2 minute read

DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL

- Giúp học sinh phát triễn kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.

- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh.

Advertisement

- Phát triển trí tuệ của học sinh.

- Giáo dục nhận cách học sinh.

b. Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.

- Kỹ năng hợp tác.

- Kỹ năng tư duy phê phán.

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kỹ năng đặt mục tiêu.

- Kỹ năng quản lí thời gian.

- Kỹ năng tìm kiếm xử lí thông tin.

2.1.3. Nội dung môn Hóa học cấp THPT chương halogen với hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khi xác định mối liên hệ giữa nội dung môn Hóa học với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương, giáo viên cần khảo sát thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh đang có và sắp có của địa phương, vùng lân cận. Sau đó đối chiếu với nội dung môn Hóa học để xác định nội dung đó có liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh nào.

Trong chương nhóm halogen có một số nội dung ở phần điểu chế/ sản xuất trong các bài: Clo; Hidroclorua-axit clohidric; Sơ lược về hợp chất có oxi của clo; Flo-Brom-Iot có thể lồng ghép nội dung sản xuất kinh doanh trong quá trình dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh qua đó học sinh thấy được bộ môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm.

Mặt khác, đây là chương đầu tiên nghiên cứu về tính chất của các đơn chất, hợp chất sau khi học xong phần Hóa học đại cương. Do vậy giáo viên cần tạo hứng thú trong quá trình tiếp cận kiến thức của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên và học sinh hoàn chỉnh các mục tiêu bài học,tiếp nhận kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, các hoạt động trải nghiệm thực tế. Đồng thời rèn kỹ năng cho học sinh tư duy bậc cao, khơi gợi sự hứng thú trong học tập và sử dụng kiến thức để biết được hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động như thế nào đến đời sống xã hội, môi trường? Làm thế nào có thể bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dung.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Việc triển khai chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm. Trong quá trình dạy học hiện nay, việc lồng ghép sản xuất, kinh doanh vào trong bài học chưa đồng bộ. Do vậy học sinh tiếp thu kiến thức có phần nào còn thụ động, chưa tạo hứng thú cho học sinh.Trong đề thi trung học phổ thông quốc gia có câu hỏi vận dụng thực tế nhưng một số học sinh còn lúng túng.

Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian để tìm hiểu đầy đủ qui trình sản xuất/điều chế các chất, các sản phẩm. Điều này khiến các em học sinh

This article is from: