Phóng bút 7

Page 1


Không khí mùa xuân đã tràn ngập khắp muôn nơi. Vẫn còn đó cái lạnh buốt giá của tiết trời nhưng thảng có khi, nắng vàng về ấm áp, chảy lan cây cỏ, con người. Mưa xuân cũng trở về, lất phất, dịu nhẹ, khẽ ru trên những vai áo vội vàng ngoài phố.

Tin Thực tế Phiên chợ cuối năm Phản ánh Giảng viên mới: Luồng gió mát thổi vào BC54 Nhân vật Giảng viên Nguyễn Thu Giang: Hãy đọc thật nhiều để tự cứu lấy mình Chân dung Thầy Đinh Hùng: Xếp hai mảnh ghép tính cách Thời trang Blog Tiêu điểm Valentine: Có đôi thật tuyệt mà không có đôi thì vẫn vui Lịch sử Valentine Tản mạn về tình yêu Một chuyến đi Dạo chơi cầu Long Biên. Niềm vui năm học mới Về hội Gióng...đan xen cảm giác vui buồn Chia sẻ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép 8/3 Mong chờ một ngày mùng 8/3 tràn đầy những bất ngờ Thể thao Đổi thay hay là chết Truyện ngắn Ôm anh đi Tôi vẫn còn yêu em Phong cách Nhịp đập mùa xuân

Giữ nguyên lời hẹn, Phóng bút đã trở lại với các thành viên lớp K54 BC – TT. Tươi mới, tràn đầy hơi thở mùa xuân; ấm áp, sâu thẳm yêu thương như cảm giác trong ngày valentine ngọt ngào ; đợi chờ, mong ngóng những bất ngờ thú vị chính là những cung bậc cảm giác mà trong số này, Phóng bút gửi đến các bạn, những độc giả thân thiết luôn bên cạnh và ủng hộ báo lớp.

3 4 6 7

Chúc các bạn có một năm mới ngập tràn niềm vui, một kì học mới thành công. Hãy để Phóng bút trở thành chiếc mỏ neo trên con tàu kỉ niệm cuộc đời của bạn, để mỗi khi mệt mỏi, con thuyền ấy buông neo, bạn lại nhớ đến những ngày tháng tươi đẹp này, khi 104 con người chúng ta được gần bên nhau.

8 10 11 11 14 15

BBT.

16 17

Chịu trách nhiệm Th. S Nguyễn Thu Giang

18

Ban biên tập Vũ Đào Lê Nhung Kiều Oanh

20 21 22 23 24

Thiết kế và trình bày Vũ Thành In ấn Hà Tâm Email: phongbut.bc54@gmail. com

Ảnh bìa: Bùi Thành - Thúy Quỳnh. Photographer: Thành Trung


TIN TỨC

Bắt đầu năm học mới

N

gày 8/2/2011, cùng với toàn thể sinh viên trường ĐH KHXH & NV, các thành viên lớp BC54 chính thức bước sang kì học thứ II năm học 2010 – 2011, kết thúc mười ngày

nghỉ tết. Theo đúng tiến trình đào tạo của khoa, học kì này, ngoài các môn đại cương, sinh viên lớp k54 BC – TT theo học 5 môn chuyên ngành: Các thể loại báo chí thông tấn và Pháp luật & đạo đức báo chí (thầy Đinh Văn Hường), Ngôn ngữ báo chí (thầy Vũ Quang Hào), Tổ chức và xây dựng tạp chí (thầy Phạm Đình Lân), Thiết kế và trình bày báo in (cô Nguyễn Thu Giang). (PV)

Tham quan khu di tích Đá Chông, Ba Vì.

C

hiều thứ Năm, ngày 10/2/2011, tại buổi học đầu tiên môn Các thể loại báo chí thông tấn do thầy Đinh Văn Hường giảng dạy, các sinh viên lớp K54 BC – TT đã được nghe thầy giới thiệu mục đích, tính chất và yêu cầu môn học. Đặc biệt, trong buổi học này, để tạo điều kiện để sinh viên học tập thực tế, thầy đã hứa sẽ đưa sinh viên BC54 đi tham quan khu di tích Đá Chông, Ba Vì. Trong khuôn khổ của buổi tham

q u a n đó, dự kiến sẽ có thêm p h ầ n đốt lửa trại và l i ê n h o a n v ă n nghệ tại khu nhà khách (nhà sàn) vườn Quốc gia Ba Vì. (PV)

CLB Báo in chính thức ra đời

C

hiều thứ Sáu, ngày 11/2/2011, tại phòng học AB101, CLB Báo in của lớp BC54 chính thức ra đời. Mục đích ra đời của CLB là tập hợp những người yêu thích báo in, chia sẻ kinh nghiệm viết bài thực tế và hướng dẫn những thành viên trong CLB “viết được bài để đăng báo”. Đứng đầu CLB là anh Hồ Duy Ngợi và … Sáng. Đây hai thành viên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc viết bài

cộng tác cho nhiều tờ báo lớn nhỏ. Hy vọng CLB báo in sẽ hoạt động hiệu quả, tạo một môi trường gần với công việc thực tế cho các bạn yêu thích hình thức báo chí này. (PV)

Thành lập CLB Phát thanh. Do đã bước sang năm thứ II, các bạn sinh viên BC54 đã bắt đầu lựa chọn cho mình hình thức báo chí phù hợp với bản thân. Cùng với việc ra đời CLB Truyền hình và CLB báo in, CLB Phát thanh chính thức thành lập. Tạo môi trường làm việc thực tế cho những sinh viên thực sự yêu thích phát thanh, sản xuất được những chương trình phát thanh hoàn chỉnh, gần gũi với cuộc sống và hướng đến những chương trình phát thanh có tính ứng dụng cao, có thể dùng được ở các đài phát thanh chuyên nghiệp chính là mục đích mà CLB phát thanh hướng đến. CLB do bạn Hồ Mười và Dương Thị Kiều Oanh lên ý tưởng thành lập. (PV)

Lì xì đầu năm. Thứ Hai, ngày 14/2/2011, tại giảng đường AB 201, nhân dịp đầu năm, bạn Nguyễn Thành Trung, một thành viên lớp BC 54 đã “lì xì” tờ Phóng bút, báo lớp của BC54 100K. Hy vọng và với số tiền lì xì may mắn này, bước sang năm mới, Phóng bút sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và được mọi người hưởng ứng nhiều hơn. Bạn Hà Đức Tâm, trưởng ban In ấn và phát hành báo lớp đã thay mặt BBT Phóng bút nhận số tiền lì xì này. PB xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bạn Nguyễn Thành Trung. (PV)

PHÓNG BÚT 3


THỰC TẾ

Phiên chợ cuối năm

30 tết là phiên chợ cuối cùng của một năm trước khi người ta bước sang một năm mới. Vì vậy, nó là phiên chợ luôn đông đúc, nhộn nhịp và đậm đà hương vị Tết. Chợ quê vào ngày này, từ lúc chưa tỏ mặt người đã ồn ào tiếng những người bán hàng đi sớm để chọn cho mình một chỗ ngồi ưng ý. Tết này, mẹ tôi đi bán rau nên tôi cũng được chân phụ giúp mẹ. Thường lệ, chẳng bao giờ tôi dậy lúc 5h sáng nhưng mấy ngày giáp Tết, hôm nào cũng vậy, tôi luôn đi sớm cùng mẹ đi bán rau. Về quê, được cái tôi thấy thoải mái và yêu cái quê nghèo của mình đến kỳ lạ. Nhiều khi, tôi chỉ ngồi một mình đến khuya để được nhìn và ngắm bầu trời rộng thênh thang, nghe tiếng lá xào xạc, ngắm ông trăng tròn xinh mà ở

4 PHÓNG BÚT

Hà Nội tôi quên mất. Những ngày giáp Tết, quê tôi như được khoác thêm một “chiếc áo mới” : cảnh vật như tươi tắn hơn,những con người thường ngày giờ như đáng yêu hơn, bận rộn hơn. Gặp nhau ngoài đường, ai cũng hớn hở hỏi thăm nhau: “năm nay nhà bác có nhiều lá dong không? Gói bao cái bánh? Có nước bánh tro chửa?....”. Đôi người vì bận, vì nghĩ vẫn còn phiên chợ 30 Tết mà vẫn thủng thẳng : “30 đã Tết đâu bác”. Chợ phiên 30 Tết là ngày cuối cùng mà người ta có thể mua bán để chuẩn bị thực phẩm cho cả 3 ngày Tết. 3 ngày Tết quan trọng với người Việt và người dân quê tôi cũng vậy. Tôi vẫn nhớ như in câu thơ : “Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày 30 Tết thịt treo trong nhà” (ca dao)

Vậy đấy, dù nhà giàu có hay nhà nghèo khó thì trong 3 ngày Tết, nhà ai cũng có đầy đủ thực phẩm từ : thịt đến rau, củ, quả,… Có lẽ, cả năm vất vả, đầu tắt mặt tối với cuộc sống người ta cũng muốn được nghỉ ngơi, muốn mâm cơm thắp hương tổ tiên được đầy đủ. Chợ Tết, các loại hàng thực phẩm ngồi thành khu: bên ngoài đường là những hàng hoa tươi, hoa giả đủ màu khoe sắc. Đó là những dãy hàng rong bán đồ chơi điện tử, cặp tóc,… luôn thu hút bọn trẻ mắt lúng liếng, miệng phụng phịu đòi mẹ mua đồ chơi. Đó là mùi hương thoang thoảng của những nén nhang mà hàng hương thắp càng làm cho chợ Tết có không khí. Nơi đó, các bà, các mẹ luôn cẩn thận chọn hương tốt để đốt trong cả 3 ngày Tết. Đó là dãy hàng cau, trầu chủ yếu là các cụ già, các cụ cẩn thận xem từng quả: “cau vào hạt mới ngon”,


THỰC TẾ hay đôi khi những bạn trẻ đi sắm Tết chỉ thích những quả đẹp: xanh, thon dài,… Hàng thịt là nơi nhiều người và nhộn nhịp nhất, dãy hàng thịt dài, chiếm trọn một khoảng rộng, vậy mà họ vẫn chen chúc để vào đến nơi. Những người bán thịt luôn miệng cười mà tay thì thoăn thoắt cắt thịt: “thịt ngon lắm đấy”. Nào giò, chả, thịt tươi,… ai ai cũng chăm chú chọn cho được cái ngon, chọn cho đủ để dùng trong ba ngày Tết. Không kém tấp nập, hàng rau tươi cũng là nơi không ai quên qua. Bình thường họ chỉ mua một đến hai cái bắp cải, hay củ su hào, … nhưng hôm nay, làn của các chị các mẹ phải ba đến bốn cái mới chịu rời hàng rau. Hàng quần áo đủ màu sắc, trẻ con háo hức đi cùng mẹ để có một bộ quần áo thật đẹp và mới diện vào ba ngày Tết khoe bạn bè. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, lũ chúng tôi luôn trầm trồ, xít xoa khen quần áo của nhau : “mẹ tao mới mua đấy, đắt lắm chẳng đứa nào ở làng có đâu, bộ của tao là đẹp nhất”. Vì khi mua về, mẹ tôi luôn nịnh “chả bạn nào ở làng có đâu, bộ của con đẹp nhất đấy”. Nghĩ lại thấy mình thật ngây ngô. Và hôm nay, lại được nhìn những em nhỏ mắt tròn xoe ngắm quần áo, nếu thích bộ nào thì bắt mẹ mua bằng được không kiểu gì cũng khóc từ chợ về nhà. Nhớ thế những kỷ niệm tuổi thơ của tôi!

trở về nhà chuẩn bị nốt cho kịp tối đón giao thừa. Nhưng khi hỏi xong giá của một mặt hàng không ai quên: mặc cả. “Chị bớt cho em đi, sao rau gì mà đắt thế? Cho em thêm mớ rau nữa nhé? Thôi 3,500 đồng nhé, em lấy nhiều cho!”. Đó là những câu mà bạn có thể dễ dàng nghe thấy khi đi chợ. Mặc cả_đó là thói quen, là nét duyên của chợ quê. Dù chỉ là được bớt 500 đồng đến 1000 đồng họ cũng mặc cả. Và tiếng mặc cả của người dân quê tôi không biết tự bao giờ với tôi nó lại thân thương và đáng yêu đến thế!

Ai cũng muốn mua thật nhanh để

Khi ông mặt trời đứng bóng, chợ

cũng thưa dần,nhưng vẫn có những người đi chợ muộn, muốn mua thêm những thứ mình cần, muốn mua được rẻ hơn chút ít. Hay những người bán hàng vẫn muốn bán cho nốt hàng “bị ế”. Vì nếu có để, cả 3 ngày Tết cũng không thể bán, mà cuối năm, không ai muốn “dây dưa, dính rang” từ năm cũ sang năm mới, vì vậy họ bán hết. Nhưng cũng có những mặt hàng, càng trưa lại càng đắt vì “không còn ai có nữa”. Ngày này đường làng tôi luôn nhộn nhịp người đi bộ, người đi hớn hở, người về vui vẻ mang vác đồ sắm Tết: người vác mía, người khệ nệ dắt xe chở những rau, mì,… Tiếng cười nói của người đi sắm Tết, tiếng đùa nghịch của những đứa trẻ con háo hức sang chợ làm rộn vang cả con đường làng vốn vắng vẻ. Không khí Tết tràn ngập khăp quê tôi! Phiên chợ Tết 30 người ta họp từ sáng sớm đến khi chiều tàn mới tan. Tôi yêu cái làng nhỏ của mình, yêu những người dân quê chất phác, thuần hậu, yêu luôn cả phiên chợ cuối năm. Năm nào tháng thiếu, chỉ có 29 ngày thì mất đi phiên chợ 30, lại thấy thiếu thiếu, thấy nhớ hương vị Tết 30. Yêu lắm phiên chợ cuối năm! NGUYỄN THẮM

PHÓNG BÚT 5


PHẢN ÁNH

Giaûng vieân môùi

Luồng gió mát lùa vào BC54 Học kì II năm học thứ hai của sinh viên lớp K54, BC – TT chính thức bắt đầu từ ngày 8/2/2011. Sang kì học này, lớp BC54 được học 5 môn chuyên ngành: Ngôn ngữ báo chí, Các thể loại báo chí chính luận, Pháp luật và đạo đức nghề báo,Tổ chức và hoạt động toà soạn, Thiết kế và trình bày báo in. Ngoài những giảng viên đã có thời gian giảng dạy lớp các kì trước, học kì này, có 2 gương mặt giảng viên mới với phong cách giảng dạy độc đáo: thầy Vũ Quang Hào và cô Nguyễn Thu Giang đã khiến cho các thành viên “nhà” BC54 lao đao vì quá nhiều cảm xúc.

Cô Nguyễn Thu Giang

Thầy Vũ Quang Hào Vũ Hùng: “Mình không thích cái cách giảng bài rất ngông của cô Giang nhưng mình phục tài cô. Mình mong là cô sẽ chấp nhận được rằng trong lớp mình có những sinh viên chậm tiếp thu bài hơn các sinh viên khác để có thể giúp các bạn ấy theo kịp những gì cô giảng. Với thầy Hào, mình có cảm giác thân thiết như một ông giáo làng, có cái “phá cách bình dân”. Học thầy mình thấy tin vào bản thân hơn và nhất là, không thể nào ngủ một giây trong giờ của thầy”. ^^

Nguyễn Sơn Tùng :” Tớ có ấn tượng mạnh với thầy Vũ Quang Hào, ấn tượng nhất là sợi dây thừng dùng để treo báo của thầy, rồi phong cách dạy chuyên nghiệp cứ như mình đang được học ở nước ngoài vậy.”

Nguyễn Linh Chi :” Trong số những giảng viên mới người tớ ấn tượng nhất là thầy Hào, bởi phương pháp

6 PHÓNG BÚT

dạy lạ, và được thực hành nhìu, cách nhìn những gam màu. mục tiêu của tớ ở môn học này là có được nhìều kinh nghiệm từ thầy.”

Nguyễn Hoài: “Mình thấy cả hai thầy cô đều có cá tính riêng, dạy rất cuốn hút. Thầy Hào có một phong cách dạy rất thân thiết, truyền dạy kiến thức một cách nhẹ nhàng còn cô Giang thì nghiêm khắc hơn, đòi hỏi ở sinh viên nhiều hơn. Hy vọng thầy Hào sẽ “trẻ lại”và cho lớp mình một chuyến đi thực tế như BC48 ngày nào” ^^

Trần Thị Hồng: “cả hai thầy cô đều có cách dạy mới, rất hiện đại, áp dụng kiến thức thực tế vào bài giảng khiến mình thấy rất hứng thú và lôi cuốn dù lớp đông và học nhiều tiết liền.”

Đào Nền


NHÂN VẬT

Coá vaán hoïc taäp Nguyeãn Thu Giang

“Haõy ñoïc thaät nhieàu vaø töï cöùu laáy mình” Không khí học tập bắt đầu trở lại sôi nổi với sinh viên lớp k54 BC – TT, trường ĐH KHXH & NV. Đầu năm mới và cũng là đầu kì học mới, Phóng bút có một buổi nói chuyện ngắn với Cố vấn học tập (CVHT) Nguyễn Thu Giang để nghe cô chia sẻ và nhắn nhủ với những sinh viên của mình đôi điều. PV: Học kì I năm thứ hai của sinh viên lớp BC 54 do cô làm cố vấn học tập đã kết thúc, dù không thường xuyên lên gặp lớp nhưng cô có theo dõi kết quả học tập của lớp không? Nếu có thì cô có nhận xét gì về kết quả này?

thấy như mình đã già đi một kiếp người.

CVHT: Tôi không thường xuyên theo dõi kết quả học tập của lớp vì quá bận. Hơn nữa theo tôi, là những sinh viên đại học, các em phải có ý thức chủ động và biết chịu trách nhiệm với bản thân. Học tập chủ động, tự phân bổ thời gian, tự lên kế hoạch và tự chịu trách nhiệm, đó chính là những gì mà các em phải làm.

CVHT: Lời khuyên là các em hãy đọc thật nhiều và tự cứu lấy mình.

PV: Thời gian gần đây, nhiều sinh viên khoa BC-TT nói rằng rất hay gặp cô với khuôn mặt căng thẳng, vội vàng, cô có thể chia sẻ với những sinh viên của mình một vài điều về công việc hiện tại? CVHT: Tôi đã đỗ học bổng tiến sĩ tại Úc năm 2012 nhưng vì bận việc mẹ ốm nặng nên tôi không có một kế hoạch nào cụ thể để chia sẻ với lớp. Việc đi học ở Úc với tôi cũng không quan trọng nữa. Đôi khi, sự mệt mỏi tăng cao tới mức tôi cảm

PV: Học kì này lớp BC54 học nhiều môn học của ngành hơn, cô có lời khuyên nào để sinh viên BC có thể học tốt những môn này?

PV: Sang học kì mới, thời gian cô – trò gặp nhau trên lớp sẽ nhiều hơn, cô có kế hoạch gì dành cho lớp trong thời gian tới không? CVHT:Trong lớp, tôi xuất hiện với tư cách giảng viên môn học chứ không phải cố vấn học tập. Điều rất tiếc là môn học Thiết kế và trình bày của tôi năm nay có tới hơn 110 sinh viên. Với số lượng sinh viên như vậy, việc học tập nói chung không thể đạt hiệu quả cao. Tôi hy vọng các bạn đặt nhiều câu hỏi trong giờ học vì nó giúp không khí lớp học sôi động hơn. Giảng dạy trong thời gian này là một trong những niềm vui hiếm hoi của tôi, mặc dù tâm trạng như tôi hiện nay sẽ ảnh hưởng tới phong cách giảng dạy. Tôi sẽ cố gắng hết sức để các bạn không bị thiệt thòi.

PV: Đã từng có “thâm niên” làm cán bộ lớp hồi còn là sinh viên, cô có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong việc khuấy động các hoạt động tập thể và tăng tình đoàn kết giữa những thành viên trong lớp? CVHT: Theo tôi, người làm cán bộ lớp tốt nhất nên nhìn vào hiệu quả của công việc và cần bình thản đối diện với thị phi. Tôi chưa từng làm cán bộ đoàn hội nên tôi vẫn thấy rằng điều quan trọng nhất là việc động viên nhau học tập. Còn hoạt động vui chơi và các phong trào khác thì tôi không có kinh nghiệm nhiều nhưng tôi nói chung tham gia khá đầy đủ. PV: Cô có kì vọng gì vào sinh viên của mình trong thời gian tới? CVHT: Thật lòng mà nói thì tôi không bao giờ đặt kỳ vọng vào sinh viên vì việc đó không cần thiết. Tuy nhiên, với tư cách một giảng viên, tôi luôn nghĩ rằng mục tiêu của giáo dục là giúp các bạn (dám) trở thành người tốt và yêu tự do. Vũ Đào.

PHÓNG BÚT 7


CHÂN DUNG

Thầy Đinh Hùng

Thaày Ñinh Huøng

Xeáp hình hai maûnh gheùp tính caùch Sinh viên trường ĐH KHXH & NV, ai đã từng lên Phòng đào tạo (PĐT) thắc mắc về lịch thi hay giải quyết những vấn đề về đăng kí môn học (đkmh) đều không thể không “ấm ức” về cách trả lời lạnh lùng, “không chút cảm thông” của thầy Đinh Hùng, người phụ trách mảng công việc này. Thế nhưng mỗi khi bước ra khỏi cánh cửa PĐT , người thầy ấy dường như trở thành một con người khác, thân thiện, vui vẻ và đôi khi, đa cảm đa sầu. Công việc là công việc. Vốn là sinh viên khoa Tâm lý học, trường ĐH KHXH & NV, tốt nghiệp, chàng sinh viên trẻ đầu quân cho PĐT của chính ngôi trường mà

8 PHÓNG BÚT

Box: Họ tên: Đinh Quang Hùng. Ngày sinh: 02/04/1983 Nghề nghiệp: Cán bộ Phòng đào tạo, trường ĐH KHXH & NV. Nick: dinhhungtt. Email: dinhhungtt@yahoo.com

mình vừa học tập để rồi từ đó, cái tên Đinh Hùng gắn bó với công việc này cho đến bây giờ. Với cách trả lời “bàng quan, lạnh lùng” và khuôn mặt “không chút cảm thông”, sinh viên cứ ấm ức còn thầy thì cứ “bình thường” bởi theo thầy: “Công việc là công việc. Tớ cứ đúng quy chế, quy định, chức trách, nhiệm vụ tớ làm. Tớ tôn trọng quyền lợi của sinh viên nhưng cũng đòi hỏi những

nghĩa vụ mà sinh viên cần phải thực hiện khi vào học tại trường.” Nghe thầy xưng “tớ” khi trả lời phỏng vấn mà tôi cứ ước, giá như khi làm việc, thầy cũng xưng hô thế này thì có phải mỗi lần lên PĐT lại là “một niềm vui” không! ^^. Công việc của PĐT tưởng như đơn giản nhưng kì thực đây là một công việc đầy áp lực và không lúc nào là không bận rộn. Chia sẻ về công việc của mình, thầy Đinh Hùng nói: “Để có được một kỳ đăng ký môn học thuận lợi, một lịch thi đẹp cho mỗi sinh viên, tớ phải chuẩn bị đầu tư trước mỗi giai đoạn đó 2 tháng. Ví dụ là tại thời điểm này, tớ đã bắt đầu công việc chuẩn bị làm lịch thi học kỳ song song với làm thời khóa biểu cho học kỳ I của năm học 20112012. Chưa kể sau đó là còn phải “trảm” những sinh viên nào đăng ký


CHÂN DUNG nhầm môn, đăng ký sai điều kiện tiên quyết, đăng ký ….lung tung nữa. Rồi các vấn đề về học phí, điểm trác…tớ cũng tham gia.”

cũng là một cách để tớ bớt stress khi mà ngồi 10 tiếng trước máy tính trên PĐT, trả lời trăm câu hỏi mỗi ngày….”.

Bận rộn và vất vả là thế nhưng với bốn năm làm việc tại PĐT, thầy Đinh Hùng coi chính cái sự bận rộn quanh năm, áp lực nặng nề ấy là một cách để tự rèn luyện mình bởi có mấy ai chịu được cái cảnh làm việc thì vất vả mà sinh viên thì “toàn ghét mình” như thế!

Còn làm công việc này thì còn như thế!

Vui vẻ để cân bằng cuộc sống. Gặp thầy Đinh Hùng bên ngoài PĐT hay nói chuyện với thầy trên facebook, Yahoo Message, không ít sinh viên ngỡ ngàng với cách nói chuyện rất thân thiện, vui vẻ thậm chí là xì – tin của thầy. Sinh viên có thể chia sẻ những tâm sự của mình với thầy, nhờ thầy tư vấn (thầy học tâm lý ra mà) hay thậm chí là nghe thầy tâm sự những nỗi niềm. Tất cả tạo ra một Đinh Hùng hoàn toàn khác, gần gũi như một người bạn. Lý giải về điều này, “người bạn ấy” nói: “tớ cũng đã từng là sinh viên, cũng còn rất trẻ nên luôn vui vẻ, thoải mái. Sống vui vẻ bên ngoài

Người ta vẫn hay nói, những người có vẻ ngoài lạnh lùng chính là những người sống nội tâm và rất tình cảm. Điều này có lẽ đúng với người thầy đặc biệt này. Nói về cuộc sống của mình, thầy chia sẻ: “Các cậu biết là tớ mới lấy vợ. Hồi yêu nhau thì còn ở Hà Nội gần nhau. Lấy nhau xong thì vợ ở mình nơi quê nhà. Thi thoảng chồng mới về thăm. Buồn ghê gớm. (Có lần nằm mơ, ú ớ, vợ gọi dậy lại quát vợ…đi đăng ký môn học đi, ở đây lằng nhằng làm cái gì). Đôi lúc cũng cảm thấy oải, chán nản. Khi đó là cái mặt khó đăm đăm. Nhưng chỉ khó đăm đăm buổi tối thôi. Chưa bao giờ tớ mang theo cảm xúc lên văn phòng làm việc. Nói thế để các bạn đỡ …nhận xét là do hôm qua vợ thầy giận nên thầy…trông như thế.”

làm việc để sinh viên đỡ “sợ” và đỡ “ghét” mỗi khi lên gặp thầy hay không thì câu trả lời của thầy, một cách chắc chắn là: nếu còn làm công việc này thì còn như thế! Là sinh viên đã “đắc đạo” khoa Tâm lý học (theo cách nói của thầy), việc thầy giữ thái độ làm việc đó là có nguyên do của nó: “Tớ chỉ cần … mủi lòng một tí thôi thì coi như PĐT lúc nào cũng như cái chợ ngay lập tức. Nếu sinh viên học được cách ra vào PĐT, học được các kĩ năng tối thiểu của giao tiếp, học được cách lập kế hoạch, đăng ký môn học được tốt, thi cử, diễn đạt, văn hóa đọc…tất cả ngon lành, chuyên nghiệp…nhân văn một tí…có lẽ ngày đó tớ sẽ cảm thấy tự lạc lõng và tự điều chỉnh mình.” “Có gì vui, thi thoảng nếu tớ không bận, nhớ cho tớ tham gia với. Nhưng công việc vẫn là công việc đấy nhé!”_thầy Đinh Hùng vui vẻ dặn với theo. Ruby - Pha lê.

Khi được hỏi là liệu có bao giờ thầy có ý định thay đổi phong cách

PHÓNG BÚT 9


THỜI TRANG

Các bạn thân mến mùa Xuân luôn là mùa tuyệt vời ,được rất nhiều người trong chúng ta mong đợi .Thời trang Xuân –Hè năm 2011 năm nay sẽ tràn ngập màu sắc tươi tắn ,rực rỡ nhưng cũng không kem phần thanh lịch lãng mạn và đầy duyên dáng.Và bây giờ Phong cách sẽ giúp các bạn update những xu hướng chính cho thời trang xuân hè năm nay qua những show thời trang trên toàn thế giới . Chia tay với không khí mùa Đông lạnh giá và ẩm ướt cùng với những chiếc áo phao dày cộm làm bạn mất đi phần nào thanh lịch và năng động . Giờ chính là thời điểm mà tủ quần áo của bạn sẽ tràn ngập màu sắc tươi mới Đầy sức sống với những tông màu nóng :vàng cam,đỏ,xanh neon, màu sắc trai cây ngọt ngào trong các bộ sưu tập bạn có thể cảm nhận trên các sàn catwalk của Versace,Gucci, Calvin Klein … Lãng mạn và bay bổng trong những chiếc váy ,macxi là những hình ảnh không thể thiếu trong các màu hè .Mùa Xuân-Hè năm nay bạn sẽ vô cùng nổi bật trong những chiếc váy đơn giản hoặc mang xu hướng

10 PHÓNG BÚT

hổ điển với những họa tiết tự do ,loang,da báo hay hoa tiết hoa cùng với những đường bèo nhún và ren trong các bộ sưu tập của :Marc Jacob, Louis Vuitton, Just Cavalli… Đơn giản và thanh lịch cùng với xu hướng cổ điển của cảm hứng thời trang nhungnăm 70 là hình ảnh mà các bạn có thể tìm thấy trong các bộ sưu tập của Marc Jacobs ,Dereck Lam ,Elie Tahari .Đó là sự kết hợp của những chiếc quần ôm,quần jean ống rộng lưng cao hay sang trọng thanh lịch trong những chiếc

áo khoác theo phong cách thập niên 60 của Michel Kors .Màu sắc chủ đạo cho các trang phục này là trắng nâu,màu nude ,xanh sapphire Phong cách sang trọng năng động thoải mái ,nhẹ nhàng,đơn giản của mùa Xuân –Hè năm nay cũng luôn được các quan tâm vì nó không chỉ sang trọng mà còn rất phù hợp với công việc cần tới sự năng động.Đó là những hình ảnh điển hình có thể thâý ở các Show của Buberry,Alexander Wang , Paul Smith . Mr Tunz


THỜI TRANG

Nhật ký ngày “hậu” Valentine. Anh! Như vậy là qua Valentine rồi đấy anh. Ngày đáng sợ nhất trong năm với những người không có người yêu, càng đáng sợ hơn với những người vừa chia tay người yêu mình. Em cũng sợ anh ạ! Cảm giác có anh như vừa mới hôm qua thôi, vậy mà lúc đó lại chỉ còn mình em trên con đường quen thuộc. khó chịu vô cùng khi nhìn những đôi yêu nhau… và rồi em lại nhớ, lại nghĩ linh tinh… Hôm qua khi vừa bước chân ra khỏi chỗ làm, em đã ước sao có j đó bất ngờ xảy ra, rằng anh đang đứng ở kia, chờ em như những ngày mình chưa xa nhau, dù em biết chuyện đó chẳng bao h là sự thật. Vậy mà em cứ ngóng thế, suốt quãng đường về! Thật buồn cười quá phải không anh?! Năm hôm rồi! Năm kể từ ngày mình chia tay! Chúng ta không liên lạc với nhau…mình vẫn chưa bình thường phải không anh? Em thường hay nói rằng nếu sau này mình có chia tay thì vẫn tin lắm một cái kết là mình vẫn là bạn như ngày nào. Nhưng đối với anh, em thấy sao khó thế. Em thấy lạ là sao hôm chia tay em lại cười với anh một nụ cười tươi đến thế để rồi bây giờ em chẳng thể tin đó là mình. Cũng có thể đó là con người với sự bất cần, lạnh lùng của em, cái con người cố hữu luôn nhủ với lòng rằng hãy luôn ngẩng cao đầu để bước… Anh có buồn không? Hôm nay em đã thôi nghĩ nhiều về anh như mọi hôm, mặc dù có đôi lúc bỏ quên cô giáo giảng điều gì! Em đã thôi không nghĩ về anh trong thổn thức, thôi nghĩ về những ngày mình bên nhau. Nhưng đó liệu có phải là kết thúc không anh? Nếu như vậy, là như vậy, thì em xin cám ơn. Em không muốn mình cứ mãi khổ sở trong đống kí ức bừa bãi này, vui tươi này….để rồi vùng vẫy mãi không tìm được lối ra, để rồi cứ mãi buồn không thể nào sống vui như ngày trước… em còn nhiều bài

phải học lắm….chẳng biết có phải là do thầy cô khó tính không, hay chỉ là chăm chỉ để rồi chạy trốn hình ảnh của anh trong trái tim mình??? Năm nào cũng vậy, valentine của em cũng trôi qua như những ngày thường. Không có hoa! Chẳng có quà. Chuyện bình thường như những điều vụn vặt khác. Nhưng năm nay anh biết không? Tự dưng em buồn lắm. Thời gian như dài hơn. Mọi thứ như vô nghĩa. Tất cả không làm em vui. Em chẳng tìm được công việc nào thu hút mình. Chán! Em đã gần khóc khi nghĩ đến anh, với những ngày hạnh phúc đã qua. Và rồi lại thấy lạc lõng trong thế giới to lớn với nhiều người lạ lẫm này. Đôi lúc thấy mình nhỏ bé, bơ vơ không tìm được chỗ dựa, cần anh ở cạnh mà sự thật là không còn anh bên mình nữa. Em hoang

mang…thật sự! Nếu có thời gian, ngày hôm qua em sẽ đi chơi anh ạ. Không biết đi đâu, đi với ai, nhưng nhất định em sẽ đi. Nếu ở yên một chỗ mà không làm gì thì có lẽ em sẽ khóc òa lên mất! Sẽ khóc vì nhớ anh! Vì tủi thân! Mặc dù em biết, sự thật là, mình đã xa rồi… Trong những chuỗi ngày như thế, có bao giờ anh nhớ em? Anh khao khát biết xem em đang làm j? Anh lo lắng bởi có một cô bé hậu đậu đã không còn bên anh nữa?.... Có bao giờ như thế không anh?!!! Hà Nội, ngày 15/2/2011. Trắng Xinh

PHÓNG BÚT 11


TIÊU ĐIỂM

Valentine: Coù ñoâi thaät tuyeät maø khoâng coù ñoâi thì vaân vui Ngày lễ Tình yêu Valentine được coi là một ngày tràn ngập yêu thương khắp thế giới. Trong ngày ấy, con người ta tặng nhau hoa hồng đỏ, socolate, gửi thiệp chúc mừng, trao nhau những tình cảm yêu thương. Với những “con báo” nhà BC – TT 54 cũng vậy, Valentine vẫn ngọt ngào bởi dù không có người yêu để cùng nhau đón chờ ngày lễ này thì họ vẫn có một ngày 14/2 thật ngọt ngào bên bạn bè, gia đình yêu thương.

“Có đôi có cặp”, Valentine còn gì bằng! Cũng có một Valentine ngọt ngào nhưng Hải Phương lại có cách đón ngày lễ tình nhân vừa có cảm giác ấm áp bên người yêu lại vẫn vui vẻ bên bạn bè. “ Năm nào cũng vậy, chúng mình cùng đi chơi với nhóm bạn, có cả những đôi đang yêu và cả những bạn độc thân. Với mình ngày này không chỉ là ngày của hai người mà còn là ngày của những người thân yêu, chúng mình cùng nhau đi ăn uống, cùng nhau đi chơi.” Phương rất vui khi nhận được không chỉ quà vả một giỏ hoa hồng của bạn trai mà còn là quà của những “vệ tinh’’ trong ngày này. Hải Phương không ngần ngại chia sẻ rằng với bạn ấy, những điều này đã trở nên “quen” mất rồi.

Với Nguyễn Hiền, cô bạn được cả lớp biết nhớ qua dịp 8-3 năm ngoái khi cùng đưa bạn trai của mình tới dự bữa tiệc chào mừng 8/3 do con trai lớp BC54 tổ chức. Ngày 14/2 năm nay cũng là một ngày rất đáng nhớ với hai bạn. “ Bọn mình cùng nhau đi chơi Bờ Hồ, đi ăn KFC, lượn quanh Hà Nội hòa chung không khí đón ngày lễ tình yêu của các bạn trẻ như chúng mình và cả của các đôi yêu nhau. Một kỷ niệm không mấy lãng mạn nhưng mình rất nhớ đó là lúc quay về thì bị tắc đường và chúng mình cùng nhau “hít khói xe”, đúng là giao thông Thủ đô”- Hiền cười hóm hỉnh. Coi như đó là một trong những thử thách của tình yêu thời hiện đại! :D ^^.

Chia sẻ về cảm xúc của mình trong Valentine năm nay, Hoài không hề ngần ngại và cũng không dấu nổi cảm xúc của mình: “ Đây là lần đầu tiên mình được nhận hoa hồng vào ngày này và cũng là lần đầu mình tặng Socolate “ai đó” nhưng mình còn có một cảm giác thú vị hơn đó là bất ngờ, bất ngờ vì nhẽ ra chúng mình không đi chơi do anh ấy bị ốm và 2 ngày trước đó chúng mình đã gặp nhau. Mình và người yêu cùng nghĩ Valentine thực ra chỉ là hình thức vì khi 2 người đã yêu nhau thì ngày nào cũng là ngày lễ tình nhân( mỉm cười), nhưng hơn 7h tối hôm ấy mình vẫn nhận được lời mời đi chơi rất bất ngờ và lãng mạn (cái này bí mật nhé!)”. Đúng là trong cuộc sống này phái yếu vẫn hay được nhận những sự bất ngờ thú vị từ một nửa còn lại và chính những bất ngờ ấy là chất kết dính cho tình cảm của họ gắn bó hơn.

12 PHÓNG BÚT


TIÊU ĐIỂM Một mình, Valentine vẫn tuyệt! Nguyễn Thành Trung chia sẻ: “Valentine ư? Cũng chỉ là ngày bình thường thôi mà, vẫn là sáng ngủ dậy đi học, tối về lại lên facebook “chém gió” tùm lum với hội bạn (cũng toàn đứa độc thân như mình :D). Sau đó, mình và cả phòng rủ nhau uống rượu, uống đến mức cả bọn lại lăn ra ngủ đến tận trưa mới dậy, có đứa còn quên cả lịch học nữa, hihi. Nói chung là dù độc thân, nhưng mình thấy vẫn vui” ^^ Lê Mai tâm sự: “Ôi dào, 21 năm này mình vẫn đón valentine một mình mà, có sao đâu! Trong khi thiên hạ người ta tay trong tay trong cái lạnh giá khủng khiếp của thời tiết, thì mình được nằm ở nhà đắp chăn, xem phim, còn thích hơn nhiều ý chứ!”

Valentine, ngày của yêu thương Mai Quyên, cô bạn cá tính lại có một valentine rất ngọt ngào với gia đình: “Việc đầu tiên mà mình đã làm trong ngày 14/2 năm nay là sang gõ cửa phòng anh trai, và nhìn ông ý một cách đầy “sung sướng và thông cảm”, vì ông ấy cũng chưa có người yêu mà ^^. Sau đó mình vào bếp, nấu một bữa thật là ngon cho cả nhà. Lúc hạnh phúc nhất là lúc mà cả nhà ai cũng khen mình nấu cơm ngon^^” Với Việt Nga, ngày lễ tình yêu lại có thật nhiều ý nghĩa: “ valentine không chỉ dành riêng cho những người yêu nhau mà dành cho tất cả mọi

người, là ngày mình nói lời yêu thương với bố, mẹ, anh chị và những người bạn mà mình yêu quí. Với mình, Valentine năm nay, trôi qua đơn giản với một giấc ngủ thật là ngon, mơ về một hạnh phúc ở nơi xa xăm nào đó, thấy ngày này sang năm, sẽ được tay trong tay với người yêu ở đường Hàn Quốc” ^^. Riêng Phạm Hà lại thấy có một chút gì đó buồn buồn: “Valentien năm nay của mình cũng như mọi năm thôi, vẫn là cùng mấy đứa bạn thân đi ăn uống, lang thang ngoài đường, cho phép mình về muộn hơn ngày thường, cũng háo hức, mong đợi ai đó sẽ tỏ tình với mình và cả chút gì đó hơi buồn nữa. Nhưng chẳng sao cả, quan trọng là được gặp mặt bạn bè, những người mà mình vô cùng yêu quí”

Valentine,không chỉ là socola và hoa hồng! Hồng Nam: “Chúc cho tất cả những ai đã đang và sẽ yêu sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc. Chúc cho ngày nào cũng là valentine với tất cả chúng ta, hãy luôn trân trọng những người bên cạnh ta, hãy yêu thương từng giây từng phút, vì không có tình yêu vĩnh cửu, chỉ có những phút giây vĩnh cửu” Tùng Lâm: “tình yêu là một thứ tình cảm rất đẹp, nó phải trải qua rất nhiều những sóng gió của cuộc sống, và phải kiên nhẫn chờ đợi, đừng vội vàng tìm kiếm mà rơi vào những sai lầm, hãy để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên, chúc mỗi ngày với chúng ta đều là 14/2”. Ngọc Uyên – Kiều Oanh.

PHÓNG BÚT 13


TIÊU ĐIỂM

N

gày Valentine (còn gọi là ngày lễ tình yêu hay ngày lễ tình nhân) là ngày được đặt tên theo thánh Valentine, là ngày thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, và bạn bè khác phái, họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-côla và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa . Thánh Valentine thành Terni và các tông đồ, bức tranh do Richard de Montbaston của Pháp vào thế kỷ 14 Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ nữ thần Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau. Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius II, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La

14 PHÓNG BÚT

Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius II. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị b ắ t giam và b ị kéo lê

trước mặt tên thái thú thành La Mã. Claudius II đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Từ trong ngục tối, vị linh mục vẫn rao giảng về tình yêu, những cuộc trao đổi của ông và con gái viên giám ngục đã làm cô gái cảm nhận được sự kỳ diệu của tình yêu, cô đã giúp ông rất nhiều trong việc tổ chức những đám cưới ngay trong ngục tối. Ngày ra pháp trường, vị linh mục để lại vài dòng ngắn cảm ơn cô về tình bạn và lòng trung thành của cô.

Ông ký tên “Tình yêu từ Valentine của bạn”. Thông điệp này được viết vào ngày 14 tháng Hai, năm 269 sau công nguyên. Vào thời gian này đang diễn ra Lupercalia. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây. Trước đây ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và châu Âu nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Mặc dù ở mỗi Quốc gia hay vùng miền, ngày Valentine sẽ có những nét khác nhau. Ví như là ở các nước châu Âu, trong ngày này, cả nam và nữ đều tặng quà cho người mình yêu hay có nước, chỉ có bạn trai là người phải tặng quà cho người bạn gái của mình nhưng ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Valentine lại là ngày mà các cô gái tặng quà yêu thương cho người mà mình yêu thương… Tuy nhiên, ngày Valentine giò đây đã đến với giới trẻ toàn cầu và đâu chỉ là để những đôi yêu nhau thể hiện tình cảm mà rộng hơn, nó còn là ngày để tất cả bạn bè, những người trong gia đình thể hiện tình cảm yêu thương. Sơn Tùng (st).


TIÊU ĐIỂM

Ngày valentine, một ngày mà ắt hẳn ai đã và đang yêu cũng đều biết hoặc nghe đến. Đơn giản, vì người ta thường hiểu đó là ngày dành cho các cặp tinh nhân! Nói điều này ra nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đối với không ít người, ngày valentine hay việc nghĩ ra một ngày để mọi người đang yêu trao cho nhau socola, hoa hồng,…thật chẳng để làm gì! Ngày valentine, ngày dành cho tình nhân, họ trao cho nhau hoa hồng, socola,..để thể hiện tình cảm! Lí thuyết là thế. Vậy 364 ngày còn lại trong năm, các cặp đôi làm gì? Phải chăng 364 ngày đó họ lanh nhạt với nhau để rồi đến valentine mới “bùng nổ” tình cảm yêu thương? Nhìn vào ngày các mặt báo nhân ngày valentine, ta bắt gặp những tin tức “yêu thì ít mà đánh nhau thì nhiều”…Cách đây 2 năm, vào đúng ngày valentine, một nữ sinh cắt cổ người tình cũ trong xe lexus. Ngay ngày 13-2 -2011, một nam thanh niên đâm người yêu rồi nhảy xuống hồ Gươm… Các nhà làm phim Hollywood đã tận dụng ngày lễ tình nhân mà làm ra một bộ phim khá ăn khách, không phải nói về tình yêu

mà lại sặc mùi máu me: “My bloody valentine”…(Nghe mà rợn tóc gáy) Có người nói, “yêu quá hóa…rồ”. Nghe có vẻ cũng đúng! Yêu quá nên không chịu được ghen tuông, không chịu được phản bội, không chịu được kẻ thứ 3 chen vào, không kiểm soát được bản thân….Và vào cái ngày valentine, ngày được cho là của Tính yêu ấy, cái sự “mất kiểm soát” ấy dường như vẫn không thể bị sự yêu thương đẩy lùi! “Một năm chỉ có một ngày đặc biệt cho Tình yêu thương” vậy sao đâu như tết ở Việt Nam, người ta vui như tết còn Valentine, sao vẫn có những “không ngọt ngào”? Như thế, đâu cứ gì phải chờ đến ngày Valentine mới bộc lộ, thể hiện tình yêu thương; hà cớ gì mà trong ngày đó, người yêu có bận việc không thể đến hay là nỡ quên mà dằn dỗi, bảo người ta không yêu mình, hay tệ hơn là đòi chia tay; hà cớ gì mà những người “một mình” phải buồn phiền! Valentine là ngày mà người ta trao nhau những gì yêu thương nhất, là ngày mà ở khắp nơi trên Thế giới đều chứng kiến những màn tỏ tình lãng mạn, lung linh; ngày tràn ngập hoa hồng, socola và những nụ hôn ngọt ngào. Valentine cũng là ngày

không ít những thảm kịch xảy ra mà nguyên cớ cũng chỉ tại cái chữ yêu! Ngày valentine không có lỗi. Ý thức của con người sẽ quyết định điều đó. Từ xưa đến nay, tình yêu luôn là một câu hỏi nhân loại phải đau đầu. Nó từ đâu ra, vì sao lại có thể khiến con người vừa hạnh phúc, vừa đau khổ như thế? Đạo thiên chúa cho rằng, tình yêu là do thần linh ban phát cho con người. Vị thần đó mang trên mình cung tên tình yêu, bắn vào trái tim những đôi bạn trẻ, và giứa họ nảy sinh tình cảm. Còn các nhà khoa học lại đưa ra kết luận rằng, tình yêu chính là một phản ứng tiết hoocmon trong cơ thể người. Xét cho cùng, tình yêu không có gì là quá khó hiểu đối với những ai cố gắng … tìm hiểu nó. Đôi khi, tình yêu đến với chúng ta nhẹ nhàng, sâu lắng đến nỗi không ai ngờ.Chỉ cần chúng ta mở rộng lòng mình, cùng nhau lắng nghe, cùng nhau cảm nhận, cùng nhau chia sẻ. Đến lúc đó, tình yêu sẽ đến, tự nhiên như chính tình yêu là thế! Bảo Lâm.

PHÓNG BÚT 15


MỘT CHUYẾN ĐI

Quyết định tức thời đôi khi là quyết định đúng đắn nhất! ^^ Mùng 7 âm lịch, uể oải vác balô xuống Hà Nội để kịp đi học trở lại vào hôm mùng 8, tôi vừa đi vừa lầm rầm trách trường mình sao bắt sinh viên đi học sớm quá (nhiều trường nghỉ tết đến rằm tháng Giêng luôn). Gặp lại bạn bè sau tết đã vui, biết được tin môn học đó được nghỉ lại còn vui hơn. Cô giáo đi công tác ở Huế, không về kịp, cái tin đó với chúng tôi, thật chẳng khác gì “lì xì” đầu năm! :) Như cá gặp nước, gần như ngay lập tức, tôi cùng Đào “bí” lên ý tưởng tập hợp các bạn lại để đi chơi sau tết. Dụ dỗ, thuyết phục và doạ nạt, cuối cùng chúng tôi cũng tập hợp được một đoàn “khảo sát” gồm: Đào “bí”, Quế “xinh”, Cảnh Chung, Phạm Mẫn, Văn Du, Sơn Tùng, Kim Tiến, Hoài Thu với mục tiêu “cầu Long Biên thẳng tiến”. Chiếc xe buýt 01 lăn bánh đưa chúng tôi tới với cầu Long Biên. Bất ngờ làm sao khi chính trên chuyến buýt ấy, đoàn “khảo sát” cầu Long Biên gặp Thuý “Kata”, một thành viên của lớp và thật nhanh chóng,

16 PHÓNG BÚT

đoàn chúng tôi có thêm sự góp mặt của thành viên thứ 9_Thuý “Kata”. 30 phút trên xe buýt có lẽ là khoảng thời gian yên lặng duy nhất của cả chuyến đi hôm ấy. Nghe tên cầu Long Biên đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đặt chân lên cầu, cảm xúc thật là lạ. Một cây cầu cổ kính, nằm vắt qua sông Hồng hằn in dấu vết lịch sử xen với những nét hiện đại khiến tôi không khỏi trầm trồ. Tiếng cười nói, trêu đùa của chúng tôi dường như phá vỡ sự yên bình không thể tin được nơi đây, gần mà như cách xa lắm lắm không khí ồn ào nơi phố thị. Mỗi người một cảm xúc riêng nhưng ai cũng hết sức hào hứng và thích thú khi chín con người được đi cùng với nhau, nói chuyện, chụp ảnh cùng nhau trên cây cầu lịch sử vào một chiều xuân nắng ửng vàng. Đến cầu Long Biên, không thể thiếu được món “ngô nướng chính hiệu Long Biên bridge”. Không lẽ ăn ngô trên cầu? Địa điểm mà chúng tôi lựa chọn để “đánh chén” không gì lí tưởng hơn, chính là bờ cát sông Hồng. Nắng, gió, cát, và sóng nước.

Thật thú vị biết bao khi được cùng bạn bè ngồi trên cát, gặm sạch sẽ những bắp ngô nướng thơm phức, được nói chuyện, trêu đùa, và còn…thi nhau “tạo dáng” trước ống kính máy ảnh. Cảnh vật xung quanh đẹp như một bức tranh thuỷ mặc với cây cầu Long Biên xa xa, những con thuyền nhỏ bập bềnh trôi trên sông, khung cảnh mênh mông gợi cho chúng tôi hình ảnh thu nhỏ của một bờ biển, cũng gió, cũng sóng, cũng cát, cũng thuyền. Trời đã ngả sang chiều muộn, sương bắt đầu làm mờ đi khúc sông yên ả, chúng tôi vội vã ra về và không quên dặn dò gửi ảnh cho nhau. Những bức ảnh thật “cool”, những khoảng khắc thật đẹp, những phút giây bạn bè bên nhau thật thân thiết và những kỉ niệm về một thời sinh viên bên cây cầu Long Biên cổ kính và dòng nước sông Hồng với bãi cát dài nên thơ như mộng ảo là những gì mà tôi sẽ không bao giờ quên nhờ chuyến đi đầy ngẫu hứng đó. Hoài Thu


MỘT CHUYẾN ĐI

Về hội Gióng... đan xen cảm giác vui buồn.

Mùa xuân đến mang theo hơi thở ấm áp, tinh khôi của đất trời. Trong không khí ấy, lễ hội truyền thống đầu xuân trở thành một trong những điểm đến quen thuộc của bao người con đất Việt.Vui sao hội Gióng – một sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc.

Trảy hội trong tiết trời xuân ấm áp này, không thể không đến với lễ hội Gióng (Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) – một trong những lễ hội lớn được mở ra sau tết Nguyên Đán. Người xưa có câu: “Ai ơi mùng sáu tháng giêng Không đi hội Gióng cũng hư mất người” Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình để tưởng nhớ tới Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội gióng diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ: khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng. Ngoài ra, trong thời gian diễn ra hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi

động như: chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang_ tắm cho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre – những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính dài khoảng 1cm, đầu vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ, hoa tre sẽ được tung ra trước sân đền để người dự lễ xin lộc cầu may. Ngày 16/11/2010, hội Gióng đã được Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. “Công nghệ chặt buồn hội Gióng.

chém”_nỗi

Nhóm bạn của Mai Phương (sinh viên trường Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội) rủ nhau lên hội Gióng từ sáng sớm, tới nơi ai nấy đều đói và mệt. Cả đoàn thống nhất vào quán nghỉ chân, tiện ăn sáng. Đến lúc đứng lên, cả đoàn ngã ngửa vì mỗi bát phở ở đây có giá tới 70 nghìn đồng /bát. “ Thật không thể chấp nhận được! Không khéo từ

lần sau, mỗi khi đi hội, mình lại phải chuẩn bị thức ăn từ ở nhà mất!”_cô bạn này bức xúc. Không chỉ riêng đoàn của Mai Phương mà rất nhiều du khách tới hội Gióng cũng phải dở khóc dở cười khi rơi vào những quán “chặt chém” này. Bên cạnh đó, tại hội Gióng, nhiều người dân còn bày bán những loại củ không rõ nguồn gốc được mời chào là thuốc quí, thuốc hiếm, chỉ nơi đây mới có??? Việc làm này vô hình chung đã làm mất đi sự tôn nghiêm tại lễ hội linh thiêng này. Đi hội đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt để cầu mong mọi sự tốt lành sẽ đến với mình trong năm mới. Tuy nhiên mỗi du khách khi đi hội cần phải cẩn trọng với tài sản cá nhân mình mang theo, nhớ hỏi trước giá của tất cả những món đồ mình định mua. Đó là cách tốt nhất để có được một chuyến đi hội yên tâm, thoả lòng. Oanh Oanh

PHÓNG BÚT 17


CHIA SẺT

Nhiều sinh viên báo chí cứ than rằng muốn viết mà chẳng có đề tài, muốn đi mà chẳng biết đi đâu để viết. Làm báo là một nghề gian nan, vất vả, không ít hiểm nguy nhưng với những ai muốn thành công, hãy cứ dấn thân rồi sẽ rút ra được những điều bổ ích cho mình. Học đi đôi với hành Học báo là học nghề. Vì vậy, không giống với những sinh viên những ngành khác, ngay từ năm nhất, không ít người đã bắt đầu làm quen với công việc của một người phóng viên. Ngoài thời gian ngồi trên giảng đường, những ngày nghỉ

18 PHÓNG BÚT

hiếm hoi, họ đã bắt đầu dấn thân. Ban đầu, đó chỉ là những buổi lang thang trên phố, ngồi quán trà đá để “hóng hớt”. Dần dần vào học các môn chuyên ngành, các bạn sẽ được học về cách viết tin, bài phản ánh, phóng sự… và đi thực tế viết bài như những phóng viên thực thụ. Khi thấy một sinh viên báo chí hết đứng chỗ này, lại chạy chỗ kia để chụp hình, phỏng vấn người này, người kia về ngày Valentins, một sinh viên ĐH Bách khoa tỏ vẻ ghen tỵ: “Các bạn học gắn với thực hành sướng thế còn gì. Sau này làm báo được đi đây, đi đó. Có sự kiện gì hay ho cũng thấy có mặt”. Thật vậy, không phải ngành nào cũng được như ngành báo, vừa học - vừa hành đều tay. Nếu biết cách, sinh viên không bị ngập quá sâu trong đống lý thuyết mà học đến đâu lại được vận dụng đến

đấy. Sau những giờ học lý thuyết, cái ma lực muốn được làm phóng viên đã thôi thúc các bạn thực hiện ý tưởng của mình dựa trên vốn kiến thức chuyên ngành vừa được học. “Ban đầu, góc nhìn của mình hạn chế nên thấy là viết nên bài không được báo nào dùng, sau khi được anh chị ở tòa soạn góp ý cách viết, cách khai thác đề tài sao cho hiệu quả, mình đã viết tốt hơn và bắt đầu có những bài được đăng”, Kim Huệ (HV BC&TT) bộc bạch. Tôi luyện chính mình! Khi tiếp cận với mỗi đề tài, sinh viên lại được tiếp xúc với những nhân vật, sự kiện, vụ việc trong những hoàn cảnh khác nhau. Đó là những trải nghiệm hết sức tuyệt vời mà không phải ai cũng có được. Nhưng để có được một tác phẩm, những người đó phải làm việc rất chăm


CHIA SẺ chỉ và nghiêm túc. Tiến Thành, “con gà siêu trứng” K52-Khoa báo chia sẻ rằng: “Tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, mình thường tự tạo cho mình những chuyến đi về cách tỉnh lân cận Hà Nội, mỗi lần như thế, mình cũng có từ 3 đến 4 bài được dùng”. Không những cộng tác thường xuyên cho Thanh niên, Tuổi trẻ, Thành còn được mời về phụ trách mục Văn hóa của báo Tuổi trẻ Thủ đô. Qua những lần tác nghiệp mà vốn kiến thức xã hội cũng như mối quan hệ của sinh viên báo chí ngày càng tăng lên. Họ cũng không ngừng hoàn thiện, bổ sung kiến thức của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít sinh viên báo chí khi học đến năm thứ 2, thậm chí đến năm thứ 3 vẫn chưa viết được một tin, bài nào. Hỏi ra mới biết, “bọn mình cũng muốn viết lắm nhưng khi cầm bút viết rồi lại thấy mất cảm hứng và không biết bắt đầu từ đâu”, một sinh viên báo chí năm 2 nói. Khi tác nghiệp, không có nhiều quan hệ, phương tiện máy móc lại thiếu thốn nên sinh viên đã gặp

nhiều khó khăn. Đâu dễ để một sinh viên có thể tiếp cận với những nhà chức trách, có thẩm quyền. Nhiều người phải tốn nhiều công sức và thời gian nhưng vẫn bị những nhân vật cần tiếp cận từ chối, gây khó dễ. Có những đề tài rất nóng, rất hay nhưng cũng đi kèm với nó là rủi ro, nguy hiểm. Với sự nhiệt huyết, không ít sinh viên dấn thân để điều tra làm rõ. Tiến Dũng, K53, Khoa báo khi vào quay một cơ sở chế biến mất tết“mất vệ sinh” đã suýt bị thu máy và đe dọa… Còn nhiều trường hợp các bạn sinh viên báo chí khi hành nghề đã bị đuổi đánh, phá hoại phương tiện tác nghiệp… Không chỉ vậy, có những đề tài buộc họ phải triển khai vào ban đêm, vào những lúc thời tiết khắc nghiệt… nhưng gian nan mới tỏ mặt anh hùng nên có sá gì. Dù mệt mỏi nhưng khi được đọc, xem “đứa con tinh thần” của mình được đăng trên báo, nụ cười lại rạng rỡ trên môi những cô cậu phóng viên tương lai.

viên được cọ xát với đời sống và nhận thức rõ ràng hơn về con đường mình đang đi. Con đường đó đầy vinh quang nhưng cũng thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và đôi khi cả là máu. Nghề báo dường như lúc nào cũng gian nan, chỉ khi nào “nghỉ tay gác bút” thì mới hết vất vả. Cũng nhờ thế, những bạn thực sự yêu, tâm huyết với nghề báo sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý giá và tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Còn những ai đã lầm tưởng con đường này toàn trải hoa hồng thì hãy nhớ “hồng nào hồng chẳng có gai”, nghề báo dễ nổi tiếng nhưng cũng dễ tai tiếng! Thực tế, không phải sinh viên báo chí nào khi ra trường cũng trở thành phóng viên. Hơn ai hết, những người học báo và có ước mơ làm báo phải biết xác định rõ con đường mình đang đi và có hướng đi đúng đắn. Lam Giang

Nghề báo đâu trải hoa hồng Qua những chuyến thực tế, sinh

PHÓNG BÚT 19


8/3

(Phóng bút)

Tạ Hiền: “ Mình mong chờ một chương trình thật mới mẻ và ý nghĩa hơn so với ngày 20/10 năm vừa rồi, cách tổ chức thì phải pro hơn nữa”.

My Hương: “Mình muốn trong bữa tiệc ấy, con gái lớp mình phải trở thành trung tâm của bữa tiệc, bất ngờ và vui nhộn nữa.” :D

Phạm Mẫn: “Năm nay con trai bọn mình sẽ tích cực tham gia vào việc tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ cho các bạn. Hy vọng sẽ mang đến một không khí âm nhạc mới mẻ gửi tặng con gái lớp mình.”

20 PHÓNG BÚT

Hồng Hạnh: “8/3 năm nay mong là sẽ có một màn hát karaoke thật hoành tráng, tất cả các bạn nam đều phải hát và nếu có minh hoạ nữa thì càng tốt, hihi”.

Lan Phương: “đầu tiên là phải có một buổi tiệc nhỏ để liên hoan rồi những món quà nhỏ xinh cho các bạn nữ (chứ cứ hoa hồng mãi, chẳng độc đáo gì cả), một clip ngắn thôi cũng được quay tất cả con trai lớp mình nói lời chúc mừng các bạn nữ nhân ngày 8/3 và tiểu phẩm hài. Cái gì cũng nhỏ nhỏ thôi nhưng mà phải bất ngờ và ý nghĩa như thế. Chắc sẽ rất xúc động! ^^”.

Khi được đề nghị tiết lộ một chút về kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ của “báo đực” BC54 cho “báo cái” lớp mình, bạn Bảo Ngọc người trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch này đã trả lời thẳng thắn là “không thể tiết lộ” vì sợ “nói trước bước không qua”. Bí mật còn ở phía trước, phái đẹp chúng ta hãy chờ xem.


THỂ THAO HƯỚNG TỚI BÁO CHÍ MỞ RỘNG JCO 2011

“ĐỔI THAY HAY LẠI CHẾT”??? Quá khứ nhạt nhòa Chẳng phải nói xa xôi gì, ngay tại giải đấu giao hữu bóng đá trước thềm JCO 2011 BC54 đã gây thất vọng quá lớn khi đã tổ chức không thành công. Tinh thần tập thể đã không cánh mà bay. Dường như chẳng có mấy ai là thành viên của BC54 biết đến giải đấu này. Vì thế mà mọi chuyện cứ rối tung rối mù như đám tơ vò. Từ công tác tổ chức, giờ giấc và trọng tài đều bị các đội trỉ trích không ngớt lời. BC54 đã đặt ra quá nhiều kì vọng vào công tác truyền thông nhưng tất cả cũng xôi hỏng bỏng không. Không có màn khai mạc, không có trang web riêng và băng rôn cũng mất tích trước ngày bóng lăn. Càng ê chề hơn đến trận chung kết cũng chẳng có Cúp hay cờ lưu niệm gì cả để trao cho các đội bóng như những gì trong điều lệ của giải đã đề cập đến. Nói nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu. Trách nhiệm này ai cáng đáng đây? Đó là sự vô trách nhiệm, thờ ơ của một số thành viên mặc dù đã được giao nhiệm vụ nhưng lại không hề quan tâm đến kệ nó muốn thế nào cũng được. Chính bởi vậy mà giải đấu đã thất bại hoàn toàn về khâu tổ chức. Chủ nhà BC54 được “thụ hưởng” một cơ số những lời phản ánh không mấy thân thiện từ các đội bóng tham dự giải đấu. Một hình ảnh nhạt nhòa của BC54 trước thềm hướng tới JCO 2011. Cơ hội cuối cùng Tiếp bước BC52 và BC53 Giải báo chí mở rộng 2011 sẽ được BC54 đứng ra tổ chức như một giải đấu thường niên của khoa Báo chí và Truyền thông. Giải đấu sẽ là cơ hội cuối cùng cho BC54 cố gắng xây dựng lại một hình ảnh đúng nghĩa và thuyết phục trước các đội bóng

khác như những gì mà các đàn anh đi trước đã làm được. BC54 đã bắt tay ngay từ những ngày đầu trước khi giải sẽ diễn ra vào đầu tháng 3 tới. JCO 2011 dự kiến sẽ chỉ có khoảng 10 đội tham dự và tất cả đều là những đội bóng thuộc các khóa K54 và K55. BTC đã họp bàn và lên kế hoạch rất cụ thể. Mỗi người một công việc, làm từ từ và cẩn thận. Từ đặt sân, biên soạn điều lệ giải, mời các đội tham gia đến sắp xếp đội truyền thông, đội cổ động đều được thực hiện từng bước một. Các công tác chuẩn bị khác như tổ chức lễ khai mạc, mời trọng tài cũng được các thành viên trong BTC rất coi trọng. Sau một lần tổ chức không thành công thì BC54 đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý giá cho giải đấu JCO 2011 sắp tới. Không đề ra những mục tiêu quá sức, những khâu rườm rà mà đó là tìm cho mình một cách làm đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả để tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc. BTC BC54 đã có quyết

tâm xây dựng lại một hình ảnh khác nhưng làm được đến đâu và thành công như thế nào thì chỉ còn cách chờ đợi giờ bóng lăn. Sẽ là đổi thay hay sẽ vẫn chỉ là ảo tưởng? Suy ngẫm A: Cứ thua mãi thế này tao không đi đá nữa đâu. Ê mặt lắm! Đội bóng của chúng ta sẽ lại thất bại tan nát trong giải đấu tới thôi. Mày cho tao rút khỏi đội bóng đi. Tao xin mày đấy. Tao chán lắm rồi. Đội trưởng: OK. Tùy mày thôi. Mày xin rút ra khỏi đội bóng tao cũng không cản được. Nhưng mày thử nghĩ lại mà xem. Đã bao giờ mày ra sân với một quyết tâm thực sự chưa? Hay mày chỉ nghĩ là đá cho xong??? Bảo Ngọc

PHÓNG BÚT 21


TRUYỆN NGẮN

28 Tết. Trời tự nhiên bừng nắng, cái nắng mùa Đông, cái nắng 28 tết chói chang rồi lại dịu dàng. Chẳng lẽ anh lại mang nắng của Hà Nội về sao? Ý nghĩ đang len nhẹ trong tim em. Và rồi, sự thật là, tiếng anh: “Anh mang nắng Hà Nội về tặng em này!”. Em cười một nụ cười rạng rỡ như ôm trọn cả bầu trời nắng của anh. - Nhà anh có vườn phía trước không? - Để làm gì cơ? - Thì anh cứ trả lời em trước đi. - Có! - Anh có thích mai vàng không? Em làm cho anh một cành ? - Có chứ, thế khi nào anh được lấy hả Wonder? - Ngày mai anh lấy nhé! Anh gọi em là Wonder còn em gọi anh là Super. Anh là Super vì em thích siêu nhân. Siêu nhân sẽ chiến thắng tất cả. Khi kẻ địch chạm vào, siêu nhân sẽ tan thanh nước. Còn vì sao em lại là Wonder thì mãi em vẫn không hiểu (wonder_ băn khoăn) !!!! - Nhà anh có không khí Tết rồi, đẹp lắm! Ngốc Nghếch, em làm nó trong bao lâu vậy? Anh sẽ giữ nó mãi mãi nhé. - Nhà em cũng có màu vàng rực rỡ của hoa mai. Mai thật đấy anh nhỉ, có lộc xanh, có chồi non , cánh hoa còn khẽ đung đưa nữa này. Hì hì. - Mai vàng đẹp như một nét sol cho bản tình ca mùa đông thêm ấm. Đêm 30 Tết. Tết năm nay thật đặc biệt, vào đúng vào ngày valentine, ngày mà những chàng trai, những cô gái tặng cho nhau chocolate để thể hiện tình yêu, sự cảm mến. Em không biết làm chocolate. Em cũng chưa từng tặng chocolate. Hôm nay là một ngày đặc biệt với em chỉ vì em được đón giao thừa. Mưa bay bay, có lẽ giao thừa năm nào cũng vậy, mưa bay bay và gió se se! Người ta càng thấy được hơi ấm của ngày Tết. Giao thừa, em không đi hái lộc, vì em là con gái. Bố sợ em về xông đất sẽ không may. Em ngồi lại nhà nghịch những chùm bóng trong veo. Bỗng nghe tiếng anh gọi: - Ra đây, anh cho cái này. - Gì vậy anh ? - Đó, em ăn đi nhé ! Nhớ ăn ngay cho nóng! Nhớ đi ngủ thật sớm! Không được để cổ họng bị lạnh! Không được đợi anh những lúc mưa phùn! Nghe chưa! Ngốc Nghếch! Tạm biệt em – Wonder! Tôi chẳng kịp nói một lời nào ngoài từ “Cảm ơn”. Giao thừa rồi, mưa mau hơn, trời tối sầm, đêm 30 năm nào mà trời chẳng tối sầm. Anh bước đi trong những hạt mưa phùn, tạm biệt anh! Món quà anh dành cho em là một quả trứng gà, vẫn còn nóng và đỏ hồng nữa này. Nhưng trứng gà đâu phải chocolate, và em vẫn cứ cười thật tươi trở về treo nốt những chùm bóng trong veo lên khung cửa chào ngày mới của một năm. Thu đã qua, Tết đã hết, đông cũng đã tàn, em lại hăm hở bước vào kỳ học mới. Vẫn cái vẻ mặt tân sinh viên “Ngố” lắm nhưng cũng vui lắm! Chia tay mùa hạ, lại một mùa đông nữa qua đi và Tết lại về. Em và anh đã quen nhau đủ một năm rồi nhỉ ? Một năm em và anh cứ trải qua những tiếng cười giòn tan trong gió, một năm đủ để em quen với cảm giác được vui cười, đủ để em quá quen giọng nói ấm áp của anh. Một năm đủ cho em quá nhớ những quán cóc ven đường, những cây kem đỗ đỏ, những sợi dừa trắng tinh trong cái bò bía, những viên panadol khi em bị cảm cúm,...đủ để em không quên những phút giây được anh săn sóc, quan tâm. Một ngày valentine gần kề, em lặng nhìn anh mà anh không biết, anh đang gói gém những những bông hồng đỏ thắm cùng hộp chocolate thật cầu kỳ, anh mang tặng, tặng nó cho một người mà không phải là em, người đã sát cánh bên anh suốt 3 năm dài. Thế đấy, em hiểu rằng mình đang bước vào “vùng cấm của tình yêu” mà “cấm” có nghĩa là không được đi tiếp. Một cái ôm , một nụ cười rạng rỡ bên cành mai, có thể nào che lấp được một ánh nắng luôn sát bên anh! Em đã chọn một nụ cười, và một cái buông tay thật nhẹ. Đứng đó và nhìn anh bước đi trong đêm mưa phùn mãi mãi. Hôm nay, em lại đi giữa mùa đông, cầm những chùm bóng trên tay. Vẫn con đường đó, quán bò bía đó, nhà sách Nguyễn Xí. Em đưa tay với lấy những chiếc lá rơi, nhẹ trôi cảm giác! Bất ngờ em thấy một tiếng nói vang lên: “Ôm! Ôm anh đi! nhanh lên..!” (Hết) Thảo Nguyên.

22 PHÓNG BÚT


TRUYỆN NGẮN

“Cậu ơi, môn Mĩ học sẽ học giáo trình nào…Quyển này hay quyển này?” Tôi và em thành bạn từ câu hỏi đó và yêu nhau cũng bởi những câu hỏi tương tự như vậy. Em hay đặt những câu hỏi mỗi khi đi kế bên tôi, có khi vu vơ, có khi thực tế. Tôi vẫn thường giải đáp giùm em những câu hỏi. Nhưng đôi khi tôi phải lờ tảng đi câu trả lời bởi tôi không biết phải trả lời cho em như thế nào. Kỉ niệm về em, về mối tình đầu của tôi là những chiều tản bộ ở dưới chân cầu Long Biên. Khi mùa thu đến, những cơn gió heo may hay cuốn tóc em bay trong ánh nắng chiều nhợt nhạt. Ấn tượng về em ở trong tôi chỉ có thế, những câu hỏi và những chiều gió lộng làm tóc em bay. Khi yêu con người tôi thật lạ. Khoảng thời gian tôi còn ở bên em tôi thấy mình như ngấm một chất men say nào đó. Cứ như là mọi thứ rượu trên thế gian đều phát ra từ em, nồng nàn mà say đắm. Em bảo tôi “Mặt trời có màu tím ạnh à!”. Tôi trêu em có những tượng tượng vớ vẩn nhưng rồi chính tôi cũng tin là mặt trời có màu tím thật. Những chiều như thế, em vẫn hay mang theo giá vẽ, mang theo đủ thứ sáp màu, và tưởng tượng ra màu tím mặt trời và dòng sông Hồng cũng đầy màu tím như vậy. Tôi biết em là một cô gái đầy mộng mơ. Tôi yêu cái bồng bột và cả ngây thơ đó của em. Rồi những buổi chiều thu dạo trên bãi nổi sông Hồng cứ thế trôi qua, nhẹ nhàng mà ấn tượng lạ. Tôi đi lang thang khắp triền sông lúc em vẽ tranh, ngắt đôi nhành hoa dại, rồi mang về cho em. Em cười nhẹ kéo tóc tôi. Khi yêu con người ta thật lạ. Tôi và em yêu nhau mà chưa bao giờ đi quá một cái nắm tay thật chặt. Tôi chưa một lần hôn em, và với tôi, những lúc nắm tay đi bên nhau, như thế cũng đã đủ làm con tim tôi ngất ngây lên rồi. Nhưng rồi khi mùa thu qua đi, mùa đông đến, lạnh lẽo và cô đơn. Mùa đông đầu tiên của đời sinh viên đã

qua đi đối với tôi thật dài và lặng lẽ. Em đi đến một miền đất khác, thật nhanh và không một vết tích. Những cuộc điện thoại, những dòng blog dành cho nhau dường như không đủ. Tôi thấy nhạt dần những cảm xúc về em và em cũng thế. Tình yêu, không cần thử thách bởi khoảng cách, bởi những khó khăn. Nhưng khi khoảng cách giữa hai người xa dần, tôi chợt nhận ra rằng, tình yêu chân thực sẽ tồn tại ngay cả khi xa cách. Có lẽ tôi và em đã chấp nhận quá nhanh, hoặc thể, tình bạn đã chen chân trước vào tình yêu nên nó đã không đủ để chúng tôi có thể đến với nhau và có một tình yêu trọn vẹn. Mùa đông trôi qua thật dài, tôi tượng tượng như có tuyết bao phủ ở quanh mình, và nơi em đang sống, miền nam ấm áp sẽ không có những cơn gió mùa lạnh lẽo như vậy. Tôi đem bức tranh em vẽ về mặt trời tím ra ngắm, rồi lại cất nó. Tôi chẳng hiểu vì sao tôi lại làm như thế nữa. Nhưng sau nhiều lần làm vậy, tôi đã quyết định xé toang nó ra. Có lẽ mặt trời có màu đỏ chứ không phải là màu tím như em nói. Em đi xa để lại trong tôi một khoáng trỗng rộng hoắm. Đơn giản là tôi phải học một mình thay cho những lần hai đứa ngồi thảo luận bài vở. Hay những chiều cuối tuần, tôi khoác áo thật ấm, ra cầu đứng một mình để gió quật vào mặt nghe lạnh căm. Ăn kem một mình vào mùa đông không có em thấy thật lạnh buốt. Ngày còn em, tôi không bao giờ ăn hết nổi một que kem. Vậy mà khi em đi, tôi ăn kem một mình, cảm thấy đầu lưỡi cứ tê tê, có lẽ em cũng vậy, tê buốt là cảm giác lúc em ăn kem.

Tôi vẫn thường xuyên nhắn tin cho em, và thật lạ, đôi khi tôi nhớ em kinh khủng. Tôi biết rằng, nối nhớ đó không phải là nỗi nhớ của tình yêu. Tôi muốn cùng em cùng dạo bờ sông Hồng, muốn học cùng em, muốn đi ăn kem cùng em. Chỉ thế thôi, đơn giản nhưng khó khăn đến lạ. Đã môt năm trôi qua, em báo em đã có người yêu mới và tôi chúc mừng em như thế em gái mình vừa mới tìm được một chàng trai lý tưởng. Tôi vẫn thường trêu chọc em “Chàng trai đó có đẹp trai bằng anh hay không?”, “Đừng có ngốc xít thích một chàng trai gầy như anh đấy”. “Anh ấy đẹp trai và béo hơn anh là cái chắc!”. Nhận được dòng tin nhắn đấy sao tôi thấy buồn buồn và ấm ức. Tôi vội lấy xe, đạp trên phố với dòng người tấp nập mà sao thấy cô đơn lạ. Một mùa đông lại sắp đến, tôi cảm nhận được cái vị cô đơn trong những cơn gió mùa, những làn mưa đêm nơi góc phố quen. Chiếc ống khóa ngày xưa rôi và em khóa ở thành cầu vẫn nằm đó. Tôi vẽ trái tim thật đẹp, em viết tên tôi và em vào đó thật xinh. Tôi tin tôi và em sẽ không bao giờ rời xa được. Vậy mà giờ đây, em đang ở một phương trời khác, cùng vơi một người xa lạ khác. Con tôi, vẫn ở giữa lòng thành phố, ngắm nhìn những cơn gió mùa thu đi qua. Ánh mặt trời màu tím rơi trên sông,… Mùa đông mang theo gió rét. Tôi mặc thêm áo thật ấm, nhưng sao vẫn thấy lạnh vô cùng. Tôi phải thú nhận rằng “TÔI VẪN CÒN YÊU EM”

PHÓNG BÚT 23


Sau những ngày Tết ấm áp, Hà Nội lại đón những đợt gió mùa lạnh buốt. Bạn đã chọn cho mình style nào để đến trường trong cái lạnh Hà Nội? Nếu bạn là cô nàng điệu đà ưa thích sự duyên dáng thì chiếc váy dạ kết hợp với áo khoác ngoài và legging sẽ là style khá hoàn hảo, còn nếu bạn là một cô nàng ưa thích sự mạnh mẽ thì tại sao không chọn cho mình một bộ trang phục vừa thời trang vừa đảm bảo sức khỏe với quần jean bụi bặm, áo khoác ngoài và một đôi bốt cao cổ giữ ấm đôi chân? Dương Hồng Hạnh

Model: Tạ Hiền, Ngọc Bích, Dương Hạnh, Nhật Hồng. Photographer: Thành Trung


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.