Vietlifestyles Issue 107

Page 24

sĩ Clement C. Moore vào năm 1822 đã sáng tác bài thơ ‘thánh Nicholas viếng thăm’. Ðặc biệt họa sĩ Nast vào năm 1863 đã vẽ hình ông già Noel phúc hậu béo tròn, có chiếc mũi đỏ như trái cà chua, được đăng trên tờ Harper’s Illustrated Weekly tới nay vẫn còn tồn tại. Nước Mỹ chiếm kỷ lục về việc dùng cây thông trang hoàng trong mùa Giáng sinh với số lượng trên 21 triệu cây mỗi năm. Sự kiện trên khiến cho tổng thống Theodore Roosevelt phải lên tiếng để bảo vệ cho sự sinh tồn của giống cây này. Theo thông lệ vào dịp lễ Giáng sinh hằng năm, một cây thông to cao và đẹp nhất được chuyển tới vườn hoa của Tòa Bạch Ốc để đón mừng giáng sinh và năm mới. Thành phố New York là trung tâm tài chính số 1 của Hoa Kỳ và cả thế giới, nên dù xảy ra biến cố 9-11-2001, nhưng sau đó vào những tuần lễ trưóc Giáng sinh, nơi này đã biến thành những kho hàng bách hóa khổng lồ. Từ hè phố vào tới trong tiệm mở cửa buôn bán suốt ngày đêm các sản phẩm mặt hàng mới, đồ thời trang và đồ chơi dành cho trẻ em tràn ngập thị trường. Trong khi đó, những chương trình hòa tấu văn nghệ dành cho mùa Noel được trình diễn liên tục khắp các trung tâm buôn bán từ Rockefeller cho tới Radio Music Hall, Carnegie Hall… với sự trình diễn của các ban nhạc và nam nữ ca sĩ tài danh thượng thặng. Rồi thì đêm Giáng sinh cũng như đêm đón giao thừa tết dương lịch, mọi người đều đổ xô về các nơi công cộng trên đại lộ Madison, đường số 5, các khách sạn tại trung tâm thành phố như Plaza và Rockefeller, các đại vũ trường ở Waldorf, Astoria, Time Square… để ăn uống, nhậu nhẹt, ca hát và khiêu vũ suốt đêm. - ANH: Nước này tổ chức lễ Giáng sinh lần đầu vào năm 521 sau tây lịch nhân dịp hoàng đế Arthur chiếm lại được miền York từ tay người Ái Nhĩ Lan. Thế kỷ thứ IX, hoàng đế Alfred trị vì vương quốc Anh đã ký sắc lệnh cho phép dân chúng được vui chơi 12 ngày trong mùa lễ Giáng sinh. Tập tục này kéo dài tới triều đại Norman vào năm 1066, các nước Âu Châu khác cũng bắt chước người Anh tổ chức ăn mừng mùa Giáng sinh bằng tiệc tùng, lễ lạc, ca nhạc và các hội chợ vui nhộn kéo dài suốt tháng 12.

24

Sau năm 1066, Anh thuộc quyền cai trị của dòng họ Oliver Cromwell theo Tân Giáo Puritan đã ra lệnh cho quốc hội ban hành nhiều đạo luật ngăn cấm việc tổ chức các thánh lễ trong đó có Ngày Sinh Nhật Chúa. Cũng từ đó, người Anh chỉ còn được phép tổ chức lễ Giáng sinh tại tư gia vào đêm 25 tháng 12 hằng năm mà thôi. Do đó, những nguời Anh theo giáo phái Puritan di cư sang vùng England vẫn không tổ chức đêm Giáng sinh. Tình trạng này kéo dài tới hậu bán thế kỷ thứ XIX mới chịu hòa nhập vào dòng tín ngưỡng hiện hữu tại Hoa Kỳ. Năm 1660 hoàng đế Charles đệ II lật đổ dòng họ Cromwell và triệt hạ giáo phái Puritan, cho phép dân chúng Anh được tổ chức lễ Giáng sinh hằng năm, tới nay vẫn không thay đổi. Tại Luân Ðôn, vào dịp lễ Giáng sinh kéo dài tới tết dương lịch, nhà nhà đều trang hoàng cây Noel với đèn hoa rực rỡ. Sau khi dự thánh lễ nửa đêm tại các giáo đường, mọi người đều về nhà và tụ tập trước cây giáng sinh để ăn uống nhảy múa ca hát với món Gà Quay đặc biệt.

Các Bar, tiệm nhảy, Night Club mở cửa suốt đêm để mọi người ăn uống, ca hát và nhảy nhót chúc tụng lẫn nhau bằng những ước mong tốt đẹp chân thành. Nơi tập trung đông nhất vẫn là khu trung tâm Saint Eustache và Nhà thờ Ðức Bà. Các đoàn ca kịch tôn giáo được trình diễn tại Sacré Coeur, Montmatre và đại hý viện Opera với các vở kịch trứ danh của Naui Hakim như vở ‘Ðám cưới Figaro và Otello’. Dịp này các chủ khách sạn và nhà kinh doanh tha hồ hốt bạc qua các chương trình hấp dẫn như hotel George V với Tour Giáng sinh bao gồm ăn ở, thăm bảo tàng Ba Lê và đi tàu thăm cảnh hai bên bờ sông Seine trong ba ngày... Nói chung, tiền thuê phòng tại các khách sạn đều tăng vọt, còn khu buôn bán đều tập trung tại các địa điểm quanh quốc hội Pháp như Montmartre, Saint Germain, Opera… và các khu chợ. Còn các trung tâm trưng bày nghệ thuật thì tập trung tại Beaubourg và Bastille.

Tại các địa điểm công cộng đều có trình diễn các chương trình hòa nhạc. Nhiều đoàn kịch cũng tới biểu diễn cho dân chúng thưởng thức tại các nhà hát lớn ở thủ đô như Salder, Edward… với cac vở kịch về tôn giáo như Ðứa Con của Eden, Cindrella, Ðứa Con Của Chúa… Giàn nhạc của Hoàng Gia Anh cũng góp phần trình diễn để giúp vui cho mọi người. Dịp này, giá sinh hoạt tại Luân Ðôn tăng vọt tới mức kinh khủng, từ một đêm mướn phòng tại khách sạn tới bữa ăn mừng Giáng sinh, lên tới 2000 đô la Mỹ. - PHÁP: Ngay từ thời trung cổ, Pháp đã nổi tiếng là chíếc nôi văn hóa của Châu Âu, bởi vậy đêm Giáng sinh cũng được tổ chức rất trọng thể tại nước này, đặc biệt tại Ba Lê, đêm Noel còn được gọi là đêm ‘Hoa Ðăng’.Thật vậy, trong đêm đó tại kinh đô ánh sáng của Pháp rực rỡ muôn màu không khác gì một bà hoàng kiêu sa diễm lệ. Mọi người đều đổ xô về các khu vực công cộng đông nghẹt như đang trẩy hội. Khắp nơi chốn từ các khu ăn chơi sang trọng cho tới những ngõ phố tăm tối đìu hiu, ở đâu cũng vang dậy những lời chúc tụng Giáng sinh và mừng năm mới ‘Joyeux Noel’.

ISSUE 107 | NOVEMBER 2019 | VIET LIFESTYLES MAGAZINE

Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp, là thánh đường thuộc quyền cai quản của Đức Giám mục Paris. Xây dựng hoàn tất vào khoảng năm 1345, được xem như một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Gothic Pháp và cũng là một trong những công trình đầu tiên xử dụng tường chắn kiểu vòm. Ảnh sưu tầm trên Net. Tại thành phố Strabourg, năm nào tới Giáng sinh cũng được tổ chức rất trọng thể và linh đình, nhất là sau khi Áo chịu kết nghĩa với Pháp. Công trường chính Christkin Delsmarik của thành phố là nơi

www.VietLifestyles.com | info@VietLifestyles.com


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.