- Dạy học dự án đã được triển khai rộng rãi trong các trường Trung học phổ thông ở Việt Nam Ở Việt Nam, dạy học dự án chính thức du nhập vào năm 2003. Có rất nhiều bài viết tiếp cận dạy học dự án từ góc độ lý luận trên các tạp chí và website; tiêu biểu các tác giả như: PGS.TS Đỗ Hương Trà, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc, TS Nguyễn Văn Cường và Th.S Nguyễn Thị Diệu Thảo... Ngoài ra, dạy học dự án cũng được nghiên cứu trong các khóa luận và luận văn tốt nghiệp, các sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp trên khắp cả nước. Và năm học 2020- 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo có chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên ( trong đó có dạy học dự án cho các giáo viên phổ thông toàn quốc). 2.1.2.2. Thực trạng hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông
Đối với môn Ngữ văn, việc tổ chức hoạt động cho học sinh trước tiết học hết sức quan trọng. Để tiến hành một giờ học văn có hiệu quả thì đòi hỏi học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Nhưng việc chuẩn bị bài của học sinh có đạt hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào vai trò hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động này được giáo viên thực hiện cuối mỗi tiết học chính. Thực chất đó là khâu dặn dò cuối mỗi bài học. Giáo viên tùy theo đơn vị bài học mà vạch ra kế hoạch hướng dẫn cụ thể những nhiệm vụ học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà cho những tiết học sau. Thông thường, giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa. Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài trong sách giáo khoa còn mang tính định hướng chung chung, không có hướng dẫn chi tiết trong từng phần hoặc từng mục. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), câu hỏi hướng dẫn học bài như sau: 1. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện? 2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh/ chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp? 3. Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “Một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? 4. Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả coi đây là “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? 5. Anh/ chị có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện “Chữ người tử tù”? 11