BÀN VỀ SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM. (Tiếp theo Bài Nguyên Lý Nạp Âm ) Thành Phố Hồ Chí Minh , ngày 20/10/2012 Lý Trần Lê A/ Về cách đặt tên cho Ngũ Hành Nạp Âm . I/ Việc đặt tên cho các Hành Nạp Âm Thiệu Vĩ Hoa ( Nhà Dịch Học Danh Tiếng Trung Quốc hiện nay ), trong Sách “ Dự đoán theo Tứ Trụ ” và Sách “ Chu Dịch với Dự Đoán Học ”, đã viết : “Trong Bảng 60 Giáp Tý, căn cứ nguyên tắc gì để nạp Âm Ngũ Hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới Học Thuật của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn ’’ . Vậy là, Người đặt Tên cho Ngũ Hành Nạp Âm và cả những Người sử dụng Ngũ Hành Nạp Âm đã không hiểu được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm. Thế thì, làm sao mà xác định được tính chất của Ngũ Hành Nạp Âm ? Đã không hiểu được tính chất của Ngũ Hành Nạp Âm thì làm sao mà sử dụng chúng đúng đắn được ? Vậy , các Vị Tiền Bối đã dựa vào những tiêu chí nào để xác định Tính Chất của các Hành Nạp Âm và đặt Tên cho chúng ? 30 Hành Nạp Âm đã được Nhà Dịch Học Đào Tông Nghi đặt Tên , xác định Tính Chất và đã được in trong Sách HKBPT của Mai Cốc Thành, Bản dịch, Tập 1, từ trang 115 . Dưới đây là một số Tên trong các số đó : 1/ Hải Trung Kim : Giáp Tý-Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tý thuộc Thủy lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thủy, kiêm Kim tử ở Tý, Mộ ở Sửu. Thủy vượng mà Kim tử mộ, vì vậy mà đặt là Hải Trung Kim. 2/ Kiếm Phong Kim : Nhâm Thân- Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim lâm quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu. Kim đã sinh vượng thì thành cương vậy, Kim thì vượt hơn ở Kiếm Phong. Vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim. 3/ Giản Hạ Thủy : Bính Tý- Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy. Thủy vượng ở Tý, suy ở Sửu. Vượng mà lật lại là Suy, thì không có thể là Giang Hà được. Vì vậy đặt là Giản Hạ Thủy. 4/ Ốc Thượng Thổ : Bính Tuất- Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là Thiên Môn, Hỏa đã đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt tên là Ốc Thượng Thổ. 5/ Tang Chá Mộc : Nhâm Tý- Quý Sửu gọi là Tang Chá Mộc. Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Kim ( ? ), Thủy mới Sinh Mộc, Kim thì phạt Mộc. Vì vậy đặt là Tang Chá Mộc. 6/ Thiên Thượng Hỏa : Mậu Ngọ- Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa. Ngọ là đất vượng Hỏa, Mộc ở trong Mùi lại phục sinh. Tính Hỏa cháy ở trên Trời, lại gặp sinh địa. Vì vậy đặt tên là Thiên Thượng Hỏa. II/ Nhận xét về cách đặt tên của Đào Tông Nghi : Chú ý : Tôi sẽ gọi những cái Tên của Hành Nạp Âm do Đào Tông Nghi đặt ra là những Tên Truyền Thống và gọi mỗi Hành của Ngũ Hành ( Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim ) là Hành Gốc. Một vài ký hiệu : => : Sinh trợ cho ; =< : khắc xuất.