Minh Thanh, Hải Đăng, Vũ Mưa, Anh Thư, Lê Cung, Phạm Duy Tương, Phan Thanh Cường, Nguyễn Anh, Lê Hoàng Vũ, Mai Xuân Trường
KỸ THUẬT VI TÍNH
Phạm Dương
TÒA SOẠN
Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.62777616
Email: toasoan.contom@gmail.com
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 1, nhà A8, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243.7713699
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
VIETNAMMEDIA Communication Co., Ltd.
Điện thoại: (028) 62.777.616
DĐ: 0944.663.828
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
ĐẶT MUA TẠP CHÍ
Điện thoại: (024) 3.771.1756
Email: vunathuysan@gmail.com
TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Tên tài khoản: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG
VIETNAMMEDIA
Số 8614227979
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Bà Chiểu
Ấn phẩm LHNB
Thưa Quý vị bạn đọc!
Bước sang tháng đầu tiên của quý III, ngành tôm tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi sản lượng thu hoạch và kim ngạch xuất khẩu đều có mức tăng khá ấn tượng.
Theo báo cáo từ ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố (mới) như Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, An Giang, diện tích nuôi TTCT siêu thâm canh tăng đáng kể. Hầu hết diện tích này đều có tỷ lệ thành công từ 80% trở lên và năng suất đạt rất cao.
Sản xuất tôm trong nước khá khả quan, mặc dù có nhiều loại dịch bệnh xuất hiện, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát thế nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi. Trong khi đó, sản lượng thu hoạch và giá bán tôm thương phẩm ổn định nên người nuôi có lợi nhuận khá tốt, tạo động lực để tái sản xuất vụ nuôi mới. Để có thể tận dụng được hết các cơ hội thị trường vào những tháng cuối năm, ngành tôm đang dốc toàn lực để đem về thành quả tốt nhất, tập trung phát huy những thế mạnh nội tại. Trong đó, tôm càng xanh cũng là đối tượng được nhắm đến. Nhờ tính thích nghi cao, ít dịch bệnh, điều kiện nuôi đơn giản nên từ chỗ chỉ là một “kép phụ” trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nông dân ĐBSCL, con tôm càng xanh từng bước chứng tỏ vai trò, vị thế của mình khi trở thành một trong những nguồn thu nhập đáng kể của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, hiện nay diện tích, sản lượng tôm càng xanh vẫn còn thấp. Do đó, để phát huy tiềm năng tôm càng xanh, cần rà soát quy hoạch và đầu tư cải thiện hạ tầng vùng nuôi, sản xuất giống đảm bảo chất lượng. Ðồng thời, có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng và giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để cân đối cung - cầu, đảm bảo có sản lượng tôm quanh năm và đạt các tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu.
Đây là những nội dung chính của Đặc san Con Tôm phát hành tháng 7/2025. Đồng thời, như thường lệ, Con Tôm vẫn tiếp tục mang đến cho bạn đọc những tin tức hay, cập nhật mới nhất tình hình nuôi tôm trong nước và thế giới,… Mời các bạn đón đọc!
Trân trọng! BAN BIÊN TẬP
Tòa soạn luôn hoan nghênh sự đóng góp và các bài viết đặc sắc về ngành tôm từ các CTV, bạn đọc gần xa. Thư và bài vở xin gửi về: TạpchíThủysảnViệtNam - Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.62777616
Email: toasoan.contom@gmail.com
Hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0374 099 498 (Ms. Kim Tiến) Website: www.thuysanvietnam.com.vn www.contom.vn
Theo dòng thời sự
T14-15: Tôm Việt chưa thể lạc quan
Vấn đề - Sự kiện
T16-17: Khẳng định vị thế tôm càng xanh
Tòa soạn - Bạn đọc
T18-19: Gánh nặng của con tôm tại thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu
T24-25: Sự chuyển dịch tất yếu của thị trường xuất khẩu
Nhìn ra thế giới
T30-31: Tôm càng xanh: Cơ hội mở cho ngành tôm châu Á
Thức ăn - Dinh dưỡng
T36-37: Probiotic vi nang: Bí kíp cho đường ruột tôm khỏe
Khoa học - Kỹ thuật
T38-39: Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú giống ương theo công nghệ biofloc
Thông tin doanh nghiệp
T40-41: Hội nghị khách hàng C.P. Việt nam 2025: Công nghệ tiên phong - Thành công vững bền
T42-43: New Hope Vĩnh Long: Tổ chức Hội nghị “Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi tôm” tại Cần Thơ
T44-45: Selisseo: Tối ưu hiệu quả selen trong nuôi TTCT ở độ mặn thấp
T46-47: Công nghệ Nano Bubbles: Hướng đi bền vững cho sức khỏe và năng suất thủy sản
Mô hình điển hình
T52: Xử lý sự cố trong ao nuôi tôm trên cát
Đồng hành cùng nhà nông
T54-55: Quản lý tốt đáy ao nuôi
THANH HÓA
Quyết xóa bỏ tình trạng nuôi tôm tự phát
Được biết, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn 8 phường của khu vực biển Nghi Sơn vẫn còn tới 62 trường hợp nuôi tôm tự phát trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Thực tế này đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biển, gây khó khăn cho chính quyền trong công tác quản lý đất đai. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chưa xử lý dứt điểm là do các trường hợp nuôi tôm vi phạm trên địa bàn đã diễn ra từ nhiều năm trước. Quy mô xây dựng lớn, trong đó, có cả doanh nghiệp thuê đất đầu tư dự án, kinh phí đầu tư lớn bao gồm bể nuôi, máy móc, vật tư,… dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế phá dỡ. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Đội kiểm tra quy tắc xây dựng thị xã Nghi Sơn (cũ) đã phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các phường triển khai tuyên truyền, vận động các trường hợp vi phạm tự tháo dỡ các công trình nuôi tôm trái phép, không thả đợt giống mới, chấm dứt việc nuôi tôm trái phép, đồng thời tự tháo dỡ các bể nuôi.
NGUYỄN HẰNG
Thành công nhờ nuôi tôm công nghệ cao
Nhiều năm qua, anh Chu Đình Giáp (thôn 3, xã Hoằng Thanh) đã rất thành công với mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Trang trại của anh Giáp bao gồm hệ thống khu ao nuôi hiện đại với 16 bể nuôi, 2 bể lắng, lọc nước diện tích mỗi bể từ 500 - 700 m2, lắp đặt các hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng với các công trình phụ trợ. Ao nuôi được thiết kế hình tròn, đáy ao lót bạt chuyên dụng giúp việc kiểm soát và vệ sinh ao được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại. Anh Giáp cho biết: “Ưu điểm của mô hình này là tăng số vụ nuôi tối đa lên 4 vụ/năm, tỷ lệ nuôi thành công đạt hơn 90%, với mật độ nuôi cao đạt từ 200 - 300 con/m2, tôm nuôi từ 2,5 - 3 tháng là cho thu hoạch, đạt kích cỡ dao động 30 - 40 con/kg. Sản lượng tôm trung bình đạt được khoảng 16 - 18 tấn/vụ; doanh thu mỗi năm đạt hàng tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí đầu vào như thức ăn, công lao động,… cho lợi nhuận đạt 3 - 4 tỷ đồng/năm”.
NAM CƯỜNG
Nhân rộng nuôi tôm trong
nhà lưới
Thời tiết nắng nóng gay gắt xen lẫn mưa dông đột ngột đang đặt ra nhiều thách thức với nghề nuôi tôm nước mặn, lợ ở Nghệ
An. Trước thực trạng đó, mô hình nuôi tôm trong nhà lưới - một giải pháp kỹ thuật đã và đang chứng minh tính hiệu quả vượt trội. Hiện, trên địa bàn Nghệ An đã có 105 cơ sở áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao với tổng diện tích hơn 202 ha, trong đó có 51 cơ sở nuôi trong lồng nổi và nhà lưới. Nhà lưới nuôi tôm được thiết kế tương đối đơn giản, gồm khung thép hoặc nhôm bền chắc. Hệ thống lưới được neo cố định bằng dây cáp để chống gió lớn và mưa bão. Việc sử dụng lưới chống nắng giúp giảm nhiệt độ nước ao từ 3 - 40C so với ao ngoài trời, đồng thời hạn chế sự phát triển của tảo và vi sinh vật gây hại. Tôm sinh trưởng nhanh, ít bệnh, rút ngắn thời gian nuôi và tăng số vụ nuôi lên 3 - 4 vụ/năm thay vì 1 - 2 vụ như trước. Mô hình nuôi tôm trong nhà lưới không chỉ là bước đột phá về kỹ thuật mà còn là sự thay đổi về tư duy sản xuất của người dân, chủ động tạo dựng môi trường nuôi tối ưu, giảm thiểu rủi ro và hướng đến hiệu quả lâu dài. HUYỀN THƯƠNG
HÀ TĨNH Kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm
Theo Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, trong 6 tháng đầu năm 2025, dịch bệnh trên tôm được kiểm soát hiệu quả, dịch đốm trắng và hoại tử gan tụy đã xảy ra trên TTCT với tổng diện tích 3,35 ha. Trong đó, dịch đốm trắng xuất hiện trên diện tích 2,45 ha; còn dịch hoại tử gan tụy xảy ra trên diện tích 0,9 ha. Hiện sắp bước vào mùa mưa, ngành chuyên môn khuyến cáo, mưa lớn kéo dài sẽ khiến các chỉ số trong môi trường nuôi biến động, tạo tiền đề cho các tác nhân gây bệnh trong sinh sôi. Do đó, người nuôi cần chủ động theo dõi tình hình thời tiết để lên kế hoạch điều tiết nước. Đối với các vùng đất chua phèn, có thể sử dụng vôi để khử phèn, nâng độ pH và bổ sung khoáng. Bên cạnh đó, duy trì thời gian sục khí, bổ sung vitamin, men tiêu hóa, khoáng vi lượng,… nhằm đảm bảo điều kiện sinh trưởng cho tôm, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra. Nhằm tránh tính trạng độ mặn trong ao bị thay đổi đột ngột do mưa lũ, người nuôi cần chủ động theo dõi tình hình thời tiết để lên kế hoạch điều tiết nước.
NGHỆ AN
Phát triển bền vững từ nuôi tôm công nghệ cao
Những năm gần đây, nuôi tôm công nghệ cao đang dần trở thành xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại Nghệ
An. Không chỉ giúp tăng năng suất, kiểm soát môi trường nuôi hiệu quả, mô hình này còn mang lại giá trị kinh tế cao và hướng đến sự phát triển bền vững. Theo ông Lê Văn Hướng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư Nghệ An, vụ nuôi đầu tiên năm 2025, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các trận mưa lớn cuối tháng 4 khiến một số ao ngoài trời bị sốc nhiệt gây thiệt hại nhưng cơ bản các mô hình nuôi tôm công nghệ cao đều an toàn và thành công, sản lượng đạt xấp xỉ 15 - 20 tấn/ha nên có thể khẳng định đây là hướng đi hiệu quả, ít rủi ro. Tuy nhiên, để các mô hình này thực sự phát triển bền vững, đòi hỏi người nuôi phải đầu tư bài bản, chủ động nắm vững kỹ thuật, liên tục cải tiến quy trình sản xuất. Cùng với đó, cần có sự hỗ trợ thiết thực từ chính quyền và ngành chức năng trong việc quy hoạch vùng nuôi, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng và chuyển giao công nghệ.
THẢO ANH
QUẢNG TRỊ
Nhiều diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh
THÁI THUẬN
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết, môi trường ao nuôi thường xuyên biến động làm phát sinh dịch bệnh trên tôm. Cụ thể, tại xã Vĩnh Thủy có 6,2 ha tôm nuôi bị các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng; tại phường Ba Đồn và các xã: Bắc Gianh, Nam Ba Đồn và Phú Trạch có 5,83 ha bị bệnh đốm trắng. Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, vùng nuôi. Xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát chủ động, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập. Đặc biệt, tuyên truyền để người nuôi thực hiện khai báo dịch bệnh, các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; xử lý nghiêm các trường hợp tự ý xả thải, giấu thông tin tôm bệnh làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. NGUYỄN AN
QUẢNG NINH
Chủ động tái cấu trúc ngành tôm
Quảng Ninh sở hữu 32.000 ha nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi tôm chiếm 25%. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động tái cấu trúc ngành nuôi tôm, đầu tư hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị, đồng thời ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong toàn bộ quy trình nuôi trồng.
Tại nhiều địa phương ven biển từ Móng Cái đến Quảng Yên (cũ), các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ngày càng phổ biến, dần thay thế hình thức quảng canh truyền thống. Tôm được nuôi theo quy trình VietGAP, tuần hoàn khép kín, có kiểm soát chặt chẽ các chỉ số môi trường như nhiệt độ, độ pH, hàm lượng ôxy hòa tan, amoniac,... tất cả đều được theo dõi qua hệ thống cảm biến kết nối Internet (IoT). Đồng thời, các công nghệ như biofloc (sử dụng vi sinh để xử lý chất thải trong ao), phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để dự báo môi trường, hệ thống tự động cho ăn theo cảm biến,… đang được áp dụng rộng rãi, giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất và kiểm soát chất lượng.
KHÁNH HÒA
Khuyến cáo nuôi tôm mùa nắng nóng
Dự báo đến hết tháng 8/2025, các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa tiếp tục xuất hiện nắng nóng kéo dài, kết hợp với mưa dông gây nên biến động môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, làm tăng nguy cơ dịch bệnh. Trước tình hình trên, Chi cục
Thủy sản, Biển và Hải đảo đã có công văn đề nghị các địa phương trong tỉnh khẩn trương thông tin, hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý đối tượng nuôi trong mùa nắng nóng và thời tiết giao mùa. Tăng cường kiểm tra tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; thông tin về dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai; thông báo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường thủy sản để người nuôi chủ động phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại,… Người nuôi cần thực hiệt tốt các biện pháp quản lý ao, lồng. Đồng thời theo dõi thường xuyên sức khỏe của tôm nuôi để kịp thời xử lý khi có hiện tượng bất thường.
THANH HIẾU
Mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ngày càng phổ biến Ảnh: Nguyễn Thành Nhờ đó, năng suất tôm bình quân hiện đạt hơn 10 tấn/ha/vụ, nhiều mô hình thậm chí lên tới 25 - 30 tấn/ha/vụ.
NGUYỄN LAM
CÀ MAU
Làm giàu từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến Ông Huỳnh Thanh Sự, phường Tân Thành là một trong những hộ tiên phong áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiên và đã thu được kết quả cao. Ông tiến hành cải tạo lại toàn bộ khu nuôi, gồm một ao ương giống 2.000 m2, ao lắng 1.500 m2 và các ao nuôi tôm đại trà. Nước qua xử lý, lọc kỹ trước khi vào ao giống. Sau một tháng, tôm con phát triển khỏe sẽ được thả sang khu chính. Ngoài tôm, ông kết hợp nuôi cua biển trong cùng ao, mật độ hợp lý để cua không làm hại tôm. Cua tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, không cần chăm sóc nhiều nhưng cho hiệu quả kinh tế tốt. “Nuôi tôm quảng canh cải tiến quản lý được lượng tôm giống thả nuôi. Mỗi vụ nuôi kéo dài khoảng 2 - 2,5 tháng. Với sản lượng 500 kg tôm/ha, mỗi năm hai vụ, cộng thêm thu nhập từ cua, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 1,2 tỷ đồng”, ông Sự chia sẻ.
DUY AN
VĨNH LONG
Hiệu quả nuôi tôm công nghệ cao
Đó là mô hình của ông Lê Văn Sấm (xã Thạnh Hải). Năm 2007, ông Lê Văn Sấm về vùng đất Thạnh Hải đầu tư nuôi tôm và đến năm 2013, ông xây dựng mô hình trang trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với diện tích 7 ha. Sau 12 năm phát triển mô hình, gia đình ông Sấm liên tục mở rộng diện tích, quy mô trang trại được nâng lên 50 ha với 8 khu nuôi, nhiều công nghệ được ứng dụng triệt để như: nhà lưới, máy tạo ôxy, phủ bạt đáy ao, cho ăn tự động,… mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Năm 2023, ông Lê Văn Sấm vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” với lợi nhuận hơn 40 tỷ đồng/năm. Trang trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Sấm tạo việc làm ổn định cho 50 lao động tại chỗ và khoảng 60 lao động công nhật với mức lương bình quân hơn 10 triệu đồng/tháng. LÊ LOAN
Kỳ vọng phát triển ngành tôm
Theo báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và Môi trường Cà Mau (cũ), năm 2024, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm nước lợ 278.615 ha, lớn nhất nước ta. Sản lượng tôm thu hoạch 242.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu 1,12 tỷ USD. Tại Cà Mau có nhiều loại hình nuôi như: Thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm - lúa, tôm - rừng. Còn tỉnh Bạc Liêu, năm 2024, nuôi tôm nước lợ 132.663 ha nhưng sản lượng thu hoạch 305.300 tấn và kim ngạch xuất khẩu 1,13 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Sau khi sáp nhập với Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích nuôi tôm là 411.278 ha; sản lượng 547.300 tấn. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu tôm, thị trường nguồn lực cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận với không gian. Nhiều chuyên gia nhận định, đây là một lợi thế, tiềm lực lớn để ngành tôm phát triển bền vững, đưa thương hiệu tôm Cà Mau đến các thị trường tiềm năng, khó tính nhất của thế giới,… DIỆU CHÂU
TRUNG QUỐC
Nới lệnh cấm, nối lại
Ngày 29/6, Trung Quốc tuyên bố cho phép tái nhập khẩu hải sản từ một số khu vực của Nhật Bản, chấm dứt gần hai năm áp dụng lệnh cấm toàn diện vì lo ngại nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tuy nhiên, lệnh cấm vẫn duy trì đối với 10 tỉnh, bao gồm Fukushima, Gunma, Tochigi, Ibaraki, Miyagi, Niigata, Nagano, Saitama, Tokyo và Chiba. Các lô hàng từ những vùng còn lại phải đi kèm giấy chứng nhận kiểm tra phóng xạ, chứng chỉ xác nhận vùng sản xuất và giấy chứng nhận y tế do chính phủ Nhật Bản cấp. Hải quan Trung
Quốc cho biết quyết định nới lỏng được đưa ra sau quá trình giám sát dài hạn, không phát hiện bất thường trong nước thải xả ra biển. Bắc Kinh cũng cảnh báo sẽ tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp cần thiết nếu phát hiện vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Tuyên bố
Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng WTO 2026 ở Cameroon, một quan chức cấp cao của phái đoàn Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng mở đối thoại với Washington về thuế quan, trợ cấp và chính sách công nghiệp - những vấn đề then chốt mà Mỹ xem là trở ngại cho nỗ lực cải cách WTO. Phía Trung Quốc nhấn mạnh đã “lắng nghe đầy đủ” quan điểm của Mỹ và sẵn sàng thảo luận, thậm chí cân nhắc từ bỏ quyền ưu đãi DSD (đối xử đặc biệt và khác biệt) như từng làm với các quy định nghề cá và luật trong nước. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định vị thế “nước đang phát triển” là nguyên tắc bất di bất dịch và bác bỏ mọi sức ép buộc thay đổi mô hình kinh tế. Sau loạt trao đổi tích cực tại Geneva và London, Trung Quốc cũng phát tín hiệu sẵn sàng bước vào đàm phán thuế trong khuôn khổ WTO theo Điều 28, mở đường điều chỉnh cam kết thuế quan nếu Mỹ chính thức lên tiếng.
ARGENTINA
Ngành tôm tê liệt vì tranh chấp lao động
Ngành khai thác tôm đông lạnh của Argentina đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử, khi 113 tàu phải nằm bờ, khiến khoảng 5.000 lao động mất việc và xuất khẩu thiệt hại hơn 200 triệu USD. Tâm điểm xung đột là tranh cãi gay gắt về việc điều chỉnh Thỏa ước Lao động tập thể đã tồn tại từ năm 2005, vốn quy định mức thưởng sản lượng dựa trên giá tôm 12 USD/kg, trong khi giá hiện tại chỉ còn 5,5 USD/kg. Dù các công ty đã đạt thỏa thuận với nhóm thuyền trưởng, những công đoàn thủy thủ lớn như SOMU và Simape kiên quyết bác bỏ đề xuất giảm lương, đẩy các thành phố cảng như Mar del Plata và Puerto Madryn vào tình trạng tê liệt. Trong khi doanh nghiệp yêu cầu cập nhật cơ chế trả lương cho phù hợp thực tế, SOMU lại kêu gọi chính phủ hỗ trợ thông qua giảm thuế phí thay vì thay đổi thỏa ước, làm căng thẳng leo thang và đe dọa nghiêm trọng tương lai ngành tôm xuất khẩu chủ lực của Argentina.
NA UY VÀ EU
Thống nhất cắt giảm mạnh hạn ngạch tôm ở Skagerrak và Bắc Hải
Na Uy và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận giảm tổng hạn ngạch khai thác tôm (TAC) tại vùng Skagerrak và Biển Bắc cho mùa vụ mới bắt đầu từ ngày 1/7/2025. Theo khuyến nghị của Hội đồng Quốc tế về Khai thác biển (ICES), hạn ngạch mới giảm 12% so năm trước, còn 4.010 tấn. Trong đó, phần của Na Uy giảm từ 2.854 tấn xuống 2.511 tấn. Hạn ngạch được phân bổ cụ thể: 2.807 tấn cho Skagerrak và 1.203 tấn cho vùng Biển Bắc phía đông (ICES 4a). Bộ trưởng Thủy sản và Đại dương Na Uy Marianne Sivertsen Næss thừa nhận đây sẽ là thời gian khó khăn cho ngư dân, nhưng nhấn mạnh việc tuân thủ hạn ngạch là bắt buộc để cứu vãn nguồn lợi tôm đang ở mức suy giảm nguy cấp. Chính phủ tin rằng nếu duy trì khai thác bền vững, trữ lượng tôm có thể phục hồi vào năm 2026.
Giá chào bán tôm đông lạnh Ecuador tại Triển lãm Thủy sản quốc tế Quảng Đông tăng 0,05 - 0,1 USD/kg nhưng chưa đẩy giá bán buôn Trung Quốc lên diện rộng. Giá CFR tuần 26 (23 - 19/6) gần như không đổi so với tuần trước. Thời tiết lạnh làm giảm sản lượng tôm lớn ở Ecuador, dự báo giá sẽ ổn định hoặc nhích nhẹ. Trong khi giá mua tại trại Ecuador tăng vì tồn kho thấp, giá tại Trung Quốc lại giảm do ưu tiên tôm tươi nội địa, còn tôm đông lạnh nhập khẩu chủ yếu bán lẻ, thương mại điện tử.
Xuất khẩu tôm Indonesia đầu 2025 đạt 67.936 tấn, tăng 11% so cùng kỳ, nhờ đà tiêu thụ bền vững ở Mỹ, Nhật, EU, Canada. TTCT dẫn đầu với 33.055 tấn (+19%), tôm nấu chín và ướp đạt 20.296 tấn (+31%), trong khi tôm sú giảm 16% còn 2.632 tấn. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất (45.286 tấn, +11%), xuất sang EU tăng 56%, Canada tăng vọt 139%, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 13% từ đầu năm dù phục hồi nhẹ trong tháng 4.
Tháng 4/2025, Mỹ nhập khẩu tôm trị giá 585,9 triệu USD nhưng chỉ thu 4,6 triệu USD thuế (0,79%), chủ yếu từ Ecuador (4,1 triệu USD trên 148,3 triệu USD). Theo chuyên gia Ragnar Nystoyl tại Hội nghị Thượng đỉnh Tôm 2025, nếu không gia hạn thỏa thuận “đóng băng” hết hạn ngày 9/7, hơn 70% lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế trên 25%, có thể đội chi phí thêm 1,5 tỷ USD. Tính đến giữa năm, nhập khẩu tôm Mỹ tăng 10% do doanh nghiệp tranh thủ tích trữ trước nguy cơ tăng thuế.
Chính quyền bang Louisiana, Mỹ cảnh báo người dân ưu tiên ăn hải sản địa phương sau nghiên cứu của Đại học Georgia phát hiện tôm, sò nhập khẩu mang vi khuẩn kháng colistin. Nghiên cứu chỉ ra chuỗi cung ứng tôm nuôi nước ngoài lạm dụng kháng sinh cấm, làm lây lan gen kháng thuốc nguy hiểm. Mỹ nhập hơn 90% tôm từ nước ngoài nhưng chỉ kiểm tra 0,1% lô hàng, tiềm ẩn rủi ro lây lan kháng thuốc, đe dọa hiệu quả điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng trong cộng đồng.
ẤN ĐỘ
Xuất khẩu tôm duy trì đà tăng, vượt biến động thị trường
Xuất khẩu tôm của Ấn Độ tiếp tục nối dài
chuỗi tăng trưởng sang năm thứ năm liên tiếp, đạt 224.723 tấn trong 4 tháng đầu năm
2025, tăng 7,8% so cùng kỳ trước, theo Tổng cục Thống kê Thương mại Ấn Độ. Sau cú sốc
COVID-19 năm 2020, ngành tôm Ấn Độ phục
hồi ngoạn mục với mức tăng 25,1% năm 2021, chững lại ở 0,9% năm 2022 do lạm phát toàn
cầu làm giảm nhu cầu, rồi khôi phục tốc độ với
mức tăng 4,1% năm 2023 và 3,7% năm 2024
trước khi bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025. Đà tăng vững chắc này được dẫn dắt chủ yếu bởi nhu cầu cao từ Mỹ và Trung Quốc, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ấn
Độ. Dù vậy, đầu năm 2025 ghi nhận xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sâu, hé lộ những chuyển động đáng chú ý trong cục diện thương mại tôm toàn cầu.
MỸ
Dừng đàm phán thương mại với Canada, Tổng
Đại học Kentucky State (KSU) phối hợp với Hàn Quốc trong dự án phát triển nuôi trồng thủy sản theo thỏa thuận giữa NOAA (Mỹ) và Bộ Hải dương Hàn Quốc. Tiến sĩ Andrew Ray (KSU) và chuyên gia Bae Sun-Bye sẽ thăm các cơ sở nuôi tôm và cá bơn tại hai nước nhằm tăng cường nghiên cứu và trao đổi chuyên môn. Dự án có tài trợ hằng năm, tập trung vào công nghệ tuần hoàn RAS. Ray đang nghiên cứu mật độ nuôi cá bơn và tiềm năng nuôi hải sản tại Kentucky, hướng tới mô hình sản xuất bền vững và hiệu quả.
Ngày 27/6/2025, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ lập tức ngừng mọi cuộc đàm phán thương mại với Canada để đáp trả kế hoạch áp thuế dịch vụ kỹ thuật số nhằm vào các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ. Ông Trump gọi mức thuế 3% của Canada là “một cuộc tấn công trắng trợn”, đồng thời cảnh báo sẽ ra thông báo trong vòng bảy ngày về các mức thuế mới mà Canada sẽ phải chịu nếu muốn tiếp tục làm ăn với Mỹ. Thuế dịch vụ kỹ thuật số của Canada, ban hành từ năm trước - sẽ bắt đầu được thu từ ngày thứ Hai (30/6), dự kiến sẽ khiến các công ty Mỹ nộp khoảng 2,7 tỷ USD. Động thái cứng rắn của ông Trump làm dấy lên lo ngại căng thẳng thương mại leo thang, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả hai bên biên giới. Trước đó, Washington và Ottawa từng đặt mục tiêu đạt được một thỏa thuận mới trước ngày 20/7. Canada là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ sau Mexico và là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Mỹ.
ECUADOR
Phá kỷ lục xuất khẩu tôm, tăng tốc chinh phục Mỹ và châu Âu
Ngành tôm Ecuador tiếp tục bứt phá với kỷ lục xuất khẩu mới trong tháng 5/2025, đạt 131.525 tấn (290 triệu pound) trị giá 667 triệu USD, theo số liệu từ Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA). Sản lượng này
tăng 5,3% so kỷ lục tháng 5/2024 (124.896 tấn) và vượt đỉnh giá trị 654 triệu USD từng thiết lập hồi tháng 7/2022. Trước tín hiệu
chững lại từ Trung Quốc - thị trường chủ lực nhiều năm qua, Ecuador đang đẩy mạnh chiến
lược đa dạng hóa xuất khẩu, nhắm đến Mỹ (nơi nước này đã là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai) và châu Âu. Tại Trung Quốc, giá tôm đang lao dốc mạnh: trong tuần 16 - 20/6/2025, giá tại Phúc Kiến chỉ còn 26,00 NDT (3,62 USD)/kg - mức thấp nhất ít nhất bảy năm, giảm 8 NDT/kg so cùng kỳ năm trước. Đà giảm sâu này phản ánh những khó khăn do dịch bệnh, thời tiết bất lợi và sự kém ổn định của thị trường nội địa so với các điểm đến xuất khẩu.
TUẤN MINH
Giới chức Peru ấn định mùa khai thác cá cơm đầu tiên năm 2025 tại vùng Bắc - Trung bắt đầu từ 22/4 với hạn ngạch 3 triệu tấn, mức cao nhất từ 2018. Hạn ngạch dựa trên khảo sát sinh khối của viện IMARPE và sẽ được cập nhật sau chiến dịch Eureka (19 - 21/4). Sản lượng bột cá toàn cầu tháng 2/2025 tăng 40% so cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ Peru; dầu cá cũng tăng 38%, với dữ liệu từ các nước sản xuất lớn như Chile, Mỹ, Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Phi.
Theo báo cáo mới nhất của Rabobank, ngành tôm toàn cầu đối mặt nhiều thách thức nửa cuối năm 2025 do rào cản thương mại và biến động môi trường. Giá tôm đã hồi phục đầu năm nhờ nhu cầu tăng và điều chỉnh giá bán lẻ, nhưng triển vọng bị phủ bóng bởi thuế nhập khẩu Mỹ. Ecuador hưởng lợi từ thuế thấp nhưng đà xuất khẩu có thể chững lại; Ấn Độ dè dặt sản xuất mùa hè vì nhiệt độ cao, chi phí tăng. Việt Nam và Indonesia gặp khó do thuế Mỹ, giảm cơ hội xuất khẩu, dù giá thức ăn giảm giúp ngành duy trì lợi nhuận và bù đắp phần nào chi phí thuế.
Quốc hội bang Texas vừa thông qua Dự luật Thượng viện (SB 823), buộc nhà cung cấp, phân phối ghi nhãn tôm nhập khẩu, cấm nhà hàng gian dối nguồn gốc tôm là nội địa hay đánh bắt ở vịnh Mexico. Luật có hiệu lực từ 1/9/2025, vi phạm sẽ bị phạt hành chính. Đồng thời, Quốc hội ra nghị quyết HCR 76 kêu gọi liên bang hạn chế nhập tôm giá rẻ kém chất lượng để bảo vệ ngành tôm trị giá 850 triệu USD của Texas.
Tôm Việt chưa thể lạc quan
Kết thúc nửa chặng đường của vụ tôm nước lợ năm 2025, các con số thống kê cho thấy, cả sản lượng tôm thu hoạch và kim ngạch xuất khẩu đều có mức tăng khá ấn tượng. Tuy nhiên, ngành tôm vẫn chưa thể lạc quan trong những tháng còn lại của năm 2025, khi các biến số về thời tiết, dịch bệnh và nhất là thị trường xuất khẩu vẫn rất khó đoán định.
Nửa đầu năm 2025, sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ đều t ăng so cùng kỳ Ảnh: Trần Anh
Nhiều dấu hiệu tích cực
Nửa đầu năm 2025, ngành tôm có nhiều dấu hiệu tích cực, với sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng trưởng so cùng kỳ năm trước.
Báo cáo từ ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố (mới) như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Cà Mau, đều cho thấy có sự gia tăng đáng kể diện tích nuôi TTCT siêu thâm canh và siêu thâm canh. Hầu hết diện tích này đều có tỷ lệ thành công từ 80% trở lên và năng suất đạt rất cao.
Chính nhờ sự thành công của những mô hình này đã góp phần đưa sản lượng TTCT cả nước trong 6 tháng đầu năm ước đạt gần 400.000 tấn.
Điểm đáng ghi nhận trong 6 tháng qua là có khá nhiều diện tích nuôi TTCT ao đất
trước đây đã được người dân chuyển sang nuôi tôm sú bằng nguồn giống gia hóa thế hệ mới từ các thương hiệu như: Moana, Hawaii hay của Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam có tỷ lệ thành công khá cao. Ưu
điểm vượt trội của những dòng tôm sú này là có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ phân đàn thấp và chống chịu tốt với bất lợi môi trường. Sự chuyển đổi này đã đưa sản lượng tôm sú đạt hơn 125.000 tấn, tăng 3,6% so cùng kỳ năm trước. Sản xuất tôm trong nước khá khả quan, cùng với đó, giá tôm đang ổn định ở mức cao nên vẫn đảm bảo cho người nuôi có lời khá, nếu nuôi đạt năng suất. Đơn cử giá TTCT loại 30 con/kg hiện đang được thương lái và nhà máy chế biến thu mua phổ biến ở mức 135.000 - 145.000 đồng/kg; loại 50 con/kg có giá 117.000 - 120.000 đồng/kg, loại 70 con/kg giá 112.250 đồng/kg, loại 100 con/ kg giá 90.000 đồng/kg. Riêng TTCT loại 20 con/kg vẫn giữ giá khá tốt khoảng 204.000 đồng/kg nếu kiểm kháng sinh đạt. Tương tự, giá thu mua tôm sú cũng ở mức khá cao khi tôm cỡ 30 con/kg có giá 157.000 đồng/ kg, cỡ 40 con/kg giá 143.000 đồng/kg và loại 20 con/kg giá 212.000 đồng/kg.
Không ít khó khăn
Các báo cáo ở một số địa phương đều cho thấy, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi trong 6 tháng đầu năm có giảm. Tuy nhiên, theo người dân, việc nuôi tôm hiện vẫn gặp không ít khó khăn, vất vả, kể cả những hộ nuôi ao lót bạt đáy.
Ở các vùng nuôi của khu vực ĐBSCL, theo chia sẻ từ các đại lý, trong những tháng đầu năm, phần lớn những hộ nuôi theo mô hình cấp thấp, tôm nuôi thường khó vượt qua được 45 ngày. Cũng có một số diện tích ao nuôi lót bạt được đầu tư khá tốt, tôm vẫn bị nhiễm bệnh và thiệt hại, nhưng số này là không nhiều. Còn lại đa số những hộ nuôi ao lót bạt theo mô hình thâm canh, siêu thâm canh, sử dụng con giống, thức ăn, chế phẩm của các doanh nghiệp có uy tín đều có tỷ lệ thành công khá cao. Đặc biệt, số hộ sử dụng con giống G21 và thức ăn giai đoạn vèo thế hệ mới của Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam đạt năng suất rất cao nhờ
tôm lớn nhanh, tỷ lệ sống cao và nuôi được về kích cỡ lớn.
Tại Hội thảo “Giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, cua biển tại
ĐBSCL” do Cục Thủy sản và Kiểm ngư phối
hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường Cà Mau (cũ) tổ chức vào ngày 10/6, ông Nguyễn Văn Hữu, Quyền Trưởng phòng Quản lý
bệnh thủy sản (Cục Thủy sản và Kiểm ngư), cho biết, tình hình hiện tại vẫn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, nhất là trong bối cảnh biến
đổi khí hậu, môi trường nuôi ngày càng bất ổn. Điển hình như việc kiểm soát những
loại bệnh, như: đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, phân trắng,… đến nay vẫn còn hết sức
khó khăn do nhiều nguyên nhân: giống không đảm bảo chất lượng, thức ăn và chế phẩm sinh học kém hiệu lực, điều kiện môi trường ô nhiễm, và đặc biệt là sự thiếu hụt dữ liệu dịch tễ học đáng tin cậy, nên dịch bệnh vẫn tiếp tục gây thiệt hại đáng kể trên tôm sú và TTCT.
Chủ động trong sản xuất
Hiện các tỉnh ĐBSCL đang bước vào cao điểm mùa mưa bão. Đây cũng là thời điểm các lứa tôm mới thả trong giai đoạn 1 tháng tuổi trở lại khá nhiều nên rủi ro vì thế sẽ càng lớn hơn đối với người nuôi.
Theo ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam, mùa mưa môi trường ao nuôi biến động rất mạnh và nhanh, nếu không xử lý kịp thời thiệt hại rất dễ xảy ra. Hơn nữa, mùa mưa cũng thường xuất hiện nhiều loại dịch bệnh hơn, nhất là bệnh EHP, nên nuôi tôm vụ này rất khó. Tại Hội nghị khách hàng do Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam tổ chức vừa qua, phần lớn các hộ nuôi tôm của TP Cần Thơ và tỉnh Cà Mau tham gia Hội nghị cho biết, bên cạnh sự háo hức thả nuôi vụ mới là
nỗi lo về mưa bão và dịch bệnh. Anh Ngô Thanh Tuấn, phường Khánh Hòa, TP Cần Thơ, chia sẻ: “Hiện tại, dù các ao nuôi tôi đã lên ao lót bạt hết nhưng vẫn cảm thấy lo vì đầu vụ, vùng nuôi đã có bệnh EHP rồi, nay lại vào mùa mưa bão nữa thì việc chăm sóc, phòng bệnh cho tôm sẽ càng vất vả và tốn kém hơn”.
Để chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết cực đoan và hạn chế được dịch bệnh trên tôm, ngành nông nghiệp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL khuyến cáo người nuôi quan tâm chất lượng con giống, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn, dịch bệnh,…
Theo đó, người nuôi cần tăng cường đo đạc các yếu tố môi trường, theo dõi màu nước trong ao nuôi thường xuyên trước và sau khi mưa và điều chỉnh các yếu tố môi trường sao cho ổn định và tối ưu cho tôm trong giai đoạn này. Đặc biệt, chú ý nhiều hơn đến khâu quản lý an toàn sinh học, bổ sung khoáng chất đầy đủ, đúng thời điểm và nhu cầu của tôm nuôi. Có thể nuôi thưa đối với ao đất hoặc nuôi mật độ cao kết hợp thu tỉa hay san thưa đối với mô hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh,… để vừa giảm chi phí, vừa tăng năng suất và hạn chế dịch bệnh.
Những tháng cuối năm 2025 hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho ngành tôm, đặc biệt vào mùa cao điểm xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, người nuôi và doanh nghiệp cần chủ động trong việc điều chỉnh lịch vụ nuôi, nâng cao chất lượng và tăng cường liên kết theo chuỗi. Đồng thời, doanh nghiệp phải tìm kiếm các giải pháp thích ứng với chính sách thương mại quốc tế để duy trì và phát huy đà tăng trưởng.
XUÂN TRƯỜNG
CON SỐ
2,07
366,9 nghìn
Là giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nửa đầu năm 2025, tăng 26% so cùng kỳ năm trước.
Là sản lượng TTCT
6 tháng đầu năm 2025, tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước.
Là sản lượng tôm sú
6 tháng đầu năm 2025, tăng 3,6% so cùng kỳ năm trước.
Là sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ của tỉnh Bình Thuận (cũ) trong nửa đầu năm 2025, tăng 5,13% so cùng kỳ năm trước.
Là diện tích nuôi tôm nước lợ tại các xã ven biển của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Ngành tôm kỳ vọng tăng tốc xuất khẩu những tháng cuối năm
Ảnh: Huy Khánh
Khẳng định vị thế tôm càng xanh
Nhờ tính thích nghi cao, ít dịch bệnh, điều kiện nuôi đơn giản nên từ chỗ chỉ là một “kép phụ” trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nông dân ĐBSCL, con tôm càng xanh từng bước chứng tỏ vai trò, vị thế của mình khi trở thành một trong những nguồn thu nhập đáng kể của người dân nơi đây. Và theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiềm năng nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL là rất lớn, tập trung chủ yếu tại vùng nước lợ của 3 tỉnh, thành phố, gồm: Cần Thơ, An Giang và Cà Mau.
Nhiều triển vọng
Tháng 11/2024, chúng tôi có dịp về
huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (cũ)
để xem người dân nơi đây thu hoạch tôm càng xanh được nuôi xen canh trên ruộng lúa. Vốn là người quen cũ, nên khi gặp chúng tôi, ông Trần Tập, ở xã Thạnh yên, đã vội vã khoe: “Năm nay tôm càng trúng lắm.
Vừa trúng mùa lại trúng giá nữa!”. Nhìn đống tôm càng xanh bị ngộp bùn nằm san sát nhau cặp theo mương bao chúng tôi đã phần nào hiểu được niềm vui của ông Tập.
“Tôm năm nay có giá lắm. Loại 20 con/ kg thôi cũng đã bán được 120.000 - 130.000
đồng/kg, còn loại 10 - 12 con/kg thì giá lên
đến 150.000 - 180.000 đồng/kg”. Tiếng ông
Tập lại vang lên bên tai chúng tôi như muốn át cả tiếng máy sụt bùn dưới mương bao. Mặc dù tôm càng xanh vốn là đối tượng thủy sản thuộc vùng ngọt, nhưng khi được
đưa về nuôi ở vùng nước lợ ven biển ĐBSCL, tôm lại phát triển tốt hơn, cho chất lượng ngon hơn hẳn so với vùng ngọt. Các kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II và Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cho thấy, ở độ mặn 5‰, 10‰, 15‰, tôm càng xanh phát triển tốt hơn và có chất lượng ngon hơn so với ở độ mặn 0‰. Thông thường, nếu thả nuôi tôm càng xanh toàn đực trên diện tích 1 ha, người nuôi có thể thu lợi nhuận trên 100 - 150 triệu đồng sau mỗi vụ nuôi là chuyện bình thường, nên đây cũng được xem là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng cho ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, xâm nhập mặn ngày sâu vào nội đồng.
Hiệu quả và bền vững
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ở ĐBSCL, tôm càng xanh được nuôi nhiều ở 3 tỉnh, thành phố (mới), gồm: Cần Thơ, An Giang và Cà Mau, chủ yếu là nuôi xen canh với vụ lúa được trồng sau khi thu hoạch vụ tôm nước lợ. Thời gian sinh trưởng của tôm càng xanh khá dài, từ khoảng 5 - 6 tháng mới đạt trọng lượng thương phẩm (10 - 30 con/kg), nên từ nửa đầu tháng 6 (âm lịch), nông dân đã bắt giống về ương đến khi cây lúa bám rễ chắc trên đồng thì tiến hành đưa tôm càng xanh lên ruộng lúa để chúng tự tìm thức ăn. Cách nuôi này tuy năng suất không cao (khoảng 300 - 500 kg/ha) nhưng được lợi là không tốn chi phí thức ăn, nên chỉ cần nuôi đạt năng suất và tôm có giá là thu nhập của nhà nông sẽ rất cao.
Ước tính, trong tổng số khoảng 200.000 ha mô hình tôm (nước lợ) - lúa ở ĐBSCL, có hơn 100.000 ha được nông dân thả nuôi
xen canh tôm càng xanh trong vụ lúa. Mô hình này tận dụng lợi thế của vùng đất lúa - tôm, kết hợp nuôi tôm càng xanh với trồng lúa, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và bền vững. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, việc nuôi xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình kinh tế hiệu quả, ổn định và bền vững, chưa kể đây cũng là một mô hình nuôi trồng thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.
Tính ưu việt của phương thức canh tác này, cây lúa sẽ hạn chế độc tố cho môi trường nuôi tôm, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế một phần dịch bệnh trên tôm. Thân và rễ lúa sau thu hoạch sẽ là nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm lớn nhanh.
Ngược lại, sau mỗi vụ nuôi tôm, chất thải từ tôm bồi lắng sẽ tạo độ màu mỡ cho đất, giảm
được lượng phân bón cho lúa, giảm thuốc bảo vệ thực vật nên không tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Bên cạnh yếu tố gia tăng lợi nhuận cho nhà nông, những năm gần đây, diện tích nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL tăng lên một phần là do có sự ràng buộc giữa doanh nghiệp bao tiêu lúa ST24, ST25 với nông dân.
Anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty Gạo Tôm, một doanh nghiệp chuyên hợp đồng bao tiêu các giống lúa ST, chia sẻ: “Một khi có con tôm càng xanh sống trên ruộng lúa, nông dân sẽ không dám sử dụng thuốc hóa học và hạn chế tối đa phân bón hóa học vì nếu không con tôm sẽ bị chết, nguồn thu lớn trong vụ lúa này sẽ bị mất. Đây là sự ràng buộc cần thiết vì nó mang loại lợi ích cho cả 2 bên”.
Cần nhân rộng
Không quá khó nuôi như con tôm sú, cũng không đòi hỏi nhiều yêu cầu quá cao như TTCT, con tôm càng xanh có thể sống khỏe ở cả vùng ngọt và vùng lợ. Chẳng những vậy, tôm càng xanh còn có thể nuôi luân canh, xen canh với cây lúa hoặc nuôi chuyên canh đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, con tôm càng xanh vẫn chưa thể phát triển mạnh như con tôm sú hay TTCT ngay trên vựa tôm ĐBSCL.
Ông Huỳnh Quốc Khởi, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau), cho biết: “Chúng tôi xác định con tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi có hiệu quả cao khi được nuôi xen canh với cây lúa. Dù năng suất tôm càng xanh chưa cao, nhưng cũng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của nông dân so với chỉ đơn thuần trồng lúa, nên diện tích nuôi tôm càng xanh những năm gần đây ở Bạc Liêu nói riêng và vùng tôm - lúa ĐBSCL nói chung bắt đầu tăng lên”.
Với tính hiệu quả và điều kiện nuôi thuận lợi, nghề nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL đã có sự phát triển đáng kể. Không chỉ được tiêu thụ trong nước, theo tìm hiểu của phóng viên Đặc san Con Tôm, gần đây, tôm càng xanh còn được xuất khẩu sang một số nước, nên người nuôi cũng an tâm hơn. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhà nông, một trong những trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của các mô hình nuôi tôm càng xanh đó là tỷ lệ sống của tôm nuôi còn thấp, trung bình chỉ khoảng 50%.
Mặt khác, do phần lớn là nuôi xen canh trong vụ lúa nên thời điểm thu hoạch thường khá đồng loạt, khiến giá tôm không ổn định. Chính từ những khó khăn trên, nên diện tích, sản lượng tôm càng xanh ở ĐBSCL đến nay vẫn còn thấp so với một số đối tượng nuôi khác, dù điều kiện nuôi là khá thuận lợi.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiềm năng phát triển nuôi tôm càng xanh của Việt Nam rất lớn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành ĐBSCL nhờ các lợi thế: tính thích nghi cao, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật không quá khó và mang lại hiệu quả cao gấp 3 - 5 lần so với chỉ độc canh cây lúa. Do đó, để phát huy tiềm năng, cần rà soát quy hoạch và đầu tư cải thiện hạ tầng vùng nuôi tập trung chủ lực tại vùng tôm - lúa ĐBSCL, sản xuất giống đảm bảo chất lượng và số lượng. Từng địa phương lựa chọn mô hình phù hợp, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho người dân để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với phát triển thị trường xuất khẩu cho con tôm càng xanh. Ðồng thời, có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng và giữa người nuôi với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để cân đối cung - cầu, đảm bảo có sản lượng tôm quanh năm và đạt các tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu. AN XUYÊN
“Trong điều kiện độ mặn lên đến 12‰, thậm chí cao hơn, con tôm càng xanh vẫn thích ứng và phát triển tốt. Ðây là “ứng cử viên” thủy sản sáng giá để phát triển nuôi tại ÐBSCL nhằm thích ứng biến đổi khí hậu gắn với ổn định và nâng cao thu nhập cho nông dân”, PGS. TS Dương Nhựt Long, Giảng viên cao cấp, Khoa Công nghệ Nuôi trồng thủy sản, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ.
Gánh nặng của con tôm tại thị trường Mỹ
Mặc dù đã thấp hơn rất nhiều so với mức 46% ban đầu, tuy nhiên, thuế đối ứng 20% mà Mỹ áp với hàng hóa Việt Nam vẫn là gánh nặng đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta, trong đó có sản phẩm tôm. Ngành tôm cần làm gì để tránh bị “thoát” thị trường nhất là khi phải đối mặt với nhiều loại thuế và sự cạnh tranh gay gắt.
Khó khăn vì
“thuế chồng thuế”
Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của nước ta, trong đó, tôm và cá tra là hai sản phẩm chủ lực tại thị trường này. Tuy nhiên, trước áp lực thuế, việc xuất khẩu tôm đang có dấu hiệu sụt giảm.
Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, tháng 4/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 58,9 triệu USD, tăng 1,5% so trước đó và tăng 29,9% so cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu tôm bình quân trong tháng 4 ở mức 10,6 USD/kg; giảm 6,2% so tháng trước và giảm 3,9% so
cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 6/2025 đạt 876 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ
năm trước. Mặc dù vẫn duy trì
đà tăng trưởng, nhưng mức tăng
này giảm đáng kể so với tốc độ
hơn 20% của tháng 5. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự sụt giảm
mạnh trong xuất khẩu sang Mỹ, với mức giảm lên tới 26% so
cùng kỳ năm trước. Có thể nói, sự sụt giảm
tại thị trường Mỹ cũng là một
phần trong tính toán của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản Việt Nam, bởi ngay sau thời
điểm Mỹ áp thuế đối ứng 46%, nhiều doanh nghiệp thủy sản
Việt Nam cân nhắc giảm lợi nhuận, thậm chí rút khỏi thị
trường Mỹ và đẩy mạnh xuất
khẩu sang các thị trường khác.
Và từ tháng 6, không ít doanh nghiệp thủy sản nước ta đã hạn chế hoặc tạm dừng giao hàng
sang Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp mức thuế cao.
Nhận định về thị trường tôm
cuối năm, bà Lê Hằng, Phó Tổng
Thư ký VASEP cho biết ngành
tôm sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.
Bởi hiện nay con tôm có nguy cơ đối mặt với “thuế chồng thuế” tại thị trường giàu có này.
Cụ thể, ngày 7/6, Mỹ công bố kết quả sơ bộ giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 19 (POR19) - giai đoạn từ 1/2/2023 đến 31/1/2024, theo đó, con tôm Việt Nam bị Mỹ áp mức thuế sơ bộ là 35,29%. Đây là mức thuế cao nhất mà Mỹ áp dụng với tôm Việt Nam. Trước đó, năm 2024, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam với mức chung là 2,84%.
Và hiện nay, với thuế đối ứng ở mức 20%, con tôm Việt Nam sẽ
ngày càng khó cạnh tranh tại thị trường Mỹ nếu các nước sản xuất tôm lớn như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia nhẹ thuế hơn nước ta. Nguyên nhân của lo ngại này là do các quy tắc xuất xứ có thể quá phức tạp, khiến hàng hóa Việt Nam khó được hưởng mức thuế ưu đãi, ngay cả khi mức thuế cuối cùng có thể thấp. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, cùng với thuế đối ứng, có thể tạo ra gánh nặng tài chính lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, làm giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
Doanh nghiệp tìm cách thích ứng
Trước tình hình đó, để đảm bảo ổn định xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa, chuyển hướng mạnh hơn sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, ASEAN.
Theo VASEP, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản qua Trung Quốc tăng 57% so cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 716 triệu USD và vươn lên vị trí đầu tiên; thị trường Nhật Bản tăng 20%, đạt 531 triệu USD. Các thị trường quan trọng khác như EU tăng 17% và Hàn Quốc tăng 14%. Đánh giá về nội dung này, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy, Đại học Nguyễn Trãi nhấn mạnh, Mỹ là thị trường tiềm năng nhưng doanh nghiệp Việt không thể phụ thuộc vào
một đối tác. Phải chủ động mở rộng sang các thị trường để giảm thiểu rủi ro và tận dụng các ưu
đãi thương mại khác nhau.
Đồng quan điểm đó, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT
Công ty CP Thủy sản Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), chia sẻ:
“Tuy Mỹ là thị trường rất quan trọng nhưng ở góc độ doanh nghiệp cũng phải học cách làm sao giảm ảnh hưởng xấu từ thị trường này. Trong bối cảnh đó, chúng ta thậm chí phải chấp nhận sự sụt giảm tạm thời như một giải pháp để tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường”.
Còn ông Trần Anh Khoa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH
Anh Khoa (Cà Mau) bày tỏ: “Người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng đẩy mạnh các sản phẩm tiện lợi, vốn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Trung Quốc ở ngay bên cạnh nên chi phí logistics thấp hơn nhiều so với các thị trường khác cũng như các đối thủ khác trong ngành. Đó là điều mà các doanh nghiệp có thể tận dụng khai thác”.
Cùng với việc thích ứng với thời cuộc, các doanh nghiệp cũng hy vọng Chính phủ cần tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đàm phán để giảm sâu hơn nữa mức thuế đối ứng. Bởi theo quan điểm của chuyên gia Nguyễn Quang Huy, mức thuế 20% hiện tại chỉ là bước khởi đầu, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để thương lượng, nhằm hướng tới các mức thuế tương đương với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Bên cạnh đó, cộng đồng
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mong các chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng được kịp thời và được tiếp cận tín dụng ưu đãi. Đồng thời kiến nghị Việt
Nam cần thúc đẩy công nhận chứng nhận Halal và thành lập trung tâm tư vấn Halal để mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo.
BẢO HÂN
VĂN BẢN MỚI
Ngày 14/6/2025, Quốc hội thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025. Trong đó, phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau: 1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2. 2. Chính phủ quy định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với trường hợp: doanh nghiệp quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025; đối tượng thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, thời điểm và cách xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam; Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ
đồng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025 trong trường hợp xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động sản xuất, kinh doanh; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025 có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều
4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2025) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2025.
Ngày 17/6/2025, Chủ tịch Quốc hội
Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 204/2025/QH15 về giảm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng). Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Ngày 18/6/2025, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg thực hiện nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ động tiếp cận, nắm bắt, phân tích, đánh giá các điều chỉnh chính sách thương mại của các đối tác; kịp thời tham mưu chính sách, đề xuất các ứng xử phù hợp, phát hiện, tận dụng các cơ hội đẩy mạnh mở rộng đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy thương mại và xuất khẩu; Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đôn đốc, rà soát, thúc đẩy triển khai các cam kết, thỏa thuận giữa Việt Nam và các đối tác, nhất là các thỏa thuận cấp cao trong vấn đề mở cửa thị trường giữa ta và các đối tác. Đẩy mạnh trao đổi, vận động chính trị ngoại giao hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, khó khăn, “điểm nghẽn”, xử lý sớm các vấn đề mới nảy sinh trong lĩnh vực thương mại,... Với Bộ Công Thương, Thủ tướng yêu cầu triển khai có hiệu quả, đa dạng hóa các chương trình xúc tiến thương mại với quy mô lớn, chuyên sâu theo từng ngành hàng tại các thị trường trọng điểm như: EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh,... Tăng cường tổ chức chương trình xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng Việt Nam có thể mạnh tại các thị trường có FTA/CEPA với Việt Nam, thị trường ngách và thị trường mới như: thị trường sản phẩm Halal, Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Brazil, thị trường Bắc Phi,... Tăng cường đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, máy móc, thiết bị và linh kiện, năng lượng tái tạo,…
Ngày 30/6/2025, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 113/CV-VASEP gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường, về việc khơi thông và tháo gỡ để xuất khẩu được sản phẩm chế biến từ ruốc biển sang EU. Theo đó, Hiệp hội trân trọng đề nghị Lãnh đạo Bộ xem xét: Quy định cụ thể việc các điều kiện, yêu cầu và quy trình cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đơn giản (Simplified Catch Certificate) đối với mặt hàng ruốc biển xuất khẩu sang EU, căn cứ theo Điều 6 của Quy định (EC) số 1005/2008 của EU và khuyến cáo mới nhất từ Cơ quan IUU của EU gửi tới Cục Thủy sản và Kiểm ngư nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận, tuân thủ quy định về chống khai thác IUU. Đồng thời tổ chức hướng dẫn thực hiện và tập huấn nhanh cho các địa phương, ngư dân và doanh nghiệp tại các tỉnh khai thác ruốc trọng điểm để triển khai thống nhất, khơi thông cho xuất khẩu.
Sự chuyển dịch tất yếu của thị trường xuất khẩu
Trung Quốc lần đầu vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với giá trị 1,1 tỷ USD, tăng tới 45% so cùng kỳ.
Bức tranh thương mại bất ổn
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6/2025
ước đạt 950 triệu USD, nâng tổng kim ngạch
6 tháng đầu năm 2025 lên 5,16 tỷ USD, tăng
16,9% so cùng kỳ năm trước. Hai mặt hàng
chủ lực là tôm và cá tra ghi nhận mức tăng
trưởng khả quan, lần lượt đạt 2,07 tỷ USD, tăng 26% và 1 tỷ USD, tăng 10%.
Với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,16 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, ngành
thủy sản còn cần hơn 5,4 tỷ USD trong nửa cuối năm để hoàn thành kế hoạch. Đây là
giai đoạn bản lề, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ từ chính sách thị trường, sản phẩm chiến lược, đến phát triển chuỗi cung ứng bền vững.
Về thị trường, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Brazil trong tháng 6 và nửa đầu năm 2025 ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Brazil tăng mạnh nhất với 111,8% trong tháng 6/2025 và 77,1% trong 6 tháng đầu năm nay so cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, với kim ngạch đạt 1,1 tỷ USD, tăng mạnh tới 45% so cùng kỳ năm trước, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Thực tế, từ đầu năm đến nay, Trung
Quốc đã tăng mua nhiều mặt hàng thủy sản của nước ta. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc tăng đột biến. Đơn cử, trong tháng 1/2025, quốc gia tỷ dân này đã chi ra 70 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng) để mua tôm hùm Việt Nam, gấp 9 lần so cùng kỳ
năm trước. Xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 cũng tăng gấp 18 lần, lên tới 18,5 triệu USD.
Quý I/2025, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) đã chi hơn 23 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam, tăng gần 2.000% so cùng kỳ năm trước. Con số này vượt xa các thị trường quan trọng khác như EU với 18 triệu USD và Mỹ với hơn 6 triệu USD. Nếu quý I/2024, thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam thì sang năm nay đã chiếm tới 37%.
Trong tháng 6/2025, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chỉ thu về 132 triệu USD, giảm 17,7% so cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét bức tranh thương mại đang ngày càng bất ổn, đầy rủi ro dưới tác động của chính sách thuế quan mới từ chính quyền
Tổng thống Donald J. Trump.
Sự chuyển dịch tất yếu
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) nhìn nhận, chính sách thuế quan thiếu ổn định từ Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, ký kết hợp đồng và giao hàng của các doanh nghiệp cả ở Mỹ lẫn các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Việc áp - hoãn - thay đổi thuế liên tục cũng khiến các nhà nhập khẩu Mỹ rơi vào trạng thái “ngồi trên đống lửa” vì không thể xác định được chi phí nhập hàng. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam lại gặp khó trong việc điều chỉnh giá, thời điểm giao hàng và lên kế hoạch đơn hàng dài hạn. Với ngành hàng chịu ảnh hưởng lớn bởi mùa vụ và chi phí logistics như thủy sản, tình trạng bất ổn thương mại càng làm tăng rủi ro tài chính và kéo theo những hệ lụy dây chuyền từ vùng nuôi, chế biến đến vận tải và thanh toán.
Ngược lại, Trung Quốc ngày càng siết tiêu chuẩn chất lượng, nhưng với chính sách thương mại ổn định hơn đã giúp doanh nghiệp dễ lên kế hoạch sản xuất, ký hợp đồng dài hạn.
Liên quan đến vấn đề này, hai tổ chức uy tín Kontali của Na Uy và Rabobank của Hà
Lan đã đưa ra nhận định, hầu hết các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới vẫn sẽ ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng tôm đáng kể trong năm nay, bất chấp các chính sách thuế quan mà Mỹ đang áp dụng.
Điều này cho thấy, thị trường của những mặt hàng thiết yếu sẽ có sự tự điều chỉnh trên phạm vi toàn cầu. Thuế quan không đủ sức để “quật ngã“ các quốc gia xuất khẩu. Thay vào đó, nó đang dồn những khó khăn
sang cho chính người tiêu dùng và nền kinh tế của nước Mỹ. Đây là một nghịch lý quen thuộc trong các cuộc chiến thương mại. Khi một quốc gia áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu, mục tiêu ban đầu có thể là để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Nhưng với những mặt hàng mà sản xuất nội địa không đủ đáp ứng, hoặc có chi phí sản xuất cao hơn nhiều, gánh nặng thuế quan cuối cùng sẽ do người tiêu dùng phải gánh chịu thông qua việc giá cả hàng hóa tăng lên.
Đối với trường hợp của ngành thủy sản, người tiêu dùng Mỹ vẫn cần phải ăn. Nếu các sản phẩm từ Việt Nam hay các quốc gia khác bị áp thuế và trở nên đắt đỏ hơn, họ sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Tuy nhiên, nếu tất cả các nguồn cung lớn đều bị áp thuế, lựa chọn duy nhất của họ là phải chấp nhận một mức giá cao hơn.
Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu, dù có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn tại thị trường Mỹ, họ sẽ không ngồi yên. Họ sẽ tích cực tìm kiếm và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác, như Trung Quốc, châu Âu hay các thị trường tiềm năng mới. Thị trường toàn cầu sẽ tự tái cân bằng. Dòng chảy thương mại sẽ thay đổi nhưng tổng
sản lượng và nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu sẽ không biến mất.
Cơ hội cho Việt Nam
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP nhận định, theo kịch bản lạc quan nhất, nếu Mỹ giữ mức thuế cố định dài hạn, ngành thủy sản Việt Nam vẫn có thể đạt gần mục tiêu 10 tỷ
USD xuất khẩu trong năm nay. Nhưng nếu ở mức thuế cao hơn trong thời gian dài, ngành có thể giảm doanh thu đáng kể. Theo ông Nam, chính sách thuế mới của Mỹ chắc chắn là thách thức lớn, làm giảm sức cạnh tranh và áp lực cho ngành xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, áp lực này cũng buộc ngành phải tái cơ cấu nhanh chóng từ minh bạch hóa chuỗi cung ứng, đầu tư chế biến sâu đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Nếu vượt qua được giai đoạn khó khăn này, ngành thủy sản Việt Nam sẽ đứng vững hơn trên thị trường toàn cầu và phát triển bền vững hơn. Thuế có thể là lực cản trước mắt nhưng là cú hích cần thiết để ngành thủy sản Việt Nam thay đổi. Nếu tận dụng được, đây sẽ là bước ngoặt cho phát triển lâu dài.
ĐÔNG PHONG
Để giảm thiểu thâm hụt tại thị trường Mỹ, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và các nước tham gia CPTPP - nơi có nhu cầu cao và ít rào cản thuế quan hơn. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn, tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết để hưởng ưu đãi thuế quan.
Xuất khẩu TTCT tăng trưởng tốt
Xuất khẩu TTCT của Việt Nam trong tháng 5/2025 ghi nhận mức tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay, với cả sản lượng lẫn giá trị. Tháng 5/2025, xuất khẩu TTCT đạt 30.089 tấn, tăng 23% so tháng 4 và tăng 6% so cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm TTCT xuất khẩu chính gồm: TTCT luộc không đầu, lột vỏ chừa đuôi đông lạnh, tôm sushi, tôm hấp, tôm tẩm bột chiên kèm nước sốt,… Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu TTCT trong 5 tháng đầu năm 2025 gồm: STAPIMEX, Minh Phú - Hậu Giang, Sao Ta, Minh Phú và Cases. Dù kết quả tháng 5 khả quan, triển vọng cho tháng 6 và nửa cuối năm vẫn còn nhiều ẩn số. Dự báo nhu cầu tại các thị trường chính sẽ tăng theo mùa trong mùa hè, tuy nhiên tăng trưởng có thể bị kìm hãm bởi tâm lý chờ đợi của các doanh nghiệp nhập khẩu. Mỹ tăng nhập khẩu tôm Việt trong 7 tháng liên tiếp
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã nhập khẩu 340.955 tấn tôm, trị giá gần 2,84 tỷ USD, tăng lần lượt 15% và 24% so cùng kỳ năm trước, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là tháng thứ 7 liên tiếp Mỹ gia tăng nhập khẩu mặt hàng này, bất chấp các bất ổn thuế quan dưới thời Tổng thống Donald J. Trump. Xét theo chủng loại, tôm đông lạnh bóc vỏ vẫn là sản phẩm được Mỹ ưa chuộng nhất, với tổng lượng nhập khẩu trong 5 tháng đạt 173.209 tấn (tăng 21%). Trong tháng 5/2025, dòng sản phẩm này đạt 35.357 tấn (tăng 13%). Tôm nấu chín và tôm ướp đạt 51.138 tấn (tăng 25%), nhưng tháng 5 tăng trưởng chững lại (+3%). Tôm nguyên vỏ biến động mạnh, sau khi tăng 52% trong tháng 4 thì lại giảm 12% trong tháng 5, còn 15.960 tấn. Riêng tôm tẩm bột nhập khẩu giảm 15% trong tháng 5. Triển vọng cho nửa cuối năm 2025 vẫn phụ thuộc lớn vào kết quả đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, cũng như quyết định cuối cùng của DOC về các mức thuế.
Giá xuất khẩu trung bình của tôm sú tăng
Trong khi TTCT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, tôm sú lại thể hiện sức bật ở phân khúc cao cấp với tốc độ tăng trưởng ổn định trong tháng 5/2025. Sản lượng xuất khẩu tôm sú đạt 4.353 tấn, tăng 8% so tháng trước và 6% so cùng kỳ năm trước. Tôm sú xuất khẩu chủ yếu dưới các dạng: tôm bỏ đầu PTO/PDTO, tôm nguyên con, tôm lột vỏ đông lạnh, tôm hấp, tôm HLSO. Giá xuất khẩu trung bình của tôm sú tăng 4%, đạt 11,82 USD/kg. Tuy nhiên, sản lượng tôm nguyên liệu giảm nhẹ 2% còn 24.000 tấn, sau khi tăng mạnh 32% trong tháng 4. Nguồn cung tôm cỡ lớn tăng lên khiến giá tại trại có xu hướng điều chỉnh. Cụ thể, tôm sú cỡ 20 - 40 con/kg giảm 2%, cỡ 50 con/kg giữ nguyên, trong khi cỡ 80 con/kg giảm tới 9%. Dự báo trong tháng 6, nguồn cung tiếp tục cải thiện.
HÀ TĨNH
Người nuôi có lợi nhuận tốt nhờ giá tôm cao
Theo khảo sát tại các địa phương có diện tích thả nuôi lớn của tỉnh Hà Tĩnh như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh,… người nuôi tôm đã bắt đầu bước vào kỳ thu hoạch vụ xuân hè gần 1 tháng nay. Giá tôm thương phẩm tương đối cao, tiêu thụ thuận lợi tạo điều kiện để bà con yên tâm đầu tư trong thả nuôi tiếp vụ mới. Giá TTCT còn sống loại 100 con/kg khoảng 105.000 đồng/kg; loại 60 con/kg có giá 140.000 đồng/kg; loại 50 con/kg khoảng 160.000 đồng/kg; loại 30 con/kg trên 230.000 đồng/kg. Tôm cấp đông thường thấp hơn tôm sống khoảng 10.000 đồng/kg. Đây là mức giá tốt so với những năm gần đây, góp phần mang lại kỳ vọng lớn cho người nuôi.
ĐBSCL
Giá tôm sú tăng cao
Tại vùng ĐBSCL, giá tôm sú tiếp tục đi lên trong tuần đầu tháng 7/2025. Tôm kích cỡ 30 con/kg được mua ở mức 192.000 đồng, tăng 7.000 đồng so tuần trước; kích cỡ 40 con/kg đạt 165.000 đồng, tăng 10.000 đồng. Nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tăng trở lại, giúp tôm sú duy trì giá tốt. Ngược lại, TTCT giảm giá nhẹ, còn khoảng 68.000 - 70.000 đồng/kg (kích cỡ 100 con/ kg), do nguồn cung dồi dào và sức mua chưa khởi sắc.
VĨNH LONG
Người nuôi phấn khởi vì giá tôm tăng
Giá tôm sú, TTCT thương phẩm ở thị trường tỉnh Vĩnh Long tiếp tục tăng thêm 10.000 - 20.000 đồng/kg trong gần 2 tuần nay. Hầu hết nông dân nuôi tôm nước lợ và mặn vùng ven biển của tỉnh Vĩnh
Long rất phấn khởi vì vụ nuôi tôm đầu tiên năm 2025 đạt lợi nhuận lớn. Theo đó, giá tôm sú loại 20 con được mua tại ao 220.000 đồng/ kg; TTCT loại 30 con/kg có giá 190.000 - 200.000 đồng/kg; tôm sú loại 40 con/kg thu mua 160.000 đồng/kg. Đối với TTCT loại 30 con/ kg, giá thu mua 145.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá thu mua 120.000 đồng/kg, loại 50 con/kg giá mua 110.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg. Vụ nuôi tôm này, những nông dân có
đủ điều kiện về diện tích đất, tiền vốn nuôi tôm theo mô hình thâm canh mật độ cao sẽ lợi nhuận gấp 5 - 6 lần so với nuôi tôm thâm canh, nhờ năng suất đạt bình quân 55 tấn/ha.
CÀ MAU
Giá tôm tăng cao nhất trong vòng một năm qua
Những ngày qua, giá tôm tôm sú tại Cà Mau tăng bình quân từ
20.000 - 30.000 đồng/kg so trước đó khoảng hai tháng. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg dao động từ 250.000 - 260.000 đồng/kg, loại 30 con/kg từ 180.000 - 190.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 150.000160.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá TTCT loại 40 con/kg có thể dao động từ 160.000 - 200.000 đồng/kg,… Đây là mức giá cao nhất trong vòng một năm qua. Với mức giá này, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư người nuôi tôm có lãi khá cao. Nguyên nhân giá tôm tăng là do nhu cầu tiêu thụ trong nước và đơn hàng xuất khẩu đều tăng, trong khi nguồn cung hạn chế vì tôm chưa đến kỳ thu hoạch rộ. Ngành chức năng của địa phương khuyến cáo người dân không nên nuôi ồ ạt, thả nuôi với mật độ vừa phải.
Phát hiện hơn 37 tấn thức ăn giả cho tôm
Ngày 10/6/2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị phát hiện cơ sở của ông Dương Văn Hòa, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu (nay là xã Vĩnh Mỹ, tỉnh Cà Mau) đang thực hiện hành vi sản xuất thức ăn giả cho tôm. Tại hiện trường có 35 bao thức ăn đang được đóng gói và 55 bao thức ăn đã được sản xuất từ trước với nhiều nhãn hiệu khác nhau, tổng trọng lượng 1,8 tấn. Tiếp tục kiểm tra kho sản xuất, lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ thêm 1.804 bao thức ăn với trọng lượng hơn 36 tấn và một số dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất, buôn bán thức ăn giả. Ông Dương Văn Hòa khai nhận đã mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị và tổ chức sản xuất thức ăn giả cho tôm bán ra thị trường nhằm thu lợi bất chính. Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
ANH VŨ
TRUNG QUỐC
Tăng nhập khẩu tôm trong tháng 5/2025
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Trung Quốc nhập khẩu 343.787 tấn tôm, giảm 7% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng giá trị đạt 1,82 tỷ USD, tăng nhẹ 2%, phản ánh xu hướng giá cao hơn. Riêng tháng 5/2025, Trung Quốc nhập 74.097 tấn tôm, tăng 6% và là tháng có khối lượng cao nhất từ đầu năm, giá trị đạt 376 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ. Ecuador tiếp tục dẫn đầu, chiếm hơn 70% lượng tôm nhập với 52.055 tấn (tăng 4%). Ấn Độ phục hồi mạnh, đạt 14.088 tấn (tăng 12%), trong khi Thái Lan tăng 26% lên 2.024 tấn. Venezuela duy trì đà tăng với 1.196 tấn (tăng 66%). Ngược lại, Argentina giảm nhẹ 9% xuống còn 1.350 tấn.
ECUADOR
Giá tôm ổn định tại Trung Quốc
cuối tháng 6/2025
Trong tuần cuối tháng 6/2025 (tuần 26), giá tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc giữ ổn định dù các nhà xuất khẩu nỗ lực đẩy giá tại Triển lãm Thủy sản quốc tế Quảng Đông (16 - 18/6). Mức chào bán tăng nhẹ 0,05 - 0,1 USD/kg cho tôm IQF và IQF ngâm muối, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn dè dặt do giá mua tại trang trại ở Ecuador tăng. Giá CFR cho tôm nguyên con loại 30/40 ngâm muối không thay đổi so với tuần trước. Trong khi đó, giá mua tại trại ở Trung Quốc tiếp tục giảm, do nhu cầu tôm tươi/ nội địa tăng. Tại miền Bắc Trung Quốc, giá bán buôn tôm Ecuador IQF 30/40 ngâm muối dao động từ 37,3 - 40,4 NDT/kg (5,20 - 5,63 USD/kg). Một số thương hiệu như Santa Priscila ghi nhận mức tăng nhẹ 1 NDT/kg.
ĐỘ Cần nhập khẩu nguyên liệu tôm để duy trì sản xuất quanh năm
Ngành chế biến tôm của Ấn Độ đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhằm đảm bảo duy trì sản xuất suốt cả năm, thay vì chỉ phụ thuộc vào hai vụ thu hoạch chính trong nước. Ông Anil Kumar, Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, Ấn Độ có tiềm năng phát triển mô hình nhập khẩu, tái chế và xuất khẩu tương tự Trung Quốc và Việt Nam. Việc thiếu hụt nguyên liệu trong mùa trái vụ khiến nhiều nhà máy đối mặt với nguy cơ dừng hoạt động, ảnh hưởng đến việc làm của công nhân. Hiện một số doanh nghiệp như Gadre Marine đã bắt đầu nhập khẩu cá minh thái từ Nga, tuy nhiên quy mô còn hạn chế. Ông Abuthahir Aboobakar, CEO của Jeelani Marine Products, khẳng định: “Dù giá nguyên liệu tăng, chúng tôi vẫn buộc phải nhập khẩu để duy trì hoạt động liên tục”.
INDONESIA
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025
Từ tháng 1 - 4/2025, Indonesia xuất khẩu 67.936 tấn tôm, tăng 11% về lượng và 24% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 4/2025 đạt 14.489 tấn, tăng 16% so tháng trước nhờ nhu cầu ổn định từ các thị trường chủ lực. TTCT tiếp tục dẫn đầu với 33.055 tấn (tăng 19%), trong khi tôm nấu chín và tôm ướp tăng mạnh 31% lên 20.296 tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sú giảm 16% xuống 2.632 tấn. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với 45.286 tấn (tăng 11%). Xuất khẩu sang Nhật Bản và EU lần lượt đạt 10.557 tấn và 3.213 tấn, đều tăng 11% và 56%. Canada tăng trưởng ấn tượng 139% lên 1.634 tấn. Ngược lại, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 13% xuống 2.847 tấn dù có tín hiệu phục hồi trong tháng 4/2025. Indonesia đang đẩy mạnh xuất khẩu TTCT và sản phẩm chế biến, mở rộng thị phần tại các thị trường phát triển, bất chấp khó khăn tại thị trường Trung Quốc và sự sụt giảm ở phân khúc tôm sú.
Giá tôm giảm nhẹ trong tháng 6/2025
Thị trường tôm châu Âu trong tháng 6/2025 ghi nhận xu hướng giá giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ chậm và nguồn cung dồi dào, đặc biệt từ Ecuador. Giá trung bình TTCT
tại khu vực này giảm khoảng 9,9% so quý trước và 1,1% so cùng kỳ năm trước. Người mua châu Âu vẫn duy trì tâm lý thận trọng sau mùa cao điểm lễ hội đầu năm, đồng thời chịu ảnh hưởng từ tỷ giá và lạm
phát khiến sức mua chưa hồi phục mạnh. Tuy vậy, tôm chế biến và
sản phẩm có chứng nhận bền vững (như ASC, GlobalG.A.P) vẫn giữ
được mức giá ổn định hơn nhờ nhu cầu ổn định từ hệ thống bán lẻ.
Một số thị trường đơn lẻ như Tây Ban Nha, Pháp và Đức vẫn duy trì
lượng nhập khẩu ổn định, nhưng biên độ giá giao dịch không lớn.
Dự báo trong quý III/2025, giá tôm tại châu Âu có thể tiếp tục đi
ngang hoặc tăng nhẹ nếu lượng hàng tồn kho được giải phóng và sức mua hồi phục trong mùa du lịch hè.
MỸ
Ngư dân lao đao vì giá cảng xuống thấp, tôm nhập khẩu gây áp lực
Trong tháng 6/2025, giá thu mua tôm tại cảng ở Mỹ giảm mạnh, chỉ còn khoảng 1 USD/pound (tương đương 2,2 USD/kg), khiến ngư dân tại các bang ven Vịnh Mexico như Louisiana, Texas và Alabama gặp khó khăn nghiêm trọng. Mặc dù giá bán buôn và bán lẻ tại siêu thị vẫn giữ ổn định, người nuôi và khai thác tôm nội địa buộc phải bán với giá thấp để cạnh tranh với nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ. Theo ghi nhận, lượng tôm giá rẻ từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam vẫn tiếp tục đổ vào Mỹ với giá cạnh tranh, tạo áp lực lên tôm nội địa cả về giá lẫn sản lượng tiêu thụ. Trước tình hình này, nhiều ngư dân và nhà vận động chính sách đang đề xuất áp thuế chống bán phá giá (ở mức 26 - 46%) và triển khai chương trình dán nhãn “Texas shrimp” nhằm nâng cao giá trị tôm Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu áp dụng biện pháp bảo hộ quá mạnh, người tiêu dùng Mỹ có thể phải trả giá cao hơn, ảnh hưởng đến nhu cầu trong trung và dài hạn.
Giá tôm nội địa giảm sâu do cầu yếu, tồn kho tăng
Trong tuần qua, thị trường tôm Mỹ tiếp tục chịu áp lực kép: Nhu cầu tiêu thụ chậm và tồn kho tăng cao. Các nhà phân phối trong nước đang buộc phải hạ giá bán 5 - 10% so tháng trước nhằm kích cầu, trong bối cảnh người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và ngành dịch vụ ăn uống thiếu nhân lực vận hành. Lượng nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao trong tháng 5 và đầu tháng 6, bất chấp các lo ngại về chính sách thuế mới. Điều này khiến nguồn cung dồi dào hơn nhu cầu hiện tại, đặc biệt vào thời điểm “mùa hè trầm lắng” truyền thống của ngành hải sản. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang theo dõi sát diễn biến tiêu dùng quý III/2025, đồng thời kêu gọi sự điều tiết linh hoạt để tránh gây mất cân đối cung - cầu kéo dài. Nếu không có tín hiệu hồi phục từ thị trường tiêu dùng trong nước hoặc nước ngoài, ngành tôm Mỹ có thể đối mặt với quý kinh doanh nhiều thách thức.
OANH THẢO
TÔM CÀNG XANH
Cơ hội mở cho ngành tôm châu Á
Tôm càng xanh đang nổi lên như giải pháp bền vững thay thế tôm sú nhờ giá trị thương mại cao, ít rủi ro dịch bệnh và tiềm năng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, ngành này vẫn đối mặt thách thức nguồn giống, năng suất và phát triển thị trường.
Thay thế tôm sú?
Ngành nuôi tôm càng hiện tập trung vào hai loài chính: tôm càng xanh (M. rosenbergii) và tôm càng sông phương Đông (Macrobrachium nipponense, chủ yếu nuôi ở Trung Quốc). Theo FAO (2023), hai loài này chiếm 2,6% (294.000 tấn) và 2% (228.000 tấn) tổng sản lượng giáp xác toàn cầu, với giá trị thị trường năm 2020 đạt 2,29 tỷ USD (OECD, 2023).
Ở Ấn Độ, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy mô hình nuôi tôm càng xanh hữu cơ
xen lúa mang lại lợi nhuận cao. Dự án do Cục Xúc tiến Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA)
triển khai trên đất ngập nước và mất 4 năm
để đạt chứng nhận hữu cơ. Tôm xuất sang siêu thị Đức được bán giá cao hơn 15 - 20%.
Tuy nhiên, dự án gặp khó khăn vì không tìm
được đầu ra ổn định cho lúa hữu cơ, làm giảm khả năng duy trì lợi thế giá.
Tiến sĩ Frolan Aya, nhà khoa học tại Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cho biết tôm càng xanh là lựa chọn thay thế tiềm năng cho tôm sú nhờ giá trị thương mại cao, khả năng xuất khẩu lớn và ít nhạy cảm với dịch bệnh. Tại Philippines, giá bán lẻ tôm càng xanh hiện vào khoảng 250 - 350 peso/kg, thấp hơn tôm sú nhưng bù lại có lợi thế ít rủi ro dịch bệnh nhờ mật độ nuôi thưa.
Khác với tôm sú cần xét nghiệm dịch
bệnh thường xuyên và yêu cầu cơ sở nuôi
đạt chuẩn để phòng vi khuẩn, virus, mô hình nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh tôm càng xanh chủ yếu tập trung vào quản
lý dinh dưỡng và chất lượng nước. Tuy nhiên, tôm càng xanh vẫn có thể mang mầm
bệnh virus của tôm sú, nên người nuôi cần
thận trọng để tránh lây nhiễm chéo sang các trại nuôi tôm biển lân cận.
Tiến sĩ Maria Lourdes Aralar, cựu chuyên gia Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC) và là người phát triển công nghệ nuôi lồng trên hồ, cho biết: “Người nuôi có thể tận dụng ao đất, lồng lưới hoặc thậm chí cả ruộng lúa. Mô hình nuôi lồng đặc biệt phù hợp với nông dân nghèo không có đất đào ao nhờ chi phí đầu tư ban đầu thấp”.
Giải bài toán con giống
Điểm nghẽn trong sản xuất tôm càng xanh là khâu cung cấp ấu trùng, vốn cần được ấp nở và ương tại trại giống trong 28 - 35 ngày trước khi thả ra ao hoặc lồng nuôi trên hồ. “Sản lượng hiện nay rất hạn chế do thiếu ấu trùng nuôi thương phẩm, nhưng đây vẫn là ngành đầy tiềm năng”, ông Aya nhận xét. Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) thường xuyên mở các khóa đào tạo kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm tại Trạm nước ngọt Binangonan ở Rizal. Trạm này vừa nghiên cứu sản xuất ấu trùng, vừa cung cấp giống cho nông dân. Ngoài ra, còn có nguồn cung từ Trung tâm Công nghệ Thủy sản nước ngọt Quốc gia (BFAR) ở Nueva Ecija và Trung tâm Phát triển Nghề cá Quốc gia ở Pangasinan.
Ông Dan Baliao, Trưởng Bộ phận Nuôi trồng Thủy sản của SEAFDEC, cho biết cơ quan này đã phát triển hệ thống trại giống tôm càng xanh tại Tigbauan, Iloilo, với khoảng 3.000 con tôm bố mẹ. Ông nói: “Chúng tôi mới bắt đầu triển khai, nhưng khi hoàn thiện trại giống quy mô lớn hơn, mục tiêu là sản xuất ấu trùng hàng loạt tại Tigbauan để cung cấp cho nông dân và tái khởi động ngành nuôi tôm càng xanh”.
Phát biểu tại Hội nghị Giant Prawn 2023 ở Bangkok, ông Robins McIntosh, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Charoen Pokphand Foods (CPF) cho rằng, ngành nuôi tôm càng xanh có tiềm năng cạnh tranh với tôm biển trên thị trường toàn cầu. Công nghệ ương nước xanh từng giúp ngành phát triển mạnh ở châu Á, nhưng dịch bệnh MrNV vào giai đoạn 2007 - 2008 đã gây thiệt hại nặng nề. Từ năm 2014, nhờ con giống được cải thiện, sản lượng dần phục hồi và tăng khoảng 6%, dù mức tăng còn hạn chế. So với tôm biển, vốn đã ứng dụng chọn giống, bố mẹ sạch bệnh (SPF) và thuần hóa, tôm càng xanh vẫn
còn trong giai đoạn đầu làm quen với các công nghệ này.
McIntosh nhận định rằng công nghệ SPF
và thuần hóa, nếu được áp dụng hiệu quả, sẽ giúp tôm càng xanh đóng góp đáng kể vào sản lượng toàn cầu. Tuy nhiên, tập tính
ăn thịt lẫn nhau vẫn là trở ngại lớn. Điểm mạnh của loài này là tốc độ tăng trưởng nhanh: đạt 20 g sau 55 ngày, trong khi TTCT cần 120 ngày. “Nếu có thể đạt 50 g trong cùng thời gian, ngành tôm càng sẽ tạo ra bước đột phá”, ông nói.
Từ năm 2015, Thái Lan đã đạt bước tiến
lớn khi phát triển thành công công nghệ sản xuất tôm hậu ấu trùng toàn đực, nâng tỷ lệ sống tại trại giống lên 63%, thậm chí đạt 75% nếu ứng dụng thêm hệ thống biofloc. Ông McIntosh cho rằng mô hình nuôi tôm
càng xanh có thể học hỏi từ Ecuador với
đặc điểm ao nuôi lớn, mật độ thưa và có giai
đoạn ương. Tại Thái Lan, mô hình hiệu quả nhất hiện nay là ương tôm đến cỡ giống 4 g,
sau đó nuôi ghép với TTCT và tôm càng toàn
đực cho đến khi đạt trọng lượng 57 g.
Gỡ thách thức thị trường
Khả năng phục hồi của ngành tôm càng
xanh phụ thuộc vào những thách thức thị trường. Theo McIntosh, nhu cầu nội địa cao vẫn tạo dư địa tăng trưởng lớn. Tuy nhiên, để xuất khẩu, người nuôi phải chấp nhận mức giá thường thấp hơn trong nước, do nhiều thị trường nhập khẩu chưa quen tiêu thụ tôm
càng xanh. Tương tự trường hợp TTCT ở Thái
Lan, sản lượng tăng dần sẽ giúp thị trường quốc tế mở rộng khả năng chấp nhận.
Tiến sĩ Malasri Khumsri, Trưởng Nhóm
Nghiên cứu và Kinh doanh Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản, DoF) cho biết, Thái
Lan đã rút ra nhiều bài học từ quá trình xuất
khẩu tôm càng xanh sang các nước châu Á. Việc vận chuyển tôm sống vẫn gặp nhiều khó khăn, trong khi quy định nhập khẩu giữa các thị trường rất khác nhau, khiến khó có thể áp dụng một tiêu chuẩn chung dù mô hình nuôi tương tự. Bà cũng nhấn mạnh các trang trại cần tiếp tục nâng cao kỹ thuật nuôi.
Tiến sĩ Patrick Sorgeloos (Đại học Ghent, Bỉ) cho biết, xuất khẩu tôm càng xanh ở khu vực này khác biệt đáng kể so với các thị
trường khác trên thế giới. Ông đánh giá tôm càng xanh cỡ lớn có tiềm năng thay thế tôm hùm, nhưng nhấn mạnh công nghệ cấp đông là yếu tố then chốt để thu hẹp khoảng cách chất lượng giữa tôm tươi và tôm đông lạnh. Thực tế, năng suất nuôi tôm càng xanh
thường chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với tôm biển thâm canh. Tuy vậy, mô hình nuôi toàn đực giúp nâng năng suất đáng
Thực trạng sản xuất tôm càng xanh ở châu
Á
Việt Nam: Mở rộng diện tích, cải tiến công nghệ
Diện tích nuôi ở ĐBSCL tăng từ 13.527 ha (2010) lên gần 80.000 ha (2023), sản lượng 29.000 tấn, chủ yếu nuôi đực đơn tính. Các mô hình kết hợp lúa - tôm giúp tối ưu mùa vụ và năng suất. Công nghệ biofloc trong ương giống nâng tỷ lệ sống lên 5660%, được thương mại hóa. Việt Nam đặt mục tiêu 50.000 tấn vào 2025.
Campuchia: Thành công mô hình tôm càng xanh - lúa ở Takeo
Dự án lúa - tôm ở tỉnh Takeo giúp tăng lợi nhuận gấp 10 lần so với chỉ trồng lúa. Từ 3 hộ ban đầu, đến 2023 đã mở rộng cho 20 hộ với sản lượng 7 tấn. Sản phẩm có giá trị cao, bán từ 10 - 40 USD/kg. Kế hoạch tương lai: nâng cao năng lực sản xuất giống và nghiên cứu kỹ thuật lúa - tôm. Ấn Độ: Phát triển giống
cải tiến GI Scampi
Sản lượng giảm từ 42.820 tấn (2005) xuống 18.086 tấn (2021) do giống kém chất lượng và bệnh. ICAR-CIFA phát triển giống tôm càng xanh tăng trưởng nhanh CIFA GI Scampi. Mục tiêu: mở rộng trại giống, giám sát chặt chất lượng giống và tăng sản lượng lên 30.000 tấn.
Malaysia: Khuyến khích
khởi nghiệp nuôi Udang Galah
Tiêu thụ nội địa khoảng 3.000 tấn/năm, 90% nhập khẩu. GK Aqua phát triển mô hình chuỗi giá trị khép kín và chương trình MUGA hợp tác với nông dân. Giá bán tôm lớn tới 90 MYR/kg (~ 21,5 USD). Kế hoạch mở rộng diện tích hợp tác lên 150 ha vào 2024.
Thái Lan: Đẩy mạnh nuôi tôm càng xanh đực
đơn tính
Ngành tôm càng xanh Thái Lan phục hồi, sản lượng 2023 ước đạt 45.815 tấn, tăng 2,4% so năm 2022. Tuy nhiên, giá tôm sụt giảm 4 - 9% do nhu cầu yếu. Hiện 16% trong số 14.000 trại đạt chứng nhận GAP. Xu hướng mới gồm sản xuất ấu trùng đực đơn tính, nuôi ghép tôm càng xanh với tôm biển để giảm rủi ro, rút ngắn thời gian nuôi còn 4 tháng, nuôi 2 - 3 vụ/năm.
Trung Quốc: Nuôi ba vụ trong nhà kính
Năm 2021, Trung Quốc sản xuất 171.263 tấn M. rosenbergii và 224.413 tấn M. nipponense. Thách thức chính gồm chất lượng giống giảm do cận huyết và ô nhiễm ao ương. Mô hình nhà kính ba vụ/năm với sưởi có thể đạt 12 tấn/ha, gấp gần ba lần so với nuôi ao ngoài trời. Định hướng phát triển: nuôi đơn tính và lai tạo giống vô sinh để bền vững.
Bangladesh: Tiềm năng lớn chưa khai thác
Sản lượng tôm càng xanh đạt 58.680 tấn (2021), tiêu thụ nội địa gần 90%. Diện tích nuôi 72.000 ha còn nhiều dư địa mở rộng. Giải pháp khuyến nghị: ứng dụng RAS tiết kiệm năng lượng cho ương giống, chọn lọc giống bản địa, nuôi đơn tính và cải thiện thức ăn, mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng trong 5 năm.
DŨNG NGUYÊN (Theo Asia Aquaculture)
kể trên cùng diện tích và mật độ. McIntosh cũng nhấn mạnh rằng sản lượng có thể tăng gấp đôi nếu cải thiện tốc độ tăng trưởng qua chọn giống và tăng số vụ nuôi trong năm. Tuy thị trường ưa chuộng tôm càng xanh cỡ lớn, sản xuất cần tập trung phát triển mô hình nuôi toàn đực để đáp ứng nhu cầu này.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sẽ giúp tiếp cận phân khúc cao cấp, nơi người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm phục vụ tiệc, lễ. Để mở rộng sản xuất, cần ứng dụng công nghệ nhằm giảm chi phí nuôi. TUẤN MINH (Tổng hợp)
PROBIOTIC VI NANG
Bí kíp cho
đường ruột tôm khỏe
Probiotic vi nang trộn vào thức ăn giúp vi khuẩn có thể sống sót và bám chắc trong ruột tôm, hình thành hàng rào vi sinh bảo vệ, ức chế Vibrio ngay tại điểm xâm nhập. Nhờ đó, việc kiểm soát bệnh trở nên hiệu quả và bền vững hơn cho người nuôi.
Bổ sung probiotic qua thức ăn
Hiện nay, phương pháp bổ sung vi khuẩn probiotic vào nước ương nuôi có thể cải thiện sức khỏe tôm và chất lượng nước. Tuy vậy, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế. Việc duy trì liều lượng probiotic hiệu quả trong nước thường tốn kém. Tốc độ sử dụng điển hình là 3 - 5 ppm/ngày với chế phẩm chứa 109 CFU/g chỉ đạt khoảng 3.000 - 5.000 CFU/ mL trong nước. Mức này có chi phí tương đối chấp nhận được, nhưng để kiểm soát mầm
bệnh hiệu quả, một số nghiên cứu cho rằng
cần nồng độ gần 106 CFU/mL (Ghosh, 2025), làm chi phí xử lý tăng cao. Ngay cả khi tăng
liều lên 50 ppm/ngày, mật độ probiotic cũng chỉ đạt khoảng 5×104 CFU/mL.
Hạn chế khác là probiotic bổ sung qua nước không tồn tại ổn định trong ruột
ấu trùng. Dù có thể giúp giảm tổng lượng Vibrio trong bể, biện pháp này không ngăn được ấu trùng ăn phải Vibrio từ Artemia nhiễm bẩn hoặc vật chất hữu cơ. Một khi mầm bệnh đã xâm nhập qua niêm mạc ruột, chúng vẫn có thể gây nhiễm nghiêm trọng.
Một phương pháp hiệu quả hơn để bảo vệ tôm khỏi nhiễm Vibrio là đưa vi khuẩn probiotic trực tiếp vào thức ăn. Cách tiếp cận này giúp probiotic ổn định trong ruột, hình thành hàng rào vi sinh bảo vệ, ngăn chặn mầm bệnh ngay tại điểm xâm nhập.
Dù khó đo đạc trực tiếp khả năng sống sót của probiotic ở ấu trùng tôm, nghiên cứu của Zeigler phối hợp với Đại học Philippines Visayas cho thấy khi TTCT hậu ấu trùng được cho ăn thức ăn phủ probiotic Rescue (5×106 CFU/g), chủng Bacillus spp. nhanh chóng bám vào thành ruột, đạt mật độ 1×107 CFU/g mô ruột chỉ sau 7 ngày.
Khi đã định cư, Bacillus ức chế Vibrio qua nhiều cơ chế bổ trợ: cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng, tiết hợp chất kháng khuẩn như bacteriocin và lipopeptide, kích thích miễn dịch (tăng thực bào, biểu hiện gen miễn dịch), đồng thời duy trì tính toàn
vẹn của niêm mạc ruột. Nhờ đó, việc bổ sung Bacillus qua thức ăn mang lại hiệu quả kiểm soát Vibrio bền vững hơn so với phương pháp xử lý nước.
Lựa chọn chủng probiotic
Vi khuẩn Bacillus rất thích hợp làm thành phần trong thức ăn cho tôm nhờ khả năng hình thành bào tử, giúp dễ đóng gói và bảo quản. Chúng cũng có khả năng thích nghi tốt, hoạt động hiệu quả trong dải rộng về độ mặn, nhiệt độ và pH của môi trường trại giống. Ngoài ra, Bacillus spp. còn tạo ra các hợp chất kháng khuẩn và enzyme có thể ức chế Vibrio, phá vỡ màng sinh học và ngăn chặn giao tiếp giữa các tế bào vi khuẩn (Shaheer et al., 2021; Ghosh, 2025).
Tuy nhiên, không phải tất cả chủng Bacillus đều có tác dụng giống nhau. Một số chủng chuyên biệt trong việc ức chế Vibrio, trong khi những chủng khác phù hợp hơn để phân hủy chất thải hoặc giảm nồng độ Amonia. Do đó, lựa chọn chủng vi khuẩn phù hợp là bước quan trọng.
Zeigler đã thử nghiệm 21 chủng Bacillus về khả năng ức chế bốn chủng Vibrio gây bệnh (Hình 1) và chọn ra bốn chủng hiệu quả nhất để phát triển sản phẩm probiotic Rescue. Tương tự, nhiều chủng Bacillus cũng được sàng lọc về khả năng giảm amonia và phân hủy chất hữu
Remediate. Quy trình chọn lọc mục tiêu này giúp đảm bảo hiệu quả tối ưu cho từng mục đích sử dụng.
Giải quyết thách thức sản xuất
Việc bổ sung probiotic vào thức ăn đã
chứng minh mang lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn gặp hạn chế do thách thức trong sản xuất, đặc biệt là duy trì khả năng sống của vi khuẩn trong quá trình ép viên ở nhiệt độ cao. Dù bào tử Bacillus chịu nhiệt tốt, khi đã nảy mầm chúng trở nên nhạy cảm và dễ chết do nhiệt. Độ ẩm trong hỗn hợp tiền phối trộn cũng có thể kích hoạt nảy mầm trước khi ép, khiến bào tử không còn sống sót khi gia nhiệt.
Ở giai đoạn ương và nuôi thương phẩm, probiotic có thể phủ bằng dầu lên bề mặt viên thức ăn, nhưng cách này không phù hợp cho thức ăn ấu trùng vì thức ăn sau ép được nghiền mịn và sàng lọc. Phủ dầu sẽ gây vón cục, giảm chất lượng và khả năng sử dụng.
Để giải quyết vấn đề này, Zeigler phát triển công nghệ độc quyền sử dụng quy trình lạnh, tích hợp probiotic trực tiếp vào thức ăn lỏng dành cho ấu trùng. Cách này bảo toàn khả năng nảy mầm của bào tử và đảm bảo cung cấp đều trong sản phẩm EZ
Larva Ultra và EZ Artemia Ultra. Rescuehỗn hợp các chủng Bacillus kháng Vibrio
được bọc vi nang để vận chuyển chính xác đến ruột ấu trùng, còn Remediate - công thức giảm amoni và chất thải hữu cơ, được tích hợp trong pha lỏng, giúp nhanh chóng phân tán vào nước khi cho ăn. Cả hai sản phẩm cung cấp bào tử sống ở mức hiệu quả khi sử dụng đúng hướng dẫn.
Ngoài probiotic, thức ăn lỏng của Zeigler còn chứa axit hữu cơ và Vpak - hỗn hợp nhiều thành phần chức năng hỗ trợ miễn dịch, cải thiện hấp thu dinh dưỡng và tăng sức đề kháng chống stress ôxy hóa, tối ưu hóa lợi ích sức khỏe tổng thể cho ấu trùng thủy sản.
Do thời gian lưu thức ăn trong ruột ấu trùng tôm rất ngắn (chỉ khoảng 20 - 30 phút, Jones và cộng sự, 1997), có ý kiến cho rằng quãng thời gian này không đủ để bào tử probiotic nảy mầm và định cư. Để kiểm chứng, Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Zeigler đã thực hiện thí nghiệm so sánh hai công thức thức ăn: một đối chứng không chứa probiotic và một bổ sung Rescue (vi nang) cùng Remediate (dạng lỏng).
DŨNG NGUYÊN (Theo Aquafeed)
Trong giai đoạn zoea và mysis, EZ Larva Ultra chiếm 50% khẩu phần; sang mysis và hậu ấu trùng, EZ Artemia Ultra thay thế hoàn toàn Artemia sống. Nước bể ương được xử lý Rescue ở nồng độ 5 ppm (5×104 CFU/ mL/ngày), hai lần mỗi ngày. Ở giai đoạn hậu ấu trùng 9 (PL9), tôm được thách thức bằng Vibrio parahaemolyticus gây AHPND (5×104 CFU/mL, trong 24 giờ). Tỷ lệ sống được theo dõi sau 72 giờ. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng probiotic đạt tỷ lệ sống 83,3%, cao hơn đáng kể so với 50% của nhóm đối chứng, tương ứng mức cải thiện 33,3%. Điều này chứng minh vi khuẩn có lợi trong thức ăn lỏng có thể định cư trong ruột tôm và làm giảm đáng kể tử vong. Đồng thời, việc bổ sung probiotic qua thức ăn tỏ ra hiệu quả vượt trội so với chỉ xử lý nước. Thí nghiệm khẳng định bổ sung probiotic qua khẩu phần ăn là chiến lược sinh học và hiệu quả để kiểm soát Vibrio trong hệ thống ương giống. Việc đưa trực tiếp Bacillus được bao màng bảo vệ giúp chúng định cư trong ruột, ức chế mầm bệnh và kích thích miễn dịch vào giai đoạn tôm dễ bị tổn thương nhất. Công nghệ thức ăn lỏng lạnh của Zeigler duy trì khả năng sống và liều lượng ổn định của probiotic, khắc phục hạn chế của thức ăn khô hoặc phương pháp cấp qua nước. Chiến lược này giúp giảm tỷ lệ chết, nâng cao chất lượng ấu trùng, giảm phụ thuộc kháng sinh và tăng cường an toàn sinh học cho trại giống.
Con giống chất lượng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững Ảnh: Thăng Long
Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú
giống ương theo công nghệ biofloc
Việc tìm ra độ kiềm thích hợp nhất để ương giống tôm sú là rất cần thiết, góp phần vào quy trình ương giống tôm sú theo công nghệ biofloc, tạo ra con giống lớn chất lượng cao phục vụ cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.
Tính cấp thiết
Ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ngành thủy sản Việt Nam. Nổi bật là tôm sú ( Penaeus monodon ) loài có kích thước lớn, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon.
Với chặng đường dài phát triển, nghề nuôi tôm sú đã có sự cải tiến về mô hình cũng như kỹ thuật nuôi. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật nuôi tôm sú hai
giai đoạn mang lại hiệu quả cao giúp tăng
trưởng đáng kể về sản lượng, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Trong ương giống tôm sú có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống
của tôm. Trong đó, độ kiềm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hệ đệm trong môi trường nước ương tôm, giúp ổn định pH nước. Khi độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố thủy lý, thủy hóa và ảnh hưởng đến tôm. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình lột xác và tăng trưởng của tôm. Cụ thể, độ kiềm quá thấp, tôm lột xác sẽ khó cứng vỏ và ngược lại, độ kiềm quá cao thì ấu trùng cũng như hậu ấu trùng tôm sẽ chậm lớn hoặc khó lột xác, thậm chí lột xác không thành công dẫn đến bị chết. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc vào ương giống tôm sú mang lại kết quả rất khả quan như: ương tôm sú giống ở mật độ 2.000 con/ m3 là tốt nhất (Tran & Le, 2016) hay ương giống tôm sú đạt tỷ lệ sống (95,5 ± 2,1%) và năng suất (573 ± 13 con/m3) cao ở độ mặn từ 10 - 20‰ (Chau et al., 2020). Theo Tảo (2015), ương ấu trùng tôm sú độ kiềm thích hợp từ 100 - 120 mg CaCO3/L. Tuy nhiên, hiện quá trình ương tôm sú trong kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn vẫn còn một số vấn đề bất cập. Do đó, việc tìm ra độ kiềm thích hợp nhất để ương giống tôm sú là rất cần thiết, góp phần vào quy trình ương giống tôm sú theo công nghệ biofloc, tạo ra con giống lớn chất lượng cao phục vụ cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
Nguồn nước thí nghiệm: Nước ót độ mặn 90‰ và nước ngọt lấy từ nước máy thành phố. Nước dùng trong thí nghiệm có độ mặn 15‰ được pha từ 2 nguồn nước trên, sau đó được xử lý bằng Chlorine với
nồng độ 30 ppm, sục khí mạnh từ 2 đến 3 ngày, đến khi hết lượng Chlorine trong nước, tiến hành nâng độ kiềm lên phù hợp cho từng nghiệm thức, sau đó bơm nước qua túi lọc 5 μm vào bể ương trước khi bố trí tôm.
Tôm sú giống được sản xuất tại trại thực nghiệm nước lợ Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, được thuần dưỡng cho phù hợp với độ kiềm của từng nghiệm
thức. Sau đó, những con tôm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh được chọn để bố trí thí nghiệm.
Cách tạo biofloc: Dùng nguồn carbon từ mật rỉ đường có hàm lượng C là 46,7% để tạo biofloc. Mật rỉ đường hòa với nước 15‰ rồi ủ 24 giờ với vi sinh SUPER EM.S với lượng 1 g/m3 (Vi sinh có thành phần: Bacillus subtilis (2×105 CFU/kg), Lactobacillus acidophilus (2×105 CFU/kg), Saccharomy cescerevisiae (2×105 CFU/ kg), Nitrosomonas sp. (2×105 CFU/kg), Nitrobacter sp. (2×10 4 CFU/kg), chất mang vừa đủ 1 kg), sau đó bổ sung trực tiếp vào bể ương. Tùy vào lượng thức ăn nhân tạo
sử dụng cho tôm mà lượng mật rỉ đường được thêm vào để đạt tỷ lệ C:N = 10:1 (Chau et al., 2019). Mật rỉ đường được bổ sung 1 ngày/lần vào lúc 14:30 với hàm lượng cần bổ sung vào bể để tạo biofloc được tính dựa trên công thức của Avnimelech (2015).
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mật độ 2.000 con/ m3, độ mặn 15‰, bể ương có thể tích 250 L, và thời gian ương là 28 ngày:
- Nghiệm thức 1: Độ kiềm ở mức dao
động trong khoảng 80 mg CaCO3/L; - Nghiệm thức 2: Độ kiềm ở mức dao
động trong khoảng 120 mg CaCO3/L; - Nghiệm thức 3: Độ kiềm ở mức dao
động trong khoảng 160 mg CaCO3/L; - Nghiệm thức 4: Độ kiềm ở mức dao
động trong khoảng 200 mg CaCO3/L.
Chăm sóc và quản
lý
Tôm được cho ăn 6 lần/ngày (6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ và 21 giờ) bằng
thức ăn viên công nghiệp dành cho tôm sú (42% protein), lượng thức ăn cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cùng với
đó là dựa vào quan sát lượng thức ăn hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp. Trong
suốt quá trình ương không thay nước, khí được sục liên tục để cung cấp ôxy cho tôm và đảm bảo sự lơ lửng của hạt biofloc. Sodium bicarbonat (NaHCO3) được sử dụng để điều chỉnh độ kiềm cho phù hợp với từng nghiệm thức trước khi bố trí tôm sú giống. Sau đó, độ kiềm được định kỳ theo dõi 7 ngày/lần, để đảm bảo duy trì gần đúng giá trị độ kiềm của từng nghiệm thức.
Kết quả
Trong thời gian thí nghiệm, các chỉ tiêu môi trường nước như: Nhiệt độ, pH, độ kiềm, nitrite, hàm lượng TAN đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sinh trưởng của tôm.
Chỉ tiêu biofloc: Sau 28 ngày ương, chiều dài và rộng của các hạt biofloc dao động từ 1.263 đến 1.356 μm (chiều dài) và 850 - 892 μm (chiều rộng). Trong đó, nghiệm thức 160 mg CaCO3/L có kích thước biofloc lớn nhất (1.356 ± 36 μm - 892 ± 97 μm) và nghiệm thức 80 mg CaCO3/L có kích thước biofloc nhỏ nhất (1.263 ± 39 μm - 850 ± 82 μm). Tuy nhiên, kích thước biofloc của từng nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tăng trưởng tôm sú: Tôm sú bố trí thí nghiệm với chiều dài ban đầu 1,25 cm, tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức. Sau 28 ngày ương, chiều dài tôm ở các nghiệm thức dao động từ 3,66 đến 4,03 cm. Cụ thể, nghiệm thức 120 mg CaCO3/L tôm có chiều dài cao nhất (4,03 ± 0,01 cm), tiếp đến là nghiệm thức 80 mg CaCO3/L (3,78 ± 0,02 cm) và nghiệm thức 200 mg CaCO3/L có chiều dài thấp nhất (3,66 ± 0,03 cm), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức.
Tăng trưởng khối lượng: Sau 28 ngày ương, tôm ở nghiệm thức 120 mg CaCO3/L đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của tôm cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Tỷ lệ sống và sinh khối của tôm: Tỷ lệ sống của tôm là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá kết quả của nghiên cứu và hiệu quả của mô hình ương theo công nghệ biofloc, kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của tôm ở từng nghiệm thức đạt từ 78,5 đến 90,2%. Tỷ lệ sống của tôm đạt cao nhất ở nghiệm thức 120 mg CaCO3/L (90,2 ± 2,12%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại.
Tương ứng với tỷ lệ sống, sinh khối của tôm sau khi kết thúc 28 ngày ương của từng nghiệm thức dao động trong khoảng 1.571 - 1.803 con/m3. Nghiệm thức 120 mg CaCO3/L với lợi thế tỷ lệ sống cao tiếp tục là nghiệm thức có sinh khối lớn nhất (1.803 ± 43 con/m3) khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại.
Kết luận
Sau 28 ngày ương, các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, độ kiềm, nitrite và TAN đều nằm trong phạm vi thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Thể tích biofloc và kích cỡ hạt biofloc lớn dần theo thời gian ương và cũng nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển tốt. Tôm ở nghiệm thức độ kiềm 120 mg CaCO3/L có tăng trưởng, tỷ lệ sống và sinh khối tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại.
HUỲNH HOÀNG SƠN VÀ CHÂU TÀI TẢO Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG C.P. VIỆT NAM 2025
Công
nghệ tiên phongThành công vững bền
Vừa qua, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam
công
Hội
Với chủ đề: “Công nghệ tiên phong - Thành công vững bền”, Hội nghị thu hút sự quan tâm, tham dự đông đảo từ các Quý đại lý, Quý khách hàng trong khu vực cùng đại diện lãnh đạo các bộ phận C.P. Việt Nam. Đặc biệt là sự góp mặt của hai chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực thủy sản, Tiến sĩ Prakan Chiarahkhongman - Chuyên gia bệnh học thủy sản và ông Suphol Phantumaophas - Chuyên gia dinh dưỡng đến từ Tập đoàn C.P. Thái Lan.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm phát triển vững mạnh trên mảnh đất hình chữ S, C.P. Việt Nam tiếp tục khẳng định, phát huy thế mạnh tiên phong trong công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm của mình. Cụ thể, trong khuôn khổ Hội nghị, C.P. Việt Nam đã có màn cho ra mắt sản phẩm mới - Thức ăn dinh dưỡng PRO-55 vô cùng
ấn tượng. Sản phẩm PRO-55 “Nuôi dưỡng từng tế bào gan tôm” sẽ là giải pháp đột phá, giúp tôm khỏe mạnh từ bên trong, tăng cường đề kháng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ sống.
Và cũng trong chính sự kiện này. C.P. Việt Nam đã tổ chức vinh danh hàng trăm Quý khách hàng nuôi tôm thành công, đạt tốc
độ lớn nhanh từ tôm giống CPF TURBO G21. Đồng thời, vinh danh khách hàng tiên phong sử dụng giống tôm sú CPF SUPER MONODON
đạt hiệu quả kinh tế cao tại các khu vực.
C.P.
lãnh đạo C.P. Việt Nam đã cùng bấm nút ra mắt sản phẩm PRO-55 Hội nghị diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở và tràn đầy tinh thần gắn kết. Đây là dịp để C.P. Việt Nam giới thiệu những sản phẩm mới, chia sẻ giải pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng hành cùng người nuôi tôm trong việc nâng cao năng suất - hiệu quả - bền vững. C.P. VIỆT NAM
Nam chụp
Khách hàng
Việt
ảnh lưu niệm tại Hội nghị
NEW HOPE VĨNH LONG
Tổ chức Hội nghị “Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi tôm” tại Cần Thơ
Ngày 25/6/2025, tại Mường Thanh Luxury Cần Thơ, New Hope Vĩnh Long đã long trọng tổ chức Hội nghị “Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi tôm”. Sự kiện diễn ra tốt đẹp với sự tham dự đông đảo của Quý đại lý/khách hàng, đối tác, các chuyên gia thủy sản và đặc biệt là hơn 30 tinh anh thủy sản
New Hope Hải Ngoại cùng tham dự để trợ lực cho đội ngũ kinh doanh tôm
New Hope Vĩnh Long phát triển.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Vạn Tiến - Tổng Giám đốc New Hope Vĩnh Long thay mặt Công ty cảm ơn sự tham dự của đông đảo đại biểu, khách mời, cùng cảm ơn Quý đại lý/ khách hàng đã tin tưởng New Hope Vĩnh Long. Công ty TNHH New Hope Vĩnh Long thuộc Tập đoàn New Hope, chuyên nghiên cứu phát triển, sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy sản. Với thế mạnh về công nghệ sản xuất hiện đại và đội ngũ nhân tài được tuyển chọn từ nhiều nơi, Công ty New Hope Vĩnh Long đã và đang tập trung đầu tư thị trường thủy sản, hướng tới dịch vụ ngày càng hoàn hảo hơn.
Tại New Hope Vĩnh Long, chất lượng sản phẩm bắt đầu từ sự kiểm soát nghiêm ngặt, nguyên liệu đầu vào được kiểm nghiệm kỹ
lưỡng. Trước khi được nhập vào kho New Hope
Vĩnh Long, nguyên liệu được kiểm tra lấy mẫu
từng bao, đảm bảo chất lượng ổn định, an toàn.
Thức ăn cũng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chuẩn, đạt chuẩn mới đủ điều kiện đóng bao thành phẩm. Đặc biệt, trước khi đưa ra thị trường, thức ăn thành phẩm được chuyển đến farm thực nghiệm của New Hope Vĩnh Long để kiểm tra, chứng thực kết quả về chất lượng.
Ông Trần Hải Hoa – Tổng Giám đốc kinh doanh Thủy sản BU cho biết, Tập đoàn New Hope thành lập vào năm 1982. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, New Hope đã và đang nằm trong những tập đoàn hàng đầu về sản xuất thức ăn chăn nuôi, với tổng sản
lượng năm 2024 đạt trên 26 triệu tấn.
Ông Triệu Bằng Phi – Giám đốc công thức
đã giới thiệu cho Quý đại lý và bà con nông dân về các đặc điểm, nguyên lý tạo nên công thức
đặc thù của thức ăn tôm New Hope Vĩnh Long.
Các sản phẩm của New Hope Vĩnh Long luôn
được cân đối dinh dưỡng toàn diện, bảo đảm con tôm phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn, rút ngắn chu kỳ nuôi. Từ đó, ông đưa ra các giải pháp đề xuất, cộng hưởng các nhóm theo từng mục đích, để người nuôi có thể lựa chọn giải pháp nào phù hợp nhất.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, New Hope Vĩnh Long còn kết hợp với các chuyên gia về thuốc thủy sản, cùng hơn 30 Tinh Anh Thủy Sản New Hope Hải Ngoại chia sẻ các kinh nghiệm, cũng như giải pháp nuôi tôm khỏe, ít bệnh, tạo môi trường nuôi hiệu quả, bền vững. Sau khi được tìm hiểu rõ ràng về sản phẩm, Quý bà con cũng đã đưa ra lựa chọn tin tưởng và tiến hành đặt hàng, cũng như mang về cho mình những giải thưởng vô cùng hấp dẫn. Quý khách hàng Đại lý Trần Văn Thoại đã là người may mắn nhất trúng giải đặc biệt, sở hữu cho mình 01 chiếc ô tô VF3.
New Hope Vĩnh Long luôn cố gắng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lấy khoa học kỹ thuật làm gốc, chất lượng là sinh mệnh, kiên trì theo đuổi và sản xuất ra những sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn. Thành công của khách hàng chính là niềm hạnh phúc to lớn đối với New Hope Vĩnh Long. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của khách hàng đã luôn tin tưởng, ủng hộ, đồng hành cùng New Hope Vĩnh Long trong suốt thời gian
qua. Chúc cho cộng đồng người nuôi tôm Việt Nam nói chung và Quý hộ nuôi của New Hope Vĩnh Long nói riêng ngày càng có thật nhiều vụ mùa bội thu hơn nữa. Chúc cho sự hợp tác giữa New Hope Vĩnh Long và Quý khách hàng luôn bền chặt, cùng nhau phát triển và gặt hái thật nhiều thành công hơn. NEW HOPE VĨNH LONG
SELISSEO
Tối ưu hiệu quả selen trong nuôi TTCT ở độ mặn thấp
Một nghiên cứu tại Brazil đã so sánh hiệu quả của ba nguồn selen khác nhau nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng ôxy hóa và chất lượng thịt của TTCT nuôi ở độ
đoạn ương đến tăng trưởng.
Thiết kế thí nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành
tại Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nông nghiệp Liên bang Brazil, gồm hai giai đoạn dưới
điều kiện độ mặn thấp.
Giai đoạn 1 - Thích nghi và tăng trưởng sớm
Ấu trùng TTCT giai đoạn PL11
được nuôi thích nghi trong 20 ngày đến khi đạt PL30. Sau đó, tôm được đếm, cân và phân bố vào các bể polypropylene 500 L có sục khí và hệ thống cấp nước riêng, với mật độ 600 con/m³.
Giai đoạn này kéo dài cho đến khi tôm đạt trọng lượng dưới 0,5 g (PL30 - 65).
Giai đoạn 2 - Nuôi thương phẩm
Khi vượt ngưỡng 0,5 g, tôm được chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm kéo dài 90 ngày, với mật độ 100 con/m³. Tôm được cho ăn viên thức ăn đường kính 2 mm, cho ăn hai lần mỗi ngày bằng khay trong bể.
Chỉ tiêu đánh giá
Phân tích sinh trắc học một mẫu đại diện tương ứng 20% tổng sinh khối theo định kỳ 15 ngày/lần. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: trọng lượng sống, tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
Kết thúc giai đoạn nuôi thương phẩm, toàn bộ tôm được thu hoạch để xác định trọng lượng sống cuối cùng, tăng trọng, FCR và tỷ lệ sống. Ngoài ra, 30 cá thể từ mỗi nghiệm thức
tôm tươi và tôm đông lạnh sau
30 và 60 ngày bảo quản. Thử nghiệm khả năng
Cuối giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu tiến hành thử
nghiệm đánh giá khả năng chống chịu nitrit - một tác nhân gây stress thường dùng để mô phỏng điều kiện môi trường bất lợi đối với tôm. Thử nghiệm tập trung vào tỷ lệ sống sót, không nhằm đánh giá khả năng kháng bệnh mà phản ánh sức chịu
đựng trước stress cấp tính do nitrit.
Tôm được phơi nhiễm với
liều nitrit xác định từ các thử nghiệm sơ bộ, đảm bảo đạt tỷ
lệ chết mục tiêu 80 - 90% trong
thời gian ngắn mà không qua
giai đoạn thích nghi. Cá thể
được xem là chết khi không còn
cử động hoặc phản ứng với kích
thích cơ học. Mỗi nghiệm thức
được lặp lại 5 lần, mỗi lặp lại
gồm 100 con tôm. Các chỉ tiêu
chất lượng nước (pH, ôxy hòa
tan, độ dẫn điện) được theo dõi
liên tục trong suốt quá trình thử nghiệm. Tỷ lệ chết được ghi nhận và sử dụng để tính toán tỷ lệ sống sót.
Các nghiệm thức gồm:
SS 0.3: 0,3 mg Se/kg từ natri selenit
SS 0.6: 0,6 mg Se/kg từ natri selenit
SeYeast 0.3: 0,3 mg Se/kg từ selenium nấm men
SeYeast 0.6: 0,6 mg Se/kg từ selenium nấm men
OH-SeMet 0.3: 0,3 mg Se/kg từ OH-SeMet (Selisseo®)
OH-SeMet 0.6: 0,6 mg Se/kg từ OH-SeMet (Selisseo®)
Bảng 2 cho thấy khẩu phần cơ bản chứa 0,73 mg Se/kg thức ăn. Các nguồn selenium khác nhau được bổ sung để đạt nồng độ mục tiêu 0,3 và 0,6 ppm. Tích lũy selenium và
số chống ôxy hóa
Kết quả phân tích nồng
độ selenium trong cơ thể tôm không ghi nhận khác biệt đáng kể giữa các nhóm tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm. Tuy nhiên, sau giai đoạn bổ sung, nguồn selenium ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng selenium tích lũy. Nhóm sử dụng OH-SeMet đạt giá trị cao nhất (P < 0,001), trong khi nhóm SS không ghi nhận sự gia tăng đáng kể, cho thấy SeMet là nguồn selenium có sinh khả dụng cao nhất (P = 0,0003).
Ban đầu, các chỉ số chống ôxy hóa giữa các nhóm không có sự khác biệt (P > 0,05), phản ánh sự đồng nhất đầu vào. Trong giai đoạn tăng trưởng, tôm bổ sung OH-SeMet và SeYeast cho thấy nồng độ GSH
Hình 1
và hoạt tính enzyme GSH-Px cao hơn so với nhóm SS (P = 0,0483 và P = 0,0394, tương ứng). Ngoài ra, chỉ số T-AOC tăng đáng kể ở nhóm OH-SeMet (P = 0,0015), trong khi SeYeast cho kết quả trung gian, không khác biệt đáng kể so với hai nhóm còn lại (P > 0,05) - như minh họa ở Hình 1.
Hiệu suất tăng trưởng
Giai đoạn 1
Sau 35 ngày thí nghiệm, các nguồn selen đều cho thấy tác động tích cực đến tăng trưởng của tôm, trong đó OHSeMet mang lại kết quả ổn
định và vượt trội nhất. Sự cải thiện về tăng trưởng gắn liền với khả năng chống chịu tốt hơn, nhờ vai trò thiết yếu của selen trong hệ thống phòng vệ
chống ôxy hóa.
Tôm được cho ăn OH-SeMet đạt tỷ lệ sống cao hơn, trọng
lượng lớn hơn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn so với các nhóm còn lại. Điều này cho thấy OH-SeMet là nguồn selen hiệu quả trong giai đoạn
ương giống (PL30 - PL65), hỗ
trợ tăng trưởng và sống sót nhờ
tăng sức đề kháng trước các áp
lực từ mật độ nuôi cao.
Giai đoạn 2
Kết quả từ Giai đoạn 2 tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu của hệ thống phòng vệ chống ôxy hóa - trong đó selen giữ vai trò trung tâm - đối với tăng trưởng tối ưu ở tôm. Cả nguồn và liều bổ sung selen đều ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các dạng selen hữu cơ, đặc biệt là OH-SeMet và SeYeast, cho hiệu quả vượt trội so với natri selenit, nhiều khả năng nhờ khả năng hấp thu cao và hỗ trợ tốt hơn trong điều kiện stress ôxy hóa. Tôm đã được bổ sung selen hiệu quả từ Giai đoạn 1 tiếp tục duy trì hiệu suất ổn định và cao hơn trong giai đoạn 2 - cho thấy lợi ích dài hạn về sức chống chịu trong môi trường nuôi thực tế.
Tăng liều bổ sung nhìn
chung giúp cải thiện hiệu suất
ở tất cả các nguồn. Đáng chú ý, OH-SeMet ở mức 0,3 mg/ kg đạt hiệu quả tương đương SeYeast ở mức 0,6 mg/kg, cho thấy hiệu lực sinh học cao hơn ở liều thấp hơn. Sản lượng sinh khối cũng phản ánh xu hướng này, với hiệu quả rõ rệt từ các nguồn selen hữu cơ, đặc biệt là OH-SeMet ở liều cao hơn.
Sản lượng và chất
lượng thịt
Tỷ lệ thịt không chịu ảnh hưởng đáng kể từ tương tác giữa nguồn selen và mức bổ sung (P = 0,0575). Tuy nhiên, nhóm bổ sung OH-SeMet cho tỷ lệ thịt cao hơn rõ rệt so với SS và Se-Yeast (P < 0,001) (Hình 2).
Chất lượng thịt được đánh giá qua các chỉ tiêu cảm quan và công nghệ chế biến: - Lực cắt: Phản ánh độ săn chắc của thịt. Giá trị cao hơn cho thấy cấu trúc cơ vững chắc và độ
đàn hồi tốt - đặc điểm được ưa
chuộng vì liên quan đến độ tươi.
- Độ sáng (L)* : Thể hiện độ
tươi của thịt qua cảm quan thị
giác. L* cao cho màu thịt sáng,
tươi; ngược lại, L* thấp có thể
gợi ý thịt già hoặc bảo quản chưa đạt.
- Sắc tố: Đo cường độ màu
hồng/đỏ - yếu tố liên quan đến khẩu phần ăn và tình trạng sức
khỏe. Mức sắc tố cao là dấu hiệu
thịt có chất lượng tốt, trong khi sắc tố thấp thường đi kèm với stress hoặc sức khỏe kém.
- Khả năng giữ nước (WHC) và hao hụt sau chế biến (cooking loss): WHC cao giúp thịt mọng nước, giảm thất thoát dịch trong chế biến; cooking loss thấp phản ánh khả năng giữ nước và dưỡng chất hiệu quả.
- Trạng thái selen tối ưu hỗ trợ biểu hiện selenoprotein, giúp bảo vệ cơ thịt khỏi ôxy hóa, từ đó duy trì cấu trúc và tăng WHC.
- Độ pH: Là yếu tố quan trọng quyết định kết cấu, thời gian bảo quản và ổn định vi sinh. pH lý tưởng trong khoảng
6,0 - 6,5; pH >7 có thể là dấu hiệu tôm bị stress hoặc thịt bắt đầu hư hỏng.
Khả năng chống chịu
stress nitrit
Nitrit thường được sử dụng như yếu tố gây stress tiêu chuẩn để đánh giá khả năng chống chịu của tôm, thay vì phản ứng miễn dịch với mầm bệnh. Trong thí nghiệm này, tỷ lệ sống được dùng làm chỉ số chính.
Tôm được bổ sung OH-SeMet trong khẩu phần cho tỷ lệ sống cao nhất và ổn định nhất, với sự khác biệt đáng kể bắt đầu từ giờ thứ 4 đến giờ thứ 7. Ngược lại, nhóm bổ sung SeYeast và SS ghi nhận tỷ lệ sống giảm nhanh hơn, đặc biệt SS ở liều 0,3 mg/ kg cho kết quả thấp nhất ngay tại giờ thứ 5. Tăng hàm lượng selen lên 0,6 mg/kg nhìn chung cải thiện tỷ lệ sống ở hầu hết các nguồn, cho thấy phản ứng theo liều, ngoại trừ nhóm SeYeast, trong đó liều 0,3 mg/kg lại đạt hiệu quả cao hơn.
Phân tích thống kê cho thấy cả nguồn selen và liều lượng đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ sống, với tương tác giữa hai yếu tố trở nên rõ rệt từ sau giờ thứ 3.
Kết luận
OH-SeMet cho thấy ưu thế vượt trội so với selen vô cơ và selen từ nấm men, thể hiện qua hiệu suất tăng trưởng và năng suất tôm cải thiện rõ rệt. Hiệu quả này có liên quan đến khả năng tăng cường chống chịu stress, thể hiện qua mức tăng các chỉ số chống ôxy hóa như GSH-Px và T-AOC.
Nhờ khả năng bảo vệ tốt hơn trước stress ôxy hóa, OHSeMet giúp duy trì hiệu suất ở giai đoạn đầu và cải thiện tỷ lệ sống trong điều kiện stress nitrit. Đồng thời, việc bổ sung OH-SeMet cũng cải thiện đáng kể độ săn chắc và độ sáng thịt - những yếu tố quan trọng nâng cao giá trị thương phẩm của tôm.
ADISSEO
Sản phẩm Selisseo® của tập đoàn Adisseo chứa 100% hydroxy-selenomethionine (OH-SeMet), là nguồn selen hữu cơ tinh khiết và có sinh khả dụng cao và đậm đặc nhất hiện có trên thị trường.
Hình 2
CÔNG NGHỆ NANO BUBBLES
Hướng đi bền vững cho sức
và năng
suất thủy sản
Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gia tăng và biến đổi khí hậu, việc tìm kiếm một giải pháp công nghệ bền vững, hiệu quả đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những bước tiến nổi bật hiện nay chính là ứng dụng công nghệ Nano Bubbles – giải pháp tối ưu cho việc cung cấp ôxy và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi.
Nano Bubbles (bọt khí nano) là các bọt khí siêu nhỏ, có đường kính khoảng 200 nanomet. Nhờ kích thước siêu nhỏ này, Nano Bubbles có khả năng phân tán đều trong nước, duy trì lâu hơn mà không nổi lên mặt nước nhanh như các bọt khí thông thường. Điều này giúp tăng cường khả năng hòa tan ôxy trong nước một cách liên tục và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ôxy ổn định cho tôm, cá trong mọi giai đoạn phát triển.
Lượng ôxy hòa tan là yếu tố then chốt trong nuôi trồng thủy sản. Khi ôxy đầy đủ, tôm sẽ ăn khỏe, lớn nhanh và ít bị stress. Đồng thời, quá trình phân hủy chất thải, bùn đáy, và các hợp chất hữu cơ cũng diễn ra nhanh chóng hơn, giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao tỷ lệ sống của vật nuôi.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp ôxy, công nghệ Nano Bubbles còn có khả năng hỗ trợ quá trình khử trùng khi kết hợp với ozone hoặc các tác
nhân ôxy hóa khác. Bọt nano giúp ozone hòa tan tốt hơn, tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh và phân hủy chúng một cách triệt để. Nhờ đó, môi trường ao nuôi trở nên trong sạch, an toàn hơn mà không cần sử dụng nhiều hóa chất, giúp hướng đến một nền nuôi trồng xanh – sạch – bền vững . Một điểm cộng nữa là Nano Bubbles giúp giảm thiểu chi phí điện năng so với các hệ thống cấp ôxy truyền thống
như máy quạt nước, máy sục
khí. Việc tiết kiệm năng lượng, hóa chất, giảm rủi ro dịch bệnh và nâng cao năng suất chính là những lợi ích thiết thực khiến
nhiều trang trại nuôi tôm hiện
đại đang chuyển hướng sang
công nghệ này.
Có thể nói, Nano Bubbles
đang dẫn đầu xu hướng đổi
mới trong ngành thủy sản, không chỉ vì tính hiệu quả
mà còn vì tầm nhìn dài hạn –
hướng đến sức khỏe thủy sản
ổn định và năng suất vượt
trội . Không phải là xu hướng
tạm thời, Nano Bubbles chính là nền tảng công nghệ cốt lõi
trong hành trình nâng cao giá
trị chuỗi nuôi trồng thủy sản –
nơi sức khỏe và năng suất cùng song hành. Với những lợi ích vượt trội về ôxy, môi trường và chi phí vận hành, công nghệ
Nano Bubbles không chỉ là giải pháp hiện tại mà còn là chìa khóa dẫn lối cho một tương lai nuôi trồng thủy sản an toàn, hiệu quả và bền vững.
B.H.N
Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N Số điện thoại: 028.668.101.95
Website: bhnenc.com
Email: bhnenc@gmail.com
Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh
Giải quyết vấn đề đất phèn trong ao nuôi
Nước trong những ao nuôi được xây dựng ở vùng nước lợ, ven biển hay nước ngọt có thể có pH thấp do được hình thành từ vùng đất phèn tiềm tàng. Đối với các ao nuôi thủy sản ở những vùng đất bị nhiễm phèn, lượng phèn sẽ rò rỉ từ đất vào nước trong quá trình đào ao, thêm vào đó khi trời mưa, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ trên bờ xuống làm cho ao bị nhiễm phèn.
Có 2 loại phèn ảnh hưởng
đến ao tôm hiện nay:
- Phèn sắt (nước đỏ): Muối kép của sắt (III) sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hay amoni. Loại phèn này làm nước đỏ, chân, mang, đuôi tôm vàng.
- Phèn nhôm (nước trong): Muối sunfat kép của kali và nhôm. Khi ao có phèn nhôm, nước rất trong khó lên màu, tôm rất chậm lớn.
Ảnh hưởng của phèn
đến tôm
- Khó gây màu nước do tảo phát triển chậm, đặc biệt đối với tôm con (PL) ở giai đoạn đầu thì màu nước cực kỳ quan trọng.
- Làm giảm pH trong ao nuôi, mà pH là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi, tăng độc tính của khí độc. - pH thấp làm tôm stress, kém ăn, khó lột xác, mềm vỏ, chậm lớn, tôm màu xám đen, hợp chất phèn lơ lửng bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm.
- pH thấp ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các enzyme trong ao. Từ đó làm cho việc sử dụng các sản phẩm vi sinh hoặc chế phẩm sinh học xử lý nước đáy, bổ sung thức ăn không hiệu quả.
Xử lý
Lót bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao: Đây là cách sử dụng màng bạt để bao bọc lót xuống đáy ao hồ nuôi tôm. Các loại bạt này thường được làm từ chất
liệu nhựa với kích thước, độ dày khác nhau phù hợp với diện tích của ao tôm và nhu cầu sử dụng của các hộ nuôi. Các vật
liệu phổ biến nhất của bạt lót ao nuôi tôm đó chính là HDPE, PVC và cao su EPDM. Đây đều là các nguyên liệu nguyên sinh có độ bền cao đồng thời không gây
độc hại cho tôm giống và người sử dụng. Cách này có tác dụng chính trong ngăn phèn, chống xói mòn, tạo môi trường nuôi hợp vệ sinh, hạn chế rủi ro bệnh
tật ở tôm nuôi.
Sử dụng hóa chất (EDTA hoặc vôi): Là phương pháp được nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của hai cách xử lý này là: Chi phí
rất cao: Lót bạt, vệ sinh ao bạt, khó gây màu nước, nhân công; Sử dụng hóa chất khối lượng lớn gây tốn kém chi phí và công tạt; Hóa chất chỉ giải quyết được phèn nhôm, phèn sắt không có tác dụng nhiều; Phèn vẫn còn
tồn dư trong nước chứ không mất đi, có thể bị xì phèn sau những trận mưa.
Sử dụng vi sinh: Cũng là phương pháp được rất nhiều hộ nuôi áp dụng. Vi sinh có thể tồn tại trong môi phường nước phèn giúp ôxy hóa được cả phèn sắt và nhôm, vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn nhanh chóng thành các hợp chất tan được trong nước. Vi sinh cũng có tác dụng phân
hủy các chất hữu cơ dư thừa, thức ăn, xác tảo, phân,... giúp
giảm khí độc, giảm mùi hôi của ao nuôi. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, thân thiện môi trường và hiệu quả cao và kéo dài.
Hiện nay, Công ty Thái Nam Việt đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm vi sinh đặc biệt có khả năng phân hủy cả phèn sắt và phèn nhôm trong ao nuôi một cách hiệu quả. Sau 3 ngày sử dụng sản phẩm, màu nước ao sẽ trong xanh đẹp, tôm khỏe hơn, ăn lên mồi. Chỉ khi giải quyết được vấn đề phèn trong ao nuôi thì việc sử dụng các sản phẩm vi sinh xử lý nước đáy mới hiệu quả.
AQUALUM CONC - Sản phẩm vi sinh xử lý phèn hiệu quả ngay từ lần đầu tiên sử dụng, hiệu quả cho cả phèn sắt và phèn nhôm:
Thông tin liên hệ:
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 088 893 6366 hoặc website: www.thainamviet.com để biết thêm thông tin chi tiết. Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày giải pháp cho các vấn đề khác trong ao nuôi ở số tiếp theo. Mời quý bà con đón đọc! THÁI NAM VIỆT
Công ty TNHH Công nghệ Sinh hóa Thái Nam Việt
Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú, TP Hồ Chí Minh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ
USD, tăng gần 19% so cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm nay, chiếm thị phần lần lượt là 19,6%, 18,2% và 15%. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tháng 6/2025 đã giảm 26% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp đã chủ
động dừng xuất khẩu sang Mỹ để tránh rủi ro bị đánh thuế cao.
Cá ngừ là nhóm sụt giảm mạnh nhất trong tháng 6/2025, giảm hơn 31% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cá ngừ giảm gần 2%. Trong khi đó, tôm và cá tra tăng trưởng chậm lại. Tính đến hết tháng 6/2025, xuất khẩu tôm đạt 2,07 tỷ USD (tăng 26%), cá tra đạt 1 tỷ USD (tăng 10%).
Ngành cá tra có phần lạc quan hơn khi mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng kỳ rà soát POR20, với 7 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%. Nếu mức thuế đối ứng sắp tới được kiểm soát tốt, đây có thể là cơ hội để cá tra Việt Nam bứt phá.
GROBEST VIỆT NAM
Nhà máy thức ăn tôm đầu tiên tại Việt Nam đạt ASC
Ngày 25/6/2025, Công ty TNHH Grobest Industrial (Grobest Việt Nam) chính thức được công nhận là nhà máy thức ăn tôm đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận quốc tế ASC (Aquaculture Stewardship Council). ASC là chứng nhận thuộc tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, đòi hỏi yêu cầu rất cao về chất lượng, an toàn thực phẩm và trách nhiệm xã hội. Thành quả này là kết tinh của một hành trình dài đầy nỗ lực, kiên định và chiến lược mà Grobest đã theo đuổi không ngừng. Grobest đã vượt qua bài toán khó, cân bằng chi phí và giá trị bền vững, khi kiên định lựa chọn nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc bền vững, hợp pháp và không gây tổn hại đến môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, Grobest cũng chủ động thúc đẩy các đối tác trong chuỗi cung ứng cùng cam kết lựa chọn nguyên liệu tuân thủ pháp luật và đảm bảo trách nhiệm xã hội.
LÊ LOAN
sản lượng chế biến
Công ty CP Thực phẩm Sao Ta vừa công bố tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025 với sản lượng tôm thành phẩm đạt 14.260 tấn và sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 11.452 tấn, lần lượt tăng 32% và tăng 37% so cùng kỳ năm trước. Qua đó, Thực phẩm Sao Ta ước tính doanh thu nửa đầu năm nay đạt 135,6 triệu USD, tăng 43% so cùng kỳ. Đà tăng trưởng này phần lớn đến từ việc các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua hàng trước ngày 9/7/2025thời điểm mà chính sách thuế mới của Mỹ dự kiến có hiệu lực. Trong giai đoạn Mỹ tạm thời chưa áp dụng các mức thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ xuất khẩu nhằm tận dụng cơ hội về giá và điều kiện thị trường thuận lợi. Doanh nghiệp cho biết đang tiếp tục thu hoạch tại các vùng nuôi, trong đó hiệu quả sản xuất được cải thiện giúp kiểm soát tốt chi phí và tăng sản lượng chế biến. NGUYỄN HẰNG
GROWMAX
Đạt danh hiệu “Sản phẩm - Dịch vụ chất lượng tốt nhất
Việt Nam 2025”
Ngày 5/7/2025, tại Lễ vinh danh “The Best of Vietnam 2025”, Công ty CP Thủy sản Công nghệ cao GrowMax đã xuất sắc được trao danh hiệu “Sản phẩm - Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận nỗ lực không ngừng của GrowMax trong việc cung cấp các sản phẩm thức ăn tôm đạt chất lượng tốt nhất, giải pháp nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả tối đa cho ngành tôm Việt Nam. Với phương châm “Chất lượng kiến tạo niềm tin”, GrowMax không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và đồng hành cùng bà con nông dân trong suốt quá trình nuôi. Chính sự kiên định trong định hướng lấy chất lượng làm gốc đã giúp GrowMax trở thành lựa chọn hàng đầu của hàng nghìn hộ nuôi trên cả nước.
NAM CƯỜNG
THỦY SẢN TÂN AN
Hợp tác triển khai mô hình nuôi tôm G-Farm
Vừa qua, Công ty CP Thủy sản Tân An chính thức ký kết hợp tác với Tập đoàn Galactic Holdings nhằm triển khai mô hình nuôi tôm sinh học G-Farm tại tỉnh Quảng Ninh. Sự kiện này đánh dấu một bước đi chiến lược trong việc lan tỏa mô hình GFarm đến các vùng nuôi trọng điểm trên cả nước. Phát biểu tại sự kiện, đại diện Công ty CP Thủy sản Tân An nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác cùng các đơn vị có năng lực công nghệ và chiến lược phát triển bền vững, nhằm tạo ra sự khác biệt về chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Trong khi đó, Galactic Holdings cam kết nâng cao vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua chất lượng, tính minh bạch và ứng dụng công nghệ tiên phong. Trong vụ nuôi đầu tiên, hơn 3 triệu con tôm giống AQ đã được thả nuôi với quy trình khép kín, ứng dụng đồng bộ ba trụ cột công nghệ cốt lõi. THÁI THUẬN
SAO TA
TRƯỜNG THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Hợp tác định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản ĐBSCL
Chiều 17/6/2025, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản vùng ĐBSCL”. Tham dự buổi Tọa đàm có đại diện các công ty, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thủy sản trong khu vực. Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã trình bày những cơ hội và thách thức, biến động của ngành thủy sản vùng ĐBSCL, tập trung vào tôm, cá tra và cá rô phi; đồng thời hướng đến việc nâng cao chất lượng và thúc đẩy các mô hình hợp tác hiệu quả giữa Nhà trường, doanh nghiệp và địa phương trong nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Qua đó, các bên cùng đề xuất các giải pháp phát triển ngành thủy sản vùng ĐBSCL, mở ra các hướng hợp tác mới theo hướng bền vững, thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
THANH HIẾU
VMC VIỆT NAM
Củng cố hệ thống kỹ thuật - phân phối
Sáng 4/7/2025, Công ty VMC
Việt Nam đã tổ chức chương trình
“Tập huấn bệnh mới trên cá nuôi
nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam”,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS. TS Trương Đình Hoài, Phó
Trưởng Khoa Thủy sản, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Chương
KYTOS VIỆT NAM
Ngày 22 - 25/06 tại Bali, Indonesia đã diễn Hội nghị Thượng đỉnh Tôm 2025. Hội nghị quy tụ hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp từ nhiều quốc gia.
Tại Hội nghị, đại diện Công ty TNHH KYTOS
Việt Nam đã trình bày bài tham luận với chủ đề “A Radical Change in Microbiome Management” (Một thay đổi mang tính cách mạng trong quản lý hệ vi sinh vật), nhấn mạnh vai trò then chốt của dữ liệu vi sinh trong việc tối ưu hóa môi trường nuôi và giảm thiểu dịch bệnh trong các hệ thống nuôi tôm hiện đại. Với bài tham luận này, KYTOS đã vinh dự nhận được giải Nhì hạng mục Đổi mới do khán giả bình chọn, nhằm vinh danh những sáng kiến có ảnh hưởng tích cực đến ngành nuôi tôm toàn cầu. Công trình của KYTOS được đánh giá cao nhờ những đóng góp nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ phân tích vi sinh vật nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sự bền vững ngành thủy sản.
DUY MẠNH
trình tập huấn diễn ra trong không khí nghiêm túc và sôi nổi, với sự tham gia đầy đủ của đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên VMC Aqua Care, cùng các đại lý, nhà phân phối sản phẩm thủy sản khu vực miền Bắc. Nội dung tập huấn tập trung vào việc củng cố kỹ thuật, nâng cao năng lực chẩn đoán, cũng như cập nhật những bệnh lý mới đang được quan tâm trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Chương trình là một mắt xích quan trọng trong chiến lược nâng cao nội lực và xây dựng hệ thống kỹ thuật - phân phối vững mạnh của VMC Việt Nam, hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng ngày một hiệu quả, đồng bộ hơn.
THẢO ANH
THẦN VƯƠNG
Nâng cao năng lực thực hành cho nhân viên
Hiện ngành tôm đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh TDP và EHP. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và duy trì hiệu quả nuôi là mối quan tâm hàng đầu của người dân và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Trước thực tế này, Công ty TNHH Thần Vương đã tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu về giải pháp Microbiome Farm - Quy trình sinh học mang lại hiệu suất nuôi cao và quản lý ao nuôi bền vững; nhằm nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ nhân viên, từ đó mang đến giá trị thiết thực cho người nuôi và hướng tới ngành thủy sản bền vững. Khóa đào tạo diễn ra trong hai ngày với các thành viên ở các bộ phận như: phòng đánh giá chất lượng và bệnh học, kỹ thuật, kinh doanh cùng các đối tác chiến lược. Trong khuôn khổ khóa đào tạo, các thành viên cũng
đã đến tham quan nhà máy sản xuất của công ty.
DUY AN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III
Triển khai 22 nhiệm vụ khoa học công nghệ
Chiều 24/6/2025, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (RIA 3) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2025. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, RIA 3 vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo đó, nửa đầu năm 2025, RIA 3 đã triển khai 22 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, bao gồm: 14 nhiệm vụ cấp Bộ, 3 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 1 nhiệm vụ cấp tỉnh và 4 hợp đồng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương, doanh nghiệp. Đặc biệt, đã ký kết được 2 dự án hợp tác quốc tế mới, khẳng định vai trò và vị thế của đơn vị trong nghiên cứu thủy sản khu vực và quốc tế. Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã thống nhất cao với nội dung báo cáo sơ kết hoạt động của RIA 3, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho phương hướng hoạt động thời gian tới. NGUYỄN LAM
BB&Q
Ra mắt ứng dụng Zalo mini app BQQ Aqua
Nhằm mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm nguyên liệu và dịch vụ tốt nhất, vừa qua Công ty CP BB&Q đã cho ra mắt ứng dụng Zalo mini app BQQ Aqua. Ứng dụng giúp khách hàng có thể chủ động thời gian đặt hàng bất cứ lúc nào, đơn hàng được đội ngũ nhân viên quản lý xử lý nhanh và giao hàng hỏa tốc + thu COD. Ngoài ra, khi trải nghiệm đặt hàng trên BQQ Aqua, khách hàng còn có cơ hội nhận về những phần quà hấp dẫn và tích điểm thành viên để nhận quà. Quý khách hàng quan tâm sản phẩm có thể liên hệ tư vấn qua Hotline để được trải nghiệm các dịch vụ từ Zalo mini app BQQ Aqua. Được thành lập từ năm 2010, đến nay, BQ&Q là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Công ty cam kết sẽ mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành tôm Việt Nam.
DIỆU CHÂU
Khi công nghệ là “bạn đồng hành” trong nuôi tôm
Những năm qua, xã Hoằng Châu (được thành lập sau khi sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hoằng Thắng, Hoằng Phong, Hoằng Lưu và Hoằng Châu), tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi từ nuôi thủy sản quảng canh sang nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, để giảm dịch bệnh, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.
Phát huy lợi thế
Những cánh đồng ngoại đê sông Mã vốn được xem là “thủ phủ” nuôi tôm của xã Hoằng Châu. Đứng trên đê sẽ nhìn thấy hàng chục bể nuôi tôm công nghiệp được phủ mái che màu trắng, màu xanh như những cây nấm khổng lồ nổi lên giữa một vùng nuôi trồng thủy sản rộng lớn. Những năm trước, nơi này bà con chủ yếu nuôi tôm quảng canh, nhưng do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát dịch bệnh nên trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, nhiều hộ đã dần chuyển đổi sang mô hình nuôi
tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao.
Các hình thức nuôi trồng thủy sản đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, nhất là mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới đã chứng minh được tính
ổn định, hiệu quả trong sản xuất; một số nông hộ đã chuyển từ nuôi tôm sú quảng
canh sang nuôi TTCT trong ao lót bạt ngoài trời và chuyển sang đầu tư xây dựng nhà màng, nhà có mái che nuôi TTCT. Từ đó, diện tích nuôi được mở rộng, nhiều công nghệ nuôi tiên tiến được ứng dụng rộng rãi như: nuôi tuần hoàn, kỹ thuật biofloc,… đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả bền vững
Là một trong những người tiên phong xây dựng mô hình nuôi TTCT ứng dụng công nghệ cao, gia đình ông Nguyễn Văn Suốt, xã Hoằng Châu đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi tôm quảng canh sang đầu tư hệ thống 12 bể nuôi tôm có mái che, mỗi bể có diện tích hơn 500 m2; đồng thời xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước, thiết bị điều hòa nước, không khí trong các bể nuôi.
Ông Suốt chia sẻ, nuôi tôm trong bể có mái che mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với cách nuôi truyền thống, bớt phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như lâu nay. Để chăm sóc, bảo vệ tôm nuôi, ngoài sử dụng thức ăn bảo đảm chất lượng, gia đình ông còn sử dụng men vi sinh để xử lý đáy bể, làm sạch nguồn nước, cải thiện môi trường ao nuôi, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Những năm thuận lợi, gia đình ông có thể nuôi gối được từ 3 - 4 vụ/năm, mang lại năng suất cao, lợi nhuận thu về đạt hàng trăm triệu đồng/năm. Gia đình ông còn giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức thu nhập 10 triệu đồng/ tháng và hàng chục lao động thời vụ mỗi thời điểm dọn ao, thu hoạch tôm.
Cũng là một trong những hộ rất thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hoằng Châu; ông Trương Văn Miên, chia sẻ, sau khi tham gia các lớp tập huấn của Nhà nước tổ chức, gia đình ông đã thực hiện “Mô hình nuôi TTCT thâm canh ứng dụng công nghệ cao” từ năm 2022. Ông đầu tư kinh phí xây dựng được 5 ao nuôi, mỗi ao có diện tích khoảng 500 m², khi xuống giống ông thả khoảng 40 - 50 vạn con, sau khi tôm lớn dần ông bắt đầu chia tách ra các ao nuôi. Thời gian nuôi tôm kéo dài khoảng 3 - 4 tháng là có thể thu hoạch, trọng lượng của con tôm là 150 - 300 g/con, giá bán dao động từ 180.000300.000 đồng/kg.
Theo ông Miên, ưu điểm mô hình này là nuôi tôm được quanh năm, khi nào có ao trống là có thể xuống giống tôm kể cả ngày mưa hay nắng, mỗi lần thu hoạch đều có thương lái đến lấy, người dân không phải mang ra chợ để bán giúp tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người dân. Từ khi ông áp dụng mô hình đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông cũng ngày được cải thiện, nâng cao. VÂN ANH
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Nuôi tôm trên vùng đất cằn Gujarat
Tiến sĩ Manoj Sharma không chỉ là người tiên phong đưa nghề nuôi tôm đến bang Gujarat (Ấn Độ), mà còn góp phần tạo sinh kế cho hàng nghìn nông dân từng bất lực với đất mặn, không thể canh tác.
Năm 1994, ông Manoj Sharma đến thị trấn Olpad, bang Gujarat, với 500 rupee trong túi và bắt đầu làm việc trong một dự án nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Tại đây, ông nhận ra tiềm năng lớn của nghề nuôi tôm trên vùng đất mặn bị bỏ hoang ở Dandi.
Gấp đôi sản lượng nhờ nuôi tôm
công nghệ cao trong nhà
Năm 2018, ông Manoj Sharma thuê 25 mẫu đất từ chính quyền bang để phát triển một hệ thống nuôi tôm đa giai đoạn trong nhà, hoàn toàn cách ly và ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống này có quy trình xử lý nước 7 bước, tạo môi trường sạch bệnh cho tôm phát triển.
Tôm được nuôi qua ba giai đoạn: tiền ương, ương và thương phẩm. Ông mua tôm giống (PL) ở giai đoạn PL8 từ trại giống, ương lên PL15 trong hai bể 50 tấn, rồi tiếp tục nuôi đến PL45 trước khi chuyển ra ao nuôi ngoài trời, thu hoạch sau khoảng 70 ngày. Hệ thống sử dụng lọc cát nhanhchậm, ozone, ôxy hóa và tia UV để đảm bảo chất lượng nước.
Mô hình này giúp giảm thiểu dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống, cho phép nuôi hai vụ mỗi
năm, từ đó dễ dàng tăng gấp đôi sản lượng và thu nhập. Ông nhập con giống chủ yếu từ các trại ở bờ Đông Ấn Độ, một phần từ Gujarat. Thức ăn mua ngoài, còn sản phẩm chăm sóc sức khỏe tôm do ông tự sản xuất. Ông chọn giống tôm sú Unibio, và TTCT Syaqua.
Hiện, ông Manoj Sharma đang vận hành trang trại rộng 500 mẫu tại bốn địa điểm ở bang Gujarat (Ấn Độ), sản xuất hơn 1.000 tấn tôm mỗi năm gồm cả TTCT và tôm sú. Từ tháng 3 đến tháng 9, ông nuôi tôm sú vụ chính, đạt sản lượng khoảng 700 - 800 tấn. TTCT là vụ phụ, nuôi từ tháng 10 đến tháng 2, cho sản lượng 300 - 350 tấn. Từ năm 2022, xu hướng nuôi tôm ở Gujarat bắt đầu chuyển dần sang tôm sú.
Thuận theo sức tải tự nhiên
Ông Manoj Sharma chia sẻ: “Tôi tự hào đã đưa nghề nuôi tôm khoa học đến bang Gujarat vào năm 1994. Đến nay, hơn 1.600 nông dân đã tham gia nuôi tôm, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hơn 100.000 người. Những vùng đất cằn cỗi trước đây không thể canh tác nay được tận dụng hiệu quả. Hiện nay, chỉ 1 ha nuôi tôm có
Thefishsite
thể mang lại giá trị trên 30.000 USD và tạo việc làm cho 10 lao động”.
Toàn bang đã có khoảng 10.000 mẫu đất nuôi tôm, song vẫn còn dư địa rất lớn - khoảng 375.000 ha nữa phù hợp để phát triển. Chính phủ Ấn Độ cũng ưu tiên lĩnh vực này vì đây có thể trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
Ông Manoj Sharmatin tuân thủ nguyên tắc nuôi theo sức tải tự nhiên hơn là chạy theo công nghệ cao. Nghĩa là chỉ nên thả tôm theo mật độ phù hợp với khả năng tự làm sạch của ao hồ, tránh gây hại môi trường. Sản xuất trong giới hạn cho phép sẽ tạo ra sự khác biệt và bền vững. Ngoài nuôi tôm, ông Manoj Sharma còn sản xuất giống, làm đại lý thức ăn, chế tạo sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho tôm, bán tôm đông lạnh, mở nhà hàng chuyên tôm và tư vấn kỹ thuật. Gần đây, ông còn thành lập công ty công nghệ sinh học để sản xuất phân tử sinh học.
Theo ông Manoj Sharma, thách thức lớn nhất hiện nay là dịch bệnh nên ông ủng hộ thả mật độ thấp, hướng tới môi trường nuôi ít căng thẳng và thân thiện sinh thái. Ngoài ra, việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu cũng là điểm yếu cần khắc phục và cần phát triển mạnh thị trường nội địa Ấn Độ.
“Tôi bán tôm cho nhà máy chế biến xuất khẩu và cung cấp khoảng 400 tấn mỗi năm cho thị trường nội địa. Hiện nay, tỷ lệ thất bại trong nuôi tôm lên tới 35 - 40%. Ấn Độ và Ecuador là hai nước xuất khẩu tôm chủ lực, nhưng nhiều quốc gia khác đang nổi lên, dẫn đến nguồn cung dư thừa và lợi nhuận của nông dân giảm sút. Ngành tôm đang quá chú trọng tới cạnh tranh quốc tế và thuế quan, mà quên rằng Ấn Độ là một thị trường khổng lồ chưa được khai thác đúng mức”, ông chia sẻ.
DŨNG NGUYÊN (Theo Thefishsite)
Xử lý sự cố trong ao nuôi tôm trên cát
Nuôi tôm trên cát mang lại nhiều lợi thế như nguồn nước biển sạch, dễ cấp thoát nước, ít bùn đáy,… Tuy nhiên, đây cũng là mô hình tiềm ẩn nhiều rủi ro môi trường, đặc biệt khi bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài hoặc mưa trái mùa. Dưới đây là các tình huống thường gặp và hướng xử lý hiệu quả tại ao nuôi thực tế.
Người nuôi cần chủ động phòng ngừa biến động môi trường ao nuôi
Nhiệt độ tăng cao
Nền cát hấp thu và phản xạ nhiệt nhanh, khiến nhiệt độ nước tầng mặt vào trưa có thể lên trên 33 - 340C. Nếu không có biện pháp giảm nhiệt, tôm sẽ bị stress, thở gấp, và giảm ăn.
Giải pháp: Tăng cường quạt nước và sục khí đáy, đặc biệt từ 10 giờ sáng đến chiều để phá lớp nhiệt mặt và tăng ôxy đáy; Treo lưới lan 30 - 50% diện tích mặt ao hoặc phủ bạt che một phần nếu có điều kiện; Giảm khẩu phần ăn 10 - 20% vào ngày nắng nóng, tránh tôm tiêu hóa kém gây phân lỏng; Bổ sung Vitamin C (5 - 10 g/kg thức ăn) và khoáng vào khẩu phần ăn trong 2 - 3 ngày.
Sau mưa lớn, pH và
kiềm
giảm nhanh
Mưa kéo dài khiến nước ngọt tràn vào ao làm giảm pH đột ngột, rửa trôi kiềm và khoáng trong nước. Ao nuôi trên cát càng dễ bị ảnh hưởng do nền đáy không giữ chất.
Giải pháp: Sau mưa, ngưng cho ăn ít nhất 1 cữ, đồng thời đo pH và kiềm ngay.
Ảnh: Quang Việt
Nếu pH < 7,3 hoặc kiềm < 80 mg/L, cần xử lý khẩn; Rải vôi Dolomite hoặc CaCO3 20 - 25 kg/1.000 m³, chia làm 2 - 3 lần cách nhau 2 - 3 giờ; Nếu pH xuống < 7, nên kết hợp vôi nung CaO 8 - 10 kg/1.000 m³, rải đều vùng nước cạn và đáy. Sau khi ổn định, tạt vi sinh để phục hồi môi trường đáy.
Tảo tàn, nước ao chuyển màu
đột ngột
Tảo phát triển quá dày, sau đó chết đột ngột gây mất ôxy, tăng khí độc như NH3, H2S. Tôm có thể nổi đầu lúc rạng sáng, cong thân, thở gấp, thậm chí chết hàng loạt nếu không xử lý ngay.
Giải pháp: Tăng quạt nước và sục khí đáy ngay khi thấy nước ao có dấu hiệu đổi màu, mùi hôi; Dừng cho ăn 1 - 2 cữ, theo dõi chặt diễn biến; Tạt Zeolite 10 - 15 kg/1.000 m³ để hấp thụ khí độc; Sau 4 - 6 giờ, tạt vi sinh xử lý đáy (Bacillus hoặc hỗn hợp SOB) để kiểm soát phân hủy hữu cơ; Sau 24 giờ, có thể bổ sung men tiêu hóa và thảo dược chống stress vào khẩu phần ăn.
Tôm chết rải rác không rõ nguyên nhân
Tôm có thể chết từ từ nếu đáy ao tích tụ khí độc, tảo lắng đáy phân hủy âm ỉ, hoặc nhiễm bệnh gan tụy do stress kéo dài. Giải pháp: Quan sát kỹ đáy sàng ăn, phân tôm, màu gan, vỏ lưng. Nếu gan nhạt màu, mềm vỏ, phân lỏng là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa; Kiểm tra H2S bằng test nhanh. Nếu có mùi trứng thối hoặc H2S vượt 0,01 mg/L, cần xử lý khẩn: Xi phông đáy kỹ khu vực quanh sàng ăn, sau đó tạt Zeolite; Tạt Hydrogen peroxide (H2O2 3%) liều 5 - 10 lít/1.000 m³, nếu tôm nổi đầu hàng loạt; Sau đó phục hồi bằng vi sinh đáy, khoáng tạt và Vitamin C. Nếu tôm chết có dấu hiệu gan tụy hoại tử hoặc phân trắng, nên xét nghiệm thêm các bệnh nguy hiểm như EHP, vi khuẩn đường ruột để có hướng xử lý đúng (cách ly, giảm mật độ, thay nước,...).
Mất màu nước, khó gây lại tảo
Ao trên cát thường nghèo dinh dưỡng và khó giữ màu nước lâu. Khi tảo tàn hoặc đáy yếu, nước trở nên trong vắt, khó gây màu lại. Giải pháp: Cấp nước mới vào ao, sau đó gây màu bằng phân DAP 2 - 3 kg/1.000 m³ + mật rỉ đường 2 lít/1.000 m³, hoặc ủ vi sinh + cám gạo + mật rỉ đường 24 giờ rồi tạt gây màu. Tăng khoáng tạt 1 - 2 kg/1.000 m³ sau khi màu lên để ổn định độ kiềm và hệ tảo. Khi màu nước chưa ổn định, giảm cho ăn, tránh dư thừa và sinh khí độc.
BÍCH HÒA
Người nuôi cũng cần chủ động phòng ngừa biến động môi trường, có sẵn bộ test nhanh tại trại, kết hợp sổ theo dõi môi trường và nhật ký cho ăn, từ đó kịp thời điều chỉnh khẩu phần và giải pháp kỹ thuật theo tình huống thực tế.
5 lưu ý khi nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Việc tuân thủ quy trình nuôi hợp lý, chủ động phòng bệnh và chăm sóc đúng cách sẽ giúp người nuôi đạt năng suất cao, chất lượng tôm tốt, giá bán ổn định và hiệu quả lâu dài.
Cải tạo ruộng
Trước khi thả giống, cần cải tạo kỹ ruộng lúa để tạo điều kiện lý tưởng cho tôm sinh trưởng:
Thiết kế ruộng: Ruộng cần có mương bao hoặc mương giữa để tôm trú ẩn, thoát
nước dễ và tạo vùng sinh sống. Kích thước mương chiếm 20 - 30% diện tích ruộng. Độ sâu mương từ 0,8 - 1,2 m.
Xử lý nền đáy: Sau khi thu hoạch lúa, tháo cạn nước, phơi đáy 5 - 7 ngày nếu điều kiện cho phép, giúp phân hủy chất hữu cơ.
Bón vôi CaO (7 - 10 kg/100 m²) để ổn định pH, diệt mầm bệnh.
Lấy nước vào ruộng: Lọc kỹ qua lưới chắn để loại bỏ địch hại và cá dữ. Đợi nước ổn định 5 - 7 ngày, kiểm tra các chỉ số môi trường rồi mới tiến hành thả giống.
Chọn và thả giống đúng kỹ thuật
Chất lượng giống là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất nuôi. Lựa chọn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đồng đều kích cỡ, linh hoạt bơi ngược dòng, không mang mầm bệnh. Kích cỡ giống khi thả 2 - 3 cm là phù hợp, vì giai đoạn này tôm đã qua biến thái hoàn toàn, thích nghi tốt. Mật độ thả 2 - 3 con/m² nếu nuôi kết hợp với lúa; có thể tăng lên 4 - 5 con/m² nếu lúa đã thu hoạch hoặc giảm bón phân.
Thuần hóa trước khi thả: Ngâm bao giống trong nước ruộng 10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ. Sau đó từ từ mở miệng bao, cho nước vào bao để tôm thích nghi trước khi thả hoàn toàn.
Quản lý môi trường
nước
Tôm càng xanh rất nhạy cảm với môi
trường, đặc biệt là biến động pH, ôxy và
khí độc. Do đó, cần lưu ý: Duy trì mực nước
ổn định 0,8 - 1,2 m, hạn chế thay nước liên
tục sau giai đoạn đầu nuôi. Theo dõi các
chỉ tiêu: pH 7,5 - 8,5, DO > 4 mg/L, độ kiềm
80 - 150 mg/L, NH3 < 0,05 mg/L. Bổ sung
chế phẩm sinh học định kỳ (vi sinh phân hủy bùn, men vi sinh đáy) để hạn chế tích tụ hữu cơ và khí độc. Không sử dụng phân hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật sau khi thả tôm, đặc biệt các sản phẩm chứa gốc clo, đồng, lưu huỳnh.
Dinh dưỡng và cho ăn
Tôm càng xanh trong ruộng lúa có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như tảo, phiêu sinh, mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, để tăng trưởng nhanh và hạn chế tranh ăn, nên bổ sung thêm thức ăn: Thức ăn công nghiệp: Dùng loại dành riêng cho tôm càng xanh, đạm 30 - 38%. Giai đoạn đầu nên dùng thức ăn có dạng mịn, sau đó chuyển sang dạng viên nổi hoặc chìm; Thức ăn tự chế: Có thể phối hợp bột cá, cám gạo, rau xanh, hến, ốc bươu vàng,... tùy điều kiện.
Cho ăn theo nguyên tắc: Ít - nhiều - giảm (đầu - giữa - cuối vụ). Tăng lượng thức ăn khi tôm bắt đầu lột xác đồng loạt. Quan sát sàng ăn để điều chỉnh phù hợp. Bổ sung khoáng, vitamin, men tiêu hóa 2 - 3 lần/ tuần để tăng sức đề kháng, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa.
Ảnh: Hoàng Nam
Phòng và quản lý dịch bệnh Tôm càng xanh ít bệnh hơn so với tôm sú hoặc TTCT, nhưng vẫn có thể mắc các bệnh như: đục cơ, đen mang, hoại tử gan tụy, cong thân, nấm thủy mi.
Do đó, cần cải tạo ruộng đúng kỹ thuật, xử lý mầm bệnh từ đầu vụ; Thả giống khỏe, không trầy xước, thuần hóa trước khi thả; Quản lý tốt môi trường, đặc biệt tránh phèn, mặn đột ngột, mưa kéo dài; Không để ruộng quá bẩn hoặc thức ăn thừa tồn đọng, tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển; Không sử dụng kháng sinh bừa bãi; ưu tiên các biện pháp sinh học, sử dụng thảo dược như tỏi, gừng, lá xoan trong nước nuôi.
Thu hoạch và quản lý sau thu
hoạch
Thời gian nuôi thường 4 - 5 tháng sau thả giống. Trọng lượng trung bình từ 2030 con/kg là có thể thu hoạch. Thu hoạch đồng loạt hoặc tỉa dần, tùy theo nhu cầu thị trường. Sau thu hoạch nên để ruộng khô 10 - 15 ngày, phơi đất để cắt đứt mầm bệnh. HOÀNG YẾN
Quản lý tốt đáy ao nuôi
Để quản lý đáy ao tôm hiệu quả, người nuôi cần chú trọng đến việc cải tạo, giảm thiểu sự tích tụ bùn đáy, duy trì chất lượng nước tốt, và sử dụng các biện pháp sinh học để kiểm soát mầm bệnh. Ảnh: TB
Cải tạo kỹ
Trong ao nuôi tôm công nghiệp mặc dù có quản lý chất thải tốt đến đâu thì việc tồn lưu chất thải hữu cơ sau vụ nuôi là điều không thể trách khỏi. Ðể tránh hiện tượng chất thải hữu cơ từ vụ nuôi trước ảnh hưởng cho vụ nuôi sau, trước khi thả tôm, phải tiến hành dọn sạch chất thải bằng các phương pháp cải tạo ướt hoặc cải tạo khô tùy theo từng điều kiện ao nuôi. Ðối với trường hợp cải tạo khô ngoài việc vét hết lớp bùn bẩn khỏi ao nuôi thì việc rải vôi, phơi đáy và cày xới đáy ao giúp cho đáy ao thông thoáng, tiêu diệt mầm bệnh và giải phóng khí độc là điều hết sức cần thiết. Ðối với trường hợp cải tạo ướt thường không tẩy dọn triệt để chất thải nên ngoài việc sử dụng vôi, trước khi thả tôm, phải sử dụng thêm một số loại chế phẩm sinh học để tăng cường làm sạch đáy ao.
Trong các nguồn gốc sinh ra chất thải lắng tụ trong ao thì chất thải sinh ra từ sự xói lở ao nuôi có thể góp phần đáng kể vào sự hình thành chất lắng tụ, hiện tượng này
thường xảy ra ở những hệ thống ao nuôi mới xây dựng. Ðể khắc phục, trước khi nuôi
tôm đối với những ao mới xây dựng cần phải rửa ao nhiều lần, gia cố bờ chắc chắn. Ðặt hệ thống quạt nước sao cho dòng chảy trong ao điều hòa đảm bảo chất thải gom tụ lại ở giữa ao và tạo ra được tỷ lệ diện tích đáy ao sạch là cao nhất. Nguồn nước cấp vào nuôi cũng là một trong những lý do làm tích tụ chất hữu cơ trong ao. Vì vậy, khi chọn nguồn nước cấp vào ao nuôi, cần phải chọn những nguồn nước ít chất lơ lửng, ít tảo và nên chọn nguồn nước có độ mặn tương đối thấp.
Lót bạt đáy ao
Lót bạt giúp ngăn chặn sự tiếp xúc giữa nước ao và nền đáy ao, giảm thiểu sự tích tụ chất thải, bùn bẩn, và các chất độc hại, từ đó cải thiện chất lượng nước và môi trường sống của tôm. Khi lót bạt cho ao, cần đảm bảo việc làm phẳng đáy và phơi khô đáy ao. Loại bạt được người dân sử dụng lót ao hiện nay là bạt HDPE. Loại bạt này có ưu điểm
là bền chắc, chịu nhiệt, chống tia UV, thời gian sử dụng lâu (vài năm), tuy nhiên giá thành khá cao. Một loại bạt khác thường gọi là bạt dứa xanh trắng (vì có các dòng kẻ xanh, trắng hoặc đỏ xen kẽ nhau), loại bạt này có giá thành rẻ nhưng kém bền, thông thường nuôi 1 vụ là phải thay thế, loại bỏ.
Xi phông đáy ao
Thường xuyên xi phông đáy ao để loại bỏ chất thải, bùn tích tụ và các chất hữu cơ phân hủy. Điều này giúp giảm thiểu sự tích tụ khí độc như H2S và amoniac, đồng thời cải thiện chất lượng nước. Tần suất xi phông có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng đáy ao, nhưng thường là 2 lần/ tuần vào buổi sáng trước khi cho ăn. Khi xi phông đáy phải nhẹ nhàng, điều chỉnh van vừa phải, tránh tôm bị hút ra theo ống xi phông.
Quản lý tốt thức ăn
Trong suốt vụ nuôi, các chất thải hữu cơ như: phân tôm, thức ăn thừa, vỏ tôm
lột,… tăng cao theo thời gian. Đặc tính của loài tôm là sinh sống và tìm kiếm thức ăn
dưới đáy, do vậy khi lượng bùn đáy trong ao nhiều sẽ khiến tôm dễ mắc nhiều bệnh về
mang như: hoại tử mang, đen mang, vàng mang,… Do đó, kể từ tháng nuôi thứ 2 trở
đi lượng bùn đáy trong ao sẽ bắt đầu tăng do lượng thức ăn tăng, lúc này việc quản lý chất thải bùn đáy chính là quản lý tốt thức ăn và chất lượng nước. Để quản lý tốt thức ăn và giảm thiểu bùn đáy ao, cần chú trọng đến việc cho ăn hợp lý, chọn thức ăn chất lượng, và kiểm soát lượng thức ăn thừa. Việc này giúp giảm thiểu chất thải hữu cơ, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và khí độc trong ao. Tính toán lượng thức ăn phù hợp với số lượng và kích cỡ của tôm, tránh cho ăn thừa. Thức ăn thừa sẽ tích tụ ở đáy ao, phân hủy và tạo thành bùn, gây ô nhiễm môi trường nước và làm tăng nguy cơ bệnh. Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, độ tan rã thấp trong nước giúp tôm hấp thụ tốt hơn, giảm lượng chất thải và hạn chế bùn đáy.
Sau mỗi lần cho ăn, cần kiểm tra lượng thức ăn thừa để điều chỉnh lượng thức ăn cho các lần sau.
Lắp đặt hệ thống sục khí
Hệ thống sục khí trong ao nuôi tôm giúp cải thiện chất lượng đáy ao bằng cách tăng
cường ôxy hòa tan, giảm tích tụ bùn và khí độc. Việc này giúp tôm phát triển khỏe
SÁCH KỸ THUẬT
mạnh, giảm thiểu bệnh tật và tăng năng suất. Hiện trên thị trường có nhiều loại máy sục khí, như cánh khuấy, máy thổi khí,... Do đó, người nuôi nên chọn loại phù hợp với điều kiện ao nuôi (độ sâu, nền đáy).
Máy sục khí thường được đặt cách bờ 2 - 3 m hoặc cách các mương dọc bờ 2 m. Số lượng máy sục khí cần thiết phụ thuộc vào diện tích và mật độ nuôi. Mỗi ha có thể cần 4 - 6 quạt nước hoặc 8 máy trục ngắn.
Sử dụng chế phẩm sinh học
ăn thừa, và chất thải của tôm, từ đó giảm thiểu sự tích tụ bùn đáy và khí độc. Khi sử dụng chế phẩm sinh học, cần tuân thủ các nguyên tắc: Sử dụng đúng liều lượng, tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất; Thời điểm tốt nhất để sử dụng vi sinh là vào buổi sáng (8 - 10 giờ) khi trời nắng ấm và hàm lượng ôxy hòa tan cao, hoặc vào buổi tối (18 - 20 giờ) khi tảo yếu; Tránh sử dụng vi sinh cùng lúc với kháng sinh hoặc các hóa chất diệt khuẩn; Đối với chế phẩm vi sinh dạng bột, nên hòa tan và sục khí mạnh trước khi sử dụng, còn dạng nước nên ủ yếm khí.
THANH HIẾU
Là một phương pháp hiệu quả để quản lý đáy ao tôm, giúp cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc và ngăn ngừa mầm bệnh. Các chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi sinh vật có lợi, giúp phân hủy chất hữu cơ, thức
Thực hành chẩn đoán bệnh trên
động vật thủy sản
Hiện nay, người nuôi thủy sản ở Việt Nam
đang gặp nhiều khó khăn do các vấn đề dịch
bệnh phức tạp. Để có một vụ nuôi hiệu quả, người nông dân phải đạt sản lượng thủy sản khi thu hoạch với giá thành sản xuất hợp lý. Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc là cách làm hiệu quả để mang lại một vụ mùa thành công. Ở
bất kỳ vai trò nào, dù là người nuôi hoặc cố vấn, chúng ta cần tập trung kế thừa và trang bị cho mình một kiến thức nghề vững chắc. Điều này sẽ giúp ngành nuôi trồng thủy sản được phát triển bền vững. Cuốn sách “Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản” của TS. Lưu Thị Thanh Trúc là một tài liệu hữu ích cho việc tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở thủy sản và cách chẩn đoán chúng. Sách cung cấp kiến thức thực tế và các phương pháp chẩn đoán bệnh, cũng như cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả cho nhiều loài thủy sản khác nhau.
Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành!
LÊ LOAN
Tép Anh Đào
Là một trong những dòng tép phổ biến nhất, đặc biệt thích hợp cho người mới chơi. Chúng có màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm, tạo điểm nhấn nổi bật trong bể thủy sinh. Loại tép này dễ nuôi, ít yêu cầu về chất lượng nước và có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Để duy trì màu sắc đẹp nhất, bạn nên cho tép ăn các loại thức ăn chứa nhiều carotenoid và duy trì nước trong bể ở mức ổn định. Tép thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên, chúng sẽ lột xác theo định kỳ và những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hốc đá,… Nếu tép cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẻ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. NAM CƯỜNG
BÁCH KHOA THƯ
HỎI - ĐÁP
Hỏi: Xin tư vấn cách sử dụng phèn xanh hiệu quả?
(Lê Văn Sơn, xã Thái Thụy, tỉnh Hưng Yên)
Trả lời:
Phèn xanh là tên gọi dân gian của đồng sulfat (CuSO4.5H2O), một hợp chất có màu xanh lam đặc trưng, tan trong nước. Trong nuôi trồng thủy sản, chất này được dùng phổ biến để diệt tảo độc, diệt rong nhớt, phòng trị ký sinh trùng và nấm gây bệnh trên tôm cá. Tuy nhiên, sử dụng phèn xanh không đúng cách có thể gây hại cho tôm và hệ sinh thái ao nuôi. Do đó, việc sử dụng phèn xanh cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi thâm canh, mật độ cao. Liều lượng tham khảo:
Liều diệt tảo, rong nhớt: 0,1 - 0,5 ppm (tức là 0,1 - 0,5 gram/ m³ nước ao). Pha loãng trong nước sạch, tạt đều khắp ao.
Liều trị bệnh: Có thể dùng 0,2 - 0,3 ppm tùy theo loại bệnh, nhưng nên thử nghiệm trước ở một khu vực nhỏ. Lưu ý: Không được vượt quá 1 ppm để tránh gây ngộ độc cho tôm.
Không sử dụng vào buổi trưa nắng nóng hoặc khi pH > 8,5 (đồng sẽ độc hơn ở pH cao). Dùng vào sáng sớm, lúc tảo đang hoạt động mạnh. Sau khi sử dụng, cần tăng cường quạt nước, bổ sung men vi sinh để ổn định lại môi trường.
Lưu ý: Phèn xanh chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Luôn theo dõi các chỉ tiêu môi trường (pH, nhiệt độ, độ kiềm, ôxy hòa tan,...) trước và sau khi dùng. Kết hợp với các biện pháp quản lý ao hiệu quả, sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế sự phụ thuộc vào hóa chất.
Hỏi: Xin hỏi đâu là thời điểm thích hợp để thực hiện sang, chuyển tôm trong nuôi nhiều giai đoạn?
(Lê Văn Sơn, xã Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh)
Trả lời:
Thời điểm chuyển tôm phù hợp là giai đoạn tôm khoảng 20 - 25 ngày, lúc tôm đạt trọng lượng 800 - 1.000 con/kg. Khi chuẩn bị sang, chuyển tôm, người nuôi cần lưu ý sức khỏe tôm và kiểm tra kỹ các yếu tố môi trường.
Cần chọn thời điểm sang tôm lúc tôm đang ăn khỏe, cứng vỏ, gan tôm có màu nâu đen, đường ruột lớn, không bị đứt khúc, khi kéo sàng kiểm tra thấy tôm tập trung nhiều ở nhá, búng nhảy mạnh khi kéo sàng lên khỏi mặt nước.
Ngoài ra, cần chọn ngày sang tôm lúc thời tiết khô ráo, môi trường ao ương thuận lợi nhất là vào thời gian sáng sớm hoặc chiều mát. Các thông số pH, nhiệt độ, hàm lượng ôxy trong phạm vi thích hợp, hàm lượng khí độc như NO 2, NH 3, H 2S ở mức thấp.
Không sang, chuyển tôm khi tôm ăn yếu hơn so bình thường, thức ăn không đầy ruột, ruột đứt khúc hoặc trống, tôm bơi lờ đờ, vỏ thô, ráp, thân tôm chuyển đỏ, sậm màu hoặc chuyển sang trắng nhợt nhạt,… Không sang, chuyển khi tôm lột xác vì kéo lưới, đặt
lú trong quá trình sang sẽ gây ra các vết thương cơ học, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Hỏi: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm?
(Nguyễn Công Hòa, phường Ba Đồn, tỉnh Quảng Trị)
Trả lời: Yếu tố dinh dưỡng: Trong quá trình lột xác, tôm cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Thức ăn dùng cho tôm hằng ngày phải có hàm lượng đạm tổng số 32 - 45%. Tránh các loại thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thiếu các khoáng chất cần thiết và dinh dưỡng cho tôm. Cho ăn theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, chú ý lúc đổi cỡ phải trộn 2 loại cũ và mới để những con tôm yếu vẫn có thể bắt mồi được. Thăm sàng thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Độ kiềm: Trong quá trình phát triển, tôm cần rất nhiều khoáng chất nên cần duy trì độ kiềm ổn định. Chủ động bổ sung một số chất cần thiết như canxi, phốt pho, men kích thích,… để tôm có thể tái tạo lớp vỏ mới.
pH: Tôm lột xác khi pH đạt 7 - 8,5 và tốt nhất 7,5 - 8. Để ổn định pH cần duy trì độ trong của nước ao nuôi từ 25 - 30 cm. Đặc biệt khi trời có mưa, pH ao có tình trạng thấp hơn bình thường, vì vậy cần nâng pH để tôm không lột vỏ trong điều kiện bất lợi sẽ dễ bị rớt.
Độ mặn: Độ mặn của nước tỷ lệ thuận với hàm lượng khoáng, do đó nước ao nuôi càng ngọt thì khoáng càng ít. Nên dựa vào độ mặn để có thể cung cấp khoáng cho ao nuôi một cách hợp lý nhất. Ôxy hòa tan: Khi tôm trong giai đoạn lột xác cần lượng ôxy hòa tan ở mức 5 - 6 mg/L. Đồng thời, khi phát hiện tôm có dấu hiện lột xác, người nuôi nên bật quạt chạy ở công suất lớn nhất, bổ sung oxygen nếu thấy cần thiết.
Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác. Khi hạn chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế hoạt động lột xác của tôm, ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn quá trình lột xác. Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác. Nhiệt độ thấp hơn 14 - 180C tùy loài, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp, tôm tăng cường trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình lột xác xảy ra.
Tảo: Một đợt tảo tàn có thể xảy ra khi một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần vào ban ngày bị tôm sử dụng hết cho quá trình lột xác vào ban đêm. Vì vậy người nuôi cần chú ý kiểm tra pH, kiềm, khoáng để tránh hiện tượng tảo tàn xảy ra.
Hỏi: Làm thế nào để giảm hao hụt dinh dưỡng khi trộn vitamin/khoáng vào thức ăn cho tôm?
(Nguyễn Thị Hải, phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ)
Trả lời:
Việc bổ sung khoáng chất và vitamin vào khẩu phần ăn của vật nuôi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật, khoáng/vitamin có thể bị hao hụt nghiêm trọng trong quá trình trộn, bảo quản hoặc cho ăn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và giảm hao hụt các vi chất trong thức ăn, cần áp dụng các nguyên tắc sau:
Sử dụng dạng vi bọc (encapsulation): Đối với những loại
vitamin dễ phân hủy như Vitamin C, A, E, nên chọn loại có công nghệ bao vi (microencapsulated), giúp bảo vệ hoạt chất khỏi nhiệt độ, ánh sáng và ôxy. Điều này đặc biệt quan trọng khi trộn vào thức ăn ép viên.
Trộn theo thứ tự từ ít đến nhiều: Để tránh hiện tượng vi chất
không phân bố đều, nên áp dụng phương pháp trộn theo cấp độ:
Trộn khoáng/vitamin với một lượng nhỏ thức ăn (premix); trộn tiếp với khối lượng thức ăn lớn hơn; trộn đều lần cuối với toàn bộ
lượng thức ăn. Có thể sử dụng máy trộn dạng trục vít ngang hoặc
máy trộn cánh đảo để tăng tính đồng đều.
Trộn cùng chất kết dính: Một số cơ sở trộn vi chất vào thức ăn bằng cách hòa tan vào dầu cá hoặc chất kết dính (molasses, gelatin,…) để: Giúp bám dính tốt hơn trên bề mặt viên thức ăn; Giảm phân tán ra môi trường nước; Hạn chế vi chất bị rửa trôi
trong nước ao.
Nên trộn khoáng/vitamin ngay trước khi sử dụng và chỉ nên
trộn đủ lượng cho một lần ăn. Không nên trộn sẵn để dùng trong nhiều ngày vì sẽ làm giảm chất lượng vi chất theo thời gian.
Hỏi: Các biện pháp phòng bệnh cho tôm giống?
(Trịnh Văn Bình, xã An Châu, tỉnh An Giang)
Trả lời:
Để phòng bệnh hiệu quả cho tôm tôm giống, người nuôi cần thực hiện tốt: Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng, không thể xảy ra hiện tượng sốc trong quá trình nuôi, tôm sẽ phát triển nhanh khỏe mạnh lấn át bệnh tật. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả là phòng nấm và protozoae
bằng hóa chất, việc phòng bệnh bằng hóa chất và thuốc đối với virus và vi khuẩn còn ít hiệu quả. Người nuôi cần vệ sinh, khử trùng trại trước và sau các đợt sản xuất. Ngâm khử trùng đường ống và các vật dụng sản xuất. Tắm kỹ ấu trùng trước khi bố trí vào bể ương để loại bỏ các chất bẩn. Xử lý nước thật kỹ trước khi cấp vào bể ương. Không dùng chung dụng cụ giữa các bể ương. Sử dụng nguồn tảo cho ăn phải chất lượng và không bị nhiễm tạp. Nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, tránh dư thừa. Quản lý môi trường tốt, định kỳ sử dụng vi sinh phân hủy chất thải, thức ăn dư thừa. Định kỳ xi phông thay nước nhằm tạo môi trường sạch giúp tôm phát triển tốt nhất. Cho ăn dưỡng chất vitamin, khoáng giúp tôm khỏe mạnh. Phải thường xuyên quan sát ấu trùng qua kính hiển vi, khi thấy xuất hiện dấu hiệu gây bệnh, phải trị ngay mới mang lại hiệu quả. Ngay lập tức cô lập bể ương bị bệnh. Với những trại có quy mô sản xuất lớn nên dùng chất diệt trùng liều cao để dập tắt mầm bệnh và xả bỏ, tránh lây lan gây thiệt hại lớn.