A Present Retrospective - Exhibition Catalogue

Page 1

PRESENT RETROSPECTiVE

HỒI TƯỞNG THỰC TẠI



A PRESENT RETROSPECTiVE HỒI TƯỞNG THỰC TẠI The historical work of Các tác phẩm mang tính lịch sử của

RENÉ MEDEROS The contemporary responses of Artists Các sáng tác hồi đáp đương đại của

LÊ QUÝ TÔNG PHẠM KHẮC QUANG NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG NGUYỄN THẾ SƠN GIANG NGUYỄN



With special thanks to / Gửi lời cảm ơn chân thành tới Ambassador Herminio López Díaz, Carol A. Wells, Lincoln Cushing, Marta Rojas, Marcelo Brociner, Raysa Mederos, Ken Brociner, Suzanne Lecht, Fabiola Büchele, Phong Lê, Hoài Thanh Phan, Ariadne Feo, Nguyễn Huyền Trang, Trang Ngô, Nguyễn Khánh Huyền, Dũng Nguyễn, Tabby Chino, Trần Hạnh Linh, Lêna Bùi and Nguyễn Minh Thu

All images of René Mederos’ work courtesy of the Centre for the Study of Political Graphics Toàn bộ hình ảnh tác phẩm được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu Đồ hoạ Chính trị www.politicalgraphics.org


A MESSAGE FROM THE CUBAN AMBASSADOR The artwork of René Mederos is a synthesis of the admiration and solidarity of the Cuban people towards the struggles of the Vietnamese people for it’s independence and national integrity. His posters served as a tool for all the peace-loving movements all over the planet that claimed for the end of the Vietnam War. His aesthetic concepts made him a paradigm in the art of poster and graphic design. This exhibition of his work and the responses by Vietnamese contemporary artists constitutes a tribute to all the Cuban and Vietnamese women and men who have built a legacy, minimum or immense, acknowledged or anonymous, in the exemplary history of brotherhood that has kept us together for 57 years. I deeply thank the family of René Mederos, the participating Vietnamese artists, Work Room Four, particularly Claire Driscoll, Suzanne Lecht and all those who have contributed for this beautiful project to become a reality today.


Các tác phẩm nghệ thuật của René Mederos là sự tổng hợp của lòng ngưỡng mộ và tình đoàn kết của nhân dân Cuba đối với cuộc đấu tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam. Tranh cổ động / Poster của ông là công cụ cho những ai yêu thích phong trào hòa bình trên toàn thế giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Quan niệm thẩm mỹ của ông đã làm cho nó trở thành một mô hình trong nghệ thuật poster và thiết kế đồ họa. Triển lãm các poster của ông và tranh của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam là để tưởng nhớ tất cả những người đàn ông và phụ nữ Cuba và Việt Nam đã xây dựng nên một di sản, nhỏ bé hoặc vĩ đại, nổi tiếng hoặc ẩn danh, trong một câu chuyện điển hình về tình anh em gắn kết chúng ta trong 57 năm qua. Tôi cảm ơn chân thành gia đình của nghệ sĩ René Mederos, các nghệ sĩ Việt Nam tham gia triển lãm, Work Room Four, đặc biệt là Claire Driscoll, Suzanne Lecht và tất cả những ai đã góp phần làm cho dự án xinh đẹp này trở thành hiện thực. Herminio López Díaz Ambassador of Cuba Đại sứ Cuba


A PRESENT RETROSPECTIVE René Mederos was stationed in Vietnam by the Cuban government in 1969 and 1972 to visually document his journey along the Hồ Chí Minh Trail during this tumultuous period. Mederos’ work is held in the ‘Centre for the Study of Political Graphics’ in Los Angeles directed by Carol Wells and the Docs Populi Archive in Berkeley headed by Lincoln Cushing who have generously agreed to their reproduction for the purpose of this exhibition.This is the first time such a comprehensive collection of Mederos’ work has been publically displayed since their first use in Vietnam. The inception of this exhibition happened more than a year ago when the grandson - Marcelo Brociner - of the seminal Cuban artist and designer undertook an internship with Work Room Four. It was during his time visiting from the United States and working on art exhibitions and events that Marcelo found the opportunity to realise an idea he had written down a year earlier to exhibit his grandfather’s work in the country where it was created and, once again, demonstrate a solidarity between nations. To compliment the works of Mederos and bring them into new relevance we developed a concept to create a ‘present reflection’ by inviting five established contemporary Vietnamese artists to specifically create work using Mederos’ historic artworks as a starting point and inspiration. The past is a useful guide for reflection upon our present and this exhibition has been curated to offer audiences an opportunity to revisit and celebrate Mederos’ work while reflecting on its relevance to contemporary art practice, aesthetic and language. We wanted to work with a selection of artists* working with various materials and visual languages. The five artists exhibited alongside Mederos represent a range of creative practices that each echo a different element of his work. Lê Quý Tông has a history of addressing political events and socio-economic history using motifs, materials and subject matters as his palette to produce work that is charged with a human reflection on our past, present and future social climate. His work may present itself as the most distinct from Mederos’ aesthetic and process but is probably one of the most sympathetic in terms of the issues being addressed. With Tông the viewer is often required to look a little harder or consider more deeply the selected mediums, materials and execution to discover a narrative that while challenging established systems does so with an affection and concern for the human condition. As the only pure fine art printer in the exhibition Phạm Khắc Quang is a master of material manipulation, colour mixing and the power of repetition and process in wood-block printing. The 24 silk screens produced by Mederos on his first visit to Vietnam would have required a similar mastery and dedication to meticulous process. *(The absence of female artists is due to time constraints of the artists we approached)


Another clear similarity between the two artists is their use of the everyday acts by workers as a symbol of solidarity between people from different nations or demographics. In both the past and modern world there are millions of people performing daily routines that keep the world moving and changing. In Quang’s prints we see xe thương binhs (tricycle tuk tuks for hire driven by veterans) and market sellers that now operate in the urban jungle. The discovery of this meaning, from close inspection of the repeated motif amid the larger colour fields and abstract elements of the work suggests that often the survival of humanity itself is the result of what could be considered menial or unimportant activities carried out by a countless people who, though right before our eyes, are often overlooked. Nguyễn Nghĩa Cương is the only artist to take part that has not produced work specifically for this exhibition. Though as is evident from his work this presents no challenge for the viewer. The uncanny resemblance with Mederos of both his subject matter and colour palette was even a surprise to Cương who had been using propaganda art as both inspiration for meaning and as materials in the form of newspaper clippings to execute his work for many years. These, so far unseen, works made between 2015 – 2016 and over 50 years after Mederos produced his posters are a testament to the influence of propaganda art over generations and confirm its importance in the history of visual art. Cương’s dream-like ‘scenes’ are both whimsical and playful but manage to make bold and serious statements about society and our consumption of information. Depicting this juxtaposition of humour and satire with grace and harmony is an attribute used to powerful effect and one that is deceptively difficult to achieve. The role of anthropological researcher and academic critic of art and its purpose is at the heart of Nguyễn Thế Sơn’s work. Known as much for his mastery of silk painting and the photographic medium as for his meticulous approach to the detailed contextualisation behind his work, Thế Sơn has been documenting the changes and nuances of modern Vietnam for many years. Here we see a variety of works depicting the ‘workers’ of Hanoi carrying, quite literally, urbanisation on their shoulders to a silk painting emanating the audio of an old ‘Yellow Music’ song. It could be argued that this is a new, more subtle and reflective form of modern propaganda. A more theoretical and gentle approach that, when deciphered, leaves the viewer clear in the knowledge that there is a very real empathy and compassion for society by this artist. The only graphic designer in this exhibition Giang Nguyên is, arguably, the closest professionally to Mederos. The role of the designer is to understand the constraints and complexities of working to a design brief, taking direction from others in completing their work and to communicate a clear message. Giang has done this to excellent effect in creating the ‘René Mederos’ typeface. In many of Mederos’ images we see the people of Vietnam toiling through everyday life to survive, to work toward a better future and retain the dignity and integrity of human life. This was the message Mederos was communicating. In an enchanting play on this idea Giang has created letterforms from Mederos’ motifs that can send any message you choose. The level of innovation and the diversity for potential application of this design idea and the attention to detail in the illustration itself is accomplished and highly appropriate to the brief.


To begin text about ‘what Art is.. or does… or should do..’ is fraught with potential hazards, contradictions and pitfalls. Perhaps this is why it is so engaging and important to society and the individual. From the inception to the execution of this exhibition we feel we can say the following: Art is a unique connector of things. It both unifies and creates discursive dialogue. It can stimulate sensitive reflection on the past and also prompt questions and directions for the future. It brings people together and also communicates the diversity of cultural values. Even in the realms of propaganda art, often born of conflict, we can realise beauty and compassion. We hope you share these discoveries from this collection of art works and words. Claire Driscoll


HỒI TƯỞNG THỰC TẠI René Mederos được chính phủ Cuba gửi tới Việt Nam vào năm 1969 và 1972 để ghi lại hình ảnh chuyến hành trình của ông dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì hỗn loạn lúc đó. Các tác phẩm của Mederos được lưu giữ tại “Trung tâm Nghiên cứu Đồ họa Chính trị” ở Los Angeles (được điều hành bởi Carol Well) và Lưu trữ Tài liệu công ở Berkeley (được điều hành bởi Lincoln Cushing, người đã hào phóng đồng ý tái hiện lại cho triển lãm này). Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập hoàn thiện đến như vậy của Mederos được trưng bày cho công chúng kể từ lần đầu tiên chúng được sử dụng ở Việt Nam. Những ý tưởng đầu tiên của triển lãm đã nhen nhóm từ hơn một năm trước khi Marcelo Brociner - cháu trai của vị nghệ sĩ Cuba và là một nhà thiết kế tới thực tập ở Work Room Four. Vào khoảng thời gian anh tới thăm từ Mĩ và hoạt động triển lãm và sự kiện nghệ thuật, Marcelo tìm thấy cơ hội để thực hiện ý tưởng mà anh đã viết ra một năm trước: triển lãm các tác phẩm của ông mình tại chính đất nước mà chúng được tạo nên, và một lần nữa, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia. Để tôn vinh các tác phẩm của Mederos và đặt chúng vào hoàn cảnh thời đại mới, chúng tôi mở rộng ý tưởng chủ đạo để tạo nên một “hồi tưởng hiện tại” bằng cách mời năm nghệ sĩ đương đại Việt Nam có uy tín tạo riêng các tác phẩm mới sử dụng các tác phẩm lịch sử của Mederos như một điểm khởi đầu và cảm hứng. Quá khứ là một người dẫn đường hữu ích để phản chiếu vào hiện tại của chúng ta và triển lãm này sẽ cho phép người tham gia được xem lại và thưởng thức các tác phẩm của Mederos và cùng lúc đó phản chiếu lại chúng vào thực hành, thẩm mĩ và ngôn ngữ nghệ thuật đương đại. Chúng tôi muốn làm việc với một số nghệ sĩ* chọn lọc trên đa dạng chất liệu và ngôn ngữ thị giác. Năm nghệ sĩ có tác phẩm được trưng bày cùng Mederos đại diện cho một loạt các thực hành sáng tạo mà trong đó mỗi thực hành là một sự dội lại một yếu tố riêng trong tác phẩm của mỗi người. Lê Quý Tông đã từng có một thời kỳ tiếp cận các sự kiện chính trị và lịch sử kinh tế xã hội bằng cách sử dụng các mô típ, chất liệu và các chủ đề để sáng tác các tác phẩm phản ánh hình ảnh của con người qua cách tiếp cận các vấn đề xã hội của họ từ quá khứ, tới hiện tại và tương lai. Những tác phẩm của anh có thể sử dụng cách thể hiện khác biệt nhất so với quan niệm thẩm mỹ và quá trình sáng tác nghệ thuật của Mederos, tuy nhiên đó là một trong những tác phẩm mang sự đồng cảm thấu hiểu nhất với những vấn đề lịch sử. Để hiểu các tác phẩm của Quý Tông, người xem thường phải xem xét kỹ lưỡng các công cụ, chất liệu và cách thức thực hiện được anh lựa chọn để khám phá ra lối tự sự thách thức các hệ thống tình cảm và mối quan tâm hoàn cảnh của con người. Là nghệ sĩ in mỹ thuật duy nhất trong triển lãm, Phạm Khắc Quang được xem như một bậc thầy trong việc sử dụng các chất liệu, pha trộn màu sắc và khả năng sao chế in ấn lên gỗ. 24 bản in bằng lụa được sáng tác bởi *(Lý do không có các nghệ sĩ nữ trong triển lãm này là vì các nghệ sĩ chúng tôi tiếp cận đều không thu xếp được thời gian.)


Mederos trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông cũng đòi hỏi sự tinh thông và cống hiến tương tự cho quá trình đầy tỉ mỉ này. Một đặc điểm tương tự giữa hai vị nghệ sĩ này đó là cách họ sử dụng hình ảnh sinh hoạt thường ngày của những người lao động để thể hiện tình đoàn kết giữa những con người đến từ nhiều quốc gia và hoàn cảnh khác nhau. Trong cả thế giới quá khứ lẫn hiện tại, hàng triệu người vẫn thực hiện những công việc thường nhật để khiến thế giới không ngừng dịch chuyển và đổi thay. Trong những bản in của Khắc Quang, chúng ta vẫn thấy những chiếc xe thương binh và những thương lái trong chợ mà bây giờ chuyển sang buôn bán trong khu vực đô thị. Việc khám phá ra những ý nghĩa này, từ góc nhìn cận cảnh trong những mô típ lặp lại giữa các trường màu sắc rộng lớn hơn và những yếu tố trừu tượng trong tác phẩm, cho thấy rằng thường thì sự tồn tại của bản thân nhân loại chính là kết quả của những gì có thể được coi là những hoạt động vô nhân đạo hay không quan trọng được thực hiện bởi vô số những con người mặc dù ở ngay trước mắt ta nhưng ta không để tâm, chú ý. Nguyễn Nghĩa Cương là nghệ sĩ duy nhất tham gia nhưng không sáng tác ra tác phẩm dành riêng cho triển lãm. Dù rằng điều đó thể hiện rõ qua các tác phẩm của anh, tuy nhiên người xem sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thưởng thức các tác phẩm của anh. Điểm giống nhau kỳ lạ giữa chủ đề và bảng màu thậm chí gây bất ngờ cho chính Nghĩa Cương, người sử dụng nghệ thuật tuyên truyền như nguồn cảm hứng cho ý nghĩa nghệ thuật và tài liệu dưới dạng giấy báo để thực hiện công việc của anh trong nhiều năm. Những tác phẩm này, dù chưa được công chúng biết đến, được sáng tác trong giai đoạn 2015 – 2016, sau hơn 50 năm Mederos sáng tác ra poster của ông, là một minh chứng cho ảnh hưởng của nghệ thuật tuyên truyền qua các thế hệ và khẳng định tầm quan trọng đối với lịch sử của nghệ thuật thị giác. Những cảnh “như trong mơ” của Cương để thể hiện những nét kỳ quái và vui tươi nhưng vẫn thể hiện được những tuyên bố quan trọng về xã hội và cách ta tiêu thụ thông tin. Miêu tả sự kết hợp của hài hước và châm biếm với phong nhã và hòa hợp là thuộc tính được sử dụng để tạo ra hiệu quả mạnh mẽ và là một điều rất khó để đạt được. Vai trò là một nhà nghiên cứu nhân học và là một nhà phê bình nghệ thuật là điểm trọng tâm trong các tác phẩm của Nguyễn Thế Sơn. Được biết đến là bậc thầy trong việc sử dụng kỹ thuật sơn lụa và phương tiện nhiếp ảnh cho phương pháp tiếp cận tỉ mỉ tới các bối cảnh chi tiết đằng sau những tác phẩm của anh, Thế Sơn đã ghi lại những thay đổi và những sắc thái của thời kỳ hiện đại Việt Nam trong nhiều năm. Ở đây chúng ta thấy một loạt các tác phẩm mô tả "những người công nhân" tại Hà Nội vác theo - nghĩa đen – quá trình đô thị hoá trên vai của họ và một bức tranh lụa phát ra lời nhạc của của một bài “nhạc vàng” thời xưa. Chúng ta có thể lập luận rằng đây là một hình thức mới, tinh tế hơn và phản ảnh rõ hơn về tuyên truyền thời hiện đại. Một cách tiếp cận mang tính lý thuyết và nhẹ nhàng hơn, khi được giải mã, để lại cho người nhận thức rõ ràng rằng có một sự đồng cảm và lòng trắc ẩn thực sự đối với xã hội của vị nghệ sĩ này. Nhà thiết kế đồ hoạ duy nhất trong triển lãm này, Giang Nguyễn, được cho là có những thực hành nghệ thuật gần nhất với Mederos. Nhiệm vụ của một nhà thiết kế là có thể hiểu được sự phức tạp và hạn chế trong việc sáng tác theo một bản yêu cầu, làm sao để có thể hoàn thành tác phẩm và truyền đạt chính xác thông điệp dựa trên


định hướng được vạch sẵn. Và Giang đã hoàn thành cực kỳ tốt công việc này bằng việc tạo ra font chữ 'René Mederos'. Trong các bức tranh của Mederos, chúng ta thấy người dân Việt Nam đang phải trải qua khó khăn trong cuộc sống hàng ngày để sống sót, nỗ lực hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn và giữ được phẩm giá và sự toàn vẹn của cuộc sống con người. Đây là thông điệp Mederos muốn truyền đạt. Dựa trên ý tưởng này, Giang đã tạo ra các mẫu chữ từ các mô típ của Mederos, và từ đó bạn có thể gửi đi bất cứ thông điệp nào bạn chọn. Mức độ sáng tạo và sự đa dạng trong việc ứng dụng tiềm năng của ý tưởng thiết kế này và sự chú ý đến chi tiết trong minh hoạ được hoàn thành tuyệt đối và rất phù hợp với bản yêu cầu ban đầu. Để bắt đầu bài viết bằng 'Nghệ thuật là ... hay làm ... hoặc phải...' là một sai lầm có thể dẫn tới nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn, mâu thuẫn và cạm bẫy. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao nghệ thuật lại gắn kết và quan trọng đối với xã hội và từng cá nhân. Từ lúc bắt đầu có ý tưởng tới khi bắt tay vào thực hiện triển lãm này, chúng tôi cảm thấy mình có thể nói những điều sau đây: Nghệ thuật là sự kết nối độc đáo của sự vật. Nó vừa tổng hợp, vừa kiến tạo những cuộc đối thoại sâu sắc. Nó có thể khơi dậy những ký ức nhạy cảm về quá khứ và đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi và định hướng cho tương lai. Nó mang mọi người lại với nhau và qua đó, truyền đạt được sự đa dạng của các giá trị văn hoá. Thậm chí trong các tác phẩm nghệ thuật tuyên truyền, phần lớn được sáng tác trong những sự mâu thuẫn, chúng ta vẫn có thể nhận ra vẻ đẹp và sự đồng cảm. Chúng tôi hy vọng bạn cũng cảm nhận được những điều này từ bộ sưu tập các tác phẩm và bài viết trong triển lãm. Claire Driscoll


RENÉ MEDEROS Felix René Mederos Pazos was born on November 20th, 1933 in Sagua la Grande, Cuba. As a self-taught artist, he began to work in a Havana print shop in 1944, and was appointed Chief Designer for Cuba's principal television station in 1959. In 1964, at the beginning of the new wave of Cuban graphic design, Mederos began creating his first posters while leading the design team of the company Intercommunications.

Felix René Mederos Pazos sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 tại Sagual la Grande, Cuba. Ông tự học vẽ tranh minh hoạ và bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà thiết kế đồ hoạ tại một xưởng in tại Havana vào năm 1944. Sau đó ông được phân công làm thiết kế chính cho kênh truyền hình Intercommunications của Cuba năm 1959. Năm 1964, vào thời kỳ đầu của làn sóng thiết kế đồ hoạ tại Cuba, Mederos bắt đầu tạo ra những tấm poster với vai trò là người đứng đầu nhóm thiết kế tại Intercommunications.

In 1969 he was assigned to travel to Vietnam to paint scenes of the war. He travelled to both the North and South of Vietnam, along the Hồ Chí Minh Trail with the liberation forces, experiencing first-hand the brutal conditions of the war and the courageous spirit of the Vietnamese people. His paintings were exhibited in Hanoi, and subsequently were reproduced as a screen-printed series which have been shown all over the world.

Năm 1969, René Mederos nhận nhiệm vụ tới Việt Nam để vẽ lại bối cảnh chiến tranh. Ông đã tới cả miền Bắc và Nam, hành quân cùng bộ đội và người dân dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, trải nghiệm trực tiếp những điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh và tinh thần dũng cảm của quân nhân Việt Nam. Những bức tranh của ông đã được triển lãm tại Hà Nội và sau đó được tái sản xuất dưới dạng bản in và được trưng bày khắp nơi trên thế giới. Chuyến đi năm 1972 của ông cũng đóng góp vào bộ sưu tập các tác phẩm này. Một vài tác phẩm được tái sản xuất tại Mỹ như một phần của nỗ lực đoàn kết và chống chiến tranh của

Photographs courtesy of Marcelo Brociner


Another trip in 1972 added to the body of work. Several of these pieces were reproduced in the United States as part of the anti-war and Cuban solidarity efforts and in Cuba as a set of postage stamps. He also contributed to the solidarity posters produced by Organisation of Solidarity with the People of Asia, Africa, and Latin America (OSPAAAL) which enjoyed worldwide distribution through the magazine Tricontinental. In 1973 Mederos created a series of Vallas (including 12-sheet billboards) on the history of the Cuban Revolution as well as a series of screenprints commemorating the 20th anniversary of the assault on the Moncada, the event marking the rise of the armed resistance to the Batista government. He continued to design billboards and posters for DOR and its successor Editora Politica (EP) on a wide range of domestic and international issues. In 1991 he visited the United States for the first time, where he designed and painted a mural at UCLA on U.S.–Vietnam solidarity. His last major project was a 14-panel portable mural series on Che Guevara. As an artist, René Mederos’ style, with its bright, firmly contoured surfaces, its exuberant nature’s patterns, and a strong, political theme, has established a unique standard for graphic design in Cuba and influenced a whole generation of graphic artists all over the world. Despite his great achievements, he remained a simple, generous man, who devoted to Cuban Revolution – the world of equality and peace. Mederos died of cancer in Havana on September 24th, 1996. From René Mederos’ Obituary written by Ken Brociner, David Kunzle, and Lincoln Cushing

nhân dân Cuba và tại Cuba dưới dạng một bộ tem bưu điện. Ông cũng đóng góp cho bộ sưu tập những poster đoàn kết được sản xuất bởi Tổ chức Đoàn Kết Á - Phi - Mỹ Latin (OSPAAAL), những tấm poster này được truyền đi toàn cầu do được đính kèm trong tạp chí Tricontinental (Ba Châu Lục). Năm 1973, Mederos sáng tác chuỗi tác phẩm “Vallas” (bao gồm 12 tác phẩm vẽ trên pa-nô) mô tả lịch sử của Cách mạng Cuba và chuỗi tác phẩm in lưới cho lễ tưởng niệm 20 năm cuộc thảm sát tại Moncada, sự kiện đánh dấu sự nổi dậy của lực lượng quân đội chống đối chính phủ Batista. Ông tiếp tục thiết kế những tấm pa-nô và áp phích cho Ban Định hướng Cách Mạng (DOR), sau này là Editora Politica (EP) về các vấn đề trong khu vực và quốc tế. Năm 1991, lần đầu tiên Mederos tới thăm Hoa Kỳ, nơi ông thiết kế và vẽ poster tại Đại học California – Los Angeles về sự thống nhất của Hoa Kỳ và Việt Nam. Dự án lớn cuối cùng của ông là 14 tấm poster về nhà cách mạng Che Guevara. Là một nghệ sỹ, phong cách của René Mederos hướng tới sự tươi sáng, những đường nét cứng cáp, những hoạ tiết nổi bật của tự nhiên, cùng với đường hướng chính trị vững vàng, ông đã tạo ra tiêu chuẩn độc đáo cho ngành thiết kế đồ hoạ tại Cuba và ảnh hưởng tới toàn bộ thế hệ nhà thiết kế đồ hoạ trên khắp thế giới. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu danh giá, ông là người giản dị, hào phóng và luôn trung thành với Cách mạng Cuba - thế giới của sự bình đẳng và hoà bình. René Mederos qua đời vì bệnh ung thư tại Havana vào 24 tháng 9 năm 1996. Trích từ lời cáo phó dành cho René Mederos, viết bởi Ken Brociner, David Kunzle, và Lincoln Cushing


LINCOLN CUSHING Lincoln Cushing was born in 1953 in Havana, Cuba. His public entity is Docs Populi, Documents for the Public, www.docspopuli.org Lincoln Cushing has at various times been a printer, artist, librarian, archivist, and author. He is involved in numerous efforts to document, catalogue, and disseminate oppositional political culture of the late 20th century. His first book Revolucion! Cuban Poster Art (Chronicle Books, 2003) was based on many years of research in Cuba and the United States. In 1994 Cushing, after tracking down and photo-documenting hundreds of posters, created the first catalogue raisonné of the poster output from OSPAAAL. He continues to write about and share images of Cuban graphic art. In 2015 he contributed to the exhibition and catalogue on OSPAAAL, Armed by Design/El Diseño a las Armas, at the Interference Archive in Brooklyn, New York. He was a personal friend of René Mederos.

Lincoln Cushing sinh năm 1953 tại Havana, Cuba. Các tác phẩm của ông có thể được tìm thấy tại Docs Populi, Tư liệu cho Nhân dân, www.docspopuli.org Lincoln Cushing đã từng làm nhiều nghề trong nhiều giai đoạn khác nhau như người làm in ấn, nghệ sĩ, thủ thư, chuyên viên lưu trữ và nhà văn. Ông đã có những cống hiến to lớn trong việc đóng góp tư liệu, catalog và phổ biến tư tưởng văn hoá chính trị đối lập những năm cuối thế kỷ 20. Cuốn sách đầu tiên của ông là cuốn Cách mạng! Poster Nghệ thuật của Cuba (Nhà xuất bản Chronicle Books, 2003) dựa trên nghiên cứu nhiều năm tại Cuba và Mỹ. Năm 1994, sau khi tìm kiếm và chụp lại hàng trăm tấm poster, Cushing đã tạo ra cuốn catalog tổng hợp đầu tiên từ các tác phẩm của OSPAAAL. Ông tiếp tục viết và chia sẻ các hình ảnh về nghệ thuật đồ hoạ của Cuba. Năm 2015, ông đã đóng góp cho triển lãm và catalog của OSPAAAL, mang tên Armed by Design/El Diseño a las Armas, tại Kho hợp tác lưu trữ tại Brooklyn, New York. Ngoài đời, ông là bạn của René Mederos.


LINCOLN CUSHING ON RENÉ MEDEROS Felix René Mederos Pazos was born on the 20th of November 1933 in Sagua la Grande, Cuba. A self-taught artist, he began work in a Havana printshop in 1944 and was appointed Chief Designer for Cuba’s most important television station in 1959. That year the Cuban revolution succeeded in overthrowing the despised dictator Fulgencio Batista, and the Cuban people had the opportunity to try and build a new and better society. In 1964, at the beginning of the new wave of Cuban graphic design, Mederos began creating his first posters as the head of the design team at Intercommunications. In 1969, he was assigned by the Department of Revolutionary Orientation (DOR, now called Editora Politica, the publishing department of the Cuban Communist Party) to travel to Vietnam to paint scenes of the war. He visited both North and South Vietnam along the Hồ Chí Minh Trail with the liberation forces, experiencing first-hand the brutal conditions of war and the courageous response of the Vietnamese people. The resulting suite of paintings was exhibited in Hanoi. The artwork received wide attention in the United States through an article by Karen Wald in the April 1970 issue of Ramparts that included six large reproductions. Wald described his work in her article: “The first showing of the full exhibit of 32 paintings had its ‘opening’ via national television – putting an end once and for all to the small-clique, private gallery openings that had been the custom in the past. That original art set was presented as a gift to the Vietnamese embassy in Havana. Sixteen of the paintings were chosen for reproduction and 300 copies of each were made. These have been shown in schools, workplaces, and public buildings in every town and province in Cuba. Four complete sets have found their way to the United States, gifts from the artist to the American Movement.” 1970 was also the year that the large format book ‘Art of Revolution by’ Susan Sontag and Dugald Stermer was published. The 96 full-page reproductions further opened this body of work to a broad international audience. Another trip in 1972 added to the body of work. Several of these images were reproduced in the United States as part of the anti-war and Cuba solidarity efforts; one of the most prominent groups was the Venceremos (‘We Will Win’) Brigade, which was raising money to send North Americans to Cuba to participate in the Ten Million Ton Sugar Harvest. Cuba reproduced seven of them as postage stamps.


Mederos also contributed Vietnam-themed art to the solidarity posters produced by OSPAAAL (Organisation in Solidarity with the People of Africa, Asia, and Latin America), which enjoyed worldwide distribution through their insertion in the magazine Tricontinental. OSPAAAL began publishing Tricontinental, a monthly magazine, in 1966, and by 1989 its circulation peaked at 30,000 copies and reached eighty-seven different countries. Tricontinental was produced in four different languages (English, Spanish, French, and Arabic), and mailed to eighty-seven countries, and many issues –especially during the early years – included a poster. This simple act, of violating the conventional formal purity of a poster by folding it up for mailing, was the key to what became the most effective worldwide poster distribution system ever. The persistent theme of ‘As in Vietnam’ underscores a deep national determination to be as self-reliant, brave, and resourceful as the people of Vietnam, equating domestic food and industrial production with the urgency of armed struggle. This theme, of a nation surviving under siege, largely reflects the economic and political reality of U.S.-Cuban relations and has artistic precedents in posters produced in the United States during the Second World War. International solidarity is an important part of Cuban national culture, especially because Cuba has had its own long fight against U.S. domination. This deep connection to other underdeveloped countries struggling for self-determination resulted in many works succinctly and elegantly showing resistance against colonialism and U.S. imperialism. The efflorescence of graphic artwork owing from Cuba influenced and stimulated the work of poster artists in the United States. Any political poster-maker with a pulse had at least a passing familiarity with some of the OSPAAAL posters. Many of the images were formally or informally copied into domestic posters. Some were reproduced for the Vietnam solidarity movement. One of the most memorable was ‘Viet Nam Shall Win’, Mederos’ stunning graphic of Hồ Chí Minh, reprinted in 1971 by Glad Day Press in Ithaca, New York, to raise money for Medical Aid to Indochina. As an artist, René Mederos’ style, with its bright, firmly contoured surfaces, its ebullience of patterns in nature, and an unwavering sense of political direction, established a unique standard for graphic design in Cuba which influenced a whole generation of graphic artists all over the world. He died of cancer in Havana on the 24th of September 1996. That same year the Los Angeles-based Center for the Study of Political Graphics, the largest independent archive of social justice posters in the United States, produced the milestone exhibition at Track 16 Gallery


‘Decade of Protest: Political Posters from the United States, Viet Nam, and Cuba, 1965-1975’. The accompanying catalogue included many of Mederos’ works and an essay by movement art historian David Kunzle.

MEDEROS’ WORK CONTINUES TO INSPIRE NEW GENERATIONS OF ARTISTS AND ACTIVISTS SEEKING A BETTER WORLD. THIS EXHIBITION IS PART OF THAT LEGACY. Felix René Mederos Pazos sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 tại Sagual la Grande, Cuba. Ông tự học vẽ tranh và bắt đầu sự nghiệp với vị trí thiết kế đồ hoạ tại một xưởng in tại Havana vào năm 1944. Sau đó, năm 1959, ông được phân công làm thiết kế chính cho Intercommunications - kênh truyền hình quan trọng bậc nhất của Cuba. Cùng năm đó, cuộc cách mạng Cuba giành thắng lợi trong việc lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista, nhân dân Cuba đã tận dụng cơ hội này để xây dựng một xã hội mới và tốt đẹp hơn. Năm 1964 đánh dấu sự bắt đầu của làn sóng thiết kế đồ hoạ tại Cuba, đây cũng là thời điểm Mederos bắt đầu thiết kế những tấm poster đầu tiên, với vai trò là người đứng đầu nhóm thiết kế tại Intercommunications. Năm 1969, René Mederos (1933-1996) nhận nhiệm vụ của Uỷ ban Kháng chiến Cuba (nay gọi là Editora Politica, cơ quan xuất bản của Đảng Cộng sản Cuba) tới Việt Nam để vẽ lại bối cảnh chiến tranh tại đây. Ông đã tới cả miền Bắc và Nam Việt Nam, đi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, sống và làm việc cùng cộng đồng người Việt trong thời gian này, trải nghiệm trực tiếp những điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh và tinh thần dũng cảm của quân dân Việt Nam. Tác phẩm của ông nhận được sự chú ý rộng rãi trên toàn nước Mỹ thông qua bài báo của Karen Wald vào tháng 4 năm 1970 trên tờ Ramparts, và sau đó được tái bản 6 lần . Wald đã mô tả tác phẩm của ông trong bài báo của cô ấy như sau:


“Buổi khai mạc của triển lãm trưng bày 32 bức tranh diễn ra trên đài truyền hình quốc gia, đặt dấu mốc kết thúc một lần và mãi mãi dành cho những buổi khai mạc nhỏ lẻ và cá nhân của các phòng tranh truyền thống trong quá khứ. Những bức tranh được giữ nguyên trạng sẽ trở thành món quà gửi tặng đại sứ quán Việt Nam tại Havana, trong đó 16 bức tranh được lựa chọn để tái sản xuất với hơn 300 bản in. Các bức tranh được trưng bày tại trường học, công sở và những công trình công cộng xung quanh thành phố và các tỉnh lận cận tại Cuba. Bốn bộ tranh đầy đủ sẽ lên đường tới Mỹ như món quà tri ân của hoạ sĩ với Phong trào người Mỹ. Năm 1970 cũng là năm xuất bản ấn phẩm khổ lớn mang tên Nghệ thuật Cách mạng bởi Susan Sontag và Dugald Stermer Tác phẩm dày 96 trang này một lần nữa đã đem các tác phẩm của Mederos tới bạn đọc trên toàn thế giới. Chuyến đi tiếp theo vào năm 1972 của ông tới Việt Nam cũng để lại nhiều tác phẩm cho bộ sưu tập này. Một vài hình ảnh đã được tái sản xuất tại Mỹ như một nỗ lực hoà giải và chống chiến tranh của Cuba, một trong những nhóm nổi bật nhất của hoạt động này là Lữ đoàn Venceremos (“QuyếtThắng”), họ đã kêu gọi hỗ trợ tài chính gửi từ Bắc Mỹ tới Cuba để giúp đỡ việc thu hoạch 10 triệu tấn mía. Cuba đã sản xuất lại 7 tác phẩm này dưới dạng tem bưu điện. Mederos cũng cống hiến cho nghệ thuật Việt Nam những tấm poster cách mạng sản xuất bởi tổ chức Đoàn Kết Á - Phi - Mỹ La-tinh (OSPAAAL) đính kèm trong tạp chí Tricontinental (Ba Châu Lục). OSPAAAL bắt đầu xuất bản tạp chí Tricontinenta hàng tháng từ năm 1966, và tới năm 1989 lượng tái bản đạt 30.000 ấn phẩm tại 87 nước. Tạp chí được viết bằng 4 thứ tiếng khác nhau (Anh, Tây ban Nha, Pháp và Ả Rập), nhiều ấn phẩm – đặc biệt từ giai đoạn trước – bao gồm các tấm poster đã được gửi tới 87 quốc gia qua thư điện tử. Hình thức này đi ngược cách phân phối truyền thống của poster – là cuốn lại và gửi đi – nên từ đó cách này đã trở thành hình thức phân phối poster chính thức trên thế giới tới ngày nay. Chủ đề xuyên suốt của “Giống như Việt Nam” nhấn mạnh quyết tâm cao độ của toàn dân trong việc trở thành một đất nước độc lập, dũng cảm và tự chủ giống như dân tộc Việt Nam, tự cung tự cấp lương thực và tự sản xuất công nghiệp ngay cả trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Chủ đề về việc sống sót giữa vòng vây này phản ánh rõ ràng hiện trạng kinh tế chính trị trong mối quan hệ Mỹ - Cuba và có ảnh hưởng lớn tới phong cách nghệ thuật của những tấm poster sản xuất tại Mỹ trong Thế chiến 2. Đoàn kết quốc tế là đề tài quan trọng trong văn hoá Cuba, đặc biệt khi chính Cuba đã trải qua thời kỳ trường kỳ kháng chiến chống lại ách thống trị của Hoa Kỳ. Mối liên hệ mật thiết của Cuba với các quốc gia chưa phát triển và đang nỗ lực khẳng định mình là tiền đề cho sự ra đời của những tác phẩm cô đọng và tinh tế, thể hiện sự phản đối chế độ thuộc địa và chế độ đế quốc của Mỹ.


Sự thịnh thành các tác phẩm đồ hoạ từ Cuba đã ảnh hưởng và là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ thiết kế poster tại Mỹ. Bất cứ nghệ sĩ thiết kế poster nào cũng sử dụng ít nhất một chi tiết quen thuộc trong các tác phẩm poster của OSPAAAL. Rất nhiều hình ảnh đã được tái bản chính thức hoặc không chính thức trong các tác phẩm tại đây. Một vài trong số chúng được tái sản xuất cho phong trào đoàn kết Việt Nam. Một trong số những tác phẩm đáng chú ý nhất là: “Việt Nam sẽ thắng”, bức bích hoạ chủ tịch Hồ Chí Minh của Mederos được tái in vào năm 1971 bởi tờ báo Glad Day tại Ithaca, New York để gây quỹ cho tổ chức Medical Aid (Viện trợ Y tế) cho các hoạt động tại Đông Dương. Là một nghệ sĩ có phong cách sáng tác tươi sáng với những đường nét sắc sảo, những hoạ tiết thiên nhiên đặc sắc cùng đường hướng chính trị vững vàng, Mederos đã tạo ra tiêu chuẩn độc đáo cho ngành thiết kế đồ hoạ tại Cuba và ảnh hưởng tới toàn bộ thế hệ các nhà thiết kế đồ hoạ trên khắp thế giới. René Mederos qua đời vì căn bệnh ung thư tại Havana vào ngày 24 tháng 9 năm 1996. Cùng năm đó, trung tâm nghiên cứu chính trị đồ hoạ tại Los Angeles, trung tâm lưu trữ độc lập lớn nhất các tấm poster về chủ đề công bằng xã hội tại Mỹ, đã đặt dấu mốc quan trọng bằng việc tổ chức một triển lãm tại Phòng tranh Đường 16 “Thập kỷ kháng chiến: Các tấm poster chính trị của Mỹ, Việt Nam và Cuba từ năm 1965 tới năm 1975.” Tập catalog đi kèm bao gồm nhiều tác phẩm của Mederos và các bài tiểu luận bởi nhà nghiên cứu lịch sử các phong trào nghệ thuật David Kunzle.

TÁC PHẨM CỦA MEDEROS TIẾP TỤC LÀ NGUỒN CẢM HỨNG CHO NHỮNG THẾ HỆ NGHỆ SĨ TRẺ SAU NÀY VÀ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG TỚI MỘT THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN. TRIỂN LÃM LÀ MỘT PHẦN CỦA DI SẢN NÀY.


MARTA ROJAS Marta Rojas is a Cuban journalist, historian and writer of historical fiction. Born in 1931 in Santiago de Cuba, she is considered a revolutionary heroine and throughout her career worked for a number of Cuban publications covering both national and international political events. She chronicled several of Fidel Castro's trips and served as a war correspondent in Vietnam. As a writer of fiction Rojas published a number of novels about the founding of the Cuban nation. She received several awards for her writing including the José Martín National Journalism Award in 1997 for her lifetime achievements and the Premio Nacional de Periodismo in 2015. She knew René Mederos who was a close friend of hers.

Marta Rojas là phóng viên, nhà sử học và tiểu thuyết gia lịch sử người Cuba. Sinh năm 1931 tại Santiago de Cuba, bà được biết tới như một nữ anh hùng cách mạng và đã từng làm việc cho nhiều cơ quan xuất bản của Cuba với nhiều bài viết về các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế. Bà đã từng đưa tin về các chuyến đi của Fidel Castro, cũng như làm việc với tư cách là một phóng viên chiến trường ở Việt Nam. Với vai trò là tiểu thuyết gia lịch sử, Rojas đã xuất bản nhiều tiểu thuyết về sự ra đời của đất nước Cuba. Bà đã được trao tặng nhiều giải thưởng cho các tác phẩm của mình, trong đó có giải thưởng Báo chí Quốc gia José Martí năm 1997 cho những thành tựu trọn đời của bà, và giải thưởng Premio Nacional de Periodismo năm 2015. Bà là một người bạn thân thiết của họa sỹ René Mederos.

RENÉ MEDEROS’ DEPICTION OF VIETNAM – MARTA ROJAS The Cuban artist René Mederos (1933-1996), was a fervent admirer of the Vietnamese people and the revolutionary leader Hồ Chí Minh. This admiration was reflected in his commitment as a creator and as a human being to the extraordinary struggle of Vietnam. One day he approached Dr. Melba Hernandez, a Cuban heroine of the July 26, 1953 uprising, at the Moncada Barracks. Melba and Mederos identified his graphic design skills as a necessary weapon for their cause. As Vietnam’s struggle against American aggression intensified Mederos, who was working as an illustrator for the Propaganda Commission of the Central Committee of the Communist Party of Cuba, received the commission to visit Vietnam. On his trip, he created posters that gave graphic vision that would contribute to the information and visual propaganda produced by Cuban photographers and members of the press reporting from Vietnam.


René Mederos was a serious but kind Cuban, tall, strong, rather thin and of an undisputed professional hierarchy. He was a self-taught artist who had quickly developed his practical and conceptual skills in the early years of his youth. He was part of the revolutionary propaganda apparatus of the Party since its establishment during the early years of the Cuban Revolution. His specialty was the use of graphic design on silkscreen to produce posters and billboards. Thousands of posters and numerous billboards of Mederos’ work were displayed in public. The poster series he produced following his trip to Vietnam, which had been a dream come true, would become his most famous collection in the international arena. The Vietnam collection was first presented in the ‘House of the Americas’, a Cuban institution created by the revolution to bring together Cuban writers and artists with their peers from the region. The ‘House of the Americas’ was directed by Haydée Santamaria, another heroine of the Moncada uprising who, like Melba, had the honour to visit Hanoi and to interview Hồ Chí Minh in her later position as the president of the Latin American Organisation of Solidarity (OLAS). During the time of their initial display, the posters were being reproduced and distributed in emblematic places across Cuba including schools, factories, galleries and solidarity organisations. Art critics including the well-known plastic artist Manuel López Oliva started referencing ‘Mederos’ Vietnam’. Accompanying images of Mederos’ work, López Oliva wrote in the pages of the newspaper Granma: "From a trip through ‘the land of the Anamites’(1), René Mederos wanted to leave a permanent record of his impressions and memories; enough to look back at the photographs and sketches made in each province to begin, then, a diligent work of graphic designer […] A colour here, another there, flexible lines submerging themselves in the image, then reappearing suddenly and linking to other elements to come together to form the visual structure of the illustrations […] Does he intend to serve us a "feast for the eyes" or a narrative overflowing with optimism? One can see in Mederos a considerable representation of that proliferating trend of modern design with the artistic values of the comics made by Lichtenstein (considered among the founders of Pop art) in the United States. The intention is clear - to express patently, without artifice of the imagination – a sincere testimony. No one will have the imprudence of protesting that the artist has other alternatives but he chooses this particular means of expression. What is valid is the task itself, the final products. There is no desperation in the choice of the works of art and its transcendental and timeless subjects, but a desire to enclose heroism that has barely been contained.” During the Napoleonic occupation of Spain, aided by a lantern in the impenetrable night, Goya studied the ruins and corpses and with certainty transferred them to his canvases. A practice, which resulted in his painting ‘The Third of May 1808’. Mederos in part and due to circumstances, followed the Goyesque procedure. Only in his case the image is somewhat photographic in nature and drama is absent to maintain a militant homage to the work and combative disposition of the Vietnamese.


Titles like ‘Roturing the Lands’, ‘Rockets of Hanoi Defense’ and ‘A Day of Classes in Vin Lin’ have the ring of a documentary approach to them, but we must not forget what they are: faithful interpretations of descriptive scenes. Mederos plays and alternates with mastery. His composition is diverse and breaks with the dogmatic approach of cold and sanctified formulas that preceded him. Mederos’ figures and environments maintain a quality of freshness. He knows and lets us know that fear of stigma and convention does not imply development. René Mederos managed to transform his love for the cause of Vietnam into genuine graphic art works, resulting from a serious interest in and respect for the explored themes. Nevertheless, the fact that the images show workshops, streets and fields, makes it impossible to capture the effort against imperialist aggression in all its dimensions of violence and human poetry... and triumphs. René Mederos not only produced magnificent work from an artistic and solidarity point of view, but his trip as a revolutionary intellectual in the arts, expanded his practice to teaching. Following his career as a poster artist, he became a professor of Illustration and Design at the Directorate of Culture and later served as director of the National School of Plastic Arts. In 1980 he was selected as one of the most outstanding artists in Cuba that year. 16 years later René Mederos died of cancer before completing his plans to translate the epic of Che in Bolivia into oil paint.

VIỆT NAM QUA LĂNG KÍNH CỦA RENÉ MEDEROS - MARTA ROJAS Nghệ sĩ người Cuba, René Mederos (1933-1996), là người ngưỡng mộ nhiệt thành của nhân dân Việt Nam và lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh. Sự ngưỡng mộ này được thể hiện qua sự tận tâm của ông với vai trò là một nghệ sĩ và một con người đối với cuộc đấu tranh phi thường của Việt Nam. Một ngày nọ tại trại Moncada, ông tiếp cận Tiến sĩ Melba Hernandez, nữ anh hùng Cuba trong cuộc nổi dậy ngày 26 tháng 7 năm 1953. Melba và Mederos cùng nhận thấy kỹ năng đồ họa của ông là một vũ khí cần thiết cho cuộc đấu tranh của họ. Khi cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam ngày càng quyết liệt, Mederos, là họa sĩ minh họa trong Ủy ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, nhận nhiệm vụ đi thăm Việt Nam. Trong chuyến đi này, ông đã tạo ra những tấm áp phích đồ họa đóng vai trò quan trọng về mặt hình ảnh và thông tin cho các cuộc tuyên truyền được thực hiện bởi các nhiếp ảnh gia và nhà báo Cuba đưa tin từ Việt Nam. René Mederos là một người Cuba nghiêm nghị nhưng hiền lành, cao, khỏe, khá gầy và có phong thái chuyên nghiệp đặc trưng. Ông tự học vẽ và nhanh chóng phát triển các kỹ năng thực hành và ý niệm của mình từ khi còn rất trẻ. Ông là một phần của bộ máy tuyên truyền của Đảng từ những ngày đầu thành lập vào những năm đầu của cuộc Cách mạng Cuba. Sở trường của ông là sử dụng các thiết kế đồ họa trong kỹ thuật in lụa để sản xuất ra các áp phích và pa-nô. Hàng ngàn áp phích và vô số pa-nô do Mederos sáng tác đã được trưng bày tại những nơi công cộng.


Sê-ri áp phích được ông sáng tác sau chuyến đi Việt Nam, một chuyến đi ông hằng mơ ước, sau này trở thành loạt sáng tác nổi tiếng nhất của ông trên phương diện quốc tế. Sê-ri về Việt Nam này được trưng bày lần đầu tại ‘House of the Americas’ (Ngôi nhà Châu Mỹ), một tổ chức Cuba được cách mạng lập ra để kết nối các văn nghệ sĩ Cuba với những người cùng ngành trong khu vực. 'Ngôi nhà Châu Mỹ' được điều hành bởi Haydée Santamaria, một nữ anh hùng khác trong cuộc nổi dậy Moncada, và cũng như Melba đã có vinh dự được ghé thăm Hà Nội và phỏng vấn Hồ Chí Minh trong cương vị sau này là chủ tịch Tổ chức Nam Mỹ Đoàn kết (OLAS). Trong thời kỳ mới được trưng bày, những áp phích được sao chép và phân phát ở những nơi mang tính đại diện khắp Cuba như các trường học, nhà máy, gallery, và các tổ chức đoàn kết. Các nhà phê bình nghệ thuật bao gồm nghệ sĩ nổi tiếng Manuel López Oliva bắt đầu nhắc tới 'Việt Nam của Mederos'. Đi cùng những hình ảnh sáng tác của Mederos, López Oliva đã viết trong báo Granma như sau: "Từ chuyến đi đến 'vùng đất của dân An Nam', René Mederos muốn lưu lại vĩnh viễn những ấn tượng và ký ức của ông; đó không chỉ là những tấm ảnh chụp và phác thảo tại mỗi vùng, mà còn là một tập hợp những tác phẩm được sáng tác cực kỳ cẩn thận của một nhà thiết kế đồ hoạ. [...] Một chút màu ở đây, một chút màu ở kia, rồi những đường thẳng linh hoạt biến mất dưới những hình ảnh, để rồi lại đột nhiên xuất hiện và kết nối với những yếu tố khác, đan xen thành một cấu trúc thị giác của toàn bộ tác phẩm minh hoạ [...] Phải chăng ông cố ý cho ta một "buổi tiệc sướng mắt" hay một câu chuyện tràn đầy lạc quan? Ta có thể thấy các tác phẩm của Mederos thể hiện khá rõ trào lưu lan rộng của các thiết kế hiện đại mang giá trị nghệ thuật của truyện tranh Lichtenstein (được coi là một trong những người sáng lập Pop art) ở Hoa Kỳ. Ý định rất rõ ràng - thể hiện thẳng thắn, không mang sự nhập nhằng của trí tưởng tượng - một sự quan sát chân thành. Chẳng ai sẽ phản đối rằng người nghệ sĩ lẽ ra đã có thể chọn những cách thể hiện khác hơn là cách này. Bởi điều có giá trị lớn nhất ở đây là bản chất công việc, là các tác phẩm cuối cùng. Không có sự tuyệt vọng trong lựa chọn về tác phẩm nghệ thuật và trong những chủ thể phi vật chất và vượt thời gian của tác phẩm, chỉ có khao khát muốn nắm bắt được chủ nghĩa anh hùng." Trong thời kỳ Tây Ban Nha bị Napoleon chiếm đóng, giữa màn đêm đen tối, Goya với chiếc đèn dầu đã quan sát đống đổ nát và các xác chết rồi chuyển thể chúng một cách vô cùng dứt khoát lên vải bố. Và việc này đã tạo ra tác phẩm 'Cuộc xử tử tại Moncloa'. Mederos, một phần vì hoàn cảnh, đã làm theo cách này của Goya. Nhưng trong trường hợp của ông, các hình ảnh lại mang một vẻ đẹp tự nhiên và thiếu đi những kịch tính, nhằm duy trì tính quân sự của tác phẩm cũng như tinh thần chiến đấu của người Việt. Những tựa đề như 'Giày xéo Đất đai’, 'Đạn pháo phòng thủ Hà Nội' và 'Một ngày trong lớp ở Vin Lin' có hơi hướng tài liệu, nhưng chúng ta không thể quên: chúng là cách diễn giải chân thành những cảnh tượng giàu hình tượng. Mederos rất giỏi thử nghiệm và thay thế. Bố cục của ông đa dạng, phá vỡ cách làm việc mang tính giáo huấn lạnh tanh theo công thức được duyệt của thời kỳ trước. Những nhân vật và không gian trong sáng tác của Mederos luôn giữ được sự tươi mới. Ông biết và cho chúng ta biết rằng nỗi sợ bị kỳ thị và các thói quen không đồng nghĩa với sự phát triển.


René Mederos đã thành công trong việc biến tình cảm ông dành cho Việt Nam thành những tác phẩm đồ họa thực thụ, đúc kết từ mối quan tâm nghiêm túc và việc coi trọng những đề tài đã được tìm tòi. Tuy nhiên, việc các tác phẩm thể hiện hình ảnh của các xưởng sản xuất, các con đường, các cánh đồng khiến việc hình dung ra khía cạnh bạo lực, nên thơ của con người và... kể cả chiến thắng trở nên bất khả. René Mederos không chỉ tạo ra những tác phẩm tuyệt vời từ góc nhìn nghệ thuật và đoàn kết, chuyến đi với tư cách một nhà tri thức trong nghệ thuật của ông đã mở ra cơ hội trở thành một giảng viên. Tiếp nối công việc là nghệ sĩ áp phích, ông trở thành giáo sư ngành Minh họa và Thiết kế tại Tổng cục Văn hóa, và sau đó trở thành giám đốc trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia. Năm 1980 ông được chọn là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất Cuba vào năm đó. 16 năm sau René Mederos qua đời vì ung thư trước khi hoàn thành dự định chuyển thể sự vĩ đại của Che ở Bolivia qua tranh sơn dầu.


Photographs from www.cubaninsider.blogspot.com


RAYSA MEDEROS Raysa Mederos, the younger of René Mederos’ two daughters, was born and raised in Havana, Cuba. In 1985, she graduated from the Higher Pedagogical Institute in Havana where she later taught English and trained future language instructors to do the same. She married Ken Brociner, Marcelo's father, in Havana in 1990 and moved to Boston with him in 1991. She is an author and artist, and is currently teaching Spanish Language and Culture at Brandeis University.

Raysa Mederos, con gái út của Rene Mederos, sinh ra và lớn lên tại Havana, Cuba. Năm 1985, cô tốt nghiệp Học viện Sư phạm Cấp cao Havana, nơi sau này cô giảng dạy tiếng Anh và tập huấn các giảng viên ngôn ngữ khác. Cô kết hôn với Ken Brociner, cha của Marcelo tại Havana năm 1990 và tới sống tại Boston cùng Ken vào năm 1991. Cô là nhà văn, nghệ sĩ và hiện tại đang giảng dạy Ngôn ngữ và Văn hoá Tây Ban Nha tại đại học Brandeis.

I was six when my father went to Vietnam. That was the first time he travelled outside of Cuba. I now know he was away for two or three months, but at that time, it felt like he was gone for a lot longer than that. When he finally returned, he went right back to his painting. But this time, I noticed he wasn’t painting the same faces I had grown used to watching him paint: Fidel, his brother Raúl, Che, Camilo, and lots of other Cuban patriots on their horses. Instead he was painting faces and places in colours I had never seen. The first new face he painted looked a lot like one of my grandma’s Chinese neighbours. But when I asked him who that was, he told me it was Hồ Chí Minh. “From the Soviet Union?” I asked. “Vietnamese,” he answered in a puzzled tone of voice, as if I should have known. That’s when he told me about Vietnam and the war against the U.S., which I had seen on TV. That’s where he had been for the last two months: in the jungle in Vietnam. But my mother had thought it safer to tell us he had been in Leningrad. The mission the Department of Revolutionary Orientation had given him was to live with the Vietnamese and paint what he saw. And that is what he did, non-stop, until he finished fourteen 20 by 24 centimetre silkscreens depicting the Vietnam War as he saw it. One of those fourteen silk-screens, the one with Hồ Chí Minh reading by a lake, has the words ‘Viet Nam Shall Win’ written in 14 languages. Looking at it really opened my eyes to the wide variety of languages in the world. That notion fascinated me as a child, and it still does. But even more important than that realisation, is the fact that, two decades later, that poster played such a fateful part in my life that it still makes me wonder. While my father was painting, he told me about the Vietnamese people and their bicycles that were packed with everything imaginable. He also told me about buffalos and rice fields and trees in the thick jungle. I marvelled


as he told me how courageous the Vietnamese were. “Nothing stops them from going on with their lives in the middle of war,” he said: “They plough the land despite the bombs and raise their families in trenches that they dig underground.” I felt so proud of them. And of my dad too, of course! He had been there and come back to paint about it. But when he told me about napalm and pineapple bombs I felt scared. “Were you afraid, Dad?” I asked him. “Of course I was. I had never known what fear felt like before,” he told me: “But I saw children go to school every day despite the bombing. Nothing stopped them from learning to read and write.” ‘Khi bố tôi đến Việt Nam, tôi mới được 6 tuổi. Đó là lần đầu tiên ông rời khỏi đất nước Cuba. Giờ thì tôi đã biết là ông chỉ đi có 2 hoặc 3 tháng, nhưng khi ấy tôi cảm thấy ông đã vắng nhà lâu hơn thế rất nhiều. Sau khi trở về, ông lập tức bắt tay vào vẽ tiếp. Nhưng lần này, tôi nhận thấy ông không vẽ những khuôn mặt quen thuộc mà tôi đã nhìn thấy trước đó như Fidel, em trai của ông là Raúl, Ché, Camilo, và nhiều nhà ái quốc Cuba đang cưỡi ngựa nữa. Thay vào đó, ông vẽ những khuôn mặt và vùng đất mới bằng những màu sắc mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Khuôn mặt mới đầu tiên mà ông vẽ trông rất giống một trong những người hàng xóm người Trung Quốc của bà tôi. Nhưng khi tôi hỏi đó là ai, bố tôi nói rằng đó là Hồ Chí Minh. “Ở Liên Xô phải không ạ?”, tôi hỏi. “Một người Việt Nam,” ông trả lời giọng hơi bối rối, như thể cho rằng tôi lẽ ra phải biết điều này. Đó là lúc ông bắt đầu kể cho tôi nghe về Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ, tin tức về cuộc chiến ấy tôi đã được xem trên TV. Đó cũng là nơi bố tôi đã đến suốt 2 tháng vừa qua: trong những khu rừng của Việt Nam. Nhưng mẹ tôi nghĩ sẽ an toàn hơn nếu nói với chúng tôi rằng bố tôi đi công tác ở Leningrad. Ban Định hướng Cách mạng đã cử ông đến sống cùng những người dân Việt Nam và vẽ lại những gì ông thấy. Và đó là việc ông đã làm, không ngừng nghỉ, cho đến khi ông hoàn thành 14 bức tranh in lụa khổ 20x24 cm mô tả cuộc chiến tranh Việt Nam qua con mắt của ông. Một trong 14 tác phẩm in lụa ấy là bức vẽ Hồ Chí Minh đọc báo bên bờ hồ, với dòng chữ “Việt Nam Nhất Định Thắng” viết bằng 14 thứ tiếng. Khi nhìn thấy nó, tôi thực sự đã được mở rộng tầm mắt trước sự đa dạng của các ngôn ngữ trên thế giới. Ý niệm ấy đã khiến tôi rất hứng thú khi còn là một đứa trẻ, và đến giờ vẫn vậy. Nhưng có một điều còn quan trọng hơn thế, đó là việc hai thập kỷ sau, tấm poster ấy đã đóng một vai trò định mệnh trong cuộc đời tôi mà cho đến tận bây giờ vẫn khiến tôi kinh ngạc. Trong lúc vẽ, bố tôi cũng kể cho tôi về con người Việt Nam và về những chiếc xe đạp thồ tất cả mọi thứ ta có thể hình dung trên đời. Ông cũng kể về những con trâu, những cánh đồng lúa và những khu rừng rậm rạp. Tôi đã mắt tròn mắt dẹt khi nghe ông kể người Việt Nam dũng cảm đến thế nào. “Không gì có thể ngăn họ tiếp tục cuộc sống trong chiến tranh.” Bố tôi nói: “Họ vẫn cấy cày trên đất của mình dù bị thả bom, vẫn chăm chút cho gia đình của họ trong những căn hầm mà họ đào dưới mặt đất.” Tôi thấy vô cùng tự hào về họ, và tất nhiên là tự hào về bố tôi nữa! Ông đã có mặt ở đó và trở về để vẽ lại những gì ông đã chứng kiến. Khi nghe ông kể về bom napalm và bom dứa, tôi đã rất sợ hãi. “Bố có thấy sợ không?”, tôi đã hỏi bố mình. “Tất nhiên là có. Trước đó, bố chưa từng biết sợ hãi là gì...”, ông nói. “Nhưng bố đã nhìn thấy trẻ em đến trường hàng ngày mặc cho bom rơi. Không một điều gì có thể ngăn cản chúng học đọc và học viết.”.’


MARCELO BROCINER Marcelo Brociner, grandson of René Mederos, is 21 years old and studying Anthropology and International and Global Studies with a focus in social change through art. Marcelo is a rapper, photographer, illustrator, and project manager who aims to empower others through the arts, focusing particularly on creating a stronger sense of identity within one's own community.

Marcelo Brociner, cháu trai của Rene Mederos, 21 tuổi, hiện đang theo học ngành Nhân chủng học và Nghiên cứu Quốc tế, chuyên về sự thay đổi của xã hội thông qua nghệ thuật. Anh là rapper, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ minh hoạ và quản lý dự án. Anh mong muốn dùng nghệ thuật để truyền sức mạnh cho cộng đồng, đặc biệt là thông qua việc khẳng định cái tôi rõ nét hơn trong một nhóm cộng đồng.

MARCELO BROCINER - PAST, PRESENT & FUTURE Everyone knows that life is full of coincidences. But then there are things that happen that go well beyond mere coincidence. My existence is a result of an extraordinary series of coincidences that are directly connected to one of the posters in this exhibition. René Mederos was my grandfather and his famous poster of Hồ Chí Minh sitting by a lake with ‘Viet Nam Shall Win’ inscribed on the top of the poster in 14 different languages is what brought my parents together. The year was 1990. My mother, Raysa Mederos (René’s daughter), who had been born and raised in Havana, was a professor of English at Cuba’s Premier Institute for Training Foreign Language Teachers. And my father, Ken Brociner, who had been born and raised in the New York area, had gone to Havana to work with the Cuban professors at that very institute. One day, at a time when my parents barely knew each other, they were standing in line with about a dozen other Cuban professors. To pass the time, my dad was reading a magazine. Out of curiosity (among other reasons), my mother asked him what he was reading. When he told her it was an article about political posters, my mom proudly mentioned that her father was a political poster artist. Now my dad was curious (among other things).


“What kind of posters does your father paint?” he asked. She said that he was best known for a series of posters he had done on trips to Vietnam during 1969 and 1972, some of which he sketched during U.S. bombing raids on the Hồ Chí Minh Trail. My dad, who had been an activist in the Peace Movement during the war, told her that he had a poster about the Vietnam War above his desk back home in the Boston area where he had been living since 1972. Sure enough, the very poster that had been staring down at my dad for the previous 12 years was the Hồ Chí Minh poster that my mom’s father – René Mederos – had painted! But there is a whole other layer of coincidences to this story. Among the Cuban English teachers at the university where my mother worked, there was a widespread belief that the ‘best English in the U.S.’ was spoken in Boston. And my mum would always joke that she was actually from Boston. She even had a photo of Boston on the wall of her apartment in Havana. And, just as the saying goes, the rest is history. My parents were married in Havana before the year was over, and a few months later, they flew to Boston where my mother saw her father’s poster hanging right where my father had said it was: directly above his desk. Then, five years later, on my dad’s birthday, I came into this world. Sadly, my grandpa René died just a few months after I was born, and so we never got to know each other. Nonetheless, he has been an important influence in my life. His courage and his use of art to help make the world a better place guides me in so much of the work that I do. It has been 45 years since my grandfather’s Vietnam posters were first exhibited in Hanoi and I wanted to bring them back to the country and the people he painted them for. And on a more personal note, I see this exhibition as my way of connecting with his spirit. May we continue to strive for peace, freedom, and justice throughout the world, and may this exhibit be part of the wonderful legacy that René Mederos has left for all of us, wherever we may live.

QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI, TƯƠNG LAI Ai cũng biết cuộc sống luôn đầy ắp những sự trùng hợp. Nhưng có những sự trùng hợp mang nhiều ý nghĩa hơn cả. Sự tồn tại của tôi ngày hôm nay là kết quả của một chuỗi những sự trùng hợp, những sự kiện này đều liên quan trực tiếp tới một trong những tấm poster tại triển lãm này.


Ông ngoại của tôi, René Mederos, là người đã vẽ tấm poster nổi tiếng có cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi bên hồ nước cùng dòng chữ “Việt Nam Nhất Định Thắng” được viết bên trên bằng 14 thứ tiếng. Và đó cũng là bức họa đã mang bố mẹ tôi đến với nhau. Đó là năm 1990. Mẹ tôi, Raysa Mederos (con gái của René) sinh ra và lớn lên tại Havana, là giáo sư ngôn ngữ Tiếng Anh tại Học viện Đào tạo Giáo viên Ngoại Ngữ. Cha tôi, Ken Brociner, sinh ra và lớn lên tại New York, tới Havana để làm việc cùng các giáo sư Cuba trong cùng học viện. Vào một ngày, tại thời điểm mà cha mẹ tôi chưa biết nhau, họ cùng đứng xếp hàng với nhiều giáo sư Cuba khác. Bố tôi đang đọc một cuốn tạp chí để giết thời gian. Do tò mò (và nhiều lý do khác), mẹ tôi đã hỏi ông về cuốn tạp chí ông đang đọc. Khi ông nói với bà là ông đang đọc một bài báo về các tấm áp phích chính trị thì mẹ tôi đã tự hào nói rằng cha bà là một nghệ sĩ vẽ áp phích chính trị.

Marcelo Brociner and his Father Ken Brociner - both standing in front of Mederos’ ‘Vietnam Shall Win’ Marcelo Brociner và cha anh Ken Brociner cùng đứng trước tấm poster “Việt Nam Nhất Định Thắng” của Mederos

Lần này tới lượt cha tôi tò mò (và vì nhiều lý do khác) nên ông đã hỏi: “Bố em vẽ những tấm áp phích như thế nào?” Bà trả lời là ông ngoại rất nổi tiếng với chuỗi các tác phẩm áp phích thực hiện trong những chuyến đi tới Việt nam từ năm 1969 tới 1972, một vài bức được ông vẽ trong những cuộc oanh tạc của Mỹ tại tuyến đường Hồ Chí Minh.


Cha tôi, một nhà hoạt động xã hội của Phong trào Hoà bình trong suốt những năm tháng chiến tranh kể với bà rằng ông có treo một tấm áp phích về chiến tranh Việt Nam ngay trên bàn làm việc tại nhà ở Boston, nơi ông đã sống từ năm 1972. Tất nhiên, tấm poster treo trong nhà bố tôi 12 năm qua chính là tấm poster về Hồ Chí Minh mà ông ngoại tôi, René Mederos đã vẽ. Chưa hết, còn có một sự tình cờ hoàn toàn khác trong câu chuyện này. Trong cộng đồng giảng viên Cuba dạy tiếng Anh tại trường đại học nơi mẹ tôi làm việc, có một quan niệm rộng rãi rằng ‘tiếng Anh tốt nhất nước Mỹ’ được nói tại Boston. Và mẹ tôi đã luôn đùa rằng bà thực sự đến từ Boston. Bà thậm chí còn có một tấm ảnh Boston trên tường trong căn hộ của mình tại Havana. Và như người ta vẫn nói, chuyện gì đến sẽ phải đến. Bố mẹ tôi kết hôn tại Havana trong cùng năm đó và vài tháng sau họ bay tới Boston, nơi mẹ tôi thực sự nhìn thấy tấm áp phích ông ngoại đã vẽ, treo tại nơi cha tôi từng kể cho bà: ngay trên bàn làm việc. Năm năm sau, vào ngày sinh nhật của cha tôi, tôi đã chào đời. Thật buồn là ông ngoại tôi, René, qua đời chỉ vài tháng sau khi tôi ra đời, bởi vậy chúng tôi không thật sự biết nhau. Tuy nhiên, ông có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc đời tôi. Sự dũng cảm của ông và cách ông sử dụng nghệ thuật để giúp thế giới tốt đẹp hơn chính là kim chỉ nam trong rất nhiều công việc của tôi sau này. Đã 45 năm kể từ ngày những tấm áp phích về Việt Nam của ông ngoại được trưng bày tại Hà Nội, và lần này tôi muốn mang chúng trở lại nơi đây, trở lại với đất nước và con người mà vì nó ông tôi đã tạo ra những tác phẩm này. Đối với riêng cá nhân tôi, đây là một cơ hội để tôi kết nối với tâm hồn của ông. Tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực vì hoà bình, tự do và bình đẳng trên toàn thế giới, và hy vọng triển lãm này sẽ là một phần của di sản tuyệt vời mà René Mederos đã để lại cho chúng ta, bất kể chúng ta đang sống ở đâu.


René Mederos - Viet Nam Shall Win - Silkscreen - 1971 / Việt Nam Nhất Định Thắng - In lưới - 1971


René Mederos - Nada es Mas Precioso que la Independencia y la Libertad (Nothing is More Precious than Independence and Freedom) - Silkscreen - 1969 / Không có gì quý hơn độc lập tự do - In lưới - 1969


René Mederos - Soldiers Taking Aim - Silkscreen - 1969 / Những người lính nhắm bắn - In lưới - 1969


René Mederos - Three Soldiers Firing A Mortar - Silkscreen - 1971 / Ba người lính đốt lòng súng - In lưới - 1971


René Mederos - Women Picking Rice - Silkscreen - 1969 / Gặt lúa - In lưới - 1969


René Mederos - Soldiers Pushing Artillery On Beach - Silkscreen - 1971 / Những người lính đẩy pháo trên bờ biển - In lưới - 1971


René Mederos - Underground Repair Workshop - Silkscreen - 1969 / Xưởng sửa chữa dưới lòng đất - In lưới - 1969


René Mederos - Security Post in the Jungle - Silkscreen - 1971 / Lính gác trong rừng - In lưới - 1971


René Mederos - Family Hiding Underground - Silkscreen - 1969 / Gia đình trốn dưới lòng đất - In lưới - 1969


René Mederos - Three Militia Women Drinking Tea - Silkscreen - 1971 / Ba nữ dân quân uống trà - In lưới - 1971


René Mederos - Artists Under Viet Cong Flag - Silkscreen - 1971 / Những họa sĩ dưới lá cờ Việt Cộng - In lưới - 1971


René Mederos - Tat ca de danh thang giac my xam luoc (All to beat the invaders invasion) - Silkscreen - 1969 Tất cả để đánh thắng giặc mỹ xâm lược - In lưới - 1969


René Mederos - Women Doing Agricultural Labor - Silkscreen 1971 / Phụ nữ làm nông nghiệp - In lưới - 1971


René Mederos - Backpackers Travelling Through Jungle - Silkscreen - 1969 / Những người lính hành quân trong rừng - In lưới - 1969


René Mederos - Soldiers On Patrol - Silkscreen - 1971 / Những người lính đi tuần - In lưới - 1971


René Mederos - Women Ploughing - Silkscreen - 1969 / Người phụ nữ đi cày - In lưới - 1969


René Mederos - Woman Guiding Youth - Silkscreen - 1969 / Cô gái chỉ đường cho trẻ em - In lưới - 1969


René Mederos - Security Post in the Jungle - Silkscreen - 1971 / Trụ canh gác trong rừng - In lưới - 1971


LÊ QUÝ TÔNG Over his career spanning almost two decades, painter Lê Quý Tông has established himself as one of the most prolific artists working in Vietnam today. His practice is ever-evolving as he continues to explore a variety of painting and wet and dry media, which range from oil on canvas to sketching on paper and mixed media collage work.

Tông meticulously researches subject matter, material and colour palette for each series of works he produces and experiments on a variety of smaller sketches and illustrations before moving on to the final pieces that constitute his solo exhibitions. At the heart of his exploration of all his subjects is Tông’s interest in the essence of time and memory and a sense of doubt that leads to his evaluation of ideals and the historic events they result in. The geometrical patterns that appear in his work add dreamlike and at times disorientating layers to Tông’s work – making us look anew at the seemingly familiar. This was both true for his earlier work featuring magazine cut-outs of standardised symbols of beauty and his more recent interest in archival photography of local and international political events that changed the course of history. The colour palettes Tông is working with tend to be cool blues and pastel pinks with gold and silver adding metallic details that result in a luxurious veil that belie the gritty and messy character of the historic events he is exploring. Tông was born in 1977 in Hanoi and graduated from the Vietnam University of Fine Arts in 2000. His work as been exhibited locally and internationally in a variety of solo shows and group exhibitions including ‘True Gold’ (2016 solo exhibition) at Địa Projects in Ho Chi Minh City; ‘Vietnam Eye’ (2016 group exhibition) at Casa Italia in Hanoi; ‘True Blue’ (2015 solo exhibition) at Manzi in Hanoi; ‘Catalyst’ (2014 solo exhibition) at Đông Phong Gallery in Hanoi and ‘New Day’ (2011 solo exhibition) at Apricot Gallery in London. His work is in the Post Vidai Collection, the Bodnar Art Collection and RMIT University’s contemporary Vietnamese art collection.


Trong suốt sự nghiệp sáng tác gần hai mươi năm, hoạ sĩ Lê Quý Tông đã khẳng định tên tuổi của mình là một trong những nghệ sĩ có sức sáng tạo lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Việc thực hành nghệ thuật của anh liên tục phát triển khi anh không ngừng khám phá các phương thức biểu đạt tranh vẽ từ chất liệu khô, chất liệu ướt, từ sơn dầu trên toan cho tới ký hoạ trên giấy và sáng tạo tổng hợp sử dụng kỹ thuật collage. Quý Tông nghiên cứu tỉ mỉ về các chủ đề, chất liệu và màu sắc. Mỗi series tác phẩm đều được anh sáng tác và thử nghiệm trên những bản phác thảo và minh hoạ nhỏ trước khi chuyển sang hoàn thiện trên phiên bản chính được trưng bày trong các triển lãm cá nhân của anh. Các nghiên cứu của anh tập trung vào bản chất của thời gian, kí ức và sự hoài nghi – những yếu tố dẫn tới quá trình chất vấn các giá trị tư tưởng và những hệ quả lịch sử của chúng. Các hoạ tiết hình học xuất hiện trong tác phẩm của Lê Quý Tông làm tăng thêm yếu tố mộng mị và đôi lúc gây mất phương hướng, từ đó tạo ra những lớp nghĩa mới cho một tác phẩm trông rất quen thuộc. Kỹ thuật này được sử dụng trong các tác phẩm trước đây của anh – sử dụng những mảnh cắt có chứa biểu tượng vẻ đẹp được chuẩn hoá trong các tạp chí – và cả trong sự hứng thú gần đây của anh đối với những bức ảnh lưu trữ tại các sự kiện chính trị trong khu vực và trên thế giới, những sự kiện đã làm xoay chuyển lịch sử. Quý Tông có xu hướng sử dụng những tông màu xanh lạnh, và hồng phấn với những chi tiết mạ vàng và bạc, tạo nên một lớp phủ sang trọng, trái ngược với tính chất lộn xộn và hỗn loạn của những sự kiện lịch sử mà anh đang nghiên cứu. Lê Quý Tông sinh năm 1977 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2000. Tác phẩm của anh đã được trưng bày ở cả trong nước và quốc tế, với rất nhiều triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm đa dạng: ‘True Gold’ (2016, triển lãm cá nhân) tại Địa Projects - thành phố Hồ Chí Minh; ‘Vietnam Eye’ (2016, triển lãm nhóm) tại Casa Italia - Hà Nội; ‘True Blue’ (2015, triển lãm cá nhân) tại Manzi - Hà Nội; ‘Catalyst’ (2014, triển lãm cá nhân ) tại Gallery Đông Phong - Hà Nội và ‘New Day’ (2011, triển lãm cá nhân ) tại Gallery Apricot - London. Tác phẩm của anh được xuất hiện trong Bộ sưu tập Post Vidai, Bộ sưu tập Bodnar Art và bộ sưu tập các tác phẩm đương đại Việt Nam của Đại học RMIT.


LÊ QUÝ TÔNG - ARTIST STATEMENT

LÊ QUÝ TÔNG -TUYÊN NGÔN NGHỆ SĨ

‘A GATHERING AFTER ALMOST 50 YEARS’

‘CUỘC GẶP SAU GẦN 50 NĂM’

“In 1969 and 1972, René Mederos (1933 – 1996) was assigned by Cuba’s government to travel to Vietnam to paint scenes of the war in both North and South Vietnam. His works have become part of the anti-war and Cuban solidarity efforts.

“Năm 1969 và 1972, họa sỹ Rene Mederos (1933 – 1996) được Chính phủ Cu Ba cử tới Việt Nam để vẽ cuộc chiến tranh ở cả hai miền Bắc Nam và những tác phẩm của ông đã trở thành một phần trong nỗ lực liên minh chống chiến tranh.

I, born in a post-war generation, have lived in peace. Despite the different time, position and belief, we share a common empathy and well wishes for humanity. Mederos' works shows the beauty of the people, their work and the nature of Vietnam, but he does not seem to want to show the fierceness of the war, not wanting to show the price that people pay. Those were the elements that got me thinking after seeing his work. My works in this exhibition are the result of this enquiry. The photograph used in the collage work shows a scene of East and West Germans eagerly awaiting the tearing down of the Berlin Wall. It is an event that affects my perception as does the Mikhail Gorbachev statement "Wer zu spät kommt, den bestraft das Leben" (He who comes late is punished by life), the meaning and context of which inspire me. I am not greatly interested in the similarities and differences between creative individuals, but I appreciate the artists like René Mederos who are aware of their responsibility in life and have love for work and human beings.”

Tôi, thế hệ sinh ra sau chiến tranh, sống trong hòa bình. Chúng tôi ở 2 thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Nhưng tôi hy vọng rằng chúng tôi có cùng 1 ước vọng, ước mơ và cùng hướng đến những điều đẹp đẽ nhất dành cho con người. Những tác phẩm của Mederos cho chúng ta thấy nhiều hơn về vẻ đẹp của con người, của sự lao động, của thiên nhiên Việt Nam. Ông dường như ko muốn cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến, không muốn cho thấy cái giá mà con người phải đánh đổi trong cuộc chiến tranh. Đó là những câu hỏi mà tôi dành cho mình ngay sau khi xem các tác phẩm của Ông. Việc tôi bày những tác phẩm trong triển lãm này như là cách Tôi đối thoại hay trả lời cho những câu hỏi trên. Bức ảnh được sử dụng trong TL là cảnh mà người dân hai miền Đông-Tây nước Đức náo nức đợi chờ phá bỏ bức tường Berlin. Đó là sự kiện có ảnh hưởng đến sự nhận thức của tôi. Câu "Wer zu spät kommt, den bestraft das Leben"(Kẻ chậm chân sẽ bị trừng phạt) của Mikhail Gorbachev. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi bị phấn khích bởi ý nghĩa của nó trong bối cảnh mà câu nói đó xuất hiện. Tôi không quan tâm nhiều đến những điểm giống và khác nhau giữa những cá nhân sáng tạo. Tôi đề cao những nghệ sỹ ý thức được trách nhiệm với cuộc sống, có tình yêu dành cho công việc và tình yêu con người.”


Lê Quý Tông- Vietnam Shall Win 1 - Acrylic on Canvas - 2017 / Việt Nam Nhất Định Thắng 1 - Màu acrylic trên vải - 2017


Lê Quý Tông- Vietnam Shall Win 3 - Aluminum - 2017 / Việt Nam Nhất Định Thắng 3 - Nhôm - 2017


Lê Quý Tông- Vietnam Shall Win 2 - Copper - 2017 / Việt Nam Nhất Định Thắng 2 - Đồng - 2017


PHẠM KHẮC QUANG The printer and graphic artist Phạm Khắc Quang has both perfected his wood-cut printing methods and developed innovative methods and processes allowing him to position the medium in a contemporary art practice. He is both celebrated as one of the best artisans in his field and has made his mark as a contemporary artist. Quang has been applying his experimentation with tools and techniques for his most recent bodies of work, which have been deeply personal and autobiographical. He spent time visiting and getting to know farmers in his hometown and carved their faces into 1000 wooden rice spoons which were exhibited as an installation mounted in the soil taken from the region. For his most recent work Quang developed the wood-cut printing technique itself for a series of multi-colour prints that show almost pixelated imagery of his most treasured landscapes, people and memories. He produces each print with a single block of wood that he drills ever-deeper holes into for each layer of colour. Though the result appears as the contemporary aesthetic of a digitalised age, his practice is entirely handmade. By the very nature of his tools and trade Quang’s studio practice is one that requires discipline, meticulous attention to detail and patience. This allows him to spend time with the memories he has chosen to showcase in his work. The intricate method adds depth to the simple nature of the subject matters he is exploring and manages to translate his own personal experience and priorities to a universally understood visual language. Quang was born in 1975 in Hải Dương and graduated from the Vietnam University of Fine Arts in 2003. His work has been exhibited locally and internationally in a variety of solo shows and group exhibitions including ‘Shape of Round’ (2016 solo exhibition) at the Goethe Institute in Hanoi; ‘The Open Exhibition’ (2016 group exhibition) at Work Room Four in Hanoi; ‘Printmaking Dialogue’ (2015 group exhibition) at Vietnam Fine Art Museum in Hanoi; ‘Printmaking Dialogue’ (2014 group exhibition) at Verviers Art Museum in Belgium; and ‘Breath’ (2013 solo exhibition) at Emages Festival in Aarhus and ‘Printmaking Biennale’ (2013 group exhibition) in Gounlan. His artworks are in the collection of the Vietnam Museum of Fine Art. Họa sĩ đồ họa và in ấn Phạm Khắc Quang luôn không ngừng hoàn thiện kỹ thuật khắc gỗ truyền thống nhưng đồng thời cũng phát triển những phương pháp sáng tạo mới cho phép anh đưa kỹ thuật đó vào những thực hành nghệ thuật đương đại. Anh được biết đến như một nghệ nhân có tiếng, nhưng đồng thời cũng đạt được những dấu ấn với vai trò là một nghệ sĩ đương đại.


Trong những tác phẩm mang đậm tính cá nhân và tự truyện gần đây, Quang đã thử nghiệm với những phương pháp và công cụ khác nhau. Anh đã dành thời gian đến thăm hỏi và làm quen với những người nông dân tại quê nhà của mình, sau đó khắc khuôn mặt họ lên 1000 chiếc thìa xới cơm bằng gỗ và sắp đặt chúng trên khối đất lấy từ chính khu vực này. Trong tác phẩm mới nhất, anh đã phát triển kỹ thuật in khắc gỗ để tạo ra chuỗi bản in nhiều màu với hình ảnh dạng pixel của những phong cảnh, con người và ký ức mà anh trân trọng nhất. Anh tạo ra mỗi bản in bằng một tấm gỗ có nhiều lỗ được khoan ngày một sâu sau mỗi lớp màu. Kết quả đạt được tuy mang tính thẩm mỹ đương đại của thời số hoá, nhưng cách anh thực hiện lại hoàn toàn thủ công. Bản chất của những kỹ thuật anh thực hành tại xưởng đòi hỏi sự kiên trì và tập trung kỹ lưỡng vào từng chi tiết. Chính việc này lại cho anh thời gian để đắm chìm vào những ký ức mà anh đã chọn để thể hiện trên tác phẩm. Phương thức phức tạp này tạo ra chiều sâu cho những chủ đề có bản chất đơn giản mà anh đang nghiên cứu, đồng thời cũng chuyển thể được những trải nghiệm và ưu tiên của cá nhân anh thành một ngôn ngữ thị giác được phổ biến rộng rãi. Quang sinh năm 1975 tại Hải Dương và tốt nghiệp Đại Học Mỹ thuật Việt Nam năm 2003. Tác phẩm của anh đã được triển lãm trong nước và quốc tế dưới dạng triển lãm cá nhân và triển lãm tập thể đa dạng bao gồm: ‘Hình của tròn’ (2016, triển lãm cá nhân) tại Viện Goethe -Hà Nội, ‘The Open Show’ (2016, triển lãm nhóm) tại Work Room Four - Hà Nội; ‘Printmaking Dialogue’ (2015, triển lãm nhóm) tại Bảo tàng Nghệ thuật Việt Nam - Hà Nội; ‘Printmaking Dialogue’ (2014, triển lãm nhóm) tại Bảo tàng Nghệ thuật Verviers – Bỉ ; ‘Breath’ (2013, triển lãm nhóm) tại Emages Festival - Aarhus và ‘Printmaking Biennale’ (2013, triển lãm nhóm) tại Gounlan. Tác phẩm của Quang cũng nằm trong Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Việt Nam.

Phạm Khắc Quang - The Frontline - Wood and Lino Stamps - 2017 / Nơi Tuyến Đầu - Con dấu gỗ và li-nô - 2017


PHẠM KHẮC QUANG - ARTIST STATEMENT - ‘THE FRONTLINE ’ “Hanoi has witnessed an influx of people from different backgrounds coming to this bustling city to earn a living. And it is apparent that most find jobs as street vendors. Under the city’s bridges job centres for labourers have formed and I noticed the arresting image of the women at these meeting places. They come from other parts of the country and leave their hometown behind to move to this frontline with strength and diligence in search for “a better tomorrow”. On the streets, vehicles for wounded veterans line up at crossroads; having received community support they are back to their everyday routine and continue the battle to make a living. And in a hole-in-the-wall workshop located at the curb of a street in Hanoi’s Old Quarter, local artisans are practicing the art of seal making that takes the form of carving and displaying a range of wooden stamps that meet all customers’ demands. Following my observations and experience, I came up with the idea of producing works that describe the daily activities on the street by employing the technique of a street artisan. The images of women and wounded veterans’ vehicles were carved onto wood stamps using a wood-cut technique, these stamps were then used to print the image hundreds of time in different colours to produce a larger, pixelated rendition of the same image on a much larger scale. In other words, the building blocks that make up the artwork resemble the very idea that comprises the image as a whole.”

TUYÊN NGÔN NGHỆ SĨ - ‘NƠI TUYẾN ĐẦU’ “Hà Nội, thành phố ồn ào và đông đúc, một điểm đến của biết bao người từ mọi phía đổ về kiếm sống. Lộ ra rõ nét là những công việc đến từ mặt phố, mặt đường. Ở gầm cầu, góc phố hình thành những khu chợ lao động, trong đó điểm chú ý hơn cả với tôi là hình ảnh người phụ nữ. Họ từ nhiều vùng khác nhau, để lại quê hương, ra nơi tiền tuyến, mang theo hành trang là sức khỏe, sự dẻo dai chăm chỉ, cùng động lực “vì ngày mai tươi sáng". Nơi đầu phố, ngã ba, ngã tư là tập đoàn “xe thương binh", chủ sở hữu của chúng là những người lính không may bị thương trên chiến trường, nay trở về với cuộc sống đời thường. Nhận sự tri ân cũng như tạo điều kiện, họ tiếp tục xông pha trên mặt trận kiếm sống.


Chiếm một vị trí khiêm tốn trong phố cổ, nơi tôi thường lui tới là những người làm nghê khắc dấu ( khắc tem lưu niệm ). Thừa hưởng truyền thống với tay nghề điêu luyện, họ đã tạo ra vô vàn con tem trên gỗ để phục vụ nhu cầu mỹ thuật cho khách qua đường. Quan sát và bằng trải nghiệm của mình, đã nảy ra trong tôi một ý tưởng để thực hiện tác phẩm. Đó là, sử dụng kĩ thuật và hình thức của một nghề trên phố để miêu tả về những công việc đang hàng ngày diễn ra trên phố. Người phụ nữ, “xe thương binh" đã được đưa vào con tem bằng kĩ thuật khắc gỗ. Với hàng ngàn lượt in (đóng dâu) trên những ô hình, ô màu mang sắc thái khác nhau tạo nên tác phẩm. Khuôn hình của tác phẩm cũng chính là khuôn hình đã được khắc lên con tem. Hay nói cách khác, tác phẩm được xây dựng lên bởi chính hình hài của nó.”

Phạm Khắc Quang - The Frontline - Preparatory Sketches - 2017 / Nơi Tuyến Đầu - Những phác thảo sơ bộ - 2017


Phạm Khắc Quang - The Frontline - Woodcut Print on Canvas - 2017 / Nơi Tuyến Đầu - Tranh khắc gỗ trên Vải - 2107


Phạm Khắc Quang - The Frontline - Woodcut Print on Canvas 2017 / Nơi Tuyến Đầu - Tranh khắc gỗ trên Vải - 2017


NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG Part of the first generation of contemporary artists to emerge in Hanoi post Đổi Mới, Nguyễn Nghĩa Cương made his mark with work that employs a bright colour palette, naïve brush strokes and a strong sense of direction and humour depicting scenes of life and the human condition. His humorous approach lends itself well to his depictions of darker socio-political realities and reflections on the complexity of self and the observation of the self and others. Cương’s work has both expressionist and surrealist tones to it and ranges from oil on large canvases, to sketches on traditional dzó paper and paintings in gouache and mixed media collage on sheets of newspaper. With the latter he incorporates part of the content into the work itself. His more satirical edge comes into play when he is discussing the impact of consumerism, commercialisation and the corruptibility of humankind. Cương’s work has strong local characteristics, which he skilfully merges with wider global influences including Pop art - most evident in his usage of recognisable logos of well-known brands. In addition to his decade long focus on the problematic relationship of conventional moral values and the utilitarian contemporary Vietnamese society, Cương has turned a critical eye on historic events and narratives to re-examine both local and international perceptions of Vietnamese culture and ideology. In this case too, his use of brushstrokes that feel light, free and bold make for a fresh take on his subjects that invites viewers to linger with topics they may otherwise avoid. Cương was born in 1973 in Bắc Ninh and graduated from the Vietnam University of Fine Art in 1996. Over the last 25 years his work as been exhibited locally and internationally in a variety of solo shows and group exhibitions including most recently ‘Venus in Vietnam’ (2012 group exhibition) at the Goethe Institute in Hanoi; ‘The Colour of Cương’s Smile’ (2010 solo exhibition) at Art Vietnam in Hanoi; ‘Post Đổi Mới: Vietnamese Art after 1990’ (2008 group exhibition) at the Singapore Art Museum; ‘SosaBeol International Art Expo’ (2007 group exhibition) in Pyongtaek; ‘Asian Contemporary Art Fair’ (2007 group exhibition) in New York and ‘Information – Advertisement’ (2002 solo exhibition) at Salon Natasha in Hanoi. His artworks are included in the collection of the Singapore Museum of Art.


Là thế hệ nghệ sĩ đương đại đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Đổi Mới, Nguyễn Nghĩa Cương đã tạo ra dấu ấn trong các tác phẩm của mình bằng cách sử dụng những màu sắc tươi sáng, những đường nét ngây thơ, hướng tới sự mô tả hài hước những khung cảnh kỳ dị của đời sống và hiện trạng của con người. Anh đã xây dựng một cách tiếp cận châm biếm để bàn về những mặt tối của đời sống chính trị - xã hội và những phản ánh lên mối tương quan phức tạp giữa cá nhân và xã hội. Tác phẩm của Cương mang sắc thái vừa biểu hiện vừa siêu thực, từ sơn dầu trên toan, ký hoạ trên giấy dó, tranh màu bột cho tới sáng tạo tổng hợp sử dụng kỹ thuật collage trên những mảnh cắt giấy báo mà sau đó anh hợp nhất để tạo thành tác phẩm. Anh đã xây dựng một lối tiếp cận châm biếm sắc sảo để bàn về tác động của chủ nghĩa hưởng thụ, sự thương mại hóa và sự lung lạc của con người. Tác phẩm của Nghĩa Cương mang đậm dấu ấn địa phương, anh sử dụng nhuần nguyễn sự kết hợp giữa loại hình Pop art - có thể tìm thấy ở cách anh sử dụng giấy báo in các hình thù logo và biểu tượng thương hiệu. Sau hơn một thập kỷ tập trung vào mối quan hệ mơ hồ giữa những giá trị đạo đức truyền thống và xã hội đương đại sống vì lợi ích, Nghĩa Cương đã chuyển cái nhìn phê phán của mình sang những sự kiện và câu chuyện lịch sử để chất vấn khái niệm và hệ tư tưởng của văn hoá Việt Nam từ góc nhìn trong nước và quốc tế. Ở đây, những đường nét thể hiện chủ đề của anh tự do và táo bạo hơn, đưa người xem vào những chủ đề mà ở một khía cạnh họ trốn tránh. Nguyễn Nghĩa Cương sinh năm 1973 tại Bắc Ninh và tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1996. Trong hơn 25 năm, Nghĩa Cương đã có nhiều triển lãm trong nước và quốc tế bao gồm những triển lãm cá nhân và triển lãm tập thể đa dạng. Những triển lãm gần đây nhất của anh bao gồm ‘Vệ nữ ở Việt Nam’ (2012, triển lãm nhóm) tại Viện Goethe - Hà Nội; ‘Màu sắc nụ cười của Cương’ (2010, triển lãm cá nhân) tại Art Vietnam - Hà Nội; ‘Hậu đổi mới: mỹ thuật Việt Nam sau 1990’ (2008, triển lãm nhóm) tại Bảo tàng Nghệ thuật Singapore; ‘SosaBeol International Art Expo’ (2007, triển lãm nhóm) tại Pyongtaek; ‘Hội chợ nghệ thuật Châu Á’ (2007, triển lãm nhóm) tại New York và ‘Thông tin–Quảng cáo’ (2002, triển lãm cá nhân) tại Salon Natasha - Hà Nội. Tác phẩm của Cương cũng nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Singapore.


NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG - ARTIST STATEMENT

‘NON-CONFORMING IMPROVISATIONS WITH PROPAGANDA POSTERS’

“In Vietnam, people have long been familiar with propaganda art as it has shaped society and prevailed in it. We appreciate and are proud that many international artists love Vietnam so much that they create countless work about the country as in the case of René Mederos who has produced propaganda art that is optimistic and rich in colour. His work has inspired artists like him in Vietnam. I love the innocence of these pieces. Today however propaganda art in Vietnam has yet to regain its foothold in our society as propaganda artists have neither made new breakthroughs nor created innovations in step with contemporary life. Its obsolete styles that are identical to one another, rigid forms and precise adherence to details, lacks empathy and aesthetic value. The saying ‘weakness is prolonged by strength’ perfectly describes propaganda art in Vietnam. ‘A blue-sky, white-cloud, sunny scene where workers, peasants, soldiers and students are marching in line’ and ‘if the enemies are green then we are red, if the enemies are small then we are big, if the enemies are cowardice then we are brave’ stereotypes are embedded in the minds of the Vietnamese. Art is in need of Đổi Mới (renovation) and we need to break the rules. The only rule in art is that there are no rules. With ‘Non-conforming Improvisation’, I want to bring together spontaneity with the meticulousness of propaganda painting that is both solemn and free-spirited. We can control the brush to synchronise with the emotions of the painters - just treat it as if it was simply an art piece with words. I loved drawing the ‘Firmly Holding the Gun and the Flower’ painting - a subject that is familiar to people - and I wanted to imply that in peaceful times, to ‘firmly hold the gun’ is not just a call to protect our nation, but to protect beauty. The flower symbolises beauty, freedom and ‘the true - the good - the beautiful’ philosophy.”


NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG - TUYÊN NGÔN NGHỆ SĨ ‘NGẪU HỨNG BẤT QUY TẮC VỚI TRANH CỔ ĐỘNG’ “Ở Việt Nam, tranh cổ động đã trở nên hết sức thân thuộc với mỗi người dân, nó đã đóng góp và có sức lan tỏa trong xã hội. Chúng ta cũng thật trân trọng và tự hào đã có nhiều họa sĩ nước ngoài yêu Việt Nam đến vậy, họ đã vẽ vô số tranh cổ động về Việt Nam như ngài Rene Mederos với những bức tranh cổ động chiến tranh đầy lạc quan và rực rỡ sắc màu. Ông đã gây nhiễm hứng nhiều thế hệ họa sĩ vẽ tranh cổ động ở Việt Nam. Tôi luôn yêu cái hồn nhiên, trong sáng đến vô ngần ở mảng tranh này. Tuy nhiên ngày nay tranh cổ động ở nước ta chưa có được chỗ đứng vững vàng bởi nó chưa có những đột phá mới trong tư duy sáng tác của các họa sĩ, chưa có những sáng tạo mới để phù hợp với đời sống đương đại. Với cách vẽ “xưa như trái đất” và khá giống nhau, cứng nhắc với mảng miếng, tính ke cẩm chính xác khiến nó khô khan thiếu dung cảm đến độ không còn giá trị thẩm mĩ. Ai đó đã từng nói: “Khuyết điểm là do ưu điểm kéo dài” điều đó quá đúng với tranh cổ động ở ta. Cái công thức đổ khuôn: “trời xanh mây trắng nắng vàng, công nông binh trí xếp hàng tiến lên” hay “địch xanh ta đỏ, địch nhỏ ta to, địch co ro ta hùng dũng” đã đi vào tâm thức mỗi người dân Việt. Nghệ thuật thì đòi hỏi phải DOI MOI (đổi mới) ngay và luôn, phải phá bỏ những công thức, những quy tắc. Quy tắc duy nhất của sáng tạo nghệ thuật là bất quy tắc. Với những ngẫu hứng bất quy tắc, tôi muốn đưa cái cách vẽ của hội họa bụp chạt, tút tát khi thì nghiêm cẩn, khi thì múa lượn phê như con tê tê vào tranh cổ động. Chúng ta hoàn toàn có thể tung tẩy nhát cọ đi theo cảm xúc người vẽ... rằng thì là mà hãy cứ coi như nó là một tác phẩm hội họa thuần túy có chữ. Tôi yêu và vẽ đi vẽ lại bức tranh “Vững tay súng giữ màu hoa” – một đề tài vốn đã quen thuộc nhưng hàm ý của tôi muốn nói trong thời đại hòa bình, việc “vững tay súng” không chỉ để bảo vệ Tổ quốc mà còn có ý nghĩa rộng lớn hơn đó là bảo vệ vẻ đẹp, bông hoa tượng trưng cho vẻ đẹp, sự tự do và chân thiện mĩ.


Nguyễn Nghĩa Cương (Clockwise from top left) - To Protect The Priceless Sea / Giữ lấy biển bạc -2016 - Keep Peace / Giữ lấy hòa bình - 2016 Keep the Spring Forever 1 / Để mãi mãi mùa xuân - 2016 - Hold The Guns Firmly to Keep the Flowers colours 1 / Vững tay súng giữ màu hoa (1) - 2015 All paintings powder paint on newspaper / Tác phẩm sử dụng bột màu trên giấy báo in.


Nguyễn Nghĩa Cương (Clockwise from top left) - Hold The Guns Firmly to Keep the Flowers Colours 2 / Vững tay súng giữ màu hoa 2 - 2015 Higher than the Mountain Determination / Lòng quyết tâm còn cao hơn núi - 2105 - Keep the Spring Forever 2 / Để mãi mãi mùa xuân 2 - 2016 Beauty Queen / Nữ hoàng sắc đẹp - 2015. All paintings powder paint on newspaper / Tác phẩm sử dụng bột màu trên giấy báo in.


NGUYỄN THẾ SƠN Over the past decade Nguyễn Thế Sơn, who first trained as a silk painter, has been using photography as a medium to engage in both past and present social and historical issues and has established a unique and impressive body of work, whilst continuously challenging the definition and role of contemporary photography in Vietnam. He does this by frequently using photography in his work and writing academic papers advocating for it to be recognised as an art discipline.

Thế Sơn’s work, which comes in various forms including silk painting and lacquer, photography installation and video art, is often the result of an enduring research process where different disciplines and systems of knowledge production merge and collide. He has an academic approach to the picking of and digging into his subject matter and often spends years exploring a specific topic from a variety of angles, using a range of materials. Thus his entire body of work has distinct connections and inform one another – from delicate silk paintings of buildings under construction to his 3-D photographic studies of the various architectural styles to lacquered coffee tables exploring the cultural and political ties of the Vietnam-China relationship. Over the past decade Thế Sơn’s main area of interest has been the cityscape of Hanoi and how its space and architecture influences and shapes the lives of its inhabitants, the living conditions of various social classes and how the future is being built and history dismantled. Topics he has also encouraged his students to scrutinise in exhibitions he has organised with them during extra-curricular workshops he offers to them in an attempt to add conceptual thinking, new media and experimental practice to their education. Thế Sơn was born in 1978 in Hanoi and after gaining a degree in Chinese Language went on to graduate from the Vietnam University of Fine Art where he works as a lecturer today. He holds a Masters in Photography from the Central Academy of Fine Arts (CAFA) in Beijing. His work has been exhibited locally and internationally in a variety of solo shows and group exhibitions including ‘Devant Derrière’ (2016 solo exhibition) at l’Espace in Hanoi; ‘The Stories of 16 Coffee Tables’ (2016 solo exhibition) at Art Vietnam in Hanoi; ‘Into Thin Air’ (2016 group exhibition) at Manzi in Hanoi; ‘8m2’ (2015 solo exhibition) at the Goethe Institute in Hanoi; ‘The Transformation of French Villas’ (2013 solo exhibition) at Manzi in Hanoi and ‘Houses Facing the Street’ (2012 solo exhibition) at the Goethe Institute in Hanoi and Ho Chi Minh City.


Hơn một thập kỷ qua, Nguyễn Thế Sơn, nghệ sĩ được đào tạo chuyên ngành vẽ lụa đã sử dụng nhiếp ảnh như một phương tiện nghệ thuật để gắn kết những vấn đề của lịch sử và xã hội từ quá khứ cho tới hiện tại, để tạo ra những tác phẩm độc đáo và ấn tượng trong khi không ngừng thách thức sự chuyển biến của vai trò và những khái niệm của nhiếp ảnh đương đại tại Việt Nam. Anh thường sử dụng nhiếp ảnh trong các tác phẩm của mình và viết những bài báo học thuật hỗ trợ chúng như một phương thức nghệ thuật. Tác phẩm của Thế Sơn sử dụng chất liệu đa dạng từ tranh lụa truyền thống, sơn mài tới nhiếp ảnh, sắp đặt hay video art, thường là kết quả của chuỗi các dự án khảo sát nơi các phương thức đa dạng kết hợp và xung đột với hệ thống tư tưởng. Anh lựa chọn lối tiếp cận học thuật và dành nhiều năm để lựa chọn và nghiên cứu một vấn đề cụ thể dưới nhiều góc độ và chất liệu khác nhau, bởi vậy toàn bộ các tác phẩm của anh có những kết nối độc đáo và có liên quan chặt chẽ đến nhau: từ những bức tranh vẽ lụa tinh tế các công trình kiến trúc đa dạng dựng từ những bức ảnh 3-D tới những chiếc bàn café bằng sơn mài nghiên cứu mối tương quan văn hoá và chính trị trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Hơn một thập kỷ qua, sáng tác của Thế Sơn tập trung vào quang cảnh đô thị Hà Nội và việc kiến trúc và không gian có ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, điều kiện sống của các tầng lớp xã hội và tương lai đang được định hình trong khi lịch sử bị lãng quên. Những chủ đề anh khuyến khích học sinh nghiên cứu kỹ lưỡng ở các triển lãm cùng với các buổi workshop ngoại khoá anh tổ chức giúp đã giúp phát triển tư duy khái niệm, những phương thức mới và những thực hành thể nghiệm trong quá trình học tập. Thế Sơn sinh năm 1978 tại Hà Nội. Anh có bằng ngôn ngữ tiếng Trung và tốt nghiệp Đại Học Mỹ thuật Việt Nam, nơi anh đang làm giảng viên. Anh có bằng Thạc sĩ Nhiếp ảnh tại Học viện Nghệ thuật Trung ương (CAFA) tại Bắc Kinh. Các tác phẩm của anh đã được triển lãm trong nước và quốc tế dưới dạng triển lãm cá nhân và triển lãm tập thể đa dạng bao gồm ‘Devant Derrière’ (2016, triển lãm cá nhân) tại l’Espace - Hà Nội; ‘Câu chuyện của 16 chiếc bàn café’ (2016, triển lãm cá nhân) tại Art Vietnam - Hà Nội; ‘Into Thin Air’ (2016, triển lãm nhóm) tại Manzi -Hà Nội; ‘8m2’ (2015, triển lãm cá nhân) tại Viện Goethe - Hà Nội; ‘Nhà Tây Biến Hình’ (2013, triển lãm cá nhân ) tại Manzi - Hà Nội và ‘Nhà Mặt Phố’ (2012, triển lãm cá nhân) tại Viện Goethe - Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.


NGUYỄN THẾ SƠN

TUYÊN NGÔN NGHỆ SĨ

‘RED DAYS’ - ARTIST STATEMENT

‘NHỮNG NGÀY DỎ’

“In the mid-twentieth century, when red covered the S-shaped country, the colour became a symbol, a hint of power. From then on, besides objects that are red, people also began to label things that have no form or being, such as sound, as red. ‘Red Music’ emerged as a distinct genre from ‘Yellow Music’, which was deemed sentimental, even mushy supposedly making people meeker.

“Bắt đầu từ khoảng giữa thế kỷ trước từ khi màu đỏ xuất hiện trên mảnh đất hình chữ S nó dần trở thành một biểu tượng, một ám thị quyền lực. Và cũng từ đó, ngoài những vật hữu hình nhuốm màu đỏ, người ta bắt đầu phân loại cả những thứ vô hình, ví dụ như âm nhạc. Nhạc “đỏ” xuất hiện đồng thời để phân biệt với loại nhạc “vàng” bị cho là sến sẩm, uỷ mị, làm nhu nhược con người.

The war ended. Red still resents Yellow, never at ease with Yellow’s enduring strength. Will Red and Yellow ever be in sync? With that question in mind I painted ‘Red Days’ as if in a daydream.”

Chiến tranh kết thúc. Màu đỏ vẫn luôn cảm thấy ấm ức, không an tâm với mạch sống ngầm dẻo dai của màu vàng. Liệu có một ngày màu đỏ và màu vàng có thể hoà chung một giọng. Tôi đã vẽ “Những ngày đỏ” như một giấc mơ giữa ban ngày như thế.”

‘LOST IN THE CITY JUNGLE - ARTIST STATEMENT’

‘LOST IN THE CITY JUNGLE - TUYÊN NGÔN NGHỆ SĨ’ “Vẫn những người nông dân đấy lúc Thời chiến buông tay cày tay cuốc cầm súng lên trở thành những người lính vượt núi băng rừng dấn thân theo đuổi những ước mơ và lý tưởng cao cả. Thời bình, thời của tấc đất tấc vàng, họ - những người nông dân lại một lần nữa phải rời bỏ ruộng đồng. Những thân phận nhỏ bé kiên cường trên những mảnh ruộng vườn trước kia giờ đây lại tiếp tục kiên cường vật lộn trên những góc phố, vỉa hè vật vã mưu sinh chốn đô thị.

“The farmers left their tools behind during wartime to pick up guns and become soldiers who climbed mountains and walked through forests to follow their dreams and aspirations. During times of peace, the time of “an inch of soil is an inch of gold”, those same farmers once more have to abandon their land. These unassuming people who were resilient in the field harvesting crops now struggle on the city streets to earn a living. Nobody knows when they came to the cities, to the abandoned mansions overgrown with grass – a symbol of their abandoned dreams. The land around these mansions functions as a temporary field for these guerrilla farmers.”

Rồi không biết từ bao giờ họ lại lạc lối vào những khu đô thị, khu biệt thự bỏ hoang như những giấc mơ dang dở đang mọc cỏ cây um tùm. Những mảnh sân vườn bỏ hoang chung quanh những khu biệt thự giờ lại trở thành những mẩu ruộng vườn tạm bợ cho những du kích nông dân...”


Nguyễn Thế Sơn - Red Days - Silk Painting - 2017 / Những Ngày Dỏ - Tranh lụa - 2017


Nguyễn Thế Sơn - Lost in the City’s Jungle - Photography - 2017 / Tuyên Ngôn Nghệ Sĩ - Ảnh - 2017


Nguyễn Thế Sơn - Lost in the City’s Jungle - Photography - 2017 / Tuyên Ngôn Nghệ Sĩ - Ảnh - 2017


GIANG NGUYỄN The multidisciplinary designer Giang Nguyên works both as a lecturer and an independent graphic designer in Ho Chi Minh City and is best known for his typefaces and pattern works that take their inspiration from old signage, fonts and artisanship of various cities and cultures.

He has an innate ability for combining these loved and familiar aesthetics with contemporary visual taste, enabling them to linger even as cityscapes rapidly change to arrive at a place that is unfamiliar. He employs this ability in his own creative practice, the result of which include the ‘Interborough’ typeface – inspired by New York’s IRT subway system and done in response to there being few non-standard fonts that support full Vietnamese diacritics and the ‘Saigon Tiles’ book – a pattern sample digitising and cataloguing Vietnamese encaustic cement tiles popular during early the 1910s. As a brand designer and identity developer Giang has created logos, publications, posters and promotional material for art projects. A portion of Giang’s creative process and experimentation happens online where he has set up a digital lab that allows him to play around, test and investigate ideas. He is most interested in preserving timeless graphic aesthetics and the instant association and memories they evoke in people who lived during the eras when they were commonplace. In this way he highlights the importance of visual language in how we experience the world and the time we live in, regardless of whether we are consciously aware of it. Simultaneously he explores the universal appeal of unique graphic elements that are specific to one place. Giang was born in 1988 and received his BA in Multimedia Design from RMIT University in Ho Chi Minh City before pursuing an MA in Graphic design in the United States and then returning to his native Ho Chi Minh City to lecture in his field at RMIT University. In 2015 Giang’s work was featured in ‘Hanoi Design Now’ (2014 group exhibition) at Work Room Four in Hanoi. He was a speaker at ‘Typojanchi 2015 – c( )t( )’ (2015) in Seoul; ‘Spark 2015 – ASEAN Art & Design Talk’ (2015) in Bangkok; ‘Singapore Art Book Fair’ (2014) in Singapore and the organiser and art director of ‘tedxsaigon’ (2010) in Ho Chi Minh City. Nhà thiết kế đa phương tiện Giang Nguyễn hiện đang là giảng viên và nhà thiết kế đồ hoạ độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh được biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm thiết kế hoạ tiết và phông chữ lấy cảm hứng từ những bảng hiệu cũ, chữ viết và nghệ thuật thủ công của nhiều thành phố và nền văn hoá khác nhau.


Anh có khả năng thiên bẩm trong việc kết hợp những vẻ đẹp gần gũi và quen thuộc với thẩm mỹ thị giác đương đại, giúp chúng tồn tại bền vững qua thời gian ngay cả khi cuộc sống đang đổi thay với tốc độ chóng mặt. Khả năng này được anh tận dụng trong các tác phẩm sáng tạo của bản thân, một trong số đó là font chữ ‘Interborough’, được lấy cảm hứng từ những đường tàu điện ngầm ở New York và được thực hiện vì có rất ít phông chữ không chính thống hỗ trợ viết tiếng Việt đầy đủ. Một sản phẩm sáng tạo khác là “Saigon Tiles” (Gạch lát sàn Sài Gòn), tác phẩm tập hợp và số hóa các loại gạch ốp lát rất thịnh hành ở Việt Nam những năm đầu thập niên 1910. Với tư cách là một chuyên gia thiết kế và phát triển nhận diện thương hiệu, Giang đã sáng tạo logo, ấn phẩm, poster và nhiều tài liệu truyền thông cho các dự án nghệ thuật. Một phần quá trình sáng tạo và thử nghiệm của Giang diễn ra trên mạng nơi anh tạo ra một phòng thí nghiệm số cho phép anh sáng tạo, thí nghiệm và tìm tòi các ý tưởng mới. Anh có mối quan tâm sâu sắc tới việc bảo tồn vẻ đẹp phi thời gian của những hoạ tiết đồ hoạ và những ký ức cũng như sự liên tưởng mà chúng mang lại cho những người sống vào thời kỳ mà chúng rất phổ biến. Theo cách đó, anh nhấn mạnh sự quan trọng của ngôn ngữ thị giác trong việc chúng ta trải nghiệm thế giới và thời đại mà chúng ta đang sống, kể cả khi có ý thức về nó hay không. Đồng thời, anh cũng khám phá sự hấp dẫn của những yếu tố hình hoạ đặc trưng của một địa điểm. Giang sinh năm 1988 và tốt nghiệp Cử nhân ngành Thiết kế Đa phương tiện tại Đại học RMIT - thành phố Hồ Chí Minh trước khi theo học Thạc sĩ ngành Thiết kế Đồ hoạ tại Mỹ. Sau đó, anh trở lại TP Hồ Chí Minh và làm giảng viên chuyên ngành tại Đại học RMIT. Năm 2015, những tác phẩm của Giang được trưng bày trong triển lãm nhóm ‘Hanoi Design Now’ (2014) tại Work Room Four - Hà Nội. Anh cũng là diễn giả cho sự kiện ‘Typojanchi 2015 – c( )t( )’ (2015) tại Seoul; ‘Spark 2015 – ASEAN Art & Design Talk’ (2015) tại Bangkok; ‘Singapore Art Book Fair’ (2014) tại Singapore, và là nhà tổ chức kiêm giám đốc sáng tạo của ‘tedxsaigon’ (2010) tại thành phố Hồ Chí Minh.


GIANG NGUYỄN GIANG NGUYỄN

ARTIST STATEMENT TUYÊN NGÔN NGHỆ SĨ ‘LETTERS FROM THE BATTLEFRONT’

‘THÔNG ĐIỆP TỪ TIỀN TUYẾN’

First and foremost, for me this project is an experiment and a study of the visual forms of René Mederos’ artworks, rather than a response to the artworks’ political theme and message.

Trước hết, đối với cá nhân tôi, dự án này tuyệt đối không phải một lời phản hồi tới chủ đề hay thông điệp chính trị trong tác phẩm của René Mederos, mà chỉ là quá trình học hỏi và thử nghiệm với hình ảnh mỹ thuật của ông.

The human figures, being the primary and familiar subject of René Mederos’ works, were taken out of their context and placed into a new one typographic letterforms, to create the ‘René Mederos typeface. Obviously with such intricate letterforms, this typeface would not be used in everyday practical circumstances. It’s purely experimental. So I utilised it to create propaganda posters with messages that are commonly seen in Hanoi (usually in the form of design-less text banners). I do not see this as being ‘retro’, but rather a ‘fusion’ of old-era visuals and new-era context. Or perhaps a possible version of what René Mederos would have created if he lived in this day and age.

Tôi nghiên cứu các hình tượng con người, những chủ thể chính và quen thuộc nhất trong các tác phẩm của René Mederos, tách chúng ra khỏi khung cảnh của các tác phẩm, và đặt vào bối cảnh mới – những thông điệp qua ký tự. Vậy là tôi tạo ra bộ font chữ René Mederos. Đương nhiên với những ký tự chi tiết như vậy, bộ font này sẽ chẳng thể dùng cho văn bản đánh máy hay ứng dụng thường ngày. Nó đơn thuần là một thí nghiệm. Sau đó tôi dùng bộ font này để thiết kế các thông cáo tuyên truyền với những thông điệp thường thấy ở Hà Nội. Có thể xem như đây là sự kết hợp hình ảnh xưa vào bối cảnh mới, hay giả dụ Rene Mederos sống ở thời đại này tại Việt Nam thì ông đã có thể tạo ra những thông cáo tuyên truyền này vậy.


Giang Nguyễn - Letters From the Battlefront - René Mederos Font - 2017 / Giang Nguyễn - Thông Điệp Từ Tiền Tuyến - René Mederos Font - 2017


Giang Nguyễn - Letters From the Battlefront - Silkscreen Print - 2017 / Giang Nguyễn - In lưới - 2017


Giang Nguyễn - Letters From the Battlefront - Silkscreen Print - 2017 / Giang Nguyễn - In lưới - 2017


For those without experience of creating exhibitions what may seem like an effortless and cohesive result requires the input of many people putting in many hours of work. There were some risks taken in the making of this exhibition. By René Mederos’ family and the owners of the original works (Lincoln Cushing and Carol Wells), the artists invited to respond and by the founders of Work Room Four. Any exhibition focusing on propaganda art made during a sensitive period of history presents challenges that must be handled delicately and with integrity. Giving artists, more used to working to their own personal agenda, a brief of any kind, is a challenge. One we are happy to say has been met with enthusiasm, creative quality and sensitivity. The owners, contributors and family members involved have shown trust and support throughout the process. To all those involved in the making of this exhibition we would like to say a sincere ‘thank you’. In a way this is a fitting note as the work of René Mederos were created at great personal risk to his safety. Thanks to his bravery and empathetic approach to a complex subject matter and the simple glory and beauty of his work we now have the opportunity to enjoy his art for many years to come

Đối với những người không có kinh nghiệm trong việc tổ chức triển lãm, những điều tưởng chừng như dễ dàng đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người trong nhiều giờ làm việc. Để thực hiện được cuộc triển lãm này, tất cả chúng tôi bao gồm gia đình René Mederos và chủ sở hữu của các tác phẩm gốc (Lincoln Cushing và Carol Wells), các nghệ sĩ được mời tham gia cùng những người sáng lập của Work Room Four, đã phải đối mặt với một vài rủi ro. Các triển lãm về chủ đề nghệ thuật cổ động trong một thời kỳ lịch sử nhạy cảm đều cần được tổ chức một cách tinh tế và cẩn thận. Việc đưa cho các nghệ sĩ, những người vẫn quen làm việc theo cách riêng của mình, một bản yêu cầu công việc, cũng là một thử thách. Tuy nhiên, chúng tôi rất hạnh phúc vì mọi người đều rất nhiệt tình và kết quả là những tác phẩm rất sáng tạo. Các chủ sở hữu tác phẩm, những người tham gia và các thành viên gia đình Mederos đã thể hiện sự tin tưởng và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện. Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả những người đã tham gia vào việc tổ chức triển lãm này. Theo một cách nào đó, đoạn viết này cũng rất phù hợp với tinh thần của buổi triển lãm bởi các tác phẩm của René Mederos cũng được tạo ra trong hoàn cảnh vô cùng hiểm nguy. Nhờ sự dũng cảm và cách tiếp cận đầy cảm thông của ông đối với một chủ đề phức tạp và vẻ đẹp giản đơn của các tác phẩm mà giờ đây chúng ta có cơ hội thưởng thức các tác phẩm của ông. Không chỉ ngay bây giờ mà còn trong nhiều năm tới.. Claire Driscoll



- create something new w w w . w o r k r o o m f o u r. c o m


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.