Nghiên cứu trao đổi
Ngành dược phẩm Việt Nam 2022-2025
Triển vọng tích cực trong dài hạn Phòng Nghiên cứu kinh tế - Viện ĐT&NC BIDV
Dược phẩm là ngành đặc thù, vừa đóng góp cho phát triển kinh tế, vừa có vai trò quan trọng trong đảm bảo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội. Việt Nam là thị trường dược phẩm lớn thứ hai Đông Nam Á, có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2021. Triển vọng ngành dược phẩm Việt Nam được đánh giá tích cực cùng với sự “bứt phá” của ngành dược thế giới, sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu học, sự cải thiện thu nhập và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.
N
hóm nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã có báo cáo đánh giá về triển vọng và thách thức của ngành Dược phẩm Việt Nam giai đoạn 2022-2025, từ đó đưa ra một số đề xuất với BIDV, góp phần nắm bắt cơ hội, phát triển hoạt động kinh doanh trong ngành giàu tiềm năng và năng động này. Tăng trưởng năng động Bắt nhịp với xu hướng tăng trưởng năng động trên thế giới, ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2022-2025 với nhu cầu chăm
62
sóc sức khỏe ngày càng tăng; xu hướng số hóa, M&A; sự phát triển của kênh OTC và thị trường bán lẻ trực tuyến... Theo Evaluepharma và BMI (2022), dự báo ngành dược Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11-13%/năm giai đoạn 20222025, thuộc Top 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới; tiêu thụ thuốc và chi tiêu y tế/GDP Việt Nam sẽ cao thứ hai Đông Nam Á (lần lượt đạt 166 USD/ người và 24 tỷ USD năm 2025). Mức độ quan tâm cao hơn đến sức khỏe và sự sẵn sàng chi trả cho dược phẩm, y tế sẽ dẫn dắt đà tăng của ngành dược: Theo WorldBank
Đầu tư Phát triển Số 298 Tháng 6. 2022
(2021), Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, số người trong độ tuổi 65 trở lên dự báo chiếm 21% dân số vào năm 2050 (gấp 2,3 lần năm 2021); tỷ lệ dân số đô thị đạt 45-50% và GDP bình quân đầu người ước đạt 7.500 USD/năm vào năm 2030 - là mức thu nhập trung bình cao; tầng lớp trung lưu dự báo sẽ chiếm trên 50% dân số năm 2030 (Theo World Data Lab, 2021). Đây là nền tảng gia tăng nhu cầu và khả năng chi trả cho thuốc, dịch vụ y tế, đặc biệt là thuốc chất lượng cao. Số hóa sẽ tạo chuyển biến về chất của ngành dược: Với sự bùng nổ của CMCN 4.0, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số sẽ ngày càng phổ biến trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành dược phẩm Việt Nam như: nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng ảo/từ xa; ứng dụng AI, Bigdata, IoT trong khám bệnh, chăm sóc sức khỏe trực tuyến; trị liệu kỹ thuật số; theo dõi tiêm chủng; bảo mật dữ liệu; quản lý cơ sở y tế quốc gia; sự phát triển của HealthTech cùng với công nghệ sinh học, dược liệu… Kênh bán lẻ và dược phẩm, y tế trực tuyến đang mở ra những cơ hội mới: Mặc dù kênh ETC (kênh đấu thầu thuốc qua bệnh viện) được dự báo vẫn chiếm ưu thế trong dài hạn (chiếm 60-65% giá trị và thị phần tiêu thụ thuốc) song kênh bán lẻ OTC (kênh thuốc không kê đơn) sẽ ngày càng phát triển và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp (DN) dược phẩm Việt Nam nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhiều cơ hội mới đang mở ra với kênh bán lẻ trực tuyến và sự phát triển của các ứng dụng chăm sóc sức khỏe online nhờ sự hợp tác giữa các DN dược phẩm, các chuỗi bán lẻ lớn như Pharmacity, Long Châu, An Khang, Phano với các startup dược phẩm