Phong but 6

Page 1

Cơ quan ngôn luận của K54 Báo chí truyền thông - ĐHKHXHNV - ĐHQGHN

Giáng sinh: BC54, bạn làm gì???

Nhà báo hiện đại... Sv nhân văn uống nước ở đâu ??? Cuộc hành trình cho tôi sự trải nghiệm

Số 6

14-12-2010

Lưu hành nội bộ


TRONG SỐ NÀY

TIN TỨC

3. Qùa tặng đặc biệt cho BC54.

3. Tham gia chương trình đối thoại trẻ.

3. Tivi club bước đầu đi vào hoạt động.

3. Màn hóa thân điệu nghệ,

THỰC TẾ

4-5. Năm lần về với chốn thân thương.

PHẢN ÁNH

6.Nhà báo hiện đại: chuyên nghiệp và đa phương tiện.

NHÂN VẬT

7. Cậu bạn yêu thể thao và ước mơ mở quán cà phê bóng đá. (Du)

8. Làm báo vì hứng thú >>> (Nguyễn Tuấn)

PHÓNG SỰ ẢNH

9. Dự án nâng cao năng lực nhà báo trẻ.

TIÊU ĐIỂM

10-11. Giáng sinh: BC54, bạn làm gì???

CHIA SẺ

12.GIáng sinh: những kỷ niệm không thể nào quên.

MỘT CHUYẾN ĐI

14-15. Cuộc hành trình cho tôi sự trải nghiệm.

BLOG

16-17. Gió đông.

TRUYỆN NGẮN

18. Nắng...gió và một cơn mưa!.

19. Ôm anh đi.

PHONG CÁCH

20. Thời trang mùa đông.

LỜI TÒA SOẠN Hà Nội mùa đông. Nắng! Gió! Và mưa phùn! Phố xá dường như vắng người hơn, xe cộ như vội vàng hơn. Hình như cái lạnh se sắt của mùa đông làm con người ta sợ ra đường thì phải! Hãy để Phóng bút số 6, cũng là số cuối cùng trong năm 2010, đồng hành với bạn trong những ngày đông lạnh này, để cảm nhận rõ hơi ấm từ tình bạn, từ sự sẻ chia. Không khí Noel đang ngập tràn mọi nẻo đường Hà Nội. Đêm thành phố lung linh, đẹp lạ! Chúc “các con báo chuồng BC54” có một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc bên những người mà mình yêu thương. Cuối năm, mùa thi cử cũng đang đến gần. Hãy nhớ tập trung ôn luyện và cố gắng đạt thành tích cao trong kì thi này nhé. BC54 cố lên!!! BBT

CHỊU TRÁCH NHIỆM Th. S Nguyễn Thu GIang TỔ CHỨC NỘI DUNG Vũ Đào Lê Thị Nhung Dương Kiều Oanh THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY Vũ Thành Thiều Quỳnh Hồ Mười IN ẤN - PHÁT HÀNH Hà Tâm Vũ Thành EMAIL: phongbut.bc54@gmail.com

PHÁT HÀNH NGÀY 20 HÀNG THÁNG

2 - Phóng bút


TIN TỨC Quà tặng đặc biệt cho BC54.

C

hiều ngày 6/12/2010, tại giảng đường AB402 thầy Đinh Văn Hường đã thay mặt khoa, tặng toàn thể sinh viên BC54 những tài liệu quí về báo chí. Đó là những cuốn sách tập hợp các tác phẩm báo chí đạt giải quốc gia trong các năm 1999, 2002, 2004, 2005… và chân dung của nhiều nhà báo liệt sỹ nổi tiếng. Đây thực sự là một kho tàng tri thức vô cùng hữu ích, giúp mỗi sinh viên báo chí tham khảo được những cách tổ chức, sắp xếp và hoàn thành một tác phẩm báo chí; có thêm nhiều kiến thức chuyên môn; đồng thời giúp chúng ta thêm yêu quý, gắn bó và tự hào về ngành học đã chọn. (Việt Nga)

làm chủ nhiệm . TiVi club đã bước đầu tham gia tích cực và chủ động vào các chương trình Người xây tổ ấm, Ô cửa bí mật, Tình yêu của tôi (VTV3), Đối thoại trẻ (VTV6), Sắp tới sẽ có một website chính thức cho câu lạc bộ còn hiện nay trang thông tin chính của TiVi club là http://w w w.facebook.com/pages/ TIVI CLUB/128498203876329. (Lệ Diễm)

“Báo cái” BC54 xí xớn chụp ảnh với “zai” ngoại. Tham gia chương trình Đối thoại trẻ

T

ối thứ năm ngày 9/12/2010, tại trường quay S10, Đài THVN, hơn 20 bạn sinh viên lớp BC54 thuộc CLB Những người yêu truyền hình cùng nhiều bạn sinh viên các trường khác đã tham dự chương trình Đối thoại trẻ của kênh truyền hình VTV6. Với chủ đề là “Tham nhũng nếu bạn chấp nhận”, buổi đối thoại đã diễn ra hết sức sôi nổi và thẳng thắn, thể hiện quan điểm của các bạn sinh viên về việc phòng chống tham nhũng. Chương trình giúp các bạn trẻ hiểu thêm về nạn tham nhũng và biết rõ nhiệm vụ của mình trong phong trào chống tham nhũng với cương vị là chủ nhân tương lai của đất nước. (Vũ Đào)

N

gày 11/12/2010, trong khuôn khổ buổi toạ đàm Nâng cao năng lực nhà báo trẻ được tổ chức tại phòng 102 nhà AB, sự xuất hiện của vị đại diện Đại sứ quán Mĩ_ Beau Miller (tên thân mật) đã khiến “những con báo cái” BC54 phải điêu đứng! Giữ vững tinh thần tự sướng của dân báo chí, các cô gái của chúng ta nhanh chóng tạo dáng và ghi lại khoảnh khắc được gặp anh chàng đẹp trai này. Phải công nhận là ngoài đời anh Beau đẹp trai hơn trong ảnh nhiều. :D.(Vũ Đào)

Một vài chú ý nhỏ nhỏ trong thời gian tới.

Tivi club bước đầu đi vào hoạt động

T

ivi club là tên gọi của hội những người yêu truyền hình của Báo chí K54 . Hiện nay câu lạc bộ có 29 thành viên chính thức và 17 cộng tác viên do bạn Đỗ Thị Lan

T

rong những ngày săp tới các bạn nhớ chú ý thường xuyên check mail của phòng đào tạo và mail lớp để chuẩn bị cho việc đăng ký môn học và thông báo lịch thi học kì I và các thông báo về đăng ký môn học để tránh xảy ra tình trạng nước đến chân mới nhảy. Rất mong các bạn chú ý để ko có chuyện xảy ra ngoài ý muốn, Cuối cùng xin chúc các bạn có một kì thi tốt và một năm mới vui vẻ đầy hạnh phúc. (PV)

Phóng bút - 3


THỰC TẾ

Năm lần về với chốn thân thương! Lần thứ năm tôi đến với Làng Hữu Nghị Việt Nam. Mỗi lần đến đây là mỗi lần về với những gì thân thiết nhất, gắn bó nhất và bình yên nhất trong cuộc sống bộn bề này.

P

hố Nhổn và con đường 70 quen thuộc vẫn ồn ào, bụi bặm và mấp mô như ngày nào. “Con đường đau khổ” ấy không cản bước chúng tôi đến với các em. Đi bộ gần 3km để đến được Làng Hữu Nghị Việt Nam quả là mệt mỏi và rất nỗ lực với những ai nhác đi và lạ lẫm với vùng đất ngoại thành đầy bụi bặm ấy. Mới một tháng trước khi tôi đến nơi đây, đoạn đường trước làng còn là một vũng nước ngập, không có chỗ cho người đi bộ. Xe cộ qua đây đều phải “lội” trong cái dòng nước đen ngòm, lắm bùn ấy. May mắn thay lần này đoạn đường đã được tôn cao lên, không bị ngập nước nữa. Làng Hữu Nghị Việt Nam được thành lập theo nguyện vọng của những

Phóng bút - 4

người nước ngoài mong muốn hợp tác góp phần xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân Việt Nam Trong chiến tranh trước đây. Với nguồn vốn đóng góp hơn 2 triệu USD, Làng Hữu Nghị được xây dựng tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội), thực hiện các dự án chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh và nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Trên tinh thần muốn hàn gắn lại vết thương chiến tranh cho người dân Việt Nam, Làng Hữu nghị Việt Nam ra đời với mục tiêu: giúp các em nhiễm chất độc da cam, trẻ khuyết tật và những cựu chiến binh đến Làng được nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị y tế. Đồng thời đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em khuyết tật và cựu chiến binh

nhằm tạo điều kiện cho họ tuỳ theo khả năng có thể tái hoà nhập cộng đồng. Từ những ngày đầu thành lập đến nay (10 năm), Làng đã đón nhận gần 2.000 lượt cựu chiến binh, thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam của các tỉnh từ Quảng Bình trở ra. 10 năm qua, đã có gần 500 cháu nhiễm chất độc da cam - dioxin được đón về Làng. Tại đây, các em được chăm sóc nuôi dạy theo các phương pháp khoa học nên sức khoẻ ngày một ổn định, những đối tượng có khả năng học nghề và học văn hoá được Làng gửi đi học tại các trường đào tạo và các trung tâm dạy nghề. Mỗi lần đều như thế, khi tôi đến Làng Hữu Nghị Việt Nam, những em còn nhớ tôi đều ùa tới và ôm chầm, ôm


THỰC TẾ thật chặt lấy tôi. Cảm giác ấy thật hạnh phúc, thật gần gũi giống như những người thân trong gia đình lâu ngày mới gặp lại nhau vậy. Tôi nhớ nhất là chị Liên, mỗi lần gặp tôi chị đều hỏi “Anh Tùng không vào đây hả em? Lâu lắm không gặp anh ấy”. Người tên Tùng được nhắc đến ở đây là một sinh viên trường Đại học Công nghiệp – người đã giới thiệu tôi đến với Làng Hữu Nghị Việt Nam này và người đầu tiên tôi gặp ở đây chính là chị Liên. Chị năm nay 22 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc, đã vào ở tại làng được hơn 3 năm. Qua một vài câu chuyện trò, tôi được chị giới thiệu về nếp sinh hoạt của các em tại làng. Ở đây, các em được vui chơi, học tập rất đúng giờ giấc với điều kiện sống khá đầy đủ. Khi tôi hỏi “Mùa này lạnh lắm, tối ngủ chị có bị lạnh không?”, chị nhoẻn cười và trả lời “Tối không lạnh đâu. Đắp chăn ấm lắm!”. Chị còn chia sẻ muốn nhanh đến Tết âm lịch để được về nhà với gia đình. Mỗi năm chị chỉ về nhà một lần, còn người thân thì rất hiếm khi lên đây thăm chị. Chị nói mà vẻ mặt trầm tư. Tôi vẫn hay nắm lấy bàn tay bé xíu, gầy gầy của chị liên đi dạo khắp

Làng. Và rồi tôi gặp thêm một số em nữa rồi chúng tôi lại cùng đi, cùng trò chuyện. Các em tuy đã lớn về mặt thể chất, tuổi tác nhưng tầm hồn ấy vẫn là những búp măng non đầy hồn nhiên và ước vọng. Thật cảm động khi tôi được nghe em Ngọc ấp úng, nghèn nghẹn từng câu mà kể với tôi rằng mấy đêm nay em thường hay mơ thấy bà em, bà em đang bị ốm rất nặng. Giữa cái đêm tối tĩnh mịch ở Làng, em bỗng bật dạy, chạy ra cửa sổ rồi òa khóc. Nhưng ấn tượng nhất trong buổi đi lần này có lẽ là khi chúng tôi được gặp Tuyên và Nam. Cả hai em đều là nạn nhân của chất độc da cam và đều bị khiếm thính. Hai chàng trai tuổi 19 dễ thương, hiền lành và nhất là có nụ cười rất đẹp đang ngồi thêu lên những bức tranh đồng mục rất đẹp. Với vốn ngôn ngữ kí hiệu ít ỏi, chúng tôi đã rất khó khăn để có thể giao tiếp với hai em. Lắm lúc khó diễn đạt quá, chúng tôi phải gõ lên điện thoại để cho hai em đọc. Nụ cười hiền dịu cùng với ánh mắt đầy thân thương của hai em đã làm cho chúng tôi cảm thấy yêu mến và gắn bó với hai em thật nhiều. Chia tay hai em là những bức ảnh, những

hình dung về bức tranh đang thêu dở, là số điện thoại của em Tuyên hay là những tình cảm ấm áp, những nụ cười yêu thương mà chúng tôi còn nhớ, còn lưu giữ mãi về hai chàng trai ấy. Kết thúc một chuyến đi là buổi giao lưu với sinh viên tình nguyện trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và lao động dọn dẹp xung quanh khuôn viên của làng. Khi ấy, một số em nhỏ cũng xúm đến và tham gia với chúng tôi. Cái cảm giác ấy thật gần gũi, thật thân mật. Chúng tôi vừa cười, vừa nói vừa làm mà thấy yêu sao nơi đây. Mỗi lần đến là mỗi lần tôi thấy nơi đây đổi khác. Những vườn cây trái trĩu quả, những luống rau xanh mơn man. Vâng, đổi khác tốt hơn để cho cuộc sống của các em nhỏ thiệt thòi này ngày càng được đầy đủ, để các em có thể vui chơi thỏa thích, học tập siêng năng hơn và để cho tình yêu thương của đồng loại từ khặp mọi nơi có thể đến và che chở, bảo vệ các em, làm lành đi những khiếm khuyết của cuộc đời và đem lại sự bình yên trên nụ cười thiên thần của các bé!... Hà Phong.

Phóng bút - 5


PHẢN ÁNH

NHÀ BÁO HIỆN ĐẠI: CHUYÊN NGHIỆP & ĐA PHƯƠNG TIỆN Chiều ngày 30/11/2010, tại giảng đường AB 402, K54 BC& TT đã có buổi giao lưu, chia sẻ rất thân mật, sôi nổi với nhà báo Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Biên Tập báo Vietnamnet, nguyên là cựu sinh viên khoa Báo chí và truyền thông, khóa 41. Với chủ đề về những xu hướng phát triển của báo điện tử và những kĩ năng cần có với một nhà báo tương lai, anh đã để lại cho các thành viên k54 nhiều ấn tượng và những bài học hữu ích.

Nhà báo Phạm Anh Tuấn

Báo điện tử và xu hướng mạnh đến tầm quan trọng của các phương tiện kĩ thuật hiện đại (3G, sáp nhập với nhau. Hiện đang là Phó Tổng biên tập báo Vietnamnet, anh được xem là một nhà báo có kinh nghiệm và tài năng. Đã từng qua nhiều vị trí khác nhau trong toà soạn, với kiến thức của mình, anh chia sẻ: “Xu hướng phát triển mới của báo chí có 7 nội dung: thứ nhất_tập trung vào những ‘ông lớn’; 2 - đa dạng hóa nội dung; 3 - đa phương tiện hóa hình thức; 4 - phát triển theo công nghệ; 5 - đa dạng hóa doanh thu; 6 - tiết kiệm tối đa chi phí và 7 là nội dung sáng tạo không ngừng”. Ở mỗi xu hướng, anh đều nhấn mạnh những đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển và sự tối ưu hóa lợi nhuận của báo mạng. Anh cho rằng: “Chúng ta có hàng trăm báo điện tử, nhưng để tồn tại và thu được lợi nhuận thì phải rất vất vả, bươn trải và phải luôn biết cách làm mới mình”.

Báo chí đa phương tiện. Khi nói về sự đa phương tiện hóa hình thức báo chí, anh nhấn mạnh: “Ngay chính chúng ta lên mạng cũng không chỉ để đọc, mà còn còn muốn xem, nghe, viết báo, giải trí, tương tác…”, bạn đọc cũng thế. Người làm báo phải có nhiều kĩ năng nghiệp vụ hơn mới có thể đáp ứng được yêu cầu thông tin trong thời đại mới. Hơn thế nữa, anh đặc biệt nhấn

Phóng bút - 6

4G, Iphone, Ipad…), và những mô hình mới như của Globalpost, The Huffingtonpost… Nhà báo tương lai cần phải là những con người tiên phong nắm bắt những công nghệ mới để làm tốt công việc của mình.

“Chuyên nghiệp trên một lĩnh vực và đa phương tiện trên nhiều lĩnh vực”. Một nhà báo hiện đại, đối với anh phải là một nhà báo “Chuyên nghiệp trên một lĩnh vực và đa phương tiện trên nhiều lĩnh vực”. Ngoài ra còn phải tối thiểu hóa những lỗi trong quá trình tác nghiệp như tác nghiệp quá nhanh, chưa xác minh tính chân thực của thông tin đã đăng bài; mắc lỗi về các vấn đề chính trị với những bài nhiều “gai góc”; lỗi do khâu biên tập với những câu chữ dễ hiểu lầm; chất lượng hình ảnh, kĩ năng chụp ảnh quay phim chưa tốt… Nói về việc sinh viên đi cộng tác viết bài, anh cho rằng sinh viên báo chí nên đi viết bài càng sớm càng tốt để tích luỹ kinh nghiệm thực tế; cố gắng luyện ngoại ngữ và tận dụng những cơ hội được gặp các nhà báo lớn để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Kết thúc buổi nói chuyện là một lời mời đi thăm tòa soạn báo và viết bài cộng tác cho Vietnammet. Cơ hội san đều cho tất cả mọi người. K54 xung phong!!!

Cảm xúc sau buổi nói chuyện. Hồng Thúy chia sẻ: “Sau 5 buổi nói chuyện với các nhà báo nổi tiếng, mình thấy chúng ta cần chủ động, quyết đoán hơn và tự tin hơn. Hãy cho người khác nhìn thấy thành quả của mình chứ đừng cho người khác thấy con đường bạn đi”. Thành Trung: “Mình thấy cần phải tích cực hơn trong việc viết bài cộng tác. Mình sẽ đọc thật nhiều báo và cố gắng nhìn nó dưới con mắt của những người làm báo”. Lệ Diễm thì mong muốn: “Mình rất ấn tượng với chị Thu Thủy về sự nhiệt tình và thân thiện. Trong tương lai, mình muốn có 1 trang báo mạng của mình”. Đào “bí già” nói: “Mình nghĩ rằng lớp ta phải cám ơn thầy Hường thật nhiều bởi nhờ có thầy bọn mình mới có cơ hội tiếp xúc với các anh chị nhà báo và học hỏi được thật nhiều kinh nghiệm bổ ích. Mình nghĩ rằng đó là những tiết học hiệu quả nhất với sinh viên báo chí chúng ta. Hy vọng là không riêng gì môn Tổ chức và hoạt động toà soạn mà các môn học về báo chí khác bọn mình cũng có những buổi giao lưu học hỏi thực tế như thế này.” Đức Tình – Thuý Kata. Ảnh (Nguyễn Thắm)


NHÂN VẬT

Caäu baïn yeâu theå thao vaø öôùc mô môû quaùn caø pheâ boùng ñaù. Là một thành viên tích cực của đội BC54 United, không lạ gì khi Nguyễn Văn Du, một “mem” lớp mình luôn phấn đấu để trở thành một phóng viên thể thao. Đằng sau con người ít nói, trầm ngâm này là rất nhiều bất ngờ thú vị đang chờ bạn khám phá.

Nguyễn Văn Du Thành tích đáng nể và sự lựa chọn duy nhất. Coi những gì mình đã làm được là “đã xưa rồi”, là “có gì đâu” nhưng thật sự thành tích đồng giải ba môn Địa lý và Lịch sử của tỉnh mà Du đạt được năm lớp 12 thì không phải ai cũng làm được. Yêu thích thể thao, đặc biệt là bóng đá nên Du đã nhất quyết chọn báo chí để có thể tường thuật, bình luận những trận bóng đá, niềm đam mê của bạn ấy. Nhớ lại quyết định của mình, Du cười: “Hồi đó, bố mẹ và thầy cô hướng mình đi theo con đường Sư phạm và cả cảnh sát nữa. Tuy nhiên niềm đam mê bóng đá và mong ước chia sẻ cảm xúc bóng đá của mình với thật nhiều người, mình đã quyết tâm theo báo. Đọc được thông tin là trường ĐH KHXH & NV có khoa báo chí và đào tạo đủ loại hình báo chí nên dù lúc trước không biết gì đến nó, mình đã đi đến chọn nó. Kì thi năm đó mình chỉ nộp duy nhất một hồ sơ vào khoa BC – TT trường Nhân văn và không thi Cao đẳng. Thật may mà cánh cổng trường Nhân văn đã rộng mở đón mình.”

“Hạ” Du yêu bóng đá! Nếu dùng một từ nào đó để diễn tả tình yêu bóng đá của Du thì có kẽ đó là từ: “Con nghiện thứ thiệt”. Không chỉ tham gia đá bóng ở đội tuyển của lớp

Họ và tên: Nguyễn Văn Du. Ngày sinh: 28/11/1991. Quê quán: Tiền Hải – Thái Bình. SĐT: 01682498489. Câu nói yêu thích: Việc người khác nghĩ gì không quan trọng bằng việc bản thân mình nghĩ gì! mà Du còn và cổ động viên trung thành của hầu hết các trận bóng đá trên truyền hình. Tình yêu bóng đá khích lệ bạn tham gia viết bài bình luận sau trận đấu cho báo Thể thao 24h.com và mới đây nhất, Du đã gửi bài tham gia cuộc thi: “Cảm xúc AFF cup” do báo Thanh niên kết hợp với công ty sơn Boss tổ chức. Mặc dù vận may vẫn chưa mỉm cười với Du nhưng cậu bạn này vẫn không ngừng cố gắng. “Mỗi bài viết ra, dù được đăng hay không mình cũng rất vui bởi như thế có nghĩa là mình đã chia sẻ niềm đam mê bóng đá với ai đó. Đồng thời, mình còn có thêm nhiều kinh nghiệm viết bài nữa chứ.”_Du tâm sự.

“Nguyễn Du” nhà thơ. Trở thành tác giả quen thuộc trên trang thơ của báo Phóng bút, những bài thơ do Du sáng tác đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng bạn đọc. Ngạc

nhiên là cảm giác của hầu hết các thành viên BC54 khi đọc thơ của Du. Ít ai nghĩ rằng cậu bạn ít nói này lại có một tâm hồn dạt dào đến thế. Du tâm sự: “ Mình làm thơ phần nhiều theo cảm hứng. Có những khi trước một sự kiện, sự việc nào đó, mình bống thấy xúc động và từ khoảnh khắc ấy, mình viết thành thơ.” Là nhà thơ tháng 11 của Phóng bút, 2 bài thơ Thầy dạy con làm báo và Lũ ơi đừng về nữa đã khẳng định một hồn thơ rất tình cảm Huy Du.

Bình dị trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài những giờ lên lớp, Du thường đi làm thêm cho một cửa hàng hải sản ở khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, HN. Du tâm sự: “Việc đi làm thêm quả thực khiến mình gặp không ít khó khăn trong việc bố trí thời gian học và tham gia hoạt động tập thể trên lớp. Tuy nhiên chính khoảng thời gian ấy đã cho mình nhiều kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Va vấp giúp mình trưởng thành hơn.” Du cũng tâm sự trong năm học này, bạn mong muốn sẽ chơi và thân được với nhiều bạn khác trong lớp và cố gắng học tập để đạt được ước muốn trở thành một phóng viên thể thao. Sơn Tùng

Phóng bút - 7


NHÂN VẬT

NGUYỄN TUẤN: LÀM BÁO VÌ HỨNG THÚ Pv: Chào anh, anh có thể cho các bạn độc giả của Phóng bút biết anh bắt đầu viết báo từ khi nào? Vừa là một sinh viên, vừa là một phóng viên anh sắp xếp thời gian của mình như nào để có thể làm tốt cả hai việc học và làm. Nguyễn Tuấn: Mình viết bài báo đầu tay khi đang học năm nhất đại học. Đó là bài phỏng vấn kinh nghiệm học hành thi cử của thủ khoa khối C trường mình năm đó, bạn Mai Hương (25,5đ, khoa Đông Phương) đăng trên báo điện tử Tiền Phong. Có thể coi đó là bài đầu tiên của lớp K52. Từ đó, mọi người bắt đầu đua nhau viết. Mình chưa được gọi là phóng viên đâu, đi viết bài chỉ là cộng tác thôi. Đi viết bài giúp mình trưởng thành hơn, có nhiều trải nghiệm hơn. Tất nhiên, không thể nói là đi làm thêm không ảnh hưởng đến việc học. Quan trọng là mình phải biết sắp xếp thời biểu như thế nào cho phù hợp. Pv: Những khó khăn mà anh gặp phải trong quá trình làm việc, kỉ niệm nào anh nhớ nhất trong khi anh đi tác nghiệp? Nguyễn Tuấn: Tác nghiệp đối với một sinh viên mới vào nghề có rất nhiều khó khăn: thiếu máy móc, trang thiết bị và cả kinh nghiệm. Kỉ niệm mà mình không bao giờ quên là vụ mới đây mình với một người bạn đi quay clip ăn mừng chiến thắng đậm đà đầu tiên của Việt Nam trước Myanmar (71) từ Mỹ Đình về Hồ Gươm cách đây mấy hôm. Mình phải trèo lên cây cổ thụ bên đường để quay, cây to và khó trèo, rất nguy hiểm. Ngồi trên quay gần xong, định nán lại quay cảnh công an phường Hoàn Kiếm dẹp bọn đua xe thì bị họ (công an) phát hiện, cả đoàn xúm lại gốc cây bắt mình xuống, kiểm tra máy, hỏi thẻ phóng viên, giấy giới thiệu của mình và khăng khăng đòi thu máy ảnh. Mình biết không thể cãi lại với họ nên gọi điện cho anh thư ký toà soạn để nhờ anh ấy can thiệp. Đúng là được phen hú hồn. Pv: Theo anh thì sinh viên báo chí nên bắt đầu viết báo từ khi nào? Và liệu rằng bắt đầu làm từ bây giờ, với những sinh viên năm hai liệu có muộn không? Nguyễn Tuấn: “Sinh viên báo chí thu nhận 20% kiến thức từ nhà trường, 30% đọc sách, 50% phải lao ra đường mà học”, mình thấy câu nói này rất

Phóng bút - 8

Nguyễn Tuấn Họ và Tên: Nguyễn Văn Tuấn Sinh viên k52 BC – TT. SN: 18/11/1988 Quê quán: Nam Đàn – Nghệ An. Sở thích: võ thuật, quay phim, chụp ảnh, viết lách, pic - nic….(tham lam quá ko nhỉ? ^^) Sở ghét: giả dối, nịnh bợ, cô đơn.... Email: nguyentuanbck52@gmail. com ĐT: 0943909498 đúng. Ngay từ năm nhất các bạn đã nên tập viết rồi, tuy nhiên chưa nên viết những vấn đề quá sâu xa, phức tạp vì mình còn “non kém” về kinh nghiệm và tòa soạn cũng chưa thực sự tin tưởng ở thông tin trong bài viết của cộng tác viên. Những vấn đề đó, nếu được, nên phối hợp với một anh/chị phóng viên kỳ cựu làm cùng, qua đó học hỏi thêm. Pv: Anh có lời khuyên gì đến với các bạn sinh viên k54? Nguyễn Tuấn: K54 mình thấy nhiều người rất năng động, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào trong và ngoài trường. Một số bạn viết cũng khá tốt, tuy nhiên vẫn còn rất… nhỏ lẻ. Bây giờ chưa phải là “muộn” nhưng cũng không còn “quá sớm”, các bạn nên định hướng dần cho mục

đích, lĩnh vực mình có thế mạnh để tập dượt, trau dồi bản thân. Pv: Là sinh viên năm cuối, thời gian này cũng ít lên giảng đường, anh có thể chia sẻ về cảm giác của mình khi sắp ra trường? Nguyễn Tuấn: Bốn năm đại học trôi qua chóng vánh nhưng cũng đủ để chúng ta lưu lại những kỷ niệm đẹp của thời sinh viên. Bây giờ bọn mình đang phải tập trung làm niên luận, đi thực tập, thực tế và rồi chuẩn bị làm khoá luận nên thực sự rất bận rộn. Mỗi người một tâm trạng. Buồn, vui, mong nhớ, ấp ủ bao nhiêu dự định, toan tính. Mình luôn cảm thấy tiếc nuối vì mình chưa thực sự khẳng định hết bản thân, vẫn còn nhiều điều chưa làm được, chưa cống hiến được nhiều cho lớp, cho trường. Cuộc đời là thế, hội ngộ rồi chia ly, ai cũng phải có lối đi riêng cho mình. Hiện tại, mình đang cố gắng làm xong niên luận, giải quyết hết các môn học, cố lấy bằng khá, và viết thật nhiều tin bài có “chất” hơn nữa, mong sao ra trường có được một chỗ làm ổn định rồi phấn đấu lên tiếp. Pv: Cảm ơn anh vì buổi phỏng vấn. Chúc anh mạnh khỏe và thành công! Ruby.


PHÓNG SỰ ẢNH

Thầy Phạm Đình Lân phát biểu tại buổi khai mạc toạ đàm.

Dự án nâng cao năng lực đưa tin cho nhà báo trẻ 2

Nhà báo Đỗ Minh Thuỳ, đại diện Hội cựu sinh viên du học Mỹ.

T

rong 2 buổi thứ bảy ngày 4/12 và 11/12, BC54 cùng các “con báo” nhà BC – TT đã có những buổi toạ đàm hết sức thú vị và bổ ích với các nhà báo nổi tiếng: nhà báo Huy Đức, Lê Quốc Minh, Vũ Lan Hương, Đỗ Minh Thuỳ, nhà báo ảnh Đoàn Bảo Châu và nhiều nhà báo khách mời khác. Buổi toạ đàm nằm trong khuôn khổ “Dự án Nâng cao năng lực nhà báo trẻ” lần 2 (lần 1 năm 2009) do nhóm cựu sinh viên báo chí VN từng học tại Mỹ kết hợp với Khoa tổ chức, ĐSQ Hoa Kì tại VN tài trợ. Dự án năm nay có chủ đề: “Kỹ năng khai thác, thu thập, xử lý thông tin cho bài phóng sự”.

Nhà báo Lê Quốc Minh_nhà báo “mobile”.

Ông Đình Quỳnh, đại diện ĐSQ Mỹ_nhà tài trợ.

Nhà báo Huy Đức và bài học “góc nhìn báo chí”.

Phóng bút - 9


TIÊU ĐIỂM GIAÙNG SINH:

BC54, BAÏN LAØM GÌ ??? Giáng sinh–mùa của yêu thương!

Một mùa giáng sinh nữa lại đến! Ngay từ những ngày đầu tháng 12, Hà Nội đã đẹp hơn, lung linh hơn, náo nức không khí của ngày giáng sinh. Như bao bạn trẻ khác, Nô – en với các thành viên nhà BC54 chính là dịp đi “phượt” không thể bỏ qua! Nhà thờ lớn Hà Nội

Phóng bút - 10

Giáng sinh thường rơi vào những ngày lạnh giá nhất trong năm và chính vì thế, được cùng bạn bè, cùng người mình yêu thương ra đường trong đêm giáng sinh quả thực là những thời khắc thật đẹp. Khi được hỏi về cảm giác của mình về ngày Giáng sinh, “mùa của yêu thương!” chính là câu trả lời của hầu hết các “nhân” BC54. “Giáng sinh ở Việt Nam mặc dù không có tuyết, không được nghỉ nhưng mọi người vẫn ùa ra đường, đến nhà thờ, không khí như gần gũi hơn, ấm áp và yêu thương hơn”_ Thúy “người đẹp tiền tệ” vui vẻ nói. Với Thành Trung, giáng sinh lại là ngày vô cùng ‘đáng yêu’: “vì vào ngày này, tớ được đi chơi với bạn cũ, thời tiết lạnh lạnh, giống hương vị của ngày tết”. Riêng với những thành viên theo

Đạo Thiên Chúa thì giáng sinh là ngày có dấu ấn nhất trong năm, hơn cả ngày Tết. “Vào ngày đó, mọi người sẽ đến nhà thờ, tham gia làm trại, đốt lửa trại, chơi trò chơi quanh đống lửa, mặc dù thời tiết lạnh nhưng lại thấy lòng mình vô cùng ấm áp” _ Ngô Đức Tình chia sẻ.

Lên kế hoạch eeeeeeee……! :)

đê

Ngay từ những ngày đầu tháng, ai ai cũng rậm rịch xếp lịch để có một kế hoạch thật đặc biệt trong ngày giáng sinh. Ra ngoài chơi, gặp gỡ bạn bè, người yêu, ngắm phố phường và cả “đi phượt đêm” nữa chính là kế hoạch của hầu hết members nhà ta:) Hà Lệ Diễm hào hứng: “Giáng sinh năm nay mình sẽ đi ăn cháo Vịt với cả phòng”. Bạn còn chia sẻ địa điểm mà các bạn sẽ “đập phá” trong đêm đó là quán cháo Vịt trên đường Vũ Hữu.


TIÊU ĐIỂM

Rạp Quốc gia Được biết, đó là một địa điểm “vừa ngon, lại vừa rẻ, chỉ 10k/bát, các bạn sẽ được thưởng thức bát cháo thơm ngon vô cùng, lại được tha hồ tám với nhau nữa, vì chủ quán rất dễ tính”, Diễm hồ hởi. Ai muốn đi ké thì nhanh chóng đăng kí với Diễm nha!!! :D. Còn Đỗ Lan, Nô-en này bạn muốn tổ chức cho các thành viên trong câu lạc bộ truyền hình một chương trình giáng sinh thật vui vẻ và ấm áp để tăng thêm sự đoàn kết giữa các thành viên CLB. Vẫn là đi chơi với bạn bè, nhưng nhóm “Bát quái cô nương”, lại có hẳn 1 bản kế hoạch cho ngày đi chơi ấy. Nhung_1 thành viên trong nhóm chia sẻ: “Hôm đó, nhóm mình sẽ ăn lẩu ở nhà một thành viên trong nhóm, sau đó đi đến nhà thờ, dạo quanh phố phường Hà Nội, và cuối cùng là tự thưởng cho mình một giấc ngủ thật ngon”. (oạch, cả nhóm ngủ với nhau á? Hihihiiiiiiiiiiiii). Ngoài ra, với những ai có người yêu, thì Giáng sinh còn là một ngày… hơn cả đặc biệt. Khi được hỏi về kế hoạch cho đêm giáng sinh, Hồng đã vô cùng phấn khởi: “Giáng sinh á, tất nhiên là phải đi chơi với người yêu rồi, vào nhà thờ này, rồi còn được tưởng tượng được kết hôn trong nhà thờ nữa chứ !” ^_^ * - *. Cũng nói về kế hoạch của mình, Hùng hào hứng: “mình, Cảnh Chung và Bảo Lâm có kế hoạch đi “phượt” đêm trong ngày hôm đó. Khám phá Hà Nội về đêm có nhiều cảm giác lắm đó. Ai có chung ý tưởng thì alo ngay cho mình nha. Càng đông càng vui!!!” :D. Không chỉ có kế hoạch “ăn chơi”, Vũ Thu Hà còn có một kế hoạch đặc biệt cho Nô –en năm nay: “ mình sẽ bán hoa giấy ở cổng trường cùng các thành viên đoàn đạp xe xuyên Việt; đi làm tình nguyện ở làng trẻ em mồ côi, khuyết tật. Điều đó làm giáng sinh năm nay có ý nghĩa và được mong chờ hơn đối với mình.”

Hà Nội

Xmen Tuy nhiên, “Ngủ” cũng là kế hoạch của một số member lớp mình: “Giáng sinh à, lạnh lắm, ở nhà ngủ cho lành” – Trần Oanh chia sẻ.

Tụ điểm, đây!!!!!!!!!!!!!!!

tụ

điểm

Nhà thờ lớn (40 Nhà Chung) Mang nét kiến trúc Châu Âu cổ kính, Nhà thờ lớn được coi là Giáo đường lớn nhất tại Hà Nội, sánh ngang với Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn. Mỗi mùa giáng sinh nơi đây lại thu hút một lượng lớn khách du lịch và người dân đến thăm, chụp ảnh và tận hưởng không khí Giáng sinh. Vừa chụp những bức ảnh kỉ niệm tại nhà thờ vừa dạo bước trên những con đường cổ kính của Phố cổ hẳn là một trải niệm Noel không thể nào quên ^^. Tuy nhiên, do là mùa Giáng sinh nên lượng người đến với Nhà thờ lớn là rất đông mọi người luôn phải đề cao tinh thần cảnh giác với “những đôi tay thần kì”. Megastar (tầng 6 toà nhà Vincom 191 Bà Triệu) , Trung tâm chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ) Bạn là một tín đồ của các bộ phim màn ảnh rộng ? Vậy thì còn chần chừ gì nữa hãy đến với những địa chỉ trên để update liên tục các bộ phim bom tấn của thế giới và trong nước trong dịp Noel. Bạn không thích khung cảnh ồn ào, náo nhiệt trên các con phố tại Hà Nội mùa Giáng sinh thì hãy lên lịch trình cùng gia đình, bạn bè hay người ấy của mình thưởng thức không khí ấm áp, những phút giây thú vị trong rạp chiếu phim. :D. Karaoke X men (408 Đê La Thành), I sing (158 Lê Duẩn), O2 (167 Cầu Giấy), Bi Bống (96 Nguyễn Trãi) ... Karaoke- nơi cảm xúc thăng hoa, nơi tài năng toả sáng. Đây cũng là

những địa chỉ quen thuộc để mọi người tổ chức những buổi sinh nhật, tổng kết,... Sự đa dạng trong cách bài trí phòng cũng như kích cỡ để phù hợp với số lượng người đến hát, chất lượng âm thanh vi tính, hệ thống VOD giúp các bạn có những giây phút ngồi cạnh những người mình yêu quí, để các trái tim có thể đến gần nhau hơn, xua tan cái lạnh giá của những ngày cuối đông, để được sống và cháy hết mình. Mua sắm nào: phố Hàng MãLương Văn Can, các trung tâm thương mại Big C, Tràng Tiền Plaza, Vincom,... Mỗi dịp Giáng sinh, các khu mua sắm luôn được trang trí đẹp đẽ và lung linh hết mức, chưa kể đến vào dịp Noel, trên hai con phố này lại bày bán các món đồ nhỏ xinh: như ông già Tuyết, búp bê, những hình nhân vật hoạt hình, truyện tranh ngộ nghĩnh… làm móc chìa khóa, điện thoại... Dạo quanh các con phố, ngắm nhìn không khí chuẩn bị Giáng sinh và chọn cho mình một món đồ ý nghĩa là cũng một cách thưởng thức Noel giúp bạn nguôi bớt nỗi nhớ nhà và những căng thẳng trong kì thi cuối kì sắp tới. Quán Hà Nội Những quán nhỏ ven đường từ lâu đã trở thành một nét văn hoá riêng của Hà Nội. Cái cảm giác ngồi quây quần cùng bạn bè ngồi ăn bên những quán cóc ven đường là một trải niệm thú vị. Thưởng thức những món ăn nóng hổi, những tách cà phê thơm nồng, ngồi “tám” chuyện trên trời dưới bể tiếp nối với những tràng cười vô tận và cùng nhau thưởng thức những bản nhạc Giáng sinh nữa, cảm giác mới tuyệt vời làm sao! MERRY CHRISTMAS! Oanh oanh – Hà Tâm.

Phóng bút - 11


CHIA SẺ

GIAÙNG SINH: NHÖÕNG KÆ NIEÄM KHOÂNG THEÅ NAØO QUEÂN! Không chỉ đơn thuần là vui chơi, mà mỗi một mùa giáng sinh đi qua, lại để lại trong mỗi chúng ta biết bao kỉ niệm đẹp. Khám phá kho kỉ niệm của các “con báo” nhà BC54 về giáng sinh nhé!

B

ạn Trung “mụn” chia sẻ: “Kỉ niệm mà mình nhớ nhất đó là vào năm mình học lớp 11. Tối Nô-en, mình đã mời một em lớp dưới (người mà mình đang ‘cưa cẩm’) đi chơi. Đến cầu vượt Vĩnh Yên, mình tặng em ấy một bó hoa 70 bông, nhưng em ý không nhận. Thế là, mình tức giận, không nói một lời, đưa em ý về và…ném bó hoa vào sọt rác. Sau đó, mình quyết định không yêu ai nữa, ‘thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm’ haha”. Với Hồng thì khác, bạn thẹn thùng: “ngày ấy có biết đi chơi Nô-en là gì đâu, tụi bạn rủ đi thì cũng chỉ đi cho vui, nhưng ai ngờ, tự dưng lại nhận được quà của một nhân trong nhóm :). Sau đó bọn mình chính thức yêu nhau. Giờ nghĩ lại, vẫn thấy rất vui, hạnh phúc, thấy yêu ngày Nô-en, và…muốn theo Đạo” ^-^.

Phóng bút - 12

Vẫn là chuyện tình yêu, nhưng câu chuyện của Đỗ Lan thì lại rất hài hước. Bạn kể: “Hôm đó, nhận được một lời mời đi chơi, nhưng trước đó mình.. chót ăn nhiều quá, lúc chuẩn bị đi thì cái bụng biểu tình ầm ĩ, không thể đi được. Đúng là cái mồm hại cái thân! May mà anh ý vẫn đến nhà và nhất quyết lôi mình đi. Cũng may đến giờ phút quyết định, cái bụng lại bình thường, và suýt nữa mình đã có 1 đêm giáng sinh hoàn hảo. Hix, đen đủi thay, đúng cái lúc mà anh ấy tặng quà cho mình, do quá hồi hộp…mình đã bị trượt chân ngã. Giờ nghĩ lại, thấy xí hổ quá!” Giáng sinh mà Hùng “Hero” nhớ nhất lại là giáng sinh gắn liền với bệnh “viêm màng túi”. Hùng chia sẻ: “Hồi lớp 10, mình đạp xe đi xem giáng sinh cùng với thằng bạn thân. Đến đấy, hai đứa ‘dại dột’ bị mấy trò chơi

trúng thưởng hút hồn và mang hết tài sản trong người để chơi. Kết quả cuối cùng là thua hết. Hix, hai đứa còn lại duy nhất 2k trong túi, không đủ cả tiền lấy xe đạp. Thế là phải đi bộ về nhà (những 10 km lận), sáng hôm sau quay trở lại lấy xe”. Phương Uyên thì thở dài khi nhắc đến mùa Nô-en đầu tiên ở Hà Nội: “Tối đó mình cả Thu đi chơi, đường thì đông, lúc về lại còn bị mất điện thoại nữa chứ. Nản!” Nhớ về Nô-en năm ngoái, Xuân “tóc đỏ” được phen…hú vía: “hôm đó, mình ra nhà thờ Thái Hà. Lúc về, đường đông chen nhau, đụng xe, mình còn bị cả cái xe máy đè lên người, hic, cứ tưởng không về được đến nhà.” Dù là kỉ niệm vui hay buồn thì Nôen vẫn là dịp để lại trong chúng ta thật nhiều cảm xúc. Chúc cho các thành viên BC 54 có một giáng sinh an lành, ấm áp. Chúc những ai còn cô đơn thì sớm có người bên cạnh (cho giáng sinh đỡ lạnh^^) còn những ai có người yêu rồi thì sẽ mãi mãi bên nhau. Giờ thì, lên dây cót tinh thần chuẩn bị chơi Nô-en thôi. Oanh oanh – Bí già.


CHIA SẺ

Sinh viên nhân văn uống nước ở đâu ??? Đi hầu hết các trường ĐH tôi đều thấy có nước uống phục vụ sinh viên, nhưng về đến trường ĐH KHXH & NV_ngôi trường tôi đang học tập thì quả thật là…đi khắp các dãy nhà cũng không tìm đâu ra nước mà uống!

Quán nước cổng trường (Ảnh: Oanh Oanh)

Vất vả đi tìm nước uống? Tôi còn nhớ những ngày đầu tiên đi học của năm thứ nhất, thời tiết đầu thu nhưng trời thì nắng như mùa hè. Khát cháy cổ, tôi, Hòa và Liên lọc cọc chạy khắp tầng 1 rồi lên tầng 4, hết dãy nhà này đến dãy nhà khác với hy vọng có thể tìm được 1 cốc nước uống cho đỡ khát. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đành tiu nghỉu lắc đầu nhìn nhau: “trường mình không có nước uống cho sinh viên đâu em ạ!”_một chị sinh viên khoá trên nói với chúng tôi. Cùng “chung số phận”, nhiều bạn sinh viên “ma mới” như bọn tôi cũng hớt hơ hớt hải leo cầu thang, tranh thủ 10 phút ra chơi để tham gia “hành trình đi tìm nước uống”. Bạn Vân Anh (k54 – Đông Phương ) nhăn nhó: “tớ đã chạy khắp các hành lang của dãy nhà B-C để tìm xem có chỗ nào đặt một bình nước không, mệt quá mà cuối cùng miệng vẫn khát vẫn hoàn khát”.

Uống nước ở đâu?

Tất nhiên là khi trường không có nước uống, bọn mình và hầu hết các sinh viên Nhân văn phải tìm đến “quán nước cổng trường”, căng – tin và... thư viện tầng 3. Không phải tự nhiên mà các quán nước ở cổng sau trường mình lúc nào cũng đông đúc như thế. Trà đá có, nhân trần có, nước giải khát có, cà phê có và chỉ khác là bạn phải trả tiền cho những gì bạn uống. Kể cũng tiện bởi ở những quán nước cổng trường này không chỉ có mỗi nước uống mà còn có đồ ăn, thuốc lá…nói chung là đầy đủ, cần là có. Tuy nhiên, chính những quán nước này mở dọc cái ngõ nhỏ 336 nhiều khi làm ách tắc giao thông, xả rác bừa bãi ra môi trường và làm xấu đi cảnh quan của cánh cổng trường hệ ĐH.

Các bạn sinh viên nghĩ gì? Bạn Nguyễn Thị Hòa ( K54 –

BC&TT) tâm sự: “Một trường phổ thông cũng có nước uống cho học sinh vậy mà trường mình, một trường ĐH nhưng sinh viên lại phải đi mua nước uống, tớ thấy khó hiểu quá!”. Cũng có cùng ý kiến, bạn Nhàn ( K54 - Công tác xã hội) nói: “Tớ cũng thắc mắc tại sao trường mình lại không có nước uống cho sinh viên trong khi hầu hết các trường ĐH đều có? Phục vụ nước uống cho sinh viên đâu có quá tốn kém!”. Có lẽ đây cũng là dấu hỏi trong suy nghĩ của hầu hết sinh viên Nhân văn chúng ta. Bạn có thể nói: bao nhiêu thế hệ sinh viên trường Nhân văn này vẫn không có nước uống tại trường như thế, có sao đâu! Tuy nhiên, hy vọng rằng trong tương lai gần nhất những thế hệ sinh viên tiếp theo của trường ĐH KHXH & NV chúng ta sẽ không phải chịu cảnh “khát khô cả cổ” mỗi khi muốn uống nước mà trong túi không còn tiền! Thủy Ngân.

Phóng bút - 13


MỘT CHUYẾN ĐI

“Tự sướng” trên đỉnh đèo Hải Vân

CUOÄC HAØNH TRÌNH CHO TOÂI SÖÏ TRAÛI NGHIEÄM! Mỗi chuyến đi đều để lại trong ta những kỉ niệm và sự trải nghiệm đáng nhớ và với tôi cũng vậy. Việc tham gia hành trình đạp xe xuyên Việt đầy ý nghĩa từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh vào kì nghỉ hè năm thứ nhất đã trở thành một kỉ niệm in dấu đậm nét trong những năm tháng sinh viên đầu tiên của tôi.

Phóng bút - 14

T

ôi tham gia Hành trình đạp xe xuyên Việt với các thành viên cũng là những bạn sinh viên ở các trường Đại học thuộc Hà Nội. Ai cũng biết sẽ rất vất vả nhưng đều muốn thử sức mình, muốn tham gia cuộc hành trình hứa hẹn những đầy những điều thú vị này.

Tập luyện! Mệt nhưng vui! Trước khi đi chúng tôi phải tập luyện vất vả 3 tháng để đảm bảo sức khỏe cho cuộc hành trình dài này. Những buổi chiều tập luyện ở SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã trở nên quen thuộc với chúng tôi. Chạy ngắn, chạy bền và những chuyến đạp xe từ Hà Nội đến các tỉnh lân cận đã phần nào cho chúng tôi thấy những vất vả trong chuyến đi dài sắp tới. Tập luyện rồi thì cũng thi, cũng loại. Mà khi thi lại còn phải thực hiện kết hợp nhiều loại hình: đoạn phải phải chạy bền, đoạn phải đạp xe… Sau những giờ học ở trường, chiều lại tập luyện hết sức vất vả,

nhiêm túc. Cứ như thế suốt 3 tháng, tất cả chỉ để đảm bảo cho các thành viên có thể gắn bó với đoàn trong suốt hành trình. Quả thực, chính những ngày tháng luyện tập vất vả ấy đã gắn kết chúng tôi_những sinh viên đến từ nhiều trường ĐH khác nhau, gắn bó như một gia đình.

“Áo xanh” lên đường Cả đoàn chúng tôi gồm 150 con người đi khám phá những vùng miền của đất nước hình chữ S dấu yêu. Có đi chúng tôi mới thấy được khó khăn vất vả giữa cái nắng của tháng 7. Với tốc độ trung bình 120 cây số một ngày. Cái khổ như bao trùm lấy tâm tưởng của tất cả mọi người. Những “con ngựa sắt” gồng mình với vòng quay nặng nề theo ý muốn của chủ nó. Tiếng bánh xe ràn rạt trên con đường Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Rồi đói, rồi mệt ập đến như muốn thiêu cháy tinh thần ý chí của mọi người, ai cũng đen nhẻm chẳng nhận ra nổi mình nữa. Đi xuyên


MỘT CHUYẾN ĐI

Tình nguyện tại nghĩa trang Trường Sơn. Việt mà, chỗ nào cũng có thể là nhà, “màn trời chiếu đất” không sai chút nào. Cả chuyến đi có ai biết giường chiếu là gì, giường chiếu là dưới gốc cây, là dưới đầu hè của trường tiểu học hay các ủy ban, tốt hơn chút là nền nhà của các ngôi chùa. Nước thì phải tiết kiệm từng chút một. Lương khô chính là món ăn không thể thiếu của các “cư dân xuyên Việt”. Đói khổ chia nhau từng mẩu bánh mì, từng ngụm nước. Đặc biệt là mặc dù tập luyện rất vất vả nhưng khi thực sự bước vào hành trình, có rất nhiều người đã bị ngất. Riêng tôi bị ngất đến 4 lần do nắng miền Trung quá khắc nghiệt. Sinh hoạt thì không có gì khổ hơn. Chúng tôi làm quen với việc…tắm chung và dần dần thi nó thành một thói quen. Ăn chung, ngủ chung và những điều tưởng không thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các bạn nhưng nó xảy ra khi đi xuyên Viêt. Những lần gặp trời mưa chúng tôi bảo vệ ba lô quần áo hơn là bảo vệ bản thân mình. Quần áo không giặt được có khi… bốc mùi. Chúng tôi vẫn nói đùa với nhau rằng, nếu như ai đó không hiểu chắc sẽ cho rằng chúng tôi có vấn đề về thần kinh nên đã tham gia cuộc hành trình này, “hành trình hành hạ bản thân”. Nhưng với tôi và tất cả những người tham gia đạp xe thì có lẽ sẽ không bao giờ hối hận mà đó chính là sự trải nghiệm cuộc sống.

“Qua con bĩ cực đến hồi thái lai” Đói khổ đấy, khó khăn về mọi thứ

Đèo Hải Vân

đấy nhưng chúng tôi hạnh phúc với những gì mình làm được. Chúng tôi vẫn cất tiếng hát trên những chặng đường dài, vẫn làm tình nguyện mỗi nơi đoàn xe qua và không quên khám phá những nẻo đường của đất nước. Đói khổ cho chúng tôi yêu quý nhau hơn, thương nhau và đoàn kết hơn. Ai đã cảm nhận được niềm hạnh phúc khi vượt qua đèo Hải Vân với 24 km! Chúng tôi đã thực hiện được điều đó và nhất là với tôi, vượt đèo Hải Vân mà không chạm chân xuống đất lần nào đã trở thành thành tích mà tôi rất tự hào. Sao có thể diễn tả được cảm giác khi lên đến đỉnh đèo mọi người ôm nhau khóc vì sung sướng. Nhờ chuyến đi, chúng tôi tìm được tình cảm của con người Việt Nam. Đi đến mỗi tỉnh thành trong màu áo xanh, chúng tôi được nhìn với con mắt vừa lạ, vừa trìu mến. Những người dân miền Nam thương chúng tôi như con, có ai biết được rằng trên đường đi chúng tôi được người dân gọi lại cho hàng thùng nước đóng chai, cho ăn Thanh Long thoải mái ở tận vườn, được uống nước ngọt miễn phí. Có như thế mới cảm nhận được sự tốt bụng của người Việt Nam, những con người thân thiện, mến yêu. Chỉ có đi như thế mới biết được cuộc sống của người dân ở các tỉnh miền Trung, miền Nam còn khó khăn ra sao; mới biết được những đứa trẻ đen nhẻm, gầy còm không được học hành và tương lai của chúng vất vả thế nào; đi mới thấy được những con người bị bệnh phong ở trại phong Tuy Hòa, bệnh tật nhưng họ có ý trí, nghị lực sống kiên cường… Hạnh phúc khi

chúng tôi được các bác, các chú công an dẹp đường cho mà đi. Ai cũng thấy tự hào về mình lắm. Chỉ thế thôi những cái mệt mỏi tiêu tan hết. Chỗ nghỉ chân của chúng tôi chủ yếu là ở chùa. Chùa nào cũng đón tiếp chúng tôi nhiệt tình. Tình yêu của Phật pháp giành cho những đứa con như chúng tôi. Ở đó, mỗi người trong chúng tôi trở nên hiền lành, ngoan ngoãn trước những lời giảng của các thầy về đạo làm người, về cuộc sống. Có ai hạnh phúc hơn chúng tôi khi được thưởng thức những món ăn đặc sản của mỗi vùng, được tận hưởng nhiều cảnh đẹp, được biết nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều khu du lịch nổi tiếng: Cửa Lò, Vịnh Lăng Cô, phố cổ Hội An, biển Quy Nhơn, biển Nha Trang…Tôi vui sướng khi lần đầu tiên được nhìn thấy biển, được hét to giữa biển xanh rộng lớn. Tôi được sống trong sự quan tâm, chăm sóc của mọi người, cùng mọi người vượt qua khó khăn gian khổ để đi đến đích. Đến thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng 7 năm 2010, thành phố mang tên Bác đẹp biết bao, tôi đã hoàn thành cuộc hành trình của mình ở nơi đây. Tuổi 20 của tôi đã ghi lại sự kiện đáng nhớ này. Cuộc hành trình chỉ vẻn vẹn một tháng thôi nhưng có lẽ suốt cả cuộc đời này tôi không bao giờ quên. Nó cho tôi những người bạn mới, cho tôi hiểu hơn về cuộc sống, cho tôi lòng bao dung, cho tôi những hiểu biết, những khám phá về đất nước và cho tôi thử sức mình. Vũ Hà.

Phóng bút - 15


BLOG

Gió Đông

5

h chiều! Mệt mỏi, uể oải lê đôi bàn chân bước ra khỏi cách cổng đỏ sẫm của trường! Chợt một ngọn gió mỏng manh từ trên những chiếc lá thấm đẫm bụi đường chạy ùa xuống, mơn man da mặt! Mình ngước mắt lên cao, phiêu du thả hồn theo gió tung tăng đi khắp nơi nào! Trời mùa đông, mới 5h chiều mà đã sẩm tối không rõ mặt người. Nền trời buồn bã một màu xám ngắt, ủ dột những tán lá úa tàn đang giơ tay níu lấy chút hơi ấm héo hon. Giờ cao điểm! Dòng người đang từ từ rời xa cái ánh sáng rực rỡ của ban ngày mà vô tình quăng mình vào cái đen thẳm của ban đêm! Những ánh đèn đường ngạo nghễ chứng kiến cảnh tượng ấy cũng không quên nhiệm vụ ban phát cái thứ ánh sáng vàng vọt của mình cho con người – thứ ánh sáng mà mình gọi thầm là “nắng ban đêm!”. Giật mình! Thảng thốt! Ký ức… Đã có lần mình hỏi những người bạn ấy câu hỏi mà mình đã vô tình đọc được trong một cuốn tiểu thuyết: “Mỗi

Phóng bút - 16

ngọn đèn tượng trưng cho một gia đình hạnh phúc! Không biết đến bao giờ em mới tìm được một tổ ấm cho riêng mình?”. Ánh đèn lênh láng trong đôi mắt, họ nắm tay nhau thật chặt: “Em yên tâm! Chúng ta đã là một gia đình!” Ngày xưa ơi!... Cái “ngày xưa” ấy của mình mới cách đây 2, 3 năm thôi mà sao thấy thời gian trôi nhanh hơn nước chảy. Bọn mình đều coi mùa đông là “mùa thần tượng” trong trái tim. Không hiểu sao mỗi khi cùng nhau lang thang trên chiếc xe đạp, nhẩn nha đi qua biết bao con phố xinh xắn, yểu điệu của thành phố Hải Dương thân thương, khẽ hếch mặt lên để từng ngọn gió kéo nhau nhảy nhót trong từng sợi tóc…mình lại thấy dường như mấy đứa đang đóng phim lãng mạn Hàn Quốc dài tập. Liếc mắt nhìn vào những ngôi nhà đang co ro trong giá rét, thấy hiển hiện một ngọn đèn nê-on tỏa thứ ánh sáng dịu dàng, một mâm cơm nóng cho gia đình doàn tụ, một người mẹ đảm đang vẫn lúi húi hoàn tất công việc cho giờ phút sum họp của cả nhà. Mấy đứa trẻ khẽ khúc khích cười, thả hồn vào cái lạnh buốt của mùa đông, hít đầy lồng ngực cái

không khí vô cảm của “Nữ hoàng băng giá”. Thấy thanh thản, nhẹ nhàng như đang dang rộng đôi tay, nhắm nghiền đôi mắt đứng trước cánh đồng hoa cải đẹp thánh thiện như một thiếu nữ đang độ xuân thì. Nghe ông anh nói thì cách đồng ấy đâu như ở trên Gia Lâm. Mình quay sang hớn hở: “Năm nay cố gắng mà đỗ Đại học, lên Hà Nội tha hồ vui! Nghe nói mùa đông trên ấy lãng mạn mà yên ả lắm! Đẹp hơn khối lần thành phố nhỏ bé này.” Khẽ mỉm cười, mình mơ màng mường tượng tới những chuyến tàu chở đầy hành khách lên Hà Nội. Một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo.” Và giờ đây, mình đang đứng trước ngôi trường mà mình bao năm mơ ước, đứng giữa thủ đô tấp nập người, xe; rộn rã ánh đèn. Mùa đông vẫn dịu dàng, vẫn thướt tha ru hồn mình tĩnh lặng như mặt hồ buổi sáng. Những con gió nhẹ vẫn tinh nghịch nô đùa như đứa trẻ lâu ngày không được mẹ cho ra khỏi nhà vui chơi cùng đám bạn. Có vẻ như chúng đã nhận ra người quen bao lâu nay thân thiết và gắn bó. Mình lại mỉm cười, đưa tay ra vẫy chào một ngọn gió xinh xắn. Mình muốn hỏi nó rằng năm nay nó đã đi qua Hải Dương của mình hay chưa? Hàng cây sữa già nua và còm cõi ở đường Chương Dương


BLOG vẫn tán tỉnh mấy em phượng thơ ngây hay đã quay lại thủy chung với em gạo gai tần tảo rồi? Những con đường yêu kiều ngày xưa mình vẫn gắn bó có hỏi thăm mình hay không?... Nỗi nhớ nhà, nhớ trường xưa, nhớ quê hương cứ theo ký ức dào dạt ùa về. Nhưng con gió kia không ngừng lại! Sao thế nhỉ? Nó nắm lấy tay mình, kéo mình bay lơ lửng trên bầu trời, trên cả những ánh đèn vàng vọt chảy như thác dưới lòng đường. Nó bảo mình hãy kể chuyện sinh viên của mình cho nó nghe. Bất giác mình nhìn xuống phía dưới. Ô kìa! Kia chẳng phải phòng mình đang xuýt xoa bên bát mỳ tôm nóng hổi, mỗi đứa một đũa, vừa ăn vừa tán chuyện, chẳng mấy chốc đã hết bay cả nước lẫn cái. Kia nữa! Mình đang ngủ gật trong lớp kìa. Chắc tại đêm qua đọc truyện quá khuya đấy mà! A! Phòng mình đang tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa, hát hò ầm ỹ lên kìa. Tết dương lịch năm ngoái đây! Thấy cả những lần ôm điện thoại mếu máo: “Con nhớ cơm nhà lắm, mẹ ơi!” Thấy những đêm ôn thi đói meo cả bụng, đành ăn tạm gói mỳ tôm sống. Thấy cả những cãi vã, những căng thẳng, những mâu thuẫn, những bất đồng…Cuộc sống… Sinh viên… Tiền bạc…Những gói mỳ…Mình thấy loạng choạng…Gió ơi mình rơi mất! Nhưng Gió nhìn mình trìu mến, vuốt ve đôi má, âu yếm nắm tay: “Mạnh mẽ lên nào cô bé! Cô bé yêu Mùa Đông lắm đúng không? Nhưng có phải Mùa Đông nào cũng thanh bình và yên ả như cô bé mong muốn đâu. Nó có cả những cơn mưa tê tái, những trận gió quất đau rát mặt người… Chỉ cần cô bé luôn nghĩ tới những khi Mùa Đông làm cô bé mỉm cười vì yên bình, vì thanh thản, thế là có thể thấy ấm áp và lại thấy yêu Mùa Đông thôi!”. … Gió đã đi từ lúc nào rồi nhỉ! Chiếc xe bus 02 đang lừ lừ tiến đến. Chợt bắt gặp cái cảm giác quen thuộc, thân thương mà mình đã đánh mất hay vô tình lãng quên kể từ khi đặt chân lên đất thủ đô phồn hoa đô hội mà đầy rẫy những lo lắng, bon chen này! Ngồi vào một chiếc ghế cạnh cửa sổ, vẫy tay chào Mùa Đông đang bẽn lẽn bước chân vào thành phố, chợt nhận ra: “Cuộc đời cũng giống như Mùa Đông!”. Việt Nga

Phóng bút - 17


TRUYỆN NGẮN

Nắng, Gió và…một cơn mưa! Phan Phan

Đ

ứng đợi Nắng dưới cơn mưa là điều thú vị nhất tôi từng biết. Khi thấy nắng nép mình dưới mái của cánh cổng trường tôi đã muốn lao ngay xe đến. Nhưng phải đợi những người qua lại vãn hẳn tôi mới dám tiến lại gần. Tôi không ngờ mình lại can đảm đến như thế, tôi tiến lại gần hơn một chút. Nói thật nhanh nhưng cũng thật rõ: Nhà bạn ở đâu tôi chở về cho, trời mưa thế này… Tôi sợ…. Có thể lời đề nghị của tôi quá bất ngờ khiến Nắng có vẻ lúng túng. Cô bé nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, rồi cũng trả lời lại ngay sau đó. Tôi nghe loáng thoáng có lời từ chối. Nhưng kệ, nếu hôm nay không làm quen được thì không có lần thứ hai như thế này nữa. Tôi đánh bạo tiến xe lên trước mặt Nắng, chìa tấm áo mưa tôi đã chuẩn bị từ trước, giục cô bé Mặc áo mưa vào rồi lên xe tớ làm

Phóng bút - 18

xe ôm cho. Thôi tạnh mưa tớ sẽ về. Nắng lại tiếp tục từ chỗi. Thú thực lúc ấy tôi đã định bỏ cuộc nhưng không hiểu vì sao tôi lại đứng lại đợi quyết định của Nắng. Và chỉ trong chốc lát, Nắng đã thay đổi, quyết định mặc áo mưa và leo lên xe để tôi chở về. Đoạn đường về nhà Nắng không xa lắm, nhưng hôm ấy sao nó ngắn lạ. Nó ngắn hơn tôi tưởng tượng rất nhiều. Có lẽ do mưa làm nhòe mắt, hoặc do tiếng mưa kêu lách tách che đi nhịp thở không đều một chút nào khi tôi chở Nắng về nhà. Suốt chặng đường cả hai đều im thin thít. Và khi bánh xe chạm cổng nhà tôi đành để nắng xuống mà không nói được gì thêm. Nắng nói cảm ơn thật nhỏ rồi vội khóa cổng bước vào nhà. Cảm ơn vì Nắng đã không trả áo mưa ngay hôm đó. Vì thế tôi và Nắng còn có dịp gặp nhau. Tôi biết tên thật của Nắng là Tâm. Hai đứa ngày càng

trở nên thân thiết hơn khi cùng chia sẻ với nhau những khó khăn hay niềm vui trong cuộc sống. Dù biết tên nhưng tôi vẫn thích gọi Nắng thay vì gọi tên cô ấy. Vì ngay cả khi mưa gió, tôi vẫn thấy ánh nắng, hơi ấm phát ra từ cô bé. Sau này khi chính thức yêu nhau tôi biết Nắng cũng từng nhìn trộm và rất thích tôi. Thật may là cơn mưa đã đến đúng vào sáng hôm ấy. Vì nếu không, một tuần sau tôi sẽ kết thức sớm môn thể dục để tập trung ôn tập và thi cuối kì những môn khác. Cũng thật may hôm đó sự ngốc nghếch và dũng cảm đã đến đúng lúc, khiến tôi có thể gọi và chở Nắng về nhà. Với ai đó, những ngay mưa là những ngày tồi tệ, còn với tôi đó là những ngày tôi thấy hạnh phúc nhất, bởi, dù mưa, vẫn có ánh nắng tỏa ra từ nụ cười của Tâm. (Hết)


TRUYỆN NGẮN

Số này, Phóng bút gửi tới các bạn một truyện ngắn đến từ một gương mặt hoàn toàn mới. Hy vọng truyện ngắn này sẽ đem đến cho bạn đọc Phóng bút những cảm xúc thật lạ và thú vị.

Ô

m anh đi, nhanh lên! Nhanh! Anh bảo mà! Nhanh lên! Không cần nói gì hết, nhanh lên ! -Sao lại thế được? Sợ hãi, đắn đo, em cũng vòng tay qua anh thật nhẹ, má em nóng bừng, tim như muốn rơi, gió như thổi mạnh hơn làm hai hàng cây bên đường như muốn rũ tung những bông hoa xuống đường cùng những chiếc lá vàng. Gió thổi mạnh như muốn đẩy chiếc xe của anh bay vụt trên mặt đất. -Anh sợ mấy chú cơ động đó hả ? -Em có sợ không...? -Em buông lửng câu trả lời... -Anh xin lỗi (em nghe thấy tiếng anh khe khẽ) -Ở trên đoạn đường này ai không ôm nhau sẽ bị phạt! -Thật sao?... -Đó, em nhìn đi… Em cố đưa mắt kiên trì tìm kiếm mà không thấy có ai trên xe một mình, rồi anh sẽ giải thích cho em về nguyên lý của xe: “đi trên xe này em phải ôm chặt người đằng trước, như vậy bánh sau bốc mới nhanh, không ai đuổi được ”. -Em bỏ tay ra nhé ! Anh lặng im, và tay em buông ra

cũng thật nhẹ, lòng em nửa xốn xang nửa băn khoăn, rối bời. Đến đoạn đường phố Huế anh nói “Ở Hà Nội từ đầu phố Huế tới cuối phố Huế chỉ toàn là dân chơi” – “Thế thì mình cũng là dân chơi rồi! hihi, vì mình đang ở cuối phố Huế rồi mà! Một câu nói đùa tự nhiên như thế làm em và anh cùng cười phá lên, xua đi cái không khí căng thẳng vừa rồi. Dừng xe, anh đưa em đi ăn kem, ăn bò bía nữa, vì em thích! Anh đưa em đi mua truyện của chú Ánh (Nguyễn Nhật Ánh) vì anh biết em thích “Hoa hồng xứ khác”, em thích “bong bóng lên trời”. Em thích những quả bong bóng tròn xoe , trong veo cả trong truyện lẫn ở ngoài. Vừa mới nhập học ngày nào, bỡ ngỡ chưa qua, hồn nhiên chưa hết, em đã lại bước vào kỳ thi, còn anh thì đã trải qua rất nhiều kỳ thi rồi. Anh đã là sinh viên năm ba mà. Mỗi ngày anh đều nhắc nhở em “Không được thức quá khuya, đừng để tay bị lạnh, nhớ… uống thêm cho anh một hộp sữa rồi khi nào…anh trả sau, nhớ nhé!” và những mẩu truyện cười, để em vui, quên đi mệt mỏi khi ôn bài nữa chứ. Cứ như

thế em sẽ không mệt đâu vì mỗi khi mệt em sẽ viết lại những mẩu truyện của anh, cuả em, và cả những câu đùa tinh nghich : “ Rose are red Violet are blue You are valentine And i love you” . Hay là: “I love you but you love your lover......” Những cơn gió se sắt của mùa đông thổi về làm những tàu lá cau cọ vào nhau xào xạc cũng là lúc em chia tay những ngày ôn thi, em lại được thả mình bên cánh đồng hoa cải vàng chới với nơi quê nhà, trải lòng rộng thênh thang đón Tết về. Trường em được nghỉ Tết sớm hơn trường anh, về quê em chỉ kịp mang theo gió, vì mấy ngày Hà Nội không có nắng. Em thích thú trên ruộng cải ‘mênh mông nắng”, nắng trong em, thả hồn cùng mây trời. Em đi bẻ trộm những cành hồng ngâm đang đầy lộc xanh của mẹ, tự làm thành những cành mai giả đón Tết . Thảo Nguyên.

Phóng bút - 19


PHONG CÁCH CỦA TÔI

Mùa đông Hà Nội thật thất thường. Sáng lạnh, trưa nắng vàng ấm áp và chiều lại nổi gió lao xao. Phải ăn mặc làm sao để vừa hợp thời trang, vừa đảm bảo giữ gìn sức khoẻ? Một chiếc áo khoác nhẹ đi kèm với áo thun, hay áo cộc điệu đà và khăn quàng cổ sẽ đem đến cho bạn sự nhẹ nhàng, nữ tính nhưng vẫn ấm áp và xinh tươi. Ảnh: Thành Trung. Model: Tô Hải Phương Trần Hồng Thúy


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.