Báo giấy “Thơ Tân hình thức” số tháng 04 – 2020

Page 1

Báo Giấy • Tháng 04 năm 2020 • Năm thứ 5 • Số 59 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________

Phụ bản Brielle

Joy, 1984 Jean-Michel Basquiat

Vũ Điệu Không Vần Tạp chí Phụ Nữ


Thơ • 2

SINH HOẠT VĂN HỌC _______________________

C

uốn “Vũ Điệu Không Vần” được Domino.books xuất bản vào cuối năm 2019. Vì vậy, nhân dịp tôi về Việt nam thăm gia đình, nhà xuất bản Domino.books đã tổ chức buổi ra mắt sách, sáng 15/12/2019 tại Cà phê thứ Bảy, Quận 3, T/P HCM. Buổi ra mắt thành công với rất đông người tham dự, góp ý, trong đó có nhà phê bình nghiên cứu Văn Giá, Trần Hoài Anh, nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Hạnh Ngộ, Lý Đợi, Xuân Thủy, Phạm Quyên Chi … Các tạp chí Tuổi Trẻ, Báo Mới, Dân Trí, Phụ Nữ. Và cả những chống đối. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới một đàn anh của tôi, nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, và anh Bùi Quang Viễn, nhà xuất bản Domini.Books, đã giúp xuất bản tập tiểu luận này. Những người lớn tuổi đã quen với những thể thơ cũ nên khó đổi mới, vì họ lấy cái hay cũ đánh giá cái hay mới. Thậm chí không phân biệt được giữa thơ Tân hình thức Mỹ và Việt, giữa ngôn ngữ tiếng Anh (đa âm và trọng âm), và tiếng Việt (đơn âm), gán ghép cho Tân hình thức Việt dùng kỹ thuật lập lại để thay thế dấu nhấn. Và rằng, thơ Tân hình thức Việt không có những bài thơ hay. Nếu muốn tìm hiểu thơ Tân hình thức Việt, chúng ta cần có kiến thức về thơ, và am hiểu vấn đề tới nơi tới chốn. Thơ Tân hình thức Mỹ trở lại thơ thể luật sau một thế kỷ phát triển thơ tự do, với những phong trào tiền phong, nửa sau thế kỷ 20, cung ứng toàn bộ kiến thức chưa bao giờ có về thơ, kể từ thời kỳ văn minh cổ đại Hy lạp. Tân ở đây là trở lại (retro) truyền thống. Còn Tân hình thức Việt là một thể thơ trở lại, bổ túc cho thơ có vần. Nhà phê bình Văn Giá trong một bài viết "Một bài thơ Tân hình thức Việt được cho là hay", 2013, đã viện dẫn 5 bài thơ hay của những tác giả Khế Iêm, Nguyễn Thị Khánh Minh, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Bỉm. Thật ra, ở thời nào cũng vậy, Thơ Mới và thơ tự do thập niên 1960s ở Miền Nam cũng đều bị chống đối, vì những cái mới đã làm lung lay cái cũ. Thơ Mới và thơ tự do bùng phát lên thành những phong trào lớn, với cả ngàn người sáng tác, nhưng là chỉ lập lại những gì đã có. Còn thơ Tân hình thức Việt thì không. Có nhiều lý do để giải thích. Trước thập niên 1960s, không có nhiều phương tiện giải trí, ngoài ca nhạc, cổ nhạc, và thơ là bộ môn cao cấp nhất. Nhưng tới thập niên 1990s, Internet bắt đầu, và sau 2004s, với Website, Facebook, Youtube ... cùng với hoàn cảnh xã hội, nên ít người còn quan tâm tới thơ, đặc biệt thơ Tân hình thức. Hơn nữa, thơ Tân hình thức Việt lại là một dòng thơ khó, với hai yếu tố mới và hay: Ý tưởng và Nhịp điệu, đòi hỏi người làm thơ phải có óc sáng tạo. Vì thế số người tham gia không nhiều. Nhưng 15 năm sau, thế giới ảo dần phai mờ, và con người quay về với đời sống hiện thực. Thay vì đọc trên Internet, người đọc trở lại với cách đọc trên trang giấy, lôi cuốn bởi con chữ, “đắm mình trong tình tiết và cốt truyện”. Chẳng khác nào, “thơ Mỹ quay lại với thơ thể luật vào những năm đầu thập niên 1990s, sau một thế kỷ chiếm ưu thế của thơ tự do. Theo G. K. Chesteron, nhà thơ, triết gia, kịch tác gia người Anh, ‘cách mạng là phục hồi (restoration), đoạt lại (recapturing), giới thiệu lại một điều gì đó đã từng được hướng dẫn và truyền cảm hứng từ trong quá khứ.’ Hay nói khác, là cuộn lại (re-roll), quay trở lại (return), đi vòng quanh một lần nữa’.” Báo Giấy ra mắt số đầu tiên vào tháng 4/ 2014, gửi qua email để người đọc in lại, đọc trên giấy.


3 • Tân Hình Thức

Nhà thơ Inrasara lại cho rằng, nội dung thơ Tân hình thức không có cảm thức về thời sự, chính trị. Thơ, tự nó, không hề có mục đích. Và Tân hình thức Việt cũng chỉ là thay thế các thể thơ có vần, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát, thành không vần, và gọi là thơ không vần, đóng góp vào sự làm giàu cho thơ Việt. Còn nội dung thế nào thì tùy thuộc người làm thơ, và hoàn cảnh họ đang sống, chứ có liên quan gì tới các thể thơ? Những nhà khoa bảng và nghiên cứu văn hóa, họ quan tâm tới kiến thức, nhưng người làm thơ thì không, họ quan tâm tới cái ngã nhiều hơn, nhìn thế giới qua cái tôi của họ. Triết gia thời cổ Hy lạp, Socrates, vượt ra khỏi cái ngã, tự biết mình dốt, nên ông đã tìm cách đàm thoại với mọi người chung quanh để hoàn chỉnh sự hiểu biết của mình. Nói chung, những người có hiểu biết thường là khiêm tốn. Kiến thức + tưởng tưởng = sáng tạo. Kiến thức (chuyên môn) thúc đẩy tưởng tượng mới sinh ra sáng tạo. Chống thơ Tân hình thức chẳng khác nào phô bày sự thiếu kiến thức của họ và không hiểu gì về thơ. Thơ là một hình thái sáng tạo. Mà sáng tạo là phải đổi mới. Đổi mới ở đây là thể thơ chứ không phải đổi mới chữ như thời thơ Mới. Nếu suốt thế kỷ này qua thế kỷ khác, cứ nhai lại những thể thơ cũ, thì đó là một nền thơ chết. Và chỉ có những người làm thơ, chứ không thể có nhà thơ. Thật ra, mọi thắc mắc hay chống đối đều đã được trả lời trong “Vũ Điệu Không Vần”, với 600 trang, khổ 6x9 inches. Tuy nhiên, trong buổi ra mắt sách, chính nhờ sự chống đối nên sinh hoạt mới trở nên sôi nổi, gây ấn tượng tới mọi người, và làm mạnh thêm cho thơ Tân hình thức. * Ngày hôm sau, tôi có buổi tọa đàm tại Đại học Nhân văn T/P HCM, với giới khoa bảng của trường. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ với sự chủ tọa của GS Võ Văn Nhơn, họ chỉ đặt câu hỏi để tìm hiểu thể loại thơ này chứ không hề phản bác. Tôi thật sự kính trọng cách ứng xử của họ. Sau này ở Huế cũng vậy, với giới khoa bảng tại hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Cũng cần nhắc lại, vào ngày 29 tháng 10 năm 2014, tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Viết văn – Báo chí phối hợp với Tạp Chí Sông Hương đã tổ chức một buổi tọa đàm về thơ Tân hình thức. Chứng tỏ, dòng thơ này đã được chấp nhận trong giới khoa bảng. Nói thêm về nước Mỹ, chính triết gia người Trung quốc, Li Ming (biên dịch Nguyễn Hải Hoành), khi so sánh giữa người Trung Quốc và người phương Tây, tiêu biểu là Mỹ, đã cho rằng: “chủng loại người nào có thể cung cấp cho nền văn minh của toàn nhân loại những nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học lớn, nhà công nghệ lớn, nhà nghệ sĩ lớn đẳng cấp thế giới, thì chủng loại ấy là thông minh. Nói cách khác, qua so sánh, chủng loại người nào giỏi hơn về khám phá các quy luật mới (về tự nhiên, xã hội, tâm lý loài người), về phát minh công nghệ mới (tư duy, công cụ, máy móc), sáng tạo các tri thức mới (về khoa học, nghệ thuật), thì thuộc về chủng loại người thông minh. “Ngược lại chủng loại người nào không giỏi, thậm chí không có thể khám phá quy luật mới, phát minh công nghệ mới, sáng tạo tri thức mới thì là không thông minh. Người TQ có thực sự thông minh không? Nếu người TQ thực sự thông minh như thế thì trong dòng sông lịch sử dài dằng dặc rốt cuộc họ đã cống hiến cho nền văn minh nhân loại được bao nhiêu nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học lớn, nhà công nghệ lớn, nghệ sĩ lớn cấp thế giới, cung cấp được bao nhiêu khám phá lớn về quy luật, phát minh lớn về công nghệ và nghệ thuật, sáng tạo lớn về tri thức?”


Thơ • 4

Nhân đây, chúng tôi đề cập tới bức tranh bìa của “Vũ Điệu Không Vần” (thiết kế bìa Minh Thái). Jean-Michel Basquiat (1960 –1988), một nghệ sĩ Mỹ và là họa sĩ đường phố gốc Phi đầu tiên trở thành ngôi sao nghệ thuật mang tầm quốc tế, theo Graham Thompson. Tài năng của họa sĩ nổi bật với nhiều tranh vẽ đa dạng, dày đặc chữ viết và hình ảnh cắt dán. Tác phẩm giá trị nhất, Untitled (Không Đề) của ông đã được bán với giá trên 110 triệu USD. Nếu Van Gogh lúc còn sống tranh chẳng bán được bao nhiêu, nhưng khi chết đi có giá cả trăm triệu USD thì Basquiat cũng tương tự. Và bắt đầu từ số này, chúng tôi thêm mục “Những Dòng Thơ Cũ”, đồng hành với Tân hình thức. Về phần dịch thuật, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc, bài “Art and Beauty” của Allan Burns do Điểm Thọ dịch. Để kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, và hiểu rõ về thơ, dù ở thể loại nào, xin quí bạn đọc kỹ phần tiểu luận “Vũ điệu không vần”, đồng thời với những thân hữu sáng tác thơ Tân hình thức, phải theo đúng tiêu chuẩn: Ý tưởng và Nhịp điệu, và gửi cho Báo Giấy số sắp tới. Những tác giả đã gửi bài, xin chỉnh nhịp điệu, và gửi lại. Sau đây là bài thơ mẫu: CON MÈO ĐEN

THE BLACK CAT

Con mèo đen có linh hồn và chiếc xương sườn của tôi, mỗi buổi sáng thức dậy không bao giờ rửa mặt, mỗi buổi sáng thức dậy không bao giờ đánh răng;

The black cat with my soul and a piece of my rib, wakes up every morning not washing its face, every morning not brushing its teeth; the black cat with clay-like

con mèo đen có đôi mắt bằng đất sét, mở ra và nhắm lại, hay cứ mở ra và không bao giờ nhắm lại, trong lúc lên thang xuống thang, mang theo

eyes, opening and closing, or opening and never closing, as it climbs up and down the stairs, dragging with it my soul and a piece of my rib, forgetting that

linh hồn và chiếc xương sườn của tôi, mà quên rằng, tôi đã sống những ngày hôn ám biết bao, tự thuở nào và tại sao thì tôi đành chôn kín, trong

i had lived much darker days, since when and why it was i had buried them in my pocket full of notes gathered from many different tales, strung together

cái túi đựng đầy những đoạn chú thích, được lượm lặt từ rất nhiều mẩu chuyện, để cấu thành câu chuyện về con mèo đen, mang linh hồn và chiếc xương sườn

to make up this story about the black cat with my soul and a piece of my rib; of course, that is the black cat with clay-like eyes, not any other kind of eyes; even

của tôi; dĩ nhiên, đó là con mèo đen có đôi mắt bằng đất sét, chứ không phải bất cứ đôi mắt nào khác; mù đặc, trong lúc lên thang xuống thang. __________________

as the black cat climbs up and down the stairs.

Ghi chú “Con Mèo Đen” là một trong ba bài thơ hay nhất trong tháng 12 – 2007 của Diễn đàn thơ Mỹ Poetry.about (http://poetry.about.com)

“The Black Cat” is one of three very fine poems in the December 2007 edition of Poetry.about Forum (http://poetry.

_________________ Note


5 • Tân Hình Thức

SÁCH NHẬN ĐƯỢC __________________

1/ Đi Tìm Ẩn Ngữ Văn Chương, tiểu luận phê bình Trần Hoài Anh, nxb Hội Nhà Văn, 465 trang 2/ Văn Hóa Văn Chương & Hành Trình Sáng Tạo, tiểu luận phê bình Trần Hoài Anh, nxb Thanh Niên, 265 trang. 3/ Văn Học Nhìn Từ Văn Hóa, tiểu luận phê bình Trần Hoài Anh, nxb Thanh Niên, 335 trang. 4/ Mỗi Ngày ta Sống, tản văn, tùy bút của nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, nxb Tổng Hợp, 350 trang. Tổng số 21 tác phẩm của tác giả bao gồm tản văn, tùy bút, truyện ngắn và những nghiên cứu về khảo cổ. Mỗi Ngày ta Sống là một tác phẩm lôi cuốn người đọc như một hành trình thăm viếng khắp 3 miền đất nước, đẩy tới đỉnh điểm, trở thành những câu chuyện hiện thực, hướng dẫn du lịch. 5/ Ngọn Gió Qua Vườn, tuyển tập thơ, truyện ngắn của Ý Nhi, nxb Phụ Nữ, bìa Minh Thái, 830 trang. 6/ Phế Tích Của Ảo Ảnh, thơ Trịnh Y Thư, nxb Văn Học Press, 2017, bìa Nguyễn Đình Thuần, phụ bản Thái Tuấn, Đinh Cường, Nguyên Khai, Hoàng Xuân Sơn, 145 trang. 7/ Chỉ Là Đồ Chơi, tạp bút Trịnh Y Thư, nxb Văn Học Ptress, 2017, bìa & thiết kế bìa Đinh Trường Chinh, 270 trang. 8/ Tuyển tập truyện ngắn Trần Trường Khánh, nhóm dịch Lê Quang Trường, Phan Thu Vân, Nguyễn Hoàng Yến, Hồ Ngọc Minh, Hoàng Thị Thu Thủy, Nguyễn Đông Triều, nxb Văn Hóa - Văn Nghệ, 255 trang, với 7 truyện ngắn của nhà văn nổi tiếng của Đài Loan, Trần Trường Khánh, sinh năm 1946. 9/ Kỷ Niệm Không Có Mưa của nhà thơ Ý Nhi, nxb Domino Books, 315 trang, khổ 15x23 cm, kỷ niệm với những nhà văn, nhà thơ, họa sỹ Việt: Nguyễn Minh Châu, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Minh Khuê, Tế Hanh, Xuân Quỳnh, Hoàng Trung Thông, Nguyên Hồng, Thái Tuấn, Trang Thế Hy, Dương Bích Liên, Phan Thị Thanh Nhàn, Tô Thùy Yên, Ngô Thị Kim Cúc, Chế Lan Viên, Xuân Sách, Bùi Giáng, Khương Hữu Dụng, Trinh Đường, Chim Trắng, Xuân Diệu, Vũ Quần Phương. 11/ Gã Tình Nhân Và Vở Kịch Không Dành Cho Sân Khấu, thơ Trầm Phục Khắc, nxb Văn Học Pree, 2020, bìa Duy Thanh, phụ bản Nguyễn Đại Giang, Đinh Trường Chinh, 150 trang. 12/ Pha Thơ Vào Biển Gió, thơ Lê Giang Trần, nxb Sống, 2019, bìa và phụ bản Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, 255 trang, Thơ Haiku Việt, sáng tác. 13/ Thơ Haiku Việt, sáng tác, bình luận, nghiên cứu, trao đổi, nhiều tác giả, lưu hành nội bộ, 105 trang. 14/ Tuyển tập thơ Haiku Việt, nhiều tác giả , nxb Hội Nhà Văn, 110 trang. 15/ Đã Là Một Phiền Toái, ng. anh anh, thơ song ngữ, nxb Domino Books, 85 trang. 16/ Dấu Mốc, thơ Tân hình thức Nguyễn Lương Ba, nxb Văn Học Mới, 2019. 18/ Có Những Ngày, thơ Tân hình thức Hồ Đăng Thanh Ngọc, nxb Thuận Hóa, 150 trang. 19/ Ký Ức Của Bóng, thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, nxb Sống, 175 trang. 19/ Những Lầm Lỗi Định Mệnh Trong Cuộc Chiến Việt Nam, quyển 1, nxb Văn Học Press, 800 trang.


Thơ • 6

NHỮNG DÒNG THƠ CŨ _________________________

Thanh Tâm Tuyền DẠ KHÚC

Mai Thảo NGHE ĐẤT

Anh sợ những cột đèn đổ xuống Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta Bóp chết mọi hi vọng Nên anh dìu em đi xa

Nằm đây dưới bóng cây xanh Nhìn qua lá biếc lại xanh sắc trời Mát thơm đất trải bên người Nghe trong ẩm lạnh da người cũng thơm

Ði đi chúng ta đến công viên Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối Ôi môi em như mật đắng Như móng sắc thương đau Ði đi anh đưa em vào quán rượu Có một chút Paris Ðể anh được làm thi sĩ Hay nửa đêm Hanoi Anh là thằng điên khùng Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới Chiếc kèn hát mãi than van Ðiệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng Sao tuổi trẻ quá buồn như con mắt giận dữ Sao tuổi trẻ quá buồn như bàn ghế không bầy

Đất lên hương, thấm qua hồn Nghe Vui thoáng đến với Buồn thoáng đi Giữa giờ trưa nắng uy nghi Bóng vây vây nhẹ hàng mi cúi đầu

Thôi em hãy đứng dậy người bán hàng đã ngủ sau quầy anh đưa em đi trốn những giày vò ngày mai Trích Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy

Người nằm nghe đất bao lâu Tai nương ngợ tiếng đời sau thở dài Lung linh sóng nắng đan cài Cõi Trong điệp điệp Cõi Ngoài mang mang Chợt đâu rụng tiếng phai tàn Rơi ngưng nửa dáng nắng vàng trôi qua Linh hồn thiếp giữa triều hoa Bóng hình thôi đã nhạt nhoà quanh thân. Trích Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền

Thành Tôn KẺ ĐÀO NGŨ Buổi sáng soi gương và đội mũ Lòng đã hồ nghi khuôn mặt quen Dấu vết riêng nào trên nhân dạng Đã hằng hằng không tuổi tên Chân bước ra đường luôn chạm mặt Những bàng hoàng trên nhan diện ai Sống nửa đời người chưa dám chắc Chân dung ta trung thực bao phần


7 • Tân Hình Thức

Nên nhiều lúc tâm thần chấn động Một kẻ nào ẩn dạng, âm mưu Hắn tà giáo hay giòng chính thống Mặt đầm đầm đường nét hư vô

Khế Iêm EM ĐÃ BAY ĐI

Những dội đập ngày đêm bấn loạn Trán phẳng phiu dậy sóng muộn phiền Thân chống bộ xương ròn hữu hạn Hồn mang ảo giác kẻ tham thiền

Một mẹ già ngồi bên xác con Trong đêm sâu mặt trời rất rộng Trong đêm sâu cánh đồng ấm mộng Em bay ngang em cười mênh mông

Ngực sống đã mơ hồ nhịp đập Tim trong tay kẻ lạ âm thầm Cõi nào phân chia miền tranh chấp Thân vô cùng ràn rụa mối thương tâm

Hỡi đôi mắt nhìn ta ái ngại Hỡi đôi mắt vời ta ở lại Hỡi đôi mắt nhìn ta ngây thơ Hỡi đôi mắt ngủ quên trong mơ

Ta bắt gặp ngoài ta hình bóng Những đường quen nét thuộc nghi ngờ Kẻ đào ngũ lầm lì, ngập ngọng Nhàn nhạt trong cơ thể hồ đồ

Ta kéo xác em đi trên đường phố lạ Một thoáng qua thôi em đã là tro bụi Một thoáng qua thôi em đã qua đời Bão tố nào vùi một cánh chim côi

Kẻ đào ngũ, chính ta trong hắn Ngực cơ hồ đập nhịp ai xa

Một người yêu đứng khóc bên mồ Một rừng hoa tươi giữa chốn khăn sô Em đã đi đâu chỉ còn màu nắng dại Hay đã tan thành một chút hư vô

Trích Thắp Tình

Tưởng nhớ người em gái

Ngày 7 tháng 11-1983

Trịnh Y Thư GIÓ TÊ LÒNG VIỄN XỨ Tôi vẫn nhớ khúc quành thế kỉ ba mươi năm mà như một thoáng phù vân. Gió tê lòng viễn xứ gây gây nỗi nhớ và những điều không hiểu. Chỉ còn mớ kí ức thảm thương làm hành trang cho những chuyến hành hương tuyệt vọng. Nào biết có một bến bờ bên kia vùng đất khô gió lạnh. Trong giấc mơ những năm tháng lưu đày tôi nhận ra nỗi đau tủi nhục của kẻ sống trọn kiếp trong bóng đêm.

Ý Nhi CHÙA TRONG PHỐ Phố như thể cuộc đời dài xa và náo động mỗi bước chân người đi mưa dầm rồi nắng bỏng Chùa như thể bóng cây giữa tháng ngày vất vả người mệt mỏi dừng chân dưới màu xanh che chở Dẫu bao năm tháng nữa cuộc đời rồi đổi thay chùa vẫn còn bên phố và người còn qua đây.


Thơ • 8

THƠ TÂN HÌNH THỨC ____________________

Nguyễn Đặng Thùy Trang NHỮNG CÁI TÊN

Hường Thanh ÔM MẶT

Bạn đặt tên con là những cánh chim trời Thiên Di hãy làm những gì con muốn và tự do trên trái đất này

Người đàn ông ôm mặt và quỳ xuống khuôn mặt dưới đất đá thực ra người đàn ông ôm mặt của mình khi quỳ

em đặt tên cho đứa bé là Thiên Lam một bầu trời biếc xanh vẫy vùng chân trời cuối bể những đứa trẻ mang cho mình hi vọng thật mới chúng ta không hong nổi mình nữa dù nắng đã lên đầy chúng ta bị nhốt trong một vùng trời hoa tím dại sống trong nỗi nhớ thương sóng và những lênh đênh gió chúng ta cột chặt giấc mơ vào đêm và ngày không buông tay tự bàn tay ta đan dây thừng và rồi trói mình ở lại căn phòng đầy bão tố rồi mai đây chỉ có ánh mắt trốn tìm ánh mắt mò mẫn chơi trò trẻ con nhấp nháy tìm kiếm gì ngoài trời ngoài thế giới hãy đi tìm thế giới hãy đi tìm màu xanh hãy đi tìm cùng nhau hãy đi tìm tự thân - tự mình là hải đảo nếu đi không được thì gửi gắm vào những cái tên và phiêu lưu trong đêm đen dù tất cả chỉ mới bắt đầu ...

xuống nhìn khuôn mặt hiện rõ ràng dưới đất đá có khuôn mặt không có mắt nhìn nhìn lên người đàn ông đang ôm mặt mình có tiếng khóc phát ra và tiếng kêu thốt than lời làm run rẩy bẩy bàn tay người đàn ông đang ôm mặt kêu “trời ơi, trời ơi” khuôn mặt dưới đất đá không có một âm thanh nào thành tiếng nói bởi người đàn ông đã mất đi vợ con từ lâu lắm khuôn mặt dưới đất đá không phải nơi đã chôn vùi đi gia đình người đàn ôm mặt mình nhìn xuống khuôn mặt thực ra đã thành đất đá ngổn ngang những tiếng kêu than giờ ở trên mà thôi. 6.7.2016


9 • Tân Hình Thức

Thạch Tốt ĐÊM KHÔNG CÙNG 1. Anh cũng bắt đầu nhớ lại hơn Mấy mươi năm về em anh mới Có được một niềm hạnh phúc anh Sẽ mang về cho em niềm yên Vui anh sẽ chọn chắc chắn không Bằng đường hầm hay sẽ đi trên Con tàu lửa suốt. Con tàu vĩ Tuyến bắt đầu băng băng em a. Hơn mấy mươi năm về em về Huế thân yêu của em anh cũng Bắt đầu nhớ lại nhắc lại làm Gì trời xa ngái sương mù lạnh Lẽo mưa thút thít em vẫn thế Ư? Máu đi máu sẽ về ôi Giòng sông căn nhà con đò hãy Nhớ em máu tìm về biển đông 2. Đoàn xe chạy dần vào thành phố Khi tôi đưa ngườI em gái về Bên kia giòng sông. Nơi những hàng Kẽm gai vây theo con đường bưng Kín. Hãy đi trong lớp bụi mù Nghe lời vọng âm vi vu trong Từng tiếng bánh xe đổ dài theo Mặt đường xa vắng. Dừng lại trong Một giả từ thoáng chốc. Rồi em Sẽ chìm dần trong con ngỏ âm u. Hãy thắp sáng những nẽo đường thắp sáng giòng sông tiếng cười ttrẻ thơ. Xin cúi đầu trước những dung nhan . Một đời gian lao cho tàn tấm thân. Một đời dưỡng nuôi mơ hồ mở đường cho con tiến lên.

3. Anh thử hỏi một buổi mai nào Đó gặp lại em, anh tự nhủ Cuộc sống tràn đầy ra đấy sáng Trưa chiều tối anh đi về thử Hỏi bao lâu rồi mình thấy mình Sống như Zarathoustra mặc khải Chân lý rồi thì em ăn chay Trường một buổi mai nào đó gặp Lại em anh tự nhủ ghé chợ Mua trái cây xin em xin em Cho anh những gì đã mất đã Không thấy. Liên em quy nhơn ơi Anh thử hỏi một buổi mai nào Đó gặp lại em anh tự nhủ Nhiều cánh đồng xây lá lộc non Tiếng một người ngoài kia trở về.

Vương Ngọc Minh THƠ TÂN HÌNH THỨC Tất cả các tình cảm nào tình quê tình em tình nhà chuyển biến theo đây nó sẽ làm các câu (chữ) chao nghiêng ôi chao tại làm sao tâm trạng tôi hôm nay trở nên mỏng dánh mỏng hệt vành hàng chuông đồng của tây tạng hễ chạm vào tự khắc chúng đồng loạt ngân nga một cách hết sức êm ả sự êm ả (kéo dài lắm!) tuy nhiên sự êm ả dù có kéo dài bằng một


Thơ • 10

đời người cũng chỉ khiến các ý nghĩ trong tôi tích tắc tản mác trong tiếng “chách!” của cái búng

mở lớn hai mắt cốt nhìn tư cách pháp nhân cái búng tay thực bất khả tư nghị tôi phải

tay bấy giờ thời gian tất cả các tình cảm nào tình quê tình em tình nhà hoàn toàn bị

khiển môi miệng mình run (giật) từng hồi nhìn lại hình hài sững sờ nhận thấy tấm thân từ lâu

lũ chữ tự trời/ đất phủ dụ cho mê hoặc cho cô đọng theo đó chuyển biến ôi chao sao

đã nhuộm màu xám (bạc!) lần hồi chuyển dần qua màu đen (màu hắc ín!) mười móng chân đậm bùn

tôi vẫn chả làm gì cả (!) có phải theo khái niệm thời gian ta nói há miệng mắc quai tôi

tuy vẫn bấu chắc cuộc đất ở tạm nhưng tất cả những tình cảm nào tình quê tình em tình

còn biết để tất cả các tình cảm nào tình quê tình em tình nhà chuyển biến (mà!) chữ “tình”

nhà chúng ưa chuyển biến theo tiếng búng tay cái “chách!” quả khôn lường nó bắt lồng ngực tôi thắt

thì làm sao thoát được chứ hiện thời chữ “tình” vẫn mắc nghẽn ngang cuống họng (tôi đã tự hỏi

đến độ có cảm tưởng sau mỗi bài thơ việc đàn hồi co giật lộ thấy hết ra trên mặt

có phải do tâm tính ta cạn cợt!) tự trái tim (dù cằn cỗi có tắt nghỉ cứ giữ vẹn

là chứng (tật!) đã tới hồi vô phương chữa. chạy.

chữ “tình”!) có chết không chứ (!) với tất cả các tình cảm nào tình quê tình em tình nhà chuyển

Nguyễn Hải Thảo BAN MAI

biến từng thớ thịt trên mặt tôi đương co rúm (tự lúc nào chính tôi còn không biết!) việc cố

Qua đêm đen. Ngày rực những tia nắng tưới đều trên thảm cỏ mướt xanh sức sống. Phố bắt đầu ngày mới với rộn ràng người xe. Tôi mở cửa trái tim hòa nhịp đập buổi sáng và mở toang khát vọng ... 20.03.2017


11 • Tân Hình Thức

Xuân Thủy VẾT THƯƠNG

Nguyễn Ngọc Trừu ĐÁNH ĐÒN ĐAU NỖI NHỚ

Chỉ những vết thương làm Dưỡng chất cho tình yêu Nảy nở trên đôi môi Kia đi tìm những vết

Nhìn nỗi nhớ đi vội vã lê gót về khi đã tả tơi đau đã tả tơi đau nỗi nhớ

Thương chữa lành những vết Thương không ai đi tìm Nỗi đau của bạn chỉ Những vết thương tìm nhau

hóa trang đeo mặt nạ vậy mà người ấy vẫn nhận ra điện thoại nghe chỉ vài câu chỉ vài

Không ai đi tìm những Vết thương của bạn chỉ Đi tìm dưỡng chất cho Tình yêu nảy nở nhưng

câu chiếu lệ trang cá nhân bỏ cả năm đèn không sáng ngả đường nào tránh được xót xa chỉ

Không vì ai cũng không Đi tìm những vết thương Nên không thể tìm dưỡng Chất cho tình yêu được

là nhớ không mảy may hò hẹn gặp gỡ không nói chi đến tâm tình nhớ là để thêm điều

Vì chỉ có những vết Thương là dưỡng chất cho Tình yêu nảy nở mà Không ai không ai đi

để nhớ xưa bên em người là hòn than đỏ giờ lạnh lùng như một tảng băng trôi dặn nhiều

Tìm những vết thương của Bạn ngoài những nhà thơ Không có gì ngoài những Vết thương không ai tìm

rồi nỗi nhớ chả chịu nghe thêm lần nữa em ra đòn chiều nay đau quá thương dáng run run

Đến ngoài người yêu người Yêu bạn yêu những nhà Thơ sống mà không cần Chi không cần chi cả.

len lẻn len lẻn ra ngoài ngõ em nhìn theo lắc đầu lắc đầu nước mắt thấm nước mắt thấm qua môi…


Thơ • 12

Phạm Quyên Chi BÀN TAY Hai bàn tay bốn bàn tay chẳng nắm chẳng còn nắm được thanh cây gầy có chiếc móc móc vào chiếc rổ rỗng đi đi bắt mặt trời đi đi vớt nhẹ ánh hào quang lộng lẫy hai bàn tay bốn bàn tay như rụt lại thanh cây gầy rơi xuống chỉ còn đung đưa đung đưa chiếc móc lơ lửng móc vào chiếc rổ rỗng đi đi tìm ước mơ cháy bỏng một đứa trẻ hai đứa trẻ thuộc lòng cách thức chạm vào điều chúng kiếm tìm nhưng hai bàn tay bốn bàn tay trẻ thơ sẽ không hoặc không rời vị trí thanh cây vẫn đứng thẳng giữa trời đất bao la tại nơi mặt trời chiếu xuống vậy tất cả giống hình ảnh giữa khu rừng.

Nguyễn Văn Bút CHIỀU THÁNG BA Ô kìa! Hoàng hôn rớt Trên tay tôi ngơ ngác Cầm con diều đứt dây Đầy màu sắc nhưng lạnh Lẽo làm tôi ớn cả Sống lưng mà không thể Bỏ chạy đi ngay lúc Này ngoài bờ sông nước Róc rách không dễ chịu Khi chiều tháng ba nằm Im lìm như trái tim Không còn biết nghĩ ngợi

Nhiều về chiều tháng ba Năm trước lục lọi trong Trí nhớ chẳng có gì Ngoài việc tôi bỏ chạy Và hoảng loạn trước trận Cải vả đập cả con Đường về nhà tôi lúc Hoàng hôn nhuộm đỏ giấc Mơ đến nóng rực chiều Tháng ba làm cọng cỏ Hoang dại bờ phờ trên Đôi mắt thằng bé chưa Từng hối hận về cuộc đời đi đâu đó vào chiều tháng ba không hẹn.

Nguyễn Thanh Sơn NHAN SẮC VÀ ĐỒNG TIÊN VÀ DANH VỌNG Tôi muốn viết điều gì đó để Đời nhưng bóng người đàn Bà lướt qua là tôi không thể Nhan sắc choán tâm trí tôi Tôi muốn viết điều gì đó để Đời nhưng tờ dollar xanh đỏ Lững lờ là tôi không thể không Thể đồng tiền nhận chìm (xuồng) tôi. Tôi muốn viết điều gì đó Để có nhiều tiếng tăm nhưng Con chữ bảo tôi kẻ háo danh Nên không thèm chơi nữa.


13 • Tân Hình Thức

NGHỆ THUẬT VÀ CÁI ĐẸP _________________________

Allan Burns Nghệ thuật đã làm ra đời sống, làm ra thích thú, làm ra quan trọng … và tôi không hề biết đến bất cứ thay thế nào khác cho sức mạnh và cái đẹp của tiến trình nghệ thuật. Henry James, thư gởi H.G.Wells

D

ĩ nhiên, nghệ thuật và cái đẹp không đồng nghĩa: ta có thể dễ dàng nghĩ đến nhiều tác phẩm nghệ thuật cố tình tránh né cái đẹp để theo đuổi vài ba lý tưởng hay tác động nào khác. Ở thế kỷ mười chín, sự đổ vỡ của các hình thức mỹ thuật truyền thống và niềm tin, không gian kỹ nghệ thành phố thô tục, và những thứ nhân cách kinh khiếp – đáng kể nhất là trong hai thế chiến – đã góp phần xa hơn nữa vào việc phân ly nghệ thuật và cái đẹp. Nhiều nghệ sĩ cảm thấy theo đuổi cái đẹp không thật sự để trải nghiệm. Dường như nghệ thuật là phẩm chất hời hợt, phiên bản tóm tắt của các khái niệm trưởng giả ẩn náu. Có lẽ cái đẹp không phải là đặc tính chính khi ta nghĩ về tranh vẽ của Picasso, nhạc của Stravinsky, hay thơ của T.S. Eliot. Cũng không phải là đặc tính chủ yếu mà ta có thể liên tưởng tới nhiều nghệ sĩ tên tuổi của những thế kỷ trước, kể cả Dante, Michelangelo, Beethoven, và Goya. Dù vậy, trong nhiều thời đại, nơi chốn, và trong nhiều truyền thống nghệ thuật và hình thức, sáng tạo cái đẹp vẫn là mối quan tâm tối cao. Riêng ở thế kỷ mười chín, nhiều nhà thơ, như Keats, Poe, Tennyson, và Swinburne, đã phấn đấu hơn tất cả mọi người, để tạo ra ảnh hưởng đẹp trong thơ của họ. (Một cách khác để hiểu việc bác bỏ cái đẹp, thịnh hành ở thế kỷ hai mươi trong nghệ thuật, đấy là phản ứng đối lại việc nhấn mạnh quá mức vào điểm chủ yếu này trong nghệ thuật ở thế kỷ mười chín). Thơ, với nguồn căn của nó trong nhịp điệu, và âm thanh và ảnh tượng, có lẽ, sẵn sàng hơn hết để thích hợp với việc sáng tạo cái đẹp hơn bất cứ hình thức nghệ thuật nào ngoại trừ âm nhạc. Bởi vì vậy mà vài nhà thơ đã thử đặt thơ ngang hàng với chính cái đẹp. Phần nhiều thơ Mỹ thế kỷ mười chín và lý thuyết thơ đã minh chứng cho khuynh hướng đó. Thí dụ như Edgar Allan Poe, định nghĩa thơ là “Sáng tạo Nhịp điệu của Cái Đẹp” (The Rhythmical Creation of Beauty), và Ralph Waldo Emerson, gọi nhà thơ là “người của Cái Đẹp” (man of Beauty). Cả hai, Poe và Emerson cũng làm những bài thơ có ý nghĩa về tính cách tự nhiên của chính cái đẹp. “To Helen” (1831, bản sửa 1845), là một trong những bài thơ mà lời thơ nổi tiếng nhất của Poe, đã lấy hứng từ mẹ của một người bạn, Jane Stanard, đã mất vì điên cuồng năm 1824, ở tuổi hai mươi tám. Poe biến đổi Stanard thành một nàng thơ gây hứng lý tưởng, mang lại cho nhà thơ những tư tưởng cổ điển tinh khiết. Giản dị chỉ bằng cách nói với Stanard thể như nói với Helen, Poe gợi lại Hy lạp cổ xưa, vì trong thần thoại Hy Lạp, Helen là con người đẹp nhất. Là con gái của Zeus và vợ của Menelaus, vua xứ Sparta, cô bị Paris bắt cóc, một biến cố đã gây ra Trận Chiến Trojan; vì vậy, theo Faustus của Christopher Marlowe,


Thơ • 14

cô có “gương mặt đẩy ngàn chiến thuyền ra trận”. Trong bài thơ của Poe, nét đẹp cổ điển của Helen, mà trong cái gật đầu thông hiều với Marlowe tương tự một chiếc tàu, đưa người nói, một cách ẩn dụ, về đến “bến nhà”, hay (đến) lý tưởng mỹ thuật cá nhân. Helen đã mang ông trở lại – trong những câu nổi tiếng nhất của bài thơ – “To the glory that was Greece / And the grandeur that was Rome.” (Phiên bản năm 1831 có nhiều câu kém hơn “To the beauty of fair Greece / And the grandeur of old Rome”. Một yếu điểm của nguyên bản là Hy Lạp thì xưa hơn Rome nhiều, khiến cho tính từ “cũ/cổ/xưa” (old) có vẻ không chính xác trong bối cảnh này. Bản sửa lại cho thấy chính xác nhiều hơn cũng như cách lập lại âm đầu đáng nhớ). Đoạn thứ ba, khó hơn hai đoạn trước, biến dạng chân-dung-người-phụ-nữ-lý-tưởng thành một tác phẩm nghệ thuật: cô biến thành “như-tượng-đá”. Những biến dạng xa hơn nữa thay đổi tên từ Helen ra Psyche (linh hồn, hay nữ thần linh hồn) và “đất nhà” ra “Đất-Thánh”. Ảnh hưởng tạo hứng của người đàn bà đã được nội tại hóa hoàn toàn bởi nhà thơ. Cái đẹp, một trừu tượng sống trong sự tưởng tưởng vượt trên cái chết của bất cứ sinh vật nào, biến thành lý tưởng dẫn đưa nhà thơ không phải vào chính cái thế giới cổ điển đã mất từ lâu, mà vào “Đất-Thánh” của sáng tạo nghệ thuật. Lý tưởng cổ điển của cái đẹp như vậy đã được tái sinh trong tác phẩm của riêng nhà thơ. Ngược với viễn tượng chú trọng đối nội của Poe, “Each and All” (1847) của Emerson lấy quan điểm chính thể luận về đối tượng đẹp trong quan hệ với bối cảnh của chúng. Mở đầu bài thơ (câu 1-12) thám hiểm tính chất liên kết bất ngờ của các thứ, nhất là cách mà chúng mang lại khoái cảm mỹ thuật cho người quan sát thường là không cố tình. Emerson trình bày một tranh luận trừu tượng từ những thí dụ của mình – “All are needed by each one; / Nothing is fair or good alone.” (Theo tiền lệ triết học cổ điển, Emerson đúc kết cái hay với cái đẹp, giúp trong việc giải thích tại sao ông gồm luôn thí dụ về “tín điều của láng giềng” (neighbor’s creed) với những thí dụ thuần mỹ thuật về những ảnh hưởng không cố tình). Rồi ông tiếp tục với ba thí dụ riêng biệt, mỗi thí dụ minh họa làm thế nào khi lấy đi một thứ từ trong bối cảnh, có khuynh hướng làm giàm đi nét đẹp của nó. Những thí dụ về chim sẻ, vỏ sò, và nàng hầu đều kiếm cách để củng cố ý tưởng rằng cái đẹp không hẳn là đặc tính của một đối tượng, cũng không hẳn là đặc tính của những mối liên hệ giữa các đối tượng, những mối liên hệ ấy hợp nhất bởi nhận thức cảm tính của người quan sát. Bằng cách lấy đi một thứ từ trong bối cảnh của nó, theo Emerson, bạn không cô lập cái đẹp của nó được, mà thật ra là hủy diệt nó. Phát ngôn nhân của bài thơ, đối mặt với bằng chứng này, thoạt đầu coi thường cái đẹp như là một phẩm chất trẻ con, thấp kém so với sự thật; nhưng rồi hắn sẽ đi đến chỗ hoàn toàn biết ơn cái đẹp, một khi thay vì sưu tầm các mẫu mã, hắn đối diện với toàn thể thiên nhiên. “I yielded myself to the perfect whole,” ông viết trong dòng thơ đáng nhớ tột điểm của bài, một cử chỉ rộng lượng tự-quên-mình. Bài thơ khéo léo tóm tắt niềm tin tiên nghiệm của Emerson, trong sự liên kết tất cả các thứ. Một bài thơ khác của Emerson cũng có liên quan đến, “The Rhodora” (1847) loại thơ biểu tượng hoa, truyền thống thuở đầu của Mỹ, cũng gồm có bài “The Wild Honey Suckle” của Philip Freneau, “The Yellow Violet” và “The Fringed Gentian” của William Cullen Bryant, và “To the Dandellion” của James Russell Lowell. Tuy nhiên, theo chủ đề thì bài thơ của Emerson giống “To a Waterfowl” của Bryant hơn (đã bàn luận dưới tựa đề “Skepticism & Belief”), trong đó nhà thơ trực cảm được một “Sức mạnh” lớn hơn, qua cách quan sát hình thức đời sống khác. Nửa phần đầu của bài thơ nghiêng về miêu tả: Emerson tìm được đóa hoa trong rừng tháng Năm, nơi mà những cánh hoa màu tím, rạng rỡ hơn cả lông chim hồng tước, đã rơi trong hồ nước. (Apostrophe/The act of turning away, turn away: dấu lược (') / hành động quay đi, quay đi). Quay đi theo nửa đoạn sau: Emerson nhắc đến hoa để trả lời cho những người đang tự nghĩ, tại sao nét quyến rũ của nó “lại bị phí phạm ở trời đất” – đấy là nhắc lại câu kết từ đoạn thứ


15 • Tân Hình Thức

mười bốn (bài thơ nhiều đoạn bốn câu) được ca tụng của Thomas Gray trong “Elegy Written in a Country Churchyard”: “Full many a flower is born to blush unseen, / And waste its sweetness on the desert air.” (Rất nhiều hoa nở không ai thấy sắc màu/ Và phí phạm cái đẹp của nó nơi không người). Câu trả lời mà Rhodora mang lại là “Beauty is its own excuse for being.” (Đẹp là bào chữa của riêng nó cho sự có mặt của mình). Emerson loại bỏ những tường trình rút ngắn về cái đẹp, thay vào đó, ưa chuộng ý niệm rằng cái đẹp tự nó là đoạn kết và là đoạn kết của nó hơn. Bài thơ không có câu trả lời cho câu hỏi “Từ đâu?” ở tiểu đề, thay vào đấy, nó diễn tả một niềm tin ngây thơ trong “Sức Mạnh”, theo số mệnh đã mang cả hai nhà thơ và đóa hoa lại với nhau. Việc làm của Emerson trong bài thơ này không phải để giải thích nguồn căn của các thứ mà là ca tụng cái đẹp của thứ đang hiện hữu. Bài thơ ngắn “Art” (1891) của Herman Melville cho thấy một trong những ý tưởng chính ở thế kỷ mười chín về nghệ thuật lớn: rằng nó kết quả từ việc hòa hợp các đối nghịch. Melville lấy cái ý này từ nhà thơ tiếng Anh và nhà phê bình có ảnh hưởng rất lớn, Samuel Taylor Coleridge, là người đã suy từ triết gia người Đức F.W.J. Schelling. Mơ về sáng tạo nghệ thuật, bài thơ khẳng định là tương đối dễ; cái khó dính líu với việc biểu hiện ý tưởng của mình trong một hình thức riêng biệt. Như thế, nghệ thuật là sự hòa hợp của hai nguyên tắc đối nghịch: ý tưởng và hình thức. Đoạn giữa của bài thơ Melville kể ra nhiều cặp đối nghịch – thí dụ như “Sad patience – joyous energies” (Kiên nhẫn buồn bã – Năng lực thống khoái) – phải gặp nhau và “kết bạn” nếu muốn tạo nên nghệ thuật thật. Ở đoạn kết của bài thơ, Melville dẫn chứng bằng hình ảnh Jacob vật lộn với thiên thần (trong Genesis 32), tương tự như những khó khăn của nghệ sĩ trong việc phấn đấu để sáng tác. Đối với tác giả Moby-Dick, nghệ thuật rõ ràng là một cam kết vô cùng lớn, cần đến tinh thần và tình cảm vượt bực của mình. Độc giả nên để ý rằng bài thơ của Melville không hề nhắc đến cái đẹp dù chỉ một lần. Không giống như Poe, đối với Melville, nghệ thuật chính yếu không phải là sáng tạo của cái đẹp (hay vài ba hiệu quả tương tự), mà là một phấn đấu vĩ đại và nghịch lý để hòa hợp đối nghịch. Trong khi bài thơ “Art” của Melville chú trọng vào nghệ thuật nhưng không nhắc đến cái đẹp, thì các bài thơ “Euclid Alone Has Looked on Beauty Bare” (1920) của Edna St. Vincent Millay và “Beauty” (1921) của Elinor Wylie chú trọng vào cái đẹp mà không nhắc đến nghệ thuật. Bài thơ mười-bốn-câu của Millay nhấn mạnh vào vẻ tự nhiên khó nắm bắt của cái đẹp, nhân cách hóa (nó) như là một loại nữ thần chân dép lảng tránh. Bài thơ chế giễu những người vẩn vơ nói đến “cô” mà không có hiểu biết chân thật: họ như một đám ngỗng ồn ào chỉ quan tâm đến mình, mà âm thanh ầm ĩ của họ ngăn chận không cho họ nhận thức được bất cứ gì có ý nghĩa về cái đẹp của thế giới. Đối chiếu lại, Millay đưa ra thí dụ Euclid, nhà toán học cư dân thành phố Alexandria (Ai Cập) mà những việc làm của ông vẫn còn được dùng như cơ bản cho bất cứ gì mà chúng ta hiểu được về hình học. Bằng cách cho sử dụng thông thái của mình rộng rãi, Euclid làm giàu vô lường cho sự hiểu biết của chúng ta về luật trừu tượng của cái đẹp. Bài thơ có vẻ như đặt ngang hàng việc ngắm nhìn cái đẹp, không hẳn như xem xét những riêng biệt, như một nhà thơ thường làm, nhưng với nhận thức những mô hình và định luật bên dưới. Bài thơ kết luận bằng cách tái khẳng định rằng chỉ riêng mình Euclid đã ngắm kỹ trực tiếp cái đẹp trần trụi, nhưng rồi thêm vào là ngay cả những người chưa lần nào nghe bước chân nàng từ xa (thí dụ, những người nhận biết một cách mập mờ về sự có mặt của nàng) cũng đã may mắn. Đối với Millay, nhận thức cái đẹp không phải là thứ được cho, mà là kết quả của tìm tòi có kỷ luật.


Thơ • 16

Wylie, trong ba khúc thơ bốn chữ cô đọng cũng nhân cách hóa đối tượng của bà, một lần nữa, như một thực thể phái nữ. Thay vì nhấn mạnh vào tính bẽn lẽn của cái đẹp, Wylie nhấn mạnh cá tính vô ý thức luân lý (nhưng không phải là vô luân lý). Cấu trúc của bài thơ hầu như có thể miêu tả được trong điều kiện biện chứng của chính đề, phản đề và tổng hợp. Khúc thơ bốn câu đầu xác minh rằng cái đẹp không hay ho, khúc thứ hai rằng cô ấy không xấu xa, khúc thứ ba thì cô ấy không hay ho cũng chẳng xấu xa, nhưng thay vào đó là “ngây thơ và man dại”. Đối với Wylie, cái đẹp là một khái niệm vô ý thức luân lý và như vậy, vừa suy đồi vừa thiếu sót. Wylie cảnh cáo những người-sẽ-là-thẩm-mỹ-gia không nên yêu cái đẹp quá đáng, bởi vì thế đã báo trước một thất bại lớn hơn cả việc khẳng định tính vô luân lý của cái đẹp. Cái nguy hiểm khác nữa là trân quý nàng, bởi vì thế là nàng được phép tự do sử dụng tính man dại của mình. Hai hình ảnh tượng trưng tóm gọn khái niệm về cái đẹp của Wylie: lừa bịp của đoạn thơ mở đầu và đứa con (tinh thần) của đoạn sau cùng, cả hai cùng lúc đại diện cho ngây thơ và hoang dã. Hình ảnh đứa trẻ, xén hết bất cứ tình cảm ủy mị nào có thể bám vào nó, thoạt đầu bởi sự nhấn mạnh đặt nơi “trái tim cứng rắn”, cho thấy rằng sự ngây thơ không tự động ám chỉ nỗi đam mê, không khác hơn việc cái đẹp ám chỉ sự tốt lành. John Crowe Ransom khảo sát bản tính tự nhiên của cái đẹp không bất tử trong “Blue Girls” (1924), lời thơ ít trừu tượng hơn lời thơ của Millay và Wylie. Bài thơ thúc đẩy những cô gái tuổi-đại-học nên nắm lấy thời trẻ trung và nét đẹp của mình và tận dụng chúng, theo với truyền thống của nhà thơ người Anh thế kỷ mười bảy Robert Herrick (tác phầm của ông gồm có những ca từ đáng khen ngợi như “To the Virgins, to Make Much of Time”). Ransom tán thành sự hiện hữu gần như-là-con-thú, bất cần đến tính thông thái hay tự ý thức ức đoán về tương lai. Những lý do cho các ưa chuộng này xuất hiện khi giọng điệu bài thơ dần tối đi. Bước ngoặt quyết định đến ở nhịp điệu thứ nhất của đoạn thơ thứ ba: “before it [beauty] fail… It is so frail.” Cặp này (“fail”/”frail”) tăng cường độ cho thứ đã được gợi đến trong câu 6: “And think no more of what will come to pass.” Cái gì rồi sẽ qua đi, đó là cái đẹp rồi sẽ phai đi. Đoạn thứ tư chứng minh khái niệm này bằng cách nhắc đến một câu chuyện mà nhà thơ nói rằng ông có thể liên kết đến các cô (đấy là ám chỉ lớp độc giả thứ hai vì bài thơ còn vượt trên chính các cô nữa). Ransom nói về một bà già mắt mờ và “miệng lưỡi ghê gớm”, đã từng đẹp hơn bất cứ cô nào trong “đám con gái xanh”. Giờ thì mọi “tuyệt mỹ” của bà đều “mờ xỉn”. Sự ám chỉ ở đây rất rõ ràng: “đám con gái xanh” một ngày nào đó tự họ cũng sẽ đi xuống như người đã từng đẹp hơn các cô. Từ đầu đến cuối, Ransom phát triển đề mục tính mỏng mảnh của cái đẹp và sự suy tàn không tránh khỏi bằng cách nhắc đến màu xanh. Màu xanh, gợi đến bầu trời và thế là sự tươi mát và tinh khiết, là màu váy của các cô và của những con chim xanh mà nhà thơ so sánh với nhau. Ransom liên kết sự suy tàn của cái đẹp với cặp mắt của bà già, đã “không còn xanh nữa”. Ở đoạn cuối, những liên kết thông thường và phản luận đề với màu xanh – nỗi đau đớn – xảy ra, nhắc chúng ta đến tính đối ngẫu của một thế giới không hoàn hảo, mà trong đó những cô gái đẹp đều nhanh chóng trở thành những bà già “mờ xỉn”. Điểm Thọ dịch (Còn nữa)


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.