7 minute read

Công nghệ thông tin BIDV Hướng tầm nhìn dài hạn đến năm 2035

Lễ khởi động dự án Tư vấn xây dựng Kiến trúc tổng thể và Chiến lược phát triển CNTT

Công nghệ thông tin BiDV

Advertisement

Hướng tầm nhìn dài hạn đến năm 2035

HồNG HạNH Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đã xác định tầm nhìn BIDV trở thành định chế tài chính có nền tảng số tốt nhất Việt Nam và một trong ba trụ cột phát triển là Công nghệ & Ngân hàng số: “Tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ ngân hàng số”.

Để làm được điều đó, BIDV luôn chú trọng đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) nhưng phải bài bản và theo lộ trình cụ thể, cần có chiến lược, kế hoạch tổng thể về phát triển CNTT phù hợp với từng giai đoạn, đảm bảo gắn kết và phục vụ Chiến lược kinh doanh của BIDV.

Từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn và định hướng, chỉ đạo đúng đắn của Ban Lãnh đạo, tháng 12/2021, BIDV đã khởi động dự án Thuê tư vấn xây dựng Kiến trúc tổng thể và Chiến lược phát triển CNTT giai đoạn 2022-2031, tầm nhìn đến năm 2035. Kết quả của dự án được kỳ vọng sẽ giúp BIDV xây dựng bức tranh toàn cảnh về CNTT, từ đó có giải pháp để quản lý quy hoạch phát triển CNTT, khai thác hiệu quả hoạt động của các hệ thống CNTT hiện có, đảm bảo việc đầu tư - phát triển - quản lý CNTT phù hợp với định hướng và nhu cầu thực tế, phát huy hiệu quả đầu tư; đồng thời xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai các dự án CNTT phù hợp với Chiến lược hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của BIDV.

Ngày 10/06/2022, BIDV đã hoàn thành xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển CNTT BIDV giai đoạn 2022-2031, tầm nhìn đến năm 2035 theo Nghị quyết số 556/ NQ-BIDV. Chiến lược đã xác định tầm nhìn cho Khối CNTT&NHS trong giai đoạn tới, đó là trở thành ngân hàng có năng lực CNTT tốt nhất Việt Nam và hàng đầu khu vực Đông Nam Á; đảm bảo hạ tầng CNTT, nền tảng ứng dụng, dữ liệu, nguồn nhân lực luôn sẵn sàng đáp ứng được các mục tiêu của Chiến lược kinh doanh BIDV, Chiến lược chuyển đổi số và các chiến lược cấu phần của BIDV đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Để thực hiện mục tiêu lớn đã đặt ra, BIDV xác định các nội dung cụ thể cần đạt được thông qua 06 nhóm mục tiêu, bao gồm:

Tạo ưu thế trong tương tác và lấy khách hàng làm trọng tâm: Triển khai và mở rộng các nền tảng ứng dụng hỗ trợ cho tiếp thị, thu hút và giữ chân khách hàng.

Đổi mới và phát triển sản phẩm: Tập trung phát triển các sản phẩm

công nghệ và số hóa các hành trình khách hàng nhằm mục tiêu hỗ trợ đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ khách hàng được số hóa hoàn toàn vào năm 2031.

Triển khai các nền tảng ứng dụng phục vụ nghiệp vụ chủ chốt: Hoàn thiện mô hình kiến trúc tích hợp mở, nền tảng ngân hàng mở trên môi trường điện toán đám mây.

Chuyển đổi nền tảng CNTT: Chuyển đổi mạnh mẽ nền tảng công nghệ theo xu hướng chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng CNTT bền vững, ổn định, đẩy mạnh an toàn an ninh thông tin trong các hoạt động chuyển đổi số.

Quản trị CNTT, ứng dụng CNTT trong quản trị nội bộ và quản trị rủi ro: Bổ sung kiện toàn các quy trình và năng lực trong quản trị CNTT, an toàn an ninh thông tin. Đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ mới để nâng cao năng lực quản trị nội bộ và quản trị rủi ro theo phương thức hiện đại.

Mô hình tổ chức và nhân lực CNTT: Kiện toàn mô hình tổ chức Khối CNTT&NHS trong năm 2022; Tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT, nhân lực số chất lượng cao; Triển khai mô hình phát triển ứng dụng linh hoạt và liền mạch (Agile, DevSecOps) trong phát triển các sản phẩm số và các nền tảng ứng dụng doanh nghiệp.

Tại Ngày hội Sáng tạo và Công nghệ BIDV tổ chức chiều ngày 11/06/2022 vừa qua, Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú nhấn mạnh: “Có thể nói rằng, sau Chiến lược phát triển hệ thống đến 2025 - tầm nhìn 2030 được công bố (theo Quyết định 22 ngày 11/01/2022), chúng ta đã thực sự chuyển từ trạng thái cơ cấu (phát triển để cơ cấu - cơ cấu để phát triển tốt hơn) sang một trạng thái mới, một tâm thế mới, giai đoạn mới - giai đoạn phát triển thịnh vượng. Kiến trúc tổng thể CNTT và Chiến lược CNTT là hợp phần hoàn chỉnh trong tổng thể các hợp phần chiến lược và là hợp phần quan trọng bậc nhất, bởi vì công nghệ ngày nay, không chỉ phục vụ cho yêu cầu nghiệp vụ kinh doanh, cho nhu cầu thị trường mà còn tạo ra nhu cầu, định hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng… Đối với BIDV trong chiến lược phát triển của mình, chúng ta đã xác định công nghệ và ngân hàng số là lực lượng cạnh tranh đột phá…, là một trong ba trụ cột phát triển của BIDV trong giai đoạn tới.”

Ông Phan Đức Tú cũng khẳng định vai trò của CNTT đối với BIDV: “Chúng ta cần đổi mới nhận thức về vai trò công nghệ trong hoạt động ngân hàng. CNTT BIDV là nhân tố quyết định sự tồn tại của BIDV, là mũi nhọn cạnh tranh, là khâu đột phá. Công nghệ phải đi trước dẫn đường, công nghệ để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, công nghệ để quản trị nội bộ; sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao là năng lực cạnh tranh, là thương hiệu của Hệ thống. Vị trí của công nghệ BIDV là vị trí tiên phong, đội ngũ làm công nghệ BIDV ngày nay phải là đội quân tiên phong.”

Ngay sau khi Chiến lược phát triển CNTT được phê duyệt, BIDV đã nhanh chóng kiện toàn mô hình tổ chức Khối CNTT&NHS với 05 đơn vị: Ban Công nghệ, Trung tâm CNTT, Trung tâm NHS, Trung tâm Phân tích kinh doanh và quản trị dữ liệu tập trung, Ban QLDA chuyển đổi hệ thống Corebanking. Các đơn vị cũng gấp rút nghiên cứu, trao đổi, hoàn thiện để phân khai chương trình hành động chi tiết nhằm quyết tâm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Hy vọng, sự nỗ lực của Khối CNTT&NHS cùng với toàn hệ thống sẽ sớm đưa BIDV trở thành định chế tài chính hàng đầu Đông Nam Á, thuộc nhóm 100 ngân hàng lớn nhất châu Á vào năm 2030.

05 Nội dung chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú tại Ngày hội Sáng tạo và Công nghệ kỷ niệm 30 năm CNTT và công bố Kiến trúc tổng thể CNTT và Chiến lược phát triển CNTT giai đoạn 2022 - 2031,

định hướng 2035

Thứ nhất: Thay đổi tư duy, nhận thức về CNTT; thay đổi tâm thế người làm CNTT BIDV;

Thứ hai: Thay đổi cách thức quản trị và phát triển công nghệ (cách làm công nghệ);

Thứ ba: Thay đổi về cách thức quản trị và phát triển nguồn nhân lực CNTT;

Thứ tư: Tận dụng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đang có và sẽ có của Hệ thống;

Thứ năm: Nhưng tất cả đó, cũng chỉ mới là điều kiện cần; điều kiện đủ chính là vấn đề thứ 5 - vấn đề cuối cùng và quan trọng nhất: Khát vọng cống hiến của đội ngũ CNTT,

Phó Tổng giám đốc BIDV Phan Thanh Hải trình bày Kiến trúc tổng thể và Chiến lược phát triển CNTT BIDV