
4 minute read
3. Quy trình nghiên cứu
from SỬ DỤNG PHẦN MỀM SKETCHPAD KHI DẠY BÀI 10 “ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC”
Vì │ O3 – O4 │> 0, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa. 3. Quy trình nghiên cứu: Qua thực tế dạy khi dạy bài 10: ”Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước” đặc biệt là các bài tập về tập hợp điểm của tiết ”Luyện tập” của môn hình học lớp 8 trường THCS An Bình tôi đã xây dựng quy trình nghiên cứu như sau: Bước 1: Nghiên cứu SGK, SGV để thiết kế bài giảng phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Bước 2: Sử dụng sketchpad để tạo ra các quỹ tích không có vết và các quỹ tích có vết theo yêu cầu của bài toán. Bước 3: Xây dựng kịch bản bằng cách kết hợp giữa các bài trình chiếu và hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh học và giải bài tập. Bước 4: Tiến hành các bước dạy theo kịch bản đã xây dựng. Có nhận xét và đánh giá kết quả đạt dược thông qua bài kiểm tra tự luận cho cả hai nhóm. Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và phân phối chương trình do hiệu trưởng duyệt. Thiết bị được sử dụng kế hoạch bài dạy, các quỹ tích có không tạo vết và quỹ tích có tạo vết đã được thiết kế trên sketchpad, máy vi tính, máy chiếu, bài kiểm tra trước và sau tác động. 4. Đo lường: Giáo viên ra đề kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút. Sau khi học xong bài 10 ”Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước” và tiết ‘‘luyện tập’’ Cho học sinh hai lớp làm bài rồi chấm theo hướng dẫn.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút là một bài tự luận được giáo viên ra đề sau khi học xong bài 10: ”Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước” đặc biệt là các bài tập về tập hợp điểm của tiết
Advertisement
”Luyện tập” sau đó chấm theo hướng dẫn chấm. Kết quả bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (phụ lục 4) tôi lưu lại để làm cơ sở cho việc kiểm chứng
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích:
Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, thiết kế bài sau đó dạy thực nghiệm. sau khi chấm bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Tôi ghi lại điểm số của học sinh (phụ lục 4 ) rồi qua đó lập được bảng sau: Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm thực nghiệm (8A6) Nhóm đối chứng (8A7)
Điểm trung bình 7,53 5,84
Độ lệch chuẩn 1,960306 2,009804 Mode 10 4
Trung vị 8 6,3 Chênh lệch điểm TB 1.7 SMD 0,839162
Giá trị P T-test 0.001093
Độ tin cậy (rSB) 0.915686865 0.959238173
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm đạt điểm TB là 7,53 , kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng đạt điểm TB là 5,84. Độ lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,7. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TB cao hơn nhóm đối chứng. Do độ tin cậy của nhóm thực nghiệm là rSB = 0,915686865 và độ tin cậy của nhóm đối chứng là rSB = 0,959238173 đều lớn hơn 0,7 nên dữ liệu đáng tin cậy.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD
7, 53 5, 84 2, 0098
− = 0,839162. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động
là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0.001093< 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng Ttest cho kết quả p = 0,001093, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =0,839162. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng khi sử dụng phần mềm sketchpad để nâng cao kết quả học khi dạy bài 10:”Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước” đến kết quả học của nhóm thưc nghiệm là lớn. Dưới đây là Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
8.00 7.00 6.00 5.00 4.00 3.00 2.00 1.00 6.00 5.96 5.84 7.53
Lớp đối chứng Lớp thục nghiệm
0.00 Trước tác động Sau tác động