Suu tap gom

Page 1

CHAÂN DUNG

ĐỒ GỐM VIỆT NAM

Boä söu taäp goám tuyeät vôøi töø loøng caùt Kerry Nguyễn Long*

C

ách đây 8 năm, Huỳnh Văn Chuân đã mua từ một người buôn cát một chiếc bình vôi bằng gốm trang trí hoa văn khắc vạch tô men nâu xám. Vào lúc sưu tầm được món cổ vật đầu tiên này anh không hề có kế hoạch chắc chắn về việc sưu tầm đồ gốm, tuy nhiên món cổ vật này đã đánh dấu một cơ hội bất ngờ và sự khởi đầu cho một bộ sưu tập non trẻ. Những món đồ gốm trong bộ sưu tập này có cùng một nguồn gốc đó là khu vực từng là thương cảng Thanh Hà một thời sầm uất, nằm bên bờ sông Hương, cách biển khoảng 5 km. Hơn 8 năm qua Chuân đã thu thập thêm nhiều bát và chén trà bằng gốm niên đại thời Lý (1009 - 1225), thời Trần (1225 1400) và thời Lê Sơ (1426 - 1527). Tất cả những món này đều có niên đại trước lúc Nguyễn Hoàng từ Đại Việt (Việt Nam)(1) đến vùng đất này lập nghiệp. Chuân sống ở làng Kim Long, một ngôi làng có lịch sử lâu đời nằm gần kề với Kinh thành Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam), một trong những nơi mà các chúa Nguyễn đã định cư trước khi đi đến quyết định cuối cùng chọn Huế làm kinh đô. Ngôi nhà của anh tọa lạc trong một khung cảnh thôn quê bình dị ở hai bên bờ của một phụ lưu sông Hương - con sông chảy ngang kinh thành Huế đổ ra biển, ngang qua chợ Đông Ba, chợ Dinh, Bãi Dâu, Bao Vinh, Triều Sơn, Thủy Tú và Thanh Hà, trước khi đổ ra biển Biển Đông tại cửa Thuận An. Vào đầu thế kỷ 15, Việt Nam dưới triều đại Hồ Quí Ly (1400 - 1407) đã tiến hành phong trào Nam tiến vào lãnh thổ của vương *

Huỳnh Văn Chuân cầm mảnh vỡ của chiếc chậu gốm lớn vớt từ sông Hương. Đây là gốm Chu Đậu thời Lê Sơ. quốc Champa đa dân tộc.(2) Công cuộc Nam tiến này được mở rộng sau năm 1546. Khi Trịnh Kiểm tiếm quyền nhà Lê và hai dòng họ Trịnh Nguyễn, đã từng đồng minh của nhau, trở thành kẻ thù không đội trời chung và Trịnh Kiểm là người anh rể đa mưu túc trí, Nguyễn Hoàng do nhìn thấy trước được hiểm họa sẽ đến với mình nếu còn ở lại Thăng Long nên đã thỉnh cầu xin làm trấn thủ xứ Thuận Hóa. Lời thỉnh cầu của ông được Trịnh Kiểm chấp thuận, ông đến Thuận Hóa năm 1558 mang theo cả gia quyến và thuộc hạ. Năm 1600, Nguyễn Hoàng không còn phục tùng triều đình xứ Đàng Ngoài nữa. Huế đã trở thành một trung tâm quyền lực ở Đàng Trong và là địch thủ của Thăng Long (Hà Nội) cùng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.(3)

Chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam, Australia.

Năm 1636 chúa Nguyễn Phước Lan (1635 - 1648) đã chọn Thanh Hà làm trung tâm giao lưu buôn bán để phục vụ cho kinh đô Huế, nhưng trước đó Thanh Hà đã là một cộng đồng thương mại nhỏ. Trong vai trò mới của mình nó đã phát triển thịnh vượng, đặc biệt sau khi các chúa Nguyễn cho phép người Minh Hương mua đất lập nghiệp. Chất liệu gốm Nhật Bản và Trung Quốc thế kỷ 17 - 18 được khai quật tại khu vực thương cảng cổ này phù hợp với tiến trình lịch sử trên.(4) Tuy nhiên đa số đồ gốm trong bộ sưu tập của Chuân đều có niên đại trước thời kỳ này và hẳn là chúng được gắn liền với hoạt động của cộng đồng thương mại nhỏ ở Thanh Hà trước năm 1636. Bởi vì những món đồ gốm trong bộ sưu tập này có một nguồn gốc chung cho thấy chúng là đồ gốm THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009 27


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
Suu tap gom by ngoquanghoang - Issuu