HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2020 https://tailieuhay.vn/

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Đào Châu Thu 2. PGS.TS. Lê Thị Giang HÀ NỘI - 2020 https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Loan 1
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân, tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: PGS.TS. Đào Châu Thu và PGS.TS. Lê Thị Giang là những Cô giáo đã hướng dẫn nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Có được những thành quả trong luận án là được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa đã cử người phối hợp và cung cấp số liệu cho luận án, các hộ gia đình chọn làm mô hình trồng mía. Xin chân thành cám ơn Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng đồi núi Bắc Trung Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc Văn phòng chương trình KH&CN cấp quốc gia về Tài Nguyên Môi trường & biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường.Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Trường Đại học Hồng Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện công trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Loan 2
https://tailieuhay.vn/
MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi Danh mục bảng...............................................................................................................vii Danh mục hình ix Trích yếu luận án...............................................................................................................x Thesis abstract xii Phần 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3 1.3.1. Đối tượng 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 1.4. Đóng góp mới của luận án 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 Phần 2. Tổng quan tài liệu.............................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất trồng mía 5 2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất...............................................5 2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây mía và các loại cây trồng xen.................................9 2.2. Tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển mía nguyên liệu phục vụ công nghệ chế biến đường trên thế giới và ở Việt Nam..............................................17 2.2.1. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới 17 2.2.2. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam...............................................23 2.2.3. Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường mía đường tại Việt Nam tác động đến vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn...............................................27 2.3. Đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam...........................................................28 2.3.1. Đánh giá đất trên thế giới 28 3 https://tailieuhay.vn/
tài liệu và định hướng nghiên cứu của đề tài 40 2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu.........................................40 2.5.2. Hướng nghiên cứu đề
2.3.2. Đánh giá đất theo FAO ở Việt Nam 31 2.3.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía trên thế giới và ở Việt Nam 33 2.4. Một số công trình nghiên cứu sử dụng đất trồng mía trên thế giới và ở Việt Nam 35 2.4.1. Trên thế giới........................................................................................................35 2.4.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................37 2.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất trồng mía ở Thanh Hóa 38 2.5. Nhận xét chung về tổng quan tài 40 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................42 3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc..................................................................................................42 3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc 42 3.1.3. Đánh giá thích hợp đất
đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.........42 3.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc................................42 3.1.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc 43 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................43 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 43 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................43 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 44 3.2.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất 44 3.2.5. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO............................................45 3.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ 45 3.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía......................................48 3.2.8. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình 52 3.2.9. Phương pháp phân tích SWOT...........................................................................53 3.2.10. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh...............54 4 https://tailieuhay.vn/
Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................55 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc..............................................................................55 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 55 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................................60 4.1.3. Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Ngọc Lặc đối với việc sản xuất mía..........................................................................................62 4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.............................64 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc 64 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc...........................................65 4.2.3. Thực trạng các nguồn lực và các chính sách hỗ trợ cho phát triển cây mía vùng nghiên cứu..................................................................................................75 4.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc 79 4.3.1. Điều tra bổ sung bản đồ đất 79 4.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..........................................................................81 4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía 93 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc..............................110 4.4.1. Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện 110 4.4.2. Hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng mía....................................................117 4.4.3. Phân tích Swot trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.........................124 4.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía hiệu quả phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn.................................................................................................130 4.5.1. Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía 130 4.5.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc đến năm 2025 131 4.5.3. Một số giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.........................................................................................................135 Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................139 5.1. Kết luận.............................................................................................................139 5.2. Kiến nghị 140 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................141 Tài liệu tham khảo........................................................................................................1425 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 151 6 https://tailieuhay.vn/
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt BVTV Bảo vệ thực vật CP Cổ phần DTTN Diện tích tự nhiên ĐVHC Đơn vị hành chính FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) KHKT Khoa học kỹ thuật KSD Kiểu sử dụng LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type) MH Mô hình TTg Thủ tướng TB Trung bình QĐ Quyết định STT Số thứ tự UBND Ủy ban nhân dân
7 https://tailieuhay.vn/
DANH MỤC BẢNG
2.1. Yêu cầu sử dụng đối với cây mía 12 2.2. Tình hình sản xuất mía các vùng nguyên liệu tại Việt Nam năm 2016................24 2.3. Tiêu chuẩn để phân loại các tính chất đất để trồng mía 36 3.1. Phân cấp độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc...................................................47 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất mía................49 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hôi các kiểu sử dụng đất mía 50 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất mía.........51 3.5. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc 54 4.1. Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc............................................67 4.2. Hiện trạng diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình.......................68 4.3. Cơ cấu giống mía niên vụ 2017 - 2018 huyện Ngọc Lặc 70 4.4. Các yếu tố tác động đến năng suất mía huyện Ngọc Lặc.....................................72 4.5. Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra 76 4.6. Những khó khăn về kỹ thuâ t, dịch vụ đối với hô trồng mía huyện Ngọc Lặc 79 4.7. Diện tích các nhóm đất phân bố trên địa bàn huyện Ngọc Lặc............................80 4.8. Chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc 82 4.9. Diê n tích các loại đất đánh giá huyện Ngọc Lặc..................................................84 4.10. Diê n tích đất đánh giá phân theo đô dày tầng đất huyê n Ngọc Lặc 85 4.11. Diê n tích đất đánh giá phân theo thành phần cơ giới huyê n Ngọc Lặc...............85 4.12. Diê n tích đất đánh giá phân theo cấp đô dốc huyện Ngọc Lặc............................86 4.13. Đặc tính, tính chất của một số phẫu diện đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 86 4.14. Diê n tích đất đánh giá phân theo độ phì của đất huyện Ngọc Lặc.......................87 4.15. Diê n tích đất đánh giá phân theo chế đô tưới huyê n Ngọc Lặc 87 4.16. Đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai huyện Ngọc Lặc.....................................90 4.17. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất huyện Ngọc Lặc 91 4.18. Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.........94 4.19. Mức độ thích hợp đất đai của mía thuần..............................................................95 4.20. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía thuần tại huyện Ngọc Lặc 96 8
https://tailieuhay.vn/
Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu xanh tại huyện Ngọc Lặc 105 4.27. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp đất đai các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 107 4.28. Tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 108 4.29. Hiê u quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trồng mía 110 4.30. Hiê u quả xã hôi của các kiểu sử dụng đất trồng mía..........................................111 4.31. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất mía 113 4.32. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất mía 116 4.33. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng mía......................................................121 4.34. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc........................124 4.35. Định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 132 4.36. So sánh diện tích trồng mía hiện trạng và diện tích định hướng trồng mía huyện Ngọc Lặc 134 9
https://tailieuhay.vn/
4.21. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen lạc 98 4.22. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen lạc tại huyện Ngọc Lặc............99 4.23. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu tương 101 4.24. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu tương tại huyện Ngọc Lặc 102 4.25. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu xanh................................................104 4.26.
đơn tính huyện Ngọc Lặc 88 4.10. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc..................................................................89 4.11. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía thuần huyện Ngọc Lặc.......................97 4.12. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen lạc huyện Ngọc Lặc 100 4.13. Sơ đồ phân hạng thích hợp mía xen đậu tương huyện
DANH MỤC HÌNH 2.1. Một số quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu trên thế giới năm 2017 18 2.2. Sơ đồ phân bố các Công ty đường trên cả nước..................................................24 2.3. Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO 30 4.1. Sơ đồ vị trí của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa..............................................55 4.2. Một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Ngọc Lặc từ năm 2010 - 2017............58 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Lặc năm 2018 61 4.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2018..................................................64 4.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ngọc Lặc năm 2018 65 4.6. Hiện trạng diện tích đất trồng mía các huyện vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, năm 2017..............................................................................................................66 4.7. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng mía huyện giai đoạn trạng diện tích các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc quả xây dựng 6 bản đồ Ngọc Lặc......................103 đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen đậu xanh huyện Ngọc Lặc 106 đồ phân hạng thích hợp đất trồng các
4.14. Sơ
4.15. Sơ
kiểu sử dụng đất mía huyện Ngọc Lặc............................................................................................................109 4.16. Người dân đốt ngọn lá mía sau thu hoạch 116 4.17. Ảnh mô hình mía trồng thuần vụ 1, vụ 2 và vụ 3..............................................117 4.18. Ảnh mô hình mía xen lạc 119 4.19. Ảnh mô hình mía xen đậu tương.......................................................................120 4.20. Ảnh mô hình mía xen đậu xanh 121 4.21. Mô hình mía giai đoạn sắp thu hoạch – Thu hoạch lạc.....................................122 4.22. Sơ đồ định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc...............................133 10 https://tailieuhay.vn/
..............................................................................................................................2007-201773 4.8. Hiện
năm 2017..............................................................................................................75 4.9. Kết
Tên tác giả: Nguyễn Thị Loan Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03
https://tailieuhay.vn/
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá thích hợp đất đai và hiệu quả sử dụng đất một số kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất; Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO; Phương pháp xây dựng bản đồ và GIS; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía; Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh. Kết quả chính và kết luận - Thực trạng sử dụng đất trồng mía của huyện trong những năm gần đây cho thấy năng suất mía có phần tăng (từ 59,96 tấn/ha năm 2010 lên 68,05 tấn/ha năm 2017) nhưng diện tích lại giảm nhanh (năm 2015 là 2.633,2 ha, năm 2017 giảm còn 2.285,30 ha) dẫn đến sản lượng mía giảm. - Đánh giá thích hợp đất trồng mía trên địa bàn huyện xác định ở kiểu sử dụng đất mía trồng thuần có mức thích hợp (S2) là 10.033,40 ha, mức ít thích hợp (S3) là 13.123,33 ha và không thích hợp (N) 12.471,27 ha; kiểu sử dụng đất mía xen lạc có mức thích hợp (S2) là 8.045,55 ha, mức ít thích hợp (S3) là 19.045,54 ha và không thích hợp (N) 8.536,91 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương có mức thích hợp (S2) là 8.744,21 ha, mức ít thích hợp (S3) là 17.824,75 ha và không thích hợp (N) 9.059,04 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh có mức thích hợp (S2) là 7.472,62 ha, mức ít thích hợp (S3) là 19.454,03 ha và không thích hợp (N) 8.701,35 ha. 11
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
12 https://tailieuhay.vn/
- Kết quả đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc: Kiểu sử dụng đất mía xen lạc cho hiệu quả đạt mức cao, kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương, đậu xanh và mía trồng thuần cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình. Kết quả theo dõi 5 mô hình trồng mía cho thấy các mô hình trồng xen và mô hình trồng thuần canh tác theo hướng thâm canh cho hiệu quả sử dụng đất cao, cao nhất là mô hình mía xen lạc; mô hình trồng thuần chăm sóc thông thường cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình. - Kết quả phân tích SWOT xác định: Các kiểu sử dụng đất trồng mía có điểm mạnh và cơ hội là điều kiện tự nhiên thuận lợi, mía là cây trồng dễ chăm sóc và thích hợp với nhiều loại đất, lực lượng lao động địa phương dồi dào, đầu ra và giá sản phẩm ổn định. Tuy nhiên điểm yếu và thách thức là cây mía không chủ động tưới, nông hộ chưa ứng dụng KHKT vào canh tác mía, giá đường thế giới có xu hướng giảm, giá vật tư, phân bón trồng mía tăng cao.
Đề xuất diện tích đất trồng mía đến năm 2025: Tổng diện tích đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc là 2.627,50 ha, trong đó mía xen lạc là 711,42 ha, mía xen đậu xanh là 303,23 ha, mía xen đậu tương là 226,74 ha và mía trồng thuần là 1.386,11 ha. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía: Giải pháp về quản lý sử dụng đất, giải pháp về chính sách với các hộ nông dân trồng mía, giải pháp về nguồn vốn, kỹ thuật và tính liên kết sản xuất.
https://tailieuhay.vn/
The methods used include primary and secondary data collection, study site selection, soil sampling and analysis, land suitability evaluation according to FAO, mapping and GIS, assessment of land use efficiency for sugarcane, SWOT, data processing and statistic method, synthesis, analysis and comparison.
PhD candidate: Nguyen Thi Loan Thesis title: Evaluation of the status and propostion of the effective use of sugarcane land in Ngoc Lac District for contribution of the sugarcane material area of Lam Son, Thanh Hoa Province.
Major: Land management Code: 9.85.01.03
THESIS ABSTRACT
Materials and Methods
Main findings and conclusions
- The status ofsugarcane land use in Ngoc Lac district in the recent years has indicated that the sugarcane yield has increased (from 59.96 ton/ha in 2010 to 68.05 ton/ha in 2017), however, the area was decreased rapidly (from 2.633,2 ha in 2015 to 2.285,30 ha in 2017) leading to the decrease of the sugarcane total of production.
- Results on evaluation of land suitability for sugarcane cultivation showed that for monocropping of sugarcane, moderately suitable area (S2) 10,033.40 ha, marginal suitable (S3) 13,123 33 ha and non-suitable area (N) was 12,471 27 ha; for sugarcanepeanut intercropping, moderately suitable area (S2) 8,045.55 ha, marginal suitable (S3) 19,045.54 ha and non-suitable area (N) was 8,536.91 ha; for sugarcane – soybean intercropping, moderately suitable area (S2) 8,744.21 ha, marginal suitable (S3) 17,824.75 ha and non-suitable area (N) was 9,059.04 ha; for sugarcane - green bean intercropping, moderately suitable area (S2) 7,472.62 ha, marginal suitable (S3) 19,454.03 ha and non-suitable area (N) was 8,701.35 ha. 13
Educational Organization:Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Evaluating land suitability and land use efficiency of some types of sugarcane land use in Ngoc Lac district proposing orientations and making solutions for effective use of sugarcane land in Ngoc Lac District.
Results obtained fromfive models of sugarcane cultivation also indicated that all of the intergrating and intensive monocropping sugarcane systems had high land use efficiency, in which the model of sugarcane intergrating with groundnut had a highestefficiency level, and the conventional sugarcane monocropping was moderately efficient
- Results of SWOT analysis determined the that land use types of sugarcane had the strengths and opportunities because of favorable natural conditions, easy care and suitable for many types of soil, abundant local workforce, stable output and product prices. On the other hand, the weaknesses and challenges were that sugarcane cropdid not have active irrigation systems, the local farmers had not applied the science and technology for sugarcane cultivation, the world sugar prices was tended to decrease, white the price of materials and fertilizer for sugarcane were increasing.
Proposing the land area for sugarcane crop to 2025: The total land area of for sugarcane cultivation in Ngoc Lac District is about 2,627.50 ha, in which, sugarcane intergrating with groundnut, sugarcane intergrating with green bean, sugarcane intergrating with soybean, and pure sugarcane are about 711.42 ha, 303.23 ha, 226.74 ha, and 1,386.11 ha respectively. The solutions to improve the efficiency of land use of sugarcane crop: solutions of land use management,solutions of policies for the local farmers, solutions of capital sources and technologies; the market and production linkage.
14 https://tailieuhay.vn/
- Results on land use efficiency evaluation for sugarcane in Ngoc Lac District showed that the land use of sugarcane intergrating with groundnut had a high efficiencylevel. The land use of sugarcane intergrating with soybean, sugarcane intergrating with mung bean, and sugarcanemonocopping had moderate efficiencylevels.
https://tailieuhay.vn/
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mía là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có phạm vi thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Trên thế giới mía được trồng ở hầu hết các quốc gia, trong đó các nước Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc… là những nước có diện tích và sản lượng mía lớn nhất thế giới. Mía là nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Năm 2017 sản lượng đường thế giới đạt 168,373 triệu tấn, doanh thu đạt 60 tỷ USD, chiếm 85% doanh thu chất tạo ngọt của thế giới (OECD/FAO, 2017).
Tại Việt Nam, mía là cây trồng có sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những ngành thiết yếu, quan trọng phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Nó không chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Vụ 2015 - 2016 cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ khắp từ Bắc đến Nam. Diện tích mía nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước. Toàn ngành sản xuất được 1.237.300 tấn đường, doanh thu đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53% GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường so với ngành đường thế giới (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017). Thanh Hóa là tỉnh có ngành công nghiệp đường mía phát triển. Cây mía đã và đang được xác định có lợi thế cạnh tranh trong cơ cấu cây trồng trên các loại đất đồi dốc, khô hạn của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có ba nhà máy đường đang hoạt động (Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống) với tổng công suất chế biến 18.600 tấn mía/ngày, diện tích mía hàng năm đạt khoảng 30.000 ha, được trồng ở 18 trong tổng số 27 huyện, gồm 200 xã, thị trấn, 17 nông, lâm trường. Năm 2017 sản lượng đường đạt trên 160.000 tấn, chiếm 25% sản lượng đường của khu vực Bắc miền Trung. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất mía đường, song các vùng trồng mía trong tỉnh vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn do giá đường trên thị trường thế giới thấp, đường nhập khẩu và đường lậu tràn vào nước ta với giá rẻ; giá vật tư, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, công lao động 1
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” khẳng định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Lúa, ngô, rau an toàn, hoa, cây cảnh, mía, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích đất trồng mía của huyện có xu hướng giảm nhanh do trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, người dân đã tự phát chuyển sang trồng các loại cây trồng mang tính thị trường: Sắn, chanh leo, gai… Diện tích mía giảm trong khi năng suất mía của huyện lại tăng chậm (năm 2010 là 59,96 tấn/ha; năm 2017 là 68,05 tấn) dẫn đến sản lượng mía chung toàn huyện thấp (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Vậy vấn đề đặt ra đối với huyện Ngọc Lặc cũng như 2
https://tailieuhay.vn/
trồng mía tăng cao trong khi năng suất, chất lượng mía các vùng trồng mía trong tỉnh chậm được cải thiện (Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, 2017b).
Vùng mía Lam Sơn được quy hoạch trên địa bàn 11 huyện thuộc khu vực trung du, miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất trồng mía là 11.001,16 ha chiếm 49,54% diện tích mía trong cả tỉnh. Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, có hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ người dân trồng mía nên vùng mía Lam Sơn có diện tích và năng suất mía cao hơn 2 vùng trồng mía trong tỉnh là Việt Đài và Nông Cống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây năng suất mía trung bình của vùng mía Lam Sơn tăng chậm, năm 2015 là 56,4 tấn/ha, năm 2017 là 57,8 tấn/ha (Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, 2017b). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất mía tăng chậm là do chưa khai thác được hết tiềm năng của các loại đất cũng như chưa khắc phục được hạn chế của các loại đất trồng mía trong vùng. Ngọc Lặc là huyện có diện tích trồng mía lớn nhất vùng Lam Sơn với 2.285,30 ha chiếm 19,89% diện tích mía của toàn vùng, được phân bố hầu hết các xã trong huyện (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Hàng năm nhu cầu mía nguyên liệu để sản xuất của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thực tế sản xuất năm 2017 mía nguyên liệu toàn vùng cung cấp cho nhà máy chỉ đạt 77,32%. Trong đó, Ngọc Lặc là huyện có sản lượng mía lớn nhất với 140.546 tấn chiếm 18,18% sản lượng mía của 11 huyện trồng mía trong vùng (Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2017b).
vùng mía Lam Sơn là làm thế nào để ổn định diện tích đất trồng mía và tăng năng suất, chất lượng mía để đảm bảo sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thích hợp đất đai và đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; - Định hướng sử dụng đất trồng mía và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng - Các kiểu sử dụng đất trồng mía (mía trồng thuần, mía trồng xen); - Các loại đất đang trồng mía và có khả năng trồng mía; - Nông hộ trồng mía. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, đánh giá thích hợp đất đai và hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa.
https://tailieuhay.vn/
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Ngọc Lặc, trong đó tập trung nghiên cứu điểm tại 6 xã đó là xã Minh Tiến, Minh Sơn, Phùng Giáo, Nguyệt Ấn, Kiên Thọ, Vân Am.
- Về thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2018; + Điều tra, khảo sát thực địa, kiểm tra bản đồ đất, điều tra nông hộ và theo dõi mô hình được thực hiện trong 3 năm 2015, 2016, 2017; + Điều tra chuyên gia về mức độ quan trọng các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất mía năm 2017. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ cho các nhà quản lý huyện Ngọc Lặc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, các nhà hoạch định chính sách của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn tham khảo để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng mía và ổn định diện tích trồng mía của vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Lựa chọn được các cây trồng xen canh và xác định được mức độ thích hợp đất đai của cây mía và các cây trồng xen canh với mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng phát triển diện tích đất trồng mía đến năm 2025, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả đến năm 2025 của tỉnh Thanh Hóa. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho việc đánh giá thích hợp đất trồng mía, các loại cây trồng xen canh với mía nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất mía cho huyện Ngọc Lặc và các địa phương khác có điều kiện sinh thái tương tự.
4 https://tailieuhay.vn/
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA 2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất 2.1.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp - Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2014). Như vậy, đất trồng mía thuộc đất trồng cây hàng năm khác của nhóm đất sản xuất nông nghiệp. - Sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế, xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất (Phạm Tiến Dũng, 2009).TheoĐào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và dân sinh trên mỗi khu vực đất/ khoanh đất/vạt đất gọi là sử dụng đấtTrong sử dụng đất nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất đóng vai trò quan trọng nhất. Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên của đất, nó quyết định đặc tính có khả năng tái tạo của đất đai (Vũ Thị Bình, 2003). Như vậy, sử dụng đất nông nghiệp là quá trình tạo ra một khối lượng lương thực, thực phẩm cần thiết để nuôi sống con người nhờ vào độ phì nhiêu 5
https://tailieuhay.vn/
Thực tế cho thấy đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả chỉ khi tổng hợp của 3 mặt hiệu quả: Kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển 6
- Kiểu sử dụng đất: Dùng cho đánh giá đất cấp cơ sở huyện/xã/nông trại, là bức tranh mô tả chi tiết các loại sử dụng đất chính. Đó chính là các hệ thống luân canh, xen canh cây trồng của mỗi loại sử dụng đất trên mỗi đơn vị đất đai theo không gian (hiện trạng sử dụng đất) hoặc theo thời gian (thời vụ các loại cây trồng trong năm) (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
của đất (Vũ Thị Bình, 2003).
Theo TCVN 8409: 2012 về quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp thì kiểu sử dụng đất là: Phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. 2.1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Theo Nguyễn Thị Vòng (2001), sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những đòi hỏi cấp bách hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất được đặc biệt coi trọng không chỉ thời gian trước mắt mà đòi hỏi phải lâu dài, bền vững thông qua việc lựa chọn hệ thống cây trồng; thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích một cách hợp lý (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009).
https://tailieuhay.vn/
- Loại sử dụng đất: (Land Use Type - LUT) là một cây trồng, một tổ hợp cây trồng hoặc một phương thức canh tác trên một vạt đất với những phương thức quản lý trong điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định (FAO, 1976, 1985).Mộtloại sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới (tiêu) xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định (TCVN 8409: 2012).
- Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp: là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn để tạo ra sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế xã hội, ý thức của loài người (Tôn Gia Huyên, 2019).
Như vậy, một hệ thống cây trồng hay một loại cây trồng muốn phát triển trước tiên phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế và phải mang tính sản xuất hàng hóa
bền vững. Vũ Thị Bình (2003) đã khẳng định: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần được đánh giá trên cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế mang tính chất định lượng; hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường được đánh giá bao gồm cả chỉ tiêu định tính và định lượng. - Hiệu quả kinh tế Từ năm 1998, Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa đã có khái niệm: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009a): Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau là không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của một nước, vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác nhau phù hợp. Vũ Thị Bình (2003) đã đưa ra khái niệm: Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa giá trị sản xuất thu được cao hơn với chi phí đầu vào ít hơn. Trong sản xuất nông nghiệp khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một phương thức sử dụng đất phải xét đến khả năng sản xuất hàng hóa hòa nhập với thị trường trong nước và quốc tế. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và các đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất có thể xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất trong nông hộ và các trang trại quy mô nhỏ gồm các chỉ tiêu: Hiệu quả trên một đơn vị diện tích; hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất; hiệu quả trên một đơn vị lao động: giá trị sản xuất, đầu tư cơ bản, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận... (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009a).
7 https://tailieuhay.vn/
- Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất của một hệ thống canh tác hay một loại cây trồng. Từ năm 1998, Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa đã đưa ra khái niệm Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Phân tích theo một khía cạnh khác Vũ Thị Bình (2003) đã khái niệm về hiệu quả xã hội là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích, giữa con người với con người, được thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009a) đã đưa ra các chỉ tiêu chính để xác định hiệu quả xã hội: An ninh lương thực, khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế để đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế.
Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm: Tỷ lệ che phủ tối đa (tính bằng % diện tích mặt đất) mà loại sử dụng đất nhất định tạo ra, khả năng chống xói mòn rửa trôi, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật hay do nước thải, nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn, chiều hướng biến động độ phì nhiêu tự nhiên của đất (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009a).
Hiện nay, yếu tố môi trường là khía cạnh đang rất được quan tâm. Trong sản xuất nông nghiệp môi trường là 1 trong 3 yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng đất của một hệ thống canh tác. Để làm rõ hơn yếu tố này, Vũ Thị Bình (2003) đã phân tích “tính bền vững trong sản xuất, xã hội được đảm bảo bởi hiệu quả môi trường và được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật”. Từ năm 1998, Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa đã đưa ra 8
để đảm bảo đời sống cho người nông dân.
Như vậy, hiệu quả xã hội của một hệ thống canh tác hay một loại cây trồng được đánh giá ở các chỉ tiêu khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và loại cây trồng của vùng đó. - Hiệu quả môi trường Phân tích hiệu quả môi trường là tiến hành xem xét thực trạng môi trường, đánh giá mức độ, chiều hướng tác động của loại sử dụng đất đối với môi trường.
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
khái niệm: Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý,... chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Tóm lại, các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để đánh giá hiệu quả một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu mà xem xét trong từng trường hợp cụ thể để đặt cho chúng các trọng số khác nhau. 2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây mía và các loại cây trồng xen 2.1.2.1. Yêu cầu sử dụng đất của cây mía Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) đã có những nghiên cứu toàn diện về cây mía: - Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây mía Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996): Cây mía xuất hiện trên trái đất từ khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền, cách đây hàng vạn năm. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng mía lâu đời nhất trên thế giới. Nghề trồng mía được truyền bá đi các nơi trên thế giới bắt đầu từ châu Á bằng hai con đường: Từ Trung Quốc truyền sang phía Đông Nam Philippin, Nhật Bản, Inđônêxia; hướng thứ hai từ Ấn Độ sang phía Tây tới Iran, Ai Cập, Tây Ban Nha, Ý,… Cây mía được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Năm 1490, cây mía được đưa tới châu Mỹ, đầu tiên trồng ở đảo Domingo, sau đó tới Braxin (1532), Pêru (1532), Cu Ba (1650), Mêhicô (1952). Trong thế kỉ XVI, đường mía đã là một nguồn hàng trao đổi quan trọng giữa các nước Nam Mỹ và thị trường châu Âu. Cây mía được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu lịch sử trồng mía cụ thể. - Phân loại cây trồng Mía được xếp vào loại cây công nghiệp hàng năm nhưng không giống các loại cây trồng khác như sắn được trồng 1 năm 1 vụ thu hoạch xong tiến hành trồng lại hay lúa, ngô… trồng 1 năm 2 - 3 vụ. Tùy điều kiện từng nơi mà được áp dụng một chu kỳ trồng mía dài hay ngắn. Một chu kỳ trồng mía thường kéo dài từ 3 - 8 năm, mỗi vụ khoảng 10 - 12 tháng. Vụ mía đầu (mía tơ) trồng và lưu gốc mía cho các vụ tiếp theo. Chính đặc điểm này là yếu tố quyết định đến năng suất mía. Với 1 chu kỳ mía 3 vụ thì vụ đầu mía cho năng suất tương đối cao, vụ 2 cho năng suất cao nhất và vụ 3 cho năng suất thấp nhất. Do vậy, để tính hiệu quả kinh 9
tế của cây mía người ta phải tính năng suất trung bình cho 3 vụ. - Giá trị kinh tế Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo... Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp; mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại; bùn lọc chiếm 1,53% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. - Yêu cầu sinh thái + Nhiệt độ: Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cây mía là 15 - 26°C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21°C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 13°C và dưới 5°C thì cây sẽ chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn nhưng nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới. + Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200 giờ nắng, tốt nhất là trên 2000 giờ nắng. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng, cây hút phân kém. Do đó, phân đạm, lân, kali chỉ phát huy hiệu quả đối với cây mía trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Vì vậy, ánh sáng là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía. + Lượng mưa: Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500 mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100 - 170 mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả. + Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức 10
https://tailieuhay.vn/
- Vùng đất tốt nên sử dụng chu kỳ luân canh 9 năm: 8 năm mía + 1 năm luân canh hoặc chu kỳ luân canh 7 năm: 6 năm + 1 năm luân canh. 11
+ Luân canh: Tùy điều kiện về độ phì nhiêu của đất, điều kiện kinh tế xã hội của từng nơi mà áp dụng một chu kỳ trồng mía dài hay ngắn, sau đó chuyển sang luân canh với cây trồng khác (thường là cây họ đậu, lạc) một vụ hay một vài năm.
https://tailieuhay.vn/
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m. + Thổ nhưỡng: Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, do vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía đạt kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ pH không vượt quá giới hạn từ 4 - 9, độ dốc địa hình không vượt quá 15° và đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra, có thể canh tác mía trên những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh xói mònNgànhđất. trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có qui mô lớn. Tiêu chuẩn đất trồng mía tốt, bao gồm: Đất có nguồn gốc núi lửa hoặc phù sa mới; đất thịt, thịt pha sét, kết cấu tơi xốp, giữ nước tốt, tầng dày > 70 cm, thoát nước tốt (mức nước ngầm ở độ sâu từ 1,5 - 2 m). Độ pH từ 6-8, hàm lượng chất hữu cơ, dự trữ N và các nguyên tố khoáng dễ tan khá cao. - Chế độ canh tác mía Một chế độ trồng mía hợp lý bao gồm luân canh, xen canh, gối vụ thích hợp, phối hợp theo một tỷ lệ hợp lý giữa mía tơ, mía gốc, giữa các thời vụ trồng khác nhau nhằm không ngừng bồi dưỡng, cải tạo đất tăng năng suất mía, kéo dài thời gian cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường.
- Nơi đất đai kém phì nhiêu hơn có thể sử dụng chu kỳ luân canh 5 năm: 4 năm mía + 1 năm luân canh hoặc chu kỳ 4 năm: 3 năm mía + 1 năm luân canh. + Trồng xen, gối vụ: Trồng xen các loại cây họ đậu hoặc cây khác vào giữa hai hàng mía hay trồng gối mía vào khoai lang, rau là biện pháp khai thác triệt để sức đất, hạn chế cỏ dại, tăng nguồn phân xanh, tăng thu nhập, tranh thủ thời vụ cây mía.
Tùy điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, điều kiện kinh tế xã hội mà công thức trồng xen, gối vụ với mía thay đổi rất đa dạng. Vùng mía miền Bắc nước ta thường trồng xen các loại cây họ đậu với mía (đậu tương, đậu xanh, lạc), trồng gối mía vào khoai lang hoặc rau xanh. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009a) đã công bố tiêu chuẩn về yêu cầu sử dụng đất đối với cây mía (bảng 2.1). Bảng 2.1. Yêu cầu sử dụng đối với cây mía Chất lượng và đặc điểm đất đai S1 S2 S3 N 1) Nhiệt độ không khí TB tháng (o -C)TK trồng đến nảy mầm, cây con 25 - 30 > 20 - 2530> > 15 - 20 < 15 - Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng > 30 > 25 - 30 > 20 - 25 < 20 - Thời kỳ chín > 15 - 20 > 20 - 25 > 25 - 30 > 30 2) Tổng lượng mưa năm (mm) > 2500 2100 - 2500 1700 - 2100 < 1700 3) Độ ẩm không khí TB năm (%) > 80 - 85 85 - 90; 75 - 80 > 90 < 75 4) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) > 2500 > 20002500- > 15002000- < 1500 5) Đặc điểm về đất - Loại đất Pbe, Pbc, Pe, Pc, Ft,Fe,Fk,Fj Pfh,
Pfl, Pf, Py, Fv, Fs, Fu, Ru X, Fp, Fa, Fđ, Fq, Rv Cáckhácđất - Độ dốc địa hình (o) 0 - 3 > 3 - 8 > 8 - 15 > 15 Chất lượng và đặc điểm đất đai S1 S2 S3 N - Độ dày tầng đất mịn (cm) > 100 > 70 - 100 > 50 - 70 < 50 - Thành phần cơ giới c d b, e a, g - Kết von, đá lẫn (%) CK1 CK2 CK3 CK4, 5 - Đá lộ đầu Không Rải rác Rải rác Cụm,tậptrung 12 https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
- Các yếu tố tác động khác tác động đến sử dụng đất trồng mía: Việc sử dụng đất mía ngoài tác động của các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật canh tác thì nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế: tăng trưởng kinh tế, giá mía nguyên liệu; Yếu tố xã hội: tập quán canh tác, trình độ dân trí, thu nhập của người dân; Yếu tố quy hoạch: quy mô sản xuất mía, phân bổ diện tích, cạnh tranh diện tích với các cây trồng khác; Yếu tố chính sách: các chính sách của Chính Phủ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trồng mía (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017). 2.1.2.2. Cơ sở khoa học để xác định các cây trồng xen canh với mía Theo Nguyễn Huy Hoàng và cs. (2016): Mía là cây hàng năm, nhưng thời gian chiếm đất rất dài (10 - 14 tháng). Mía lại là cây trồng thành hàng (luống) với khoảng cách giữa các hàng khá rộng (1,0 - 1,5m). Sau khi trồng từ 2 - 5 tháng, mía mới bắt đầu giao tán (tùy thuộc thời vụ trồng). Tranh thủ thời gian lúc mía chưa giao tán để trồng một vụ cây ngắn ngày giữa hai hàng mía là biện pháp tận dụng đất đai, ánh sáng một cách hợp lý, có cơ sở khoa học. Ưu điểm của việc trồng xen mía với các cây trồng khác: (i) Trồng xen hợp lý sẽ hạn chế được cỏ dại giữa hai hàng mía trong suốt thời kì mía chưa giao tán, tạo điều kiện cho mía sinh trưởng tốt. (ii) Các loại phân bón tồn dư do chăm sóc cây trồng xen sẽ là nguồn phân bón bổ sung cho mía. (iii) Vi khuẩn cố định đạm ở bộ rễ các cây họ đậu trồng xen là nguồn cung cấp đạm bổ sung rất rẻ tiền đối với mía. (iv) Thân, lá của các cây trồng xen sau khi thu hoạch là nguồn phân hữu cơ đáng kể cho cây mía. (v) Trong khi cây mía còn nhỏ, các cây trồng xen sẽ tạo thành môi trường có lợi cho các loại thiên địch phát triển để tiêu diệt các loại sâu bọ gây hại cho mía.
Việc trồng xen rõ ràng giúp sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn. Thực tế cho thấy có những nơi trồng xen giúp giảm sâu bệnh hại, song cũng có nơi có 13
6) Ngập úng - Thời gian ngập Không Không < 1 ngày khácmứcCác - Độ sâu ngập Không Không < 30 cm khácmứcCác
Thang điểm 100 70 50 15 Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009a)
lúc trồng xen lại làm tăng thêm sâu bệnh hại. Vì vậy vấn đề lựa chọn cây trồng xen phù hợp với cây trồng chính nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác là một vấn đề quan trọng. Theo Trần Văn Sỏi (1988), mía thường được trồng xen với các cây trồng sau: (i) Trồng xen đậu tương, đậu xanh với mía: Đây là công thức rất tốt vì đậu tương thấp cây, có thời gian sinh trưởng ngắn và có thể thu hoạch gọn trước khi vun mía, đồng thời đậu tương làm tăng lượng đạm và phân xanh cung cấp cho mía; (ii) Trồng xen đậu đen với mía: Đậu đen có nhược điểm là cây cao, thời gian sinh trưởng dài, ít nhiều có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây mía. Nếu trồng đậu đen phải gieo cách gốc mía trên 40cm để đậu đen khỏi leo vào mía, không tranh chấp ánh sáng với mía; đặc biệt lưu ý phải thu hoạch xong đậu đen trước khi mía kết thúc đẻ nhánh (chớm có lóng). Nếu còn một vài lứa quả cuối cùng chưa chín cũng kiên quyết vùi cây làm phân xanh cho mía. (iii) Trồng xen lạc với mía: Công thức này có ưu điểm là hiệu quả kinh tế cao. Thân lá lạc lúc thu hoạch là nguồn phân xanh đáng kể đối với mía. Muốn thành công phải gieo lạc sớm, gieo xa gốc mía trên 30 cm và nhất thiết phải thu hoạch trước khi vun mía (nên chọn giống lạc có thời gian sinh trưởng ngắn). Thông thường, phải thu hoạch lạc hơi non một ít, mới kịp chăm sóc bón phân cho mía đúng thời vụ. 2.1.2.3. Yêu cầu sử dụng đất của các cây trồng xen với mía - Cây lạc: Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến. Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điều kiện sinh thái khá rộng. Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24 - 330C. Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định, nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100 - 130 ngày. Củ lạc là quả của cây lạc được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn thụ tinh trên mặt đất thành tia quả rồi nhanh chóng đâm xuống đất ở độ sâu 3-7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ. Trong kỹ thuật trồng lạc phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộ chỉ khoảng 10 - 15 ngày) và tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển. Đất trồng lạc là đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, tiêu nước 14
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Ngoài ra do sự có mặt của cây trồng xen kết hợp với có che phủ nilon tự huỷ nên đất mía được ẩm và ít cỏ dại gây hại, vì vậy cây mía sinh trưởng tốt hơn. Sau khi thu hoạch cây trồng xen, thân lá lạc được cày vùi vào gốc mía, có tác dụng giữ ẩm và tăng nguồn dinh dưỡng cho cây mía, tạo cho mía có các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lóng, đường kính thân cao hơn so với mía không trồng xen. Năng suất mía đạt 115 - 118 tấn/ha (tăng 27,8 - 31,3% so với mía trồng thuần, mía thuần đạt 90 tấn/ha) chữ đường đạt 12 CCS. Năng suất lạc đạt từ 12,3 - 12,7 tạ/ha, nâng tổng thu nhập lên 50 - 51 triệu đồng/ha so với 31 triệu đồng/ha nếu chỉ trồng mía 15
nhanh khi gặp mưa to không bị ngập úng. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc luôn phải đảm bảo tơi xốp, để thỏa mãn 3 yêu cầu cơ bản của cây lạc: Rễ phát triển mạnh cả chiều sâu và chiều ngang, đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định N, tia quả đâm xuống đất dễ dàng và dễ thu hoạch (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
Lê Đình Sơn (2009) đã nghiên cứu kỹ thuật trồng xen lạc trên ruộng mía ở vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá (huyện Thạch Thành và huyện Thọ Xuân).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở đây là chưa xác định được các giống lạc trồng xen và kỹ thuật thâm canh lạc trồng xen với mía. Từ đó tác giả đã đi sâu nghiên cứu và tuyển chọn được giống lạc L23 thích hợp cho trồng xen cùng các biện pháp kỹ thuật đi kèm: Thời vụ thích hợp từ 5/2 - 15/2 đối với không phủ nilon và từ 25/1 - 5/2 trong điều kiện phủ nilon; gieo 1 hàng lạc giữa 2 hàng mía, hốc cách hốc 15 cm, gieo 2 hạt/hốc, mật độ 12 cây/m2; lượng phân bón thích hợp là 300 kg phân hữu cơ vi sinh cộng với 150 kg vôi bột và 300 kg NPK 3:9:6; (ii) Việc trồng xen lạc với mía tơ hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mía cũng như không xảy ra tranh chấp về ánh sáng, dinh dưỡng giữa cây lạc với cây mía. Để tăng năng suất lạc trồng xen cần thiết phải xử lý thuốc trừ nấm cho hạt giống trước khi trồng; sử dụng phân vi lượng là một phương pháp hữu hiệu để tăng năng suất lạc trồng xen. Cả hai phương pháp trên đều cho năng suất lạc tăng trên 10% so với đối chứng. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Nhàn (2006) trồng xen giống lạc L14 có phủ nilon tự hủy với mía (giống QĐ 86 - 368) ở vùng nguyên liệu mía Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá cho thấy thời gian đầu do hàng lạc cách xa hàng mía 40 - 45 cm nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng đẻ nhánh của mía.
https://tailieuhay.vn/
cứu Nguyễn Huy Hoàng và cs. (2016), Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (2012 - 2015) về xây dựng quy trình luân xen canh bắt buộc một số cây trồng với mía tại Thanh Hóa cho thấy chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học trong việc xác định các loại cây trồng xen canh và luân canh với mía. Kết quả nghiên cứu trồng xen đậu tương với mía tại 2 huyện Thạch Thành và Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định việc trồng xen đậu tương góp phần làm tăng năng suất và chất lượng mía đường. Năng suất đậu tương đạt từ 9,5 - 12,8 tạ/ha; năng suất mía đạt từ 76,7 - 98,1 tấn/ha (tăng từ 3,7 - 5,2 tấn/ ha) cho hiệu quả kinh tế tăng từ 39,8 - 40,4 triệu đồng/ha so với mía trồng thuần. - Cây đậu xanh: Đậu xanh (Vigna Radiata (L) Wilezek) là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới. Trên thị trường, cây đậu xanh được sản xuất để khai thác protein, dạng bột trong nguyên liệu thực phẩm, nước giải khát và làm giá sống cung cấp vitamin 16
thuần. Biện pháp trồng xen lạc với mía đã có ý nghĩa rõ rệt, tạo bước đột phá về năng suất cho cả mía và cây trồng xen, đưa năng suất mía đạt trên 100 tấn, đem lại lợi nhuận cao và cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, tăng hiệu quả trên đất trồng mía làm đa dạng hoá sản phẩm vùng độc canh mía. Ngoài ra đất còn được cải tạo và tăng thêm nguồn phân hữu cơ do trồng xen với cây lạc và sản phẩm thân lá xanh bón trở lại cho mía. - Cây đậu tương: Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996): Đất trồng đậu tương thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoáng, thoát nước, pH từ 6,5 - 7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua hoặc quá kiềm. Đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ theo giống chín sớm hay muộn mà có tổng tích ôn biến động từ 1.888 - 2.700 0C (quy luật tổng nhiệt). Hạt đậu tương nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60 - 65%, nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. Cần lượng mưa từ 350 - 600 mm3 cho cả quá trình sinh trưởng. Đậu tương có phản ứng với độ dài ngày, các giống khác nhau phản ứng với độ dài ngày khácKếtnhau.quảnghiên
Dẫn theo Nguyễn Huy Hoàng và cs. (2016) tại Quảng Ngãi người nông dân đã kết hợp trồng xen canh và luân canh các cây trồng khác với mía trong hệ canh tác: Năm thứ nhất (mía tơ + đậu xanh), tháng 2 - 3 trồng mía đồng thời gieo đậu xanh giữa hàng; 80 ngày sau thu hoạch đỗ, vun luống cho mía. Năm thứ hai (mía gốc + đậu xanh): Tháng 2 - 3 thu hoạch mía, xả gốc, làm đất giữa hàng gieo đậu xanh; 80 ngày sau thu hoạch đậu xanh, vun luống cho mía gốc. Năm thứ ba (chàm + khoai lang): Tháng 1 - 2 thu hoạch mía, phá gốc, làm đất gieo cây chàm. Chàm cắt 2 lần lấy nguyên liệu làm bột chàm; tháng 8 - 9 cày vùi chàm trồng khoai lang. Cuối năm dỡ khoai, làm đất chuẩn bị trồng mía. Năm thứ tư trở lại trồng mía. Hệ canh tác này đã có tác dụng cải thiện chế độ chất hữu cơ và vi sinh vật ở đất trồng mía. Trong chu kì canh tác 3 năm này: Cây họ đậu được trồng 3 vụ; đỗ xanh ngắn ngày trồng xen đầu vụ mía tơ và mía gốc, cây chàm dài ngày tái sinh trồng làm nguyên liệu cho công nghệ nhuộm xanh và đen và làm phân xanh cày vùi bón khoai lang. Ở nền đất nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật, các cây đậu đỗ phát triển tốt, năng suất cao. Khoai lang được bón chàm cày vùi, trồng trên đất kết cấu đoàn lạp tốt, nên nhiều củ, năng suất rất cao. Kết thúc chu kì, khoai lang giữ đất sạch cỏ cho mía trở lại. Ba vụ đậu tạo một thế cân bằng N tối thích cho cây mía. Hệ thống canh tác này có giá trị nông học cao ở vùng duyên hải Quảng Ngãi, cát thô chiếm một tỉ lệ quan trọng trong thành phần cơ giới đất. Ở các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng bà con nông dân thường trồng xen mía với đậu xanh, đậu đen. Kết quả là mía không giảm năng suất mà lại tăng thêm thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/ha. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MÍA NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.2.1. Tình hình sản xuất
mía nguyên liệu trên thế giới Ngành sản xuất mía đường là một trong những ngành chế biến thực phẩm (ngành tiêu dùng thiết yếu) lâu đời nhất trên thế giới với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào chuỗi giá trị.17 https://tailieuhay.vn/
cho con người. Bột cũng như protein của đậu xanh là dạng rất dễ tiêu, có thể phối trộn ở nhiều dạng. Trong dân gian đậu xanh được xem như một loại thuốc nam để giải nhiệt hạ khí, giải độc tiêu phù (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
https://tailieuhay.vn/
Công nghiệp đường tuy có từ lâu đời, nhưng 200 năm gần đây mới được cơ khí hóa. Nhiều thiết bị quan trọng được phát minh vào thế kỷ 19 - 20 đã giúp cho ngành đường phát triển một cách mạnh mẽ. Sản lượng đường toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ 57,2 triệu tấn lên đến 171 triệu tấn trong giai đoạn 1959 - 2016. Ngày nay, đường mía được sản xuất chủ yếu ở Brazil và các quốc gia Châu Á. Vụ 2015 - 2016 cả thế giới sản xuất được 172,15 triệu tấn đường từ 4,5 triệu ha củ cải và 27,0 triệu ha mía tại hơn 123 quốc gia, xuất khẩu được 54,87 triệu tấn. Riêng Brazil đã chiếm khoảng 21% tổng sản lượng sản xuất và 45% sản lượng đường xuất khẩu toàn cầu (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017). Kết quả điều tra của Investopedia (2019) cho thấy khoảng 80% lượng đường của thế giới được sản xuất từ mía ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, 20% còn lại có nguồn gốc từ củ cải đường, được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Trong đó có khoảng 100 nước sản xuất đường từ mía, 40 nước từ củ cải đường và 10 quốc gia sản xuất đường từ cả mía và củ cải đường.
Theo OECD/FAO (2017) có 10 nước sản xuất mía hàng đầu trên thế giới trong năm 2017 là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Mexico, Colombia, Indonesia, Philippines và Hoa Kỳ trong số 103 quốc gia sản xuất mía. Brazil India ChinaThailandPakistan MexicoColombiaIndonesiaPhilippines USA 120010008006004002000 Sản lượng (Triệu tấn) Diện tích (×10000 ha) Năng suất (Tấn/ha) Hình 2.1. Một số quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu trên thế giới năm 2017 Nguồn: OECD/FAO (2017) - Brazil 18
https://tailieuhay.vn/
Brazil là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích cũng như sản lượng mía. Mía là cây trồng quan trọng từ thời kỳ thuộc địa ban đầu của Brazil và ngày nay mở rộng đáng kể diện tích canh tác của mình. Từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích mía trồng tăng khoảng 3.000.000 ha, đạt khoảng 7,9 triệu ha. Hầu như tất cả các cây mía ở Brazil được sản xuất ở khu vực Nam Trung Bộ và Đông Bắc. SaoPaulo là bang trồng nhiều mía nhất, chiếm 55,7% tổng diện tích mía khu vực ở Brazil trong năm 2008 (Nassar et al., 2008). Hiện nay, diện tích trồng mía ở Brazil khoảng 10 triệu ha, với năng suất trung bình khoảng 76 tấn/ha (OECD/FAO, 2018). Có 4 yếu tố để Brazil đạt được vị trí số 1 ngành mía đường thế giới hiện nay. Đó là việc trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp 2,5 tỷ USD mỗi năm từ Chính phủ; luôn nghiên cứu nhiều giống mía mới có khả năng chịu hạn, chịu ngập, chống sâu bệnh cao, giống mía sẵn sàng thích ứng với việc biến đổi khí hậu; áp dụng triệt để cơ giới hóa trong việc trồng trọt và thu hoạch mía; ưu tiên sử dụng công cụ quản lý (đất, giống, phân bón, tưới tiêu, năng suất cây trồng…) trong suốt quá trình chăm sóc cây mía. Brazil tập trung sử dụng các giống mía theo cơ cấu giống chín sớm - trung bình - muộn để ép rải vụ với hiệu suất thu hồi cao nhất. Các kỹ sư nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân áp dụng luân canh bằng cây đậu nành, đậu phộng. Tại đất nước này còn có Trung tâm Kỹ thuật cây mía, hiện đang lưu giữ bộ sưu tập giống mía lớn nhất Brazil, họ cung cấp miễn phí gien mía cho bất cứ nhà khoa học nào muốn nghiên cứu để phát triển giống mía mới (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2019). - Ấn Độ Mía chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của Ấn Độ. Khoảng 6 triệu nông dân và một số lượng lớn người lao động được tham gia canh tác mía. Bên cạnh đó, hơn một nửa triệu công nhân lành nghề, chủ yếu là từ các khu vực nông thôn tham gia vào ngành công nghiệp mía đường, ngành công nghiệp chế biến nông sản lớn nhất của Ấn Độ. Năm 2018 diện tích trồng mía ở Ấn Độ đạt khoảng 5,3 triệu ha, với năng suất bình quân 70 tấn/ha (OECD/FAO, 2018). Giá mía tại Ấn Độ được quy định: Giá liên bang được áp dụng theo định giá cơ bản dựa trên các yếu tố như: Lợi nhuận được thu hồi từ cây trồng thay thế, 19
Trung Quốc cũng chú trọng trong việc dồn thửa để tạo cánh đồng mía lớn nhằm áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đồng thời công tác nghiên cứu và ứng dụng giống mía mới cũng được thực hiện (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2017). - Thái Lan Sản lượng mía Thái Lan tăng đều đặn thời gian gần đây, nhờ một số yếu tố như sử dụng các phương pháp canh tác hiện đại, cải tiến giống mía được trồng 20
- Trung Quốc: Trung Quốc là nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất đường từ mía. Ở quốc gia này mía được coi là cây trồng chính, mía được trồng chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông. Quảng Tây là nơi sản xuất đường lớn nhất của Trung Quốc. Hiện nay, diện tích trồng mía ở Trung Quốc khoảng 1,82 triệu ha, với năng suất trung bình khoảng 69 tấn/ha. Là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất đường với sản lượng bình quân khoảng 17 triệu tấn nhưng Trung Quốc lại là quốc gia nhập khẩu đường lớn nhất thế giới (5 triệu tấn đường hàng năm) do dân số nước này quá đông, khả năng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa (OECD/FAO, 2018). Chính phủ duy trì hạn ngạch nhập khẩu là 1,9 triệu tấn đường/năm và áp thuế nhập khẩu là 5%, nếu vượt hạn ngạch thì áp dụng thuế suất 50%. Chính phủ
https://tailieuhay.vn/
đường sẵn có ở mức giá hợp lý, thu hồi đường từ mía… Giá tiểu bang áp dụng cao hơn giá liên bang từ 30 - 35%. Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng chính sách định giá cao, khuyến khích tỷ lệ phân chia giữa nông dân và nhà máy là 70 - 30, bắt buộc mua mía với giá bảo hộ, không xây dựng nhà máy mới trong bán kính 15km so với nhà máy hiện có. Chính phủ nắm giữ việc điều tiết sản xuất, cung cấp, phân phối đường và xuất khẩu đường, thuế nhập khẩu tỷ lệ thuận với giá đường thế giới và nhu cầu nội địa. Với sản phẩm cạnh đường, Chính phủ Ấn Độ cũng hạn chế mua giữa các tiểu bang nhằm hạn chế đầu cơ. Ngoài ra để hỗ trợ nông dân, họ đã dành ra một gói tài chính 5,5 tỷ Rupee, trong đó 4,163 tỷ Rupee chuyển trực tiếp tới người nông dân như một phần của chính sách giá phải chăng và tiền công. Điều này sẽ giúp giảm khoản nợ tiền thu mua mía của các nhà máy đường (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2017).
https://tailieuhay.vn/
- Pakistan Mía ở Pakistan được coi là một trong những cây trồng chính có diện tích khá lớn 1,12 triệu tấn. Tuy nhiên, năng suất mía tại Pakistan thấp (56,48 tấn/ha) nên sản lượng mía tại nước này (63,8 triệu tấn) chỉ tương đương với Mexico có diện tích bằng 2/3 của Pakistan (diện tích 0,78 triệu ha; sản lượng 61,18 triệu tấn/ha) (OECD/FAO, 2018). Công nghiệp sản xuất mía đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của đất nước và cung cấp việc làm cho khoảng 9 triệu công dân. Nhờ đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, chính phủ Pakistan đầu tư vào ngành công nghiệp này để gia tăng sản xuất chung. Chính phủ Pakistan đầu tư hoạt động để cải thiện các tiêu chuẩn canh tác, năng lực sản xuất và đảm bảo nông dân được bồi thường thỏa đáng. Nhờ có đầu vào, quốc gia này đứng ở vị trí thứ năm toàn cầu trong số các nhà sản xuất mía lớn nhất. Hàng năm, Pakistan sản xuất khoảng 63,8 triệu tấn, chủ yếu phục vụ thị trường địa phương, xuất khẩu sang các nước láng giềng và châu Á (Công ty Tư vấn tài chính VietnewsCorp, 2019a).
- Mexico Mexico là một trong những nhà sản xuất mới nổi của ngành với diện tích đất trồng mía là 0,78 triệu ha và năng suất đạt khá cao 78,16 tấn/ha (United States Department of Agriculture, 2017). Xếp hạng ở vị trí thứ sáu, Mexico trồng mía chủ yếu cho mục đích thương mại. Việc sản xuất nhiên liệu sinh học đang làm tăng nhu cầu về sản phẩm trong nước. Ngoài ra, việc tinh chế đường và chế biến các sản phẩm sinh học khác từ mía là hoạt động chính ở quốc gia. Nhờ vậy, Mexico được xếp hạng là một trong những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm mía đường. Ngành công nghiệp đường ở Mexico được miễn thuế vào Mỹ, do đó người nông dân được hưởng lợi và tạo động lực phát triển ngành. Sản lượng mía 21
trong khu vực. Sản lượng đường hàng năm hiện nay ở Thái Lan đạt khoảng 100 triệu tấn (Công ty tư vấn tài chính VietnewsCorp, 2019a).
Thái Lan là quốc gia có diện tích trồng mía lớn với 1,32 triệu ha đất trồng mía và năng suất mía bình quân đạt 75,74 tấn/ha (OECD/FAO, 2018).
hiện tại ở Mexico đạt khoảng 61 triệu tấn (Công ty Tư vấn tài chính VietnewsCorp, 2019a). - Colombia: Theo Công ty tư vấn tài chính VietnewsCorp (2019a) ngành công nghiệp mía đường ở Columbia đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước với diện tích đất trồng mía là 0,4 triệu ha và năng suất bình quân cao nhất thế giới với 85,95 tấn/ha (United States Department of Agriculture, 2017). Năng lực sản xuất của Columbia đạt 34,9 triệu tấn mía mỗi năm do đó được xếp hạng là nhà sản xuất mía lớn thứ bảy trên thế giới. Mía được sử dụng để phục vụ thị trường nội địa bao gồm tiêu dùng của người dân và sản xuất ethanol. Các chuyên gia thị trường dự báo mức tiêu thụ nội địa ở Columbia sẽ tăng 1%, do đó nhu cầu sản xuất sẽ tăng theo và hướng đến xuất khẩu sang các quốc gia khác như Mỹ, Haiti, Chile và Peru. Những thay đổi trong sản xuất đường ở Columbia phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu hoặc thay đổi công nghệ. - Indonesia: Indonesia là một quốc gia có tiềm năng lớn về sản xuất mía đường với diện tích đất trồng mía là 0,45 triệu ha và năng suất bình quân khá cao với 74,89 tấn/ha (United States Department of Agriculture, 2017). Mía được trồng trong nước phải xuất khẩu để chế biến do thiếu các nhà máy hoạt động hiệu quả trong nước và sau đó đường tinh luyện được nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của quốc gia. Nhu cầu cao từ người dân địa phương và nhu cầu đường thô ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghiệp khiến thâm hụt gia tăng giữa nhu cầu của các quốc gia và năng lực sản xuất sẵn có. Hiện tại, nước này có khả năng sản xuất 33,7 triệu tấn mía mỗi năm (Công ty Tư vấn tài chính VietnewsCorp, 2019a). - Philippines: Tại Philippines mía là một trong những cây trồng chính. Mía được trồng ở 19 tỉnh trên cả nước với diện tích khoảng 0,43 triệu ha và năng suất đạt khoảng 73,49 tấn/ha. Vùng mía được chia thành các trang trại nhỏ với quy mô trên 5 ha.
Philippines được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất mía đường (Philippine sugar Millers Association, Inc, 2017).
https://tailieuhay.vn/
- Mỹ: Mỹ là một trong những nước sản xuất đường lớn nhất của thế giới, là một trong số ít những nước mà cả ngành đường mía và đường củ cải cùng song hành 22
2.2.2. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam Ngành sản xuất đường của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên giá thành sản xuất mía cao. Mặt khác giá đường đầu ra trong nước lại bị cạnh tranh bởi đường nhập lậu giá rẻ. Nên các nhà máy đường không thể đưa ra một mức giá mua mía cao để ngăn việc nông dân chuyển sang trồng cây trồng mới. Nhất là ở những khu vực có năng suất và chữ đường thấp. Ở Việt Nam giá mía được nhà máy và người dân quyết định trên chữ đường (CCS - Commercial cane sugar). Vì vậy, 23
https://tailieuhay.vn/
phát triển. Đồng thời, Mỹ cũng là một trong những nước tiêu thụ chất ngọt nhiều nhất trên thế giới, bao gồm cả si-rô có hàm lượng Fructose cao. Hiện nay, diện tích trồng mía ở Mỹ khoảng 0,36 triệu ha, với năng suất trung bình khoảng 75,71 tấn/ha và sản lượng mía đạt 27,91 tấn (United States Department of Agriculture, 2017). Ngành công nghiệp mía đường của Mỹ đã được hưởng chính sách bảo hộ thương mại từ năm 1789, và cho đến nay, chính phủ nước này vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho ngành đường nội địa. Chính sách bảo hộ ngành mía đường nước Mỹ là trợ giá thông qua lãi suất vay ưu đãi, hoạt động điều tiết thị trường nội địa và công cụ hạn ngạch thuế quan. Về chính sách trợ giá, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp gói vay ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất đường mía. Khi đáo hạn, các đối tượng này có thể chọn hoàn trả khoản vay bằng chính sản lượng đường sản xuất được nếu giá đường trên thị trường đang ở mức thấp. Ngược lại, nếu như giá đường đang ở mức cao, người vay có thể bán đường và thanh toán bằng tiền như thông thường.Vềhoạt động điều tiết thị trường nội địa, hằng năm USDA tiến hành phân chia thị phần cho các công ty sản xuất đường, hay nói cách khác là xác định rõ sản lượng đường mà mỗi công ty có thể bán ra trong năm. Tuy nhiên con số này thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Về hạn ngạch thuế quan, đây là công cụ giúp Mỹ kiểm soát chặt chẽ sản lượng đường nhập khẩu. Hằng năm, USDA sẽ ban hành hạn ngạch chung cho đường nhập khẩu, sau đó cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ phân bổ hạn ngạch này cho từng quốc gia có mong muốn xuất khẩu. Mức thuế suất áp dụng trong hạn ngạch rất thấp, thậm chí có thể xuống 0%, sản lượng đường có thể nhập nằm trong mức 1,1 triệu tấn đường thô và 22 ngàn tấn đường tinh luyện. Tuy nhiên, theo Đạo luật Farm Bill 2008, USDA có thể tăng mức hạn ngạch nhập khẩu đường vào ngày 1 tháng Tư hằng năm nếu có dự đoán về sự thiếu hụt đường trong nước (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2017).
đặc điểm ngành trồng mía ở Việt Nam là diện tích mía dễ dàng thay đổi bởi cạnh tranh với cây trồng khác (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017). Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (2016) niên vụ 2014 - 2015, cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động với tổng diện tích mía đạt 305.000 ha. Trong đó vùng mía tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp của các nhà máy với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 TMN chủ yếu tập trung ở 25 tỉnh, năng suất mía bình quân cả nước đạt 65,3 tấn/ha, sản lượng mía cả nước đạt 20 triệu tấn tương đương vụ trước; diện tích mía có tưới chiếm khoảng 33% diện tích, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, nên đạt năng suất bình quân khá cao khoảng 85,7 tấn/ha. Bảng 2.2. Tình hình sản xuất mía các vùng nguyên liệu tại Việt Nam năm 2016 TT Vùng, miền (nghìntíchha) Năng(tấn/ha)suất Sản
(triệulượngtấn) Tỷ lệ đườngmía Tiềmnăngpháttriển Cả nước 284 64 18,3 10,5 I Các tỉnh không có nhà máy đường 12 49 0,6 II Các tỉnh có nhà máy đường 273 65 17,8 1 Miền Bắc 89 60 5,3 9,7 Trung du miền núi phía Bắc 30 63 1,9 Kém Bắc Trung Bộ 59 58 3,4 TB-kém 2 Miền Trung và Tây nguyên 111 58 6,5 10,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 55 55 3,0 Tốt Tây Nguyên 56 61 3,5 Tốt 3 Miền Nam 73 82 6,0 10,7 Đông Nam Bộ 24 73 1,7 Tốt Đồng Bằng sông Cửu Long 49 87 4,3 Trungbình Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT (2016a) 24 https://tailieuhay.vn/
Diện
Tác giả Phạm Lê Duy Nhân (2014) đã có những nhận định về các vùng trồng mía trong cả nước như sau: Miền Bắc là vùng có công suất thiết kế thấp tập trung tại các tỉnh có nhà máy đường như Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La và Cao Bằng. Niên vụ 2012 -2013, diện tích mía có hợp đồng với các nhà máy đường hơn 18,4 ngàn ha và dự kiến tăng 6,3% trong vụ 2013 - 2014. Khu vực này tập trung 5 nhà máy đường có công suất thiết kế khá thấp, trung bình chỉ khoảng 2.040 tấn mía/ngày nên sản lượng đường chỉ chiếm trên 6,6% tổng sản lượng cả nước. Tuy chữ đường có tương đối cao (9,6 CCS) nhưng do năng suất mía thấp nên trung bình 1 ha mía 25
Hình 2.2. Sơ đồ phân bố các Công ty đường trên cả nước Nguồn: Hiệp hội Mía đường Việt Nam (2017)
Vụ 2015 - 2016, cả nước có 62 tỉnh trồng mía với tổng diện tích 284.367 ha. Vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ là 3 vùng có diện tích mía lớn nhất cả nước lần lượt là 58,8 ngàn ha, 56,3 ngàn ha và 54,8 ngàn ha, tương ứng với 21%, 21% và 20% tổng diện tích mía cả nước. Trong đó, Gia Lai và Thanh Hóa là 2 tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất nước, với 38,6 ngàn ha (chiếm 14% diện tích mía cả nước) ở Gia Lai và 32,2 ngàn ha (chiếm 11% diện tích mía cả nước) ở Thanh Hóa (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017).
https://tailieuhay.vn/

chỉ sản xuất được khoảng 5,5 tấn đường.
https://tailieuhay.vn/
Vùng Bắc Trung Bộ có 6 nhà máy hoạt động tại 2 tỉnh trồng mía lớn nhất là Thanh Hoá và Nghệ An, trong đó có các nhà máy công suất lớn như Lam Sơn (10.500 tấn mía/ngày), Việt Đài (6.000 tấn mía/ngày) và Nghệ An Tate&Lyle (8.400 tấn mía/ngày). Tổng diện tích mía có hợp đồng đầu tư với 6 nhà máy này là 63.212 ha, sản lượng mía đưa vào ép vụ 2012 - 2013 đạt 3,7 triệu tấn, sản lượng đường đạt 363,4 ngàn tấn tương đương với 23,9% tổng sản lượng cả nước. Đây là khu vực sản xuất đường lớn nhất cả nước và có tỷ lệ tiêu hao mía/đường tương đối thấp, năng suất mía đã có sự cải thiện dần qua từng vụ nhờ đầu tư thâm canh tốt và dự kiến đạt mức 60 tấn/ha cho vụ 2013 - 2014. Duyên hải miền Trung là vùng có năng suất mía thấp nhất cả nước: Mía được trồng ven biển và kéo dài đến Bình Thuận, trong đó các tỉnh có diện tích trồng rộng lớn phải kể đến Phú Yên (23,5 ngàn ha), Khánh Hoà (17,7 ngàn ha) và Quảng Ngãi (5,7 ngàn ha). Nhìn chung, khu vực này có năng suất mía bình quân thấp nhất cả nước khi chỉ đạt 53 tấn/ha và trung bình 1 ha mía chỉ sản xuất được 5 tấn đường. Điểm bất lợi lớn nhất cho nông dân trồng mía và hoạt động sản xuất đường ở các tỉnh Duyên hải miền Trung là tình hình mưa bão khó lường hằng năm. Sản lượng đường khu vực này chiếm 22,6% tổng sản lượng cả nước.
Vùng Tây Nguyên có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước về diện tích và sản lượng mía trong 10 năm qua. Tổng diện tích vùng trồng tính đến cuối năm 2012 đạt 49,7 ngàn ha, tăng mạnh 57% so với năm 2002 trong khi sản lượng mía đạt khoảng 2,92 triệu tấn, tăng 117,8%. Hai tỉnh trồng mía lớn nhất là Gia Lai (30,3 ngàn ha) và Đak Lak (16,1 ngàn ha). Diện tích mía có hợp đồng đầu tư với 5 nhà máy tại khu vực này đạt 38,7 ngàn ha trong vụ 2012 - 2013, chữ đường ở mức cao nhất và tỷ lệ tiêu hao mía đường thấp nhất so với các khu vực khác trong cả nước. Tuy nhiên, năng suất mía bình quân khu vực này hiện khá thấp, chỉ đạt 55 tấn/ha do khó có thể thực hiện cơ giới hoá trên địa hình đồi núi. Vùng nguyên liệu mía ở khu vực này còn chịu sự cạnh tranh của cây sắn.
Vùng Đông Nam Bộ có năng suất cải thiện nhanh, mía được trồng chủ yếu tập trung tại tỉnh Tây Ninh (23,6 ngàn ha) và Đồng Nai (10,7 ngàn ha), chiếm khoảng 13,6% sản lượng mía cả nước. Khu vực này có năng suất mía gia tăng khá nhanh sau 10 năm, từ mức 53,3 tấn/ha năm 2002 lên 68 tấn/ha năm 2013. Tuy 26
Long: Tổng diện tích vùng trồng mía chiếm khoảng 20% và sản lượng mía cây chiếm 26,6% so với cả nước. Khu vực này có năng suất mía bình quân cao nhất cả nước, đạt 86 tấn/ha và tỷ lệ thu hồi đường cũng cao nhất, 7 tấn đường/ha mía. Tuy nhiên khả năng mở rộng vùng trồng mía rất hạn chế do chịu sự cạnh tranh của các loại nông sản khác như lúa, dừa, điều, thanh long; mặt khác phần nhiều diện tích mía còn được canh tác trong vùng trũng, vùng lũ nên dễ bị ngập hoặc buộc phải ép mía non khiến cả năng suất, chữ đường đều bị ảnh hưởng và khó thực hiện sản xuất quy mô lớn. Có đến 9 nhà máy hoạt động tại khu vực này dẫn đến sự cạnh tranh trong vấn đề thu mua mía nguyên liệu, khiến giá mía ở đây luôn cao hơn so với các khu vực khác. Công suất bình quân thấp, chỉ đạt khoảng 2.780 tấn mía/ngày.
Như vậy, có thể khẳng định mía là loại cây được trồng phổ biến trên đất nước Việt Nam do nước ta có diện tích đất đồng bằng rộng, lượng mưa từ 1.400 mm đến 2.400 mm, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với sự phát triển của cây mía (Viện nghiên cứu mía đường, Ngân hàng kiến thức trồng mía, 2013). Cả nước có 62/63 tỉnh thành trong cả nước trồng mía với diện tích đạt khoảng 284.367 ha, sản lượng mía đạt 18,3 triệu tấn và năng suất đạt 64,4 tấn/ha (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2017). Nghề trồng mía đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, trung du, miền núi giúp nông dân khai hoang phục hoá và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cây mía còn đem lại những lợi ích xã hội khác nên thường được nhận cơ chế hỗ trợ từ Chính phủ. 2.2.3. Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường mía đường tại Việt Nam tác động đến vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn So với ngành đường thế giới, Việt Nam hiện nay đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường. Quy mô sản xuất còn khá nhỏ, diện tích và sản lượng đường chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,16% và 0,85% toàn cầu. Quy mô sản xuất ngành mía đường của Việt Nam chỉ bằng 16% quy mô của Thái Lan và gần 27
nhiên chữ đường hiện đang thấp nhất và tỷ lệ tiêu hao mía/đường cao nhất cả nước do điều kiện thời tiết. Đây là vùng đất cao, hằng năm có 6 tháng mưa và 6 tháng khô, nếu giải quyết được vấn đề nguồn nước tưới cho các tháng mùa khô thì sẽ rất thuận lợi để phát triển cây mía. Từ khu vực này còn có thể mở rộng vùng nguyên liệu sang cả ĐồngCampuchia.bằngsôngCửu
https://tailieuhay.vn/
tương đồng với quy mô của Philippine. Năng suất trồng mía của Việt Nam cũng còn hạn chế, chỉ đạt 65 tấn/ha, thấp hơn so với trung bình của thế giới (68 tấn/ha) và các nước sản xuất mía lớn như Brazil (67 tấn/ha), Ấn Độ (70 tấn/ha), Trung Quốc (70 tấn/ha) và Thái Lan (77 tấn/ha) (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017).
https://tailieuhay.vn/
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của nước ta kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính do giá thành mía nguyên liệu cao. Do vậy, trước bối cảnh hiện nay giá đường thế giới thấp, đường nhập lậu từ Thái Lan tràn vào Việt Nam, đường Hoàng Anh Gia Lai chuyển từ Lào về với giá rẻ bằng 1/3 giá đường Việt Nam đang là khó khăn, thách thức lớn đối với các nhà máy đường trong nước (Phan Thùy Trang,Trong2015).khiđó 01/01/2020 là thời điểm xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường để gia nhập ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN), giá đường nhập khẩu là 0% sẽ là trở ngại lớn cho ngành mía đường trong niên vụ tới. Cũng giống các nhà máy đường trong cả nước nhà máy đường Lam Sơn cũng đang gặp những khó khăn về giá thành sản xuất đường do giá thu mua mía nguyên liệu cao. Nếu hạ giá mía nguyên liệu thì người dân sẽ bỏ mía chuyển sang trồng cây khác do thu nhập từ mía thấp. Hiện nay, để giữ ổn định sản lượng mía cho nhà máy hoạt động bình thường Công ty CP mía đường Lam Sơn đã phải dùng nhiều giải pháp hỗ trợ người dân trồng mía. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích đất trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đã giảm đi nhiều (Công ty CP Mía đường Lam Sơn, 2018). Một tín hiệu đáng mừng trong dự báo thị trường mía đường thế giới niên vụ 2019 – 2020 đó là thị trường đường thế giới sẽ chuyển từ thặng dư 2,6 triệu tấn niên vụ 18 - 19 sang thâm hụt 3,1 triệu tấn niên vụ 2019 - 2020; riêng khu vực châu Á sẽ thâm hụt đến 9,5 triệu tấn. Giá đường được dự báo sẽ có chiều hướng tăng vào đầu năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, cũng như xu hướng chuyển dịch sang sản xuất ethanol từ mía đã khiến cho sản lượng sản xuất của các quốc gia mía đường trên thế giới bị cắt giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các nhà máy đường trong cả nước cũng như nhà máy đường Lam Sơn, trên cơ sở đó các nhà máy đường trong cả nước cần có kế hoạch cho sản xuất mía nguyên liệu trong vụ mía 2020 - 2021 (Công ty Tư 28
vấn tài chính VietnewsCorp, 2019b).
+ Ngoài ra ở Hoa Kỳ có 2 phương pháp đánh giá đất được ứng dụng rộng rãi: (i) Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý việc phân hạng đất đai cho từng cây trồng chính; (ii) phương pháp yếu tố thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối 29
https://tailieuhay.vn/
2.3. ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.3.1. Đánh giá đất trên thế giới 2.3.1.1. Các phương pháp đánh giá đất trên thế giới Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), 1976 đã đưa ra khái niệm đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có”. Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp đánh giá đất chính đó là đánh giá đất theo định tính (chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán), đánh giá đất theo phương pháp thông số và đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định hướng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009a) một số nghiên cứu điển hình về hệ thống đánh giá đất đai trên thế giới gồm: - Ở Mỹ: Phân loại khả năng đất có tưới của Cục cải tạo đất đai – Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR), 1951 phân loại gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng trọt được đến lớp không thể trồng trọt được (non-arable). Trong phân loại này ngoài đặc điểm về đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được xem xét trong phạm vi thủy lợi. Đến năm 1961 cơ quan bảo vệ đất - Bộ Nông nghiệp Mỹ đã soạn thảo ra tài liệu Phân hạng khả năng đất đai. Hệ thống đánh giá đất đai chia làm 3 cấp: lớp (class), lớp phụ (sub-class) và đơn vị (unit). Đất đai được chia làm 8 lớp, từ lớp I đến lớp VI có khả năng sử dụng cho nông lâm nghiệp, lớp V - VII chỉ có thể sử dụng cho lâm nghiệp, lớp VIII sử dụng cho các mục đích khác. Phương pháp này đánh giá đất dựa vào các yếu tố hạn chế và khả năng khác phục các hạn chế về đất đai. Phương pháp được xây dựng trong điều kiện của nước Mỹ nhưng nguyên lý của nó được khá nhiều nước áp dụng.
đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các loại đất khác (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). - Ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu: Từ thập niên 60 việc phân hạng và đánh giá đất đai được chia làm 3 bước: (i) Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; (ii) đánh giá khả năng sản xuất; (iii) đánh giá đất đai dựa vào kinh tế - khả năng sản xuất hiện tại của đất đai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009a). Ở các nước châu Âu khác: đánh giá đất phổ biến theo 2 hướng là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm phân loại sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng). Thông thường so sánh bằng cách tính điểm hoặc tính % (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). - Ngoài ra ở Anh, Canada,... đều phát triển hệ thống đánh giá đất đai, đa số dựa trên yếu tố thổ nhưỡng để phân cấp đất đai cho các mục tiêu sử dụng đất (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009). Tại Ấn Độ thường áp dụng phương pháp tham số, biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Đến năm 1983 và những năm tiếp FAO tiếp tục bổ sung các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau: Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời (1983); đánh giá đất cho vùng đất rừng (1984); đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới (1985); đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (1989); đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (1992); đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (FAO, 1993). Đến năm 2007, FAO đã đề xuất đánh giá thích hợp đất đai bền vững trong quản lý đất đai (FAO, 2007). 30
2.3.1.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO a. Những vấn đề cơ bản về đánh giá đất theo FAO Cuối thập niên 60 nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai cho riêng mình. Do vậy, các tiêu chuẩn chung cho đánh giá đất cũng như kết quả đánh giá đất cũng khác nhau. Nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới, năm 1976 phương pháp đánh giá đất của FAO (A framework for land evaluasion, FAO) đã ra đời. Bên cạnh đánh giá tiềm năng đất đai còn đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội của từng loại sử dụng đất (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009a).
https://tailieuhay.vn/
Hình 2.3. Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO Nguồn: FAO (2007)
Nội dung chính của đánh giá đất theo FAO (2007) gồm: (1) Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; (2) xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất; (3) hệ thống cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai; (4) phân hạng thích hợp đất đai. Theo đó, trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO được thể hiện ở hình 2.3: Như vậy, đánh giá đất theo FAO là những hướng dẫn về phương pháp luận, có thể ứng dụng trong bất kỳ dự án nào. Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất vùng lãnh thổ. Bên cạnh việc đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá thích hợp đất đai còn đề cập đến các thông tin kinh tế, xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại sử dụng cụ thể, cung cấp thông tin cho nhà quy hoạch lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý nhất. 2.3.2. Đánh giá đất theo FAO ở Việt Nam Ở Việt Nam có nhiều phương pháp đánh giá đất nhưng phương pháp đánh giá đất theo FAO được ứng dụng nhiều nhất, đặc biệt trong đánh giá thích hợp cho đất nông nghiệp. 31
https://tailieuhay.vn/

Thị Thu Trang (2013) nghiên cứu về sử dụng đất bền vững vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã xác định được 55 đơn vị đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc khai thác, sử dụng đất tại cửa Ba Lạt chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên đất. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả nhất cho vùng nghiên cứu. 32
https://tailieuhay.vn/
Từ những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh…) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Quy trình này bao gồm 4 bước: (1) Thu thập tài liệu, (2) Vạch khoanh đất, (3) Đánh giá và phân hạng chất lượng đất, (4) Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố được sử dụng trong phân hạng đất đai vùng đồng bằng gồm: loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, độ xốp… Các yếu tố đó được chia thành 4 mức thích hợp là tốt, khá, trung bình và yếu kém (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2009a).Nghiên cứu của Vũ Cao Thái (1989) về phân hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm. Việc phân cấp được dừng lại ở cấp phân vị là lớp thích hợp với 4 cấp: Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N). Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến các chỉ tiêu về thổ nhưỡng chưa đề cập đến điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu của Đỗ Nguyên Hải (2000) về đánh giá đất nông nghiệp huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu đã xác định được 25 đơn vị đất đai (LMU) trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được khả năng sử dụng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Tiên Sơn. Theo TCVN 8409:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành về Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp. Theo đó đánh giá đất đai được thực hiện theo 7 nội dung: (1) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, (2) Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hóa đất. (3) Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn và sử dụng nước trong nông nghiệp. (4) Đánh giá môi trường tự nhiên khác. (5) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ với sử dụng đất. (6) Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn. (7) Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.Nguyễn
Nghiên cứu của Phạm Thế Trịnh (2014) về đánh giá đất trồng cây cà phê trồng xen với cây mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để huyện Krông Năng phát triển diện tích trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn huyện.Nghiên cứu của Lê Trọng Yên (2018) về tiềm năng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông cho thấy: Kết quả đánh giá đất các kiểu sử dụng đất: Mắc ca trồng thuần, mắc ca trồng xen cà phê, mắc ca trồng xen tiêu, mắc ca xen rừng trồng sẽ là căn cứ định hướng sử dụng bền vững đất trồng mắc ca trong tương lai.Nghiên cứu của Đặng Thị Thúy Kiều (2018) về tái canh cây cà phê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đánh giá đất trồng cà phê và một số cây trồng xen đã định hướng diện tích sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện. Như vậy, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà mỗi quốc gia xây dựng ra phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai riêng. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có điểm chung về đối tượng đánh giá đất là toàn bộ quỹ đất của vùng nghiên cứu và mục đích chung là đánh giá đất đai để đưa đất vào sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2.3.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.3.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu đánh giá đất về cây mía bằng các phương pháp đánh giá đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Isitekhale et al. (2014) về đánh giá sự phù hợp của đất đối với cây mía ở vùng đất thấp của Anegbette, bang Edo, Nigeria cho thấy mức độ thích hợp đất đai của vùng đất này đối với cây mía là S1 (rất thích hợp) chiếm 10% diện tích đất; S2 (thích hợp) chiếm 30% và S3 (ít thích hợp) chiếm 60% diện tích đất. Đối với trồng mía, đất bị hạn chế mạnh do thiếu chất dinh dưỡng của đất (N, P và K) và độ chua của đất cao. Tuy nhiên, kết cấu đất chủ yếu là cát mùn lại thích hợp với trồng mía. Hiện nay, đất này chủ yếu trồng lúa. Kết cấu đất kém và điều kiện dinh dưỡng kém là yếu tố hạn chế trong đất của 33
https://tailieuhay.vn/
Edo đối với cây lúa. Tuy nhiên, nó khá thích hợp với trồng mía. Do vậy, nghiên cứu này sẽ là căn cứ để chuyển mục đích sử dụng từ trồng lúa sang trồng mía trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của Osly et al. (2014) về đánh giá tính thích hợp của đất trồng mía ở Eastern Seram, Indonesia cho thấy trong 206.235 ha có 34.894 ha được đánh giá rất thích hợp, thích hợp và ít thích hợp cho trồng mía. Tổng diện tích đất thích hợp cho trồng mía cung cấp sản lượng mía hàng năm đạt 2.119.424 tấn, sản lượng đường mỗi vụ ép đạt 14.129 tấn. Jamill et al. (2017) nghiên cứu đánh giá đất trồng mía tại Bijnor, Ấn Độ sử dụng 10 chỉ tiêu đánh giá thu được kết quả 61% đất canh tác được đánh giá rất thích hợp cho trồng mía (S1), đất thích hợp S2 đạt 24%, ít thích hợp S3 đạt 7% và 8% diện tích đất được đánh giá là không thích hợp cho canh tác mía (N). Những vùng đất không thích hợp cho trồng mía chủ yếu là do độ dày đất, độ dốc không đảm bảo, đất dễ bị xói mòn. Những vùng đất này nên được ưu tiên đưa các biện pháp cải tạo, phục hồi đất vào sử dụng. Kết quả nghiên cứu của Vallejera-Corsiga et al. (2019) về đánh giá các loại đất chính trồng mía ở Negros Occidental, Philippines: Nghiên cứu tiến hành đánh giá năm loại đất chính trồng cây mía ở Philippin là Guimbalaon (Andic Haplustept), Isabela (Aquic Hapludalf), Luisiana (Ustic Palehumult), San Manuel (Fluventic Eutropept) và Silay (Aquic Tropudalf) để xác định sự phù hợp của cây mía đối với các loại đất này. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố hạn chế của đất để rút ra các kiến nghị cho công tác quản lý đất trồng mía. Tất cả các loại đất được đánh giá đều thích hợp để trồng mía, mặc dù mỗi loại đất đều có những yếu tố hạn chế nhất định. Địa hình và độ ẩm là những yếu tố hạn chế nghiêm trọng ở tất cả các loại đất. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp hạn chế về yếu tố địa hình trong loại đất Guimbalaon (LUTs 4 và 1) và Luisiana (LUTs 1 và 2) là thực hiện canh tác như làm ruộng bậc thang. Yếu tố hạn chế về độ ẩm ở Isabela (LUTs 2, 5 và 6), San Manuel (LUTs 1 và 3) và Silay (LUTs 1, 2, 3 và 4) có thể giải quyết bằng cách làm dầy thêm tầng đất mặt khoảng 25-30cm đất mặt, bón phân hữu cơ xây kênh thoát nước để dẫn nước chống úng.34
https://tailieuhay.vn/
2.3.3.2. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía ở Việt Nam Tại Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu về đánh giá đất cho cây mía và cũng được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau. Khi đánh giá đất đai thích hợp theo FAO cho cây mía tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình thì Trần Thị Lệ Hà và Nguyễn Hữu Thành (2006) đã nhận định: Năng suất tiềm năng theo bức xạ nhiệt (RPP) cho cây mía đạt cao nhất trên đất xám feralit bị glây, tiếp đến là đất xám điển hình đạt 105,2 tấn; năng suất tiềm năng có tính đến sự hạn chế về nước cho cây mía là 61,2 tấn/ha. Yếu tố hạn chế năng suất mía là thành phần cơ giới, hàm lượng mùn và CEC. Biện pháp khắc phục là: Nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất, xây dựng hệ thống tưới tiêu, bón phân cấn đối, đặc biệt chú ý đến lân và kali. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Anh (2011) về Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tích hợp GIS và ALES để đánh giá thích nghi tự nhiên cây mía theo 4 tính chất đất đai bao gồm loại đất, tầng dày của đất, khả năng tưới và lượng mưa. Kết quả cho thấy trên diện tích được đánh giá là 431.891,73 ha, chỉ có 0,01% diện tích có mức thích nghi cao. Diện tích khu vực ứng với mức thích nghi trung bình, kém và không thích nghi chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,75%, 17,46% và 61,78%. Sau khi chồng lớp với bản đồ sử dụng đất năm 2005, nghiên cứu đề xuất diện tích thích hợp cho trồng mía trên địa bàn tỉnh Long An vào khoảng 61.040,79 ha, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Nghiên cứu của Lê Tấn Lợi và cs. (2013) về đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất có hiệu quả tại vùng đệm xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng được 27 đơn vị đất đai, 6 vùng thích nghi và 7 kiểu sử dụng đất, trong đó vùng II và V thích nghi kém (S3 - N) cho tất cả các kiểu sử dụng, các vùng còn lại đều thích nghi từ S2-S1 cho hầu hết các kiểu sử dụng đất. Qua đánh giá thích nghi, đề xuất cây mía có thể bố trí canh tác trên các vùng thích nghi I, III, IV, V và VI. Đây là các vùng thích nghi tự nhiên trung bình (S2) cho tất cả KSD và thích nghi kinh tế cao (S1) đối với một số KSD đất. Do vùng thích nghi II trũng và không quản lý được nước, thích nghi kém cho hầu hết các KSD đất, nên đề nghị không canh tác35mía.
https://tailieuhay.vn/
Tuy Hòa để nâng cao hiệu qua sử dụng đất. Như vậy, trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai cho cây mía bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp đánh giá đất theo FAO. Đây là cơ sở để nghiên cứu tiến hành đánh giá thích hợp đất trồng mía tại vùng nghiên cứu.
https://tailieuhay.vn/
Kết quả nghiên cứu của Ngô Quang Phú và cs. (2015) về đánh giá thích hợp đất đai đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã xây dựng được hệ thống các bản đồ đơn tính (loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới và thành lập được 62 đơn vị bản đồ đất đai trên tổng diện tích 60.844,0 ha của vùng nghiên cứu. Loại hình sử dụng đất trồng mía đạt mức thích hợp S1 có 22 đơn vị bản đồ đất đai, mức thích hợp S2 có 16 đơn vị bản đồ đất đai, không thích hợp N của cây mía đối với khu vực nghiên cứu là 24 đơn vị bản đồ đất đai. Đây chính là cơ sở đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện
2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.4.1. Trên thế giới Theo Hunsigi (1993), mía là cây trồng phù hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét pha mùn và đất sét nặng. Tuy nhiên, đất phù hợp với trồng mía là đất có độ sâu 100 - 150 cm, màu mỡ, thoát nước tốt với tỷ trọng khối vào khoảng 1,1 - 1,3, pH tốt nhất là trong khoảng: 6,0 đến 7,7. Tính chất vật lý của đất là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn vùng trồng mía.
Theo Kofeler and Bonzelli (1987), khi lựa chọn đất trồng mía cần chú ý tới một số tiêu chí như địa hình, kết cấu đất, độ sâu tầng đất mặt.
Kết quả nghiên cứu về đất trồng mía của Simon Eldridge (2004) canh tác quá mức có thể làm hỏng cấu trúc của đất và kết quả nén chặt bề mặt làm giảm việc giữ độ ẩm và năng suất mía thấp. Cấu trúc là sự sắp xếp các hạt đất thành cục đất; đất có cấu trúc tốt có rất nhiều lỗ thoáng và không gian trong đất để cho phép thoát nước tốt, trao đổi khí và rễ thực vật dễ dàng phát triển. Chất hữu cơ là cần thiết cho kết cấu đất tốt vì nó giúp liên kết các hạt đất với nhau. Giun đất cũng giúp cải thiện cấu trúc đất bằng việc pha trộn các chất hữu cơ trong đất và tạo ra lỗ hổng trong đất để thoát nước và sục khí. Tránh trồng mía khi đất quá ướt hoặc quá khô vì nó sẽ làm hỏng cấu trúc đất, đặc biệt tránh trồng mía khi đất quá 36
https://tailieuhay.vn/
ẩm ướt, chỉ nên trồng mía khi có đủ độ ẩm trong đất. Bảng 2.3. Tiêu chuẩn để phân loại các tính chất đất để trồng mía Đặc điểm Đánh giá Tốt Trung bình Hạn chế Không thích hợp Độ sâu hiệu quả Sâu Trung bình Cạn Quá cạn Kết cấu đất Sét TB đến sét Cát Nhiều cát Địa hình Bằng phẳng Lượn sóng Đồi thấp Đồi núi Độ phì nhiêu Cao TB hoặc thấp Quá thấp Quá thấp Thoát nước Tốt TB hoặc không đầy đủ Chưa hoàn thiện Quá nhiều hoặc thiếu Mức độ cản trở cơ giới hóa Không Trung bình Lớn Rất lớn Độ nhạy cảm với xói mòn đất Thấp Trung bình Cao Quá cao Nguồn: Kofeler and Bonzelli (1987)
Theo India Agronet (2012) đất đen có chiều sâu tối đa 100 - 150 cm với hệ thống thoát nước tốt là phù hợp nhất với cây mía. Đất thịt pha cát dọc theo bờ sông cũng rất tốt cho cây trồng này. Khi làm đất, nên cày sâu là 20 - 25 cm. Sau khi áp dụng bón phân đường cày thứ hai được đưa ra trên đường cày đầu tiên. Sau đó, cục đất nên được nghiền 20 tấn phân hữu cơ nên được đưa ra tại thời điểm chuẩn bị làm đất và pha trộn đúng cách. Các đường lằn và rãnh được mở ra đểNghiêntưới. cứu của McCray et al. (2013) yêu cầu chất dinh dưỡng đối với đất trồng mía ở Florida cho thấy: Các loại đất của khu vực nông nghiệp Everglades (EAA) và các khu vực lân cận có tính chất hóa học và hình thái đa dạng. Hơn 4.400 năm chất hữu cơ của EAA đã được tạo thành từ thực vật phân hủy và thực vật đầm lầy khác tích lũy trong điều kiện ngập nước. Tất cả các Histosols (đất hữu cơ) được sử dụng cho sản xuất mía ở Florida là Haplosaprists chủ yếu là màu đen, và được gọi là đất "bùn". Tuy nhiên, năm đầu trồng, nhiều loại đất được phân biệt bởi màu nâu đỏ. Hầu hết các Histosols trong sản xuất mía có hàm lượng khoáng thấp và có đá vôi làm vật liệu dưới lớp hữu cơ. Quản lý đất trồng mía trên các loại đất hữu cơ là đặc trưng của ngành công nghiệp mía đường ở Florida. 2.4.2. Ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của Hồ Quang Đức và Bùi Hữu Đông (2011) về đất 37
trồng mía ở Tân Kỳ, Nghệ An cho thấy đất phù sa, đất xám và đất đen có độ phì ở mức thấp đến trung bình thấp. Cây mía trên địa bàn huyện Tân Kỳ hiện nay được trồng trên 3 loại đất chủ yếu: Đất bãi, đất đồi và đất ruộng chuyển đổi có năng suất và hàm lượng đường khác nhau. Trên cơ sở đó với mỗi loại đất nên sử dụng các giống khác nhau và có chế độ bón phân phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng mía trên địa bàn huyện. Nghiên cứu của Phan Toàn Nam và Ngô Ngọc Hưng (2010) đối với cây mía trên đất phèn nặng tại Hậu Giang cho thấy với mức bón phân P là 125kg/ha thì năng suất mía chỉ tăng được 10 - 14 tấn/ha, trong khi với mức bón N là 300kg/ha thì tăng được 39 - 48 tấn/ha. K làm tăng năng suất không nhiều với mức bón 200 kg/ha chỉ tăng được 6-10 tấn/ha nhưng có vai trò quyết định đến chất lượng mía vì làm tăng độ Brix của nước ép. Nghiên cứu của Bùi Hữu Đông (2011) cho thấy mía là cây công nghiệp khỏe, không kén đất vì vậy không yêu cầu bất kỳ dạng đặc biệt nào của đất, nó có thể phát triển tốt trên các dạng đất khác nhau từ đất cát đến đất thịt pha sét và sét nặng. Đất thịt, tầng đất sâu, khả năng tiêu thoát tốt, dung trọng từ 1,1-1,2g/m3 (1,3-1,4 cm3 trong đất cát) độ xốp chung với sự cân bằng thích hợp của các kích cỡ cao hơn 50%, mực nước ngầm dưới 1,5 - 2m từ bề mặt đất và khả năng trữ nước từ 15% trở lên là thích hợp nhất với mía. Đất xốp và có cấu trúc tốt tạo điều kiện tốt cho sự nảy mầm của mía. Mía có thể sinh trưởng và phát triển trên các loại đất có pH từ 5,0 - 8,5 nhưng pH đất thích hợp nhất là 6,5. Do đó, bón vôi là yêu cầu khi pH đất dưới 5 hoặc bón thạch cao nếu pH cao hơn 8,5. Kiểm tra đất trước khi trồng là khâu cần thiết để xác định lượng bổ sung tối thích các dinh dưỡng đa lượng, điều chỉnh độ chua của đất. 2.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất trồng mía ở Thanh Hóa Nghiên cứu của Trần Công Hạnh (1999) cho thấy trên đất xám điển hình (Haplic Acrisols), đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng mía. Lân và kali là 2 yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Lượng bón thích hợp nhất vừa có lợi cho năng suất mía, vừa có lợi cho năng suất đường, được cả nhà máy và người trồng mía chấp nhận là 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O. Tỷ lệ N:P2O5: K2O phối hợp là 1:0,5:1. Do vậy, trong điều kiện khí hậu vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, nếu áp dụng cơ giới hóa khâu chăm sóc, phương pháp bón phân tốt 38
https://tailieuhay.vn/
Nghiên cứu của Lê Đình Sơn (2009) về mía vùng đồi trồng xem lạc tại Thọ Xuân, Thạch Thành, Thanh Hóa cho thấy đối với mía tơ trồng thuần, các chỉ tiêu hóa tính của đất sau khi thu hoạch mía đều có xu hướng giảm xuống so với trước khi trồng mía; đối với mía tơ trồng xen lạc, các chỉ tiêu như hàm lượng mùn, pHKCl, đạm, lân và kali tổng số hầu như thay đổi không đáng kể, lân và kali dễ tiêu tăng rõ rệt, CEC có xu hướng giảm xuống sau khi thu hoạch lạc, sau đó lại tăng lên sau khi thu hoạch mía. Kết quả năng suất mía có trồng xen lạc đạt 39
https://tailieuhay.vn/
nhất cho mía thu hoạch 12 tháng tuổi, với các giống mía có thời gian sinh trưởng tương đương hoặc ngắn hơn giống VĐ 63-237 là bón 1 lần: Bón toàn bộ lượng đạm, lân, kali khi trồng mía tơ hoặc khi xử lý mía gốc. Kết quả xây dựng mô hình bón phân theo quản lý dinh dưỡng tổng hợp và bón phân cân đối cho cây mía trên đất đồi vùng Lam Sơn, Thanh Hóa đối với giống QĐ - 15 cho thấy: Bón phân với công thức 2 tấn vôi bột + 350 N + 175 P2O5 + 350 K2O (Bón 30 tấn phân bùn lọc (PBL) + Phân khoáng: 250 N; 30 P2O5; 265 K2O) so với bón phân theo sản xuất đại trà: 0,5 tấn vôi bột + 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O (Bón 10 tấn PBL + Phân khoáng: 165 N; 52 P2O5; 172 K2O) đã ảnh hưởng tốt hơn đến sinh trưởng, phát triển và một số chỉ tiêu chất lượng mía: Tăng năng suất mía cây 17,0 tấn/ha (tương ứng 19,6%), tăng năng suất đường 2,3 tấn/ha (tương ứng 28,4%), làm tăng chữ đường CCS % lên 0,63 (tương ứng 6,7%) (Trần Thị Tâm,Kết2001).quảnghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng liều lượng trên cùng một tỷ lệ bón N, P, K và ảnh hưởng của việc bón bổ sung Ca, Mg, S, B đến quá trình sinh trưởng, năng suất và chất lượng mía tại Thọ Xuân, Thanh Hóa cho thấy: Sử dụng công thức 300 N + 150 P2O5 + 300 K2O so với liều lượng 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O tạo điều kiện cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất tăng khoảng 20%, tỷ lệ đường tăng khoảng 20% và khi phối hợp với Ca, Mg, S, Bo thì năng suất tăng khoảng 8%, tỷ lệ đường tăng khoảng 5%. Sử dụng công thức 400 N + 200 P2O5 + 400 K2O so với liều lượng 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O tạo điều kiện cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất tăng khoảng 35%, tỷ lệ đường tăng khoảng 35% và khi phối hợp với Ca, Mg, S, Bo thì năng suất tăng khoảng 5%, tỷ lệ đường tăng khoảng 5% (Cao Kỳ Sơn, 2005).
115,3 – 120,5 tấn/ha, cao hơn so với mía tơ trồng thuần từ 13,8 - 19%. Nghiên cứu của Trần Công Hạnh (2009) về biện pháp che phủ đất phục vụ canh tác mía trên đất đồi thoái hóa tại vùng Lam Sơn, Thanh Hóa đã khẳng định: Trong điều kiện có tưới và không có tưới trên đất xám điển hình (Haplic Acrrisol) khi trồng, che phủ đất bằng ngọn lá mía đều có tác dụng tốt đến sinh trưởng, phát triển cây mía và tăng năng suất mía tương ứng là 25,2% và 23,3% so với không che phủ. Nếu không có ngọn lá mía để che phủ, có thể áp dụng biện pháp trồng xen lạc và bón bổ sung 30 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg K2O cho lạc thì năng suất mía tăng được 24,2%. Ngoài ra có thể sử dụng biện pháp che phủ nilon, nhưng nhất thiết phải tưới nước trước khi trồng, làm tăng năng suất mía lên 33,1%. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương (2014) trên đất xám ferralit điển hình vùng Lam Sơn, Thanh Hóa xác định lượng bón K trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng với mục tiêu năng suất mía 70 tấn/ha, nền bón 200 N + 100 P2O5, vùi trả lại 100% ngọn lá mía làm tăng năng suất mía 9,8% (6,22 tấn/ha), năng suất đường tăng 29,9% (1,92 tấn/ha), đồng thời duy trì được hàm lượng K dự trữ trong đất sau mỗi vụ trồng mía. 2.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu Qua phân tích tổng quan các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: - Các nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển mía nguyên liệu trên thế giới cho thấy tiềm năng phát triển mía nguyên liệu để phục vụ công nghiệp chế biến đường trên thế giới là rất lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia có đất đai, khí hậu khá phù hợp để trồng mía. Đặc biệt các vùng đất đồi có độ cao từ 00 - 80 và không chủ động tưới thì mía được coi là cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống của người dân trồng mía. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất phát triển cây mía tại vùng nghiên cứu.
Trong mấy năm gần đây diện tích đất trồng mía có xu hướng giảm do giá mía thấp 40
- Lam Sơn là một trong những vùng có diện tích trồng mía lớn trong cả nước.
https://tailieuhay.vn/
người dân chuyển sang các cây trồng khác, do sử dụng đất trồng mía chưa hiệu quả do chưa chú trọng đến khả năng thích hợp đất đai và thay đổi phương thức sản xuất trên đất trồng mía dẫn đến năng suất mía thấp, chưa thu hút người dân gắn bó với đất trồng mía. Tuy nhiên, theo phương án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa thì vùng mía đường Lam Sơn vẫn phải duy trì một diện tích trồng mía có năng suất và chất lượng cao phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề tài nghiên cứu về đất trồng mía. - Các nghiên cứu trước tới nay về cây mía và đất trồng mía trên toàn quốc và tại Thanh Hóa đa phần mới chỉ đi sâu về các biện pháp kỹ thuật như kỹ thuật làm đất, chọn giống, bón phân,... mà chưa chú ý nghiên cứu sâu về chất lượng đất và khả năng thích hợp đất đai, hiệu quả sử dụng đất trồng mía để giúp người dân ổn định và phát triển diện tích trồng mía cho vùng nguyên liệu mía đường. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, đánh giá chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là cần thiết, là cơ sở đề xuất định hướng nghiên cứu đề tài luận án của nghiên cứu sinh.
2.5.2. Hướng nghiên cứu đề tài Luận án định hướng tập trung nghiên cứu chủ yếu vào những vấn đề sau: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện; - Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc: Diện tích hiện trạng các kiểu sử dụng đất trồng mía, tình hình sản xuất mía qua các năm, phương thức canh tác mía; - Đánh giá thích hợp đất đai cho cây mía của huyện; - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía kết hợp với việc nghiên cứu các mô hình trồng mía trên các loại đất khác nhau để đánh giá được hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía hiệu quả cho vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. 41
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
3.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc - Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía thông qua phiếu điều tra nông hộ: + Hiệu quả kinh tế; + Hiệu quả xã hội; + Hiệu quả môi trường. 42
3.1.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc - Điều tra bổ sung bản đồ đất; - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; - Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu thời tiết, đặc điểm thuỷ văn, tài nguyên đất và nước của huyện Ngọc Lặc; - Đặc điểm kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển kinh tế, dân số, lao động, việc làm...;-Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc 3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc - Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2018; - Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc; - Thực trạng các nguồn lực và các chính sách hỗ trợ cho phát triển cây mía của huyện Ngọc Lặc.
+ Đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía; - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất các mô hình trồng mía: Mía trồng thuần canh tác theo hướng thâm canh, mía trồng thuần canh tác theo hướng truyền thống, mía trồng xen lạc, mía xen đậu tương và mía xen đậu xanh. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc theo công cụ phân tích SWOT. 3.1.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc - Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía; - Định hướng sử dụng đất trồng mía; - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu thống kê, văn bản, bản đồ, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện Ngọc Lặc; thực trạng sản xuất mía trong những năm qua; quy hoạch sử dụng đất huyện Ngọc Lặc, quy hoạch vùng mía Lam Sơn Thanh Hóa đến năm 2020; bản đồ hiện trạng và quy hoạch vùng mía Lam Sơn, Thanh Hóa đến năm 2020; bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất huyện Ngọc Lặc đến năm 2020. Các số liệu trên được thu thập ở phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê huyện Ngọc Lặc, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các tài liệu, số liệu đăng tải trên các báo điện tử, các website của các cơ quan chức năng; các công trình nghiên cứu khoa học, luận án đã được thực hiện có liên quan. 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Chọn 6 xã đại diện cho huyện đó là: Xã Minh Tiến, Minh Sơn, Kiên Thọ, Vân Am, Phùng Giáo và xã Nguyệt Ấn. Tiêu chí chọn điểm điều tra là xã có diện tích đất trồng mía lớn và đặc trưng cho 3 cấp địa hình trong huyện: Vùng núi cao có xã Vân Am; Vùng đồi cao, núi vừa và thấp có xã Phùng Giáo, Nguyệt Ấn và 43
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Kiên Thọ; Vùng đồi có xã Minh Tiến và Minh Sơn.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp từ 180 hộ trồng mía trên địa bàn 6 xã đại diện cho huyện đó là: Xã Minh Tiến, Minh Sơn, Kiên Thọ, Vân Am, Phùng Giáo và xã Nguyệt Ấn. Mỗi xã điều tra 30 hộ trong đó chọn ngẫu nhiên 8 hộ trồng thuần, 8 hộ trồng mía xen lạc, 7 hộ trồng mía xen đậu tương và 7 hộ trồng mía xen đậu xanh trong danh sách các hộ trồng mía; Các thông tin điều tra là diện tích đất trồng mía, diện tích trồng thuần, trồng xen, loại cây trồng xen, loại đất trồng, năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí, tình hình tưới nước, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,… Số liệu điều tra được thực hiện trong 3 năm: 2015, 2016, 2017. Các thông tin điều tra được thể hiện trong mẫu phiếu điều tra nông hộ tại phụ lục 8. 3.2.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất - Phương pháp lấy mẫu, chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất + Điều tra lấy mẫu đất áp dụng theo quy trình điều tra, lập bản đồ đất của Bộ Khoa học và Công nghệ TCVN 9487:2012. Trên cơ sở bản đồ đất huyện Ngọc Lặc do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2012, tiến hành đào 8 phẫu diện đất và 8 mẫu tầng đất mặt đại diện cho các loại đất trồng mía trong huyện (đất nâu đỏ, đất xám và đất phù sa) để phúc tra bản đồ đất. Lấy mẫu đất phân tích theo tầng phát sinh để tìm ra tính chất đất khu vực nghiên cứu. + Địa điểm lấy mẫu cụ thể như sau: 1 phẫu diện đất phù sa có tầng đốm gỉ chua tại xã Phùng Giáo; 3 phẫu diện đất nâu đỏ điển hình tại xã Minh Tiến, Minh Sơn và Vân Am; 1 phẫu diện đất xám feralit đá lẫn nông tại xã Phùng Giáo; 1 phẫu diện đất xám glay điển hình tại xã Minh Sơn; 1 phẫu diện đất xám feralit điển hình tại xã Vân Am và 1 phẫu diện đất xám kết von đá lẫn nông tại xã Phùng Giáo. Phương pháp phân tích mẫu đất Các mẫu đất được phân tích tại Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận 44
- Phân hạng thích hợp đất đai cho cây mía trên địa bàn huyện: Dựa vào quy trình đánh giá đất theo FAO để phân hạng thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai được phân thành các mức độ: Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Kết quả phân hạng thích hợp đất đai sẽ làm cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía hiệu quả tại huyện Ngọc Lặc. 3.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ và GIS - Chuẩn bị bản đồ nền: Sử dụng phần mềm MicroStation biên tập bản đồ đất huyện Ngọc Lặc thành bản đồ nền. - Xây dựng các bản đồ đơn tính: Sử dụng công nghệ GIS (ArcGIS) để xây dựng các bản đồ đơn tính, cụ thể là: + Bản đồ loại đất: Căn cứ vào lớp thông tin thổ nhưỡng của bản đồ đất huyện Ngọc Lặc và kết quả điều tra, bổ sung bản đồ đất sử dụng công cụ phân tích không gian của phần mềm ArcGIS chạy bản đồ chuyên đề theo trường thông tin loại đất để tiến hành xây dựng bản đồ loại đất. + Bản đồ độ dày tầng đất: Căn cứ vào trường thông tin độ dầy tầng đất 45
https://tailieuhay.vn/
chất lượng Nông lâm thủy sản Thanh Hóa. Các phương pháp phân tích được áp dụng theo các TCVN như sau: - pHKCl: TCVN 5979 - 2007; - Chất hữu cơ (%): TCVN 4050 - 1985; - Đạm tổng số (%): TCVN 6498 - 1999; - Phospho tổng số (%): 4052 - 1985; - Kali tổng số (%): TCVN 8660 - 2011; - Phospho dễ tiêu (mg/100 g đất): TCVN 8661 - 2011; - Kali dễ tiêu (mg/100 g đất): TCVN 8662 - 2011; - CEC (cmol+/kg đất): TCVN 8568 - 2010; - Tỷ lệ cấp hạt (%): TCVN 8567 – 2010. 3.2.5. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đánh giá chất lượng đất;
trong lớp thông tin thổ nhưỡng được kế thừa từ bản đồ đất huyện Ngọc Lặc, sử dụng chức năng phân tích không gian của phần mềm ArCGIS để chạy màu chuyên đề cho bản đồ độ dày tầng đất. + Bản đồ thành phần cơ giới: Căn cứ vào kết quả phân tích cát, sét, limon (%) của các mẫu đất trên địa bàn huyện để tính thành phần cơ giới cho từng mẫu đất theo sơ đồ xác định thành phần cơ giới đất của USDA và FAO - UNESCO (Harry Bucknam - Nyle, 1980). Sau đó sử dụng chức năng phân tích không gian của GIS để đưa kết quả thành phần cơ giới theo vị trí các mẫu đất lên lớp thông tin thổ nhưỡng của bản đồ đất. Căn cứ vào vị trí mẫu đất và loại đất để xác định thông tin thành phần cơ giới tới từng khoanh đất trên bản đồ. Sử dụng công cụ biên tập bản đồ chuyên đề trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ thành phần cơ giới huyện Ngọc Lặc.
https://tailieuhay.vn/
+ Bản đồ độ dốc: Sử dụng công cụ xây dựng bản đồ chuyên đề trong phần mềm ArcGIS và căn cứ vào trường thông tin độ dốc trong lớp thông tin thổ nhưỡng được kế thừa từ bản đồ đất huyện Ngọc Lặc để xây dựng bản đồ độ dốc huyện Ngọc Lặc. + Bản đồ độ phì: Trên cơ sở kết quả phân tích đất 8 phẫu diện đất trồng mía đồng thời kế thừa 65 kết quả phân tích các phẫu diện đất trên địa bàn huyện Ngọc Lặc của bản đồ đất, tiến hành xây dựng bản đồ độ phì của đất. Căn cứ Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật điều tra đánh giá đất đai, bản đồ độ phì đất được xây dựng từ kết quả phân tích 73 phẫu diện đất dựa vào 5 chỉ tiêu gồm: Dinh dưỡng tổng số, CEC, pH, thành phần cơ giới và dung trọng. Nghiên cứu tiến hành phân cấp dinh dưỡng tổng số với các chỉ tiêu nhỏ là P2O5, K2O và OM theo phương pháp định tính và được hình thành theo nguyên tắc: Với mỗi một mẫu đất có ít nhất 2 chỉ tiêu thấp thì dinh dưỡng tổng số được xếp vào loại thấp; có 1 chỉ tiêu thấp hoặc 2 trung bình được xếp vào loại trung bình; 2 cao thì được xếp vào loại cao. Sau khi có kết quả phân cấp dinh dưỡng tổng số, tiếp tục phân cấp độ phì theo phương pháp định tính và được hình thành theo nguyên tắc: Với mỗi một mẫu đất có ít nhất 2 chỉ tiêu thấp thì độ phì được xếp vào loại thấp; có 1 chỉ tiêu thấp được xếp vào loại trung bình; 3 cao và không có thấp thì được xếp vào loại cao. Trên cơ sở đó phân cấp độ phì nhiêu của đất được xác định và trình bày tại 46
bảng 3.1. Bảng 3.1. Phân cấp độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc Chỉ tiêu hiệuKý Phân cấp giá trị Đánh giá Phâncấp
https://tailieuhay.vn/
1. Độ chua của đất (pHKCl) pH1 ≥ 6,0 - ≤ 7,0 Trung tính C pH2 ≥ 4,0 - <6,0 Ít chua TB pH3 < 4,0 hoặc > 7,0 Rất chua hoặc rất kiềm T 2. Dung trọng (g/cm3) Dt1 <1 Giàu chất hữu cơ C Dt2 1,0 - 1,2 Đất trồng trọt điển hình TB Dt3 >1,2 Đất bị nén T 3. Dung tích hấp thu CEC (lđl/100g) CEC1 ≥ 25 Cao C CEC2 ≥ 10 - <25 Trung bình TB CEC3 < 10 Thấp T 4. Thành phần cơ giới TPCG1 Từ cát pha đến thịt nhẹ Nhẹ C TPCG2 Thịt trung bình Trung bình TB TPCG3 Thịt nặng đến sét Nặng T 5. Dinh dưỡng tổng số (%) DD1 >75 Cao C DD2 50 – 75 Trung bình TB DD3 < 50 Thấp T 5.1. Phốt pho tổng số (%) P1 ≥ 0,10 Giàu C P2 ≥ 0,06 - < 0,10 Trung bình TB P3 < 0,06 Nghèo T 5.2. Kali tổng số (%) K1 ≥ 2,0 Giàu C K2 ≥ 1,0 - < 2,0 Trung bình TB K3 < 1,0 Nghèo T 5.3. Chất hữu cơ tổng số (OM%) OM1 ≥ 4,0 Giàu C OM2 ≥ 2,0 - < 4,0 Trung bình TB OM3 < 2,0 Nghèo T Trên cơ sở kết quả phân cấp độ phì, nghiên cứu tiến hành nội suy không gian và sử dụng công cụ biên tập bản đồ chuyên đề trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ độ phì huyện Ngọc Lặc. + Bản đồ chế độ tưới: Sử dụng thông tin, tài liệu liên quan đến chế độ tưới cùng với kết quả điều tra thực địa và căn cứ vào thực trạng chế đô tưới cho sản xuất nông nghiê p ở huyê n Ngọc Lặc để xây dựng bản đồ chế độ tưới. Trên nền bản đồ đất, chồng xếp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc, sử 47
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Sử dụng chức năng chồng xếp bản đồ của GIS để chồng xếp 6 bản đồ đơn tính tạo ra bản đồ đơn vị đất đai huyê n Ngọc Lặc tỷ lê 1/25.000.
Từ kết quả điều tra đã được xử lý, có tính đến đặc điểm về điều kiện tự nhiên, 48
DCV: Dịch vụ phí (làm đất, bảo vê thực vâ t, khuyến nông);
LV: Lãi vay ngân hàng, thuê lao đông hoă c các nguồn khác (không tính công lao động gia đình). Giá trị gia tăng: GTGT = GTSX - CPTG
- Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất trồng mía: So sánh yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất với đặc tính của các đơn vị đất đai cùng với sự hỗ trợ của các chức năng phân tích không gian của GIS để xây dựng các bản đồ thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất trồng mía. - Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất: Trên cơ sở bản đồ thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất trồng mía và bản đồ quy hoạch vùng trồng mía của huyện Ngọc Lặc, sử dụng phần mềm ArcGIS để thành lập bản đồ định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. 3.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía
* Hiệu quả kinh tế: Phương pháp đánh giá hiê u quả kinh tế của cây mía được thực hiện theo hướng dẫn trong cẩm nang sử dụng đất tâ p 2 của Bô Nông nghiê p & Phát triển nông thôn (2009), gồm các chỉ tiêu sau: - Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán. - Chi phí trung gian: CPTG = CPVC + DVP + LV. Trong CPTGđó:gồm: Chi phí vâ t chất, dịch vụ phí và lãi vay ngân hàng;
https://tailieuhay.vn/
Hiê u quả đồng vốn: HQĐV = GTGT/CPTG.
dụng chức năng xây dựng bản đồ chuyên đề trong phần mềm ArcGIS để chạy màu cho các khoanh đất theo thông tin chế độ tưới của các đối tượng bản đồ.
CPVC: Chi phí vâ t chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu…);
Tổng hợp điểm của 3 chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế cho các kiểu sử dụng đất mía như sau: Nếu tổng điểm �8 thì đạt hiệu quả cao; nếu tổng điểm > 5 và < 8 thì đạt hiệu quả trung bình; nếu tổng điểm ≤ 5 thì đạt hiệu quả thấp.
* Hiệu quả xã hội Để đánh giá hiê u quả xã hội cho các loại sử dụng đất trồngmía trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi xác định 3 chỉ tiêu: Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hô i các KSD đất mía Chỉ tiêu Đơnvịtính Mức độ phân cấp Cao(C) Trung(TB)bình Thấp(T) Thang điểm 3 2 1 1. Khả năng ổn định thu nhập (tỷ lệ số % > 70 50 - 70 < 50 49
https://tailieuhay.vn/
kinh tế, xã hội của huyện Ngọc Lặc và hướng dẫn phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009) (tập 2), chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở bảng 3.1. Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các KSD đất mía Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức độ phân cấp Cao(C) Trung(TB)bình Thấp(T) Thang điểm 3 2 1 1. Giá trị sản xuất Triê u đồng/ha/năm >70 50 - 70 <50 2. Giá trị gia tăng Triê u đồng/ha/năm >50 30 - 50 <30 3. Hiệu quả đồng vốn Lần > 2,0 1,5 - 2,0 <1,5 Một chu kỳ trồng mía huyện Ngọc Lặc là 3 vụ, mỗi vụ tính từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 10 - 12 tháng. Vụ đầu nông hộ phải đầu tư nhiều hơn vụ 2 và vụ 3 về giống mía, công lao động trồng mía; vụ thứ 2 và vụ thứ 3 không phải đầu tư về giống và công lao động trồng mía do mía lưu gốc vụ 1, vụ 3 mía lưu gốc từ vụ 2. Cả 3 vụ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như nhau. Các cây trồng xen với mía: Lạc, đậu xanh, đậu tương chỉ được trồng xen vào vụ 1. Do vậy, trên cơ sở các chỉ tiêu trên, các kiểu sử dụng đất mía trồng sẽ được tính như sau: (i) Mía trồng thuần được tính trung bình cho 3 vụ cho tất cả các chỉ tiêu; (ii) mía trồng xen lạc, đậu tương và đậu xanh: mía 3 vụ cộng thêm lạc hoặc đậu tương hoặc đậu xanh rồi chia trung bình cho 3 vụ.
% > 70 50 - 70 < 50 - Khả năng ổn định thu nhập của nông hộ: Tỷ lệ số người được hỏi khẳng định trồng mía ổn định thu nhập (khoảng 40 triệu đồng/ha/năm); - Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT): đưa các giống mới vào trồng mía, sử dụng các loại phân bón mới; cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất như làm đất, rạch hàng, cắt hom, trồng, vun gốc, xới đất, làm cỏ. - Sự chấp nhâ n của người dân đối với các kiểu sử dụng đất mía: Thể hiê n qua sự hài lòng của người dân mong muốn tiếp tục phát triển các kiểu sử dụng đất này.Tổng hợp điểm của 3 chỉ tiêu xác định hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất mía như sau: Nếu tổng điểm �8 thì đạt hiệu quả cao; nếu tổng điểm > 5 và < 8 thì đạt hiệu quả trung bình; nếu tổng điểm ≤ 5 thì đạt hiệu quả thấp.
https://tailieuhay.vn/
% > 70 50 - 70 < 50 3. Mức độ chấp nhâ n của người dân(tỷ lệ số người được hỏi mong muốn phát triển kiểu sử dụng đất này)
2. Khả năng áp dụng KHKT (tỷ lệ số người được hỏi áp dụng KHKT trong trồng mía)
* Hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu: (i) Đánh giá mức độ sử dụng phân bón (hữu cơ và vô cơ); (ii) đánh giá mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: 2 chỉ tiêu này được đánh giá thông qua mức sử dụng của nông hộ trồng mía trên cơ sở định mức do Công ty mía đường Lam Sơn hướng dẫn; (iii) tỷ lệ ngọn lá mía được băm vùi trên mặt ruộng ở mỗi nông hộ và (iv) khả năng cải tạo đất: Được xác định trên cơ sở mía trồng xen các loại cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 3.3. - Đánh giá mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật để thấy được nhận thức của người dân về bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường. 50
người được hỏi khẳng định trồng mía ổn định thu nhập)
các kiểu
- Đánh giá tỷ lệ (%) ngọn lá mía được băm vùi trên mặt ruộng ở mỗi nông hộ cho thấy ý thức bảo vệ môi trường đất của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.
dụng đất mía Chỉ tiêu Đơnvịtính Mức độ phân cấp Cao(C) Trung(TB)bình Thấp(T) Thang điểm 3 2 1 1. Mức độ sử dụng phân bón Mứcđộ Vô cơ + hữu cơ theo định (ĐM)mức Vô cơ + hữu cơ không theo định mức (KĐM) Khôngbón 2. Mức độ sử dụng thuốc BVTV Mứcđộ Phòng trừ bằng phương pháp sinh học kết hợp với vệ sinh đồng ruộng Nằm trong định mức (ĐM) Vượt quá định(VĐM)mức 3. Tỷ lệ ngọn lá mía được băm vùi ở mỗi nông hộ % > 30 10 - 30 < 10 4. Khả năng cải tạo đất (% số người được hỏi trả lời kiểu SDĐ có khả năng cải tạo đất) % > 70 50 - 70 < 50
https://tailieuhay.vn/
Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu xác định hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất mía như sau: Nếu tổng điểm �11 thì đạt hiệu quả cao; nếu tổng điểm � 7 và < 11 thì đạt hiệu quả trung bình; nếu tổng điểm < 7 thì đạt hiệu quả thấp. Bảng 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường sử * Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Căn cứ vào kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía vùng nghiên cứu: Kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao là kiểu sử dụng đất không có loại hiệu quả nào ở mức thấp và có ít nhất 2 loại hiệu quả ở mức cao; kiểu sử dụng đất có hiệu quả trung bình là kiểu sử dụng đất không có loại hiệu quả nào ở mức thấp và có 1 loại hiệu quả ở mức cao hoặc cả 3 loại hiệu quả ở mức trung bình; kiểu sử dụng đất có 51
hiệu quả thấp có ít nhất 1 loại hiệu quả ở mức thấp. Trong trường hợp có 2 loại hiệu quả ở mức cao và 1 loại hiệu quả ở mức thấp thì được cân nhắc xếp vào loại hiệu quả trung bình. Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất sẽ là cơ sở để khuyến cáo nên lựa chọn kiểu sử dụng đất nào trong tương lai. 3.2.8. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình - Phương pháp lựa chọn mô hình Bên cạnh việc điều tra thực trạng về tình hình sử dụng đất trồng mía chúng tôi lựa chọn một số mô hình trồng mía để theo dõi. Chỉ tiêu để lựa chọn các mô hình trồng mía là: (i) 2 Mô hình trồng thuần và 3 mô hình trồng xen trên 3 loại đất chính: Đất nâu đỏ điển hình (ký hiệu: Fdh), đất xám feralit điển hình (ký hiệu: Xfh) và đất phù sa có tầng đốm gỉ chua (ký hiệu: Prc); (ii) các mô hình đều được trồng mía ở địa hình có độ dốc khoảng 30, không chủ động tưới. Quy mô diện tích mỗi mô hình là 1,0 ha trở lên. Các mô hình được chọn đều sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác do Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn ban hành, sản phẩm mía do Công ty thu mua với giá ổn định 900.000 đồng/tấn. Từ những chỉ tiêu trên, đề tài chọn 5 mô hình trồng mía tại các xã Minh Tiến, Minh Sơn, Phùng Giáo để theo dõi nghiên cứu. Trong đó có 1 mô hình mía thuần được chăm sóc theo hướng thâm canh: Chọn giống thâm canh, làm đất, trồng và thu hoạch bằng cơ giới hóa, bón phân do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cung cấp với mức bón tối đa được khuyến cáo khoảng 4 tấn/ha. Bón lót phân hữu cơ LS1, tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20% với định mức bón là 2,5 tấn/ha. Bón thúc phân hữu cơ LS2, tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20% với định mức bón 1,5 tấn/ha; 4 mô hình còn lại bao gồm: 1 mô hình trồng thuần; 1 mô hình mía xen lạc, 1 mô hình mía xen đậu xanh, 1 mô hình mía xen đậu tương được chăm sóc theo phương thức canh tác truyền thống: Chọn giống truyền thống, làm đất, trồng và thu hoạch đều bằng phương pháp thủ công, bón phân ở mức khoảng 3 tấn/ha. Bón lót phân hữu cơ LS1 với định mức bón là 2,0 tấn/ha. Bón thúc phân hữu cơ LS2 với định mức bón 1,0 tấn/ha. 52
https://tailieuhay.vn/
Bảng 3.5. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc Điểm mạnh (S) Điểm mạnh trong sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất mía tại huyện Ngọc Lặc là gì? Làm thế nào để phát huy những điểm mạnh trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa? Điểm yếu (W) Điểm yếu trong sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất mía tại huyện Ngọc Lặc là gì? Làm thế nào để khắc phục những điểm yếu trong sử dụng đất mía tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa? 53
https://tailieuhay.vn/
Lựa chọn 5 mô hình trên các loại đất khác nhau, phương thức chăm sóc khác nhau và ở cùng địa hình để so sánh hiệu quả sử dụng đất về kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó đánh giá được mô hình nào có hiệu quả sử dụng đất nhất. - Chỉ tiêu theo dõi mô hình Chỉ tiêu theo dõi là tình hình đầu tư, chăm sóc và thu hoạch mía trong 3 năm gồm các chi phí đầu tư: Giống mía, giống các loại cây trồng xen: Lạc, đậu tương, đậu xanh, phân bón, thuốc BVTV; lượng phân bón và thuốc BVTV; năng suất mía, năng suất cây trồng xen, sản lượng mía, sản lượng cây trồng xen, giá bán sản phẩm mía, giá bán sản phẩm cây trồng xen, tình hình tiêu thụ các sản phẩm,... Thời gian theo dõi mô hình trong 3 năm liên tiếp là 2015, 2016, 2017. Lựa chọn mô hình trồng mía để theo dõi nhằm đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất mía. Từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng đất của các KSD đất mía làm cơ sở khuyến cáo nên trồng theo mô hình nào đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.9. Phương pháp phân tích SWOT Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) là thực hiện một bản liệt kê tất cả các điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức có thể có của một đối tượng. Trong nghiên cứu này phân tích SWOT được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sử dụng đất của các mô hình trồng mía. Kết quả phân tích SWOT sẽ là căn cứ để lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và định hướng sử dụng đất trồng mía trong thời gian tới.
3.2.10. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh Số liệu điều tra sơ cấp sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsof Excel. Số liệu sau khi được xử lý như hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất trồng mía sẽ được tổng hợp thành các bảng thống kê, biểu đồ để đối chiếu, so sánh, phân tích nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 54
Cơ hội (O) Những cơ hội trong sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc là gì? Làm thế nào để tận dụng và khai thác tốt những cơ hội trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa? Thách thức (T) Các thách thức trong sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc là gì? Làm thế nào để vượt qua những thách thức trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa?
https://tailieuhay.vn/
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý từ 19055' đến 20017' vĩ độ Bắc, từ 105031' đến 104055' kinh độ Đông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính (gồm 21 xã và 1 thị trấn huyện). Có ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước; Phía Nam giáp huyện Thường Xuân; Phía Đông giáp huyện Yên Định, Thọ Xuân; Phía Tây giáp huyện Lang Chánh. Hình 4.1. Sơ đồ vị trí của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 55 https://tailieuhay.vn/

Trung tâm huyện là thị trấn Ngọc Lặc, cách thành phố Thanh Hóa 76 km về phía Tây Bắc, nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và cả nước, có đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 30,7 km thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng miền trong cả nước và đường Quốc lộ 15 qua huyện dài 16,7 km đi nước bạn Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 4.1.1.2. Địa hình Là một huyện miền núi, Ngọc Lặc có địa hình tương đối phức tạp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình bị chia cắt nhưng không quá phức tạp, khả năng khai thác sử dụng đất trên 80% tổng diện tích. Địa hình dốc trên 150 chiếm khoảng 50% diện tích; một số vùng quá dốc, gây khó khăn cho bố trí cây trồng, bảo vệ đất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; càng lên phía Tây Bắc địa hình càng bị chia cắt và được chia thành 4 tiểu vùng: + Vùng núi cao gồm 5 xã phía Tây, Tây Bắc: Thạch Lập, Thuý Sơn, Mỹ Tân, Cao Ngọc, Vân Am có địa hình dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích: 17.090,03 ha, chiếm 34,80 % diện tích toàn huyện. Thảm thực vật của vùng này chủ yếu trồng cây lâm nghiệp: Keo, luồng và các loại cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày như: Mía, sắn; 5/5 xã của vùng này đều trồng mía, trong đó Vân Am là xã có diện tích trồng mía khá lớn trong huyện (chiếm 16,37% diện tích đất trồng mía trong huyện).
+ Vùng đồi cao, núi vừa và thấp: Gồm 5 xã nằm phía Nam huyện là Phùng Giáo, Phùng Minh, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, và Kiên Thọ, diện tích 11.019,03 ha, chiếm 22,44% tổng diện tích tự nhiên. Là vùng có độ dốc không lớn chất lượng đất đai khá tốt, tầng canh tác dầy rất thuận lợi cho phát triển cây mía, đây là vùng có diện tích trồng mía lớn nhất trong huyện. Trong đó, xã Kiên Thọ và Nguyệt Ấn là 2 xã có diện tích lớn nhất trong huyện chiếm 37,71% diện tích đất mía của huyện.
+ Vùng đồi: Gồm 10 xã phía Đông và Đông Nam của huyện gồm các xã: Quang Trung, Đồng Thịnh, Lộc Thịnh, Cao Thịnh, Ngọc Trung, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Minh Tiến, Minh Sơn với diện tích: 17.744,51 ha chiếm 36,14% tổng diện tích toàn huyện. Riêng 3 xã: Lam Sơn, Minh Sơn, Minh Tiến địa hình chủ yếu là đồi thoải xen kẽ với nhiều vùng đất phẳng, tầng đất dầy rất thuận lợi cho phát triển cây mía, là những xã có diện tích đất trồng 56
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
mía lớn trong vùng. Trong 10 xã trên xã Quang Trung không trồng mía còn 9/10 xã còn lại đều có diện tích đất trồng mía nguyên liệu phục vụ nhà máy đường Lam Sơn. + Vùng trung tâm: Gồm 2 đơn vị hành chính là xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc, diện tích 3.245,21 ha chiếm 6,61 % tổng diện tích đất đai toàn huyện. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho bố trí quy hoạch phát triển đô thị. 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Ngọc Lặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông lạnh ít mưa. Theo số liệu khí hậu thời tiết của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa thì thời tiết khí hậu huyện Ngọc Lặc phù hợp với sự phát triển của cây mía, cụ thể như sau: - Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 2010 - 2017 tại huyện Ngọc Lặc là 23,770C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (180C), tháng 1 (16,20C) và tháng 2 (18,60C). Cây mía huyện Ngọc Lặc thường được trồng từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm. Do vậy, đây là thời điểm thích hợp cho cây mía bắt đầu nảy mầm và đẻ nhánh. Thời điểm mía bắt đầu tích lũy chất khô và đường thường vào tháng 6,7,8 trong năm. Nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (28,80C), tháng 7 (28,50C) và tháng 8 (27,90C) rất thuận lợi cho mía tích lũy lượng chất khô và đường. Nhiệt độ cao làm cho lượng đường tích lũy được nhiều hơn. - Lượng mưa Giai đoạn 2010 - 2017, tổng lượng mưa trung bình năm của huyện dao động từ 1.569,4 - 2.344,7 mm/năm. Lượng mưa nhiều tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, dao động từ 162,0 mm đến 346,3 mm. Lượng mưa của các tháng này chiếm 75,9% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 24,1% tổng lượng mưa cả năm. Diện tích trồng mía huyện Ngọc Lặc đa phần là không chủ động tưới. Do vậy, thời điểm tháng 2, 3 có mưa phùn cũng là lúc mía mới trồng rất thuận lợi cho sự nảy mầm cũng như đẻ nhánh. Thời điểm mưa nhiều cũng là lúc mía vươn lóng và tích lũy đường vào các tháng 6,7,8. Do vậy, dù không chủ động tưới cây mía huyện Ngọc Lặc vẫn cho năng suất cao. 57
73,1 mm đến 93,6 mm/tháng. I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 400350300250200150100500 888786858483828180 Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%)Tháng L ư ợ n g m ư a , b ố c h ơ i ( m m ) N h i ệ t đ ộ , đ ộ ẩ m ( o C, % ) Hình 4.2. Một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Ngọc Lặc từ năm 2010 - 2017 4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước 58 https://tailieuhay.vn/
ChịuGió ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, gió Đông - Nam vào mùa hè, tốc độ gió yếu trung bình 1 - 1,5m/s, ảnh hưởng của bão ít, tốc độ không quá 30m/s. Ngoài ra, vào tháng 6,7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) gây hại đến cây trồng và sinh hoạt con người. - Độ ẩm không khí, số giờ nắng, tổng lượng bốc hơi: Theo số liệu quan trắc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa (2018) có độ ẩm không khí trung bình 85,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2 đến tháng 4 là 87%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11,12 là 83%. Giai đoạn 2010 - 2017 có số giờ nắng trung bình là 1383,91 giờ/năm. Tháng 5 đến tháng 8 có số giờ nắng cao nhất dao động từ 161,5 - 170,5 giờ/tháng. Tổng lượng bốc hơi trung bình các năm là 772,33 mm. Tháng có lượng bốc hơi cao nhất trong năm là tháng 5,6,7 với lượng bốc hơi dao động từ
Đến nay trên địa bàn huyện có 151 công trình thuỷ lợi gồm 110 hồ chứa nước, 39 đập dâng nước, 02 trạm bơm, 145 km kênh chính, 164 km kênh nhánh, trong đó có 56,37 km đã được kiên cố hoá kênh chính và 35,3 km kênh nội đồng phục vụ đủ tưới tiêu cho diện tích trồng lúa trong huyện.
Trên địa bàn huyện có 3 sông chính chảy qua: Sông Âm bắt nguồn từ đỉnh núi Bù Kang, biên giới Việt - Lào, chảy qua Ngọc Lặc đổ ra sông Chu, chiều dài 79 km, diện tích lưu vực 707 km2; sông Cầu Chày: Bắt nguồn từ dãy núi Đèn huyện Bá Thước - Thanh Hóa, chảy qua Ngọc Lặc ra sông Mã tại ngã Ba Bông, chiều dài 76 km, diện tích lưu vực 565 km2; sông Hép bắt nguồn từ dãy núi Bà Trêm, thượng nguồn hồ Trung Tọa, Quang Trung, huyện Ngọc Lặc dài 28,5 km, đổ ra sông Cầu Chày diện tích lưu vực 120 km2 Để cung cấp nước cho các sông, còn hàng trăm con suối lớn nhỏ phân bố rộng khắp huyện.
Hệ thống hồ đập bao gồm: Đập Minh Hoà diện tích trên 100 ha chắn sông Cầu Chày thuộc xã Minh Sơn vừa sử dụng tự chảy, vừa sử dụng tạo nguồn nước để máy bơm hoạt động, đảm bảo tưới cho khoảng 300 ha đất canh tác ở 3 xã: Ngọc Trung, Minh Sơn, Minh Tiến. Hồ Cống Khê diện tích 100 ha tưới cho khoảng 380 ha đất canh tác của xã Ngọc Khê. Khu Ngũ Hồ, diện tích 123 ha gồm các hồ Trung Toạ, Bai Manh, Bai Ao, Bai Lim, Bai Sơn tưới cho khoảng 215 ha thuộc các xã Quang Trung, Đồng Thịnh. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống sông, ngòi hồ đập trên chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho các loại cây hàng năm: Lúa, màu... Hiện nay, diện tích mía của huyện chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, không chủ động tưới. 4.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất 59
Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh và vốn của nhân dân đóng góp đã tập trung đầu tư làm mới, tu sửa, nâng cấp hệ thống hồ đập kênh mương, do đó các công trình thuỷ lợi đang phát huy tác dụng.
Ngọc Lặc nằm trong vùng thủy văn sông Cầu Chày, sông Hép, sông Âm, sông Chu, có mùa mưa lũ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Kết quả xây dựng bản đồ đất huyện Ngọc Lặc, 2012 do cho thấy ở huyện Ngọc Lặc hình thành 5 nhóm đất đó là nhóm đất phù sa, đất đen đá vôi, đất đỏ, đất xám, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Nhóm đất đỏ chiếm diện tích nhiều nhất với 19.519,60 ha chiếm 39,76% diện tích tự nhiên. Đất đen đá vôi chiếm diện tích ít nhất với 358,83 ha chiếm 0,73% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề cập đến 3 nhóm đất có diện tích trồng mía lớn đó là: Nhóm đất đỏ, nhóm đất xám và nhóm đất phù sa (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2012). 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Ngọc Lặc năm 2018, tính đến 31/12/2018 dân số huyện Ngọc Lặc là 136.210 người, với mật độ 277 người/km2 . Trong đó, nam giới là 66.947 người, chiếm 49,15%, nữ giới là 69.263 người, chiếm tỷ lệ 50,85% dân số toàn huyện. Dân số khu vực thành thị là 8.377 người, chiếm 6,15%, dân số khu vực nông thôn là 127.833 người chiếm 93,85% dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số năm 2018 là 1,10 %. Huyện Ngọc Lặc có 4 dân tộc anh em cùng chung sống tại 22 xã, thị trấn, trong đó dân tộc Mường chiếm 70,53%, dân tộc Kinh 27,51%, dân tộc Dao 1,11%, dân tộc Thái 0,85%, còn lại là các dân tộc Toànkhác...huyện có 78.321 lao động (chiếm 57,50%) dân số. Lực lượng lao động đông, nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp. Nguồn lao động trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Thời gian nông nhàn chiếm 30% thời gian lao động. Hàng năm huyện đã tạo việc làm mới cho 1.300 lao động. Trong 5 năm (2013 - 2018) có 915 người xuất khẩu lao động nước ngoài. Ngoài ra, hàng năm, có hàng trăm lao động vào Nam ra Bắc tìm kiếm việc làm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của huyện là 32,4 triệu đồng/người/năm. Tình hình đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước cả về tinh thần lẫn vật chất. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 36% năm 2009, đến năm 2018 giảm xuống còn 8,07%. Công tác xóa nhà tranh tre, dột nát được thực hiện có hiệu quả. Đã xây dựng được 5.463 nhà, trị giá 75,00 tỷ đồng và 2.008 giếng nước phân tán cho hộ nghèo. 4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế 60
https://tailieuhay.vn/
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện giai đoạn 2016 –2018 hàng năm đạt 14,4%, vượt mục tiêu đại hội 0,4%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trong ngành nông nghiệp: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 35% (năm 2106) xuống còn 29,1% (năm 2018); ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 22,7% lên 29,0%. Cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn với nhu cầu thị trường. Kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư đạt kết quả khá, từ năm 2016 đến nay thu hút được 09 dự án với tổng vốn đầu tư gần 3.555 tỷ đồng; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên. Sản xuất Nông, Lâm, Thủy sản phát triển tương đối toàn diện giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.675,4 tỷ đồng. Giá trị sản xuất hàng hóa công nghiệp, xây dựng đạt 1.536,2 tỷ đồng, tổng diện tích gieo trồng 21.128,7 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 60.066 tấn. Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hình 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Lặc năm 2018 Năm 2018, có 97 công trình đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai thực 61
hiện đến nay có 55 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; năm 2018 thành lập mới được 80 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Thương mại dịch vụ, hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn cơ bản ổn định, không có biến động lớn đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản có nhiều chuyển biến tích cực. Thu ngân sách nhà nước đạt 862,5 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cũng trong năm 2018, huyện Ngọc Lặc được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn Đô thị loại 4… Một số chương trình trọng tâm của huyện đạt tiêu chuẩn cao hơn bình quân chung của các huyện miền núi như: Trong xây dựng nông thôn mới có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân toàn huyện đạt 12,04 tiêu chí/xã, cao hơn bình quân của 11 huyện miền núi (11,53 tiêu chí/xã); chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng và phát triển chăn nuôi hướng đến phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, công nghệ cao; nâng cao chất lượng giáo dục; giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; phát triển đô thị… 4.1.3. Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Ngọc Lặc đối với việc sản xuất mía - Thuận lợi + Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 76 km. Là huyện có đường Hồ Chí Minh chạy qua, xuyên suốt huyện từ Bắc tới Nam, dài 30,70 km, có đường 15A dài 13,00 km đi nước Lào nên có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội với khu vực bên ngoài. + Là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai, trên 80% diện tích đất có thể đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt diện tích đất nâu đỏ của huyện chiếm tới 39,76 % diện tích tự nhiên, loại đất này có độ phì ở mức trung bình đến khá, đất có tầng đất dày, đất có kết cấu viên bền vững trong nước. Mặt khác diện tích đất có độ dốc dưới 150 của huyện chiếm diện tích khá lớn (47,88% tổng diện tích tự nhiên); khí hậu, thời tiết thuận lợi là điều kiện để huyện phát triển diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày: Mía, sắn, gai...
62 https://tailieuhay.vn/
+ Người dân tộc của huyện chiếm tỷ lớn (72,49%), người dân một số nơi canh tác mía và các loại cây trồng khác theo kinh nghiệm chưa thực hiện theo quy trình hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Do vậy, chưa khai thác hết lợi thế để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác. Mặt khác, trình độ dân trí trong huyện không đồng đều gây khó khăn trong việc chuyển giao những tiến bộ 63
+ Ngọc Lặc được coi là trung tâm của các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch cũng như các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã và đang được đầu tư khá mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng, thương mại - Dịch vụ góp phần rất lớn trong quá trình thu hút đầu tư và giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động trong huyện.
https://tailieuhay.vn/
+ Huyện có lực lượng lao đông dồi dào, đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đa số còn trẻ, nhiệt huyết với công việc; hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn không ngừng được củng cố và tăng cường đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hôi; đồng bào các dân tộc trong huyện tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, đồng thuận trong việc xây dựng phát triển kinh tế địa phương. Đây là những nhân tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hô i của huyện Ngọc Lặc. - Khó khăn + Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết trong những năm gần đây diễn biến bất thường, mùa khô kéo dài hơn, những nơi có địa hình dốc, bị chia cắt mạnh, hạn hán, giá rét, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất xảy ra, gây cản trở khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và sản xuất mía nguyên liệu nói riêng. + Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nguyên liệu nói riêng tuy đã được quan tâm xong chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất và vận chuyển mía nguyên liệu. Hệ thống thủy lợi nhiều công trình chưa được đầu tư nâng cấp hoặc đầu tư nâng cấp không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp.
khắc phục những hạn chế, khai thác lợi thế của huyện để sử dụng đất trồng mía đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
https://tailieuhay.vn/
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; một số hộ dân trong huyện sản xuất nông nghiệp không mang tính ổn định, chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa theo định hướng chung của huyện, chạy theo nhu cầu thị trường hiện tại mà không tính đến tương lai dẫn đến thu nhập bấp bênh, không ổn định. Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sử dụng đất trồng mía và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ để huyện Ngọc Lặc Theo số liệu thống kê Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Lặc (2018) huyện Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên là 49.098.78 ha, trong đó đất nông nghiệp là 39.656,82 ha chiếm 80,77% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 8.482,83 ha chiếm 17,28% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 959,12 ha chiếm 1,95% diện tích tự nhiên. Số liệu trên cho thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Hình 4.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2018 17,28 % 80,77 %1,95 % 64

50,97 % 0,68% 9,77% 9,39%9,87% 65 https://tailieuhay.vn/
Trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 25.024,83 ha, chiếm 50,97% diện tích đất tự nhiên, tiếp theo là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 14.257,65 ha chiếm 29,04 % diện tích tự nhiên. Trong đất trồng cây hàng năm thì đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác (chủ yếu là mía) có diện tích tương đương nhau (chiếm từ 9,77 - 9,87% DTTN). Số liệu trên cho thấy mía là cây trồng chủ đạo của huyện chỉ đứng sau cây lúa. Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm Đấtkháctrồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác Hình 4.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ngọc Lặc năm 2018 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Ngọc Lặc là huyện có diện tích đất trồng mía lớn nhất trong 11 huyện trồng mía vùng Lam Sơn, Thanh Hóa với 2.285,30 ha chiếm 19,89% diện tích đất trồng mía trong vùng (Phòng NN & PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017b). Trong mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của giá đường thế giới kéo theo giá đường nước ta xuống thấp. Bên cạnh đó, đường Hoàng Anh Gia Lai nhập từ Lào về và đường nhập lậu giá rẻ khiến cho các nhà máy đường trong nước đều gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ và sản xuất. Đường tồn kho nhiều cộng với thiếu nguyên liệu dẫn đến một số nhà máy đường phải ngừng sản xuất, gây thất thoát cho doanh nghiệp. Đứng trước khó khăn đó nhà máy đường Lam Sơn đã phải đưa ra rất nhiều biện pháp để duy trì sản xuất. Tuy nhiên, giá bán mía thấp trong khi chi phí đầu tư cho trồng mía lại tăng dẫn đến người dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây trồng khác: Chanh leo, gai, ngô ngọt, cây lâm nghiệp...

https://tailieuhay.vn/
3000.0002500.0002000.0001500.0001000.000500.000H.TriệuSơnH.NhưThanhH.NhưXuânH.YênĐịnhH.ThườngXuânH.ThọXuânH.NgọcLặcH.CẩmThủyH.LangChánhH.BáThướcH.ThiệuHóa-
Hình 4.6. Hiện trạng diện tích đất trồng mía các huyện vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, năm 2017 Để giải bài toán khó này cho cả 3 nhà máy đường trong tỉnh (Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống), đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” đã khẳng định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển gồm: Lúa, ngô, rau an toàn, hoa, cây cảnh, mía, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi. Quyết định 1487/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã tạo sự yên tâm cho người dân trong huyện đầu tư sản xuất mía. Trên cơ sở đó, cây mía vẫn được xác định là cây trồng chủ lực và phù hợp với lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu huyện Ngọc Lặc. 4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng mía phân theo đơn vị hành chính Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất trồng mía cho thấy diện tích trồng mía không đồng đều giữa các xã. Xã có diện tích trồng mía lớn nhất trong huyện là xã Nguyệt Ấn với 420,0 ha (chiếm 18,38% diện tích trồng mía trong huyện), xã có diện tích ít nhất là xã Mỹ Tân với diện tích 5,14 ha (chiếm 0,22%).
Như vậy, diện tích mía được phân bổ tùy vào điều kiện địa hình và tập quán canh tác của từng địa phương. 66
Diện tích đất trồng mía (ha)
Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc TT Chia theo đơn vị hành chính cấp xã Diện(ha)tích Cơ(%)cấu 1 Xã Nguyệt Ấn 420,0 18,38 2 Xã Kiên Thọ 325,32 14,24 3 Xã Vân Am 263,66 11,54 4 Xã Phùng Giáo 224,78 9,84 5 Xã Minh Sơn 180,17 7,88 6 Xã Minh Tiến 100,96 4,42 7 Xã Phúc Thịnh 56,6 2,48 8 Xã Phùng Minh 98,7 4,32 9 Xã Ngọc Trung 85,77 3,75 10 Xã Ngọc Sơn 66,33 2,90 11 Xã Ngọc Liên 118,0 5,16 12 Xã Cao Thịnh 49,56 2,17 13 Xã Lộc Thịnh 81,27 3,56 14 Xã Thuý Sơn 73,88 3,23 15 Xã Lam Sơn 77,5 3,39 16 Xã Cao Ngọc 34,56 1,51 17 Xã Đồng Thịnh 23,1 1,01 18 Xã Mỹ Tân 5,14 0,22 Tổng 2.285,30 100,00 4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng mía phân theo loại đất và yếu tố địa hình Kết quả điều tra cho thấy cây mía huyện Ngọc Lặc được trồng trên 3 loại đất đó là đất xám, đất nâu đỏ và đất phù sa và được trồng trên địa hình có độ dốc từ 00 - 150. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng trồng mía, nghiên cứu tiến hành chồng xếp với bản đồ địa hình và bản đồ đất. Kết quả xác định được diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình. Số liệu được thể hiện ở bảng 4.2: Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình Loại đất hiệuKý Độ dốc Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ0-30 3-80 8-150 >150 Tổng DT 247,56 1.966,93 63,41 7,4 2.285,3 100 1. Đất nâu đỏ điển hình Fdh 683,99 63,41 7,4 754,8 33,03 2. Đất phù sa 247,56 247,56 10,83 67 https://tailieuhay.vn/
Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Ph 135,62 135,62 5,93 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Prc 111,94 111,94 4,90 3. Đất xám 1.282,94 1.282,94 56,14 Đất xám kết von đá lẫn nông Xfesk1 484,92 484,92 21,22 Đất xám ferralit điển hình Xfh 239,74 339,74 10,49 Đất xám ferralit đá lẫn nông Xfsk1 512,75 512,75 22,44 Đất xám glây điển hình Xg 45,53 45,53 1,99 Số liệu bảng trên cho thấy mía huyện Ngọc Lặc được trồng nhiều nhất trên đất xám và ở độ dốc 30 - 80, chủ yếu là đất đồi thấp chiếm 56,14% diện tích đất trồng mía, đây là địa hình khá thuận lợi và phù hợp cho sự phát triển của cây mía trong điều kiện không chủ động tưới. Tiếp theo là đất nâu đỏ chiếm 33,03% diện tích đất trồng mía, ở cả 3 cấp địa hình từ 30 – 150. Trong điều kiện của một huyện miền núi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất đồi thì cây mía được cho là cây trồng phù hợp. Chiếm diện tích trồng mía nhỏ nhất trong huyện là đất phù sa với 10,83% diện tích đất trồng mía, là diện tích đất có độ dốc từ 00 – 30 chiếm phần lớn là đất bãi, đất ruộng. 4.2.2.3. Các yếu tố tác động đến năng suất mía của huyện Ngọc Lặc Hiện nay, quy trình canh tác mía huyện Ngọc Lặc do Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn hướng dẫn được áp dụng thống nhất trong vùng cho tất cả các loại đất và trên các loại địa hình khác nhau. Để nâng cao sản lượng và chất lượng mía Công ty đã khuyến khích người dân trồng mía theo quy trình thâm canh. Năng suất mía nguyên liệu bình quân của mô hình thâm canh đạt từ 85 tấn/ha trở lên, riêng mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ năng suất đạt từ 100 -120 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm 20 - 25% so với canh tác thông thường. Các hộ dân tham gia mô hình thâm canh thu lãi từ 60 - 65 triệu đồng/ha, cá biệt có một 68
https://tailieuhay.vn/
- Quy trình canh tác mía bao gồm các khâu sau: Chọn giống, làm đất, trồng, bón phân, chăm sóc, tưới nước, bảo vệ thực vật, thu hoạch. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích mía huyện Ngọc Lặc được tưới nhờ vào nước trời nên yếu tố năng suất phụ thuộc vào các yếu tố sau:69
https://tailieuhay.vn/
số hộ thu lãi 75 - 80 triệu đồng/ha (Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2017b).Năm 2017 diện tích mía thâm canh của huyện là 1.165,5 ha chiếm 51% diện tích đất trồng mía. Tuy nhiên, diện tích này không ổn định hàng năm do người dân không đầu tư thường xuyên vào sản xuất mía, chỉ đầu tư mang tính chất thời vụ. Vụ 1 đầu tư thâm canh sang vụ 2, vụ 3 giá mía xuống thấp người dân không tiếp tục đầu tư thâm canh nên tính trung bình 3 vụ năng suất mía vẫn thấp. Kết quả điều tra cho thấy yếu tố quyết định đến năng suất mía huyện Ngọc Lặc đó là loại đất, địa hình trồng mía và quy trình canh tác mía, trong đó yếu tố địa hình (độ dốc) và quy trình canh tác mía (chọn giống, bón phân) đóng vai trò quan trọng hơn. - Loại đất: Kết quả điều tra cho thấy cây mía được trồng trên đất phù sa cho năng suất cao hơn trên đất nâu đỏ điển hình và đất xám. Lý do là toàn bộ diện tích đất này là đất bãi trồng mía có độ dốc 00 – 30, là khu vực trồng mía dễ dàng áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất mía, cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng cho đến thu hoạch. Năng suất mía bình quân trồng trên đất phù sa đạt khoảng 80 tấn/ha. Tuy nhiên diện tích đất này chiếm tỷ lệ nhỏ với 10,83% diện tích đất trồng mía nên tính bình quân năng suất mía toàn huyện chỉ đạt khoảng 70 tấn/ha. - Yếu tố địa hình: Đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất mía của huyện. Để nâng cao hiệu suất lao động Công ty đã đầu tư một số máy làm đất, thu hoạch cho người dân trồng mía. Ở độ dốc từ <5 0 người dân có thể đưa cơ giới hóa vào các khâu làm đất, trồng, bón phân và thu hoạch. Tuy nhiên có một số bất cập đó là muốn đưa cơ giới hóa vào sản xuất thì đất đai phải tập trung và phải có độ dốc <50. Trên thực tế diện tích đất có độ dốc <50 của huyện Ngọc Lặc chiếm tỷ lệ ít, gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
https://tailieuhay.vn/
+ Chọn giống: Công ty khuyến khích người dân đưa những giống mới có năng suất cao, chữ đường cao vào trồng mới, cụ thể các giống (bảng 4.3). Bảng 4.3. Cơ cấu giống mía niên vụ 2017 - 2018 huyện Ngọc Lặc TT Tên giống Loại đất trồng chủ yếu (địa hình) Năngsuất (tấn/ha) Chữbìnhđườngquân (CCS) Giống chín sớm Các loại giống VĐ, QĐ, ROC 16 Bãi, thấp 80,0 10,5 2 Giống chín trung bình Đài Ưu 6 Đồi, bãi 80,0 10,5 ROC 10, VĐ 55 Đồi 65,0 9,5 Viên Lâm 6 Bãi 65,0 9,0 - YTOO6 Bãi 80,0 9,5 3 Giống chín muộn Các loại giống My, ROC 22 Đồi 50,0 9,0 Công ty CP Mía đường Lam Sơn luôn khuyến khích người dân lấy các giống mới có năng suất cao, tính chống chịu tốt của Công ty vào sản xuất. Các giống mía do Công ty cung cấp sẽ có chất lượng tốt và mang tính đồng đều. Tuy nhiên, trên thực tế do tập quán canh tác nên một số hộ dân không đưa giống mới vào trồng, sử dụng giống cũ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất mía và chữ đường mía thấp. Các giống mía được chọn đó là giống VĐ, QĐ, ROC 16; Đài Ưu 6 và giống YTOO6. Đây là các giống cho năng suất khá cao với năng suất khoảng 80 tấn/ha.
1
+ Làm đất: Thực tế cho thấy làm đất trồng mía bằng máy cho năng suất cao hơn làm đất thủ công 25% và giảm 20% chi phí sản xuất. Cây mía có chiều cao khoảng 2 - 3m, do vậy nếu đất được cầy sâu rễ cây mía sẽ bám sâu vào đất hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn và không bị gãy đổ khi gặp gió, bão.
+ Bón phân: Hiện nay, để đạt năng suất mía thâm canh từ 100-120 tấn/ha thì 1 ha mía cần bón 4 tấn/ha phân bón bao gồm: Bón lót phân hữu cơ Lam Sơn 1 (LS1) tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%. Định mức bón phân LS1 là 2,5 tấn/ha. Bón thúc phân hữu cơ Lam Sơn 2 (LS2) tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%. Định mức bón phân LS2 là 1,5 tấn/ha. Tuy 70
Sau một thời gian canh tác mía độ màu mỡ trong đất giảm đi rất nhiều, nhất là chất mùn và các chất nguyên tố đa lượng. Nguyên nhân là do việc bón phân hóa học, do quá trình rửa trôi, xói mòn năm này qua năm khác. Những biểu hiện rõ nhất của sự thoái hoá này là đất ngày càng trở nên chai cứng hơn, độ tơi xốp giảm, khả năng thoát nước, giữ ẩm kém, bên cạnh đó có các loại sâu bệnh lại ngày một gia tăng. Hàng năm, người dân vẫn cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định cho cây trồng dưới dạng phân bón cũng không thể bù đắp được độ màu mỡ đã mất (Nguyễn Huy Hoàng và cs., 2016). Thực tế điều tra cho thấy đất đai ở huyện Ngọc Lặc bị chai cứng và giảm độ tơi xốp do người dân bón phân hóa học nhiều năm, do trồng mía không thực hiện luân canh, việc xen canh với các cây họ đậu: lạc, đậu tương và đậu xanh được thực hiện với diện tích nhỏ (khoảng 18% diện tích mía). Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất mía. Để cải thiện độ màu mỡ cho đất thì người dân phải tăng cường bón phân hữu cơ với lượng bón phân chuồng là 20 tấn/ha, tuy nhiên trong thực tế lượng phân chuồng của dân không đủ nguồn cung cấp. Hiện nay, người dân đang sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh LS1 với tỷ lệ hữu cơ là 10% của Công ty mía đường Lam Sơn, tuy nhiên tỷ lệ hữu cơ trong phân bón chiếm tỷ lệ nhỏ không đủ để cải tạo đất mà lượng phân chuồng trong dân không đủ bón dẫn đến chất lượng đất chậm cải thiện và năng suất mía vẫn thấp qua nhiều năm. Mối liên hệ giữa yếu tố loại đất, địa hình và năng suất mía được thể hiện ở bảng 4.4. Qua đó cho thấy có sự khác biệt giữa mía trồng thường và mía trồng theo phương thức thâm canh (năng suất chênh lệch 15 - 25 tấn/ha). Như vậy, ngoài các yếu tố giống, phân bón thì địa hình là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất mía của huyện.
71 https://tailieuhay.vn/
nhiên, trên thực tế người dân không đầu tư đủ lượng phân bón cho mía dẫn đến năng suất mía đạt tối đa 80 tấn/ha (Công ty CP Mía đường Lam Sơn, 2017).
Bảng 4.4. Các yếu tố tác động đến năng suất mía huyện Ngọc Lặc Loại đất DT theo(ha)độdốc0 0-30 Năng suất (tấn/ha)mía DT theo(ha)độdốc3 0-80 Năng suất (tấn/ha)mía DT theo(ha)độdốc8 0-150 Năng suất (tấn/ha)mía DT theo(ha)độdốc>15 0 Năng suất (tấn/ha)mía thườngMía thâmMíacanh thườngMía thâmMíacanh thườngMía thâmMíacanh thườngMía thâmMíacanh 1. Đất nâu đỏ điển hình 683,99 70,0 85,0 63,41 65,0 80,0 7,4 50,0 65,0 2. Đất phù sa 247,56 75,0 90,0 3. Đất xám 1.282,94 70,0 85,0 72 https://tailieuhay.vn/
4.2.2.4. Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng mía huyện Ngọc Lặc Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng mía cho thấy: Trong mấy năm gần đây, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật năng suất mía có phần tăng nhưng diện tích mía lại giảm nhanh (năm 2015 là 2.633,2 ha, năm 2017 giảm còn 2.285,30 ha) dẫn đến sản lượng mía của huyện thấp. Ngọc Lặc là huyện có diện tích mía giảm nhanh và nhiều nhất vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. Vụ07-08Vụ08-09Vụ09-10Vụ10-11Vụ11-12Vụ12-13Vụ13-14Vụ14-15Vụ15-16Vụ16-17 5000.0004500.0004000.0003500.0003000.0002500.0002000.0001500.0001000.000500.000-350000.000300000.000250000.000200000.000150000.000100000.00050000.000Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) d i ệ n t í c h ( h a ) , n ă n g s u ấ t ( t ấ n / h a ) s ả n l ư ợ n g ( t ấ n ) Hình 4.7. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng mía huyện giai đoạn 2007-2017 Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng mía huyện Ngọc Lặc cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện không ổn định, nguyên nhân chủ yếu là: - Ảnh hưởng bởi thị trường mía đường trong nước và thế giới. Giá đường trong nước cao hơn giá đường thế giới trong khi đường nhập lậu giá rẻ tràn vào Việt Nam dẫn đến lượng đường tồn kho ở các nhà máy còn nhiều. - Tính cam kết trong quan hệ giữa người nông dân trồng mía với nhà máy chưa chặt chẽ. Mặc dù nhà máy đã có những chính sách ưu đãi đối với người nông dân nhưng do chi phí đầu tư cao mà giá mía lại thấp và không ổn định dẫn đến người nông dân chưa yên tâm trồng mía. Họ sẵn sàng chặt bỏ mía để chuyển sang cây trồng khác như sắn, gai khiến nhà máy không chủ động được nguồn nguyên liệu - Diện tích trồng mía đang dần bị thu hẹp do các nguyên nhân sau đây: (1) https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, đã xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa mía với gai, sắn..., tiềm ẩn nguy cơ diện tích mía nguyên liệu bị thu hẹp và đẩy lùi lên các chân đất cao khó khăn hơn. (2) Một số diện tích đất được quy hoạch các khu đô thị và công nghiệp số còn lại quy mô nhỏ, manh mún trở ngại lớn cho cơ giới hóa đồng bộ, thâm canh tăng năng suất. Giá phân, chi phí trồng mía cao trong khi giá mía nguyên liệu thấp dẫn đến thu nhập người dân trồng mía thấp. - Năng suất mía tăng chậm là do: (1) Quy trình kỹ thuật canh tác chưa đảm bảo, đất cày, bừa, chưa đủ chiều sâu, đầu tư bón phân chưa cân đối, chưa kịp thời vụ. Ruộng mía hầu như không được bóc lá già tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại. Kỹ thuật chăm sóc mía gốc còn mang tính kinh nghiệm, ít ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; Cơ cấu giống chưa phù hợp, chất lượng hom giống mía chưa đồng đều, tỷ lệ lẫn tạp giống cao, khả năng rải vụ mía thấp. (2) Chưa đầu tư được hệ thống tưới: Đa số mía nguyên liệu trồng trên đất bãi, đất đồi, nước tưới hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. (3) Vùng Lam Sơn chưa áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thâm canh cây mía trên diện rộng mà chỉ thí nghiệm điển hình ở một số điểm với quy mô nhỏ. (4) Do thời tiết, khí hậu thất thường, sản xuất mía nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng mía bị khô hanh, hoặc bị ngập úng dẫn đến năng suất thấp. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất mía đường nhưng nhà máy đường Lam Sơn vẫn quyết tâm giữ vững vùng nguyên liệu mía bằng chương trình “Làm mới lại cây mía hạt đường”. Vấn đề lớn nhất hiện nay là ruộng đồng manh mún nên khó áp dụng cơ giới hóa ở tất cả các khâu. Vụ mía 2017 - 2018 Công ty tổ chức liên kết người trồng mía để hình thành các hợp tác xã, tiến tới triển khai trên những cánh đồng quy mô tập trung với diện tích 30 - 50 ha, thậm chí 100 ha trở lên. Những mô hình này sẽ áp dụng công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành, tăng thu nhập cho bà con nông dân (Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2018).
Như vậy, trong điều kiện diện tích đất trồng mía đang ngày càng bị thu hẹp thì vấn đề cần giải quyết đó là phải nâng cao năng suất mía, tăng diện tích và ổn định diện tích mía thâm canh để đảm bảo sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường Lam Sơn và tăng thu nhập cho người dân trong huyện. 4.2.2.5. Hiện trạng các kiểu sử dụng đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc Qua điều tra, theo dõi về đặc điểm, tình hình sử dụng đất trồng mía của huyện từ năm 2015 - 2017 cho thấy: Người dân thực hiện trồng mía 1 chu kỳ là 3 năm, 1 vụ mía tơ (năm đầu) và 2 năm lưu gốc mía, sau 3 năm tiến hành trồng lại
vụ mới. Trong 1 chu kỳ 3 vụ mía, mía trồng xen các cây họ đậu chỉ được thực hiện vào vụ đầu. Với tổng diện tích đất trồng mía trên địa bàn huyện là 2.285,30 ha (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017b), người dân trong huyện đã sử dụng các trồng mía như sau: - Mía trồng thuần: Có diện tích là 1873,95 ha, chiếm khoảng 82,0% diện tích trồng mía trong huyện. KSD đất này đa phần là mía lưu gốc vụ 2, vụ 3 có diện tích 1.592,86 ha chiếm 85,0% diện tích, còn lại 281,09 ha chiếm 15,0% diện tích là mía vụ 1. - Mía trồng xen có diện tích 411,35 ha chiếm 18,0% diện tích trồng mía, được đa số người dân chọn để trồng mía vụ 1, gồm các KSD đất sau: Mía xen lạc với diện tích 290,92 ha chiếm 70,72% diện tích mía trồng xen; mía xen đậu tương có diện tích 76,10 ha chiếm 18,5% diện tích trồng xen; mía xen đậu xanh chiếm diện tích nhỏ với 44,33 ha đạt 10,78% diện tích trồng xen. Đơn vị tính: ha Mía thuần Mía xen lạc Mía xen đậu tương Mía xen đậu xanh 2000180016001400120010008006004002000 1873.95 290.92 76.1 44.33 Hình 4.8. Hiện trạng diện tích các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc năm 2017 4.2.3. Thực trạng các nguồn lực và các chính sách hỗ trợ cho phát triển cây mía vùng nghiên cứu - Nguồn nhân lực: Số liệu điều tra của các hộ trồng mía thuộc 6 xã chọn điều tra của huyện Ngọc Lặc cho thấy các chủ hộ trồng mía thường có độ tuổi trung bình từ 32
https://tailieuhay.vn/
về lao động trong mùa vụ. Bảng 4.5. Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Địa bàn điều tra TrungbìnhMinhSơn MinhTiến VânAm NguyệtẤn PhùngGiáo KiênThọ 1. Số hộ điều tra hộ 30 30 30 30 30 30 2. Tuổi TB của chủ hộ Tuổi 38,7 41,2 42,5 37,6 40,9 38,4 39,88 3. Số khẩu TB của hộ người 4,3 4,7 3,9 4,9 4,7 4,1 4,43 4. Lao động TB của hộ LĐ 2,5 2,1 2,2 2,4 2,3 2,3 2,30 5. Lao động thuê LĐ 2,9 3,5 3,6 3,6 2,8 3,1 3,25 7. Trình độ học vấn chủ hộ - Không đi học % 3,34 6,7 3,4 0 3,4 6,7 3,93 - Tiểu học % 13,33 13,33 13,3 16,7 13,3 16,7 14,44 - Trung học cơ sở % 23,33 36,67 23,3 30 20 23,3 26,10 - Trung học phổ thông % 46,67 30 46,7 40 43,3 43,3 41,66 - Đại học, trung cấp % 13,33 13,3 13,3 13,3 20 10 13,87 8. Thành phần dân tộcMường % 76,7 76,7 76,7 76,7 80 80 77,80 Kinh % 10 10 10 10 13,4 13,4 11,13 https://tailieuhay.vn/
đến 55 tuổi, đây là độ tuổi có kinh nghiệm trong trồng trọt và sản xuất kinh doanh.Kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của các hộ trồng mía (39,88 tuổi) là phù hợp cho sự phát triển chung cây mía trong huyện vì ở độ tuổi này các chủ hộ có đủ kinh nghiệm và nhận thức để tiếp cận với tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồngBìnhmía.quân số nhân khẩu của hộ trồng mía là 4,6 người/hộ, mỗi hộ có 2,3 lao động/hộ, là điều kiện thuận lợi về nguồn lao động chăm sóc mía và không có sự cạnh tranh nhiều
Chủ hộ trồng mía vùng nghiên cứu có trình độ chưa đồng đều: Chủ hộ không đi học và học qua tiểu học chiếm tỷ lệ khá lớn 18,37% tổng số hộ điều tra; số hộ trồng mía có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất với 41,66%, là điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực cho sản xuất mía của huyện. Mía là cây trồng không đòi hỏi kỹ thuật cao, tuy nhiên chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ là điều kiện tốt để tiếp cận các tiến bộ khoa học nói chung, kỹ thuật về canh tác cây mía nói riêng. Ngọc Lặc là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc khá đông (trên 70% dân số là người dân tộc), điều này chứng tỏ cây mía đã được các hộ dân đồng bào dân tôc chấp nhận và đầu tư cho sản xuất mía. - Nguồn vốn đầu tư và các chính sách về vốn: Kết quả điều tra 6 xã cho thấy hầu hết các hô dân đều trồng mía nguyên liệu phục vụ cho Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn. Để người dân yên tâm đầu tư, chăm sóc nâng cao năng suất cho cây mía công ty đã đưa ra các chính sách về vốn như: Hỗ trợ nông dân vay vốn 10 triệu đồng/ha không tính lãi; hỗ trợ 2 triệu đồng/ha cho những diện tích chuyển đổi từ đất trồng sắn và các cây trồng khác sang trồng mía lâu dài; 2 triệu đồng/ha tiền khai hoang đối với diện tích đất trồng rừng chuyển sang trồng mía lâu dài; nợ vốn đầu tư ban đầu sẽ được thu nợ trong 2 năm, mỗi năm 50% bằng tiền bán mía cho nhà máy. Số liệu điều tra cho thấy số hô có nhu cầu vay vốn để đầu tư trồng, chăm sóc mía chiếm 86,7% số hô điều tra. Công ty đã có những chính sách hỗ trợ người dân về vốn, tuy nhiên một số chính sách chưa được thực hiện triệt để, thủ tục rườm rà và chậm có vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất mía của nông hộ. - Kỹ thuâ t: Hiện nay, công ty cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ người dân tất cả các khâu của quy trình canh tác mía từ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch. Kết quả điều tra 180 hô ở 6 xã trên địa bàn huyê n Ngọc Lặc cho thấy đa số các hộ dân trồng mía theo kinh nghiệm và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Việc áp dụng kỹ thuâ t trong trồng và chăm sóc mía còn hạn chế 51,66% số hộ được hỏi chưa nắm rõ về kỹ thuâ t trồng mía, trồng mía theo kinh nghiệm không tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc mía của Công ty, 25,0% thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất trồng và chăm sóc cây mía, 58,33% số hô thiếu các thông tin về giống và
Dao % 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3 3,30 Thái 10 10 10 10 3,3 3,3 7,77
https://tailieuhay.vn/
54,45% thiếu thông tin về thị trường. Điều đó chứng tỏ người dân trồng mía chưa nhận thức đầy đủ những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trồng mía, là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất mía trong những năm gần đây không tăng. - Tiêu thụ sản phẩm Mía đường Lam Sơn có truyền thống gắn bó lâu dài với người nông dân từ mấy chục năm nay. Mối liên kết với người nông dân không chỉ là một lần, không phải trong một thời gian ngắn, theo kiểu mua đứt bán đoạn. Vào đầu vụ, nhà máy và nông dân định giá theo một cơ chế hợp lý, còn sau khi bán đường, nếu giá đường cao hơn mức định giá ban đầu thì nhà máy phải chia sẻ lợi nhuận với người nông dân. Tuy nhiên, nếu ban đầu định giá cao mà lúc bán ra giá đường lại thấp thì phần lỗ đó công ty phải chịu. Để người dân yên tâm sản xuất, ngay từ đầu vụ công ty đã ký cam kết với người dân về khâu tiêu thụ sản phẩm (bao tiêu toàn bộ sản phẩm mía thu hoạch được, chi phí vận chuyển mía thu hoạch), giá thu mua mía để ổn định thị trường và đầu ra cho cây mía. Kế hoạch thu mua mía được công ty xây dựng chi tiết đến từng hộ dân, chủ hợp đồng theo tháng, tuần, ngày và được thông báo công khai đến lãnh đạo các địa phương vùng mía và người trồng mía. Sản lượng mía thu hoạch được cân đối giữa các vùng, mía sau khi thu hoạch được vận chuyển kịp thời về nhà máy. Vụ mía 2017, công ty đã triển khai xây dựng được 60 mô hình thâm canh, với tổng diện tích gần 500 ha, năng suất bình quân đạt hơn 90 tấn/ha. Việc xây dựng mô hình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng mía trong vùng đến tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất mía (Công ty CP Mía đường Lam Sơn, 2018).
https://tailieuhay.vn/
Thực tế điều tra cho thấy, đa phần người dân trong huyện đánh giá tốt về các chính sách của công ty, tỷ lệ đánh giá tốt đạt khá cao với 71,66%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến chưa hoàn toàn đồng ý với cách thu mía của công ty. Giá mía được quy định bởi hàm lượng đường có trong mía. Từ 8 - 10 CCS có giá 850.000 đồng/tấn và 10 - 12 CCS có giá 900.000 đồng/tấn. Công ty cho mang máy đo hàm lượng đường để thu mua và tính giá. Tuy nhiên, trên thực tế cán bộ kỹ thuật thu mua mía tiến hành đo hàm lượng đường trong mía 1 lần và kết luận giá. Cách đo như vậy chưa chính xác vì một lần đo không mang tính đại diện cho cả ruộng mía, chưa tạo được niềm tin tuyệt đối của người dân trồng mía.
Bảng 4.6. Những khó khăn về kỹ thuâ t, dịch vụ đối với hô trồng mía huyện Ngọc Lặc Đơn vị tính: % số hộ điều tra Nô i dung Địa bàn nghiên cứu TBMinhSơn MinhTiến PhùngGiáo VânAm NguyệtẤn KiênThọ n=30 n=30 n=30 n=30 n=30 n=30 - Thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật: 60,00 56,67 40,00 63,33 53,33 60,00 55,56 - Thiếu thông tin về thị trường 53,33 46,67 56,67 66,67 53,33 50,00 54,45 - Thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất 26,67 20,00 30,00 23,33 20,00 30,00 25,00 - Thiếu thông tin về giống 63,33 66,67 53,33 60,00 50,00 56,67 58,33
Do vậy nghiên cứu kế thừa bản đồ đất được xây dựng năm 2012. Kết quả xác định được trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 49.098,78 ha, trừ diện tích đất phi nông nghiệp là 8.482,83 ha, đất nuôi trồng thủy sản 333,51 ha và núi đá không
Thực tế điều tra cho thấy người dân trồng mía huyện Ngọc Lặc đã bắt đầu tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mía. Một số hộ dân (45,6%) đã mạnh dạn đưa các giống mới vào trồng, đầu tư cơ giới hóa vào làm đất và thu hoạch, tăng liều lượng phân bón theo hướng mía thâm canh, chăm sóc và bảo vệ thực vật để tăng năng suất mía. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ hộ thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao (40% - 63,33%), họ tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thông qua cán bộ khuyến nông và học hỏi giữa các hộ nông dân với nhau. Họ không nắm được chính xác các thông tin về thị trường mía đường và thông tin về giống mía họ đang sử dụng trong sản xuất mía. 4.3. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC 4.3.1. Điều tra bổ sung bản đồ đất Dựa trên cơ sở bản đồ đất năm 2012 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Ngọc Lặc tỷ lệ 1/25.000, tiến hành điều tra, khảo sát thực địa, đào, mô tả phẫu diện và lấy mẫu phân tích. Qua kiểm tra, phân tích cho thấy tính chất và diện tích các loại đất không thay đổi so với bản đồ đất do Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên đất và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng năm 2012.
https://tailieuhay.vn/
có rừng cây là 402,89 ha thì tổng diện tích các nhóm đất trên toàn huyện là 39.879,55 ha (chiếm 81,22 %) với 5 nhóm đất, 8 đơn vị đất và 10 đơn vị phụ đất được thể hiện trong bảng 4.7. Bảng 4.7. Diện tích các nhóm đất phân bố trên địa bàn huyện Ngọc Lặc TT Tên đất Việt Nam hiệuKý Diện(ha)tích Tỷ lệ (% so DTTN) TỔNG DT 39.879,55 81,22 1 ĐẤT PHÙ SA P 2.800,49 5,70 1.1. Đất phù sa trung tính ít chua P 161,77 0,33 1.1.1 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Pbh 161,77 0,33 1.2 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pr 2.638,72 5,37 1.2.1 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Prc 2.312,80 4,71 1.2.2 Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von sâu Prfe2 325,92 0,66 2 ĐẤT ĐEN ĐÁ VÔI RV 358,83 0,73 2.1 Đất đen đá vôi Rv 358,83 0,73 2.1.1 Đất đen đá vôi điển hình Rvh 358,83 0,73 3 ĐẤT ĐỎ F 19.519,60 39,76 3.1 Đất nâu đỏ Fd 19.519,60 39,76 3.1.1 Đất nâu đỏ điển hình Fd Xfesk1 1.353,50 2,76 5 ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ E 3.892,72 7,93 5.1 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua EC 3.892,72 7,93 5.1.1 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua điển hình ECh 3.892,72 7,93 Kết quả tổng hợp cho thấy huyện Ngọc Lặc có 5 nhóm đất trong đó nhóm đất đỏ chiếm diện tích lớn nhất 19.519,60 ha (chiếm 39,76% so với diện tích tự nhiện), tiếp theo là nhóm đất xám có diện tích 13.307,91 ha (27,10% so với DTTN), tiếp theo là nhóm đất xói mòn mạnh trơ xỏi đá (chiếm 7,93% so với DTTN), nhóm đất phù sa (chiếm 5,7% so với DTTN), cuối cùng là đất đen đá vôi (chiếm 0,73% so với DTTN). Trong các nhóm đất phân bố trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, toàn bộ diện tích mía được trồng chủ yếu trên 3 nhóm đất: Nhóm đất
h 19.519,60 39,76 4 ĐẤT XÁM X 13.307,91 27,10 4.1 Đất xám feralit Xf 8.284,32 16,87 4.1.1 Đất xám feralit điển hình Xfh 1.491,83 3,04 4.1.2 Đất xám feralit đá lẫn nông Xfsk1 6.792,49 13,83 4.2 Đất xám glây Xg 3.670,09 7,47 4.2.1 Đất xám glây điển hình Xg 3.670,09 7,47 4.3 Đất xám kết von Xfe 1.353,50 2,76 4.3.1 Đất xám kết von đá lẫn nông
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
phù sa, nhóm đất đỏ và nhóm đất xám. 4.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 4.3.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu Dựa trên kết quả kiểm tra bản đồ đất và đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu: Tài nguyên, khí hậu, thủy văn, địa hình, độ phì nhiêu đất và yêu cầu sinh thái của cây mía theo sự hướng dẫn của FAO trong việc lựa chọn các chỉ tiêu, nghiên cứu đã lựa chọn được 6 chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng thích hợp cho các KSD đất mía để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, chế độ tưới và độ phì. Các chỉ tiêu được lựa chọn gồm:*Loại đất (ký hiệu G): Phản ánh những chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của từng loại đất, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của mía trên từng nhóm đất. Qua đó có thể đánh giá được khả năng thích hợp đất đai đối với từng loại cây trồng. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Ngọc Lặc chúng tôi lựa chọn 8 loại đất để đánh giá. Các loại đất được ký hiệu từ G1 đến G8. * Độ dốc (ký hiệu SL): Độ dốc là yếu tố quan trọng quyết định đến tính bền vững của đất, với những nơi đất dốc, chịu tác động của quá trình xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng mạnh hơn. Ở mỗi cấp độ dốc, yêu cầu một chế độ làm đất và kỹ thuật canh tác khác nhau. Cây mía huyện Ngọc Lặc được trồng chủ yếu trên đất đồi có độ dốc 30 - 80. Chỉ tiêu độ dốc được phân thành 4 cấp, ký hiệu từ SL1 đến SL4. * Độ dày tầng đất (ký hiệu D): Yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các loại cây trồng. Đất có tầng canh tác dày sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Yêu cầu đất đai đối với cây mía là phải có độ sâu tầng đất mặt. Chỉ tiêu này được phân thành 3 cấp, được ký hiệu từ D1 đến D3. Bảng 4.8. Chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc Chỉ tiêu Mức độ phân cấp Ký hiệu 1. Loại đất Đất phù sa trung tính ít chua điển hình G1 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua G2 Đất phù sa có tầng đốm kết von sâu G3 Đất nâu đỏ điển hình G4 Đất xám ferralit điển hình G5 Đất xám ferralit đá lẫn nông G6
* Thành phần cơ giới (ký hiệu TPCG): Là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, dinh dưỡng và điều hòa oxy của đất. Chỉ tiêu này được phân thành 3 cấp tương ứng từ TPCG1 đến TPCG3.
Đất xám glây điển hình G7 Đất xám kết von đá lẫn nông G8 2. Độ dốc 00 - 30 SL1 >30 - 80 SL2 > 80 - 150 SL3 > 150 SL4 3. Độ dày tầng đất > 100 cm D1 50 - 100 cm D2 < 50 cm D3 4. Thành phần cơ giới Nhẹ (từ cát pha đến thịt nhẹ) TPCG1 Trung bình (thịt trung bình) TPCG2 Nặng (thịt nặng đến sét) TPCG3 5. Chế độ tưới Tưới thuận lợi T1 Tưới ít thuận lợi T2 Tưới không thuận lợi T3 6. Độ phì đất Cao DP1 Trung bình DP2 Thấp DP3
* Chế độ tưới (ký hiệu T): Hiện nay, trên địa bàn huyện cây lúa được tưới chủ động, một số cây hàng năm khác tưới bán chủ động, đất rừng và các nhóm đất còn lại không được tưới. Toàn bộ diện tích mía nằm trong khu vực không được tưới chủ yếu nhờ vào nước trời do phần lớn mía được trồng trên đất đồi khó khăn cho việc dẫn nước đến ruộng mía. Chỉ tiêu này được phân thành 3 cấp từ T1 đến T3 theo khả năng tưới. T1 là tưới thuận lợi: có nguồn nước tưới từ sông, suối..; T2 là tưới ít thuận lợi: nguồn nước ở xa sông, suối.. và T3 là tưới không thuận lợi: không có nguồn nước tưới. * Độ phì (ký hiệu DP): Là yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Quá trình canh tác mía lâu năm đã làm giảm độ phì của đất. Chỉ tiêu độ phì đất trồng mía huyện Ngọc Lặc được phân thành 3 cấp, ký hiệu từ DP1 đến DP3. 4.3.2.2. Xây dựng bản đồ đơn tính Sau khi lựa chọn xác định được các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kết hợp với việc thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực địa nghiên cứu tiến hành xây
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
dựng các bản đồ đơn tính. Bản đồ nền được sử dụng là bản đồ đất huyện Ngọc Lặc tỷ lệ 1/25.000. Sau khi kiểm tra, tham khảo các loại bản bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng khu vực trồng mía của huyện Ngọc Lặc tỷ lệ 1/25.000 và các tài liệu có liên quan nghiên cứu đã xây dựng được 6 bản đồ đơn tính gồm bản đồ về loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc, độ phì đất và bản đồ chế độ tưới. Các bản đồ đơn tính đều được xây dựng ở tỷ lệ 1/25.000. Theo đó, diện tích đánh giá thích hợp đất đai là 35.628,00 ha, diê n tích không đánh giá là 13.470,0 ha bao gồm đất đen đá vôi điển hình, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua điển hình, toàn bộ diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ, đất núi đá chưa sử dụng không có rừng cây. a. Bản đồ loại đất Bản đồ loại đất huyện Ngọc Lặc được xây dựng thể hiện rõ nét 8 loại đất được đánh giá với màu sắc khác nhau và được mã hóa với ký hiê u từ G1 đến G8. (Sơ đồ loại đất huyện Ngọc Lặc được thể hiện ở phụ lục 19). Từ bản đồ loại đất tính ra được diện tích các loại đất như bảng 4.9. Bảng 4.9. Diê n tích các loại đất đánh giá huyện Ngọc Lặc Tên đất hiêKýu Diện(ha)tích Mãtiêuchỉ Diện tích đất đánh giá 35.628,00 1. Nhóm đất phù sa 2800,49 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Pbh 161,77 G1 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Prc 2.312,80 G2 Đất phù sa có tầng đốm kết von sâu Prfe2 325,92 G3 2. Nhóm đất đỏ 19.519,60 Đất nâu đỏ điển hình Fdh 19.519,60 G4 3. Nhóm đất xám 13.307,91 Đất xám ferralit điển hình Xfh 1.491,83 G5 Đất xám ferralit đá lẫn nông Xfsk1 6.792,49 G6 Đất xám glây điển hình Xg 3.670,09 G7 Đất xám kết von đá lẫn nông Xfesk1 1.353,50 G8 Diện tích đất không đánh giá 13.470,80 1. Đất đen đá vôi 358,83 2. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 3.892,72 3. Đất phi nông nghiệp 8482,83 4. Đất nuôi trồng thủy sản 333,51
5. Núi đá không có rừng cây 402,89 Tổng diện tích tự nhiên 49.098,78 b. Bản đồ độ dày tầng đất (D) Độ dày tầng đất là một chỉ tiêu quan trọng, quyết định việc bố trí cây trồng. Đất có tầng dầy lớn có khả năng chứa đựng dinh dưỡng, nước nhiều hơn đất có tầng mỏng. Bản đồ độ dày tầng đất được xây dựng thể hiện chỉ tiêu 3 cấp với 3 màu sắc khác nhau để thấy rõ được sự khác biệt giữa các tầng đất ở các khu vực khác nhau. (Sơ đồ độ dày tầng đất được thể hiện ở phụ lục 20). Diện tích của các tầng đất thể hiê n ở bảng 4.10. Diê n tích đất có đô dày > 100cm chiếm 65,92% diê n tích. Đất có tầng dầy 50 - 100 cm, chiếm 15,01%, đất có tầng dày < 50 cm, chiếm 19,07% diê n tích đánh giá. Bảng 4.10. Diê n tích đất đánh giá phân theo đô dày tầng đất huyê n Ngọc Lặc Tầng dày (cm) Mã chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) < 50 cm D3 6.792,49 19,07 50 - 100 cm D2 5.349,51 15,01 > 100 cm D1 23.486,00 65,92 Diện tích đất đánh giá 35.628,00 100 c. Bản đồ thành phần cơ giới (TPCG) Thành phần cơ giới có mối liên quan chặt chẽ tới các yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giữ ẩm, dinh dưỡng, độ thoáng khí trong đất và khả năng rửa trôi, xói mòn của đất. Bản đồ thành phần cơ giới của huyện được xây dựng thể hiện 3 loại thành phần cơ giới nhẹ, trung bình, nặng với 3 màu sắc khác nhau để thấy rõ được sự khác biệt giữa các thành phần cơ giới ở các khu vực khác nhau trong đất huyện Ngọc Lặc (Sơ đồ thành phần cơ giới đất được thể hiện ở phụ lục 21). Từ bản đồ cho thấy trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, đất có thành phần cơ giới trung bình chiếm diê n tích nhiều nhất 47,73% diê n tích đánh giá. Đất có thành phần cơ giới nhẹ chiếm diện tích ít nhất 17,13%. Đất có thành phần cơ giới nặng chiếm 35,14% diê n tích đánh giá. Bảng 4.11. Diê n tích đất đánh giá phân theo thành phần cơ giới huyê n Ngọc Lặc
https://tailieuhay.vn/
Thành phần cơ giới Mã chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lê (%) Nhẹ TPCG1 6.102,96 17,13 Trung bình TPCG2 17.004,73 47,73 Nặng TPCG3 12,520,31 35,14 Diện tích đất đánh giá 35.628,00 100 d. Bản đồ độ dốc (SL) Bản đồ độ dốc huyện Ngọc Lặc được xây dựng thể hiện rõ diện tích đất có thể trồng mía (00 - 80). Bốn cấp độ dốc thể hiện trên bản đồ được phân biệt rõ với màu sắc khác nhau. (Sơ đồ độ dốc được thể hiện ở phụ lục 22). Đất có đô dốc 0030 chiếm diện tích ít nhất 7,86%. Đất có độ dốc 30 - 80 chiếm diện tích lớn nhất với 63,21% diê n tích đánh giá và đất có đô dốc > 15 0 chiếm diện tích khá lớn với 23,03% diê n tích đánh giá.Kết quả phân loại đô dốc thể hiện ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Diê n tích đất đánh giá phân theo cấp đô dốc huyện Ngọc Lặc Độc dốc (độ) Mã chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0 - 30 SL1 2.800,49 7,86 > 3 - 80 SL2 22.519,82 63,21 > 8 - 150 SL3 3.991,93 11,20 > 150 SL4 6.315,76 17,73 Diện tích đất đánh giá 35.628,00 100 e. Bản đồ độ phì của đất (DP) Kết quả phân tích 8 phẫu diện đất cho thấy số liệu phân tích đất khá tương đồng với kết quả phân tích xây dựng bản đồ đất năm 2012, không có sự thay đổi về tính chất, diện tích các loại đất. Do vậy, nghiên cứu kế thừa toàn bộ kết quả của bản đồ đất được xây dựng năm 2012. Kết quả phân tích một số phẫu diện đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc được thể hiện tại bảng 4.13. (Thông tin các phẫu diện đất được thể hiện tại phụ lục 25). Bảng 4.13. Đặc tính, tính chất của một số phẫu diện đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Tầngđất pHKCl OM P2O5ts K2Ots P2O5dt K2Odt CEC TP cấp hạt Sét Limon Cát (%) (mg/100g) lđl/100g (%) 1. Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua (PrC) 0- 20 5,05 3,99 0,13 0,31 16,33 5,99 37,8 15,67 31,78 52,55 https://tailieuhay.vn/
20 - 40 5,22 3,03 0,07 0,3 0,40 5,84 27,95 16,47 32,07 51,46 40- 70 5,24 1,91 0,07 0,26 0,86 4,38 26,52 20,28 30,35 49,37 Đất nâu đỏ điển hình (Fdh) – 20 4,37 1,73 0,12 1,29 2,93 7,05 18,1 23,3 23,83 52,87 – 40 4,18 1,27 0,11 0,1 1,67 5,1 8,68 30,43 18,8 50,77 40 – 70 4,13 1,00 0,1 0,12 2,24 5,49 20,74 32,43 13,97 53,6 Đất xám kết von đá lẫn nông (Xfesk1) 0 – 20 3,81 1,53 0,04 0,12 9,95 7,72 18,86 20,37 30,17 49,46 20 – 40 3,73 0,76 0,02 0,25 0,75 6,06 11,54 24,49 8,67 66,84 40 – 70 3,77 1,36 0,03 0,24 0,81 6,01 14,51 32,2 11,77 56,03 4. Đất xám feralit đá lẫn nông (Xfsk1) 0 – 20 4,64 1,73 0,16 0,42 42,32 16,97 16,64 50,6 8,95 40,45 20 – 40 4,34 1,71 0,09 0,67 24,55 9,24 18,17 38,6 33,88 27,52 40 - 70 3,96 0,24 0,06 0,90 5,29 14,64 18,83 15,11 57,95 26,94 Bản đồ độ phì nhiêu đất được xây dựng thể hiện rõ các khu vực có độ phì nhiêu trung bình và thấp bằng màu sắc và ký hiệu khác nhau. (Sơ đồ độ phì nhiêu đất được thể hiện tại phụ lục 23, tổng hợp phân cấp độ phì nhiêu được thể hiện tại phụ lục 9). Bảng 4.14. Diê n tích đất đánh giá phân theo độ phì của đất huyện Ngọc Lặc Độ phì Mã chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cao DP1 0 0 Trung bình DP2 27.307,44 76,65 Thấp DP3 8.320,56 23,35 Diện tích đất đánh giá 35.628,0 100 f. Bản đồ chế đô tưới (T) Căn cứ vào thực trạng chế đô tưới cho sản xuất nông nghiê p ở huyê n Ngọc Lặc, chúng tôi phân cấp chế đô tưới thành 3 cấp theo khả năng tưới: T1 là tưới thuận lợi: có nguồn nước tưới từ sông, suối..; T2 là tưới ít thuận lợi: nguồn nước ở xa sông, suối... và T3 là tưới không thuận lợi: không có nguồn nước tưới. Bản đồ chế độ tưới huyện Ngọc Lặc được xây dựng thể hiện rõ các khu vực tưới thuận lợi, ít thuận lợi và các khu vực tưới không thuận lợi bằng màu sắc và ký hiệu khác nhau (Sơ đồ chế độ tưới được thể hiện tại phụ lục 24). Diện tích của từng loại được thể hiện ở bảng 4.15.
20
0
3.
2.
https://tailieuhay.vn/
Bảng 4.15. Diê n tích đất đánh giá phân theo chế đô tưới huyê n Ngọc Lặc Chế độ tưới Mã chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tưới thuận lợi T1 15.373,07 43,15 Tưới ít thuận lợi T2 7.608,63 21,35 Tưới không thuận lợi T3 12.646,30 35,50 Diện tích đất đánh giá 35.628,00 100 Kết quả xây dựng 6 bản đồ đơn tính gồm: Bản đồ loại đất, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dốc, bản đồ độ phì nhiêu và bản đồ chế độ tưới được thể hiện ở hình 4.9, chi tiết xem phụ lục 19 – 24. https://tailieuhay.vn/






https://tailieuhay.vn/
Hình 4.9. Kết quả xây dựng 6 bản đồ đơn tính huyện Ngọc Lặc 4.3.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Sử dụng công nghệ GIS chồng xếp các bản đồ đơn tính thành bản đồ đơn vị đất đai của toàn huyện. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc được thể hiện tại hình 4.10.
Hình 4.10. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc https://tailieuhay.vn/

Sau khi tổng hợp nghiên cứu xác định được toàn huyện có 27 đơn vị đất đai tương ứng với 3.005 khoanh đất. Đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai được trình bày ở bảng 4.16. Bảng 4.16. Đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai huyện Ngọc Lặc Số đơn vị đất đai Số khoanhđất Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ Đặc tính đất G,SL,D,TPCG,T,DPđai 1 12 161,77 0,45 111112 2 225 1.987,85 5,58 211212 3 88 324,95 0,91 211312 4 15 325,92 0,91 312213 5 131 2.159,06 6,06 421212 6 85 726,67 2,04 421213 7 60 965,70 2,71 421232 8 58 2.417,24 6,78 421312 9 54 1.289,19 3,62 421313 10 62 522,13 1,47 421332 11 71 1.131,92 3,18 421333 12 22 1.056,39 2,97 431232 13 20 281,14 0,79 431313 14 92 2654,40 7,45 431332 15 76 2.416,42 6,78 441232 16 98 3734,90 10,48 441332 17 2 164,44 0,46 441333 18 28 1.491,83 4,19 521222 19 190 794,33 2,23 623113 20 106 1.547,8 4,34 623123 21 199 2.736,00 7,68 623222 22 181 1.714,36 4,81 623223 23 689 2.590,35 7,27 722112 24 300 1.079,74 3,03 722212 25 79 890,07 2,50 822112 26 24 118,64 0,33 822122 27 38 344,79 0,97 822213 Tổng 3005 35.628 100 Ghi chú: G là loại đất, SL là độ dốc, D là độ dày tầng đất mặt, TPCG là thành phần cơ giới, T là chế độ tưới, DP là độ phì. Đặc điểm chính của các ĐVĐĐ và phân bố của chúng theo loại đất được thể hiện như sau: https://tailieuhay.vn/
Bảng 4.17. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất huyện Ngọc Lặc Tên đất Ký hiệu đất vịđơnSốđất khoanhSốđất Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ 1. Đất phù sa trung tính ít chua điển hình G1 Pbh 1 12 161,77 0,45 2. Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua G2 Prc 2 313 2.312,80 6,49 3. Đất phù sa có tầng đốm kết von sâu G3 Prfe2 1 15 325,92 0,91 4. Đất nâu đỏ điển hình G4 Fdh 13 831 19.519,60 54,79 5. Đất xám ferralit điển hình G5 Xfh 1 28 1.491,83 4,19 6. Đất xám ferralit đá lẫn nông G6 Xfsk1 4 676 6.792,49 19,07 7. Đất xám glây điển hình G7 Xg 2 989 3.670,09 10,3 8. Đất xám kết von đá lẫn nông G8 Xfesk1 3 141 1.353,50 3,8 Tổng 27 3005 35.628 100 Tổng hợp số liệu các đơn vị đất đai theo loại đất cho thấy: - Loại đất phù sa trung tính ít chua điển hình (G1) có 1 đơn vị đất đai (LMU1) với diện tích 161,77 ha chiếm 0,45% diện tích đánh giá; phân bố chủ yếu ở xã Kiên Thọ, Phùng Minh. ĐVĐĐ này phân bố ở những nơi có địa hình bằng phẳng (độ dốc 00 - 30), có độ dày tầng đất lớn, độ phì ở mức trung bình, thành phần cơ giới là thịt nặng và chủ động tưới, tiêu nước. Đây là loại đất rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây trồng. Là một huyện miền núi, diện tích đất bằng phẳng ít nên loại đất này sẽ được dành ưu thế để phát triển cây lúa. - Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua (G2) có 2 đơn vị đất từ LMU 2 đến LMU3 tương ứng với 313 khoanh đất, chiếm diện tích khá lớn với 2.312,80 ha (6,49% diện tích đánh giá); được phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, diện tích lớn tập trung ở các xã Quang Trung, Đồng Thịnh, Minh Sơn, Ngọc Khê, Ngọc Liên, Phùng Giáo, Ngọc Sơn, Phùng Minh… Toàn bộ diện tích được phân bố ở địa hình bằng phẳng (độ dốc 00 - 30) và có tầng đất mặt dày trên 100 cm, độ phì trung bình, thành phần cơ giới là cát pha và chủ động tưới, tiêu nước. Đây là loại đất rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây trồng. - Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von sâu (G3) có 1 đơn vị đất đai (LMU 4) với diện tích 325,92 ha chiếm 0,91% diện tích đánh giá; phân bố tập trung tại xã https://tailieuhay.vn/
Cao Ngọc. ĐVĐĐ này phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng (độ dốc 00 - 30), có độ dày tầng đất lớn từ 70 cm - 100 cm, độ phì ở mức thấp đến trung bình, thành phần cơ giới là cát pha. Khu vực đất này chủ động tưới, tiêu nước nên rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây trồng. - Đất nâu đỏ điển hình (G4) gồm 13 ĐVĐĐ từ LMU 5 - 17, có diện tích 19.519,60 ha chiếm 54,79 % diện tích đánh giá; được phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Loại đất này có tầng dầy hơn 100 cm, độ phì đạt mức thấp đến trung bình, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, một phần ít diện tích là sét (13,08%). Với phần lớn diện tích có độ dốc từ 30 - 150 được bố trí trồng mía, phần diện tích đất trên 150 chiếm 40,83% chủ yếu được trồng cây lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện Ngọc Lặc loại đất này chủ yếu được bố trí để trồng mía do trồng mía không chủ động tưới mà vẫn đem lại năng suất cao cho bà con nông dân. - Đất xám ferrarit điển hình (G5) gồm 1 ĐVĐĐ (LMU18) phân bố ở xã Vân Am, Phùng Giáo chiếm diện tích khá lớn 1.491,83 ha tương ứng với 4,19% diện tích đánh giá. Tầng đất mặt dầy từ 70 cm - 100 cm, độ phì ở mức trung bình; thành phần cơ giới là thịt nhẹ. Loại đất này 100% là không chủ động tưới do phân bố ở trên đồi với độ dốc 30 - 80. Diện tích này được bố trí trồng mía, sắn, cây lâu năm... - Đất xám ferralit đá lẫn nông (G6) gồm 4 ĐVĐĐ từ LMU 19 - 22, có diện tích là 6.792,49 chiếm 19,07% diện tích đánh giá. Đất có tầng dày 50 cm - 70 cm, độ phì đạt mức thấp trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Do có độ dốc 3 0 - 80 nên diện tích đất chủ động tưới ít (13,32%) còn lại đa phần là không chủ động tưới. Với diện tích đất không chủ động tưới phần lớn được bố trí trồng mía, sắn, cây lâu-năm...Đấtxám glây điển hình (G7) gồm 2 ĐVĐĐ từ LMU 23 - 24, có diện tích 3.670,09 chiếm 10,30 % diện tích đánh giá. Đất có tầng dày từ 70 cm - 100 cm, độ phì đạt mức trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Tuy nằm ở độ cao từ 3080 nhưng diện tích chủ động tưới loại đất này lớn chiếm 91,41% do gần sông. Phần diện tích còn lại được người dân bố trí chủ yếu trồng mía, sắn... - Đất xám kết von đá lẫn nông (G8) gồm 3 ĐVĐĐ từ LMU 25 - 27, có diện tích 1.353,50 chiếm 3,80% diện tích đánh giá. Đất có tầng dày từ 70 cm -
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
100 cm, độ phì từ mức thấp đến trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Tuy nằm ở độ cao từ 30 - 80 nhưng diện tích chủ động và bán chủ động tưới loại đất này chiếm lớn 86,73%. Phần diện tích còn lại được người dân bố trí chủ yếu trồng mía, sắn... 4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía 4.3.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc Phân hạng thích hợp đất đai theo yêu cầu sử dụng đất đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc được tuân thủ theo hướng dẫn đánh giá đất của FAO. Yêu cầu sử dụng đất là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất dự kiến phát triển được bền vững. Mỗi loại sử dụng đất trồng mía có những yêu cầu về đất đai khác nhau. Căn cứ vào chất lượng đất đai của các đơn vị đất đai tiến hành so sánh, đối chiếu với các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất trồng mía từ đó xác định được các loại sử dụng đất trồng mía thích hợp cho các đơn vị đất đai. Nguyên tắc xác định yêu cầu sử dụng đất theo mức độ thích hợp từ cao đến thấp, gồm 4 mức là rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Quá trình phân hạng mức độ thích hợp đất đai theo yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất trồng mía là công việc đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất trồng mía với các đặc điểm của từng đơn vị đất đai. Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện có 4 loại sử dụng đất mía đó là mía trồng thuần, mía xen lạc, mía xen đậu xanh, mía xen đậu tương. Trên cơ sở yêu cầu sử dụng đất của cây mía, cây lạc, cây đậu xanh và cây đậu tương có trong Cẩm nang Sử dụng đất, tập 2 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009a) nghiên cứu đã xây dựng yêu cầu sử dụng đất cho 4 kiểu sử dụng đất trên. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai là cơ sở để đề xuất sử dụng đất trồng mía hiệu quả tại huyện Ngọc Lặc. (Kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc được tổng hợp chi tiết ở phụ lục 11, 12, 13, 14). Bảng 4.18. Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc
Chỉ tiêu phân cấp Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N I. KSD mía thuần 1. Loại đất G1 G2,G3,G4 G5,G6,G8 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 TPCG3 5. Chế độ tưới T1,T2 T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 II. KSD mía xen lạc 1. Loại đất G1 G2,G3,G4 G5,G6,G8 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3, SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 TPCG3 5. Chế độ tưới T1 T2 T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 III. KSD mía xen đậu tương 1. Loại đất G1 G4 G2,G3,G5,G6 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 TPCG3 5. Chế độ tưới T1 T2 T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 IV. KSD mía xen đậu xanh 1. Loại đất G1 G2,G3,G4 G5,G6,G8 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 TPCG3 5. Chế độ tưới T1 T2 T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 Ghi chú: G là loại đất; SL là độ dốc; D là độ dày tầng đất mặt; TPCG là thành phần cơ giới; T là chế độ tưới; DP là độ phì 4.3.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía a. Kiểu sử dụng đất mía thuần Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của mía thuần cho từng đơn vị đất đai được thể hiện ở bảng 4.19 (Kết quả phân hạng chi tiết được thể hiện tại phụ lục 11). Bảng 4.19. Mức độ thích hợp đất đai của mía thuần Số ĐVĐ Số khoanh đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Mức độ thích hợp 1 12 161,77 0,45 S2 2 225 1.987,85 5,58 S2 https://tailieuhay.vn/
3 88 324,95 0,91 S3 4 15 325,92 0,91 S2 5 131 2.159,06 6,06 S2 6 85 726,67 2,04 S2 7 60 965,70 2,71 S2 8 58 2.417,24 6,78 S2 9 54 1.289,19 3,62 S2 10 62 522,13 1,47 S3 11 71 1.131,92 3,18 N 12 22 1.056,39 2,97 S3 13 20 281,14 0,79 S3 14 92 2.654,40 7,45 S3 15 76 2.416,42 6,78 N 16 98 3.734,90 10,48 N 17 2 164,44 0,46 N 18 28 1.491,83 4,19 S3 19 190 794,33 2,23 S3 20 106 1.547,80 4,34 S3 21 199 2.736,00 7,68 S3 22 181 1.714,36 4,81 S3 23 689 2.590,35 7,27 N 24 300 1.079,74 3,03 N 25 79 890,07 2,50 N 26 24 118,64 0,33 N 27 38 344,79 0,97 N Diện tích đánh giá 35.628,00 100 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho thấy đối với KSD đất mía trồng thuần có 8 LMU ở mức thích hợp (S2) với diện tích 10.033,40 ha, phân bố hầu hết tại các xã trừ xã Cao Thịnh; 10 LMU ở mức ít thích hợp (S3) chiếm diện tích lớn nhất với 13.123,33 ha phân bố hầu hết tại các xã, trừ thị trấn Ngọc Lặc và có 9 LMU ở mức không thích hợp (N) với diện tích 12.471,27 ha phân bố tại một số xã: Ngọc Thịnh, Ngọc Liên, Ngọc Sơn… Mức độ thích hợp của đất đai của KSD đất mía trồng thuần được trình bày tại bảng 4.20. Bảng 4.20. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía thuần tại huyện Ngọc Lặc STT Phân theo đơn vị hành chính (cấp xã) Diện tích thích hợp (ha) Tổng diện tích (ha)S1 S2 S3 N 1 Cao Ngọc 423,00 751,03 118,03 1.292,06
https://tailieuhay.vn/
2 Cao Thịnh 821,86 638,19 1.460,05 3 Đồng Thịnh 346,49 480,31 15,37 842,17 4 Kiên Thọ 724,18 363,49 1147,53 2.235,20 5 Lam Sơn 809,32 25,98 114,6 949,90 6 Lộc Thịnh 32,75 942,51 161,15 1.136,41 7 Minh Sơn 761,32 436,16 943,62 2.141,10 8 Minh Tiến 936,23 6,13 386 1.328,36 9 Mỹ Tân 62,72 1017,66 693,74 1.774,12 10 Ngọc Khê 551,31 713,56 355,69 1.620,56 11 Ngọc Liên 419,81 630,54 10,62 1.060,97 12 Ngọc Sơn 56,38 667,48 210,39 934,25 13 Ngọc Trung 191,45 825,37 223,43 1.240,25 14 Nguyệt Ấn 1.177,42 39,55 1429,63 2.646,60 15 Phúc Thịnh 299,32 524,47 340,18 1.163,97 16 Phùng Giáo 330,50 1.359,71 151,98 1.842,19 17 Phùng Minh 418,76 538,17 63,6 1.020,53 18 Quang Trung 918,70 2,98 1094 2.015,68 19 Thạch Lập 322,67 431,81 2290,02 3.044,50 20 Thúy Sơn 623,66 462,78 665,57 1.752,01 21 TT. Ngọc Lặc 31,24 31,24 22 Vân Am 596,17 2.081,78 1417,93 4.095,88 Tổng diện tích đánh giá 0 10.033,40 13.123,33 12.471,27 35.628,0 https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/

ĐVĐ Số khoanh
dụng đất
b. Kiểu
Hình 4.11. Sơ phân hạng thích hợp đất trồng mía thuần huyện Ngọc Lặc sử mía xen lạc phân hạng mức độ thích hợp của kiểu sử dụng mía xen lạc cho đơn vị đất đai được thể hiện ở bảng 4.21 (Kết quả phân hạng chi tiết được thể hiện tại phụ lục 12). Bảng 4.21. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen lạc Số đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Mức độ thích hợp 1 12 161,77 0,45 S2 2 225 1.987,85 5,58 S2 3 88 324,95 0,91 S2 4 15 325,92 0,91 S2 5 131 2.159,06 6,06 S3 6 85 726,67 2,04 S3 7 60 965,70 2,71 S2 8 58 2.417,24 6,78 S2 9 54 1.289,19 3,62 S2 10 62 522,13 1,47 S3 11 71 1.131,92 3,18 N 12 22 1.056,39 2,97 S3 13 20 281,14 0,79 N 14 92 2.654,40 7,45 S3 15 76 2.416,42 6,78 S3 16 98 3.734,90 10,48 N 17 2 164,44 0,46 N 18 28 1.491,83 4,19 S3 19 190 794,33 2,23 S3 20 106 1.547,80 4,34 S3 21 199 2.736,00 7,68 S3 22 181 1.714,36 4,81 S3 23 689 2.590,35 7,27 N 24 300 1.079,74 3,03 N 25 79 890,07 2,50 S3 26 24 118,64 0,33 S3 27 38 344,79 0,97 S3 Diện tích đánh giá 35.628,00 100 Phân hạng thích hợp đất đai đối với kiểu sử dụng đất mía xen lạc cho thấy có 7 LMU mức thích hợp (S2) với diện tích 7.472,62 ha, phân bố hầu hết tại các các trừ Cao Thịnh và Mỹ Tân; có 14 LMU ở mức ít thích hợp (S3) có diện tích
đồ
Kết quả
từng
https://tailieuhay.vn/
5 Lam
15 Phúc Thịnh
22 Vân Am
19.454,03 ha phân bố hầu hết tại các xã trừ thị trấn Ngọc Lặc và 6 LMU ở mức không thích hợp (N) với diện tích 8.701,35 ha phân bố hầu hết tại các xã trừ thị trấn Ngọc Lặc và xã Phùng Minh. Mức độ thích hợp của đất đai đối với KSD đất mía xen lạc được trình bày tại bảng 4.22. Bảng 4.22. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen lạc tại huyện 199,15 640,65 2,37 842,17 576,34 1.346,99 311,87 2.235,20 Sơn 729,09 162,55 58,26 949,90 32,75 942,51 161,15 1.136,41 Sơn 584,60 612,88 943,62 2.141,10 Minh Tiến 801,38 333,08 193,90 1.328,36 Mỹ Tân 1.080,38 693,74 1.774,12 Ngọc Khê 369,15 1.216,05 35,36 1.620,56 Ngọc Liên 427,75 622,60 10,62 1.060,97 Ngọc Sơn 56,38 667,48 210,39 934,25 Ngọc Trung 191,45 825,37 223,43 1.240,25 Ấn 786,82 430,15 1.429,63 2.646,60 43,56 780,23 340,18 1.163,97 Giáo 310,88 1.379,33 151,98 1.842,19 Minh 416,83 603,70 1.020,53 Trung 756,33 1.128,51 130,84 2.015,68 Lập 194,70 1.240,89 1.608,91 3.044,50 1.407,80 302,14 1.752,01 31,24 31,24 493,05 2.184,90 1.417,93 4.095,88 giá 7.472,62 19.454,03 8.701,35 35.628,00
7 Minh
6 Lộc Thịnh
9
10
11
Ngọc Lặc STT Phân theo đơn vị hành(cấpchínhxã) Diện tích thích hợp (ha) Tổng diện tích (ha)S1 S2 S3 N 1 Cao Ngọc 429,10 769,37 93,59 1.292,06 2 Cao Thịnh 1.078,61 381,44 1.460,05 3 Đồng Thịnh
14 Nguyệt
16 Phùng
17 Phùng
18 Quang
19 Thạch
21 TT. Ngọc Lặc
4 Kiên Thọ
12
13
20 Thúy Sơn 42,07
Tổng diện tích đánh
8
0
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/

đất đai của mía xen đậu tương Số ĐVĐ Số khoanh đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Mức độ thích hợp 1 12 161,77 0,45
Hình 4.12. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen lạc huyện Ngọc Lặc c. Kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương Kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai của kiểu sử dụng mía xen đậu tương cho từng đơn vị đất đai được thể hiện ở bảng 4.23 (Kết quả phân hạng chi tiết được thể hiện tại phụ lục 13). Bảng 4.23. Mức độ thích hợp S2 5,58 S3 324,95 0,91 S3 325,92 0,91 S2 5 131 2.159,06 6,06 S2 6 85 726,67 2,04 S2 7 60 965,70 2,71 S2 8 58 2.417,24 6,78 S2 9 54 1.289,19 3,62 S2 10 62 522,13 1,47 S3 11 71 1.131,92 3,18 N 12 22 1.056,39 2,97 S3 13 20 281,14 0,79 S3 14 92 2.654,40 7,45 S3 15 76 2.416,42 6,78 S3 16 98 3.734,90 10,48 N 17 2 164,44 0,46 N 18 28 1.491,83 4,19 S3 19 190 794,33 2,23 S3 20 106 1.547,80 4,34 S3 21 199 2.736,00 7,68 S3 22 181 1.714,36 4,81 S3 23 689 2.590,35 7,27 N 24 300 1.079,74 3,03 N 25 79 890,07 2,50 S3 26 24 118,64 0,33 S3 27 38 344,79 0,97 S3 Diện tích đánh giá 35.628,00 100 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai đối với kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương cho thấy có 7 LMU ở mức thích hợp (S2) với diện tích 8.045,55 ha, phân bố
2 225 1.987,85
3 88
https://tailieuhay.vn/
4 15
13
https://tailieuhay.vn/
Tổng
8
10
14
7
6
5 Lam
11
20 Thúy
15 Phúc
18 Quang
22 Vân Am
9
19 Thạch
17 Phùng
STT
16 Phùng
12
ở hầu hết các xã trong huyện trừ xã Cao Thịnh và thị trấn Ngọc Lặc; có 15 LMU ở mức ít thích hợp (S3) có diện tích 18.881,10 ha phân bố trên tất cả các xã trong huyện; có 5 LMU ở mức không thích hợp (N) có diện tích 8.701,35 ha phân bố ở hầu hết các xã trừ thị trấn Ngọc Lặc và xã Phùng Minh. Mức độ thích hợp đất đai đối với kiểu sử dụng đất mía trồng xen đậu tương được trình bày tại bảng 4.24. Bảng 4.24. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu tương tại huyện Ngọc Lặc Phân theo 2,37 842,17 Kiên Thọ 681,18 1.242,15 311,87 2.235,20 Sơn 809,32 82,32 58,26 949,90 Lộc Thịnh 32,75 942,51 161,15 1.136,41 Minh Sơn 760,06 437,42 943,62 2.141,10 Minh Tiến 936,23 198,23 193,90 1.328,36 Mỹ Tân 62,72 1.017,66 693,74 1.774,12 Ngọc Khê 186,45 1.398,75 35,36 1.620,56 Ngọc Liên 56,47 993,88 10,62 1.060,97 Ngọc Sơn 26,84 697,02 210,39 934,25 Ngọc Trung 127,07 889,75 223,43 1.240,25 Nguyệt Ấn 1.177,42 39,55 1.429,63 2.646,60 Thịnh 299,32 524,47 340,18 1.163,97 Giáo 25,20 1.665,01 151,98 1.842,19 Minh 203,45 817,08 1.020,53 Trung 626,75 1.258,09 130,84 2.015,68 Lập 322,67 1.112,92 1.608,91 3.044,50 Sơn 623,66 826,21 302,14 1.752,01 Ngọc Lặc 31,24 31,24 318,50 2.359,45 1.417,93 4.095,88 diện tích đánh giá 8.045,55 18.881,10 8.701,35 35.628,00
đơn vị hành chính (cấp xã) Diện tích thích hợp (ha) Tổng diện tích (ha)S1 S2 S3 N 1 Cao Ngọc 423,00 775,47 93,59 1.292,06 2 Cao Thịnh 1.078,61 381,44 1.460,05 3 Đồng Thịnh 346,49 493,31
4
21 TT.
Hình 4.13. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen đậu tương huyện Ngọc Lặc https://tailieuhay.vn/

d. Kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh Kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai của kiểu sử dụng mía xen đậu xanh cho từng đơn vị đất đai được thể hiện ở bảng 4.25 (Kết quả phân hạng chi tiết được thể hiện tại phụ lục 14). Bảng 4.25. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu xanh Số ĐVĐ Số khoanh đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Mức độ thích hợp 1 12 161,77 0,45 S2 2 225 1.987,85 5,58 S2 3 88 324,95 0,91 S3 4 15 325,92 0,92 S2 5 131 2.159,06 6,06 S2 6 85 726,67 2,04 S2 7 60 965,70 2,71 S2 8 58 2.417,24 6,78 S2 9 54 1.289,19 3,62 S3 10 62 522,13 1,47 N 11 71 1.131,92 3,18 N 12 22 1.056,39 2,97 S3 13 20 281,14 0,79 S3 14 92 2.654,40 7,45 S3 15 76 2.416,42 6,78 S3 16 98 3.734,90 10,48 N 17 2 164,44 0,46 N 18 28 1.491,83 4,19 S3 19 190 794,33 2,23 S3 20 106 1.547,80 4,34 S3 21 199 2.736,00 7,68 S3 22 181 1.714,36 4,81 S3 23 689 2.590,35 7,27 N 24 300 1.079,74 3,03 N 25 79 890,07 2,50 S3 26 24 118,64 0,33 S3 27 38 344,79 0,97 S3 Diện tích đánh giá 35.628,00 100 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai đối với kiểu sử dụng đất mía trồng xen đậu xanh cho thấy có 7 LMU ở mức thích hợp (S2), có diện tích 8.744,21 ha phân bố hầu hết ở các xã trừ xã Cao Thịnh; có 14 LMU ở mức ít thích hợp (S3) có diện tích 17.660,31 ha phân bố ở tất cả các xã trừ thị trấn Ngọc Lặc và
6 https://tailieuhay.vn/
LMU ở mức không thích hợp (N) với diện tích 9.223,48 ha phân bố ở tất cả các xã trừ thị trấn Ngọc Lặc. Mức độ thích hợp của đất đai đối với kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh được trình bày tại bảng 4.26. Bảng 4.26. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu xanh tại huyện Ngọc Lặc STT Phân theo đơn vị hành chính (cấp xã) Diện tích thích hợp (ha) Tổng diện tích (ha)S1 S2 S3 N 1 Cao Ngọc 423,00 738,22 130,84 1.292,06 2 Cao Thịnh 1.078,61 381,44 1.460,05 3 Đồng Thịnh 346,49 493,31 2,37 842,17 4 Kiên Thọ 221,81 1.701,52 311,87 2.235,20 5 Lam Sơn 809,32 77,36 63,22 949,90 6 Lộc Thịnh 32,75 942,51 161,15 1.136,41 7 Minh Sơn 761,32 134,81 1.244,97 2.141,10 8 Minh Tiến 936,23 198,23 193,90 1.328,36 9 Mỹ Tân 62,72 1.017,66 693,74 1.774,12 10 Ngọc Khê 551,31 1.033,89 35,36 1.620,56 11 Ngọc Liên 419,81 630,54 10,62 1.060,97 12 Ngọc Sơn 56,38 667,48 210,39 934,25 13 Ngọc Trung 191,45 825,37 223,43 1.240,25 14 Nguyệt Ấn 390,60 826,37 1.429,63 2.646,60 15 Phúc Thịnh 299,32 513,71 350,94 1.163,97 16 Phùng Giáo 330,50 1.339,68 172,01 1.842,19 17 Phùng Minh 418,76 542,93 58,84 1.020,53 18 Quang Trung 918,70 966,14 130,84 2.015,68 19 Thạch Lập 322,67 1.097,10 1.624,73 3.044,50 20 Thúy Sơn 623,66 826,21 302,14 1.752,01 21 TT. Ngọc Lặc 31,24 31,24 22 Vân Am 596,17 2.008,66 1.491,05 4.095,88 Tổng diện tích đánh giá 8.744,21 17.660,31 9.223,48 35.628,00 https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/

Mía trồng xen
Hình 4.14. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen đậu xanh huyện Ngọc Lặc Như vậy, kết quả phân hạng thích hợp đất đai của các KSD đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc cho thấy: Ở tất cả các KSD đất trồng mía trên địa bàn huyện không có diện tích phân hạng đất đai mức rất thích hợp (S1); mức ít thích hợp (S3) chiếm diện tích lớn nhất (chiếm từ 47,14% - 54,60%) diện tích đánh giá; mức thích hợp (S2) và mức không thích hợp (N) chiếm diện tích tương đương nhau với tỷ lệ 20,97% - 28,16% diện tích đánh giá. Bảng 4.27. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp đất đai các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Kiểu sử dụngtrồngđấtmíaS2 28,16 1;2;4;5;6;7;8;9 36,83 3;10;12;13;14;18;19;20;21;22 35,00 11;15;16;17;23-27 S1 0 S2 8.045,55 22,58 1;2;3;4;7;8;9 19.045,54 53,46 5;6;10;12;13;14;15;18;19;20;21;22;25;26;27 8.536,91 23,96 11;16;17;23;24 tươngđậu S1 0 S2 8.744,21 24,54 1;4;5;6;7;8;9 S3 17.824,75 50,03 2;3;10;12;13;14;15;18;19;20;21;22;25;26;27 N 9.059,04 25,43 11;16;17;23;24 Mía trồng xen xanhđậu S1 0 S2 7.472,62 20,97 1;2;4;5;6;7;8 54,60 3;9;12;13;14;15;17;18;19;20;21;22;25;26;27 10;11;16;23;24 thích hợp đai trên đây đã xác định được sử mía theo thức trồng thuần và trên bàn có các thích hợp khác nhau, đây là cơ sở
10.033,40
đất
huyện Ngọc Lặc
N
S3 13.123,33
quan trọng cho https://tailieuhay.vn/
Kết quả phân hạng
thíchPhânhạnghợp Diện(ha)tích Cơ(%)cấu Đơn vị đất đai Mía thuầntrồng S1
N 8.701,35 24,42
N 12.471,27
trồng xen
2 phương
S3
địa
mức độ
Mía trồng xen lạc
S3 19.454,03
4 kiểu
dụng đất trồng
việc đề xuất sử dụng đất trồng mía của huyện.
https://tailieuhay.vn/
Trên cơ sở kết quả tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của các LMU với các KSD đất lựa chọn huyện Ngọc Lặc, tiến hành tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của các KSD đất được lựa chọn thể hiện qua bảng 4.28. Trên cơ sở đó xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với N N N N Kết quả phân hạng thích hợp đất đai trên toàn huyện Ngọc Lặc đã xác định huyện có 4 kiểu sử dụng đất trồng mía với 9 kiểu thích hợp đất đai, trong đó kiểu số 6 có diện tích lớn nhất 12.276,25 ha, tiếp đến kiểu số 9 có diện tích 8.701,35 ha, đất có diện tích ít nhất là kiểu số 3 với diện tích 324,95 ha. Đây sẽ là cơ sở quan trọng đề xuất các kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc.
các KSD đất được lựa chọn. Bảng 4.28. Tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc TT Đơn vị đất đai (LMU) Diện(ha)tích Phân hạng thích hợp thuầnMía xenMíalạc Míatươngđậuxen Míaxanhđậuxen 1 1;4;7;8 3.870,63 S2 S2 S2 S2 2 2 1.987,85 S2 S2 S3 S2 3 3 324,95 S3 S2 S3 S3 4 5;6 2.885,73 S2 S3 S2 S2 5 9 1.289,19 S2 S2 S2 S3 6 12;13;14;18;19;20;21;22 12.276,25 S3 S3 S3 S3 7 10 522,13 S3 S3 S3 N 8 15;25;26;27 3.769,92 N S3 S3 S3 9 11;16;17; 23;24 8.701,35
Hình 4.15. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng các kiểu sử dụng đất mía huyện Ngọc Lặc https://tailieuhay.vn/

1
https://tailieuhay.vn/
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC 4.4.1. Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện 4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế Điều tra các hộ dân trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc cho thấy trên toàn huyện có 4 kiểu sử dụng đất: KSD đất mía trồng thuần, 3 kiểu sử dụng đất trồng xen bao gồm: Mía xen đậu xanh, mía xen đậu sinh trưởng của cây mía trồng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc chu kỳ là 3 vụ, trong đó vụ 1 chi phí trung gian bao gồm: Giống mía, phân bón, thuốc BVTV. Nếu người dân thực hiện theo đúng quy trình canh tác do Công ty mía đường Lam Sơn khuyến cáo thì năng suất vụ 1 đạt khá cao với 70 - 80 tấn/ha. Vụ 2 và vụ 3 mía lưu gốc nên người dân không mất chi phí mua giống nhưng vụ 2 cho năng suất cao nhất trong 3 vụ với 80 - 100 tấn/ha còn vụ 3 lại có năng suất thấp nhất trong 3 vụ với 55 - 65 tấn/ha. Do đó, hiệu quả kinh tế trồng mía được tính trung bình cho 3 vụ. Qua điều tra, theo dõi kết hợp với tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất mía cho thấy mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất cao nhất, GTSX đạt mức cao với 75,28 triệu đồng/1 ha, GTGT đạt mức cao 50,75 triệu đồng/ha và HQĐV đạt mức cao 2,07 lần. Kiểu sử dụng đất mía thuần đạt hiệu quả sử dụng đất mức trung bình với GTSX mức trung bình là 63,21 triệu đồng/ha, GTGT đạt mức trung bình 43,28 triệu đồng/ha và HQĐV đạt mức cao với 2,17 lần. Mía xen đậu tương cũng có hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình với GTSX mức cao là 70,78 triệu đồng/ha, GTGT đạt mức trung bình (44,09 triệu đồng/ha) và HQĐV đạt mức trung bình với 1,65 lần. Mía xen đậu xanh đạt hiệu quả kinh tế mức trung bình với GTSX đạt mức cao 71,69 triệu đồng/ha,
tương và mía xen lạc. Sau khi tính toán và xử lý số liệu điều tra, hiệu quả kinh tế của các KSD đất mía được thể hiện ở bảng 4.29. Bảng 4.29. Hiê u quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trồng mía Kiểu sử dụng đất GTSX GTGT HQĐV Tổngđiểm PhâncấpSố tiền điểmSố Số tiền điểmSố (Lần) điểmSố(tr.đ/ha) (tr.đ/ha) 1. Mía thuần 63,21 2 43,28 2 2,17 3 7 TB 2. Mía xen lạc 75,28 3 50,75 3 2,07 3 9 C 3. Mía xen đậu tương 70,78 3 44,09 2 1,65 2 7 TB 4. Mía xen đậu xanh 71,69 3 45,16 2 1,70 2 7 TB Với đặc điểm
GTGT đạt trung bình là 45,16 triệu đồng/ha và HQĐV đạt mức trung bình 1,7 lần. Như vậy, với 4 kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc thì chỉ có kiểu sử dụng đất mía xen lạc đạt hiệu quả kinh tế mức cao, 3 kiểu sử dụng đất còn lại đạt mức trung bình. Các kiểu sử dụng đất mía trồng xen trên địa bàn huyện Ngọc Lặc được thực hiện vào vụ mía tơ (vụ 1) với các loại cây trồng như lạc, đậu xanh và đậu tương. Kết quả điều tra và thực tế cho thấy đa phần người dân trong huyện chọn lạc là cây trồng xen với mía vì cây lạc dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, mặt khác trồng xen lạc có tác dụng tăng thêm hàm lượng đạm cho đất trồng mía. Người dân trồng xen mía với đậu xanh và đậu tương chủ yếu với mục đích cung cấp sản phẩm cho gia đình và cải tạo đất. Người dân trong huyện không trồng mía xen với cây khác vào 2 vụ sau vì 2 vụ sau mía lưu gốc, cây mía phát triển nhanh che hết ánh sáng của cây trồng xen nên cây trồng xen kém phát triển, năng suất thấp. 4.4.1.2. Hiệu quả xã hội Cây mía được xác định là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Thời gian vừa qua do một số yếu tố khách quan tác động dẫn đến diện tích mía trong huyện giảm. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy đa số người dân vẫn rất tin tưởng vào hiệu quả sử dụng đất do cây mía mang lại. Là huyện nằm trong vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn nên người dân trồng mía trong huyện không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm, được cung cấp phân bón và được công ty tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác mía. Bảng 4.30. Hiê u quả
xã hô i của các kiểu sử dụng đất trồng mía Kiểu sử dụng đất Khả năng ổn định thu nhập Khả năng ápKHKTdụng Mức độ chấp nhâ n của người dân Tổngđiểm PhâncấpTỷ(%)lệ điểmSố Tỷ(%)lệ điểmSố Tỷ(%)lệ điểmSố 1. Mía trồng thuần 72,3 3 59,3 2 72,5 3 8 C 2. Mía xen lạc 76,7 3 58,7 2 83,7 3 8 C 3. Mía xen đậu tương 59,6 2 58,6 2 64,2 2 6 TB 4. Mía xen đậu xanh 65,3 2 57,8 2 53,6 2 6 TB Kết quả trên cho thấy kiểu sử dụng mía xen lạc và mía trồng thuần cho hiệu quả xã hội đạt mức cao; kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương và mía xen đậu xanh cho hiệu quả xã hội đạt mức trung bình. https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Thực tế điều tra và phỏng vấn nông hộ cho thấy những hộ dân trồng mía thực hiện canh tác theo đúng hướng dẫn của công ty mía đường Lam Sơn sẽ cho thu nhập ổn định. Với đặc điểm đất đai, khí hậu và khả năng tiêu thụ sản phẩm như hiện nay, mía là cây trồng phù hợp với điều kiện huyện Ngọc Lặc. Do vậy, nếu so sánh với cây trồng khác như chanh leo thì cây mía không đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng trồng mía đem lại thu nhập ổn định (khoảng 40 triệu đồng/ha/năm) cho người dân trong huyện vì mía có đầu ra ổn định, còn thị trường chanh leo thì bấp bênh (Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Mặt khác, trồng mía không mất nhiều công chăm sóc, do vậy ngoài thời gian chăm sóc mía người dân có thể làm thêm công việc khác tăng thêm thu nhập cho nôngVềhộ.việc áp dụng KHKT, hàng năm công ty mía đường Lam Sơn đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng mía nhằm giúp bà con thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo năng suất và chất lượng đầu ra. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra tỷ lệ số hộ áp dụng KHKT (làm đất, chọn giống, bón phân) vào các kiểu sử dụng đất trồng mía vẫn chưa cao, số liệu này chỉ đạt mức trung bình, chiếm từ 57,8% - 59,3%, do một số người dân có thói quen canh tác theo kinh nghiệm, chưa áp dụng hoàn toàn quy trình canh tác do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn hướng dẫn. Mía là cây trồng chính của huyện Ngọc Lặc, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong huyện. Chính vì vậy, với các kiểu sử dụng đất mía trên địa bàn huyện đều được người dân chấp nhận từ mức trung bình trở lên. Trong đó, kiểu sử dụng đất mía xen lạc được người dân chấp nhận cao nhất (83,7%); tiếp theo là kiểu sử dụng đất mía thuần cũng được người dân chấp nhận ở mức cao (72,5%). Kiểu sử dụng mía xen đậu tương và mía xen đậu xanh được người dân chấp nhận ở mức trung bình do người dân trồng xen 2 loại cây trồng này với mục đích chính là cung cấp sản phẩm cho gia đình. Qua đánh giá và tổng hợp ba chỉ tiêu trên có thể khẳng định mía là cây trồng quan trọng cho huyện Ngọc Lặc với hai kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả xã hội cao và hai kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội trung bình. 4.4.1.3. Hiêu quả môi trường Hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất mía được đánh giá thông qua điều tra: Mức độ sử dụng phân bón, mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ ngọn lá
https://tailieuhay.vn/
mía được băm vùi để lại trên mặt ruộng sau khi thu hoạch và khả năng cải tạo đất. Kết quả điều tra về hiệu quả môi trường được trình bày ở bảng 4.31. Bảng 4.31. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất mía Kiểu sử dụng đất Mức độ sử dụngbónphân Mức độ sử dụngBVTVthuốc Tỷ lệ ngọn lá mía băm,đượcvùi Khả năng cải tạo đất Tổngđiểm PhâncấpMứcđộ điểmSố Mứcđộ điểmSố (%)Tỷlệ điểmSố Tỷ(%)lệ điểmSố 1. Mía trồng thuần ĐM 3 ĐM 2 25,7 2 61,2 2 9 TB 2. Mía xen lạc ĐM 3 ĐM 2 14,4 2 86,9 3 10 TB 3. Mía xen đậu tương ĐM 3 ĐM 2 17,3 2 83,5 3 10 TB 4. Mía xen đậu xanh ĐM 3 ĐM 2 19,1 2 81,3 3 10 TB * Mức độ sử dụng phân bón Hiện nay, phần lớn người dân trong huyện bón phân do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cung cấp. Bón lót phân hữu cơ LS1, tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%. Định mức bón phân LS1 là 2,0 - 2,5 tấn/ha. Bón thúc phân hữu cơ LS2, tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%. Định mức bón phân LS2 là 1,0 - 1,5 tấn/ha. Hai loại phân bón này đều có thành phần vô cơ và hữu cơ nên mức độ sử dụng phân bón cho mía của các kiểu sử dụng đất trong huyện đều đạt mức cao. Tuy nhiên qua điều tra nghiên cứu cho thấy việc bón phân cho mía còn tồn tại những vấn đề sau:
- Số ít nông hộ bón phân theo thói quen không theo đúng quy định do Công ty Cổ phần Lam Sơn khuyến cáo. - Ngọc Lặc là huyện miền núi, mía được trồng trên đất đồi, bãi là chủ yếu. Mặc dù người dân bón phân không quá liều lượng quy định nhưng sau một thời gian dài canh tác, đất bị chai cứng và chua. Do vậy, người dân cần bón bổ sung vôi nhưng trên thực tế lượng vôi được bón tối đa 80%, là một trong những yếu tố dẫn đến năng suất mía trong huyện thấp. - Một số ít hộ dân (4,98% số hộ điều tra) cho rằng bón nhiều phân mía sẽ cho năng suất cao nên ngoài lượng phân do công ty cung cấp họ còn mua thêm phân hóa học, đạm, lân, kali bón bổ sung cho cây mía. Việc bón phân không theo liều lượng và nhu cầu của từng loại đất trồng mía làm giảm độ phì của đất. Khu
* Tỷ lệ nông hộ băm vùi ngọn lá mía trên ruộng sau khi thu hoạch Trước đây, theo tập quán canh tác người dân thường đốt toàn bộ số ngọn lá mía sau khi thu hoạch tại ruộng, họ cho rằng như thế sẽ dọn sạch được đồng
https://tailieuhay.vn/
vực cần bón kali thì lại bón nhiều đạm, nơi cần bón thêm đạm lại bón kali… gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. - Có 5,23% số hộ điều tra bón phân ở mức độ quá thấp, mức bón 30% theo quy định rơi vào các hộ có hoàn cảnh khó khăn, khi được công ty phát phân bón họ cắt xén bán lấy tiền và đầu tư phần còn lại cho cây mía, do vậy năng suất mía ở các hộ này rất thấp khoảng 40 - 45 tấn/ha. Như vậy, việc sử dụng phân bón trên địa bàn huyện vẫn theo thói quen và tập quán canh tác của người dân. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và bảo vệ môi trường cần có sự khuyến cáo, hướng dẫn của các cấp chính quyền để người dân sử dụng phân bón hợp lý hơn. * Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra cho thấy mức độ sử dụng thuốc BVTV của các hộ dân trồng mía trong huyện tuy nằm trong định mức do Công ty mía đường Lam Sơn khuyến cáo nhưng tại thời điểm phun thuốc thì ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, mức độ sử dụng thuốc BVTV của mía trong huyện đạt mức trung bình. Trên thực tế có 93,8% số hộ dân trong huyện phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ một số bệnh rệp mía (Ofatox 400EC, Bassa 50EC, Bitox 40EC..); bệnh thối ngọn mía người dân thường phun dung dịch Fooc ma lin, Boocđo và phun thuốc trừ cỏ (Raft, Rontatap...). Kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ khoảng 6,2% số hộ dân phòng trừ sâu hại bằng phương pháp sinh học kết hợp với vệ sinh đồng ruộng. Đây là biện pháp BVTV phòng trừ được sâu hại lại không hại đến môi trường. Tuy nhiên, biện pháp này không được người dân áp dụng nhiều do tính diệt trừ sâu bệnh chưa nhanh và mạnh. Trong số các hộ dân được hỏi có 89,35% số hộ tìm hiểu cách phun thuốc, thời điểm phun và liều lượng phun thuốc mới sử dụng thông qua các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên vẫn còn một số ít hộ dân phun thuốc theo kinh nghiệm của những người đã sử dụng nên hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không cao, không diệt được sâu bệnh mà lại ảnh hưởng đến môi trường.
* Khả năng cải tạo đất Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Hoàng và cs. (2016) cho thấy mía trồng xen cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh có tác dụng cải tạo đất hơn là mía trồng thuần. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy có 81,3 % - 86,9 % số hộ dân được hỏi đã khẳng định trồng xen cây họ đậu với mía có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Qua phân tích đánh giá hiệu quả môi trường cho thấy các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện đều cho hiệu quả môi trường ở mức trung bình. Như vậy, có thể khẳng định việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Ngọc Lặc chưa ảnh hưởng nhiều đến môi trường đất. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả môi trường người dân trong huyện cần: (i) Tuân thủ quy trình bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; (ii) cải tạo đất bằng cách băm vùi lá mía thay vì đốt lá mía trên ruộng; (iii) trồng thêm diện tích các cây họ đậu để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất mía, tăng hàm lượng đường và bảo vệ được môi trường đất của huyện.
https://tailieuhay.vn/
ruộng, kích thích sự phát triển của các mầm mía. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp (2007) cho thấy việc đốt lá mía không những không cải tạo đất mà còn gây thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường xung quanh. Nghiên cứu của Cao Anh Đương (2016) cho rằng trên ruộng mía lưu gốc nên băm, vùi lá ngọn lá mía cũ, tạo thêm lớp mùn mới cho đất, không nên đốt ngọn lá mía sau thu hoạch. Bóc, lột các lá mía khô ở phía dưới, sau đó trải lá khô vừa bóc che phủ kín mặt ruộng để giữ ẩm cho đất. Hiện nay, người dân trong huyện đã hiểu biết hơn và có ý thức bảo vệ môi trường đất bằng cách thay vì đốt ngọn lá mía sau khi thu hoạch thì họ băm vùi lá mía, rải giữa 2 hàng mía cho khô mục thành phân. Tuy nhiên, số hộ dân sử dụng phương pháp này chưa nhiều. Kết quả điều tra cho thấy, ở tất cả các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện tỷ lệ ngọn lá mía được băm vùi trên đồng ruộng đạt từ 14,4 % - 25,7%, số lá mía còn lại, một số hộ vẫn đốt tại ruộng, một phần họ mang về làm thức ăn cho gia súc.
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất mía TT Các kiểu sử dụng đất Phân cấp hiệu quả ĐánhchunggiáKinh tế Xã hội Môi trường 1 Mía trồng thuần TB C TB TB 2 Mía xen lạc C C TB Cao 3 Mía xen đậu tương TB TB TB TB 4 Mía xen đậu xanh TB TB TB TB Tổng hợp từ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy kiểu sử dụng đất mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất ở mức cao; các kiểu sử dụng đất mía thuần, mía xen đậu tương và mía xen đậu xanh cho hiệu quả sử dụng đất ở mức trung bình. https://tailieuhay.vn/
Hình 4.16. Người dân đốt ngọn lá mía sau thu hoạch 4.4.1.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất trồng mía Qua phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các kiểu sử dụng đất mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, chúng tôi tiến hành tổng hợp đánh giá mức độ hiệu quả của các kiểu sử dụng đất. Kết quả thể hiện ở bảng 4.32. Bảng 4.32. Tổng hợp

Từ kết quả trên có thể khẳng định cây mía là cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của người dân huyện Ngọc Lặc; đem lại thu nhập ổn định cho khoảng 3.000 hộ dân trồng mía. Tuy nhiên để nâng cao năng suất, chất lượng mía và ổn định diện tích mía các cấp quản lý và Công ty CP mía đường Lam Sơn cần có các giải pháp phối hợp tốt với người dân để có hiệu quả sử dụng đất tốt nhất nâng cao đời sống của người dân trong huyện. 4.4.2. Hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng mía 4.4.2.1. Mô tả các mô hình lựa chọn theo dõi 1. Mô hình mía trồng thuần tại xã Phùng Giáo (MH1): - Tên mô hình: mía trồng thuần cả 3 vụ (vụ 1 năm 2015); - Địa điểm thực hiện mô hình: Làng Lau, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc; Hình 4.17. Ảnh mô hình mía trồng thuần vụ 1, vụ 2 và vụ 3 https://tailieuhay.vn/



3. Mô hình mía xen lạc tại xã Minh Tiến (MH3):
- Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác mía do Công ty cổ phần mía
- Tên mô hình: mía trồng thuần cả 3 vụ (vụ 1 năm 2015); - Địa điểm thực hiện mô hình: Làng Bằng, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Nguyễn Văn Tý; - Loại đất: mía được trồng trên đất xám ferralit điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,0 ha; - Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác mía do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ban hành, chăm sóc theo hướng truyền thống. Giống mía: MY5514. Vườn mía được chăm sóc tốt, được bón lót phân LS1 với định mức 2,0 tấn/ha; bón thúc phân LS2 với định mức 1,0 tấn/ha; không chủ động tưới;
- Tên mô hình: Mía xen lạc, lạc trồng xen mía năm thứ nhất (2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017); - Địa điểm thực hiện mô hình: thôn 10, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc;
https://tailieuhay.vn/
- Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017.
- Diện tích trồng mía: 1,9 ha;
- Tên chủ hộ: Ông Lê Văn Phán; - Loại đất: mía được trồng trên đất phù sa có tầng đốm gỉ chua; - Diện tích trồng mía: 1,6 ha; - Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác mía theo hướng thâm canh do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ban hành. Giống mía: Lam Sơn 1. Vườn mía được chăm sóc tốt, được bón lót phân LS1 với định mức 2,5 tấn/ha; bón thúc phân LS2 với định mức 1,5 tấn/ha; không chủ động tưới; - Năng suất trung bình 3 vụ đạt 85,0 tấn/ ha. - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017 2. Mô hình mía trồng thuần tại xã Phùng Giáo (MH2):
- Năng suất trung bình 3 vụ đạt 76,1 tấn / ha.
- Tên chủ hộ: Bà Ngô Thị Thao; - Loại đất: mía được trồng trên đất nâu đỏ điển hình;
đường Lam Sơn ban hành, chăm sóc theo hướng truyền thống. Giống mía: MY5514. Vườn mía được chăm sóc tốt, được bón lót phân LS1 với định mức 2,0 tấn/ha; bón thúc phân LS2 với định mức 1,0 tấn/ha; không chủ động tưới; - Năng suất trung bình 3 vụ mía đạt 79,13 tấn/ ha, năng suất lạc 15,7 tạ/ha; - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017. Hình 4.18. Ảnh mô hình mía xen lạc 4. Mô hình mía xen đậu tương tại xã Minh Sơn (MH4): - Tên mô hình: Mía xen đậu tương, đậu tương trồng xen mía năm thứ nhất (2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017); - Địa điểm thực hiện mô hình: thôn Minh Lai, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Bùi Văn Hiệp; - Loại đất: đất xám ferralit điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,5 ha; - Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác mía do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ban hành, chăm sóc theo hướng truyền thống. Giống mía: MY5514, giống đậu tương: ĐT 26. Vườn mía được chăm sóc tốt, được bón lót phân LS1 với định mức 2,0 tấn/ha; bón thúc phân LS2 với định mức 1,0 tấn/ha; không chủ động tưới;-Năng suất trung bình 3 vụ mía đạt 72,23 tấn/ ha, năng suất đậu tương https://tailieuhay.vn/


8,5 tạ/ha;-Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015 - 2017. Hình 4.19. Ảnh mô hình mía xen đậu tương 5. Mô hình mía xen đậu xanh tại xã Minh Tiến (MH5): - Tên mô hình: Mía xen đậu xanh, đậu xanh trồng xen mía năm thứ nhất (2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017); - Địa điểm thực hiện mô hình: Thôn 5, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Lê Văn Thuần; - Loại đất: mía được trồng trên đất nâu đỏ điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,3 ha; - Chế độ canh tác: theo quy trình canh tác mía do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ban hành, chăm sóc theo hướng truyền thống. Giống mía: MY5514, giống đậu xanh: ĐX 14. Vườn mía được chăm sóc tốt, được bón lót phân LS1 với định mức 2,0 tấn/ha; bón thúc phân LS2 với định mức 1,0 tấn/ha; không chủ động tưới;-Năng suất trung bình 3 vụ mía đạt 72,46 tấn/ ha, năng suất đậu xanh đạt 6,0 tạ/ha; https://tailieuhay.vn/

- Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017. Hình 4.20. Ảnh mô hình mía xen đậu xanh (Kết quả theo dõi chi tiết 3 vụ mía của 5 mô hình trên được thể hiện tại phụ lục 16) 4.4.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trồng mía a. Hiệu quả kinh tế các mô hình Qua theo dõi, tổng hợp và tính toán số liệu hiệu quả kinh tế các mô hình được thể hiện tại bảng 4.33. Bảng 4.33. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng mía Kiểu sử dụng đất GTSX GTGT HQĐV điểmTổng PhâncấpSố (tr.đ/ha)tiền điểSốm Số (tr.đ/ha)tiền điểmSố Số (tr.đ/ha)tiền điểmSố MH1. Mía thuần 76,5 3 51,50 3 2,06 3 9 C MH2. Mía thuần 68,52 2 48,02 2 2,34 3 7 TB MH3. Mía xen lạc 80,12 3 56,73 3 2,43 3 9 C MH4. Mía xen đậu tương 72,09 3 49,00 2 2,12 3 8 C MH5. Mía xen đậu xanh 73,22 3 49,70 2 2,11 3 8 C Kết quả theo dõi các mô hình cho thấy có 2 vấn đề đề sau: (i) Mía trồng thuần (MH1) được chăm sóc theo quy trình canh tác mía thâm canh, bón phân ở mức 4 tấn/ha đạt hiệu quả kinh tế cao và cho hiệu quả kinh tế cao hơn mía thuần (MH2) chăm sóc theo quy trình canh tác thông thường. https://tailieuhay.vn/

https://tailieuhay.vn/
(ii) Cùng quy trình canh tác mía thì các mô hình trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình trồng thuần; mô hình trồng mía xen lạc (MH3) cho hiệu quả kinh tế cao nhất (GTGT là 56,73 triệu đồng/ha), tiếp theo là mô hình trồng mía xen đậu xanh (MH5) có GTGT là 49,70 triệu đồng/ha và đậu tương (MH4) có GTGT là 49,0 triệu đồng/ha. Mô hình trồng thuần (MH2) cho hiệu quả kinh tế thấp nhất (lợi nhuận là 48,02 triệu đồng/ha). Trên thực tế người dân trên địa bàn huyện Ngọc Lặc chọn kiểu sử dụng đất mía xen lạc là chủ yếu vì cây lạc dễ chăm sóc và thu hoạch. Cây đậu xanh chi phí nhiều cho công chăm sóc và thu hoạch do đậu xanh phải thu hoạch dần, không thu hoạch theo vụ giống lạc và đậu tương. Ở KSD đất mía trồng thuần: Vụ 2 cho hiệu quả kinh tế cao nhất do mía vụ 2 có năng suất cao (82,5 - 110 tấn/ha) mà người dân không phải đầu tư nhiều chi phí trồng mía; vụ 1 người dân phải đầu tư nhiều công lao động trồng mía nhưng năng suất mía vụ 1 cao hơn hơn vụ 3 nên hiệu quả kinh tế vụ 1 cao hơn vụ 3. Trên các loại đất khác nhau hiệu quả kinh tế các KSD đất khác nhau. Thực tế điều tra cho thấy mía trồng trên đất phù sa cho năng suất cao hơn khi trồng trên đất xám và đất nâu đỏ điển hình ở tất cả các vụ. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện diện tích đất phù sa dành cho trồng mía không nhiều nên KSD đất này không mang tính chất phổ biến trên toàn huyện.
Hình 4.21. Mô hình mía giai đoạn sắp thu hoạch – Thu hoạch lạc b. Hiệu quả xã hội của các mô hình trồng mía


Các mô hình được chọn là những mô hình trồng mía canh tác theo đúng quy trình canh tác do Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn khuyến cáo nên cả cả 5 mô hình đều cho năng suất trung bình 3 vụ (khoảng 75 tấn/ha) đạt mức cao so với mặt bằng chung của huyện (khoảng 65 tấn/ha). Phỏng vấn 5 hộ nông dân là chủ 5 mô hình họ đều cho rằng trồng mía đem lại thu nhập ổn định, không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt chủ hộ MH1 rất tin tưởng vào thu nhập trồng mía đem lại cho gia đình và khuyến khích các chủ hộ khác nên đầu tư trồng mía theo hướng thâm canh, ban đầu vốn bỏ ra nhiều hơn các hộ khác nhưng khi thu hoạch mía cho năng suất cao đem lại thu nhập cao cho nông hộ (khoảng 50 triệu đồng/ha), mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập do các cây trồng khác đem lại như sắn khoảng 30 triệu đồng/ha; ngô 35 triệu đồng/ha (Báo cáo ngành trồng trọt, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017). Bên cạnh đó, trồng mía không mất nhiều công chăm sóc, do vậy song song với việc trồng mía họ vẫn có thể làm thêm các công việc khác để nâng cao thu nhập. Họ tin tưởng vào hiệu quả sử dụng đất của cây mía mang lại và không có ý định chuyển sang trồng cây khác. Như vậy, hiệu quả xã hội của 5 mô hình đều đạt mức cao. Tuy nhiên, nếu chọn loại cây trồng xen với mía thì họ sẽ chọn loại sử dụng đất mía xen lạc. c. Hiệu quả môi trường các mô hình mía Về hiệu quả môi trường, các mô hình mía trồng xen sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hơn so với mô hình mía trồng thuần. Tuy nhiên, trồng xen hợp lý sẽ hạn chế được cỏ dại giữa hai hàng mía trong suốt thời kì mía chưa giao tán, tạo điều kiện cho mía sinh trưởng tốt; các loại phân bón tồn dư do chăm sóc cây trồng xen sẽ là nguồn phân bón bổ sung cho mía; vi khuẩn cố định đạm ở bộ rễ các cây họ đậu trồng xen là nguồn cung cấp đạm bổ sung rất rẻ tiền đối với mía; thân, lá của các cây trồng xen sau khi thu hoạch là nguồn phân hữu cơ đáng kể cho cây mía; trong khi cây mía còn nhỏ, các cây trồng xen sẽ tạo thành môi trường có lợi cho các loại thiên địch phát triển để tiêu diệt các loại sâu bọ gây hại cho mía (Nguyễn Huy Hoàng và cs., 2016). Quan sát trên thực địa cho thấy lạc, đậu xanh và đậu tương trồng xen trong vườn mía sinh trưởng phát triển rất tốt. Từ kết quả theo dõi mô hình cho thấy: Về hiệu quả kinh tế các mô hình
https://tailieuhay.vn/
Trên cơ sở kết quả theo dõi mô hình cho thấy người dân nên canh tác mía theo hướng thâm canh kết hợp trồng xen mía các loại cây họ đậu, đặc biệt là lạc vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng cải tạo đất.
4.4.3. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Để có cơ sở đề xuất những giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ cho vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa, đề tài tiến hành phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc thông qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng công cụ SWOT. Bảng 4.34. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Điểm mạnh (S) - Cây mía được trồng trên độ dốc 3 - 80 chiếm diện tích lớn nhất; - Mía là cây trồng dễ chăm sóc, tính thích ứng rộng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu huyện Ngọc Lặc. Kỹ thuâ t chăm sóc cây mía đơn giản, phù hợp với người dân miền núi. Lao động trong huyện dồi dào, độ tuổi lao động trẻ; trồng mía và các cây trồng xen không đòi hỏi nhiều công lao động; nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng mía; Điểm yếu (W) - Một số nơi trên địa bàn huyện địa hình chia cắt, độ dốc cao. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng lại chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc đi lại vận chuyển mía - Do người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao với 73% dân số nên kỹ thuật chăm sóc mang nặng tính kinh nghiệm, khả năng và nhu cầu tiếp cận với KHKT chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 45%). Nông hộ chưa áp dụng đúng quy trình và kỹ thuật canh tác được Công ty CP mía đường Lam Sơn hướng dẫn: Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất mía ít; tỷ lệ hộ dân
https://tailieuhay.vn/
Về hiệu quả xã hội, các kiểu sử dụng mía trồng xen giúp giải quyết thêm việc làm cho nông hộ, đặc biệt là tận dụng được lao động nhàn rỗi, giúp ổn định cuộc sống nông hộ. Về hiệu quả môi trường, các kiểu sử dụng mía trồng xen cây họ đậu nên có tác dụng giúp vườn mía phát triển tốt hơn so với mía trồng thuần.
trồng mía xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là mía xen lạc MH3 và mía thuần MH1 cho hiệu quả tương đương nhau; tiếp theo là mía xen đậu tương MH4, mía xen đậu xanh MH5, cuối cùng là mía trồng thuần MH2.
- 100% diện tích đất mía không chủ động tưới nên không cho năng suất tối đa. - Năng suất mía trung bình trong toàn huyện tăng chậm; diện tích trồng mía giảm dần qua các năm do có nhiều dự án cây trồng khác trên địa bàn huyện. Diện tích trồng xen cây họ đậu ít; Đa phần đất trên địa bàn huyện chua, lân và kali dễ tiêu đều đạt mức nghèo. Kết quả phân hạng đất đai các kiểu sử dụng đất mía diện tích S1 không có; S2, S3 chiếm tỷ lệ lớn; diện tích N chiếm tỷ lệ khá lớn. - Tính cam kết trong quan hệ giữa người nông dân trồng mía với nhà máy chưa chặt chẽ: các chính sách cho người nông dân chưa được áp dụng triệt để: vay vốn thủ tục rườm ra, chậm có vốn.. Một số ít hộ dân bán cả phân bón được Công ty cung cấp để lấy tiền chi tiêu. Cơ hội (O) - Kế hoạch số: 62/KH-UBND ngày 23/3/2018 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn
https://tailieuhay.vn/
- Diện tích đất trồng mía chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp 16,72%; - Cây mía không chủ động tưới nhưng những vùng mía thâm canh vẫn cho năng suất cao và ổn định (trung bình 3 vụ khoảng 80 tấn/ha); - Tiềm năng đất đai để tăng diện tích trồng mía và các cây trồng xen của huyện còn khá lớn: Kết quả phân hạng các kiểu sử dụng đất diện tích S2 chiếm từ 7.472,62 – 10.033,40 ha; Độ phì của đất ở mức trung bình đến khá, đất có tầng đất dày; - Đầu ra tiêu thụ sản phẩm và giá mía nguyên liệu tương đối ổn định do Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người nông dân. - Trồng mía được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước: vay vốn, ứng trước phân bón trả sau bằng sản phẩm bón phân đủ lượng, đúng thời điểm thấp; tỷ lệ nông hộ sử dụng giống tạp trong trồng mới còn nhiều; ruộng mía hầu như không được bóc lá già; tỷ lệ hộ dân đốt ngọn lá mía sau thu hoạch còn nhiều; tỷ lệ hộ dân băm vùi ngọn lá mía sau khi thu hoạch ít; - Diê n tích còn manh mún chưa phát triển thành vùng tâ p trung; diện tích mía thâm canh trong huyện còn ít.
2018 -2020: Cây mía được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Thanh Thách thức (T) - Ảnh hưởng của thay đổi thời tiết bất thường làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước trong mùa khô, nguy cơ rủi ro về dịch bệnh;
- Sự phát triển của các tiến bộ KHKT trong trồng mía đối với hộ dân trồng mía là dân tộc thiểu số; - Giá vật tư, phân bón tăng cao; - Giá cả mía đường thế giới và các nhà máy đường khác trong nước có xu hướng giảm ảnh hưởng đến giá mía thu mua của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn 4.4.3.1. Những điểm mạnh trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc Với đặc điểm đất đai có tầng canh tác dầy, đất nâu đỏ điển hình và đất xám chiếm đến 66,86% diện tích đất tự nhiên, địa hình chủ yếu là đất đồi chiếm 93,39% diện tích. Mía là cây trồng có tính thích ứng rộng, dễ chăm sóc nên trong điều kiện sản xuất nông nghiệp không chủ động tưới, địa hình có độ dốc < 15 0 thì mía là cây trồng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, với nhiệt độ trung bình năm là 23,770C, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ tháng 12, 1, 2 rất thấp, phù hợp với thời điểm nảy mầm và đẻ nhánh của cây mía. Nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7, 8 rất thuận lợi cho mía tích lũy lượng chất khô và đường. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho thấy tiềm năng đất đai để phát triển cây mía còn rất lớn, cây mía trồng xen lạc vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng cải tạo đất. Huyện Ngọc Lặc có nguồn lao động khá dồi dào với tổng số lao động là
-Hóa;Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” khẳng định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển của tỉnh Thanh Hóa; - Quyết định 1487/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; - Các chính sách phát triển vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn: vay vốn, dồn điền đổi thửa, ứng trước phân bón; - Phát triển ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất mía; - Phát triển diện tích đất trồng mía trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai: 7.472,62 –10.033,40 ha đất thích hợp cho trồng mía; - Trồng mía xen lạc cho hiệu quả kinh tế cao (khoảng 50 triệu đồng/ha).
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
78.321 người chiếm 57,50% dân số. Nguồn lao động trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao, thời gian nông nhàn chiếm 30%. Người dân Ngọc Lặc với 35 năm kinh nghiệm trồng mía nên đa số hộ nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng mía đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật canh tác cây mía. Kỹ thuâ t chăm sóc cây mía đơn giản, phù hợp với người dân miền núi. Trồng mía đem lại thu nhập ổn định cho người dân trong huyện với mức khoảng 40 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt mía là cây trồng không mất nhiều công chăm sóc nên bên cạnh việc trồng mía người dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm công việc khác để tăng thêm thu nhập. 4.4.3.2. Cơ hội phát triển các kiểu sử dụng đất trồng mía - Hiện nay, người dân trồng mía huyện Ngọc Lặc được Nhà nước, địa phương và Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn hỗ trợ nhiều chính sách về sử dụng đất trồng mía đặc biệt về kỹ thuật và nguồn vốn. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” đã khẳng định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển gồm: lúa, ngô, rau an toàn, hoa, cây cảnh, mía, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi. Kế hoạch số: 62/KH-UBND ngày 23/3/2018 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020: Cây mía được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Thanh Hóa; Quyết định 1487/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã tạo sự yên tâm cho người dân trong huyện đầu tư sản xuất mía. Trên cơ sở đó, cây mía vẫn được xác định là cây trồng chủ lực được tỉnh Thanh Hóa ưu tiên giữ vững và phát triển. Để người dân yên tâm đầu tư, chăm sóc nâng cao năng suất cho cây mía công ty đã đưa ra các chính sách về vốn như: Hỗ trợ nông dân vay vốn 10 triệu đồng/ha không tính lãi; hỗ trợ 2 triệu đồng/ha cho những diện tích chuyển đổi từ đất trồng sắn và các cây trồng khác sang trồng mía lâu dài; 2 triệu đồng/ha tiền khai hoang đối với diện tích đất trồng rừng chuyển sang trồng mía lâu dài; nợ vốn đầu tư ban đầu sẽ được thu nợ trong 2 năm, mỗi năm 50% bằng tiền bán mía cho nhà máy. Bên cạnh đó công ty còn có các chính sách như ứng trước phân bón cho người dân trồng mía, ký hợp đồng thu mua sản phẩm mía nguyên liệu ngay từ đầu vụ để ổn định giá, nhà máy đưa xe đến thu hoạch mía, cử cán bộ kỹ thuật xuống hỗ trợ kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho bà con nông dân trồng mía.
Thực tế việc sử dụng đất trồng mía hiện nay, xu hướng phát triển các KSD đất mía xen lạc đang được nhiều nông hộ chấp nhận và lựa chọn. Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía (mục 4.4.1) đã thể hiện điều đó. Trên thực tế đa số người dân trong huyện vẫn xác định và lựa chọn mía là cây trồng gắn bó với người nông dân lâu dài, dù mía là cây trồng không cho thu nhập cao nhưng có đầu tư đúng mức và tuân thủ quy trình canh tác thì mía là cây trồng đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Một số hộ dân sau khi chuyển sang cây trồng khác được một, hai vụ không có đầu ra sản phẩm lại quay về trồng mía. 4.4.3.3. Những điểm yếu cần khắc phục trong sử dụng đất trồng mía Là huyện miền núi, một số nơi địa hình chia cắt, độ dốc cao gây khó khăn cho việc canh tác, thu hoạch và tưới nước cho mía do vậy 100% mía trong huyện không chủ động tưới. Bên cạnh đó hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng của huyện chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc vận chuyển mía. Qua phân tích một số mẫu đất cũng như kế thừa tài liệu bản đồ đất của huyện xây dựng năm 2012 (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2012) cho thấy đa phần diện tích đất trồng mía trong huyện bị chua do qua nhiều chu kỳ trồng mía đất bị thoái hóa gây chua làm giảm năng suất mía. Bên cạnh đó diện tích mía trồng xen cây họ đậu trên địa bàn huyện không nhiều (18% diện tích đất trồng mía), việc đốt ngọn lá mía sau khi thu hoạch vẫn còn xảy ra phổ biến, tỷ lệ băm vùi ngọn lá mía thấp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến năng suất mía thấp. Một điểm yếu cần khắc phục đối với người dân trồng mía huyện Ngọc Lặc đó là có đến 80% người dân trong huyện trồng mía theo kinh nghiệm, chưa áp dụng đúng quy trình và kỹ thuật canh tác được Công ty CP Mía đường Lam Sơn hướng dẫn từ khâu làm đất như cầy chưa sâu, cầy ít hơn số lần quy định; người dân tận dụng giống cũ nên tỷ lệ tạp giống nhiều, giống không đảm bảo yêu cầu; bón phân không đủ số lượng, không đủ số lần, không đúng thời điểm để tiết kiệm tiền thuê nhân công. Đó là những nguyên nhân dẫn đến năng suất mía thấp. Một khó khăn nữa trong canh tác mía đó là đất trồng mía manh mún, chưa phát triển thành vùng tập trung nên khó sử dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất, trồng và thu hoạch mía. Diện tích mía thâm canh trong huyện còn ít do người dân chưa chịu đầu tư trồng mía theo hướng thâm canh, tỷ lệ nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới: Đưa giống mới, sử dụng cơ giới hóa, phân bón mới vào trồng mía còn thấp. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây diện tích mía giảm nhanh
https://tailieuhay.vn/
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía cần phát huy những điểm mạnh hiện có của huyện như đất đai; địa hình; khí hậu; kinh nghiệm trong trồng mía của nông hộ; tận dụng các cơ hội của tỉnh Thanh Hóa và Công ty CP Mía đường Lam Sơn trong việc ban hành các chính sách cho nông hộ trồng mía.
https://tailieuhay.vn/
Bên cạnh đó thì cần có các giải pháp để khắc phục những điểm yếu và thách thức đó là công tác quản lý sử dụng đất trồng mía, nâng cao nhận thức và trình độ canh tác mía của nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía góp phần phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4.5. ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HIỆU QUẢ PHỤC VỤ
VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
trong khi năng suất mía tăng chậm. Trong bối cảnh giá đường thấp nên giá mía nguyên liệu thấp, bên cạnh đó một số dự án cây trồng khác được triển khai trên địa bàn huyện dẫn đến người dân trồng mía tự phát chuyển sang trồng các cây trồng khác mang tính thị trường dẫn đến sản lượng mía toàn huyện giảm. 4.4.3.4. Những thách thức trong sử dụng đất trồng mía Hiện nay người dân trồng mía huyện Ngọc Lặc nói riêng và các vùng trồng mía trong cả nước nói chung đang đứng trước thách thức lớn đó là giá đường thế giới xuống thấp, đường nhập lậu và đường Hoàng Anh Gia Lai tràn vào Việt Nam với giá chỉ bằng 1/2 giá đường trong nước. Giá đường thấp dẫn đến giá mía nguyên liệu giảm trong khi giá vật tư phân bón, công lao động lại tăng cao. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân chuyển sang trồng cây trồng khác làm giảm diện tích đất trồng mía. Là một huyện trồng mía với 100% diện tích tưới phụ thuộc vào nước trời do vậy ảnh hưởng của thay đổi thời tiết bất thường làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước trong mùa khô làm cây mía không phát triển được. Đồng thời ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lượng mưa gia tăng, giá rét kéo dài làm giảm lượng đường trong mía dẫn đến giá mía nguyên liệu giảm. Thời tiết thay đổi không theo quy luật tăng nguy cơ rủi ro về dịch bệnh làm giảm năng suất mía. Với sự phát triển của Khoa học công nghệ thì trình độ canh tác của người dân cũng phải theo kịp, tuy nhiên do đặc điểm dân số trên 70% là người dân tộc nên việc áp dụng các tiến bộ KHKT trong trồng mía còn hạn chế, một số nơi còn bị ảnh hưởng bởi các tập quán canh tác nên người dân chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như chọn giống, cơ giới hóa các khâu làm đất, trồng, thu hoạch vào trồng mía, bón phân để tăng năng suất mía.
https://tailieuhay.vn/
3) Phát triển diện tích đất trồng mía phải gắn với việc đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân trong vùng nguyên liệu. Hình thành và phát triển mối quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững lâu dài giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn với người dân địa phương trên cơ sở thoả thuận và hài hoà lợi ích, hai bên cùng có lợi. 4.5.1.2. Những căn cứ khoa học và thực tiễn đề xuất sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc a. Căn cứ đề xuất sử dụng đất trồng mía - Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc; - Kết quả phân hạng thích hợp đất đai đối với các KSD đất trồng mía; - Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các KSD đất trồng mía; - Kết quả theo dõi các mô hình trồng mía; - Kết quả phân tích SWOT thể hiện những thuận lợi, khó khăn trong sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc; - Căn cứ vào kết quả rà soát quy hoạch vùng mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. Theo đó căn cứ để định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc là: Diện tích đất định hướng trồng mía không nằm trong các quy hoạch các cây
4.5.1. Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía 4.5.1.1. Quan điểm phát triển diện tích đất trồng mía 1) Ổn định và phát triển diện tích đất trồng mía trên địa bàn huyện trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
2) Phát triển diện tích đất trồng mía phải dựa trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của vùng nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng mía nguyên liệu, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời phát triển diện tích đất trồng mía phải căn cứ vào các dự báo về nhu cầu của thị trường.
trồng khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy mô diện tích trồng mía tối thiểu khoảng 40 ha/xã; đất sản xuất nông nghiệp, đất bãi màu ven sông, đất vàn cao trồng lúa kém hiệu quả và đất đồi có độ dốc < 150 có thể chuyển sang trồng mía. b. Nguyên tắc cơ bản khi định hướng sử dụng đất trồng mía Lựa chọn các KSD đất mía trồng xen trên cơ sở ưu tiên cho cây mía. Cây mía là cây trồng chính, còn các cây trồng khác như lạc, đậu xanh, đậu tương là cây trồng xen và chỉ trồng xen với mía ở vụ mía đầu. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất diện tích đất trồng mía ưu tiên lấy diện tích đất của các KSD đất mía trồng thuần và trồng xen có mức thích hợp (S2) và một ít diện tích có mức ít thích hợp (S3). 4.5.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc đến năm 2025 Dựa trên kết quả đánh giá đất đai và hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, căn cứ vào kết quả rà soát quy hoạch vùng mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đồng thời thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” trong đó xác định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Lúa, ngô, rau an toàn, hoa, cây cảnh, mía, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi. Đề tài luận án đề xuất định hướng sử dụng đất cho phát triển cây mía như sau: - Diện tích mía nguyên liệu: Trước mắt ổn định diện tích mía hiện có đã được quy hoạch, đồng thời tiếp tục phát triển diện tích mía nguyên liệu nhờ việc chuyển đổi linh hoạt các loại đất phù hợp từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp; tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất; khai hoang, cải tạo và chuyển đổi một số diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía nguyên liệu. Định hướng đến năm 2025 diện tích mía toàn huyện là 2.627,50 ha, trong đó mía trồng thuần là 1.386,11 ha; mía xen lạc 711,42 ha; mía xen đậu xanh 303,23 ha; mía xen đậu tương là 226,74 ha. - Năng suất, chữ đường: Năng suất mía nguyên liệu bình quân toàn huyện đạt 95 tấn/ha; chữ đường trung bình đạt 11ccs .
https://tailieuhay.vn/
Bảng 4.35. Định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Đơn vị tính: ha TT Đơn vị hành chính cấp xã Hiện2017míadiệntrạngtíchnăm(ha) trồngdiệnhướngĐịnhtíchmía(ha) Kiểu sử dụng đất trồng mía Mía thuần Mía xen lạc Mía xen đậu tương Mía xen đậu xanh Diện(ha)tích đềĐVĐĐxuất Diện(ha)tích đềĐVĐĐxuất Diện(ha)tích đềĐVĐĐxuất Diện(ha)tích đềĐVĐĐxuất 1 Nguyệt Ấn 420,00 216,51 196,26 5,6 3,12 6 17,13 6 2 Kiên Thọ 325,32 424,02 43,73 6 65,50 1,2,6,25 208,06 25,26 106,73 1,6,25 3 Vân Am 263,66 413,15 290,90 2,5,19 107,73 2,5 - - 14,52 5 4 Phùng Giáo 224,78 199,85 102,47 2,5 75,81 2,3,5 - - 21,57 2,5 5 Minh Sơn 180,17 357,44 228,68 5 128,76 2,3,5 - - -6 Minh Tiến 100,96 79,55 69,70 5 1,58 5 8,27 25 -7 Phúc Thịnh 56,60 225,25 139,97 1,5,6 17,51 1,6 - - 67,77 5,6 8 Phùng Minh 98,70 268,39 81,36 1,2,5 182,36 1,2,3,6 4,67 6 9 Ngọc Trung 85,77 40,61 19,72 2 20,89 2 10 Ngọc Sơn 66,33 38,52 15,57 2,19 22,95 2,2,19 11 Ngọc Liên 118,00 98,73 8,89 2 83,10 2,3 - - 6,74 2 12 Cao Thịnh 49,56 37,33 37,33 19 - 0 - - -13 Lộc Thịnh 81,27 37,79 37,79 22 0 14 Thuý Sơn 73,88 75,19 34,65 5,22 0,97 5 10,41 5 29,16 5 15 Lam Sơn 77,50 115,17 79,09 5 1,14 5 34,94 25 16 Cao Ngọc 34,56 - - - - - - - -17 Đồng Thịnh 23,10 - - - - - - - -18 Mỹ Tân 5,14 Tổng 2.285,30 2.627,50 1.386,11 711,42 226,74 303,23 132 https://tailieuhay.vn/
Hình 4.22. Sơ đồ định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc https://tailieuhay.vn/

hành chính cấp xã Diện tích năm 2017 Diện tích đề xuất Diện tích tăng (+) giảm (-) so với hiện trạng 1 Xã Nguyệt Ấn 420,00 216,51 (-) 203,49 2 Xã Kiên Thọ 325,32 424,02 (+) 98,7 3 Xã Vân Am 263,66 413,15 (+) 149,49 4 Xã Phùng Giáo 224,78 199,85 (-) 24,93 5 Xã Minh Sơn 180,17 357,44 (+) 177,27 6 Xã Minh Tiến 100,96 79,55 (-) 21,41 7 Xã Phúc Thịnh 56,60 225,25 (+) 168,65 8 Xã Phùng Minh 98,70 268,39 (+) 169,69 9 Xã Ngọc Trung 85,77 40,61 (-) 45,16 10 Xã Ngọc Sơn 66,33 38,52 (-) 27,81 11 Xã Ngọc Liên 118,00 98,73 (-) 19,27 12 Xã Cao Thịnh 49,56 37,33 (-) 12,23 13 Xã Lộc Thịnh 81,27 37,79 (-) 43,48 14 Xã Thuý Sơn 73,88 75,19 (+) 1,31 15 Xã Lam Sơn 77,50 115,17 (+)37,67 16 Xã Cao Ngọc 34,56 (-) 34,56 17 Xã Đồng Thịnh 23,10 (-) 23,10 18 Xã Mỹ Tân 5,14 (-) 5,14 Tổng 2.285,30 2.627,50 342,20 4.5.3. Một số giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 4.5.3.1. Giải pháp về quản
dụng
https://tailieuhay.vn/
Như vậy, theo định hướng thì diện tích định hướng đất trồng mía tăng so với diện tích hiện trạng là 342,20 ha, trong đó tập trung vào các xã Kiên Thọ, Vân Am, Minh Sơn, Phúc Thịnh, Phùng Minh... và giảm diện tích tại các xã Nguyệt Ấn, Phùng Giáo, Minh Tiến… Bảng 4.36. So sánh diện tích trồng mía hiện trạng và diện tích định hướng trồng mía huyện Ngọc Lặc Đơn vị tính: ha TT Chia theo đơn vị lý sử đất trồng mía Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa 3 đơn vị quản lý đất trồng mía đó là Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông
https://tailieuhay.vn/
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc và Công ty CP Mía đường Lam Sơn để ổn định diện tích đất trồng mía, không quy hoạch chồng chéo giữa các loại cây trồng khác nhau, thường xuyên rà soát và tuân thủ thực hiện các quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được phê duyệt, trên cơ sở đó người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất mía, không tự phát chuyển sang các cây trồng khác. Cần có những biện pháp xử lý mạnh, phạt hành chính đối với những trường hợp tự phát chuyển sang trồng cây khác không theo quy hoạch. Công ty CP Mía đường Lam Sơn nên có hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân trồng mía để ổn định diện tích đất mía.
Khuyến khích phát triển các KSD đất trồng xen trên những đơn vị đất được đánh giá có mức độ thích hợp S2 và một số diện tích có mức ít thích hợp S3. Vận động nhân dân chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, đất bãi màu ven sông, đất vàn cao trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng mía. 4.5.3.2. Giải pháp về một số chính sách cho hộ nông dân trồng mía Công ty cần tiếp tục vận dụng và khai thác có hiệu quả các chính sách đã ban hành của Trung ương và địa phương về khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 5643/2015/QĐUBND ngày 31/12/2015 về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020.
Trên cơ sở đó, công ty căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng giai đoạn chủ động thay đổi, bổ sung thêm một số chính sách nhằm khuyến khích các địa phương và người dân đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ người trồng mía về giống, khâu làm đất, phân bón cụ thể: - Khuyến khích các địa phương, hộ nông dân tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, tạo nên các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch như: (i) Góp vốn thuê quyền sử dụng đất ổn định, giá thuê theo thỏa thuận, có thể lấy tiền thuê đất hàng năm hoặc lấy 1 lần cho 10 năm. Tổ chức xây dựng cánh đồng mẫu lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, thâm canh tăng năng suất. Nông dân hàng vụ được bố trí việc làm theo yêu cầu của các khâu
công việc như chăm sóc, bảo vệ mía,... Cuối vụ được chia cổ tức sau khi trừ các chi phí. Địa phương tổ chức và vận động nông dân thực hiện phương thức này cũng được thụ hưởng 30% lợi tức cho công tác quản lý, an sinh xã hội của địa phương; (ii) khuyến khích người nông dân thành lập các Tổ hợp tác xã tích tụ đất đai, liên kết tổ chức sản xuất, cơ giới hóa thâm canh mía, hợp đồng bán mía cho công ty ổn định lâu dài. 4.5.3.3. Giải pháp về vốn - Tạo điều kiện tối đa về vốn, về thủ tục vay vốn cho các hộ nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất mía: Các cơ quan quản lý Nhà nước, Công ty CP mía đường Lam Sơn cần phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội nhanh chóng kiểm tra xác nhận các hộ đủ điều kiện vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được vay vốn; Công ty CP mía đường Lam Sơn cần có những chính sách linh hoạt tạo điều kiện về vốn, về giống, vật tư phân bón cho người dân đầu tư sản xuất mía. Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững,... Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng nguyên liệu. 4.5.3.4. Giải pháp về kỹ thuật - Về giống: Tiếp tục phát huy vai trò của Trung tâm nuôi cấy mô, phục tráng, nhân nhanh giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp thích ứng với điều kiện sinh thái vùng và biến đổi khí hậu như khả năng chịu hạn, chịu lụt, chống chịu sâu bệnh tốt, đẻ nhánh khỏe, tái sinh mạnh,...; Tiếp tục du nhập và khảo nghiệm, tuyển chọn những giống tốt nhân nhanh cung cấp cho sản xuất đại trà; sớm hình thành điểm nhân giống dưới cơ sở đã được quy hoạch để cung cấp giống đủ tiêu chuẩn cho sản xuất đảm bảo sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao. - Ứng dụng cơ giới hóa: Để nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất mía, cần tăng cường diện tích cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, tăng cường tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng mía lớn, áp dụng các cơ chế chính sách của trung ương, của địa phương và của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn đã ban hành đồng thời phát huy nội lực của hộ gia đình, các tổ hợp tác,... để phát triển mở rộng diện tích cơ giới hóa trong sản xuất.
https://tailieuhay.vn/
- Bảo vệ thực vật: Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, phương án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để chủ động phòng trừ dịch hại. Mở các lớp tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mía.
- Quản lý và sử dụng phân bón: Trên cơ sở kết quả đánh giá đất huyện Ngọc Lặc, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn lựa chọn loại phân bón phù hợp với từng loại đất; chuyển dần bón phân vô cơ sang bón phân hữu cơ sinh học chất lượng cao cho cây mía; áp dụng biện pháp băm vùi lá mía sau thu hoạch, trồng xen cây họ đậu để bổ sung chất hữu cơ cải tạo đất.
https://tailieuhay.vn/
Cần xây dựng chế độ phân bón hợp lý cho mía căn cứ vào các yếu tố như: Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía, giống mía, điều kiện đất đai thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết của từng nơi, mục tiêu năng suất chất lượng…; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân vùng nguyên liệu thực hiện chế độ bón phân thích hợp đảm bảo các yêu cầu: Đúng loại phân, đúng lúc (thời điểm bón), đúng cách, đúng lượng và cân đối nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của cây, đạt được hiệu lực và hiệu quả của phân bón, lượng phân thất thoát ít nhất.
- Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT: Tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình thâm canh mía, an toàn sinh học và đào tạo nông dân làm chủ kỹ năng trong sản xuất thâm canh mía; xây dựng các mô hình thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ để làm các điểm tham quan, học tập cho các hộ trồng mía. 4.5.3.5. Giải pháp về tính liên kết sản xuất Thực hiện tính liên kết sản xuất theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 15/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể: Xây dựng quy chế hợp tác giữa công ty với các địa phương, xác định các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện phát triển vùng nguyên liệu. Trong đó công ty có trách nhiệm cam kết đảm bảo nguồn lực để thực hiện các chính sách đầu tư mở rộng diện tích, cung cấp giống, đào tạo chuyển giao, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ vốn và kỹ thuật, hỗ trợ khắc phục rủi ro, thiên tai… cho người dân địa phương.Khuyến khích thành lập các ban điều hành mía đường đến từng xã, các hợp tác xã sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ mía của nông dân; đổi mới và nâng cao
https://tailieuhay.vn/
hiệu quả Ban, Hội, Hợp tác xã hiện có trên địa bàn huyện; Công ty cần tăng cường sự phối hợp với các nhà máy đường trong và ngoài tỉnh trong các lĩnh vực tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học, công nghệ và tiêu thụ mía đường, tiến tới chủ động điều tiết, bình ổn thị trường, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng;Liên kết với các viện, trường đại học, các nhà khoa học cùng với trung tâm Nuôi cấy mô của vùng tiến hành nghiên cứu, chọn tạo ra những giống mía có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 49.098,78 ha. Trong đó, trên 80% diện tích đất có thể đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai, khí hậu, thời tiết thuận lợi là điều kiện để huyện phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp phát triển diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày: Mía, sắn,... Trong những năm gần đây năng suất mía có phần tăng (từ 59,96 tấn/ha năm 2010 lên 68,05 tấn/ha năm 2017) nhưng diện tích lại giảm (năm 2015 là 2.633,2 ha, năm 2017 giảm còn 2.285,30 ha) dẫn đến sản lượng mía giảm. Nguyên nhân là do: (i) Trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, đã xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa mía với gai, sắn. (ii) Đất đai manh mún, quy mô nhỏ gây trở ngại cho cơ giới hóa đồng bộ, thâm canh tăng năng suất. (iii) Giá phân bón, vật tư trồng mía cao trong khi giá mía nguyên liệu thấp dẫn đến một số nông hộ đã chuyển sang trồng cây trồng khác.
2) Đánh giá thích hợp đất trồng mía trên địa bàn huyện xác định ở kiểu sử dụng đất mía trồng thuần có mức thích hợp (S2) 10.033,40 ha, mức ít thích hợp (S3) 13.123,33 ha và không thích hợp (N) 12.471,27 ha; kiểu sử dụng đất mía xen lạc có mức thích hợp (S2) là 8.045,55 ha, mức ít thích hợp (S3) là 19.045,54 ha và không thích hợp (N) 8.536,91 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương có mức thích hợp (S2) là 8.744,21 ha, mức ít thích hợp (S3) là 17.824,75 ha và không thích hợp (N) 9.059,04 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh có mức thích hợp (S2) là 7.472,62 ha, mức ít thích hợp (S3) là 19.454,03 ha và không thích hợp (N) 8.701,35 ha. 3) Điều tra trên địa bàn huyện có 4 kiểu sử dụng đất trồng mía: Mía trồng thuần chiếm diện tích lớn với 82%, các KSD mía trồng xen lạc, đậu xanh, đậu tương chiếm diện tích nhỏ với 18% diện tích đất trồng mía; Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện cho kết quả: (i) KSD mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức cao với hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đạt mức cao, hiệu quả môi trường đạt mức trung bình; (ii) KSD mía trồng thuần cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình với hiệu quả xã hội đạt mức cao, hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường đạt mức trung
https://tailieuhay.vn/
4) Trên cơ sở phân tích các kết quả của đề tài, đề xuất diện tích đất trồng mía đến năm 2025: Tổng diện tích đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc là 2.627,50 ha, trong đó mía xen lạc là 711,42 ha, mía xen đậu xanh là 303,23 ha, mía xen đậu tương là 226,74 ha và mía trồng thuần là 1.386,11 ha. Để việc sử dụng đất trồng mía đạt hiệu quả cao đề tài đề xuất các giải pháp: Giải pháp về quản lý sử dụng đất, giải pháp về chính sách với các hộ nông dân trồng mía, giải pháp về nguồn vốn, giải pháp về kỹ thuật và giải pháp về tính liên kết sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc. 5.2. KIẾN NGHỊ Cần có thêm những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất mía trồng xen với các cây họ đậu trên những vùng đất không chủ động tưới, trên cơ sở đó khuyến cáo phát triển nhân rộng các mô hình góp phần sử dụng hiệu quả diện tích đất trồng mía trên những vùng có điều kiện tương tự. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang tính khoa học và thực tiễn, vì vậy cần áp dụng các kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Ngọc Lặc và vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
bình, (iii) KSD mía xen đậu tương và đậu xanh cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình với hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đều đạt mức trung bình. Đề tài tiến hành chọn theo dõi 5 mô hình sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc gồm: 1 mô hình mía trồng thuần (MH1) canh tác theo hướng thâm canh, 4 mô hình còn lại canh tác theo hướng truyền thống gồm: MH2 mía trồng thuần, MH3 mía xen lạc, MH4 mía xen đậu tương và MH5 mía xen đậu xanh. Các mô hình trồng mía được thực hiện với chế độ canh tác do Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn hướng dẫn, có cùng địa hình với độ dốc khoảng 30, trên các loại đất khác nhau. Kết quả theo dõi: (i) MH1 được chăm sóc theo quy trình canh tác mía thâm canh đạt hiệu quả sử dụng đất cao và cao hơn mía thuần (MH2) chăm sóc theo quy trình canh tác truyền thống. (ii) Cùng quy trình canh tác mía thì các mô hình trồng xen cho hiệu quả sử dụng đất hơn mô hình trồng thuần trong đó mô hình mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
https://tailieuhay.vn/
1. Nguyễn Thị Loan, Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2017). Đánh giá một số tính chất đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học đất.52. tr.106-110.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
2. Nguyễn Thị Loan, Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2019). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 3. tr. 228-236.
https://tailieuhay.vn/
ĐẾN LUẬN ÁN
10. Cao Kỳ Sơn (2005). Quản lý dinh dưỡng tổng hợp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho mía trồng trên đất vùng đồi Lam Sơn, Thanh Hóa. Báo cáo kết quả thí nghiệm đề tài cấp ngành từ 2000-2004, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012b). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9487 : 2012.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016b). Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng mía các tỉnh trong cả nước.
12. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2008). Thuyết minh đề án mở rộng và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2020
8. Bùi Hữu Đông (2011). Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất đất và năng suất, chất lượng mía tại Tân Kỳ, Nghệ An.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009a). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Cao Anh Đương (2016). Giảm thiệt hại sản xuất mía do hạn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018 tại https://nongnghiep.vn/giam-thiet-hai-sx-mia-do-hanpost161358.html.
https://tailieuhay.vn/
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009b). Sử dụng và quản lý sử dụng tài nguyên đất cấp huyện, Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (tập 6). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 quy định về kỹ thuật điều tra đánh giá đất đai.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016a). Số liệu thống kê Tình hình sản xuất mía các vùng nguyên liệu tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012a). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409 : 2012.
Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn, Hà Nội.
11. Chính phủ (2018). Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 15/7/2018 về tính liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
14. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2015b). Báo cáo tình hình sản xuất mía
Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp, Hà Nội.
13. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2015a). Báo cáo thường niên về tình hình hoạt động của công ty năm 2015.
18. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2017b). Báo cáo tình hình sản xuất mía đường vụ 2016 - 2017.
26. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Công ty tư vấn tài chính VietnewsCorp (2019a). Báo cáo thị trường đường quý I/2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019 tại http://vietnambiz.mediacdn.vn/2019/4/25/bao-cao-thi-truong-duong-qui-i.pdf
21. Công ty Tư vấn tài chính VietnewsCorp (2019b). Công ty Mía đường Thành Thành Công – Biên Hòa dự chi 210 tỉ đồng trả cổ tức còn lại cho niên vụ 20172018. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2019 tại 20190625155852641.htmcong-bien-hoa-du-chi-210-ti-dong-tra-co-tuc-con-lai-cho-nien-do-2017-2018-https://vietnambiz.vn/thanh-thanh22. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa (2018). Số liệu thời tiết khí hậu huyện Ngọc Lặc 2010 - 2017. 23. Đặng Thị Thúy Kiều (2018). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư M’gar phục vụ tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 24. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Đỗ Ngọc Diệp (2007). Hậu quả của việc đốt lá mía. Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018 tại viec-dot-la-mia.pdfhttps://giongmia.files.wordpress.com/2007/01/11-ts-do-ngoc-diep-hau-qua-cua-
https://tailieuhay.vn/
17. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2017a). Báo cáo thường niên về tình hình hoạt động của công ty năm 2017.
19. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2018). Báo cáo thường niên về tình hình hoạt động của công ty năm 2018.
15. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2016a). Báo cáo thường niên về tình hình hoạt động của công ty năm 2016.
16. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2016b). Báo cáo tình hình sản xuất mía đường vụ 2015 – 2016.
đường vụ 2014 – 2015.
27. Đoàn Thị Thanh Nhàn (2006). Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao, chất lượng tốt, phục
30. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (2017). Sơ đồ phân bố các Công ty đường trên cả nước. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017 tại http://www.vinasugar.vn/so-dophan-bo-cac-cong-ty-duong-tren-ca-nuoc.html.
vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn miền Trung”. Báo cáo tồng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp nhà nước 28. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự và Bùi Xuân Sửu (1996). Cây công nghiệp. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 29. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (2016). Lối thoát nào cho ngành mía đường Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017 tại http://www.vinasugar.vn/loi-thoatnao-cho-nganh-mia-duong-viet-nam.html
31. Hồ Quang Đức và Bùi Hữu Đông (2011). Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía đường huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Đề tài cấp Bộ. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
32. Lê Đình Sơn (2009) Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen lạc trên ruộng mía ở vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 33. Lê Tấn Lợi, Nguyễn Hữu Kiệt, Nguyễn Văn Bạo (2013). Đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất có hiệu quả tại vùng đệm xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 12. tr 51-60.
34. Lê Thái Bạt, Vũ Năng Dũng, Bùi Thị Ngọc Dung, Đỗ Đình Đài, Phạm Quang Khánh, Đỗ Đình Sâm, Luyện Hữu Cử và Phan Văn Tự (2015). Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Lê Trọng Yên (2018). Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng Mắc ca huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 36. Ngô Quang Phú, Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Phúc Khoa (2015). Đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất có hiệu quả tại vùng đệm xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế. Tập 103. Số 04. tr. 155-165 37. Ngô Thị Thanh Tâm (2017). Báo cáo ngành đường. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT. 38. Nguyễn Huy Hoàng, Lê Quốc Thanh, Hoàng Tuyển Phương, Đỗ Thị Thu Trang,
https://tailieuhay.vn/
44. Phạm Khắc Thanh (2010). Nghiên cứu biện pháp che phủ đất phục vụ canh tác mía hữu cơ trên đất đồi thoái hóa. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
49. Phạm Tiến Dũng (2009). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Phạm Quang Khánh (1995). Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 47. Phạm Thế Trịnh (2014). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 48. Phạm Thị Thanh Hương (2014). Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho vùng đồi Lam Sơn, Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Long và Lê Thị Liên (2016). Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 39. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 1-5. 40. Nguyễn Khang, Tôn Thất Chiểu và Lê Thái Bạt (2000). Đánh giá phân hạng và sử dụng đất, Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 41. Nguyễn Quỳnh Anh (2011). Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Nguyễn Thị Thu Trang (2013). Nguyên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 43. Nguyễn Thị Vòng (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
50. Phan Thùy Trang (2015). Báo cáo Ngành mía đường. Công ty chứng khoán Bảo Việt.
https://tailieuhay.vn/
45. Phạm Lê Duy Nhân (2014). Báo cáo ngành mía đường. Công ty Chứng khoán FPT.
53. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc (2016). Báo cáo kết quả ngành trồng trọt huyện Ngọc Lặc. 54. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc (2017a). Báo cáo kết quả ngành trồng trọt huyện Ngọc Lặc. 55. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc (2017b). Số liệu thống kê diện tích đất trồng mía theo đơn vị hành chính cấp xã. 56. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Lặc (2018). Số liệu thống kê đất đai huyện Ngọc Lặc. 57. Phòng Thống kê huyện Ngọc Lặc (2018). Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Ngọc Lặc năm 2018. 58. Quốc hội (2014). Luật đất đai năm 2013. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 59. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa (2015). Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ ép 2014 - 2015 huyện Ngọc Lặc. 60. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa (2016a). Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ ép 2015 - 2016 huyện Ngọc Lặc. 61. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa (2016b). Thống kê diện tích trồng mía các huyện vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn. 62. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa (2017a). Báo cáo ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2017. 63. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa (2017b). Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ ép 2016 – 2017 huyện Ngọc Lặc. 64. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2012). Bản đồ đất tỉnh Thanh Hóa. 65. Tôn Gia Huyên (2019). Lý luận về địa chính hiện đại. Biên dịch và chuyên ngữ từ tài liệu Trung Quốc Lưu Vỹ Kỳ. Hội Khoa học Đất Việt Nam. 66. Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh (1991). Đất đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
67. Trần Công Hạnh (1999). Nghiên cứu chế độ phân bón cho mía đồi vùng Lam Sơn, Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
https://tailieuhay.vn/
51. Phan Toàn Nam và Ngô Ngọc Hưng (2010). Đáp ứng bón NPK đến năng suất và chất lượng của cây mía đường trồng trên đất phèn. Tạp chí Khoa học đất, Hội Khoa học Đất Việt Nam. Số 35 năm 2010.
52. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc (2015). Báo cáo kết quả ngành trồng trọt huyện Ngọc Lặc.
74. UBND tỉnh Thanh Hóa (2015a). Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020;
72. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013a). Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” theo quyết định 899/QĐ-TTg (QĐ 899) ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
75. UBND tỉnh Thanh Hóa (2015b) Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020.
73. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013b). Quyết định 1487/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
68. Trần Thị Lệ Hà và Nguyễn Hữu Thành (2006). Đánh giá đất thích hợp cho cây lúa và cây mía xã Nam Phong, Cao Phong, Hòa Bình. Tạp chí Khoa học Đất, Hội Khoa học Đất Việt Nam. Số 24 năm 2006. 69. Trần Thị Tâm (2001). Quản lý dinh dưỡng tổng hợp và bón phân cân đối cho cây mía trên đất đồi vùng Lam Sơn, Thanh Hóa. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Công ty Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. 70. Trần Văn Sỏi (1988). Trồng mía. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
71. Trần Văn Sỏi (1995). Kỹ thuật trồng mía ở vùng đồi núi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
76. UBND tỉnh Thanh Hóa (2018). Kế hoạch số: 62/KH-UBND ngày 23/3/2018 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 – 2020. 77. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2019). Chính sách ngành mía đường tại các nước khác trên thế giới. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019 gioi-a18415.htmlhttp://www.vaas.org.vn/chinh-sach-nganh-mia-duong-tai-cac-nuoc-khac-tren-the-tại 78. Viện Nghiên cứu Mía đường (2013). Sản xuất mía đường ở Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2017 tại https://www.vienmiaduong.vn/vi/ngan-hang-kienthuc/phan2.html. 79. Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa (1998). Đại từ điển nghiên cứu thị trường. 80. Vũ Cao Thái (1989). Mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên đối với cây chè, cà phê, dâu tằm, Báo cáo đề tài 46C - 06-03. 81. Vũ Thị Bình (2003). Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. https://tailieuhay.vn/
96. India Agronet (2012). Sugarcane soil. Retrieved on 10 July 2016 at https://www.indiaagronet.com/. 97. Isitekhale H.H.E., S.I. Aboh and F.E. Ekhomen (2014). Soi Suitability Evaluation for Rice and Sugarcane in Lowland Soils of Anegbette, Edo State, Nigeria. https://tailieuhay.vn/
85. FAO (1976). A framework for land evaluation. Rome. 86. FAO (1983). Land evaluation for agriculute. Rome. 87. FAO (1985). Land evaluation for agricutute. Rome. 88. FAO (1989). Land evaluation for extensive gazing. Rome. 89. FAO (1990). Land evaluation for development. Rome. 90. FAO (1992). Land evaluation and framing system analysis for land-use planning. Rome. 91. FAO (1993). An international Framework for evaluating sustaiable land management, 1993. Rome. 92. FAO (1998). World Reference Base for Soil Resources. World soil resources reports. pp. 84. 93. FAO (2007). Land evalution towards a revised framework. Rome. 94. Hunsigi G. (1993). Soil and Climatic Requirements. In: Production of Sugarcane. Advanced Series in Agricultural Sciences, vol 21. Springer, Berlin, Heidelberg. 95. Investopedia (2019). The 5 Countries that Produce the Most Sugar. Retrieved on 8 August 2019 at countries-produce-most-sugar.asphttps://www.investopedia.com/articles/investing/101615/5-.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tiếng Anh: 82. Bucknam H. and N. C. Brady (1980). The Nature and Properties of Soil. Publisher: Pearson; 15th Revised edition (2016). 83. Eastman J.R., A.K. Kyem, J. Toledamo and W. Jin (1993). GIS and decision making, Geneva: the United Nation Institute for Training and Research (UNITAR). 84. Eldridg S. (2004). Soil management for sugarcane. Retrieved on 8 August 2017 at sugarcane.pdfhttp://www.dpi.nsw.gov.au/data/assets/pdf_file/0004/167125/soil-mgt-
98. Jamil M., R. Ahmed and H. Sajjad (2017). Land suitability assessment for sugarcane cultivation in Bijnor district, India using geographic information system and fuzzy analytical hierarchy process. Geo Journal.
108. United States Department of Agriculture (2017). Retrieved on 10 May 2017 at https://www.usda.gov. 109. Vallejera-Corsiga C. A. E., R. B. Badayos, P. B. Paterno and P. C. Sta Cruz (2019). Assessment of major soil series grown to sugarcane under different land utilization types in Negros Occidental Philippines. International Conference on https://tailieuhay.vn/
107. Sharifi M.A., K. Shamsudin and L. Boerboom (2004). Evaluating rail network option using multiple criteria decision analysis (MCDA):case study Klang Valley, Malaysia.pp. 24-35.
101. Nassar A. M, B. F.T. Rudorff, L. B. Antoniazzi, D. A. de Aguiar, M. R. P. Bacchi and M. Adami (2008). Prospects of the sugarcane expansion in Brazil: Impacts on direct and indirect land use changes.
99. Kofeler N.F. and P.L. Bonzelli (1987). Cited in Nutrient and fertilizer management in sugarcane (1994). International Potash Institute. Switzerland. 100. McCray J.M., H.S. Sandhu, R.W. Rice and D.C. Odero (2013). Nutrient Requirements for Sugarcane Production on Florida Muck Soils.
102. Netafim (2012). Soil Requirement. Retrieved on 15 May 2017 at http://www.sugarcanecrops.com/soil_requirement
106. Philippine sugar Millers Association, Inc (2017). Statistics sugarcane (database). Retrieved on 3 August 2017 at https://www.psma.com.ph.
103. OECD/FAO (2017). “OECD-FAO Agricultural Outlook”, OECD Agriculture statistics (database). Retrieved on 15 May 2017 at http://dx.doi.org/10.1787/agroutl-data-en 104. OECD/FAO (2018). “OECD-FAO Agricultural Outlook”, OECD Agriculture statistics (database). Retrieved on 6 August 2018 at http://dx.doi.org/10.1787/agroutl-data-en 105. Osly J., W.B. Pramudya and K. Gandasamita (2014). Land Use Optimization for Sugarcane Plantations in Eastern Seram District, Indonesia Prima. Journal of development in sustainabe agriculture.
Green Agro-industry and Bioeconomy series: Earth and Environmental Science 230 https://tailieuhay.vn/
PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1.10 quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu trên thế giới năm 2017...............152 Phụ lục 2. Một số yếu tố khí hậu huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 153 Phụ lục 3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2018.....................................157 Phụ lục 4. Hiện trạng diện tích đất trồng mía vùng Lam Sơn niên vụ 2016 - 2017 158 Phụ lục 5. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây lạc 159 Phụ lục 6. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây đậu tương.................................................160 Phụ lục 7. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây đậu xanh 161 Phụ lục 8. Phiếu điều tra nông hộ..................................................................................162 Phụ lục 9. Tổng hợp phân cấp độ phì nhiêu đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 166 Phụ lục 10. Tổng hợp các đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc............................................169 Phụ lục 11. Phân hạng thích hợp đất mía trồng thuần...................................................171 Phụ lục 12. Phân hạng thích hợp đất mía trồng xen lạc 173 Phụ lục 13. Phân hạng thích hợp đất mía trồng xen đậu tương.....................................175 Phụ lục 14. Phân hạng thích hợp đất mía trồng xen đậu xanh 177 Phụ lục 15. Hiệu quả kinh tế của 1 ha mía các xã điều tra...........................................179 Phụ lục 16. Kết quả theo dõi các mô hình trồng mía huyện Ngọc Lặc 187 Phụ lục 17. Chi phí đầu tư của các mô hình theo đơn giá năm 2015, 2016, 2017 195 Phụ lục 18. Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng mía....................................................200 Phụ lục 19. Sơ đồ loại đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 205 Phụ lục 20. Sơ đồ độ dầy tầng đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa...........................206 Phụ lục 21. Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 207 Phụ lục 22. Sơ đồ độ dốc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa........................................207 Phụ lục 23. Sơ đồ độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa...................209 Phụ lục 24. Sơ đồ chế độ tưới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 210 Phụ lục 25. Thông tin phẫu diện bản đồ đất huyện Ngọc Lặc,......................................211 Phụ lục 26. Sơ đồ điểm nghiên cứu và khu vực nghiên cứu tại huyện Ngọc Lặc 219 Phụ lục 27. Sơ đồ hiện trạng các khu vực trồng mía năm 2017 huyện Ngọc Lặc........220
https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 1.10 quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu trên thế giới năm 2017 Quốc gia Sản (Triệulượngtấn) Diện (×10.000/ha)tích Năng(Tấn/ha)suất Brazil 739,27 983,52 75,17 India 341,2 506,0 67,43 China 126,14 182,73 69,03 Thailand 100,1 132,16 75,74 Pakistan 63,75 112,88 56,48 Mexico 61,18 78,28 78,16 Colombia 34,88 40,57 85,95 Indonesia 33,7 45,0 74,89 Philippines 32,0 43,54 73,49 USA 27,91 36,86 75,71 World total 2.165,23 2.652,27 81,64 Nguồn: OECD/FAO (2017) https://tailieuhay.vn/
pốtithấ
Phụ lục 2. Một số yếu tố khí hậu huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Yếu tố Năm Tháng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả năm gộệNhitđtrunbình( 0 )C 2010 16,0 13,6 20,8 24,7 26,3 27,5 28,3 28,0 27,0 25,4 21,6 17,8 23,1 2011 15,8 22,4 21,2 24,5 26,6 29,1 28,6 28,5 27,8 25,5 21,1 18,6 24,1 2012 18,4 21,0 22,0 23,5 28,3 30,0 29,7 27,0 27,3 24,0 21,4 19,5 24,3 2013 13,9 17,6 17,3 22,9 26,5 27,6 28,4 27,9 26,6 24,0 22,8 17,1 22,7 2014 15,7 16,6 20,6 25,3 27,6 29,1 28,6 27,0 26,5 25,4 23,4 19,5 23,8 2015 16,2 20,5 23,1 24,5 28,0 28,4 27,6 28,0 26,3 24,4 21,8 15,3 23,7 2016 16,4 17,6 20,3 24,2 28,4 29,1 28,4 27,7 27,7 25,6 23,0 17,2 23,8 2017 17,3 19,7 22,0 24,5 29,4 29,5 28,6 28,7 27,7 25,6 24,3 18,9 24,7 TBNN 16,2 18,6 20,9 24,3 27,6 28,8 28,5 27,9 27,1 25,0 22,4 18,0 23,8 yộệNhitđtốicaotuệtđối( 0 )C 2010 30,5 26,5 31,2 38,2 36,7 36,5 37,0 36,2 36,5 32,5 31,5 27,1 38,2 2011 26,5 35,2 33,3 37,3 34,0 38,2 37,8 36,3 36,5 33,6 36,2 29,5 38,2 2012 29,3 36,2 36,8 33,5 39,0 40,9 40,5 34,0 36,5 32,5 29,2 29,0 40,9 2013 25,5 27,0 26,5 33,2 36,3 37,0 38,2 37,6 37,0 33,2 31,8 25,2 38,2 2014 26,5 27,3 31,3 37,9 39,6 38,0 39,0 35,8 33,8 32,8 33,4 30,8 39,6 2015 26,3 29,7 32,0 35,0 38,0 37,5 35,0 36,5 34,5 33,0 32,3 26,2 38,0 2016 27,0 29,2 32,2 33,0 38,7 38,7 35,6 37,8 34,7 34,5 32,2 26,0 38,7 2017 27,5 30,0 31,2 37,5 40,2 38,8 40,1 37,0 36,0 34,3 32,9 31,0 40,2 MAX 27,4 30,1 31,8 35,7 37,8 38,2 37,9 36,4 35,7 33,3 32,4 28,1 39,0
ộệNhitđ 2010 7,7 9,5 18,6 20,0 23,5 24,3 24,2 21,6 21,8 10,4 10,2 7,3 7,3 2011 15,5 9,8 18,3 21,4 22,3 24,0 23,7 22,4 20,4 10,8 12,9 7,2 7,2 2012 11,0 12,5 15,4 22,4 23,0 24,3 23,0 23,0 14,0 14,0 8,9 8,9 11,3 2013 11,7 9,5 12,6 20,4 24,0 24,0 23,2 21,7 19,4 17,0 7,7 7,7 8,8 https://tailieuhay.vn/
tuyệtđối(
ggổTnlượnmưa
Yếu tố Năm Tháng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả năm 0C) 2014 10,9 14,0 17,3 22,5 24,3 24,0 24,0 19,8 20,7 15,8 12,0 9,7 9,7 2015 14,4 13,5 18,0 21,2 20,5 24,2 23,6 21,3 17,6 13,3 6,0 6,0 11,5 2016 9,0 14,7 19,2 20,3 24,0 25,0 24,0 23,5 19,8 16,2 8,6 5,6 5,6 2017 12,6 17,2 16,0 23,5 24,3 24,5 24,5 22,4 20,2 16,7 12,3 8,5 8,5 TBNN 11,6 12,6 16,9 21,5 23,2 24,3 23,8 22,0 19,2 14,3 9,8 7,6 8,7 2010 87 83 86 87 85 88 85 88 88 87 81 81 86 2011 81 83 87 85 84 79 85 83 81 83 73 80 82 2012 85 81 80 87 84 75 77 88 85 80 79 82 82 2013 77 84 85 86 84 85 86 87 89 87 86 82 85 2014 86 89 89 88 87 87 89 91 88 87 88 89 88 2015 86 89 87 87 86 83 93 89 88 85 82 85 87 2016 84 88 93 91 84 85 88 89 87 84 88 82 87 2017 86 89 93 87 84 84 85 85 88 83 87 87 86 TBNN 84 86 87 87 85 83 86 87 87 85 83 83 85
)(ộĐẩmTB%
)(mm 2010 62,6 27,9 56,0 72,4 280,4 371,4 183,3 368,6 323,7 323,4 231,3 43,7 2344,7 2011 12,1 14,7 57,7 80,8 379,7 225,5 249,2 305,1 485,6 203,5 40,5 9,7 2064,1 2012 195,8 22,2 21,0 109,4 200,0 113,9 182,9 691,3 392,0 287,0 7,3 7,3 2230,1 2013 8,9 12,8 99,4 28,1 83,6 460,0 313,9 214,5 487,4 213,1 77,4 7,5 2006,6 2014 29,4 33,4 28,6 84,4 376,4 156,9 209,3 211,2 361,7 186,8 55,0 61,0 1794,1 2015 14,1 13,5 20,8 70,9 132,2 206,4 807,0 255,4 278,0 225,6 59,9 13,6 2097,4 2016 1,2 18,3 53,5 54,8 118,6 173,8 182,5 225,1 87,2 38,2 37,6 21,0 1011,8 2017 28,5 30,9 71,5 24,5 162,0 222,6 294,9 166,7 346,3 73,8 116,4 31,3 1569,4 TBNN 44,1 21,7 51,1 65,7 216,6 241,3 302,9 304,7 345,2 193,9 78,2 24,4 1889,8 Số 2010 64,2 56,6 58,1 94,1 131,9 95,6 71,9 64,3 74,7 59,1 92,2 941,9 79,2 https://tailieuhay.vn/
ggổTnlượnbốchơig(iờ)
2010 76,0 38,2 32,8 135,3 182,7 192,1 144,2 105,3 151,2 134,0 173,4 88,6 121,2 2011 70,9 88,8 36,9 92,8 150,6 202,1 227,2 142,0 139,6 97,9 164,5 59,2 122,7 2012 80,2 26,1 88,5 90,3 141,0 97,5 141,9 138,4 121,4 77,0 130,8 99,6 102,7 2013 104,7 98,1 66,4 95,9 133,1 174,3 166,1 195,2 144,2 149,0 141,6 88,3 129,7 2014 52,7 102,6 95,7 60,9 159,9 172,2 209,3 122,3 147,3 101,1 88,2 97,7 117,5 2015 6,7 34,1 18,8 65,9 145,9 151,8 174,1 182,6 106,3 66,7 117,3 60,9 94,3 2016 77,5 58,8 50,9 88,2 167,3 170,4 169,6 158,8 137,9 119,5 127,6 77,3 117,0 125,9 38,0 27,4 34,8 198,6 138,5 169,2 182,6 163,8 160,7 103,0 71,5 117,8 TBNN 102,9 44,6 40,8 129,5 226,7 234,4 124,8 201,7 129,2 169,9 101,6 52,8 129,9 )(m/s 2010 1,1 1,1 1,2 1,1 0,9 1,1 1,1 1,0 1,1 1,4 1,0 0,9 1,1 2011 0,0 0,0 2,0 1,6 1,9 2,3 2,1 0,0 0,0 2,2 0,0 1,8 1,2 2012 1,1 1,4 1,5 1,3 1,7 1,1 1,4 1,1 1,3 1,6 1,6 1,5 1,4 2013 1,1 1,3 1,6 1,3 1,3 1,2 1,5 1,0 1,1 1,6 1,0 1,5 1,3 2014 1,3 1,4 1,5 1,4 0,9 1,0 1,0 1,1 1,4 1,5 0,9 1,1 1,2 2015 0,0 0,0 1,7 1,7 1,4 1,6 1,6 1,5 2,0 1,8 1,6 1,6 1,4 2016 1,3 1,3 1,5 1,4 1,4 1,4 1,4 1,2 1,4 1,5 1,3 1,4 1,4 TBNN 1,3 1,3 1,5 1,4 1,4 1,4 1,4 1,2 1,4 1,5 1,3 1,4 1,4 https://tailieuhay.vn/
Yếu tố Năm Tháng TB 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả
ggộđcốTiótrunbình
1
năm
ggiờnắn)(mm 2011 30,4 47,0 59,7 78,3 100,7 110,8 66,0 84,3 60,5 79,7 72,0 842,9 53,5 2012 47,8 43,2 47,5 64,0 94,1 87,2 70,7 49,4 110,4 81,3 63,4 820,4 61,4 2013 56,0 48,7 38,7 53,1 107,9 103,9 62,8 55,3 89,5 86,0 78,3 853,2 73,0 2014 43,9 43,7 50,2 63,4 69,1 73,0 59,8 48,3 70,5 68,0 52,7 702,8 60,2 2015 40,3 47,2 39,3 63,7 93,2 82,5 50,4 66,4 101,6 73,0 83,2 794,0 53,2 2016 31,8 23,0 32,6 79,8 61,0 54,7 0,0 58,0 71,2 47,4 53,9 565,7 52,3 2017 29,7 25,4 55,2 88,1 90,7 71,1 73,5 46,5 59,0 38,0 34,1 657,8 46,5 TBNN 43,0 41,9 47,7 73,1 93,6 84,9 56,9 59,1 79,7 66,6 66,2 772,3 59,9
Yếu tố Năm Tháng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả năm https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2018 STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 49.098,78 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 39.675,860 80,81 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14.258,770 29,04 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.649,490 19,65 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.819,780 9,82 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.829,710 9,84 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.609,280 9,39 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25.078,140 51,08 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 22.557,940 45,94 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.520,190 5,13 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 333,650 0,68 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 5,310 0,01 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 8.456,210 17,22 2.1 Đất ở OCT 3.862,530 7,87 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3.786,570 7,71 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 75,950 0,15 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.085,720 6,28 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 18,680 0,04 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 821,990 1,67 2.2.3 Đất an ninh CAN 7,740 0,02 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 169,160 0,34 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 191,230 0,39 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1.876,940 3,82 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,460 0,00 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, NTD 188,400 0,38 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 790,740 1,61 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 481,880 0,98 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 46,480 0,09 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 966,710 1,97 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 241,120 0,49 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 328,180 0,67 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 397,410 0,81 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Lặc (2018) 157 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 4. Hiện trạng diện tích đất trồng mía vùng Lam Sơn niên vụ 2016 - 2017 TT Tên huyện Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ 1 H. Triệu Sơn 669,63 6,20 2 H. Như Thanh 131,90 1,22 3 H. Như Xuân 1.871,07 17,33 4 H. Yên Định 381,34 3,53 5 H. Thường Xuân 1.727,20 15,99 6 H. Thọ Xuân 2.075,42 19,22 7 H. Ngọc Lặc 2.285,30 21,16 8 H. Cẩm Thủy 260,60 2,41 9 H. Lang Chánh 368,0 3,41 10 H. Bá Thước 1.000,0 9,26 11 H. Thiệu Hóa 29,0 0,27 Tổng 10.799,46 100,00 Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2017) 158 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 5. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây lạc Chất lượng và đặc điểm đất đai S1 S2 S3 N 1) Nhiệt độ không khí TB tháng mùa gieo trồng (oC) - Trung bình > 20-25 >25-30 >30; >15-20 <15 - Trung bình tối cao > 20-30 >30-35 >35; >20-25 <20 - Trung bình tối thấp > 15 - 20 > 20 - 25 > 25; >10-15 <10 2) Tổng lượng mưa trung bình mùa sinh trưởng (mm) 650 1000– <650 –450 <450 – 350 < 350 >1000-2000 >1200-1600 >1600 3) Lượng mưa tháng cuối cùng 75-100 >100-150<75-50 >150-200<50-30 >200<30 4) Đặc điểm về đất - Loại đất Phb, Plb Pb,CzC,Cs Ph, Pl, P Py, X B, Ba, Xa, Rk, Fu,RvFk,Fj,Fs Cáckhácđất - Độ dốc địa hình (o) 0 - 3 > 3 - 8 > 8 - 15 > 15 - Độ dày tầng đất mịn (cm) > 70 > 50 - 70 > 30 - 50 <30 - Thành phần cơ giới b,c b,c a, d e, g - Kết von, đá lẫn (%) CK1 CK2,3 CK4 CK 5 5) Ngập úng Không Không Ngập cục bộ thời gian ngắn Các ngậpmứckhác Thang điểm 100 70 50 15 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009a) 159 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 6. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây đậu tương Chất lượng và đặc điểm đất đai S1 S2 S3 N 1) Nhiệt độ không khí TB tháng mùa gieo trồng (oC) - Trung bình mùa sinh trưởng >3025- >20-25 >30; >15-20 <15 - Trung bình tối cao tháng >30-35 >25-30 >35; >20-25 <20 - Trung bình tối thấp tháng > 2025- >15 - 20 > 25; >10-15 <10 2) Tổng lượng mưa trung bình mùa sinh trưởng (mm) >800 –1200 >600>1200-1600–800 >1600-2000>400–600 >2000<400 3) Đặc điểm về đất - Loại đất Phb, Plb Pb, Fu,RvRk,Fk,Fu,Ft Ph, Pl, P Fj,XFe,Fp B, Cz,Ba,Xa,CsFa,Fq Cáckhácđất - Độ dốc địa hình (o) 0 - 3 > 3 - 8 > 8 - 15 > 15 - Độ dày tầng đất mịn (cm) > 70 > 50 - 70 > 30 - 50 <30 - Thành phần cơ giới c, e d b a, g - Kết von, đá lẫn (%) CK1 CK2 (CK3) CK4 CK 5 4) Ngập úng Không Không Ngập cục bộ thờingắngian Các ngậpmứckhác Thang điểm 100 70 50 15 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009a) 160 https://tailieuhay.vn/
161 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 7. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây đậu xanh Chất lượng và đặc điểm đất đai S1 S2 S3 N 1) Nhiệt độ không khí (oC) - Trung bình các tháng mùa sinh trưởng > 25-30 >30 >20-25 <20 - Trung bình tối thấp các tháng mùa sinh trưởng >25 >20-25 >15-20 <15 2) Tổng lượng mưa trung bình 3 tháng mùa sinh trưởng (mm) >500 – 600 >400-500>600–700 >700>300-400–800 >800>300 3) Số giờ nắng trung bình các tháng mùa sinh trưởng (giờ) >200 >200 >150-200 <150 4) Đặc điểm về đất - Loại đất Phb, Plb Pb, Rk,Fu,Fk,Ft,Rv,Fe Fv, PFs,Fj,FpFl h, Pl, P Py, X Pfh , Pfl , Pf, Xa B, Fa,FqBa Cáckhácđất - Độ dày tầng đất mịn (cm) > 70 > 50 - 70 > 30 - 50 <30 - Thành phần cơ giới c b d,e a, g Thang điểm 100 70 50 15 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009a)
Phụ lục 8. Phiếu điều tra nông hộ PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Hiện trạng sử dụng đất mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Thời gian điều tra: Ngày............tháng............năm 20....... Nhằm mục đích phát hiện yếu tố hạn chế, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đề nghị ông (bà) vui lòng cung cấp thông tin về tình hình sử dụng đất trồng mía của gia đình, cụ thể như sau: I. Thông tin chung. - Họ tên chủ hộ: ………………………............; Tuổi………....………………… - Địa chỉ: Thôn……………….……Xã…………………………………………. - Trình độ học vấn…………………Dân tộc…….……………………………. - Số nhân khẩu của hộ: …….. người; Số lao động chính: …….. người. II. Thực trạng sử dụng đất trồng mía 1. Ông (bà) cho biết đặc điểm chính của các khoanh đất đang sử dụng trồng mía? - Diện tích.............................................. Trong đó: Đất đồi:…………. Đất ruộng……. Đất bãi………………. - Loại hình: Trồng
thuần Trồng xen Khác - Tầng dày canh tác: < 20cm 20 – 30cm > 30 cm - Địa hình khoanh đất: Vàn cao Vàn Vàn thấp Hoặc : Bằng phẳng Dốc thoải Dốc 2. Thời vụ trồng mía và trồng các loại hoa màu/cây xen khác ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Vốn tín dụng của ngân hàng: Gia đình có vay vốn không? Có Không Thuận lợi của việc vay …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………vốn: 162 https://tailieuhay.vn/
Khó khăn của việc vay …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………vốn 4. Chi phí và hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất mía (tính cho 1 năm) Đơn vị tính: 1000 đồng Nội dung Míavụxen1 thuầnMíavụ1 thuầnMíavụ2 thuầnMíavụ3 Lạc tươngĐậu xanhĐậu I. Chi phí 1. Giống trồng 2. Phân bón - Phân hữu cơ vi sinh - Phân NPK Lam Sơn - Phân khác - Đạm - Lân - Kali3.VôiThuốc BVTV 4. Lao động (công) - Lao động nhà - Lao động thuê - Giá 1 ngày công 5. Dịch vụ - Thủy lợi - Quản lý phí 6. Chi phí khác II. Tổng thu - Năng suất - Giá bán C. Hiệu quả kinh tế - Tổng thu - Tổng chi - Lãi 163 https://tailieuhay.vn/
5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm: - Tiêu thụ mía: Bán hết cho công ty Bán ra chợ Chế biến tại nhà - Tiêu thụ các sản phẩm trồng xen: Tại gia đình Bán ra chợ - Ông bà có nắm được các thông tin về thị trường mía không? Có Không
6. Hiệu quả xã hội trong việc sử dụng đất mía - Lao động trồng mía của gia đình ông (bà):................người - Ông (bà) trồng mía có ổn định về lao động và thu nhập cho gia đình không? Có Không - Sản phẩm mía nguyên liệu của gia đình ông (bà) được đơn vị thu mua đánh giá hàm lượng đường ở mức nào? 8 – 10 CCS 10 – 12 CCS Không đánh giá 7. Vấn đề môi trường trong sử dụng đất trồng mía - Đánh giá mức bón phân hóa học của nông hộ: Hạng mục Đạm Lân Kali Loại (kg/sào)Lượngphânbón-Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV Hạng mục Loại thuốc Lượng bón Hình thức bón - Hiện trạng sử dụng phân bón: Tăng hơn Trong định mức Giảm đi - Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Tăng hơn Trong định mức Giảm đi - Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo: Cán bộ khuyến nông Theo kinh nghiệm - Ngọn lá mía sau khi thu hoạch được ông bà xử lý như thế nào? Đốt Băm, vùi Dọn sạch - Ông bà có áp dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Cày đảo Rải vôi Không 164
https://tailieuhay.vn/
Có Không Nếu có: Từ ai:.......................................................................................
Có Không - Mía trồng xen ………..có cải tạo đất không?
Bằng phương tiện gì: Đài Tivi Họp - Mía trồng thuần có cải tạo đất không?
8. Tình hình tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm: - Ông bà có được nghe phổ biến cách quản lý và sử dụng đất không?
Có Không - Ông bà có thông tin về giống mía mình đang trồng không?
Có Không - Ông bà có sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất mía không?
Có Không - Ông bà sử dụng hình thức tưới nào cho mía: Không chủ động tưới Tưới nhỏ giọt Tưới định kỳ - Theo ông bà nên canh tác mía theo phương thức: Trồng xen Trồng thuần 9. Đề xuất của nông hộ - Theo ông (bà) để nâng cao hiệu quả kinh tế cho việc sản xuất mía, người nông dân cần được hỗ trợ gì? Vốn Đầu tư ứng trước Chính sách Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng - Theo ông (bà) hạn chế lớn nhất trong việc trồng mía hiện nay là gì? - Ông bà có nguyện vọng muốn chuyển sang trồng các loại cây trồng khác hay không?Có Không Chuyển sang trồng loại cây trồng:................................................................ Tại .......................................................................................................................sao:......................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn ông (bà)! 165
Có Không - Ông bà có tham gia các đợt khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật cho trồng mía không Có Không - Ông bà có áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trồng mía không?
https://tailieuhay.vn/
Chủ hộ Người điều tra 166 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 9. Tổng hợp phân cấp độ phì nhiêu đất trồng mía huyện Ngọc Lặc STT MẪU Ký loạihiệuđất Dinh dưỡng tổng số Độ phì loạiPhânđộphì P2O5 K2O OM DDTSPhâncấp CEC pH TPCG Dung trọng Giátrị Phâncấp Giá trị Phâncấp Giátrị cấpPhân Giá trị Phâncấp Giátrị Phâncấp (%)Cát (%)Sét Limon(%) Phâncấp Giátrị Phâncấp 1 TH555 Fdh 0,31 C 0,02 T 1,83 T T 15,26 TB 4,1 TB 8,5 65,5 26 TB 2 C TB 2 TH556 Fdh 0,27 C 1,32 TB 3,40 TB TB 10,4 TB 4,4 TB 30,1 36,9 33 C 3 C TB 3 TH557 Fdh 0,35 C 0,05 T 1,88 T T 15,05 TB 4,2 TB 8,4 65,6 26 TB 2 C TB 4 TH558 Fdh 0,12 C 1,21 TB 2,34 TB TB 13,6 TB 4,1 TB 35,7 31,3 33 C 3 C TB 5 TH559 Fdh 0,13 C 0,63 T 2,16 TB TB 10 TB 3,6 T 25,7 35,5 38,8 C 3 C TB 6 TH560 Xg 0,09 TB 1,29 TB 1,86 T TB 11,03 TB 5,5 TB 45,3 23,1 31,6 C 3 C TB 7 TH561 Fdh 0,09 TB 0,56 T 2,72 TB TB 11,5 TB 3,8 T 29,1 38,5 32,4 C 3 C TB 8 TH562 Fdh 0,06 TB 0,38 T 2,72 TB TB 8,58 T 4,6 TB 19 38,5 42,5 C 3 C TB 9 TH563 Fdh 0,04 T 0,61 T 3,27 TB T 10,2 TB 3,9 T 39,4 39,7 20,9 C 3 C T 10 TH564 Fdh 0,06 TB 0,25 T 3,05 TB TB 13,56 TB 4,5 TB 24,2 34,8 41 C 3 C TB 11 TH565 Prc 0,07 TB 1,68 TB 3,47 TB TB 13,3 TB 4,5 TB 40,8 32,7 26,5 C 3 TB TB 12 TH566 Fdh 0,2 C 0,45 T 2,00 TB TB 10,32 TB 4,4 TB 28,9 35,4 35,6 C 3 C TB 13 TH567 Pbh 0,11 C 1,25 TB 3,24 TB TB 11,28 TB 7,3 T 36,45 33,3 30,26 C 3 TB TB 14 TH568 Xfsk1 0,11 C 0,2 T 3,38 TB TB 15,26 TB 5,1 TB 35,8 38,5 25,7 C 3 T TB 15 TH570 Fdh 0,09 TB 1,93 TB 2,66 TB TB 7,6 T 4 TB 33,6 38,2 28,2 C 3 C TB 16 TH571 Prc 0,03 T 0,51 T 2,84 TB T 11,9 TB 4,5 TB 27,6 40,7 31,7 TB 2 TB TB 17 TH572 Xfsk1 0,1 TB 0,42 T 1,72 T T 12,08 TB 3,9 T 59,3 30,5 10,2 C 3 T T 18 TH573 Xfsk1 0,09 TB 0,15 T 1,76 T T 18,29 TB 4,5 TB 46,3 33,4 20,3 C 3 T T 19 TH574 Xfsk1 0,24 C 0,91 T 3,12 TB TB 12,6 TB 3,4 T 33 26,7 40,3 C 3 T T 20 TH575 Xg 0,11 C 1,39 TB 3,22 TB TB 9,23 T 5 TB 49,8 17,8 32,4 C 3 C TB 21 TH576 Xfsk1 0,06 TB 0,44 T 2,84 TB TB 9,8 T 4 TB 45,9 22,8 31,3 C 3 T T 22 TH577 Xfsk1 0,12 C 0,42 T 2,18 TB TB 12,3 TB 4 TB 52,6 18,4 29 T 1 T T https://tailieuhay.vn/
23 TH578 Xfesk1 0,06 TB 1,06 TB 2,18 TB TB 9,98 T 5,2 TB 42,8 35,2 22 C 3 T T 24 TH579 Xg 0,07 TB 1,82 TB 2,35 TB TB 12,03 TB 4,3 TB 27,8 38,8 33,4 C 3 C TB 25 TH580 Xg 0,11 C 1,18 TB 2,18 TB TB 15,26 TB 4,5 TB 43,5 28,6 27,9 C 3 C TB 26 TH581 Xfsk1 0,12 C 0,42 T 2,00 TB TB 13,5 TB 4 TB 34,3 29,2 36,5 C 3 T TB 27 TH582 Prfe2 0,18 C 0,09 T 3,73 TB TB 12,55 TB 5,3 TB 26 48,3 25,7 TB 2 TB TB 28 TH584 Prc 0,08 TB 1,92 TB 2,18 TB TB 7,2 T 4,5 TB 32,7 40,6 26,7 TB 2 TB TB 29 TH586 Fdh 0,23 C 1,57 TB 3,70 TB TB 8,8 T 4,6 TB 31,1 44,2 24,7 TB 2 C TB 30 TH587 Fdh 0,35 C 0,71 T 3,17 TB TB 9,32 T 4,5 TB 11,9 63,7 24,4 TB 2 C TB 31 TH588 Prc 0,09 TB 1,58 TB 3,50 TB TB 11,59 TB 4,37 TB 38,43 29 32,6 C 3 TB TB 32 TH589 Xg 0,06 TB 1,11 TB 2,06 TB TB 14,83 TB 4 TB 47,7 26,7 25,6 C 3 C TB 33 TH591 Fdh 0,16 C 0,53 T 3,20 TB T 9,77 T 3,9 T 51,9 41,7 6,4 C 3 C T 34 TH592 Xfesk1 0,11 C 1,39 TB 3,17 TB TB 14,73 TB 5,4 TB 34,5 18,9 46,6 C 3 T TB 35 TH594 Prc 0,05 T 1,38 TB 3,17 TB TB 10,6 TB 4,2 TB 50,3 28,9 20,8 C 3 TB TB 36 TH596 Xfesk1 0,08 TB 1,57 TB 2,33 TB TB 12,36 TB 4,6 TB 47,8 18,1 34,1 C 3 T TB 37 TH598 Fdh 0,03 T 0,87 T 3,05 TB T 9,84 T 4 TB 37,8 55,5 6,7 TB 2 C T 38 TH599 Fdh 0,08 TB 0,91 T 2,82 TB T 14,83 TB 3,8 T 28,3 27,8 43,8 C 3 C T 39 TH600 Pbh 0,16 C 2,05 C 3,71 TB C 13,02 TB 7,4 T 35,6 32,1 32,3 C 3 TB TB 40 TH602 Xfsk1 0,09 TB 0,37 T 1,97 T T 12,34 TB 3,8 T 34,2 24,2 41,7 C 3 T T 41 TH603 Fdh 0,15 C 0,46 T 5,03 C TB 14,9 TB 4,5 TB 3,1 63,2 33,7 TB 2 C TB 42 TH604 Xfh 0,1 TB 1,4 TB 3,02 TB TB 11,1 TB 4,7 TB 45,7 28,5 25,8 C 3 TB TB 43 TH605 Xfh 0,06 TB 1,11 TB 2,14 TB TB 11,2 TB 4,6 TB 41,2 36,5 22,3 C 3 TB TB 44 TH606 Prc 0,08 TB 1,82 TB 3,07 TB TB 13,56 TB 4,2 TB 45,6 22,5 31,9 C 3 TB TB 45 TH607 Fdh 0,09 TB 0,92 T 3,05 TB TB 9,8 T 4,3 TB 3,2 70 26,8 TB 2 C TB 46 TH608 Xg 0,11 C 0,82 T 1,36 T T 8,83 T 5,5 TB 51,5 19,7 28,8 C 3 C T 47 TH609 Fdh 0,22 C 1,3 TB 5,57 C C 13,1 TB 4,1 TB 3,6 61,6 34,8 TB 2 C TB 48 TH610 Xg 0,11 C 0,51 T 1,57 T T 12,36 TB 5,4 TB 45,6 26,6 27,8 C 3 C TB 49 TH611 Fdh 0,2 C 0,95 T 4,91 C TB 11,5 TB 4 TB 1,1 71,8 27,1 TB 2 C TB 50 TH612 Fdh 0,36 C 0,99 T 3,23 TB TB 11,6 TB 3,8 T 24,9 41 34,1 TB 2 C TB 51 TH614 Prfe2 0,06 TB 1,94 TB 2,19 TB TB 8,24 T 3,8 T 45,4 28,1 26,5 C 3 TB T https://tailieuhay.vn/
52 TH615 Fdh 0,26 C 0,13 T 1,72 T T 10,2 TB 4,2 TB 21 58,3 20,7 TB 2 C TB 53 TH616 Prc 0,05 T 1,68 TB 3,55 TB TB 10,23 TB 4,3 TB 44 20,1 35,9 C 3 TB TB 54 TH617 Fdh 0,28 C 0,12 T 1,90 T T 10,02 TB 4,4 TB 14,7 62,1 23,2 TB 2 C TB 55 TH619 Prc 0,11 C 0,85 T 2,47 TB TB 8,95 T 4,2 TB 46,6 29,7 23,7 C 3 TB TB 56 TH620 Fdh 0,23 C 0,16 T 2,91 TB TB 13,2 TB 4,2 TB 26,6 51 22,4 TB 2 C TB 57 TH621 Xg 0,06 TB 1,16 TB 1,92 T TB 12,15 TB 5,5 TB 58,9 12,1 29 C 3 C TB 58 TH623 Prc 0,16 C 1,39 TB 3,47 TB TB 11,25 TB 4,3 TB 30,5 34,1 35,4 C 3 TB TB 59 TH626 Fdh 0,19 C 0,52 T 3,05 TB TB 9,71 T 3,7 T 15 58,9 26,1 TB 2 C T 60 TH627 Fdh 0,35 C 0,51 T 2,82 TB TB 9,71 T 4,7 TB 12,1 63,5 24,4 TB 2 C TB 61 TH628 Prc 0,05 T 1,01 TB 2,51 TB TB 8,26 T 4,3 TB 51,2 13,9 34,9 C 3 TB TB 62 MS1 Xg 0,06 TB 0,19 T 5,91 C TB 30,33 C 5,36 TB 21,44 40,1 38,46 TB 2 TB TB 63 MS2 Fdh 0,07 TB 0,13 T 4,79 C TB 51,18 C 4,55 TB 50,22 11,8 37,97 C 3 TB TB 64 PG1 Prc 0,13 C 0,31 T 6,88 C TB 37,8 C 5,05 TB 50,2 13,7 36,1 C 3 TB TB 65 PG2 Xfh 0,04 T 0,12 T 2,64 TB T 18,86 TB 3,81 T 20,37 30,2 49,46 C 3 TB T 66 PG3 Xfsk1 0,16 C 0,42 T 2,98 TB TB 16,64 TB 4,64 TB 50,6 8,95 40,45 C 3 TB TB 67 MT1 Fdh 0,04 T 1,01 TB 5,50 C TB 18,68 TB 5,48 TB 12,25 22,5 65,28 C 3 TB TB 68 VA1 Fdh 0,12 C 1,29 TB 2,98 TB TB 18,1 TB 4,37 TB 23,3 23,8 52,87 C 3 TB TB 69 VA2 Xfesk1 0,15 C 0,96 T 4,09 C TB 10,49 TB 5,3 TB 21,47 40 38,5 TB 2 TB TB 70 TH600 Pbh 0,16 C 2,05 C 5,81 C C 11,49 TB 7,4 T 35,7 32,3 32 C 3 T T 71 TH614 Prfe2 0,06 TB 1,94 TB 7,53 C TB 12,49 TB 3,8 T 45,1 28,5 26,4 C 3 T T 72 TH606 Xfh 0,08 TB 1,82 TB 9,26 C TB 13,49 TB 4,2 TB 45,4 28,3 26,3 C 3 T TB 73 TH578 Xfesk1 0,06 TB 1,06 TB 2,18 TB TB 9,98 T 5,2 TB 47,4 18,3 34,3 C 3 T T https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 10. Tổng hợp các đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc Loạiđất ĐVĐSố Đặc tính đất đai Loạiđất Độ dốc Tầngdày Thành phần cơ giới Chếtướiđộ phìĐộ Số khoanhđất Diện(ha)tíchG,SL,D,TPCG,T,DP Pbh 1 111112 G1 SL1 D1 TPCG1 T1 DP2 12 161,77 Prc 2 211212 G2 SL1 D1 TPCG2 T1 DP2 225 1.987,85 Prc 3 211312 G2 SL1 D1 TPCG3 T1 DP2 88 324,95 Prfe2 4 312213 G3 SL1 D2 TPCG2 T1 DP3 15 325,92 Fdh 5 421212 G4 SL2 D1 TPCG2 T1 DP2 131 2.159,06 Fdh 6 421213 G4 SL2 D1 TPCG2 T1 DP3 85 726,67 Fdh 7 421232 G4 SL2 D1 TPCG2 T3 DP2 60 965,7 Fdh 8 421312 G4 SL2 D1 TPCG3 T1 DP2 58 2.417,24 Fdh 9 421313 G4 SL2 D1 TPCG3 T1 DP3 54 1.289,19 Fdh 10 421332 G4 SL2 D1 TPCG3 T3 DP2 62 522,13 Fdh 11 421333 G4 SL2 D1 TPCG3 T3 DP3 71 1.131,92 Fdh 12 431232 G4 SL3 D1 TPCG2 T3 DP2 22 1.056,39 Fdh 13 431313 G4 SL3 D1 TPCG3 T1 DP3 20 281,14 Fdh 14 431332 G4 SL3 D1 TPCG3 T3 DP2 92 2.654,4 Fdh 15 441232 G4 SL4 D1 TPCG2 T3 DP2 76 2.416,42 Fdh 16 441332 G4 SL4 D1 TPCG3 T3 DP2 98 3.734,9 Fdh 17 441333 G4 SL4 D1 TPCG3 T3 DP3 2 164,44 Xfh 18 521222 G5 SL2 D1 TPCG2 T2 DP2 28 1.491,83 Xfsk1 19 623113 G6 SL2 D3 TPCG1 T1 DP3 190 794,33 Xfsk1 20 623123 G6 SL2 D3 TPCG1 T2 DP3 106 1.547,8 Xfsk1 21 623222 G6 SL2 D3 TPCG2 T2 DP2 199 2736 Xfsk1 22 623223 G6 SL2 D3 TPCG2 T2 DP3 181 1.714,36 Xg 23 722112 G7 SL2 D2 TPCG1 T1 DP2 689 2.590,35 https://tailieuhay.vn/
Xg 24 722212 G7 SL2 D2 TPCG2 T1 DP2 300 1.079,74 Xfesk1 25 822112 G8 SL2 D2 TPCG1 T1 DP2 79 890,07 Xfesk1 26 822122 G8 SL2 D2 TPCG1 T2 DP2 24 118,64 Xfesk1 27 822213 G8 SL2 D2 TPCG2 T1 DP3 38 344,79 Diện tích đánh giá 35.628 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 11. Phân hạng thích hợp đất mía trồng thuần Loạiđất Số ĐVĐ Đặc tính đất đai Số khoanhđất Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ Phân hạng thích hợp MứchợpthíchG,SL,D,TPCG,T,DP G SL D TPCG T DP Pbh 1 111112 12 161,77 0,45 S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 Prc 2 211212 225 1.987,85 5,58 S2 S1 S1 S2 S1 S2 S2 Prc 3 211312 88 324,95 0,91 S2 S1 S1 S3 S1 S2 S3 Prfe2 4 312213 15 325,92 0,91 S2 S1 S2 S2 S1 S2 S2 Fdh 5 421212 131 2.159,06 6,06 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 6 421213 85 726,67 2,04 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 7 421232 60 965,70 2,71 S2 S2 S1 S2 S2 S2 S2 Fdh 8 421312 58 2.417,24 6,78 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 9 421313 54 1.289,19 3,62 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 10 421332 62 522,13 1,47 S2 S2 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 11 421333 71 1.131,92 3,18 S2 S2 S1 N N S3 N Fdh 12 431232 22 1.056,39 2,97 S2 S3 S1 S2 S3 S2 S3 Fdh 13 431313 20 281,14 0,79 S2 S3 S1 S3 S1 S3 S3 Fdh 14 431332 92 2.654,40 7,45 S2 S3 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 15 441232 76 2.416,42 6,78 S2 N S1 S2 N S2 N Fdh 16 441332 98 3.734,90 10,48 S2 N S1 N N S2 N Fdh 17 441333 2 164,44 0,46 S2 N S1 N N S3 N Xfh 18 521222 28 1.491,83 4,19 S3 S2 S1 S2 S2 S2 S3
Xfsk1 19 623113 190 794,33 2,23 S3 S2 S2 S1 S1 S3 S3 Xfsk1 20 623123 106 1.547,80 4,34 S3 S2 S2 S1 S2 S3 S3 Xfsk1 21 623222 199 2.736,00 7,68 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S3 Xfsk1 22 623223 181 1.714,36 4,81 S3 S2 S2 S2 S2 S3 S3 Xg 23 722112 689 2.590,35 7,27 N S2 S2 S1 S1 S2 N https://tailieuhay.vn/
Xg 24 722212 300 1.079,74 3,03 N S2 S2 S2 S1 S2 N Xfesk1 25 822112 79 890,07 2,50 N S2 S2 S1 S1 S2 N Xfesk1 26 822122 24 118,64 0,33 N S2 S2 S1 S2 S2 N Xfesk1 27 822213 38 344,79 0,97 N S2 S2 S2 S1 S3 N Diện tích đánh giá 35.628 100 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 12. Phân hạng thích hợp đất mía trồng xen lạc Loạiđất Số ĐVĐ Đặc tính đất đai khoanhSốđất Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ Phân hạng thích hợp MứchợpthíchG,SL,D,TPCG,T,DP G SL D TPCG T DP Pbh 1 111112 12 161,77 0,45 S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 Prc 2 211212 225 1987,85 5,58 S2 S1 S1 S2 S1 S2 S2 Prc 3 211312 88 324,95 0,91 S2 S1 S1 S2 S1 S2 S2 Prfe2 4 312213 15 325,92 0,91 S2 S1 S2 S2 S1 S2 S2 Fdh 5 421212 131 2159,06 6,06 S2 S2 S1 S3 S1 S2 S3 Fdh 6 421213 85 726,67 2,04 S2 S2 S1 S3 S1 S3 S3 Fdh 7 421232 60 965,7 2,71 S2 S2 S1 S2 S2 S2 S2 Fdh 8 421312 58 2417,24 6,78 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 9 421313 54 1289,19 3,62 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 10 421332 62 522,13 1,47 S2 S2 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 11 421333 71 1131,92 3,18 S2 S2 S1 N N S3 N Fdh 12 431232 22 1056,39 2,97 S2 S3 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 13 431313 20 281,14 0,79 S2 N S1 N S1 S3 N Fdh 14 431332 92 2654,4 7,45 S2 S3 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 15 441232 76 2416,42 6,78 S2 S3 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 16 441332 98 3734,9 10,48 S2 N S1 N N S2 N Fdh 17 441333 2 164,44 0,46 S2 N S1 N N S3 N Xfh 18 521222 28 1491,83 4,19 S3 S2 S1 S3 S2 S2 S3 Xfsk1 19 623113 190 794,33 2,23 S3 S2 S3 S1 S1 S3 S3 Xfsk1 20 623123 106 1547,8 4,34 S3 S2 S3 S1 S2 S3 S3 Xfsk1 21 623222 199 2736 7,68 S3 S2 S3 S3 S2 S2 S3 https://tailieuhay.vn/
Xfsk1 22 623223 181 1714,36 4,81 S3 S2 S3 S3 S2 S3 S3 Xg 23 722112 689 2590,35 7,27 N S2 S2 S1 S1 S2 N Xg 24 722212 300 1079,74 3,03 N S2 S2 S3 S1 S2 N Xfesk1 25 822112 79 890,07 2,50 S3 S2 S2 S1 S1 S2 S3 Xfesk1 26 822122 24 118,64 0,33 S3 S2 S2 S1 S2 S2 S3 Xfesk1 27 822213 38 344,79 0,97 S3 S2 S2 S3 S1 S3 S3 Diện tích đánh giá 35.628 100 https://tailieuhay.vn/
Xfsk1 19 623113 190 794,33 2,23 S3 S2 S3 S1 S1 S3 S3
Xfsk1 22 623223 181 1714,36 4,81 S3 S2 S3 S2 S2 S3 S3 Xg 23 722112 689 2590,35 7,27 N S2 S2 S1 S1 S2 N https://tailieuhay.vn/
Xfsk1 20 623123 106 1547,8 4,34 S3 S2 S3 S1 S2 S3 S3
Xfsk1 21 623222 199 2736 7,68 S3 S2 S3 S2 S2 S2 S3
Phụ lục 13. Phân hạng thích hợp đất mía trồng xen đậu tương Loạiđất ĐVĐSố Đặc tính đất đai khoanhSốđất Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ Phân hạng thích hợp MứchợpthíchG,SL,D,TPCG,T,DP G SL D TPCG T DP Pbh 1 111112 12 161,77 0,45 S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 Prc 2 211212 225 1987,85 5,58 S3 S1 S1 S2 S1 S2 S3 Prc 3 211312 88 324,95 0,91 S3 S1 S1 S3 S1 S2 S3 Prfe2 4 312213 15 325,92 0,91 S3 S1 S2 S2 S1 S2 S2 Fdh 5 421212 131 2159,06 6,06 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 6 421213 85 726,67 2,04 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 7 421232 60 965,7 2,71 S2 S2 S1 S2 S2 S2 S2 Fdh 8 421312 58 2417,24 6,78 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 9 421313 54 1289,19 3,62 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 10 421332 62 522,13 1,47 S2 S2 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 11 421333 71 1131,92 3,18 S2 S2 S1 N N S3 N Fdh 12 431232 22 1056,39 2,97 S2 S3 S1 S2 S3 S2 S3 Fdh 13 431313 20 281,14 0,79 S2 S3 S1 S3 S1 S3 S3 Fdh 14 431332 92 2654,4 7,45 S2 S3 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 15 441232 76 2416,42 6,78 S2 S3 S1 S2 S3 S2 S3 Fdh 16 441332 98 3734,9 10,48 S2 N S1 N N S2 N Fdh 17 441333 2 164,44 0,46 S2 N S1 N N S3 N Xfh 18 521222 28 1491,83 4,19 S3 S2 S1 S2 S2 S2 S3
Xg 24 722212 300 1079,74 3,03 N S2 S2 S2 S1 S2 N Xfesk1 25 822112 79 890,07 2,50 S3 S2 S2 S1 S1 S2 S3 Xfesk1 26 822122 24 118,64 0,33 S3 S2 S2 S1 S2 S2 S3 Xfesk1 27 822213 38 344,79 0,97 S3 S2 S2 S2 S1 S3 S3 Diện tích đánh giá 35.628 100 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 14. Phân hạng thích hợp đất mía trồng xen đậu xanh Loạiđất Số ĐVĐ Đặc tính đất đai khoanhSốđất Diện(ha)tích Tỷ(%)lệ Phân hạng thích hợp thíchMứchợpG,SL,D,TPCG,T,DP G SL D TPCG T DP Pbh 1 111112 12 161,77 0,45 S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 Prc 2 211212 225 1987,85 5,58 S2 S1 S1 S2 S1 S2 S2 Prc 3 211312 88 324,95 0,91 S2 S1 S1 S3 S1 S2 S3 Prfe2 4 312213 15 325,92 0,91 S2 S1 S2 S2 S1 S2 S2 Fdh 5 421212 131 2159,06 6,06 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 6 421213 85 726,67 2,04 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 7 421232 60 965,7 2,71 S2 S2 S1 S2 S2 S2 S2 Fdh 8 421312 58 2417,24 6,78 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 Fdh 9 421313 54 1289,19 3,62 S2 S2 S1 S3 S1 S3 S3 Fdh 10 421332 62 522,13 1,47 S2 S2 S1 S3 N S2 N Fdh 11 421333 71 1131,92 3,18 S2 S2 S1 N N S3 N Fdh 12 431232 22 1056,39 2,97 S2 S3 S1 S2 S3 S2 S3 Fdh 13 431313 20 281,14 0,79 S2 S3 S1 S3 S1 S3 S3 Fdh 14 431332 92 2654,4 7,45 S2 S3 S1 S3 S3 S2 S3 Fdh 15 441232 76 2416,42 6,78 S2 S3 S1 S2 S3 S2 S3 Fdh 16 441332 98 3734,9 10,48 S2 N S1 N N S2 N Fdh 17 441333 2 164,44 0,46 S2 N S1 N N S3 N Xfh 18 521222 28 1491,83 4,19 S3 S2 S1 S2 S2 S2 S3 Xfsk1 19 623113 190 794,33 2,23 S3 S2 S3 S1 S1 S3 S3 Xfsk1 20 623123 106 1547,8 4,34 S3 S2 S3 S1 S2 S3 S3 Xfsk1 21 623222 199 2736 7,68 S3 S2 S3 S2 S2 S2 S3 https://tailieuhay.vn/
Xfsk1 22 623223 181 1714,36 4,81 S3 S2 S3 S2 S2 S3 S3 Xg 23 722112 689 2590,35 7,27 N S2 S2 S1 S1 S2 N Xg 24 722212 300 1079,74 3,03 N S2 S2 S2 S1 S2 N Xfesk1 25 822112 79 890,07 2,50 S3 S2 S2 S1 S1 S2 S3 Xfesk1 26 822122 24 118,64 0,33 S3 S2 S2 S1 S2 S2 S3 Xfesk1 27 822213 38 344,79 0,97 S3 S2 S2 S2 S1 S3 S3 Diện tích đánh giá 35.628 100 https://tailieuhay.vn/
GTSX 1000 đ 62,58 61,77 63,15 60,99 68,37 62,43 63,21 GTGT 1000 đ 42,74 42,09 42,97 40,94 48,07 42,91 43,28 CPTG 1000 đ 19,83 19,67 20,18 20,04 20,29 19,52 19,92 HQĐV Lần 2,15 2,14 2,13 2,04 2,37 2,20 2,17 1 Mía thuần vụ 1 Năng suất tấn 72,70 70,20 72,80 70,10 79,40 72,60 72,97 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 65,43 63,18 65,52 63,09 71,46 65,34 65,67 CPTG 1000 đ 25,35 25,55 26,10 26,35 26,35 24,87 25,76 GTGT 1000 đ 40,08 37,63 39,42 36,74 45,11 40,47 39,90 HQĐV Lần 1,58 1,47 1,51 1,39 1,71 1,63 1,55 2 Mía thuần vụ 2Năng suất tấn 82,10 83,60 82,80 80,10 89,10 80,60 83,05 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 73,89 75,24 74,52 72,09 80,19 72,54 74,74 CPTG 1000 đ 17,02 16,72 17,01 17,14 17,32 16,36 16,93 GTGT 1000 đ 56,87 58,52 57,51 54,94 62,87 56,17 57,81 HQĐV Lần 3,34 3,50 3,38 3,20 3,63 3,43 3,41 3 Mía thuần vụ 3 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 15. Hiệu quả kinh tế của 1 ha mía các xã điều tra 1. Hiệu quả kinh tế KSD đất mía trồng thuần tại các xã điều tra trên địa bàn huyện Ngọc Lặc Danh mục ĐVT Các xã điều tra Vân Am Phùng Giáo Nguyệt Ấn Kiên Thọ Minh Tiến Minh Sơn Trung bình I Mía(TBthuần3vụ)
Năng suất tấn 53,80 52,10 54,90 53,10 59,40 54,90 54,70 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 48,42 46,89 49,41 47,79 53,46 49,41 49,23 CPTG 1000 đ 17,14 16,76 17,43 16,64 17,22 17,32 17,08 GTGT 1000 đ 31,28 30,13 31,98 31,15 36,24 32,08 32,14 HQĐV Lần 1,82 1,80 1,83 1,87 2,10 1,85 1,88 https://tailieuhay.vn/
2. Hiệu quả kinh tế của 1 ha mía xen lạc tại các xã điều tra trên địa bàn huyện Ngọc Lặc TT Danh mục ĐVT Các xã điều tra Vân Am Phùng Giáo Nguyệt Ấn Kiên Thọ Minh Tiến Minh Sơn Trung bình I Mía xen lạc GTSX 1000 đ 74,66 76,36 74,84 74,19 76,60 75,05 75,27 CPTG 1000 đ 24,78 24,82 24,81 24,04 24,27 24,43 24,52 GTGT 1000 đ 49,88 51,53 50,03 50,14 52,32 50,62 50,75 HQĐV Lần 2,01 2,08 2,02 2,09 2,16 2,07 2,07 1 Mía xen vụ 1 Năng suất mía tấn 72,90 72,30 73,80 71,80 72,90 72,60 72,72 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 65,61 65,07 66,42 64,62 65,61 65,34 65,44 CPTG 1000 đ 28,22 28,31 27,61 27,35 27,85 27,87 27,86 GTGT 1000 đ 37,39 36,76 38,81 37,27 37,76 37,47 37,57 HQĐV Lần 1,32 1,30 1,41 1,36 1,36 1,34 1,35 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 85,10 89,60 84,80 85,10 89,10 87,60 86,88 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 76,59 80,64 76,32 76,59 80,19 78,84 78,19 CPTG 1000 đ 18,92 18,67 18,83 17,82 17,65 17,91 18,30 GTGT 1000 đ 57,66 61,96 57,48 58,76 62,54 60,92 59,89 HQĐV Lần 3,05 3,32 3,05 3,30 3,54 3,40 3,28 https://tailieuhay.vn/
3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 55,80 57,10 54,90 55,10 59,40 54,90 56,20
Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 50,22 51,39 49,41 49,59 53,46 49,41 50,58
CPTG 1000 đ 8,64 8,78 9,54 8,95 8,69 8,74 8,89 GTGT 1000 đ 22,92 23,19 22,84 22,81 21,84 22,82 22,74 HQĐV Lần 2,65 2,64 2,39 2,55 2,51 2,61 2,56 https://tailieuhay.vn/
CPTG 1000 đ 18,55 18,70 18,45 17,99 18,63 18,76 18,51 GTGT 1000 đ 31,66 32,69 30,96 31,59 34,82 30,64 32,06 HQĐV Lần 1,71 1,75 1,68 1,76 1,87 1,63 1,73 4 Lạc Năng suất lạc tạ 15,40 15,60 15,80 15,50 14,90 15,40 15,43 Giá bán 1000 đ 2,05 2,05 2,05 2,05 2,05 2,05 2,05 GTSX 1000 đ 31,57 31,98 32,39 31,77 30,54 31,57 31,63
CPTG 1000 đ 30,90 30,84 30,86 30,81 29,96 30,95 30,72 GTGT Lần 33,45 37,20 34,66 36,51 37,90 35,29 35,83 HQĐV 1000 đ 1,08 1,21 1,12 1,19 1,27 1,14 1,17 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 85,80 85,40 84,80 83,10 86,10 84,60 84,97 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9
CPTG 1000 đ 19,87 20,05 19,95 19,90 19,85 19,87 19,91 GTGT 1000 đ 57,34 56,81 56,37 54,89 57,63 56,26 56,55
HQĐV Lần 2,88 2,83 2,83 2,76 2,90 2,83 2,84 https://tailieuhay.vn/
3. Hiệu quả kinh tế của 1 ha mía xen đậu tương tại các xã điều tra trên địa bàn huyện Ngọc Lặc TT Danh mục ĐVT Các xã điều tra Vân Am PhùngGiáo NguyệtẤn Kiên Thọ Minh Tiến Minh Sơn Trungbình I Mía xen đậu tương GTSX 1000 đ 70,51 71,45 69,97 70,44 71,74 70,58 70,78 CPTG 1000 đ 44,02 44,48 43,25 44,00 45,24 43,55 44,09 GTGT 1000 đ 26,48 26,97 26,71 26,43 26,49 27,03 26,69 HQĐV Lần 1,66 1,65 1,62 1,66 1,71 1,61 1,65 1 Mía xen vụ 1 Năng suất tấn 71,50 75,60 72,80 74,80 75,40 73,60 73,95 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 64,35 68,04 65,52 67,32 67,86 66,24 66,55
GTSX 1000 đ 77,22 76,86 76,32 74,79 77,49 76,14 76,47
Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 50,22 49,59 48,4200 49,59 50,76 49,41 49,66
GTGT 1000 đ 10,95 10,64 10,87 10,92 10,29 10,57 10,71 HQĐV Lần 1,24 1,15 1,24 1,26 1,17 1,13 1,20
3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 55,80 55,10 53,80 55,10 56,40 54,90 55,18
CPTG 1000 đ 19,87 20,80 20,55 19,90 20,85 20,87 20,47
https://tailieuhay.vn/
GTGT 1000 đ 30,34 28,79 27,87 29,69 29,90 28,53 29,.18 HQĐV Lần 1,53 1,38 1,36 1,49 1,43 1,37 1,43 4 Đậu tương Năng suất Tạ 7,90 7,95 7,86 7,85 7,65 7,99 7,87 Giá bán 1000 đ 2,50 2,50 2,50 2,50 2,50 2,50 2,50 GTSX 1000 đ 19,75 19,87 19,65 19,62 19,12 19,97 19,66
CPTG 1000 đ 8,80 9,23 8,78 8,70 8,83 9,39 8,95
4. Hiệu quả kinh tế của 1 ha mía xen đậu xanh tại các xã điều tra trên địa bàn huyện Ngọc Lặc TT Danh mục ĐVT Các xã điều tra Vân Am PhùngGiáo NguyệtẤn Kiên Thọ MinhTiến Minh Sơn Trung bình I Mía xen đậu xanh GTSX 1000 đ 70,86 73,23 71,23 70,94 72,83 71,05 71,69 CPTG 1000 đ 44,33 46,79 44,69 44,35 46,30 44,49 45,16 GTGT 1000 đ 26,53 26,43 26,54 26,58 26,52 26,56 26,53 HQĐV Lần 1,67 1,77 1,68 1,67 1,75 1,68 1,70 1 Mía xen vụ 1 Năng suất tấn 72,10 73,20 74,20 72,30 73,40 72,60 72,97 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 64,89 65,88 66,78 65,07 66,06 65,34 65,67 CPTG 1000 đ 29,90 29,84 29,86 29,91 29,96 29,95 29,90 GTGT Lần 34,99 36,04 36,92 35,16 36,10 35,39 35,76 HQĐV 1000 đ 1,17 1,21 1,24 1,18 1,20 1,18 1,20 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 85,20 87,60 84,80 85,30 89,10 84,60 86,10 Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 76,68 78,84 76,32 76,77 80,19 76,14 77,49
CPTG 1000 đ 19,88 19,87 19,86 19,99 19,89 19,95 19,91 GTGT 1000 đ 56,79 58,97 56,46 56,77 60,29 56,18 57,57 HQĐV Lần 2,86 2,97 2,84 2,84 3,03 2,81 2,89 https://tailieuhay.vn/
3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 55,80 57,10 54,90 53,10 55,40 54,90 55,20
https://tailieuhay.vn/
CPTG 1000 đ 19,87 19,80 19,95 19,90 19,85 19,87 19,87
GTGT 1000 đ 10,87 13,79 11,25 13,24 12,52 12,38 12,34 HQĐV Lần 1,10 1,41 1,13 1,33 1,27 1,25 1,25
GTGT 1000 đ 30,34 31,59 29,46 27,89 30,00 29,53 29,80 HQĐV Lần 1,53 1,60 1,48 1,40 1,51 1,49 1,50 4 Đậu xanh Năng suất Tạ 5,20 5,90 5,30 5,80 5,60 5,57 5,56
Giá bán 1000 đ 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 GTSX 1000 đ 20,80 23,60 21,20 23,20 22,40 22,28 22,24
CPTG 1000 đ 9,92 9,80 9,95 9,96 9,88 9,90 9,90
Giá bán 1000 đ 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 GTSX 1000 đ 50,22 51,39 49,41 47,79 49,86 49,41 49,68
+ Bón phân: Bón lót phân hữu cơ LS1 (phân NPK 6; 6,5; 5,5), tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón 2,5 tấn/ha, bón rải đều vào đáy rãnh sau khi rạch hàng; Bón thúc phân hữu cơ LS2 (phân NPK 8; 3; 7), tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón phân LS2 là 1,5 tấn/ha, bón khi mía bước vào thời kỳ vươn lóng (sau trồng 6-8 tuần).
Sau khi mía đã đảm bảo mật độ, mía sinh trưởng chiều cao được 1m đến trước khi thu hoạch, tiến hành bóc lá già để tạo sự thông thoáng đồng ruộng, thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
* Vụ 1: Thời gian trồng tháng 2/2015
Phụ lục 16. Kết quả theo dõi các mô hình trồng mía huyện Ngọc Lặc Mô hình 1. Mía trồng thuần tại xã Phùng Giáo (MH1): - Tên mô hình: mía trồng thuần cả 3 vụ; - Địa điểm thực hiện mô hình: Làng Lau, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Lê Văn Phán; - Loại đất: mía được trồng trên đất phù sa có tầng đốm gỉ chua; - Diện tích trồng mía: 1,6 ha; - Quy trình canh tác mía theo hướng thâm canh, không chủ động tưới: - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017
Kết quả theo dõi vụ 1: Năng suất mía 80 tấn/ha; sản lượng mía 128 tấn, hàm lượng đường 10,5 CCS.
+ Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang cỏ dại xung quanh bờ lô để đồng ruộng thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và hạn chế các loại sâu bệnh hại mía.
+ Làm đất, trồng: Bằng cơ giới hóa; trước khi làm đất phơi ải từ 15 - 30 ngày, trong thời gian phơi ải bón vôi cải tạo đất, lượng bón 3 tấn/ha.
+ Thu hoạch: Bằng máy thu hoạch mía.
* Vụ 2: Thời gian trồng tháng 1/2016 Giống: Lưu gốc mía vụ 1; sau khi thu hoạch xong phải tiến hành ngay công tác vệ sinh đồng ruộng; dùng máy cơ giới vừa bạt gốc, băm lá đảm bảo gốc mía
https://tailieuhay.vn/
+ Giống: Lam Sơn 1, giống trồng mới không được lẫn giống khác, không bị chồi nách và không bị sâu bệnh.
Bón lót phân hữu cơ LS1 (phân NPK 6; 6,5; 5,5), tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón 2,5 tấn/ha, bón rải đều vào đáy rãnh sau khi rạch hàng; Bón thúc phân hữu cơ LS2 (phân NPK 8; 3; 7), tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón phân LS2 là 1,5 tấn/ha, bón khi mía bước vào thời kỳ vươn lóng (sau trồng 6 - 8 tuần).
Sau khi mía đã đảm bảo mật độ, mía sinh trưởng chiều cao được 1m đến trước khi thu hoạch, tiến hành bóc lá già để tạo sự thông thoáng đồng ruộng, thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. + Thu hoạch: Bằng máy thu hoạch mía. Kết quả theo dõi vụ 2: Năng suất mía 110 tấn/ha; sản lượng mía 176 tấn, hàm lượng đường 11 CCS. * Vụ 3: Thời gian trồng tháng 1/2017 Quy trình trồng mía vụ 3 tương tự như vụ 2; Kết quả theo dõi vụ 3: Năng suất mía 65 tấn/ha; sản lượng mía 104 tấn, hàm lượng đường 10 CCS.
+ Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang cỏ dại xung quanh bờ lô để đồng ruộng thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và hạn chế các loại sâu bệnh hại mía.
https://tailieuhay.vn/
không bị dập. + Làm đất kết hợp bón phân: Dùng máy cày chuyên dụng kết hợp bón phân lót cách gốc mía 10 - 15cm, sâu 15cm, phá bộ rễ cũ già yếu để bộ rễ mới khoẻ phát sinh và phát triển mạnh.
Mô hình 2. Mía trồng thuần tại xã Phùng Giáo (MH2): - Tên mô hình: mía trồng thuần cả 3 vụ; - Địa điểm thực hiện mô hình: Làng Bằng, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Nguyễn Văn Tý; - Loại đất: mía được trồng trên đất xám ferralit điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,0 ha; - Quy trình canh tác mía theo hướng truyền thống, không chủ động tưới: - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017 * Vụ 1: Thời gian trồng tháng 2/2015 + Giống: MY55-14, giống trồng mới không được lẫn giống khác, không bị chồi nách và không bị sâu bệnh. + Làm đất: Thủ công; trước khi làm đất phơi ải từ 15 - 30 ngày, trong thời gian phơi ải bón vôi cải tạo đất, lượng bón 3 tấn/ha. + Bón phân: Bón lót phân hữu cơ LS1 (phân NPK 6; 6,5; 5,5), tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón 2,0 tấn/ha, bón rải đều vào đáy rãnh sau khi rạch hàng; Bón thúc phân hữu cơ LS2 (phân NPK 8; 3; 7), tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón phân LS2 là 1,0 tấn/ha, bón khi mía bước vào thời kỳ vươn lóng (sau trồng 6-8 tuần).
https://tailieuhay.vn/
+ Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang cỏ dại xung quanh bờ lô để đồng ruộng thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và hạn chế các loại sâu bệnh hại mía. Sau khi mía đã đảm bảo mật độ, mía sinh trưởng chiều cao được 1m đến trước khi thu hoạch, tiến hành bóc lá già để tạo sự thông thoáng đồng ruộng, thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
* Vụ 2: Thời gian trồng tháng 1/2016 Giống: Lưu gốc mía vụ 1; sau khi thu hoạch xong phải tiến hành ngay công
+ Thu hoạch: Sử dụng nhân công để thu hoạch; Kết quả theo dõi vụ 1: Năng suất mía 80 tấn/ha; sản lượng mía 80,0 tấn, hàm lượng đường 10,0 CCS.
+ Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang cỏ dại xung quanh bờ lô để đồng ruộng thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và hạn chế các loại sâu bệnh hại mía.
+ Thu hoạch: Sử dụng nhân công để thu hoạch.
Kết quả theo dõi vụ 2: Năng suất mía 90,6 tấn/ha; sản lượng mía 90,6 tấn, hàm lượng đường 10,5 CCS.
Sau khi mía đã đảm bảo mật độ, mía sinh trưởng chiều cao được 1m đến trước khi thu hoạch, tiến hành bóc lá già để tạo sự thông thoáng đồng ruộng, thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
https://tailieuhay.vn/
* Vụ 3: Thời gian trồng tháng 1/2017 Quy trình trồng mía vụ 3 tương tự như vụ 2; Kết quả theo dõi vụ 3: Năng suất mía 57,8 tấn/ha; sản lượng mía 57,8 tấn, hàm lượng đường 10 CCS.
tác vệ sinh đồng ruộng, dùng cuốc hoặc dao sắc bạt bỏ phần gốc mía trên mặt đất, khi bạt chú ý không làm dập và long gốc mía, tạo điều kiện mầm mía được mọc khoẻ và sâu. + Làm đất kết hợp bón phân: Dùng trâu, bò kết hợp bón phân lót cách gốc mía 10-15cm, sâu 15cm, phá bộ rễ cũ già yếu để bộ rễ mới khoẻ phát sinh và phát triển mạnh.Bón lót phân hữu cơ LS1 (phân NPK 6; 6,5; 5,5), tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón 2,0 tấn/ha, bón rải đều vào đáy rãnh sau khi rạch hàng; Bón thúc phân hữu cơ LS2 (phân NPK 8; 3; 7), tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón phân LS2 là 1,0 tấn/ha, bón khi mía bước vào thời kỳ vươn lóng (sau trồng 6-8 tuần).
+ Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang cỏ dại xung quanh bờ lô để đồng ruộng thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và hạn chế các loại sâu bệnh hại mía.
* Vụ 1: Thời gian trồng tháng 2/2015 + Giống mía: MY55-14, giống trồng mới không được lẫn giống khác, không bị chồi nách và không bị sâu bệnh; Giống lạc L26.
Bón phân cho lạc: Bón lót phân LS1, lượng bón 0,3 tấn/ha bón khi làm đất trồng lạc; Tiếp tục bón LS1 0,2 tấn/ha bón sau khi trồng lạc 30 ngày.
Sau khi mía đã đảm bảo mật độ, mía sinh trưởng chiều cao được 1m đến trước khi thu hoạch, tiến hành bóc lá già để tạo sự thông thoáng đồng ruộng, thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
+ Thu hoạch mía và lạc: Sử dụng nhân công để thu hoạch;
- Tên chủ hộ: Bà Ngô Thị Thao; - Loại đất: mía được trồng trên đất nâu đỏ điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,9 ha; - Quy trình canh tác mía theo hướng truyền thống, không chủ động tưới: - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017.
Mô hình 3. Mía xen lạc tại xã Minh Tiến (MH3): - Tên mô hình: Mía xen lạc, lạc trồng xen mía năm thứ nhất (2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017); - Địa điểm thực hiện mô hình: thôn 10, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc;
+ Làm đất: Thủ công; trước khi làm đất phơi ải từ 15 - 30 ngày, trong thời gian phơi ải bón vôi cải tạo đất, lượng bón 3 tấn/ha.
+ Bón phân: Bón phân cho mía: Bón lót phân hữu cơ LS1 (phân NPK 6; 6,5; 5,5), tỷ lệ hữu cơ là 10%, Nts: 6%; P2O5: 6,5%; K2O: 5,5%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón 2,0 tấn/ha, bón rải đều vào đáy rãnh sau khi rạch hàng; Bón thúc phân hữu cơ LS2 (phân NPK 8; 3; 7), tỷ lệ hữu cơ 6,5%; Nts: 8%; P2O5: 3%; K2O: 7%; bổ sung trung lượng, vi lượng, độ ẩm 20%; lượng bón phân LS2 là 1,0 tấn/ha, bón khi mía bước vào thời kỳ vươn lóng (sau trồng 6-8 tuần).
https://tailieuhay.vn/
* Vụ 2: Thời gian trồng tháng 1/2016: Quy trình canh tác tương tự như mô hình trồng thuần canh tác theo hướng truyền thống (MH2).
https://tailieuhay.vn/
Kết quả theo dõi vụ 1: Năng suất mía 83,5 tấn/ha; sản lượng mía 158,7 tấn, hàm lượng đường 10,5 CCS; năng suất lạc 15,7 tạ/ha, sản lượng lạc 29,83 tạ.
* Vụ 3: Thời gian trồng tháng 1/2017 Quy trình trồng mía vụ 3 tương tự như vụ 2; Kết quả theo dõi vụ 3: Năng suất mía 61,8 tấn/ha; sản lượng mía 117,4 tấn, hàm lượng đường 10 CCS.
Kết quả theo dõi vụ 2: Năng suất mía 92,1 tấn/ha; sản lượng mía 175 tấn tấn, hàm lượng đường 10,0 CCS.
https://tailieuhay.vn/
Mô hình 4. Mô hình mía xen đậu tương tại xã Minh Sơn (MH4): - Tên mô hình: Mía xen đậu tương, đậu tương trồng xen mía năm thứ nhất (2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017); - Địa điểm thực hiện mô hình: Minh Lai, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Bùi Văn Hiệp; - Loại đất: đất xám ferralit điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,5 ha; - Quy trình canh tác mía theo hướng truyền thống, không chủ động tưới: tương tự như mô hình trồng lạc; Giống mía: MY55-14, giống đậu tương: ĐT 26. - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015 - 2017 Kết quả theo dõi: + Vụ 1 (tháng 2/2015): Năng suất mía 75,4 tấn/ha, sản lượng mía 113,1 tấn, hàm lượng đường 10,5 CCS; năng suất đậu tương 8,5 tạ/ha; + Vụ 2 (tháng 1/2016): Năng suất mía 82,5 tấn/ha, sản lượng mía 123,75 tấn, hàm lượng đường 10,8 CCS; + Vụ 3 (tháng 1/2017): Năng suất mía 58,8 tấn/ha, sản lượng mía 88,2 tấn, hàm lượng đường 10,0 CCS.
- Tên mô hình: Mía xen đậu xanh, đậu xanh trồng xen mía năm thứ nhất (2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017); - Địa điểm thực hiện mô hình: Thôn 5, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc; - Tên chủ hộ: Ông Lê Văn Thuần; - Loại đất: mía được trồng trên đất nâu đỏ điển hình; - Diện tích trồng mía: 1,3 ha; - Quy trình canh tác mía theo hướng truyền thống: Tương tự như mô hình trồng đậu tương; Giống mía: MY55-14, giống đậu xanh: ĐX 14. - Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017. Kết quả theo dõi: + Vụ 1 (tháng 2/2015): Năng suất mía 74,9 tấn/ha, sản lượng mía 97,37 tấn, hàm lượng đường 10,2 CCS; năng suất đậu xanh 6,0 tạ/ha; + Vụ 2 (tháng 1/2016): Năng suất mía 83,1 tấn/ha, sản lượng mía 108,03 tấn, hàm lượng đường 10,5 CCS; + Vụ 3 (tháng 1/2017): Năng suất mía 59,4 tấn/ha, sản lượng mía 77,22 tấn, hàm lượng đường 10,0 CCS.
Mô hình 5. Mô hình mía xen đậu xanh tại xã Minh Tiến (MH5):
https://tailieuhay.vn/
https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 17. Chi phí đầu tư của các mô hình theo đơn giá năm 2015, 2016, 2017 Mô hình 1. Chi phí đầu tư của mô hình mía trồng thuần TT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn(trđ)giá Thành(trđ)tiền Chi phí TB 3 vụ mía 25 I Vụ 1 31 1 Giống mía vụ 1 tấn 10 0,9 9 2 Phân bón lót LS1 tấn 2,5 5 12,5 3 Phân bón thúc LS2 tấn 1,5 4 6 4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 II Vụ 2 22 1 Phân bón lót LS1 tấn 2,5 5 12,5 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1,5 4 6 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 III Vụ 3 22 1 Phân bón lót LS1 tấn 2,5 5 12,5 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1,5 4 6 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
Mô hình 2. Chi phí đầu tư của mô hình mía trồng thuần TT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn(trđ)giá Thành(trđ)tiền Chi phí TB 3 vụ mía 20,5 I Vụ 1 26,5 1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9 2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 II Vụ 2 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 III Vụ 3 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 https://tailieuhay.vn/
Mô hình 3. Chi phí mô hình mía trồng xen lạc Chi phí ĐVT Số lượng Đơn(trđ)giá Thành(trđ)tiền Chi phí TB 3 vụ mía 23,39 I Vụ 1 26,5 1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9 2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 II Vụ 2 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 III Vụ 3 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 IV Chi phí lạc 8,67 1 Giống kg 120 0,04 4,8 2 Phân bón lót LS1 tấn 0,5 5 2,5 3 Phân khác Vôi tấn 0,74 0,25 0,37 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 1 1 https://tailieuhay.vn/
Mô hình 4. Chi phí mô hình mía trồng xen đậu tương TT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn(trđ)giá Thành(trđ)tiền Chi phí TB 3 vụ mía 23,09 I Vụ 1 26,5 1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9 2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 II Vụ 2 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 III Vụ 3 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 IV Chi phí đậu tương 7,77 1 Giống kg 130 0,3 3,9 2 Phân bón lót LS1 tấn 0,5 5 2,5 3 Phân khác Vôi tấn 0,74 0,5 0,37 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 1 1 https://tailieuhay.vn/
Mô hình 5. Chi phí mô hình mía trồng xen đậu xanh TT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn(trđ)giá Thành(trđ)tiền Chi phí TB 3 vụ mía 23,00 I Vụ 1 26,5 1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9 2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 II Vụ 2 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 III Vụ 3 17,5 1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10 2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4 3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2 5 Lao động thuê 50 0,15 7,5 IV Chi phí đậu xanh 9,07 1 Giống kg 130 0,04 5,2 2 Phân bón lót LS1 tấn 0,5 5 2,5 3 Phân khác Vôi tấn 0,74 0,5 0,37 4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 1 1 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 18. Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng mía
vụ 3 Năng suất tấn 65 Giá bán 1000 đ 0,90 GTSX 1000 đ 58,5 CPTG 1000 đ 22 GTGT 1000 đ 36,5 HQĐV Lần 1,66 Mô hình 2. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng mía thuần TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ) I TB 3 vụ mía GTSX 1000 đ 68,52 CPTG 1000 đ 20,50 GTGT 1000 đ 48,02 HQĐV Lần 2,34 1 Mía thuần vụ 1 Năng suất tấn 80,0 Giá bán 1000 đ 0,9 https://tailieuhay.vn/
Mô hình 1. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng mía thuần TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ)
I TB 3 vụ mía GTSX 1000 đ 76,5 CPTG 1000 đ 25,00 GTGT 1000 đ 51,50 HQĐV Lần 2,06 1 Mía thuần vụ 1 Năng suất tấn 80 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 72,00 CPTG 1000 đ 31 GTGT 1000 đ 41,00 HQĐV Lần 1,32 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 110 Giá bán 1000 đ 0,90 GTSX 1000 đ 99 CPTG 1000 đ 22 GTGT 1000 đ 77 HQĐV Lần 3,50 3 Mía thuần
https://tailieuhay.vn/
GTSX 1000 đ 72,00 CPTG 1000 đ 26,5 GTGT 1000 đ 45,50 HQĐV Lần 1,72 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 90,60 Giá bán 1000 đ 0,90 GTSX 1000 đ 81,54 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 64,04 HQĐV Lần 3,66 3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 57,8 Giá bán 1000 đ 0,90 GTSX 1000 đ 52,02 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 34,52 HQĐV Lần 1,97
Mô hình 3. Hiệu quả kinh tế mô hình mía xen lạc TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ) I Mía xen lạc GTSX 1000 đ 80,12 CPTG 1000 đ 23,39 GTGT 1000 đ 56,73 HQĐV Lần 2,43 1 Mía xen vụ 1 Năng suất mía tấn 83,5 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 75,15 CPTG 1000 đ 26,5 GTGT 1000 đ 48,65 HQĐV Lần 1,84 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 92,1 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 82,89 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 65,39 HQĐV Lần 3,74 3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 61,8 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 55,62 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 38,12 HQĐV Lần 2,18 4 Lạc Năng suất lạc tạ 15,7 Giá bán 1000 đ 1,7 GTSX 1000 đ 26,69 CPTG 1000 đ 8,67 GTGT 1000 đ 18,02 HQĐV Lần 2,08 https://tailieuhay.vn/
Mô hình 4. Hiệu quả kinh tế mô hình mía xen đậu tương TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ) I Mía xen đậu tương GTSX 1000 đ 72,09 CPTG 1000 đ 23,09 GTGT 1000 đ 49,00 HQĐV Lần 2,12 1 Mía xen vụ 1 Năng suất mía tấn 75,4 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 67,86 CPTG 1000 đ 26,5 GTGT 1000 đ 41,36 HQĐV Lần 1,56 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 82,5 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 74,25 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 56,75 HQĐV Lần 3,24 3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 58,8 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 52,92 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 35,42 HQĐV Lần 2,02 4 Đậu tương Năng suất đậu tương tạ 8,5 Giá bán 1000 đ 2,5 GTSX 1000 đ 21,25 CPTG 1000 đ 7,77 GTGT 1000 đ 13,48 HQĐV Lần 1,73 https://tailieuhay.vn/
Mô hình 5. Hiệu quả kinh tế mô hình mía xen đậu xanh TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ) I Mía xen đậu xanh GTSX 1000 đ 73,22 CPTG 1000 đ 23,52 GTGT 1000 đ 49,70 HQĐV Lần 2,11 1 Mía xen vụ 1 Năng suất mía tấn 74,9 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 67,41 CPTG 1000 đ 26,5 GTGT 1000 đ 40,91 HQĐV Lần 1,54 2 Mía thuần vụ 2 Năng suất tấn 83,1 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 74,79 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 57,29 HQĐV Lần 3,27 3 Mía thuần vụ 3 Năng suất tấn 59,4 Giá bán 1000 đ 0,9 GTSX 1000 đ 53,46 CPTG 1000 đ 17,5 GTGT 1000 đ 35,96 HQĐV Lần 2,05 4 Đậu xanh Năng suất đậu xanh tạ 6 Giá bán 1000 đ 4 GTSX 1000 đ 24 CPTG 1000 đ 9,07 GTGT 1000 đ 14,93 HQĐV Lần 1,65 https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 19. Sơ đồ loại đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa https://tailieuhay.vn/

Phụ lục 20. Sơ đồ độ dầy tầng đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa https://tailieuhay.vn/

https://tailieuhay.vn/
Phụ lục 21. Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 22. Sơ đồ độ dốc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa https://tailieuhay.vn/

Phụ lục 23. Sơ đồ độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa https://tailieuhay.vn/

https://tailieuhay.vn/

Phụ lục 24. Sơ đồ chế độ tưới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa https://tailieuhay.vn/

Phụ lục 25. Thông tin phẫu diện bản đồ đất huyện Ngọc Lặc, 1. Thông tin phẫu diện MT1 Địa điểm: Thôn 10, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: đồi thoải; độ dốc 3º Hiện trạng thảm thực vật: mía trồng xen lạc năm 2015, mía và lạc phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình Ký hiệu: Fdh Thời gian lấy mẫu: 11/6/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu nâu sét ẩm, ít rễ cây, tơi bở, có đá kết von lẫn, chuyển lớp không rõ, 20 - 40 cm: Nâu sẫm, nhiều đá lẫ hơn tầng trên, ẩm hơn tầng trên, kết von lẫn, chuyển lớp không rõ, 40 - 70 cm: Đất có màu nâu sẫm, kết cấu chặt, bí hơi lẫn đá đen kết von https://tailieuhay.vn/


https://tailieuhay.vn/
2. Thông tin phẫu diện MS1 Địa điểm: Thôn Giữa, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám glây điển hình Ký hiệu: Xg Thời gian lấy mẫu: 12/6/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu xám thẫm, kết cấu bở, lẫn đá, có lẫn vết xám đen, chuyển lớp rõ, Mặt thành phẫu diện giữ nguyên có gốc mía lẫn cỏ 20 - 40 cm: Đất có màu xám vàng, kết cấu chặt bí hơi, lẫn đá, có vết loang lổ đỏ vàng, kết cấu bở chuyển lớp không rõ 40 - 70 cm: Đất có màu xám vàng, kết cấu bở hơn tầng tích tụ, lẫn nhiều đá, chuyển lớp không rõ


3. Thông tin phẫu diện MS2 Địa điểm: Thôn Muỗng, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º Hiện trạng thảm thực vật: đậu tương xen mía năm 2015; mía, đậu tương phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình Ký hiệu: Fdh Thời gian lấy mẫu: 12/6/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu bở, thịt pha sét, hơi khô, chuyển lớp từ từ 20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu chặt bí hơi, màu sắc tương đối đồng nhất và chuyển lớp từ từ 40 - 70 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu chặt hơn các tầng trên, đồng nhất về màu sắc và cấu trúc, https://tailieuhay.vn/


4. Thông tin phẫu diện PG1 Địa điểm: Thôn Bãi, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Ký hiệu: Prc Thời gian lấy mẫu: 29/10/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu xám vàng, thịt pha sét, ẩm, kết cấu chặt, cấu trúc khối, có kết von đá ong ít 20 - 40 cm: Đất có màu xám vàng, kết cấu chặt, tỷ lệ sét giảm so với tầng 1, có vết loang lổ đỏ vàng, chuyển lớp từ từ 40 - 70 cm: Đất có màu xám, kết cấu chặt, hàm lượng sét nhiều, có kết von đá ong, chuyển lớp từ từ
https://tailieuhay.vn/


5. Thông tin phẫu diện PG2 Địa điểm: Làng Chuối, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám ferralit điển hình Ký hiệu: Xfh Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu nâu xám, thịt pha sét, ẩm, kết cấu chặt, có nhiều rễ cây, 20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết loang lổ màu đen, chuyển lớp rõ 40 - 70 cm: Đất có nâu vàng, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết loang lổ màu đen, chuyển lớp từ từ https://tailieuhay.vn/


6. Thông tin phẫu diện PG3 Địa điểm: Làng Lau, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám ferralit đá lẫn nông Ký hiệu: Xfsk1 Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu nâu xám, ẩm, kết cấu tơi xốp, có nhiều rễ cây, có nhiều đá to màu đen, 20 - 40 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết loang lổ màu đỏ, đá nhiều đá nhỏ, chuyển lớp rõ 40 - 70 cm: Đất có đỏ, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, đất lẫn đá có nhiều vết loang lổ màu đỏ, chuyển lớp từ từ https://tailieuhay.vn/


7. Thông tin phẫu diện VA1 Địa điểm: Thôn Tráng, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình Ký hiệu: Fdh Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu nâu nhạt, kết cấu tơi xốp, có nhiều rễ cây, đất khô 20 - 40 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết cấu chặt hơn tầng 1, có lẫn đá nhỏ, chuyển lớp từ từ 40 - 70 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết cấu tơi xốp, đất lẫn nhiều đá to kết von màu đen, chuyển lớp từ từ https://tailieuhay.vn/


8. Thông tin phẫu diện VA2 Địa điểm: Thôn Khén, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám kết von đá lẫn nông Ký hiệu: Xfesk1 Thời gian lấy mẫu: 26/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: 0 - 20 cm: Đất có màu xám, kết cấu chặt, có nhiều rễ cây, tỷ lệ sét cao, đất ẩm 20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu tơi xốp hơn tầng 1, kết von đá đỏ vàng, chuyển lớp rõ 40 - 70 cm: Đất có màu xám, kết cấu chặt, đất lẫn nhiều đá kết von màu đen, chuyển lớp rõ Phụ lục 26. Sơ đồ điểm nghiên cứu và khu vực nghiên cứu tại huyện Ngọc Lặc https://tailieuhay.vn/


Phụ lục 27. Sơ đồ hiện trạng các khu vực trồng mía năm 2017 huyện Ngọc Lặc https://tailieuhay.vn/

https://tailieuhay.vn/
