KOREANA 2023 Summer (Vietnamese)

Page 1

ISSN 1016-0744 KOREANA
JOSEON Mang đậm dấu ấn lịch sử KOREAN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Mùa Hè 2023 Vol. 10 No. 2 Những cung điện thời Joseon mang nét lịch sử riêng Biểu tượng cát tường trong khuôn viên hoàng cung Những món ăn nhẹ cung đình Vẻ đẹp của tranh trang trí cung điện Cung điện, nơi làm việc của những nhân tài xuất chúng Mùa Hè 2023 Vol. 10 No. 2
CUNGĐIỆNTHỜI

Hình ảnh chủ đề

"Daehan Yeonhyang" là sự trình bày mang tính biểu tượng của các bữa tiệc hoàng gia được tổ chức tại cung Deoksu trong suốt giai đoạn Đế quốc Đại Hàn (18971910). Tác phẩm được sáng tạo từ kim loại và phim phản chiếu năm màu là sản phẩm của studio kiến trúc OBBA. Nó đã xuất hiện tại triển lãm "Kiến trúc & Di sản: Khai quật Tương lai" do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia Hàn Quốc và Văn phòng Quản lý Cung Deoksu đồng tổ chức

© Roh Kyung

Thư Ban Biên tập

Cung điện trở thành địa điểm tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật

Jeon Eun-kyung

Tổng Biên tập

Khi đọc các bài chuyên đề của số tạp chí mùa Hè 2023, tôi chợt nảy ra ý định tham quan một cung điện. Vì thế mà vào một buổi trưa chiều ngày thứ Bảy, tôi ra ngoài để ngắm nhìn cung Changdeok và khu vườn tuyệt đẹp của nó. Nhưng khi đến nơi, chứng kiến hàng người dài đằng đẵng chờ đợi trước cửa phòng vé, tôi nhanh chóng từ bỏ kế hoạch của mình. Tôi dường như quên mất những cung điện ở Seoul đã trở nên nổi tiếng đến nhường nào, đặc biệt đối với những người trong độ tuổi 20 và 30. Với họ, cung điện không chỉ là nơi giáo dục con người về lịch sử và văn hóa truyền thống mà còn là một địa điểm hẹn hò thú vị. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ và du khách nước ngoài dạo bước quanh cung điện trong bộ trang phục truyền thống Hàn Quốc cho thuê. Các sự kiện văn hóa, chẳng hạn như Lễ hội Văn hóa Cung đình Hàn Quốc (K-Royal Culture Festival) và những chương trình tham quan cung điện rất đắt hàng như tour tham quan ban đêm cung Changdeok (Changdeok Palace Moonlight Tour) và cung Gyeongbok (Gyeongbok Starlight Tour), đã giúp nâng cao sự quan tâm, yêu thích của công chúng đối với cung điện và khiến chúng dễ tiếp cận với nhiều người hơn. Có tất cả năm cung điện ở trung tâm thành phố Seoul là cung Gyeongbok - cung điện đầu tiên của triều đại Joseon, cung Changdeok, cung Changgyeong, cung Gyeonghui và cung Deoksu; và chúng ta hoàn toàn thể tham quan cả năm địa điểm trong cùng một ngày. Quận Jongno và quận Jung, khu trung tâm lịch sử của Seoul và là nơi năm cung điện tọa lạc, đồng thời cũng là nơi tôi sinh sống bấy lâu. Trong số năm cung điện, cung Deoksu là địa điểm tổ chức phần lớn các sự kiện văn hóa nghệ thuật, bao gồm các triển lãm của Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) và các buổi hòa nhạc ngoài trời ngay tại khuôn viên của cung. Những người yêu nghệ thuật chắc chắn không thể bỏ qua Bảo tàng Nghệ thuật Seoul nằm ở đối diện cung Deoksu. Sau khi chuyển nhà đến gần cung

Gyeongbok, tôi bắt đầu khám phá các phòng triển lãm nghệ thuật lớn nhỏ khác nhau, bao gồm cả Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc và Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia Hàn Quốc. Tôi cũng thích dành thời gian dạo bước phường Hyoja, nơi tập trung nhiều studio của nhà thiết kế và kiến trúc sư, các trung tâm văn hóa cũng như phòng trưng bày. Trong số tạp chí Koreana này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả câu chuyện về những cung điện Hàn Quốc thời Joseon, vốn từng chỉ phục vụ riêng cho hoàng tộc nhưng giờ trở thành địa điểm mà bất kỳ ai cũng có thể đến tận hưởng để trải nghiệm văn hóa đại chúng và kết nối lại với truyền thống của các triều đại.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Kim Ghee-whan

GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP

Lee Jong-kook

TỔNG BIÊN TẬP

Jeon Eun-kyung

BAN BIÊN TẬP

Benjamin Joinau

Je Baak

Kang Yu-jung

Kim Sang-kyun

Kim Yoon-ha

Lim Jin-young

Park Hye-jin

Park Kyung-sik

Park Sang-hyun

Seong Hye-in

BIÊN TẬP VĂN BẢN

Matthias Lehmann

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Cho Yoon-jung

Ji Geun-hwa

TRỢ LÝ BIÊN TẬP

Daniel Bright

Ted Chan

BIÊN TẬP VIÊN

Wang Bo-young

GIÁM ĐỐC

NGHỆ THUẬT

Kwon Sung-nyeo

THIẾT KẾ

Kang Seung-mi

Kim Ji-yeon

Yeob Lan-kyeong

BAN BIÊN TẬP

TIẾNG VỆT

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

TS. Trần Anh Tiến

TS. Hoàng Thị Trang

HIỆU ĐÍNH TIẾNG VỆT

TS. Nguyễn Thị Phương Thúy

ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê

TS. Lê Thị Phương Thủy

TS. Cho Myeong Sook

THIẾT KẾ VÀ DÀN TRANG

TIẾNG VIỆT

Trần Công Danh

ĐẶT MUA/PHÁT HÀNH

Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang bìa cuối của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT Hong Communications, inc.

© Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (The Korea Foundation) 2023

Quỹ G ao lưu Quốc tế

Hàn Quốc (KF) giữ

bản quyền đối với toàn

bộ nội dung của tạp ch này Mọi sao chép

dưới bất kỳ hình thức

nào phả được sự

đồng ý trước của KF.

Những ý kiến, nhận

định của các tác giả

bà v ế không đạ d ện cho Ban B ên tập của

Koreana hay KF. Tạp ch Koreana là tạp chí phát hành theo quý

được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn

Quốc cấp phép (số

đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987 ,

xuất bản bằng các thứ tiếng như t ếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, iếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, t ếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Chuyên đề

CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON mang đậm dấu ấn lịch sử

Những cung điện thời Joseon

mang nét lịch sử riêng Cho Jae-mo

Biểu tượng cát tường trong khuôn viên hoàng cung

Lee Kang-min Những món ăn nhẹ cung đình

Phỏng vấn Những bức ảnh trở thành tác phẩm

điêu khắc Cho Sang-in

Vẻ đẹp của tranh trang trí cung điện Lee Jae-ho

Cung điện, nơi làm việc của những nhân tài xuất chúng

Shin Byung-ju

Giải trí Các nhóm nhạc K-pop thế hệ 4 Kim Yoon-ha

Lối sống xanh

Những người gom rác

YooDa-mi

Hàn Quốc trong tôi "Hàn Quốc, quê hương thứ hai của tôi, nơi cho tôi một cuộc sống mới"

HwangJung-eun

Trên những nẻo đường Khu nghỉ dưỡng yên bình

nhưng không kém phần sầm uất

Kwon Ki-bong

Chân dung thường nhật Vị bùi gia truyền

Hwang Kyung-shin

Nghệ thuật ẩm thực Canh đậu hũ non, món canh mang đậm phong cách Hàn Quốc và phổ biến trên toàn thế giới Hwang Hae-won

Phong cách sống "Sống một tháng" - một phong cách sống mới và tương lai của du lịch Choi Byung-il

Điểm nhìn Việt Nam Vài cảm nhận về cung điện Gyeongbok của Hàn Quốc

PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh

10 Mục lục 56 60 64 68
30 36 40 44 52
14
26
Yoon Sook-ja 20
Published quarterly by The Korea Foundation 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Korea www.koreana.or.kr This magazine is printed using soy ink on FSC® certified printing paper for our future generations. “Biểu tượng mandala cung Gyeongbok” Kim Dong-won. 2017. Màu tự nhiên trên lụa. 80 × 80 cm. © Kim Dong-won
04

Cho

ỞSeoulcónămcungđiệnnằmtrongkhoảngcáchcóthể đibộđược.CungGyeongbukđượcxâydựngtrướcnhất, saukhithànhlậptriềuđạiJoseonvàocuốithếkỷXIV.Các cungđiệnnàyđượcxâydựngtheobốicảnhvànhucầucủa mỗithờiđại,đồngthờilưugiữnhữngthăngtrầmlịchsử củathờiđạiJoseon.

Điện Injeong (Nhân Chính), tòa trung tâm của cung Changdeok, là nơi tổ chức nhiều sự kiện cấp quốc gia, trong đó có lễ đăng quang của nhà vua. Nhìn từ bên ngoài, điện trông như thể có cấu trúc hai tầng, nhưng thực tế chỉ có một tầng thông suốt, trần nhà bên trong rất cao và lộng lẫy. Sân trước của điện Injeong có một hành lang dài bao phủ.

CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 5
Chuyên đề 1
Jae-mo Giáo sư Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kyungbuk Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm
Nhữngcungđiện
© Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
thờiJoseon mangnétlịchsửriêng

Những cung điện Á Đông có chung một mô thức nhất định với nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mỗi cung điện còn mang đặc trưng của thời đại và khu vực. Các triều vua nối tiếp nhau trên bán đảo Triều Tiên đã xây dựng cung điện theo cách riêng của mình và biến chúng thành không gian trung tâm quản lý nhà nước. Triều đại Joseon trị vì 500 năm trong những cung điện mang đặc trưng riêng.

Câu hỏi thường thấy nhất về cung điện thời Joseon là “Tại sao ở Seoul có nhiều cung điện như vậy?”. Lời giải cho câu hỏi này tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại hàm chứa cả dòng chảy lịch sử cung điện triều đại Joseon. Ở Seoul có nhiều cung điện là bởi chỉ có duy nhất một triều đại Joseon trị vì trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài.

Trong thời gian dài như vậy, triều đại tất yếu phải trải qua nhiều biến cố lớn như chính biến xung quanh việc kế vị ngai vàng, ngoại bang xâm lược, và chiến tranh loạn lạc, khó mà sử dụng chỉ mỗi một cung điện.

SỰ

XUẤT HIỆN VÀ SUY TÀN CỦA CUNG ĐIỆN

Các cung điện triều Joseon còn tồn tại đến ngày nay có

niên đại xây dựng khác nhau. Cung Gyeongbok (Cảnh Phúc) được xây dựng cùng với sự thành lập của triều đại

Joseon, cung Changdeok (Xương Đức) được xây mới chưa

đầy 10 năm sau đó và cung Changgyeong (Xương Khánh)

được xây dựng vào cuối thế kỷ XV. Ngoài ra, cung

Gyeonghui(KhánhHi)đượcxâyvàođầuthếkỷXVIIvàcung

Ngai vàng của nhà vua được đặt bên trong điện Geunjeong của cung Gyeongbok. Chiếc ngai vàng được trang trí lộng lẫy và đặt trên một bục cao nhằm nhấn mạnh uy quyền và sự tôn nghiêm nhà vua; phía sau ngai vàng treo bức bình phong “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” tượng trưng cho nhà vua.

Deoksu (Đức Thọ) được chính thức đưa vào sử dụng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, trong lịch sử Hàn Quốc còn có nhiều ly cung (cung phụ) khác.

Khi xem xét lịch sử cung điện thời Joseon, thường thấy hai hoặc ba cung điện tồn tại cùng lúc và được sử dụng một cách có chọn lọc. Đầu thời Joseon có các cung Gyeongbok, Changdeok và Changgyeong, và sau khi tất cả các cung điện ở đô thành bị phá hủy do cuộc xâm chiếm của Nhật Bản năm 1592 mà người Hàn vẫn gọi là Imjinwoeran (Nhâm Thìn Oa loạn), cung Gyeonghui được xây mới và sử dụng cùng với các cung điện đã được phục hồi như cung Changdeok và cung Changgyeong. Sau đó, khi cung Gyeongbok được tu sửa vào nửa cuối thế kỷ XIX, cung Gyeonghui mất đi chức năng cung vua; rồi với sự xuất hiện của cung Deoksu, cung Gyeongbok cũng không còn được sử dụng nữa.

Việc có nhiều cung điện rất hữu dụng, vì nếu chỉ có một cung điện sẽ không thể ứng phó hiệu quả với hỏa hoạn hoặc dịch bệnh. Năm cung điện của triều Joseon với quá trình xuất hiện và suy tàn phức tạp vẫn còn tồn tại đến ngày nay và đã trở thành di sản văn hóa. Các cung xuất hiện từ thời kỳ đầu của triều Joseon như cung Gyeongbok, cung Changdeok, cung Changgyeong, v.v. đều nằm ở trung tâm phía bắc quận Jongno và suối Cheonggye (Thanh Khê) chảy theo hướng đông - tây ngang qua trung tâm Seoul. Cung Gyeonghui và cung Deoksu được xây hướng về phía tây và phía nam của thành phố.

Điện Myeongjeong (Minh Chính) trong cung Changgyeong có quy mô nhỏ hơn so với chính điện của các cung Gyeongbok và Changdeok, nhưng kiểu cách kiến trúc tương tự nhau. Cả ba sảnh chính điện đều bị phá hủy do hỏa hoạn và được xây lại nhiều lần, trong đó điện Myeongjeong có lịch sử lâu đời nhất.

CUNG ĐIỆN ĐẦU TIÊN CỦA TRIỀU JOSEON

Cung Gyeongbok được hoàn thành vào năm 1395, ba năm sau khi thành lập triều đại Joseon. Vua Taejo (Thái Tổ, tại vị năm 1392-1398), người sáng lập triều đại Joseon, đã chọn Hanyang (Hán Dương, tên cũ của Seoul) làm thủ đô mới. Ông đã cho xây cung Gyeongbok, miếu thờ Jongmyo (Tông miếu), đàn Sajik (Xã tắc), rào chắn pháo đài xung quanh và hoàn thiện hình tượng kinh đô của nhà nước Nho giáo.

Cung Gyeongbok được xây dựng trên một khu đất chạy dài theo hướng bắc-nam, tương đối bằng phẳng. Trục hướng bắc-nam bắt đầu từ Gwanghwamun (Quang Hóa môn) - cổng

chính của cung Gyeongbok nằm ở hướng nam - xuyên qua

không gian kiến trúc trọng tâm của cung Gyeongbok bao gồm

các điện chính là điện Geunjeong (Cần Chính), điện

Gangnyeong (Khang Ninh) và điện Gyotae (Giao Thái), dẫn

đến hậu viên Amisan (Nga Mi Sơn) và đình Hyangwon

(Hương Viễn). Cách bài trí này có thể nói là một loại tiêu

chuẩn thường thấy ở Đông Á cổ đại. Trục này cũng là đường trục của thành phố, kết nối các cơ quan đầu não chính phủ trước cung Gyeongbok cùng cổng Sungnyemun (Sùng Lễ môn) ở phía nam thành phố với những đỉnh núi cao hùng vĩ ở phía bắc.

Cung Gyeongbok là pháp cung (cung chính) của triều Joseon. Pháp cung được xây dựng dưới triều đại vua Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-1450) để thực hiện các nghi lễ quốc gia, phù hợp với ý thức dân tộc của triều Joseon. Tuy nhiên, cung

điện đã bị thiêu rụi trong chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn (1592) và không được phục hồi trong khoảng ba thế kỷ sau đó.

Bắt đầu năm 1865, cung Gyeongbok sau thời gian dài hữu danh vô thực đã được trùng tu và hoàn thành vào năm 1867. Vua Gojong (Cao Tông, trị vì 1863-1907) đã chuyển từ cung Changdeok sang cung Gyeongbok ngay năm sau đó.

Tuy nhiên, sau biến cố Vương phi Minh Thành bị thế lực ngoại bang sát hại vào năm Ất Mùi (1895), cung Gyeongbok không còn là cung vua nữa. Sau đó, nhiều công trình trong cung Gyeongbok bị hư tổn trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Hình dạng cung điện đã được trùng tu khôi phục hiện nay chỉ là một phần của cung điện nguyên thủy.

CUNG ĐIỆN LÂU ĐỜI NHẤT

Cung Changdeok được xây dựng vào năm 1405, là ly cung (cung phụ) của cung Gyeongbok. Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao dù đã có cung Gyeongbok nhưng hoàng gia vẫn cho xây cung Changdeok với quy mô nhỏ hơn. Có lẽ là do vua Taejong (Thái Tông, tại vị năm 1400-1418) đương thời dè dặt với cung Gyeongbok - nơi từng diễn ra cuộc tranh giành ngai vàng giữa ông và anh em hoàng tộc, và cũng là nơi mà vua Taejo, cha của ông vẫn đang sống sau khi từ bỏ ngai vàng. Dẫu sao thì với việc xây cung Changdeok, hoàng gia Joseon đã bắt đầu cai quản nhiều cung vua.

Cung Changdeok không lớn lắm. Phía bắc sát chân núi, phía nam là tuyến đường trung tâm nên không thể mở rộng diện tích. Độ dốc cao đến mức không thể tạo nên bố cục đồng đều như cung Gyeongbok. Đây là lý do khiến chúng ta phải rẽ hướng vài lần sau khi vào cổng chính Donhwamun (Đôn Hóa môn) mới có thể vào sâu bên trong. Dù các công trình nội khu

CHUYÊN ĐỀ 1 CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 7 6
© Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa © Shutterstock

và sân có quy mô nhỏ hơn cung Gyeongbok, nhưng do đất chật nên không thể xây đủ số lượng công trình. Thay vào đó, trong cung có một khu vườn rất rộng trên ngọn đồi phía bắc và nó trở thành cảnh quan nổi bật nhất của kiến trúc vườn hoàng gia Joseon.

Trừ thời gian ngắn trong chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn (1592), cung Changdeok là cung điện tồn tại lâu dài và có nhiều vua lưu lại nhất. Vào hậu kỳ triều Joseon, nơi này có vai trò là cung vua cho đến khi kết thúc triều đại, thay thế cung Gyeongbok chưa được phục hồi. Với bố cục và cảnh quan độc đáo, khó có thể tìm thấy thiết kế tương tự ở các quốc gia khác, cung Changdeok được đánh giá là thể hiện rõ nhất đặc trưng của cung điện thời Joseon. Nhờ vậy, cung Changdeok đã được đưa vào danh mục Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1997.

LỊCH SỬ THĂNG TRẦM

Cung Changgyeong được hoàn thành năm 1483, thời vua Seongjong (Thành Tông, trị vì 1469-1494). Seongjong phải phụng dưỡng ba vị vương đại phi (vương phi của tiên đếchú thích của người dịch), thế nhưng cung Changdeok nơi ông ở quá nhỏ nên cần có cung điện riêng. Ông đã cho xây cung Changgyeong bao gồm tẩm cung của các vương đại phi, những tòa điện biệt lập để vua sinh hoạt và điều hành triều chính, và không gian dành cho thái tử. Vua Jeongjo (Chính Tổ, trị vì 1776-1800), con trai của Thế tử Sado (Tư

Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995, Jongmyo là văn miếu Nho giáo, nơi thờ bài vị nhiều đời vua và vương phi của triều đại Joseon. Công trình được xây dựng trải dài về hai phía phải, trái với cấu tạo kiến trúc đơn giản, không trang trí cầu kỳ, không sơn để nhấn mạnh sự kính cẩn.

Điệu) - người có kết cục bi thảm, đã ở cung Changgyeong và xây miếu thờ cha đối diện với cung này để thường xuyên lui tới.

Cung Changgyeong và cung Changdeok nối liền nhau theo hướng đông - tây, và ở phía nam của quần thể hai cung này là miếu Jongmyo - văn miếu Nho giáo thờ bài vị của các vị vua và vương phi đời trước. Vì vậy, cổng chính của cung Changgyeong không quay về hướng nam như thường lệ mà quay về hướng đông. Khu đất của cung Changgyeong là ngọn đồi thoai thoải xuống hướng đông nam, phía tây có một ngọn đồi khác giúp khu biệt với cung Changdeok. Tuy nhiên, hai cung này thông với nhau và được sử dụng như một cung điện, được gọi chung là “Đông Khuyết” (Đông cung) vì chúng nằm ở phía đông của cung Gyeongbok.

Trong cung Changgyeong, một phần công trình chính quay mặt về hướng đông và hầu hết các công trình khác quay mặt về hướng nam. Không gian triều chính được đặt ở phía đông và không gian sinh hoạt được đặt ở phía tây. Đây là trường hợp ngoại lệ về thủ pháp bài trí cung điện.

Trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng, cung Changgyeong mất đi vai trò cung điện sau khi sở thú và vườn thực vật được xây dựng ở đây. Hiện nay sở thú đã được di dời, nhưng nhà kính của vườn thực vật vẫn còn ở hậu hoa viên. Nguyên dạng hai cung Changdeok và Changgyeong trước khi bị hư hại được thể hiện rõ trong bức tranh “Đông Khuyết đồ”, được sáng tác theo thể loại bản đồ

códuynhất mộttriềuđạiJoseontrịvì trongsuốtmộtthờikỳlịchsử lâudài.Trongthờigiandài nhưvây,triềuđạitấtyếu phảitrảiquanhiềubiếncốlớn nhưchínhbiếnxungquanh việckếvịngaivàng,ngoạibang xâmlược,vàchiếntranh loạnlạc,khómàsửdụng chỉmỗimộtcungđiện.

Điện Gangnyeong (Khang Ninh) của cung Gyeongbok là nơi nghỉ ngơi riêng tư của nhà vua.

Giữa đại sảnh và hiên gỗ có dựng cửa phân hợp có thể kéo lên hạ xuống để mở đóng không gian.

màu với chiều rộng gần 6 mét, mô tả các tòa điện các và cảnh quan của hai cung rất chân thực và sắc nét. Ngoài ra còn có bức tranh “Tây Khuyết đồ án” thể hiện diện mạo cũ của cung Gyeonghui, giúp chúng ta hình dung được nguyên dạng của cung này, nơi hiện nay còn lưu giữ được ít tòa điện các nhất. Như vậy, các cung điện khác nhau của triều Joseon lưu giữ các đặc trưng lịch sử riêng đang chào đón du khách.

CHUYÊN ĐỀ 1 CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 9 8
© Seo Heun-kang © Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
ỞSeoulcónhiềucungđiện làbởichỉ

Chuyên đề

Lee Kang-min Giáo sư Khoa Kiến trúc, Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

Biểu tượng cát tường trongkhuônviên hoàngcung

Có nhiều tác phẩm điêu khắc và trang trí trong cung

điện. Các tác phẩm điêu khắc hay chạm trổ hoa văn

bằng đá bài trí khắp nơi để trang trí những yếu tố kiến trúc như cầu đá, nguyệt đài (woldae), ống khói,... chứa đựng lý tưởng chính trị Nho giáo và uy quyền của nhà

vua, cũng như sự tôn nghiêm của hoàng thất. Những vật trang trí này không chỉ thể hiện trực quan vẻ đẹp

tạo hình tuyệt mĩ mà còn giúp hiểu được thế giới quan của những người sống trong cung điện thời đó.

Trong cung điện có nhiều vật trang trí kiến trúc khác nhau để cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng của vương triều, cũng như sự trường thọ không bệnh

tật của các thành viên hoàng tộc. Các tác phẩm điêu khắc

bằng đá, đất và kim loại này được lấy cảm hứng từ những câu chuyện dân gian, cho chúng ta cái nhìn bao quát về trí tưởng tượng tạo hình của người xưa. Đặc biệt, bên trong cung Gyeongbok (Cảnh Phúc, cung điện chính của triều đại Joseon) có hàng trăm tác phẩm điêu khắc bằng đá, tạo nên không gian lý tưởng nhất để khám phá ý nghĩa biểu

tượng của trang trí kiến trúc cung điện.

Ở phía trước cổng chính Gwanghwamun (Quang Hóa môn) của cung Gyeongbok, có một cặp tượng đá được gọi là haechi (giải trãi). Haechi là sinh vật huyền thoại biết phán xét đúng và sai, tốt và xấu. Tượng có thân tròn, có vảy và bốn móng vuốt. Khuôn mặt có chiếc mũi to, hai mắt to lồi ra, và dù răng nanh lộ ra nhưng không hề có vẻ đe dọa mà giống như đang cười. Chúng mang lục lạc trên cổ, lông

rủ xuống dưới tai và có bờm sau gáy. Có một phần nhô ra

hình xoắn ốc trên đỉnh đầu trông giống như sừng cừu đực.

Được biết, hai tượng này được chế tác trong quá trình tái thiết cung Gyeongbok (bắt đầu từ năm 1865 và hoàn thành

Japsang là tượng hình người hoặc động vật được trang trí trên mái hiên của nóc cung điện. Loại tượng này có ý nghĩa cầu chúc bình yên cho hoàng cung vì chúng có khả năng xua đuổi tà ma và yêu quái.

và hoàn thành vào năm 1867).

Giống như cán cân công lý của phương Tây, haechi được coi là biểu tượng của luật pháp và công lý ở Đông Á. Haechi trước cổng chính cung điện tượng trưng cho vương quyền và nền chính trị Nho giáo lý tưởng mà triều đại Joseon theo đuổi. Ngày xưa, trước mặt haechi có khối đá đề chữ “hạ mã thạch” (đá xuống ngựa), là chỗ mà tất cả quần thần giẫm lên để xuống ngựa và tiến vào cung.

NHỮNG VỆ THẦN HOÀNG GIA

Sau khi vượt qua cổng Gwanghwamun, ta phải băng qua hào nước Geumcheon trong sân giữa hai cổng Heungnyemun (Hưng Lễ môn) và Geunjeongmun (Cần Chánh môn). Trên cầu Yeongje (Vĩnh Tế) bắc qua Geumcheon có bốn con rồng ngồi trên các trụ lan can ở bốn góc. Chúng cuộn cơ thể có vảy lại, hai chân trước giữ ngọc như ý, trên đầu có hai sừng và dưới cằm có râu dài. Chúng ngồi quay mặt vào bên trong cầu trông như đang giám sát người qua lại cầu Yeongje. Rồng không chỉ tượng trưng cho vương quyền mà còn là loài thú bảo vệ và gìn giữ quyền lực hoàng gia.

Trên kè đá của hào nước Geumcheon có tượng bốn con

CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 11
2
© Huh Yu-jeong, Unsplash

Những món ăn nhẹ cung đình

© KoreaCulturalHeritageFoundation

Đượccôngnhậnlàdisảnvănhóaphivậtthểquốc giavàonăm1971,ẩmthựccungđìnhlàmộtđiểm sángtrongvănhóaẩmthựctriềuđạiJoseon,ẩm thựchoànggiađượcchếbiếncôngphutừnhững nguyênliệutheomùanênchấtdinhdưỡngvà hươngvịhếtsứctinhtế.Những mónănnhẹđược hoànggiayêuthíchcóthểđượcphânralàmhai loạilàbyeonggwavàhwachae,loạinàocũngrất đẹpmắtvàđadạng.

©KoreaCulturalHeritageFoundation

©KoreaCulturalHeritageF oundation

Bàn tiệc của chương trình “Saenggwabang - cung Gyeongbok” gồm hwajeon, yakgwa và jeonggwa. Hàng năm vào mùa xuân và mùa thu, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc và Ban Quản ý Di tích Cố cung - Cơ quan Bảo tồn Di sản Văn hóa phối hợp tổ chức các chương trình trả nghiệm để khách tham quan có thể thưởng thức hương vị byeonggwa và hwachae cung đình.

CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 15 Chuyên đề 3 Yoon Sook-ja Giám đốc Viện Nghiên cứu Ẩm thực Truyền thống Hàn Quốc Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân

Vì bánh gạo và các loại bánh ngọt là những món ăn quan trọng giúp cho các bàn tiệc hoàng gia trở nên sang trọng và lộng lẫy, nên chúng được các cung nữ của phòng saenggwa chuẩn bị hết sức cẩn trọng.

BÁNH GẠO ĐẶC BIỆT

Món bánh gạo quý nhất được dâng lên trong ngày mừng thọ vua hay các yến tiệc triều đình là món bánh duteoptteok. Cách làm ra món

bánh này cũng cực kỳ công phu như chính sự quý hiếm của nó. Có thể trình bày một cách ngắn gọn như sau. Đầu tiên, lấy từng thìa bột gạo nếp nhào trộn cùng với nước tương và mật ong, đặt từng lớp bột mỏng vào trong siru (nồi đất) sao cho chúng không nằm sát vào nhau rồi hấp. Đặt lên trên mỗi lớp bột được nặn thành hình tròn làm từ hạt dẻ, táo tàu, thanh yên đã thái nhỏ trộn cùng bột đậu đỏ. Xong lại rắc thêm lớp bột gạo nếp lên trên toàn bộ phần nhân bánh và phủ lại bằng bột đậu đỏ. Bánh duteoptteok hấp có dạng hình chóp núi.

Bánh rất giàu dinh dưỡng và mỗi khi nhai, ngươi thưởng thức có thể cảm nhận được hương vị thanh mát của thanh yên. Phương pháp chế biến món bánh này đã được giới thiệu trong các tài liệu cổ về những món ăn trong yến tiệc triều đình.

Samjitnal (mùng 3 tháng 3 âm lịch) là ngày lễ chào đón mùa xuân. Những nữ nhân thời Joseon thường phải làm việc quanh quẩn trong nhà, nhưng vào ngày này họ sẽ được phép ra ngoài dạo chơi, tìm đến nơi có phong cảnh hữu tình để rán và thưởng thức món bánh hwajeon (bánh gạo áp chảo có sử dụng cánh hoa) với hoa đỗ quyên. Trong hoàng cung cũng vậy, nếu nhà vua xa giá đến hậu viên, vương phi sẽ cùng các cung nữ tự tay ngắt những đóa hoa đỗ quyên, tổ chức lễ hội “Hwajeon nori” (trò chơi làm bánh rán hoa). Món bánh hwajeon đỗ quyên dai dai và có vị ngọt dịu, được làm bằng cách nhào bột gạo nếp, vo thành hình tròn dẹt, đính hoa đỗ quyên lên mặt bánh và rán dầu. Khi thưởng thức món bánh hwajeon, có thể cảm nhận được dư vị phong lưu phảng phất trong vẻ đẹp và hương hoa. Vào tiết trời hè và thu, hoàng cung lại thích thưởng thức món bánh gạo hoa hồng và hoa mẫu đơn.

Tuy có một số món, đơn cử là hwajeon, được người ta chế biến và thưởng thức ngoài trời trong khi cảm nhận những đổi thay của trời đất, nhưng đa phần ẩm thực cung đình đều được chế biến trong các nhà bếp của từng điện ở hoàng cung. Các bữa ăn hàng ngày của nhà vua được chế biến ở Thiêu trù phòng, món ăn nhẹ và các món đặc biệt do Sanh quả phòng phụ trách. Đặc biệt, bánh tteok (bánh gạo) và các loại bánh ngọt được các nữ hầu của phòng saenggwa (tên gọi nhà bếp trong cung đình) chuẩn bị hết sức cẩn trọng, giúp cho các bàn tiệc hoàng gia luôn sang trọng và lộng lẫy.

Yaksik với lịch sử hơn 1.500 năm là loại bánh byeonggwa (các loại bánh làm từ bộtchú thích của người dịch) không thể thiếu trên các bàn tiệc triều đình. Sau khi cho mật ong, dầu mè và nước tương vào gạo nếp đã hấp, hỗn hợp được trộn đều cùng với hạt dẻ, táo tàu, hạt thông và hấp lại. Không giống những món bánh gạo thông thường, bánh yaksik ở dạng cơm nếp không giã, có mật ong giúp tạo nên hương vị dịu ngọt. Bánh jeungpyeon (bánh gạo rượu) được làm bằng cách cho rượu makgeolli (loại rượu gạo truyền thống) vào bột gạo, nhào bột và để lên men. Đây là loại bánh gạo điển hình dùng trong mùa hè nhưng thật hay là không bị hỏng nhanh. Ta có thể cảm nhận được độ mềm xốp của bột khi lên men nhờ những vi men có trong rượu makgeolli.

Tuy bánh chủ yếu có vị ngọt và chua, nhưng hương thơm thoang thoảng của rượu makgeolli mới thật sự giúp đánh thức vị giác của người thưởng thức. Và món bánh sẽ trở nên bắt mắt hơn nếu được trang trí thêm ở phía trên với các nguyên liệu đa dạng như hạt dẻ, táo tàu, hạt thông hay lá hoa.

Trong số các món ăn nhẹ trong cung, có những

trường hợp món ăn

thưởng thức trong cung

đình được lan truyền rộng

khắp trong dân chúng như

yugwa và yakgwa

Vào năm 2021, Korea House Kohojae tọa lạc tại Pil-dong, Seoul ra mắt bàn bánh ngọt dành cho một người. Bàn bao gồm

nhiều loại bánh truyền

thống đa dạng từ bánh

baekseolki (bánh gạo

hấp) phủ dâu tây và

bánh jeungpyeon làm

bằng bí đỏ ngọt.

CHUYÊN ĐỀ 3 CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 17 16
© Shutterstock © KOREA HOUSE

Món bánh gạo “guseonwangdogo” (cửu tiên vương đạo cao) được đặt tên như vậy là vì người ta cho rằng nó có thể giúp “làm cân bằng và hài hòa cơ thể như cách nhà vua giúp đất nước được thái bình thịnh trị” bằng cách sử dụng chín loại Đông dược không có tác dụng phụ. Món bánh này có thêm mạch nha và bột hồng khô nên hương vị ngọt dịu. Vua Sejong (Thế Tông, tại vị 1418-1450) mắc nhiều căn bệnh như đau dây thần kinh và tiểu đường do căng thẳng vì gánh vác những trọng trách và thừa cân. Ngự y đã dâng lên món bánh này cho vua Sejong vì ngài không giỏi uống thuốc đắng. Bánh được phơi khô ngoài nắng rồi tán thành bột nấu cháo hoặc pha với mật ong để uống.

Cũng có trường hợp món bánh gạo đặc sắc thường được thết đãi trong các hôn lễ ở Gaeseong, tỉnh Hwanghae được nâng cấp lên thành món ăn cung đình. Bánh gaeseong juak được làm bằng cách trộn bột gạo nếp và bột gạo tẻ, cho rượu makgeolli vào nhào cho đến khi bột đặc sánh lại, rồi nặn thành những viên tròn bè và thả vào dầu chiên. Bánh có vị ngọt và bóng sóng sánh do được phủ mật ong hay mật ngũ cốc. Hình dạng nhỏ và tròn dẹp như quả quýt trông rất đẹp nên được dùng làm món ăn nhẹ cho khách quý trong hoàng cung. Cảm giác khi nhai hết sức thú vị vì bánh có vỏ ngoài giòn và ngọt, bên trong dai dai và mềm.

Bánh gạo guseonwangdogo được làm từ chín loại dược liệu Đông y, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và giúp phục hồi nguyên khí. Đó là loại bánh gạo đặc biệt được nhiều vị vua của triều đại Joseon yêu thích, trong đó có vua Sejong.

BÁNH NGỌT HOÀNG GIA LAN TRUYỀN TRONG DÂN GIAN

Bên cạnh bánh gạo, bánh ngọt cũng là món ăn nhẹ được hoàng gia yêu thích. Trong số đó, dasik (trà thực, các món bánh dùng trong trà đạo - chú thích của người dịch) phổ biến trong cả hoàng cung lẫn dân gian. Người ta nhào trộn bột ngũ cốc và bột thảo dược đông y với mật ong và cho vào khuôn làm bánh dasik ấn chặt lại để làm bánh. Vào triều đại Goryeo (918-1392), phong tục uống trà nở rộ nên các loại bánh dasik luôn có mặt trên bàn thờ cúng hay trong các đại tiệc. Các chữ cái hay hoa văn khắc trên khuôn hiện lên trên bánh thường mang ý nghĩa “vô bệnh trường thọ” (sống lâu sống khỏe). Sử liệu có ghi chép lại rằng khuôn bánh dasik đã được chế tác mới nhân ngày Gia lễ (hôn lễ) của vua Yeongjo (Anh Tông, tại vị 1724-1776) và vương hậu Jeongsun (Trinh Thuần, 1745-1805).

Bên cạnh dasik, yakgwa cũng là món bánh ngọt truyền thống được nhiều người yêu thích. Loại bánh này có vị ngọt đậm đà, được làm bằng cách nhào bột lúa mì trộn lẫn với dầu mè và mật ong rồi rán trong dầu, sau mới nhúng vào mật ong để ráo. Hương vị bánh yakgwa dùng trong hoàng cung thơm ngon đến mức đã lan rộng khắp trong dân chúng, nhưng có một thời triều đình đã ban hành lệnh cấm làm bánh này với lý do nguyên liệu sử dụng làm bánh yakgwa rất đắt, có thể khiến cho đời sống của bách tính trở nên khó khăn.

Suksilgwa là loại bánh ngọt được làm bằng cách luộc chín rễ thực vật như gừng hay các loại quả như hạt dẻ, táo tàu và đun cùng mật ong. Loại bánh này được chia ra hai loại, một là luộc chín toàn bộ nguyên liệu để giữ nguyên hình dạng vốn có ban đầu, hai là sau khi luộc chín nguyên liệu xong nghiền nhuyễn đun cùng đường hay mật ong, rồi nặn tạo hình giống hình dạng ban đầu. Vì bánh suksilgwa rất mềm mịn và dễ tiêu hóa nên không chỉ được phục vụ trong yến tiệc cung đình mà còn trên các bàn tiệc long trọng như hôn lễ của giới quý tộc hay lễ mừng thọ. Ngoài ra, các nguyên liệu đông y có đôi khi cũng trở thành các món ăn nhẹ. Jeonggwa nhân sâm được làm bằng cách hấp sơ nhân sâm để giảm bớt vị đắng, sau đó cho mật ong hay mạch nha vào đun trên lửa nhỏ liu riu trong thời gian dài, tạo độ dai ngọt cho nhân sâm. Vua Yeongjo trường thọ đến 83 tuổi rất thích nhân sâm nhưng đã lệnh giảm số lượng món jeonggwa nhân sâm trong Jesu (tế nhu, các món ăn dùng để cúng bái - chú thích của người dịch)

để khuyến khích tính cần kiệm.

THỨC UỐNG THANH NHIỆT MÙA HÈ

Chắc chắn phải có thức uống phù hợp đi kèm với bánh gạo và đồ ngọt. Jeho-tang là thức uống mùa hè được dùng trong hoàng cung vào dịp Tết Đoan Ngọ nhằm ngày 5 tháng 5 âm lịch. Trộn bột thảo quả, một loại quả họ Gừng (Zingiberaceae), với bột thảo dược đông y và mật ong vào phần cơm quả mơ phơi khô, xong hấp cách thủy cho đến khi keo lại, pha với nước lạnh và thưởng thức. Trong cung

đình, jeho-tang là thức uống tuyệt phẩm trong số các loại đồ uống giải dịu đi cái nóng và cơn khát. Đã từng có phong tục vua sẽ ban tặng cho các lão hạ thần một chiếc quạt khi Nội Y viện dâng thức uống này lên cho vua.

Omijacha (trà ngũ vị tử) cũng là thức uống tuyệt phẩm vào mùa hè, có vị ngọt ngọt chua chua, sắc đỏ. Quả ngũ vị tử được ngâm và ủ trong nước lạnh, dùng kèm với mật ong mang lại cảm giác thật dễ chịu, có thể cảm nhận được cả năm vị: ngọt, đắng, chua, mặn, cay; hoặc có thể thưởng thức như thức uống hwachae (nước giải khát được chế biến bằng cách bỏ hoa quả vào nước pha đường, mật ong rồi

Jeungpyeon làm từ bí đỏ ngọt, jeongwa mâm xôi, dasik làm từ đậu và phấn hoa cây thông được xếp ngay ngắn trên dĩa. Đây là một số thực đơn bánh của Korea House Kohojae ra mắt vào mùa hè năm 2022.

làm lạnh - chú thích của người dịch) khi thả miếng lê thái lát mỏng vào. Có ghi chép rằng khi vua Jungjong (Trung Tông, tại vị 1488-1544) bị sốt và than khát nước, một nữ y đã dâng lên vua trà ngũ vị tử. Hwachae là thức uống mùa hè được uống lạnh kèm với những cánh hoa, trái cây thả vào nước ngâm quả ngũ vị tử hay nước mật ong. Tùy theo loại quả và lá hoa mà tên gọi thức uống sẽ khác. Để tạo nên món hwachae thanh yên tuyệt vời cả về hương vị lẫn sự thanh mát, ta cho thanh yên và lê đã thái sợi mỏng vào nước mật ong, xong thả lên trên là hạt lựu và hạt thông. Hwachae thanh yên được giới thiệu trong sử liệu ghi chép về yến tiệc cung đình, thường được ban cho các hạ thần, dùng trong tiếp đón sứ thần và trong yến tiệc hoàng gia.

Ngoài ra, còn có nhiều loại thức uống truyền thống khác nhưng tuyệt phẩm vẫn là món sikhye (nước gạo). Sikhye được làm bằng cách cho gạo vào nước mạch nha lúa mạch để lên men, hương cay của gừng và vị ngọt rất hài hòa. Trong mạch nha được dùng trong chế biến sikhye có chứa thành phần enzyme diastase có tác dụng giúp tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Cũng có các loại sikhye đặc biệt khác sử dụng nhân sâm, bí đỏ và lá sen.

Người ta dùng dầu cây rum (thuộc chi Cúc) để thưởng trà. Đây là một trong những loại trà truyền thống được yêu thích từ thời xa xưa, được biết đến có hiệu quả đối với các bệnh phụ khoa và giúp giảm đau bệnh xương khớp.

CHUYÊN ĐỀ 3 CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 19 18
©
©
© Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc
KOREA HOUSE
KOREA HOUSE

Chuyên đề 4

Lee Jae-ho Chuyên gia nghệ thuật Bảo tàng Quốc gia Jeju Dịch. Bùi Phan Anh Thư

Vẻ đẹp của tranh trang trí cung điện

Vào thời đại Joseon, các họa sĩ cung đình vẽ tranh với nhiều đề tài đa dạng để mong cầu quyền lực, sự trường thọ và sức khỏe cho nhà vua và vương thất. Những bức tranh này còn đóng vai trò trang trí cho từng không gian trong cung điện. Hầu hết các

bức tranh đều được chế tác dưới dạng bình phong

gấp, tranh cuộn hoặc màn che, tuy nhiên, hình thức

của chúng đa dạng đến độ xuất hiện cả bích họa.

“Bạch Hạc đồ”. Kim Eun-ho. 1920. Màu trên lụa. 214 × 578cm. Đây là bức bích họa được Kim Eun-ho (1892-1979) vẽ trên bức tường phía tây của sảnh Daejojeon trong cung Changdeok, là phòng ngủ của vương phi. Kim là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời cận hiện đại. Tranh này kế thừa truyền thống của thể loại tranh trang trí cung đình với đặc trưng màu sắc lộng lẫy và nét vẽ tinh tế.

21
CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ
© Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc

“Nhật nguyệt ngũ phong đồ”. (Không rõ tác giả).

Thập niên 1830. Mực và bột màu trên lụa. 219×195cm.

Đây là một bức bình phong gấp hai tấm được cho là đã dùng để trang trí tại điện Haminjeong trong cung Gyeongbok. “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” vẽ hình mặt trời, mặt trăng và năm đỉnh núi để tượng trưng cho quốc vương Joseon.

“Kim Cương sơn vạn vật tiêu thăng cảnh đồ”.

Kim Gyujin. 1920. Màu trên lụa. 205,1×883cm.

Bức tranh này được Kim

Kyu-jin (1868-1933) vẽ để tô điểm cho bức tường phía tây của điện

Huijeongdang trong cung

Changdeok, vốn là nơi làm việc của nhà vua. Kim

là một nghệ nhân thư

pháp hiện đại tiêu biểu.

Ông vẽ bức này sau khi

trở về từ chuyến đi thực

tế đến núi Geumgang. Tuy

vẽ chính xác địa dạng của

vùng núi Geungang thời

Joseon và trung thành với

truyền thống tranh trang trí

cung điện, nhưng bức

tranh này lại có đề lạc khoản - một thay đổi của thời cận đại mà trước đó chưa hề có.

Cung điện thời Joseon rất hoa lệ. Chỉ cần nhìn vào cách trang trí dancheong (nghĩa đen là xanh - đỏ, chỉ cách phối màu tương phản đặc trưng trên các công trình kiến của Hàn Quốc) trên tường, cột và trần nhà thì ta cũng đủ thấy cung điện có không gian màu sắc sặc sỡ đến mức độ nào. Nhờ

sử dụng các cặp màu cơ bản như đỏ và xanh lá cây hoặc vàng và xanh dương, dancheong gây ấn tượng với sự tương phản màu sắc rõ rệt. Nhìn vào cách phối màu, không chỉ dancheong mà cả ở Hanbok, có thể nói rằng người Hàn Quốc có xu hướng ưa chuộng sự tương phản màu cơ bản với độ bão hòa cao.

Ở các nước Đông Á, cảm quan về sự phối màu thoạt nhìn thìtrôngcóvẻtươngđồngnhau,nhưngchúnglạicónhữngđiểm

khác biệt. Ở Trung Quốc, màu vàng là màu dành cho hoàng đế, được tôn quý nhất, và được phối từ những màu có độ sáng thấp để làm nổi bật sư uy nghiêm. Nhật Bản lại ưa chuộng những biến thể tinh tế của dòng màu trung tính như đỏ tía, tím và xanh đọt chuối. Hàn Quốc vẫn tạo dựng nên được tính thẩm mỹ độc đáo theo nguyên tắc phối màu bổ túc từ các màu cơ bản. Chính mỹ cảm về sự rõ ràng của các màu cơ bản mới tạo ra vẻ đẹp cho các bức tranh trang trí cung đình thời Joseon.

NHỮNG HỌA SĨ HÀNG ĐẦU

Đề tài và chủ đề của tranh vẽ cũng chứa đựng tính biểu tượng giống như màu sắc. Ẩn chứa sau các biểu tượng là quyền lực.

Vì cung điện là không gian cao quý nhất, nơi vua và vương tộc sinh sống, đồng thời là cơ quan điều hành bộ máy nhà nước, nên không thể treo tranh tùy tiện. Không chỉ màu sắc mà đề tài và chủ đề cũng phải trang trọng. Ngoài ra, đặc trưng không gian của cung điện là cao và rộng. Các tòa điện chính thường có quy mô rộng lớn đến mức không thể so với nhà dân nên những bức tranh dành cho nơi này cũng phải lớn hơn nhiều những bức bình phong hoặc tranh cuộn treo trong nhà dân.

Việc tạo ra những bức tranh trang trí cung đình cần đến những họa sĩ xuất sắc nhất thời bấy giờ. Triều đình phải tuyển chọn và đào tạo các họa sĩ để thực hiện được công việc này.

Nơi làm việc của họ gọi là Dohwaseo (Đồ họa thự), nằm ở lối vào của phố cổ Insadong ngày nay, thuộc phía đông nam cung điện Gyeongbok (Cảnh Phúc). Các họa sĩ được tuyển chọn đã lấp đầy từng tòa điện các với nhiều bức tranh sử dụng sơn màu đắt tiền một cách hào phóng. Tuy nhiên, năm tháng trôi qua, hiếm có bức tranh nào còn được giữ nguyên vị trí trong cung điện.

BIỂU TƯỢNG CỦA VUA

Có một bức tranh quen thuộc không thể thiếu trong các bộ phim lịch sử có bối cảnh cung điện, đó là bức “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” ở phía sau ngai vua trong chính điện. Bức tranh này ví von sự trường tồn của vương thất và sự độc nhất của quốc vương với tự nhiên. Mặt trời và mặt trăng là hiện thân của âm dương và là biểu tượng của “ánh sáng”. Năm đỉnh núi là trung tâm của mặt đất đối ứng với mặt trời và là vương vị của

CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ

“Mẫu đơn đồ”. (Không rõ tác giả). Thập niên 1820. Mực và bột màu trên lụa. 144,5 × 569,2cm. Là vua của các loài hoa và biểu tượng của sự phú quý, hoa mẫu đơn là một đề tài quan trọng trong tranh trang trí triều đại Joseon. Vì vương thất thường sử dụng bình phong hoa mẫu đơn cho các buổi tiệc chúc mừng như garye, nghi lễ tưởng niệm như hyungrye hoặc jerye, nên một số lượng lớn các tác phẩm đã được lưu truyền cho đến ngày nay.

thiên tử. Lý do có năm đỉnh núi là vì trong hệ thống thập phân con số năm chỉ trung tâm. Cây thông và con sóng được vẽ thêm vào đây để tạo nên sự đối xứng chính xác giữa bên phải và bên trái. Các họa sĩ chỉ sử dụng bột màu tinh chế từ đá khoáng, như đá thạch thanh (azurite) cho bầu trời, thạch lục (malachit) cho các đỉnh núi và chu sa (cinnabar) cho các thân cây thông. Một bức tranh đầy những hình tượng thiên nhiên vĩ đại với màu sắc rực rỡ như thế được đặt ngay sau lưng nhà vua là để tôn vinh quyền uy của vua. Bức tranh này không chỉ được bài trí trong mỗi cung điện mà còn được dựng lên thành bình phong phía sau nhà vua khi vua nghỉ chân trong những chuyến vi hành. Có lúc nó còn được đặt trong điện Bin (Thấn), là nơi quàn thi hài vua tạm thời. Vì vậy, ta có thể cho rằng bức tranh này gắn liền cả cuộc đời của một vị vua và là loại tranh trang trí cung đình có ý nghĩa tượng trưng nhất cho nhà vua. Bức tranh hai tấm được cho là từng được bài trí ở đình Hamin (Hàm Nhân), cung Gyeongbok, là tác phẩm lâu đời nhất trong số những bức “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” được lưu truyền đến ngày nay. Dù

đến nay vẫn chưa xác định được tên người vẽ, nhưng bức tranh này đã cho thấy tài nghệ nổi bật của họa sĩ qua cách khắc họa chủ thể với những hình ảnh oai vệ và màu sắc tinh tế, không hổ danh là một họa sĩ đến từ Dohwaseo.

NHỮNG KHÁT VỌNG THƯỜNG THẤY

Thập trường sinh là một quan niệm tôn giáo và văn hóa lâu đời của Hàn Quốc, xuất hiện từ thời đại Goryeo. Vì sống lâu là nguyên ước cơ bản của con người nên truyền thống đi tìm biểu tượng trường thọ có thể thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc chọn lựa, đặt tên cho những sự vật nào đó là trường thọ và biến chúng thành một đề tài của hội họa thì khó có thể thấy ở nơi đâu ngoài Hàn Quốc. Người Hàn Quốc nhận thức rằng mặt trời, mặt trăng, núi, nước, đá, cây thông, cây tre, mây, linh chi, rùa, hạc và hươu là biểu tượng của sự trường thọ. Trong tranh “Thập trường sinh đồ”, núi, nước và mây tạo nên khung cảnh thế giới thần tiên nơi các con vật mang phúc lành đang sống an nhàn, thư thả.

“Thập trường sinh đồ” cũng là loại tranh nhà vua ban tặng

“Thập trường sinh đồ”. (Không rõ tác giả). Nửa sau thế kỷ XIX. Mực và sắc tố trên giấy. 132,2×431,2cm.

Những bức “Thập trường sinh đồ” có từ nửa sau của thế kỷ XIX nhìn chung, nhiều bức có lối vẽ sáo mòn về cách mô tả cảnh vật và bằng phẳng về bố cục không gian. Tác phẩm này do ông Lee Kun-hee, cố chủ tịch tập đoàn Samsung, trao tặng, cũng cho thấy xu hướng những bức “Thập trường sinh đồ” nửa cuối thế kỷ XIX.

CHUYÊN ĐỀ 4 23 22
© Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc © Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc © Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc © Cục Di sản Văn hóa

cho những thần tử của mình như một món quà mừng năm mới. Không biết có phải vì thế mà loại tranh này lại phổ biến rộng rãi không chỉ ở cung đình mà cả trong dân chúng. Bức bình phong lớn với mười biểu tượng trường thọ phù hợp nhất cho bữa tiệc mừng thọ, như tiệc hạ thọ mừng 60 tuổi. “Thập trường sinh đồ” đã từng được yêu thích bất kể trong triều hay gia đình quý tộc lưỡng ban, là loại tranh phản ánh trung thực những nguyện ước cơ bản của con người.

Mặt khác, vương thất Joseon còn dành tình yêu đặc biệt cho dòng tranh “Mẫu đơn đồ” Một số bức bình phong lớn có vẽ hình hoa mẫu đơn đầy màu sắc vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay vì họa tiết mẫu đơn thường được sử dụng trong một số nghi lễ. Loại bức bình phong vẽ hoa mẫu đơn lộng lẫy đã từng trở thành phông nền thích hợp nhất cho các buổi tiệc chúc mừng như garye (khánh tiệc trong gia đình) hay jinchan (tiệc chiêu đãi). Không những vậy, loại tranh này còn được sử dụng cho những nghi lễ tưởng niệm như hyungrye (tang lễ) hoặc là jerye (lễ cúng giỗ). Điều này là vì hoa mẫu đơn vốn được xem là loài hoa mang tinh khí phúc lành từ trời xuống mà nở rộ, nên chứa đựng lòng nguyện cầu khi tưởng niệm người đã khuất.

Vì vậy, khi thấy hình ảnh những bông hoa bốn màu khác

Tuycónhiềuphầntươngđồng vềbiểutượngmàusắcvớihai quốcgialánggiềng,nhưng HànQuốcvẫntạodựngnên đượctínhthẩmmỹđộcđáo theonguyêntắcphốimàu bổtúctừcácmàucơbản. Chínhmỹcảmvềsựrõràng củacácmàucơbảnmớitạora vẻđẹpchocácbứctranh trangtrícungđìnhthờiJoseon.

“Sách giá đồ”. Yi Eung-rok. Thế kỷ XIX. Mực và bột màu trên lụa. 152,4×351,8cm.

“Sách giá đồ” mô tả một số đồ vật đa dạng đặt trên giá sách, là bức tranh trang trí cung đình hiếm thấy có áp dụng kỹ thuật hội họa phương Tây và giữ vị trí độc đáo trong các bức tranh trang trí của triều đại Joseon.

nhau nở trên một thân cây thì ta không nên phê bình họa sĩ, bởi vì họ vẽ linh hồn dưới hình dạng bông hoa, chứ không phải là mô tả lại bông hoa thật. Ở Đông Á, mẫu đơn là “vua của các loài hoa”, tượng trưng cho vinh hoa phú quý. Chính vì thế, mẫu đơn được tán dương trong cả văn chương lẫn hội họa, và thú vui chăm sóc mẫu đơn trong vườn cũng khá phổ biến.

HÌNH THỨC ĐA DẠNG

“Sách giá đồ” du nhập từ Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ XVIII, là một trong những thể loại tranh trang trí cung điện hiếm hoi ứng dụng kỹ thuật hội họa phương Tây. Các họa sĩ ở Dohwaseo đã sử dụng cách vẽ phối cảnh một điểm tụ (onepoint perspective) và kỹ thuật tương phản sáng tối (chiaroscuro) nhằm tạo hiệu ứng thị giác khiến các đối tượng trong tranh như đang thực sự tồn tại (trompe-l'œil). Đặc biệt, vua Jeongjo (Chính Tổ, trị vì 1776-1800), người luôn xem trọng “văn trị” (việc điều hành đất nước bằng tri thức), đã dùng loại tranh này trong việc củng cố vương quyền và giáo hóa dân chúng. Khi thiết triều với các đại thần tại điện Seonjeong (Tuyên Chính) trong cung Changdeok (Xương Đức),ôngđãmởbứcbìnhphong “Sách giá đồ” thayvìbức “Nhật

nguyệt ngũ phong đồ” sau ngai vàng của mình khi trình bày quan điểm về học vấn. Vua Jeongjo nói rằng, khi ông không có thời gian đọc sách, ông chỉ cần để bức tranh này ở bên là đủ được an ủi.

Xuất thân từ một gia đình họa sĩ tiêu biểu của thế kỷ XIX, Yi Eung-rok (Lý Ưng Lộc) vẽ loại tranh “Sách giá đồ” vô cùng xuất sắc. Con trai và cháu trai của ông cũng tiếp nối thanh danh này. Các họa sĩ cung đình nói chung ít đề lạc khoản (dòng chữ ở góc bức tranh, bức trướng, ghi tên họ tác giả và ngày tháng năm sáng tác), nhưng riêng Yi Eung-rok lại khéo léo ghi tên mình trên lạc khoản trông như như tên đề tài của bức tranh, nhờ đó lưu truyền tên tuổi của mình cho thế hệ sau.

Trong bức tranh của ông, giá sách trông như thật do các cạnh

của giá sách được vẽ thành đường xiên, cùng hội tụ về điểm

biến mất ở trung tâm bức tranh, và đồ vật trên giá được vẽ theo kiểu lập thể. Cách phối màu nền có độ sáng và độ bão hòa thấp trong kỹ thuật hội họa phương Tây đã được ông ứng dụng cho phù hợp với loại tranh đánh lừa thị giác này. “Sách

giá đồ” được vẽ từ thế kỷ XVIII, XIX ẩn chứa sự hiếu kỳ về

phương Tây của người Joseon.

Bên cạnh đó còn có những bức tranh khác không thuộc

dạng bình phong hay tranh cuộn. “Hoa điểu đồ” ở điện Gyotae

(Giao Thái) thuộc cung Gyeongbok là một ví dụ. Bức tranh này có chiều rộng hơn 260cm, ban đầu được treo trên bức tường phía trên sảnh chính của điện Gyotae. Cả bức tranh tràn ngập trong bầu không khí kỳ ảo với hoa và chim được vẽ tràn xuống theo bố cục xiên. Hoa tường vi và hoa mai tượng trưng cho thanh xuân vĩnh cửu và lòng chung thủy được vẽ trong không gian từng là tẩm điện của vương phi, và có thêm một đôi vẹt để cầu nguyện cho tình cảm vợ chồng sắt son.

Điện Gyotae bị phá hủy rồi sửa lại nhiều lần, có lẽ bức tranh này được vẽ để trang trí cho điện Gyotae khi xây dựng lại vào năm 1888. Lúc bấy giờ, chủ nhân của điện Gyotae là Vương phi Myeongseong (Minh Thành, 1851-1895) của vua Gojong (Cao Tông, trị vì 1863-1907). Sau này, vương phi Myeongseong bị ám sát và điện Gyotae bị phá bỏ, khiến bức tranh cầu mong hạnh phúc của nhà vua và hoàng hậu trở nên vô nghĩa. Đôi khi những bức tranh trang trí cung đình Joseon ngay lúc ở đỉnh cao huy hoàng lại ẩn chứa một lịch sử đầy sóng gió.

25 CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ CHUYÊN ĐỀ 4 24
© Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

Tranh minh họa của họa sĩ Chang Sun-hwan được làm ra để phục vụ quảng bá cho lúc công chiếu bộ phim “Thợ may hoàng gia” vào năm 2014. Cuộc sống hàng ngày của những ngườ làm trang phục hoàng gia ở Sanguiwon được thể hiện qua những nét vẽ thanh thoát.

Cungđiệnlànơiởcủanhàvua-ngườinắmgiữ quyềnlựccaonhất,cũnglànơilàmviệccủa nhữngnhântàihàngđầuthờibấygiờ.Tấtcảcác loạivậtdụngcủanhàvuavàhoànggiađềudo họlàmra,hơnnữacácbộphậnchuyêntrách phụcvụchohoànggianhưcơsởytế,cơquan giáodụccũngmộttayhọđiềuhành.Cácbộ phimcổtranglấybốicảnhtrongcáccungđiện cũnggiúptahìnhdungđượcphầnnàocuộc sốnghàngngàycủanhữngconngườivốnchỉ còntồntạitrongnhữngghichépsửsách.

Trong các bộ phim cổ trang lấy cung điện làm bối cảnh chính, câu chuyện thường xoay quanh nhà vua và hoàng gia. Các nhân vật phụ quan lại, hoạn quan, cung

nữ được vẽ ra như để làm nền. Tuy nhiên, đôi khi cuộc sống những con người vốn chỉ là nhân vật phụ trong lịch sử cũng

được khắc họa đậm nét. Bởi vì cung điện là nơi ở của vua và hoàng gia, nhưng đồng thời cũng là nơi làm việc của rất nhiều con người khác nữa.

Công chiếu năm 2014, “Thợ may hoàng gia” của đạo diễn

Lee Won-seok lấy bối cảnh chính là Sanguiwon (Thượng Y viện - cơ quan may y phục cho hoàng gia). Tác phẩm “Dạ

điểu” năm 2022 của đạo diễn Ahn Tae-jin đề cập đến một loạt

các sự kiện diễn ra ở Naeuiwon (Nội Y viện - nơi quản lý thuốc men trong cung). Ngoài ra, trong bộ phim truyền hình

“Dưới bóng Trung Điện” của đài tvN vừa được khép lại vào

tháng 12 năm 2022, có sự xuất hiện của Sigangwon (Thị Giảng viện) - nơi phụ trách đào tạo thế tử ở thời Joseon. Thông qua

các nội dung văn hóa đại chúng này, người xem có thể có được

cái nhìn khái quát về cuộc sống hàng ngày và công việc của

những người lao động ở một nơi đặc biệt trong cung điện thời Joseon.

CƠ QUAN MAY TRANG PHỤC HOÀNG GIA

Theo cách nói ngày nay thì bộ phim “Thợ may hoàng gia” là

câu chuyện về cuộc đọ sức giữa một nhà thiết kế chính với một thợ may dân thường xuất chúng. Nội dung chính là sự đối

đầu giữa Lee Gong-jin (Go Soo thủ vai) - một con người có tài

thiên phú với Cho Dol-seok (Han Seok-kyu thủ vai) - người

giỏi nhất trong Sanguiwon, đã may trang phục hoàng gia trong suốt 30 năm. Thật thú vị khi bộ phim xây dựng nhân vật

Lee Gong-jin như là người đã dẫn đầu xu hướng thời trang

của Joseon, sau khi anh làm ra những trang phục chinh phục

được trái tim của nhà vua và vương phi. Các nhân vật và câu chuyện trong phim là hư cấu, nhưng Sanguiwon - nơi diễn ra

sự việc, là một nơi đã từng tồn tại trong thực tế. Sanguiwon của

Joseon là cơ quan kế thừa Sangeuiguk (Thượng Y cục) của thời Goryeo, không chỉ làm ra quần áo mà còn quán xuyến cả việc chế tác bảo vật, ấn tín, kiệu hoàng gia.

Định Tông thực lục (1426) ghi chép rằng: “Sanguiwon là nội phủ (nơi cất giữ tài sản hoàng gia) của Điện hạ, quản lý toàn bộ quần áo và đồ trang sức. Thế nhưng chỉ vì giao cho một nhóm tiểu nhân xảo quyệt phụ trách, thành ra hoang phí vô độ. Nay cho tuyển một nho sĩ thanh liêm, chính trực để quản lý việc này”. Qua đó, ta có thể biết được nhiệm vụ chính của Sanguiwon. Ngoài ra, trong Thế Tông thực lục (1454) cũng có đoạn: “Ở điện Geunjeong (Cần Chính) - chính điện trong cung Gyeongbok (Cảnh Phúc), có tổ chức một bữa tiệc lớn, cắt cử Sanguiwon làm trang phục và giày dép cho những người tham gia sự kiện này”.

Sanguiwon phụ trách nhiệm vụ quan trọng như vậy nên có vị thế và quy mô khá lớn. Số viên quan làm việc ở Sanguiwon được ghi lại trong Kinh quốc đại điển (1466) - hiến pháp của Joseon có tổng cộng chính thức 11 người, bao gồm hai Jejo (Đề điều, một chức sắc quản lý toàn bộ sự vụ trong cung điện) chịu trách nhiệm chung, trong đó Seungji (Thừa chỉ) của viện Seungjeongwon (Thừa Chính viện) - ban thư ký của vua, kiêm chức Jejo và Bujejo (Phó Đề điều). Qua đó, có thể thấy người phụ trách cao nhất thực chất của Sanguiwon là một chức quan cao thuộc hàng chính phẩm trong hệ thống chức vụ thời Joseon. Ngoài các vị trí chính thức này, một số lượng lớn nhân lực hỗ trợ được sắp xếp làm Japjik (Tạp chức, chỉ chức tá hay chức phó trong quan lại).

Để làm ra trang phục hoàng gia đầy uy nghiêm và quyền lực, các nghệ nhân giỏi nhất trong mỗi lĩnh vực đã làm việc ở đây. Kinh quốc đại điển nói rằng có 597 nghệ nhân ở 68 lĩnh vực thuộc Sanguiwon, trong đó, 105 thợ dệt lụa là chiếm số lượng đông nhất. Ngoài ra, còn có 75 thợ tẩy chỉ, 40 thợ may, 20 thợ dệt vải, 10 thợ làm nón rơm, 8 thợ làm áo lông, 10 thợ làm ngọc và phần lớn thợ thủ công khác được bố trí làm bạc, mạ vàng. Như vậy, Sanguiwon không chỉ phụ trách y phục mà

CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 27 Chuyên đề 5 Shin
Byung-ju Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Konkuk Dịch. Lê Thị Phương Thủy
Cung điện, nơi làm việc của những nhân tài xuất chúng
© Jang Sun-hwan

còn làm cả các vật dụng khác như ngọc, bạc, mũi tên, thế nên đây là cơ quan phù hợp nhất để các quan lại có tài nghệ xuất chúng làm việc. Có lẽ vì lý do đó mà vua Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-1450) bổ nhiệm Jang Yeong-sil (Tưởng Anh Thực)một nhà khoa học tiêu biểu của Joseon, làm Byeoljwa (Biệt tọa, chức quan Tòng Ngũ phẩm) Sanguiwon.

CƠ QUAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE HOÀNG GIA

“Dạ điểu” là tác phẩm kể về vụ đầu độc Thế tử Sohyeon (Chiêu Hiến) - người bị nhà Thanh bắt làm con tin trong Bính Tý Hồ loạn (cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu - chú thích của người dịch). Rời Thẩm Dương nhà Thanh sau tám năm, Thế tử Sohyeon - con trai của vua Injo (Nhân Tổ, trị vì 1623-1649) đột ngột qua đời khi mới về nước được hai tháng. Bộ phim đã nêu ra những nghi vấn xung quanh cái chết này. Mắc chứng mù ban ngày - một căn bệnh không có khả năng nhìn rõ sự vật vào ban ngày nhưng lại sáng tỏ vào ban đêm, nhân vật chính Chun Kyung-soo (Ryu Junyeol thủ vai) nhập cung khi được Lee Hyung-ik (Choi Mooseong thủ vai) - ngự y của Naeuiwon công nhận tài năng y thuật vượt trội. Vai chính là một nhân vật hư cấu, nhưng Lee Hyung-ik là nhân vật có thật, bị tình nghi có liên quan đến vụ đầu độc Thế tử Sohyeon khi bày mưu tính kế với Quý nhân họ

Jo (Triệu) - hậu cung của vua Injo.

Bối cảnh chính của bộ phim này là Naeuiwon - một trong những cơ quan chăm sóc sức khỏe thời Joseon. Ở Joseon, có các cơ quan y tế như Naeuiwon, Jeonuigam (Điển Y giám), Hyeminseo (Huệ Dân thự), mỗi cơ quan có đối tượng thăm khám khác nhau. Naeuiwon phụ trách thăm khám và điều trị cho vua và các thành viên trong hoàng tộc. Jeonuigam là cơ quan điều trị cho thân tộc của nhà vua và quan lại, Hyeminseo là nơi chăm sóc sức khỏe cho thường dân. Ngoài các viên quan chính thức, trên thực tế Naeuiwon còn bố trí các thầy thuốc và ngự y nữ thực hiện các hoạt động y tế, chẳng hạn như nữ ngự y Seo Jang-geum (Từ Trường Kim) trong bộ phim truyền hình

“Dae Jang-geum” (2003-2004) chủ yếu phụ trách chữa bệnh và việc sinh nở của các nữ nhân trong hoàng tộc. Nếu xem “Đông Khuyết Đồ” - bức tranh vẽ cảnh cung điện Changdeok (Xương Đức) và cung Changgyeong (Xương Khánh) năm 1830, ta có thể thấy rằng Naeuiwon nằm ở phía tây của điện Injeong (Nhân Chính) - sảnh chính của cung Changdeok. Vào đầu thế kỷ XX, Naeuiwon được dời đến Seongjeong-gak (Thành Chính các) - nơi ở của thế tử. Tấm biển hiện đang treo ở nơi này là được vua Yeongjo (Anh Tổ, trị vì 1724-1776) ban tặng, có nghĩa là “Bào chế thuốc cho vua dùng, bảo vệ long thể.” (Tạo hóa ngự dược bảo hộ thánh cung).

“Thợ may hoàng gia” của

đạo diễn Lee Won-suk đã dựng lại một cách thú vị các sự kiện diễn ra ở

Sanguiwon - nơi làm ra các

bộ y phục hoàng gia

Joseon, đồng thời mang

đến niềm vui khi xem

những bộ trang phục rực

Phát sóng vào năm 2022, “Dưới bóng Trung điện”bộ phim cổ trang gồm 16

tập của đài tvN mở ra một câu chuyện hư cấu có phần khẩn trương về một Trung điện lao vào việc dạy dỗ hoàng gia khốc liệt dành cho các hoàng tử.

Yeongjo là vị vua thường xuyên lui tới thăm khám nhiều nhất ở Nội Y viện. Khi thống kê các ghi chép trong Thừa

Chính viện nhật ký (1623-1894) về việc vua Yeongjo đến Nội Y viện, ta có thể biết được nhà vua thăm khám ba ngày một lần, bình quân 11,3 lần một tháng. Chẳng phải việc kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc Yeongjo trở thành vị quốc vương thọ nhất thời Joseon ở tuổi 83 hay sao?

CƠ QUAN GIÁO DƯỠNG

THẾ TỬ

Nếu “Thợ may hoàng gia” và “Dạ điểu” là câu chuyện hư cấu dựa trên sự thật lịch sử thì “Dưới bóng Trung điện” vừa khép lại vào cuối năm ngoái, là bộ phim cổ trang hư cấu về một

vương phi lao vào cuộc chiến dạy dỗ của hoàng gia khốc liệt

dành cho các hoàng tử hay gây rối. Là một nhân vật hư cấu, hình ảnh vị Vương phi (Kim Hye-soo thủ vai) không quản ngại nắng mưa vì chuyện học hành của con cái dường như phản ánh tình hình xã hội ngày nay. Nhan đề tiếng Hàn

“Shrup” là một từ cũ để chỉ chiếc ô, ngụ ý rằng người mẹ trở

thành chiếc ô cho con cái của mình.

Không hoàn toàn giống như bộ phim truyền hình này

miêu tả, nhưng với vai trò là người thừa kế ngai vàng, Hoàng

thế tử đã được dạy dỗ rất kỹ lưỡng. Vương triều Joseon đã

thành lập Sigangwon như một cơ quan giáo dục đặc biệt dành

riêng cho các thế tử, dạy về kinh điển Nho giáo, sách lịch sử, lễ nghi phép tắc... Tuy là một chức kiêm nhiệm nhưng

Yeonguijeong (Lãnh Nghị Chính) là người chịu trách nhiệm cao nhất, tương đương với Thủ tướng chính phủ bây giờ.

Thành phần quan viên tại Sigangwon khá hùng hậu với sự bố trí hơn 10 thầy dạy học chính thức có năng lực cao nhất trong từng lĩnh vực.

Chỗ để thế tử và thầy cùng nhau nói chuyện học vấn được gọi là Seoyeon (Thư diên). Thông qua Seoyeon, Sigangwon vốn là một không gian trù bị cho việc lên ngôi. Trong số các

thế tử của Joseon, nhân vật khiến các thầy dạy học bối rối nhất

là Yang Nyeong Daegun (Nhượng Ninh Đại quân) - con trai

cả của vua Taejong (Thái Tông, trị vì 1400-1418). Được sắc phong

Đôi khi cuộc sống những con người vốn chỉ là nhân vật phụ trong lịch sử cũng được khắc họa đậm nét. Bởi vì cung điện là nơi ở của vua và hoàng gia, nhưng đồng thời cũng là nơi làm việc của rất nhiều con người khác nữa.

làm thế tử từ khi mới 11 tuổi, ông không mấy mặn mà với việc học và thường trốn tiết. Trước người thầy luôn động viên bản thân chuyên tâm vào việc học, Yang Nyeong rùng mình ca thán rằng: “Chỉ cần thấy thầy thôi là đầu ta choáng váng, tâm trạng rối bời. Còn hễ thấy thầy trong mơ thì chắc chắn ngày hôm đó ta sẽ bị ốm.” Tình hình nghiêm trọng đến mức trong Thái Tông thực lục (1431) có ghi chép rằng một hoạn quan theo hầu Yang Nyeong đã thay ông chịu đòn roi vì bỏ bê việc học. Dù vậy Yang Nyeong Daegun vẫn tiếp tục làm những hành động trái khoáy, chẳng hạn như gần gũi với các kỹ nữ, cuối cùng bị phế truất khỏi ngôi vị thế tử sau 14 năm.

Tất nhiên, việc học hành của thế tử trong bộ phim truyền hình này là tình huống hư cấu, nhưng nếu xét về sự thật lịch sử, khi có vị thế tử sao nhãng việc học, bị phế truất khỏi ngôi vị như Yang Nyeong thì việc xây dựng một nhân vật Vương phi hết lòng với việc học của thế tử là có thể hiểu được.

CHUYÊN ĐỀ 5 CUNG ĐIỆN THỜI JOSEON MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ 29 28
© STUDIO DRAGON © BIDANGIL PICTURES

Cho Sang-in Phóng viên, Nhật báo Kinh tế Seoul Ảnh. Heo Dong-wuk Dịch. Thân Thị Thúy Hiền

Những bức ảnh

trở thành tác phẩm điêu khắc

Gwon O-sang đã tạo ra tác phẩm điêu khắc từ

những bức ảnh. Khác với chủ nghĩa lập thể tạo nên

tác phẩm phẳng có độ sâu ba chiều bằng cách

biểu hiện cùng lúc nhiều hình ảnh hai chiều từ những

góc độ khác nhau của vật thể, Gwon O-sang đã ghép

hàng trăm hàng ngàn bức ảnh phẳng được chụp ở

nhiều góc độ khác nhau để tạo thành tác phẩm

hình khối ba chiều thật sự, bên trong trống rỗng

hoặc được lấp đầy bằng xốp để có được sự nhẹ nhàng. Tác phẩm “điêu khắc ảnh” này

không có ở bất cứ đâu trong lịch sử mỹ thuật.

BAN NHẠC ROCK của Anh Quốc Keane đã làm bìa cho “Perfect Symmetry” (Sự cân xứng hoàn hảo) - album mà họ đã công bố vào năm 2008 - bằng ảnh chụp những bức tượng điêu khắc các thành viên do Gwon O-sang tạo nên, và Keane đã khen ngợi Gwon O-sang là nghệ sĩ thiên tài. Gwon O-sang đã hợp tác với các thương hiệu hàng đầu như Hermes, Fendi, BMW và Nike..., và các tác phẩm của ông hiện đang được lưu giữ ở nhiều tổ chức ở nước ngoài, trong đó có Bộ sưu tập

Zabludowicz và Viện Nghệ thuật Roberts (The Roberts Institute of Art) đều của Anh Quốc.

“Untitled G-Dragon, A Space of No Name” (G-Dragon Vô đề, Không gian vô danh) với ảnh ca sĩ G-Dragon trong hình

ảnh tổng lãnh thiên thần Michael đâm quỷ Lucifer là tác phẩm

gây chú ý tại triển lãm ở Viện bảo tàng Mỹ thuật Seoul năm

2015 và hiện nay đang nhận được sự quan tâm tại Triển lãm

“Hallyu! The Korean Wave” (Hàn lưu! Làn sóng Hàn Quốc)

diễn ra tại Viện bảo tàng Victoria & Albert (V&A South Kensington) ở London đến ngày 25 tháng 6.

Để gặp gỡ nghệ sĩ tung hoành khắp thế giới Gwon O-sang, tôi đã đến phòng làm việc của ông tại thành phố

Gwangmyeong, tỉnh Gyeonggi. Nơi đó quy tụ từ những tác

phẩm đầu tiên của ông - hai bức tượng bán thân bằng ảnh

khắc họa những người bạn được sáng tác vào năm 1998 - cho

đến những tác phẩm mới nhất đang được sáng tác với những

hình ảnh của diễn viên Kang Soo-yoon mà tôi tìm thấy trên in-

-

ternet. Dù là khái niệm mang tính đột phá chăng nữa thì công việc lặp đi lặp lại cũng không thú vị. Nếu các tác phẩm thời kỳ đầu khiến người ta liên tưởng đến chủ nghĩa lập thể thì các tác phẩm gần đây cho thấy chủ nghĩa siêu thực và khuynh hướng trừu tượng, đồng thời ngày càng có độ sâu hơn. Lĩnh vực hoạt động của ông đang dần mở rộng đến việc sản xuất đồ nội thất hợp tác với tác giả Kim Min-ki và cả chương trình biểu diễn sân khấu cùng Đoàn Nghệ thuật Seoul.

Anh đã bắt đầu “điêu khắc ảnh” như thế nào? Khoa Điêu khắc Tạo hình, Trường Đại học Hongik mà tôi nhập học năm 1994 là nơi kết hợp giữa đam mê đầy tràn của các giáo sư mới và khí phách của những giáo sư du học nước ngoài trở về nên ý thức “phải làm một nghệ thuật mới” chiếm lĩnh khắp nơi. Thêm vào đó, lúc bấy giờ là thời kỳ văn hóa Indie trước Trường Đại học Hongik bắt đầu thể hiện màu sắc, và là thời kỳ xuất hiện thế hệ X (gồm những người sinh từ năm 1965 đến 1980 - chú thích của người dịch) khác biệt với thế hệ “bùng nổ trẻ sơ sinh” (gồm những người sinh từ năm 1946 đến 1964 - chú thích của người dịch) trước đó. Bầu không khí cuối thế kỷ và kỳ vọng vào thiên niên kỷ mới đã cùng tồn tại song song. Tự thân chương trình giảng dạy của trường có rất nhiều tiết học mang tính truyền thống, nhưng chúng tôi ủng hộ những nỗ lực mới của nhau. Trong bối cảnh như vậy, tôi đã tham gia lớp nhiếp ảnh của câu lạc bộ trường.

Tác giả Gwon O-sang tạo dáng giữa các tác phẩm thời kỳ đầu của mình. Ông liên tục đặt câu hỏi về bản sắc của tác phẩm điêu khắc và đang thử nghiệm cấu trúc tạo hình mới.

31 PHỎNG VẤN Phỏng vấn

“Untitled G-Dragon, A Space of No Name” (G-Dragon vô đề, không gian vô danh). 2015. Kỹ thuật in C-print, chất liệu đa phương tiện. 380 x 176 x 105 cm.

Trong tác phẩm này, ca sĩ G-Dragon được khắc họa như thiên thần Michael đánh bại ác quỷ Lucifer.

PHỎNG VẤN

Văn phòng của Khoa Điêu khắc tôi tìm đến vào ngày đầu tiên nhập học có trần nhà rất cao và rộng, đống đất mà sinh viên đang làm việc được phủ ni-lông, đá và cây cối rải rác khắp nơi. Nhìn cảnh tượng đó, tôi đã nghĩ “Điêu khắc là công việc đòi hỏi thể lực mà vóc dáng mình thuộc dạng nhỏ bé, chắc là không dễ dàng rồi”. Vì muốn tiếp tục công việc điêu khắc yêu thích của mình, tôi đã tìm kiếm vật liệu dễ tìm, dễ sử dụng và đã tìm thấy giấy in ảnh. Tôi đã bắt đầu sự nghiệp điêu khắc ảnh như vậy. Gần như tôi đã bắt đầu công việc này để mình được thoải mái.

Tôi được biết rằng điêu khắc ảnh được tạo ra từ nhận thức của anh về cơ thể. Trước khi tốt nghiệp đại học, anh đã ra mắt một cách rực rỡ thông qua triển lãm đúng không?

LOOP là không gian phá cách đầu tiên của Hàn Quốc được khai trương vào năm 1999 và tôi đã lần đầu tiên ra mắt

“Deodorant Type” (Loại khử mùi) tại triển lãm ngắn hạn lần

thứ ba của LOOP. Đây là tác phẩm có cùng phong cách với “A

Statement of 420 Pieces on Twins” (Biểu đạt 420 mảnh tạo thành cặp song sinh) thuộc sở hữu của Bảo tàng Nghệ thuật

Đương đại Quốc gia. Tôi đã rất may mắn khi tổ chức được triển lãm cá nhân đầu tiên chỉ hai năm sau đó tại Không gian Nghệ thuật Insa (Insa Art Space). Kể từ đó, tôi đã nhận được

lời mời của một số bảo tàng mỹ thuật, và đồng hành với Phòng Trưng bày Độc quyền Arario từ năm 2005.

Các tác phẩm ở đây gọi chung là điêu khắc ảnh nhưng nếu nhìn vào quá trình làm việc 25 năm của anh thì có thể thấy thể loại của chúng rất đa dạng.

“Composition”

(Tổng hợp). 2023. Kỹ thuật in màu lưu trữ, chất liệu đa phương tiện. 110 × 40 × 42 cm.

Được tạo ra nhằm tôn vinh những sáng tạo của Henry Moore, tác phẩm này mang vẻ đẹp độc đáo về mặt tạo hình, được hoàn thiện bằng vô số ảnh chụp dán lên mặt ngoài một cách vui nhộn - một phương thức rất đặc trưng của Gwon O-sang.

Trên trang web của tôi có đến 10 phân loại những gì được xem là “tác phẩm” (works). Trong số đó, “Deodorant” là một nhánh lớn bắt đầu từ khi tôi học đại học và tiếp tục cho đến hiện nay. Chất khử mùi (deodorant) không khử nguồn gốc của mùi mà chỉ khẽ che mùi đi bằng một mùi khác. Tương tự như vậy về mặt bản chất, tổ hợp nhiều bức ảnh ghép lại với nhau tạo nên cho tác phẩm điêu khắc một vẻ ngoài khác biệt so với nguyên mẫu.

“New Structure 4 Prism & Macallan” (Cấu trúc mới 4 Prism & Macallan).

2014. Kỹ thuật in phun mực, chất liệu bạc. 275 × 316 × 197 cm.

“New Structurer” là tên của loạt tác phẩm lập thể hóa những tác phẩm trong loạt "The Flat" vốn được tạo ra bằng cách cắt dán nhiều hình ảnh xuất hiện trong tạp chí rồi chụp lại.

Loạt tác phẩm “The Flat” (Mặt phẳng) gồm những bức ảnh được tạo ra từ việc cắt các ảnh chụp quảng cáo đồng hồ, mỹ phẩm, đá quý từ tạp chí, sau đó sắp đặt các ảnh cắt này trong không gian ba chiều rồi chụp và in ảnh lại lần nữa. Từ mặt phẳng của tạp chí, khối lập thể trở thành các tác phẩm điêu khắc, sau đó lại biến thành những bức ảnh phẳng. Sau đó tôi có loạt tác phẩm “New Structure” (Cấu trúc mới), trong đó các hình ảnh hai chiều trong loạt “The Flat” nhảy ra từ những bức ảnh, trở lại thành khối lập thể; và loạt tác phẩm “Relief” (Giải tỏa) trong đó những khối lập thể này được gắn trên tường. Khi nhìn vào vật liệu thay vì cấu trúc, điêu khắc ảnh được chia thành các tác phẩm bán thân của con người hay động vật, và các tác phẩm tĩnh vật. Nhìn toàn thể, nó khám phá ý nghĩa của các biểu hiện thông qua trọng lượng, không gian, thời điểm, và sự trừu tượng. Vì tiếc mấy khúc gỗ sồi còn sót lại sau khi điêu khắc, tôi bắt đầu dự án hợp tác với tác giả Kim Min-ki làm đồ nội thất dành cho văn phòng. Từ năm 2021, tôi cũng bắt đầu làm các tác phẩm điêu khắc hình dạng bong bóng bằng cách dán những bức ảnh hai chiều lên những vật mẫu ba chiều.

© Bảo tàng Victoria & Albert © Phòng Trưng bày A rario © Phòng Trưng bày A rario 33
32 PHỎNG VẤN

Tìm kiếm nguyên liệu dễ tìm và dễ xử lý, Gwon Osang đã bắt gặp giấy in ảnh, từ đó bắt đầu nghệ thuật điêu khắc ảnh.

Được tạo ra chỉ với những hình ảnh thu thập được từ Internet và tạp chí, những chiếc ô tô tí hon làm từ đất sét và đồng này được đặt tên là “The Sculpture”.

“2011 December” (Tháng

Mười hai năm 2011).

2012. Kỹ thuật in lightjet, khung gỗ. 217,6 ×

172 cm.

Loạt tác phẩm “The Flat”

được tạo ra bằng cách

cắt các ảnh chụp từ tạp

chí, sắp xếp chúng trong

không gian ba chiều rồi

chụp ảnh chúng một lần

nữa để có sản phẩm cuối cùng là ảnh phẳng.

“Tôi nghĩ điêu khắc và nhiếp

ảnh có cùng phương thức.

Ngoài ra, bản đồ ba chiều hoặc công nghệ thực tế ảo

tăng cường được cung cấp

bởi các cổng thông tin điện tử cho thấy chúng ta đang sống trong thời đại mà hình

ảnh được sử dụng như các mảnh ghép điêu khắc.”

thưởng Phê bình Nhiếp ảnh Sajin Bipyong (Saijin Bipyong Award) năm 2001. Triển lãm nước ngoài đầu tiên của tôi là triển lãm ảnh ở một bảo tàng mỹ thuật Nhật Bản. Những chiếc khuôn âm bản dùng để tạo hình tác phẩm điêu khắc, về mặt khái niệm, giống như những thước phim âm bản trong nhiếp ảnh bằng máy cơ. Về điểm này, tôi nghĩ rằng điêu khắc và nhiếp ảnh có phương thức giống nhau. Hơn nữa, bản đồ ba chiều hay công nghệ thực tế ảo tăng cường (augmented reality - công nghệ ghi nhận trạng thái vật lý xung quanh con người đồng thời chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào điện thoại thông minh, máy tính hay các thiết bị điện tử khác - chú thích của người dịch) cho chúng ta thấy mình đang sống trong thời đại mà ảnh chụp được sử dụng như những mảnh ghép điêu khắc.

Hàng chục chiếc xe mini lấp đầy một tủ trang trí trông thật thú vị. Đây dường như không phải là công việc chụp ảnh thì phải?

Chúng tôi sử dụng nguyên liệu điêu khắc truyền thống như đất sét và đồng để tạo ra những chiếc xe hơi và xe máy này, dựa vào những hình ảnh thu thập được từ internet và tạp chí chứ chưa nhìn thấy nguyên mẫu thật bao giờ. Tôi gọi chúng là loạt tác phẩm “The Sculpture” (Điêu khắc). Chúng tôi bắt đầu với những chiếc xe hơi ở giải đua Le Mans, sau đó tạo ra những chiếc xe nghệ thuật mô phỏng những mẫu xe mà BMW đã hợp tác với các nghệ sĩ. Tôi đã làm khoảng 100 chiếc, ngoài những chiếc được gửi đi để trưng bày thì còn khoảng 40 chiếc. Có kích thước vừa vặn trong lòng bàn tay, những chiếc xe cỡ nhỏ này giống như những phiên bản thu nhỏ của những tảng đá lớn bộc lộ sức mạnh vĩ đại của thế giới tự nhiên. Rất ít người có thể nhìn thấy chúng ngoài đời thực, nhưng chúng ta có thể chiêm ngưỡng chúng thông qua ảnh chụp.

Đối với Gwon O-sang, nhiếp ảnh là gì và điêu khắc là gì?

Trước cả khi nhận được Giải thưởng Điêu khắc Kim Se-jung (Kim Se-jung Scupture Award) năm 2013, tôi đã được trao Giải

Nếu hỏi tôi - một người học chuyên điêu khắc - điêu khắc là gì thì tôi sẽ trả lời rằng những gì các nhà điêu khắc tạo ra đều là tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, tôi vẫn đang tiếp tục thí nghiệm với mong muốn rằng những tác phẩm điêu khắc của mình được liên kết với bối cảnh chung của nghệ thuật điêu khắc. Tôi đã từng tìm hiểu về những nhà điêu khắc thời Phục hưng như Jeanne Lorenzo Bernini, và tôi cũng thích những tác phẩm điêu khắc của họa sĩ trường phái ấn tượng Amedeo Modigliani.

Sự chú ý của tôi gần đây chuyển sang những tác phẩm điêu khắc trừu tượng mà tôi có thể dán ảnh lên đó, và tôi đã nghĩ đến Henry Moore. Khi tái hiện một cách sáng tạo cơ thể con người, những nhà điêu khắc khác thay đổi cơ bắp và xương, còn Moore thì hơi điên rồ. Người ta nói rằng ông ấy có thể sáng tạo ra những phom dáng phóng khoáng như vậy là bởi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông từng trú ẩn trong hầm phòng không và vẽ những bức tranh chì trong bóng tối của căn hầm. Trải nghiệm của chính tôi khi bị cô lập trong đại dịch COVID-19 đã giúp tôi hiểu rõ hơn những gì Moore đã trải qua trong chiến tranh và tình yêu gia đình của ông ấy.

Trong tác phẩm mới của tôi, bạn có thể nhận ra phần nào sự tự do mới mẻ mà tôi có được từ việc liên hệ đến phương thức sáng tạo của Moore.

35 PHỎNG VẤN 34 PHỎNG VẤN
© Phòng Trưng bày A rario

Những người gom rác

Người gom rác là những người nhìn thấy rác mà

chẳng hề chán nản. Từ tháng 8 năm 2019, họ đã

khởi động một dịch vụ cho thuê những vật dụng có

khả năng tái sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải từ

các đồ dùng một lần. Đặc biệt, đó không phải là một phong trào môi trường mang tính rập khuôn, mà

được xây dựng như là một trò chơi thú vị, một hoạt

động văn hóa bắt kịp những xu hướng của thời đại.

Được thành lập vào tháng 8 năm 2019 với mục tiêu giải quyết các vấn đề môi trường gây ra bởi đồ nhựa sử dụng một lần, Những người gom rác đề xuất dịch vụ cho thuê vật chứa đa dụng như một giải pháp thay thế. Các sản phẩm

của họ gồm nhiều loại vật chứa khác nhau, có thể tái sử dụng và tất cả đều có màu cam rực rỡ, phản ánh thông điệp của Những người gom rác.

THEO BÁO CÁO của Tổng công ty môi trường Bộ Môi trường Hàn Quốc về tình hình xử lý và phát sinh rác thải

toàn quốc năm 2021, lượng rác thải phát sinh năm 2021 là

197,38 triệu tấn. Trong số rác thải khổng lồ thải ra hàng

năm, rác thải từ đồ dùng một lần là loại rác có thể giảm

thiểu hiệu quả nhất. Rác thải nhựa dùng một lần chỉ sử dụng một lần nhưng phải mất vài năm để phân hủy. Đồ

nhựa được làm từ dầu hỏa sản sinh ra khí ga nhà kính mạnh như khí metan trong quá trình xử lý. Hạt vi nhựa

nếu thải vào biển và lòng đất sẽ không thể lọc sạch. Vấn đề

ô nhiễm đất, ô nhiễm đại dương, ô nhiễm không khí rất

nghiêm trọng do rác thải. Mặc dù việc rửa bát đĩa rất bất

tiện, phiền hà, và nhiều người lựa chọn các sản phẩm dùng

một lần là vì lý do ấy, nhưng khi xem xét các nguy cơ dẫn

đến khủng hoảng môi trường, thiết nghĩ chúng ta cần cố gắng chịu đựng “sự bất tiện” ấy thêm một chút.

NGƯỜI GOM RÁC, ĐỪNG NẢN LÒNG

Cũng giống như những biệt đội săn ma sẽ làm công việc săn bắt ma quỷ, những người gom rác sẽ thực hiện việc thu gom rác. Họ sẽ không chần chừ đến ngay những nơi có sử dụng các sản phẩm dùng một lần như các lễ hội, đám tang hay các nhà hàng tự phục vụ để ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm ấy. Nhóm những người gom rác này được hình thành từ khi Giám đốc Kwak Jae Won lên kế hoạch cho việc tổ chức lễ hội của thành phố Seoul. Sau khi kết thúc lễ hội là một đống rác khổng lồ. Nếu

mỗi người tham dự sử dụng ít nhất ba món đồ dùng một

lần, thì sau lễ hội sẽ có đến 30.000 món đồ dùng như thế bị

vứt đi. Nếu ta thay thế chúng bằng những đồ dùng có thể

tái sử dụng, thì tình trạng ấy sẽ không xảy ra. Năm sau, ông

ấy đã cùng với đồng nghiệp của mình đã đưa ý tưởng đó

vào thực tế. Họ quyết định cho những người tham dự lễ

hội thuê bộ đồ dùng bằng nhựa bao gồm nĩa, ly, đĩa và có

trách nhiệm gom lại sau khi sử dụng. Họ đã chủ động cung

cấp và thu gom các bộ vật dụng có thể tái sử dụng, thay vì

khuyến khích mọi người tự nguyện làm việc ấy. Nếu có sự hỗ trợ của một hệ thống giúp làm sạch các vật dụng ấy, thì chúng sẽ được tái sử dụng nhiều lần, và rác thải sinh hoạt sẽ giảm đáng kể.

Ý chí của giám đốc Kwak Jae Won đã làm lay động trái tim của nhiều đối tác, lần đầu tiên ông có cơ hội trải nghiệm việc cho thuê dịch vụ sử dụng đồ dùng sử dụng nhiều lần là tại lễ hội âm nhạc “Yêu thích Seoul” (Seoul nhân khí), lễ hội mà ở đó người ta có thể cảm nhận được sức nóng của mùa hè Seoul và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Hiệu quả mà những người gom rác mang đến có thể được nhận thấy qua những con số. Lượng rác thải đã giảm xuống khoảng 98% so với năm ngoái và lễ hội trở thành lễ hội không rác thải.

SINH THÁI TRỞ THÀNH XU HƯỚNG

Mọi người đã rất bối rối khi lần đầu tiên tiếp cận dịch vụ trả tiền đặt cọc để mượn bộ đồ ăn và sau đó hoàn trả lại mà không phải đồ dùng sử dụng một lần; tuy nhiên, họ đều đồng tình rằng đây là việc làm vì cộng đồng hết sức cần thiết. Với nhận thức và sự đồng cảm ấy, việc sử dụng rồi hoàn trả các đồ dùng nhiều lần mà không cần đặt cọc tiền đã trở thành một văn hóa phổ biến.

Lý do chúng tôi có thể biến sự đồng cảm thành hành động là vì chúng tôi đã suy nghĩ rất tỉ mỉ và kỹ lưỡng trải nghiệm của người dùng. Họ đã xem xét và tính toán cẩn thận sao cho các vật dụng ấy thật phù hợp với địa điểm và không khí của các sự kiện. Ví dụ, các hộp đựng và cốc được thiết kế để có thể đựng được nhiều loại đồ ăn khác nhau; đai giữ cốc được thiết kế với hình dáng như vòng cổ để tăng tính tiện lợi; còn túi đựng thì có thể trải ra thành chiếu ăn khi cần thiết.

Những người gom rác đã sử dụng màu cam làm màu chủ đạo và một biểu tượng được nhại lại từ bộ phim “Biệt đội săn ma” để tạo nên hình ảnh sinh động, tràn đầy năng lượng rất phù hợp với khung cảnh lễ hội. Những nhân viên

37 LỐI SỐNG XANH Lối sống xanh
Yoo Da-mi Biên tập viên tự do Dịch. Phạm Hương Giang
© Trash Busters

hỗ trợ cho lễ hội mặc những bộ đồng phục có ghi dòng chữ “It’s not a big deal” với ý nghĩa “Đó không phải vấn đề lớn”

đi lại tại hiện trường và một lần nữa có thể thấy thái độ lạnh lùng và vững vàng của những người gom rác.

Đặc biệt tôi thấy hài lòng bởi những từ khóa không thu hút một cách cũ rích như “sinh thái học”, “xanh”, “thân thiện với môi trường”. Đây là lý do tại sao họ có thể thu hút được sự chú ý của nhiều người và làm tốt công việc của mình tại những nơi như lễ hội nhạc underground có phần huyền bí “The Air House”, lễ hội nhạc rock ngoài trời Pentaport ngoài trời có quy mô lớn nhất cả nước, hay ở quán bar “Echo” có giai điệu ấm cúng của Samgakji (tam cốc địa). Nhận thức về thương hiệu có thể thay đổi tùy thuộc vào người tiêu thụ và không gian tiêu thụ, nhưng thương hiệu “Những người gom rác” đã trở thành một cú hích,mộtxuhướngcótiếngvangtrongthờiđạikhủnghoảng môitrường.

Tạihiệntrường,nhânviên

mặcquầnáobảohộlaođộng

cóghidòngchữ“It’snotabig deal”(Đókhôngphảilàvấnđề lớn)sảibướcđixungquanh.Ở

đây,mộtlầnnữacóthểnhận thấysựmớimẻvàkiênđịnh

củanhữngngườigomrác.Đặc biệt,tôirấtthíchcáchhọbỏđi

nhữnglốidùngtừđãtrởnên

cũríchnhư“sinhtháihọc”, “xanh”,“thânthiệnvớimôi

trường”.

Hệ thống điểm số tăng thêm phần thú vị bằng cách yêu cầu mọi người nhấn nút trên bảng hiệu điện tử mỗi khi họ sử dụng các vật chứa đa dụng và cho biết có bao nhiêu sản phẩm dùng một lần đã được tiết kiệm.

Những người gom rác đến bất cứ nơi nào có thể có vấn đề với rác thải nhựa dùng một lần như quán cà phê trong nhà, rạp chiếu phim, lễ hội, địa điểm tổ chức sự kiện, v.v. Họ cố gắng tạo ra lối sống khuyến khích mọi người tái chế và tái sử dụng, từ đó giảm thiểu rác thải.

ĐỒ DÙNG TÁI SỬ DỤNG TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

Hoạt động của những người gom rác không chỉ giới hạn trong không gian các lễ hội, họ đã bắt tay với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tại những quán cà phê trong các công ty, trong các sự kiện, sân đấu bóng đá, rạp chiếu phim... Trong ba năm qua, vì đại dịch COVID-19 nên nhiều lễ hội đã bị hủy bỏ, nhưng việc thu gom rác là không thể trì hoãn, nên họ không thể không tìm đến các địa điểm mới.

Đặc biệt, cùng với việc thực hiện chiến lược ESG (environmental, social and corporate governance), trong vòng một năm lượng khách hàng của “Những người gom rác” trong các quán cà phê công ty đã tăng gấp hai lần. Những quán cà phê trong nội bộ công ty có quy mô nhỏhơn các lễ hội, tuy nhiên, nó có ý nghĩa vì đây là cơ hội để có thể thườngngàyhóaviệcsửdụngđồdùngsửdụngnhiềulầnthay

cho đồ dùng sử dụng một lần vì ở đây họ có thể thông báo

đều đặn cho mọi người biết về hoạt động của mình. Ngoài ra, các đồ dùng tái sử dụng đã có giá thành cạnh tranh hơn khi các công nghệ làm sạch tự động được ứng dụng rộng rãi. Chiến lược này đã khiến dịch vụ người gom rác được sử dụng một cách tự nhiên. Đồng thời dịch vụ hợp lý và hấp dẫn đã mang đến nhiều đổi thay tích cực.

Trong số đó, đặc biệt đáng chú ý là việc lệnh cấm sử dụng đồ dùng một lần ở các lễ hội của thành phố Seoul đã được ban hành. Điều này phát xuất từ những nỗ lực giảm thiểu đồ dùng một lần và sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan của các nhóm, các công ty tư nhân, và sau đó lan tỏa ra toàn xã hội.

IT’S NOT A BIG DEAL! PHÁ VỠ CHỦ NGHĨA HOÀINGHI

Một số người đã có những lời lẽ mỉa mai cay độc khi nói về vấn đề môi trường và khí hậu. Rebecca Solnit - nhà phê

bình và nhà hoạt động xã hội người Mỹ đã tham gia nhiều phong trào môi trường, nhân quyền và phản đối hạt nhân

từ những năm 1980 - cho rằng những người ấy có một tư duy theo kiểu “hoài nghi chất phác”, luôn nghĩ rằng tương

lai là không thể tránh khỏi và từ khước mọi trách nhiệm.

Để chống lại tình trạng ấy, Những người gom rác đã có

một khẩu hiệu để kêu gọi hành động “It’s not a big deal!” là

câu nói có là một khẩu hiệu mạnh mẽ tuyên xưng rằng rác

thải chỉ là chuyện nhỏ và không hề khó giải quyết. Khẩu

hiệu này cũng phù hợp với thông điệp của Rivera Solnit, rằng đừng dừng lại ngay cả khi bạn cảm thấy bất lực và hãy

luôn tích cực trước mọi chuyện.

Dù lệnh cấm dùng đồ sử dụng một lần ở các quán cà phê đã được ban hành, song ly giấy vẫn được sử dụng rất

tùy tiện. Ở nhiều nơi, thay vì sử dụng đai cốc, họ còn

chồng cả hai cốc giấy vào nhau để phục vụ đồ uống. Đồ dùng

Những người gom rác tuyên bố rằng một khi hệ thống thu gom, làm sạch và cho thuê các vật chứa đa dụng được thiết lập thì việc hạn chế sản phẩm sử dụng một lần sẽ không còn là vấn đề lớn. Câu cửa miệng “It’s not a big deal” khuyến khích mọi người có cách tiếp cận nhẹ nhàng, ít hoài nghi hơn đối với các vấn đề môi trường.

đóng gói đồ ăn để giao đi cho khách ngày càng trở nên đa dạng. Chưa kể, trong thời đại mà mọi thứ đều có thể được đặt và giao đi như thế, lượng rác thải bao bì ngày một tăng. Việc sử dụng túi ni lông tại siêu thị hoặc các cửa hàng đã bị cấm tuy nhiên, quầy rau củ đầy ắp những sản phẩm được đóng gói bằng ni lông nên rác thải là điều không thể nào tránh khỏi. Trước tình cảnh ấy, ta có hoài nghi về sự khả thi của những nỗ lực bảo vệ môi trường, nhưng trước hết hãy nhớ lại thông điệp của những người gom rác. Và hãy nhớ rằng thứ chúng ta cần loại bỏ không chỉ là rác thải mà còn là những năng lượng tiêu cực ngăn cản hành động, khiến tương lai trở nên thuần túy, cũng như sự ích kỷ chặn đứng ý hướng đổi thay.

39 LỐI SỐNG XANH 38 LỐI SỐNG XANH
© Trash
© Trash Busters
Busters
©
© Trash Busters
Trash Busters

Hàn Quốc trong tôi

QUỐC, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI

Hwang Jung-eun Tác giả tự do Ảnh. Lee Min-hee Dịch. Nguyễn Thị Ly

TÔI, NƠI CHO TÔI MỘT CUỘC SỐNG MỚI”

Sruong Pheavy là một trong những cơ thủ bi-a nổi tiếng nhất Hàn Quốc. Sau khi đến Hàn Quốc được 10 năm, ngoài vai trò là một người vợ, cô đã có thể tự hào tạo dựng tên tuổi của mình, chứng minh rằng bằng sự nỗ lực và chăm chỉ làm việc sẽ tạo nên kì tích.

HÀN QUỐC TRONG TÔI

Cơ thủ Sruong Pheavy rời Campuchia tới Hàn Quốc kết hôn, nhờ sự cổ vũ của chồng đã bắt đầu chơi bi-a và trở thành cơ thủ bi-a ba băng chuyên nghiệp nổi tiếng không chỉ ở Hàn Quốc mà chỉ

đếm được trên đầu ngón tay trên thế giới. Cô ấy nói rằng, cuộc sống đã

mở ra đến mức không

tưởng tượng nổ trước khi cô ấy bắt đầu với bi-a.

TẠI TRẬN CHUNG KẾT LPBA “SK rent a car - Giải vô địch

quốc tế PBA- LPBA 2023” tổ chức ở trường quay JTBC Ilsan

tỉnh Gyeonggi ngày 11 tháng 3 vừa rồi, tuyển thủ Sruong

Pheavy đã đăng quang ngôi vị vô địch thế giới. Đây là trận đấu

có ý nghĩa đặc biệt với cô ấy vì đã chiếm ưu thế hơn so với cơ

thủ Kim Ga-young - một tượng đài cao lớn - và giành được

cúp chiến thắng. Với trận đấu được xác nhận chiến thắng với

tỷ số 4-3 này, người hâm mộ bi-a tiếp tục ca ngợi đây là một

trận đấu hay sẽ tồn tại trong một thời gian dài.

TRỞ THÀNH NHÀ VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI

“Giành chức vô địch trong giải đấu vô địch thế giới lần này có nghĩa ý rất lớn. Khoảnh khắc chiến thắng được xác nhận, tôi

thực sự đã không tin nổi. Dư âm chiến thắng vẫn còn sót lại khi trận đấu kết thúc đến nỗi tôi đã òa khóc một mình. Tất cả

những giây phút vất vả trong bao nhiêu năm thoáng hiện trongtâmtrítôi.Tấtcảnhữngkhoảnhkhắccủacuộcđờitôilướt

qua như một bức tranh toàn cảnh, mà đoạn cuối là hình ảnh tôi giành được chiếc cúp vô địch này”. Tôi thực sự cám ơn chiến thắng lần này khi nghĩ đến câu nói “Không ai biết được cuộc đời rồi sẽ trở nên như thế nào.”

Cơ thủ Sruong Pheavy được đề tên chức vô địch tại giải vô địch thế giới đã nói “Sự tự tin do chiến thắng lớn đem lại cho mọi người là khác nhau”. Trong suốt thời gian qua, cô đã giành được nhiều chiến thắng trong tay nhưng giải vô địch lần này có ý nghĩa rất khác biệt.

“Tôi đã rất vất vả từ trận đấu vòng loại. Càng vào các vòng loại tiếp theo áp lực tinh thần và thể chất càng lớn. Mỗi khi căng thẳng, tôi bị đau ngực đến mức không thể ngủ được. Tôi đã không thể thở được sau khi thức dậy nên đã phải hít thở sâu một mình một hai tiếng đồng hồ và điều chỉnh trạng thái cơ thể. Vì quá lo lắng và hồi hộp, tôi dường như thấy cơ thể này không còn là của mình nữa. Bình thường, dù có căng thẳng thế nào, tôi cũng chưa đến mức như thế này.”

41
“HÀN
CỦA

Khu nghỉ dưỡng yên bình nhưng không kém phần sầm uất

BảnthânvùngYangyangtạitỉnhGangwondườngnhưđã làmộtmónquàtrọnvẹncủatựnhiên.Nhữngconđường đồikiêuhãnhvớicảnhquantuyệtđẹp,nhữngconđường mònnơidukháchvừathongdongtảnbộvừathưthái ngâmchântronglànnướcmátlànhcủakhesuối.Nơinày còncóchùaNaksan,mộtdisảnvănhóavượtquabao thăngtrầmvàduytrìlịchsửcủađịaphương.Đồngthời, nơiđâycònđượcchọnlàđịađiểmlướtsónglítưởngnhất tạiHànQuốc.

TRÊN
45 Trên những nẻo đường Kwon
© gettyimagesKOREA
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Ki-bong Nhà văn Ảnh. Lee Min-hee Dịch. Hoàng Thị Trang

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

AI ĐÓ TỪNG NÓI khi đi qua cung đường đèo này, nên bước càng chậm càng tốt. Vì quang cảnh tuyệt đẹp níu kéo bước chân khách tham quan. Chậm rãi men theo triền đồi quanh co có phần kì bí, du khách thậm chí còn có cảm giác như thể đang kết nối với một thế giới khác. Đây là lý do tại sao khách

đến đây được khuyên không nên bỏ lỡ ngọn đèo vốn được xem là một trong những cung đường lái xe ngắm cảnh đẹp nhất ở tỉnh Gangwon này, dù phải mất chút thời gian đi vòng.

NGỌN ĐỒI XINH ĐẸP VÀ KIẾN TRÚC HÀI HÒA

Tên của đèo là Hangyeryeong (Hàn Khê Lĩnh) hay còn được gọi là “Osaekryeong” (Ngũ Sắc Lĩnh). Hangyeryeong có nghĩa là “con đèo có các khe suối lạnh giá lượn quanh”. Trên thực tế, ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, đây là ngọn đèo cao nhất so với các đèo Daegwallyeong (Đại Quan Lĩnh), Misiryeong (Di Thỉ Lĩnh) và Jinburyeong (Trần Phú Lĩnh) xung quanh. Sách địa lý nhân văn viết năm 1751 có nhan đề “Trạch lí chí” của học giả Silhak (Thực học) thời hậu kì Joseon

Lee Jung-hwan (Lý Trọng Hoán, 1690-1756) đã chọn Chujiryeong (Thu Địa Lĩnh), Cheolryeong (Thiết Lĩnh), Yeonsuryong (Diên Thọ Lĩnh), Baekbongryeong (Bạch Phụng Lĩnh), Daegwallyeong và Hangyeryeong là sáu ngọn đèo nổi tiếng ở tỉnh Gangwon. Trong số đó, Hangyeryeong được ca tụng là ngọn đồi đẹp nhất. Lên đến đỉnh đèo, du khách sẽ bắt gặp trạm dừng chân Hangyeryeong vốn được xây dựng vào đầu thập niên 1980.

Công trình có phần mái đặc biệt thấp và phần hiên dài, dường như để không choán tầm nhìn của khách tham quan đang muốn thưởng ngoạn phong cảnh của Công viên Quốc gia Seoraksan (núi Tuyết Nhạn) bát ngát cây cối gần đó. Bên trong tòa nhà được thiết kế với cấu trúc mở, giúp du khách phóng tầm mắt qua những tảng đá có hình thù kì lạ và chiêm ngưỡng biển đông xanh ngắt. Tòa nhà được xây dựng với phần mái thấp, điều chỉnh độ cao thấp cho phù hợp với địa hình núi để hài hòa với phong cảnh thiên nhiên, không phá vỡ cảnh quan của đèo Hangyeryeong. Người đã cân nhắc đến những chi tiết nhỏ nhất và thiết kế nên tòa nhà này là kiến trúc sư Kim Swoo-geun (1931-1986) cùng hậu bối của ông Ryu Choon-soo. Tư duy thiết kế của kiến trúc sư Kim Swoo-geun được đánh giá là có tính thẩm mỹ vô cùng đặc biệt giống như diện mạo của trạm dừng chân Hangyeryeong. Tầng một của tòa nhà được thiết kế mở tối đa để người qua đường có thể chạy vào dưới mái hiên hoặc bên trong trú mưa nếu có mưa to gió lớn bất ngờ ập đến, sàn cũng được tạo hình giống như con hẻm để mọi người có thể dễ dàng đi qua. Tấm bảng đồng khắc chữ “Giải thưởng của Viện Kiến trúc Hàn Quốc năm 1983” được gắn trên cột nhà chính là sự tôn vinh thiết kế tỉ mỉ và chu đáo này. Nó khiến người đến thăm phải tự ngẫm lại thái độ ứng xử với tự nhiên của chính mình.

SỰ HÀI HÒA GIỮA CUNG ĐƯỜNG ĐI BỘ MEN KHE

SUỐI VÀ SUỐI NƯỚC NÓNG

Xuất phát từ trạm dừng chân Hangyeryeong và men xuống

núi theo con đường quanh co về phía đông, du khách sẽ

nhanh chóng đến Trung tâm hỗ trợ Trải nghiệm suối khoáng

nằm gần lối vào của suối khoáng Osaek. Có hai điều du khách

cần kiểm tra tại đây. Đó chính là “Suối khoáng Osaek” và “Đi

bộ đường dài thung lũng Jujeon”. Nước khoáng Osaek được

phát hiện bởi một nhà sư khoảng năm 1500 sau Công nguyên; có sản lượng đạt 1.500 lít mỗi ngày và được công nhận là di sản

Núi Seorak là ngọn núi được người dân Hàn Quốc yêu thích và hay ghé thăm. Khu vực Osaek phía nam đèo Hangyeryeong của núi Seorak được gọi là Namseorak. Thung lũng Jujeon à thung lũng đẹp nhất vùng Namseorak và được nhiều người đi bộ đường dài tìm đến trải nghiệm. Thung lũng sâu khiến du khách cảm nhận được cái lạnh ngay giữa mùa hè. Nơ đây tự hào vớ cảnh quan nổi bật hài hòa với những tảng đá có hình dạng kỳ ạ xung quanh.

Thác Yongso ở lối vào thung lũng Jujeon có quy mô vừa phải với chiều cao khoảng 10m và sâu khoảng 7m. Có truyền thuyết kể rằng từ xa xưa, một cặp rắn đực và cái sống ngàn năm trong hồ đã hóa rồng và cố gắng bay lên trời, nhưng chỉ con đực lên được trời còn con cái bị kẹt lại do chưa chuẩn bị sẵn sàng. Về sau con cái biến thành đá và thác nước.

thiên nhiên vào năm 2011 vì tính lịch sử và tính độc đáo của nó. Có giả thuyết cho rằng cái tên nước khoáng Osaek vốn mang nghĩa là nước khoáng năm màu, bắt nguồn từ chùa Osaekseok (Ngũ Sắc Thạch) nằm trên thung lũng Jujeon. Tương truyền xung quanh chùa có một loại cây kỳ lạ nở hoa với năm màu. Vì vậy, nước khoáng được đặt tên là nước khoáng Osaek, tên vùng được đặt là Osaek-ri, và Hangyeryeong cũng có tên gọi khác là Osaekryeong. Tất nhiên, đây chỉ là một phần của lời tương truyền. Ngoài ra, còn có các cách lí giải khác. Thoạt nhìn, nước ở đây có vẻ trong suốt nhưng khi nếm sẽ có vị như sắt bị oxy hóa. Thực tế, do chứa nhiều sắt nên để lâu sẽ có phản ứng oxy hóa trong nước, khiến nước chuyển từ trong suốt sang màu xám, rồi sang nâu, đến vàng cam và cuối cùng là đỏ. Điều này đồng nghĩa, nước khoáng có đủ năm màu nên được gọi là nước khoáng Osaek.

Suối nước khoáng Osaek là điểm xuất phát lí tưởng nhất để đi bộ đường dài đến thung lũng Jujeon. Chặng đường dài khoảng 3,5km đi qua chùa Seongguk (Thành Quốc) vốn được xây dựng sau tại khuôn viên chùa Osaekseok và hồ Seonnyeo (Sơn Nữ) sau đó đến thác Yongso (Long Chiểu) là cung đường chuẩn cho chuyến đi bộ đường dài trong ngày. Mất khoảng hai đến ba giờ để hoàn thành chặng đi và về. Nếu thấy mệt, du khách có thể tạm nghỉ, ngâm chân trong làn nước suối đang tuôn trào với âm thanh vang rền giữa những tán cây xanh tươi, hùng vĩ. Nước ở đây khiến du khách có cảm giác lạnh hơn là mát. Đặc biệt, đoạn đường khoảng 700m từ suối khoáng

47 46
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
TRÊN

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

Osaek đến chùa Seongguk được thiết kế thành đường mòn không chướng ngại vật. Vì vậy, ngay cả người già hoặc những người gặp khó khăn trong đi lại cũng có thể hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp và choáng ngợp dường như đã hội tụ hết những gì tinh túy nhất của thung lũng Jujeon và Vườn Quốc gia Seoraksan mà không gặp nhiều khó khăn.

Sau khi hoàn tất cung đường đi bộ và trở lại suối khoáng Osaek, du khách nên kết thúc lịch trình bằng cách thư giãn cơ thể trong suối nước nóng. Tại khách sạn Osaek Greenyard mới được cải tạo gần đây, du khách có thể trải nghiệm văn hóa độc đáo của Hàn Quốc mang tên jjimjilbang hoặc tắm suối nước nóng bằng nước khoáng Osaek. Sau khi ngâm mình trong nước nóng, du khách có thể lót dạ bằng những món ăn tại hơn 20 nhà hàng tọa lạc giữa suối khoáng Osaek và khách sạn. Tại đây, du khách có thể nếm thử nhiều nguyên liệu khó tìm thấy ở nơi thị thành như rau rừng và các món làm từ cá minh thái khô được đông lạnh và rã đông liên tục nhiều lần. Bữa tối sẽ không còn gì thi vị bằng nếu thêm rượu gạo makgeolli có điểm xuyết hạt ngô hay rễ deodeok (sa sâm) trứ danh của tỉnh Gangwon.

BIỂN TĨNH MÀ ĐỘNG

Chùa Naksan (Lạc Sơn) được xây dựng năm 671, tính đến nay đã có lịch sử hơn 1.300 năm. Chùa lưu giữ nhiều bảo vật trong đó có tháp đá ban đầu được xây thành ba tầng, sau đó mở rộng lên bảy tầng vào năm 1467. Trong đó, am Hongryeon (Hồng Liên) cho du khách thấy cách di sản văn hóa có thể hài hòa với thiên nhiên để tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Đặc biệt, am là công trình tượng trưng cho lịch sử thành lập chùa Naksan vốn được biết đến là nơi sư tổ Đại sư Uisang đã nhìn thấy Quan thế âm Bồ tát, với vị trí vô cùng ấn tượng dù trông có vẻ cheo leo trên mỏm đá nhô ra biển Đông xanh ngắt.

Điều đáng tiếc là trận cháy rừng ập đến khu vực này năm 2005 đã thiêu rụi khoảng 20 tòa nhà tại chùa Naksan. “Chuông đồng nóng chảy” được trưng bày tại Nhà tưởng niệm đại sư Uisang cho thấy nỗi mất mát to lớn đến mức nào. Tuy nhiên, những điều xảy ra vào năm 2005 không chỉ được nhớ đến với nỗi đau thương như cách sức sống mãnh liệt của chùa luôn trỗi dậy mạnh mẽ dù nhiều lần bị phá hủy, thiêu rụi và xây dựng

Am Hongryeon cho du khách

thấy cách di sản văn hóa có

thể hài hòa với thiên nhiên để

tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.

Đặc biệt, am là công trình

tượng trưng cho lịch sử

thành lập chùa Naksan vốn

được biết đến là nơi sư tổ Đại

sư Uisang đã nhìn thấy Quan

thế âm Bồ tát, với vị trí vô

cùng ấn tượng dù trông có vẻ

cheo leo trên mỏm đá nhô ra

biển Đông xanh ngắt.

lại. Những chiếc đàn cello và vĩ cầm được trưng bày đối diện với chuông đồng nóng chảy là minh chứng cho điều này.

Chúng được tạo ra từ xà ngang còn sót lại của những tòa nhà bị đốt cháy vào thời điểm đó, đại diện cho ý chí của những người không khuất phục trước khó khăn, luôn mong muốn tiếp tục cuộc sống.

Nếu chùa Naksan là đỉnh cao của vẻ đẹp tĩnh lặng thì

những cửa hàng bán dụng cụ lướt sóng trải dài quanh bãi biển Jukdo và bãi biển Ingu lại cho ta thấy sự năng động của vùng Yangyang. Kích thước và số lần sóng đánh vừa phải, nước biển đặc biệt trong xanh là điều khiến gần 70% cửa hàng bán dụng cụ lướt sóng ở Hàn Quốc tập trung tại khu vực này. Năm

2015 bãi biển Hajodae đã xuất hiện bãi biển lướt sóng mang tên Surfyy Beach dài 1km dành riêng cho người lướt sóng đầu

Tại khách sạn Osaek Greenyard gần thung lũng Jujeon, du khách có thể tận hưởng suối nước nóng bằng nước khoáng Osaek.

Suối nước nóng chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như axit cacbonic, canxi, sắt; có tác dụng chữa đau dây thần kinh, rối loạn tiêu hóa và hồi phục sức khỏe.

Am Hongryeon của chùa Naksan là một trong những nơi đầu tiên quan sát được bình minh từ biển Đông. Am được xây dựng trên đỉnh của một hang động bên bờ biển, sóng biển liên tục đánh vào mỏm đá dưới điện thờ của am.

Người dân cầu nguyện trước Tháp xá lợi Haesu Gwaneum (Hải thủy Quan âm) tại chùa Naksan. Chùa Naksan nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, nhưng những người thành tâm cầu nguyện không ngừng ghé thăm chùa đến mức chùa được gọi là “thánh địa cầu nguyện” hay “thánh địa Quan âm”.

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

49 48
TRÊN
© Khách sạn Osaek Greenyard

Địa điểm du lịch tại Yangyang

1 Trạm dừng chân Hangyeryeong

2 Suối khoáng Osaek

Nhà hóng mát Jukdo

tiên tại Hàn Quốc. Trong kỳ nghỉ hè tập trung vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, nơi đây quy tụ nhiều người lướt sóng đến nỗi

được miêu tả là “một nửa là nước biển, một nửa là dân lướt sóng”. Ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể tham gia

khóa học mà không gặp khó khăn gì, vì vậy không ít du khách

ở lại vài ngày để học lướt sóng.

Trong khi đó, nếu nhớ núi như thung lũng Jujeon hay khe suối, du khách có thể tản bộ quanh khu vực nhà hóng mát Jukdo hoặc Hajodae nằm giữa bãi biển. Nhà hóng mát Jukdo là công trình nằm trên núi Jukdo nhô ra giữa bãi biển Jukdo và bãi biển Ingu. Vẻ đẹp cùa con đường mòn men theo từng tảng đá và phong cảnh nhìn từ đài quan sát sẽ làm choáng ngợp du khách. Mang theo một quyển sách, ngồi dưới bóng râm vừa nghiền ngẫm từng trang vừa cảm nhận làn gió biển, sẽ khiến du khách tự hỏi liệu có phòng đọc sách nào tốt hơn nữa hay không.

Hajodae là một trong những nơi được chỉ định là danh lam thắng cảnh của Hàn Quốc. Nếu ngắm biển từ nhà hóng mát, du khách có thể thấy một cây thông đứng hiên ngang trên tảng đá lớn. Đây không phải là cây thông bình thường. Khi bắt đầu

4 Bãi biển Hajodae

Nhà hóng mát

Surfyy Beach là bãi biển lướt sóng đầu tiên ở Hàn Quốc được xây dựng ở phía bắc của bãi biển Hajodae. Bên cạnh cảnh trí mới lạ, nơi đây còn bố trí không gian để du khách thư giãn, đồng thời tận hưởng những bữa tiệc trên bãi biển và cắm trại.

Surfyy Beach có vận hành “suffer school” với đầy đủ khóa học cho các cấp độ, từ mới bắt đầu đến trung cao cấp. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình trải nghiệm khác nhau như yoga lướt sóng, ván dài và lặn với ống thở.

hoặc kết thúc chương trình phát sóng trên đài truyền hình nhà nước, quốc ca Hàn Quốc vốn có tên gọi là Ái Quốc Ca sẽ được phát từ lời 1 đến lời 4. Đây là cây thông xuất hiện ở đầu lời 2 của bài. Do đó, nó là cây thông mà hầu hết không người Hàn Quốc nào không biết đến. Tất nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến nó nổi tiếng mà bởi vì ở nó còn toát lên một vẻ đẹp độc đáo. Theo cách nhìn nào đó, chính cây thông này đại diện cho Yangyang như một địa điểm du lịch hài hòa cả núi, thung lũng, biển và di sản văn hóa.

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Seoul 185 km Yangyang
Núi Seorak 3 Chùa Naksan Surfyy Beach Jukdo Cảng Namae © YangYang County © YangYang County
1 2 3 4

Chân dung thường nhật

Hwang Kyung-shin Nhà văn

Ảnh. Han Jung-hyun Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

Vị bùi gia truyền

Trên bàn ăn của người Hàn Quốc không thể thiếu dầu vừng. Không chỗ nào là không dùng dầu vừng, kể cả khi trộn rau hoặc ướp thịt, từ cơm rang cho đến cơm trộn..., dầu vừng hoàn thiện hương vị của món

ăn. Hôm nay, cửa hàng Daeu Gochu Chamgireum (cửa hàng Dầu vừng và Ớt bột Daeu) cũng bận rộn từ sáng sớm như mọi ngày. Suốt 38 năm qua

cửa hàng vẫn đều đặn tại vị trí ấy ép dầu vừng và

xay ớt bột là những gia vị quyết định mâm cơm

của người Hàn Quốc.

Ông Yoo Mun-seok, chủ cửa hàng Daeu Chamgireum Gochu nối nghiệp mẹ kinh doanh tại đây đã được 38 năm. Ông bán các gia vị không thể thiếu được trong các món ăn Hàn Quốc như dầu vừng, ớt bột và cũng bán cả những nguyên liệu thực phẩm khác như tỏi, ngũ cốc, nước mắm...

SÁNG THỨ BẢY, khi vừa xuống tàu điện ngầm ga Amsa và bước lên mặt đất, ta chạm phải ánh nắng chói chang và đủ thứ hương vị cùng một lúc. Phong cách ăn mặc và bước chân nhẹ nhàng của những người đang trong kỳ nghỉ, tiếng những đứa trẻ rộn ràng, tiếng cười giòn tan lan tỏa sang cả ngôi chợ tổng hợp Amsa ở ngay bên cạnh ga. Nơi có hơn 100 cửa hàng san sát nhau này là ngôi chợ truyền thống được mở vào năm 1978. Tuy đã được dân cư trong vùng yêu mến từ lâu, nhưng trớ trêu thay, phải đến đại dịch COVID-19 - thời kỳ mà người ta phải giam mình trong nhà - thì ngôi chợ này mới trở nên nổi tiếng. Những khách

quen thường đi chợ mua thức ăn đã yêu cầu đặt hàng online; chợ đã tiếp nhận yêu cầu này và áp dụng hệ thống “giao hàng nhanh của chợ” đầu tiên trên cả nước. Nhờ hệ thống này mà

giờ đây trên bất kỳ nơi nào cả nước cũng có thể mua được sản phẩm từ chợ tổng hợp Amsa.

CỬA HÀNG GIA TRUYỀN

Vừa bước một bước vào lòng chợ đã thấy hương vị dầu vừng bùi bùi tỏa đến. Đây là mùi tỏa ra quanh năm từ cửa hàng dầu vừng ớt bột Daeu Gochu Chamgireum gia truyền từ

đời này qua đời khác tại nơi này đến giờ đã 38 năm. Vận hành

cửa hàng hiện nay là một gia đình gồm cha, mẹ và con trai.

Người con trai Yoo Seo-baek vừa học nghề từ cha mình vừa

tập trung bán hàng online.

“Tôi vốn đi làm công ty nhưng bắt đầu làm việc tại cửa

hàng khoảng chừng hai năm trước. Đó không phải là quyết

định đột ngột mà tôi đã suy tính về việc này từ lâu. Tôi nghĩ

mình phải chuẩn bị học nghề dần, thừa kế lại từ cha vì cha tôi

đã lớn tuổi. Và như thế, khi đại dịch xảy ra, tôi thấy cần phải bán hàng online nên đã bắt đầu.”

Hàng ngày cửa hàng mở cửa từ 7 giờ rưỡi sáng và đóng cửa vào 8 giờ tối. Không có ngày nghỉ.

“Chúng tôi rang muối vừng, xay ớt bột, ép dầu hạt tía tô và làm cả bột dinh dưỡng. Bột dinh dưỡng gồm mười bảy thành phần là lúa mạch, gạo nếp lứt, lúa mạch sáp, gạo lứt, đậu đen xanh lòng, đậu nành, gạo nếp đen, ngô, vừng, gạo đen, lạc, hồ đào, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạnh nhân, chuối, ngô nếp. Bạn có thể pha bột với nước hoặc sữa như bột ngũ cốc để ăn. Tôi làm việc mười ba giờ một ngày. Dù vậy tôi vẫn nghỉ một ngày mỗi tuần vì phải chơi với bọn trẻ. Nhưng bố mẹ tôi không nghỉ một ngày nào.”

Người cha, ông Yoo Mun-seok đứng bên cạnh theo dõi nãy giờ không hiểu sao có vẻ ngại ngùng và giải thích thêm như thể để bào chữa.

“Tôi buôn bán đã lâu, trong quãng thời gian đó có nhiều người đã chuyển đi khỏi khu phố này. Nếu họ tìm về đây mà mình lại đóng cửa thì có phải là áy náy với họ không. Chính vì vậy nên chúng tôi khó mà đóng cửa được.”

CÔNG VIỆC HỌC LỎM

Ông Yoo Mun-seok bắt đầu công việc này sau khi xuất ngũ.

“Khoảng cuối những năm 1970, khi tôi xuất ngũ, mẹ tôi đang kinh doanh ớt. Đó là một lò xay ớt khô thành ớt bột nhưng hồi đó không phải ở chợ này mà là ở một khu chợ khác. Tuy nhiên, khi khu chợ đó bị phá bỏ, mẹ tôi đã chuyển đến đây. Tôi đã giúp mẹ tôi và sau đó được làm việc với bà. Bây giờ chợ đã được hiện đại hóa nên không sao chứ ngày xưa

53

DUNG THƯỜNG NHẬT

không có mái che, mỗi khi gió thổi thì bay hết mọi thứ, còn khi trời mưa thì phải dựng lều... Lúc đó thực sự rất khó khăn.”

Đó là thời mà mọi nhà đều phải muối kim chi và nấu cơm ăn và nhà nào cũng phải cần ớt bột. Đặc biệt mùa muối kim chi là lúc bận rộn nhất. Tuy nhiên, khi thời thế thay đổi, ngày càng ít người tìm đến bột ớt.

“Lúc đó, bên cạnh chúng tôi là một cửa hàng ép dầu vừng. Tôi đã qua lại bên đó thường xuyên nên thấy cách làm và nghĩ rằng mình có thể làm được.”

Năm 1985, ông Yoo bắt đầu bán ớt bột và dầu vừng cùng lúc. Lúc đầu ông đã làm sai nhiều vì chỉ được học lỏm nhưng qua nhiều lần liên tục thử và sai, ông đã có thể ép ra được dầu mè đúng cách.

Trong số hàng ngàn dược liệu được ghi lại trong phần “Tang-aek pyeon” (Thang dịch phiên - nội dung nói về các loại thuốc) của bộ sách “Donguibogam” (Đông y bảo giám), hạt vừng xuất hiện đầu tiên. Vừng còn được gọi là “hyomaja” (Hiếu ma tự), nghĩa là “có hiếu hơn cả con trai”. Ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim, làm đen tóc và giảm bớt lo lắng được xem là ba công dụng vàng của vừng. Khoảng 45-55% hạt vừng là dầu và 36% là đạm. Tuy nhiên, hạt vừng rất giàu chất xơ không hòa tan nên cũng là thực phẩm khó tiêu hóa. Sản phẩm gia công giúp ta hấp thụ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng của vừng chính là dầu vừng. Một “mal” vừng, tức là 6kg, có thể ép ra được sáu đến bảy lọ 350ml. Người ta dễ nghĩ rằng dầu vừng có màu và mùi đậm là dầu tốt, nhưng không nhất thiết như vậy. Rang vừng lâu thì màu và mùi đậm hơn, nhưng đổi lại là chúng sẽ mất giá trị dinh dưỡng. Một số khách hàng thích màu sắc và mùi hương nhẹ nhàng, vì vậy chúng tôi hỏi ý họ trước để chuẩn bị sản phẩm cho phù hợp. Chúng tôi dùng hai loại vừng là vừng Hàn Quốc và vừng nhập khẩu, và dầu vừng làm từ hạt vừng Hàn Quốc đắt hơn khoảng

Vừng còn được gọi là “hyomaja”, nghĩa là

“có hiếu hơn cả con trai”. Sản phẩm gia công giúp ta hấp thụ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng của vừng chính là dầu vừng.

ba lần so với vừng nhập khẩu.

CON TRAI NỐI NGHIỆP GIA ĐÌNH

Ông Yoo Mun-seok luôn áy náy với những người khách quen từ xa đến.

“Tôi hỏi họ “Ở đó không có cửa hàng bán dầu sao mà anh chị lại đến tận đây?” Tôi không thể bán rẻ hơn những nơi khác mà chỉ là hết lòng ép dầu cẩn thận nhưng khách vẫn cứ tìm đến.”

Vì vậy mà họ kỳ vọng vào việc bán hàng online để những khách hàng như vậy có thể thoải mái nhận hàng tại nhà của họ.

“Chúng tôi chưa có nhiều doanh thu. Trong tương lai, chúng tôi sẽ phải tập trung vào mảng online. Việc này không dễ dàng nhưng chắc sẽ thành công vì con trai tôi đang rất chăm chỉ làm việc.”

Có phải việc anh Yoo Seo-baek nghỉ việc công ty để tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình là ý của ông không?

“Tôi không ép buộc. Không phải cứ cha mẹ bảo làm gì thì có nghĩa là con cái sẽ làm điều ấy. Thằng bé chắc thấy phải làm nên mới nói sẽ làm.”

Vợ ông, bà Shin Ye-seo đang chuẩn bị bữa ăn trong nhà bếp, vừa lau tay vừa lại gần. Bà gặp và kết hôn với ông năm 24

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

tuổi. Lúc đó, mẹ chồng bà đang kinh doanh lò xay ớt bột nên đương nhiên bà cũng cùng tham gia.

“Lúc đầu tôi đã phản đối. Hộ kinh doanh cá thể vất vả về

cả thể xác lẫn tinh thần. Buôn bán có lúc được lúc không.

Người ngoài nhìn vào thấy có vẻ như mình chỉ ngồi bán hàng và đợi tiền vào nhưng không hề vậy. Khi kinh doanh tốt, các cửa hàng tương tự cũng mọc lên xung quanh, và không phải

tất cả khách hàng đều giống nhau nên mình phải chiều theo ý

của từng người. Tôi đã nói “Con phải đi làm, đừng đi theo con đường của bố mẹ, hãy sống thoải mái”, đó là tấm lòng của tôi.

Thế mà giờ cả nhà lại cùng làm việc với nhau, làm cha mẹ nhiều lúc tôi thấy thương con bởi vì chúng tôi đã vất vả nên biết con rồi cũng sẽ vất vả.”

Vợ chồng bà có hai người con trai. Con trai cả điều hành công việc kinh doanh với bố mẹ, và con trai út là nhân viên văn phòng.

“Con trai út nói với tôi rằng lạm phát đang rất lớn nên đời sống càng ngày càng khó khăn hơn. Kinh doanh tự do vất vả nhưng tốt hơn nhiều về mặt tài chính. Đó là một phần lý do tại sao tôi không thể phản đối. Hơn nữa, đến một độ tuổi nào đó, chúng ta cũng phải rời khỏi công ty. Cùng lứa với chồng tôi giờ đã nghỉ hưu hết. Công việc này không có nghỉ hưu, chỉ cần đủ sức khỏe đi lại được là không phải lo lắng về ăn uống và sinh hoạt, vì vậy mà tâm trạng tôi thấy thoải mái.”

Bà Shin một mặt lo lắng cho con trai cùng làm việc với

mình, nhưng mặt khác, bà cũng cảm thấy may mắn. Dù gì

cũng đã bắt đầu, bà chỉ mong công việc sẽ thành công. Giữa chồng và con trai bận rộn vừa học việc vừa tìm cách mở kênh bán hàng trực tuyến, việc giao dịch với khách hàng xưa nay là

Khi ngày càng nhiều người sử dụng đồ ăn sơ chế sẵn hoặc thức ăn giao hàng và ngày càng ít người tìm mua dầu vừng hoặc bột ớt hơn trước, gia đình họ vẫn mở cửa và chào đón khách hàng quanh năm. Gần đây, họ đã bắt đầu bán hàng trực tuyến cho những người ở xa nhưng vẫn tìm mua sản phẩm dầu Daeu Chamgireum Gochu.

phần việc của bà.

“Tôi chia sẻ bí quyết của mình với những người hỏi tôi về mọi thứ, và tôi cũng học hỏi từ họ. Ví dụ như là bảo quản dầu vừng ở nhiệt độ phòng và dầu tía tô trong tủ lạnh, hoặc là không thêm hành và tỏi khi trộn các loại rau mọc đúng mùa mà chỉ cần thêm muối, dầu vừng và rắc hạt vừng để có hương vị thơm ngon hơn chẳng hạn.”

Để lại mùi dầu vừng mới ép, trên đường quay ra, tôi gặp một đôi vợ chồng trẻ tay xách túi chợ bước vào với những bước chân hào hứng. Bằng cách này, truyền thống đã được kết nối từ quá khứ đến hiện tại và sẽ đi tiếp từ hiện tại đến tương lai.

Để làm dầu vừng, trước tiên phải làm sạch và sấy khô hạt vừng sau khi thu hoạch. Rang đều số vừng này lên rồi để nguội và cho vào máy ép để ép dầu. Một “mal” vừng (khoảng 6kg) có thể ép đầy được 6-7 chai 350ml.

55
54 CHÂN

Kim Yoon-ha Nhà phê bình âm nhạc đại chúng

Dịch. Trần Công Danh

Các nhóm nhạc K-pop thế hệ 4

Các nội dung văn hóa do Hàn Quốc sáng

tạo mà trọng tâm là K-pop đang nhận được sự chú ý trên toàn cầu ở một mức độ chưa

từng có. Hiện nay, chúng ta gọi những

người đang tiếp tục công việc chính của họ

là các nhóm nhạc K-pop thế hệ 4. Những

nhóm này có thay đổi gì so với thế hệ trước, và văn hóa K-pop họ tạo ra có gì khác biệt?

Nhóm nhạc tám thành viên ATEEZ. Tên nhóm có nghĩa là “mọi thứ về tuổi teen” (A to Z, A Teenager Z)

Bức ảnh nhóm trong album “OMG” được phát hành trong tháng 1 của NewJeans, nhóm nhạc hứa hẹn sẽ trở thành biểu tượng của thời đại giống như chiếc quần jean tiện lợi và không bao giờ cảm thấy chán khi mặc.

Album “I’ve IVE” của IVE được phát hành vào tháng 4 vừa qua. Kể từ khi ra mắt vào năm 2021, sản phẩm âm nhạc của IVE đều dựa trên tình yêu bản thân và truyền tải thông điệp đầy tự tin.

THUYẾT THẾ HỆ (lý thuyết tìm kiếm, xem xét các đặc điểm, vấn đề xã hội xuất hiện trong mỗi thế hệ và từ đó tìm ra động lực phát triển xã hội - chú thích của người dịch), dù ở thời đại và lĩnh vực nào đều là chủ đề phổ biến với những người hay hóng chuyện. Lý do là vì chỉ cần một thông báo “Đây chính là thế hệ mới” khi phát hiện ra điểm khác biệt nào đó, dù chỉ là một chút, so với thế hệ trước là công chúng sẽ đón nhận nó như một thứ mới mẻ và vô cùng quan tâm.

Đối với K-pop, không có tiêu chí hoặc quy tắc chính xác

để phân chia các thế hệ; tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều nhóm

nhạc mới có những đặc điểm riêng biệt rõ ràng so với các nhóm đã ra mắt trước đó, chẳng hạn như đội hình, lĩnh vực

hoạt động, ý tưởng chủ đạo... chúng ta sẽ xếp những nhóm này vào một thế hệ mới để phân biệt với thế hệ trước đó.

CÁC NHÓM NHẠC K-POP TỪ THẾ HỆ 1 ĐẾN THẾ HỆ 4

Một trong những nhóm nhạc K-pop thế hệ 1, đồng thời là nhóm nhạc thần tượng đầu tiên của Hàn Quốc chính là H.O.T, ra mắt vào năm 1996 dưới sự quản lý của công ty SM Entertainment. Sau đó, vào năm 1997, nhóm nhạc Sechs Kies, gồm sáu thành viên, ra mắt đã tạo ra thế cạnh tranh với H.O.T. Sự cạnh tranh này tiếp tục khi hai nhóm nhạc nữ, S.E.S và Fin.K.L, lần lượt ra mắt vào năm 1997 và 1998. Trước khi chuyển sang thế hệ 2, các nhóm nhạc hoặc ca sĩ thần tượng thuộc thế hệ 1,5 như Shinhwa, god, Jewelry, BoA xuất hiện mang tính chất thử nghiệm. Thời kỳ này đồng thời chứng kiến sự nổi tiếng của nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc ở một số

nước khu vực Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và cũng là

giai đoạn mà khái niệm “Hallyu” (Hàn lưu) hay thuật ngữ “Kpop” bắt đầu được sử dụng một số phương tiện truyền thông

Nhật Bản.

Kể từ đó, K-pop đã phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Khác với chủ nghĩa thần bí của thế hệ 1, các nhóm nhạc thế hệ

2 của K-pop theo đuổi hình ảnh gần gũi, thân thiện và hoạt động

như những nghệ sĩ giải trí toàn năng thông qua việc xuất hiện trên nhiều chương trình giải trí đa dạng. Một số nhóm nhạc đại diện cho thế hệ 2 bao gồm BIGBANG, Super Junior, Girls' Generation và Wonder Girls. Thế hệ 2 của K-pop không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn xây dựng các fandom (cộng đồng người hâm mộ - chú thích của người dịch) đông đảo cả trong và ngoài nước thông qua việc tổ chức các chuyến lưu diễn toàn cầu.

Không chờ đến khi có độ nhận diện trong nước cao để hoạt động ở nước ngoài như thế hệ trước, các nhóm thế hệ 3 của K-pop tìm kiếm sự phát triển đồng thời ở cả hai thị trường thông qua các nền tảng đa dạng. Ngoài ra, các chương trình sống còn (chương trình giải trí mang hình thức sinh tồn, theo đó tùy vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao mà người tham gia có thể đi tiếp hoặc bị loại - chú thích của người dịch) cũng được sử dụng như một cách xây dựng và đảm bảo lực lượng fandom vững chắc ngay cả trước khi nhóm ra mắt chính thức. Đây cũng là thời điểm mà chất lượng của K-pop phát triển một cách bùng nổ. Những nhóm nhạc đã góp phần dẫn đến sự phát triển này là EXO, BTS, Winner, Red Velvet và Mamamoo.

Kể từ khi ra mắt, các nhóm nhạc K-pop thuộc thế hệ 3 đã và đang hoạt động tích cực mà không bị ràng buộc bởi biên giới quốc gia hay châu lục, và không bị giới hạn bởi hình thức trực tiếp hay trực tuyến. Mỗi nhóm nhạc trong thế hệ này thể hiện cá tính và thế giới quan độc đáo của mình, chính thức đánh dấu sự khởi đầu của thế hệ 4 trong K-pop. Các nhóm nhạc tiêu biểu cho thế hệ 4 bao gồm ITZY với ca khúc “Dalla Dalla” thể hiện một cái tôi có gì đó khác biệt, TOMORROW X TOGETHER - nhóm nhạc đã định hình ranh giới rõ ràng với thế hệ trước khi đề cập đến khó khăn trong quá trình trưởng thành thông qua hình ảnh chiếc sừng mọc từ cơ thể, và NewJeans với phong cách âm nhạc mang đầy những hoài niệm của những người thuộc thế hệ Millennials (những người

57 GIẢI TRÍ Giải trí
K-pop © KQ Entertainment © ADOR © Starship Entertainment
MINIPLAY

sinh từ 1981 đến 1996 - chú thích của người dịch).

TỪ KHÓA QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÓM K-POP

THẾ HỆ 4

Một trong những đặc trưng lớn nhất của các nhóm nhạc dẫn

đầu thế hệ 4 của K-pop là hoạt động quốc tế. Trước khi BTS

trở nên nổi tiếng toàn cầu, việc hoạt động tại nước ngoài không phải là điều dễ dàng đối với các nhóm nhạc K-pop. Ngoại trừ thị trường Nhật Bản, nơi mà một số nghệ sĩ tiền bối đã bỏ ra nhiều công sức để mở đường, như BoA đã cải biên ca khúc ra mắt “ID;Peace B” (2001) của mình sang tiếng Nhật để ra mắt tại Nhật Bản, các thị trường khác đối với các nghệ sĩ Kpop vẫn là nơi khó có thể tiếp cận. Một ví dụ khác là ca khúc “Gangnam Style” của PSY, mặc dù đã rất nổi tiếng tại Mỹ nhưng việc tiến vào thị trường quốc tế lại mang đến nhiều thách thức. Tương tự, thị trường Trung Quốc cũng đầy chật vật với lệnh cấm Hallyu của chính phủ nước này. Tuy nhiên, mọi thay đổi đã xảy ra kể từ khi BTS xuất hiện. Sự chú ý và quan tâm đối với các nhóm nhạc thần tượng và K-pop, hơn nữa là văn hóa đại chúng Hàn Quốc, đã gia tăng nhanh chóng.

Với những thay đổi đó, đối với các nhóm nhạc thế hệ 4 ra mắt vào khoảng năm 2020, “nước ngoài” trở thành từ khóa quan trọng hơn hết trong việc lập kế hoạch và tiếp thị. Yếu tố cơ

Mộttrongnhữngđặctrưnglớn

nhấtcủacácnhómnhạcdẫn

đầuthếhệ4củaK-poplàhoạt

độngquốctế.Yếutốcơbảncủa nhómhoạtđộngnàylàcầncó

thànhviênthôngthạongôn ngữcủacácquốcgiakhác nhau,đồngthờitạorađượcsự

đồngđiệutrongcácnộidung K-pop,baogồmâmnhạcvà

trìnhdiễnđểkhángiảởđâu

cũngcóthểthưởngthứcchứ

khôngchỉgiớihạnởHàn

Quốc.Quanđiểmtrướcđây

chorằnghoạtđộngcủacác

nhómnhạcK-popphảitập

trungởHànQuốcđãtrởnên mềmdẻohơn.

Thông qua những lần phát hành album, TOMORROW X TOGETHER chia sẻ cảm xúc với các bạn trẻ tuổi đôi mươi bằng trí tưởng tượng và cách kể chuyện độc đáo của cổ tích, xây dựng lực lượng fandom vững chắc.

Tên nhóm ITZY có nghĩa “Bạn đã có mọi thứ mình muốn chưa? Có rồi!”. Với bài hát đầu tiên “Dalla Dalla” năm 2019, ITZY đã trở thành chủ đề bàn tán khi trở thành nhóm nhạc nữ đạt hạng nhất trên chương trình âm nhạc trong thời gian ngắn nhất, chỉ chín ngày sau khi ra mắt. Nhóm æspa sở hữu lối kể chuyện mà trong đó, các thành viên nghệ sĩ sống trong thế giới thực và các thành viên đại diện (avatar) tồn tại trong thế giới ảo cùng giao tiếp, đồng cảm và trưởng thành thông qua thế giới kỹ thuật số - nơi giao thoa của hiện thực và giả tưởng.

bản của nhóm hoạt động này là cần có thành viên thông thạo ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau, đồng thời tạo ra được sự đồng điệu trong các nội dung K-pop, bao gồm âm nhạc và trình diễn để khán giả ở đâu cũng có thể thưởng thức chứ không chỉ giới hạn ở Hàn Quốc. Quan điểm trước đây cho rằng hoạt động của các nhóm nhạc K-pop phải tập trung ở Hàn Quốc đã trở nên mềm dẻo hơn và ngày càng có nhiều người đồng ý rằng Kpop vẫn sẽ là K-pop dù trong nhóm không có thành viên người Hàn.

Các nhóm nhạc thần tượng K-pop thế hệ 4 cũng đã bình thường hóa việc bắt đầu quảng bá album mới thông qua truyền thông nước ngoài. Một số trường hợp đáng chú ý như nhóm nhạc ATEEZ đã tổ chức chuyến lưu diễn tại Bắc Mỹ chỉ sau 100 ngày ra mắt, và đã xây dựng một đội ngũ fandom vững mạnh ở nước ngoài trước khi chính thức tấn công thị trường trong nước. Kết quả, họ đã thu được nhiều thành công đáng kể và có ý nghĩa.

CÁ TÍNH RIÊNG BIỆT

Một đặc điểm khác của những nhóm nhạc thế hệ 4 đó là sự xuất hiện của các nhóm chia sẻ tinh thần thời đại với thế hệ

Gen Z (thế thệ Z, gồm những người sinh từ năm 1997 đến 2012

- chú thích của người dịch). Chẳng hạn như TOMORROW X

TOGETHER, vào thời điểm ra mắt, nhóm đã thu hút sự chú ý nhờ cách kể lại câu chuyện bằng trí tưởng tượng cổ tích độc đáo,

giúp giải tỏa nỗi buồn phảng phất của cả thế hệ hiện tại. Các bài hát như “CROWN”, “Blue Hour” “Run Away” tạo cảm giác mơ hồ ngay từ tiêu đề. Bằng cách tập trung vào ngôn ngữ và cảm xúc đặc trưng, giống như những bí ẩn của riêng giới trẻ mà người lớn không biết được, nhóm dần thu hút được lượng fan hâm mộ chủ yếu ở độ tuổi đôi mươi với một khía cạnh độc đáo.

Bên cạnh sự xuất hiện của các nhóm nhạc mang cá tính riêng biệt, sự nổi bật mạnh mẽ của những nhóm nhạc nữ so với thế hệ trước cũng là điều đáng chú ý. Đầu tiên có thể kể đến IVE, nhóm nhạc ra mắt vào tháng 12 năm 2021 và luôn tập trung vào “cái tôi” trong âm nhạc. Với ca từ về chủ nghĩa

ái kỷ - sự yêu thương bản thân đến mức rơi vào tình cảm với

chính mình, thông điệp của nhóm hoàn toàn phù hợp với màu

sắc, thần thái sang trọng và phong cách mạnh mẽ của mình.

Sự kết hợp xuất sắc này đã giúp IVE có được ba đĩa đơn “hit”

liên tiếp là “Eleven” (2021), “Love Dive” (2022), “After

Like” (2022) và đạt được danh hiệu nhóm nhạc tân binh xuất

sắc nhất năm 2022, đồng thời đội chiếc vương miện vinh quang trở thành nhóm nhạc được nhắc đến đầu tiên mỗi khi

nói về các nhóm nhạc K-pop thế hệ 4.

LE SSERAFIM là nhóm nhạc nổi bật với những thông

điệp mang tính khẳng định, quyết liệt xuyên suốt các sản

phẩm âm nhạc. Ra mắt vào đầu năm 2022 với câu chuyện về tham vọng và thử thách của chủ thể “tôi”, LE SSERAFIM đã trở lại vào tháng 5 vừa qua, phát triển thông điệp của nhóm lên một bậc thành câu chuyện về “chúng tôi”, vừa tiếp nối chủ đề của nhóm kể từ khi ra mắt vừa tiếp tục khẳng định giá trị tồn tại của mình.

NewJeans, với ý tưởng chủ đạo, bài hát mang phong cách retro (hoài cổ), vũ đạo và tài năng, đã trở thành chủ đề bàn luận ngay từ khi nhóm ra mắt, mang hoài bão trở thành biểu tượng của thời đại như chiếc quần jean tiện lợi và mặc không bao giờ chán. Ca khúc đầu tay “Attention” và sau đó là “Hype Boy” đều lọt vào bảng xếp hạng Billboard, gây sốt trong lòng công chúng nhờ ý tưởng về sự tươi trẻ và vô tư thời niên thiếu. Sự phổ biến của nhóm đã lan rộng đến giới thương mại và giúp nhóm chiếm lĩnh thị trường quảng cáo cả trong nước và quốc tế.

K-POP THỜI KỲ HẬU COVID-19

Những cuộc thảo luận xoay quanh không gian ảo bùng lên trong giai đoạn đầu của K-pop thế hệ 4 nay đã giảm nhiệt đáng kể, trong đó vũ trụ ảo (metaverse) đã từng thường xuyên

được nhắc đến như một từ khóa quan trọng. Trước đó, æspa là nhóm nhạc thường xuất hiện trong các cuộc thảo luận về không gian ảo, đặc biệt là với việc tạo ra những nhân vật đại diện (avatar). Tuy nhiên hiện tại, nhóm được nhìn nhận nhiều hơn với vai trò là những nghệ sĩ kế thừa và tái tạo lại SMP (SM Performance) - giá trị cốt lõi của công ty SM Entertainment.

Trong thời gian xảy ra đại dịch, khi con người không thể biết sự sống chết của người khác, K-pop nhận thức sâu sắc

được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ để đưa mọi người lại gần nhau hơn. Chúng ta có thể rút ra kết luận này chỉ bằng việc nhìn vào hoạt động kinh doanh sôi nổi nhất của Kpop, đó chính là các nền tảng đa dạng để ca sĩ và người hâm mộ kết nối tình cảm sâu sắc hơn. Những đường nét của âm nhạc K-pop thế hệ 4, vốn đang trải qua thời kỳ sóng gió hơn bao giờ hết, nay cuối cùng đã lộ diện. Giờ đây, một bản đồ địa hình của K-pop thời đại mới, được dẫn dắt bởi thế hệ mới, đã bắt đầu được vẽ ra.)

58 GIẢI TRÍ 59 GIẢI TRÍ
© JYP Entertainment © SM Entertainment
© BigHit Music

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

Canh đậu hũ non

Món canh mang đậm phong cách

Hàn Quốc và phổ biến trên toàn thế giới

Sự thanh đạm và mềm mại của đậu hũ non là đặc điểm

khó tìm thấy ở các nguyên liệu khác. Người Hàn Quốc

xem đây là món ăn tốt cho sức khỏe, đồng thời thường

nấu đậu hũ non với vị cay để làm món ăn giải rượu.

Hiện nay, món ăn này không chỉ được yêu thích ở Hàn

Quốc mà còn được ưa chuộng tại nhiều quốc gia khác.

CANH ĐẬU HŨ NON là một trong ba món canh tiêu biểu của Hàn Quốc bên cạnh canh kim chi và canh tương. Dạng phổ biến của món này là đậu hũ non được cho vào trong nước dùng có vị cay cay từ ớt bột và cho trứng gà vào nấu sôi lên rồi thưởng thức. Lúc này tùy gu của từng người mà có thể không cho trứng vào, thay vào đó là hải sản nhằm làm tăng độ tươi mát cho món ăn.

Bản chất đậu hũ non là mềm nhẹ và thanh, gần như “không có vị”. Kết cấu trơn nhẵn và mềm mại nên khi cho vào miệng sẽ trôi xuống họng mà không cần nhai, khá giống cảm giác khi ăn bánh pudding. Đậu hũ non trắng như bạch ngọc và mềm được cho vào nấu với nước dùng cay cay. Hai hương vị thanh và cay chọi nhau nhưng lại quyện vào nhau tạo nên một món canh hấp dẫn.

TỪNG VÙNG CÓ CÁCH ĂN CANH ĐẬU HŨ NON

KHÁC NHAU

Cùng là món canh đậu hũ non nhưng mỗi vùng miền ở Hàn Quốc có cách nấu và ăn hơi khác nhau. Nếu người Seoul cho đậu hũ non cùng trứng, sò vào nấu trong nước dùng có vị cay nhẹ thì người dân vùng Gyeongsang, vì rất thích ăn cay, nên đầu tiên phải xào hành boa rô và ớt bột để làm dầu ớt, sau mới cho nước dùng và đậu hũ vào nấu thành canh. Nhờ dầu ớt, nước dùng cay và nồng hơn nhiều. Đặc biệt, ở khu vực Daegu, nơi có văn hóa ăn canh giải rượu nấu cay từ thời xa xưa, việc sử dụng dầu ớt làm nền cho các món nước đã trở nên phổ biến. Món canh đậu hũ non ở đây cũng được nấu theo kiểu ấy. Ở vùng Jeolla, nơi có thói quen ăn các món mắm, người ta thường cho mắm tép vào nấu để tạo hương vị. Món canh đậu hũ non ở đây có hương vị lôi cuốn, mặn mà của bí ngòi và mắm tép. Trong khi đó, tại tỉnh Chungcheong, văn hóa jjageuri phát triển rất mạnh mẽ. Jjageuri là món ít nước, dạng trung gian giữa món xào và món canh, được nấu đặc bằng cách ninh cạn nước dùng, sau đó chan lên cơm để ăn. Món canh đậu hũ non cũng được nấu kiểu jjageuri, chỉ cho một lượng nước ít rồi nấu cạn, sau đó chan lên cơm hoặc trộn đều rồi dùng.

TRỞ THÀNH MÓN ĂN ĐƯỢC YÊU THÍCH Ở NHIỀU QUỐC GIA NHỜ KHẢ NĂNG KẾT HỢP ĐA DẠNG Đậu hũ non có ưu điểm là cảm giác khi nhai và hương vị không quá nổi trội hoặc kích thích nên rất dễ kết hợp với các nguyên liệu khác. Nếu thêm hải sản vào món canh đậu hũ non, ta sẽ có canh đậu hũ non hải sản, thêm thịt bò vào thì ra canh đậu hũ non thịt bò, thêm sò vào ta có canh đậu hũ non nấu sò, thêm hàu thì thành canh đậu hũ non nấu hàu. Đậu hũ non vừa thanh đạm vừa hấp dẫn nên đóng vai trò là hương vị nền cơ bản, từ đó chúng ta có thể thêm bất cứ loại nguyên liệu nào vào để tạo ra các món canh đặc biệt, độc đáo mà vẫn giữ được vị riêng của từng loại nguyên liệu bổ sung vào.

Món canh đậu hũ non không chỉ là món ăn đặc trưng của Hàn Quốc mà đang trở thành món ăn được yêu thích tại nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. Không còn gì nghi vấn khi thương hiệu nhà hàng Hàn Quốc được yêu thích nhất tại Mỹ chính là “Đậu hũ non Bukchangdong” (BCD Tofu House) hay sao! Năm 2005, tờ New York Times cũng giới thiệu giới thiệu rằng món canh đậu hũ non hầm của Hàn Quốc, với “đậu hũ non mềm như lụa được nấu cùng nước dùng cay, kết hợp với hành tây, thịt bò và kimchi”, là “món ăn mùa đông lý tưởng nhất”. Ngoài Mỹ và Canada, người Nhật cũng rất ưa thích món canh đậu hũ non hầm này vì nó khá giống với món chawan-mushi (trứng hấp kiểu Nhật).

MÓN ĂN DINH DƯỠNG TIÊU BIỂU

Quy trình làm đậu hũ non giống với quy trình chế biến đậu phụ mà chúng ta thường biết. Nấu sôi nước đậu nành rồi cho thêm nước muối (nước rỉ ra từ muối hạt) vào và khuấy đều. Một lúc sau, protein của đậu sẽ kết tủa thành những mảng mềm rồi bắt đầu đông đặc thành khối. Lúc này thành phẩm vớt lên được cùng với phần nước trong chính là đậu hũ non. Nếu không vớt ra ở giai đoạn này mà thêm chất đông đặc rồi cho đông cứng lại thì ta sẽ có đậu phụ. Vì nguyên liệu để làm đậu hũ non chỉ có đậu nành và nước muối, nên để có thành phẩm ngon, bắt buộc phải dùng đậu nành và nước muối chất lượng cao.

Sức hấp dẫn của canh đậu hũ non nằm ở chỗ dù cho nguyên liệu nào vào thì vẫn làm sống dậy hương vị và đặc tính của các nguyên liệu đó. Tùy vào nguyên liệu thêm vào mà tên món và hương vị sẽ hoàn toàn khác biệt, ví dụ như canh đậu hũ non nấu sò, canh đậu hũ non jjamppong, canh đậu hũ non kimchi...

61
Nghệ thuật ẩm thực
Hwang Hae-won Tổng Biên tập, Nguyệt san Dịch vụ Ẩm thực Ảnh. Lee Min Hee Dịch. Mai Như Nguyệt
FNL

Đậu nành, nguyên liệu cốt lõi của đậu hũ non, là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng đến mức được người Hàn Quốc gọi là “thịt trồng trên đồng”. Isoflavone, một loại estrogen thực vật có trong đậu, có hiệu quả tuyệt vời trong việc phòng ngừa tăng huyết áp, loãng xương và chống ung thư. Thêm vào đó, chất đạm của đậu hũ non chứa nhiều loại axit amin thiết yếu và dễ tiêu hóa, và dù có ăn no ta cũng không cảm thấy khó chịu. Đậu hũ non, vì vậy, cũng có thể được dùng như một thực phẩm ăn kiêng.

LÀNG CHODANG, QUÊ HƯƠNG CỦA MÓN ĐẬU HŨ NON

Mặc dù có nhiều loại canh đậu hũ non với đa dạng cách chế biến, nhưng cũng có những người thích tận hưởng sự thanh đạm của nguyên đậu hũ non không thêm gia vị. Cho vào miệng miếng đậu hũ non được hâm ấm rồi nhai chậm thưởng thức, vị béo của đậu hũ non nguyên chất cứ vương vấn mãi. Có nhiều nhà hàng kinh doanh đậu hũ non thường tự làm đậu hũ non ngay tại chỗ. Khu Gangneung, tỉnh Gangwon là nơi nổi tiếng với món đậu phụ non. Cũng ngay ở Gangneung, làng Chodang đặc biệt có món đậu phụ non rất ngon, vô cùng nổi tiếng. Vì được làm từ đậu tươi trồng trên vùng đất Gangwon màu mỡ và được nấu với nước biển sạch của Biển Đông (biển nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản) gần đó nên độ béo và hương vị của đậu nành càng tươi ngon. Mặc dù loại đậu hũ non này có kết cấu thô hơn so với đậu hũ non thông thường, nhưng người Hàn Quốc vẫn ưa chuộng loại đậu hũ non kiểu Gangneung vì nó được làm đúng kiểu truyền thống.

Khu làng Chodang ở Gangneung được biết đến như là quê hương của đậu hũ non. Heo Yeop (Hứa Diệp, 1518-1580), một nhà văn đồng thời cũng là một vị quan thời trung kỳ Joseon thế kỷ XVI, khi làm phó sứ (một dạng chức vụ tương tự trưởng khu vực, chuyên xử lý công việc của địa phương) tại Gangneung, đã nếm thử và rất thích vị nước suối ở sân trước công đường. Ông đã chế biến đậu phụ từ nước suối này và nước

Đậu

non có ưu điểm là

cảm giác khi nhai và hương vị

không quá nổi trội hoặc kích

thích nên rất dễ kết hợp với các nguyên liệu khác. Đậu hũ non vừa thanh đạm vừa hấp dẫn nên đóng vai trò là hương vị nền cơ bản, từ đó chúng ta có thể thêm bất cứ loại nguyên liệu nào vào để tạo ra các món canh đặc biệt, độc đáo mà vẫn giữ được vị riêng của từng loại nguyên liệu bổ sung vào.

Đậu hũ non có kết cấu rất mềm mại, vị cũng dịu nhẹ nên dễ tiêu hóa. Dù cho ăn đến no căng cũng không lo. Thêm vào đó, vì hàm lượng đạm phong phú nên đậu hũ non đã trở thành thực phẩm ăn kiêng được ưa thích.

Biển Đông, nên đậu hũ non thường được cho là khởi nguồn từ vùng này. Cái tên “đậu hũ Chodang”, “làng Chodang” chính là xuất phát từ tên hiệu “Chodang” (Thảo Đường) của Ho Yeop. Vì vậy, ngày nay nếu đi đến làng Chodang ở Gangneung, bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng bán món đậu hũ non truyền thống Gangneung với hương vị theo đúng kiểu chính gốc. Đậu hũ non Chodang đã trở thành một thương hiệu truyền thống và hiện nay món này còn được sử dụng để sản xuất kem đậu hũ non và gelato (kem kiểu Ý) đậu hũ non. Cách đây không lâu, một công ty thực phẩm Hàn Quốc còn tung ra sản phẩm sữa đậu hũ non Chodang Gangneung.

NHỮNG NHÀ HÀNG CHUYÊN CÁC MÓN ĐẬU HŨ

NON ĐỘC ĐÁO

Ở Hàn Quốc, có rất nhiều nhà hàng bán các món ăn độc đáo được chế biến từ đậu hũ non. Nhà hàng Donghwa Garden ở thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon bán món jjamppong đậu hũ non truyền thống rất nổi tiếng bằng cách cho đậu hũ non vào món jjamppong cay. Jjamppong là một món ăn Trung Quốc, nhưng nhà hàng Donghwa Garden đã tạo ra một phiên bản jjamppong đậm chất Hàn Quốc với đậu hũ non cho vào nước dùng cay cay mà người Hàn Quốc rất thích. Quán còn phủ lên mì jjamppong nhiều loại hải sản phong phú. Nhà hàng này được xem là một trong những nhà hàng ngon nức tiếng tại Hàn Quốc đến mức mỗi ngày đều có rất nhiều người phải xếp hàng chờ vào ăn.

Đúng với tên gọi trên bảng hiệu, nhà hàng Gangneung Sundubu Jang Kalguksu (mì cắt nấu với tương và đậu hũ Gangneung) là nơi chuyên bán món mì cắt (kalguksu) có thêm đậu hũ non. Món mì cắt nấu với tương và đậu hũ Gangneung của tiệm gồm có mì cắt sợi thật mảnh, đậu hũ non, bí ngòi, nấm hương tươi... được nấu trong nước dùng cay cay được làm từ tương đậu nành và tương ớt lên men theo kiểu truyền thống của Hàn Quốc. Hương vị đậm đà và cay nhẹ của nước dùng làm ấm cả cơ thể phải gọi là tuyệt phẩm. Cách ăn món này

Có rất nhiều món canh đậu hũ non được nấu chủ đạo với những gia vị màu đỏ, nhưng ở làng Chodang, Gangneung, tỉnh Gangwon mọi người có thể tận hưởng hương vị khác biệt của đậu hũ non không có gia vị.

là vớt mì lên ăn trước, sau đó mới múc lên và thưởng thức phần đậu hũ non mềm được nấu từ tương.

Có nhiều nhà hàng ở Seoul phục vụ món canh đậu hũ non với nhiều cách chế biến khác nhau. Nhà hàng Opal cho thịt heo xay thật nhỏ và đậu hũ non vào chung để nấu món canh

đậu hũ non thịt xay nhuyễn. Nhà hàng Geobugi ở Seoul chuyên về BBQ thịt heo, nhưng món canh đậu hũ non thịt heo

tuy là món phụ của quán lại đặc biệt hấp dẫn. Món canh đậu

hũ non hầm thịt heo của nhà hàng này được chế biến theo

kiểu lẩu jeongol truyền thống của Hàn Quốc: thịt heo và đậu

hũ non được cho đầy vào nồi lớn kiểu dùng để nấu lẩu đủ cho 3-4 người ăn, sau đó được nấu sôi ùng ục để thực khách dùng ngay.

Bản chất của đậu hũ non là một món đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng khi nấu thành món canh lại trở nên nóng, cay, hoặc thậm chí nóng bừng. Sự sinh động của từng món ăn được

khơi dậy. Hương vị nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, không quá phô trương nhưng đầy chất riêng của Hàn Quốc. Biết đâu chừng đậu hũ non lại chính là hương vị đậm chất Hàn Quốc nhất.

63 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC 62 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

một phong cách sống mới và tương lai của du lịch

Không tập trung vào mục đích tham quan, giải trí và ăn uống, “Sống một tháng” là hình thức du lịch lưu trú

tại một địa điểm nào đó khoảng hơn một tháng để nghỉ ngơi, thư giãn. Điểm hấp dẫn của hình thức du lịch này là du khách được tận hưởng môi trường bản địa và trải nghiệm lối sống của người dân địa phương. Sau đại dịch, “sống một tháng” vượt qua cả một hình thức du lịch để trở thành một phong cách sống mới.

Hành trình “sống một tháng” ở quận Yeongwol, tỉnh Gangwon của đôi vợ chồng nhà văn viết du ký Won Yu-ri đã được xuất bản thành sách du ký với tựa đề “Mùa hè năm ấy, một tháng thanh xuân” với sự hợp tác của quận Yeongwol.

65
Phong
Choi
Dịch. Trần Thị Như Ngọc
PHONG CÁCH SỐNG
cách sống
Byung-il Nhà văn
“Sống một tháng”
©
FNL
travel_bellauri

ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

Vài cảm nhận về cung điện Gyeongbok

của Hàn Quốc

Trong thời gian một năm ở Hàn Quốc, đoàn học giả

châu Á chúng tôi được ban tổ chức của Quỹ KFAS

đưa đi tham quan nhiều di tích lịch sử, di tích văn

hóa nổi tiếng ở nhiều vùng của Hàn Quốc như thăm

Gyeongju - kinh đô cổ kính của vương quốc cổ Silla,

thăm chùa Bulguk ở phía Nam, leo núi Taebaek ở

phía Bắc... nhưng ấn tượng nhất là thăm cung điện

Gyeongbok ở thủ đô Seoul.

TÔI ĐÃ ĐẾN HÀN QUỐC lần đầu tiên vào

tháng 9 năm 2004, theo lời mời của Quỹ Cao học Hàn Quốc (The Korea Foudation for Advanced Studies, KFAS) trong chương trình

giao lưu học giả châu Á, để tìm hiểu về văn bản hương ước chữ Hán của Triều Tiên và so sánh với văn bản hương ước Hán Nôm của Việt Nam. Lần thứ hai là vào năm 2013, trong

một hội thảo khoa học nhằm tôn vinh các ngôi

trường cổ hiện còn trong hệ thống giáo dục

truyền thống của người Triều Tiên. Là người chuyên nghiên cứu về văn khắc Hán Nôm và sử liệu làng xã, tiếp xúc thường xuyên với các loại hình văn bản Hán văn, tôi từng mong

được đến thăm Hàn Quốc, đọc các tài liệu viết bằng chữ Hán của bán đảo Triều Tiên trong lịch sử, tìm hiểu sự tương đồng hoặc khác biệt trong văn hóa truyền thống của Hàn Quốc và Việt Nam. Bởi trong quá khứ cả Việt Nam và

Hàn Quốc đều cùng tiếp thu tư tưởng Nho

giáo và áp dụng Nho giáo trong đời sống xã hội để xây dựng mô hình nhà nước quân chủ, cả hai nước cùng sử dụng chữ Hán trong giáo

Tại Hàn Quốc, tôi đã được tiếp xúc với một số tài liệu chữ Hán của Hàn Quốc như hương ước, văn bia, gia phả, sắc phong, mộc bản, các bản sách về văn học, lịch sử... Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam đây là dịp may vì được mở rộng tầm mắt đối với các nước trong khu vực đồng văn, hơn nữa ở Việt Nam không có thông tin về các loại hình tư liệu này của Hàn Quốc. Trong thời gian một năm ở Hàn Quốc, đoàn học giả châu Á chúng tôi được ban tổ chức của Quỹ KFAS đưa đi tham quan nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa nổi tiếng ở nhiều vùng của Hàn Quốc như thăm

Gyeongju - kinh đô cổ kính của vương quốc cổ Silla (57 TCN - 935 SCN), thăm chùa Bulguk (Phật Quốc) ở phía Nam, leo núi Taebaek (Thái Bạch) ở phía Bắc... nhưng ấn tượng nhất là thăm cung điện Gyeongbok (Cảnh Phúc) ở thủ đô Seoul.

Gyeongbok là cung điện nằm ở phía bắc của thành phố Seoul, Hàn Quốc, được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIV, năm 1395. Cung Gyeongbok được khởi công dưới thời Joseon Taejo (Triều Tiên Thái Tổ) và người

đặt tên cho cung điện là Chung Do-chun (Trịnh Đạo Truyền) - một vị khai quốc công thần của Joseon. Đặt tên Gyeongbok cho cung điện thiết triều của triều đại Joseon, vua Taeji cùng các đại quan triều đình mong muốn gửi gắm những điều tốt đẹp nhất cho vương triều và đất nước được vững bền, yên ổn. Cung Gyeongbok ngày càng được mở rộng và xây dựng hoành tráng hơn dưới hai triều vua kế tiếp Taejo là Taejong (Thái Tông) và Sejong (Thế Tông). Tuy nhiên, vào năm 1553 thì cung điện bị cháy mất một phần nhưng được vua Myeongjong (Minh Tông) cho tu bổ, sửa chữa lại. Hai trăm năm sau, vào cuối thế kỷ XVI, khi Nhật Bản sang xâm chiếm bán đảo Triều Tiên năm 1592, cung điện cổ kính, tráng lệ của vương triều Joseon đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Triều đình Joseon trong suốt 270 năm phải dùng cung Changdeok (Xương Đức) cho đến khi cung Gyeongbok được xây dựng lại vào năm 1867. Cuối thế kỷ XIX, năm 1895 Joseon Gojong (Triều Tiên Cao Tông) cùng toàn bộ hoàng gia phải bỏ chạy khỏi cung Gyeongbok do Hoàng hậu Myeongseong (Minh

69
Điểm nhìn Việt Nam PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh Giáo sư, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Thành) bị ám sát tại đây, sau đó nhà nước

Joseon bị Nhật Bản thôn tính và cung

Gyeongbok không còn là nơi triều chính nữa.

Cung điện ngày nay phần lớn được phục dựng lại từ năm 1995. Đến năm 2005, chính phủ

Hàn Quốc đã chuyển Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc vào cung Gyeongbok, góp phần bảo tồn cung điện này.

Tuy cung điện mới được khôi phục lại nhưng vẫn khiến người tham quan cảm nhận được vẻ trang nghiêm, cổ kính của cung điện xưa, cũng như thấy được vẻ đẹp hoành tráng của kiến trúc Hàn Quốc, màu sắc của cung Gyeongbok rất sáng, trang nhã, hài hòa, không chói lóa, tạo cảm giác yên bình, dịu mắt khi ngắm nhìn tổng thể cung điện. Mặt khác khi ngắm nhìn diễn tập của ngự lâm quân diễn cảnh đổi gác khiến cho người xem như thấy được một phần lịch sử, một thời vàng son của triều đình Joseon xưa, Cung Gyeongbok trở nên

trầm mặc, uy nghi hơn. Nghi lễ diễn tập như

vậy làm cho cung điện xưa sống động hơn, gần

gũi hơn với người đương thời. Cung Gyeongbok là công trình tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc phương Đông, chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Đây là cung điện đồ sộ nhất của Hàn Quốc, là cung

điện chính và lớn nhất trong số năm cung điện của triều đại Joseon. Kiến trúc của cung

Gyeongbok gồm nhiều cung điện bên trong:

điện Sajeong (Tư Chính) được vua sử dụng làm nơi điều hành chính sự trong triều đại

Joseon, phía sau có hai tòa nhà là điện Cheonchu (Thiên Thu) và điện Manchun (Vạn Xuân), nằm ở phía tây và phía đông của điện Sajeong. Hai tòa điện nay là nơi nhà vua

cùng các đại thần họp bàn việc triều chính. Cung Gyeongbok với các cung điện bố trí bên trong như vậy cho thấy sự liên hoàn, tập trungtrongkhisửdụng,thuậnlợichođiềuhành

Cung Gyeongbok hiện nay là sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên. Dựng lại cung điện của vương triều Joseon cũng như một số đền đài, thành quách cổ là cách giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống rất tốt cho các thế hệ tiếp nối.

Áp phích chương trình tham quan cung

Gyeongbok vào ban đêm được tổ chức trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua nhằm quảng bá những giá trị văn hóa - lịch sử và vẻ đẹp của các cung điện Hàn Quốc.

công việc của triều đình Joseon. Tất cả đều được quy hoạch rõ từ nơi thiết triều, nơi họp bàn nghị sự, nơi nhà vua làm việc, sinh hoạt. Ấn tượng nhất với tôi là khu thư viện của nhà vua, đây là nơi bồi đắp thêm tri thức và gia tăng nền

tảng văn hóa cho người trị vì ngai vàng, lãnh đạo đất nước. Có lẽ vì thế mà các vị vua đầu triều của triều đại Joseon đã có đóng góp lớn cho văn hóa Triều Tiên, như vua Sejong và một số nhân sỹ ở điện Jiphyeon (Tập Hiền) đã sáng tạo ra chữ Hangeul cho đông đảo người dân theo học. Hiếm có một quốc gia vừa có vị vua đồng thời là danh nhân văn hóa, có trí tuệ cao như vậy. Cũng tại cung Gyeongbok đã trưng bày mô hình kính thiên văn dưới triều vua Sejong khiến tôi vô cùng khâm phục năng lực sáng tạo cao của người Joseon.

Ngoài ra, trong cung Gyeonbok còn một số

các công trình khác phục vụ cho việc điều hành

công việc triều đình và nơi chốn sinh hoạt của nhà vua, hoàng hậu, hoàng gia như: điện

Gangnyeongj (Khang Ninh) là nơi ở chính của nhà vua; điện Sujeong (Tu Chính) là nơi nội các của triều đại Joseon làm việc; Gyeonghoeru (Khánh Hội lâu) là tòa nhà để tổ chức các bữa tiệc quan trọng và đặc biệt của triều đình trong triều đại Joseon.

Nhìn toàn bộ cung Gyeongbok đã mang lại cho người đến thăm hiểu được khái quát về một vương triều oai hùng trong lịch sử Hàn Quốc.

Với người dân Việt Nam còn thấy có sự tương đồng nhất định khi so sánh với cung điện nhà

Nguyễn ở kinh thành Huế về quy mô và ý nghĩa lịch sử.

Cung Gyeongbok hiện nay là sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên.

Khuôn viên xung quanh cung Gyeongbok có vườn cảnh và thủy đình, cây xanh và hoa cỏ

được chăm sóc cắt tỉa công phu, là điển hình cho nghệ thuật vườn cảnh Hàn Quốc khiến cho phong cảnh thêm hấp dẫn du khách. Dựng lại cung điện của vương triều Joseon cũng như một số đền đài, thành quách cổ là cách giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống rất tốt cho các thế hệ tiếp nối.

Năm 2005 khi tôi ghé thăm cung

Gyeongbok thì một phần cung điện đang được sửa sang lại để Bảo tàng Cung điện Quốc gia

Hàn Quốc chuyển về đây. Mong là tôi sẽ có dịp trở lại thăm cung Gyeongbok để thấy cung điện xưa của triều đại Joseon ngày càng đẹp đẽ, phát triển hơn so với gần 20 năm trước.

Điện Sajeong là nơi điều hành chính sự của các vị vua triều đại Joseon. Phía sau còn có hai tòa nhà khác là điện Cheonchu và điện Manchun.

Điện Gangnyeong được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt chính của vua thời Joseon.

71 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM 70 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
© Văn phòng Quản lý Cung Gyeongbok © Shutterstock © Wikipedia

Subscription/Purchase Information

HOW TO SUBSCRIBE

Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via e-mail.

Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https:// www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00. do).

In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (issuu.com).

READER FEEDBACK

We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.

ENJOY OUR WEBSITE!

*

1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)

2 SOUTHEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA

3 EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4 AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

RATES Postal Address Annual Subscription (airmail delivery included) Back Issues* (per copy) Korea 1 year 25,000 won 6,000 won 2 years 50,000 won 3 years 75,000 won East Asia 1 1 year US$45 US$9 2 years US$81 3 years US$108 Southeast Asia 2 1 year US$50 2 years US$90 3 years US$120 Europe and N. America 3 1 year US$55 2 years US$99 3 years US$132 Africa and S. America 4 1 year US$60 2 years US$108 3 years US$144
SUBSCRIPTION
airmail
For back issues, there is an additional charge for
delivery.
JOIN OUR MAILING LIST
High Stakes News, archives and analysis at www.globalasia.org High Tech, How US-China Rivalry Is Squeezing Asia’s Middle Powers A JOURNAL OF THE EAST ASIA FOUNDATION | WWW.GLOBALASIA.ORG | VOLUME 17, NUMBER 4, DECEMBER 2022 US$15.00 W15,000 NEW ECONOMIC STATECRAFT ESSAYS Y Vinod K. Aggarwal & Andrew W. Reddie; Hideyuki Miura; Florence W. Yang; Jennifer Jackett; Seungjoo Lee; Heejin Lee; Laxman Kumar Behera; Margaret Kenney; Jaesik Choi IN FOCUS: THE IMPORTANCE OF SEMICONDUCTORS Wonho Yeon and S. Joon Kwon on a focal point of tech rivalry FEATURE: XI INPING’S HARD YEARS AHEAD William H. Overholt looks at threats facing China’s leader PLUS Marwaan Macan-Markar A cautionary tale of a collapse foretold: Inside Sri Lanka’s economic crash Rupakjyoti Borah How deeper defense ties between the US and India signal a generational shift Hyuk Kim What countries’ UN voting records reveal about North Korean nuclear issues Book Reviews Surveillance, China, diplomacy, authoritarians, Thais, spies: reviews of six new titles of interest in Asia. Plus selection of short reviews We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue: High Tech, High Stakes How US-China Rivalry Is Squeezing Asia’s Middle Powers Find out more, read our online edition or subscribe to our print edition at www.globalasia.org Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com A JOURNAL OF THE EAST ASIA FOUNDATION
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.