Nên trồng cây kè bạc ở đâu? Kè bạc trồng chậu được không

Page 1

Nên trồng cây kè bạc ở đâu? Kè bạc trồng chậu được không Nếu bạn không biết nên trồng cây kè bạc ở đâu hay kè bạc trồng chậu được không thì hãy nghĩ đến việc trang trí cảnh quan biệt thự sang chảnh hay trong các khu đô thị cao cấp. Cây kè bạc hay còn gọi là cây cọ bạc. Loại cây này sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những chiếc lá màu xanh bạc xòe tròn như hình quạt. Giống cây công trình nhập khẩu này rất được ưa chuộng trồng cho những công trình rộng lớn, sang trọng.

1. Đặc điểm cây kè bạc Kè Bạc có tên khoa học là Bismarckia nobilis, tên gọi khác là cây Cọ Bạc, thuộc họ Cau và xuất xứ từ Madagascar. Kè Bạc được trồng tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam và miền Tây Việt Nam.

1.1 Đặc điểm hình thái Kè Bạc là loại cây công trình dễ nhận biết bởi lá cây có kiểu dáng độc đáo, nhìn là nhận ra ngay.


Thân Kè Bạc là loại thân cột và ngắn, chiều cao tối đa thân chỉ đạt khoảng 3-5m

Các bẹ lá của cây khá dài, đầu bẹ lá xòe tròn tạo thành hình quạt đẹp mắt, cuống lá dài tới 2m, đường kính của lá rộng tới 1m.

Hoa Kè Bạc thuộc nhóm đơn tính, có hoa đực màu nâu đỏ hình trụ dài và hoa cái màu xanh hình cầu.

Kè bạc có quả hình cầu, chín sẽ có màu nâu đen và khô dần trên cây.

1.2 Đặc tính sinh thái •

Kè Bạc là cây công trình lâu năm, tốc độ sinh trưởng khá chậm dù điều kiện sinh trưởng thuận lợi.

Cây Cọ Bạc ưa nhiệt, thích ánh sáng, phát triển tốt nhất ở khu vực có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đầy đủ.

Cây cần được cung cấp nước và bón phân đầy đủ, đặc biệt là vào những tháng nắng nóng.

2. Nên trồng cây kè bạc ở đâu?


Hiện nay, rất nhiều công trình cảnh quan diện tích lớn lựa chọn giống cọ này vì có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả. Nét đẹp của Kè Bạc dịu dàng, lãng mạn pha chút uy nghi và quý phái, dễ dàng gây ấn tượng hút mắt người nhìn.

Một trong những điều đặc biệt của cây kè bạc là bạn có thể trồng đất hay trồng chậu theo nhu cầu, đồng nghĩa bạn có thể dùng cây để trang trí không gian nội thất và ngoại thất đều được. Lựa chọn mua cây công trình này bạn có thể linh hoạt lựa chọn nên trồng


cây kè bạc ở đâu, chậu, trồng ở ngoài sân vườn, trồng tiểu cảnh, lối đi, khuôn viên cơ quan, khách sạn, nhà hàng; tiểu cảnh sân vườn nhà ở… hay bất cứ công trình nào. Bên cạnh đó, kè bạc là một giống cây trang trí cảnh quan đẹp và quý nhưng lại có giá thành không quá đắt đỏ, dễ tìm mua.

2.1 Làm cây cảnh Cây Cọ Bạc không chỉ có tán lá đẹp, các bộ phận khác của cây như thân, quả, cành,… cũng mang nét đẹp riêng nên rất được ưa chuộng để làm cây cảnh tại các công trình nội, ngoại thất.

2.2 Làm cây bóng mát Bạn có thể trồng kè bạc riêng lẻ hoặc trồng thành từng cụm. Kè bạc có thân cao lớn, tán lá xòe to tạo bóng mát rất tốt.

2.3 Trồng trong nhà Trồng cây Cọ Bạc trong nhà giúp ngăn chặn khói, bụi, lọc được một số loại khí độc, giúp không gian sống và sinh hoạt trong lành.

3. Chăm sóc cây kè bạc khó không? Mặc dù kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kè bạc không quá phức tạp, nhưng bạn vẫn cần lưu ý. Dù bạn trồng cây kè bạc ở đâu thì cũng cần áp dụng đúng kỹ thuật. >> Xem thêm: Cách mua cây kè bạc phù hợp công trình – Kỹ thuật bứng cây kè bạc

3.1 Chọn đất trồng Vốn là loài cây ưa sáng, khỏe mạnh và phù hợp với nhiều loại đất, kể cả ở những vùng đất khô hạn, Cọ Bạc có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Trồng cây kè bạc ở đâu cũng được chỉ cần tránh những vùng đất trũng nước vì cây chịu úng kém.

3.2 Mật độ trồng Khi trưởng thành lá xòe rộng với tán lá to tròn nên khi trồng bạn cần đảm bảo mật độ tối thiểu khoảng 5m.


3.3 Kỹ thuật bứng cây và cắt rễ Bứng cây và cắt rễ là những kỹ thuật cơ bản bạn cần biết dù mua cây kè bạc ở đâu. Để bứng cây và cắt rễ đúng kỹ thuật cần sử dụng những dụng cụ chuyên dụng đảm bảo mô ở rễ cây không bị hư, dập. Sau khi bứng cây cần trồng ngay vào trong đất hoặc chậu để giữ được sức sống, rễ cây nhanh chóng phục hồi.


3.4 Tưới nước Mật độ tưới nước cho cây kè bạc có thể duy trì khoảng 3-4 lần/tuần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà. Nếu bạn trồng kè bạc trong chậu thì cần tạo lỗ thoát nước lớn để cây thoát nước tốt.

3.5 Cách bón phân Sau khi trồng ổn định khoảng 2-3 tháng thì bắt đầu bón phân điều độ để duy trì dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể kết hợp luân phiên nhiều loại phân bón như phân NPK, phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế,… Việc bón phân giúp duy trì dinh dưỡng và cấp ẩm thường xuyên cho rễ.

3.6 Phòng ngừa sâu bệnh Dù bạn trồng cây kè bạc ở đâu thì đều có nguy cơ bị sâu bệnh tấn công. Các loại bệnh thường gặp như sâu bọ nẹt xanh, sâu cuốn lá, nhện, rầy mềm,… có thể xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng phù hợp.

4. Mua cây kè bạc ở đâu uy tín? Cách chọn mua cây Kè Bạc phù hợp công trình và chất lượng để tạo cảnh quản trong vườn có thể sẽ khó khăn đối với người chưa có kinh nghiệm về loài cây này. Bạn hãy liên hệ Nhà Vườn Hưng Thịnh – địa chỉ chuyên trồng và cung cấp cây xanh nhập khẩu hàng đầu Việt Nam: •

Quy mô vườn rộng, nhiều sự lựa chọn Kè Bạc giống, cây trưởng thành nhiều kích cỡ.

Nhà vườn lâu năm, kinh nghiệm trong nghề dày dặn với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.

Tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ kỹ thuật trồng và cách chăm sóc.

Chuyên thi công cây cho nhiều công trình đô thị, khu công nghiệp, resort lớn nhỏ trên cả nước.

Vận chuyển cây toàn quốc bằng xe đầu kéo, xe 18 tấn.

Nhà Vườn Hưng Thịnh cung cấp và thi công cây Kè Bạc chất lượng và uy tín trên toán quốc. Nếu cần tư vấn thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0888 733 300 để Nhà vườn hỗ trợ bạn nhanh chóng!

NHÀ VƯỜN HƯNG THỊNH •

Địa chỉ: 178 Tỉnh lộ 8, Tân An Hội, H.Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

Hotline/Zalo: 0888 7 33300


Website: https://vuonhungthinh.com

Fanpage: https://www.facebook.com/hungthinh0888733300/


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.