Cân pha giữa loa subwoofer và loa mid

Page 1

Cân pha giữa loa subwoofer và loa mid-high By: Phạm Thanh Sơn (Sonkeyboard)

Phần 1

Một ví dụ đơn giản để chúng ta thấy hiệu quả của việc cân pha: khi tăng gấp đôi công suất vào loa thì thông thường chúng ta tăng thêm 3dB áp lực. Nhưng vẫn ở công suất đó ta thực hiện cân pha thì áp lực âm thanh sẽ tăng thêm 3dB nữa. Nghĩa là khi 2 nguồn âm cùng pha thì áp lực âm thanh tăng 6dB thay vì tăng 3dB như lúc chưa cân pha! Tăng 6dB tương đương với 2 lần tăng gấp đôi công suất. Một con số vô cùng ấn tượng. Nếu hệ thống của bạn có cả subwoofer thì việc cân pha lại càng đòi hỏi phải thực hiện hơn bao giờ hết. Chắc hẳn bạn đôi lúc cũng tự phàn nàn rằng vẫn hệ thống như thế, vẫn bấy nhiêu thiết bị như thế, vẫn những nghệ sĩ biểu diễn như thế… vậy mà bạn lắp âm thanh ở hội trường A thì nghe ổn nhưng sang hội trường B thì lại rất dở. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này, một trong số đó là hệ thống của bạn bị lệch pha quá nhiều. Các nguồn âm bị triệt tiêu nhau ở nhiều tần số trong đó đặc biệt tập trung tại khu vực giao thoa tần số giữa loa subwoofer và loa mid-high. Giả sử bạn chia tần số cho loa subwoofer từ khoảng 30Hz đến 85Hz (highpass 30Hz, lowpass 85Hz); midhigh bạn lấy từ 50Hz đến 20kHz. Như vậy khoảng giao thoa sẽ là 50Hz – 85Hz. Nếu khoảng giao thoa này bị lệch pha thì sẽ bị triệt tiêu, âm trầm không có lực mà việc lệch pha thì thường xuyên xảy ra nếu bạn không thực hiện cân pha. Bằng tai thường thì ta cũng chỉ cảm nhận hệ thống “không mạnh”; “không có lực”, hoặc “nghe không hay” chứ rất khó để xác định loa nào lệch với loa nào và lệch bao nhiêu độ…


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.