Ý tưởng Hà Nội, thủ đô của 1000 năm lịch sử và văn hiến hướng tới sự phát triển bền vững cho hàng nghìn năm sau... Chiến lược này là một “ván cờ “ vô cùng quan trọng. Ngoài những vấn đề thuộc quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông thuộc khu vực trung tâm, những giải pháp dưới đây nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc hiện nay
truyền thống của nhiều làng nghề ở khu vực xung quanh, nhưng các làng nghề đó nay đang bị mai một dần vì thiếu sự đầu tư quan tâm đào đạo , thiếu sự tiếp cận với nghệ thuật và chưa thích nghi kịp thời với thị trường.
- Hà Nội bị ô nhiễm bởi sự phát triển quá nhanh của các phương tiện giao thông cơ giới. Và để muốn tránh những sai lầm đã từng diễn ra ở Tokyo và các thủ đô khác trên thế giới, Hà Nội cần một “phố đi bộ xanh”. - Môi trường tự nhiên của Hà Nội gồm những sông hồ, và công viên xanh và những bảo tàng, di tích lịch sử, nhưng lại không có mối liên kết với nhau . - Hà Nội thu hút rất nhiều du khách nhưng họ không lưu lại thủ đô quá một ngày. - Hà Nội đã từng là nơi tụ hội các sản phẩm
Những vấn đề khác cũng được nêu ra như sau - Từ 10 năm nay Hà Nội đã được Unesco phong danh hiệu: thành phố vì hòa bình, làm sao để Hà Nội giữ được và truyền tải ra thế giới thông điệp hòa bình ấy ? - Làm sao để giá trị văn hóa nghệ thuật của Hà Nội không chỉ dành cho một số ít tầng lớp trong xã hội mà còn được tất cả mọi người dân đón nhận ? - Làm sao giữ được những nét đẹp tự nhiên
của Hà Nội( sông, hồ, công viên, di tích lịch sử..) hài hòa với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại ? Hà Nội của tương lai - Một thành phố xanh, một sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường - Một thành phố mở rộng và hội nhập với thế giới hiện đại - Chứng nhân của sự giao thoa giữa các nền văn minh châu Á và châu Âu. - Làm sao để một thành phố văn hóa và nghệ thuật đã từng tự hào về lịch sử hào hùng và thừa hưởng được những kỹ thuật tiến bộ của nền văn minh thế giới được phát triển trong sự cân bằng và hài hòa. - Với tất cả sự quan tâm và tinh thần nói trên, dự án đã được ra đời.
Cầu Long Biên: Bảo tàng lịch sử cận đại
CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN và quy hoạch khu vực quanh cầu Nguyễn Nga Kiến trúc sư quy hoạch đô thị Paris - Hà Nội Cải tạo cầu Long Biên cho phép bảo tồn và nâng cấp một công trình quan trọng trong di sản kiến trúc của thành phố Hà Nội, mở ra một không gian mới độc đáo về văn hóa, nghệ thuật cho cộng đồng nhằm tạo ra
78
sức hút cho ngành du lịch.
Cầu Long Biên có tham vọng được biết đến như một Bảo tàng lịch sử cân đại dài nhất trên thế giới. Giữa không gian của trời và nước, cây cầu bắc ngang dòng sông Hồng dài 1.682m đem đến một điểm nhìn tuyệt đẹp ra hai bên bờ sông mới được cải tạo. Cây cầu sẽ được nâng cao để cho tàu thuyền đi lại. Cây cầu sẽ được nới rộng với mục đích du lịch lịch sử, dẫn đường cho một sự phát triển bền vững. Cây cầu sẽ được gắn Pháo trên những nhịp cũ để giữ lại ký ức một thời hào hùng của dân tộc
Một cuộc thi kiến trúc quốc tế sẽ được tổ chức để tập hợp những dự án táo bạo nhất, sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất thế giới hiện nay để hiện thực hóa những công việc quy hoạch sau đây: 1) Con đường ray ở chính giữa trở thành một không gian mới dành riêng cho những hoạt động văn hóa sáng tạo. 2) Những nhịp cầu sẽ được bao phủ bởi những tấm kính trong suốt – chi tiết này mang lại một vẻ đẹp mới đồng thời vẫn giữ gìn nguyên vẹn cấu trúc của công trình. 3) Những không gian tách biệt, có hoặc không có mái che, cho phép tổ chức những sự kiện ngắn ngày hoặc dài ngày.
4) Một không gian lớn sẽ được xây dựng dựa trên cấu trúc của cầu Long Biên để triển lãm tàu hỏa hơi nước cổ, và các toa tàu cổ trở thành các quán café và nhà hàng. (Những ký ức về đường tàu hỏa qua Cầu Long Biên đã trở nên quá thân thuộc với người Việt Nam và tính biểu tượng về lòng dũng cảm và bất khuất sẽ được luu giữ cho mai sau). 5) Cây xanh và đèn đường sẽ được trồng hai bên đường tạo ra một con đường đi bộ vô cùng thơ mộng. Công trình tạo ra một điểm nhấn ấn tượng về không gian : cái nhìn mở rộng ra hai bờ của dòng sông, xuống khu phố cổ của Hà Nội, nằm trên Bãi Giữa – nơi sẽ được cải tạo thành “Công viên Nghệ thuật”
quyhoaïchñoâthò 05
79