LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TẠI LUẬN VĂN 24 Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên giá viết thuê luận văn thạc sĩ sẽ chia sẻ đến bạn những lý luận về hàng hóa sức lao động bao gồm điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa, những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
Lý luận về hàng hóa sức lao động Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 1. Khái niệm sức lao động Theo C.Mác: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm trong hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.” 2. Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện lịch sử sau: Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải