Bài tập cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học (tt) Câu 1. Cho nguyên tử các nguyên tố: X ( Z = 17), Y ( Z = 19), R ( Z = 9) và T ( Z = 20) và các kết luận sau: (1) Bán kính nguyên tử: R < X < T < Y. (2) Độ âm điện: R < X < Y < T. (3) Hợp chất tạo bỏi X và Y là hợp chất ion. (4) Hợp chất tạo bởi R và T là hợp chất cộng hóa trị. (5) Tính kim loại: R < X < T < Y. (6) Tính chất hóa học cơ bản X giống R. Số kết luận đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 2. Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm 3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là: A. 0,155nm. B. 0,185 nm. C. 0,196 nm. D. 0,168 nm. Câu 3. Trong các câu sau đây, câu nào sai A. Trong một chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần năng lượng ion hoá thứ nhất nói chung giảm B. Trong một nhóm A khi Z tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng và tính phi kim của các nguyên tố giảm C. Nguyên tử nguyên tố có số hiệu bằng 13 thuộc chu kì 3 nhóm IIIA D. Liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng những cặp e chung gọi là liên kết cộng hoá trị Câu 4. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit kiềm. Chiều tăng dần ĐTHN của 3 nguyên tố trên là: A. X, Z, Y B. Y, Z, X C. X, Y, Z D. Z, Y, Z Câu 5. Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa oxit cao nhất của nguyên tố R và hợp chất khí của nó với hiđro bằng 2,75. Khối lượng mol nguyên tử của R là: A. 32 B. 12 C. 28 D. 19 Câu 6. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s ? A. 2. B. 1. C. 9. D. 12. Câu 7. Xét ba nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron lần lượt là: X: 1s 22s22p63s1, Y: 1s22s22p63s2, Z: 1s22s22p63s23p1. Sắp xếp hiđroxit của X, Y, Z theo thứ tự tăng dần lực bazơ là A. Y(OH)2< Z(OH)3< XOH. B. Z(OH)2< Y(OH)3< XOH. C. Z(OH)3< Y(OH)2< XOH. D. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3. Câu 8. Trong 20 nguyên tố hoá học đầu tiên trong bảng tuần hoàn, số nguyên tố có nguyên tử với 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là A. 1 B. 3 C. 2 D. 4. Câu 9. Cho 6,4 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. 2 Câu 10. Trong Anion XY3 có 32 hạt electron. Trong nguyên tử X cũng như Y: số proton bằng số nơtron. X và Y là 2 nguyên tố nào trong số những nguyên tố sau: A. F và N B. Mg và C C. Be và F D. C và O Câu 11. Một nguyên tố Y thuộc nhóm VIA trong bảng tuàn hoàn . Hợp chất X của Y với hiđro có 94,12%Y về khối lượng . Công thức của X là : A. HCl B. H2S C. H2O D. H2Se Câu 12. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 3 nguyên tử kim loại X,Y,Z là 134 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 14 và số hạt mang điện của Z nhiều hơn của X là 2. Dãy nào dưới đây xếp đúng thứ tự về tính kim loại của X,Y,Z A. X<Y<Z B. Z<X<Y C. Y<Z<X D. Z<Y<X Câu 13. X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoải cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào? A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA Câu 14. Những phát biểu có nội dung sai: 1) Tất cả các nguyên tố nhóm VII A chỉ đóng vai trò chất oxi hoá trong các phản ứng hoá học 2) Tất cả các nguyên tố nhóm I A (trừ hiđro) đều là kim loại 3) Các nguyên tố nhóm IV A có thể là phi kim hoặc kim loại. 4) Các kim loại nhóm I A, II A chỉ tạo thành hợp chất với oxi, không có hợp chất với hođro