
1 minute read
1.1. Nguyên tắc
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 14 + AA: Hai số cuối của năm lấy mẫu. + MG: Từ viết tắt của “Mẫu gửi”. + BBB: Số thứ tự của mẫu trong Sổ nhập mẫu gửi. Nhận dạng mẫu: Giám định viên nên có số lấy mẫu chính xác từ kế hoạch lấy mẫu thích hợp. Tất cả các số mẫu có tên riêng và mã số để nhận biết mẫu đó dùng cho việc kiểm tra, giám sát, hoặc các hoạt động điều tra khác được xác định. 6.7. Bảo quản và vận chuyển mẫu + Việc bảo quản và gửi mẫu phải sao cho duy trì được trạng thái của mẫu tại thời điểm lấy mẫu và không bị thay đổi cho đến khi phân tích. + Trong quá trình vận chuyển, phải chú ý tránh bay mùi, ánh sáng trực tiếp của mặt trời và các điều kiện có hại khác. Nếu cần phải làm mát, phải thoả mãn các yêu cầu tối thiểu về khoảng nhiệt độ qui định hoặc theo qui định của nhà sản xuất. Mẫu sau khi lấy xong nên để ở nhiệt độ bảo quản càng sớm càng tốt. Thời gian và nhiệt độ phải được xem xét cùng. + Nhiệt độ bảo quản là từ 1 đến 5℃. + Mẫu sau khi lấy xong phải được gửi ngay đến phòng thử nghiệm. Thời gian gửi mẫu đến phòng thử nghiệm phải càng ngắn càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 h. Nếu có yêu cầu, mẫu phải được gửi đi theo chỉ dẫn của phòng thử nghiệm. + Sau khi chuẩn bị phần mẫu thử, nên tiến hành phân tích ngay. III. TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU CỦA SỮA QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT do Ban biên soạn quy chuẩn kỹthuật quốc gia biên soạn, Cục Chăn nuôi trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 29 ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. TCVN 7405:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Advertisement