Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

Page 52

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam

Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Nguồn tài chính được cung cấp trực tiếp đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người nghèo. Nhưng rủi ro tín dụng cũng tăng lên khi người nghèo có thể được vay từ nhiều nguồn, trong khi nguồn tích lũy để trả nợ còn hạn chế. Tình trạng nợ quá hạn khá phổ biến ở một số nơi như Bản Liền-LC, Thuận Hòa-TV, Phước Đại và Phước Thành-NT. Tại Bản Liền-LC, đa số bà con vay vốn trồng chè 3-4 năm trước hiện chưa trả được do chè mới thu, giá thấp. Tại Thuận Hòa-TV, bà con vay vốn nuôi tôm bị thất tôm nặng nề trong các năm 2008 trở về trước, rất nhiều hộ đang thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng (do đó cũng không được vay tiếp). Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, bà con vay vốn nuôi bò gặp rủi ro về dịch bệnh và giá cả, nhiều hộ sử dụng vốn vay để tiêu dùng nên không có nguồn tích lũy để trả nợ. Trong trường hợp nợ quá hạn người dân thường đề nghị ngân hàng cho “lưu vụ” (gia hạn món vay và chịu mức lãi suất tăng lên) hoặc tìm cách “đảo nợ” (vay nóng bên ngoài lãi suất cao trong thời gian ngắn để trả nợ ngân hàng, rồi lại vay tiếp ngân hàng để trả cho nguồn vay nóng bên ngoài; tuy nhiên hộ quá nghèo cũng khó được vay nóng). Đã có nhiều cải thiện về tiếp cận vốn đối với phụ nữ

Vay vốn ngân hàng là một quyết định hệ trọng trong đời sống hộ gia đình ở nông thôn, nên thường có sự bàn bạc kỹ càng giữa nam giới và phụ nữ. Đơn xin vay vốn ngân hàng phải có chữ ký của cả 2 vợ chồng (1 người đứng tên người vay, 1 người đứng tên người thừa kế) cũng khuyến khích sự đồng thuận của vợ và chồng. Tại hầu hết điểm quan trắc, các Tổ vay vốn do Hội Phụ nữ thành lập và quản lý đã tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn ưu đãi của NHCSXH, kết hợp với các hoạt động tiết kiệm, tạo vốn quĩ quay vòng, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ (Bảng 2.11). BẢNG 2.11. Các nguồn vốn tự quản của phụ nữ xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh)

Tuy nhiên sử dụng vốn vẫn là ưu thế của nam giới

Nguồn vốn của Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD)

Tín dụng tiết kiệm của Hội Phụ nữ xã

Quỹ Chi hội Phụ nữ thôn

Nguồn vốn

Nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của IFAD thông qua Hội phụ nữ tỉnh.

Tiết kiệm 5.000 đồng/ tháng (trong số chị em tham gia tổ vay vốn IFAD từ năm 2002)

Các thành viên của chi Hội phụ nữ thôn đóng góp 10.000 đồng/năm

Cách quản lý

Quản lý theo ngành dọc từ Hội phụ nữ tỉnh xuống Hội phụ nữ xã và chi hội thôn

Hội phụ nữ xã quản lý

Chi hội phụ nữ thôn tự quản lý

Số tiền vay, lãi suất tháng

3 triệu đến 10 triệu đồng Lãi suất: 0,8%

2 triệu đồng Lãi suất: 0,5%

500 đến 1triệu đồng Lãi suất: 0,2%

Cách thu hồi

Trả lãi theo quý Thời gian vay 24 tháng Trả gốc cuối kỳ

Trả lãi vào cuối năm. Thời gian vay 24 tháng Trả gốc vào cuối kỳ

Trả lãi theo tháng Thời gian vay 12 tháng Trả gốc vào cuối kỳ

Dư nợ

Tổng dư nợ của toàn xã là 303 triệu (103 hộ) Hương Tân: 41 triệu Hương Thọ: 48 triệu

Tổng dư nợ toàn xã là 94,6 triệu

Hương Tân: 3,5 triệu Hương Thọ: 3 triệu đồng

Thuận lợi

Số tiền vay khá lớn, chị em có thể đầu tư chăn nuôi, sản xuất

Lãi suất thấp Hộ khó khăn có thể vay từ nguồn vốn này

Lãi suất thấp Hộ khó khăn có thể vay từ nguồn vốn này

Khó khăn

Lãi suất khá cao

Nguồn vốn ít

Nguồn vốn ít

Tuy nhiên, quyết định sử dụng vốn như thế nào vẫn thể hiện ưu thế của nam giới, nhất là ỏ các vùng DTTS miền núi. Bà con vay vốn chủ yếu để mua trâu bò, một số ít vay vốn để mua xe máy, những hoạt động mua bán này phần lớn do nam giới đảm nhận. Vốn vật chất Các tài sản vật chất như nhà cửa, gia súc, xe máy, ti vi, giường tủ... là tiêu chí dễ nhận biết nhất khi so sánh hộ nghèo với hộ khá. Hộ nghèo thường có nhà cửa lụp xụp và có ít tài sản

36


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.