MO HINH NUOI TOM

Page 1

CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM 1 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔ HÌNH 3 TỐT VÀ CÁC THẮC MẮC THƯỜNG GẶP 1. Đặc điểm 2 2. Thả giống mật độ bao nhiêu mới là hợp lý 2 3. Vấn đề thả tôm quá nhiều hoặc quá ít 2 II. KỸ THUẬT NUÔI MÔ HÌNH 3 TỐT 1. Tính toán kế hoạch thả nuôi 3 2. Lưu trình xử lý nước 3 3. Quá trình gièo 4 4. Quản lý cho ăn trong ao gièo 4 5. Quản lý nước trong ao gièo 4 6. Ao nuôi 5 7. Cho ăn 5 8. Quản lý hút bùn đáy 6 9. Quản lý chất lượng nước ao nuôi 6 III. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI VÀ HƯỚNG XỬ LÝ 6 IV. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT 1. Bảng hiệu chỉnh Ammonia 7 2. Bảng điều chỉnh máy cho ăn tự động 7 3. Bảng cho ăn trong giai đoạn gièo 8

ĐẶC ĐIỂM

1. Sử dụng diện tích xử lý nước nhỏ, chỉ bằng 1/3 diện tích theo mô hình công ty khác.

Hiệu suất sử dụng đất cao.

Tiết kiệm chi phí tiền điện.

2. Lượng nước thay ít, chỉ bằng 1/5 theo mô hình công ty khác.

Tiết kiệm chi phí tiền điện.

Tiết kiệm tất cả chi phí thuốc, nhất là bổ sung khoáng.

Đỡ tốn công.

3. Sử dụng vi sinh đặc thù, không cần sử dụng kháng sinh.

Cty TNHH Uni President VN nghiên cứu ra vi sinh 3K.

Tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao giá tôm.

4. Kế hoạch nuôi tôm Mô Hình 3 Tốt của Cty Uni - President.

5. FCR thấp.

6. Giá thành thấp, nuôi từ 100 tới 30 con/kg là đã có lời không cần mạo hiểm nuôi tới 15 con/kg.

7. Giá thành thấp hơn công ty khác 20%.

Thả giống mật độ bao nhiêu mới là hợp lý?

• 150 con? 300 con? 400 con?

• Công ty Uni President kiến nghị thả với mật độ 230 – 250 con/m2.

• Trọng điểm là mỗi 1 khối nước có thể cho phép bao nhiêu tôm sống trong đó.

• Giới hạn chịu đựng của nước lả mỗi khối nước có thể chứa đựng 2 – 2.2kg tôm sống trong đó.

• Nếu vượt quá giới hạn này, NO2 trong nước sẽ không thể khống chế được, tôm rất dễ bị mềm vỏ và dẫn tới tử vong. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của tôm cũng bị chậm lại.

Vấn đề thả tôm quá nhiều hoặc quá ít

1. Thả tôm mật độ nhiều hơn 230 -250 con/m2, trước khi nuôi tới mức 100 con/kg đã đạt tới giới hạn chịu đựng của nước. Bắt buộc phải lựa chọn hoặc chấp nhận mạo hiểm nuôi tới 100 con/kg hoặc chấp nhận đau thương thu tôm nhỏ, giá chưa tốt. 2. Nếu thả nuôi với mật độ thấp hơn 230 – 250 con/m2, mỗi 1 khối nước chưa đạt hiệu suất cho ra tổng cộng 4 kg tôm. Hiệu quả sử dụng của toàn bộ hệ thống bị lãng phí. Vì vậy, mô hình nuôi của Cty Uni - President kiến nghị nếu từ 1.2g nuôi thì thả với mật độ 230 -250 con/m2 là hợp lý nhất.

MÔ HÌNH NUÔI TÔM 3 TỐT CỦA UNI LỢI NHUẬN TỐT TĂNG TRƯỞNG TỐT TỶ LỆ THÀNH CÔNG TỐT CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM 2

TÍNH KẾ HOẠCH THẢ NUÔI

1. Thả nuôi mật độ 230 – 250 con/m2 trọng lượng 1.2g.

2. Nuôi tới 100 con/kg, mỗi con 10g, loại trừ trường hợp tôm hao hụt tự nhiên, vừa đúng đạt mức mỗi khối nước sẽ có tầm 2 – 2.2 kg tôm sống trong đó.

3. Lúc này nếu chúng ta thu tỉa bớt 50%, mật độ nuôi lúc này sẽ là tầm 110 – 120 con/m2

4. Nuôi tới mức 50 con/kg ( mỗi con tầm khoảng 20g), loại trừ trường hợp hao hụt tự nhiên, cũng vừa khớp đạt mức mỗi khối nước có tầm 2 – 2.2 kg tôm sống.

5. Lúc này, ta lại thu tỉa 1 lần, mật độ nuôi còn khoảng 50-55 con/m2.

6. Nuôi tới mức 25 con/kg ( mỗi con tầm 40g), trừ hao hụt tự nhiên, cũng vừa khớp mỗi khối nước chứa khoảng 2-2.2 kg tôm sống. Lúc này ta tiến hành thu đồng loạt.

7. Thông qua tính toán, cứ mỗi 1.000 m2 ao, trong 1 lần thả giống có thể nuôi được 1 tấn tôm 100 con/kg, 1 tấn tôm 50 con/kg và 2 tấn tôm 25 con/kg.

Nếu nồng độ NO2 liên tục vượt quá mức 8 ppm và kéo dài 1 tuần mà không hạ xuống được thì nên tính tới phương án thu tỉa sớm hơn dự tính, đừng đợi tới thời điểm mỗi khối nước có 2 tấn tôm.

LƯU TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC

Thiết bị: Ao lắng 1, ao lắng 2, ao xử lý 1, ao xử lý 2.

1. Lưới lọc nước đầu vào: mắt lưới 100 ( PE200).

2. Ao lắng 1 qua ao lắng 2: dùng lưới mắt 200 ( PE100) ( độ trong nước đạt < 15NTU mới được bơm nước ).

3. Ao lắng 2 qua ao xử lý: dùng lưới mắt 400 ( PE25) (độ trong nước đạt < 10NTU mới được bơm nước ).

4. Từ ao xử lý tới ao nuôi: dùng 2 cái lưới mắt 550 (PE10) tròng 2 cái vào nhau ( độ trong nước <5NTU mới được bơm nước).

5. Buổi tối thêm thuốc tím: yêu cầu tầm khoảng trên dưới 24 tiếng nước mới đổi từ màu tím sang màu nâu là vừa , nếu quá mức 24 tiếng thì mới đổi màu thì phải giảm lượng, nếu nhanh chưa tới 24 tiếng đã đổi màu thì phải tăng liều.

6. Buổi tối sử dụng Clo: yêu cầu xử lý tầm khoảng 24 tiếng thì sẽ không còn tồn dư là phù hợp, nếu vượt quá 24 tiếng mới hết thì phải giảm liều lại, còn nếu chưa tới 24 tiếng đã không còn tồn dư thì phải tăng liều lượng.

7. Phèn chua: Liều dung 10ppm, xử lý trong 12 tiếng ( sau khi Clo được trung hòa mới được sử dụng).

8. Trong quá trình sử dụng thuốc tím và Clo là phải sục khí hoặc chạy quạt để hòa tan đều vào trong nước. Khi sử dụng phèn chua thì sau khi sử dụng 10 phút là ngưng sục khí để nước được lắng đọng.

9. Sử dụng Bicar chỉnh độ kiềm thành 150 ppm. Trong vòng 2 ngày sau khi xử lý khuẩn sẽ phát sinh trở lại, nên phải tính toán thời gian kỹ để xử lý nước, nước sau khi xử lý mà không sử dụng nếu để quá lâu thì trước khi sử dụng phải dung 5ppm Clo ( hoặc sử dụng 2ppm UP CLEAN, Detoxin Plus, Goldine ) để diệt khuẩn.

TOÁN
CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM 3

QUÁ TRÌNH GIÈO

Tất cả liều lượng sử dụng của thuốc phải được điều chỉnh tùy theo số khối nước và lượng thức ăn được sử dụng

Mật độ nuôi 1300 – 1500 con, nuôi tới kích cỡ 1.4g thì chuyển ao

Sau khi cấp nước vào, với mỗi 250 khối nước thì thêm 400g BSL, Uni-Light 20ppm, King Khoáng(hoặc LIFEHC , LIFECA) 10ppm, qua ngày hôm sau thì thả giống.

QUẢN LÝ CHO ĂN TRONG AO GIÈO

Cho ăn theo bảng tiêu chuẩn, hoàn toàn sử dụng thức ăn Topone.

Chú ý: Trong giai đoạn gièo tôm, cô gắng cho tôm ăn no và dung thức ăn độ đạm cao để cho tôm ăn mới có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn sau khi chuyển ao. Nếu giai đoạn gièo tôm không được cho ăn tốt và đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng tôm nuôi không lớn.

Toàn bộ quá trình cho ăn theo các cữ 6:00、9:00、12:00、15:00、18:00、21:00 cho ăn 1 lần, tính theo bình quân lượng cho ăn/ngày.

Cách thức trộn cho ăn ( mỗi cữ):

1. UP Hepatic (hoặc HepaPlus) liều lượng 2.5g/kg thức ăn

2. UP Gut(hoặc HerbPro) liều lượng 2.5g/kg thức ăn

3. 3K liều lượng 5g/kg thức ăn,bột chưa kích hoạt

4. Nuôi tới kích cỡ 0.05g sử dụng số 0 ( khoảng 10 ngày đầu).

0.05-0.1g sử dụng số 0 và số 1, mỗi loại 1 nửa, cho ăn trong vòng 2 ngày.

0.1-0.5g sử dụng số 1. 0.5-1g sử dụng thức ăn số 1 cộng số 2, tỷ lệ chuyển từ từ ( ví dụ 0.6g = 60% SỐ 2, 0.7g = 70% số 2).

Sau 1g/con thì sử dụng số 2 cho tới lúc chuyển ao.

QUẢN LÝ NƯỚC TRONG AO GIÈO

1. Vi sinh: với 250 khối nước, trong 10 ngày thì cứ cách 2 ngày cho 1 lần BSL 300g, mỗi ngày tạt 10 ppm Uni-light, qua mức 10 ngày đổi thành cách 2 ngày cho 1 lần BSL 200g, mỗi ngày tạt 5 ppm Uni-light tới lúc chuyển ao.

2. Khi bù khoáng, sau khi hòa tan chỉ đổ phần chất lỏng vào ao, chất lắng đọng thì không đổ vào.

3. Khoáng: sử dụng King Khoáng (hoặc LIFEHC , LIFECA)mỗi ngày 10ppm. Sử dụng khoáng nguyên liệu CaCl2 và MgCl2, duy trì nồng độ Ca trong nước là 240 ppm và Mg là 550 ppm trở lên.

4. Mật đường và vi sinh sẽ sử dụng chung.

5. Cách ủ vi sinh BSL:

6. Thức ăn dưới 5 kg sử dụng 1 kg mật đường

5 – 20 kg sử dụng 2 kg mật đường 20 – 30 kg sử dụng 3 kg mật đường

Trên 30 kg sử dụng 4 kg mật đường

CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM
4

7. Nhằm kích hoạt vi sinh BSL bất kì sử dụng 40L nước tinh khiết ( loại uống được) sục khí 12 tiếng.

8.Ammonia thay nước theo bảng tiêu chuẩn, đạt mức cảnh giới thì tiến hành thay nước 20%.

9. Qua tới ngày thứ 5 thì tiến hành siphon 1 ngày Siphon 3 lần, hút trong vòng bán kính 1m so với hố siphon, thời gian siphon sẽ là 6:15, 12:15, 18:15. trước khi Siphon thì tiến hành rải 1 ít thức ăn xung quanh ao để thu hút tôm bơi dạt ra xung quanh.

10. pH giữ cố định khoảng 7.6 – 7.8, nếu thấp thì sử dụng CaO, cao thì sử dụng mật đường.

AO NUÔI

Tất cả liều lượng sử dụng của thuốc phải được điều chỉnh tùy theo số khối nước và lượng thức ăn được sử dụng

Trước khi chuyển ao, ao gièo và ao nuôi đều phải sử dụng 2ppm Camax và 2ppm Supper C (hoặc MaxC), đo chỉ số Ca và Mg của ao nuôi, sau khi chuyển ao ngay lập tức phải cho ăn với liều lượng lớn.

Sau khi thêm nước thì phương pháp sử dụng vi sinh sẽ giống phương pháp sử dụng vi sinh trong ao gièo. (Sau khi cấp nước vào, với mỗi 500 khối nước thì thêm 800g BSL, Uni-Light 40ppm, King Khoáng(hoặc LIFEHC , LIFECA) 20ppm.)

CHO ĂN

1. Ban ngày, chạy dàn quạt nước xa nhá ( vấn đề quan trọng là để cho dòng nước chảy qua chỗ thức ăn được phun ra quá mạnh).

2. Thức ăn Topone dung tới số 2 thì chuyển sang sử dụng hàng thức ăn ao bạt.

3. Khi mới chuyển sang ao nuôi thì 3 ngày đầu sử dụng cho ăn bằng tay, sau đó chuyển sang sử dụng máy cho ăn tự động, cách thức quan sát là cứ mỗi 30 phút thì đi xem nhá 1 lần, Dựa vào tiêu chuẩn cho ăn của máy cho ăn tự động để tiến hành điều chỉnh tăng hoặc giảm thời gian.

4. Khi tôm từ 1.4 -2g cho ăn từ số 2 sang số 3, 2-7g cho ăn số 3, 7 – 12g cho ăn số 4, 12g trở lên cho ăn số 5.

5. Trộn liệu:

A. UP Hepatic(hoặc HepaPlus) liều lượng 5g/kg thức ăn

B. UP Gut (hoặc HerbPro)liều lượng 5g/kg thức ăn

C. 3K liều lượng 5g/kg thức ăn , bột chưa kích hoạt

D. Camax liều lượng 1.5g/kg thức ăn

E. SuperC(hoặc MaxC) liều lượng 2.5g/kg thức ăn

F. Engro – sau khi chuyển ao 1 tuần thì tiến hành sử dụng, sử dụng 4 ngày ngưng 6 ngày, liều lượng 1.5 ml/kg

G. GutPro – sau khi chuyển ao 1 tuần thì bắt đầu sử dụng, sử dụng 4 ngày ngưng 6 ngày, liều lượng 2.5 g/kg

CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM 5

QUẢN LÝ HÚT BÙN ĐÁY

1. Tiêu chuẩn là hút ra không có thức ăn tồn dư, có thể điều chỉnh thời gian quạt nước và thời gian tắt máy cho ăn.

2. Chạy quạt nước 1 tiếng đồng hồ trước khi tiến hành xả tràn, trong quá trình cấp nước và xả chất dơ thì không cho ăn, 1 ngày tiến hành 4 lần, 6:00, 10:00, 12:00, 16:00.

3. Siphon, ngày 3 lần vào các thời điểm 8:00、14:00、18:00.

4. Trước khi siphon 1 tiếng thì khởi động quạt nước, khi cho người xuống siphon thì không cho ăn, sau khi siphon mới bắt đầu mở máy cho ăn tự động.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI

Không chà bạt, bình thường chạy 1 dàn quạt, hạn chế xao động phần giữa đáy ao.

Nếu không thay nước: với mỗi 500 khối nước, 4 ngày mình thêm 1 lần 600g BSL, mỗi ngày thêm 5ppm Uni – Light.

Nếu có thay nước: sau khi thay nước mới sử dụng, thời điểm thay nước: dựa vào Bảng hiệu chỉnh Ammonia để quan sát, nguyên tắc 1 lần thay là 40% nước.

Khoáng: Nguyên tắc là sử dụng vào cỡ chiều tối để giảm thiểu sự hấp thu của tảo, nhưng khi tôm lột vỏ đồng loạt thì phải sử dụng ngay, sử dụng khoáng MgCl2 và CaCl2. khống chế Ca nằm trong mức 160ppm và Mg trong mức 400ppm, sau khi hòa tan với nước chỉ sử dụng phần chất lỏng, phần cặn thì không sử dụng. Khi tôm tăng trưởng đến giai đoạn trên 10g/con thì Ca dùy trì trong mức 200 ppm và Mg duy trì trong mức 450 ppm trở lên.

Đường ruột tôm không tốt

Gan bị teo và nhạt màu

Tỷ lệ bắt mồi giảm

Bắt đầu xuất hiện tôm chết

Xuất hiện phân trắng

Hướng xử lý

Cố gắng không thay nước

Tăng liều lượng sử dụng BSL 50% trở lên

Tăng gấp đôi liều lượng khuẩn 3K

Những vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi và hướng xử lý
Vấn đề phát sinh
CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM 6

Khí độc khí NO2 ( duy trì liên tục – 7 trở

Duy trì thì đã hoạt hóa bằng đôi với bình thường

VẤN ĐỀ PHÁT SINH
tăng cao
5
ppm
lên) Hướng xử lý
liên tục thay nước 50% trong 2-3 ngày Sau mỗi lần thay nước, cứ mỗi 500 khối nước
sử dụng 600g BSL
mật đường và 5ppm Uni Light Trong qua trình xử lý, khuẩn 3K sử dụng liều lượng gấp
so
BẢNG HIỆU CHỈNH AMMONIA Ammonia CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM 7
CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM BẢNG ĐIỀU CHỈNH MÁY CHO ĂN TỰ ĐỘNG BẢNG CHO ĂN TRONG GIAI ĐOẠN GIÈO 8
CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM Địa Chỉ: Số 16-18-20, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II, Phường Dĩ An , Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. ĐT: (84-274) 3790811 ~ 6 – Fax: (84-274) 3790819 – ĐT đặt hàng: (84-274) 3791049 - 3737422 CHI NHÁNH TẠI TIỀN GIANG Địa Chỉ:Lô 03, KCN Mỹ Tho, Tỉnh lộ 864, Ấp Bình Tạo, Xã Trung An, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. ĐT: (84-273) 3953004 – 3953203 Fax: (84-273) 3953005 CHI NHÁNH TẠI QUẢNG NAM Địa Chỉ:Lô số 14, KCN Điện Nam – Điện Ngọc, P. Điện Nam Bắc, TX. Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. ĐT: (84-235) 3942564~5 – Fax: (84-235) 3942569

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.