3 minute read

6.7. Bảo quản và vận chuyển mẫu

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 12 6. Quy định về lấy mẫu 6.1. Kế hoạch lấy mẫu Trong kế hoạch lấy mẫu cần nêu rõ đối tượng mẫu cần lấy, địa điểm lấy mẫu và phân công nhân sự lấy mẫu. Căn cứ kế hoạch hằng năm của trung tâm, yêu cầu của cơ quan quản lý lên kế hoạch lấy mẫu hàng quý/tháng và phân bố sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Kiểm tra sơ bộ lô hàng (bao gói, số lượng, ký hiệu…). Xác định vị trí lấy mẫu và số lượng mẫu lấy. Xác định dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu. 6.2. Vị trí lấy mẫu Được xác định theo vị trí ngẫu nhiên trong sản phẩm sữa sau khi vắt. Sữa phải sạch. 6.3. Dụng cụ lấy mẫu + Gáo lấy mẫu. + Dụng cụ lấy mẫu phải được làm bằng thép không gỉ, hoặc chất liệu thích hợp khác có độ bền tương đương, không làm biến đổi mẫu mà ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra sau này. + Tất cả các bề mặt của dụng cụ lấy mẫu phải trơn nhẵn và không rạn nứt. Tất cả các góc phải lượn tròn. Trước khi sử dụng, dụng cụ phải khô. 6.4. Vật đựng mẫu + Các vật chứa mẫu và nắp đậy phải làm từ chất liệu có kết cấu sao cho bảo vệ được mẫu và không làm biến đổi mẫu làm ảnh hưởng đến các kết quả phân tích hoặc kiểm tra sau này. + Tốt nhất nên dùng vật chứa có màu đục. Nếu cần, các vật chứa mẫu trong suốt phải được bảo quản ở nơi tối. Vật chứa và nắp đậy cần phải khô, sạch và vô trùng hoặc được khử trùng. Không sử dụng vật chứa bằng thủy tính để lấy mẫu trong khu vực sản xuất. + Hình dáng và dung tích vật chứa phải phù hợp với các yêu cầu cụ thể của sản phẩm cần lấy mẫu.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 13 + Các vật chứa không phải là túi chất dẻo phải được nút chặt hoặc bằng nút đậy thích hợp, hoặc bằng nắp vặn bằng kim loại hoặc chất dẻo. Nếu cần, có lớp lót bằng chất dẻo kín chất lỏng, không hoà tan, không hấp thụ, không thấm mỡ và không ảnh hưởng đến thành phần, tính chất hoặc mùi, vị của mẫu. Nếu dùng nút đậy thì nút phải được làm hoặc được phủ bằng vật liệu không hấp thụ, không mùi và không hương. Vật chứa mẫu phải kín khí/hàn kín để tránh nhiễm bẩn và hút khí. 6.5. Lượng mẫu cần lấy Theo TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008) SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA -HƯỚNG DẪN LẤY MẪU. lượng mẫu tối thiểu cần lấy để tiến hành kiểm nghiệm đánh giá là 100ml hoặc 100g. 6.6. Ký hiệu và nhận dạng mẫu Sau khi lấy mẫu xong, các thành viên tham gia lấy mẫu phải niêm phong riêng biệt mẫu thử nghiệm và mẫu lưu để đảm bảo mẫu được an toàn trong quá trình vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến nơi giao mẫu. Trên niêm phong của mẫu phải ghi rõ ngày tháng lấy mẫu và có ít nhất chữ ký của người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trong trường hợp cần thiết, phần còn lại sau khi lấy mẫu cũng phải niêm phong để đề phòng sự tráo mẫu. Mã hóa mẫu: Sau khi được tiếp nhận, mẫu sẽ được chia thành hai phần bằng nhau (một phần được lưu tại phòng lưu mẫu của Trung tâm, phần còn lại chuyển cho các khoa chuyên môn trực tiếp tiến hành thử nghiệm) và được mã hóa như sau: - Đối với mẫu do Trung tâm lấy: mã hóa theo ký hiệu: AAMLBBB. Trong đó: + AA: Hai số cuối của năm lấy mẫu. + ML: Từ viết tắt của “Mẫu lấy”. + BBB: Số thứ tự của mẫu trong Sổ nhập mẫu lấy. - Đối với mẫu do khách hàng gửi: mã hóa theo ký hiệu: AAMGBBB. Trong đó:

Advertisement

This article is from: