THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ - THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062415
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG I -------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài “THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ - THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO- SINH 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” Đồng tác giả: Lê Thị Phương - Kha Thị Dần Tổ chuyên môn: Tự nhiên Điện thoại: Nghệ An, tháng 03 năm 2022
MỤC LỤC Nội dung Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1. Cơ sở lý luận 3
1.1. Khái niệm về kiểm tra 3 1.2. Khái niệm về đánh giá 3 1.3.Quan điểm hiện đại về KTĐG theo phát triển phẩm chất năng lực. 4
1.3. Nguyên tắc KTĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 4
1.4. Quy trình kiểm tra đánh giá 5
1.5. Hình thức kiểm tra đánh giá 5
1.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá 5
1.7. Xây dựng công cụ KTĐG 5
2. Cơ sở thực tiễn 11
2.1. Một số thuận lợi và khó khăn của trường THPT Tương Dương 1 11 2.2. Thực trạng của vấn đề thiết kế và vận dụng công cụ KTĐG vào dạy học môn sinh học ở trường THPT hiện nay 12 3.
DẠYKÈMQUYNHƠN
2
OFFICIAL
Bước
Bước
Bước
18
Thiết kế và vận dụng công cụ KTĐG vào dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 THPT 14
1: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề 14
2: Phân tích và mô tả mức độ biểu hiện yêu cầu cần đạt 15
3: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động và yêu cầu cần đạt của chủ đề
Bước 4: Công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề. 19
4.Thực nghiệm 40
4.1. Mục đích thực nghiệm. 40 4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 40 4.3. Phương pháp thực nghiệm 40 4.4. Nội dung thực nghiệm 41
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1. Kết luận 45 2. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài. 45 3. Đề xuất và kiến nghị 46 QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt Viết đầy đủ
THPT : Trung học phổ thông
GDPT : Giáo dục phổ thông
PPDH : Phương pháp dạy học
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
GV-HS : Giáo viên
KTĐG : Kiểm tra đánh giá
KHTN : Khoa học tự nhiên
SGK : Sách giáo khoa
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
ĐC : Đối chứng
TN : Thí nghiệm
DẠYKÈMQUYNHƠN
3
OFFICIAL
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Kiểm tra đánh giá là công cụ cần thiết để cung cấp cho giáo viên những phản hồi về phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận của mình đồng thời giúp thiết kế các bài học mới. GD hiện đại đang chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực; người học không chỉ biết cái gì mà quan trọng hơn là làm được cái gì trên cơ sở hiểu biết ấy. Trong quá trình dạy học, mỗi khâu đều góp phần hoàn thành mục tiêu chung đồng thời hoàn thành những chức năng riêng biệt. Đổi mới kiểm tra đánh giá của HS góp phần quan trọng vào đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nhà giáo dục G.K. Miler cho rằng:“Thay đổi chương trình hoặc phương pháp dạy học mà không thay đổi hệ thống đánh giá thì chưa chắc đã thay đổi được chất lượng dạy học. Nhưng thay đổi hệ thống đánh giá mà không thay đổi chương trình giảng dạy thì lại có thể tạo nên sự thay đổi theo chiều hướng tốt của chất lượng dạy học”.
OFFICIAL
Xu hướng kiểm tra, đánh giá của các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đánh giá năng lực người học. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, cách dạy và học của học sinh bị chi phối bởi quan niệm chỉ học những gì có trong đề kiểm tra và thi. Việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá trong dạy học còn bị xem nhẹ hoặc ít khi được áp dụng trong thực tế dạy học. KTĐG trước đây chủ yếu ở cuối mỗi bài, mỗi chương hoặc sau mỗi nội dung học nên ít đánh giá được năng lực người học. Vì vậy, KTĐG phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học.
Thực tiễn dạy học môn Sinh học hiện nay ở trường THPT cho thấy hoạt động Kiểm tra đánh giá cần phải được quan tâm đổi mới nhiều hơn nữa, bởi vì “đến nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở đổi mới việc ra đề tự luận, trắc nghiệm, đánh giá theo PiSa ... còn việc đổi mới về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá” trong dạy học thì chưa được quan tâm đúng mức. Năm học 2020 - 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cho tập thể đội ngũ sư phạm trong cả nước thực hiện học tập các chuyên đề (Module 1, 2, 3). Trong đó module 3 chúng tôi đã vận dụng hiệu quả. Chúng tôi tự nhận thấy đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá môn Sinh học ở trường THPT theo cách dùng công cụ KTĐG như Bảng kiểm, Rubrics, bài tập, hồ sơ học tập... là hợp lí và chúng tôi tiến hành thử nghiệm. Đối với HS, môn Sinh học là một bộ môn quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Trong đó, chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 là kiến thức đặc biệt quan trọng vì nó có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có thể tạo điều kiện thực hiện liên môn ở trường phổ thông. Tuy nhiên, chủ đề này có khối lượng kiến thức khá mới mẻ với HS khi bắt đầu học chương trình THPT và nó tạo ra không ít khó khăn cho các em khi lần đầu tiếp xúc. Khi học xong chủ đề này, HS sẽ thấy được các đặc điểm của sự sống ở cấp độ tế bào là do các
DẠYKÈMQUYNHƠN
4
đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào quy định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Như vậy sự sống không có gì là huyền bí mà đều chịu sự chi phối của các quy luật lý hóa.
Vì lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình GDPT 2018”.
OFFICIAL
2. Mục đích nghiên cứu: Chúng ta cũng biết rằng, tháng 3 năm 2021, Bộ Giáo dục Và Đào tạo đã tập huấn trực tuyến Chuyên đề Module 3: “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực người học” cho giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà THPT, TTGDTX trong cả nước. Tài liệu tập huấn đã giới thiệu khá kĩ lí thuyết, Video, câu hỏi, bài tập thực nghiệm. Tuy nhiên, đối với những giáo viên miền núi như chúng tôi, đây vẫn là những công cụ kiểm tra khá mới mẻ. Và tôi muốn vận dụng nó vào thực tiễn dạy học môn Sinh học ở tất cả các khối lớp khác nhau. Đây là một việc làm thiết thực. Nghiên cứu để tìm ra một số cách thức (giải pháp) vận dụng công cụ như Bảng kiểm, Rubrics, bài tập, hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, câu hỏi, đề kiểm tra… vào kiểm tra đánh giá khi dạy chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào –Sinh 10, góp phần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học ở nhà trường THPT.
Nghiên cứu có thể làm căn cứ đáng tin cậy cho việc tiến hành sử dụng công cụ KTĐG trong kiểm tra đánh giá dạy học môn Sinh học những năm sắp tới ở các nhà trường THPT của nước ta.
Đó là những vấn đề then chốt mà chúng ta cần suy nghĩ và cũng là mục đích mà đề tài muốn hướng tới. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số kĩ thuật đánh giá dùng trong quá trình DH môn Sinh học hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về PPDH môn Sinh, tài liệu viết về việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
- Phương pháp điều tra quan sát: Quan sát thực trạng dạy và học môn Sinh ở một số trường THPT. Tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp dạy giỏi Sinh.
DẠYKÈMQUYNHƠN
5
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm giảng dạy ở một số lớp để xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: để xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2020-2021, 2021-2022 là hai năm học có nhiều biến động, giáo viên đựơc tập huấn các module để chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa vào năm 2022- 2023. Yêu cầu về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên ngày càng cao. Điểm mới của đề tài lần này là cung cấp lí thuyết về các công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Sinh học ở nhà trường THPT. Vận dụng vào thực tiễn: Kết quả thực nghiệm từ quá trình dạy học môn Sinh học ở học kì II năm học 2020 - 2021 và học kỳ I năm học 2021-2022 (so sánh với cách dạy cũ môn này ở các năm học trước đó), chủ yếu thuộc chương trình môn Sinh 10.
OFFICIAL
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo lường để đưa ra các kết quả, so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, chi phối…
Như vậy, trong giáo dục:
- Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học
- Kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của GV
- Kiểm tra, định giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học.
1.2. Khái niệm về đánh giá
- Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
- Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
- Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó
DẠYKÈMQUYNHƠN
6
biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.
1.3. Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ, coi mỗi hoạt động đánh giá như là một hoạt động học tập và đánh giá là vì hoạt động học tập của HS. Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra
Đánh giá là học tập: Nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập.
Đánh giá vì học tập: Diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học nhằm phát hiện sự tiến bộ của người học từ đó hỗ trợ điều chỉnh quá trình dạy học. Đánh giá kết quả học tập: Có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại lên lớp và chứng nhận kết quả.
1.4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT Ngoài các nguyên tắc chung của KTĐG là: Đảm bảo tính giá trị; Đảm bảo độ tin cậy; Đảm bảo tính công bằng
KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá. Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề
DẠYKÈMQUYNHƠN
7
OFFICIAL
trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.
Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.
1.5. Quy trình kiểm tra đánh giá
Gồm 7 bước xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá:
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá, phân tích mục tiêu học tập sẽ đánh giá
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
Bước 3: Lựa chọn, thiết kế công cụ đánh giá
Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá
Bước 5: Phân tích, xử lí kết quả đánh giá
Bước 6: Giải thích và phản hồi kết quả đánh giá
Bước 7: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
1.6. Hình thức kiểm tra đánh giá
Có 2 hình thức: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
1.7. Phương pháp KTĐG
Để thu thập thông tin về kết quả học tập của người học, GV thường sử dụng các phương pháp đánh giá phổ biến như: phương pháp kiểm tra viết, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, phương pháp đánh giá sản phẩm học tập….
1.8. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh THPT trong dạy học sinh học
1.8.1. Câu hỏi
a. Khái niệm: “Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một mệnh lệnh cần được giải quyết” (Trần Bá Hoành , 1997). Câu hỏi là một trong các công cụ khá phổ biến được dùng trong kiểm tra, đánh giá. Câu hỏi có thể được sử dụng trong kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết dưới dạng: tự luận, trắc nghiệm, bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWLH… Khi thiết kế dạng câu hỏi này thì GV cần dựa vào các yêu cầu cần đạt, mức độ nhận thức (biết, hiểu, vận dụng) để thiết kế câu hỏi cho phù hợp.
DẠYKÈMQUYNHƠN
8
OFFICIAL
b. Các dạng câu hỏi
Câu hỏi tự luận
+ Câu tự luận mở rộng: là loại câu có phạm vi trả lời rộng và khái quát, HS tự do biểu đạt kiến thức, ý tưởng, quan điểm của mình.
+ Câu tự luận giới hạn: các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn bài tự luận mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời, do đó, việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn. GV có thể sử dụng dạng câu hỏi này đánh giá năng lực nhận thức Sinh học hoặc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Là dạng câu hỏi bao gồm một câu hỏi và các phương án trả lời. Trong các phương án trả lời, có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án sai/ phương án nhiễu. Dạng câu hỏi này có hai phần, phần dẫn và phương án trả lời. Cụ thể như sau:
+ Loại câu đúng - sai: Thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng hay sai.
+ Loại câu điền vào chỗ trống: Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.
+ Câu ghép đôi: Loại câu này thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm... Nhiệm vụ của người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.
1.8.2. Bảng kiểm (Thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Checklist”) là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới. Đầu tiên, Bảng kiểm được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực hàng không để liệt kê và kiểm nghiệm các yếu tố an toàn của chuyến bay. Trong các lĩnh vực khác, nó được sử dụng như một danh mục nhằm liệt kê và kiểm tra chất lượng một sản phẩm, một quá trình, một hoạt động. Kathleen Duden Rowlands viết: “Mọi người sử dụng Checklist… không thể không đề cập đến một loạt các ứng dụng thậm chí còn kì lạ hơn…”. Bảng kiểm (Checklist) được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục đã được đề cập đến với nhiều hình thức khác nhau như: Bảng kiểm sử dụng để kiểm tra kĩ năng tóm tắt văn bản văn học của học sinh; Bảng kiểm giúp học sinh tự đánh giá học sinh và đánh giá chính mình… Bảng kiểm được sử dụng trong dạy học Đọc Văn nhằm phát huy tính tích cực tự giác học tập của các em.
DẠYKÈMQUYNHƠN
9
OFFICIAL
Việc đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới đồng bộ các phương diện giáo dục từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến cách thức đánh giá, nhằm thay đổi lối dạy học một chiều sang dạy học tương tác, giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; bồi dưỡng phương pháp tự học, năng lực hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có tinh thần nhân văn và niềm vui, hứng thú học tập.
1.8.3. Rubrics:
Tiếng La tinh gọi là Rubrica, có nghĩa là “vùng đất đỏ” (Dùng để hướng dẫn các dịch vụ nhà thờ). Thuật ngữ này sử dụng trong tiếng Anh từ năm 1400. Về sau, Rubrics được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích thiết kế các tiêu chí nhằm đánh giá một hoạt động nào đó. Trong giáo dục, Rubrics được vận dụng để xây dựng “phát triển tiêu chuẩn xếp hạng” trong một kỳ đánh giá của thập niên 1970 ở Mỹ. Hiện nay, Rubrics được dùng ngày càng phổ biến trong đánh giá của giáo dục: Công bố tiêu chí cần đạt trong suốt cấp học, khoá học, bài học; bài trình bày kiểm tra nói, viết, các sản phảm học tập của học sinh (Giáo viên đánh giá hoặc học sinh đánh giá lẫn nhau). Nhiều bài viết về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục của các quốc gia tiên tiến đã đề cập đến Rubrics với nội dung giới thiệu khái niệm, hình thức, lợi ích, cách sử dụng phiếu Rubrics (…)
“Ngày nay, Rubrics trở thành công cụ được dùng phổ biến trong dạy học, kiểm tra đánh giá của hầu hết các quốc gia như là một sự công bố, thông báo cho người học biết những mục đích mong đợi mà họ cần hướng đến để đạt được chất lượng học tập mong muốn”
Ở Việt Nam, Rubrics được sử dụng trong giáo dục còn hạn chế.
1.8.4. Bài tập a. Khái niệm bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000): “Bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng những điều đã học được”.
Bài tập trong đánh giá phát triển NLHS là những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, trong đó chứa đựng những vấn đề mà HS cần phải quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục.
b. Một số dạng bài tập
+ Bài tập viết một đoạn văn
Ví dụ: GV có thể đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới sống của HS trong dạy HS học, thông qua bài tập sau:
Hãy tìm hiểu thông tin về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật, viết một đoạn 300 từ những hiểu biết của em về vấn đề đó
DẠYKÈMQUYNHƠN
10
OFFICIAL
+ Bài tập khai thác kênh hình/kênhchữ:
Yêu cầu HS xem hình ảnh, video, sơ đồ, biểu đồ; đọc thông tin để tóm tắt, trả lời câu hỏi, viết tóm tắt, giải thích,...
+ Bài tập thực tiễn
Theo tác giả Lê Thanh Oai (2016), “Bài tập thực tiễn là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học, đồng thời phát triển năng lực người học”.
+ Bài tập tình huống
Theo Boehrer (1995) “Tình huống là một câu chuyện có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”. Tình huống được đưa vào giảng dạy dưới dạng những bài tập nghiên cứu tình huống (bài tập tình huống).
+ Bài tập dự án
Bài tập dự án là nhiệm vụ một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được mà HS phải tự lực thực hiện dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV.
c. Những vấn đề chung về bài tập
+ Cách sử dụng bài tập trong dạy học
Bài tập được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, trong kiểm tra viết thông qua thảo luận nhóm, làm việc cá nhân hoặc toàn lớp.
GV không chỉ quan tâm đến nội dung câu trả lời mà còn quan tâm đến quá trình HS tìm kiếm, thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề. Thông qua bài tập tình huống, HS sẽ được đánh giá dựa vào các hoạt động, kết quả trả lời các câu hỏi của chính các em.
+ Yêu cầu xây dựng bài tập
Khi xây dựng bài tập GV phải tuân thủ một số yêu cầu sau:
Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của HS.
Cần vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể
Cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau
Có tính giáo dục, có tính khái quát hóa, có tính thời sự
Cần có những tình tiết, bao hàm các trích dẫn.
DẠYKÈMQUYNHƠN
11
OFFICIAL
1.8.5 . Đề kiểm tra
a. Khái niệm đề kiểm tra:
Đề kiểm tra là công cụ đánh giá quen thuộc, được sử dụng trong phương pháp kiểm tra viết. Đề thi gồm các câu hỏi tự luận hoặc các câu hỏi trắc nghiệm hoặc kết hợp cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
b. Quy trình xây dựng đề kiểm tra trong dạy học môn Sinh học
Quy trình xây dựng đề kiểm tra trong dạy học môn Sinh học như sau:
OFFICIAL
1.8.6. Sản phẩm học tập
Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có. Thông qua sản phẩm học tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm và đánh giá mức độ đạt được các năng lực của HS.
Sản phẩm học tập của HS rất đa dạng, là kết quả của thực hiện các nhiệm vụ học tập như thí nghiệm/chế tạo, làm dự án học tập, nghiên cứu đề tài khoa học - kĩ thuật, bài luận....HS phải trình bày sản phẩm của mình, GV sẽ nhận xét và đánh giá. Một số sản phẩm hoạt động học tập cơ bản của HS: như dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, sản phẩm thực hành thí nghiệm/chế tạo.
1.8.7. Hồ sơ học tập
a. Khái niệm Hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn một cách có chủ đích của người học trong quá trình học tập môn học, được sắp xếp có hệ thống và theo một trình tự nhất định.
Hồ sơ học tập không phải tất cả các sản phẩm đã thực hiện của người học.
DẠYKÈMQUYNHƠN
12
Các yếu tố đưa vào trong hồ sơ học tập cần được lựa chọn cẩn thận và có cân nhắc để phục vụ cho mục đích cụ thể.
b. Mục đích sử dụng
Hồ sơ học tập có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng hai mục đích chính của hồ sơ học tập là:
Trưng bày/giới thiệu thành tích của người học. Chứng minh sự tiến bộ của người học về một chủ đề/lĩnh vực nào đó theo thời gian
c. Thiết kế các dạng hồ sơ học tập/ thiết kế và quản lý hồ sơ Các sản phẩm đưa vào hồ sơ học tập được lấy từ các hoạt động học tập hàng ngày của HS như bài tập về nhà, các báo cáo, băng ghi âm, hình vẽ, tranh vẽ… do GV giao cho, hoặc từ các bài kiểm tra thường xuyên và định kì.
1.8.8. Thang đánh giá
OFFICIAL
a. Khái niệm Thang đánh giá (rating scales)
Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả.
b. Các loại thang đánh giá
Dạng 1. Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng, người đánh giá đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt được. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời.
Dạng 2. Thang dạng đồ thị: Mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những điểm nhất định trên đoạn thẳng và người đánh giá sẽ đánh dấu (X) vào điểm bất kì thể hiện mức độ trên đoạn thẳng đó. Với mỗi điểm cũng có những lời mô tả mức độ một cách ngắn gọn.
Dạng 3. Thang mô tả: là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của HS.
Người ta còn thường kết hợp cả thang đánh giá số và thang đánh giá mô tả để việc đánh giá được thuận lợi hơn.
Để có thể đánh giá được nhiều kĩ năng, có thể sử dụng phiếu đánh giá gồm nhiều thang đo khác nhau.
DẠYKÈMQUYNHƠN
13
1.9. Nội dung chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10
- Các nguyên tố hóa học và nước
- Cacbohiddrat và lipit
- Protein - Axitnucleic.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Một số thuận lợi và khó khăn của trường THPT Tương Dương 1 nơi chúng tôi đang công tác.
2.1.1. Về phía giáo viên:
* Thuận lợi:
Trường THPT Tương Dương 1 đóng trên địa bàn của một huyện miền núi có đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ nên nhiệt tình trong công tác giáo dục và giảng dạy học sinh. Năm học 2020-2021, nhà trường tạo điều kiện lắp thêm ti vi có kết nối mạng intenet cho tất cả các khối lớp, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã cấp cho 2 phòng thực hành Lý và Sinh với đầy đủ dụng cụ thực hành thí nghiệm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Sở Giáo dục bắt nhận kịp thời những chuyển biến mới nhất từ Bộ. Đội ngũ giáo viên của tỉnh nhà được tham gia học tập bồi dưỡng các Module đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chương trình đổi mới Sách giáo khoa 2018. Giáo viên có điều kiện vận dụng phương pháp được tập huấn theo chương trình Etep vào giảng dạy.
*Khó khăn: Sách giáo khoa chưa được đổi mới, nhiều bài biên soạn còn chưa thực sự phù hợp; dung lượng quá dài, vì thế, giáo viên chỉ lo “chạy” cho hết bài. Còn “một bộ phận giáo viên lớn tuổi nên hạn chế về sức khỏe và sử dụng công nghệ thông tin. Hầu như các trường còn bận quá nhiều việc nên “ít có thời gian tập huấn về phương pháp giảng dạy”.
2.1.2. Về phía học sinh:
* Thuận lợi: Học sinh cấp ba mang tâm lí lứa tuổi mới lớn nên rất tích cực ủng hộ cái mới; đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học. Các em rất yêu mến, ngưỡng mộ những thầy cô luôn đổi mới phương pháp. Đa số học sinh tích cực tham gia hoạt động, nhất là học sinh đầu cấp (Lớp 10A trong năm học vừa qua).
Có một bộ phận phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ Ban giám hiệu nhà trường và khích lệ thầy cô, tạo điều kiện giúp con học tập tốt.
* Khó khăn:
DẠYKÈMQUYNHƠN
14
OFFICIAL
Trường THPT Tương Dương 1 đa số học sinh con em thuộc hộ nghèo, dân tộc, vùng cao, chất lượng đầu vào còn thấp. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao. Còn một bộ phận phụ huynh do công việc mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Đặc biệt, trong khoảng mươi năm trở lại đây, từ khi có Công ty may trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Một bộ phận người dân quan niệm chỉ cho các cháu học hết cấp ba rồi vào làm Công nhân may nên cũng không tha thiết ủng hộ việc học tập chọn nghề nghiệp, các em lười học hơn. Môn sinh học đối với các lớp chọn ban Xã hội chỉ là môn học phụ; học sinh thường có tâm lí coi nhẹ môn Sinh. Kiến thức và kỹ năng thực hành của đối tượng học sinh các lớp này thường hạn chế. Chương trình Sách giáo khoa nội dung còn nặng về kiến thức, thời lượng để cung ứng cho học sinh không đủ…
2.2. Thực trạng của vấn đề thiết kế và vận dụng công cụ KTĐG vào dạy học môn Sinh học ở trường THPT hiện nay
OFFICIAL
2.2.1. Mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung điều tra
- Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐ kiểm tra đánh giá môn Sinh học và việc vận dụng các công cụ đánh giá trong dạy học tại trường THPT hiện nay.
- Thời gian, địa điểm điều tra
Tiến hành điều tra thực trạng vào tháng 3/2021 tại trường THPT Tương Dương 1 và Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
- Đối tượng điều tra
Bao gồm 13 GV môn Sinh - Công nghệ 10 và 81 HS khối 10 trường THPT Tương Dương 1.
- Nội dung điều tra:
Phát phiếu điều tra cho GV môn Sinh - Công nghệ đồng thời phỏng vấn một số GV (phụ lục 1) và HS (phụ lục 2) về vấn đề sử dụng các công cụ đánh giá trên lớp học trong quá trình dạy học môn Sinh - Công nghệ ở 2 trường THPT Tương Dương 1 và Tương Dương 2 với các nội dung sau:
- Thực tiễn việc tổ chức đánh giá học tập trong quá trình dạy học môn Sinh - Công nghệ 10.
- Các hình thức và phương pháp đánh giá trong quá trình dạy học môn Sinh hiện nay.
- Nhận thức của GV về việc vận dụng các kỹ thuật đánh giá trên lớp học vào đánh giá quá trình dạy học môn Sinh.
2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học môn Sinh - Công nghệ ở trường trung
DẠYKÈMQUYNHƠN
15
học phổ thông
2.2.2.1. Kết quả điều tra về GV trong quá trình dạy học môn Sinh - Công nghệ
Bảng 1.1. Thực trạng việc hoạt động đánh giá của giáo viên trong dạy học môn Sinh
Mức độ
TT
Hoạt động đánh giá của GV trong quá trình dạy học môn Sinh – Công nghệ 10
Tốt Trung bình Yếu
1. GV hiểu về các công cụ và kĩ thuật ĐG 0 05 08
GV biết vận dụng các kĩ thuật ĐG trong quá trình dạy học Sinh – Công nghệ 10 0 04 09 3. GVthườngxuyênĐGHStrongquátrìnhdạyhọc 03 09 01 4. GV thường xuyên ĐG kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra sau giờ học 03 10 0 5. GV luôn chú trọng ĐG năng lực HS 0 03 10 6. KếtquảhọctậpcủaHSđượcghichéplưutrữ. 0 07 06 7. GV tạo cơ hội cho HS tự đánh giá 1 04 08
2.
8. GV thường xuyên ĐG qua sản phẩm và thực hiện các dự án 0 0 13 Với số liệu thu được ở trên, đa số GV chưa ứng dụng được các phương pháp và kĩ thuật đánh giá trong quá trình dạy học sinh học sau khi đã tập huấn module 3 đồng thời cũng chưa có nhiều hiểu biết về kĩ thuật đánh giá trong lớp học. Do vậy, GV không thể vận dụng tốt các kĩ thuật đánh giá trong quá trình giảng dạy. Việc kiểm tra đánh giá chủ yếu được thực hiện trước khi học một nội dung mới hoặc sau cả một chương. Việc đánh giá kết quả học tập của HS theo hình thức quan sát; sản phẩm và dự án là gần như chưa sử dụng. GV cũng hiếm khi cho HS tự đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá bản thân mình sau các hoạt động học. Như vậy, trong quá trình học môn sinh - công nghệ, đánh giá quá trình chưa được chú trọng và quan tâm nhiều ở trường THPT. Hầu hết vẫn là tổ chức đánh giá theo hình thức tổng kết để xếp loại học lực cho HS.
2.2.2.2. Kết quả điều tra về HS trong quá trình dạy học môn Sinh - Công nghệ
Kết quả được tổng kết trong bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Kết quả điều tra của học sinh trong đánh giá môn Sinh - Công nghệ.
DẠYKÈMQUYNHƠN
16
OFFICIAL
TT Nội dung điều tra
1
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
GV kiểm tra vấn đáp trước khi vào học bài mới 81 0 0
2
GV phát phiếu kiểm tra ngắn trong quá trình học tập trên lớp, có thu lại để chấm và công bố điểm
0 13 68 3
GV yêu cầu về nhà làm các đề kiểm tra sau đó tự ĐG hoặc nộp lại cho GV đánh giá 12 26 43
4
GV yêu cầu thực hiện các bài KT thông qua viết các báo cáo hoặc thực hiện dự án học tập
0 05 76
5
GV tổ chức kiểm tra 15 phút; 1 tiết theo yêu cầu của nhà trường 81 0 0
Qua bảng số liệu chúng ta thấy, chủ yếu GV vẫn sử dụng các hình thức đánh giá truyền thống như: KT vấn đáp; KT 15 phút; KT 45 phút theo yêu cầu của nhà trường. Việc áp dụng các phương pháp chỉ tập trung chủ yếu vào các bài kiểm tra định kì, các câu hỏi phát vấn ngắn. Tất cả các kĩ thuật đánh giá trên lớp học rất ít được sử dụng trong quá trình dạy học. Theo kết quả điều tra, chỉ có một số GV có ra đề kiểm tra phát cho HS sau giờ học, yêu cầu làm bài và tổ chức chấm tuy nhiên không quản lí quá trình làm bài của HS ngoài giờ lên lớp. Do vậy kết quả đánh giá được GV chưa đảm bảo tính chính xác về học lực và năng lực của HS.
Qua kết quả thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia khối 12 của các năm, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập môn Sinh còn rất thấp. Không có học sinh đạt điểm 10, điểm 8,9 mỗi năm chỉ có 1 đến 2 em, còn lại điểm dưới 8, đặc biệt điểm dưới 5 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
3. Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 THPT
Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề
Tên chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” là chủ đề thuộc mạch nội dung Sinh học tế bào, Sinh học 10.
Thời gian thực hiện 4 tiết.
Yêu cầu cần đạt của chủ đề được xác định trong Chương trình là:
DẠYKÈMQUYNHƠN
17
OFFICIAL
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Các nguyên tố hoá học trong tế bào
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S,P, K).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đại lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
Nước trong tế bào - Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tếbào.
OFFICIAL
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
Các phân tử sinh học trong tế bào
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinhhọc.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơthể.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là prôtêin nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của ADN trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...).
-Thựchànhxácđịnh(địnhtính)đượcmộtsốthànhphầnhoá họccótrongtếbào(tinhbột,lipit,...). Bước
DẠYKÈMQUYNHƠN
18
và mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện NL
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học - Mức 1: Kể tên được tối đa 3 nguyên tố NL
2. Phân tích
tương đương
nhận thức
chính có trong tế bào (C, H, O, N, S,P).
- Mức 2: Kể tên được 4 nguyên tố trở lên
- Mức 3: Kể tên được những nguyên tố đa lượng, vi lượng quan trọng.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tếbào.
- Mức 1: Nêu được vai trò của nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng
- Mức 2: Nêu chưa đầy đủ vai trò của 2 nhóm nguyên tố
- Mức 3: Nêu được đầy đủ vai trò của 2 nhóm nguyên tố, lấy được ví dụ
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khácnhau).
- Mức 1: Nêu được C có vai trò quan trọng nhất.
- Mức 2: Nêu được cấu trúc nguyên tử C.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tếbào.
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh
- Mức 3: Trình bày được nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khácnhau
- Mức 1: Viết được CTHH của phân tử nước, nêu được nước có tính phân cực.
- Mức 2: Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tếbào.
- Mức 3: Phân tích được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước.
- Mức 1: Nêu được khái niệm phân tử sinh học (chưa đầy đủ)
- Mức 2: Nêu được khái niệm phân tử sinh học
- Mức 3: Nêu chính xác khái niệm phân tử sinh học, lấy được ví dụ cụ thể.
- Mức 1: Nêu được nguyên tố được (không được) cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Mức 2: Trình bày được cấu tạo của 4 phân tử sinh học và vai trò của chúng.
- Mức 3: Trình bày được sự phù hợp giữa
sinh học
NLnhận thức sinh học
NL nhận thức sinh học
OFFICIAL
NL nhận thức sinh học
NL nhận thức sinh học
NL nhận thức sinh học
DẠYKÈMQUYNHƠN
19
học trong tế bào: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học.
- Mức 1: Nêu được sơ lược mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học.
- Mức 2: Trình bày được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Mức 3: Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơthể.
- Mức 1: Kể tên được 2 loại thực phẩm chứa prôtêin, tinh bột, lipit
- Mức 2: Kể tên được các loại thực phẩm chứa các phân tử sinh học
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là prôtêin nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của ADN trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...).
-Thựchànhxácđịnh (địnhtính)đượcmộtsố thànhphầnhoáhọccó trongtếbào(tinhbột, lipit,...).
- Mức 3: Nêu được các thực phẩm chức các phân tử sinh học và giải thích cách thức sử dụng hợp lí các thực phẩm đó
- Mức 1: Kể tên một số ứng dụng kiến thức về thành phần hóa học của tế bào trong đời sống.
- Mức 2: Giải thích sơ lược một số ứng dụng kiến thức về thành phần hóa học của tế bào trong đời sống.
- Mức 3: Giải thích được một số ứng dụng kiến thức về thành phần hóa học của tế bào trong đời sống.
NL nhận thức sinh học
NL nhận thức sinh học
OFFICIAL
Vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học
- Mức 1: Thực hiện được các bước thực hành theo sự hướng dẫn chi tiết của GV
- Mức 2: Tự thực hiện được các bước thực hành qua hướng dẫn của giáo viên
- Mức 3: Tự thực hiện được các bước thực hành qua tự nghiên cứu tài liệu.
Tìm hiểu thế giới sống
DẠYKÈMQUYNHƠN
20
Bước 3: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động và yêu cầu cần đạt của chủ đề
Hoạt động dạy học Mục tiêu hoạt động Sản phẩm/ Minh chứng Công cụ đánh giá
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động
1:Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước và vai trò của nước đối với tế bào.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân tử sinh học
Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của mục tiêu giáo dục
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào
Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào.
Phương pháp đánh giá
Kết nối vào bài Bảng KWL Bảng KWL Vấn đáp/ Viết
OFFICIAL
- Sơ đồ tư duy Các nguyên tố hóa học cấu trúc nên tế bào
- Rubrics - Đánh giá qua sản phẩm - Vấn đáp
- Tranh ảnh (mô hình) của các nhóm chuẩn bị trước ở nhà về Nước và vai trò của nước.
- Câu hỏi - Bảng kiểm - Đánh giá qua sản phẩm. - Vấn đáp
- Sản phẩm hoạt động của các nhóm - Câu hỏi, bài tập - Bảng kiểm
- Thang đo
- Đánh giá qua sản phẩm. - Vấn đáp
DẠYKÈMQUYNHƠN
21
Hoạt động 4: Thực hànhxác định (định tính)được một số thành phần hoáhọc có trong tếbào (tinh bột, lipit,...).
Hoạt động củng cố, luyện tập
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn .
Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (tinh bột, lipit,…).
- Sản phẩm hoạt động của các nhóm.
OFFICIAL
- Bảng kiểm - Rubrics - Đánh giá qua sản phẩm. - Vấn đáp
Tổ chức cho học sinh củng cố và đánh giá xem HS đã đạt được mục tiêu bài học chưa?
Hoạt động vậng dụng Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng , … của bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn
Trả lời các câu hỏi vấn đáp/ trắc nghiệm, tự luận
Vận dụng, kết nối kiến thức, kĩ năng đã học để để giải quyết vấn đề thực tiễn
- Bộ câu hỏi, bài tập - Bảng kiểm - Thanh đo
Bài tập thực tiễn/ bài tập thực nghiệm. -Thang đo
Quan sát, viết
Quan sát, viết
Bước 4: Công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề A. Công cụ đánh giá cho hoạt động khởi động
DẠYKÈMQUYNHƠN
22
Những điều đã biết về TP cấu tạo tế bào (K)
- Các thành phần cấu tạo nên tế bào ..
- Nước và vai trò của nước ..
Những điều muốn biết về thành phần cấu tạo tế bào (W)
............
B. Công cụ đánh giá cho hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học.
Hoạt động 1.1: Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học
Mục tiêu
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
OFFICIAL
Những điều đã học được về thành phần cấu tạo tế bào (L)
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). Công cụ Rubrics đánh về kĩ năng làm việc nhóm và sản phẩm của nhóm Nội dung Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. Tham gia thảo luận nhóm
Các thành viên nhóm nhận nhiệm vụ, trong nhóm ít có sự thảo luận, có sản phẩm nhóm
Các thành viên nhóm nhận nhiệm vụ, nhóm trường phân công, các thành viên thực hiện, có sản phẩm nhóm
Các thành viên nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ, phân chia nhiệm vụ, mọi thành viên đều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, có sản phẩm nhóm
- Nội dung khá đầy đủ nội dung
2. Sản phẩm
- Thuyết trình đầy đủ nội dung trình bày (chưa giải thích được vai trò của Cacbon)
- Nội dung đầy đủ
- Sản phẩm khoa học, dễ hiểu
- Thuyết trình đầy đủ nội dung trình bày (nêu được cacbon có vai trò quan trọng nhất)
- Nội dung đầy đủ, chính xác, logic.
- Sản phẩm khoa học, dễ hiểu
- Thuyết trình đầy đủ nội dung trình bày (giải thích được vai trò của nguyên tử cacbon).
DẠYKÈMQUYNHƠN
23
Hoạt động 1.2. Vận dụng kiến thức về các nguyên tố hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Mục tiêu: Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn
+ Công cụ đánh giá: Câu hỏi tự luận
Câu 1. Các nguyên tố hóa học.
Chọn phương án “Đúng”, “Sai” về các phát biểu “Ảnh hưởng của nguyên tố Kali đến cơ thể người” dưới đây? Phát biểu Đúng hoặc sai
Kali là cation chủ chốt trong dịch nội bào
OFFICIAL
Đúng/ sai Lượng Kali cần bổ sung ở người trưởng thành là 46mg/người/ngày.
Đúng/ sai
Kali tham gia vào quá trình điều hòa sự co bóp ở cơ vân và cơ tim. Đúng/ sai Thừa Kali có thể khiến tim đập nhanh và hiện tượng ngưng tim Đúng/ sai Rối loạn nhịp tim, chướng bụng và bí tiểu có thể là hiện tượng do cơ thể thiếu Kali. Đúng/ sai Bảng chấm điểm cho câu hỏi ở năng lực vận dung kiến thức kỹ năng. Nội dung đánh giá Mức 1 (Giỏi) Mức 2 (Khá) Mức 3 (TB) Mức 1 (Yếu)
Trả lời câu hỏi
Trả lời đúng câu hỏi 1 Đúng, 2 Sai, 3 Đúng, 4 Đúng, 5 Đúng.
Trả lời đúng 4/5 mệnh đề.
Trả lời được khoảng 50% các mệnh đề đúng.
Trả lời được rất ít ý đúng: Chỉ từ 1-2 mệnh đề hoặc không trả lời được mệnh đề nào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước và vai trò của nước đối với tế bào Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó xác định được vai trò sinh học của nước trong tếbào.Công cụ:
Câu hỏi. Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt, nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống, 70% diện tích bề mặt
DẠYKÈMQUYNHƠN
24
của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
1.1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Đánh dấu vào ô đúng hoặc sai Nhận định Đúng Sai
OFFICIAL
Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử oxi liên kết với 1 nguyên tử hidro
Nước là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa
Nhờ tính phân cực mà phân tử nước này có thể hút phân tử nước khác và các phân tử có cực khác
1.2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm của nhóm
Nội dung Tiêu chí Có Không
Trình bày sản phẩm trong buổi Triển lãm tranh và Nước và vai trò của nước
Sản phẩm của nhóm đầy đủ nội dung (cấu trúc, vai trò của nước)
Sản phầm sáng tạo (sử dụng các vật liệu thân thiện mt)
Thuyết trình đầy đủ, rõ ràng; trả lời được các câu hỏi của các nhóm khác
Các thành viên cùng hỗ trợ nhau trong trình bày sản phẩm
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân tử sinh học
DẠYKÈMQUYNHƠN
25
Câu hỏi. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống về khái niệm Phân tử sinh học.
Phân tử sinh học là bất kỳ phân tử …….. được sản xuất bởi một ……., bao gồm các phân tử lớn như đại phân tử ……..cũng như các phân tử nhỏ như metabolit, metabolit thứ cấp, và các sản phẩm tự nhiên. Tên gọi chung cho lớp của các phân tử là một chất hữu cơ
A. Hữu cơ B Sinh vật sống C. Prôtêin, Polisaccarit, Axit nucleic
Hoạt động 3.1: Tìm hiểu cacbohidrat và Lipit
Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohyđrat và lipit, vai trò sinh học của chúng trong tế bào
- Nêu được cấu tạo hoá học của lipit, vai trò sinh học của chúng trong tế bào
OFFICIAL
Công cụ đánh giá: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và phân tích hình 4.1; 4.2 trang 19,20,21 - Sinh 10 và hoàn thành câu hỏi sau: Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, vai trò ?
Dấu hiệu so sánh Cacbonhiđrat. Lipit. Giống nhau Khác nhau
Cấu tạo Tính chất Vai trò Phân loại Bảng kiểm đánh giá hoạt động học tập của HS
Phạm trù đánh giá Nội dung kiểm
Điểm giống nhau
Nêu được chính xác điểm giống nhau giữa lipit và cacbohydrat là đều được cấu tạo từ C,H,O; đều là nguồn dư trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể; đều là thành phần cấu trúc tế bào
Điểm khác nhau Cấu tạo Nêu được chính xác cấu tạo của
Có Không
DẠYKÈMQUYNHƠN
26
Tính chất
cacbohydrat: được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O trong đó có nhiều O; có liên kết glicozit
Nêu được cấu tạo lipit: Cấu tạo nhiều C,H rất ít O, có liên kết este
Nêu được chính xác tính chất của cacbohydrat: Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn
Nêu được chính xác tính chất của lipit: Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân huỷ hơn
Cacbohydrat: Đường đơn; đường đôi; đường đa
Phân loại
Lipit: Mỡ; phôtpholipit; steroit; sắc tố và vitamin
Nêu được chính xác vai trò của cacsbohydrat: Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.
Vai trò
Đường đa : dự trữ năng lượng (tinh bột, glicôgen), tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ), kết hợp với prôtêin,…
Nêu được chính xác vai trò của lipit: Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmôn, vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều chức năng sinh học khác.
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu về Protein
Mục tiêu: HS phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein.
Công cụ đánh giá: GV chia học sinh theo nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau?.
Câu hỏi : Prôtêin hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các axit amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptit. Các prôtêin khác nhau chủ yếu do về trình tự các axit amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định. Trong tự nhiên có khoảng 20 axit amin, trong đó có 9 axit amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra
DẠYKÈMQUYNHƠN
27
OFFICIAL
được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là axit amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được. Bảng dưới đây thể hiện Hàm lượng prôtêin trong một số loại thực phẩm quan trọng (Norton và cộng sự, 1978)
1. Đơn phân của prôtêin là: A. axit béo. B. glucôzơ. C. axit amin D. nuclêôtit. 2. Nối A với B sao cho phù hợp : A B
DẠYKÈMQUYNHƠN
28
OFFICIAL
2.
3.
4.
5.
6.
1 – B ; 2 – F ; 3 – A ; 4 – C ; 5 – D ; 6 - E 3.
4.
1. Vai trò cấu trúc A. Hemoglobin
Vai trò dự trữ B. Collagen
Vai trò vận chuyển C. Enzim
Vai trò xúc tác D. Thụ thể
Vai trò thu nhận thông tin E. Kháng thể
Vai trò bảo vệ F. Prôtêin trong hạt đậu tương
Kể tên được một số nguồn thực phẩm nguồn gốc thực vật và động vật cung cấp protein cho cơ thể?
Bạn An rất thích ăn thịt lợn và chỉ chọn ăn thịt lợn trong các bữa ăn. Em hãy cho An lời khuyên? Lời giải: Cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau vì:
Prôtêin là một đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống. Đơn vị cấu tạo nên prôtêin là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo prôtêin. Cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên ngoài. Khi prôtêin được đưa vào sẽ được các enzim phân giải thành các axit amin để hấp thụ tạo ra các loại prôtêin đặc thù cho cơ thể người. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được tất cả axit amin cần cho tổng hợp prôtêin thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Bảng quan sát thái độ của nhóm khi hoạt động nhóm
Tiêu chí
1.Tính tích cực
2. Tranh luận
Rất tích cực Bình thường Chưa tích cực
3. Giải quyết mâu thuẫn
4. Báo cáo
5. Đánh giá
6.Thời gian hoàn thành nhiệm vụ
Sôi nổi, đúng mục tiêu Bình thường, đôi khi chưa đúng mục tiêu Chưa đúng mục tiêu, lan man
Không để mâu thuẫn xảy ra
Giải quyết được mâu thuẫn Không giải quyết được mâu thuẫn
Ngắn gọn, thuyết phục, hấp dẫn
Bình thường Khó hiểu dài dòng
Chính xác, công bằng Chưa chính xác ở một số chỉ tiêu Chưa chính xác, không công bằng
Trước thời gian quy định Đúng thời gian quy định
Sau thời gian quy định
OFFICIAL
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm
DẠYKÈMQUYNHƠN
29
Phiếu đánh giá theo phiếu đánh giá thành viên trong nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Tên nhóm: Tổng số thành viên: Học tên thành viên được đánh giá: Hãy đánh giá (x) vào mức độ pù hợp (1 là mức thấp nhất…..5 là mức cao nhất)
Kết quả và kỹ năng làm việc nhóm
T
Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân do nhóm phân công
OFFICIAL
Khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm
Lắng nghe ý kiến của số đông
Sẵn sàng đương đầu với khó khăn cá nhân và khó khăn của nhóm
Dành thời gian cá nhân để giúp đỡ các thành viên nhóm
Thực hiện công việc được giao đúng tiến độ
Luôn có trách nhiệm với công việc chung của nhóm
Biết thuyết phục thành viên nhóm
Hoạt động 3.3. Tìm hiểu về Axitnucleic Hoạt động 3.3.1. Tìm hiểu về Axitnucleic
Mức độ
Mục tiêu: Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit. Mô tả được cấu trúc và chức năng của phân tử ARN và ADN, so sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. Từ đó xây dựng được một số công thức về ADN, ARN và vận dụng. Công cụ đánh giá: Rubrics hoạt động 3.3.1
DẠYKÈMQUYNHƠN
30
TT
Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi Mức 1 Mức 2 Mức 3
Nhiệm vụ 1: Nêu đươc thành phần hóa học của một nucleotit
1Nêu được đầy đủ 3 thành phần cấu tạo nucleotit.
Nêu được 3 thành phần sau khi có sự hỗ trợ của GV
Từ thông tin SGK đưa ra được 3 thành phần cấu tạo nucleotit nhưng chưa phân biệt được điểm khác nhau giữa các loại nu.
OFFICIAL
Từ thông tin SGK đưa ra được 3 thành phần cấu tạo nucleotit là đường pentôzơ nhóm phot phát, bazo nito và phân tích được điểm khác nhau giữa các nu: các nucleotits chỉ khác biệt nhau về bazo ni tơ nên gọi tên các loại nu theo tên của bazo ni tơ A,T,G,X)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng ADN
Cấu trúc và chức năng ADN
Nêu được cấu trúc và chức năng ADN nhưng phải có sự hỗ trợ của giáo viên.
Từ thông tin SGK và mô hình cấu trúc của phân tử ADN nêu được cấu trúc và chức năng của ADN nhưng nội dung chưa đầy đủ, câu chữ chưa rõ ràng còn lủng củng.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng ARN
1Cấu trúc và chức năng ARN
Nêu được cấu trúc và chức năng ARN nhưng phải có
Từ thông tin SGK và mô hình cấu trúc của phân tử
Từ thông tin SGK và Hình 6.1 trang 27- sinh 10. HS nêu được đầy đủ nội dung cấu trúc và chức năng của ADN.
Từ thông tin SGK và Hình 6.2 trang 28 - sinh 10. HS nêu được đầy đủ nội dung cấu trúc và
DẠYKÈMQUYNHƠN
31
Nhiệm vụ 4:
sự hỗ trợ của giáo viên. ARN nêu được cấu trúc và chức năng của ARN nhưng nội dung chưa đầy đủ, câu chữ chưa rõ ràng còn lủng củng.
chức năng của ARN.
So sánh cấu trúc và chức năng giữa ADN và ARN
Dựa vào nội dung nhiệm vụ 2,3 lập bảng so sánh giữa ADN và ARN.
Chưa biết cách lập bảng với các chỉ tiêu so sánh
- Biết lập bảng và chỉ ra được các chỉ tiêu cần so sánh nhưng nội dung so sánh chưa đầy đủ
OFFICIAL
Lập bảng so sánh đầy đủ các nội dung: ADN ARN Giống nhau Khác nhau Cấu trúc Chức năng
Nhiệm vụ 5:
Xây dựng công thức và vận dụng công thức
Xây dựng công thức tính chiều dài, tính tổng số nu, tính khối lượng, tính vòng xoắn và số liên kết hyddro…
Xây dựng được công thức tính tổng số nu, tính chiều dài, tính khối lượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhưng chưa biết biến đổi
Từ kiến thức đã học tự xây dựng được công thức và biết biễn đổi công thức
Xây dựng được công thức tính chiều dài (L); tính tổng số nu (N); tính khối lượng (M); tính số liên kết hydro (H) số vòng xoắn (C) … và biết vận dụng các công thức để giải quyết 1 số bài tập.
Hoạt động 3.3.1. Vận dụng kiến thức về Axitnucleic vào thực tiễn cuộc sống.
DẠYKÈMQUYNHƠN
32
Mục tiêu: Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn
Công cụ đánh giá.
Câu 1: Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
Lời giải: Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau thì các gen trên đó sẽ khác nhau, điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các đặc điểm và kích thước khác nhau ở các loài sinh vật. Hoạt động 4: Thựchànhxácđịnh(địnhtính)đượcmộtsốthànhphầnhoáhọc cótrongtếbào(tinhbột, lipit,prôtêin...).
OFFICIAL
Mục tiêu: Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohiđrat, lipit, prôtêin… Biết cách bố trí và làm một số thí nghiệm nhận biết các chất hóa học. Có được một số kỹ năng bố trí thí nghiệm, ghi chép, quan sát, phân tích kết quả, khái quát kết luận vấn đề.
Bột khoai lang đọng
Lại trên giấy lọc
Hoạt động 4.1: Thí nghiệm nhận biết tinh bột. Bước 1Chuẩn bị thuốc thử nhận biết tinh bột: Thuốc thử i ốt: Dùng để thử tinh bột có màu đặc trưng (xanh tím). Cách pha: hoà tan 1g IK với ít nước sau đó cho thêm 0,5g I ốt tinh thể vào, khi tan hết cho thêm nước cất cho đủ 100ml. Dung dịch cần để trong lọ màu nâu để tránh bị ánh sáng phá huỷ.
Bột khoai lang trên giấy lọc chuyển màu xanh tím khi nhỏ I ôt vào
DẠYKÈMQUYNHƠN
33
Bước 2Chuẩn bị dung dịch hồ tinh bột: Lấy 1gam tinh bột (bột gạo, sắn, bột mì, ...) hoà vào 100ml nước, khuấy đều, đun sôi là được.
Bước 3Giã 50 gam củ khoai lang trong cối sứ, hoà với 20ml nước cất rồi lọc bằng gấy lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1.
+ Lấy 5ml nước hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2.
+ Thêm vài giọt thuốc thử iôt vào cả 2 ống nghiệm, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iôt lên phần cặn trên giấy lọc, quan sát sự thay đổi màu và giải thích.
Bước 4. Quan sát và nhận xét
+ Hiện tượng: Dung dịch trong ống 1 không biến đổi màu
+ Ống 2 chuyển sang màu xanh tím .
+ Phần cặn trên giấy lọc sau khi nhỏ dung dịch iốt cũng chuyển màu xanh tím.
OFFICIAL
Bước 5
- Giải thích: Ống 1 tinh bột là các phân tử lớn bị giữ lại trên giấy lọc, nước trong ống1 không có tinh bột nên không chuyển sang màu xinh tím.
Ống 2 và phần cặn trên giấy lọc có tinh bột nên đều chuyển sang màu xanh tím. Bản chất.
Là Amilose trong tinh bột có khả năng tương tác tạo phức hợp với tinh bột, hình thành cấu trúc xoắn giữ các phân tử iốt ở giữa (có màu đặc trưng- xanh tím
Tương tác này bị phá vỡ khi bị đun nóng. Màu xanh có trong ống nghiệm 1 chứng tỏ trong các tế bào của khoai lang có nhiều tinh bột.
Kết luận: Trong thành phần hóa học của tế bào (khoai lang) có chứa tinh bột
Công cụ đánh giá:
HS nghiên cứu tài liệu và thực hiện các bước thí nghiệm nhận biết tinh bột
Bảng kiểm đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh.
Nội dung Yêu cầu
Làm thí nghiệm nhận biết tinh bột.
Pha được thuốc thử nhận biết tinh bột
Chuẩn bị được hồ tinh bột theo yêu cầu
Lọc được dung dịch tinh bột theo yêu cầu
Có Không
DẠYKÈMQUYNHƠN
34
Nhuộm mẫu đúng cách
Quan sát được sự biến đổi màu ở 2 ống nghiệm
Giải thích đúng về hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm
Nhận biết được trong tế bào khai lang có chứa tinh bột
Vẽ hình quan sát được một cách chính xác, đẹp, rõ nét, chú thích chính xác.
Hoạt động 4.2 : Thí nghiệm nhận biết lipit
GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và giải thích
Thí nghiệm 1:
Bước 1Nhỏ vài giọt dầu ăn lên tờ giấy trắng, để một vài phút.
Bước 2 Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
+ Giọt dầu thấm loang rộng, làm cho phần giấy đó bóng và trong, cho ánh sáng đi qua.
Thí nghiệm 2:
Bước 1Nghiền mẫu mô (lạc nhân) trong rượu để hoà tan dầu mỡ bất kì rồi lọc và đổ 2ml dịch chiết vào 2ml nước trong ống nghiệm ta thu được kết quả hình thành nhũ tương màu trắng sữa.
Bước 2Giải thích: dầu (lipit) có trong hạt lạc khi nghiền trong rượu đã hòa tan trong rượu nhưng khi cho vào nước dầu lạc không hòa tan trong nước (lipit là chất hữu cơ không tan trong nước - kị nước) tạo thành các hạt nhỏ trắng đục trong nước (nhũ tương).
Kết luận: Trong thành phần hóa học của các tế bào hạt lạc có chứa lipit (dầu thực vật).
Hoạt động 4.3. Thí nghiệm nhận biết prôtêin
GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và giải thích.
Bước 1
- Lấy 3ml sữa hoặc 10ml dung dịch lòng trắng trứng (lấy lòng trắng một quả trứng + 0,5l nước + 3ml NaOH 10% ) cho vào ống nghiệm.
Bước 2Nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1% rồi lắc ống nghiệm.
Bước 3 Quan sát hiện tượng xảy ra: dung dịch chuyển màu xanh tím sau chuyển sang tím chứng tỏ sự có mặt của protein
DẠYKÈMQUYNHƠN
35
OFFICIAL
Giải thích: Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết peptide (CONH). Trong môi trường kiềm, các hợp chất có chứa từ hai liên kết peptide trở lên có thể phản ứng với CuSO4 tạo thành phức chất màu xanh tím, tím, tím đỏ hay đỏ. Cường độ màu thay đổi tùy thuộc vào độ dài mạch peptide, phản ứng này thường thường được ứng dụng để nhận biết, định lượng protein.
Thiết kế công cụ đánh giá HS cho 2 nội dung thực hành trên.
Bảng Rubric đánh giá kỹ năng thực hành HS
Nội dung đánh giá Mức 4 (Giỏi: 10 – 8.5) Mức 3 (Khá: 8,4-7) Mức 2 (TB: 6,9-5) Mức 1 (Yếu: 4,9-0)
Thiết kế thí nghiệm
Đưa ra được đầy đủ các bước thực hiện thí nghiệm và theo trật tự logic
Đã đưa ra được các bước thực hiện thí nghiệm
OFFICIAL
Đã đưa ra được một số bước làm thí nghiệm
Lúng túng, chưa biết cách thiết kế các bước hoặc đưa ra một số bước chưa đúng trật tự logic
Thao tác thực hành
Thực hiện thành thạo các bước theo đúng trật tụ logic. Sản phẩm thực hành tốt.
Thực hiện được các bước thực hành theo đúng trật tự. Đã có sản phẩm nhưng chưa tốt
Đã thực hiện một số bước nhưng còn lúng túng chưa ra sản phẩm.
Bắt đầu thực hiện các bước nhưng thao tác còn lúng túng chưa theo trật tự logic
Ghi chép kết quả thực hành.
Ghi chép đầy đủ, rõ ràng chính xác
Ghi chép kết quả thực hành nhưng ở dạng tóm tắt
Có ghi chép kết quả thực hành nhưng sơ sài
Chưa ghi chép kết quả thực hành.
Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả đầy đủ nhưng ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn
Báo cáo kết quả thực hành đầy đủ nhưng chưa rõ ràng có thể dài dòng hoặc quá ngắn
Nêu được kết quả thực hành sơ lược
Nêu được vài câu kết quả thực hành hoặc chưa nêu được.
DẠYKÈMQUYNHƠN
36
Rút ra kết luận
Rút ra kết luận dựa trên cơ sở bài thực hành. Rút được kinh nghiệm về bài thực hành
Rút được kết luận từ bài thực hành
Nêu được vài nhận xét từ bài thực hành
Bảng đánh giá thái độ và kĩ năng tìm kiếm thông tin, chuẩn bị học liệu và tham gia hoạt động nhóm
Chuẩn bị tư liệu , tài liệu, đạo cụ, phương tiện
TT Họ tên HS
Có chuẩn bị
Đầy đủ, mẫu tốt Đầy đủ, mẫu chưa tốt
Không chuẩn bị
Nêu được một vài câu kết luận nhưng chưa sát với bài thực hành.
Thái độ chuẩn bị và tinh thần tham gia
OFFICIAL
Tích cực hiệu quả
Tích cực, chưa hiệu quả
Chưa đầy đủ, mẫu không tốt
1 Lô Văn A… Vi Văn B… C. Công cụ đánh giá hoạt động củng cố/ luyện tập
Mục tiêu:
Chưa tích cực
- Xác định xem HS đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Công cụ đánh giá: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sau:
1. Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
DẠYKÈMQUYNHƠN
37
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 2: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. khối lượng của phân tử
B. độ tan trong nước
C. số lượng đơn phân có trong phân tử
D. số loại đơn phân có trong phân tử
Câu 3: Cho các nhận định sau:
OFFICIAL
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học
Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 4: Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit?
A. là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn
B. tham gia vào cấu trúc tế bào
C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Đáp án: D
Câu 5: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?
A. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)
B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
DẠYKÈMQUYNHƠN
38
C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
D. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm. 1 B, 2C, 3D,4 D, 5A
2. Câu hỏi tự luận: Phân biệt được các thực phẩm chứa các thành phần như cacsbonhydrat, lipit, protein để chuẩn bị và chế biến thức ăn trong gia đình.
D. Công cụ đánh giá cho hoạt động vận dụng.
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
OFFICIAL
Công cụ đánh giá: Câu 1: Khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức so với mức bình thường thì người ta gọi đó là béo phì. Bệnh béo phì có thể dẫn tới nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe trong đó có bệnh huyết áp và bệnh tim mạch. Béo phì chủ yếu do năng lượng ăn vào nhiều hơn nhu cầu năng lượng hành ngày, sự thừa năng lượng này diễn ra liên tiếp trong một thời gian dài dẫn đến béo phì. Giải pháp nào sau đây có thể ngăn ngừa bệnh béo phì (khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi giải pháp đó.)
1. Phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món. Có/Không
2. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
3. Ăn thức ăn giàu đạmvới tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá.
4. Ăn nhiều rau, củ, quả hàng ngày để tăng chất xơ và bổ sung vitamin.
5. Ăn đồ chiên rán bằng dầu
6. Thực hiện nếp sống năng động, hoạt động thể lực đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không hút thuốc lá.
Có/Không
Có/Không
Có/Không
Có/Không
Có/Không
7. Nên dùng nhiều chất bột đường thay cho chất béo. Có/Không Bảng chấm điểm cho câu hỏi ở năng lực vận dung kiến thức kỹ năng
DẠYKÈMQUYNHƠN
39
Nội dung đánh giá
Trả lời câu hỏi
Mức 1 (Giỏi)
Trả lời đúng câu hỏi 1 – Có, 2 – Có, 3 –Có, 4 – Có, 5 –Không, 6 – Có, 7Không
Mức 2 (Khá) Mức 3 (TB) Mức 1 (Yếu)
Trả lời đúng từ 3- 6 ý. Trả lời được khoảng 50% các ý đúng.
Câu 2: Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích ADN?
Đáp án:
OFFICIAL
Trả lời được rất ít ý đúng: Chỉ từ 1-2 ý hoặc không trả lời được ý nào.
+ Do ADN có tính đa dạng và đặc thù và có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền nên rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
+ Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố. Bảng chấm điểm cho các câu hỏi vận dụng kiến thức kỹ năng (Câu 2) Tiêu chí Mức độ Mức 3 Mức 2 Mức 1
Phát hiện được vấn đề thực tiễn
Phát hiện được vấn đề thực tiễn. Nội dung câu hỏi liên quan đến kiến thức về gen (ADN)
Phát hiện được vấn đề thực tiễn chưa sát: Nội dung câu hỏi liên quan đến Axitnucleic.
Nội dung câu hỏi liên quan đến ADN hoặc ARN
DẠYKÈMQUYNHƠN
40
Huy động được kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn và đề xuất được giả thuyết.
- Phân tích làm rõ được nội dung vấn đề.
Do ADN có tính đa dạng và đặc thù và có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền nên rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
- Nêu được các kiến thức liên quan .Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định nhân thân của các hài cốt...
-Đề xuất được giả thiết khoa học. Có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN để xác định huyết thống.
- Phân tích làm rõ được nội dung vấn đề.
Do ADN có tính đa dạng và đặc thù và có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền nên rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn -Nêu được các kiến thức liên quan. Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định nhân thân của các hài cốt...
Tìm tòi khám phá kiến thức liên quan đến thực tiễn và có thể đề xuất vấn
Đề xuất được một số phương án, tìm tòi khám phá, kiến thức chứng minh giả thuyết. Ví dụ, người ta có thể
OFFICIAL
Đề xuất được một phương án Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót
- Phân tích làm rõ được nội dung vấn đề.
Do ADN có tính đa dạng và đặc thù và có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền nên rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn
Chưa đề xuất được các phương án
DẠYKÈMQUYNHƠN
41
đề mới. tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố.
Đánh giá và phản ánh giải pháp.
Tổng hợp khái quát hóa vấn đề. Rút ra được những kiến thức về ADN, về tính đa dạng và đặc thù của ADN, chức năng của AND ,phương pháp xác định huyết thống dựa vào ADN.
lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án.
OFFICIAL
Tổng hợp khái quát hóa vấn đề. Rút ra được những kiến thức về ADN, về tính đa dạng và đặc thù của ADN, chức năng của AND
Tổng hợp khái quát hóa vấn đề. Rút ra được những kiến thức về ADN, về tính đa dạng và đặc thù của ADN,
Câu 3. Cacbohđrat – hợp chất hữu cơ không thể thiếu.
Trong giờ thể dục, cả lớp vừa học xong khởi động thì bỗng nhiên Hà cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi. Khi Bình cõng Hà xuống phòng y tế, cậu để ý thấy cô y tá cho Hà uống một cốc nước đường, một lúc sau Hà có vẻ khá hơn. Được biết Hà đã không ăn sáng khi tới trường, cô y tá khuyên Hà “Em không nên nhịn ăn vào buổi sáng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngất xỉu, ảnh hưởng tới việc học”. Bình thắc mắc tại sao nước đường lại có tác dụng kì diệu đến vậy, nếu là em thì em sẽ giải đáp cho cách làm trên của cô y tá trên như thế nào?
DẠYKÈMQUYNHƠN
42
................................................................................................................................. ................................................................................................................................
Đáp án:
- Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết thì dẫn tới lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị hạ xuống ở mức thấp gọi là hạ đường huyết.
- Nhưng khi cho uống nước đường, ăn bánh kẹo, nước hoa quả thì giúp hàm lượng đường trong máu cân bằng lại nhanh chóng, điều này chứng minh cho vai trò dự trữ năng lượng của cacbohiđrat.
E. Công cụ kiểm tra, đánh giá tổng kết
4. Thực nghiệm sư phạm
4.1. Mục đích thực nghiệm Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, cụ thể:
OFFICIAL
- Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng một số công cụ KTĐG trong dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào- Sinh 10 THPT.
- Xử lí, phân tích kết quả bài kiểm tra để ĐG khả năng ghi nhớ, tái hiện và vận dụng kiến thức của HS. Đồng thời, nhận xét sự tiến bộ của HS khi sử dụng các công cụ KTĐG trong chủ đề. Từ đó, đưa ra những kết luận về tính khả thi của đề tài trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh 10.
4.2. Đối tượng và thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm
4.2.1. Nội dung thực nghiệm Đối tượng của TNSP là HS lớp 10 trường THPT Tương Dương I
4.2.2. Thời gian tổ chức thực nghiệm Tổ chức TNSP năm học 2020- 2021 và 2021- 2022
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.3.1. Phương pháp điều tra
Phát phiếu thăm dò GV về các công cụ KTĐG mà tác giả đã xây dựng, xin ý kiến GV môn Sinh về tiến trình dạy học trong chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào ” đã biên soạn.
4.3.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy thực nghiệm trên lớp của 2 nhóm TN và ĐC nhằm mục đích thu thập thông tin, xử lí số liệu về kết quả học tập và sự tiến bộ của HS trong quá trình giảng dạy các tiết TNSP.
4.3.3. Phương pháp thống kê Toán học
Tiến hành kiểm tra 2 nhóm ĐC và TN theo các nội dung TNSP. Sau đó, sử dụng các phương pháp thống kê Toán học để xử lí các số liệu từ các bài
DẠYKÈMQUYNHƠN
43
kiểm tra, trong các phiếu báo cáo, phiếu trả lời câu hỏi và trong các bài báo cáo. Từ đó, so sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để đưa ra kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
4.4. Nội dung thực nghiệm
4.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm
Để triển khai TNSP, chuẩn bị tài liệu sau:
- Giáo án đã được thiết kế với bộ công cụ KTĐG
- Các phiếu trả lời, báo cáo nhóm và các bài kiểm tra sau TNSP.
4.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy đồng thời với 2 nhóm TN và ĐC với 4 tiết:
OFFICIAL
Ở đây, nhóm TN dạy theo các giáo án đã soạn trong chương 2, nhóm ĐC dạy theo giáo án cũ do GV dạy TNSP tự soạn và giảng theo phương pháp truyền thống.
4.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm
Để tiến hành chọn mẫu TN chúng tôi đã sử dụng kết quả điểm khảo sát đầu năm lớp 10 của HS để làm căn cứ, chọn được nhóm TN và nhóm ĐC có chất lượng học tập tương đương nhau ở trường THPT Tương Dương 1
Phân tích kết quả học tập của 2 nhóm TNSP, thu được kết quả sau:
- Năm học 2021 - 2022:
Lớp thực nghiệm (TN)
Lớp 10A (tổng số 33 HS)
Lớp 10G (tổng số 34 HS) Lớp 10E (tổng số 39 HS) Lớp 10K (tổng số 35 HS)
Lớp đối chứng (ĐC)
Lớp 10H (tổng số 36 HS)
Lớp 10B (tổng số 35 HS)
Lớp 10D ( tổng số 36 HS)
Lớp 10L (tổng số 30 HS)
DẠYKÈMQUYNHƠN
44
Tổng: 141 HS Tổng: 137 HS Bảng 1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của điểm kiểm tra Nhóm Tổng HS Điểm khoảng Xi [0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10] TN 141 0 0 0 0 0 6 45 60 19 11 ĐC 137 0 0 0 0 6 16 60 45 10 0
Biểu đồ 1. Biểu đồ thống kê các điểm số (Xi) của hai nhóm
Bảng 2. Bảng phân phối tần suất
Nhóm Tổng HS Số % HS đạt điểm khoảng Xi [0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10]
TN 141 0 0 0 0 0 4,3 31,9 42,5 13,5 7,8 ĐC 137 0 0 0 0 4,4 11,7 43,8 32,8 7,3 0
Biểu đồ 2. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
45
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Nhóm Tổng HS Số % HS đạt điểm Xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 141 0 0 0 0 4,3 36,2 78,7 92,2 100,0 100,0
ĐC 137 0 0 0 4,4 16,1 59,9 92,7 100,0 100,0 100,0
Biểu đồ 3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm
Bảng 4. Bảng phân loại theo học lực
Nhóm Tổng số HS Số % HS Kém Yếu TB Khá Giỏi, XS
TN 141 0 0 14,2 64,5 21,3 ĐC 137 0 4,4 33,6 55,5 6,5
Biểu đồ 4. Biểu đồ phân loại theo học lực của 2 nhóm
46
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Các tham số cụ thể
- Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức: n
Xn X
XXn S
k i ii 1 in là tần số ứng với điểm số Xi, n là số HS tham gia các bài kiểm tra. - Phương sai: 1 1
2 2 n
k i ii - Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo công thức: 1 1
XXn S
2 n
k i ii , S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: 100% X S V cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu. - Sai số tiêu chuẩn: n S m Bảng 5. Bảng tổng hợp các tham số Nhóm Tổng số HS X 2 S S % V mmXX TN 141 7,387 0,930 0,964 0,131 0,007 7,387 ± 0,007 ĐC 137 6,770 0,846 0,920 0,136 0,007 6,770 ± 0,007 Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng và đồ thị, tôi rút ra được những nhận xét sau: - Điểm trung bình X của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.
- Tỷ lệ HS đạt loại TB của nhóm TN giảm so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỷ lệ HS đạt khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
- Đường tích lũy ứng với nhóm TN, nằm phía dưới, bên phải đường tích lũy ứng với nhóm ĐC.
- Như vậy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC.
DẠYKÈMQUYNHƠN
47
OFFICIAL
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
1.1. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, chúng tôi đã làm được những vấn đề sau:
Trình bày tóm tắt nội dung lí luận và thực trạng về việc thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học.
Đã thiết kế được bộ công cụ kiểm tra đánh giá, các tiêu chí đánh giá khi dạy chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 THPT” theo định hướng phát triển năng lực.
OFFICIAL
Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá được kết quả thực nghiệm của đề tài. Qua nhiều năm giảng dạy Sinh học ở Trường THPT Tương Dương 1 chúng tôi đã áp dụng thành công phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Muốn chất lượng dạy học nâng cao thì phương pháp kiểm tra đánh giá đóng vai trò quan trọng. Bởi nó có mối quan hệ gắn bó giữa quá trình dạy học, đánh giá đúng thì học sinh mới có động lực học tập tốt hơn. Đánh giá không chỉ qua bài kiểm tra, bài thi mà đánh giá cả quá trình học tập của học sinh, đánh giá được năng lực của học sinh trước đây và hiện tại...
1.2. Hạn chế của đề tài
Chưa thiết kế được nhiều công cụ kiểm tra đánh giá để sử dụng trong tất cả chương trình mà mới chỉ dừng lại ở phần: Thành phần hóa học của tế bào – Sinh học 10 THPT.
1.3. Khó khăn của đề tài
Thời gian thực nghiệm có nhưng phân phối chương trình không cho phép, không thể thực hiện giảng dạy ở nhiều lớp mà chỉ thực hiện trên một số lượng cho phép để có thể bước đầu đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đề tài.
2. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài 2.1. Tính mới, tính sáng tạo - Thiết kế thành công bộ công cụ kiểm tra đánh giá và vận dụng để dạy chủ chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 THPT” nhằm phát triển phẩm chất năng lực trong chương trình GDPT 2018, phù hợp với đối tượng HS lớp 10 của trường THPT Tương Dương 1 thể hiện việc tiếp cận nội dung chương trình GDPT mới.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá chủ đề dạy học đã thiết kế.
- SKKN “Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình GDPT 2018” là tài liệu tham
DẠYKÈMQUYNHƠN
48
khảo hữu ích cho GV các môn KHTN tiếp cận chương trình GDPT mới, góp phần đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
2. 2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
- SKKN đã được tiến hành thực nghiệm sư phạm, được áp dụng tại 2 lớp 10, trường THPT Tương Dương 1.
- SKKN có thể áp dụng tại các trường THPT trong Tỉnh Nghệ An
- SKKN“Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề - Thành phần hóa học của tế bào - Sinh 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình GDPT 2018” góp phần đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, tiếp cận chương trình GDPT mới. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích đối với giáo viên Sinh học cấp THPT.
OFFICIAL
3. Kiến nghị, đề xuất: Các sáng kiến kinh nghiệm nếu được công nhận cần được phổ biến rộng rãi trong toàn ngành để các giáo viên THPT trong Tỉnh Nghệ An qua các địa chỉ để mọi giáo viên, học sinh có thể tra cứu để áp dụng cho quá trình dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây chính là tư liệu tham khảo tốt cho tất các bạn đọc và giúp giáo viên có phương pháp dạy học hiệu quả hơn, cách thức viết sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân góp phần nhỏ trong phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm trong địa bàn Tỉnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy môn Sinh học THPT. Có thể sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi còn có nhiều thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn Sinh học và Hội đồng thẩm định đóng góp xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Sinh học.
Kính mong Hội đồng khoa học ngành thẩm định và công nhận sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn./.
DẠYKÈMQUYNHƠN
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Lê Văn Hảo . Hướng dẫn thiết kế, sử dụng rubric và bộ rubric mẫu.
2. Hoàng Thị Hương. Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại trường TH Quán Trữ.
3. Module 3, “Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triên phẩm chất năng lực người học”.
4.Dạy học bằng bảng kiểm.
http://caodangquany1.edu.vn/day-hoc-bang-bang-kiem.htm
5.SGK, SGV , chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học 10.
DẠYKÈMQUYNHƠN
50
OFFICIAL
PHỤ LỤC
Phục Lục 1: MA TRẬN ĐỀ THEO PHÂN BỐ NỘI DUNG VÀ NĂNG LỰC
Yêu cầu cần đạt
TN4
Nhận thức SH Tìm hiểu TGS Vận dụng KT, KN Tổng M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P, K), nêu đặc điểm của chúng.
Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đại lượng trong tế bào.
TN5 TL1 - Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau tạo nên các phân tử hữu cơ).
TN1 - Trình bày được đặc TN2
TN14
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
51
điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tếbào.
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung
TN3 TN6 TN7 TN13
TL2
TN12 TN9
TN8
52
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (tinh bột, lipit,...).
TN10 TL3 Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn .
TN11 TL4
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 25 PHÚT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH HỌC CỦA HỌC SINH Trắc nghiệm.
Câu 1: Nguyên tố hóa học có vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc tế bào là:
A. Nitơ. B. Ôxi. C. Hiđrô. C. Cacbon. Câu 2. Đặc tính nào làm cho nước có vai trò quan trọng đối với tế bào?
A. Tính phân cực. B. Hòa tan nhiều chất. C. Khối lượng nhỏ. C. Trơ.
Câu 3. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là:
A. Xenlulôzơ. B. Cacbohiđrat. C. Tinh bột. D. Đường đôi.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên. B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống
DẠYKÈMQUYNHƠN
53
OFFICIAL
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Câu 5: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ
Câu 6: Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Khi bị thủy phân thu được glucozo
(3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O
(4) Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n
(5) Tan trong nước
OFFICIAL
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 7. Các protein màng tế bào không có vai trò:
A. Tạo cấu trúc chống đỡ.
B Tổng hợp ADN.
C. Giúp vận chuyển các chất từ ngoại bào vào nội bào.
D. Là enzym xúc tác một số phản ứng hóa sinh.
Câu 8: Nhóm thức ăn giàu Protein là
A. Rau xanh, bí đỏ, đậu B. Thịt, trứng, sữa bò…
B. Tôm, rau xanh, măng nứa. C. Ngô, đậu, lạc…
Câu 9: Khi sử dụng quá nhiều đường, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nào dưới đây?
A. Gout. B. Béo phì. C. Phù chân voi. D. Viêm não Nhật Bản
Câu 10: Nếu ăn quá nhiều prôtêin (chất đạm) cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây? A. Bệnh gút. B. Bệnh mỡ máu. C. Bệnh tiểu đường. D. Bệnh tự kỷ.
Câu 11: Một đoạn gen có 300 số nuclêôtit loại Xitôzin trên mạch bổ sung. Số nuclêôtit loại Guanin có trên mạch khuôn của gen này là:
A. 300 nuclêôtit. B. 600 nuclêôtit. C. 150 nuclêôtit. D. 900 nuclêôtit
DẠYKÈMQUYNHƠN
54
Câu 12: Loại axít nuclêôtit nào sau đây không có liên kết bổ sung: A. AND. B. tARN. C. rARN. D. mARN
Câu 13: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và:
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. CH3CHO.
Câu 14: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
Câu 15: Phân tử mantozơ được cấu tạo bởi
A. 1 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ
B. 2 gốc fructozơ ở dạng mạch vòng
C. Nhiều gốc glucozơ
D. 2 gốc glucozơ ở dạng mạch vòng
Tự luận.
Câu 1: Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương? Tại sao người bị bệnh loãng xương nên uống loại sữa dành riêng cho mình.
Câu 2:Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích cho dù là bổ?
Câu 3: Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước), ta thấy có hiện tượng đông tụ từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?
Câu 4: Gấu Bắc cực để có thể tồn tại vào mùa đông lạnh giá cơ thể của chúng đáp ứng bằng hiện tượng sinh lý ngủ đông. Trong quá trình ngủ đông ấy, gấu Bắc cực có tiêu tốn năng lượng không và nếu có thì ở dạng chủ yếu nào, vì sao?
Đáp án câu hỏi tự luận.
Câu 1: + Bị bệnh loãng xương là sự thiếu hụt canxi trong máu, dẫn đến nguy cơ mô xương bị mòn và mỏng dần. Rất dễ bị gãy khi té ngã.
DẠYKÈMQUYNHƠN
55
OFFICIAL
+ Người bị loãng xương cần uống loại sữa dùng riêng vì những loại sữa đó chứa hàm lượng canxi cao hơn sữa bình thường, giúp phục hồi lượng canxi bị thiếu hụt.
Câu 2: Ăn các món ăn khác nhau sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Ngược lại nếu chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích thì sẽ không cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Câu 3: Khi giã cua, các tế bào bị vỡ giải phóng prôtêin hoà tan trong nước. Khi nấu canh, nhiệt độ cao làm prôtêin bị biến tính do thay đổi cấu trúc không gian gây ra hiện tượng đông tụ từng mảng.
Câu 4: + Gấu Bắc cực vẫn tiêu tốn năng lượng lúc ngủ đông nhưng ở mức rất thấp so với bình thường.
+ Có rất nhiều chất để giữ năng lượng nhưng loại chủ yếu ở loài gấu này là lớp mỡ lipid ở dưới da.
OFFICIAL
+ Lớp mỡ dưới da có rất nhiều ưu điểm sau:
- Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn trong tinh bột (nguyên tử C trong các acid béo ở trạng thái khử hơn) nên sau quá trình oxi hóa thì lượng năng lượng mỡ mang lại nhiều hơn (gấp 2 lần tinh bột).
- Lipid là chất không phân cực, kị nước, không tan trong nước nên khi vận chuyển không mang theo nước, giúp tiết kiệm nước trong trạng thái ngủ đông.
- Mỡ có thể dự trữ được trong thời gian lâu, có chức năng làm đệm cơ học, chống lạnh, chống thấm, dự trữ nước hiệu quả.
DẠYKÈMQUYNHƠN
56
Phụ lục 2: Một số hình ảnh thực nghiệm.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
57
OFFICIAL
DẠYKÈMQUYNHƠN
58
59
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
60
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL