" Nhà thơ Hà Nguyên Du tuần qua cho biết rằng anh sẽ giữ vai Phó Chủ Bút để giúp Chủ Bút Nguyễn Trung Hối hồi sinh tờ báo văn học Giai Phẩm Chủ Đề. Số gần nhất của tờ này là Mùa Đông 2002, tức số Chủ Đề 12, và đã nằm ngủ giấc mùa đông thật dài tới bây giờ. Hà Nguyên Du: Từ Thơ Tới Báo, Thêm 1 Gánh Nặng Chữ Nghĩa
2
Hà Nguyên Du hiện cũng là người thực hiện các trang web: www.hanguyendu.comvà www.giaipha mchude.com, cho biết anh đang nỗ lực mời gọi các văn hữu toàn cầu đóng góp bài vở thơ, truyện, dịch, bình luận và vân vân cho Chủ Đề số 13, tức Giải Phẩm Chủ Đề Mùa Xuân 2008, và xin gửi bài về trước ngày 151-2008. Bài xin gửi về: giaiphamchude@gmail.comhoặc c_chud e@yahoo.com. Tại sao một thi sĩ lại mang thêm gánh nặng làm báo" Mà riêng công việc đọc bào cho tạp chí văn chương này cũng rất nặng nhọc, với trước giờ đã có một ban biên tập hùng hậu. Như trong Giai Phẩm Chủ Đề 12 hồi năm 2002 là chủ đề "Chủ Nghĩa & Văn Chương Hậu Thuộc Địa," trong đó ngay trang bìa có ghi góp mặt của Ngự Thuyết, Nguyễn Minh Triết, Hoàng Ngọc Tuấn, Trần Thị Minh Nguyệt, Nhật Nguyễn, Hàn Song Tường, Lê Thị Thấm Vân, Đức Phổ, Nam Dao, Lưu Nguyễn Từ Thức, Dung Nham, Trịnh Thanh Thủy, Phạm Ngọc, Hoàng Xuân Sơn, Hà Nguyên Du, Hải Phương, Hồng Thị Dã Quỳ, Nguyễn Quang Tuấn, Cổ Ngư, Nguyễn Trung Dũng, Trần Thị Hoa, Lê Xuân Hy, Nghiêm Hồng, Nguyễn Vy Khanh, Phạm Vũ Helga… Bài cho số Giai Phẩm 13 sẽ có những ai" Chắc chắn sẽ là một sự xuất hiện tuyệt hảo. Thực sự, về mặt cá nhân, tôi vẫn thích một Hà Nguyên Du làm thơ mà mình đã biết rõ, Hà Nguyên Du: Từ Thơ Tới Báo, Thêm 1 Gánh Nặng Chữ Nghĩa
3
hơn là một Hà Nguyên Du làm báo mà mình chưa biết rõ. Nhà thơ là người ném chữ lên trời, mặc cho gió thổi bay đi. Còn nhà báo là người trải chữ lên trang giấy, sửa chính tả, đo độ ngắn dài, sắp xếp theo các khổ báo, đếm trang, và mệt nhọc cân nhắc… Thế đấy, làm thơ vẫn đẹp hơn nhiều. Đặc biệt, Hà Nguyên Du còn là một nhà thơ được nhiều tác giả khác trân trọng. Nơi đây xin ghi vài ý kiến từ các tác giả nổi tiếng nói về Hà Nguyên Du. Du Tử Lê: "Từ những ao, vụng rung động cũ, cách diễn đạt cũ, Hà Nguyên Du đã có được cho sinh phần thơ mình, một thổ ngơi, một khí hậu khác. Anh quăng, ném mình một cách dữ dội, vào những cái mới. Trái tim thi ca Hà Nguyên Du, do đó đập được nhịp đập hiện đại. Hôm nay kiểm chứng lại, tôi thấy dường như tôi không quá lời, khi viết, về tiếng thơ này." Nguyễn Vy Khanh: "Hà Nguyên Du thử nghiệm nhiều thể loại thi ca, làm mới, làm khác thơ mới, tự do hóa thơ đã tự do; và ở mỗi thể loại nhà thơ lại thử nghiệm cung cách mới vận dụng khác con chữ, thế chữ thường dùng... Nhạc tính luôn hiện diện, lúc như ca dao, vọng cổ, lúc lại đầy điệu lòng thời đại... Thơ Hà Nguyên Du phải đọc lên mới thấy cái hay, cái thú, cái thơ, tiềm ẩn của âm lời, chữ nghĩa!" Huy Trâm: "Hà Nguyên Du là một trong những thi sĩ ở hải ngoại mà hồn thơ trải rộng ra trên nhiều phạm trù. Nhưng nổi bật nhất là niềm đau âm thầm, ray rứt trong tâm Hà Nguyên Du: Từ Thơ Tới Báo, Thêm 1 Gánh Nặng Chữ Nghĩa
4
thức của một kẻ, nhìn hạnh phút cuộc đời như những bè mây tung giạt trôi, không sao nắm bắt được. Về hình thức thơ Hà Nguyên Du là sự kết hợp đủ mọi thể loại, từ thơ niêm luật, vần sang thơ buông, phá thể và tự do, nhưng tôi nghĩ những bài có sức truyền cảm mạnh, chính là những bài thất ngôn, được viết rất thoáng nhẹ..." Và bạn đọc muốn biết thi sĩ tự giới thiệu mình ra sao" Xin mời đọc lời của chàng: "Hà Nguyên Du, Tôi, làm thơ, sống với thơ hơn hai phần ba tuổi đời, tính đến nay có trên ba mươi năm. Lúc tuổi vừa mới lên trung học đệ nhất cấp với những sinh hoạt hăng hái trong vài bút nhóm, thi văn đoàn, cho đến khi làm thơ biệt lập, một mình. Có nhiều thơ đăng trên một số báo và tạp chí ở Sàigòn, với mốc thời gian không bao giờ quên ... đó là năm Mậu Thân (1968) ngập tràn máu lửa. Tiếp đến, người làm thơ, tôi phải đi vào đời và nhập cuộc, để phải trải qua muôn vàn nghiệt ngã và thử thách. May mà còn nguyên vẹn trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do trước kia... và may mà còn sống sót trở về từ các địa ngục tù đày, tưởng như bỏ mạng của sau 1975 dưới chế độ CSVN…" Đặc biệt, nhiều bài thơ mới của Hà Nguyên Du đang lưu trữ nơi đây: http://thotanhinhthuc.org/ Xin chúc nhà thơ Hà Nguyên Du năm mới, nhiều gánh nặng chữ nghĩa thêm.
Hà Nguyên Du: Từ Thơ Tới Báo, Thêm 1 Gánh Nặng Chữ Nghĩa
5