3 minute read

1.2.2. Cấu trúc của năng lực Toán học

1.2.2. Cấu trúc của năng lực Toán học

Cấu trúc của năng lực Toán học đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục quan tâm nghiên cứu như A.E. Cameron, L.V. Commerel, H. Thomas, E.L. Thorndike, Nguyễn Bá Kim, Trần Luận,… Đặc biệt, nhà tâm lí học Liên xô Kruteski V.A [9], đã đưa ra cấu trúc của năng lực toán học bao gồm những thành phần sau:  Về mặt thu nhận thông tin Toán học: Năng lực tri giác hình thức hóa tài liệu toán học, năng lực nắm cấu trúc hình thức của bài toán.  Về mặt chế biến thông tin, đó là: - Năng lực tư duy logic trong phạm vi các quan hệ số lượng và các quan hệ không gian, các kí hiệu, năng lực suy nghĩ với các kí hiệu toán học; - Năng lực khái quát hóa nhanh chóng và rộng rãi các đối tượng, quan hệ, các phép toán của toán học. Năng lực rút ngắn quá trình suy luận toán học và hệ thống các phép toán tương ứng năng lực suy nghĩ với những cấu trúc được rút gọn; - Tính mềm dẻo của quá trình tư duy trong hoạt động toán học; - Khuynh hướng đạt tới sự rõ ràng, sự đơn giản, tính tiết kiệm và tính hợp lí của lời giải; - Năng lực thay đổi nhanh chóng và dễ dàng hướng suy nghĩ dạng tư duy thuận chuyển qua tư duy nghịch.  Về mặt lưu trữ thông tin, đó là trí nhớ toán học tức là trí nhớ khát quát về các quan hệ toán học, về các đặc điểm điển hình, các sơ đồ suy luận và chứng minh, về các phương pháp giải toán và các nguyên tắc xem xét các bài toán ấy.  Về thành phần tổng hợp chung, đó là khuynh hướng toán học của trí tuệ. Tuy nhiên cần chú ý rằng tốc độ tư duy năng lực tính toán trí nhớ về các công thức,… không nhất thiết phải có mặt trong các thành phần của năng lực toán học.

Advertisement

Theo Kruteski V.A [9], năng lực Toán học thể hiện ở những nét sau:  Suy luận theo sơ đồ logic  Khuynh hướng đi tìm con đường ngắn nhất dẫn đến mục đích.  Phân chia tính chính xác các ký hiệu.  Có căn cứ đầy đủ trong các lập luận, đặc biệt không bao giờ chấp nhận những khái quát không có suy luận, những phép tương tự không có cơ sở. Nói đến học sinh có năng lực toán học là nói đến học sinh có trí thông min trong việc học Toán. Tất cả mọi học sinh đều có khả năng và phải nắm được chương trình trung học, nhưng các khả năng đó khác nhau từ học sinh này qua học sinh khác. Các khả năng này không phải cố định, không thay đổi: Các năng lực này không phải nhất thành bất biến mà hình thành và phát triển trong quá trình học tập, luyện tập để nắm bắt được hoạt động tương ứng. Vì vậy, cần nghiên cứu để nắm bắt được bản chất của năng lực và các con đường hình thành, phát triển, hoàn thiện năng lực. Tuy nhiên, ở mỗi người cũng có khác nhau về mức độ năng lực toán học. Do vậy, trong dạy học toán, vấn đề quan trọng là chọn lựa nội dung và phương pháp thích hợp để sao cho mọi đối tượng học sinh đều được nâng cao dần về mặt năng lực toán học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xác định các năng lực cốt lõi của năng lực toán học [3] bao gồm:  Năng lực tư duy và lập luận Toán học: được thực hiện qua các thao tác chủ yếu như phân tích, tổng hợp, so sánh và tương tự, đặc biệt hóa và khát quát hóa, suy luận chứng minh, dự đoán, tìm tòi, trực giác và tưởng tượng không gian…  Năng lực mô hình hóa toán học: là khả năng chuyển hóa một vấn đề thực tiễn sang một vấn đề toán học bằng cách thiết lập và giải quyết các mô hình toán học, thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn.  Năng lực tính toán là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản, sử dụng ngôn ngữ toán và sử dụng các công cụ tính toán.

This article is from: