16 minute read

NHIẾP ẢNH VIỆT NAM

V I Cu C U Tranh

GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ

Advertisement

T Qu C

BÀI: CHU CHÍ THÀNH

Sắc lệnh 147/SL đã xác định nhiệm vụ cách mạng cho hai ngành nghệ thuật non trẻ Điện ảnh và Nhiếp ảnh. Từ đấy trở đi Nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam càng gắn chặt với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

▼ Tháng 12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng họp bàn quyết định tiêu diệt Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp. Ảnh: Tư liệu tại khu Đấu xảo Hà Nội năm 1938 của Nguyễn Bá Khoản, ảnh về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 của Vũ Năng An, Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh... là những tấm ảnh vô giá. Tác giả của nó ngày ấy là người những thợ ảnh tự do, không đảng phái. Đây là bằng chứng đẹp về sự khởi đầu, và sự đồng hành của nhiếp ảnh với đất nước, với Cách mạng.

▲ Bộ đội vào tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.

Ảnh: Tư liệu

◀ Phất cờ trên nóc hầm De Castries.

Ảnh: Triệu Đại

Nhiếp ảnh yêu nước và Cách mạng Việt Nam đã phôi thai từ trước Cách mạng Tháng Tám. Những bức ảnh phản ánh đời sống khổ cực của dân thợ thuyền, các cuộc bãi công, bãi khóa đăng trên Báo Dân Chúng và Báo Tin Tức - tuần báo, cơ quan của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939) đã thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống ách nô dịch của thực dân Pháp. Tập ảnh về cuộc mit tinh, tuần hành ngày 1/5

Tháng 11/1949 Đoàn Nhiếp ảnh trong Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Có thể coi Đoàn Nhiếp ảnh Việt Nam là tiền thân của Hội NSNAVN. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, hình ảnh người nông dân, người công nhân, người chiến sĩ, người trí thức được nhiếp ảnh tạc vào tượng đài văn hóa dân tộc với tư cách những con người trực tiếp làm nên lịch sử. Trong hàng vạn bức ảnh chân thực, sinh động, người ta có thể chọn ra những ảnh vừa mang tính tài liệu cụ thể, chính xác, có nội dung tư tưởng sâu sắc, vừa mang tính thẩm mỹ cao, và có tầm khái quát lớn. Những bức ảnh hoàn hảo như vậy được ghi nhận là ảnh nghệ thuật. Bức ảnh “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (khuyết danh) chụp một chiến sĩ mặc áo trấn thủ ôm bom ba càng sẵn sàng lao vào xe tăng giặc Pháp ở phố Hàng Đậu đã trở thành biểu tượng của người Hà Nội bất khuất. Nó là nguyên mẫu cho các nhà điêu khắc sau này dựng tượng Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh bên Hồ Hoàn Kiếm, trước phố Đinh Tiên Hoàng, và một tượng đài Cảm tử nữa ở vườn hoa Hàng Đậu, Hà Nội nơi xảy ra trận đánh xe tăng Pháp năm 1946. Cũng ngay trong những năm chống Pháp, Nguyễn Tiến Lợi đã thành công với bức ảnh “Xung phong”, (còn có tên “Trận Phố Ràng”) chụp năm 1949 trong Chiến dịch Sông Thao. Ảnh thể hiện rõ khí phách quyết thắng của anh bộ đội Cụ Hồ. Đó là những tay súng, chân đất băng qua xác giặc dưới chiến hào, truy kích địch! Bức ảnh đưa ra một thông điệp quan trọng: “Ta thắng, địch thua”. Rồi tiếp đó là những ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh thị sát chiến dịch Biên giới ở Đông Khê năm 1950” của Vũ Năng An, “Bác Hồ xem báo cáo tại mặt trận biên giới” của Đinh Đăng Định. Ảnh Chiến dịch Tây Bắc từ năm 1953 mà đỉnh cao là loạt ảnh “Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954” của Triệu Đại, Đinh Ngọc Thông, Nguyễn Đình Ưu. Kế đến là những ảnh tiếp quản Thủ đô Hà Nội tháng 10/1954 của các phóng viên ảnh quân đội Nguyễn Đình Ưu, Bùi Duy Ly, và của các nhà nhiếp ảnh tự do tại Hà Nội như: Nguyễn Duy Kiên, Vũ Minh, Phan xuân Thúy, Thân Trọng Ninh… Đó là những ảnh ghi đậm dấu ấn lịch sử đất nước.

Những hình ảnh hào hùng đẹp như vậy càng có nhiều hơn, càng đậm nét hơn trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Một ấn tượng không phai mờ, dữ dội và hùng tráng toát ra từ bức ảnh “Hiên ngang” của Vũ Tạo, khi anh thu vào ống kính cảnh các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ cầu Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Đấy là lúc những người lính bình tĩnh nhả đạn đánh trả máy bay phản lực Mỹ, mặc cho chúng trút bom xuống trận địa. Hai quả bom vừa nổ tung, dựng lên trời bùn đất, khói bụi như hai bức tường khổng lồ hình phễu ngùn ngụt bốc cao đầy ma lực uy hiếp sự sống. Hoặc ảnh “Đấu pháo ở Cồn Tiên, Dốc Miếu” của Lương Nghĩa Dũng cho thấy hai pháo binh xung trận bất ngờ, không kịp đội mũ sắt, nhảy thẳng vào ụ pháo lao đạn, giật cò đánh trả pháo bầy của Mỹ từ Cồn Tiên, Dốc Miếu, và từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào. Những bức ảnh như thế chẳng những cho thấy sự dũng cảm phi thường của người lính, mà còn thấy sự xả thân của các nhà nhiếp ảnh.

Ảnh “Từ thần sấm xuống xe trâu” của Văn Bảo toát ra sự thất bại thảm

▼ Niềm hạnh phúc trong khắc nghiệt của chiến tranh. Ảnh: Dương Thanh Phong

▲ Hiên ngang.

Ảnh: Vũ Tạo

▶ Từ ngục tối thắng lợi trở về.

Ảnh: Chu Chí Thành hại của không lực Hoa Kỳ. Viên phi công Gedeon Willart Select lái máy bay F.105 nhanh hơn tiếng động, vừa hùng hổ dội bom, bắn phá làng mạc, đường phố của ta, thì bỗng chốc bị bắn rơi, tụt xuống chiếc xe quệt để người nông dân làng Sen Hồ tỉnh

Bắc Giang dắt trâu đi chậm chạp kéo y vào trại giam! Không chỉ có hàng chục, mà thực sự có hàng nghìn ảnh xuất sắc thể hiện rõ ý chí kiên cường, bất khuất của quân dân ta.

“O du kích nhỏ” (Ảnh: Phan Thoan);

“Tiểu đội 10 cô gái hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc” (Ảnh: Văn Sắc); “Nụ cười trên Thành cổ Quảng Trị” (Ảnh: Đoàn Công Tính); “Nguyễn Thị Định

- người chị của đội quân tóc dài”

(Ảnh: TTXGP); “Đánh chiếm đồn Cái Keo” (Ảnh: Trần Bỉnh Khuol); “Trạm quân y dã chiến” (Ảnh: Võ An Khánh); “Cầu người” (Ảnh: Phạm Văn Thính); “Du kích Củ Chi ngụy trang tiếp cận đánh địch” (Ảnh: Dương Thanh Phong); “Nữ dân quân Nguyễn Thị Hiền, Nam Ngạn, tỉnh Thanh Hóa” (Ảnh: Mai Nam); “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Ảnh: Minh Trường); “Đường 20 Quyết thắng” (Ảnh: Hứa Kiểm); “Đường Trường Sơn những năm chống Mỹ” (Ảnh: Vương Khánh Hồng); “Từ ngục tối thắng lợi trở về” (Ảnh: Chu Chí Thành);

◀ Đấu pháo ở Cồn Tiên, Dốc Miếu.

Ảnh: Lương Nghĩa Dũng

▼ Thần tốc tiến về Sài Gòn. Ảnh: Lâm Tấn Tài

“Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn”, “Mẹ con ngày gặp mặt” (Ảnh: Lâm Hồng Long)... là những hình ảnh chân thực, ấm áp hơi thở cuộc sống, đẹp hoàn hảo đã được Nhà nước ghi nhận. Những tác phẩm ảnh kể trên thể hiện rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam, có tác dụng sâu sắc đến nhận thức của người xem.

Năm 2022 lại là năm nhiếp ảnh

“được mùa”, thời chiến có 2 tác giả được Giải thưởng Hồ

Chí Minh, 9 tác giả được Giải thưởng Nhà nước và 4 tác giả ảnh thời bình được Giải thưởng Nhà nước.

Mười một tác giả thời chiến gồm Võ

An Khánh với tác phẩm “Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang” (Giải thưởng Hồ Chí Minh) nói về phụ nữ

Nam Bộ trực tiếp đấu tranh chống

Mỹ và chính quyền Sài Gòn; Chu

Chí Thành với tác phẩm “Hai người lính” (Giải thưởng Hồ Chí Minh) ghi lại giây phút hiếm hoi đón mừng hòa bình của những người lính ở hai chiến tuyến; Xuân Át với 2 cụm tác phẩm: “Chân dung các phi công Anh hùng lực lượng vũ trang được Bác Hồ khen và tặng huy hiệu của Người”, và cụm ảnh “Giải phóng Quảng Trị”; Nguyễn Hữu Lộc với cụm tác phẩm “Phụ nữ miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; Nguyễn Đặng với cụm tác phẩm “Nam Bộ - Thành đồng Tổ quốc”; Nguyễn Hoàng Nẫm với cụm tác phẩm “Hậu phương với tiền tuyến”; Ngô Minh Nhật với cụm tác phẩm “Dấu ấn Hải quân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; Đinh Quang Thành với cụm tác phẩm “Địch phá ta cứ đi”; Phạm Văn Thính với tác phẩm “Cầu người” (ảnh đơn), và bộ ảnh “Trên vành đai thép Tây Ninh”. Chỉ điểm tên tác phẩm, mà chúng ta đã cảm nhận được các tác giả và ảnh của họ bám sát cuộc chiến đến nhường nào.

Còn ảnh chiến tranh biên giới phía Tây - Nam và biên giới phía

Bắc, cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo

Hoàng Sa, Trường Sa đã được báo chí sử dụng kịp thời, và có giá trị lịch sử quan trọng.

Về ảnh thời bình, phần thưởng cao quý cho nhiếp ảnh giai đoạn này mới có 4 Giải thưởng

Nhà nước. Nguyễn Á với tập sách ảnh “Họ đã sống như thế”, nói về tình yêu cuộc sống, vượt lên số phận

▲ Ngày 23/7/1980, Tàu “Liên hợp 37” đã được phóng lên vũ trụ với đội bay quốc tế gồm nhà du hành vũ trụ Liên Xô V. Gorbatko và nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân. Ảnh: Tiến Dũng

Dẫn dòng điện xanh. Ảnh: Lâm Hoàng Thanh Liêm

▲ Nông thôn mới. Ảnh: Đỗ Hữu Tuấn nghiệt ngã của những người khuyết tật; Lâm Hoàng Thanh Liêm với ảnh

“Nối dòng điện xanh”, nói về điện mặt trời, ngành năng lượng sạch non trẻ ở nước ta; Lê Vấn ghi lại niềm hạnh phúc của cặp vợ chồng cựu chiến binh dân tộc Cơ Tu, chồng ngực đầy huân chương đèo vợ ôm hoa và bằng khen ngồi sau xe đạp, trong ảnh “Ngày trở về”; Trần Văn Tuấn phản ánh những khoảnh khắc đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cụm tác phẩm 8 ảnh “Sự giản dị hiếm thấy của một vĩ nhân”. Tám ảnh là tám tình huống sinh động khác nhau khắc họa được nhân cách Tướng Giáp một trí thức lớn của nước ta. Với lính, với dân, ông không có khoảng cách chức tước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Võ Nguyên Giáp đúng là người chuẩn mực thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh.

Thực ra, nhiếp ảnh thời bình của ta phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt các nhà nhiếp ảnh báo chí luôn luôn đứng ở mũi nhọn cuộc sống, phản ánh được sự đổi thay, sự lớn lên kỳ diệu của đất nước. Hoạt động nhiếp ảnh rất sôi động và hiệu quả. Hội NSNAVN, Cục

Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cứ hai năm có một cuộc thi và triển lãm ảnh toàn quốc. Ngoài ra còn có các Liên hoan ảnh 8 khu vực, thi và triển lãm ảnh của cơ quan báo chí, các bộ, ngành, các địa phương. Từ những năm 1980 trở đi, chúng ta có nhiều ảnh đẹp về những công trình của

Chủ nghĩa xã hội như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Cầu Thăng Long, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Đường dây 500 KV Bắc - Nam, Nhà máy thủy điện Trị An, lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà máy lọc dầu Dung Quất...

Tác phẩm ảnh “Đêm Sông Đà” của Kim Hùng (TTXVN), thể hiện sự nhộn nhịp, khẩn trương tiến tới ngày ngăn Sông Đà 12/12/1995. Bức ảnh đoạt giải Nhất cuộc thi và triển lãm ảnh Đất nước Con người do Hội NSNAVN và Báo ảnh Việt Nam tổ chức. Hay những tác phẩm về nông nghiệp, ngư nghiệp như “Mùa lúa mới” (Hoàng Thế Phúc, Đồng Nai); “Quà của biển” (Phạm Hữu Tiến, Tiền Giang) là hai tác phẩm đoạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi và Triển lãm ảnh Toàn quốc lần thứ 24, năm 2006... Hàng ngày truyền thông đa phương tiện dùng nhiều ảnh để phản ánh mọi diễn biến trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục... Guồng quay của ảnh báo chí càng ngày càng sôi động, luôn mới là những loạt ảnh về xây dựng. Hàng trăm cầu, đường giao thông mới mở, hàng loạt nhà cao tầng san sát bên nhau trải dài trong các đô thị từ Bắc chí Nam hoành tráng và mỹ lệ. Đến nỗi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng phải ngạc nhiên, thán phục, khi ông thăm Hà Nội vào năm 2016, nơi trước đây máy bay B52 Mỹ dội bom hủy diệt, nay thanh bình đổi thay quá nhiều. Những khu cư dân đáng sống đã mọc lên ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Bức ảnh “Ánh sáng trên công trường” của Trần Thị Minh Hà (Kim Chi) đoạt giải C Xuất sắc năm 2016 cho ta thấy: Thành phố Hồ Chí Minh đang mở rộng ra ngoại thành với nhịp độ mạnh mẽ chưa từng có. Riêng Đà Nẵng được gọi là thành phố đáng sống. Vì Đà Nẵng không chỉ có nhà cửa được quy hoạch chỉnh trang, đường phố xanh, sạch, đẹp, mà đáng sống còn bởi người Đà Nẵng xây dựng được thể thức hành chính, quan hệ giữa người với người theo nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc ta hài hòa với nét văn minh hiện đại. Phía sau những cái đẹp sáng sủa thường có góc khuất tối tăm. Góc khuất của chiến tranh là chết chóc, là nhà cửa, tài sản của Nhân dân bị tàn phá. Bức ảnh “Phúc Tân kêu gọi trả thù” (Ảnh: Vũ Ba) làm nhói đau con tim người xem bởi một em gái chín, mười tuổi gào khóc trước khu nhà em bị bom đạn Mỹ đánh sập đang bốc lửa, không biết cha mẹ, người thân ai còn, ai mất! Những ảnh về tổn thất,

▲ Nắng ấm trên thành phố trẻ.

Ảnh: Phạm Đức Minh

◀ Trước gương than.

Ảnh: Vũ Quang Ngọc đau thương như vậy được Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam sử dụng và lưu giữ rất nhiều.

Còn góc khuất của thời bình là nạn tham nhũng, là các tệ nạn xã hội đã được nhiếp ảnh phản ánh kịp thời, góp phần cùng dư luận lấy lại niềm tin cho Nhân dân. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến các phóng viên ảnh TTXVN, các báo Trung ương và địa phương. Họ đã làm trọn nhiệm vụ của những nhà báo, nhà nhiếp ảnh chân chính.

Song song với ảnh chính luận, còn có mảng ảnh rất lớn, rất đa dạng và phong phú về vẻ đẹp hùng vĩ của non sông đất nước, về truyền thống văn hóa, văn nghệ, về đời sống gia đình, làng xã đã được các nhà nhiếp ảnh say mê chụp ảnh, tổ chức triển lãm ảnh, và làm sách ảnh. Dành cả tâm huyết cuộc đời cho đề tài này có các cố nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Võ

An Ninh, Đỗ Huân, Lê Vượng, Phạm Văn Mùi, Mạnh Đan… Nối tiếp những bậc thầy lớp trước đó có các tay máy đáng nể Hoàng Đức Thự, Bùi Việt Hưng, Hữu Cấy, Hữu Nền, Đỗ Kha, Nguyễn Đình Kự, Trần Lam, Đào Hoa Nữ, Hoàng Thế Nhiệm, Trần Thị Thu Đông, Hồ Sỹ Minh và hàng trăm tay máy trẻ khác. Mỗi người trong họ đã in ít nhất một cuốn sách ảnh dầy dặn trang trọng, không phải để thi, cũng không phải để nuôi thân, mà là để lại cái đẹp cho đời.

Cùng với loại hình nhiếp ảnh chính thống (ảnh chụp trực tiếp người thật, việc thật), thì loại hình nhiếp ảnh kỹ xảo (còn có tên là ảnh đồ họa, ảnh ý tưởng) ở nước ta cũng đang phát triển và được thừa nhận. Từ năm 2010, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm đã phát động

Cuộc thi và Triển lãm “Ảnh ý tưởng”. Năm 2020, loại hình nhiếp ảnh ý tưởng lại được triển khai trong Cuộc thi và Triển lãm Ảnh Nghệ thuật Việt Nam. Tiếp bước các nhà nhiếp ảnh kỹ xảo nổi tiếng Phạm Văn Mùi (TP. Hồ Chí Minh), Lại Hiển (Hà Nội), Hoàng Quốc Tuấn (TP. Hồ Chí Minh), Lý Hoàng Long (Đà Lạt)... có thêm hàng trăm tay máy khác như Lê Tuệ (TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Dũng (TP. Hồ Chí Minh), Vũ Mạnh Cường (Phú Thọ), Lê Hồng Đức (Tuyên Quang)... làm cho đội ngũ ảnh ý tưởng ngày càng hùng hậu. Tuy nhiên còn ít người hướng loại hình nhiếp ảnh này vào thể tài chính luận. Ảnh ý tưởng chính luận là con dao nhọn sắc cần đến bản lĩnh nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng. Chẳng hạn đề tài chống tham nhũng là mảnh đất còn trống để ảnh ý tưởng tung hoành. Chúng ta không nôn nóng, và cũng không “đại ngôn” về tình hình nhiếp ảnh hiện nay. Có thể nói, nhiếp ảnh của chúng ta đã trở thành tiếng nói của dân, nguyện vọng của dân, cái đẹp của dân. Tôi tin tưởng lực lượng nhiếp ảnh trẻ đủ sức tiếp tục bồi đắp tượng đài nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta ngày càng lớn mạnh hơn, rực rỡ hơn. ☐

Bác Hồ là hình ảnh được giới văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng rất quan tâm thể hiện và là ước nguyện của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Nhưng vinh dự đó chỉ đến với một số không nhiều các nhiếp ảnh gia.

▲ Bác Hồ tại mặt trận Biên giới năm 1950. Ảnh: Đinh Đăng Định

Có lẽ người đầu tiên được may mắn chụp Bác chính là nhà báo Nguyễn Bá Khoản với loạt ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người thứ hai có vinh dự lớn là cố nghệ sĩ Võ An Ninh, ông đã chụp được ảnh Bác cùng với Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp đang ngồi trong ô tô, rời lễ đài sau buổi lễ kết thúc.

Ngay sau ngày Quốc khánh đầu tiên, có 6 nhà nhiếp ảnh được giới nhiếp ảnh Thủ đô tiến cử vào chụp chân dung Bác Hồ, để in tuyên truyền rộng rãi trong cả nước. Bức ảnh chân dung đầu tiên của Chủ tịch nước được Bác chọn là tác phẩm của nghệ sĩ Vũ Năng An.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, có khá nhiều nhà nhiếp ảnh chụp Bác Hồ. Bức ảnh nổi tiếng lúc bấy giờ là tác phẩm “Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê, 1950” cũng của nghệ sĩ Vũ Năng An. Bức ảnh cho thấy tác giả của tác phẩm này là một nghệ sĩ bậc thầy, một phóng viên ảnh chiến trường dày dạn kinh nghiệm về thể loại ảnh thời sự nghệ thuật.

Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nghi cùng có nhiều tác phẩm quý chụp Bác trong những thời khắc khó khăn gian khổ ở chiến khu Việt Bắc. Trong đó đáng nhớ nhất là bức ảnh “Giờ nghỉ trưa Bác Hồ tranh thủ đọc báo”. Bức ảnh làm nao lòng người xem là tác phẩm “Bữa cơm đạm bạc thường ngày của Bác”…

Tuy ít có điều kiện tiếp xúc, nhưng trong một dịp may hiếm có đã đến với Lâm Hồng Long, nghệ sĩ đã nhanh chóng ghi được hình ảnh Bác đang “bắt nhịp bài ca Kết đoàn” cho một dàn hợp xướng, đã làm say đắm tâm hồn của bao thế hệ công chúng.

Nghệ sĩ Kim Côn chụp Bác Hồ không nhiều, những để đọng lại trong lòng người xem, trước hết phải kể đến tác phẩm “Bác kéo lưới ở biển Đồ SơnThanh Hóa”. Đó là bức ảnh có sức lan tỏa lớn, không chỉ cho hôm nay và mãi mãi mai sau.

Nhà báo Đinh Thúy (tức liệt sĩ Bùi Đình Túy), thời gian ở Hà Nội không

▲ Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn.

Ảnh: Lâm Hồng Lâm

◀ Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.

Ảnh: Hoàng Linh nhiều, nhưng mỗi bức ảnh của ông chụp Bác Hồ, khiến người xem trầm trồ ngợi khen. Đó là bức ảnh “Bác Hồ trong buổi lễ trao tặng Huân chương Sao vàng cho cụ Tôn Đức Thắng” ngày 19/8/1958. Sẽ là một thiếu sót, trong số các nghệ sĩ chụp ảnh Bác, không thể không nhắc đến nghệ sĩ Mai Nam với 2 tác phẩm “Bác kiểm tra máy cày cải tiến” và “Bác thăm làng Lỗ Khê”.

Nói đến người chụp ảnh Bác Hồ nhiều nhất và ấn tượng nhất là nghệ sĩ Đinh Đăng Định. Ông được đặc ân trong nhiều năm chuyên chụp ảnh Bác. Trong số các tác phẩm đẹp về Bác của Đinh Đăng Định, làm nhiều người nhớ là “Bác

Hồ đọc Báo Nhân dân số ra đầu tiên, 1951 ở

Việt Bắc”; “Bác bế em bé” hay “Bác làm việc trong vườn Phủ Chủ tịch”. Nhưng có lẽ hai tác phẩm làm nhiều người hâm mộ nhất, yêu quý nhất và nhớ mãi nhất là “Bác Hồ thăm Đại đoàn quân Tiên phong tại đền Hùng trước khi về tiếp quản Thủ đô, 1954” với câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và tác phẩm

“Bác cùng chúng cháu hành quân”, là tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam theo chân Bác làm nên sự nghiệp cho đất nước cho dân tộc.

Người kế nghiệp Đinh Đăng Định chụp ảnh Bác Hồ cho đến khi Người qua đời là nghệ sĩ Vũ Đình Hồng, với nhiều tác phẩm lừng danh, trong đó cần kể ra đây 2 tác phẩm tiêu biểu, là “Bác Hồ thăm trận địa pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô”, trong những năm tháng Nhân dân ta chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và “Bác đến thăm đền thờ Nguyễn Trãi” ở Côn Sơn, Hải Dương.

Tuy số người có may mắn chụp ảnh Bác không nhiều, nhưng số lượng tác phẩm chụp Bác thành công không phải là ít. Nhưng để có những tác phẩm sống động, có hồn đòi hỏi phải nắm bắt được thần thái của Bác là điều không dễ. Vì vậy, để có những thành công đó, mỗi nghệ sĩ một khi được chụp Bác, trước đó họ đã phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu khá kỹ về phong cách sống và làm việc của vị Lãnh tụ rất giản dị nhưng vô cùng vĩ đại của dân tộc. ☐

Ảnh:

Hồ

Hồng Nghi

Ảnh: Mai Nam

This article is from: