BÁO CÁO TÁC ĐỘNG
2016-2024


Tháng 3, 2025


Trại hè toán học Khóa học Math Modelling
Sứ mệnh
Hành động
2016-2024
Tháng 3, 2025
Trại hè toán học Khóa học Math Modelling
Sứ mệnh
Hành động
Kính gửi Quý đối tác, giảng viên, học viên và những người bạn đồng hành,
Tám năm trước, PiMA ra đời với một ước vọng đơn giản nhưng đầy thách thức: tạo dựng một
không gian học thuật, nơi học sinh và sinh viên
Việt Nam tiếp cận toán học không chỉ như một môn học trên lớp mà còn như một công cụ để
khám phá thế giới bên ngoài.
Bắt đầu từ một trại hè nhỏ với 15 học viên và
4 người hướng dẫn, PiMA nay đã trở thành tổ chức kết nối hàng nghìn học viên, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và đối tác giáo dục toàn cầu. Nhìn lại hành trình đã qua, chúng tôi tự hào khi thấy các thế hệ PiMA đã và đang đóng góp cho khoa học và công nghệ tại những trường đại học và công ty công nghệ hàng đầu.
NHỮNG THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU
• Mở rộng quy mô: Từ trại hè đầu tiên năm 2016, PiMA đã tổ chức 7 Trại hè Toán học và Ứng dụng, thu hút hơn 160 trại sinh tài năng từ 33 tỉnh thành, 9 khóa học và hội thảo chuyên đề và hoàn thành hơn 100 bài viết học thuật trên trang Facebook.
• Cộng đồng học thuật: Kết nối hơn 23 nhà nghiên cứu, kỹ sư công nghệ, chuyên gia, và 19 tổ chức giáo dục và doanh nghiệp công nghệ.
• Gắn liền thực tiễn: Học viên thực hiện
TS. Cấn Trần Thành Trung
các dự án áp dụng toán học trong khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tài chính và tin sinh học.
NĂM 2025 – CỘT MỐC QUAN TRỌNG
Năm 2025, PiMA chuyển mình từ dự án phi lợi nhuận thành tổ chức giáo dục chuyên nghiệp với mô hình hoạt động bền vững hơn để mở rộng quy mô và ảnh hưởng tích cực. Dù chuyển đổi mô hình, chúng tôi cam kết giữ nguyên các giá trị cốt lõi: lấy người học làm trọng tâm, phát triển tư duy ứng dụng toán học, và kết nối các tài năng xuất sắc.
Chuyển đổi này sẽ giúp PiMA nâng cao chất
lượng đào tạo, mở rộng các chương trình cố vấn, nghiên cứu chuyên sâu, và hợp tác chiến lược với doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao.
PiMA – ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÂN TÀI VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên bùng nổ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các chương trình trọng điểm như:
• Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
• Chương trình Trọng điểm quốc gia phát triển
Toán học giai đoạn 2021-2030;
• Chương trình KC.17/25-30 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Nghiên cứu ứng dụng Toán học trong một số ngành, lĩnh vực trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, PiMA mong muốn không chỉ lan tỏa tri thức mà còn trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái phát triển nhân tài quốc gia và nâng tầm Việt Nam trên bản đồ tri thức toàn cầu. Chúng tôi tin rằng toán học không chỉ là nền tảng của khoa học – công nghệ mà còn là công cụ rèn luyện tư duy logic, giải quyết vấn đề và thúc đẩy sáng tạo – những yếu tố cốt lõi để Việt Nam phát triển bền vững.
PiMA hướng tới trở thành Vườn ươm nhân tài, đóng góp vào Chiến lược quốc gia bằng cách:
• Kết nối tài năng Việt Nam toàn cầu, tạo mạng lưới cố vấn học thuật và nghiên cứu giúp thế hệ trẻ có lộ trình phát triển rõ ràng.
• Hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức giáo
dục, mở rộng cơ hội thực tập, nghiên cứu
ứng dụng và khởi nghiệp.
• Thúc đẩy ứng dụng của Toán học trong các lĩnh vực trọng điểm như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, và tài chính định lượng.
PiMA cam kết nuôi dưỡng và phát triển nhân tài Việt trong Toán học, Khoa học & Công nghệ, đồng hành cùng thế hệ trẻ trên hành trình vươn xa với tri thức sâu rộng và bản lĩnh vững vàng, đồng thời luôn giữ gìn tình yêu và trách nhiệm với quê hương.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đồng hành của Quý đối tác trên hành trình sắp tới.
Trân trọng,
Cấn Trần Thành Trung
Giám đốc Điều hành, PiMA Academy
PiMA (Projects in Mathematics and Applications) là một tổ chức tiên phong trong lĩnh vực giáo dục toán học và ứng dụng, được thành lập vào năm 2016 bởi các nhà toán học Việt Nam đến từ những trường đại học hàng đầu thế giới. Với mong muốn mở ra cơ hội tiếp cận toán học theo hướng thực tiễn, PiMA đã trở thành cầu nối giữa tri thức học thuật và các ứng dụng trong khoa học, công nghệ, và đời sống.
về chúng tôi SỨ MỆNH
TẦM NHÌN
PiMA hướng đến việc trở thành một tổ chức giáo dục, nghiên cứu toán học và ứng dụng hàng đầu, nơi hội tụ và nuôi dưỡng các tài năng, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội.
PiMA được thành lập với sứ mệnh phát triển giáo dục toán học tại Việt Nam. Thông qua các chương trình giảng dạy tiên tiến, lấy người học làm trọng tâm, chúng tôi hướng tới việc giúp mọi người không chỉ hiểu sâu hơn về toán mà còn biết cách vận dụng nó để tạo ra những ứng dụng thực tiễn.
1. Ươm mầm tài năng: Tìm kiếm, truyền cảm hứng và hỗ trợ các cá nhân có năng lực và đam mê toán học vươn tầm thế giới và trở thành các chuyên gia hàng đầu.
2. Kết nối cộng đồng: Xây dựng mạng lưới kết
nối giáo dục, nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc hợp tác đào tạo và nghiên
cứu ứng dụng của toán học tại Việt Nam.
3. Ứng dụng Toán học vào thực tiễn: Nghiên
cứu các mô hình và thuật toán tối ưu cho trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, tài chính, tin sinh học, và nhiều lĩnh vực khác.
tại Ngày hội Toán học MởMath Open Day 2024
Cấn Trần Thành Trung
Đồng sáng lập
Giám đốc Điều hành
‐ Giảng viên Khoa Công nghệ
Thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
‐ Tiến sĩ Toán học, Viện Công nghệ California, Hoa Kỳ
Trần Hoàng Bảo Linh
Đồng sáng lập
Phó Giám đốc
‐ Nghiên cứu sau tiến sĩ Toán học, ĐH Northeastern, Hoa Kỳ
‐ Tiến sĩ Toán học, ĐH Yale, Hoa Kỳ
Vũ Lê Thế Anh
Giám đốc Học thuật
‐ NCS tiến sĩ Học máy, ĐH Illinois tại Urbana-Champaign, Hoa Kỳ
Nguyễn Hồ Thăng Long
Trưởng nhóm Kỹ sư
‐ NCS tiến sĩ Ứng dụng máy tính, ĐH Dublin, Ireland
Phan Thị Mỹ Linh
Quản lý Vận hành
‐ Cử nhân Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM
Từ năm 2016 đến nay, nhiều chuyên gia đến từ các tổ chức giáo dục và các công ty công nghệ hàng
đầu Việt Nam cũng như thế giới đã đồng hành cùng PiMA với vai trò người hướng dẫn, diễn giả khách mời, cố vấn chuyên môn và đơn vị bảo trợ. Dưới đây là danh sách một số chuyên gia đã đồng hành cùng các hoạt động của PiMA, sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Trần Nam Dũng
‐ Phó Hiệu trưởng, Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG-HCM
‐ Giảng viên Khoa Toán-Tin học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
TSKH. Bùi Tá Long
‐ Trưởng Phòng Thí nghiệm Mô
hình hóa môi trường, Khoa
Môi trường và Tài nguyên, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
TS. Phạm
‐ Trợ lý Giáo sư Toán học, Viện
Công nghệ California, Hoa Kỳ ‐ Nhà nghiên cứu Clay, Viện Nghiên cứu Cao cấp, Hoa Kỳ
‐ Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH
Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
‐ Viện trưởng Viện John von Neumann, ĐHQG-HCM
PGS. TS. Lý Quốc Ngọc
‐ Trưởng Bộ môn Thị giác máy
tính và điều khiển học thông minh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
ThS. Lê Thiện
‐ NCS tiến sĩ Học máy, Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ
GS. TS. Võ Văn Tới
‐ Nguyên Trưởng Bộ môn Kĩ thuật Y Sinh, Trường ĐH Quốc Tế, ĐHQG-HCM
ThS. Hồ Quốc Đăng Hưng
‐ NCS tiến sĩ Tiếp thị Định lượng, ĐH Chicago, Hoa Kỳ
TS. Vương Nguyễn Thùy Dương
‐ Nghiên cứu sau tiến sĩ Khoa học Máy tính, ĐH California tại Berkeley, Hoa Kỳ
Trịnh Kim Chi
‐ Nhà khoa học Dữ liệu, Công ty Amazon, Hoa Kỳ
Nguyễn Xuân Khánh
‐ Nghiên cứu sau tiến sĩ Trí tuệ nhân tạo, ĐH UC Berkeley, Hoa Kỳ
PGS. TS. Nguyễn Đình Thúc
‐ Trưởng Bộ môn Công nghệ tri thức, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
PGS. TS. Lê Minh Hà
‐ Giám đốc, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM)
TS. Phạm Kim Sơn
‐ Giám đốc, Công ty BioTuring, Việt Nam
TS. Đỗ Thị Thu Thảo
‐ Nhà nghiên cứu Tài chính
Định lượng, Công ty Akuna Capital, Hoa Kỳ
TS. Văn Phụng Trường Sơn
‐ Giảng viên Khoa Toán ứng dụng, Trường ĐH Fulbright, Việt Nam
ThS. Jeck Lim
‐ NCS tiến sĩ Toán học, Viện công nghệ California, Hoa Kỳ
Vương Hy
‐ Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển, Công ty BioTuring, Việt Nam
04.
1000
7
160
80 40 6
Học viên và chuyên gia
Trại hè Toán học và Ứng dụng
Trại sinh THPT tài năng được tuyển chọn trên cả nước
Bài giảng về Toán cao cấp và Ứng dụng
Dự án Nghiên cứu của học sinh được hoàn thành
Workshop tại các trường
THPT trọng điểm tại
TP.HCM
2016
THÁNG 8:
Dự án PiMA chính thức được thành lập và tổ chức trại hè: Toán mô hìnhMathematical Modeling.
2017
Tháng 8:
PiMA tổ chức trại hè lần thứ hai: Các mô hình toán đa lĩnh vựcMathematical and Multidisciplinary Models.
2018
THÁNG 2:
PiMA thực hiện workshop đầu tiên: Tối ưu hóa - Optimization.
THÁNG 8:
PiMA tổ chức trại hè lần thứ ba: Toán học trong Học máy - The Mathematics of Machine Learning.
THÁNG 8:
PiMA tổ chức trại hè lần thứ tư:
Toán học trong Học sâu - The Mathematics of Deep Learning và lần đầu xuất hiện trên sóng Đài Truyền hình TP.HCM.
THÁNG 7:
PiMA tổ chức trại hè lần thứ năm:
Toán học trong Khoa học Dữ liệuThe Mathematics of Data Science.
THÁNG 7:
PiMA tổ chức trại hè lần thứ sáu: Toán học và Ứng dụng trong Tin Sinh học - Applied Mathematics in Bioinformatics.
THÁNG 7:
PiMA tổ chức trại hè lần thứ bảy: Quy hoạch Tuyến tínhLinear Programming.
THÁNG 10:
PiMA thực hiện podcast đầu tiên:
Thành công ở các cuộc thi toán và con đường tương lai.
THÁNG 11:
PiMA tổ chức khóa học trực tuyến
đầu tiên: Toán mô hìnhMathematical Modeling.
THÁNG 1: 2025
Công ty Cổ phần PiMA Academy chính thức được thành lập.
THÁNG 3:
PiMA kí kết với khách hàng
đầu tiên: Công ty xAI, Hoa Kỳ.
Trại hè Toán học và Ứng dụng
Người hướng dẫn từ các đại học hàng đầu 7 160 80 40 40
Trại sinh THPT tài năng được tuyển chọn trên cả nước
Bài giảng về Toán cao cấp và Ứng dụng
Dự án Nghiên cứu của học sinh được hoàn thành
Trại hè PiMA là chương trình trại hè học thuật về Toán học và ứng dụng, được tổ chức trong 8-10 ngày dưới hình thức học tập và sinh hoạt tập trung. Chương trình hoàn toàn miễn phí, dành cho học sinh THPT trên toàn quốc, với mục tiêu: (1) trang bị kiến thức Toán cao cấp nền tảng và các mô hình ứng dụng, và (2) phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học ứng dụng thông qua các dự án học thuật. Thông qua chương trình, PiMA hướng đến việc định hướng và thúc đẩy học sinh theo đuổi các ngành học và sự nghiệp trong lĩnh vực STEM.
Trại
Các hoạt động chính của trại hè PiMA bao gồm: (1) các buổi học về Toán cao cấp, các mô hình ứng dụng, và kỹ năng lập trình, (2) các buổi tọa đàm với diễn giả khách mời, và (3) hoạt động làm dự án nghiên cứu theo nhóm.
CÁC BUỔI HỌC LÝ THUYẾT VÀ
KỸ NĂNG LẬP TRÌNH
Chương trình trang bị cho học sinh nền tảng toán học cơ bản của bậc Đại học, bao gồm đại số tuyến tính, tối ưu hóa, giải tích, xác suất thống kê, và các mô hình toán học, thuật toán, cùng các ứng dụng thực tiễn. Học sinh sẽ được giảng dạy và hỗ trợ bởi đội ngũ hướng dẫn là các nghiên cứu sinh, học viên cao học, cử nhân và sinh viên xuất sắc từ các trường Đại học hàng đầu thế giới.
Diễn giả Vân Nguyễn có buổi chia sẻ cùng các trại sinh trong chuyến tham quan trụ sở tại TP.HCM của công ty FPT Software
HOẠT ĐỘNG LÀM DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THEO NHÓM
Trại sinh sẽ tham gia các dự án nhóm để áp dụng kiến thức đã học để nghiên cứu và giải quyết các bài toán thực tế. Quá trình này giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và phát triển các kỹ năng quan trọng như nghiên cứu, làm việc nhóm, quản lý thời gian, viết báo cáo và trình bày ý tưởng – những yếu tố thiết yếu cho môi trường học thuật và nghề nghiệp tương lai.
CÁC BUỔI THAM QUAN CÔNG TY CÔNG NGHỆ VÀ TỌA ĐÀM VỚI
DIỄN GIẢ KHÁCH MỜI
Các diễn giả khách mời trong các buổi tọa đàm sẽ mang đến những chia sẻ thực tiễn về Toán học trong nghiên cứu và các lĩnh vực nghề nghiệp, cùng những cơ hội và thách thức trong hành trình học thuật và sự nghiệp STEM. Hoạt động này truyền cảm hứng, trang bị kỹ năng cần thiết và định hướng rõ ràng hơn cho học sinh trên hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp tương lai.
Đinh Lâm Kiều Phương
‐ Trại sinh PiMA 2016
‐ Kỹ sư Học máy, Nhật Bản
Qua việc học các kỹ năng như mô hình hóa một bài toán thực tế, làm việc nhóm và trình bày project, em cảm nhận rõ hơn về sự đa dạng, mật thiết của toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như việc học Toán lý thuyết không phải là cách duy nhất để theo đuổi toán.
Nguyễn Mạc Nam Trung
‐ Trại sinh PiMA 2019
‐ Học viên thạc sĩ Toán học, ĐH Paris Cité, Pháp
PiMA ảnh hưởng rất nhiều đến mình về quyết định chọn ngành học. Mình được mentor truyền cảm hứng rất nhiều về việc học toán trong trại và qua project nhóm mình làm. Đó cũng là động lực giúp mình mong muốn học sâu hơn về Toán.
Nguyễn Trung Nghĩa
‐ Trại sinh PiMA 2017 ‐ NCS tiến sĩ Toán học, ĐH Rutgers, Hoa Kỳ
Một trong những điều mình cực kì ấn tượng ở PiMA chính là sự gắn kết và tinh thần chia sẻ kiến thức , vì thế mình mong muốn được quay lại PiMA để được cùng xây dựng tinh thần ấy lan toả.
Vòng Vĩnh Toàn
‐ Trại sinh PiMA 2021
‐ SV năm ba ngành Khoa học Máy tính, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là những office hour căng não, nơi mà mọi người tự do thể hiện suy nghĩ của mình về các bài toán, và em cũng được kết thêm nhiều bạn mới. Bên cạnh đó, những giờ bonding đến tận khuya cùng với BTC và trại sinh cũng rất vui nữa, em được chơi những trò mà đó giờ chắc chỉ mới được chơi lần đầu trong PiMA.
Võ Thục Khánh Huyền
‐ Trại sinh PiMA 2018 ‐ NCS tiến sĩ Khoa học Máy tính, Viện Max Planck, Đức
PiMA thật sự là một trại hè đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình, mặc dù kiến thức nhiều và khó nữa, nhưng các anh chị hướng dẫn rất tận tâm với in ra từng tập tài liệu cho bọn mình rất chu đáo.
Hoàng Ngọc Dung
‐ Trại sinh PiMA 2023
‐ SV năm hai ngành Hệ thống nhúng và IoT, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, TPHCM
Tám ngày làm trại sinh tại PiMA là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong mùa hè của em. Em đã có những niềm vui, những buổi thức đêm ‘làm nghiên cứu’ ly kỳ hấp dẫn và PiMA cho em thấy rằng đây không chỉ là trại hè khoa học đơn thuần mà còn là nơi giúp em tìm được thế mạnh của bản thân, làm quen với những người bạn, người anh, người chị rất giỏi. Em rất trân trọng những trải nghiệm và cơ hội có được tại đây.
Trong các buổi bế mạc trại hè, ban tổ chức và trại sinh cùng chụp ảnh lưu niệm, ghi dấu khoảnh khắc đáng nhớ và tinh thần gắn kết của
chương trình. Những bức ảnh này không chỉ là
kỷ niệm đẹp mà còn thể hiện chặng đường gắn
kết và trưởng thành của các thành viên.
hè PiMA 2017: Các mô hình toán đa lĩnh vựcMathematical and Multidisciplinary Models
Trại hè PiMA 2019: Toán học trong Học sâuThe Mathematics of Deep Learning
Trại hè PiMA 2023: Toán học và Ứng dụng trong
Tin Sinh học - Applied Mathematics in Bioinformatics
hè PiMA 2016: Toán mô hìnhMathematical Modeling
Trại hè PiMA 2021: Toán học trong Khoa học Dữ liệu - The Mathematics of Data Science
Trại hè PiMA 2024: Quy hoạch Tuyến tínhLinear Programming
500
400
Học viên đăng ký tham gia
khóa học
Học viên tham gia cộng
đồng Discord của PiMA để trao đổi và thảo luận trong quá trình học tập
Với hình thức Khóa học Đại chúng Mở Trực tuyến (MOOC), khóa học “Giới thiệu Mô hình Toán
học thông qua các ví dụ – An Example-based
Introduction to Mathematical Modeling” kéo dài 4 tuần, mang đến cho học sinh THPT và sinh viên cơ hội tiếp cận kiến thức toán học theo tiêu chuẩn của các trường đại học hàng đầu thế giới. Chương trình không chỉ giúp người học hiểu sâu
hơn về bản chất của Toán học mà còn rèn luyện tư duy ứng dụng một cách hiệu quả.
CÁC BÀI GIẢNG
Khóa học giới thiệu các nguyên lý và công cụ cần thiết trong việc xây dựng mô hình toán học, giúp học viên nắm vững kiến thức và cách vận dụng để giải quyết các bài toán thực tiễn. Mỗi bài giảng sẽ bắt đầu với các tình huống cụ thể và kết nối chúng với các khái niệm toán học liên quan. Phương pháp giảng dạy này giúp học viên khám phá cách các ẩn số và phương trình toán học phản ánh thế giới xung quanh, từ đó hiểu rõ mối quan hệ giữa lý thuyết và ứng dụng.
CUỘC THI PiMA MODELLING CHALLENGE 2024
Cuộc thi PiMA Modelling Challenge 2024 diễn ra vào cuối khóa học, nơi các đội sẽ xây dựng mô hình toán học để giải quyết một bài toán thực tế và trình bày kết quả của mình thông qua một video ngắn. Đề bài xoay quanh các vấn đề thực tiễn đòi hỏi tư duy mô hình hóa toán học. Đây là cơ hội để học viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, phát triển tư duy phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nguyễn Lê Nam
‐ HS lớp 12, THPT Phạm Văn Đồng, Nha Trang
Em rất cảm ơn PiMA đã có những bài giảng thú vị, qua khóa học online nhiều bổ ích về toán mô hình. Hy vọng trong tương lai, PiMA sẽ mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác, giúp lan tỏa niềm đam mê học thuật và hỗ trợ nhiều bạn trẻ như em tiếp cận với tri thức thực tiễn hơn nữa ạ!
‐ SV năm nhất, Trường ĐH VinUni, Việt Nam
Khóa học đã giúp em hiểu rõ hơn về cách Toán học được ứng dụng để mô tả và giải quyết các vấn đề thực tế thông qua các mô hình như đồ thị, phương trình sai phân, mô hình tối ưu, xác suất... Những bài giảng không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng mà còn đi kèm với các ví dụ trực quan, giúp em dễ dàng tiếp cận và vận dụng vào thực tiễn. Đặc biệt, em rất trân trọng sự hỗ trợ nhiệt tình từ các mentor trong các buổi tư vấn. Những bài tập lớn tuy thử thách nhưng đã giúp em củng cố và rèn luyện kỹ năng mô hình hóa. Ngoài ra, các bài giảng từ khách mời chuyên gia cũng mang đến nhiều góc nhìn mới về toán ứng dụng trong môi trường, bệnh truyền nhiễm và điện toán đám mây.
Nguyễn Trọng Đạt
‐ SV năm nhất, Trường ĐH Fulbright, Việt Nam
Thầy Trung không chỉ giảng giải lý thuyết một cách dễ hiểu mà còn đặt ra nhiều bài toán thú vị, giúp chúng em rèn luyện tư duy mô hình hóa. Một số ví dụ được thầy Trung giảng trong buổi học như bài toán quy hoạch hoá đô thị, dự đoán xu hướng dịch bệnh bằng mô hình SIR và tối ưu hóa tài nguyên bằng quy hoạch tuyến tính khá thú vị và nhắc em phải cố gắng nâng cao kiến thức của mình hơn nữa để có thể hiểu được chúng.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian office hour với các anh chị trợ giảng cũng là khoảng thời gian quý giá, nơi em được giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cách tiếp cận bài toán một cách hiệu quả.
Từ năm 2016 đến 2024, PiMA đã ghi những dấu
ấn đáng nhớ trong hoạt động truyền thông, được thể hiện qua những con số:
13 14,000 8,200
1
Lượt theo dõi trên trang Facebook
Bản tin trên sóng HTV9 Bài báo điện tử
Lượt xem trên kênh YouTube
TRANG FACEBOOK
Trang Facebook là kênh thông tin chính thức của PiMA, nơi cập nhật các thông báo về trại hè, hoạt động học thuật như workshop, tọa đàm cùng chuyên gia, và chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu.
Từ khi thành lập năm 2016 đến tháng 3/2025, trang đã thu hút hơn 14.000 lượt theo dõi, với sự quan tâm từ học sinh, sinh viên, thầy cô, nghiên cứu sinh và phụ huynh yêu thích và muốn tìm hiểu thêm về Toán học và ứng dụng.
Những con số này là nguồn động lực để PiMA tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng nội dung, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông học thuật trong thời gian tới.
Trang Facebook - kênh thông tin chính của PiMA
KÊNH YOUTUBE
Kênh YouTube của PiMA cung cấp các video bài giảng, chia sẻ chuyên môn từ các mentor giàu kinh nghiệm và các buổi tọa đàm với chuyên gia, mang đến góc nhìn thực tế và đa dạng về
Toán học, khoa học và ứng dụng.
Tính đến nay, kênh đã đạt hơn 8,200 lượt xem, với 8 bài giảng từ các chuyên gia và 2 tập podcast. Đặc biệt, hai tập podcast phát hành vào tháng 10 và tháng 12/2024 đã thu hút nhiều sự quan tâm, với tổng số lượt xem của cả hai tập lên đến gần 3,700. Đây là động lực để PiMA tiếp tục mở rộng các hoạt động chia sẻ tri thức trong thời gian tới.
PiMA Podcast tháng 12/2024: Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ và năm nhất ở bậc Tiến sĩ
Các hoạt động của PiMA đã nhận được sự quan tâm từ truyền thông trong những năm qua. Tính đến nay, PiMA đã xuất hiện trên 13 bài báo điện tử và một bản tin truyền hình trên HTV9, phản
ánh những nỗ lực trong việc lan tỏa toán học và khoa học ứng dụng đến cộng đồng. Những bài
viết và chương trình này giúp ghi nhận sự phát triển của PiMA cũng như tác động của các hoạt động giáo dục mà tổ chức mang lại.
MẠNG LƯỚI NHÂN TÀI TOÀN CẦU
CỦA PiMA
Mạng lưới nhân tài của PiMA quy tụ hơn 200 thành viên, hiện đang sinh sống tại 11 quốc gia, bao gồm cựu trại sinh, đội ngũ hướng dẫn và ban tổ chức. Đây là cộng đồng của những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, với nhiều thành viên hiện đang học tập, nghiên cứu và làm việc tại các trường đại học danh tiếng như MIT, Yale, UCLA, UIUC, ĐHQGHCM, NTU, Viện Max Planck và các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Meta, Netflix, Amazon, WorldQuant.
KẾT NỐI VÀ PHÁT TRIỂN
THẾ HỆ NHÂN TÀI STEM
Đội ngũ hướng dẫn giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra các tác động bền vững và dài hạn thông qua việc kết nối, hướng dẫn và đồng hành cùng các thế hệ tiếp theo, góp phần quan trọng trong việc thu hút và phát triển mạng lưới nhân tài của PiMA. Họ không chỉ đảm bảo chất lượng kiến thức chuyên môn mà còn tạo ra những cơ hội kết nối nghề nghiệp giá trị cho các tài năng
trẻ. Nhiều người hướng dẫn hiện đang làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu, và phần lớn trong số đó đã hoặc đang theo học các chương trình cao học và nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực STEM.
Các trường đại học và công ty lớn trên thế giới mà các thành viên trong mạng lưới của PiMA đang theo học hoặc làm việc
THÀNH VIÊN PiMA
Các thành viên trong mạng lưới đã đạt nhiều thành tích xuất sắc tại các cuộc thi quốc tế như
IMO, APIO và có các công trình nghiên cứu được
đăng tải trên các tạp chí học thuật uy tín thuộc lĩnh vực STEM, chứng tỏ năng lực chuyên môn vượt trội và tiềm năng phát triển dài hạn.
Một số thành tích và giải thưởng:
• 8 Huy chương Olympic Toán học Quốc tế
• 1 Huy chương Olympic Tin học châu Á
• 17 Giải Học sinh giỏi Quốc gia
• 1 Quán quân Đường lên đỉnh Olympia
• 5 Thủ khoa tốt nghiệp Đại học
• 1 Giải nhất kì thi Toán mô hình quốc tế
SCUDEM (Team PiMA)
Mạng lưới này không chỉ là nơi kết nối những cá
nhân xuất sắc mà còn là nền tảng quan trọng
để xây dựng, duy trì và phát triển một hệ sinh thái nhân lực chất lượng cao bền vững, thúc
đẩy sự hợp tác, đổi mới, chia sẻ tri thức và phát
triển cộng đồng nhân tài trong lĩnh vực STEM nói chung.
Với sự lan tỏa mạnh mẽ và tác động lâu dài, PiMA không chỉ giúp định hướng và hỗ trợ thế hệ tài năng trẻ mà còn mang đến cơ hội hợp tác
chiến lược cho các đối tác và nhà đầu tư muốn
đồng hành cùng một cộng đồng nhân tài STEM hàng đầu.
Phan Ngọc Tiên
‐ Trại sinh năm 2016
‐ Học viên thạc sĩ Toán học, ĐH York, Canada
Minh Hoàng
‐ Trại sinh năm 2016
Văn Thiên
‐ Trại sinh năm 2016 ‐ Kỹ sư phần mềm, Công ty Amazon, Luxembourg
Phạm Hoàng Nhật
‐ Trại sinh năm 2016
Lâm Kiều Phương
Phạm Thanh Ngọc
‐ Trại sinh năm 2017
‐ Kỹ sư AI, Công ty Hamming AI, Hoa Kỳ ‐ Trại sinh năm 2016 ‐ Kỹ sư Học máy, Nhật Bản
‐ Kỹ sư phần mềm, Công ty Meta, Hoa Kỳ
‐ Trại sinh năm 2017 ‐ Kỹ sư phần mềm, Công ty KMS Technology, Việt Nam
‐ Trại sinh năm 2017 ‐ Học viên cao học Tính toán Lượng tử, Viện Khoa học và Công nghệ KAIST, Hàn Quốc
‐ NCS tiến sĩ Khoa học máy tính, ĐH California tại Irvine, Hoa Kỳ
Nguyễn Trung Nghĩa
‐ Trại sinh năm 2017 ‐ NCS tiến sĩ Toán học, ĐH Rutgers, Hoa Kỳ
Lâm Hữu Phúc
‐ Trại sinh năm 2017
‐ NCS tiến sĩ Toán học, ĐH Brown, Hoa Kỳ
Võ Thục Khánh Huyền
‐ Trại sinh năm 2018
‐ NCS tiến sĩ Khoa học máy tính, Viện Max Planck, Đức
Nguyễn Mạc Nam Trung
‐ Trại sinh năm 2019
‐ Học viên thạc sĩ Toán học, ĐH Paris Cité, Pháp
Võ Thị Khánh
‐ Trại sinh năm 2021
‐ SV năm tư ngành Toán-Tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
‐ Trại sinh năm 2018
‐ Kỹ sư phần mềm, Công ty Netflix, Hoa Kỳ
Lê Duy Thức
‐ Trại sinh năm 2019
‐ Kỹ sư phần mềm, Công ty Pendle, Singapore
Nguyễn Hoàng Khang
‐ Trại sinh năm 2019
‐ NCS tiến sĩ Toán học, ĐH California tại Los Angeles, Hoa Kỳ
Hoàng Khánh Linh
‐ Trại sinh năm 2021
‐ SV năm ba ngành Khoa học Máy tính, ĐH Dickinson, Hoa Kỳ
Nguyễn Nguyễn
‐ Trại sinh năm 2018
‐ Kỹ sư phần mềm, Công ty Meta, Hoa Kỳ
Lê Đình Hải
‐ Trại sinh năm 2019
‐ Bảo mật ứng dụng, Công ty LINE Vietnam
Võ Minh Quân
‐ Trại sinh năm 2019
‐ NCS tiến sĩ Toán học, ĐH Illinois tại Urbana-Champaign, Hoa Kỳ
Huỳnh Quỳnh Anh
‐ Trại sinh năm 2021
‐ Học viên thạc sĩ, ĐH Pennsylvania, Hoa Kỳ
Nguyễn Minh Tú
‐ Trại sinh năm 2021
‐ SV năm tư ngành Trí tuệ Nhân tạo, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
‐ Trại sinh năm 2021
‐ SV năm ba ngành Kỹ sư Điện, ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore
Vòng Vĩnh Toàn
‐ Trại sinh năm 2021
‐ SV năm ba ngành Khoa học máy tính, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
Đặc biệt, các thành viên của PiMA không chỉ hỗ trợ nhau trong học tập, nghiên cứu, mà còn cung cấp những thông tin và trợ giúp thiết thực về cơ hội nghề nghiệp và học bổng du học. Cụ thể như hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ xin học bổng du học, viết thư giới thiệu cho các chương trình nghiên cứu và thực tập, cũng như giới thiệu phỏng vấn tại các tập đoàn và công ty uy tín.
chức giáo dục
Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
Là một trong các trường đại học hàng đầu của
Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với bề dày lịch sử cùng sự phát triển không ngừng, trường đã mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời thúc đẩy hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. Từ năm 2017 đến 2024, trường đã hỗ trợ tài chính và
bảo trợ chuyên môn cho các trại hè PiMA thông qua việc cung cấp kinh phí, cơ sở vật chất và tổ chức các bài giảng từ các chuyên gia đầu ngành.
Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM)
Là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Toán học, hoạt động với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học chất lượng cao và xây dựng cộng đồng Toán học phát triển bền vững. VIASM đã đồng hành cùng PiMA trong việc tổ chức khóa học Math Modeling.
BioTuring
Là một công ty công nghệ sinh học hướng
tới mục tiêu phát triển các nền tảng tin sinh học nhằm hỗ trợ các nhà khoa học trong việc phân tích và thu thập dữ liệu sinh học phân tử.
BioTuring đã đồng hành cùng PiMA trong việc
tổ chức các bài giảng của Trại hè PiMA 2023 với chủ đề Applied Mathematics in Bioinformatics, giúp các bạn trại sinh có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cách hoạt động của những giải pháp tin sinh
học nói trên trong môi trường doanh nghiệp.
BioTuring cũng đã tài trợ cho trại hè của PiMA vào năm 2024.
Trung tâm Trí tuệ nhân tạo, FPT
Software, FPT Corporation Đơn vị truyền thông Tạp chí Pi
Là đơn vị đi đầu về nghiên cứu và ứng dụng
các giải pháp Trí tuệ nhân tạo cho khách hàng
trên toàn cầu, FPT Software AI Center, FPT
Corporation đã có hơn 100 bài báo nghiên cứu
được công bố tại các hội khi nghiên cứu AI hàng
đầu trên thế giới cùng nhiều giải pháp AI triển
khai thành công cho khách hàng đa lĩnh vực.
Chương trình AI Residency của FPT là nơi nuôi dưỡng các tài năng về AI, tạo ra môi trường làm
việc, nghiên cứu AI thực tế, năng động và có tính ứng dụng cao. Trong trại hè PiMA 2024, trung tâm AI của FPT đã hỗ trợ tổ chức tham quan doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các trại sinh được lắng nghe các chia sẻ và có cơ hội trao đổi trực tiếp cùng với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Tím CafeBiz
Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
PIMA: HÀNH TRÌNH KIẾN TẠO
MỘT CỘNG ĐỒNG TOÁN HỌC VÀ
ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
TỪ MỘT Ý TƯỞNG MÙA HÈ ĐẾN SỨ MỆNH
ƯƠM MẦM NHÂN TÀI
Mùa hè năm 2016, khi nhiều du học sinh Việt
Nam tranh thủ thời gian nghỉ để thực tập tại các
công ty lớn hay tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế, Cấn Trần Thành Trung – một du học sinh tại Đại học Duke, Hoa Kỳ – đã quyết định dành toàn bộ học bổng mùa hè của mình vào một dự án táo bạo: tổ chức một trại hè toán học và ứng dụng miễn phí tại Việt Nam. Cùng với hai người bạn thân là Trần Hoàng Bảo Linh và Lê
Việt Hải, Trung đã sáng lập PiMA (Projects in Mathematics and Applications) với mong muốn tạo ra một môi trường nơi học sinh không chỉ học toán mà còn có thể ứng dụng toán học để giải quyết những vấn đề thực tiễn, làm việc nhóm và phát triển tư duy nghiên cứu.
Ý tưởng này không xuất phát từ con số không, mà từ những trăn trở của Trung sau nhiều năm học tập ở nước ngoài. Khi tiếp xúc với hệ thống giáo dục Mỹ, Trung nhận thấy rằng tại đây, Toán học không chỉ dừng lại ở những công thức khô khan mà còn là nền tảng cho các ngành khoa học và công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, học
Hai người bạn thân đồng sáng lập PiMA: Trần Hoàng Bảo Linh (trái) và Cấn Trần Thành Trung (phải)
sinh Việt Nam dù có nền tảng toán học rất tốt nhưng lại chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện tư duy ứng dụng và tiếp cận với nghiên cứu thực tiễn. Trung đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giúp học sinh Việt Nam không chỉ giỏi toán mà còn có thể sử dụng toán để tạo ra những ứng dụng trong thực tế? Từ câu hỏi ấy, PiMA ra đời.
BÀI
TOÁN CỦA GIÁO
Năm 2014 khi bước chân vào môi trường đại
học Mỹ, Trung nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa hai hệ thống giáo dục. Ở Mỹ, sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn được khuyến khích ứng dụng toán học vào khoa học dữ liệu, tài chính định lượng, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực
công nghệ cao. Trong khi đó, ở Việt Nam, học sinh vẫn tập trung chủ yếu vào giải bài tập và thi cử, thiếu đi những cơ hội để nghiên cứu và làm việc trong môi trường thực tế.
Trung tin rằng học sinh Việt Nam có đủ khả năng để vươn xa, chỉ là chưa có nhiều điều kiện để họ phát huy hết tiềm năng. Chính sự trăn trở này đã thôi thúc Trung tìm ra một giải pháp. Và giải pháp ấy chính là một trại hè toán học và ứng dụng, nơi học sinh có thể học toán theo cách mới, thông qua nghiên cứu thực tế, các bài giảng chuyên sâu và làm việc nhóm dưới sự hỗ trợ của đội ngũ hướng dẫn.
Những bạn trại sinh đầu tiên của PiMA
Đại học Duke để tài trợ cho trại hè PiMA đầu
tiên. Trung tin rằng một mùa hè của một sinh
viên tại Mỹ có thể đổi lấy một mùa hè đáng nhớ
và ý nghĩa cho hàng chục học sinh Việt Nam.
Tuy nhiên, để một chương trình giáo dục chất
lượng cao đi vào thực tế, một trong những rào
cản lớn nhất chính là kinh phí. Một trại hè toán
học không chỉ cần giảng viên giỏi mà còn phải
có tài liệu chất lượng, cơ sở vật chất phù hợp
và một đội ngũ tổ chức tận tâm. Đối với một dự
án mới khởi đầu, tìm kiếm nguồn tài trợ không
phải là điều dễ dàng.
Đối mặt với những khó khăn đó, Trung đã quyết
định dùng chính học bổng phát triển cá nhân tại
Buổi học đầu tiên của Trại hè PiMA 2016 do Trung giảng dạy
Với sự quyết tâm, Trung và những người bạn của mình đã tự tay thiết kế chương trình giảng dạy, liên hệ với các giảng viên, tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng, và chuẩn bị mọi thứ để trại hè đầu tiên có thể diễn ra. Và mùa hè năm 2016, PiMA chính thức ra đời, mang đến cho học sinh Việt Nam một trải nghiệm toán học hoàn toàn khác biệt.
TỪ MỘT
TRẠI HÈ ĐẾN MỘT TỔ CHỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Ban đầu, PiMA chỉ là một trại hè thử nghiệm. Nhưng những giá trị mà chương trình mang lại đã nhanh chóng được lan tỏa. Các học viên của PiMA không chỉ học toán mà còn có cơ hội tham gia vào các dự án thực tế, làm việc nhóm và kết nối với những giảng viên, chuyên gia trong nước và quốc tế. Chính điều này đã tạo ra một cộng
đồng học thuật sôi động, giúp học sinh nhận ra rằng Toán học không chỉ tồn tại trong sách vở mà còn có thể được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sau hai năm hoạt động, PiMA bắt đầu nhận
được sự quan tâm và hỗ trợ từ các tổ chức lớn
như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG
TP.HCM, các mạnh thường quân, phụ huynh cựu
trại sinh và một số doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đã giúp PiMA từng bước phát triển bền vững cộng đồng học thuật và mở rộng ảnh hưởng tích của mình hơn nữa.
Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng: PiMA chính thức chuyển đổi từ một dự án phi lợi nhuận thành một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp – PiMA Academy. Đây không chỉ là một thay đổi về mặt tổ chức, mà còn là một bước tiến giúp PiMA hoạt động bền vững hơn, mở rộng quy mô và tiếp cận nhiều học sinh, sinh viên hơn nữa.
Sự chuyển đổi này cho phép PiMA gia tăng tác
động của mình bằng cách hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và
trường đại học, mở ra những cơ hội học tập và
ứng dụng thực tiễn lớn hơn cho học viên. Đồng
thời, PiMA cũng đặt mục tiêu trở thành một vườn
ươm nhân tài trong lĩnh vực Toán học và ứng dụng trong công nghệ cao, góp phần vào Chiến
lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài và kết nối các tài năng Việt Nam trên toàn cầu.
Từ một ý tưởng mùa hè, đến một trại hè toán học đầu tiên, rồi phát triển thành một tổ chức giáo dục chuyên sâu, PiMA đã đi được một chặng đường dài. Hàng nghìn người đã tham gia các chương trình của PiMA, nhiều người trong số họ
TS Trung chia sẻ về câu chuyện của PiMA tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ĐHQG-HCM
hiện đang theo học, nghiên cứu và làm việc tại các trường đại học và tổ chức danh tiếng trên thế giới như MIT, Yale, Google, Meta và nhiều nơi khác. Nhưng hành trình này chưa dừng lại. PiMA cam kết với sứ mệnh của mình: ươm mầm, phát triển và tỏa sáng nhân tài Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, mỗi tài năng toán học đều có thể vươn xa, nếu được đặt trong một môi trường giáo dục phù hợp.
Và PiMA sẽ tiếp tục nỗ lực để mở rộng cánh cửa tri thức, kết nối nhân tài và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo.
PiMA tại Ngày hội Toán học MởMath Open Day 2019
Trại sinh tham gia trò chơi giải mật thư
PiMA và các học sinh tại workshop Xác suất Thống kê tại trường THPT Gia Định
Một tiết học của trại sinh PiMA 2023 Ban tổ chức Trại hè PiMA 2024 Các học sinh tham gia hoạt động của PiMA tại Ngày hội Toán học Mở - Math Open Day 2024
Trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu Toán học và ứng dụng
hàng đầu ở Việt Nam, mở rộng hợp tác quốc tế, hướng đến ứng dụng
Toán học trong khởi nghiệp và công nghệ
• Kết nối với giảng viên, cố vấn, doanh nghiệp trong và ngoài nước
• Tổ chức hội thảo, tọa đàm, cuộc thi học thuật
• Xây dựng diễn đàn và nội dung trực tuyến
• Thêm các khóa học chuyên sâu về Toán học và ứng dụng, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy
• Tăng cường chương trình mentorship và hỗ trợ nghiên cứu
• Hợp tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng với các công ty công nghệ, tài chính để tạo cơ hội việc làm
• Phát triển quỹ học bổng PiMA hỗ trợ học viên tài năng
Liên hệ 11.