LT2004

Page 1

Linh Thao là mµt giæa nhi«u phßong thÑc c¤m phòng trong Giáo Hµi, chào ð¶i ðã h½n b¯n thª kÖ rßÞi, trong nôi kinh nghi®m nµi tâm cüa thánh Inhã Loyola, nh¢m thao luy®n cho Linh h°n, tÑc là thñc t§p, trao d°i và b°i dßÞng cho nµi tâm. S¯ng tr÷n kª hoÕch cüa Chúa là mßu c¥u hÕnh phúc cho chính mình.


ính thưa anh chị em linh thao thân mến, Có bao giờ chúng ta cảm nhận được chính mình là những nhành nho bé nhỏ nhất của vườn nho Thiên Chúa? Những cành bé nhỏ non dại được sinh ra lớn lên trong tình thương bao la chở che chăm sóc của Ngài. Cảm nhận được những ơn ích Ngài đã ban cho, chúng ta hãnh diện vui mừng biết bao, … tại sao chúng ta lại không tự hào được nhỉ?, khi chính chúng ta là chi thể thân yêu thiêng liêng của đấng tạo ra trời đất, muôn loài, vạn vật. Ngài đã nuôi dưởng chúng ta bằng nhựa sống tinh tuyền của Ngài và cả bằng sự chết của Ngài nữa. Tự hào lắm chứ…Ngửng mặt lên vui mừng cảm tạ Hồng Ân Ngài các bạn ạ. Chúng ta phải nghĩ rằng từ một mầm bé nhỏ đơn sơ, yếu mềm giữa thời tiết khắc nghiệt thay đổi, sâu bọ qủi ma quanh đầy, tự mình không thể vươn lên sống vững thảnh thơi được, nếu không có sự chú tâm săn sóc,… không có bàn tay cắt tỉa những hư xấu của Ngài. Trang 2

Bài Kinh Thánh về cây nho Chúa đã nói với chúng ta những gì ? „Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho, Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được nếu không dính liền với cây nho, các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và Lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 10:15,1-8). Ðó các bạn thấy không, từ nhành nho nhỏ, trong hơn mười năm qua được sự chăm sóc chở che cắt tỉa của Thiên Chúa, với nhựa sống rạt rào qua Lời Ngài ban cho trong các khóa Linh Thao, giờ đây chúng ta được trở nên tốt đẹp hơn xưa, mơn mỡn hơn xưa phải không? Nhưng đã đủ chưa hở các bạn? Nếu cho như vậy là đủ, không thường xuyên ăn uống Lời Hằng Sống của Ngài là lương thực cho linh hồn, thì chúng ta cũng lại như những

nhành nho thiếu sức sống sẽ bị khô héo tàn phai mà thôi, uổng công chăm sóc thương yêu của Ngài. Các khóa linh thao hàng năm vẫn mời gọi các bạn về tham dự, năm nay cũng thế các khóa sẽ được tổ chức nhiều nơi trên toàn nước Ðức, tại các Vùng cha Hạnh, Cha Thủy, Cha Long, Cha Lưu, cha Bằng, Cha Hoan, v.v… Các bạn thu xếp về tham dự các bạn nhé. Ðể chúng ta mãi mãi là nhành nho tốt đẹp của vườn nho Giáo Hội. Thân, . TM. Ban Tổ chức các khóa Linh Thao Trương

Lạy Chúa, xin hãy nhận lấy tất cả tự do, trí khôn và ý chí con. Tất cả những gì con có và làm chủ, Chúa đã cho con tất cả, con xin dâng lại cho Chúa. Tất cả là của Chúa. Xin Chúa xử dụng hoàn toàn theo tôn ý. Lạy Chúa, xin hãy ban cho con tình yêu và ân sủng của Chúa, đối với con thế là đủ. Amen (Thánh Inhã)

Địa chỉ liên lạc Đặc San Linh Thao: ÔB. Trƣơng Xuân Sao Gustavsburger Str. 23 65462 Ginsheim - Germany Tel. +49 (0) 6144-3950 TruongXuanSao@gmx.net Linh Thao


Suy niệm viết trên đƣờng đi của Linh Mục Nguyễn Tầm Thƣờng

Dẫy núi dài trên ba ngàn cây số nhƣ xƣơng sống cá từ cuối miền nam tới New Dehli chia nƣớc Ấn thành hai vùng khí hậu khác nhau. Phía Tây Nam, vùng Kerala, biển Goa có thể mƣa dầm dề vào tháng sáu. Gió đƣa mƣa lên miền Bắc, không băng qua đƣợc rặng Hy Mã Lạp Sơn, thổi quay về hƣớng Ðông Nam. Vào độ tháng mƣời nƣớc bắt đầu lụu ở miệt Bangadesh, Calcutta. Năm nay mới tháng tƣ mà mƣa liên tiếp gắn một tuần rồi. Hơi lạ. Mƣa rừng. Mƣa trên núi.

vào phòng. Phòng ùa ngập mây. Chƣa bao giờ tôi gần mây nhƣ thế. Ngày xƣa bé nhìn mây bay. Ngƣớc mỏi cổ mong cánh diều lên cao. Tuổi thơ không biết mây là gì, chỉ biết mây ở cao và chẳng bao giờ ta với tới. Mây là thần thoại của trời.

ngày thức giấc bốn rƣỡi sáng. Các thiền sinh ngồi nhƣ tƣợng gỗ chung quanh cây thập giá. Không giảng thuyết. Không nhạc dạo. Không nghi thức. Chỉ có thập giá gỗ. Mƣời năm sống đời linh mục, Tuần Thánh này khác quá.

Không, mây không là thần thoại. Mây là tâm tình của đất gọi trời cao. Mây đem hơi nƣớc từ sông, từ biển, từ đồng bằng với gọi trời và trời gởi mƣa xuống. Mây vừa là tiếng của đất nguyện xin vừa là đáp trả của trời, trao nhau. Hôm nay mây Mƣa núi bao giờ cũng lạnh. đem mưa xuống rừng, mưa Trên cao độ, sƣơng chậm về bên thánh giá. tan và nắng lên muộn. Nắng đổ trên đầu núi, bao giờ Tôi đến thiền viện Bodhi cũng rực rỡ. Ðứng bên này Zendo đúng vào dịp Tuần núi chỉ thấy hừng đông hắt Thánh. Thứ Sáu Tuần lên phía bên kia đồi. Mấy Thánh không có thánh lễ, hôm nay không còn hừng chỉ có thánh giá, không đông vì mưa đem sương nhạc khí, không hoa đèn. về. Không gian chìm trong Thinh lặng suy niệm mầu màn sƣơng sáng đục. Rỉ rả nhiệm thánh giá, mầu đã mưa gần hết đêm qua. nhiệm Chúa đau khổ. Ðêm Mƣa rừng thƣờng mƣa rất qua mƣa lạnh, sáng nay dai.Trong phòng, qua khung vẫn rớt những tàn mƣa kiếng tôi không còn thấy rừng trên tầu chuối. Thiền rừng cây dƣới thung lũng đường cũng lạnh hơn mọi nữa. Mây bay sà sà ngang ngày. Tĩnh mịch, thoang qua cửa sổ. Mở cửa, gió thoảng chút hƣơng trầm, đưa sương mù và mây ùa một chút ấm. Chuông đầu

Những năm đầu đời linh mục của tôi, Tuần Thánh là những ngày bận rộn nhất. Những ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm xƣa với giải tội hàng giờ, tập nghi thức cho giúp lễ, tập hoạt cảnh suy niệm Chúa trong đêm vƣờn Cây Dầu, sửa soạn chặng đường thánh giá, rửa tột tân tòng đêm Phục Sinh. Hôm nay tôi ngồi đây trên núi thấy Tuần Thánh này vắng vẻ quá. Âm vọng về những ngày tháng cũ. Những năm ở trại tỵ nạn, đêm Phục Sinh nào cũng tham dự niềm vui của biết bao anh chị em tân tòng rửa tội. Lễ lạc tƣng bừng. Hôm nay chỉ có mƣa rừng, thánh giá và thinh lặng của núi.

Linh Thao

Mỗi ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm xƣa, chặng đàng thánh giá không ở trong nhà thờ mà trong các ngõ hẻm của trại tỵ nạn. Trang 3


Gần hai chục ngƣời vác cây thánh giá gỗ, toàn thể cộng đoàn theo sau, dừng mười bốn noi trong các đƣờng hẻm. Mỗi đoàn thể thay nhau vác thánh giá một chặng. Ba giờ chiều trời trƣa hanh nắng chảy mồ hôi. Thánh giá vác đi trong đời sống. Tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Thiếu Nhi dọn hoạt cảnh Ðêm Vƣờn Cây Dầu. Ca đoàn Thanh Niên, ca đoàn Trùng Dƣơng của giáo xứ, ca đoàn Thiếu Nhi, mỗi ca đoàn dọn lời dẫn suy niệm, và những khúc ca thánh giúp giáo dân cầu nguyện. Một thời kỷ niệm đã qua rồi. Bây giờ trại tỵ nạn không còn. Mỗi ngƣời một phƣơng trời. Những khuôn mặt thân thƣơng tản mác vào cuộc đời. Tôi là linh mục của họ trong những ngày tháng ấy. Ðối với tôi, họ là một phần trong đời tôi. Có lúc bực mình gắt gỏng, có lúc thiếu sót bổn phận, có lúc sai lầm , nhƣng tôi không quên họ. Nhƣ Ðức, một đoàn viên Thanh Niên Công Giáo rất có tinh thần chung, không đƣợc định cƣ, hồi hƣơng về miền Trung, nơi mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn, nơi đất cày lên sỏi đá với cái nghèo quanh năm. Ðấy là thập giá trầy vai bất hạnh hay thánh giá hồng ân? Nhu H. phải giả hôn thú với ngƣời đàn ông đậu thanh lọc, tìm bất cứ giá nào để định cƣ, kiếm tiền gởi về nuôi em, trả nợ thay cho bố mẹ, cứu gia đình ở Việt Nam. Sau những ngày giả hôn thú với Cao Ủy, mỗi lần gặp tôi, H. khóc nghẹn trong cơn đau. Trang 4

„Cha ơi, họ hành hạ thân xác con.“ Ở Việt Nam có mấy ngƣời biết có những đồng tiền gởi về cho thân nhân là giá đau đớn nhƣ trên thánh giá của một đời ngƣời. Sự đau đớn không bao giờ nói ra đƣợc, im lìm đem theo cõi chết. Ðấy là thập giá kéo lê suốt đời hay thánh giá cứu chuộc? Nhƣ ông X. có chuyện buồn gia đình rồi vượt biên, ngày tôi về Việt Nam ông nhắn lời xin lỗi vợ con. Ông chết đơn côi trên đảo, không biết có đƣợc bình an không vì mong tin tha thứ từ quê nhà. Sau này ngƣời con ở Việt Nam nghe tin bố chết, bấy giờ thƣơng bố thì đã muộn, nhờ tôi có cách nào bốc mộ cha về. Nhƣng tôi đã rời trại rồi. Ðó là những thập giá bất hạnh trong đời sống, hay thánh giá ban ơn? Trên rừng núi của thiền viện hôm nay chỉ có thánh giá và mƣa bay, chỉ có thinh lặng. Vào những ngày này, dƣới thung lũng kia, các xứ đạo đang bận rộn, các cha xứ không có giờ nghỉ ngơi. Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày đặc biệt suy tôn thánh giá. Tôi ngồi trong thiền viện nhìn thánh giá trong tâm tƣ và những hình ảnh của quá khứ. Tôi không bận rộn với công việc nào cả. Chỉ có thánh giá và thinh lặng. Ðâu là thánh giá thật, đâu là thánh giá giả? Ngƣời Công Giáo hay nói đến thánh giá. Phải tai ƣơng hoạn nạn gì, nhiều ngƣời nói đó là thánh giá.

Gặp bất hạnh khốn khó cũng bảo thánh giá. Cái gì dữ, cái gì xấu xa xảy đến, chịu không nổi, họ an ủi nhau hãy vác thánh giá. Tôi thấy hình ảnh thánh giá đó thê lƣơng quá. Có thật đấy là THÁNH giá không? HOLY cross hay chỉ là cross? Có thật đấy là ơn cứu độ không? Có thật đấy là điều Chúa muốn con cái Chúa vác không? Tội ác xấu xa nhƣ kẻ sát nhân bắn ngƣời: Có thể hàng xóm đến an ủi bảo ông bà hãy vui lòng vác thánh giá. Một tay say rƣợu đâm xe giết chết các em bé thơ ngây. Hàng xóm chia buồn cũng an ủi ông bà hãy vui lòng vác thánh giá. Có khi họ bảo Chúa gởi để ông bà lập công đức! Có khi họ bảo Chúa thƣơng ai, Chúa gởi thánh giá cho ngƣời ấy! Giả sử tôi là ngƣời ngoài Công Giáo, nghe giáo lý nhƣ thế tôi không dám vào đạo. Sao Chúa gởi nhiều sự dữ nhƣ thế? Vào đạo để Chúa gởi tai nạn hầu tôi lập công đức ƣ? Tai ƣơng nào cũng bảo là thánh giá: Tôi sơ. Tôn thờ thánh giá là chấp nhận những tai ƣơng xấu xa đó sao? Thiên Chúa chống lại những sự dữ đó. Thiên Chúa muốn con ngƣời hạnh phúc. Phải chăng trƣớc những tai ƣơng quá đau khổ, họ gán cho Chúa gởi tai ƣơng đó đến để giúp nhau can đảm chấp nhận? Nếu vậy oan cho Chúa quá. Chúa muốn sự lành cho con ngƣời cơ mà: “Có Linh Thao


ngƣời nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá mà lại cho con rắn? Anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phƣơng chi Cha an hem, Ðấng ngự trên trời, Ngƣời sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ tin ngƣời” (Mt. 7 : 9-11). Nếu bảo Chúa gởi hoạn nạn đó nhƣ thánh giá đến, tại sao lại bắt kẻ sát nhân vào tù? Sao không cám ơn tay lái xe say rƣợu? Con cái bỏ nhà đi cũng là thánh giá Chúa gởi sao? Chúa gởi sao lại tìm nó về? Với cách nói về thánh giá nhƣ trên, trong ngôn ngữ một số ngƣời Công Giáo nói về thánh giá, tôi thấy có điều không ổn. Lần kia có kẻ sát nhân bắn oan ngƣời con trai duy nhất, rất ngoan, học giỏi của anh chị X.. Tôi nghe có ngƣời an ủi anh chị là: “Thôi, thánh giá Chúa định, anh chị cố gắng vác!” Chúa định sự dữ đó sao? Tội nghiệp cho Chúa. Gỉa sử họ nói với anh chị ấy:

“Thật đau khổ cho anh chị lúc này, Chúa cũng đau với anh chị. Chúa chẳng muốn sự dữ. Lúc này Chúa đang gần anh chị để vác chung nỗi đau của anh chị.” Tôi thấy lời ấy đúng giáo lý hơn. Ngƣời ta nói nhiều về đau khổ của Chúa Kitô. Trong khi thật ra phải nói về Chúa Kitô chịu đau khổ. Hai điều khác nhau. Nhấn mạnh về đau khổ là nói về nỗi bất hạnh. Nhấn mạnh con ngƣời chịu đau khổ là nói về can đảm. Ðức Kitô chấp nhận đau khổ trong can trƣờng. Nhƣng Ngài không đi tìm đau khổ như mục đích. Ngài không say sƣa với đau khổ. Vì thế ta can đảm chấp nhận đau khổ khi hoàn cảnh xảy tới nhƣng phải tìm cách loại trừ sự dữ gây đau khổ. Phải xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong khóa thiền học này có hơn hai chục ngƣời, nhiều quốc tịch khác nhau, Mỹ, Thụy Sĩ, Mexicô, Tiệp Khắc, Ấn Ðộ, Thụy Ðiển, Áo, đa số là Ðức. Trong đó có ba linh mục. Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, Cha Stefan ngƣời Ðức phụ trách nghi thức Chúa lập bí tích Thánh Thể và rửa chân. Cha Ama Samy phụ trách lễ Phục Sinh. Tôi phụ trách Thứ Sáu, suy niệm thánh giá. Trong nghi thức suy tôn Thánh Giá, tôi nói với các thiền sinh tập sự: Các bạn thân mến, Chúng ta đến đây để học meditation. Tôi xin gợi ý về

Linh Thao

thánh giá, để như một thiền sinh, các bạn tìm cho mình một meditation riêng. Ðức Kitô bị đóng đinh với hai tên trộm trên thập giá. Như thế ta thấy tất cả là ba cây thập giá. Mỗi lần vào phòng thiền, chúng ta cúi đầu trước cây gỗ này, cây thập giá. Trên cây thập giá không thấy tượng hình Ðức Kitô. Vậy các bạn cúi đầu trước cây thập giá của ai? Của tên trộm hay của Chúa? Ngày nay có quá nhiều thập giá, lẫn lộn vào nhau. Thập giá của Chúa, của trộm. Làm sao các bạn phân biệt? Quan trọng hơn cả là chính bạn, bạn đeo trên áo mình cây thập giá, làm sao người ta nhận ra bạn là môn đệ Chúa Kitô, hay môn đệ tên trộm? Vì cả hai đều có dấu hiệu giống nhau. Phải chăng đìều khác nhau là một cây có chất Thánh, một cây không. Nhung làm sao để phân biệt cây thập giá bạn đeo có chất Thánh? Phải chăng chất Thánh không thể tìm thấy trên cây gỗ, chỉ có thể thấy ở nơi người đeo nó? Theo nghi thức phụng vụ. Thứ Sáu Tuần Thánh không có phép lành, không có lời cầu chúc cuối, không ca hát. Sách nghi thức căn dặn là im lặng ra về. Vì thế, sau mấy lời gợi ý như trên, tôi im lặng một chút rồi ra khỏi thiền đường. Ấn Ðộ Mùa Chay và Phục Sinh, 2001 - Bài trích từ NHỮNG TRANG NHẬT KÝ CỦA MỘT LINH MỤC của Lm. Nguyễn Tầm Thường SJ. Trang 5


Nếu thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau" (Ga.13,14).

Chúng tôi đoàn xe gồm bốn chiếc đến nhà thờ Thánh Y NHÃ (St. Ignatius-Kirche) ở Franfurt nơi cử hành Thánh Lễ Thụ Phong Linh Mục của Thầy Nguyễn Ngọc Thế SJ. Thấy mọi ngƣời đã tụ tập đông đủ trước cửa nhà thờ, tôi hơi ngạc nhiên vì thấy nhà thờ hơi nhỏ, nằm khuất trong một ngõ nhỏ hẹp. Đoán chắc là không tìm đƣợc chỗ đậu gần đây, anh em chúng tôi ai cũng tìm cách đó là người trong gia đình. cho những ngƣời trong xe Trong đó ngƣời ta có thể xuống, rồi tìm chỗ đậu xe. nhận ra ngay một ngƣời là anh ruột của Thầy Thế, vì Vào đến nhà thờ thì thánh khuôn mặt và vóc dáng thì lễ đã bắt đầu, nhìn lại số cũng to lớn nhƣ Thầy Thế ngƣời tham dự thì Việt Nam nhà mình. Còn các vị Linh chiếm hơn phân nửa nhà Mục khác ngƣời Đức và thờ, tôi cố tìm xem nhân vật ngƣời Việt thì ngồi hai bên chính là Thầy Thế (mà sắp cánh trái và phải của cung sửa đƣợc mọi ngƣời gọi là thánh, nếu không đƣợc Cha Thế) đang ở đâu. Chắc đứng gần thì không thể thấy là vì Thầy có khổ ngƣời hơi các ngài đƣợc. khiêm tốn, nên trong đám đông thì hơi khó tìm, Thầy Sau lời mở đầu của Đức đứng đầu hàng ghế bên Tổng Giám mục Dr. Werner phải, còn một thầy dòng Thissen, Thánh lễ bắt đầu, Tên ngƣời Đức là Thầy tôi thấy trong mỗi lời nói của Ansgar Wiedenhaus SJ, Đức Cha, lúc nào cũng thấy cũng đƣợc thụ phong linh Thầy Thế đƣợc nhắc đến mục ngày hôm nay thì ở nhiều hơn là thầy phó tế bên trái, hàng ghế đầu sau Trang 6

Wiedenhaus SJ, cũng chịu lễ thụ phong linh mục ngày hôm nay, chắc là Đức Cha lƣu ý đến Thầy Thế nhiều, sau bài giảng đầy ngụ ý về tiến trình của Giáo Hội qua 3 thời đại lịch sử Abraham ist aussprechen (verkündigen) Giêsu is ausgeben (einladen) und Paulô ist dienen (leisten), là đến phần lễ thụ phong linh mục cho hai Thầy Phó Tế với nhƣng nghi thức: xức dầu Thánh, ban phép lành, mặc áo chủ tế, khấn hứa, chúc mừng... Tôi cũng còn cảm nhận đƣợc giọng run run của Thầy Thế lúc đó đầy cảm xúc và hồi hộp trong lúc khấn hứa. Linh Thao


Tâm tình cảm tạ

Rồi bài hát "biết lấy gì cảm mến" với những câu thật đánh động trong lòng mọi ngƣời ... Ra đi đầy nguyện ước và này con đến.., một đời con… xin làm đuốc sáng chiếu soi trần gian ... Bây giờ tôi mới cảm thấy ngôi nhà thờ nhỏ bé mang tên Thánh Y Nhã này thật ấm cúng, và thích hợp hơn là nhƣng ngôi thánh đƣờng đồ sộ, mà người ta thường sẽ cảm thấy lạc lõng trong đó. Khi Đức Tổng Giám mục Dr. Werner Thissen tiến đến để chúc mừng Cha Thế, chắc có lẽ vì Cha Thế trong bộ áo thùng thình to quá khổ, nên Cha đã đạp phải gấu áo choàng của mình, nên xém bị vấp té, may quá Đức Cha Werner đã đỡ ngài kịp, làm cả nhà thờ bật lên cƣời (hay là đó cũng là điềm nhƣ anh Sao nói: Chắc là Chúa trấn an Cha Thế , là vì nếu trong đời Cha có những lần vấp ngã, thì lúc nào cũng có Chúa bên cạnh để nâng đỡ Cha…). Sau khi chúng tôi Linh Thao

được hưởng ơn ban phép lành đầu tay của hai tân Linh mục, tôi không thể quên đƣợc giọng Cha Thế đầy xúc động trong giòng lệ khi nhắc đến thân sinh mình trong lời nguyện ... Thánh lễ kết thúc trong bầu không khí thân mật. Rôì chúng tôi còn có dịp chúc mừng vị tân Linh Mục Nguyễn Ngọc Thế SJ, và thăm hỏi những anh chị em từ các nơi khác đến trong buổi tiếp tân, cùng đƣợc thƣởng thức nhƣng tô súp nóng hổi, trƣớc khi chia tay nhau rời nhà thờ ... NQS.

Lạy Chúa, Không bao giờ con cám ơn Chúa đủ. Mỗi hơi thở của cuộc đời, con xin cám ơn Chúa. Mỗi nhịp đập của con tim, con xin cảm tạ Ngài. Cảm tạ cho đến giây phút cuối đời của đời con. Cám ơn – Đó là điều duy nhất con hằng ấp ủ. Lạy Chúa, con xin cám ơn Ngài. Amen Quý Ông Bà, Cô Chú và Anh Chị em thân mến, Với lời cầu nguyện cảm tạ trên, tôi xin chân thành cám ơn mọi người đã hiệp lời cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa, cũng như cùng chia vui với Giáo Hội, Tỉnh Dòng Tên Bắc Đức và tôi cùng gia đình trong ngày lãnh nhận sứ vụ Linh Mục vừa qua. Nguyện xin Thiên Chúa từ nhân và Mẹ Maria chúc lành và đồng hành với mọi người trên mỗi chặng đường của cuộc sống. Tôi sẽ nhớ và cầu nguyện cho quý Ông Bà, Cô Chú và Anh Chị Em trong những thánh lễ đầu tiên. Cũng xin mọi người cầu cho tôi, một Linh Mục chập chững bước vào con đường sứ vụ của Đức Kitô. Nguyễn Ngọc Thế SJ

Trang 7


C

ái lạnh sớm mai ở Kontum không dịu dàng nhƣ ở Ðà Lạt, nó se sắt buốt giá làm sao! Bốn giờ sáng tôi đã ra khỏi nhà, nhƣ mọi ngƣời khác, xuôi về nhà thờ chính tòa Kontum. Ðêm chƣa tan, bình minh chƣa đến. Trên những con đường lớn nhỏ mờ nhạt chút ánh đèn đƣờng vàng vọt ấy, tôi thấy lũ lƣợt, không phải từng đoàn, mà là từng nhóm nhỏ dăm ba ngƣời, lầm lũi bƣớc, lặng lẽ, âm thầm. Họ đến từ khắp các buôn làng xa xôi, có ngƣời đã khởi hành từ tối hôm trƣớc, có ngƣời từ sáng tinh mơ. Họ không “ngựa xe nhƣ nƣớc, áo quần nhƣ nêm” mà chỉ với đôi chân trần, chẳng giầy dép, vớ nón, lội bộ qua bao nhiêu dặm đƣờng chông gai, vất vả và còn nguy hiểm nữa, để trở về dự Lễ Thụ Phong Linh Mục của hai chủng sinh thuộc giáo phận. Họ là những ngƣời anh em Thƣợng của chúng tôi! Quang cảnh ấy khiến tôi xúc động nhớ đến hình ảnh những Kitô hữu tiên khởi, thời Nêron bắt đạo, cũng nửa đêm âm thầm đổ về vùng đất hoang ngoại thành Roma để nghe thánh Phêrô giảng Tin Mừng tôi đã đọc được trong chuyện Quo Vadis! Thân phận của những ngƣời anh em Thƣợng ấy mới hẩm hiu, thấp kém làm sao! Họ bị tƣớc đoạt tất cả các quyền lợi, ngay cả những điều kiện nhỏ nhoi nhất để sống còn, nói chi đến việc theo đạo! Sân nhà thờ chính tòa

Trang 8

Kontum vào sáng hôm 14 tháng Tƣ năm 1999 ấy, ngƣời Kinh thì ít, ngƣời Thƣợng thì nhiều, chen chúc nhau tràn cả ra ngoài hàng rào của thánh đƣờng. Trên khuôn mặt những ngƣời Kinh chúng tôi, vẻ hân hoan, vui mừng hiện rõ mồn một. Gặp nhau, họ tay bắt mặt mừng, nói nói cƣời cƣời, không quen cũng bắt chuyện làm quen. Nhƣng trên khuôn mặt của hàng ngàn ngƣời anh em Thƣợng của tôi, vẫn là nét chịu đựng, nhẫn nhục. Vui buồn chi ngƣời ngoài cũng chỉ đọc đƣợc bao nhiêu đó. Sống gắn bó với họ, yêu mến họ nên tôi cảm thông được với họ. Khi Ðức Cha Chung, chủ sự, ngỏ lời chào mừng họ bằng chính ngôn ngữ của họ, tôi thấy nhiều ngƣời trong họ bật khóc. Tôi cũng nhƣ họ, không phải là thân nhân của hai tân linh mục, chúng tôi mang niềm vui chung của giáo phận và của giáo hội. Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục hôm nay khác hẳn với những lần trƣớc kia tôi từng tham dự. Ở đây, có phần đọc Lời Chúa bằng tiếng Kinh, có phần bằng tiếng Thƣợng. Có các bản thánh ca hát bằng tiếng Kinh thì cũng có những vũ khúc của các em Thƣợng với tiếng chiêng tiếng cồng của phần kinh Vinh Danh, kinh Tiền Tụng ... Âm thanh của cồng chiêng là âm thanh của suối rừng, gió núi. Nó vang vọng đến từng ngõ ngách của những buôn làng xa xôi nhất! Nó đi vào mạch máu, vào tâm can tôi và ở lại mãi không thôi! Tâm tình của Linh Thao


mỗi ngƣời có mặt ở đây hôm nay hẳn phải là lời tạ ơn sâu thẳm nhất, trọn vẹn nhất. Tâm tình tạ ơn ấy biểu hiện qua thánh lễ sốt sắng, qua niềm hân hoan dạt dào, qua sự tƣng bừng của không khí ngày hội... Lễ tan, ngƣời ta chào mời nhau tiệc tùng, hẹn hò nhau ngày lễ mở tay. Còn các anh em Thƣợng của tôi lại lầm lũi âm thầm trở về, y nhƣ khi họ đến. Ðêm nay, có thể trong lúc những ngƣời có mặt trong thánh lễ ban sáng ấy còn họp nhau ăn mừng thì các anh em của tôi có ngƣời đã đang ngồi ở đồn công an, trong nhà tù, cũng rất có thể đang bị tra tấn nữa. Vì sao? Vì đã chống lại lệnh chính quyền, đã dám theo đạo mà còn tìm cách len lỏi đến dự đại lễ Truyền Chức Thánh! Của lễ chúng tôi cùng dâng lên sáng hôm nay tuyệt vời quá, hoàn hảo quá. Nó không chỉ là những bông hoa tƣơi thắm, niềm vui sƣớng hay nụ cƣời mà còn là cả nỗi khổ đau, nguy hiểm đầy nƣớc mắt! Vẫn trong tâm trạng vui buồn lẫn lộn ấy, buổi chiều tôi về Pleiku để dự ngày khai mạc khoá Kinh Thánh dành cho các anh em Dân Tộc của giáo phận. Trời chiều mƣa tầm tã, đường đất đỏ trơn trượt, địa điểm tụ họp xa xôi hẻo lánh. Tôi không dám nghĩ là ngƣời ta có can đảm băng rừng lội suối mà đến đây, trong điều kiện thiếu thuận tiện nhƣ thế. Vào bữa ăn tối thật đơn giản, chúng tôi chỉ có 14 ngƣời, sau đó rất lâu, thêm một anh Thƣợng trẻ, là ngƣời mới của nhóm, Linh Thao

chƣa ai biết anh. Anh đến với hai tay không, vào nhà, xin ăn tối. Tất cả các học viên Kinh Thánh này sẽ ở lại đây 10 ngày, vậy mà có ngƣời chỉ đến với một bộ quần áo rách và hai cuốn Kinh Thánh trên tay, một bản bằng tiếng Kinh và bản kia bằng tiếng Thƣợng. Ði chui đi nhủi vì sợ lộ địa điểm! Ngày khai mạc cũng là ngày họ gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sống. Anh thanh niên trẻ nói trên đã chia sẻ với chúng tôi rằng: giờ phút mà anh đang hiện diện ở đây, đúng ra là phải ở trong tù. Một tuần trƣớc, vào tối chủ nhật, khi nhóm của anh đang cầu nguyện thì công an ập vào bắt hết. Họ dẫn các anh về đồn công an lập biên bản, sau đó cả bọn ngồi tù. Ðêm hôm qua, các bạn anh tìm cách cho anh trốn trại để về dự lễ Truyền chức và đến đây dự khóa học Kinh Thánh. Anh đã phải lội bộ hơn 40 cây số, luồn lách qua những con đƣờng rừng để về đến Kontum mà không bị công an chặn bắt giữa đƣờng. Sau thánh lễ, anh lại phải lặn lội bằng đó cây số để trở lại Pleiku cho kịp giờ khai mạc. Anh hân hoan chia sẻ niềm vui của anh rất thực tế mà đau lòng, rằng: số ngƣời bị bắt ngày càng đông thì niềm vui của anh cũng ngày càng gia tăng vì qua anh, Tin Mừng đến với ngƣời ta càng ngày càng nhiều. Một cô gái 21 tuổi, kể lại rằng, một lần cô đang dạy Kinh Thánh cho các em thì bị công an theo dõi, bắt tại trận, trên tay cô còn

“tang vật” là cuốn Kinh Thánh. Bị lập biên bản, hỏi tại sao đi giảng đạo mà không có giấy phép? Cô trả lời rằng, cô không đi giảng đạo, cô chỉ đến dạy các em học mà thôi. Công an lại hỏi: nếu dạy học sao lại có cuốn Kinh Thánh trên tay? Cô nói, vì cô không có giáo án, tài liệu nên phải dùng cuốn Kinh Thánh này vì ở đây cũng có những “con chữ” a,b,c ... Cô phải ký giấy cam kết là không đi dạy học chui nữa nhƣng sau đó cô lại âm thầm chuyển đến buôn làng khác. Cô gái trẻ nói về đức tin của cô nhƣ sau: “Tôi tin tƣởng ở sự quan phòng của Thiên Chúa. Trong mỗi hành động của tôi luôn có Chúa Thánh Linh hƣớng dẫn. Chúa chỉ vẽ cho tôi phải làm gì, nói gì, nhƣ trƣờng hợp trên - cô nói tiếp- bình thƣờng tôi không thể đối đáp với công an suông sẻ nhƣ vậy vì tôi đâu có được học hành gì nhiều”. Một ngƣời khác đến từ chỗ của cha Ph., kể lại rằng, nhóm của anh một lần đang cầu nguyện cũng bị hốt hết. Ở đồn công an, họ phát cho mỗi ngƣời một cái giấy phạt, bắt phải nộp tiền vì tội tụ tập bất hợp pháp. Anh đem tờ giấy phạt này về trình cha Ph., cha bày anh cách trả lời công an rằng: chúng tôi sẵn sàng đóng phạt nhưng xin viết cho mỗi ngƣời một tờ biên nhận có ghi rõ: “tội danh: đi truyền đạo”. Không anh công an nào dám viết, cuối cùng cả nhóm đi lao động công ích xã hội 15 ngày rồi được tha. Anh nói, Chúa nuôi dƣỡng anh vì cứ bị bắt Trang 9


lên bắt xuống, trốn chui trốn nhủi, có khi mấy ngày không có gì ăn! Một anh cựu công an kể chuyện xây nhà nguyện. Anh có một chiếc máy cày. Bây giờ anh chuẩn bị mua thêm máy tƣới để con trai anh làm việc vì nó đã lớn, có thể lao động tốt rồi. Ðã có tới hai cái máy thì phải làm thêm nhà, chứ chỗ đâu mà cất. Anh đƣợc cấp giấy phép. Giấy phép không ghi rõ nhà to nhà nhỏ ra sao thành thử anh nối nhà của anh ra thật dài, rộng rãi nhƣ căn nhà đang ở. Nhà vừa xong thì công an đến kiểm tra. Hỏi tiền ở đâu mua máy, tiền ở đâu làm nhà? Nhà để máy thì cần gì làm lớn nhƣ vậy? Tiền đóng góp cho Xã Hội Chủ Nghĩa thì kêu gọi mỏi miệng ai cũng than nghèo? Anh trình ra các giấy nợ vay của bà con lối xóm xa gần. Công an hậm hực ra về. Anh đã từng là công an nên biết rõ khe hở của nhà nƣớc để luồn lách! Ðiển hình nhất là nhà xứ mà chúng tôi cƣ ngụ. Cha sở xin giấy phép cất “chuồng gà”. Chuồng gà này nếu có đủ gà mà nuôi nhất định cha sở sẽ phát tài, giàu to. Khổ một nỗi, gà công nghiệp thì vắng bóng mà “gà ngƣời” thì cứ lâu lâu tụ về ở chật “chuồng”. Nhà chỉ xây tƣờng chung quanh rất thấp, phần trên là lƣới kẽm. Chuồng gà thì không thể xây bít bùng nhƣ nhà ở được. Phải biết rõ cái lạnh rừng núi ở Pleiku buốt giá ra sao mới thƣơng cảm nổi những ngƣời đến đây làm “gà”. Ðêm ấy, trong chuồng gà rất sang trọng này, giấc Trang 10

ngủ của tôi chập chờn, bất an. Trƣớc khi vào chuồng, tôi quan sát rất kỹ địa thế! Ðể làm gì ƣ? Ðể nếu có công an ập đến vây bắt thì tôi biết đƣờng mà trốn! Khi tới đây, tôi không dám mang theo đồng đô la nào, nhƣng sổ thông hành thì không thể không giữ sát bên ngƣời, vì thế nỗi lo lắng của tôi thật là chính đáng mặc dù cha sở đã trấn an và chúc tôi ngủ bình an. Chung quanh là vườn cà phê, bóng tối mịt mùng, chẳng hiểu sao cứ có tiếng chó sủa suốt đêm. Tôi tƣởng tƣợng ra những đôi mắt cú vọ rình mò lẩn khuất đâu đó trong bóng đêm, giữa vƣờn cà phê mênh mông bát ngát ấy, cứ nổi da gà. Lạy Trời, xin cho con qua đêm nay bình an, nhất định sáng sớm mai con rời nơi đây sớm. Con sẽ muôn vàn cảm tạ hồng ân Chúa đã gìn giữ con. Bầu nhiệt huyết, sự can đảm, tất cả “vì Thiên Chúa và anh em mình” tôi mới sôi nổi “hạ quyết tâm” sáng nay biến đâu mất hết, trong tôi chỉ còn lại sự sợ hãi. 4 giờ sáng, chuông nhất. Nỗi lo âu tan biến, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng bình an. Nhƣng trải qua một đêm dài như thế, tôi mệt mỏi, định ngủ vùi rồi 10 giờ đi dâng lễ mở tay của vị tân linh mục. Lăn qua lăn lại, tôi không đành lòng, liền bật dậy chuẩn bị dâng lễ sớm mai với các anh em Dân Tộc. Ngồi giữa những ngƣời mới đêm qua chia sẻ với mình bao nhiêu kinh nghiệm sống đức tin, trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy nhƣ thế

nào, chẳng phải tôi đã cảm động đến rơi lệ vì cảm phục, vì thƣơng yêu họ hay sao? Bây giờ họ đang cùng hiện diện với tôi trƣớc bàn thờ Chúa, nhìn họ say sƣa chúc tụng Thiên Chúa với lòng tri ân của họ, với lòng tin yêu của họ, với sự bình an thanh thản dƣờng ấy, tôi lại càng muốn khóc hơn. Tôi đã từng đi nơi này nơi kia, từng đƣợc học hỏi về Kinh Thánh, nghe những bài giảng, đọc những sách thần học giáo dân, nghe thuyết trình về đề tài này nọ kia về giáo lý, đôi khi còn viết lách chút đỉnh ... rốt cuộc, đụng trận, tôi đã phản ứng ra sao? Có phải tôi đã đi theo vết chân của thánh Phê-rô không? Nhƣng tôi chỉ mới bƣớc theo Ngài bƣớc đầu, những bƣớc chân yếu đuối, nhát đảm, thiếu lòng tin; còn phần sau, biết tôi có đủ lòng khiêm nhƣờng và ý chí mà bƣớc tiếp theo Ngài không? May mà tôi chƣa bị bắt, chứ nếu không, biết đâu tôi lại chẳng chùn tay ký bản cam kết “từ bỏ đạo”! Khi chào từ giã các anh em tôi, có ngƣời nắm chặt tay tôi, nƣớc mắt rƣng rƣng, khẩn khoản xin tôi hãy cầu nguyện cho họ luôn có đƣợc đức tin mạnh mẽ, dũng cảm. Họ còn nói rằng, tôi có phƣớc vì đƣợc sống trong thế giới tự do, đƣợc giữ đạo và truyền bá đạo thánh Chúa sâu rộng. Biết nói sao bây giờ. Tôi vừa trải qua kinh nghiệm sống đức tin của tôi cách đây vài giờ. Nó nhỏ nhoi, yếu ớt làm sao! HOA HỒNG Linh Thao


Bất ngờ tôi đƣợc ăn Tết vào tối Mồng Năm tại Berlin với Nhóm Hy Vọng bằng một thánh lễ và một bữa cơm thân mật. Nhóm Hy Vọng gồm một số ngƣời Việt Nam tại Berlin do cha Lê Phan quy tụ. Họ đến và ở Đức bất hợp pháp. Đa số họ bán thuốc lá lậu. Một số đã bị tù vì tội này hay tội khác. Một thanh niên kể: Gia đình ở Việt Nam không nghèo lắm, nhƣng hoàn toàn không có tƣơng lai, vì không có "nhất thân nhì thế". Anh vay 100 triệu đồng với lãi suất 3%/tháng để sang Cộng Hòa Séc. Sau bảy lần, anh qua đƣợc biên giới Séc để đến Berlin. Bán thuốc lá lậu trên đƣờng phố. Mua 8 euro một cây, bán 12 euro. Giá chính thức 30 euro. Một hôm có người đến hỏi: "Mày tên là gì? Ai cho mày bán ở đây?" Và một họng súng lục đƣợc đưa vào miệng anh, rồi một ngƣời khác nữa đến và thêm hai họng nữa, một ở màng tang, một ở bụng. Ngƣời sau nói nhƣ ra lệnh: Linh Thao

"Tha cho mày lần đầu và lần cuối." Chắc chắn "Luật Hè Phố" của Duyên Anh chƣa có truyện này. Đó chỉ là một trong nhiều điều tôi đƣợc nghe họ chia sẻ. Đƣợc biết ở Đức có 40 ngàn ngƣời Việt Nam, trong đó ¾ đến và ở bất hợp pháp. Tất cả đều có tên giả. Họ có thể bị cảnh sát bắt giam và trục xuất về nƣớc bất kỳ lúc nào. Nghề lƣơng thiện nhất những ngƣời này làm là phục vụ trong các quán ăn. Được nuôi ăn ở, lương một tháng khoảng 500 euros. Một thiếu niên 17 tuổi nói: "Không ngờ ở đây khổ vậy, nhƣng vẫn còn sƣớng hơn ở Việt Nam." Đa số sống bằng "nghề" bán thuốc lá lậu. Phải nộp 8% tiền lời cho một ngƣời Việt Nam nào đó để đƣợc "quyền" bán thuốc lá lậu. Một số làm "nghề" trộm cướp, thậm chí cả tống tiền và đâm thuê chém mƣớn theo kiểu mafia nữa. Một thanh niên cho biết đi đâu cũng phải mắt trƣớc mắt sau, coi chừng cảnh sát và ngƣời soát vé xe điện. Đó là một xã hội đen, do một "chính quyền đen" cai trị. Con chuột là hình ảnh gần nhất với những con ngƣời ấy. Trong hai ngày, tôi theo cha Lê Phan thăm những ngƣời Việt Nam trong các xó xỉnh của Berlin. Hai ngƣời bán quần áo và đồ ăn trên lề đường, ngay trước Tòa Thị Chính. Họ là những ngƣời cƣ trú và làm ăn hợp pháp. Hai ngƣời khác bán thuốc lá lậu trên đƣờng phố cho biết vừa bị cảnh sát bắt và tịch thu mỗi ngƣời 3 cây thuốc. Cảnh sát làm biên bản và

lấy dấu tay, khi nào đủ tội thì truy tố ra tòa. Một cô gái có con nhỏ nên đƣợc chính phủ trợ cấp, nhƣng chƣa biết lúc nào sẽ bị trục xuất. 6 thiếu niên ở trại thiếu niên (Kinderheim), một kiểu cô nhi viện, nhƣng rất tự do. Cuối cùng chúng tôi dành ra một buổi chiều đến ăn Tết với một số tù nhân ở trại giam Moabit. Có 50 ngƣời Việt Nam bị giam tại đây, từ vài tháng đến chung thân. Cộng đoàn Dòng Tên Kreuzberg có một số giƣờng cho những ngƣời không có giấy tờ, đến từ nhiều nƣớc. Có một ngƣời Việt Nam. Giƣờng ngủ của cha bề trên ở giữa những ngƣời ấy. Trong hai ngày thăm Berlin, tôi cũng ăn ở nhƣ một ngƣời không giấy tờ trong cộng đoàn ấy. Cộng đoàn mở cửa đón họ và chia sẻ cả bữa ăn với họ. Cha bề trên lo việc ở nhà, cha Lê Phan lo cho ngƣời Việt Nam, một tu huynh làm quản lý. Mỗi tối thứ ba, có buổi sinh hoạt. Ngoài những ngƣời tạm trú, một số ngƣời khác nữa đến ăn bữa tối với nhau, rồi chia sẻ về tuần vừa qua. Cuối cùng là thánh lễ ngay tại bàn ăn. Đến Berlin, tôi mong được xem dấu vết bức tƣờng ngăn đôi thành phố trong gần 30 năm. Bức tƣờng không còn nữa. Nhƣng tôi khám phá một bức tƣờng khác không kém phần khủng khiếp. Đức Kitô đã phá bỏ những bức tƣờng ngăn cách, nhƣng ngƣời ta thi nhau dựng hết tƣờng này đến tƣờng khác. Rồi mọi bức tƣờng sẽ bị phá bỏ: phải chăng đó là một hy Trang 11


vọng hão huyền? Sau đây là bức thƣ gởi về một thiếu niên Việt Nam ở Berlin. T. mến, Tết Giáp Thân này em 17 tuổi. Tuổi bẻ gãy sừng trâu. Tuổi nhiều mơ ƣớc. Berlin là sừng trâu em cần bẻ gãy hay mơ ƣớc cần vƣơn tới? Em đã đòi cha mẹ cho sang Đức, mặc dầu anh của em bảo đừng sang, vì khổ lắm. Cha mẹ em đã phải vay 100 triệu đồng để em đi. Bây giờ thì em đang đối diện với thực tế. Em đang nƣơng nhờ một cộng đoàn tu sĩ. Em đã đi làm thuê làm mƣớn để mỗi tháng có được 400-500 euro gửi về cho cha mẹ. Anh của em phải đi bán thuốc lá chui với bao nhiêu bất trắc rình rập. Nhƣng anh em nói nếu em ăn trộm ăn cắp thì thà thấy em chết đi còn hơn. Đói cho sạch, rách cho thơm. Bản thân em đã ở trong làng thiếu niên, còn anh của em đã phải ngồi tù mấy tháng. Giờ đây em đƣợc khuyên đi học. Nhƣng thật khó nghĩ. Một đàng món nợ 100 triệu ở Việt Nam đòi cha mẹ phải trả lãi hằng tháng 3 triệu đồng. Phải đi làm để trả nợ. Đàng khác, ở làng em, nhiều ngƣời học hành xong cũng không làm đƣợc gì, vì không phải con ông cháu cha hoặc không có tiền lo lót. Hơn nữa, chƣa biết lúc nào em bị cảnh sát bắt và trục xuất về Việt Nam. Mơ ƣớc thì thật, nhƣng thực tế thì ảo! Em nói không ngờ ở Berlin khổ nhƣ vậy. Tuy nhiên, so với ở Việt Nam, em thấy vẫn còn sƣớng hơn. Thật là đau lòng, phải Trang 12

không? Tôi đã đến Ngũ Giác Đài Moabit và gặp một số những ngƣời đã đến Đức trƣớc em. Đặc biệt là "Ba Vua" của cha P. Họ vui đấy, nhưng có lẽ không giấu nỗi những buồn chán và dằn vặt. Trƣớc khi chia tay, tôi đã theo Th. về phòng. Khi cửa đóng và khóa lại, hẳn là Th. đối diện với nỗi cô đơn triền miên. Th. chắc cũng từng mơ ƣớc nhƣ em. Và tôi chạnh lòng. Chẳng lẽ đó là nơi mai ngày em sẽ đến! Ai muốn gào thét cứ tự do, nhƣng Ngũ Giác Đài vẫn sừng sững nhƣ thách thức. Nhiều ngƣời Việt Nam nhìn em với con mắt e dè. Riêng tôi cảm thấy lƣơng tâm cắn rứt. Chúng tôi, những ngƣời thế hệ trƣớc, đã không giữ được em ở lại làng với gia đình và bạn bè, vì cuộc sống quá cơ cực. Chúng tôi, những ngƣời thế hệ trƣớc, đã không dẫn dắt và đùm bọc được em lúc bơ vơ trên đất khách quê ngƣời. Và nếu mai ngày chẳng may em đƣợc đƣa vào Ngũ Giác Đài Moabit, những ngƣời thế hệ trƣớc nhƣ chúng tôi sẽ bỏ rơi em hoàn toàn, để tay khỏi dính bùn, mặc cho em gậm nhấm nỗi cô đơn.

nhỉ? Bốn ngàn năm văn hiến ở đâu nhỉ? Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng là sao nhỉ? "Quê hƣơng là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày…": chắc chắn đối với em điều ấy chỉ còn là kỷ niệm thi vị trong thơ văn. Mà ngƣời ta đâu chỉ sống bằng thơ văn đƣợc! Việt Nam ngày xƣa có truyện Thánh Gióng. Nƣớc Pháp gần đây có truyện Hoàng Tử Nhỏ. Tôi thích hình dung em là một trong hai nhân vật ấy. Mơ tƣởng của con ngƣời thì vô hạn, nhƣng cuộc sống nghiệt ngã cho thấy ngƣời ta chỉ được mơ khi ngủ. Mà em thì chắc không dễ gì đêm nào cũng ngủ yên để có được những giấc mơ đẹp. Trƣớc mặt em lù lù một ngƣời kiểm soát vé xe điện, một viên cảnh sát với chiếc còng số 8. Mai ngày chẳng may bị trục xuất, em sẽ cày ruộng suốt đời chƣa trả song món nợ thời mộng mơ. Ấy là chƣa kể tiếng mỉa mai đầu làng cuối xóm. Cha P. nói em là Truyện Kiều thời đại. Nhƣng Vƣơng viên ngoại khóc vật vã nhìn Kiều ra đi; còn em, có Vƣơng viên ngoại nào nhớ đến không? Còn một chút hy vọng là đất nƣớc của thi hào Goethe nhẹ tay với em. Một hy vọng rất mong manh. Chỉ sợ cuộc đời em sẽ đóng băng nhƣ lần đầu tiên tôi được thấy nước sông đóng băng trong những ngày này.

Cha P. nói Deutschland đƣợc dịch sang tiếng Việt là "đói lạnh". Còn tôi nghe ngƣời Đức nói "ja" và "nein" thành "giả nai". Giả nai và đói lạnh: đó sẽ là cuộc sống của em sao? Em là con cháu Bà Trƣng, Trần Xin Chúa ban thêm một Hƣng Đạo, Nguyễn Du mà! mùa xuân. Hồn thiêng sông núi là gì HvDAT SJ Linh Thao


„Thật vậy, Ðức Giêsu đã bảo Thật vậy! Chúa ơi, một đạo nó :“Thần ô uế kia, xuất khỏi binh ham mê vật chất, của người này!“ Người hỏi nó :“Tên cải thế gian, quần áo đẹp, ngươi là gì? „Nó thưa :“Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm“. nữ trang óng ánh v.v… một Nó khẩn khoản nài xin Người đạo binh nhỏ nhen, ích kỷ, đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. tính toán từng đồng v.v… Ở đó có một bầy heo rất đông Một đạo binh tự kiêu, tự đại. đang ăn bên sườn núi. Ðám thần Tôi thì bất toàn, cái gì cũng ô uế nài xin Người rằng :“Xin sai chúng tôi đến nhập vào những dỡ. Thế mà ai mà chê tôi là con heo kia“. Người cho phép. tôi tức giận ngay. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo chừng hai ngàn con, từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó (Mc. 5 : 8-13).

T

rong những ngày cấm

phòng vừa qua, khi suy niệm đoạn Kinh Thánh trên tôi đã

cầu xin Chúa Thánh Thần giúp tôi tìm đƣợc con ngƣời thật của chính mình. Chúa hỏi tôi : Tên con là gì? Chúa biết rõ khi tôi đƣợc tƣợng hình trong lòng mẹ thì không những bố mẹ tôi đã tìm tên đặt cho tôi rồi mà cả ông nội tôi cũng đã chọn cho tôi một cái tên. Và tên trong khai sinh của tôi chính là tên ông nội tôi đặt cho tôi. Thế mà bây giờ Chúa hỏi tôi : Tên con là gì ? Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã hỏi con : „Tên con là gì?“. Nhờ Ơn Chúa Thánh Thần con nhìn thấy rõ con sẽ trả lời giống nhƣ anh chàng bị thần ô uế nhập vào anh ta và anh ta đang sống nơi đám mồ mả. “Tên con là đạo binh”. Linh Thao

thần ô uế nhập vào khổ sở biết là bao!

Nhìn lại cá nhân mình, con cũng thấy có những lúc mình khốn khổ la lối, càu nhàu và đôi khi khóc lóc khốn khổ cũng đập phá giống nhƣ anh ta vậy. Chúa ơi! Đó là một đạo binh ô uế đang quấy phá tâm hồn Một đạo binh ganh tị, nhỏ con. Tâm hồn con cũng khổ nhen. Ai mà hơn tôi là tôi sở dày vò biết bao nhiêu! thấy ghét họ. Vậy mà không chịu tìm đến Chúa xin Ngài chữa lành Một đạo binh chỉ biết tìm lợi cho. ích riêng cho chính mình. Chƣa bao giờ biết tìm lợi Lạy Chúa! Chúa đã cho con ích cho kẻ khác. thấy rõ tình Chúa yêu con là dƣờng bao. Chúa đã cứu con

Một đạo binh nóng nảy,giận gắt, ăn nói thô tục v.v…Ai mà động đến những tật xấu của tôi là tôi quát ngay và cho vài lời thô tục. Một đạo binh vênh vang, hợm hĩnh hay khoe mình, độc ác, thóa mạ kẻ khác v.v… Một đạo binh nói dối, hay trách móc, cằn nhằn.Vì dại gì mà nói thật những cái xấu, những cái yếu đuối của mình.

thoát khỏi biết bao nhiêu tai nạn trong đƣờng tơ kẻ tóc, Chúa đã gìn giữ con qua bao nhiêu biến cố đau thƣơng trong cuộc đời. Vậy mà con đã làm gì để đền đáp tình Chúa yêu con.

Chúa ơi! Con xin hứa với Chúa từ nay con sẽ cố gắng từ bỏ đạo binh ô uế. Con xin Chúa giúp con mỗi ngày loại trừ những ham mê và tật xấu đó đi để con xứng đáng là con của Chúa và Một đạo binh ô uế khi xuất làm đẹp lòng Chúa. ra khỏi một ngƣời, nhập vào đến hai ngàn con heo thì thử hỏi anh ta khốn khổ đến nhƣ thế nào? Anh ta đã chẳng bẻ gãy xiềng xích và đập tan gông cùm người ta trói anh là gì? Anh ta đã chẳng tru tréo và lấy đá đập vào mình là gì? Ngƣời bị Trang 13


LM Julian Thành, SJ

T

Ngài phản ảnh tâm hồn tràn ôi rất muốn yêu mến và đầy tình yêu qua nụ cười tự nhiên, cách đối xử tế nhị, phục vụ Thiên Chúa. Thiên nồng nhiệt, và tính tình Chúa đến với tôi và tôi đến thích đùa giỡn. với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Lửa tin yêu lạ lùng này Thánh I-nhã là một “nhà đốt cháy trong tâm hồn trần giáo dục” dạy chúng ta biết tục của tôi khi Thánh Thần yêu. Ngài không truyền cảm Chúa thấm nhuần tận đáy kinh nghiệm yêu thƣơng lòng tôi. Là một học trò rất qua bài thơ hoặc tâm tình chậm, cứng đầu và lƣời cảm động. Đã có một thời biếng tôi cần nhiều thầy dậy gian Ngài yêu và theo Chúa kèm thêm nữa. Trong các một cách lãng mạn, quá sốt thầy dậy kèm này, thánh I sắng và thiếu khôn ngoan. -nhã là ngƣời đứng đầu. Hồi mới ăn năn trở lại Ngài Sách “Linh Thao” ngày xƣa được dịch là “Tập dụng Thần Công”. Cách cầu nguyện theo thánh I-nhã, đối với nhiều người là suy tƣởng và tƣởng tƣợng Kinh Thánh. Có ngƣời tƣởng rằng Ngài muốn huấn luyện những chiến sĩ hùng dũng, thông minh, biết phấn đấu để bênh vực Giáo Hội và Thiên Chúa. Đối với tôi Ngài chỉ muốn dậy chúng ta “yêu và phụng sự Thiên Chúa trong mọi sự”. Đây cũng là động lực và ngọn lửa đốt cháy trong tâm hồn Ngài. Ngài rất yêu mến Thiên Chúa. Ngài nhận thấy Thiên Chúa khắp mọi nơi một cách dễ dàng. Đôi mắt ngài rơi lệ nhiều đến bác sĩ sợ mắt Ngài sẽ bị bệnh. Trang 14

muốn bắt chƣớc các vị thánh nổi tiếng nhất. Ngài muốn bắt chƣớc những hành động đạo đức nhƣ ăn chay, thức khuya, đánh tội, quỳ gối nhiều tiếng đồng hồ liên tục, không hớt tóc...

ngƣời khác trên đƣờng tin yêu một cách rõ ràng, có phƣơng pháp. Có lẽ đối với nhiều ngƣời tình yêu đến một cách dễ dàng. Nhƣng đối với tôi, tiếng kêu mời phụng sự Thiên Chúa vì tình yêu và thƣơng mến anh em nhƣ Chúa thƣơng thật khó. Tận cõi lòng tôi, nơi tôi muốn tin yêu Chúa và mến yêu ngƣời khác có lẽ có vết thƣơng, nỗi nghi ngờ khiến lòng tôi lạnh lùng đối với người lạ, ơ hờ đối với Đấng Tối Cao. Tôi có một chút đức tin và đức hy vọng nhƣng vẫn thiếu lửa biết yêu. Tôi rất muốn biết yêu mến Thiên Chúa, nhƣng không biết cách nên thất bại, chẳng biết làm sao. Tôi rất cần học tập dƣới sự hƣớng dẫn của thầy I-nhã.

Ngài không chỉ bát chƣớc thôi mà còn vƣợt xa nữa! Ngài chƣa nhận thấy động lực tự ái, tham vọng thiêng liêng nơi các cố gắng phi thƣờng đó vì Ngài chƣa hiểu biết chính mình và cũng chƣa biết nhận ra Thánh Ý Chúa. Trong thời gian đó Ngài mất sức khỏe, rơi vào mặc cảm tội lỗi... Ngài mong gặp một vị linh hƣớng, mà không thấy.

Trong Thánh I-nhã tôi tìm được một người bạn có thể hiểu tôi, tôi có thể bắt chƣớc. Tôi nhớ lời Ngài: “Tình yêu đƣợc diễn tả qua hành động hơn là lời nói.” Nhƣ vậy tôi biết nhìn đâu mà khám phá tim tôi? Nhƣng tình yêu vẫn còn bí ẩn. Vì khi tay chân làm những hành động cao đẹp nhất chƣa chắc tôi đã có lửa mến thƣơng trong trái Nhiều năm sau có kinh tim. Tôi vẫn thắc mắc “làm nghiệm và ánh sáng Thiên sao mình biết yêu ?” Tình Chúa Ngài cố gắng dìu dắt yêu là một món qùa Thiên Linh Thao


Chúa ban cho. Chúng ta bắt đầu yêu thương khi Thiên Chúa sai Thánh Thần Ngài đến với tâm hồn chúng ta. Nhờ mầu nhiệm cao cả này chúng ta có thể hiểu một phần nào lòng nhân từ, rộng rãi và khôn ngoan của Thiên Chúa. Tình yêu là kết qủa của một cuộc đàm thọai giữa Thiên Chúa và loài ngƣời. Ngài kêu mời loài ngƣời đáp lại. Nhƣng, ai muốn đáp lại tiếng kêu mời Thiên Chúa phải biết dọn đường, phải biết cộng tác và giữ lòng trung thành với các tác động và hồng ân Thiên Chúa. Theo thánh I-nhã, bƣớc đầu tiên trên đƣờng kết thân với Thiên Chúa là “ƣớc ao”. Tôi có ƣớc ao kết thân với Thiên Chúa trong tình yêu không? Tôi có ao ƣớc hiểu biết Thánh Ý Chúa để phục vụ tha nhân đúng theo Ý Ngài không? Nếu tôi chạy theo nhiều thần tƣợng khác, nếu tôi say mê bất cứ ai hay mục đích gì khác ngoài Thiên Chúa, nếu tôi có một hình ảnh sai lầm về Ngài và về tình thân mật với Ngài... chắc tôi chẳng ao ƣớc yêu mến và phụng sự Thiên Chúa! Biết đây là bƣớc đầu

Linh Thao

tiên, tôi tìm trong tận đáy lòng tôi niềm ao ƣớc này, và tôi để nó nẩy nở lên, nhƣ một hoa hồng thơm, đơn sơ và chân thật. Muốn tìm Thánh Ý Chúa chúng ta phải có một tâm hồn BÌNH TÂM. Đây cũng là một bài học căn bản của Thánh I-nhã. Tâm hồn “bình tâm” không có nghĩa là “ba phải”, “bất cần”, mà là một tâm hồn chú trọng Thiên Chúa trên tất cả ý muốn khác. Khi tâm hồn “bình tâm” tôi học tập bỏ ý muốn, ích lợi và tự ai’ của riêng tôi. Mỗi lần tôi dừng chân tại chỗ, không tiến theo Ý Chúa nữa, tôi phải coi lòng tự ái, mƣu ích lợi và ý muốn riêng tôi. Đây cũng là lý do chính tại sao Chúa không thắp thêm lửa mến yêu trong tâm hồn tôi. Theo Thánh I-nhã, muốn yêu mến Thiên Chúa điều kiện căn bản không có thể thiếu là nhận thấy những xu hƣớng lệch lạc trong trái tim tôi. Trong tất cả các xu hƣớng đó, Ngài muốn tôi nhận thấy xu hƣớng chính và trung điểm. Lòng tham lam, nhu cầu đƣợc khen hoặc mến yêu, óc độc tài hoặc nhu cầu có ngƣời sống dƣới sự coi sóc của tôi, chẳng hạn, có thể đáp lại một vết thƣơng cũ, một tham vọng có rễ thật sâu trong tuổi thơ ấu. Xu hƣớng lệch lạc này không phải là lý do tại sao trái tim tôi lạnh lùng không biết yêu. Lý do tại sao tôi không yêu là lòng tự ái, mƣu ích lợi và tuân theo ý riêng mình hơn ích lợi và Ý Thiên Chúa. Nhƣng các xu hƣớng lệch lạc ảnh

hƣởng các lý tƣởng và hành động cao đẹp nhất. Bao lâu tôi chƣa nhận thấy xu hƣớng lệch lạc trong lòng, tôi dễ bị lừa gạt, dụ dỗ một cách tinh vi trong cuộc sống và ngay cả trong các sinh hoạt tông đồ cao đẹp nhất. Cùng một lúc tôi muốn phục vụ Thiên Chúa và mƣu ích lợi riêng. Nếu mắt tôi không trong sạch và tâm hồn thiếu tự do, tôi sẽ mƣu ích lợi riêng hơn là Thánh Ý Thiên Chúa. Thánh I-nhã mời tôi luôn luôn nhìn Chúa Kitô muốn cứu chuộc và thanh tẩy tôi. Qua các khóa Linh Thao và kinh nghiệm sống tôi học tập bài hiểu biết chính tôi, mở lòng cho Chúa muốn chữa lành vết thƣơng, thanh tẩy tâm hồn và cứu chuộc tôi. Từ từ có một liên hệ mới giữa tôi và Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc tôi, giữa tôi và Chúa Cha đang mong chờ tôi về, đi kiếm tôi để tha thứ và tẩy sạch tôi. Các khóa Linh Thao hằng năm cùng với phút hồi tâm mỗi đêm giúp tôi hiểu biết chính mình và mở lòng cho Chúa Thánh Linh. Nhận ra và phân biệt các “thần” là môn học bí ẩn. Nhiều thánh nhân đã phân biệt các “thần” nhƣng Thánh I-nhã dạy tôi không chỉ “phân biệt” các thần mà còn áp dụng vào cuộc sống. Ngài chỉ cho tôi cách đối xử với “thần dữ”, cách cộng tác với “thần lành”. Phân biệt thần loại, tìm hiểu xu hƣớng lệch lạc, tập từ bỏ lòng tự ái, ích lợi và ý muốn riêng mình dƣới sự hƣớng Trang 15


dẫn của Thánh I-nhã, đòi hỏi một thời gian lâu, có thể là nhiều năm. Nhƣng đây không phải là một giai đoạn tiêu cực, hạ mình xuống và luôn luôn rơi lệ xám hối. Thánh I-nhã là một kiến trúc sƣ không ngại phí tổn lúc đặt nền móng vững chắc. Ngài muốn chúng ta hiểu chính mình và để Chúa tẩy sạch tận đáy lòng chúng ta. Nhƣ vậy Thánh Thần có thể ban cho chúng ta quyền chữa bệnh, trừ qủy và sai chúng ta đi phục vụ tha nhân. Nếu Thánh I-nhã có vẻ nhấn mạnh “tâm lý” trong giai đọan ăn năn trở về, chúng ta không nên quên rằng mục đích Ngài muốn chúng ta đạt tới và động lực thúc đẩy chúng ta là “yêu mến và phục vụ Thiên Chúa trong mọi sự”.

Thể và Kitô Học dƣới ánh sáng các Phúc Âm, thành từng đề tài một để tôi chiêm niệm. Chúa Kitô là ngƣời từng nhƣ tôi, một hài nhi duyên dáng, một trẻ em vui tính, một thanh niên bắt đầu gánh trách nhhiệm nặng nề của gia đình và ơn gọi… Qua Chúa Kitô tôi cũng hiểu và qúy mến Chúa Cha. Thánh I-nhã dạy tôi một phƣơng pháp dành “thời giờ” cho Chúa. Biết dành thời giờ cho Chúa, để Ngài dạy tôi tình yêu. Tôi nguyện ngắm từng hành động, lời nói, bài học gƣơng mẫu.… Nhờ Thánh I-nhã trái tim tôi biết dùng thì giờ để mở lòng cho Thiên Chúa. Đây là thời gian tôi dành cho Chúa Kitô để Ngài thu hút và thuyết phục trái tim tôi và cả hai có thể cảm thông và nên giống nhƣ nhau. Vì tôi muốn “yêu mến và phụng sự Thiên Các đề tài suy niệm về “TỘI Chúa trong mọi sự”. LỖI” dƣới sự hƣớng dẫn của Thánh I-nhã giúp tôi Khi chúng ta theo Chúa một hiểu biết Thiên Chúa, tình vài năm, những cạm bẫy yêu Ngài dành cho tôi. của thần dữ sẽ tinh vi hơn. Thánh I-nhã muốn chúng ta Trƣớc mặt tôi nhiều ngã ba được ơn “sợ tội”, lấy lòng khó giải quyết. Tôi phải làm ghê tởm và hậu qủa của tội gì để yêu và phục vụ nhiều ác hiện tại và trong đời sau. hơn ? Thầy I-nhã phải dậy Thánh I-nhã muốn tôi nhìn chúng ta những bài học khó Chúa Kitô chết trên thập giá hiểu hơn một chút. Dƣờng vì tôi để tâm hồn tôi đƣợc nhƣ theo vết chân Ngài tôi tác động và đánh thức. cũng trở nên cẩn thận hơn Ngài mong rằng một tâm trƣớc! Ngài mời tôi HỒI hồn chƣa hề khóc vì tình TÂM mọi sự xảy ra và nhận yêu, vì hối hận, bắt đầu định các thần một cách liên rung động và biết ơn Ngƣời, tục! Có lẽ có ngƣời sợ và Đấng Cứu Chuộc. tự hỏi: bƣớc theo Ngài chúng ta có mất tính tự Các năm trôi qua, tình thân nhiên, ngay thẳng chăng? mật giữa Chúa Kitô và tôi có vẻ vững mạnh hơn Đối với tôi, tôi vẫn cần trƣớc. Thánh I-nhã chỉ cho Thánh I-nhã là thầy dậy tôi cách mang Thần học kèm. Càng bƣớc theo Chúa Chúa Ba Ngôi, Chúa Nhập lâu năm, các cơn cám dỗ Trang 16

càng có tính cách tinh vi hơn. Mặc dầu sống thân mật hơn với Thiên Chúa, ai có thể bảo đảm tôi không bị lừa gạt, không tự lừa dối chính tôi? Muốn tìm Thánh Ý Chúa trong lúc này cũng nhƣ lúc ban đầu theo Chúa, Ngài luôn nhắc nhủ tôi rằng tôi phải “từ bỏ chính tôi.” Từ bỏ chính tôi bằng cách từ bỏ tự ái, ích lợi và ý muốn riêng của tôi. Thiên Chúa đang dẫn tôi đi trên đường tình yêu và phục vụ tha nhân nhƣng lòng tự ái vẫn không chết, chỉ biến đi. Bây giờ những gì tôi mong muốn cho tôi có một giá trị cao đẹp hấp dẫn hơn. Nhân dịp rao giảng Nƣớc Thiên Chúa tôi hay xử dụng quyền “chữa lành” và “trừ qủy” (không phải theo nghĩa đen!). Nhiều người quý mến tôi. Chính họ cũng dễ mến, thật cao qúy! Tiện đƣờng khi rao giảng Nƣớc Chúa tại sao không đƣa cái “tôi” mình lên? Nắm tay Thánh I-nhã, tôi phải luôn luôn quan sát các tác động trong tâm hồn tôi. Nếu tôi không tự lừa dối chính tôi, nếu tôi luôn luôn từ bỏ tự ái, ích lợi và ý muốn tôi, tình yêu Chúa có thể làm chủ trái tim tôi và soi sáng tay chân tôi lúc phục vụ tha nhân. Đối với tôi Thánh I-nhã không phải là thầy nghiêm khắc, phân tích mọi sự một cách lạnh lung. Đối với tôi Ngài thật thanh sạch, vui vẻ và hăng hái. Ngài chỉ muốn dậy tôi một bài: “Cách yêu mến và phụng sự Thiên Chúa trong mọi sự”. Julian Elizalde S.J. (trích Đồng Hành năm 1989, số 6&7)

Linh Thao


một ngôi chùa điểm từng canh trƣờng trong đêm vắng, hoặc là để chào mừng bình minh hay giã biệt hoàng hôn đi vào đêm tối, hoặc là để kêu gọi mọi ngƣời hãy thinh lặng suy niệm trong bóng chiều tà… đã trở thành một phần đời trong đời sống tôi. Trong suốt quãng đời thơ ấu, tim tôi hòa nhịp với tiếng chuông chùa vọng ngân trong tĩnh mịch. Tôi bị cuốn hút bởi sự nhiệm mầu và thanh thoát đó nhƣ một tiếng gọi thân thuộc cận kề.

L

Michael Phan Huy Ðức Giáo sư Phan Huy Ðức là một nhân vật nổi tiếng trong lãnh vực giáo dục tại Việt Nam. Ông là người thành lập và là Hiệu Trưởng trường Trung Học Tư thục Cửu Long tại Sàigòn. Ông cũng là cựu Chủ Tịch của Nghịệp Ðoàn các Trường Tư thục tại Việt Nam và Ðại diện cho Nghiệp Ðoàn tham dự Hội Nghị các Trường Tư trên thế giới lần thứ năm tại Bad Godesberg vào năm 1959. Ông cũng đã từng giữ những chức vụ then chốt trong guồng máy chính quyền từ năm 1967 và đã từng được bầu làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội. Giáo sư Phan Huy Ðức đã xuất bản nhiều sách vở trong các lãnh vực giáo dục, kinh tế và tôn giáo. Ông là Hội viên của Hội Vệ sĩ Bảo vệ Thánh Ðịa và đã được ban Huân Chương Thánh Giá. Linh Thao

„ ạy Chúa! Nếu nhƣ con đã đƣợc thừa hƣởng sự giáo dục từ ngƣời cha Khổng giáo để trở thành Kitô giáo. Nếu con đã được học hỏi sự biết ơn đối với Ðức Mẹ Maria từ ngƣời mẹ Phật tử. Nếu con đã được học biết để gìn giữ sự công bằng xã hội của Chúa Kitô từ ngƣời chị theo Chủ Nghĩa Xã Hội. Nếu con đã học được giá trị thật của của cải đời này từ ngƣời chú theo đạo Lão giáo: Thì xin Chúa cũng ban ơn cứu rỗi cho họ, vì mỗi tia sáng chiếu tỏa từ sự khôn ngoan của Ngài đều có một mục đích duy nhất là diễn tả tình yêu của Ngài cho nhân loại.“ Tiếng chuông vọng ngân từ

Khi bà nội tôi hấp hối, cha tôi đã đến chùa Thiên An xin cầu siêu cho linh hồn bà đƣợc đạt cõi Niết Bàn. Cha tôi cho tôi biết vậy khi ông vừa trở về từ Bệnh viện Quãng Ngãi, nơi ông là Bác sĩ Giám đốc. Lúc đó tôi chẳng hiểu Niết Bàn là gì, nhƣng theo trí óc non nớt của tôi, đó là cần phải cầu nguyện để đƣợc giải thoát, để giúp đỡ cho linh hồn. Chúng tôi lƣu lại nhà chùa qua đêm. Khi cha tôi vào nhà chùa với nhà sƣ để tụng niệm, tôi cũng nhảy ra khỏi giƣờng để theo chân. Tôi thấy cha tôi ngồi yên lặng, nghiêm chỉnh dƣới ánh sáng của các cây nến cháy lung linh trong bầu không khí đầy ắp hƣơng trầm. Ðầu ông cúi xuống thấp trong dáng điệu thành khẩn cầu xin của một ngƣời con van nài cho sự siêu thoát của linh hồn ngƣời mẹ. Trang 17


Tiếng của nhà sƣ hòa với tiếng của cha tôi trong những nhịp điệu êm đềm, thanh thoát quyện lấy tiếng chuông, tiếng mõ đều đặn. Ngôn ngữ từ con nguời và âm thanh từ phách nhịp từ tiếng mõ tiếng chuông ngân lên hay tắt lịm tan hòa vào nhau tạo thành một nhạc khúc siêu thoát cho phần tâm linh. Ðêm càng khuya, âm vang càng ngân vọng hƣớng tới bàn thờ nơi Ðức Phật đang im lìm an tọa. Ngồi trong một góc tối, sau cây cột lớn, hồn tôi thanh thoát, chan hòa vào bầu khí thiêng liêng rời xa thế giới trần gian tục lụy. Sau thời gian này, để báo hiếu cho bà nội, mỗi tháng tôi ăn chay hai ngày: mồng một và ngày rằm theo âm lịch. Ăn chay lúc đó có nghĩa là chỉ ăn cơm với muối và một ít tiêu. Ngày nay khi ăn chay, ngƣời ta ăn cả „thịt gà“. Thịt gà đây làm do đậu xay ra, biến chế và sửa sọan trên bàn ăn nhƣ một con gà thật. Tôi vẫn giữ thói quen ăn chay nhƣ thế ngay cả trong thời gian ba năm nội trú tại trƣờng Quốc Học, Huế. Trƣờng do các Sƣ huynh De La Salle thiết lập và điều hành. Có nhiều lần, tôi chống lại các giờ học về tôn giáo, viện lẽ tôi không phải là Công giáo, đặc biệt nửa giờ Giáo lý mỗi tuần. Tôi không đồng ý với các Sƣ huynh về một vài điểm tín lý. Ðiều làm tôi chống đối nhất, đó là hình nhƣ các Sƣ huynh tán thành việc đô hộ Trang 18

của thực dân tại Việt Nam. Tôi cho rằng Kitô giáo phản bội dân tộc. Ðọc tài liệu của các nhà truyền giáo gởi cho Hoàng hậu vợ của Nã Phá Luân II, tôi quả quyết điều này. Tuy nhiên, nội trú với các Sƣ huynh từ năm 1929, tôi đã lấy làm vui thích khi tham dự các nghi thức Phụng vụ Kitô giáo. Thánh Lễ chẳng hạn, khi cử hành trọng thể, thu hút toàn diện con ngƣời tôi. Càng bị cuốn hút bởi Công giáo tôi càng thấy đau đớn vì những ngƣời theo Chúa Giêsu đã hợp tác trong việc đô hộ của thực dân. Một buổi nọ, gặp Sƣ huynh Ignatius, tôi đặt ngay câu hỏi: Thƣa Sƣ huynh, nếu xảy ra chúng ta có chiến tranh với quốc gia đang đô hộ chúng ta, Sƣ huynh sẽ đứng về bên nào? Sƣ huynh trả lời liền không suy nghĩ: Thầy sẽ chống lại họ.

Khổng giáo cho rằng phải nâng cao nhân phẩm. Lão giáo là một hình thức ẩn danh đông phƣơng. Tôi cảm thấy mình nghiêng về Cộng sản thuyết nhiều hơn vì họ có vẻ thực tế, cụ thể bằng phƣơng thế bình đẳng hóa mọi khác biệt xã hội nhất là trong lãnh vực vật chất. Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi sẽ chọn chủ thuyết nào rõ ràng và mạnh mẽ. Quyền lực luôn luôn hấp dẫn tuổi trẻ. Những nhà đọc tài đã có đƣợc những ủng hộ mạnh mẽ từ giới thanh niên. Những ý tƣởng này khích động tôi nhiều. Tuy nhiên có một điều lạ đó là mỗi khi tham dự Thánh Lễ của Giáo hội Công giáo, tôi cảm thấy mình đƣợc trợ giúp và dễ trƣởng thành hơn. Nếu quyền lực ảnh hƣởng mạnh mẽ trên tuổi trẻ, tuổi trẻ lại càng cảm thấy bị thu hút bởi sự hiến thân của Con Thiên Chúa. Ngài là Ðấng toàn năng trong sức mạnh đã trao nộp mình làm chứng nhân cho sự công chính.

Câu trả lời nhƣ một phản ứng tự nhiên của Sƣ huynh Ignatius khiến tôi suy nghĩ nhiều, đặc biệt vì Sƣ huynh Ignatius là một ngƣời rất thâm trầm, chậm chạp. Chúa của đạo Công giáo giáo huấn nhân loại qua các Từ đó, tôi kiểm điểm lại kiến dụ ngôn. Ngài đã cho ngƣời thức của mình về các tôn điếc được nghe, người câm giáo dựa trên tôn giáo của được nói. Ngài đã tỏ lòng cha tôi là Khổng giáo, mẹ nhân từ của Thiên Chúa đối tôi là Phật giáo, chú tôi theo với ngƣời đàn bà bị bắt qủa Lão giáo và chị tôi, một tang phạm tội ngoại tình. ngƣời có chủ trƣơng về Ngài đã nhận những ngƣời cách mạng xã hội. đánh cá thất học làm môn đệ. Tất cả những điều này Phật pháp cho rằng phải đã thu hút linh hồn tôi. Khi diệt trừ mọi ƣớc muốn. những hồi chuông réo rắt Linh Thao


vang lên từ cung Thánh lúc vị chủ tế nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa chính là những lúc tôi cúi đầu tôn thờ Ngài, Thiên Chúa của Yêu Thƣơng. Qua đời sống hàng ngày, tôi nhận thấy một điều đó là các học sinh nào cần mẫn luôn luôn có kết quả tốt: Ðƣợc nhiều điểm khi làm bài và xếp hạng cao trong lớp. Sự thành công của Lành chẳng hạn là một thí dụ (Lành hiện là một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế) và là bằng chứng cụ thể cho thấy yếu tố cần thiết để đạt tới đích điểm của đời sống là ƣớc muốn. Mãi cho đến năm 13 tuổi Lành mới bắt đầu đi học, giã từ nếp sống của một trẻ chăn trâu trong làng, chia tay những bạn bè cùng lứa tuổi trong kiếp sống nông thôn. Vốn liếng chữ Nho của Lành lúc đó chỉ đủ để ký các giấy nợ (việc xử dụng tín phiếu đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời xa xƣa, nhƣng phần nhiều là giấy nợ hơn là giấy gởi tiền). Nhƣng thật may mắn cho Lành, thay vì đƣợc gia đình gởi đến một trƣờng làng với ông Ðồ Nho, với các bạn học ngồi chiếu mài mực, cha mẹ Lành đã gởi cậu đến một trường Tiểu học. Trƣờng lớp với sự cần mẫn của một trẻ nhà quê, kết quả của những năm tiểu học đã giúp Lành đƣợc nhận vào trƣờng các Sƣ huynh. Tại đây, cậu Lành đã từng phải bỏ ra hai giờ để học một bài học mà các học sinh khác chỉ cần nửa giờ để học. Giờ chơi cũng Linh Thao

nhƣ giờ ngủ, lúc nào cậu cũng học, học và học. Chẳng ai để ý đến cậu bé nghiện học nhƣ thế. Nhƣng đến khi tuyên bố kết quả cuối năm, mọi ngƣời đều kinh ngạc: Lành ra trƣờng hạng nhất. Các học sinh thông minh bất bình, các học sinh lƣời biếng ghen tức.

sự khắc khoải trong linh hồn. Tiêu diệt tất cả các dục vọng và đam mê có nghĩa là tiêu hủy chính đời sống của con ngƣời, điều này không hợp với tôi. Ðời sống của Ðức Phật làm tôi khâm phục, nhƣng không khắc phục đƣợc tôi.

Tuy nhiên tôi vẫn ăn chay những ngày mồng một và Riêng với tôi, tôi không tin ngày rằm mỗi tháng, đồng lắm vào việc có thể dùng áp thời giúp các linh mục dâng lực để tạo sự bình đẳng. lễ mỗi ngày. Giả sử nhƣ giai cấp vô sản của thế giới đã thành công Một ngày nọ, Sƣ huynh trong việc chủ động thế Alphongsô cho tôi một món giới, đè bẹp tƣ bản và quà đó là cuốn sách nhỏ có chiếm ƣu thế để tạo sự cân tựa đề: “Hạnh tích của các bằng. Cộng sản vẫn không Thánh mỗi ngày trong năm“ thể dùng áp lực san bằng và một cuốn sách giúp trẻ sự cố gắng, trí thông minh em cầu nguyện. Tôi đọc và ƣớc muốn của con cuốn sách Hạnh các Thánh ngƣời vào cùng một mức mỗi ngày theo ngày kính độ. Vì vậy, nếu có, cách của các vị Thánh đó. Vào mạng chỉ có tính cách địa mỗi buổi sáng hôm sau khi phƣơng và phải liên tục tham dự dâng Thánh lễ, tôi được lập lại. Trong trí óc lại nhớ lại đời sống của vị non nớt của tôi có sự cố Thánh đƣợc kính trong gắng ngụy biện cho giải ngày hôm ấy nữa. Tôi ít pháp cộng sản trong việc chống đối hơn trong các giờ giải quyết các vấn đề xã hội học Giáo lý. Hình nhƣ chính cho nhân loại, dù trên thực các Tiên tri, những ngƣời tế nó không thể nào giải đã giúp cho Israel chuẩn bị quyết đƣợc vấn nạn này đón Chúa Cứu Thế cũng đã bằng cách tạo nên cuộc biến động cách mạng. Hơn nữa, nếu họ muốn gìn giữ được kết quả đã tạo ra, họ phải cách mạng mỗi hai hay ba thế hệ sau đó. Tất cả những điều này cho thấy vấn đề nhân sinh của con ngƣời là một vấn đề phức tạp. Khi tôi tụng kinh niệm Phật, âm thanh vang vọng của ngôn ngữ làm dịu trí óc tôi, nhƣng không đáp ứng đƣợc Trang 19


giúp tôi chuẩn bị chấp nhận chết một cách nhục nhã vì Lời Hằng Sống. chính tội lỗi của Sƣ huynh và của mọi ngƣời. Những Các Tiên tri qua nhiều thế ngƣời hiện diện trong Hội hệ và thời đại đã dọn trƣờng bật lên những tiếng đường cho Chúa Cứu Thế khóc nức nở với tâm tình ăn đến. Cho đến giờ phút linh năn thống hối hòa với tiếng thiêng cuối cùng, những lời khóc than của những ngƣời tiên tri đã đƣợc hoàn tất phụ nữ đang theo Chúa trên qua lời của Thiên Thần đường dẫn tới đồi Canvê. truyền tin. Sự việc này ảnh hƣởng mạnh trên trí óc, hấp Tôi cũng thì thầm trong dẫn và thu hút tôi. Phải cùng một tâm trạng: „Lạy chăng lời các Tiên tri loan Ðức Trinh Nữ Maria, xin báo này đã đƣợc thể hiện giúp con yêu Chúa nhƣ qua chính đời sống của con Chúa đã yêu con“. Thiên Chúa nhập thể làm ngƣời và sống giữa chúng Trong suốt Tuần Thánh ta? năm ấy, mỗi lần sau khi rời phòng ăn, tôi đều đến quì Tôi tự hỏi tại sao Chúa gối trƣớc tƣợng Ðức Mẹ không dùng một cách khác Chiến Thắng (còn gọi là để cứu nhân loại mà lại Ðức Mẹ Lavang) xin Ðức dùng con đƣờng Thánh Mẹ soi sáng cha tôi để cha giá? tôi cho phép tôi đƣợc nhập đạo Công giáo. Ngƣời ta cho tôi biết là tại vì Thiên Chúa không muốn Tôi và ba ngƣời anh nữa dùng năng quyền Thiên đều viết thư để xin phép Chúa của Ngƣời và Ngƣời cha tôi. Sau ba tháng chờ muốn dùng con đƣờng đau đợi, với sự cương quyết khổ để cứu chuộc nhân loại. của cha tôi, ba ngƣời anh Ðể diễn tả tình yêu của tôi bỏ cuộc. Tôi tiếp tục, mỗi Ngƣời, Ngƣời đã mặc lấy ngày đều viết thƣ nài nỉ. thân xác con ngƣời, vác Cuối cùng, một tuần lễ Thập tự giá nhƣ con ngƣời trƣớc ngày lễ Ðức Mẹ Vô hầu những tội lỗi của nhân Nhiễm Nguyên Tội năm loại đƣợc tha thứ và tẩy 1929, Sư huynh Anselmo xóa. nhận đƣợc thƣ của cha tôi cho phép tôi đƣợc Rủa tội Ðề tài này đã đƣợc tôi va để trở thành „một người Sƣ huynh Ignatius bàn luận Công giáo thật sự chứ vào kỳ tĩnh tâm tuần Thánh không phải chỉ để trở thành năm 1928. một ngƣời mang danh Công giáo“. Vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Sƣ huynh Giám đốc Cha tôi, ông có thể đọc lớn tiếng đọc bài Thƣơng thuộc lòng một mạch các Khó. Sau đó, bằng một thƣ của thánh Phaolo Tông giọng hết sức cảm động, Ðồ, đã chấp nhận lề lối tôn Sƣ huynh đề cập đến việc giáo của Chateaubriand, đã Chúa đã hiến mình chịu nhận thức đƣợc thần tính Trang 20

trong con ngƣời Chúa Giêsu, nhƣng vì là con đích tôn của gia đình nên ông phải duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Cha tôi lên án các thầy tu Công giáo đã làm giảm đi sự thánh thiện của Giáo hội Chúa Giêsu để tạo sự dễ dàng cho chính họ. Ông không hiểu đƣợc tại sao trong mƣời giới răn, trừ ba giới răn đầu tiên về Thiên Chúa, bảy giới răn còn lại nói về con ngƣời, cha mẹ đã được xếp lên hàng đầu thế mà Giáo hội lại cấm đoán việc thờ cúng tổ tiên. Không biết tại sao qua nhiều năm bị dằn vặt bởi thắc mắc này, cha tôi lại cho phép tôi Rửa tội? Sau khi đƣợc cha tôi cho phép trong lá thƣ gởi cho Sƣ huynh Anselmô, tôi viết thƣ cảm ơn cha tôi, ông không trả lời, chị tôi viết thay ông và chúc mừng tôi đã đạt được nguyện ước. Chị tôi, sau một thời gian bị bắt và giam giữ bởi Phòng Nhì Pháp (Chị tôi lãnh đạo

Linh Thao


sinh viên bãi khóa chống lại việc Pháp xử tử các nhân vật đầu não của Việt Nam Quốc Dân Ðảng). Tôi rất hợp với chị tôi, vì mẹ tôi mất khi tôi mới có bốn tuổi. Tôi thƣờng tâm sự với chị nhƣ một ngƣời mẹ. Trong suốt thời gian tám tháng chị bị giam giữ, tôi dâng tất cả các việc lành, sự hy sinh và những lời cầu nguyện, cầu cho chị đƣợc sớm trả tự do. Tôi van nài Ðức Mẹ bảo vệ chị, đừng để quân thù hành quyết chị. Tôi không biết sự tra tấn dã man tới mức nào, nhƣng qua trí tƣởng tƣợng, tôi thấy quá khủng khiếp cho một ngƣời con gái nhƣ chị. Cũng có ngƣời trấn an tôi cho rằng Sogny (Giám đốc Phòng Nhì Pháp vùng Trung Việt) không thích tra tấn vì ông ta tin rằng với khả năng của ông ta, ông ta có thể thuyết phục đƣợc các tội phạm chính trị. Sự trấn an này cũng chẳng làm tôi an tâm. Tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện trong tin tƣởng và phó thác. Sau tám tháng , chị tôi đƣợc trả tự do vào ngày lễ Ðặt Tên Cực Trọng Chúa Giêsu. Tất cả những sự việc này vẫn hiển hiện sống động trong trí tôi. Tôi tìm đƣợc nơi Ðức Mẹ Maria một tình mẫu tử êm đềm. Mẹ vẫn chấp nhận lời tôi khi cầu nguyện, hƣớng dẫn đời sống nội tâm của tôi, nâng đỡ và dắt dìu tôi trên đường đời. Mặc dù tôi đã sống với các Sƣ huynh bốn năm trời, mỗi tuần học sáu giờ giáo lý, mỗi ngày có nữa giờ suy niệm, nhƣng trong một buổi Linh Thao

giáo lý nọ, tôi vẫn còn hỏi cha Kinh: - Thƣa cha! tại sao các linh mục Việt Nam phải cậy nhờ đến chính phủ Pháp trong những việc tố tụng? - Không phải tất cả các linh mục Việt Nam đều làm chuyện này, nhƣ cha chẳng hạn. Chúng tôi bắt đầu những giờ đầu trong môn giáo lý và gần nhƣ khi nào cũng kết thúc giờ giáo lý bằng việc tranh luận đề tài về sự liên hệ Pháp-Việt. Tôi đã được cha tôi và gia đình họ Phan chấp nhận, gia đình tôi ngay từ năm 1884 đã cống hiến cho quốc gia những nhà ái quốc hy sinh cho dân tộc để chống lại thực dân.

12 năm 1929? Tôi chọn ngày này, ngày lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội. Từ cuốn sách “Mỗi ngày một vị Thánh”, tôi chọn Tỗng Lãnh Thiên Thần Micae làm Thánh Bổn Mạng. Ðối với tôi, Ngài là hình ảnh của tình yêu trung tín. Tên Ngài có nghĩa là “Ngƣời giống Chúa”, sẽ giúp tôi trong đời sống đức tin. Khi vị linh mục dội nƣớc trên trán tôi trong nghi thức Rửa tội, lòng tôi tràn đầy hạnh phúc. Một niềm vui êm dịu, một bình an thật sự của linh hồn đang sung sƣớng trong hy vọng khi ở gần bên Chúa.

Năm ấy dù tôi đã đƣợc 16 tuổi, nhƣng tôi vẫn có cảm giác nhƣ một trẻ thơ. Phải “Một ngƣời vừa có thể là tín chăng Kitô giáo đã làm tôi hữu Công giáo và vừa là trẻ lại và gìn giữ sự trẻ công dân của Việt Nam”. Tƣ trung nhƣ thế mãi mãi? tƣởng này làm tôi an tâm và chuẩn bị để gia nhập Giáo Nhìn lại con đƣờng thiêng hội Công giáo. liêng tôi đã đi qua từ Phật giáo tới Công giáo. Tôi Tôi giúp lễ mỗi Thánh lễ khám phá ra rằng Thiên buổi sáng và sốt sắng kết Chúa trong sự quan phòng hiệp với Chúa cách thiêng toàn thiện của Ngài đã ban liêng. Từ tập sách “Viếng cho bất cứ ai cơ hội để Thánh Thể” của Thánh được cứu rỗi. Alphonsô Liguori tôi tìm được một kho tàng vô biên Mọi tôn giáo đều có những về Thánh Thể. giới luật, nhƣng không một tôn giáo nào đã chỉ dạy Ðón nhận tình yêu bao la cách thế để gìn giữ những của Chúa một cách khiếm giới luật đó. Riêng Công khuyết, tôi cầu cứu Ðức Mẹ giáo hƣớng dẫn con ngƣời Maria, xin Mẹ giúp tôi, thêm bằng những cách thế sinh sức cho tôi để tôi biết yêu động, cho con người một một cách toàn vẹn. năng lực, một ý chí, một sức mạnh đặc biệt để đạt Tôi phải diễn tả làm sao mục đích. niềm hạnh phúc trong đời tôi bắt đầu từ ngày 8 tháng Thiên Chúa qua Chúa Trang 21


Giêsu Kitô đã trao tặng con đến học hành nữa, chỉ nghĩ ngƣời những Bí Tích: đến việc đi tu. Hai bạn học tôi là Lành và Chuyên đã rời * Bí Tích Rửa Tội để trƣờng nhập Tập viện của nâng tâm hồn con ngƣời Dòng Chúa Cứu Thế. Họ đã lên cao. nhanh chân chọn phần tốt * Bí Tích Giải Tội để tái nhất. tạo sự thanh khiết của linh hồn. Buổi tối hôm đó, tôi đọc * Bí Tích Thánh Thể giúp sách về Thánh Bernard. con ngƣời sống kết hợp Ngài đã hƣớng dẫn cả gia với Thiên Chúa. đình sống theo đời sống * Bí Tích Thêm Sức giúp của dòng tu. Tôi có nên bắt ơn sức mạnh hoạt động chƣớc Ngài không? Tôi là tông đồ. ngƣời Công giáo duy nhất * Bí Tích Xức Dầu giúp trong gia đình. Có lẽ tôi phải bệnh nhân trong giờ dẹp bỏ ý nghĩ này. nguy tử. * Bí Tích Truyền Chức Năm ấy tôi rớt kỳ thi cuối Thánh thêm sức mạnh năm. Cha tôi tức giận không khôn ngoan cho những cho tôi đi học nữa. Từ đó, ngƣời đƣợc tuyển chọn tôi cầu nguyện nhiều hơn, hoạt động truyền giáo. sửa soạn cho con đƣờng tu * Bí Tích Hôn Phối giúp hành của tôi sau này. Trong cho những ngƣời sống suốt hai năm trời, tôi ăn trong đời sống vợ chồng chay cầu nguyện. Mỗi buổi trong gia đình, chính tối tôi đều đến nhà thờ cầu Chúa Giêsu đã thiết lập nguyện chung với những Bí Tích này bằng sự hiện ngƣời khác ở một nhà thờ diện nơi tiệc cƣới tại không có linh mục. Cana, khi Ngài bắt đầu đời sống giảng đạo công Năm đó, tôi dự lễ Giáng khai. sinh ở Ðà Nẵng. Có một cha Dòng Chúa Cứu Thế Những bí tích cho linh hồn giảng trong Thánh lễ. Sau ta biết trong đời sống đức lễ, tôi đến gặp Ngài và thƣa tin Thiên Chúa luôn luôn rằng tôi muốn nhập tu Dòng hiện diện. Chúa Cứu Thế. Cha Bề trên Dòng khổ tu đã từ chối Tiếng của Sƣ huynh không nhận tôi. Cecilius khiến tôi giật mình ngắt ngang dòng tƣ tƣởng Trƣớc Tết năm ấy, cha tôi miên man: Này! anh tu sĩ nhận đƣợc thƣ của một linh khổ tu kia! Chú ý vào bài mục viết cho ông, trong thƣ học chứ! Ðiều làm đẹp lòng đại ý nói xin phép cho tôi Chúa nhất bây giờ là chú ý đến dạy học tại Nhà Tập học hành… của Dòng Chúa Cứu Thế. Cha tôi đoán đƣợc ý định Rời bỏ cuốn sách “Hạnh của tôi, ông hỏi: Con muốn các Thánh” đang cầm trong đi tu phải không? tay, tôi chú ý đến bài vở. Tôi không có nhiều thì giờ nghĩ Thƣa cha vâng! Nhƣng khó Trang 22

khăn quá vì con không đủ điều kiện về sức khỏe, học hành v.v… Cha tôi cho phép tôi đi Một linh mục ngƣời Gia Nã Ðại đón tôi tại Huế, ông nói: Cha nghe ngƣời ta nói con hoạt động chính trị! Ðiều này có thể gây trở ngại cho nhà trƣờng vì tất cả các linh mục ở đây đều là người Gia Nã Ðại. Tôi trả lời Ngài: Thƣa cha! Con nghĩ rằng một quốc gia Việt Nam theo Công giáo sẽ là một quốc gia hòa bình và hùng cƣờng. Ngài ra hiệu cho tôi theo Ngài. Tôi sống chung với các Thầy trong nhà Tập. Tôi bình an vui sƣớng. Nhƣng chỉ một tháng sau, tôi ngã bệnh và phải trở về Faifoo. Các Cha, các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế đã cầu nguyện nhiều cho tôi. Ở Faifoo, nơi không có linh mục, tôi lâm bệnh nặng ngặt nghèo. Chị tôi, một ngƣời ngoại đạo, đã phải vƣợt 22 cây số đƣờng bộ để mời một linh mục cho tôi. Tôi không thể chết mà không lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Thánh đƣợc. Tôi được nhận lãnh Bí Tích Xức Dầu Thánh ngày lễ Thánh Giuse và sức khỏe của tôi dần dần bình phục. Cha tôi vui mừng. Trong suốt ba mƣơi năm hành nghề y khoa của ông, ông chƣa thấy một trƣờng hợp nào bình phục lạ lùng nhƣ thế. Chiếc hòm đã mua sắm cho việc an táng tôi biến thành bệ thờ của bàn thờ Linh Thao


Thánh Giuse. Khi tôi còn trên giƣờng bệnh, có lần cha tôi bảo tôi: “Con của ba ơi! Cha biết con sẽ khỏe mạnh ngay nếu ba rửa tội theo đạo! Ba biết, nhƣng ai sẽ chăm sóc bàn thờ ông bà trong gia đình?”. Cô tôi, rồi anh tôi rửa tội theo đạo. Sau đó, hai ngƣời chị dâu tôi cũng theo chân cùng với một ngƣời chị, ngƣời chị này về sau đi tu trong một dòng tu và làm việc tại Montreal (Gia Nã Ðại). Hai năm sau tôi mới thật sự bình phục, trở lại Dòng Chúa Cứu Thế, tôi không còn sốt sắng trong ý định đi tu nữa, nhƣng tôi làm việc nhƣ một Giám học cho nhà trƣờng trong suốt 12 năm sau đó. Cha tôi thấy đƣợc tình cảm của những tu sĩ trong Dòng dành cho tôi. Ông nói: Ðức rất đúng khi nói rằng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thƣơng Ðức hơn gia đình thương Ðức. Họ yêu

Ðức bằng tình yêu Thiên Chúa, trong khi chúng tôi đôi lúc ép buộc Ðức vì lợi ích riêng tƣ. Tôi học hỏi thêm về con đường thiêng liêng Công giáo, phần lớn từ cuốn sách nói về Thánh Thể của Thánh Alphonso Liguori và cuốn “Con đƣờng hẹp” của Thánh nữ Têrêsa. Càng đào sâu về đời sống nội tâm, tôi càng khâm phục Ơn Gọi tuyệt vời phục vụ nhƣ các linh mục. Tôi nói với cha linh hƣớng: Con buồn lắm! Vì con không đƣợc làm linh mục! Cha linh hƣớng ngạc nhiên hỏi lại tôi: Con nói sao? Con muốn làm linh mục hay con muốn làm theo ý Chúa? Ðiều tốt nhất là con hãy sống theo ý Chúa! Ði tìm ý Chúa quan phòng cho đời tôi, cha linh hƣớng giúp tôi tĩnh tâm một ngày vào lễ Giáng sinh năm 1938. Sau đó, Ngài khuyên tôi kết hôn với Maria Anna Kim Tiên. Tôi và Kim Tiên đã gặp nhau, quen nhau và

có cảm tình với nhau trong nhiều năm. Cha Larouche chủ hôn lễ cƣới của chúng tôi và dâng gia đình chúng tôi cho Trái Tim Cực Trọng Ðức Chúa Giêsu trong Thánh đƣờng LaVang. Qua bao nhiêu thời đại chính trị, với những biến cố đổi đời, chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nuôi nấng, dạy dỗ 12 đứa con nên ngƣời. Một trong những kỷ niệm không quên đƣợc trong đời tôi, đó là lần Fecility (đứa con gái của chúng tôi) lâm bệnh nặng. Các bác sĩ nói rằng không còn hy vọng gì nữa. Tôi và vợ tôi cầu nguyện chuẩn bị đón nhận ý Chúa: Xin Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp giúp sức chấp nhận bất cứ điều gì xảy đến và nếu đẹp ý Chúa, xin Chúa chữa Fecility. Fecility khỏi bệnh, không ai có thể ngờ đƣợc. Bà nội cháu (một ngƣời ngoại đạo và la kế mẫu của tôi) mắt không rời ảnh Ðức Mẹ đã thốt lên: “Trong suốt đời các con, các con phải nhớ ơn Mẹ Maria, vì đây là một phép lạ Ðức Mẹ Maria đã ban cho gia đình các con.”. Tám năm sau đó, là Chủ tịch của Hội Ái hữu Phật giáo tại Ðàlạt, khi trên giƣờng bệnh hấp hối, bà yêu cầu mời cho bà một linh mục để bà đƣợc Rửa tội theo đạo trƣớc khi chết. Trích MÃNH XƢƠNG KHÔ TRONG SAMẠC của Lm. Jos. Bùi Ðức Tiến

Linh Thao

Trang 23


Linh Thao Ahrweiler 2003

Trang 24

Linh Thao


Ngày 25.09.2003. Con đến khóa linh thao với sự giằng co, giữa đời sống tinh thần và vật chất, đâu là Chúa ban cho, đâu là sự cám dỗ. Khi lời nói đầu của cha và bài Lời Chúa 1 con nhận ra ngay đây đúng là sự con đang tìm kiếm, đúng điều con đang mong đợi. Con gạch 2 câu : „Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Chính Thày là con đường, là sự thật và là sự sống“.

tinh thần. Ham muốn của xác thịt thì đưa đến sự chết, còn những ước vọng của tinh thần thì đem lại sự sống và bình an. Ham muốn của xác thịt phản nghịch cùng Thiên Chúa, không vâng phục luật Chúa và cũng không thể vâng phục được“. 10.00 giờ: Cầu nguyện chung Con hỏi cha : Mình đƣợc hƣởng những gì Chúa ban cho, nhƣng đâu là biên giới. Thì cha nói cho tới mức độ ích lợi để trở thành một ngƣời biết yêu thƣơng hơn.

Ngày 26.09.2003. Khoảng 6 – 7 giờ sáng, con mở sách Bibel có trong phòng con gặp những câu nhƣ : „Verlaß dich nicht auf deinem Reichtum und sag nicht, ich kannes mir leisten. Folg nicht deinen Herzen und Augen, um nach dem Begehren deinen Seele zu leben“. 8.00 giờ sáng, giờ đọc kinh sáng, khi cha chƣa đến, tay con lại mở vào trang: Trích thƣ Thánh Phaolồ gửi tín hữu Roma. Với những câu nhƣ: „Kẻ sống theo xác thịt thì ưa thích những sự thuộc về xác thịt , kẻ sống theo tinh thần thì yêu mến những sự thuộc về Linh Thao

Ðó là thêm một dấu hiệu đƣa đường con đang tìm hiểu. Rồi trong bài huấn đức của cha cũng cho con thấy rõ, sự mất bình an, sự giằng co trong cuộc sống của mình. Rồi có bài Lời Chúa 3: Nói về sự Chúa Giêsu bị cám dỗ. Thần dữ xúi Chúa 1/ Hóa đá ra bánh 2/ Sự gieo mình xuống sẽ có tay đỡ, tay nâng. 3/ Rồi sự tặng vinh hoa, lợi lộc nếu Chúa Giêsu bái lạy nó. Và Chúa Giêsu trả lời: Phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa, phải thờ phƣợng một mình Ngƣời mà thôi. Tuy nhận định đƣợc chiều

hƣớng Chúa đang muốn nhắn nhủ con, qua bài này bài kia, qua lới cha giảng, cha giúp cầu nguyện, con vẫn chƣa có một sự rõ ràng trong con. Nhất là con lại đọc đƣợc bài trích thƣ Thánh Phaolô nói về sự lành nên hoàn hảo thì không làm sao đƣợc, bởi vì sự lành tôi muốn thì tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm. Thánh Phaolô lấy tâm thần phục vụ lề luật Thiên Chúa, còn về xác thịt thì vâng phục lề luật của sự tội (trang 113 Ca Nguyện Linh Thao). Rồi đến buổi chầu Mình Thánh Chúa, con xin Chúa cho con sống xứng đáng vì con đƣợc đeo cây thánh giá có hình mình thánh Chúa trên ngƣời con. Thánh lễ: Bài trích sách Nhị Luật lại nhắc nhở về sự sống đời đời và sự chết (trang 94 Ca Nguyện Linh Thao). Khi con đƣợc rƣớc Mình Thánh Chúa và uống máu Chúa, con âm thầm cầu nguyện : Lạy Chúa, con đƣợc ăn mình và uống máu Chúa, thì con xin máu Chúa hãy chảy trong mạch máu con để con là con dòng dõi máu Chúa, chứ đừng để con với tƣ cách là con, con hoang đường. Trang 25


Ngày 27.09.2003 Sáng nay, khi con dậy cũng quãng 5–6 giờ sáng, con cố gắng đọc kinh, cầu nguyện, con xin Chúa cho con thấy rõ, Chúa muốn nói với con điều chi. Mặc dù chia trí, con vẫn cố gắng dâng lên Chúa một chuổi kinh mân côi + một chuổi kêu Giêsu Maria Giuse, xin cứu rỗi các linh hồn, rồi con dâng một chuổi kinh cho Ðức Mẹ và xin Ðức Mẹ cầu nguyện cho con. Và một chuổi con kính Thánh Giuse và xin Thánh Giuse giúp con và xin frère André cầu nguyện cho con. Con sửa sọan và xuống phòng phòng kinh sáng, mở cửa phòng ra nhƣng con lại không vào, con đi ra hành lang. Khi đi qua cây thánh giá Chúa Giêsu bị đóng đinh, cũng nhƣ mọi khi con hay với lên, sờ chân Chúa và cƣời với Chúa. Hôm nay con với lên nhiều lần và con gọi Vater, Vater, lần đầu con trìu mến, con cƣời với Chúa, vì con yêu Chúa, mấy lần sau con gọi Vater Vater lớn hơn vì hành lang không có ai, và càng gọi con càng cảm động mạnh hơn và sau cùng con đã khóc, vì con cảm nhận đƣợc Chúa đang thƣơng con. Chử Vater ngắn gọn nhƣng bao bọc tất cả trong một chữ đó, nghĩa là (Tình Yêu – Che Chở - Tha Thứ) con nói thêm Vater bitte helfe uns. Con đi tiếp, vì con muốn viếng nhà nguyện, con lên hang ghế đầu tiên con ngồi, con nhìn cây thánh giá và mắt con hƣớng về nhà tạm, con ôm Chúa (1) với mắt của con, con hôn Chúa từ đằng xa, với nụ hôn trên tay con và con thổi đi. Con lại kêu ra tiếng: Vater Vater verlass mich nicht. Rồi sợ trễ giờ kinh sáng, con Trang 26

từ từ đi ra và nhìn lên hai bên tƣờng nhà thờ, có tƣợng các Thánh nhƣng con không nhận được ai cả và cũng không có tên để con biết, nhƣng con vẫn nói: Xin các Thánh cầu nguyện cho con. Ðến cuối nhà (thờ) nguyện, con nhận ra tƣợng Ðức Mẹ thƣơng khó, ômChúa Giêsu chết trên tay. Con nói, đây thì đúng là Ðức Mẹ, mẹ của con, con đến, con lại kêu lên tiếng: Vater, Mutter, con sờ tay của Chúa Giêsu (2) chân và đầu gối của Chúa, con đã khóc gọi nhiều lần Vater Vater, con xin Chúa đừng bỏ con và xin cho con và tất cả mọi ngƣời, nhìn thấy sự hy sinh của Chúa, cho chúng con thấy ý nghĩa của sự chịu chết của Chúa hơn và có ý tứ hơn về sự hy sinh lớn lao này. Con cầm tay Ðức Mẹ, khóc với Mẹ, xin Mẹ tha tội cho con, cầu nguyện cho con. Qua bức tƣợng này, có một sức mạnh làm giải tỏa mọi suy nghĩ của con và cho con thấy rõ con phải lựa chọn gì. Hình ảnh : nhìn ngƣời mẹ đau khổ, ôm ngƣời con hy sinh chịu chết để cứu rỗi mình.  Con cầu nguyện. Lạy Chúa là Cha nhân lành, là vua uy quyền trên các vua, là Thầy khôn ngoan trên các thầy (3) cho con biết yêu Chúa, thờ phƣợng Chúa đến phút cuối cùng của con. Cho con nhìn thấy Chúa là quí nhất trên đời này. Amen.

con nhƣ thế này. Ðây Chúa là ThiênChúa, Ðấng Thánh của Israel phán. „DânSion sẽ được ở Giêsuralem. Ngƣơi sẽ chẳng còn than van khóc lóc: Chúa động lòng thƣơng ngƣơi và khi vừa nghe tiếng ngƣơi kêu, Ngƣời liền đáp lại lời ngươi. Chúa sẽ cho ngƣơi chút bánh đau thƣơng, ít nƣớc khốn cùng. Nhƣng đấng dạy dỗ ngươi sẽ không lìa bỏ ngƣơi, mắt ngƣơi sẽ trông nhìn Ðấng dạy dỗ ngƣơi và tai ngƣơi sẽ nghe tiếng Dấng từ sau lƣng bảo rằng : „Ðây là đường, hãy bước đi theo đó, đừng rẽ bên mặt, đừng quẹo bên trái.““ Sẽ ban mƣa xuống cho hạt giống của ngƣơi bất cứ trên đất nào ngươi đã gieo vãi. Bánh thổ sản sẽ rất dồi dào và thơm ngon. Ngày ấy, chiên đƣợc chăn thả trên lãnh địa rộng lớn của ngƣơi. Bò lừa cày ruộng ngƣơi đƣợc ăn rơm có muối, đã được rê sạch. Con cảm tạ Chúa và con nghĩ con đã thấy rõ Chúa muốn gì ở con. Không còn viện cớ hay còn tìm thêm lý do để hiểu thêm nữa. 1thamdựviên

Gạt nƣớc mắt, con về phòng họp để cùng đọc kinh sáng. Cha chƣa đến, con mở quyển sách Ca Nguyện Linh Thao và gập bài trích sách Tiên Tri Isaia (trang 97 CNLT) Con đọc lướt qua, con như gặp được một vật quí, con xúc động, nước mắt con chảy ra, vì con nhận đƣợc Chúa trả lời Linh Thao


Ñaõ coù laàn Baïn ñi döï buoåi hoøa nhaïc ôû nhaø haùt, ôû phoøng hoäi hoïp naøo ñoù vaøo nhöõng dòp leã lôùn, hay nghe xem treân maøn aûnh truyeàn hình moät cuoäc leã coù hoøa nhaïc cuûa moät daøn nhaïc giao höôûng, hay nghe qua Radio, DVC, CD-ROM nhöõng taáu khuùc nhaïc coå ñieån hay taân thôøi... Vaø coù khi Baïn cuõng ñaõ chôi moät nhaïc cuï naøo trong moät ban nhaïc… Moät ban nhaïc giao höôûng, hay moät ban nhaïc nhoû coù nhieàu nhaïc cuï khaùc nhau nhö Clavier, Clarinette, Obo, Flaute, Vilon, Zembalo, Pauke, cello, Zylophon, Tamburin, Trommel, Saxophon, Trompette, Horne.. Nhöõng nhaïc cuï naøy phaùt ra nhöõng aâm thanh nhoû to, cao thaáp, traàm boång, nheï nhaøng thoâi thuùc, nhanh chaäm, trong saùng u buoàn saâu ñuïc… hoøa laãn chen vaøo vôùi nhau taïo neân moät khung caûnh haøi hoøa: moät thoáng nhaát coù nhieàu khaùc bieät; Linh Thao

moät haøi hoøa trong nhieàu ñoái ñieàu khieån cuûa nhaïc tröôûng. nghòch nhau! Röøng aâm thanh phaùt toûa ra seõ laø moät giai ñieäu dieãn taû ngheä Nhöng chæ nguyeân nhöõng nhaïc thuaät, maø chính taùc gæa taáu cuï hôïïp laïi cuõng khoâng laøm khuùc ñoù vieát ra muoán dieãn taû. neân aâm ñieäu haøi hoøa aâm nhaïc Vaø ngöôøi nghe seõ thöôûng thöùc ñöôïc. Muoán ñaït ñöôïc nhö theá, cuøng caûm nhaän ñöôïc nieàm vui caàn phaûi coù ngöôøi nhaïc tröôûng haïnh phuùc qua aâm nhaïc cho ñieàu khieån. Leõ taát nhieân moãi taâm hoàn mình. nhaïc coâng phaûi bieát noát nhaïc cuøng chôi thaønh thaïo nhaïc cuï OÂi moät buoåi hoøa nhaïc ñeïp ñeõ cuûa mình. Moät ñieàu caàn thieát thaønh coâng bieát bao! ñeå taïo thaønh moät ban nhaïc, moät buoåi hoøa nhaïc laø hoï phaûi Thaùnh Phaoloâ trong thö göûi nghe nhau vaø nghe ngöôøi giaùo ñoaøn Coâ-rin-toâ 12,12-30 nhaïc tröôûng. cuõng veõ vieát moät hình aûnh töông töï nhö theá veà Hoäi Thöû töôûïng töôïng maø coi, neáu thaùnh. Ngaøi duøng hình aûnh moãi nhaïc coâng, maïnh ai ngöôøi thaân theå con ngöôøi laøm ví duï ñoù chôi nhaïc cuï cuûa mình theo so saùnh. Thaân theå con ngöôøi yù muoán rieâng, khoâng caàn bieát vôùi nhieàu phaàn khaùc bieät caàn baïn nhaïc coâng beân caïnh chôi thieát. Taát caû nhöõng phaàn thaân aâm thanh theá naøo… Luùc ñoù theå ñoù ñeàu coù nhöõng coâng moät röøng soùng gioù aâm thanh vieäc chuyeân bieät, rieâng bieät phaùt ra hoãn loaïn, laøm ñau tai nhö ñoâi baøn tay ñeå sôø moù, nhöùc oùc ngöôøi nghe. Vaø buoåi mang caàm; ñoâi chaân ñeå ñi hoøa nhaïc seõ ñi veà ñaâu? ñöùng, ñoâi tai ñeå nghe, moâi mieäng ñeå noùi,; ñoâi maét ñeå Nhöng neáu moïi nhaïc coâng nhìn…v.v. Nhöõng phaàn chi bieát nghe nhau, nghe theo theå naøy chæ laøm vieäc rieâng ñaëc Trang 27


bieät cuûa mình thoâi vaø phaûi nghe theo leänh chæ huy cuûa oùc naõo thaàn kinh. Neáu khoâng, thaân xaùc seõ thaønh moät chieán tröôøng tranh caõi caáu xeù nhau nhö moät truyeän nguï ngoân keå laïi nhö sau:

keát trong ñôøi soáng. Theo toâi, neåu khoâng coù ñöôïc haøi hoaø trong ñôøi soáng, laøm sao coøn coù theå noùi ñeán nieàm vui, nieàm hy voïng ñöôïc nöõa! Moät ñôøi soáng khoâng coù nieàm vui, nieàm hy voïng, thì coøn gì laø höùng thuù, laø yù nghóa cho cuoäc ñôøi ‚Ngaøy kia, vì laâm vaøo tình nöõa! traïng luùng tuùng hoaøi nghi, coù theå ñi ñeán ñoå vôõ söùt meû tình Baùc Caûm Giaùc quay sang baùc baïn, oâng baïn Löông Taâm lieàn Trí Tueä noùi: Ngoài gaàn anh toâi môøi caùc ñoàng nghieäp ñeån baøn reùt run leân! Hôi laïnh töø anh thaûo hoûi yù kieán. Moïi ngöôøi thoaùt ra thaät chaúng coù chuùt gì ñöôc môøi ñeán hoïp maët ñaày hôi aám tình ngöôøi! ñuû. Baùc Trí Tueä lieàn ñoái laïi: Naøy Baùc YÙ Muoán ñeán tröôùc tieân Baïn Caûm Giaùc. Ñôøi baïn naøo nhö coù yù cho moïi ngöôøi thaáy, coù gì ñaëc bieät ñaâu. Baïn soáng moïi vieäc ñeàu do yù muoán caû. haàu nhö hoaøn toaøn theo ñieàu Baùc Trí Tueä ñaõ tieân ñoaùn öa thích, ñieàu vui tai thích ñöôïc ñieàu naøy, nhöng vaãn maét. Vì theá cuoäc soäng coù luùc bónh tónh ñieàm nhieân ñeán döï quùa vui, coù luùc quaù buoàn. Baïn cuoäc hoäi thaûo. chæ thích ‘’noå’’ thoâi! Baùc Caûm Giaùc böôùc vaøo phoøng hoäi caûm thaáy mình laïc loõng leû loi, hình nhö chaúng ai ñeå yù tôùi, neân xuoáng taän haøng gheá choùt goùc ñaøng xa. Baùc Thoâng Minh ñeán döï maët maøy töôi cöôøi hôùn hôû, toùc môùi caét ngaén chaûi chuoát ngoâi thöù nhö moïi khi. Baùc Linh Hoàn thong thaû ñi vaøo phoøng hoäi. Baùc chæ mæm cöôøi ñaõ laøm cho caùc chuùng baïn khaùc hoài hoäp lo aâu. Baùc lieàn doõng daïc leân tieáng môû ñaàu: Toâi xin chaøo caùc Baïn. Hoâm nay chuùng ta hoäi hoïp thaûo luaän veà moät vaán ñeà heä troïng: ñoù laø söï haøi hoaø. Vì chuùng ta caàn coù haøi hoøa lieân Trang 28

Oâng baïn Thoâng Minh lieàn huøng hoå nhaûy vaøo cuoäc tranh chaáp: Naøy baïn YÙ Muoán, tính ích kyû cuûa baïn laø thoùi cöïc kyø daõ man chai ñaù! Chaúng vöøa, oâng baïn YÙ Muoán taán coâng ñoái laïi: Naøy oâng baïn Thoâng mInh, thoùi kieâu caêng cuûa baïn laø ñieàu sæ nhuïc tuûi hoå cho con ngöôøi!

ñoå loãi cho nhau chaúng mang laïi lôïi ích gì cho ai. Vì nguôøi nghe naøo coù ai hieåu caùc baïn noùi gì ñaâu. Caùc baïn chæ bieát nghó veà mình. Ai cuõng muoán phaàn phaûi, phaàn hôn cho mình. Ai cuõng muoán laøm chuû ñieàu khieån. Ñieàu ñoù thaät ích kyû. Theo toâi, nôi naøoøtrí tueä ñoäc quyeàn, nôi ñoù caûm giaùc thieáu choã ñöùng. Nôi naøo caûm giaùc ngöï trò laøm chuû, laøm gì coù theå suy nghó saâu xa caån thaän ñöôïc. Nôi naøo yù muoán chæ huy, nôi ñoù chæ coøn quyeàn löïc söùc maïnh ngöï trò. Nôi naøo chæ do thoâng minh ñieàu khieån, luùc ñoù moïi vieäc xaûy ra theo thöù töï, nhöng thieáu yù kieán bieán baùo, thieáu mô moäng ngheä thuaät cuûa ngöôøi khaùc. Baùc Löông Taâm lieàn chen vaøo: Ñoù laø ñieàu toâi muoán nghe. Naøy oâng baïn Linh Hoàn, toâi thöïc tình ñoàng yù vôùi baïn veà ñieåm naøy. Theo toâi nôi naøo soáng thieáu boùng linh hoàn, laøm sao coù theå noùi ñeán ngaøy mai ñöôïc. Hôùn hôû oâng baïn Linh Hoàn nghieâng mình töôi cöôøi noái tieáp: Ñuùng nhö vaäy, con ngöôøi soáng maø khoâng theo tieáng löông taâm, hoï laøm gì coù loøng kính troïng ñôøi soáng nöõa.

Nghe theá moïi ngöôøi trong phoøng hoäi ñeàu nín laëng cuùi ñaàu suy nghó. Trong khoaûnh khaéc yeân laëng ai naáy nhö ñöïôc soi saùng trong taâm trí vaø Thaáy tình theá caøng gay caán, khaùm phaù ra ñieàu caên baûn cho oâng baïn Linh hoàn lieàn nghieâm ñôøi soáng, maø bình thöôøng gioïng quaùt to: Caùc Baïn caõi vaõ, trong baàu khí ñaày tieáng ñoäng Linh Thao


khoâng laøm sao coù ñöôïc.

nghe theo ngöôøi ñieàu khieån nhòp ñieäu ñôøi soáng môùi tieán Oâng baïn Linh Hoàn lieàn chia trieån toát ñeïp nhö Chuùa muoán. xeû: Neáu chuùng ta nhaän ra raèng ñôøi soáng cuûa chuùng ta caàn Ngöôøi ñieàu khieån ñaây coù leõ ta nhau vaø söï haøi hoaø töông seõ nghó ngay ñeán Ñöùc giaùo nhöôïng lieân keát caàn thieát cho hoaøng, ñeán Ñöùc gíam muïc ñôøi soáng chung, luùc ñoù ñôøi ñòa phaän, ñeán cha xöù. Ñieàu soáng chuùng ta môùi coù khôûi ñoù ñuùng, nhöng chöa ñuùng saéc traêm hoa ñua nôû ñöôïc. heát taát caû ñaâu. Ngöôøi ñieàu khieån ñaây chính laø Ñöùc Chuùa Baùc Löông Taâm gaät ñaàu Thaùnh Thaàn, laø aân ñöùc cuûa ngheïn ngaøo: Caùm ôn Baùc, giôø Chuùa Gieâsu. Chính Chuùa ñaây toâi ñaõ hieåu ra roài. Ñeå ñaït Gieâsu qua Chuùa Thaùnh Thaàn ñöôïc nhö theá, chuùng ta caàn coù thoåi laøn hôi söùc soáng vaøo löông taâm toát vaø nhaïy caûm trong Hoäi Thaùnh vaø daãn ñöa vôùi ngöôøi khaùc!‛ hoäi thaùnh ñi theo phöông höôùng Chuùa muoán. Qua hình aûnh moät daøn nhaïc, caùc chi theå cuûa thaân xaùc con Moïi thaønh phaàn trong hoäi ngöôøi, Thaùnh Phaoloâ muoán thaùnh caàn nhau vaø caàn hôì thôû trình baøy moät hình aûnh töông höôùng daãn ñieàu khieån cuûa töï trong Hoäi Thaùnh Chuùa ngöôøi nhaïc tröôûng, boä oùc trí Gieâsu. Trong Hoäi Thaùnh coù naõo töø treân cao cuûa Chuùa nhieàu ngöôøi khaùc bieät nhau: Thaùnh Thaàn. Coù theá môùi gìa treû, nam nöõ, yeáu maïnh, chieáu toûa ra nhöõng cung ñieäu nhoû nheï raén chaéc cöôøng haøi hoøa mang tín hieäu tình traùng, nhanh nheïn chaäm raõi, yeâu thöông hoøa bình trong cao thaáp…. cuoäc soáng giöõa loøng theá giôùi. Vaø hoï cuõng nhöõng khaû naêng, taøi trí khaùc bieät nhau nöõa: ngöôøi thì coù khaû naêng haùt, ngöôøi khaùc coù theå vieát laùch gioûi hay thích vieát; ngöôøi noï coù khaû naêng suy tö hoaïch ñònh chöông trình; ngöôøi kia nhoùm noï coù khaû naêng, coù yù thích chaêm soùc nhöõng ngöôøi gìa yeáu beänh taät, taøn taät hay treû em, baïn treû… Nhöng cuõng nhö trong ban nhaïc, nôi thaân theå con ngöôøi, taát caû phaûi nghe nhau, chuù taâm ñeå yù ñeán nhau vaø phaûi Linh Thao

Trong daøn nhaïc Hoäi thaùnh coù raát nhieàu thaønh phaàn nhaïc cuï. Nhöng moãi ngöôøi ñeàu chôi, thöïc hieän nhaïc cuï khaû naêng cuûa mình ñöôïc Thieân Chuùa ban taëng döôùi söï ñieàu khieån soi daãn chung cuûa vò nhaïc tröôûng Ñöùc Chuùa Thaùnh Thaàn. Coù nhö theá ñôøi soáng daøn nhaïc Hoäi Thaùnh môùi phaùt toûa ra ñöôïc taáu khuùc söù ñieäp ôn cöùu chuoäc cuûa Chuùa Gieâsu vaø nhöõng ca khuùc yeâu thöông tha thöù laøm hoøa töø trôøi cao xuoáng cho con ngöôøi. Lm. Nguyeãn ngoïc Long

XIN CHO CON THEO CHA Xin Cha cho con say Trong tình Cha suốt ngày Xin hãy cho con tỉnh Giữa trần thế hôm nay… Xin cho hồn con bay Lên đỉnh núi yêu thương Xin đời con lắng chìm Ðừng bận rộn phô trương… Xin hãy cho con nhớ Lời Chúa và câu kinh Xin hãy cho con quên Những bội bạc vô tình Xin hãy giúp con đi Những con đường trong sáng Xin dẫn đưa con về Ðừng lạc lối đam mê Xin lòng con rộng mở Ðón nhận kẻ khổ đau Như chính con ban đầu Xin giúp con biết vui Trong bình an thinh lặng Mà vẫn hằng chấp nhận Những mủa hội hoa đăng Xin dạy con biết cho Ngọt ngào và thân ái Hoa trái của Thiên Ðàng Nhưng vẫn biết từ nan Những cám dỗ nồng nàn Xin cho con theo Cha Con theo mãi chân cha Từ mùa xuân tháng hạ Cho đến hết thu đông Hai bên dọc bờ sông Hàng cây vừa thay lá Xin cho con theo cha Xin cho con theo Cha. Ðông Khê

Trang 29


Nhân chuyến hành hƣơng Roma, 2003

ó ai đó đã thở dài tâm sự với tôi rằng: «đi chuyến này về, phúc đâu không thấy, chỉ thấy thêm tội»! Phúc và tội của họ ra sao, tôi không rõ lắm. Phần tôi, cái Tội đƣợc biến thành cái Phúc rất lớn mà mãi nhiều ngày sau chuyến đi tôi mới vỡ lẽ ra. Trong suốt cuộc hành trình dài 11 ngày, đoàn hành hƣơng trên dƣới 70 ngƣời ấy, dù không nói ra, nhƣng tất cả đều biết số phận mình đƣợc gắn liền với nhau. Chúng tôi chia sẻ cái may cái rủi, nỗi vui nỗi buồn, sự mệt mỏi, niềm hân hoan.... Trƣớc lúc ra đi và sau khi trở về, đều đặn mỗi ngày, chúng tôi dâng lời tạ ơn Chúa. Tôi cũng đã nhƣ mọi ngƣời, tạ ơn và xin lỗi, nhƣng tôi quên đi một điều, rất thiết yếu để «sống chung hòa bình», đó là xin Chúa giúp tôi sẵn sàng chấp nhận những khác biệt của ngƣời sống quanh tôi, chịu đựng những bực bội ngƣời khác gây cho tôi và mong ƣớc ngƣời khác cũng sẵn sàng chấp nhận tôi nhƣ thế. Cái quên này tai hại lắm, nó khiến tôi mỗi lần nghe ai thở than, trách móc ai, lại nói xuôi theo vài câu Trang 30

đồng tình. Tốt đâu không thấy, chỉ thấy không chỉ họ mà chính mình cũng mang lây nỗi bực dọc. Ngẫm nghĩ lại mới thấy khi có dịp sống tập thể nhƣ thế, cá tính mỗi ngƣời đƣợc thể hiện rất rõ rệt. Ngƣời ta phải chịu đựng lẫn nhau. Chịu không đƣợc thì bực bội, nói xấu nhau. Ðiều mà tôi bị mất trƣớc nhất là sự an vui, thanh thản và nhƣ thế tôi cũng đánh mất ơn Chúa. Cuối cùng tôi nhận ra rằng, đi hành hƣơng không cứ phải chân trần bƣớc trên chông gai hay dẵm trên sỏi đá hoặc qùi gối leo lên hằng trăm bậc thang cheo leo, mà chính là biết tôn trọng những cái khác biệt của ngƣơì bên cạnh mình, vui vẻ chịu đựng và chấp nhận nó. Ðôi lúc tôi tự hỏi, vì sao ngƣời ta có thể sẵn sàng đến hành hƣơng ở những nơi xa xôi hẻo lánh, vất vảø trèo non lội suối, chấp nhận mọi thiếu thốn gian nan mà vẫn hăng hái vui vẻ ; còn khi phải chung đụng với nhau vài ngày đã vội phiền trách, kêu ca lẫn nhau. Ðiều này có phải vì tôi đã không dự trù đến nó, không kể nó là một trong những «gian nan thử thách» mà tôi đợi chờ để

sẵn sàng đón nhận khi nó đến. Người ta đi chân đất trên sỏi đá đƣợc vì ngƣời ta biết nó, thấy nó, sẵn sàng chờ đợi nó. Còn khi phải chấp nhận nhau, chịu đựng nhau là những điều «vô hình», biết mà không thấy, không sẵn sàng nên rất khó đón nhận. Cho nên, bài học mà tôi rút ra đƣợc nhân chuyến hành hƣơng vừa qua, đó là : những điều ngƣời khác làm tôi bực bội, khó chịu (hay ngƣợc lại), chính là những viên sỏi trên bƣớc đƣờng hành hƣơng của mình. Cái chuyến đi «phúc thì ít mà tội thì nhiều» của tôi vừa qua, nghĩ cho cùng, không đến nỗi uổng công đâu, nó giúp tôi sau nhiều ngày «áy náy», nhận ra cái yếu đuối của mình, và càng nhận ra rõ hơn cái điều xưa nay đáng lẽ tôi phải nhận ra : Chúa đang «cƣ ngụ» và có thể là chính Chúa đang giả trang để sống giữa chúng ta, nơi những bạn bè thân quen gặp gỡ, chung đụng hàng ngày. Hoa Hồng

Linh Thao


ở cánh cửa sổ cuộc đời ra, dòng ngƣời đang giao động hiện rõ lên nhƣ một bức tranh thật sống động. Tiếng ồn ào vọng vào phá vỡ bầu khí yên tĩnh của căn phòng.Theo nhịp giao động chóng

mặt của dòng ngƣời, tôi chạy theo để nhìn, để gặp gỡ và để sống. Sau một lúc, mệt quá tôi tạt vào và ngồi nghỉ trong một quán ở vệ đƣờng. Phía trƣớc quán có một thùng rác công cộng. Chẳng hiểu sao tôi lại chăm chú nhìn chiếc thùng rác đó. Có lẽ vì Design của nó có vẻ là lạ. Nhƣng điều cuốn hút chính là, chiếc thùng rác kia là một „điểm hẹn“ của bao con ngƣời thuộc mọi tầng lớp khác nhau. Ngƣời qua kẻ lại, ai có chút gì muốn quăng đi thì „ghé thăm“ cái thùng rác đó. Họ để vào đó bất cứ thứ gì không cần đến nữa, một tay manager bảnh bao nhẹ nhàng và nhanh nhẹn vất một tờ nhật báo sáng nay vừa đọc, một cô gái đẹp bỏ cái bịch ny-lông đựng món đồ nữ trang vừa mua và mới đƣợc bóc ra, Linh Thao

một sinh viên rút ra điếu thuốc lá cuối cùng và hộp thuốc lá rỗng tuếch liền có chỗ của nó - cái thùng rác kia, một em bé vừa bỏ vào miệng cục kẹo bà mẹ mới cho, còn giấy kẹo thì thuộc về cái thùng rác ở vệ đường. Sau đó tôi thấy một ngƣời đàn ông trung niên cầm

một cái túi ny-lông thật lớn, quần áo ông ta thì nhăn nhó, tóc tai bù xù, từ ngƣời ông toát ra một mùi hôi thật khó ngửi. Ông ta tiến gần đến chiếc thùng rác và nhìn vô. Từ từ ông đƣa đôi tay vào và bới. Ông làm công việc này một cách chăm chú. Lâu lâu ông lại kéo tay ra với một món đồ nào đó, và rồi đút nó vào trong cái túi ny-lông của mình. Đang khi ông „làm bạn“ với cái thùng rác, thì có một cô gái trẻ đẹp đi ngang qua, cô ta vừa đƣa tay vào trong túi của mình, định lấy một món đồ nào đó cho vào thùng rác, nhƣng cô đụng ngay ngƣời đàn ông kia. Ông ta ngẩng lên nhìn cô và nhanh nhẹn xin lỗi, nhƣng cô gái đẹp hốt hoảng nhìn ông, và chẳng một lời đáp lại, cô ta lập tức đưa tay bịt mũi và một mạch bỏ đi. Cuộc đời này có những ngƣời còn“mất giá“ hơn cả cái thùng rác

kia sao? Phải chăng cuộc đời hôm nay có những đôi mắt nhìn nhau và lập tức xa lìa nhau, mà không có lấy một lời „good bye“, chỉ vì cái áo đẹp kia không thể làm bạn với cái áo xấu, cũ kỹ và đầy mùi hôi? Đâu rồi cái phẩm giá của con ngƣời? Phẩm giá

của con ngƣời chỉ có ở những ngƣời bảnh bao, sang trọng, có sự nghiệp và ít nhất là một con ngƣời bình thƣờng trong xã hội thôi sao? Còn những ngƣời nhƣ ông bạn trung niên kia thì thế nào? Phẩm giá làm ngƣời của họ không thể hợp với cái áo rách và cái đầu tóc bù xù của họ sao? Đứng lên, tôi rời quán nước và lại tiếp tục đi theo giao động của dòng người. Tới một góc phố quen thuộc, tôi ghé vào thăm đứa bạn thân. Chƣa vào tới trong nhà, tôi thấy tiếng chửi rủa đâu đó vang lại. Dõi theo âm thanh đó tôi thấy một chàng thanh niên ốm nhom ốm nhắt đang bị người trong nhà ở đàng kia hất hủi và xua đuổi. Hỏi ra mới biết rằng, anh ta là một tay xì-ke và vì đã làm cho nhà mình tán gia bại sản, nên gia đình Trang 31


anh đã không thể chấp nhận anh nữa. Lại một con ngƣời phải đi vào trong góc phố cô đơn của cuộc đời. Phải chăng dƣới đôi mắt cuộc đời, chàng xì-ke kia không còn nên sống nữa? Ai còn có thể nhìn anh bằng đôi mắt cảm thông và yêu thƣơng? Trò chuyện với đứa bạn thân, nó kể cho tôi nghe một chuyện buồn, em nó học chăm chỉ nhƣng vẫn luôn luôn bị điểm xấu, dù cho nó vẫn kèm em học đàng hoàng và làm bài tốt, nhƣng chƣa bao giờ em nó vui vẻ về nhà với một điểm tốt. Tại sao vậy? Vì gia đình đứa bạn tôi nghèo, nên không có tiền cho em đi học thêm. Và nếu em nào không đi học thêm với cô giáo, thì chẳng bao giờ có một trang điểm tốt trong tập của mình. Trời ơi, đôi mắt cuộc đời hôm nay không còn nhìn con ngƣời, không còn nhìn những tâm hồn trẻ thơ kia nữa sao, mà chỉ còn nhìn đồng tiền thôi? Các em bé thơ nghèo kia sẽ còn có cơ hội để vƣơn lên nữa không, khi cuộc đời chƣa gì đã làm một hàng rào trên bƣớc đƣờng em đi? Chiếc hàng rào với biểu ngữ: “Chỉ ngƣời có tiền mới đƣợc bƣớc qua.” Cùng với đứa bạn thân chúng tôi chở nhau vào nhà thƣơng, để thăm đứa bạn gái của nó. Bên giƣờng bệnh tôi hỏi thăm cô bạn kia. Một điều tôi ngạc nhiên là tại sao có rất nhiều ngƣời không nằm trong phòng, mà phải nằm ngoài hiên. Cô ta nói, tùy theo túi tiền của Trang 32

ngƣời bệnh. Rồi mỗi lần bác sĩ hay y tá tới, thì cử chỉ của họ luôn thay đổi. Tại sao vậy? Ai có tiền và cho tiền túi bác sĩ hay y tá thì được chăm sóc cẩn thận và hỏi han cặn kẽ, còn ai nghèo mạt rệp thì chẳng được quan tâm. “Cuộc đời là vậy đó- C’est la vie. » Cô bạn chúng tôi thở dài thốt lên. Tôi cũng thở dài theo và về nhà ôm ấp một nỗi đau. Kiếp con ngƣời trong đôi mắt cuộc đời là vậy sao? Đâu rồi Thượng Đế, Đấng tạo dựng nên con ngƣời, Đấng làm chủ cuộc đời? Phải chăng Ngài cũng nhìn con ngƣời theo đồng tiền, theo sự sang trọng và quyền thế ƣ? Chuyện kể rằng, một ngày nọ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hẹn gặp nhau. Đề tài hôm ấy là « Con ngƣời trong xã hội hôm nay. » Các Ngài nhìn xuống trần gian và thấy biết bao con ngƣời thuộc mọi giống nòi, màu da và ngôn ngữ... đang chạy nhảy và giao động. Cái đau lòng là có rất nhiều ngƣời đang đâm đầu lao vào những hố sâu của tội lỗi. Tệ hại hơn, là họ còn rủ những ngƣời khác cùng lao theo mình. Các Ngài nhận ra rằng, con ngƣời không còn mang bản chất đẹp của thuở ban đầu. Phẩm giá của họ không còn được đặt nền trên tảng đá tình yêu, mà trên tiền bạc, giàu sang, danh vọng... Nhƣng dù thế nào đi nữa, Ba Đấng vẫn muốn nói với từng con ngƣời rằng: « Trong đôi mắt Cha con thật là quý giá » Vì vậy, Ba

Đấng hỏi nhau : « Chúng ta cần phải làm gì đây, để cứu thoát con ngƣời và đƣa họ về với con đƣờng của tình yêu ? » Suy nghĩ tới, suy nghĩ lui và Ba Đấng quyết định, là một trong Ba phải xuống trần gian, để chia sẻ cuộc sống, để cảm thông, để cứu thoát và xây dựng lại vƣơng quốc Tình Yêu. Cuối cùng Chúa Con đƣợc sai xuống dƣới trần gian. Bƣớc vào cuộc đời, Chúa Con chọn một thân phận nghèo hèn và nhỏ bé. Đúng thật là nghèo và nghèo đến nỗi Ngài không đƣợc sinh ra trong một nhà hộ sinh hay ít nhất dƣới một mái nhà ấm cúng và đàng hoàng, mà Ngài đƣợc sinh ra trong một hang lừa hôi hám. Cái nghèo và cái hôi hám của cuộc đời, Ngài đã quen từ lúc mới chào đời. Cùng cha mẹ, Giêsu - tên của Chúa Con, lớn lên trong một làng nhỏ bé chẳng có tăm tiếng gì. Gia đình của Giêsu cũng đơn sơ và bình dị nhƣ bao gia đình khác - Mẹ thì nội trợ,

Linh Thao


cha thì làm mộc. Trong suốt 30 năm trời Giêsu đã hiểu được đôi mắt cuộc đời nhìn con ngƣời nhƣ thế nào. Lao mình vào dòng đời, Giêsu phải sống thế nào đây? Giêsu sẽ mang đôi mắt cuộc đời hay Ngài vẫn còn giữ ánh mắt của Tình Yêu. Rảo bƣớc bên cạnh bờ hồ Ga-li-lê, một ngôi làng chài thật bình dị, Giêsu gặp gỡ những con ngƣời đơn sơ và mộc mạc chẳng có chút tiếng tăm và danh vọng gì. Giêsu đã kết bạn với họ. Vào trong phố, Giêsu đi ngang qua một trạm thu thuế và nhìn thấy một ngƣời đang ngồi đó. Ngài liền mở lời làm quen. Cuối cùng, ngƣời thu thuế gian lận và tội lỗi kia giờ đây trở thành một ngƣời bạn trên đƣờng của Giêsu. Cùng với những ngƣời bạn mới, Giêsu đi vào một thành có tên là Ca-phác-na-um. Ở đó Ngài đã chia sẻ với mọi ngƣời một tinh thần sống mới. Tinh thần sống của Tình Yêu. Mọi ngƣời đổ xô vào nghe và ngạc nhiên vô cùng. Không ngạc nhiên sao đƣợc, khi tình yêu không chỉ xuất hiện trên môi miệng mà còn trong hành động. Thực vậy, đang khi giảng dạy thì một ngƣời đã quấy rầy Ngài, ngƣời đó bị thần ô uế ám ảnh và điều khiển. Cái đặc biệt là Giêsu, xuyên suốt qua thần ô uế xấu xa kia, đã nhìn thấy một con ngƣời đang đau khổ chịu đựng bị hành hạ, vì thế ánh mắt tình yêu dành cho ngƣời đó đã thúc đẩy Ngài kiên quyết nói với thần ô Linh Thao

uế : « Câm đi, hãy xuất khỏi ngƣời này ! » Tin lành lan xa, và rồi một ngƣời bị cùi hủi tìm đến với Giêsu. Mùi hôi của ngƣời đó không làm cho Giêsu giật mình và bắt Giêsu phải quay mặt bƣớc đi, ngược lại Ngài vẫn để anh ta lại gần mình, lắng nghe anh nói về điều anh muốn: «Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.» «Tôi muốn, anh sạch đi.» Tuyệt cú mèo ! Ai mà không vui mừng khi nghe lời của Giêsu nói với mình nhƣ vậy. Chiều về, bao ngƣời bệnh hoạn khác tuôn đến với Giêsu. Thật nhẹ nhàng và chẳng cần tiền túi, Giêsu đặt tay trên họ và rồi chữa lành. Đi xa hơn một chút, Giêsu bƣớc vào một thành khác có tên là Giê-ri-cô. Ở đó Ngài cũng chia sẻ tinh thần sống của tình yêu. Mọi ngƣời bu quanh và lắng nghe cách chăm chú. Sau đó, tách ra khỏi đám đông,

Giêsu đi ngang qua một cây sung, bỗng chợt Ngài dừng lại. Mọi ngƣời chẳng hiểu tại sao. Ngài nhìn lên và nói với ngƣời đang ở trên cây : « Gia-kêu, hãy xuống mau, hôm nay Ta phải ở lại nhà ngƣơi. « Lạ lùng thay! Chỉ vì tò mò mà Gia-kêu muốn nhìn thấy Giêsu, nhƣng giờ đây đôi mắt cuộc đời tội lỗi của Gia -kêu đã đƣợc ánh mắt tình yêu của Giêsu đáp lại. Ánh mắt trìu mến đó đã thúc đẩy Gia-kêu nhanh nhanh tụt xuống và rồi vui vẻ hớn hở đón tiếp Giêsu vào nhà mình. Khách quý - tiệc mừng vui! Nhƣng ở bên ngoài lại có những kẻ coi mình là đạo đức nhìn vào và rồi xầm xì: “Tại sao ông ta lại ăn uống với kẻ tội lỗi vậy nhỉ?” “Kẻ tội lỗi sẽ luôn là kẻ tội lỗi và sẽ làm nhơ bẩn ngƣời khác, vì thế cần phải xa tránh chúng.” Đó là suy nghĩ và cái nhìn của những kẻ đạo đức trong cuộc đời. Còn Giêsu thì khác: “Kẻ tội Trang 33


gì bà có để sống.”

lỗi cũng là một thánh nhân!” Thực vậy, Giakêu - một trùm thu thuế gian lận nổi tiếng, giờ đây muốn quay về con đƣờng thánh thiện. “Tôi xin dâng nửa phần tài sản của tôi cho ngƣời nghèo, và nếu tôi làm thiệt hại ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn.” “Tuyệt quá Giêsu ơi!” Tôi muốn khen Giêsu, khi Ngài ngồi ở ngôi đền thờ đối diện với thùng tiền. Nhƣng, kìa một ngƣời phụ nữ góa chồng nghèo nàn bƣớc đến thùng tiền, bà ta bỏ vào đó mấy cắc lẻ, trong khi bao ngƣời giàu có bỏ vào thật nhiều tiền. Nhƣng ai hơn ai đây? Dưới đôi mắt của cuộc đời thì: “ai mạnh thì thắng, ai giàu thì đƣợc và ai sang thì đƣợc trọng dụng” Còn Giêsu thì: “Thầy bảo thật anh em, bà góa này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi ngƣời đều rút từ tiền bạc dư thừa của họ mà đem bỏ vào, còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất những Trang 34

mà là những chàng trai trƣởng thành có trách nhiệm đang “quậy” thật đàng hoàng trong một xƣởng may. “Trong đôi mắt Chúa con thật là quý giá!” Đó là ngôn ngữ của Tình Yêu, của Giêsu - Đấng mà hôm nay chúng ta sẽ đón tiếp vào cuộc đời.“ Trong đôi mắt Chúa con thật là quý giá!” Đó là tâm tình mà Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ nghèo hèn kia và qua ánh mắt trìu mến, Ngài muốn nói với mỗi ngƣời chúng ta.

Đôi mắt cuộc đời và ánh mắt tình yêu là vậy đó. Giêsu đã nhìn không nhƣ cuộc đời nhìn cái nghèo trƣớc, rồi sau đó đo giá trị con ngƣời. Không, với Giêsu thì con ngƣời và tấm lòng của họ quan trọng hơn những gì họ có. Thật vậy, tình yêu không nhìn bằng lăng kính của những gì hấp dẫn bên ngoài mà đi vào từ chính chiều sâu của con tim.Ánh mắt tình yêu này của Giêsu hôm nay tôi cũng nhận ra trong cuộc đời, cụ thể nơi các ngƣời anh em Và Ngài cũng ƣớc mong xả thân cho những ngƣời rằng, từ tình yêu và trên nghèo miền Thƣợng Du. nền tảng của tình yêu, chúng ta cũng biết nói với Bao bạn trẻ miền núi nghèo nhau rằng: “Trong đôi mắt hèn đã đƣợc trân trọng, đã tôi bạn thật là quý giá!” được quý mến và được tạo Chứ đừng nhìn nhau bằng điều kiện để được học chữ, đôi mắt cuộc đời và nói với biết đƣợc một cái nghề và nhau: “Trong đôi mắt tôi đặc biệt nhận ra được rằng: Bạn chỉ có giá, khi bạn có “Dù là ngƣời nghèo, nhƣng tiền, khi bạn có danh vọng, tôi thật là một con ngƣời khi bạn thật sang trọng và tuyệt vời, vì trong đôi mắt đẹp trai hay đẹp gái.” của Chúa tôi thật là quý giá.” Frankfurt, Đông 2002 Nguyễn ngọc Thế sj Ánh mắt tình yêu của Giêsu cũng không xa tránh những con ngƣời tội lỗi mà xuyên suốt qua tội lỗi để “rờ tới” phẩm giá cao quý của con ngƣời, vì ngƣời tội lỗi cũng là một thánh nhân mà. Biết thế, nên một nữ tu kia đã không nhìn hai thanh niên rất ngỗ nghịch và lầm lỡ nổi tiếng trong làng luôn là những kẻ tội lỗi. Vì vậy chị đã đến gặp hai anh, mở lời và mời gọi hai anh trở về với con đƣờng của tình yêu. Giờ đây hai anh không còn quậy phá trong xóm làng, Linh Thao


Đại Hội giới trẻ thế giới lần thứ XX tại Koeln Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 20 sẽ đươc tổ chức tại thành phố Köln thời gian từ ngày 16 đến 21.08.2005. Giới Trẻ nước Ðức sẽ được vinh dự tiếp đón Ðức Thánh Cha Gioan PhaoLô đệ nhị và Bạn Trẻ khắp Năm Châu về tham dự Ðại Hội cùng nhau biểu lộ niềm tin vào Thiên Chúa Giêsu Kitô. thể hiện Hội Thánh toàn thế giới không phân biệt lãnh thổ châu lục, màu da chủng tộc, tiếng nói, văn hóa, cách sinh sống cùng thể chế chính trị kinh tế. Lịch sử Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới được hình thành như sau : Năm 1984, qua cuộc gặp gỡ Bạn Trẻ Quốc Tế. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh Ðức Thánh Cha trao cho các Bạn Trẻ Cây Thánh Giá. Và Chúa Nhật Lễ Lá Năm1985 cũng tại Roma Ðức Thánh Cha đã gởi Giới Trẻ tông thư của Ngài. Ngày 20.12.1985 ngài loan báo quyết định thành lập tổ chức Ngày Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ÐHGTTG).. Năm 1986 : ÐHGTTG lần thứ nhất được tổ chức ở các Giáo phận ngày Lễ Lá 23.03.1986 với chủ đề: „Ðức Kitô la Ðấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Linh Thao

Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em“. (1 Pr 3,15).

nhận Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho anh em nên con cái Thiên Chúa. (Rm 8,15)

Năm 1987 : ÐHGTTG lần thứ hai ở Buenos Aires, Argentina từ 11–12.04.1987 với chủ đề: Chúng ta đã nhận biết và tin vào tình yêu của Thiên Chúa giữa chúng ta. (Ga 2,5)

1992 : Ngày Đại Hội Giới Trẻ thế giới lần thứ bảy được tổ chức ở các Giáo phận ngày Lễ Lá 12.04.1992, với chủ đề: Anh em hãy đi đến khắp mọi nơi trên thế giới và loan truyền Tin Mừng của 1988. Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thầy. (Mc 16,15) thế giới lần thứ ba được tổ chức ở các Giáo phận ngày 1993 : Ngày Đại Hội Giới Lễ Lá 27.03.1988 với chủ Trẻ thế giới lần thứ tám đề: Anh em hãy làm được tổ chức ở Denver, những gì Ngài bảo. USA, từ 10.-15. tháng tám, với chủ đề: Thầy đến, để (Ga2,5) anh em có được sự sống 1989 : Ngày Đại Hội Giới dồi dào. (Ga10,10) Trẻ thế giới lần thứ tư ở Santiago de Compostela, 1994 : Ngày Đại Hội Giới Spanien, từ 15. – 20. tháng Trẻ thế giới lần thứ chín Tám 1989 với chủ đề: Thầy được tổ chức ở các Giáo ngày Lễ Lá là thân cây nho, anh em là p h ậ n 27.03.1994, với chủ đề: cành nho. (Ga 15,5) Như Cha thầy đã sai thầy, 1990 : Ngày Đại Hội Giới Thầy cũng sai các con Trẻ thế giới lần thứ năm như vậy. (Ga 20,21) được tổ chức ở các Giáo phận ngày Lễ L á 1995 : Ngày Đại Hội Giới 08.04.1990 với chủ đề: Trẻ thế giới lần thứ mười ở Thầy là thân cây nho, anh Manila, Philuật tân từ 10.em là cành nho. (Ga 15,5) 15. tháng Giệng với chủ đề: Như Cha thầy đã sai thầy, 1991: Ngày Đại Hội Giới Thầy cũng sai các con Trẻ thế giới lần thứ sáu ở như vậy. (Ga 20,21) Czestochawa, Polen từ 10.15. tháng Tám 1991, với 1996: Ngày Đại Hội Giới chủ đề: Anh em đã tiếp Trẻ thế giới lần thứ mười Trang 35


một được tổ chức ở các Giáo phận ngày Lễ Lá 31.03.1996, với chủ đề: Thưa Thầy, ngoài Thầy chúng con biết theo ai? Thầy có Lời hằng sống (Ga 6,68)

Ngôi Lời đã làm người Trẻ thế giới lần thứ hai mươi phàm và cư ngụ ở giữa ở Colonia (Koeln), Đức quốc, từ 16. -21. Tháng chúng ta. ( Ga 1, 14) Tám, với chủ đề: Chúng tôi 2001 : Ngày Đại Hội Giới đến thờ lạy Người (Mt 2,2) Trẻ thế giới lần thứ mười sáu được tổ chức ở các Hân hoan chào mừng Giáo phận ngày Lễ Lá Giới Trẻ Việt Nam trên 08.04.2001, với chủ đề: Ai muốn làm môn đệ Thầy toàn thế giới về tham dự hãy từ bỏ chính mình, vác Ðại Hội Giới Trẻ Thế thập gía hằng ngày và Giới lần thứ 20 tại Köln. theo Thầy! (Lc 9,23)

1997 :Ngày Đại Hội Giới Trẻ thế giới lần thứ mười hai ở Paris, Pháp từ 19.- 24. tháng tám, với chủ đề: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Hãy đến và xem! 2002 : Ngày Đại Hội Giới (Ga 1,38-39) Trẻ thế giới lần thứ mười 1998 : Ngày Đại Hội Giới bảy ở Toronto, Canada, với Trẻ thế giới lần thứ mười ba chủ đề: Anh em là muối được tổ chức ở các Giáo đất, là ánh sáng trần gian. phận ngày Lễ L á (Mt 5,13-14) 05.04.1998, với chủ đề: Đức Chúa Thánh Thần sẽ 2003 : Ngày Đại Hội Giới dạy anh em mọi điều. Trẻ thế giới lần thứ mười tám được tổ chức ở các (Ga 14,26) Giáo phận ngày Lễ Lá 1999 : Ngày Đại Hội Giới 13.04.2003, với chủ đề: Đây Trẻ thế giới lần thứ mười là Mẹ con. (Ga 19,27) bốn được tổ chức ở các Giáo phận ngày Lễ Lá 2004 : Ngày Đại Hội Giới 28.03.1999, với chủ đề: Trẻ thế giới lần thứ mười Đức Chúa Cha yêu mến chín được tổ chức ở các Giáo phận ngày Lễ Lá các con! (Ga 16, 27) 04.04.2004, với chủ đề: 2000 : Ngày Đại Hội Giới Chúng tôi muốn nhìn gặp Trẻ thế giới lần thứ mười Chúa Giêsu. (Ga 12,21) lăm ở Roma, Ý từ 15.-20. tháng Tám, với chủ đề: 2005 : Ngày Đại Hội Giới

Nếu Cha bảo Nếu Cha bảo: „Con đang lạc lối“ Con xin quỳ, hỏi lại hướng đi, Nếu Cha bảo: „Con ơi im lặng“ Con cúi đầu, thin thít nín thinh, Nếu Cha bảo: “Ðời còn cay đắng” Con ngậm ngùi, nước mắt lung linh Nếu Cha bảo: “Con cần thay đổi” Con xin ơn hối cải liền ngay, Nếu Cha bảo: “Con cần đền tội” Con xin về nhịn đói hôm nay. Nếu Cha bảo: “Ngày mai nắng mới Vui lên đi, nắng dọi bầu trời” Con sẽ đứng Nhìn Cha sáng chói Hát vang vang Khúc nhạc muôn lời. Nếu Cha bảo: “Hôm nay ngày cuối Vì sáng mai Con sẽ lìa đời“, Con xin về đắp mảnh chăn côi Nằm nhắm mắt chờ giờ cuối tới … Ðông Khê

Trang 36

Linh Thao


Hơn 10 năm qua tại Đức đã có rất nhiều các khóa Linh Thao cho người lớn nhưng từ năm 2002, lần đầu tiên những khoá cho thanh thiếu niên đã được tổ chức. Năm ngoái đã có hai khóa Come and See tại Neuenkirchen và Frankfurt, năm nay các em đã đi Come and See sẽ được tham dự

cha Đỗ Bá Long (Canada) dòng Thánh Thể (SSS) với sự cộng tác của Cha tuyên úy Huỳnh Công Hạnh và hai Thầy Khả và Thời thuộc dòng Ngôi Lời từ Mỹ hiện đang du học tại St. Augustin.

theo lời và nhịp điệu, làm cho các bạn rụng rời cả tay.

Sáng thứ bảy Cha mở đầu ngày mới bằng kinh sáng. Tiếp theo chƣơng trình là một giờ suy niệm về bài hát: Tôi sẽ là (I´ll be). Bài hát LINH THAO - Một sự gặp gỡ này nói về một ngƣời đặc biệt cho giới trẻ. Dưới đề mà sẽ luôn luôn tài THALITHAKOUM (Hãy ở bên chỗi dậy), 30 tham

Linh Thao Giới Trẻ 2003 khóa Thalithakoum và có thêm hai khóa Come and See tại hai nơi: Stuttgart và München. Cùng chung lời cảm tạ với các em, trong số VTTA tháng vừa qua, chúng tôi đã xin phép được trích đăng bài Come and See trong tờ thông tin mục vụ của Giáo xứ Nữ vương Hòa Bình München và trong số này xin anh chị em cùng xem bài viết về khóa hai: Khóa Thalithakum qua sự chấp thuận của cha Huỳnh Công Hạnh, tuyên úy Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Giáo phận Münster và Osnabrück cho phép trích đăng.

Lần

thứ

hai

tại

Neuenkirchen từ ngày 16 -18.05 với sự hƣớng dẫn của Linh Thao

cạnh mình. Sau khi dịch nghĩa bản nhạc từ tiếng Anh qua tiếng Đức và tiếng Việt, các bạn trở về tổ của mình và chia sẻ chung với nhau. Qua câu hỏi: tôi là Bắt đầu từ tối thứ sáu, sau ai? Và Chúa là ai? Tất cả đã bữa bánh cuốn tráng miệng, tìm một câu trả lời cho chính các bạn vội vàng tranh thủ mình: thời gian để cùng cha linh hƣớng, cha tuyên úy và hai Nếu bạn biết Thiên Thầy bắt đầu buổi LINH Chúa là ai, bạn cũng sẽ THAO. biết, bạn là ai! (If you know who GOD is, you Đầu tiên là một trò chơi giải will know who you are!) trí, nhƣng thật ra đó là cách đố mẹo của cha Long. Một ví dụ, Cha dùng câu phúc âm Cuộc LINH THAO này cũng để làm câu đố, làm cho mọi đã gồm có một cuộc tranh ngƣời phải suy nghĩ mỏi đầu, luận về chuyện tình của cô Mai. Trong cuộc tranh luận nát óc... này Cha đã cho các bạn nhận biết đƣợc rằng: chính Sau phần đó Cha tập hát cho bởi chúng ta không nhìn lại các bạn, nhƣng lại phải múa về bản thân và lỗi lầm của dự viên đã tìm đến nơi đây tìm một thời gian để lắng đọng tâm hồn (to find a moment to relax their soul).

Trang 37


mình nên đã gây nên những cuộc tranh luận hận thù ghét nhau, không kết quả, không giải quyết. Schau mit Liebe und VERZEIH - Hãy nhìn với yêu thương và THA THỨ Du bist auch nicht fehlerfrei! - Bạn cũng không phải luôn hoàn toàn! Denk´ daran wie oft im Leben - Nhớ xem, biết bao lần trong đời sống Hat man Dir schon wohl vergeben? - Bạn đã được thứ tha rồi? Buổi chiều với nghi thức thống hối và thánh lễ, cha đã đưa các bạn về gặp gỡ Chúa trong bốn tiếng rƣỡi đồng hồ. Nhƣng không một ai cảm thấy chán cả. Sau khi lãnh nhận bí tích hòa giải, các bạn đã đốt lên những ngọn nến làm cho bầu khí trở nên ấm cúng, từ trong tâm hồn lẫn ra thể xác. Sáng ngày Chúa nhật có thêm một bài hát để suy

niệm: A schoulder to cry on. Bản nhạc đời này có thể dựa vào Chúa. Chúa là một ngƣời nƣơng tựa cho chúng ta – mỗi mọi lúc. Chƣơng trình kế tiếp đến nói về đôi bàn tay. Bàn tay chúng ta quan trọng nhƣ thế nào? Không biết chúng ta có lần nào để ý - chúng ta dùng những đôi bàn tay để ăn, uống, tô, viết, chào hỏi cũng nhƣ từ chối...

cho đôi bàn tay của bạn mình và nói lên lời cầu nguyện. Nghĩa cử này đã làm cho các bạn rất cảm động và tuôn rơi lệ. Thánh lễ bế mạc của LINH THAO có sự hiện diện của một số phụ huynh. Các bác cũng không cầm đƣợc nƣớc mắt, khi đƣợc con cái nói lên những lời chia sẻ và xức dầu thánh trên đôi bàn tay Cha Mẹ. Các bạn ra về với một tâm hồn đổi mới. Sau hết chúng con cũng không quên cám ơn hai cha, quí thầy cũng nhƣ các bậc phụ huynh đã hy sinh cho chúng con những thời giờ quí báu. Xin cám ơn tất cả ! Mong đợi gặp lại các bạn vào kỳ LINH THAO tới: cuối tháng tƣ 2004.

Từ hồi còn là em bé chúng ta cũng đã dùng đến đôi bàn tay bé nhỏ rồi. Bàn tay cho đi và bàn tay lãnh nhận. Bàn tay bẻ bánh và chia sẻ. Chúa Giêsu dùng bàn tay Ngài như thế nào? Bạn dùng tay bạn ra sao? (Hands to give and hands to receive. Hands to break bread and share. He Xin các bạn đừng quên nhé! rieches out his hand to touch Hy vọng sẽ gặp lại nơi ấy and to heal. How does Jesu những khuôn mặt cũ và mới. use his hands? How do I use my hands?) HOPE TO MEET THERE OLD & NEW FACES. Qua sự dẫn nhập này, Cha H. đã mời mọi người xức dầu

Come & See 2003 Stuttgart Trang 38

Linh Thao


Linh Thao

Trang 39


Thalithakoum Einhausen 2003

Trang 40

Linh Thao


Linh Thao


Tôi lập gia đình đã lâu, chồng tôi là ngƣời đạo gốc. Hai con của chúng tôi một trai, một gái, sinh ra đều được rửa tội ngay. Còn tôi vẫn giữ đạo thờ ông bà tổ tiên, thỉnh thoảng đi chùa theo những ngƣời bạn cho vui …. Tôi chấp nhận theo Chúa và chọn con đƣờng của Chúa, con đƣờng thập giá, phải hy sinh. Giây phút ngỡ ngàng ban đầu ấy đã dần đƣa tôi hòa nhập vào đời sống của Giáo hội Công giáo. Kỷ niệm mƣời năm hôn phối đúng năm Thánh 2000 tôi đã lãnh nhận phép Thánh Tẩy trong sự vui mừng của chồng tôi, các con tôi và cộng đoàn Việt Nam nơi mà tôi thƣờng gặp gỡ chia xẻ, để rồi tôi nhận ra những gì mà tôi biết, tôi cảm nhận về Chúa sao quá mới mẻ. Tất cả nhƣ quá khác biệt với nhận thức bấy lâu của tôi, dù tôi đã biết khá nhiều về Chúa. Tôi biết rằng Chúa đã chết vì yêu và Ngài đã chết để cho tôi được sống. Tôi biết, nhưng tôi đã không cảm nhận được gì, tôi đã không để cho Chúa chiếm lĩnh cuộc đời mình. Chỉ khi được Chúa mời gọi và ở trong tình yêu Thiên Chúa, tôi mới nhận thấy tình yêu Thiên Chúa quá lớn. Tất cả những gì mà tôi đƣợc đón nhận là Hồng Ân của Chúa. Chính Chúa đã đƣa tôi ra khỏi cuộc đời khi tôi còn đang mải mê tìm kiếm cho mình những hƣ ảo tầm thƣờng. Từ ngày rửa tội đến giờ được ba năm rồi, mà tôi chƣa ý thức đƣợc bí tích Trang 42

hòa giải. May nhờ một chị bạn gặp trong dịp đón mừng Ðức Mẹ La Vang thánh du về Cộng đoàn nơi chúng tôi ở. Tôi đã đƣợc hƣớng dẫn và đón nhận bí tích này một cách sốt sắng. Chị bạn này đã khuyến khích tôi đi tĩnh tâm linh thao, để tìm hiểu và học hỏi thêm về Tình Yêu Thiên Chúa. Với tính tò mò muốn biết Linh Thao nhƣ thế nào? Tôi thử đi khóa linh thao mùa chay vào tháng 4 ở gần Stüttgart, nhƣng tôi đã đi hụt, vì không xin được phép nghỉ trong sở làm. Tôi

Tê Hát (mến tặng chị Liên Sơn) cũng buồn, lòng bảo lòng nhất định bất cứ giá nào cũng phải thu xếp đi linh thao vào tháng 9 ở Ahrweiler. Tôi chuẩn bị lấy ngày nghỉ phép sớm để không từ chối, vì hãng tôi làm rất nhỏ và ít ngƣời. Ðúng ngày đi linh thao thì chồng tôi lại bận việc phải đi xa. Lòng tôi cũng áy náy… hai đứa con phải tính làm sao đây? !! Nhƣng với niềm tin phó thác nơi Chúa. Xin Ngài gìn giữ hai đứa nhỏ trong ba ngày tôi đi linh thao. Tôi quyết định lên đường với các anh chị em bạn thẳng tiến về tu viện Ahrweiler… Ðƣợc chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu một cách sâu sắc hơn, chính những giây phút này tôi thấy lòng mình thật sự đƣợc bình an

và xác tín rõ hơn về sự Chúa mời gọi tôi đến với Chúa. Nhƣ khi xƣa Chúa gọi hai môn đệ Giaon và Anrê (Ga. 1 :35-39) Khi hai ông đƣợc giới thiệu :““ Ðây là Chiên Thiên Chúa…“ nhƣng các ông đã thắc mắc: Thƣa Thầy, Thầy ở đâu? Chúa đã trả lời bằng cách kêu gọi các ông: “Hãy đến mà xem“. Các ông đã đến và ở lại với Người. Với tôi, Chúa đã không hiện hữu để gọi tôi nhƣ gọi các tông đồ, mà lý do tôi đến với Chúa chỉ đơn giản là vì tôi tò mò. Trong những ngày đi linh thao phải giữ im lặng, đối với tôi cũng hơi kỳ kỳ, vì thƣờng tôi là ngƣời hay nói. Tôi tin là Chúa cũng đã chọn và gọi tôi giống nhƣ các tông đồ: „Hãy đến với ta“ Chúa đã thực sự thu hút tôi và đã làm thay đổi những nhận thức mơ hồ của tôi, cho tôi một khám phá mới về Tình Yêu Thiên Chúa. Với khám phá này, tôi đã phần nào nhận ra rằng tất cả những khó khăn và trở ngại mà tôi gặp phải đều không nằm ngoài ý định của Chúa. Chính khi tôi hỏi: “Lạy Chúa, Chúa ở đâu?“ Chúa đã im lặng và Người thầm thì một điều gì đó. Nên sự giữ im lặng là một việc rất quý và quan trọng để tôi lắng nghe đƣợc rõ ràng tiếng Ngài đang thì thầm… Khi tôi đã đến và xem, phƣơng pháp linh thao đã giúp tôi biết cầu nguyện, biết chia xẻ và cảm nhận được tiếng thì thầm như thôi thúc mọi con tim đang khao khát tìm về sự hoàn thiện, tìm về đời sống tâm Linh Thao


linh trƣớc những gì sâu thẳm nhất của cuộc đời. Tôi cũng từng có những khát vọng nhƣ thế và đang tìm cho mình những giá trị thiêng liêng giữa cuộc sống cộng đoàn. Mà điều này chỉ có thể tìm thấy nơi Thiên Chúa thôi và chỉ có Chúa mới là Chân Thiện Mỹ. Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm bởi tất cả chỉ là những con ngƣời và có biết bao là giới hạn. Ðể có thể nhận thức đúng và đáng giá đúng thì tôi phải lấy chính Tình Yêu Thiên Chúa làm thƣớc đo cho mình. Tình Yêu Thiên Chúa sẽ cho tôi nhận biết những giới hạn của riêng tôi, và dạy cho tôi cách khuất phục nó thế nào. Từ đó tôi sẽ dễ dàng chấp nhận và cảm thông với những ngƣời đang sống quanh tôi. Ðược nhƣ vậy cuộc sống sẽ đẹp biết bao, nếu tôi hiểu và ý thức đƣợc mọi sự, mọi việc, mọi thử thách, mọi niềmvui, mọi thành công đƣợc đan dệt không phải là của tôi mà là của Thiên Chúa. Tôi cảm thấy sung sƣớng và chỉ muốn giới thiệu với tất cả bạn bè và những ngƣời thân quen của tôi đáp lại tiếng gọi của Chúa nhƣ các tông đò khi xƣa „Hãy đến với ta“ để mà đƣợc „thì thầm“ qua linh đạo linh thao, sẽ cảm nhận đƣợc tất cả Tình Yêu Thiên Chúa đã

công việc, chỉ muốn tận hƣởng hoa xuân rực rỡ. Nhƣng Thiên Chúa sẽ làm cho ta bắt tay vào làm những gì sẽ đem lại kết qủa, Ngài muốn ta hƣởng cả hoa xuân lẫn trái ngon mùa hè và mùa thu.

Kẻ thù của chúng ta muốn chúng ta dự định và khởi sự làm qúa nhiều công việc đạo đức khác nhau - và vì thế chẳng hoàn tất đƣợc gì, nhƣng bỏ dở nhiều việc. Thỉnh thoảng nó còn gợi ý cho ta những công việc thật vĩ đại mà nó biết trƣớc ta sẽ không thể nào làm nổi. Làm thế để ta không thực hiện đƣợc những công việc giản dị hơn mà ta có thể hoàn tất dễ dàng. Nó không quan tâm ta có bao nhiêu dự định, chỉ cần làm sao cho ta không hoàn tất đƣợc gì cả. Chúng ta không nên ăn qúa nhiều để rồi không thể tiêu hóa nổi. Kẻ thù chỉ muốn giữ chúng ta ở tình trạng khởi đầu một

Thánh Bernard nói nhiều khi ma qủi lừa dối chúng ta, làm cho chúng ta sao lãng công việc đang làm bằng cách gợi ý cho ta một việc xem ra có vẻ tốt hơn. Và khi ta bắt đầu công việc thứ hai này, nó làm cho ta bỏ dở để bắt đầu một việc thứ ba tiếp theo. Nó sẽ rất mừng nếu cuối cùng ra ta chẳng thực hiện đƣợc việc gì cả. Thánh Anselm cho ta một hình ảnh một bụi cây cứ bị bứng rễ di chuyển đi chỗ khác thì sẽ không thể lớn lên và sinh hoa kết qủa đƣợc. Tƣơng tự, một tâm hồn cứ đem trái tim di chuyển từ việc này qua việc khác sẽ không thể trở nên hoàn thiện đƣợc và sự hoàn thiện không ở nơi khởi sự nhƣng ở sự hoàn tất. Francis de Sales (Treatise on the Love of God)

Linh Thao

Trang 43


N

hững ngƣời có dịp lăn

lộn với giới trẻ đều khám phá ra một điều: chúng thực sự thèm khát một cái gì sâu xa hơn. Thời điểm đã chín mùi, chỉ cần có những bàn tay góp phần tạo đƣợc cơ hội thuận tiện là đáp ứng đƣợc liền. Đây là hình ảnh những ngƣời trẻ vùng New Orleans, đang tươi cười vui vẻ sau một cuối tuần đến với khóa tĩnh tâm "Come and See" (Hãy Đến Mà Xem) tại nhà tĩnh tâm Ave Maria ở Lafitte, Louisiana. Dấu chỉ gì vậy đàng sau biết bao đổ vỡ và nổi loạn của tuổi trẻ? SỨC ÉP THÔI THÚC LÊN CƠN THÈM KHÁT Cách đây không lâu tờ Newsweek đã dành cả một số đặc biệt đề cập tới hiện tƣợng "Bệnh Giới Trẻ Chán Đời" (Teen Depression). Hình bìa là một đứa con gái đang ngồi ủ rũ với bộ mặt chán chƣờng, mới 14 tuổi thôi mà em đã muốn chết, bên cạnh là một đống đồ chơi và máy móc của con nhà giầu với hàng chữ: "Ba Trang 44

triệu đứa trẻ bị chứng bệnh vì chƣa đƣợc bằng nhiều này. Bạn có thể làm gì." đứa. Chúng nó "ngầu" (look cool) quá chứ! Vậy là đi học Bên trong là một loạt bài và về là thấy mặt cứ sƣng lên, hình ảnh thê thảm hơn. Một rồi sinh chán đời. Nó đâu em trai đang đứng, mặt cần biết cha mẹ nó đầu tắt sƣng lên một đống. Nó mặc mặt tối kéo cầy tối đa mà cái quần rộng "thênh thang không làm sao đuổi kịp cái thuyền về" chẳng giống con đà mua sắm leo thang. giáp nghệ thuật nào cả. Bài báo nêu câu hỏi: Tuổi Trẻ THỬ NHÌN VÀO MỘT Tức Tối: bệnh hay chỉ là THẢM KỊCH sƣng mặt? (Teen Angst: Sick or Just Sullen?) Hiện tƣợng giới trẻ buông thả, bung phá thác loạn thì Có thể nó đang tức giận, vì thật rõ. Có mặt mọi nơi, từ dù nó đã đƣợc nhiều thứ các ngóc ngách phố thừa mứa, nhƣng vẫn chƣa phƣờng cho đến bên trong đủ và chưa thỏa mãn. Hình trƣờng học, và đang len lỏi nhƣ càng vơ thêm càng vào tận mỗi gia đình. thiếu. Đồ này mua chƣa xong đã bị lỗi thời. Kìa, tờ báo địa phƣơng vừa Vì kìa, mấy tên bạn đã có đăng tin về cơn sốt Rave điện thoại di động loại tân mới toanh. Ðó là tên đặt tiến nhất có chụp hình cho một trào lƣu vừa phát được mà thật gọn để gọi khởi, cách đây mấy năm cho bồ tiện dụng quá còn trong bóng tối, nhƣng chừng; mấy loại máy mới ra nay đã công khai ra mắt. thật là hấp dẫn. Rồi kiểu Tạm gọi là Tụ Hội Lên Cơn quần mới, áo mới, giầy Rửng Mỡ, nơi tạo ra những mới, suốt ngày cứ chọc vào cảm giác mê ly ngây ngất mắt qua tivi. Ở nhà thì đã bằng đủ mọi loại thuốc từ đành, nhưng mỗi lần đi học ma túy đến những loại tạo là muốn điên lên. Vì học ảo giác mới nhƣ LSD, sinh trƣờng công ăn mặc tự MDMA... do, còn hơn cả mấy cái "fashion show" biểu diễn y Buổi tụ hội đã đƣợc chuẩn phục thời trang ở New bị cả mấy tháng, đám trai York! Thế là đâm bất mãn gái choai choai từ nhiều Linh Thao


tiểu bang kéo về. Cả ngàn đứa ăn mặc lố lắng không thể tả đã chầu chực ở trƣớc rạp từ tối, dù mãi 10g mới mở cửa. Và sau đó là một cảnh buông thả đƣợc tờ báo kể lại một cách rất chi tiết. Khói thuốc đủ loại bắt đầu bốc tỏa ám ảnh thôi miên. Ánh sáng đủ màu chớp chớp giật giật từ nhiều phía theo điệu nhạc inh ai nhức óc làm bung cả thần kinh. Cả một đám trẻ nhƣ một bày thú đƣợc xua vào rừng, đƣợc kích thích cùng độ bằng những phƣơng tiện kỹ thuật cao độ nhất, để sống với những bản năng thú vật trong một điệu thác loạn nhất. Nhiều đứa đạt ảo giác trong cơn thuốc ngất đi theo nhịp nhảy. Ðám trẻ đúng là được bơm đẩy lên cơn,

rầm rập suốt đêm nhƣ vậy với mồ hôi nhễ nhãi và cơn khát cùng độ cho tới 6g sáng thì mới bắt đầu gục xuống và tàn lịm đi. Kết quả là 26 đứa phải chở đi nhà thương vì quá độ thuốc. Mãi thì cảnh sát mới khám phá đƣợc và ra tay can thiệp. Những đứa còn lại thì vật ra nằm ngổn ngang nhƣ những đống thịt thiu bầy hầy, với những con mắt lờ đờ vô hồn. Một số đứa ngồi phờ phạc chờ một ngày mới bắt đầu mà không biết sẽ đi đâu và làm gì. Và quang cảnh hội trƣờng thì không thể tƣởng tƣợng được là bẩn thỉu và nhớp nhúa tới cỡ nào. Rác rƣởi tràn ngập và mùi xú uế xông lên nồng nặc đến nôn ọe.

DẤU CHỈ NÀO TỪ MỘT THẢM KỊCH? Ðây mới chỉ là một trong muôn vàn nét khác nhau của thảm kịch tuổi trẻ. Nền văn minh nào đã đƣa đám trẻ đến mức độ này?! Bao ngƣời đang trăn trở tìm câu trả lời đàng sau những hiện tƣợng điên loạn. Giữa những lên cao vênh mặt của trí tuệ loài ngƣời mà số trẻ tự tự bây giờ đã lên mức quán quân. Những vụ bắn vào nhà trƣờng, những băng hoại luân lý, những đổ vỡ gia đình và xã hội đã khiến những ngƣời lạc quan nhất cũng phải giơ tay lên than trời. Phản ứng thì cũng rất khác nhau. Có ngƣời đổ tội, kết án; có ngƣời chỉ biết than trách hay buông xuôi... Hiện tƣợng giới choai choai tự tử nhiều cũng có thể là biểu hiện cho sự tự hủy diệt nhƣ chủng loại khủng long cách đây ba trăm triệu năm về trƣớc, nếu không mở được con đường nào khác hơn. Ðây có thể là điềm muốn đóng cửa trần gian. Không còn gì để sống, không còn gì để hy vọng, không còn một bám víu nào của niềm tin mà đặt nền cho văn minh, không có một căn bản nào để đánh giá đúng hay sai, khi con ngƣời chỉ luẩn quẩn với những chộp giật hạ đẳng mà bất cứ con vật nào cũng đang tranh nhau như kiểu đàn gà tranh mồi và tranh gáy. Nghĩa là nền văn minh này đang làm cho chủng loại ngƣời thụt lùi lại thành vƣợn cổ sơ chứ không tiến hóa nhƣ giả thuyết Darwin.

Linh Thao

Trang 45


Ðã đến lúc nhiều ngƣời nhận ra rằng thảm kịch tuổi trẻ chính là sản phẩm do cả một nền văn minh đƣơng đại chế tạo ra, là hậu quả tất yếu của cả một hệ thống tƣ duy biến thành thể chế và nếp sống. Những mánh khóe chính trị, những lừa bịp con buôn, những chộp giật xã hội. Tuổi trẻ là những con mồi, là những nạn nhân, là những sản phẩm đồng loạt. Có thể nói, nền văn minh hiện đại đƣợc xây trên bộ "kinh tin" con ngƣời chỉ là một con vật, từ duy lợi nhƣ John Dewey đến duy vật Karl Marx. Cả hai cùng có một mẫu số chung: con ngƣời không cần một chiều kích linh thiêng nào cả. Ngƣời đúng là một con vật chỉ biết tranh mồi cho lợi tức gia tăng, dù có dùng ngôn ngữ vĩ đại nào đi chăng nữa. Con ngƣời sinh ra có xác mà lại có con tim biết lúc lắc, có cái hồn biết vƣơn lên vô hạn. Thế là chỉ tìm cách nhét đầy cái bao tử xem ra cũng không đủ. Cơn đói khát tinh thần còn khủng khiếp hơn. Không thể làm con đà điểu chui đầu vào cát đƣợc rồi. NHỮNG DẤU CHỈ TƢƠI SÁNG TỪ CƠN ĐÓI KHÁT Thật biết ơn những bàn tay đang nỗ lực trồng được những nhóm trẻ làm nhân (core group) có sức ảnh hƣởng tốt lây lan rất nhanh nơi ngƣời trẻ. Đây mới đúng là đáp ứng được cơn đói khát sâu xa của người trẻ. Chúng thật đáng thƣơng, vì là nạn nhân của Trang 46

xã hội, với cả một hệ thống thôi thúc lên cơn thèm khát vật chất không bao giờ thỏa đến buồn nôn. Chúng cần phải đƣợc nâng đỡ để mở ra một nhãn quan mới, thoát ra khỏi cái sức ép dễ sợ kia. May thay, nhiều tâm hồn sau những thừa mứa vẫn cảm thấy còn đói khát thực sự. Cơn đói khát tinh thần này thật có phúc:

phố này cả chục năm nay. Những nhóm Trẻ thành hình và hoạt động nhƣ Phƣợng Hoàng, Phù Đổng, Trƣờng Sơn... với những cuộc họp mặt của gia đình Đồng Hành vào mùa hè hay những khóa tĩnh tâm tăng trƣởng. Và khi trở về với cộng đoàn giáo xứ, những ngƣời trẻ này đang là những hòn đá góp phần dựng xây trong nhiều sinh “Phúc cho anh em là những hoạt. kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của anh em. Những năm gần đây lại Phúc cho anh em là những thêm một cơ may nữa: kẻ bây giờ đang phải đói, vì Chúa gửi linh mục Đỗ Bá Thiên Chúa sẽ cho anh em Long, dòng được no lòng. Phúc cho anh Thánh Thể, đến tiếp nối em là những kẻ bây giờ những khóa Ephata bằng phải khóc, vì anh em sẽ những khóa lớn lên dần là được vui cười." (Luca 6:20- "Come and See", rồi 21) "Thalithakoum" và sẽ tiến tới "Maranatha". Tại vùng tôi ở, hai chƣơng trình đƣợc đẩy mạnh là KẾT và MỞ Cana và Ephata. Khóa Cana cuối tuần dành cho Đứng trước căn bệnh thời những cặp sửa soạn lấy đại và những khó khăn của nhau, đƣợc tổ chức dƣới tuổi trẻ bây giờ bạn phải hình thức một khóa tĩnh làm gì? tâm. Từ gần mƣời năm qua, kết quả thấy đƣợc rất rõ nơi Kêu ca, than trách hay chỉ những gia đình trẻ, ý thức tay đổ tội hay chờ ngƣời và hăng say dấn thân tiếp khác làm phép lạ thì một tay xây dựng cộng đồng. Khoá Ephata dành cho lớp 11 chuẩn bị Thêm Sức, từ sáng kiến của phong rào Linh Thao Đồng Hành, đặc biệt khởi đầu với cha Nguyễn Hùng, dòng Tên. Rồi sau đó mỗi địa phƣơng tự điều động lấy. Những anh chị lớn trong phong trào linh thao nhóm Lên Đƣờng New Orleans đã góp công rất lớn cho việc tiếp nối và lớn lên của chƣơng trình này thành công tại thành Linh Thao


ngàn năm nữa vấn đề vẫn còn nằm đấy, và có lẽ sẽ tệ thêm. Tôi vẫn thích cách thức của Mẹ Têrêsa là bắt đầu bằng một việc, với một ngƣời trẻ, rồi hai, ba... thành một nhóm nhân, đáp ứng đúng nhu cầu tinh thần theo đƣợc cảm quan tƣơi mát của thời mới. Cứ thế mà trồng. Một năm, rồi hai năm, ba năm. Khoảng năm năm thì cây mới thấy mọc và trổ hoa kết trái. Tự nhiên có sức lây lan tích cực, những gì tiêu cực u ám phai tàn dần và biến mất vào bóng tối. Tôi có dịp làm chứng điều này nơi tôi đang phục vụ, để tỏ lòng biết ơn nhiều bàn tay đã nỗ lực góp phần tạo nên chiều hƣớng lạc quan cho Tuổi Trẻ. Ngay trƣớc bàn thờ trong nhà thờ tôi phục vụ có để một hòn đá lớn. Hòn đá này do những ngƣời trẻ từ những khóa Ephata mang về, với niềm xác tín mổi ngƣời đƣợc Chúa dựng nên cách kỳ diệu có thể góp phần của mình làm nên sự khác biệt: "We can make a difference." Nhƣ vậy thì bàn tay góp phần của bạn mới chính là câu trả lời. Lm. Trần Cao Tƣờng Vietcatholic

Linh Thao

Vì sự khôn ngoan đời này là sự khờ dại trước mặt Thiên Chúa (1 Cor. 3:19)

Chúa dùng miệng vua Solomon trong sách Châm Ngôn để nói với ta: "Hỡi những tâm hồn ngây thơ, hãy học những điều khôn khéo Hỡi những người dại khờ hãy học lẽ phải chăng. Bên cạnh Ta là giàu sang, danh giá là phú qúy bền lâu, thịnh vượng. Trái Ta cho hưởng qúy hơn vàng ròng, hoa lợi Ta ban tặng tốt hơn bạc nguyên chất." Chúng ta chính là những kẻ ngây thơ, khờ dại. khi bám víu vào của cải trần thế này, là những của tạm bợ, phù du. Những gì giàu sang phú qúy ta tìm kiếm đều chỉ có ở nơi Ngài mà thôi. Chúng ta tưởng rằng mình khôn ngoan biết nhận thức những gì qúy hóa, nhưng thật ra tất cả những gì đáng giá, những gì qúy hơn vàng bạc châu báu, chỉ có được nơi Thiên Chúa mà thôi. Sự sống Ngài ban cho ta đáng qúy hơn tất cả mọi tạo vật trên thế gian này. Tất cả chỉ là hư vô trước mặt Thiên Chúa. Những ai bám víu vào những hư vô là những người nghèo khổ nhất, vì họ không được hưởng những gì hạnh phúc nhất làm cho tâm hồn được no thoả muôn đời. Lạy Chúa,, Xin nhắc nhở con một tâm hồn bước đi trong yêu mến sẽ chẳng bao giờ ngơi nghỉ, cũng sẽ chẳng bao giờ mỏi mệt. Con đã hoài công tìm kiếm một cách sai lầm những gì qúy giá nhất nơi các tạo vật trên thế gian này, thay vì tìm kiếm nơi Thiên Chúa. Con chính là kẻ dại khờ bám víu vào những hư vô, đã dại dột lựa chọn nghèo khổ thay vì sự giàu sang phú qúy mà chỉ có một mình Chúa có thể ban tặng. Dù con đi trong đêm đen u tối và chỉ nhờ vào ánh sáng đức tin, xin đến trong tâm hồn con như một dòng suối an bình làm trôi đi tất cả những bận tâm, những lo sợ của con. Amen (The Ascent of Mount Carmel, Book 1, Ch 4, 8) Trang 47


Trong trái tim Chúa yêu muôn đời con xin được một chỗ nghỉ ngơi ,nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi”.

Tiếng hát của 37 tham dự viên khóa Linh Thao ngày 07 đến 10.04.2003 vào tuần Thương Khó trong nhà nguyện Edith-Stein-Exerzitienhaus, Siegburg vang vọng mãi trong tâm hồn tôi, mặc dù đã rời khỏi nhà tĩnh tâm ba ngày qua.Thật sự Chúa Thánh Thần đã dẫn đưa chúng tôi đến nhà Ngài để nghe Lời Ngài, được Ngài ủi an. Tất cả chúng tôi đến từ nhiều miền xa xôi, München, Rottenbach, Erlangen, Frankfurt, Bad Neuenahr, Erftstadt, Troisdorf, Bonn, Aachen, Duisburg, Essen, Herne, Dorsten, Dortmund, Paderborn, Norden, Ochtrup. Ðặc biệt năm nay có bốn cặp vợ chồng cùng đi tham dự chung với nhau kèm theo một em bé đang trong bụng mẹ, cháu cũng theo bố mẹ đến lắng nghe Lời Chúa. Chúa đã cho chúng tôi ba ngày nghỉ ngơi với Chúa thật là hạnh phúc. Cha Giuse Ngô Công Hoan dòng Tên đã hướng dẫn chúng tôi ba ngày thật tuyệt vời, cha đã dẫn chúng tôi vào tình thương vô bờ của Chúa. Trang 48

Ngày đầu tiên, cha đã trao cho chúng tôi mỗi người một cục đá tượng trưng cho trái tim chai đá của mỗi người. Cục đá đầy góc cạnh, lồi lõm, sần sùi. Trái tim của chúng tôi cũng thế, đôi lúc cũng cứng cỏi, cũng chai đá, tính mê tật xấu… trái tim không có tình người, trái tim dửng dưng với tất cả mọi người chung quanh. Cha đã đưa chúng tôi vào Lời Chúa, hướng dẫn chúng tôi thấy rõ tình thương của Chúa đối với người mù thành Giêricô….„ Vừa nghe nói đó là Ðức Giêsu Nadarết, người mù bắt đầu kêu lên rằng :“Lạy con vua Ða Vít, xin dủ lòng thương tôi“. Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng :“Lạy con vua Ða Vít, xin dủ lòng thương tôi“. Ðức Giêsu đứng lại và nói :“Gọi anh lại đây“. Người ta gọi anh mù và bảo :“Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy“ (Mc,10, 47-49). Thái độ của Chúa Giêsu đã làm cho anh mù vất hết tất cả để đến với Chúa, trong khi dân chúng không cho anh đến gần Chúa. Chúng ta cũng như anh mù, chúng ta mù lòa tâm hồn, chúng ta tội lỗi, nhưng

Chúa luôn luôn thương đến chúng ta. Chúa cứu chữa chúng ta, mọi người cản trở không cho chúng ta đến với Chúa, vì họ cho chúng ta là người không xứng đáng để được Chúa đoái đến… Cũng như Chúa đã hỏi bọn Do Thái khi họ đưa người đàn bà ngoại tình đến và họ xin ném đá người đàn bà này. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng đầu lên bảo họ : “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá ném trước đi“. Rối Người cúi đầu xuống viết trên đất. Nghe vậy họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Ðức Giêsu và người phụ nữ thi đứng ở giữa (Ga 8,7-9). Người Pharisiêu, không thể bắt bẻ Chúa Giêsu về mọi sự việc xảy ra hiển nhiên… Chúa đã cứu vớt người đàn bà ngoại tình và chỉ nói một câu ngắn gọn „Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa“ (Ga 8,11. Chúa không hạch hỏi, không trách mắng, mà Chúa chỉ khuyên bà ta „đừng phạm tội nữa“. Lòng khoan dung của Chúa vô bờ… Cũng như khi dân chúng theo Chúa ở biển hồ Galilêa, trời đã tối, dân thì đông, các môn đệ sợ không có gì cho họ ăn nên thưa với Chúa Giêsu :“Xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn“. Người đáp :“Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi“ (Mc 5,36-37). Chúa muốn chúng ta cũng phải chia sẻ với người đói khổ. Chúa chạnh lòng thương những người đi theo Chúa… Chúa cũng dạy chúng ta lấy tấm lòng để mà đối xử với nhau, qua dụ ngôn người đàn bà góa nghèo bỏ hai đồng tiền Linh Thao


kẽm… Chúa chữa cho người bị bại tay phải trong ngày Sabat, mặc dù người Pharisiêu tìm cách để tố cáo Chúa, vì họ chiếu theo lề luật, nhưng không có luật nào bằng luật tình thương… Những gì cha hưóng dẫn tĩnh tâm đã giảng dạy cho chúng tôi, bắt buộc chúng tôi phải lắng nghe, muốn lắng nghe cần sư yên tĩnh tuyệt đối. Chính vì thế ba ngày qua mỗi người chúng tôi được tiếp xúc với chính Chúa trong thinh lặng của chính tâm hồn mình, chắc chắn Chúa đã nói với mỗi người trong chúng tôi những gì Chúa muốn chúng tôi phải làm. Chính vì thế mà khi qùy trước Mình Thánh Chúa, đối diện với Thánh Thể mỗi người đều muốn phơi bày tất cả những gì mình muốn thưa. Chúa đã nghe và những giòng lệ sám hối của mỗi một người không dứt được, nhất là những anh chị vì hoàn cảnh đã bỏ Chúa nhiều năm qua… những anh chị này càng chan hòa, hạnh phúc hơn ai hết vì họ được thương nhiều nhất qua phép bí tích hòa giải trong Thánh lễ tối thứ tư. Trong Thánh Lễ chúng tôi dâng lại cho Chúa những hòn đá cứng cõi để nhận lấy ngọn nến, nhận lấy một trái tim tượng trưng cho trái tim mềm mại mà Chúa đã biến đổi chúng tôi trong hai ngày qua: Như Lời Chúa đã hứa qua Thánh Vịnh EX 36,24 „Ta tặng các ngươi một quả tim mới, Sẽ đặt thần khí mới vào lòng, Lấy khỏi mình các ngươi quả tim chai đá, Ban tặng quả tim biết yêu thương“. Linh Thao

Ngọn lửa được thắp sáng lên, được đốt cháy qua tình thương của Chúa Tình Yêu, Chúa đã ban cho chúng tôi vào ẩn náu trong các vết thương của Chúa để đi vào sự thương khó của Chúa và chúng tôi cùng cất tiếng ca „Tình con trong khối tình người“.

CÓ NHỮNG BÀN CHÂN (Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao (Roma 10:15) Có những bàn chân đẹp tuyệt trần, Ðẹp hơn gót ngọc của giai nhân, Ðẹp hơn hoa thắm khoe hương sắc, Hơn buổi bình minh ngập nắng hồng.

Thánh lễ bế mạc khóa làm chúng tôi nhận ra được hơn nữa tình Chúa đang bao phủ chúng tôi qua sự quan tâm của Có những bàn chân đẹp cha Tuyên úy Franz Nguyễn, lửa hừng, cha Giuse Huỳnh Công Hạnh, Bàn chân ngụp lặn giữa cha Phêrô Nguyễn Trọng Qúy, trùng dương, mặc dù cha Qúy không cần Bàn chân in dấu nơi sa mạc, phải ngồi để nghe giảng dạy, Gieo rắc tin yêu khắp nẻo đường. nhưng cha đã khiêm nhường cùng đòng hành với chúng tôi Bàn chân những kẻ báo trong suốt ba ngày, cùng nghe Tinh Lành, cha Hoan giảng giải Lời Chúa, Cứu người hư mất đến hồi sinh, Ban nguồn sung mãn trong trong khi chính cha là thầy dạy chân Chúa Kinh Thánh. Thánh lễ do bốn Tràn ánh chiêu dương ngập cha cùng đồng tế, các cha cùng phúc lành. chia vui với chúng tôi trong niềm vui có Chúa hiện diện, Bàn chân chiến sĩ Chúa Giêsu bốn cha đã chúc lành xin Chúa Ấp ủ tin yêu Chúa nhiệm mầu, tiếp tục đồng hành với chúng Thách thức là linh quyền tâm tối tôi trong cuộc sống khó khăn Ðem người thoát khỏi chốn khi chúng tôi trở về với gia thương đau. đình và cuộc sống hằng ngày. Ông Phan Quang Tú, Phó chủ Bàn chân mang xiềng xích lao tù, Ði trên đói khát, vượt sầu đau tịch ngoại vụ của Cộng đồng Quyết lòng rao giảng Ơn Công giáo Paderborn&Essen Thiên Chúa, cũng đến tham dự Thánh lễ bế Mở cửa linh năng ngập mạc và sinh hoạt với chúng tôi. phép mầu.

Tất cả là hồng ân của Chúa đã dành cho khóa, cho những người đi tìm Chúa trong ba ngày, cùng nhau ở nhà Chúa, nghe Lời Chúa. Chúng tôi hẹn nhau năm tới cũng sẽ tiến về nhà Cha nhu xưa dân Do Thái tiến về đền Thánh hằng năm để dâng lễ vật…. MTN ghi

Bàn chân của bạn in dấu nào? In trên vật chất lắm thương đau? Hay trên thiên lộ nguốn sung mãn, Miên viễn ngàn năm chẳng nhạt màu? Thanh Hữu

Trang 49


Cơ Quan Misereor -- "Trên thế giới có quá nhiều người đói, vì thế mà Thiên Chúa đến trần gian và mang lấy hình dáng của tấm bánh". Đó là lời phát biểu của nhà lãnh đạo cuộc tranh đấu đòi độc lập của Ấn Độ Mahatma Gandhi, một người không thuộc Kitô giáo nhưng hàng tuần vẫn đọc và suy niệm Tám mối phúc thật của Chúa Kitô. Lời nói của ông làm chúng ta suy nghĩ:

Nhiều người đang đói sự an bình trong tâm hồn, sự hòa giải với người khác. Đói khát có nhiều bộ mặt. Nhưng cuối cùng đó là một khao khát có được một đời sống đúng với phẩm giá con người, được có một đời sống hạnh phúc và ý nghĩa.

• Chúa Giêsu không chỉ đến thế giới như một thầy dậy hoặc người rao giảng, mà Chúa còn đến bằng hình bánh. Chính Chúa đã tự trao hiến, chia sẻ, cử hành và trao ban trong hình Bánh Thánh Thể. Khi đến bàn thờ, chúng ta cũng tự nói: Chúng con khát khao tấm bánh mà có thể làm giảm cơn đói của thế giới. Nơi đâu có đóng góp và trao ban, nơi đó cộng đoàn của chia sẻ, nhân ái và liên đới sẽ thành hình. Chúa Giêsu muốn gặp gỡ chúng ta trong bí tích Thánh thể và trao ban cho chúng ta những gì Ngài có: thân thể Ngài, lòng thương xót, sự tha thứ. Chúa Kitô là câu trả lời thần linh về cơn • Bên cạnh sự đói khát về đói của thế giới và mời gọi thực phẩm còn có nhiều hình chúng ta đến tham dự và chia thức đói khát khác. Nhiều dân sẻ. tộc đang đói về hòa bình, công bằng và hòa giải, đói về • Với lời cầu "xin cho chúng tự do và quyền làm người. con lương thực hằng ngày" Nhiều người đang bị thất bại chúng ta cùng sống niềm hy trong đời, trong tình yêu, họ vọng rằng cơn đói của thế đói khát về một cơ hội để bắt giới sẽ được vượt qua. Chúa đầu lại, một sự cảm thông để Giêsu Kitô mời gọi chúng ta vươn lên. Nhiều người giữa cùng xây dựng thế giới, cùng chúng ta đang đói khát công tham dự với Ngài viễn tượng ăn việc làm, có một chỗ đứng về một bữa tiệc cộng đoàn của trong xã hội, hoặc người khác các dân tộc. lại đói khát có nhiều giờ rảnh hơn cho gia đình, cho giải trí. Lm. Ngô Công Hoan SJ • Trên 800 triệu người trên thế giới ngày nay đang đau khổ vì đói. Thật ra thế giới có đủ lương thực cho mọi người được sống. Nhưng tại sao lại có người phải đói? Những tai họa về nghèo đói phần nhiều là do con người gây ra: vì thế giới phân chia tặng phẩm của Thiên Chúa không đồng đều cho mọi người, vì thế giới tàn phá sự hài hòa của thiên nhiên nên phải lãnh hận hậu quả. Khi đọc câu kinh "xin cho chúng con lương thực hằng ngày", chúng ta để Chúa hướng dẫn và để được đánh động bởi nỗi khổ đau của người bên cạnh.

Trang 50

N¡ng HÒng Tr©i hÒng ºng n¡ng, ch£ng làn mây Chi‰u xuÓng con ngÜ©i lÅn cÕ cây Mang nguÒn sÙc sÓng thêm hÖi Ãm TÜÖi xinh nh¿a sÓng thÆt tràn ÇÀy. Thân ngÜ©i khác chi m¶t thân cây CÀn nguÒn n¡ng hÒng v§i bê` dÀy Yêu thÜÖng cäm nhÆn Ç©i vui sÓng An bình hånh phúc ngÜ©i vui lây. Th‰ nhÜng, bóng Çen cÙ bao vây Chông gai, cám d‡ kéo tØng bÀy TÃn công xác hÒn hay mê`m y‰u Tr©i m© ánh hÒng, kéo giæng mây. Tâm hÒn nát tan, xác hao gÀy Chúa Öi! ÷ låi v§i con Çây. Ban nguÒn sinh khí, hÒn thanh thoát. Xác thân an bình trÈ thÖ ngây. Чc mong n¡ng hÒng ª hÒn này Tháng ngày ng¿ trÎ Ç‹ tØ Çây An bình Çâm rÍ trong thanh thän Reo vui bܧc theo gót chân ThÀy.

HCH Linh Thao


Một khóa huấn luyện, tâm lý giáo dục giới trẻ mớI mẻ, là một ơn lạ do Ơn Thánh đã đánh động các tâm hồn người trẻ tại Ðan mạch qua các khóa C&S do Linh Mục Dòng Thánh Thể Ðỗ Bá Long OSS Canada giảng huấn? Khóa C&S đem đến những kết qủa thật ngọan mục. Bản chất tuổi trẻ, lớp tuổi 17-25 luôn luôn là lứa tuổi hƣớng ngọai, hiếu động, yêu nhạc Rock, thích thể thao,chơi đùa chạy nhảy.. Có mấy ai chịu ngồi thinh lặng hàng giờ trong khóa tĩnh tâm gọi là Come&See. Sự việc hơn 30 ngƣời trẻ trải qua khóa C&S đầu tiên tổ chức tai Ârhus Ðan Mạch, các em đã dùng phần lớn trong số 48 giờ trong hai ngày cuối tuần của họ để nghe giảng, nhất là chịu ngồi thinh lặng hàng giờ này, qủa thực đã làm chúng tôi ngạc nhiên không ít. Kết thúc hơn 48 tiếng đồng hồ tĩnh tâm C&S tôi muốn thẩm định kết qủa của khóa tĩnh tâm bằng sự lắng nghe các khóa viên bày tỏ cảm tƣởng . Hầu Linh Thao

hết các em đƣợc hỏi, đã bày tỏ sự phấn khởi cùng với sự hân hoan hiện rõ trên gƣơng mặt mình, họ còn mong muốn có các khóa kế tiếp sau này. Tôi tin vào sự thẳng thắn, thành thật của họ những ngƣời trẻ ngày nay, cách riêng hầu hết số khóa viên là các em đã sinh ra, lớn lên, và được giáo dục ở Tây Âu này, họ thƣờng không ngại phải nói thẳng khi bày tỏ ƣớc muốn, hoặc điều gì không thích. Chỉ riêng ở một điểm là: các em cảm thấy phấn khởi khi nghe giảng giải về Ðức Tin Công Giáo, hứa vui lòng trở lại với các khóa sau này, tƣởng cũng đã là một thành công của phƣơng pháp tĩnh tâm C&S rồi. Là phụ huynh con em Việt Nam, bất cứ ai tha thiết quan tâm đến tƣơng lai đức tin công giáo của con em mình đang sinh sống ở xã hội Tây Âu ,nói rõ hơn là muốn giáo dục đức tin của các Thánh Tử Ðạo cha ông VN cho các thế hệ hậu duệ của mình, cũng

từng có kinh nghiệm rằng: việc thúc đẩy, cổ động, mời gọi thanh thiếu niên đến với các sinh họat đạo đức thuần túy nhƣ các khóa tĩnh tâm dƣới nhiều hình thức khác nhau, là một vấn đề, không dễ dàng, trái lại, luôn có khó khăn, gây bận tâm, làm băn khoăn, và nhiều ray rứt... cho bậc làm cha mẹ và cả các giới chức có trách nhiệm mục vụ giới trẻ tuổi, đôi khi đã là nguyên nhân gây nên sự xung đột giữa cha mẹ với con cái. Sau khóa C&S, một bà mẹ của em tên <T> tâm sự với tôi rằng: chiều thứ Sáu, trƣớc giờ nhập khóa, bà cố nài nỉ với con mình đi tham dự C&S, cậu con trai của bà tuy nể lời mẹ nhƣng <mạc cả>. Nếu không vui.. không vùa ý.. Sáng mai con về sớm, nhƣng rồi <T > đã phấn khởi vui vẻ ở lại đến kết thúc khóa, vài vị phụ huynh khác phản ánh, tỏ vẻ phấn khởi khi nhìn thấy con mình sau khi dự khóa về đã có sự thay đổi. Tiếp xúc với một phụ huynh khác, tôi đƣợc nghe Trang 51


kể : cậu con trai của ông trên 20 tuổi,trƣớc khi tham dự C&S thờ ơ với nếp sinh hoạt trong gia đình, tƣởng chừng đến lạnh lùng với cha mẹ, em hay viện cớ để vắng nhà vào cuối tuần, lơ là chẳng màng gì đến việc đạo, với Thánh Lễ, sinh hoạt cộng đoàn v.v. Kết qủa C&S đã làm cho ông rât hài lòng và phấn khởI, con ông nay đã thay đổi 180,(nguyên văn lời ông kể) . Sự thay đổi của ngƣời anh kéo theo đứa em gái của mình, bây giờ thì cả hai siêng năng đến với Thánh Lễ, quan tâm đến các sinh hoạt của cộng đoàn công giáo. Vị phụ huynh tôi vừa nêu tình cờ tôi đã gặp cho tôi thêm tin tƣởng rằng mình không qúa chủ quan. Là ngƣời tổ chức, tôi thực không muốn tự nói về mình, để rồi phải nghe có ai đó mỉa mai <Mèo lại khen mèo dài đuôi>, hay mình vẽ bùa cho mình đeo, tuy nhiên, cũng không thể ngậm miệng, nín thinh trƣớc một sự thật đang mang lại lợi ích cho giới trẻ. Viết lên những dòng này, tôi chỉ muốn tƣờng thuật lại cho các vị phụ huynh đang bận tâm về việc làm thế nào truyền đạt dức tin cho con em mình trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, -biết những gì đã xảy ra tại các khóa Tĩnh tâm Come & See, phƣơng pháp Tĩnh tâm có nhiều nét mới mẻ. -Muốn chia xẻ tin vui và hy vọng có thể làm vơi bớt nỗi ƣu tƣ của các phụ huynh đang ngày đêm ƣu tƣ, lo lắng về tƣơng lai đức tin của giới trẻ,trong đó có con em mình,ở Hải ngọai này,cũng không quên xin quí vị cầu nguyện, cho các khóa viên C&S, mong sao cho mỗi khóa viên cảm nhận đƣợc Tình Yêu Thiên Chúa, và rằng: Tĩnh tâm C&S đã để lại trong tâm hồn các tham dự viên một ấn tƣợng tích cực, sâu sắc, giúp các khóa viên nhận ra đƣợc Trang 52

tình yêu cha mẹ họ dành cho mình là con cái, chính là phản ảnh sự hiện diện của Tình Yêu vô biên của Chúa, cha mẹ là Bàn Tay Thiên Chúa luôn ở bên cạnh mình, dù chỉ là phản ảnh <trong muôn một >,nhƣ đốm lửa so với đống lửa, ánh sáng tinh tú so với sự sáng vô biên của mặt trời. Cha mẹ là Cánh Tay Tình Thƣơng của Chúa Nối Dài để săn sóc con cái, ủi an nâng đỡ, là nơi con cái tựa nƣơng cả những khi con cái bội bạc, vô ơn - đó là dấu chỉ, sự hiện diện của Thiên Chúa luôn đi bên cạnh, đồng hành với con người. Cảm nghiệm cách cụ thể về tình thƣơng của cha mẹ, đƣa dẫn khóa viên đến cảm nhận được đức tin, nói cách khác đi là cảm nghiệm có Chúa trong cuộc sống. Những dòng nƣớc mắt của Madalena, của Phêrô. Là ngƣời đứng đầu việc tổ chức bận rộn đủ thứ linh tinh, lỉnh kỉnh,lăng xăng lo phục vụ từ ẩm thực, nuớc uống và, có đôi lúc tò mò muốn biết cha Long gỉang gì, tôi nhè nhẹ đến bên phòng dùng làm giảng đường nghe, chỉ nghe thấy có tiếng nhạc từ trong phòng vọng ra khi to khi nhỏ, rõ ràng cha Long không nói nhiều, vì thỉnh thoảng tôi nhìn qua của kính, chỉ thấy các khóa viên

ngồi thinh lặng bất động hàng giờ, trong khi tiếng nhạc vẫn đều đều vọng ra, chợt nhận ra dấu hiệu của cha Long muốn tôi mau mắn đem khăn thấm nƣớc mắt, chẳng hiểu <ất giáp> gì, vì đây là lần đàu tiên tổ chức, không chuẩn bị trƣớc lọai giấy mềm, vội vàng tôi chạy đi lấy giấy <bàn ăn> đƣa cho các em, một lần, rồi hai lần, rồi thêm nữa, cả một xấp giấy, một chồng cao giấy ăn được chuyền tay phân phát cho từ các <đấng nam nhi, và nữ nhi> thấm nƣớc mắt, tiếng nhạc vẫn đều đêu êm ái, nhƣng tôi nghe đâu đây những tiếng <thút thít.. rồi xụt xịt> xen lẫn <tiếng nấc> thoát ra từ lồng ngực của ai đó dƣờng nhƣ đã cố nén, cố nuốt vào, nhƣng bị dội ra, rảo mắt nhìn qua, tôi bắt gặp đôi mắt sũng nƣớc của anh chàng thanh niên kia,ngày thƣờng tỏ ra cứng cỏi tình cảm, anh thƣờng chê bai, châm chọc những ngƣời ủy mị, bây giờ đang <nuớc mắt ngắn, nuớc mắt dài>, không ai bảo ai, nhƣng tôi có cảm tƣởng nhƣ ai cũng muốn giấu, muốn nén cơn súc cảm đang trào dâng trong lòng mình, tôn trọng nỗi lòng riêng tƣ của các khóa viên tôi muốn nhanh chân rời khỏi phòng, nhƣng chƣa kịp lui bƣớc ra cửa, chợt đứa gái út của tôi

Linh Thao


ngồi không xa cửa phòng bật đứng phắt dậy, cháu chạy lại ôm chòang, gục vào vai tôi, nƣớc mắt giàn giụa, khóc nấc lên từng hồi, rõ ràng con tôi muốn nói gì đó nhƣng nghẹn lời. Cho dù không nghe rõ được điều gì, nhưng tôi hiểu con tôi muốn nói gì lúc ấy, qúa ngạc nhiên và bất chợt, tôi cũng không sao dằn đƣợc súc động. Nếu trên thế giới đã có thứ luật pháp không thành văn (hiến pháp nước Anh) thì cũng có thứ ngôn ngữ không thành lời nhƣ ánh mắt của hai ngƣời yêu nhau, cái liếc mắt trao nhau của đôi tình nhân, đôi vợ chồng,ngôn ngữ tình làm bằng dấu của đôi tay, nhƣ lời ca của ngƣời nhạc sĩ nào đó tôi không nhớ tên đã viết lên. Hiểu nhau qua ánh mắt, mới thực là tri kỷ,tri bỉ, tâm đầu ý hợp, -thinh lặng cũng là một thứ ngôn ngữ khi hờn giận, phản đối hay khinh miệt.. Nƣớc mắt là thứ ngôn ngữ không lời mang rất nhiều ý nghĩa súc tích thâm thúy. Tôi liên tƣởng đến nƣớc mắt của Madalêna khi Cô ngồi dƣới chân Chúa tại bàn tiệc trong nhà ông Simon Biệt Phái, Madalêna chỉ nín lặng, nhƣng nƣớc mắt gìan giụa của Cô tuôn chảy xuống rửa chân Thày mình đã nói lên thật Linh Thao

nhiều, nƣớc mắt và sự thinh lặng ấy của Madalena,là ngôn ngữ không lời nhƣng chân thành, có giá trị hơn ngàn vạn lời nói Con Yêu Thầy. (Lc7,3638). Nƣớc mắt của Phêrô sau khi nghe gà gáy lần thứ hai, trong sân Dinh Thƣợng Tế Caipha vừa lúc Chúa bị quân dữ điệu ngang qua và nhìn Phêrô, (Lc22,61..) Phêrô cũng chỉ nín lặng từ giờ ấy không nói với bất cứ ai lời nào, bằng hành động Phêrô rời bỏ đám đông, ra ngòai khóc lóc thảm thiết, chính nƣớc mắt, sự xám hối trong thinh lặng của Thánh Phêrô đã động đến trái tim Thầy Mình, để dù có lỗi phạm chối thấy ba lần, Chúa Giêsu phục sinh vẫn một mực tín nhiệm Phêrô, hiện ra với Ông, gặp Phêrô trƣớc các Môn đệ khác và trao cho Ông chức vụ chăn dắt chiên con, chiên Mẹ của Chúa.. Tƣơng truyền rằng kể từ sau lần vấp ngã chối Thầy ấy, mỗi sớm mai khi nghe gà gáy Thánh nhân lại khóc lóc suốt đời . Ngày nay trên đỉnh cao. chóp tháp chuông nhà thờ, có hình con gà kim lọai, biểu tƣợng nhắc nhở mời gọi xám hối tội lỗi mình, nhất là khi tiếng chuông giáo đƣờng vang lên. Một điều khiến tôi luôn tự hỏi, điều gì đã tạo ra hấp lực có sức thu hút khóa viên làm cho

họ phấn khởi không cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán khi ngồi hàng giờ, nhƣng vẫn vui vẻ, vẫn tích cực tham gia không bỏ dở khóa? Một phƣơng pháp tâm lý mới, hay sức mạnh siêu nhiên do Ơn Thánh Chúa, đã làm cho tâm hồn khóa viên ra mềm mại, mở lòng họ đón nhận Lời Chúa cách say sƣa?. Cha Long chỉ nói ít, nếu so sánh với các buổi tĩnh tâm khác, cha cũng tuyệt nhiên không phải nhà hùng biện, có biệt tài thuyết giảng. Một vị Linh mục có vóc dáng bề ngoài bình dị, không bảnh bao, cũng chẳng khéo nói, hay có giọng ngọt ngào truyền cảm gì lắm, nhƣng rõ ràng là thực giản dị, mộc mạc bộc trực chân thành, nhất là khiêm hạ, cách phục sức ăn mặc của vị Linh mục này có thể nói đƣợc là < hơi lình xình> nhƣng lại đã thu hút giới tuổi trẻ cách lạ thƣờng. Hoa qủa của C&S có thể nhìn thấy đƣợc, cụ thể : nhiều khóa viên C&S đã và đang phụ trách công tác giáo dục gíao lý cho thiếu nhi, gia tăng kiên định thêm lập trường tình dấn thân, hi sinh phục vụ, làm chu đáo hơn công tác mình đang đảm nhiệm, chuyên chăm việc học hành hay bổn phận với xã hội.. -Mỗi khi dăm ba khóa viên C&S gặp nhau là tôi nghe họ ca lên bài ca: Ánh Sáng gian trần: chính Ðấng chúng tôi đã gặp bằng con tim tận nơi thâm sâu. Ngài đó Ðấng Cứu Chúa chúng tôi truyền rao, là Ánh Sáng giữa gian trần..Nên men muối ƣớp đời..bằng cuộc đời trao ban tình yêu.. Tôi có cảm tƣởng họ dùng lời ca nhắc bảo, nhắn nhủ nhau cùng ôn lại cảm nghiệm về một lần gắp gỡ Ðấng đã đến trong trái tim mình. Trần Viết Khóai C&S. DK Trang 53


N

hư một ngọn gió, hay nói nhƣ con nhà có đạo, nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy tôi được đến với nhóm Linh Thao trong cuộc nhóm họp từ ngày 06-08.02.2004 tại Duesseldorf , Đức Quốc. Nói là ngọn gió vì là rất tình cờ, không có xắp xếp, chuẩn bị, hẹn hò, mục đích, kiếm tìm gì ráo trọi. Tôi xin kể rõ đầu đuôi để nói lên cái sự ngây thơ vô (số) tội của tôi. Đầu tuần, ngày 02.02.2004, một buổi tối nhƣ mọi buổi tối mùa đông lạnh ở xứ Đức này, cha Tuyên Úy của Ngƣời Việt Nam Công Giáo tại Giáo Phận Koeln gọi điện thoại cho tôi bảo cha có cái này hay lắm. Có một số anh chị nhóm Linh Thao đến họp tại nhà cha, để hội thảo và cầu nguyện, lại có cả cha nơi khác về giảng. Không biết đề tài gì nhƣng chắc là hay lắm. Cha muốn gởi gắm thêm một, hai ngƣời ngoài nhóm vào tham dự, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc anh ạ. Họ bảo hoan nghênh lắm. Vậy là tôi nghĩ đến anh.Vậy anh đi nhá. Tôi mời anh đấy. Nếu anh thấy cần thì để tôi nói với chị cho anh thong thả một cuối tuần, đi mà cầu nguyện ... Lạy Chúa, câu nói của cha đánh động con quá sâu. Con cám ơn Chúa đã cho con có được một cha tuyên úy quá khéo. „Tôi nghĩ đến anh đấy“. Đơn sơ và ngắn ngủi nhưng thâm hậu không chừng. Nói cho ngay cũng bởi vì tôi, Qua đây sống với bản dân ngƣời Đức hơn 20 năm mà không gội sạch đƣợc gốc dân Việt vừa di cƣ, lại vừa di tản. Trang 54

Luôn quí trọng các cha. Cha chƣa gọi thì đã dơm dớm muốn chạy, huống hồ gì đây cha lại gọi, lại mời, lại còn bảo „tôi nghĩ đến anh“ rồi lại còn lo xa nói với chị của tôi (không phải chị của tôi mà là phu nhân của tôi) cho tôi đƣợc rủ bõ mọi sự ra đi theo Chúa những 3 ngày. Ôi phải biết nói gì đây ngoài tiếng xin vâng, có mặt. Thế là tôi ra đi, không tò mò, không thắc mắc. Không lẽ cha mang con bỏ chợ, mời tôi làm cái việc quá sức tôi. Vậy thì chuẩn bị làm chi cho thêm mệt óc. Tôi chỉ biết Linh Thao là một phong trào cầu nguyện, theo tôn chỉ của Thánh Ignatius và đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các cha dòng Tên, có thế thôi. Nhƣng tôi bụng bảo dạ, biết thế cũng đủ lắm rồi. Các Thánh Tông Đồ ngày xƣa bỏ hết mọi sự theo Chúa đi bắt cá ngƣời chắc là biết đi đâu ít hơn tôi nhiều lắm. Vậy thì còn lo cái nỗi gì. Thế là tôi hân hạnh đƣợc linh thao và cầu nguyện với các anh chị trong nhóm. Có mặt từ xa thì có chị Hƣơng từ Muenchen, anh chị Sao từ Frankfurt lặn lội lên. Chị Phƣớc bỏ mọi bận bịu từ Dortmund qua, chị Quế và anh chị Hƣơng Tiến từ vùng đồi núi Wuppertal, Remscheid xuống. Gần thì có anh Lợi, đàn ông 100% nhưng có giọng nói đằm thắm nhƣ một bà mẹ hiền, và anh Đạt, một thanh niên trẻ, từ vùng phụ cận Duesseldorf và tôi, tên lính mới tò te từ Koeln xuống. Ngƣời xƣa có câu thơ rằng:

Thương em mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Nay thấy chị Hƣơng Muechen, anh chị Sao Frankfurt mới thấy rằng quả đúng nhƣ vậy mà ở đây lại còn hơn vậy rất nhiều. Cái tấm lòng thiết tha, cái thao thức với nhóm Linh Thao quả thật đã thôi thúc các anh chị vƣợt nhiều dặm trƣờng về dự buổi cầu nguyện chung với nhóm, làm cho tôi rất cảm động và thán phục. Đã lâu và đã thật lâu lắm rồi tôi mới đƣợc sống lại một cách thật nồng nàn cái không khí đạo đức ấm cúng của những ngày nào đã xa xƣa, hồi còn bé tại quê nhà, sáng sáng thức dậy theo hồi chuông nhà thờ, mắt nhắm mắt mở theo bố mẹ đi lễ sáng, chiều tối cả nhà quây quần lại vang vang lời kinh Mân Côi. Từ chiều thứ Sáu 06.02.2004 đến chiều Chủ Nhật 08.02.2004 chúng tôi sống thật đơn sơ, chỉ có quây quần chung quanh nhau và quanh Chúa. Nói rõ hơn là cầu nguyện, đọc Lời Chúa, đọc đi đọc lại từng câu trong những bài đƣơc chọn và để cho tâm hồn mình rung lên nhƣ một dây đàn mà ngƣời dạo không phải là chính mình mà là những ý, những Lời của Ngài, những Lời Hằng Sống. Chúng tôi cầu nguyện chung với nhau và để cho tâm hồn của mình rung lên cùng với Chúa. Có một thi sĩ ngày xƣa cũng đã để cho tâm hồn mình rung lên và ông ta than thở ... Linh Thao


Có ai đàn lẻ để tơ chùng ... Không, chúng tôi không để cho lòng mình rung lên nhƣ vậy, cũng là hòa điệu và giao cảm với những tấm lòng chung quanh, với Đất với Trời, nhƣng chỉ khác có chút xíu, cái chút xíu quyết định, là không đơn chiếc, lẽ loi trong đêm tối mịt mù của cuộc đời và nhất là không để cho dây đàn của mình ... đứt hay ... lạc điệu hoặc ... chùng xuống, nghĩa là không còn có thể rung lên đƣợc nữa. Ôi thân phận con ngƣời, từ ngày thơ dại bƣớc chân vào đời, mỗi người một số phận, một con đƣờng, không ai giống ai, có ngƣời đƣợc 10 nén, có ngƣời đƣợc 5 nén, có ngƣời không đƣợc nén nào. Chỉ có một cái giống nhau là ai ai cũng đều đã đụng chạm, cũng đã nếm chén đắng đau khổ, cũng đã vác ngắn, vác dài thập giá. Tự đối diện với chính mình và suy nghiệm về cuộc đời của mình mới thấy mình ngớ ngẩn, mình tự phụ, lên mặt về những cái không phải của mình mà là được trao cho, được ban cho, mình đau khổ về những cái mà đáng lẽ ra mình phải hạnh phúc, sung sƣớng lắm mới phải. Đau Khổ và Hạnh Phúc

Linh Thao

trong cuộc đời chỉ khác nhau trong đƣờng tơ, kẽ tóc, chỉ khác nhau trong cách nhìn. Nhìn theo con mắt của phàm trần hay nhìn theo con mắt của Lời Chúa. Con ngƣời được trao cho Tự Do để nhìn theo nhƣ ý của mình và đó cũng là lối rẽ của Đau Khổ và Hạnh Phúc. Đi theo lối Đau Khổ thì đau khổ, đi theo lối Hạnh Phúc thì Hạnh Phúc. Một nhạc sĩ quá cố đã để lại cho chúng ta bài hát: „Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người. Này em xin cứ phụ ngƣời ...“ Cuộc đời cũng chỉ có vậy nếu chúng ta cũng chỉ có vậy, cũng nhìn nhƣ vậy và cũng cứ chạy theo nhƣ vậy.

Chiều thứ bảy chúng tôi rủ nhau dạo phố Duesseldorf, gọi là thăm dân cho biết sự tình, về nhà vợ con có hỏi thì cũng có thể kể một ít về cái thành phố, thủ phủ của tiểu bang đất rộng ngƣời đông NordRheinWestphalen này. Phải nói Duesseldorf vào buổi chiều tháng Hai, lúc mùa đông còn ở cao điểm, mặc dầu là thứ bảy, đã mất đi nhiều vẻ náo nhiệt thƣờng có nhƣng nét đẹp của những đại lộ phố xá nằm dọc theo hai bên một con lạch (Bach) nhỏ nhưng tuyệt đẹp vẫn còn nguyên vẹn. Buổi cầu nguyện chiều hôm ấy, thứ bảy, theo nhƣ tục lệ đẹp của người Công Giáo Việt Nam, chúng tôi dành cho Đức Me. Lời Chúa đƣợc chọn là bài tiệc cƣới Canaan. Nói và suy niệm về ngƣời mẹ thì ai ai cũng thấy lòng mình dịu lại, nhỏ bé lại. Cám ơn Chúa đã cho mỗi ngƣời có một bà mẹ. Trong những mối quan hệ mà con ngƣời có trong cuộc sống: vợ chồng, con cái, bạn bè, thân thuộc, ngƣời yêu, ngƣời thân, ... tình mẹ là mối tình mà khi nghĩ đến ai ai cũng cảm thấy lòng ấm cúng, không thất vọng, không phiền não. Ở đất nƣớc, nơi tôi đang sống, tôi đã có lúc rụng rời khi hay tin có Trang 55


bà mẹ bỏ đi chơi, để con thơ phải chết đói, chết khô. Thời gian thay đổi thì con ngƣời cũng thay đổi, phụ nữ ngày nay cũng khác xa nhiều lắm. Nếu lẩn thẩn đốt đuốc đi tìm, ngƣời ta có thể tìm đƣợc nhiều bà bác sĩ, tiến sĩ, ca sĩ, văn sĩ, luật sƣ, kỷ sƣ, chuyên gia, chính trị gia, bác học ... nhƣng không biết có còn kiếm được một bà mẹ „Còn mẹ Ngài thì giữ kỹ hết các điều trong lòng bà“ (Lc 2,51) Thời đại Multimedia ngày nay có khác, ngƣời ta thích dùng cái miệng hơn là dùng tấm lòng, thích nói, thích lý sự, la toáng lên, tống khứ hết mọi điều ra khỏi cửa miệng ngay tức khắc hơn là giữ lại để mà suy nghĩ, suy niệm trong lòng, tìm ra những dấu chỉ của cuộc đời, những dấu chỉ của Chúa. Nhƣng mẹ thì lại làm khác, mẹ giữ kỹ hết các điều trong lòng để mà suy niệm, không nói ra nhƣng kín đáo đi theo từng bƣớc chân của con, để mà lo cho nó, để mà cầu nguyện cho nó. Mẹ không cần dùng triết lý, sách vở, cái khôn của Mẹ rất đơn giản nhưng thật ra cũng hơi khó ... thực hiện. „Ngài có bảo gì, hãy làm theo“. Nghĩa là trao phó tất cả, tin tƣởng hoàn toàn, nhắm mắt đƣa chân, chỉ biết thƣa có một câu: „XinVâng“. Cuộc đời của tôi, con của Mẹ, nhiều khi hết rƣợu thật, hết giữa khi bữa tiệc đời còn dang dở nữa chừng, con cái còn non dại mà lắm lúc chẳng biết thế nào để hƣớng dẩn chúng, vợ chồng con cái nhiều khi mất cảm giác với nhau, không những mất mà lại còn dị ứng, chỉ làm khổ nhau thôi, không dìu nhau đi hết đoạn đƣờng. Chúa cho sống ở xứ bình yên, cho thêm nhiều ngƣời thân thƣơng, cha mẹ, anh em, bà con, cô bác, vợ chồng, con cái, láng giềng, bạn bè, ... tƣởng là thêm nhiều thì thêm Trang 56

vui, nhƣ bữa tiệc càng đông càng vui, nhƣng nữa chừng, lại ngƣợc lại, thêm đau khổ, thêm buồn phiền. Chẳng biết tại sao lại lạ lùng vậy, mình đâu có làm gì sai đâu ? Nhưng Mẹ lại biết, biết rất rõ và còn chỉ cho cách trị liệu. „Ngài có bảo gì, hãy làm theo“. Tối thứ bảy chúng tôi tổ chức ăn Tết muộn cùng nhau. Chị Quế và chị Hƣơng Remscheid coi vậy mà quá chu đáo. Cũng cành đào cắm lọ độc bình, lại trang điểm thêm những tấm hình thật đẹp cho cả nhóm hái lộc đầu xuân. Những gói quà nho nhỏ cũng đƣợc các chị gói để tặng anh em. Ai bắt được gói gì nhận gói ấy, ngặt một nổi dƣới mỗi gói quà lại kèm theo một tờ giấy bắt phải làm cho anh em một mục vui. Thôi thì đủ các kiểu: hát, đọc thơ, kể chuyện vui, bày trò chơi, khóc, cƣời ... Tối hôm ấy thêm một số anh chị em ngoài nhóm nhƣng ở gần đấy tới dự, chung vui xuân, thành thử chúng tôi đƣợc những tới 15 ngƣời, thành ra 15 mục vui. Mấy ngày nay chúng tôi chỉ chia sẻ toàn chuyện buồn, chuyện không vui. Tối hôm nay chúng tôi lại chia sẻ niềm vui cho nhau, cả cha (cha Long) và con có khi nhảy múa, lò cò, vặn vẹo uốn éo làm giống nhƣ khỉ, kể cũng vui. Kể ra cuộc đời cũng ngộ, khổ là bởi vì mình làm cho mình khổ và làm cho nhau khổ. Vui cũng vậy thôi, vui là bởi vì mình làm cho mình vui và làm cho ngƣời khác vui. Câu chuyện về thiên đàng và hỏa ngục của Tolstoi, bữa tiệc của những ngƣời cầm cái nĩa dài quá tay coi đơn giản vậy mà thâm thúy. Sáng Chủ Nhật, 08.02.2004, chúng tôi chia sẻ với nhau về đọan Chúa gọi các Tông Đồ, Các ông ngƣ phủ chỉ mong đánh cá đủ ngày cơm hai bữa,

chẳng biết đi đánh cá ngƣời là đi làm cái sự gì, thế mà cũng mạnh dạn bỏ hết mọi sự theo Chúa, bỏ cả thuyền cả lái, bỏ cả con sông hằng nuôi sống mình. Tôi chẳng đƣợc nhƣ các đấng. Nhưng thôi lạy Chúa, nếu Chúa muốn con làm gì cho Chúa, cho mọi ngƣời, cho phong trào Linh Thao ... xin Chúa cứ tự tiện gọi. Chúa biết con ngƣời của con yếu đuối, lại nhiều ràng buộc, nhiều nợ nần chƣa trả xong. Xin Chúa cứ tự tiện làm phép lạ, làm cho con có duyên nợ với các anh em trong phong trào Linh Thao là con hết chạy thoát, chỉ biết chạy theo Chúa mà thôi. Buổi xế trƣa, chúng tôi chia tay nhau. Mỗi ngƣời lên đường về một ngã. Chị Hương leo xe lữa về lại Muenchen, nghe nói 12 giờ đêm chị mới về đến nhà. Anh chị Sao quay về Frankfurt. Chị Quế, anh chị Hƣơng Tiến về vùng đồi núi Remscheid ... Ba ngày họp nhóm bên nhau qua quá nhanh, những lời Chúa đọng lại vào tâm, những lời chia sẻ cầu nguyện thân tình của anh chị em trong nhóm sẽ theo tôi đi tiếp vào cuộc đời thƣờng nhật của mình. Ra về thấy con ngƣời của mình ngồ ngộ, có một cái gì nhƣ mới trong cách nhìn, cách nghĩ. Tâm hồn giống nhƣ mới được dọn dẹp, tắm gội, trông mới hẳn ra. Tôi tự nguyện với lòng làm một vài quyết tâm nho nhỏ, chập chửng thay đổi đời mình thử coi ra làm sao và thầm cám ơn Chúa đã cho tôi được gặp các anh chị trong nhóm và hẹn với lòng mình rằng Còn trời còn nước còn non. Còn duyên, còn nợ, ta còn gặp nhau.

Ngƣời đƣợc mong có duyên nợ với Linh Thao. Linh Thao


Hồng

bạn của tôi sinh trưởng trong một gia đình đạo đức hiền lành, cha Hồng tử trận khi Hồng vừa 10 tuổi, mẹ Hồng nhất quyết ở vậy tảo tần nuôi hai con ăn học, gia đình sống nhờ vào tiệm tạp hóa và tài khéo léo của người mẹ, cuộc sống hằng ngày đầm ấm, đầy đủ. Ðối diện nhà Hồng có chàng trai tên Nhã cấp bậc Trung úy hào hoa oai hùng trong Binh chủng Không Quân đã làm nhiều thiếu nữ ưa chuộng mến yêu. Hồng đã yêu Nhã và được đáp trả lại bằng tình yêu chân thành. Ðơn vị của Nhã ở Nha Trang còn Hồng ở Sàigòn, tuy cách xa nhau nhưng hàng tuần họ vẫn trao đều cho nhau những bức thư tình tràn ngập yêu thương, mong nhớ, với đầy hứa hẹn trong tương lai. Nhã thì hiên ngang uy dũng trong bộ quân phục còn Hồng đoan trang, dịu dàng, kín đáo trong tà áo dài nữ sinh, họ âu yếm đi bên nhau trong những lần về phép. Mỗi lần gặp họ tôi thường đùa bởn ghép tên họ lại với nhau khi chào hỏi… „Tạo hóa ơi! Sao Linh Thao

Ngài khéo sắp đặt ban cho hoa „Hồng“ đẹp thùy mị và tao „Nhã“ thế nhỉ?. Những lần như thế có lẽ họ sung sướng lắm, tôi thấy Hồng thẹn đỏ mặt,cử chỉ vụng về thật dễ thương, còn Nhã không che dấu nét hãnh diện được đi bên cạnh một hoa Hồng thật xinh tươi, một hoa Hồng mà bao chàng trai trang lứa thương thầm nhớ trộm. Ngày tháng trôi qua, mối tình thầm kín giữa hai người bắt đầu đơm hoa, kết trái. Kết quả cho biết Hồng đã mang thai. Vừa mừng nhưng cũng vừa lo sợ vì hai người chưa chính thức kết hôn. Hồng giật mình nhớ lại những lời khuyên bảo dạy dỗ của người mẹ hiền, người đã hy sinh cả cuộc đời tận tụy nuôi hai chị em Hồng khôn lớn, thường xuyên nhắc nhở lo lắng khi thấy hai chị em Hồng ngày càng lớn, càng xinh đẹp, lời mẹ nói còn văng vẳng đó „hai con phải cố giữ gìn, bảo trọng đừng để mất đi những gì qúi giá nhất của đời con gái“. Vậy mà vì yêu, Hồng đã quên mất những lời mẹ dặn, Hồng thật hối hận nhưng đã quá muộn màng. Biết người yêu lo sợ, Nhã đưa Hồng về gặp cha mẹ để xin cưới Hồng, nhưng cha mẹ Nhã lạnh lùng từ chối, viện lý do Hồng là người ngoại giáo, Hồng đã khóc lóc thật nhiều cố năn nỉ cha mẹ Nhã chấp nhận được làm người con dâu và bằng lòng theo đạo, hết lòng phục tùng ông bà. Nói như thế nào, trình bày như thế nào, cha mẹ Nhã cũng nhất định không chịu cưới Hồng, ông bà còn nhấn mạnh rằng chú và dì ruột của Nhã, một người hiện là linh mục, một người là Soeur, còn Nhã lại là trưởng nam – vì thế cương quyết không chấp nhận

cưới Hồng làm dâu dù Hồng có bằng lòng rữa tội theo đạo. Cha mẹ Nhã còn nói thêm „người đạo mới dể dàng bỏ đạo nếu họ không may bị chuyện gì xảy ra làm họ bất mãn“. Nhìn cha mẹ lạnh lùng nghiêm khắc, Nhã và Hồng tuyệt vọng. Ðể bảo vệ và tránh tai tiếng, tạm thời Nhã thu xếp đưa Hồng theo Nhã về đơn vị chung sống, với mong ước khi sanh nở xong sẽ mang cháu nội về thuyết phục, hy vọng qua tình thương của đứa bé ông bà sẽ ưng thuận. Sau đó Hồng đã sanh được một đứa bé trai, đứa bé đưọc bốn tháng Nhã và Hồng bế con về thăm ông bà, Hồng không dám vào nhà, chỉ có đứa con và Nhã vào. Thấy cháu đích tôn cha mẹ, và các em Nhã rất vui mừng dành nhau bồng bế cháu nhưng không ai đá động nhắc nhở gì đến Hồng cả. Ðến khi đứa bé đói sửa thì bế về đưa cho Hồng cho bú rồi lại bế sang cho ông bà nội. Thời gian như vậy mười ngày, lợi dụng cơ hội này Nhã cố thuyết phục cha mẹ vì tình thương cháu mà chấp nhận Hồng, nhưng cha mẹ Nhã vẫn cương quyết không chịu. Qua sự quá cứng rắn của cha mẹ Nhã đau buồn đành phải mang con trở về đơn vị vì đã hết phép. Khi miền trung thất thủ Nhã đưa Hồng và con về Sàigòn chờ ngày ra đi, lúc bấy giờ đứa bé chưa đầy một tuổi, còn bú. Lần này gặp thằng bé, cha mẹ và các em của Nhã càng thương cháu nhiều hơn, nhưng cũng như lúc trước cứ sáng sớm thằng bé về với ông bà nội, tới giờ bú là mang về Hồng cho con bú. Ðến một ngày quá bửa ăn trưa không thấy con về, sốt Trang 57


ruột chờ tới chiều tối hai vú sửa đã căng đầy đau nhức vẫn chưa thấy con đâu, mẹ Hồng thấy con khóc bà cũng lo lắng, bà đã cùng con đi đến nhà của cha mẹ Nhã… gỏ cửa không ai ra mở cửa cả, trong nhà thật im lìm, vắng lặng, cả hai cùng nghỉ hay nhà Nhã đi mua sắm đồ….Chờ mãi đến khuya, tới sáng vẫn không có tin tức gì, mẹ Hồng quá sốt ruột đã hỏi thăm những nhà chung quanh nhà Nhã, nhưng không một ai biết gia đình Nhã đi đâu? Đi tự bao giờ ? Hồng khóc than vì nhớ con, phần hai bầu sữa căng cứng bị lên cơn sốt,… không chịu đựng được nữa cả mẹ cùng con khóc than cầu cứu hàng xóm. Cảm thông hoàn cảnh của Hồng hiện tại, những người lân cận giúp đở chia nhau đi tìm nhưng mấy ngày trôi qua vẫn không tìm ra tin tức nào tốt đẹp. Muốn đi báo cảnh sát lúc này để nhờ giúp đỡ cũng không được. Tình trạng lúc này đang chộn rộn, ai hơi sức đâu mà lo giùm tìm với kiếm!!! Mọi người tin chắc rằng gia đình của Nhã đã bế thằng bé ra đi và bỏ rơi người mẹ ở lại!!! Biết không làm gì được hơn, giờ chỉ còn mong ước có một phép lạ, nhưng phép lạ có bao giờ được thấy đâu?. Hồng đau khổ hằng ngày lấy hình con ra xem, rồi khóc nức nở, Mẹ Hồng thấy con đau khổ cũng rất khổ tâm, thấy con quá bất hạnh, sợ con điên, bà lo lắng khuyên lơn, an ủi. Những người trước đây đàm tiếu chê bai khinh bỉ Hồng cũng thấy cảm thương thân phận của Hồng, họ thường đến ủi an, chia sẻ. Riêng tôi, là phụ nữ, là bạn, tôi thấy thương Hồng nhiều nhưng không biết phải Trang 58

làm sao. Rồi thời thế quá chao đảo mỗi người chạy theo cuộc sống của mình tôi không còn gập Hồng nữa. Riêng mẹ của Hồng bà muốn Hồng quên đi quá khứ làm lại cuộc đời nên bà đã bán nhà và dọn đi nơi khác. Hôm rồi nghe tin tôi về nước Hồng đến tìm, chúng tôi gặp nhau mừng quá, thăm hỏi qua những giọt nước mắt nghẹn ngào xúc động. Tôi thấy Hồng hiện giờ khá giả, đẹp, tươi tắn, vui vẻ hấp dẫn và có lẽ còn nét hơn ngày xưa thời con gái nữa, mặc dầu giờ Hồng đã ở cái tuổi trên năm mươi. Tôi nghĩ chắc giờ này Hồng đã an bề gia thất, hạnh phúc tràn trề bên cạnh chồng con đầy đàn. Những phiền lụy đau khổ không còn nữa nơi Hồng. Hồng đã khác hẳn: Tôi mừng cho bạn. Qua những giây phút xúc động, Hồng kể cho tôi nghe: Nhiều năm Hồng đã chịu đựng đau khổ, sống trong nước mắt trước một xã hội hà khắc, vợ mất chồng, con mất mẹ, gia đình ly tán… vì những ý nghĩ cố chấp nhỏ nhen. Oán hận và oán hận… Sự đau buồn mất mát quá lớn lao của Hồng đến tai một vị linh mục, ngài đã đến tận nhà thăm hỏi, an ủi, dẫn dắt… với sự cảm thông và hiền hòa của vị linh mục này đã làm Hồng bớt đau khổ thật nhiều. Từ đó Hồng biết được Chúa, vi chính Chúa cũng đau khổ thật nhiều, nhiều hơn sự đau khổ của thế gian, Ngài chịu đau khổ chỉ vì yêu loài người. Sự đau khổ của Ngài đã chia sẻ được niềm đau của Hồng. Hồng xin học giáo lý Công giáo và được Rửa tội trong mùa Phục Sinh. Từ khi biết Chúa, cảm nhận được tình thương của Chúa và cảm nhận

được chính mình, Hồng nhận thấy không tình yêu nào chân thật, bất diệt bằng tình yêu của Chúa, bên Chúa Hồng được biến đổi, can đảm, bình yên hơn, nhờ có tình yêu của Chúa đã giúp cho Hồng mạnh dạn, vui vẻ sống tới ngày nay, đã nhiều lần Hồng định tự tử nhưng nhờ ơn Chúa đã cứu thoát Hồng. Hỏi Hồng qua chuyện gia đình, Hồng cho biết vẫn độc thân – Có nhiều người đến xin cưới Hồng, nhưng Hồng đã quá sợ, quá chán tình yêu với hôn nhân. Hồng bây giờ đang làm việc trong Hội Phụ Nữ Từ Thiện, tìm an vui qua những em bé mồ côi, hạnh phúc bên cạnh những người mù lòa, giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khổ. Hồng tưởng đâu những đau khổ đã làm chết từ lâu không ngờ Hồng đã sống lại với con người mới, với công việc mà Chúa đã mang đến cho Hồng, đã làm cho Hồng quên đi dĩ vãng, say mê với công việc, Hồng nhận thấy không tình yêu nào cao cả trường tồn và vĩnh cửu bằng tình yêu của Chúa. Tôi cảm phục Hồng vô cùng, Hồng cao quý đạo đức, hy sinh, biết quên mình để sồng cho người khác, tôi hứa sẽ giúp đở và tiếp tay với Hồng trong công việc từ thiện của Hồng, nhìn Hồng tôi nghĩ thầm, cha mẹ Nhã chê Hồng, ông bà đã tìm ra được cô dâu nào hơn Hồng chưa? Còn Nhã, nghĩ gì về người con gái mà anh đã bỏ quên bên lề tình yêu, nàng vì quá yêu anh mà anh đã quá nhẫn tâm cướp đi một phần thân thể của nàng, dù là anh muốn làm tròn chữ hiếu… Còn chú và dì ruột của Nhã sẽ nghĩ gì khi biết chuyện này? Ngô thị Lệ Nga Linh Thao


(Người phụ trách : THITI) Các bạn Quang Nhung & Liêm Anh Vinh: Cảm ơn hai vị tân, cựu trưởng Phong Trào Ðồng Hành đã gởi tấm Poster 2000 mà chúng tôi ngỏ xin hồi đó. Ðã ba năm rồi còn gì !!! Nhìn tấm Poster là nhìn thấy bao nhiêu kỷ niệm yêu thương ngày củ hiển hiện trước mặt, – Ðẹp và dể thương. Gởi lời thăm hai gia đình. Các bạn biết không? Lần này là lần đầu tiên đi đón con rồng đen Thái Lan „Ðỗ Bá Long“ từ USA qua Âu Châu mà chúng tôi không phải đến cảnh sát phi trường để thông báo „tìm trẻ lạc“. Vì không lần nào đến Ðức con rồng đen không gặp nạn về thời tiết, trể và chuyển đổi máy bay. Lần này có lẽ thời vận lên nên chuyến bay đã đến nơi an toàn. Nhìn hình tất cả các bạn, anh chị trên ÐH về Virginia họp mặt ban Phục Vụ. Tuyệt quá! Nhớ và thương. Em Bùi thị Hƣờng Brüssel, Bỉ : Cảm ơn chiếc áo ân tình kỳ Ðại Hội Niềm Tin 2003. Ti luôn dành nó để mặc trong những ngày tĩnh tâm linh thao. Chiếc áo nhắc nhở chị dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban nhiều ân sủng đặc biệt cho tình bạn của chị em mình. Nhớ Bùi Thị Xuân và Ðàlat, nhớ những ngày thơ ngây cắp sách đến trường,.. nhớ những trêu phá các thầy ở Giáo Hoàng Học Viện Piô 10, –.. và bây giờ lại nhớ nhất về cô bé bắc kỳ nho nhỏ - Nhớ thời gian thân yêu. Cầu cho nhau Hường nhé. Thân. Anh chị Uông Nhi, NY USA: Lâu ghê rồi hỉ - Thấm thoát thế mà cũng đã ba năm trôi qua nhanh chóng chưa gặp lại nhau. Hy vọng dịp Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2005 tại Ðức Uông Nhi và các cháu đến thăm Ðức để bọn mình gặp nhau chứ hả? Dịp vừa qua cháu Xuân An có ghé New York nhưng phải đi chung cùng lớp học trao đổi USA/Ðức nên không đến thăm cô chú được, cháu tiếc lắm. Nguyện cầu cho nhau. Thiện Kim, Ðức: 50 năm mới có một ngày trùng hợp dễ thương, hay nhỉ? Hy vọng em hài lòng với bài thơ đơn sơ của chị. Thiên Chúa thật tuyệt vời khi con người nhìn Ngài với Linh Thao

trái tim và con mắt đức tin. Ngài luôn luôn ban tràn đầy yêu thương cho nhân loại, cho từng người một phải không Kim- Chị em mình cùng tạ ơn Ngài Kim nhé. Thương nhiều.

Anh Phùng Ngọc Sơn, Hà Nội VN: Ðã nhận được tin tức của Sơn do chị Trưởng Nhóm trao lại, thơ Sơn đã được đọc cho cả nhóm cùng nghe hôm họp nhóm vui xuân, mọi người thật cảm động, nhắc nhở đến Sơn nhiều Biết Sơn đã tạm ổn định cuộc sống mới tại quê nhà, và đức tin ngày càng vững mạnh, mọi người đã cầu nguyện tạ ơn Chúa. Dù ở đâu, chúng mình vẫn là con cái Chúa, xin phó thác cho Ngài để Ngài luôn đồng hành hướng dẫn chúng ta. Nhớ va sẽ cầu nguyện thật nhiều. Thân.

Gia đình H6, Heidelberg Ðức: Cảm ơn H1 và H2 thật nhiều đã mượn giùm nhà Tĩnh tâm tại waldfischbach cũng như cầu nguyện, tiếp tay vận động các tham dự viên tham dự khóa này. Xin ghi ơn và xin Chúa ban thưởng cho gia đình H6. Mến nhiều. Cha Hùng Sj, USA: Cha Hùng ơi, cha có chuẩn bị đến bao giờ sẽ ghé thăm Âu Châu chưa? Ðể chúng con còn chuẩn bị đón tiếp cha chứ. Lần gặp cha ở miền Ðông Hoa Kỳ đến nay đã hơn ba năm rồi, con đã đánh mất quyển sổ ghi địa chỉ nên không liên lạc được với cha. Lần đó tụi con ngỏ ý mời cha, cha bảo để cha thu xếp, mà sao lâu quá!?. Mong tin cha, Xin cầu nguyện cho chúng con, Kính. Cha Nguyễn Ngọc Long, Ðức: Cảm ơn cha đã mượn giùm phòng họp cho Nhóm linh thao chúng con, để chúng con có nơi tổ chức sinh hoạt, cầu nguyện và vui xuân. Cha đã lo cho chúng con từ tinh thần đến vật chất trong những ngày này. Thấy cha bận rộn hằng ngày chạy tới lui dâng Thánh Lễ cho các Cộng Ðoàn, vậy mà vẫn giúp chúng con mỗi ngày đều có Thánh Lễ. Giờ kinh sáng, cầu nguyện, suy niệm nào cũng có cha ở bên nâng đỡ và chia sẻ. Cảm ơn thật nhiều, xin Chúa trả công bội hậu cho cha, cũng xin cha luôn đồng hành và cầu nguyện với chúng con. Kính. Anh Nguyễn Thanh Sơn, Ðức: Ðã lâu không nhận được tin tức của Sơn, gia đình vẫn bình thường cả chứ? - Ðổi số điện thoại rồi sao mà gọi hoài bị trả lời đường giây không nối kết được. Trở lại làm việc linh thao đi chứ hay còn bận việc gì phải thu xếp - mọi việc đều phó thác cho Thầy Giêsu Sơn ạ. Mong Sơn liên lạc với Nhóm. Thân. Trang 59



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.