
12 minute read
PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG NHIẾP ẢNH
Ở bất cứ loại hình văn học - nghệ thuật nào, hình tượng người phụ nữ cũng được phản ánh một cách phong phú và sinh động. Các nhà nhiếp ảnh cũng có những đóng góp quý báu vào việc thể hiện hình tượng người phụ nữ, tạo dựng nên những bức tượng đài vô cùng hấp dẫn, đẹp đẽ bằng ảnh về người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
TỔNG HỢP: TIẾN DŨNG
Advertisement
O du kích giải giặc lái Mỹ
NSNA Phan Thoan chụp bức ảnh này ngày 20/9/1965 tại Hà Tĩnh quê ông. O du kích nhỏ bé trong tấm ảnh quý giá đó tên là Nguyễn Thị Kim Lai mặc áo nâu, chân đi dép lốp. O giương cao súng, áp giải tên phi công Mỹ cao lớn lênh khênh, hai tay bị trói, cúi đầu bước trên đường. Bức ảnh của Phan Thoan đã đoạt giải Huy chương Vàng tại cuộc thi ảnh của Đại hội Liên hoan Thanh niên, Sinh viên thế giới lần thứ 9 tại Sôphia (Bun-ga-ri) năm 1968. Đặc biệt, khi xem tác phẩm nhiếp ảnh này, nhà thơ Tố Hữu đã cảm hứng viết bài thơ “Tấm ảnh” gồm 4 câu mà hầu như ai cũng thuộc, cũng tâm đắc:

"O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế ! To gan hơn béo bụng.
Anh hùng đâu cứ phải mày râu quân anh hùng
Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ thực thi kế hoạch “Sấm rền” ném bom ồ ạt xuống miền Bắc, đặc biệt là những tỉnh miền Trung. Thanh Hoá là một trong những tỉnh chịu nhiều bom Mỹ, vì nơi đây là một trong những huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men vào Nam.
Tại khu vực Hàm Rồng, rất nhiều lực lượng được huy động tham gia chiến đấu bảo vệ cầu cùng với bộ đội chủ lực. Trong đó, góp một phần quan trọng trong cuộc chiến đấu này là các đơn vị dân quân tự vệ. Có rất nhiều tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong đó có nữ dân quân Ngô Thị Tuyển. Ngày 04/4/1965, vừa làm xong nhiệm vụ truy lùng bọn giặc lái Mỹ nhảy dù, Ngô Thị Tuyển gặp một chiếc tàu Hải quân yêu cầu dân quân giúp vận chuyển vỏ đạn lên bờ và tiếp tế đạn xuống tàu. Không một chút đắn đo, Ngô Thị Tuyển cùng với các chiến sĩ dân quân tự vệ xuống sông, bơi ra tàu làm nhiệm vụ, mặc cho máy bay địch đang quần lượn trên đầu. Khi có đoàn xe tiếp đạn vừa tới, chị lại xung phong đi vác đạn. Có lần gặp phải 2 hòm đạn đai sắt móc chặt vào nhau, anh em dùng thuổng bật ra để vác nhưng chưa được. Sợ chậm trễ ảnh hưởng đến chiến đấu, Ngô Thị Tuyển ghé vai vác luôn 2 hòm đạn nặng 98kg, gấp đôi trọng lượng cơ thể mình, vượt qua đê, chuyển ra bờ sông tiếp viện kịp thời cho anh em bộ đội chiến đấu.
Sau này khi nhắc về chuyện vác đạn, bà cười: “Hồi đó tôi vác 98kg, khi nhà báo về nói họ không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn ngày
Cô gái kéo xác máy bay Mỹ ấy 2kg”. Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam. Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường, Ngô Thị Tuyển đã hai lần được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba, được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người. Ngày 01/01/1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Bức ảnh này do nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn chụp năm 1966 tại xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu (Nam Định). Người kéo mảnh xác chiếc máy bay F4 có hình lá cờ, một biểu tượng của nước Mỹ là nữ dân quân Hà Thị Nhiên, còn vật dùng để kéo là chiếc dây thừng, vật “bất ly thân” được trang bị cho dân quân các xã ven biển nhằm sẵn sàng bắt, trói phi công địch. Chính nhờ sự “ngẫu nhiên” này, tác giả có được những chi tiết giá trị cho tấm ảnh. Bức ảnh đã được trao Huy chương Vàng tại Triển lãm Ảnh Quốc tế tại Cộng hòa Dân chủ Đức 3 /1970.

Mẹ Suốt
Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt (1906 - 1968), nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua con sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967. Năm 1964, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, mẹ đã gần 60 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt.
▲ Ảnh: Tư liệu
Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt chèo đò qua lại đến 1400 chuyến.
Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm
1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1/1/1967, mẹ được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.
Ngày 11/10 /1968 mẹ Nguyễn Thị Suốt đã hy sinh trong một trận bom Mỹ.

Năm 1980, Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho dựng tượng đài “Mẹ Suốt” nằm giữa trung tâm bến đò. Hiện nay ngay gần cầu Nhật Lệ là con đường Mẹ Suốt, là nơi đặt bức tượng “Mẹ Suốt”. Bức tượng được khánh thành năm 2003, tác giả là nhà điêu khắc Phan Đình Tiến. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên “Mẹ Suốt”.

Nữ dân quân
Trong ngày Lễ kỷ niệm Quốc khánh 02/9/1960, Nguyễn Đình Ưu, phóng viên ảnh báo Quân đội chụp được cô dân quân đầu chít khăn mỏ quạ, chiếc áo cánh nâu, đai lưng thắt chẽn, vai mang súng, gương mặt vừa đôn hậu vừa cương nghị không chỉ quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam mà cả với bạn bè quốc tế. Đó là cô dân quân làng Láng, Hà Nội, tên là Minh Nguyệt. Bức ảnh đã được trao Huy chương Vàng tại triển lãm ảnh quốc tế tại Hungari năm 1960.
▲ Mẹ Suốt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1996. Ảnh: TTXVN

Nữ anh hùng La Thị Tám
Hơn 50 năm trước, ngã ba Đồng Lộc, nằm trên đường Hồ Chí Minh, giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 đoạn qua huyện Can Lộc - mạch máu giao thông quan trọng của mọi tuyến đường ra Bắc vào Nam nên bị địch đánh phá ác liệt.
Nhiệm vụ của La Thị Tám là đứng trên quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay địch ném bom, dùng ống nhòm quan sát để đếm, xác định xem những quả nào đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ. Quả nào chưa nổ thì chạy xuống cắm cọc tiêu báo bom để các lực lượng công binh rà phá. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, La Thị Tám đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả bom.
La Thị Tám được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1969, khi mới 20 tuổi.

Trong một lần đến Đồng Lộc, nhiếp ảnh gia Văn Bảo đã chụp được khoảnh khắc La Thị Tám đang đứng ở trên đồi, tay cầm ống nhòm, đôi mắt quan sát những quả bom rơi.
Bức ảnh ấy trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ Phương
Thúy cho ra đời bài thơ “Cô gái sông La” và nhạc sĩ Doãn
Nho đã phổ nhạc bài thơ này thành bài hát “Người con gái sông La” nổi tiếng: “Bom thù xới nát đất này từng ngày/ Mà em đứng đó tóc xanh tung bay/ Em là chồi biếc của mùa Xuân Việt Nam...”
Nụ cười chiến thắng
Trong ký ức của nhiều người vẫn còn nhớ rất rõ sự kiện ngày 02/08/1968, trước Tòa án Quân sự mặt trận Vùng 3 Chiến thuật của chính quyền Sài Gòn, sau khi nghe kết án chị Võ Thị Thắng đã nở nụ cười, dõng dạc tuyên bố: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Thực tế đã chứng minh lời nói của bà, ngày 7/3/1974, chị Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo Hiệp định Paris.

Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh Sài Gòn Võ Thị Thắng đã làm rung động lòng người; tác động tích cực đến tinh thần chiến đấu của chiến sĩ và là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác của văn nghệ sĩ trong và ngoài nước thời bấy giờ.
Nụ cười ấy đã trở thành biểu tượng hiên ngang dũng mãnh của cả thế hệ người Việt Nam anh hùng trong kháng chiến, bức ảnh nụ cười chiến thắng đã theo chân những người biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam - xuất hiện khắp Paris, là hành trang cho bao chiến sĩ và bao người bị nhà lao đế quốc giam cầm. Chị Võ Thị Thắng là niềm tự hào của người Việt Nam. Ảnh do một phóng viên Nhật chụp.
Nsna V An Kh Nh
NSNA Võ An Khánh (tên thật là Võ Nguyên Nhân), ông là cây đại thụ nhiếp ảnh kháng chiến xuất sắc bậc nhất Tây Nam Bộ, tác giả của những bức ảnh nổi tiếng “Trạm quân y dã chiến” - Giải thưởng Nhà nước năm 2007, “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” (ảnh bộ) - Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2022.
Gắn bó với chiếc máy ảnh và dân quân miền Tây Nam Bộ ngay ở những ngày đầu kháng chiến, chiến sĩ - nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ
An Khánh đã để lại một kho tư liệu ảnh đồ sộ gồm hàng trăm thước phim đen trắng, trong đó tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng nhất phải kể đến bức “Trạm quân y dã chiến”
“… Trưa ngày 15/9/1970, khi bám sát bước chân của tiểu đội 20 nhằm chặn đánh cánh quân địch di chuyển từ Rạch Sỏi dọc theo kênh xáng Xẻo Rô trong chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, tôi đã ghi được bằng máy ảnh Yashica - D, ống kính 80mm, phim 6x6cm. Ít ai ngờ, ngay giữa cánh rừng tràm ngập mặn, kề sát bên trận địa còn vương mùi thuốc súng, lại có một ca mổ đang được các y bác sĩ khẩn trương tiến hành thầm lặng nơi “Trạm quân y dã chiến” nổi trên mặt nước, dưới một tấm bạt dù đơn sơ…

Nhà phê bình ảnh Margarette
Loke - báo New York Times - số xuất bản ngày 19/4/2000 đã bình luận
“Khoảnh khắc không lời, thời gian như ngưng đọng giữa sự sống và cái chết. Ở đâu đó, dường như có một hơi thở đang hồi sinh. Giữa chiến sự bao trùm, sự bình tĩnh của các nhân vật biểu lộ sức chịu đựng gian khổ, ý nghĩa nhân văn, khát vọng chiến thắng của người dân Việt, cùng không gian độc đáo khiến bức ảnh đi vào lịch sử. Hình tượng gây xúc động mạnh thậm chí hơn cả bức ảnh
“Nhóm bác sĩ quân y Hoa Kỳ - năm

1943” của phóng viên chiến trường bậc thầy Robert Capa (1913 - 1954)”.
Sinh năm 1936, tại xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nghèo. Cậu bé
Võ Nguyên Nhân từ lúc 8 tuổi, đã theo chân mẹ vào rừng học cách đặt trúm bắt lươn, úp cá để mưu sinh.
Năm 17 tuổi, ông được tổ chức đưa lên Sài Gòn, đổi tên là Võ An Khánh vào làm công cho một hiệu ảnh.
Vừa học nghề đồng thời trong vai chụp ảnh dạo, ông làm giao liên cho lực lượng kháng chiến ở quê nhà.
Năm 1959, ông được điều về làm Tổ trưởng Nhiếp ảnh kháng chiến Bạc Liêu rồi lên Phó phòng Nhiếp ảnh khu Tây Nam Bộ. Tích cực xây dựng cơ sở, tuyên truyền vận động chính sách, vừa sát cánh cùng dân quân địa phương trong chiến đấu, chiến sĩ - nhà nhiếp ảnh Võ An Khánh có cơ hội ghi được nhiều bức ảnh vừa giàu tính hiện thực, vừa giàu tính sử thi: “Đội quân tóc dài huyện Cái Nước ra trận hỏi tội kẻ thù” (1963), “Nhân dân xã Trần Thới, Phú Mỹ, Tân Hưng Đông tuần hành ủng hộ bản tuyên bố 8 điểm của Đoàn Đại biểu ta tại Hội đàm Paris, tháng 6/1972”, “Bắn lựu đạn bằng nạng giàn thun - một sáng kiến độc đáo của chiến tranh du kích” (1974)… đấu


Vào thập niên 1960 và đầu những năm 1970, chiến sự miền Tây diễn ra ngày càng ác liệt, hầu hết các trận đánh lớn ở chiến trường Khu 9 đều in dấu chân nhà nhiếp ảnh Võ An Khánh. Có lần say mê bấm máy, ông bị sức ép của bom hất ngược văng mạnh về phía sau, nằm bất tỉnh suýt chết ngay tại miệng hầm. Đêm đến
4. Tấm lòng của Hội mẹ chiến sĩ và Phụ nữ cấp 6 xã Khánh Lâm U Minh đối với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở chiến trường (2/6/1970)
5. Phản lực Mỹ đã bị du kích bắn rơi ngày 27/3/1971 tại xóm Lung Tràm. Xác của nó còn nằm rải rác trên đường các em đến trường.
6. Lớp học tập chánh trị nghiệp vụ cho 50 cán bộ đang công tác hợp pháp trong lòng địch (Rừng đước Năm Căn 7/1972)



7. Đội nữ pháo binh Cái Nước là một trong bốn đội nữ pháo binh của tỉnh Cà Mau thời chiến năm 1973 ông lại mày mò, cặm cụi tráng từng cuộn phim, rọi ảnh bằng đèn dầu rồi cẩn thận ghi chép các thông tin cần lưu giữ…

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, ông tiếp tục dành thời gian cầm máy ảnh miêu tả giai đoạn tái thiết, xây dựng quê hương đổi mới và lần luợt xuất bản các sách ảnh: “Đường hạnh phúc” (2000),
“Quê hương tôi thời chiến” (2003), “Việt Nam trong trái tim tôi” (2015)… Năm 2017, kỷ niệm 42 năm Ngày Giải phóng miền Nam, 300 bức ảnh tư liệu - nghệ thuật thời chiến của nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh đã trưng bày tại Quảng trường Hùng Vương (TP. Bạc Liêu). Đầu năm 2020, được sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành “Nhà trưng bày ảnh Tư liệu - Nghệ thuật” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh đã hình thành tại đường Huỳnh Văn Xã, Phường 1, TP. Bạc Liêu.
Xuyên suốt hành trình hơn 50 năm cầm máy ảnh, trọn vẹn nghĩa tình với vận mệnh đất nước, cây đại thụ nhiếp ảnh kháng chiến xuất sắc bậc nhất Tây Nam Bộ Võ An Khánh vinh dự được trao tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu lần thứ Nhất (2009) cùng nhiều Giải thưởng ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật trong và ngoài nước. Những khoảnh khắc dũng cảm, hào hùng trong kháng chiến của quân dân miền Tây Nam Bộ qua ống kính của chiến sĩ, nghệ sĩ Võ An Khánh sẽ là chứng tích sống động sống mãi với thời gian. ☐
8. Đơn vị U Minh 1 hành quân đánh chiếm Chi khu Đầm Dơi chiều ngày 9/9/1963 (Người đội nón phía tay phải là ông Hai Nhiếp, tức Trần Bỉnh Khuôl)
9. Hàng vạn Nhân dân ba xã Trần Thới, Phú Mỹ và Tân Hưng Đông biểu tình tuần hành ủng hộ Bản Tuyên bố 18 điểm của đại biểu ta tại Hội đàm Paris tháng 6/1972
10. Đoàn cán bộ đang chờ giao liên bám đường trước khi sang sông Ông Đốc - nơi địch thường phục kích và cho tàu chiến tuần tra bắt giết người qua lại (Gia Lai, năm 1968)



