Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em Do sức đề kháng kém nên trẻ em thường mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón, dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em rất nguy hiểm và có nguy cơ biến chứng cao nếu như không điều trị kịp thời. Vậy điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em như thế nào? Các bác sỹ tại phòng khám hậu môn – trực tràng ở Hà Nội sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Theo các bác sỹ tại Phòng khám hậu môn – trực tràng Hà Nội, nguyên nhân nứt kẽ hậu môn ở trẻ em chủ yếu là do ăn uống thiếu rau quả, uống ít nước và thói quen xấu khi đi vệ sinh gây lên.
Việc ăn uống thiếu rau quả sẽ dẫn tới táo bón vì lượng chất xơ cung cấp cho cơ thể không đủ. Nếu tình trạng táo bón này kéo dài, sẽ khiến hậu môn bị tổn thương, rạn nứt gây viêm nhiễm, lở loét dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Uống ít nước làm cản trở quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất khiến trẻ dễ bị tạo bón. Trẻ bị táo bón lâu ngày, sẽ dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Trẻ có thói quen đi đại tiện lâu: Khi ngồi đại tiện lâu, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn sẽ chịu áp lực lớn, căng giãn quá mức gây nứt kẽ hậu môn. Nếu trẻ có thói quen chơi game, đọc truyện,... khi đi đại tiện, bạn cần thay đổi thói quen nguy hại này ngay.