Visual Design – 10 nguyên tắc cơ bản trong thiết kế đồ họa Visual Design (đôi khi người ta gọi là thiết kế đồ họa) nhằm định hình và cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua việc xem xét các hiệu ứng của minh hoạ, nhiếp ảnh, kiểu chữ, không gian, bố cục và màu sắc đối với khả năng sử dụng sản phẩm và tính thẩm mỹ của chúng . Để giúp các nhà thiết kế đạt được điều này, Visual Design xem xét nhiều nguyên tắc khác nhau, bao gồm tính thống nhất, tính chất của nguyên tắc Gestalt, không gian, sự phân cấp, cân bằng, tương phản, tỉ lệ và tính tương đồng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về : Visual Design – 10 nguyên tắc cơ bản trong thiết kế đồ họa . 1. Điểm, Đường thẳng và Hình dạng Đây là những viên gạch nền tảng nhất để xây dựng bất kz thiết kế nào. Với những điều này, bạn có thể tạo ra bất cứ gì bạn muốn, từ những icon đơn giản cho đến những hình minh hoạ phức tạp. Khi nối hai điểm ta sẽ có một đường thẳng. Một đường thẳng được hình thành từ các điểm cũng giống như một nhóm các nguyên tử hình thành nên các phân tử, từ đó tạo ra tất cả các vật xung quanh bạn. Nếu thêm một điểm thứ ba và nối chúng lại với nhau, bạn sẽ có một hình khối, trường hợp này là một tam giác. Như đã nói ban đầu, bạn có thể sử dụng các yếu tố cơ bản để sáng tạo ra hầu hết những gì bạn muốn. 2. Màu sắc Mắt của con người có thể nhìn thấy được hơn 10 triệu màu khác nhau từ đỏ sang tím. Và ngay từ khi còn trẻ, ắt hẳn chúng ta đã được học về giá trị, { nghĩa của một vài màu sắc cụ thể rồi. Lấy ví dụ đèn giao thông chẳng hạn. Chúng chỉ bao gồm toàn màu sắc thôi, nhưng chúng ta đều biết rằng màu đỏ là dừng lại, màu xanh lá cây là được phép đi, còn màu vàng có nghĩa là phóng cho thật lẹ trước khi đèn chuyển sang đỏ. Điều này chứng tỏ rằng màu sắc có thể ảnh hưởng lên hành động của chúng ta, và thậm chí chúng ta còn không nhận ra điều này. Theo tôi, điều này đơn giản là vì chúng ta đã học những điều này, chứ không phải do tự thân màu sắc mang { nghĩa nội tại như vậy. Vì bạn biết đấy, những { nghĩa gắn liền với màu sắc có thể thay đổi tuz thuộc vào nền văn hoá, tuz thuộc vào thời gian, địa điểm mà bạn lớn lên nữa. 3. Khoảng trống Cách cân bằng khoảng trống có thể hoàn thiện, hoặc phá hỏng tất cả mọi thứ, đặc biệt là với typography. Khoảng trắng (hay còn gọi là “không gian âm”) là khoảng trống giữa và xung quanh các đối tượng của một trang, nó là khoảng không gian hiện hữu, thường là ở phía sau và xung quanh hình, trong một tác phẩm nghệ thuật hoặc thiết kế đồ họa. Bạn cần phải xem xét tính liên quan giữa các yếu tố / con chữ với nhau, và sau đó cho chúng một khoảng cách phù hợp, khoảng cách này thường được gọi là không gian âm (Negative space, còn được gọi là