BẢNG TRUY TẦM 64 THỨC HỆ TẢN MẠN Tam thiên Dịch số có 64 thức hệ chuyên biệt nhau mà cũng phụ lực nhau, tùy theo hành giả khẩn cầu trong lúc tâm nguyện một điều cần thiết. Lúc khấn nguyện gieo từ đồng tiền xuống đặt từ dưới lên trên để thành lập một thức hệ, 6 đồng tiền một bề hình và một bề chữ, bề hình thuộc Dương, bề chữ thuộc Âm. Như vậy 6 đồng tiền gieo xuống tùy theo Dương Âm mà truy tầm ra thức hệ, Dương là lằn gạch nguyên, Âm là lằn gạch đứt, mỗi thức hệ có 6 lằn gạch, cứ theo đó mà truy ra thức hệ ở bảng Truy Tầm 64 Thức hệ. Khi đã tìm thức hệ được rồi xem thuộc số thứ tự của Thức hệ để tìm ra phần dẫn giải thức hệ. Chúng tôi thấy không cần ghi lại phần Hán tự rất khó hiểu, mà chỉ dẫn giải trực tiếp thức hệ qua các giai đoạn đầu tiên là nghĩa l{ của thức hệ định đạt Tốt Xấu, kế tiếp xuyên qua Thoán từ và Tượng từ trong phần Nhập thế và Xuất thế, biến chuyển qua từng Tiểu thức hệ và mỗi bán thức hệ, sau đó tới phần Thế gian vận, trình bày sơ lược tương lai hành giã qua thức hệ. Cuối cùng kết luận thức hệ tức là phần An bài thế sự, đối với việc khẩn cầu của hành giả, chúng tôi ghi nhận 5 phần chính của mỗi thức hệ: 1-Ý nghĩa của thức hệ theo nguyện cầu của hành giả, tức là phần I.- Thế gian sự vụ. 2-Lý giải Tu Tề Trị Bình của thức hệ, tức là phần II.- Nhập thế. 3-Luận giải tổng quát hướng về nguồn cội tức là tìm đường trở về Thái cực, Vô cực, Thượng đế, tức là phần III.- Xuất thế. 4-Thiển ý vận hành tiên tri, quá nhiêu khê, chỉ tóm lược ở phần IV.- Thế gian vận. 5- Kết luận là phần V.- An bài thế sự. Lý giải 64 thức hệ chúng tôi mạo muội ghi thêm phần Phụ lục về những vận hành tiên tri cá nhân hành giả khẩn cầu mà thôi, còn phần khác như Tiên tri,vận mạng quốc gia và Thế giới chưa có đũ khả năng, nên xin miễn và thông qua, trông chờ chỉ giáo của quí bậc uyên thâm. Chúng tôi không theo trình tự của Kinh Dịch của Tàu, mà thêm vào nhiều phần bổ túc của Kinh Dịch Tàu những chỗ bế tắt, hay lấn cấn vì Tàu thiếu Trung thiên Dịch số, nên chỉ dùng Thể và Dụng của Tiên thiên Dịch số và Hậu thiên Dịch số giải đáp tạm thời thông qua. Chính Khổng tử trong khi san định Kinh Dịch đã từng xác nhận chưa thông suốt hết huyền diệu của Kinh Dịch, do thiếu trung gian giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên, tức là thiếu phần Trung thiên đã bị Tổ tiên Bách Việt giấu giếm, sau khi bị đạo văn 2 phần Tiên Thiên và Hậu Thiên. Ngày xưa chỉ tâm truyền tâm, hay khẩu truyền khẩu, nên Tàu đạo văn không được Trung Thiên, do đó mà Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm đã phô trương 487 câu sấm lưu truyền lại trong Bạch Vân thi tập đến ngày nay, ăn đứt Lưu bá Ôn và Khổng Minh (Tàu). Chúng tôi cố gắng giản dị hóa Tam thiên dịch số sao cho ai đọc cũng hiểu được rõ ràng trình tự của mỗi thức hệ.