
17 minute read
Chứng Cớ Phục Sinh - MS Đào Văn Chinh
CHỨNG CỚ PHỤC SINH CHÚA Ở ĐÂU?
7 NGHI NGỜ - 7 GIẢI ĐÁP
Advertisement
. Chúa Giê-xu có thật chăng? . Có bằng cớ gì về việc Chúa sống lại? . Chúng ta có thể tin lời chứng ngày xưa chăng? . Có cách giải thích nào khác hơn không? . Evedence for the Resurrection . Skeptics’ Objections . Phản Biện 1 | Objection 1: Chúa Giê-xu là nhân vật huyền thoại | Jesus was a Mythological Figure . Trả Lời | Answer: Chứng cớ về việc Chúa sống lại căn cứ vào nhiều văn kiện trong thế kỷ thứ nhất | Eveidence for Jesus Christ comes from many written documents from the First Century. . Phản Biện 2 | Objection 2: Chúa Giê-xu chỉ là con người | Jesus was just a man. . Trả Lời | Answer: Các chứng cứ tỏ cho thấy Chúa là đấng cao trọng và đầy quyền năng như Ngài đã tuyên bố | Evidence supports thsat Jesus was all he claimed to be. . Phản Biện 3 | Objection 3: Những người theo Chúa dựng đứng lên chuyện để nói | Jesus’ Follwers Made It All Up. . Trả Lời | Answer: Khó có thể dựng đứng lên chuyện để lừa dối | Evidence suggests that such a deception is highly unlikely. . Phản Biện 4 | Objection 4: Những người chứng không đáng tin | The Witneses Were Unreliable. . Trả Lời | Answer: Tính cách đáng tin của sự phục sinh được nhiều người chứng kiến hỗ trợ, trong khi những người chống đối lại không hội đủ bằng cớ để chống đối. | The reality for the resurrection is supported by many witnesses, and by the lack of evidence from the opposite. . Phản Biện 5 | Objection 5: Sự phục sinh thể chất của Chúa Giê-xu không mấy quan trọng đối với hội thánh ban đầu | The Physical Resurrection of Jesus Was Not That Important to the Early Church. . Cơ Đốc Giáo bắt đầu như một phong trào đạo đức và triết lý. Sự phục sinh của Chúa Giê-xu trở nên lý thuyết huyền nhiệm hơn là một sự kiện lịch sử. . Trả Lời | Answer: Biện chứng xã hội học tỏ cho thấy sự phục sinh là một sự kiện lịch sử. . Phản Biện 6 | Objection 6: Kinh Thánh Tân Ước không đáng tin cậy | Sociological evidence suggests that the resurrection was Not Reliable . Kinh Thánh Tân Ước không mang tính cách lịch sử và có nội dung không đáng tin cậy. Kinh Thánh đã được phiên dịch nhiều lần quá và do đó mất đi tính cách nguyên thủy. . Trả Lời | Answer: Khảo cổ và lịch sử minh chứng tính cách đáng tin của toàn bộ Kinh Thánh. . Phản Biện 7 | Objection 7: Sự phục sinh không quan trọng. . ại sao việc Chúa phục sinh lại quan trọng? . Trả Lời | Answer: Việc Chúa phục sinh hệ trọng vô cùng vì Chúa có phục sinh mới có sự sống đời đời | If it is true, there are eternal consequences. Kinh Thánh dạy rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa
Trời, rằng Ngài chịu thập hình và chịu chết để tha thứ tội lỗi nhân gian; sau đó Chúa sống lại và Ngài hiện đang sống. Vào khoảng năm 30 Giê-xu người Na-xa-rét chịu thập hình trong thời Tiberius làm Vua xứ Giu-đê trong những năm 14-37. Sau khi Chúa chết trên thập hình Ngài được chôn trong ngôi mộ của một người khá giả tên là Giô-sép người A-ri-ma-thê. Chúa Nhật sau khi Chúa chịu thập hình một số phụ nữ - trong đó có Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri mẹ Chúa Giê-xu và Sa-lô-mê - đến nơi táng xác Chúa để dùng thuốc thơm họ mang theo xức cho thi thể của Chúa. Họ không biết ai sẽ lăn hòn đá chắn cửa mộ cho họ. Đột nhiên đất rúng động và một thiên sứ của hiện ra. Họ thấy ngôi mộ trống rỗng. Họ e sợ có điều gì đã xảy ra cho thi thể của Chúa Giêxu. Một thiên sứ của Chúa trấn an họ rằng Chúa hiện đang sống và Ngài đã sống lại từ trong cõi chết. Rời khỏi mộ, mấy bà đó đến báo tin cho các môn đồ của Chúa về việc đã xảy ra. Trước khi các bà đó gặp các môn đồ, Chúa hiện ra cùng họ. Chúa cũng hiện ra cho hơn năm trăm người khác nữa để chứng tỏ Ngài đã sống lại và để nghiệm chứng lời Ngài đã từng công bố trước đó. Trải qua nhiều thế kỷ, những người hoài nghi cứ đưa ra những nghi vấn về việc Chúa sống lại. Làm sao để có thể minh chứng cách quả quyết rằng Chúa đã thật sự sống lại.

Phản Biện 1: Chúa Giê-xu là nhân vật huyền thoại
Trả Lời: Chứng cớ về việc Chúa sống lại căn cứ vào nhiều văn kiện trong thế kỷ thứ nhất: . Ngoài Kinh Thánh Tân Ước còn có 39 nguồn tài liệu viết về thân thế và sự nghiệp của Chúa Giê-xu, trong đó có Pliny, Josephus, Talmud. Những nguồn tài liệu này cũng viết về việc Chúa sinh ra, lớn lên, giảng dạy, chịu thập hình và phục sinh. . Ignatius là một lãnh đạo trong hội thánh, một môn đệ của Giăng, và sống khoảng 70 năm sau khi Chúa sống lại. Trước khi ông tuẫn đạo, ông viết điều này về Chúa Giê-xu: “Ngài đã bị lên án. Ngài thật sự đã bị đóng đinh. Đây chẳng phải là chuyện hoang đường hoặc mơ tưởng hoặc giả mạo. Ngài thật sự đã chết, đã bị chôn, và Ngài đã sống lại từ trong cõi chết.” . Một tín điều tìm thấy trong một Kinh Thánh đã được viết trong khoảng 8 đến 20 năm sau khi Chúa chết. Tín điều này như sau: “Ngài đã bị chôn, và vào ngày thứ ba Ngài sống lại theo lời Kinh Thánh” (1 Côrinh-tô 15:3-8). Hầu hết các sử gia đều nhìn nhận rằng phải hơn sau 20 năm mới dễ xảy ra chuyện truyền tụng sai lạc.
. Những báo cáo về việc Chúa sống lại và hiện ra cho nhiều người xem thấy. Những báo cáo này đườc ghi chép trong các Sách Tin Lành, trong các thư của Phao-lô và những thư khác trong Kinh Thánh Tân Ước. Nếu Chúa không thật sự hiện hữu, hoặc nếu nội dung những báo cáo này không đúng thì những người đã từng biết Chúa hẳn đã phải phủ nhận. . Phi-e-rơ cho biết các môn đồ không dựng đứng, không thêu dệt các chuyện tích khi nói về quyền năng của Chúa Giê-xu. Họ là chứng nhân, mắt họ thấy, tai họ nghe (2 Phi-e-rơ 1:16).
Phản Biện 2: Chúa Giê-xu chỉ là con người
Dù Chúa có hiện hữu chăng nữa, Chúa không cao trọng và đầy quyền năng như Ngài đã tuyên bố. Cùng lắm Chúa chỉ là người đầy lòng thương cảm và là lãnh đạo đầy nhiệt huyết. Ngài là đại tiên tri. Ngài là tôn sư. Nhưng Ngài không phải là Đức Chúa Trời. Trả Lời: Các chứng cứ tỏ cho thấy Chúa là đấng cao trọng và đầy quyền năng như Ngài đã tuyên bố. . Chúa tuyên bố Ngài là Đấng Mê-si (Giăng 4:16-24), Ngài đến từ trời (Giăng 8:21-20), Ngài hiện hữu đời đời (Giăng 8:52-59), Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời (Giăng 10:24-39), Ngài là đấng đã chết thay để tha thứ và đền trả tội lỗi cho cả nhân loại, và cũng đã sống lại trong vinh quang ba ngày sau đó (Ma-thi-ơ 26:26-32). . Chúa đã thi hành nhiều dấu kỳ, phép lạ để hổ trợ cho lời Ngài tuyên bố. Ngài chữa lành các bệnh tật (Ma-thi-ơ 8:2-4; Mác 7:31-37). Ngài thi thố quyền năng trên thiên nhiên (Giăng 2:1-11; Ma-thi-ơ 8:23-27). Ngài khiến kẻ chết sống lại (Ma-thi-ơ 9:18-26; Giăng 11:144). Chúa làm những dấu kỳ phép lạ đó cách công khai. Những người chống nghịch Ngài không thể phủ nhận. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ giảng rằng Chúa Giêxu đã minh chứng quyền năng của Ngài khi Ngài làm các dấu kỳ phép lạ ấy (Công Vụ 2:22). . Hoặc Chúa chính là đấng Ngài từng tuyên bố; hoặc Chúa chỉ là người tự cao tự đại hay là còn tệ hơn nữa. Khi nhận biết những lời Chúa tuyên bố và những việc Ngài minh chứng, hầu hết mọi người đều phải nhìn nhận rằng Ngài quả là đấng công bình và là tôn sư. Các nhà giải kinh cũng luận rằng người ta không thể nói Ngài là tôn sư mà chẳng phải là Đức Chúa Trời. . Chúa Giê-xu đã ứng nghiệm hơn 100 lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước. Nhà toán học
về môn xác suất thống kê Peter Stoner cho biết xác suất ứng nghiệm 8 điều tiên tri này là 1 trên 100,000,000,000,000,000 – một trên 10 lũy thừa 17 – có nghĩa là 1 trên một trăm triệu của một tỷ - đừng nói chi đến sự ứng nghiệm trên 100 lời tiên tri! Cứ thử xét xem đây là hậu tự của Vua Đa-vít, sinh ra tại Bết-lê-hem, vào thành Giê-ru-sa-lem trên lưng lừa, bị bán với ba mươi lượng bạc, bị đóng đinh, bị chôn trong mộ của một người giàu, và đã sống lại từ trong cõi chết. Trong số những lời tiên tri về Chúa Giê-xu, có hơn năm mươi lời tiên tri về sự chết và sự sống lại của Ngài. . Chính Chúa Giê-xu cũng đã phán rằng Ngài sẽ chịu đau đớn, sẽ chết, và sẽ sống lại. Nhiều tháng trước khi chịu thập hình, Chúa cũng đã nói cùng các môn đồ rằng Ngài sẽ gánh chịu khổ nạn và bị các trưởng lão, các thông giáo, các thầy tế lễ khước từ, và Ngài sẽ chết và sống lại sau ba ngày (Mác 8:31).
Phản Biện 3: Những người theo Chúa dựng đứng lên chuyện để nói.
Trả Lời: Khó có thể dựng đứng lên chuyện để lừa dối. Ai lại sẵn sàng chết cho chuyện gian dảo! Những môn đồ của Chúa không phải là những người lừa dối thiên hạ. Sau khi Chúa bị đóng đinh, thoạt đầu các môn đồ của Chúa đã chạy trốn trong sự sợ hãi. Tuy nhiên, sau khi họ nhìn thấy Chúa, tiếp xúc với Chúa, và trò chuyện cùng Cứu Chúa phục sinh, đời sống họ biến đổi. Họ được đầy dẫy Đức Thánh Linh, bỏ việc mình đang làm để ra đi truyền bá rao báo về Chúa Giê-xu dù phải chịu đói khát, bắt bớ, ruồng bỏ, tù đày, nhọc nhằn, cực hình và thậm chí còn bị giết. Nhà văn Lee Strobel viết: “Người ta sẽ chết cho niềm tin của mình nếu họ biết điều họ tin là chân thật; nhưng người ta sẽ không chết cho niềm tin của mình nếu điều họ tin không có thật.” Hơn thế nữa, chính các môn đồ của Chúa thoạt đầu cũng hoài nghi về sự phục sinh của Chúa cho đến khi Chúa hiện đến cùng họ trong chính thân thể của Ngài; và bấy giờ họ mới thật sự tin. . Khi đến bên ngôi mộ trống, mấy phụ nữ đã sợ hãi và tưởng rằng có ai đó đã cướp xác Chúa. Lúc Chúa xuất hiện cùng họ, họ thờ phượng Ngài và mang tin vui đến báo cho các môn đồ (Ma-thi-ơ 28:1-10). . Chính các môn đồ cũng không tin lời các phụ nữ nói về ngôi mộ trống. Họ không tin cho đến khi Chúa xuất hiện ngay trước mặt họ. . Thô-ma không tin lời chứng của các môn đồ khác. Ông muốn chính tay mình sờ, chính mắt mình thấy thì mới tin. . Gia-cơ, em trai của Chúa Giê-xu, bối rối khi Chúa rao giảng ở Na-xa-rét (Ma-thi-ơ 13:55-56). Có thể lắm Gia-cơ cũng ngờ vực sự sống lại của anh mình. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ Chúa phục sinh (1 Cô-rinhtô 15:7), Gia-cơ đã lãnh đạo Hội Thánh Giê-ru-sa-lem. Theo sử gia Josephus, Gia-cơ đã bị ném đá cho đến chết vì niềm tin của mình. . Sau-lơ người Tạt-sơ là một người Pha-ri-si. Ông bắt bớ, bức bách và giết hại những người theo Chúa. Khi Chúa phục sinh hiện ra cùng ông trên con đường đến thành Đa-mách, Sau-lơ hoàn toàn biến đổi. Ông trở nên môn đồ đầy ơn Chúa với tên mới là Phaolô. Suốt cả những năm tháng sau đó trong chức vụ hầu việc Chúa ông bị bắt bớ, tù đày liên miên. Những lá thư ông gởi cho các hội thánh về sau trở thành phần quan trọng trong Kinh Thánh Tân Ước.

Phản Biện 4: Những người chứng không đáng tin.
Trả Lời: Tính cách đáng tin của sự phục sinh được nhiều người chứng kiến hỗ trợ, trong khi những người chống đối lại không hội đủ bằng cớ để chống đối. Thời bấy giờ hễ ai có ý muốn dựng chuyện lên để nói thì hẳn đã không dùng phụ nữ làm người chứng. Cả bốn sách Tin Lành đều tường thuật lại các phụ nữ là những người đầu tiên mục kích chứng cớ của sự phục sinh. Có người cho rằng vì thân tình với Chúa nên họ không phải là những người có nhận định khách quan. Chúng ta cần hiểu vai trò của phụ nữ tại Giu-đê vào thế kỷ thứ nhất. Lời chứng của họ thường không được hoan nghênh. Họ không được phép phục vụ tại tòa án trong tư cách chứng nhân. Nếu những tín nhân đầu tiên muốn thêu dệt chuyện để nói, họ phải cần đến lời chứng của những người nam có thế lực chính trị và ảnh hưởng tôn giáo trong cộng đồng. Thay vì vậy, những người tường thuật thân thế và sự nghiệp Chúa Giê-xu đã dùng những chứng nhân thật sự thấy Chúa, cận kề bên Chúa. Họ là những phụ nữ. Không ai có thể trưng ra thi thể của Chúa. Vào năm 56 Công Nguyên, Phao-lô viết trong 1 Cô-rinh-tô 15:6 rằng có hơn 500 người chứng kiến. Để có thể phản biện chứng cớ hùng hồn này, người ta chỉ cần trưng ra thi thể của Chúa Giê-xu.
Phản Biện 5: Sự phục sinh thể chất của Chúa Giêxu không mấy quan trọng đối với hội thánh ban đầu.
Cơ Đốc Giáo bắt đầu như một phong trào đạo đức
và triết lý. Sự phục sinh của Chúa Giê-xu trở nên lý thuyết huyền nhiệm hơn là một sự kiện lịch sử. Trả Lời: Biện chứng xã hội học tỏ cho thấy sự phục sinh là một sự kiện lịch sử. Sự thay đổi trong cấu trúc xã hội của những người Do Thái trung tín là bằng cớ của sự phục sinh. Trải qua hàng ngàn năm, người Do Thái chịu đựng sự bắt bớ, áp bức, và họ tản lạc khắp cả thế giới. Không giống như những người chung quanh, họ luôn duy trì văn hóa và tín ngưỡng của mình. Chỉ trong vòng mấy năm sau khi Chúa sống lại, có hơn 10 ngàn người nắm chặt sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài. Những Cơ Dốc Nhân gốc Do Thái tiếp tục thờ phượng Chúa trong ngày Sa-bát, nhưng họ cũng thờ phượng Chúa vào Chúa Nhật để đánh dấu ngày Chúa phục sinh. Khi hội thánh trưởng thành, họ tiếp tục thờ phượng vào những Chúa Nhật và gọi những ngày này là những lễ phục sinh nho nhỏ. Một cách để cắt nghĩa cho sự thay đổi trong đời sống của nhiều người Do Thái đó là chính họ hoặc những người họ quen biết đã từng gặp gỡ Chúa Giê-xu khi Ngài sống lại từ trong cõi chết. Hội thánh ban đầu đón mừng Chúa phục sinh. Những môn đồ của Chúa chịu báp têm khi họ ăn năn tội, tin nhận Chúa. Họ hiệp nhau lại để mừng Tiệc Sau Cùng – còn gọi là Tiệc Thánh. . Báp-têm là để mừng Chúa phục sinh (Rô-ma 6:4; Cô-lô-se 2:12). Khi được dìm mình dưới nước, người tin Chúa nhớ đến sự chết của Chúa, và khi được nâng lên khỏi mặt nước người tin Chúa đồng dạng chính mình với Chúa trong đời sống mới, trong nếp sống mới. . Khi dự Tiệc Thánh, người tin Chúa ăn bánh không men và uống nước nho để kỷ niệm sự thống khổ và sự chết của Chúa như Chúa đã phán truyền. Kinh Thánh có ý đề nghị tín nhân nên dự Tiệc Thánh với lòng vui mừng (Lu-ca 24:30-35; Hê-bơ-rơ 12:2) – vui mừng vì với thập hình có sự chết nhưng với phục sinh có sự sống đời đời. Làm thế nào các tín nhân lại cử hành hai thánh lễ này nếu sự phục sinh của Chúa chẳng phải là một yếu tố trung tâm trong niềm tin Cơ Đốc?

Phản Biện 6: Kinh Thánh Tân Ước không đáng tin cậy.
Kinh Thánh Tân Ước không mang tính cách lịch sử và có nội dung không đáng tin cậy. Kinh Thánh đã được phiên dịch nhiều lần quá và do đó mất đi tính cách nguyên thủy. Trả Lời: Khảo cổ và lịch sử minh chứng tính cách đáng tin của toàn bộ Kinh Thánh. Bác sĩ Lu-ca, tác giả sách Lu-ca, là một sử gia trung thực và chính xác. Nhà thần học Norman L. Geisler nghiên cứu những trưng dẫn trong sách Lu-ca về 32 quốc gia, 54 thành phố, và 9 quần đảo và ông thấy không hề có sự sai trật nào. Nhà khảo cổ danh tiếng Sir William Ramsay viết: “Sử liệu chính xác được hỗ trợ bởi chứng cứ khảo cổ tỏ cho thấy tính cách đáng tin trong lời tường thuật của Lu-ca về Đức Chúa Giêxu Christ. Lu-ca là sử gia hàng đầu; không phải chỉ do những điều ông viết thật đáng tin cậy nhưng cũng chính vì ông là sử gia nổi bật hơn cả. Sách Lu-ca do ông viết là sách đáng quí trọng và đáng tin hơn hết.” Lu-ca chú trọng đến chi tiết nho nhỏ. Ông cũng đặc biệt quan tâm đến những điều quan trọng khác. Kinh Thánh chúng ta có hôm nay rất gần với nguyên bản năm xưa. Trong số hàn ngàn văn bản được chép tay trước năm 1500, còn có đến 5300 văn bản Tân Ước trong Hy Văn. Kinh Thánh Tân Ước được bảo tồn tốt hơn cả những tác phẩm của Plato và Aristotle. Hơn nữa, sự khám phá Những Cuộn Văn Bên Tử Hải (Dead Sea Scrolls) xác nhận tính cách đáng tin của Kinh Thánh.
Phản Biện 7: Sự phục sinh không quan trọng.
Tại sao việc Chúa phục sinh lại quan trọng? Trả Lời: Việc Chúa phục sinh hệ trọng vô cùng vì Chúa có phục sinh mới có sự sống đời đời. Sự phục sinh thân thể của Chúa Giê-xu quan trọng vì đã thật sự xảy ra. Nếu Chúa năm xưa không sống lại từ trong phần mộ thì những người tin Ngài là những người khốn khổ hơn hết. Mặt khác Chúa sống lại là lý do mạnh mẽ cho thấy tất cả những tuyên ngôn của Ngài đều chân thật. Và nếu tuyên ngôn của Chúa là chân thật thì Ngài chính là Đấng đã chết cho tội lỗi của cả thế gian và người tin nhận Ngài là người được hưởng sự sống đời đời. Sứ đồ Phao-lô nói cùng những kẻ hoài nghi tại thành A-thên rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người khắp cả mọi nơi đều ăn năn vì sẽ có một ngày Chúa sẽ phán xét cả thế gian. Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Giê-xu sống lại từ trong cõi chết (Công Vụ 17:16-33). Phao-lô quả quyết rằng Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại (1 Côrinh-tô 15:20-22).