Vietlifestyles Magazine Issue 27

Page 30

cho Linh, theo thói quen cô lịch sự nói: - Em xin ! Cô mang ổ bánh quay đi, Linh có cảm tưởng rằng bà khách sồn sồn đó đang nói gì với chị chủ hàng bánh, chắc chắn họ đang nói về Linh. Người Việt Nam tinh mắt thật, ở đâu họ cũng nhận ra Linh là Bắc Kỳ, khi Linh đi chợ chỉ mở miệng ra nói vài câu dù từ ngữ bình thường, nhưng nghe âm hưởng là họ biết ngay. Nhưng Linh chẳng quan tâm điều ấy, tính cách cô thế nào thì cứ sống thế ấy, miễn là không đụng chạm hay thiệt hại đến ai. Là một người con sinh đẻ ở miền Bắc, nhưng khi cô sinh ra đất nước đã hết chiến tranh, cô chỉ biết qúa khứ qua sách vở, qua cha ông, như một vở kịch đời và cánh màn nhung đã khép từ lâu. Linh sống và lớn lên giữa xã hội mới mẻ, những người miền Nam Việt Nam cũ bây giờ là đồng bào trong nước. Tuổi trẻ và kiến thức đã cho Linh khách quan biết thế giới bao la, biết những điều hay lẽ phải về những kẻ thù xưa của thế hệcha ông cô. Bây giờ người ta không còn xem Mỹlà kẻ thù nữa, Mỹ thân thiện và dễ thương. Con gái Hà Nội lấy Mỹ thiếu gì. Hồi Linh chưa đi du học, còn ở Hà Nội, nhân mùa lễ Halloween toà đại sứ Mỹ đã cho mấy cái xe hơi của hãng chocolate Mỹ, mang kẹo chocolate ra đường phố phát cho trẻ con, cùng với những khăn áo, mặt nạ của ngày lễ ma qủy và những tờ giấy in bằng tiếng Việt Nam giải thích về ngày lễ Halloweenở Mỹ. Trẻ con Hà Nội vui thích với những món qùa lạ lùng này lắm. Chẳng bù cho thời chiến tranh chống Mỹ, bố Linh kể trẻ con đã bị tuyên truyền chống giặc Mỹ ngay cả trong học đường, trong tất cả các môn học. Thí dụ trong một bài toán đố: “Các chiến sĩ phòng vệ huyện Y. lần đầu bắn hạ được 3 máy bay của giặc Mỹ, lần sau bắnđược 4 máy bay nữa. Vậy tổng cộng các chú chiến sĩ phòng vệ đã bắn hạ được bao nhiêu máy bay Mỹ?” Trong môn văn thì sự tuyên truyền không thực tế, vô lý đến ngốc nghếch và buồn cười, như có người dân nghèo căm thù giặc Mỹ đã nuôi đàn ong để làm vũ khí …tấn công giặc Mỹ. Hay 2 vợ chồng nhà kia chỉ có 1 cái cung để làm vũ khí giết giặc Mỹ, khi người chồng trèo lên cành cây nhắm bắn giặc 30

Mỹ từ xa, mỗi lần giết xong 1 mạng, người vợ vội vàng chạy ra xác tên Mỹ, nhổ mũi tên ra và chạy ù lại đưa cho chồng…bắn tiếp. Hay “Tay khôngđánh chiếm được xe tăng giặc Mỹ”. Hay “Lấy thân đè lỗ châu mai” Hay “Máy bay của ta bay trên không và …đậu sẵn trong đám mây chờ máy bay của giặc để bắn”.v..v…. Về môn nhạc thì các cháu học sinh hát các bài ngợi ca bác Hồ, các chú bộ đội hay căm thù giặc Mỹ. Môn vẽ cũng là dịp để tuyên truyền, học sinh chỉ thích vẽ hình bác Hồ là được nhiều điểm. Linh thấy lố bịch và qúa đáng. Những kiểu tuyên truyền ấy đã phản bội lại chính họ, kẻ tuyên truyền chỉ là người nói dối, lừa bịp. Ngày nay chẳng ai còn thù ghét “giặc”Mỹ nữa, những người lớn, có thể là nhữngđứa học trò bị tuyên truyền, bị lừa dối năm xưa ra đường gặp khách “Tây” đều tưởng là người Mỹ và mỉm cười nói “Hello” để bày tò tình thân. Chú Thế, chú ruột của Linh làm công an huyện, gần thủ đô Hà Nội, mấy lần chú nói với bố Linh: - Con cháu người ta đi Mỹ ầm ầm mà nhà mình chưa có ai, em muốn lắm mà chưa được, anh chị có điều kiện hơn em, lo cho cháu nào đi được thì lo ngay đi. Khi Linh được bố hỏi ý kiến đi du học nước ngoài, Linh đã chọn đi Úc cùng với một đứa bạn thân cho vui, vì nhỏ bạn có nhiều thân nhân đang định cư ở Úc, nhưng bố Linh gạt phăng: - Đã đi thì đi hẳn Mỹ, ai cũng thếcả, như bạn bè bố ngày xưa chống Mỹ hăng lắm, hay mấy diễn viên điện ảnh đóng phim chống Mỹ cực kỳ, cũng đều cho con du học ở Mỹ, có đứa còn lấy chồng Mỹ chứcó trở về Việt Nam đâu. Hầu như bằng mọi cách người ta chọnđi du học ở Mỹ, chuyện du học ở Úc, Anh, hay Singapore khi người ta không thể lựa chọn khác hơn mà thôi. - Linh ơi, Linh ơi… Tiếng Hiền gọi, và tiếng Chi chòng ghẹo tiếp theo: - Linh làm gì mà hôm nay tắm lâu thế? Cũng là buổi tắm “đầu tiên” ở Mỹ, đánh dấu kể từ giờ trở đi Linh được định cư ở Mỹ đấy hở? - Xong chưa? ra đây chúng ta cùng lo

ISSUE 27 ||NOVEMBER, 2012 || VIET LIFESTYLES MAGAZINE

món gà tây này. Còn cái Chi lên mạng tìm cho tớ công thức làm món gà tây ngày lễ Tạ Ơn đi…Tự nhiên tớ thấy hào hứng trước tin vui của Linh… - Ừ, ừ…tớ cũng thấy hào hứng đấy. Biết đâu cái Linh mở màn con đường may mắn cho 2 đứa mình Linh từ trong phòng tắm, người quấn mảnh khăn bông, thò đầu ra : - Nhất định lễ Tạ Ơn năm nay chúng ta sẽ ăn một bữa đàng hoàng và ngon miệng, vì tớ muốn tạ ơn nước Mỹ mà. Chi lên mạng xong thấy còn thiếu món gì thì ghi ra, tắm xong tớ sẽ đi mua ngay. Chi nhăn mặt trêu bạn: - Biết rồi cô nương ạ, bọn em sẽ hết lòng giúp cô bữa tiệc Tạ Ơn ý nghĩa này. Cô nương mà ổn định thì cho bọn em “tạm trú” trong “hộ khẩu”nhà cô cho tới khi nào kiếm được tấm thẻ xanh nhé? Hiến ý kiến: - Chúng ta sẽ mời bạn bè khác nữa chứ? Linh nói vọng ra: - Tớ đã tính đến điều này rồi, sẽ mời mấy người bạn thân của chúng ta, và mấy người năm nào cũng mời bọn mình ăn lễ Tạ Ơn nhà họ đấy, vàđặc biệt là…có anh David Trần của Hiền nữa. Mẹ anh lo xa, nhưng tớ tin là trước sau gì Hiền cũng “cưa” đổ anh David thôi. Chi nghiêm giọng: - Còn phải “cưa” cả mẹ anh David nữa. Này Hiền, mỗi lần anh ấy đưa Hiền về nhà chơi, hãy chứng tỏ cho gia đình anh ấy biết mình là người thế nào. - Ừ, chính anh David cũng bảo tớ thế. Một cuộc hôn nhân có sự hài lòng của cha mẹ, của gia đình thì David sẽ vui hơn. Linh đã đi ra, ba cô gái trẻ cùng xúm xít trong gian bếp nhỏ cuả căn nhà Duplex, họ lôi ra con gà tây tươi chưa hề đông lạnh để rửa lại cho sạch trước khi tẩm ướp gia vị. Chi ra mở internet, một lúc sau thì reo lên: - Đây này, có mấy cách nướng gà tây cơ đấy, hai “chị” kia nghe “em” đọc xem thích cách nào thì chúng ta sẽ làm cách đấy nhé… Ngoài trời, gío cuối tháng mười một lành lạnh, trong nhà ba cô gái tha hương thì đang cười cười nói nói vui vẻ cho bữa tiệc Tạ Ơn ngày mai và ấm lòng với những tin vui và hy vọng ở phía trước.

Advertisement: (Tiếng Việt) 623-687-5754 || 480-213-5987 (English)


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.