1. BA LÃO NGOAN ĐẠO ÍCH KỶ
Ngày nọ có ba lão ngoan đạo ích kỷ đã đến gặp tôi. Người thứ nhất
là một khất sĩ, một người đã từ bỏ thế gian; người thứ nhì là một nhà
nghiên cứu về Đông phương và là một người tin tưởng nhiều vào tình huynh đệ đại đồng; và người thứ ba, một nhà hoạt động kiên định vì
một xã hội không tưởng tuyệt vời. Mỗi người đều tích cực trong hoạt
động của mình và khinh miệt các thái độ và hoạt động của những
người khác, và mỗi người tự tăng cường sức mạnh của mình bằng một
lòng tin sắt đá. Mỗi người đã nồng nhiệt bám chắc vào hình thức tín ngưỡng đặc biệt của riêng mình, và tất cả đều biểu thị một lối hành xử nhẫn tâm, vô cảm lạ lùng.
Họ đã nói với tôi, đặc biệt là những người không tưởng, rằng họ sẵn sàng phủ nhận hay hy sinh chính bản thân mình và bạn bè của họ
cho những điều họ tin tưởng. Họ tỏ vẻ ngoan hiền và tử tế, đặc biệt là
con người của tình anh em, nhưng có con tim sắt đá và thái độ bất bao dung kỳ lạ đặc trưng của kẻ bề trên. Họ đã là những phần tử được chọn
lựa, những người thể hiện; họ đã biết và tin chắc mình không sai sót.
Sau một lúc nói chuyện nghiêm túc, vị khất sĩ nói, rằng ông đang
tự mình chuẩn bị cho kiếp sống kế tiếp. Ông tuyên bố, kiếp sống này
đã không cho ông được gì nhiều, bởi vì ông ấy đã thấy thông suốt mọi
ảo tưởng của thế gian và đã từ bỏ hết. Riêng cá nhân ông cũng còn vài
chỗ yếu kém và một ít khó khăn nào đó trong việc định tâm, ông nói
thêm, nhưng trong kiếp sống kế tiếp ông sẽ là mẫu người lý tưởng mà
ông đã thiết lập cho mình.
Toàn bộ mối quan tâm và sức sống của ông ấy đều đặt vào niềm
tin sắt đá rằng ông phải là cái gì đó trong kiếp sống kế tiếp. Chúng tôi
7
Krishnamurti
nói chuyện một lúc và ông ấy luôn luôn nhấn mạnh vào ngày mai, vào
tương lai. Ông nói, quá khứ đã tồn tại nhưng luôn luôn liên quan với
tương lai, hiện tại là lối đi dẫn tới tương lai, và hôm nay chỉ đáng quan
tâm bởi vì ngày mai. Ông ấy hỏi, nếu không có ngày mai, vậy thì tại sao
phải phấn đấu, phải nỗ lực chứ? Người ta có thể đơn thuần sống như
cọng rau hay giống như chị bò cái bình thản.
Toàn cuộc sống là một chuyển động nối tiếp từ quá khứ qua hiện
tại thoáng chốc để đến tương lai. Ông ấy nói, chúng ta nên sử dụng
hiện tại để là cái gì đó trong tương lai: để là người có trí tuệ, để mạnh
mẽ, để có lòng từ bi. Cả hiện tại và tương lai đều chóng tàn, nhưng
ngày mai sẽ thu hoạch được kết quả. Ông ấy khăng khăng cho rằng
hôm nay chỉ là một viên đá lót đường, và rằng chúng ta không nên quá
bận tâm hay quá ưu tiên cho nó làm gì, chúng ta phải giữ trong sáng
cái lý tưởng của ngày mai và khiến cho chuyến hành trình thành công.
Nói chung, ông ấy không nhẫn nại với hiện tại.
Con người của tình huynh đệ có học thức hơn, và ngôn ngữ của
ông ta văn vẻ hơn, ông ấy là chuyên gia trong lĩnh vực dùng từ ngữ và
nói chung có tính dịu ngọt và thuyết phục. Ông ấy cũng đã chạm khắc
cho mình một tổ ấm thần thánh trong tương lai. Ông ta phải là cái gì
đó. Ý tưởng này tràn ngập quả tim ông, và ông đã tập hợp được một số
đệ tử cho tương lai đó. Ông nói, chết là điều đẹp đẽ vô cùng, bởi vì nó mang người ta tới gần hơn cái tổ ấm thiêng liêng đó mà khiến ông có
thể sống được trong thế giới đầy đau khổ và xấu xa này.
Ông ấy toàn tâm toàn ý muốn thay đổi và làm đẹp thế giới, và hăng hái hoạt động vì lý tưởng tình anh em của con người. Ông ấy đã nhận xét rằng tham vọng, kèm theo hành động tàn ác và đồi bại, là điều không thể tránh khỏi trong một thế giới nơi bạn chỉ biết sai biểu và ra lệnh, và rất tiếc, nếu bạn muốn duy trì một vài hoạt động của tổ chức, thì ít nhiều gì bạn cũng phải có thái độ cứng rắn, tàn bạo. Công
J.
8
việc là quan trọng bởi vì nó giúp đỡ nhân loại, và dĩ nhiên, bất cứ người nào chống lại nó thì phải bị loại bỏ một cách nhẹ nhàng. Sự tổ chức cho công việc đó có giá trị tối thượng và phải không bị cản trở. Ông
ấy nói: “Những người khác họ có con đường của họ, nhưng con đường của chúng tôi là cột trụ, chủ yếu và bất cứ người nào gây trở ngại đều
không phải là người của chúng tôi.”
Người không tưởng là một sự pha trộn kỳ lạ của người theo chủ nghĩa lý tưởng và người thực tế. Kinh thánh của ông ấy không phải là quyển kinh cũ kĩ mà là quyển kinh mới. Ông ấy tin tưởng tuyệt đối vào quyển kinh mới. Ông ta đã biết kết quả của tương lai, bởi vì quyển kinh mới đã báo trước tương lai sẽ ra sao. Kế hoạch của ông ấy là gây hỗn loạn, rồi tổ chức lại và thực hiện. Ông ấy nói, hiện tại là thoái hóa, đồi bại, nó phải bị hủy diệt, và cái mới mẻ sẽ được xây lên từ sự hủy diệt này. Phải hy sinh hiện tại cho tương lai. Con người tương lai là quan trọng nhất, chứ không phải con người hiện tại.
“Chúng tôi biết cách tạo ra con người tương lai đó.” Ông ấy nói.
“Chúng tôi có thể định hình, đúc khuôn cái trí và quả tim của anh ấy, nhưng để làm bất cứ việc gì tốt lành thì chúng tôi phải nắm quyền lực cái đã. Chúng tôi sẽ hy sinh chính mình và nhiều người khác để tạo ra một điều kiện mới, một tình thế mới. Bất cứ kẻ nào cản trở đường đi của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết chết, bởi vì phương tiện không quan trọng, mục đích sẽ biện minh cho phương tiện, dù là bất cứ phương tiện gì.”
Để đạt đến một nền hòa bình sau cùng, thì bất kỳ hình thức bạo lực nào đều có thể được sử dụng, vì sự tự do sau cùng của cá nhân, nên sự bạo ngược, chuyên chế trong hiện tại là điều không thể tránh khỏi. Ông ấy tuyên bố: “Khi chúng tôi có quyền lực trong tay, chúng tôi sẽ sử dụng mọi hình thức cưỡng bách để tạo ra một thế giới mới mà trong đó không còn phân biệt giai cấp, không còn các thầy tu. Chúng
Nói Về Đời Sống - 1 9
J. Krishnamurti
tôi sẽ không bao giờ xa rời luận điểm chính yếu của mình, chúng tôi
đóng chốt ở đó, nhưng chiến lược và chiến thuật của chúng tôi sẽ biến
hóa tùy vào hoàn cảnh thay đổi. Chúng tôi lập kế hoạch, tổ chức và
hành động để tiêu diệt con người hiện tại nhằm hình thành con người tương lai.”
Vị khất sĩ, người của tình huynh đệ và người không tưởng, tất cả
đều sống cho ngày mai, cho tương lai. Họ không còn tham lam đối với trần thế này, họ không còn muốn danh vọng cao, của cải hay bất kỳ
ai công nhận, nhưng tham vọng của họ thì tinh tế hơn nhiều. Người
không tưởng đã đồng nhất chính mình vào một tập đoàn người mà
anh ta nghĩ rằng sẽ có đủ quyền lực để định hướng lại thế giới; người của tình huynh đệ đại đồng thì khát khao được nâng cao sống đời cao quý và vị khất sĩ thì muốn đạt được mục tiêu. Tất cả đều bị thiêu đốt bởi ý muốn trở thành của chính họ, sự thành đạt và bành trướng của chính họ. Họ không thấy rằng ham muốn này đã phủ nhận hòa bình, phủ nhận tình anh em và hạnh phúc tối thượng.
Tham vọng trong bất kỳ hình thức nào - cho một đoàn thể, cho sự cứu rỗi cá nhân hoặc vì sự thành tựu tâm linh, đều là hành động đi giật lùi. Dục vọng luôn luôn nằm trong tương lai; ham muốn để trở thành là không hành động, là sức ì trong hiện tại. Cái ngay lúc này có ý nghĩa lớn lao hơn ngày mai. Trong cái ngay lúc này là tất cả thời gian và để thấu hiểu cái cái ngay lúc này thì phải thoát khỏi thời gian. Trở thành là sự nối tiếp bất tận của thời gian, của đau khổ, phiền não. Trở thành không chứa đựng sự sống. Sống hay tự tại luôn luôn ở trong hiện tại và sống tự tại là hình thái chuyển hóa cao tột nhất. Trở thành chỉ là bổ sung, sửa đổi vụn vặt cái đang tiếp nối liên tục và chỉ có sự chuyển hóa triệt để trong hiện tại, trong sự sống, trong tự tại.
10
…..
2. SỰ ĐỒNG NHẤT
Tại sao bạn tự đồng nhất mình vào một người khác, một đoàn thể, một xứ sở? Tại sao bạn tự gọi mình là một tín đồ Thiên Chúa giáo, tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, hoặc tại sao bạn lệ thuộc vào một trong vô số những giáo phái? Về mặt tôn giáo và chính trị người ta tự mình nhập một vào với đoàn thể này hay đoàn thể khác thông qua truyền thống hoặc tập quán, qua cưỡng ép, thành kiến, bắt chước và lười biếng. Thái độ đồng nhất này, chấm dứt mọi hành động hiểu biết sáng tạo và bấy giờ, người ta trở thành một công cụ sai bảo trong tay ông trùm đảng phái, vị thầy tu hoặc vị lãnh tụ được ưa thích.
Một hôm có người nào đó đã nói rằng ông ấy là môn đồ của
Krishnamurti, trái ngược với người này hay người kia đang theo một đoàn thể khác. Khi ông ấy nói điều đó, ông ấy hoàn toàn không hiểu
mọi hàm ý trong sự đồng nhất này. Ông ấy không phải là người ngu ngốc, ông ấy đã đọc nhiều, có văn hóa, v.v.. Cũng không phải ông là người sống nặng tình cảm, cảm xúc về vấn đề này; trái lại, ông ấy rất sáng suốt và quả đoán.
Tại sao ông ấy đã trở thành môn đồ của Krishnamurti? Ông ấy đã theo sau nhiều người khác, đã lệ thuộc nhiều đoàn thể và tổ chức chán
ngắt, và cuối cùng đã tự đồng nhất vào với con người đặc biệt này. Từ những gì ông ấy đã nói, có vẻ như cuộc hành trình đã chấm dứt. Ông ấy đã tìm thấy chỗ trụ và vấn đề đã được giải quyết, ông ấy đã chọn lựa và không gì lay chuyển nổi. Giờ đây, ông ấy cảm thấy an tâm, thoải mái trụ lại và hăng say làm theo tất cả những điều đã được nói và sẽ được nói.
Khi chúng ta tự đồng nhất hay nhập làm một vào người khác, liệu việc làm đó thể hiện tình yêu? Đồng nhất có nghĩa nghiệm chứng, thực
Nói Về Đời Sống - 1 11
J. Krishnamurti
nghiệm không? Phải chăng sự đồng nhất chấm dứt tình yêu và nghiệm chứng? Đồng nhất, chắc chắn là chiếm hữu, khẳng định quyền sở hữu, quyền làm chủ và sự sở hữu phủ nhận tình yêu, phải không? Sở hữu là
cảm thấy an toàn, an tâm; chiếm hữu là phòng vệ, tự biến mình thành vô cảm. Trong đồng nhất có sự chống đối, dù thô bạo hay tinh tế, và
tình yêu phải chăng là một hình thái chống đối để phòng vệ cái tôi, cái ngã? Khi có phòng vệ, liệu có tình yêu?
Tình yêu vốn mẫn cảm, uyển chuyển, cởi mở; tình yêu là một hình
thái nhạy cảm cực kỳ và sự đồng nhất sẽ khiến cho lòng mình thành vô
cảm. Đồng nhất và tình yêu không đồng hành, bởi vì cái này hủy diệt
cái kia. Trong chỗ cốt lõi thì đồng nhất là một tiến trình tư tưởng, nhờ
đó trí não tự bảo vệ và bành trướng, và trong tiến trình trở thành cái
gì đó thì trí não phải phòng vệ và chống đối, phải sở hữu và loại trừ.
Trong tiến trình trở thành này, trí não hay cái “tôi”, dần dần trở nên
thô bạo hơn nhưng cũng đầy năng lực hơn, nhưng đây không phải là tình yêu. Đồng nhất hủy diệt tự do, và chỉ trong tự do mới có hình thái nhạy cảm cao tột nhất.
Để nghiệm chứng tức thực nghiệm, có cần phải đồng nhất không?
Không phải chính động thái đồng nhất chấm dứt tìm hiểu, tra xét, khám phá sao? Hạnh phúc mà chân lý mang lại không thể có được nếu không có sự chứng nghiệm trong hành động tự khám phá. Đồng nhất
chấm dứt khám phá, nó là một dạng khác của sự lười biếng. Đồng nhất là một kinh nghiệm gián tiếp, và do đó cực kỳ giả dối.
Để kinh nghiệm thì mọi sự đồng nhất phải ngưng dứt. Để nghiệm
chứng thì phải không còn nỗi sợ hãi. Sợ hãi ngăn chặn kinh nghiệm.
Chính sợ hãi mới tạo ra đồng nhất - đồng nhất vào với người khác, với đoàn thể, với một ý thức hệ, v.v.. Sợ hãi tất phải chống đối, kiềm chế, và trong một trạng thái tự phòng vệ thì làm sao có thể mạo hiểm trên những vùng biển hoang vu chưa từng được khám phá? Sự thật hay
12
hạnh phúc không thể đến nếu không thực hiện cuộc hành trình thâm
nhập vào mọi đường đi nước bước của cái “tôi”. Bạn không thể đi xa
nếu bạn bị neo giữ. Đồng nhất là một nơi ẩn náu. Một nơi ẩn náu cần
được bảo vệ và điều gì được bảo vệ thì sớm hay muộn cũng bị hủy diệt.
Đồng nhất tạo ra sự hủy diệt cho chính nó, do đó có sự xung đột triền miên giữa các sự đồng nhất khác nhau.
Chúng ta càng đấu tranh chống lại hoặc ủng hộ sự đồng nhất nhiều bao nhiêu thì sự kháng cự đối với sự thấu hiểu càng nhiều bấy nhiêu. Nếu người ta tri giác toàn bộ tiến trình của sự đồng nhất, ở ngoại giới cũng như nơi nội tâm, nếu người ta thấy rằng biểu hiện bên ngoài là do yêu cầu ở nội tâm phóng chiếu, thì bấy giờ mới có thể có khám phá và hạnh phúc. Anh ấy người đã đi vào con đường tự mình đồng nhất thì không bao giờ có thể biết được tự do, mà chỉ duy trong tự do thì mọi sự thật mới xuất hiện.
3. SỰ NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH VÀ SỰ ÂU LO
Sự ngồi lê đôi mách và sự âu lo giống nhau thật kỳ lạ làm sao. Cả hai đều là kết quả của một trí não luôn náo động. Một trí não náo động phải có vô vàn thay đổi về những hình thái biểu hiện và hành động, nó phải bận rộn liên tục, nó phải luôn luôn gia tăng những cảm giác, những lạc thú nhất thời, và sự ngồi lê đôi mách dung chứa tất cả mọi yếu tố này.
Nói
Đời Sống
13
Về
- 1
…..
Krishnamurti
Sự ngồi lê đôi mách vốn tương phản với xúc cảm mãnh liệt và nghiêm túc. Nói về người khác để cho vui hoặc đầy ác ý, đều là lẩn trốn chính mình, và lẩn trốn là nguyên nhân của sự náo động, và lẩn trốn, trong bản chất, vốn luôn luôn náo động. Quan tâm đến việc của người khác dường như choán hết thời gian sống của phần đông người đời, và
sự quan tâm này tự biểu hiện qua việc đọc đủ thứ tạp chí và nhật báo với những mục chuyện phiếm của chúng, tin tức về các vụ giết người, những vụ ly dị, v.v..
Vì chúng ta quan tâm đến những điều mà người khác nghĩ về chúng ta, do đó chúng ta âu lo muốn biết tất cả mọi điều đó, và từ điều này nảy sinh những hình thái thô tục và tinh tế của tính đua đòi và sùng bái quyền lực. Bằng cách này, chúng ta trở nên ngày càng hướng ngoại nhiều hơn và nội tâm lại trống rỗng. Chúng ta càng hướng ngoại nhiều bao nhiêu thì càng có những cảm xúc và xao lãng nhiều bấy nhiêu, và điều này khiến cho trí não không bao giờ yên tĩnh, không đủ sức tìm hiểu và khám phá sâu thẳm.
Tính ngồi lê đôi mách là biểu hiện của một trí não náo động không dừng nghĩ, nhưng chỉ yên lặng cũng không thể hiện một trí não tĩnh lặng. Trạng thái tĩnh lặng không hiện diện do bởi kiêng khem, trai giới hay phủ nhận, nó chỉ hiện diện cùng với động thái thấu hiểu “cái đang là”. Để thấu hiểu cái đang là đòi hỏi sự nhận biết nhạy bén, vì cái đang
là không đứng yên.
Nếu không âu lo, thì phần lớn chúng ta sẽ cảm nhận rằng chúng ta không còn sống, đối với đa số chúng ta thì việc đấu tranh với một
vấn đề là một dấu hiệu của sự sống. Chúng ta không thể hình dung
được sống mà không có một vấn đề, và càng bận rộn với vấn đề nhiều bao nhiêu thì chúng ta nghĩ rằng chúng ta càng sống cảnh giác nhiều bấy nhiêu. Tình trạng căng thẳng triền miên đối với một vấn đề mà tư
J.
14
tưởng đã tự mình dấy tạo chỉ làm trì độn, tăm tối trí não, khiến trí não vô cảm và kiệt quệ.
Tại sao có sự bận tâm không dứt đối với một vấn đề? Sự lo âu có giải quyết được vấn đề không? Hay phải chăng câu trả lời cho vấn đề xuất hiện khi trí não tịch lặng? Nhưng đối với phần đông người đời, một trí não tịch
lặng là điều quá ư khủng khiếp; họ sợ phải sống trong tịch lặng, bởi vì có
trời mới biết được họ có thể khám phá điều gì trong chính họ, và lo âu là tác
nhân ngăn chặn cuộc khám phá đó. Một trí não mà sợ khám phá tất phải
luôn luôn ở thế phòng vệ và náo động chính là phòng vệ của trí não đó.
Do luôn luôn căng thẳng, do thói quen và ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, các tầng lớp ý thức của trí não đã trở nên bị khuấy nhiễu và
luôn náo động. Cuộc sống hiện đại khuyến khích sự hoạt động và giải trí nông cạn này vốn là một hình thái khác của tự phòng vệ. Phòng vệ là chống lại và chống lại là ngăn chặn thấu hiểu.
Âu lo, giống như thói ngồi lê đôi mách, bên ngoài có vẻ như xúc cảm mãnh liệt và nghiêm túc nhưng nếu người ta quan sát kỹ thì người ta sẽ thấy rằng nó nảy sinh từ sự hấp dẫn chứ không phải do nghiêm túc. Sự hấp dẫn luôn luôn thay đổi, thế nên đối tượng của sự âu lo và thói ngồi lê đôi mách cũng thay đổi. Thay đổi kỳ thực chỉ là sự nối tiếp liên tục được sửa đổi mà thôi. Thói ngồi lê đôi mách và âu lo chỉ chấm dứt khi sự náo động không dứt của trí não được thấu hiểu. Tiết chế, kiềm chế hay ép mình vào giới luật sẽ không tạo ra trạng thái tịch lặng mà chỉ làm tăm tối trì độn trí não, khiến nó vô cảm và hạn chế.
Tính hiếu kỳ hay sự tò mò không phải là con đường của sự hiểu biết. Sự hiểu biết hay động thái thấu hiểu cùng đến với tự tri, tự giác. Người đang đau khổ không phải là người có tính tò mò; và chỉ đơn thuần tò mò, cùng với sự gợi ý phỏng đoán của nó, là chướng ngại cho sự tự tri, tự giác. Suy đoán, suy luận, giống như tính tò mò, cho thấy
Nói Về Đời Sống - 1 15
J. Krishnamurti
một tâm trạng náo động không dứt; và một trí não náo động, dù tài năng ra sao đi nữa, vẫn hủy diệt sự hiểu biết và hạnh phúc.
4. TƯ TƯỞNG VÀ TÌNH YÊU
Tư tưởng, cùng với nội dung cảm xúc và cảm giác của nó, không phải
là tình yêu. Tư tưởng luôn luôn phủ nhận tình yêu. Tư tưởng được xây dựng trên ký ức và tình yêu thì không phải ký ức. Khi bạn nghĩ về người
bạn yêu, thì tư tưởng đó không phải là tình yêu. Bạn có thể hồi tưởng
thói quen, cung cách, đặc tính của một người bạn và nghĩ đến những vui
buồn trong mối quan hệ của bạn với người đó, nhưng những hình ảnh
và cảnh tượng mà tư tưởng gợi lại không phải là tình yêu. Ngay trong
bản chất, tư tưởng mang tính phân chia. Ý nghĩa của thời gian và không
gian, của phân chia và đau khổ, nảy sinh từ tiến trình của tư tưởng, và chỉ khi nào tiến trình của tư tưởng ngưng dứt mới có thể có tình yêu.
Tư tưởng chắc chắn dấy sinh cái cảm nhận làm chủ, sự chiếm hữu
đó, một cách ý thức hoặc vô thức, nuôi lớn sự ghen tuông. Nơi nào còn ghen tuông, thì hiển nhiên tình yêu không có; và tuy nhiên với phần đông người đời, ghen tuông được xem là dấu hiệu của tình yêu. Ghen tuông là kết quả của tư tưởng, đó là ứng đáp của cái phần nội dung cảm xúc của tư tưởng. Khi cái cảm nhận chiếm hữu hoặc được chiếm hữu bị ngăn chặn, liền nảy sinh một tâm trạng trống rỗng để sự ghen tị chiếm chỗ của tình yêu. Chính vì tư tưởng đóng vai trò của tình yêu nên mọi rắc rối và đau khổ mới nảy sinh.
16
…..
Nếu bạn không nghĩ tưởng đến người khác, bạn cho rằng mình
không yêu thương người đó. Nhưng liệu có phải là tình yêu khi bạn
làm cái việc nghĩ tưởng đến người đó? Nếu bạn không nghĩ đến người
mà bạn cho là bạn yêu, bạn cảm thấy hoảng sợ, đúng không? Nếu bạn không nghĩ đến một người bạn đã chết, bạn sẽ tự cho mình là kẻ bội
bạc, không có yêu thương, v.v.. Bạn sẽ cho đó là thái độ lạnh lùng, vô cảm, và rồi bạn bắt đầu nghĩ đến người đó, và bạn đem ra, xem lại những tấm hình, tấm ảnh được tạo ra bởi bàn tay hay trí não; nhưng
chất đầy trái tim bạn bởi những sự vật của trí não là không còn chỗ
trống cho tình yêu. Khi bạn sống với một người bạn, bạn không nghĩ
đến người ấy; chỉ khi nào người bạn vắng mặt, thì tư tưởng mới bắt
đầu dựng lại những cảnh tượng và kinh nghiệm đã chết rồi. Việc làm sống lại quá khứ được gọi là tình yêu. Vì thế, đối với phần đông chúng ta, tình yêu là sự chết, một phủ nhận cuộc sống; chúng ta sống với quá khứ, với cái chết, do đó chính chúng ta cũng chết theo, mặc dù chúng ta gọi đó là tình yêu.
Tiến trình của tư tưởng luôn luôn phủ nhận tình yêu. Chính tư
tưởng mới có những phức tạp về mặt cảm xúc, còn tình yêu thì không. Tư tưởng là trở ngại lớn nhất cho tình yêu. Tư tưởng gây chia rẽ giữa cái đang là và cái nên là, và sự phân chia này dựa trên đạo đức; nhưng cả hai, đạo đức cũng như vô đạo đức, đều không biết được tình yêu. Cấu trúc đạo đức, được tạo ra bởi trí não để kiềm chế mối quan hệ xã hội
không tan rã, đó không phải là tình yêu, nhưng là một tiến trình kết cứng giống như xi măng. Tư tưởng không dẫn đến tình yêu hay từ bi, tư tưởng không nuôi lớn được tình yêu; bởi vì tình yêu không thể được nuôi trồng như một cội cây trong vườn. Chính ý muốn nuôi trồng tình yêu là hành động của tư tưởng.
Nếu bạn thực sự tri giác, bạn sẽ thấy tư tưởng giữ một vai trò quan trọng ra sao trong cuộc sống của bạn. Hiển nhiên, tư tưởng có chỗ hữu
Nói
Đời Sống
17
Về
- 1
J. Krishnamurti
dụng của nó, nhưng nó hoàn toàn không có liên hệ gì với tình yêu. Cái
gì có liên hệ với tư tưởng thì có thể hiểu được bởi tư tưởng, nhưng cái gì
không có liên hệ với tư tưởng thì không thể nắm bắt bởi trí não. Bạn sẽ
hỏi, vậy tình yêu là gì? Tình yêu là một trạng thái đang sống mà trong
đó không có tư tưởng; nhưng chính sự định nghĩa tình yêu là một tiến
trình của tư tưởng, và vì vậy đó không phải là tình yêu.
Chúng ta phải thấu hiểu chính tư tưởng, chứ không phải tìm cách
nắm bắt tình yêu bằng tư tưởng. Phủ nhận tư tưởng không đem lại tình
yêu. Chỉ thoát khỏi tư tưởng khi ý nghĩa thâm sâu của nó được thấu hiểu đầy đủ, và để làm được việc này, thì hành động tự tri tự giác sâu sắc là thiết yếu, chứ không phải tin chắc điều này điều nọ một cách rỗng tuếch
và hời hợt. Thiền định chứ không phải đọc tụng lặp đi lặp lại, giác tri chứ không phải định nghĩa, phơi bày được mọi đường đi nước bước của tư tưởng. Nếu không có động thái tri giác và kinh nghiệm trực tiếp đường
đi nước bước của tư tưởng, thì tình yêu không thể hiện diện.
5. CÔ ĐƠN VÀ CÔ LẬP
Mặt Trời đã lặn và cây cối đen thui, vươn lên nền trời tối đen. Con sông cái rộng, mạnh bạo giờ đang bình an và lặng lẽ. Mặt Trăng vừa nhô lên
ở chân trời, giữa hai cây cổ thụ nhưng chưa tỏa ra những cái bóng.
Chúng tôi đi lên bờ sông dốc đứng và đi vào con đường chạy dọc cánh đồng lúa mì xanh non. Đây là một con đường xưa thật là xưa;
18
…..
không biết bao thế hệ người đời đã đi lại trên đó, nó thật giàu truyền
thống và nín thinh. Con đường chạy lang thang vào giữa những cánh
đồng, những vườn xoài, những hàng me và vùng lăng mộ hoang vắng.
Có những mảnh vườn rộng, thơm lừng mùi đậu ngọt trong không khí.
Chim chóc ngủ qua đêm ở đó, và một ao nước rộng bắt đầu phản chiếu
ánh sao trời. Trời đất không cởi mở trong buổi chiều ấy. Cây cối tách
biệt; chúng thu mình trong im lặng và bóng tối của chúng. Một vài dân làng chuyện trò, chạy lướt qua trên những chiếc xe đạp, và một lần nữa
sự im lặng sâu thẳm lại tái lập và sự an bình chỉ đến khi muôn vật sống trong cô đơn.
Sự cô đơn này không phải là nỗi cô độc gây đau đớn, sợ hãi. Đó là
trạng thái cô đơn của sự sống; nó vốn bất hoại, phong phú, nguyên vẹn.
Cây me kia không có sự sống nào khác ngoài sự tự tồn tại của chính nó.
Đấy mới chính là cô đơn. Người ta cô đơn giống như ngọn lửa, giống như
đóa hoa, nhưng người ta không nhận biết được tính thanh khiết và sự mênh mông vô hạn của nó. Người ta chỉ có thể thực sự cởi mở, cảm thông
khi cô đơn. Sống cô đơn không phải là kết quả của thái độ phủ nhận, của
sống khép kín. Cô đơn là thoát khỏi mọi động cơ, mọi săn đuổi của dục vọng, thoát khỏi mọi mục đích. Cô đơn không phải là sản phẩm sau cùng
của trí não. Bạn không thể mong muốn để sống cô đơn. Một mong muốn
như thế chỉ là một lẩn trốn khỏi sự đau khổ của không thể hiệp thông.
Cô độc, cùng với sợ hãi và đau khổ cố hữu của nó, là cô lập, là hành động không thể tránh khỏi của cái tôi. Tiến trình cô lập này, dù có mở rộng hay hạn chế, cũng đều dấy sinh nhiều hỗn loạn, xung đột và đau khổ. Cô lập không bao giờ có thể sinh ra cô đơn; cái này phải ngưng
dứt để cái kia hiện diện. Cô đơn vốn không thể tách rời và cô độc lại tách rời. Cô đơn vốn mềm dẻo và vì vậy dai sức chịu đựng. Chỉ người cô
đơn mới có thể cảm thông hay hiệp thông với cái không nguyên nhân, cái không thể đo lường. Đối với người cô đơn thì cuộc sống vốn vĩnh
Nói
Đời Sống
19
Về
- 1
J. Krishnamurti
hằng; đối với người cô đơn thì không có chết. Người cô đơn không bao giờ có thể ngưng tồn tại.
Vầng trăng vừa mới lên khỏi những ngọn cây, bóng tối dày đặc. Có tiếng chó sủa khi chúng tôi đi ngang qua một ngôi làng nhỏ và trở về dọc theo bờ sông. Con sông im lặng đến độ như tóm lấy các vì sao và ánh sáng chiếc cầu dài giữa mênh mông nước. Ở phía trên cao của bờ sông, lũ trẻ đang chạy nhảy và cười đùa, và có tiếng khóc của một đứa bé. Các ngư dân đang giặt và cuộn lại những mảnh lưới của họ. Một con chim ăn đêm lặng lẽ bay qua. Người nào đó cất tiếng hát bên kia bờ con sông rộng, và lời ca nghe trong trẻo và xoáy sâu. Lại nữa, cô đơn thâm nhập, lan tỏa khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống.
6. ĐỆ TỬ VÀ NGƯỜI THẦY
“Ông biết không, người ta bảo với tôi rằng tôi là đệ tử của một Minh Sư nào đó.” Ông ấy bắt đầu nói. “Ông có nghĩ tôi đúng như thế không? Tôi
thực sự muốn biết ông nghĩ gì về điều này. Tôi thuộc một Hội mà ông biết, và vị lãnh đạo Hội, vốn là đại diện cho các vị lãnh đạo trong thế giới tâm linh hay Minh Sư, đã nói với tôi rằng do công việc của tôi với
Hội nên tôi đã được nhận làm đệ tử. Tôi cũng được biết rằng tôi có cơ hội để trở thành người đệ tử đầu tiên được khai tâm ở cấp độ cao nhất trong cuộc đời này.” Anh ấy thâu nhận mọi điều này hết sức nghiêm túc, và chúng tôi đã thảo luận một lúc.
20
…..
Phần thưởng trong bất kỳ dạng nào đều gây thỏa mãn cực kỳ, đặc
biệt một phần thưởng tạm gọi là tinh thần khi người ta xem nhẹ mọi
danh vọng trần thế. Hoặc khi người ta không thành đạt lắm trong thế
giới này, nhưng thật thỏa mãn vô cùng khi biết mình thuộc vào một hội đoàn đặc biệt được chọn lựa bởi một người nào đó mà được cho là
đạo cao đức trọng trong lĩnh vực tinh thần, bởi vì lúc bấy giờ người ta
là thành viên của một nhóm người làm việc cho một ý tưởng cao cả, và tự nhiên người ta phải được ban thưởng vì sự phục tùng của người ta và vì những hy sinh mà người ta đã thực hiện cho mục đích ấy. Nếu
không phải là một ban thưởng trong ý nghĩa đó, thì cũng là sự nhìn nhận sự tiến bộ về mặt tinh thần của người ta; hoặc, như trong một tổ chức điều hành khéo léo, thì sự hiệu quả của người ta được thừa nhận
nhằm động viên người ta làm tốt hơn.
Trong một thế giới nơi sự thành đạt được sùng thượng, thì loại
hình tiến bộ của cái “tôi” này được ngầm thừa nhận và khuyến khích. Nhưng nghe người khác bảo bạn là đệ tử của Minh Sư, hay nghĩ rằng
bạn là như thế, thì chắc chắn dẫn đến nhiều dạng lợi dụng xấu xa. Khổ
nỗi, cả người lợi dụng và người bị lợi dụng đều cảm thấy phấn khích trong quan hệ với nhau. Tự thỏa mãn mở rộng này được xem là tiến bộ
tâm linh, và nó trở nên đặc biệt ghê tởm và tàn bạo khi bạn có những
vật trung gian giữa đệ tử và Minh Sư, khi vị Minh Sư ở trong một xứ sở khác hoặc khó tiếp cận và bạn không tiếp xúc trực tiếp được với ông
ta. Việc khó tiếp cận và thiếu tiếp xúc trực tiếp này mở cánh cửa đi vào sự tự lừa dối và những ảo tưởng to lớn nhưng vô cùng ấu trĩ; và các ảo tưởng này bị trục lợi bởi con người xảo quyệt, bởi những kẻ chạy theo tiếng tăm và quyền lực.
Thưởng và phạt chỉ tồn tại khi thiếu tính khiêm nhường. Tính khiêm nhường không phải là kết quả sau cùng của những tu tập và những phủ nhận về mặt tinh thần. Tính khiêm nhường không phải là
Nói
Đời Sống
21
Về
- 1
J. Krishnamurti
một thành tựu, không phải là thứ đạo đức để tu tập, rèn luyện. Đạo đức mà có thể tu tập rèn luyện thì không còn là đạo đức, vì lúc ấy nó chỉ là
hình thức khác của thành tựu, một thành tích được thực hiện. Đạo đức
mà do tu tập rèn luyện thì không phải là từ bỏ cái “tôi”, nhưng đó là một khẳng định mang tính tiêu cực của cái “tôi”.
Tính khiêm nhường vốn không biết đến sự chia rẽ giữa người trên và kẻ dưới, giữa Thầy và trò. Bao lâu còn có sự phân chia giữa Minh Sư và đệ tử, giữa hiện thực và chính bạn, thì trí tuệ hay động thái thấu hiểu là điều không thể. Trong động thái thấu hiểu sự thật, không có Thầy và trò, không có người tiến bộ và kẻ chậm tiến. Sự thật hay chân lý là thấu
hiểu cái đang là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mà không còn gánh nặng hay tàn dư của khoảnh khắc quá khứ.
Phần thưởng và hình phạt chỉ làm lớn mạnh cái “tôi” vốn phủ
nhận tính khiêm nhường. Động thái khiêm nhường chỉ diễn ra trong
hiện tại, chứ không nằm trong tương lai. Bạn không thể trở nên khiêm nhường được. Trở thành là sự nối tiếp liên tục tính cách quan trọng của
cái tôi, nhưng tự giấu mình trong việc tu tập đạo đức. Ý muốn thành
đạt, muốn trở thành của chúng ta mạnh mẽ làm sao! Bằng cách nào
sự thành đạt và tính khiêm nhường đồng hành được? Tuy nhiên, đó là
điều mà người lợi dụng và kẻ bị lợi dụng “tinh thần” theo đuổi, và trong
đó chứa toàn xung đột và đau khổ.
“Có phải ý ông muốn nói rằng Minh Sư không tồn tại, và rằng việc tôi là đệ tử là một ảo tưởng, một sự bịa đặt?” Ông ấy hỏi.
Minh Sư có tồn tại hay không tồn tại, việc đó không quan trọng. Nó chỉ quan trọng đối với người lợi dụng, đối với những trường phái, những học viện bí mật; nhưng đối với người đi tìm chân lý, ngỏ hầu mang lại hạnh phúc tối thượng, thì chắc chắn câu hỏi này hoàn toàn không thích đáng. Người giàu và người nghèo cũng quan trọng như
22
Minh Sư và đệ tử. Liệu các Minh Sư có tồn tại hay không tồn tại, liệu có những phân biệt giữa những người điểm đạo, những đệ tử, v.v.. đều không quan trọng, nhưng điều quan trọng là bạn thấu hiểu chính bạn.
Nếu không có tự tri chính mình, thì tư tưởng của bạn, điều mà bạn mang ra lý luận, không có cơ sở. Bạn không tự biết mình trước hết, thì
làm sao bạn có thể biết điều gì là chân thực? Ảo tưởng là điều không
thể tránh khỏi nếu không có tự tri, tự giác. Thật ấu trĩ khi được dạy bảo và chấp nhận rằng bạn là cái này hay cái khác. Hãy thận trọng đối với
người ban thưởng cho bạn trong đời này hoặc đời kế tiếp.
7. KẺ GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO
Trời oi bức, ẩm ướt và tiếng ồn của một thành phố lớn tràn ngập không
khí. Cơn gió nhẹ thổi vào từ biển mang hơi ấm và có mùi nhựa đường, dầu lửa. Cùng với hoàng hôn, đỏ rực trong những mặt nước xa xa, thời tiết vẫn oi bức không thể chịu nổi. Lúc này nhóm người đông đúc chật kín căn phòng đã rời đi, và chúng tôi ra ngoài đường.
Những con vẹt, giống như những tia sáng màu xanh lục, đang quay về tổ ấm. Sáng sớm, chúng bay về hướng bắc, ở đó có nhiều vườn cây ăn trái, đồng lúa xanh và những thôn dã thông thoáng mở rộng, và khi trời chạng vạng tối chúng trở về ngủ qua đêm trong cây cối của thành phố. Đường bay của chúng không bao giờ êm ả nhưng luôn ồn ào, liều lĩnh và lấp lánh. Chúng không bao giờ bay thẳng một mạch
Nói
Đời Sống
23
Về
- 1
.....
J. Krishnamurti
như các loài chim khác, nhưng luôn luôn đổi chiều bay ngoặt trái hay phải, hay đột ngột lao vào một bụi cây. Chúng là loài chim năng động
nhất khi bay, nhưng chúng trông đẹp làm sao với những cái mỏ đỏ, lông màu xanh lục pha vàng sáng rực. Những con chim kền kền, nặng
nề và xấu xí, bay lượn vòng vòng trên không và đáp xuống để qua đêm
trên các cây cọ.
Phía trước xuất hiện một người đàn ông đang chơi sáo trúc; anh
ấy có vẻ là một loại người giúp việc nào đó. Anh ấy đi lên đồi, và tiếng
sáo vẫn tiếp tục cất lên. Và chúng tôi đi theo anh ấy. Anh ấy rẽ vào một nơi nào đó bên đường, tiếng sáo vẫn không ngừng theo chân người thổi. Thật là lạ khi nghe tiếng sáo giữa phố thị ồn ào, và tiếng sáo xoáy sâu vào tâm can. Thật là hay, và chúng tôi đi theo người thổi sáo một khoảng xa. Chúng tôi băng qua nhiều con đường và đến một con đường rộng rãi hơn, có ánh đèn sáng sủa hơn. Xa hơn, một nhóm người đang ngồi bắt chéo chân bên vệ đường, và người thổi sáo nhập bọn vào họ. Chúng tôi cũng làm thế; và chúng tôi ngồi quanh quay
tròn trong khi anh ấy vẫn đang say mê với tiếng sáo của mình. Họ phần
đông là những tài xế, những người giúp việc, những người gác đêm, cùng một số trẻ nhỏ và một, hai con chó. Nhiều xe nhỏ chạy qua, một
chiếc có người lái xe, bên trong là một quý bà, ăn mặc sang trọng và
chỉ một mình, đèn trong xe được bật sáng. Một xe khác dừng lại, lái xe bước xuống và đến ngồi cùng chúng tôi. Tất cả họ đều cười cợt, khoa tay múa chân một cách vui vẻ, nhưng tiếng sáo vẫn không chút xao động và có sự vui sướng.
Bây giờ thì chúng tôi đã rời đi và theo một con đường dẫn ra biển qua những ngôi nhà đầy ánh sáng của những người giàu có. Người giàu có một không gian sống riêng biệt của họ. Dù có văn hóa, kín đáo, cổ
điển và bóng bẩy đến đâu, người giàu vẫn có một xa cách không thể dò xét được, tính quyết đoán và cứng rắn bất khả xâm phạm của họ khó
24
Nói Về Đời Sống - 1
mà phá vỡ được. Họ không phải là những người sở hữu của cải, nhưng là những người bị của cải chiếm hữu, mà còn tồi tệ hơn cả cái chết nữa.
Tính tự cao tự đại của họ là lòng bác ái; họ nghĩ rằng họ là những người
được ủy thác để giữ gìn tài sản của chính họ; họ có của để bố thí, họ tạo ra những hội từ thiện; họ là những người tạo ra, những người xây dựng, những người trao tặng. Họ xây dựng nhà thờ, đền chùa, nhưng
thượng đế của họ là thượng đế của vàng bạc của họ. Với tình trạng có quá nhiều sự nghèo khổ và sự mất phẩm giá làm người như hiện nay, muốn làm giàu thì người ta phải có một thứ da mặt rất dày. Một số
người giàu cũng đến tranh luận, đặt vấn đề và tìm kiếm thực tại. Đối với người giàu cũng như kẻ nghèo, để tìm ra thực tại là điều cực kỳ
khó khăn. Người nghèo khao khát muốn được giàu có và quyền lực, và
người giàu thì đã bị vướng mắc trong mạng lưới của hành động làm
giàu của họ; tuy nhiên họ cũng tin tưởng và mạo hiểm đến gần. Họ
phỏng đoán, không chỉ về thị trường, mà cả về cái tối thượng nữa. Họ dự cả hai cuộc chơi, nhưng chỉ thành đạt những gì mà con tim họ đang chứa đầy ắp. Những niềm tin và nghi thức tôn giáo của họ, những hy vọng và sợ hãi của họ không có bất kỳ mối liên hệ nào với thực tại, bởi vì con tim của họ trống rỗng. Biểu hiện bên ngoài càng giàu có bao nhiêu, thì sự nghèo khó nội tâm càng lớn lao không tả xiết.
Từ chối của cải, tiện nghi và địa vị của thế gian là việc tương đối đơn giản; nhưng loại bỏ khát vọng để là, để trở thành, đòi hỏi nhiều
thông minh và hiểu biết. Sức mạnh mà của cải đem lại gây chướng ngại việc thấu hiểu thực tại, cũng giống như sức mạnh của tài năng và năng lực gây chướng ngại vậy. Cái hình thái đặc biệt của lòng tự tin này, rõ ràng là hoạt động của cái “tôi”, cái ngã; và tuy khó làm, nhưng lòng tự tin và sức mạnh thuộc loại này có thể được loại bỏ. Nhưng chỗ tinh tế hơn gấp bội và tiềm ẩn sâu kín hơn cả là sức mạnh và động lực thúc ép nằm trong khát vọng để trở thành. Tự bành trướng cái “tôi” dưới bất kỳ hình dạng nào, dù thông qua của cải vật chất hay đạo đức tinh thần,
25
Krishnamurti
đều là tiến trình của xung đột, gây ra đối địch và hỗn loạn. Một trí não mang nặng ý muốn trở thành thì không bao giờ có thể yên tĩnh, bởi vì
tâm thái yên tĩnh, tịch lặng không phải là kết quả của công phu tu tập, hay của thời gian. Tịch lặng là một trạng thái đang thấu hiểu, và đang trở thành phủ nhận thấu hiểu này. Trở thành tạo ra ý thức về thời gian, nên thực sự là trì hoãn thấu hiểu. Cái Tôi sẽ là là một ảo tưởng nảy sinh
từ thái độ tự cho mình là quan trọng.
Biển cũng náo động như thành phố, nhưng náo động của biển có
chiều sâu và thực chất. Vì sao Hôm ló dạng ở chân trời. Chúng tôi quay về qua một con đường đầy xe cộ và người. Một người đàn ông trần
truồng nằm ngủ trên hè phố; anh ta là một người ăn xin, kiệt sức, thiếu
ăn cùng cực, và khó mà đánh thức anh ta. Bên kia là những bãi cỏ xanh và hoa thắm rực rỡ của công viên thành phố.
8. NGHI THỨC TÔN GIÁO
VÀ SỰ CẢI ĐẠO
Trong một khuôn viên rộng lớn, giữa nhiều cây cối, là một nhà thờ. Nhiều người da nâu và trắng đi vào. Bên trong có nhiều ánh sáng hơn so với những nhà thờ ở Âu châu, nhưng cách bày biện thì giống hệt nhau. Buổi lễ đang tiến hành và có vẻ đẹp trong đó. Khi buổi lễ chấm dứt, một ít người da nâu nói chuyện với người da trắng, hoặc người da trắng với người da nâu, và tất cả chúng tôi mỗi người đi một ngả.
26
J.
.....
Ở một lục địa khác có một ngôi đền, và trong đó người ta hát thánh ca bằng tiếng Phạn; lễ Puja, một thứ nghi lễ của Ấn giáo, đang được thực hiện. Giáo đoàn thuộc một mô hình văn hóa khác. Âm điệu của
tiếng Phạn có khả năng xoáy sâu và sức mạnh đáng kể; nó mang một trọng lượng và chiều sâu lạ lùng.
Bạn có thể chuyển từ niềm tin này sang niềm tin khác, từ giáo điều
này sang giáo điều khác, nhưng bạn không thể được chuyển đến động
thái thấu hiểu thực tại. Niềm tin không phải là thực tại. Bạn có thể
thay đổi trí não của bạn, ý kiến của bạn, nhưng sự thật hay Thượng đế
không phải là một niềm tin: Sự thật hay Thượng đế là một kinh nghiệm
không dựa trên bất kỳ niềm tin hay giáo điều nào, hay dựa trên bất kỳ
kinh nghiệm có sẵn nào cả. Nếu bạn có một trải nghiệm phát sinh từ
niềm tin, thì chính niềm tin quy định trải nghiệm đó của bạn. Nếu bạn
có một kinh nghiệm ngẫu nhiên, tự phát, và xây dựng kinh nghiệm kế
tiếp dựa trên cái trước, vậy thì kinh nghiệm chỉ là sự nối tiếp liên tục
của ký ức khi tiếp xúc với hiện tại. Ký ức luôn luôn chết rồi, chỉ sống lại
khi tiếp xúc với hiện tại đang sống.
Cải đạo là thay đổi từ niềm tin hay giáo điều này sang niềm tin hay
giáo điều khác, từ một nghi lễ này sang nghi lễ khác hấp dẫn hơn, thỏa
mãn hơn, và nó không mở cánh cửa đi vào thực tại. Trái lại, niềm thỏa
mãn đó là chướng ngại đối với thực tại. Thế nhưng đó là điều mà các
tổ chức tôn giáo và hội đoàn tôn giáo đang cố gắng thực hiện: Cải đạo
các bạn sang một giáo điều, một mê tín, hay hy vọng hợp lý hơn hoặc ít hợp lý hơn. Họ đem đến cho bạn một chuồng cũi tốt đẹp hơn. Chuồng
cũi ấy có lẽ hoặc không có lẽ tiện nghi, thoải mái hơn, tùy vào tính khí của bạn, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào nó vẫn là một nhà tù.
Về mặt tôn giáo và chính trị, tại nhiều trình độ văn hóa khác nhau, sự chuyển đổi hay cải đạo này luôn luôn diễn ra. Các tổ chức tôn giáo,
Nói Về Đời Sống - 1 27
J. Krishnamurti
cùng với những lãnh tụ của chúng, phát triển nhờ vào việc luôn luôn giam cầm con người trong những mô hình tư tưởng của họ, dù về mặt
tôn giáo hay kinh tế. Trong tiến trình này ẩn chứa sự trục lợi lẫn nhau.
Sự thật nằm ngoài mọi mô hình khuôn mẫu, mọi sợ hãi và hy vọng.
Nếu bạn muốn khám phá hạnh phúc tối thượng của sự thật, thì bạn
phải tách khỏi mọi nghi thức tôn giáo và mọi mô hình ý thức hệ.
Trí não tìm thấy sự an toàn và sức mạnh trong các mô hình tôn
giáo và chính trị, và điều này mang lại sự ổn định cho các tổ chức. Luôn
luôn có người thủ cựu và người mới gia nhập tổ chức. Những người này giữ cho các tổ chức, cùng với vốn liếng và tài sản của chúng, tiếp tục, và quyền lực cùng thanh thế của các tổ chức lôi cuốn những người mà sùng thượng sự thành đạt và trí khôn ngoan của thế gian. Khi trí não thấy các mô hình cũ không còn gây thỏa mãn và mang lại sức sống nữa, nó sẽ
cải đạo hay chuyển sang những niềm tin và giáo điều sung mãn và chiến
đấu mạnh mẽ hơn. Vì thế trí não đúng là sản phẩm của môi trường, tự
cải tạo và duy trì sự tồn tại dựa trên cảm giác và sự đồng nhất; và đó là lý
do trí não luôn bám vào các chuẩn mực đạo đức, các mô hình tư tưởng, v.v.. Chừng nào trí não còn là kết quả của quá khứ, thì nó không bao giờ có thể khám phá sự thật hay để cho sự thật hiện diện. Khi bám chặt vào các tổ chức, trí não loại bỏ công cuộc tìm kiếm sự thật.
Chắc chắn, các nghi lễ tôn giáo tạo cho người tham dự một bầu không khí mà trong đó họ cảm thấy an tâm, dễ chịu. Cả về mặt tập thể, và cá nhân, các nghi lễ tôn giáo tạo cho trí não một sự bình lặng nào đó, tương phản một cách sinh động với cuộc sống đời thường, nhàm chán. Trong những nghi lễ tôn giáo có vẻ đẹp và trật tự trong chừng mực nào đó, nhưng trong cốt lõi chúng vẫn là những chất kích thích; và sớm muộn gì chúng cũng làm cho tâm trí trì độn tăm tối. Nghi lễ tôn giáo trở thành thói quen; chúng trở thành một nhu cầu cần thiết, và người ta không thể sống thiếu chúng. Nhu cầu cần thiết này được xem
28
là một sự đổi mới về mặt tâm linh, một sự tập trung sức mạnh để giáp
mặt cuộc đời, để thiền định hằng ngày hoặc hằng tuần, v.v.; nhưng nếu
người ta quan sát tiến trình này kỹ hơn, người ta thấy rằng các nghi lễ
tôn giáo là một sự lặp đi lặp lại vô nghĩa mang lại một lối thoát tuyệt vời và đáng kính khỏi động thái tự tri, tự giác chính mình. Nếu không tự tri, thì hành động có rất ít ý nghĩa.
Hát đi hát lại những bài thánh ca, những câu và những từ ngữ, chỉ ru ngủ trí não, mặc dù lúc đó nó cũng đang gây phấn khích. Trong trạng thái ngủ mê này, những kinh nghiệm có diễn ra, nhưng chúng toàn là do cái “tôi”, cái ngã dự phóng. Dù thỏa mãn đến độ nào đi nữa, các kinh nghiệm ấy đều là ảo tưởng. Động thái trải nghiệm thực tại không xuất hiện thông qua bất kỳ sự lặp lại, bất kỳ công phu tu tập nào. Sự thật không phải là một mục đích, một kết quả, một mục tiêu.
Sự thật không thể mời gọi được, bởi vì nó không phải là sự việc, sự vật thuộc trí não.
9. KIẾN THỨC
Tàu hỏa sẽ đến muộn, chúng tôi đang chờ. Sân ga bẩn thỉu và ồn ào, không khí hăng hắc, cay sè. Nhiều người cũng đang chờ như chúng tôi. Trẻ con la khóc, mẹ cho con bú, những người bán hàng rao bán như la hét các món hàng giải khát, trà và cà phê, thật là một cảnh tượng ầm ĩ, bát nháo khủng khiếp. Chúng tôi đi lên đi xuống sân ga, quan sát bước
Nói
Đời
29
Về
Sống - 1
.....
J. Krishnamurti
đi của mình và cuộc sống đang chuyển động quanh chúng tôi. Một
người bước đến và bắt đầu nói bằng thứ tiếng Anh ngập ngừng, anh ấy
nói đã theo dõi chúng tôi, và cảm thấy không thể không bắt chuyện với
chúng tôi được. Với tất cả cảm xúc nồng nàn, anh ấy hứa sẽ sống một
đời sống trong sạch, và rằng từ giờ phút này anh ấy sẽ không bao giờ
hút thuốc lá nữa. Anh ấy nói rằng anh ấy đã không được học hành, bởi
vì anh chỉ là một cậu trai kéo xe. Người thanh niên có đôi mắt mạnh
mẽ và nụ cười dễ thương.
Giờ thì tàu hỏa đã đến. Trong toa tàu một người đàn ông đã tự giới thiệu về mình. Ông ấy là một học giả nổi danh; ông biết nhiều
thứ tiếng và có thể nói năng trôi chảy. Ông ấy đã lớn tuổi và đầy ắp
kiến thức, giàu có và tham vọng. Ông nói về thiền định, nhưng ông
tạo ra cảm tưởng rằng ông không nói từ chính kinh nghiệm của mình.
Thượng đế của ông là thượng đế của kinh sách. Thái độ của ông ấy đối
với cuộc sống mang tính truyền thống và thủ cựu; ông tin vào việc tảo
hôn, vào hôn nhân được sắp đặt trước và vào một cuộc sống đạo lý
nghiêm khắc. Ông ý thức được đẳng cấp hay giai cấp của mình và các
sự khác biệt trong năng lực trí thức của đẳng cấp. Ông tự phụ một cách
hết sức kỳ lạ về kiến thức và địa vị của mình.
Mặt Trời đang lặn, và tàu chạy xuyên qua vùng thôn dã đáng yêu.
Trâu bò đang về chuồng, tung bụi vàng mù mịt. Có những đám mây
đen khổng lồ ở chân trời, và tiếng sấm nổ xa xa. Đồng ruộng xanh tươi, trông thật vui, và thích thú làm sao với cảnh tượng một ngôi làng nằm nép mình uốn cong theo chân núi! Bóng tối đang dần buông xuống.
Một con hươu to, màu xanh đang gặm cỏ trên cánh đồng; nó không thèm nhìn lên ngay cả việc tàu hỏa gầm rú đang lướt qua.
Kiến thức là một tia sáng giữa hai bóng tối; nhưng kiến thức không
thể lên trên và vượt khỏi bóng tối đó. Kiến thức vốn thiết yếu cho kỹ
thuật công nghệ, như than đá cần cho chạy máy; nhưng kiến thức
30
không thể vươn tới cái không biết (the unknown). Cái không biết không
thể bị vướng mắc trong mạng lưới của cái đã biết (the known). Phải gạt
bỏ kiến thức sang một bên để cho cái không biết hiện diện; nhưng việc
đó khó làm sao!
Chúng ta có sự hiện diện của chúng ta trong quá khứ, tư tưởng của
chúng ta được hình thành trên quá khứ. Quá khứ là cái đã biết, và phản
ứng của quá khứ luôn luôn phủ bóng của nó lên hiện tại, tức cái không
biết. Cái không biết không phải là tương lai, nhưng là hiện tại. Tương lai
chỉ là quá khứ lướt qua hiện tại bất định. Khoảng trống này, khoảng
cách này, được lấp đầy bằng những tia sáng gián đoạn của kiến thức, che đậy, bịt kín sự trống không của hiện tại; nhưng trống không này nắm toàn bộ sự màu nhiệm của cuộc sống.
Nghiện ngập hay say mê kiến thức đều giống như bất kỳ sự nghiện
ngập nào khác; nó có ý định lẩn tránh nỗi sợ hãi về sự trống không, sự cô độc tuyệt vọng, sợ mình không là gì cả. Ánh sáng của kiến thức là một
lớp phủ mỏng manh, nằm bên dưới nó là một thứ bóng tối mà trí não
không thể thâm nhập. Trí não sợ hãi cái không biết này, do đó nó lẩn trốn vào kiến thức, vào những lý thuyết, những hy vọng, vào sự tưởng tượng; và chính kiến thức này gây chướng ngại cho việc thấu hiểu cái không biết.
Loại bỏ kiến thức là mời mọc sợ hãi, và phủ nhận trí não, vốn là công cụ tri giác duy nhất mà người ta có, là dễ bị tổn thương trước mọi nỗi khổ, vui. Nhưng không dễ gì loại bỏ được kiến thức. Ngu dốt là không được tự do khỏi kiến thức. Ngu dốt là không thấu hiểu chính mình; và kiến thức là dốt nát khi không thấu hiểu đường đi nước bước của cái “tôi”, cái ngã. Thấu hiểu cái “tôi”, cái ngã là tự do khỏi kiến thức.
Có thể có tự do khỏi kiến thức chỉ khi nào cái tiến trình thâu lượm, động cơ tích lũy được thấu hiểu. Ham muốn muốn tích lũy là ham muốn được an toàn, được chắc chắn. Ham muốn được chắc chắn này nhờ vào sự đồng nhất, lên án và biện minh, là nguyên nhân của sợ hãi,
Nói Về Đời Sống - 1 31