[RMIT] Cẩm nang Hướng nghiệp cho teen (2023)

Page 1

Cẩm nang hướng nghiệp dành cho teen

rmit.edu.vn
2023

Mục lục

Phải làm sao khi không biết nên chọn ngành gì?

Trắc nghiệm hướng nghiệp Holland

Những nhóm ngành xu hướng bạn nên cân nhắc

Làm thế nào để tìm hiểu và cập nhật thông tin về ngành?

Những sai lầm cần tránh khi

“chung kết” ngành học

Mô hình lựa chọn chương trình

đại học lý tưởng

Bạn thuộc “hệ” nào tại Đại học RMIT?

Phân biệt những ngành dễ gây nhầm lẫn tại RMIT

Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo và Thiết kế (Truyền thông số)

Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm

Digital Marketing và

Truyền thông chuyên nghiệp

Tự thiết kế chương trình đại học với

Cử nhân Kinh doanh

Làm quen ngành học mới tại RMIT

Dịch vụ hỗ trợ việc làm và

nghề nghiệp tại RMIT

2 —
3 5 6 7 9 10 16 18 19
11 13 13 14 15
Chọn ngành cùng RMIT

Phải làm sao khi không biết nên chọn ngành gì?

Đứng trước quyết định trọng đại mang tên chọn ngành đại học, bạn sẽ về team “quyết đoán”, hay ngậm ngùi về team “chọn bừa”?

Trước khi đưa ra quyết định trọng đại này, hãy cùng tìm câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản sau để hiểu bản thân hơn và xác định ngành nghề mà mình phù hợp.

Câu hỏi 1:

Công việc nào bạn làm mãi không chán?

Ví dụ: vẽ vời, chụp ảnh, viết lách, chơi board game...

Câu hỏi 2:

Đâu là việc bạn luôn làm tốt hơn những người xung quanh?

Ví dụ: thuyết phục người khác, lãnh đạo đội nhóm, tư duy logic, khả năng chú ý tiểu tiết...

3

Câu hỏi 3:

Mình ngưỡng mộ ai / muốn trở thành ai nhất?

Ví dụ: nhà báo, doanh nhân, người làm thương mại điện tử, diễn viên truyền hình, stylist...

Câu hỏi 4:

Đâu là những ngành học xu hướng trong một vài năm tới?

Hãy tự nghiên cứu thông qua mạng Internet hoặc trao đổi với bạn bè, thầy cô, bố mẹ để có thêm thông tin và góc nhìn và ghi chú lại top nhóm ngành được săn đón bên dưới.

Bạn có thể tham khảo các bài báo cáo nhu cầu tuyển dụng từ những nguồn thông tin chính thống sau để hiểu thêm về xu hướng tuyển dụng của thị trường: Vietnamworks, Navigos Group, Adecco, First Alliances...

Gợi ý một số ngành học triển vọng trong năm 2023:

Công nghệ Thông tin

Truyền thông

Thiết kế Ứng dụng

Sáng tạo

Digital Marketing

Quản trị Du lịch & Khách sạn

Quản trị & Thay đổi

Kinh doanh & Công nghệ

Tâm lý học

4

Trắc nghiệm hướng nghiệp Holland

Khi bạn chưa thực sự tự tin về khả năng nhìn thấu bản thân, các bài trắc nghiệm hướng nghiệp chính là một công cụ hữu ích và khoa học giúp bạn hiểu chính mình hơn và định vị được ngành học phù hợp.

Truy cập đường link dưới đây để làm bài trắc nghiệm Holland - một bài trắc nghiệm hướng nghiệp đơn giản, dễ làm, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giáo dục tại Việt Nam.

http://bitly.com/rmithnholland

6 nhóm ngành gợi ý theo trắc nghiệm Holland

Hãy đối chiếu kết quả từ bài trắc nghiệm Holland với 6 nhóm ngành gợi ý sau:

Kỹ

Kiến trúc

Xây dựng

Công nghệ thông tin

Điện - điện tử

Địa lý

Địa chất

Khoa học tự nhiên

Khoa học xã hội

Y dược

Khoa học công nghệ

Báo chí

Sân khấu

- Điện ảnh

Âm nhạc

Thiết kế

Kiến trúc

Thời trang

Sư phạm

Công tác xã hội

Tuyển dụng -

nhân sự

Truyền thông

Dịch vụ

Quản trị

kinh doanh

Marketing

Tài chính

Luật sư

Thương mại

Quản trị khách sạn

Hành chính

Thư ký

Kế toán

Kiểm toán

Thanh tra

Thủ thư

Thủ quỹ

Thống kê

5
Xã hội Nghiên cứu Quản lý Nghệ thuật Nghiệp vụ
thuật
Nguồn: Bản Việt hóa từ lý thuyết Mật mã Holland do tiến sĩ tâm lý học người Mỹ - John L. Holland phát triển.

Những nhóm ngành xu hướng bạn nên cân nhắc

Các sự kiện trong 2 năm 2021-2022 đã đẩy nhanh tốc độ của cuộc cách mạng

4.0. Một số nhóm ngành nghề như Công nghệ thông tin, Digital Marketing, Kinh

doanh Kỹ thuật số... nổi lên như một hiện tượng do nhu cầu số hóa mọi hoạt động trong đời sống.

Kỹ sư & Kỹ thuật cao

Máy tính & Công nghệ cao

Nghệ thuật, thiết kế, giải trí, thể thao & truyền thông

Quản lý cấp cao

Tài chính

Chế tạo & Sản xuất

Chuyên viên bán hàng

Nguồn: Báo cáo về triển vọng nghề nghiệp và xu hướng kỹ năng tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (Navigos Group)

Nếu ngành bạn thích không thuộc top nhóm ngành hot nhất trên thì

trường thì cũng đừng quá lo lắng, vì thật ra ngành nghề nào cũng

quan trọng cho cuộc sống. Chỉ khi

bạn thật sự yêu thích công việc

của mình, bạn mới nhìn ra những

cách khác nhau để tồn tại và

thành công với nghề.

Hãy cứ làm công việc bạn đam

mê và có năng lực, không ngừng

tìm kiếm cơ hội cho bản thân.

Chắc chắn, tương lai và tiền tài sẽ

mỉm cười với bạn!

6
90% 89% 61% 50% 45% 44% 62%

Làm thế nào để tìm hiểu và cập nhật

thông tin về ngành?

Các ngành nghề sẽ liên tục được cập nhật cùng với sự phát triển chóng mặt của xã hội. Do đó, việc luôn bắt kịp với mọi xu hướng mới và tìm hiểu kĩ trước khi ra quyết định chọn ngành là vô cùng cần thiết.

Phương pháp 1: Tìm kiếm lời khuyên từ những người xung quanh

Bố mẹ và người thân: Khi hoài nghi về khả năng bản thân hay hoang mang giữa nhiều sự lựa chọn ngành nghề, hãy tìm đến lời khuyên và động viên từ gia đình - những người luôn hiểu và yêu thương bạn hết lòng.

Các bậc tiền bối trong ngành: Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân kết nối đến những các anh chị có kinh nghiệm trong nghề để hiểu rõ hơn về công việc mình định dấn thân.

Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp: Tham gia các sự kiện hướng nghiệp

để được tư vấn trực tiếp, hoặc nghe chia sẻ của các chuyên gia để được định hướng rõ hơn về ngành nghề mình muốn học.

7

Phương

Tài nguyên hữu ích không thiếu, quan trọng là bạn có chủ động tìm kiếm hay không. Hãy tích cực tìm hiểu thông tin qua Internet, cụ thể là mục Học đường/Giáo dục trên các trang báo chính thống, các bài viết chuyên sâu trên website hoặc mạng xã hội của các trường đại học trước khi đưa ra quyết định chọn ngành trọng đại.

Phương pháp 3: Tham gia các sự kiện hướng nghiệp, trải nghiệm

Hàng năm, rất nhiều trường cấp 3 và đại học tổ chức các sự kiện hướng nghiệp và trải nghiệm để bạn có cơ hội học thử, lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia trong ngành cũng như trò chuyện với sinh viên trường.

RMIT cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện trải nghiệm bổ ích như vậy mỗi năm. Bạn đừng quên theo dõi fanpage RMIT & Sinh viên tương lai để cập nhật những thông tin mới nhất về các sự kiện từ RMIT nhé!

pháp 2: Tìm hiểu thông tin trên Internet, sách báo, website của các trường Đại học

Những sai lầm cần tránh khi

“chung kết” ngành học

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm 60% sinh viên hiện nay ra trường làm trái ngành vì chọn sai ngành học. Để

không đi theo ‘vết xe đổ’ của các bậc tiền bối, hãy chắc rằng bạn không mắc phải những sai lầm phổ biến dưới đây.

Thích nhưng chưa hiểu ngành

Nếu bạn đã xác định được sở thích và đam mê, bạn nên tiếp tục tự hỏi

mình đã thực sự hiểu về ngành học

đó hay chưa bởi để làm tốt một công

việc, chỉ thích thôi đôi khi chưa đủ.

Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ không

chỉ cơ hội mà cả những thách thức, khó khăn khi dấn thân theo ngành để

không nao núng hay rơi vào trạng thái

“sốc” vì thực tế không giống như hình dung ban đầu.

Cha mẹ đặt đâu, bạn ngồi đấy

Bố mẹ có kinh nghiệm và những

mối quan hệ có lợi giúp con đường

sự nghiệp của bạn bớt trúc trắc, tuy

nhiên lại có thể chậm chân hơn thế

hệ trẻ chúng mình trong việc cập

nhật những xu hướng ngành nghề

mới nhất.

Hãy tôn trọng và coi những lời

khuyên của bố mẹ là một nguồn

tham khảo quý giá nhưng nhớ chọn

lọc và giữ vững lập trường để năm

cuối đại học không phải thốt lên ước

gì mình đã không chọn ngành này.

Chọn trường trước, chọn ngành sau

Những trường đại học top đầu luôn có sức hút khó cưỡng. Vì thế, nhiều bạn thường rơi vào cái bẫy chọn trường trước rồi mới chọn ngành, bất kể ngành đó có phù hợp với mình hay không.

Hãy nhớ rằng 5-10 năm sau khi ra trường, người ta sẽ hỏi bạn làm nghề gì, chứ không mấy ai hỏi trước kia bạn học trường nào. Vì vậy, “mình muốn làm gì?” hay “mình muốn trở thành người thế nào?” mới nên là những câu hỏi khiến bạn trăn trở.

Cho rằng đại học

là... học đại

Rất nhiều bạn chưa biết mình thích gì

thường hay nghĩ thôi cứ học đại một ngành nào đó, ra trường rồi nghề sẽ chọn mình sau mà không biết rằng

chọn sai ngành học, bạn không chỉ lãng phí tiền bạc và 4 năm thanh xuân mà

còn thường xuyên bị nhà tuyển dụng

đặt dấu chấm hỏi về khả năng hoạch

định tương lai - một trong những kỹ năng thiết yếu giúp bạn thăng tiến.

Một quyết định nhanh chóng của ngày hôm nay có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Hãy tìm hiểu và chọn ngành thật kỹ, đừng để đại học trở

thành nơi để học đại!

9

Mô hình lựa chọn chương trình

đại học lý tưởng

“Chung kết” ngành học xong rồi, bước quan trọng tiếp theo bạn cần làm chính là săn lùng chương trình phù hợp.

Hãy nhớ rằng, chương trình tốt nhất chưa chắc là đã lựa chọn phù hợp nhất. Hãy nghiên cứu thật kĩ, gặp gỡ và trò chuyện với các anh chị đang theo học tại từng chương trình nếu có thể để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất!

Một chương trình học tốt và phù hợp khả năng tài chính của gia đình nhưng không tương ứng với năng lực của bạn.

Chất lượng

của chương

trình học

Lựa chọn

phù hợp nhất

Khả năng

tài chính của gia đình

Một chương trình

học tốt và phù

hợp với năng lực

của bạn nhưng

gia đình không có

khả năng chi trả.

Năng lực học

tập của bạn

Một chương trình

phù hợp với tài

chính của gia đình

và năng lực của

bạn nhưng chất

lượng không đủ tốt.

10

Bạn thuộc “hệ” nào tại

Đại học RMIT?

Chọn ngành cùng RMIT

Bạn có biết ở RMIT, sinh viên được phân thành 3 “hệ” riêng? Hãy cùng làm quen với 3 “hệ” chính, hay còn gọi là 3 khoa dưới đây tại RMIT và tìm hiểu xem bạn sẽ là người chơi “hệ” nào tại RMIT nhé!

Nếu bạn yêu thích kinh doanh, thích làm việc với các con số hoặc đơn giản muốn sau này làm việc trong thế giới kinh doanh biến đổi không ngừng thì Khoa Kinh doanh chính là bến đỗ lý tưởng dành cho bạn. Tại đây, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế xảy ra trong kinh doanh để sau khi ra trường, các bạn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu công việc trong môi trường kinh doanh đầy thách thức.

Danh sách ngành học tại khoa:

Kinh doanh với 9 chuyên ngành chính:

Kinh doanh trên Ứng dụng Blockchain

Kinh doanh và Công nghệ

Kinh tế

Tài chính

Kinh doanh toàn cầu

Sáng tạo và Doanh nghiệp

Logistics và Chuỗi cung ứng

Quản trị và Thay đổi

Nhân sự và Tổ chức

Digital Marketing

Quản trị Du lịch & Khách sạn

MỚI

11
Khoa Kinh doanh

Khoa Truyền thông và Thiết kế chính là miền đất hứa của những tâm hồn sáng tạo bởi khoa luôn khuyến khích sinh viên trang bị kiến thức giao thoa văn hóa, óc suy xét, khát khao trải nghiệm và trên hết là tư duy sáng tạo vượt giới hạn. Sinh viên khoa thể hiện năng lực, sự tự tin và tính chuyên nghiệp cần có để có thể thành công trong ngành truyền thông, thiết kế, thời trang và phim ảnh.

Danh sách ngành học tại khoa:

Thiết kế Game

Truyền thông Chuyên nghiệp

Thiết kế (Truyền thông số)

Thiết kế (Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo)

Sản xuất Phim Kỹ thuật số

Quản trị Doanh nghiệp Thời trang

Ngôn ngữ

Khoa Khoa học và Công nghệ chính là ngôi nhà của những “nghệ nhân bàn phím” hay các fan cứng của công nghệ. Khoa luôn chú trọng đào tạo và phát triển sinh viên của mình thành những nhà tư duy đột phá với kỹ năng, kiến thức và động lực mạnh mẽ để tạo nên khác biệt tích cực trên thế giới.

Danh sách ngành học tại khoa:

Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng

Tâm lý học

Hàng không

MỚI TẠI HÀ NỘI

MỚI TẠI HÀ NỘI

Công nghệ Thông tin

Kỹ thuật Điện tử và Hệ thống máy tính

Kỹ thuật Robot và Cơ điện tử

Kỹ thuật Phần mềm

12
Khoa Truyền thông và Thiết kế Khoa Khoa học và Công nghệ
HOT HOT
MỚI MỚI

Phân biệt những ngành dễ gây nhầm lẫn tại RMIT

Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo

Chọn ngành cùng RMIT

Thiết kế (Truyền thông số)

Tổng quan ngành học

Trang bị các kỹ năng và lý thuyết nền

tảng như vẽ, thiết kế kiểu chữ, bố cục, màu sắc… và phát triển năng lực sáng

tạo để trở thành nhà thiết kế đa năng.

Trang bị những kỹ năng thiết yếu để

làm chủ công nghệ thiết kế và biến hoá những ý tưởng thiết kế thành các sản phẩm kỹ thuật số (hình ảnh và âm thanh) sống động.

Thời lượng chương trình

3 năm 3 năm

Nội dung chương trình

Sau khi học những môn nền tảng về nghệ thuật thị giác trong năm nhất, từ năm 2 sinh viên lựa chọn đi sâu 2 trong số 4 hướng chuyên môn sau:

Thiết kế đồ hoạ

Vẽ minh hoạ

Ý tưởng không gian - Thiết kế nội thất

và không gian

Thiết kế trải nghiệm người dùng

Thiết kế đồ họa

Thiết kế thời trang

Thiết kế nội thất

Phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thiết kế trong tạo dựng hiệu ứng hình

ảnh và bố cục, đồ họa chuyển động, thiết kế truyền thông di động và tương tác hoặc thiết kế âm thanh.

Định hướng nghề nghiệp

Sản xuất hậu kỳ âm thanh và video

Thiết kế web

Phát triển trò chơi tương tác

Vẽ minh họa và hình ảnh kỹ thuật số

Chỉ đạo nghệ thuật

Đồ họa chuyển động 2D

Kỹ xảo hình ảnh

Đồ họa 2D và 3D

Mô hình 3D và hoạt hình

Thiết kế sân khấu và sự kiện

Ai nên học ngành này?

Tư duy hình ảnh tốt, đặc biệt là hình ảnh tĩnh (2D).

Yêu thích cái đẹp, đam mê về thiết kế (*).

Tư duy tốt về âm thanh và hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh không gian. Yêu thích cái đẹp, đam mê về thiết kế (*).

13
Lưu ý: Đại học RMIT không yêu cầu thi vẽ năng khiếu đầu vào. Sinh viên sẽ được đào tạo những môn nền tảng từ năm 1.
(*):

Phân biệt những ngành dễ gây nhầm lẫn tại RMIT

Công nghệ Thông tin

Chọn ngành cùng RMIT

Kỹ sư phần mềm (Honours)

Tổng quan ngành học

CNTT sử dụng máy tính và phần mềm

máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử

lý, truyền và thu thập thông tin, với nhằm

phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và

sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính

để cung cấp giải pháp XỬ LÝ THÔNG TIN.

Kỹ sư phần mềm kết hợp lý thuyết và các phương thức của khoa học máy

tính, kỹ thuật, toán học để XÂY DỰNG, THIẾT LẬP NHỮNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM, hệ thống, thiết bị phần cứng và các mạng lưới viễn thông.

Thời lượng chương trình

3 năm 4 năm

Nội dung chương trình

Sau khi học những môn học nền tảng về cơ sở dữ liệu, hệ thống máy tính, lập trình... sinh viên được chọn 1 trong 5

chuyên ngành phụ sau để phát triển thêm chuyên môn của mình:

Trí tuệ nhân tạo

Phân tích dữ liệu

Phát triển web và nền tảng di động

Công nghệ đám mây

DevOps (Phát triển & vận hành phần mềm)

Nhiều môn học chuyên sâu về thiết kế và phát triển giải pháp phần mềm đa nền tảng. Ngoài nền tảng máy tính và di động, sinh viên được học về việc thiết kế và phát triển các hệ thống lớn của doanh nghiệp và hệ thống nhúng (embedded systems) trong ô tô, siêu thị, bệnh viện, nhà máy…

Định hướng nghề nghiệp

Chuyên viên phát triển phần mềm, website, nền tảng di động, ứng dụng

Chuyên viên phát triển game

Chuyên viên lập trình và thiết kế giao

diện người dùng

Chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu, kiểm tra phần mềm

Kỹ sư điện toán đám mây

Chuyên viên phân tích hệ thống

Chuyên viên phát triển trò chơi di động

Chuyên viên phát triển sản phẩm

Lập trình viên

Kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống

Chuyên viên phát triển phần mềm

Ai nên học ngành này?

Đam mê công nghệ

Tư duy logic và giải quyết vấn đề tốt

Có khả năng ngoại ngữ

Chưa xác định được rõ định hướng

của mình trong lĩnh vực công nghệ

Yêu thích lập trình, nghiên cứu

Khả năng phân tích dữ liệu và làm

việc với máy móc

Có khả năng ngoại ngữ

Mong muốn theo đuổi con đường

nghiên cứu khoa học / học thuật

14

Phân biệt những ngành dễ gây nhầm lẫn tại RMIT

Digital Marketing

Chọn ngành cùng RMIT

Truyền thông Chuyên nghiệp

Tổng quan ngành học

Digital Marketing là quá trình nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê để đưa ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường thông qua việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số.

Truyền thông chuyên nghiệp là việc lan toả các thông điệp từ nhãn hàng/tổ chức/công ty tới công chúng/người tiêu dùng, với mục tiêu giúp thị trường hiểu về nhãn hàng/tổ chức, thông qua các hoạt động truyền thông.

3 năm 3 năm

Nội dung chương trình

Sinh viên học 8 môn đại cương về kinh doanh trước khi bổ sung kiến thức và kỹ năng tiếp thị số không thể thiếu hiện nay như phương pháp làm chủ các kênh truyền thông số, mạng xã hội, các hoạt động marketing trên thiết bị di động, và đặc biệt là kỹ năng cập nhật những xu hướng digital mới.

Sinh viên được học về 2 chuyên ngành:

Quảng cáo: Xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ để thay đổi hành vi mua hàng.

Quan hệ Công chúng (PR): Giúp truyền đạt thông tin và lan tỏa ảnh hưởng đến các đối tượng mục tiêu nhằm định hướng dư luận tích cực về một vấn đề hoặc tổ chức nào đó.

Định hướng nghề nghiệp

Chuyên viên phân tích chiến dịch

marketing

Quản lý tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

(SEO)

Chuyên viên truyền thông xã hội

Chiến lược thương hiệu

Điều phối sản xuất kỹ thuật số

Tư vấn quảng cáo

Sáng tạo nội dung / Copywriter

Chuyên viên phát triển nội dung số

Chuyên viên lập kế hoạch truyền thông cho tổ chức chính phủ và phi chính phủ

Cố vấn truyền thông/Phát ngôn viên

Chuyên gia chiến lược PR

Phát triển nội dung trực tuyến/di động/ mạng xã hội

Ai nên học ngành này?

Tư duy hơi hướng kinh doanh, logic

Xây dựng kế hoạch quản lý và bám sát

đến cùng

Thích phân tích con số và xu hướng

Muốn làm quen với nhiều người, mở

rộng mối quan hệ cá nhân

Tư duy ngôn ngữ và hình ảnh

Có khả năng thuyết phục, ăn nói

khéo léo

Theo đuổi sự sáng tạo và thích thử

nghiệm những điều mới mẻ

Viết lách tốt, thích tổ chức sự kiện

15
Thời lượng chương trình

Tự thiết kế chương trình

đại học với Cử nhân

Kinh doanh

Chọn ngành cùng RMIT

Nếu bạn có hứng thú với nhiều hơn một ngành nghề, hoặc đang phân vân không biết nên theo định hướng của cha mẹ hay theo đuổi đam mê của bản thân, thì chương trình Cử nhân Kinh doanh tại RMIT sẽ là một giải pháp “hoàn hảo”. Đặc biệt, bạn có thể tự thiết kế nội dung học dựa trên 9 chuyên ngành chính và 14 chuyên ngành phụ khác nhau, “xào nấu” lộ trình học riêng cho mình.

Cử nhân Kinh doanh có gì đặc biệt?

Thay vì lựa chọn một lĩnh vực hay chuyên ngành cụ thể, chương trình Cử nhân Kinh doanh cho phép sinh viên được đào sâu vào một đến hai Chuyên ngành chính (Major), mở rộng thêm kiến thức với Chuyên ngành phụ (Minor), hay chỉ đơn giản học những gì bạn thích và bứt phá mọi giới hạn. Ít nhất có tới hơn 4 lựa chọn để bạn cân nhắc, bạn có thể đọc kỹ hơn

tại: Cử nhân Kinh doanh - RMIT University

Ai phù hợp với chương trình Cử nhân Kinh doanh?

Lĩnh vực kinh tế không hề giới hạn kiểu người có thể theo học và làm việc. Đối với các bạn thích tiếp xúc, làm việc với nhiều người, có thể bạn sẽ phù hợp với Marketing, Kinh doanh; có band lại thích nghiên cứu sâu sẽ hợp với Phân tích tài chính, Kế toán; còn Kiểm toán, Logistic thì sẽ hợp với những bạn có tính tỉ mỉ cao, thích sắp xếp, tổ chức.

Còn nếu cảm thấy cái gì mình cũng giỏi một chút thì sao? Chắc chắn lựa chọn Cử nhân Kinh

doanh và sắp xếp theo học lộ trình 2 ngành

chính hoặc 1 ngành chính - 2 ngành phụ khác

nhau sẽ là một sự lựa chọn phù hợp với bạn.

16

Các tổ hợp môn trong chương trình Cử nhân Kinh doanh

Để lựa chọn ngành học bền vững và thích hợp nhất, bạn nên bắt đầu từ sở thích, sở trường cũng như mục tiêu của bản thân.

Tuy nhiên, để củng cố thêm niềm tin cho sự lựa chọn đó, bạn sẽ được trải nghiệm trước 4 môn kinh doanh bắt buộc đầu tiên trước khi quyết định lựa chọn 1-2 chuyên ngành chính cùng 1-2 chuyên ngành phụ.

Khám phá các chuyên ngành chính và chuyên ngành phụ tại: https://bit.do/RMIT-CNKD-ChuyenNganh

Gợi ý chọn tổ hợp môn phù hợp với tính cách

và định hướng tương lai

Chuyên ngành chính

Nếu bạn đã làm thử bài trắc nghiệm tính cách Holland và

xác định được mình thuộc nhóm nào, hãy tham khảo

ngay các gợi ý chọn chuyên

ngành phía bên phải.

Tham khảo đầy đủ gợi ý

chọn tổ hợp chuyên ngành

chính - chuyên ngành phụ

tại: https://bit.do/RMIT-

CNKD-ChonNganh

Chuyên ngành phụ

17
Nhóm tính cách theo trắc nghiệm Holland Nhóm tính cách theo trắc nghiệm Holland

Làm quen ngành học mới tại RMIT

1 | Tâm lý học Ứng dụng

Nếu bạn có đam mê tìm hiểu nguyên lý khoa học của não bộ và hành vi, ngành Tâm lý học Ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn những nền tảng lý thuyết lẫn ứng dụng để theo đuổi các công việc trong lĩnh vực tâm lý học.

Bạn sẽ được tiếp xúc với những mảng kiến thức rộng lớn về hành vi con người lẫn những khái niệm chuyên sâu hơn như nhân cách, tâm bệnh học, tâm lý sinh học, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhận thức, tâm lý học phát triển và các phương pháp nghiên cứu.

Tìm hiểu về chương trình học: https://bit.do/RMIT-TamLyHoc

2 | Thiết kế Game

Bạn sẽ được rèn luyện tư duy phân tích các dạng thức khác nhau của game, nâng cao kỹ năng thiết kế và kỹ thuật, thúc đẩy sự sáng tạo và kiến thức nghề, phát triển ở nhiều khâu trong thiết kế và sản xuất game.

Không chỉ được kết nối học hỏi với những nhà sáng tạo cấp cao trong ngành game ở Việt Nam, bạn còn có cơ hội được thực tập tại những studio game, các doanh nghiệp và các công ty phát triển sản phẩm game để áp dụng kiến thức vào công việc thực tế.

Tìm hiểu về chương trình học: https://bit.do/RMIT-ThietkeGame

3 | Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng

Bạn sẽ được học những quy trình hiện đại và đột phá để chế biến nguyên liệu thô thành những sản phẩm thực phẩm, cách các nhà khoa học không ngừng cải thiện mùi vị và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

Tùy vào định hướng cá nhân, bạn có thể chọn một hoặc hai chuyên ngành: (1) Dinh dưỡng - tập trung vào sức khoẻ và kiến thức dinh dưỡng; hoặc (2) Công nghệ thực phẩm - nghiên cứu phương thức sản xuất thực phẩm truyền thống lẫn hiện đại, đánh giá và phát triển chất lượng sản phẩm.

Tìm hiểu về chương trình học: https://bit.do/RMIT-CNThucPhamDinhduong

Khám phá những ngành học mới sẽ ra mắt

trong năm 2023 tại website chính thức của Đại học RMIT.

18

Dịch vụ hỗ trợ việc làm và nghề nghiệp tại RMIT

Nhằm giúp sinh viên khám phá, phát triển, định hướng bản thân và chuẩn bị cho cuộc sống, sự nghiệp tương lai, Phòng Hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm cung cấp nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mỗi sinh viên bao gồm:

Chương trình thực tập

Sinh viên sẽ có cơ hội tham gia Chương trình thực tập tối thiểu 12 tuần tại doanh nghiệp, được trải nghiệm công việc thực thụ để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển tiếp sang môi trường làm việc.

Kết nối doanh nghiệp

Sinh viên có cơ hội kết nối trực tiếp và lắng nghe chia sẻ từ doanh nghiệp qua các sự kiện thường xuyên được tổ chức, đồng thời nắm bắt nhanh nhất nhu cầu tuyển dụng

của từng ngành nghề.

Tư vấn hướng nghiệp

Sinh viên có thể tìm đến các chuyên viên tư vấn hướng nghiệp của trường để cùng trò chuyện, trao đổi và đưa ra quyết định, kế hoạch phù hợp cho tương lai.

Cơ hội việc làm

Các cơ hội nghề nghiệp được cung

cấp qua nhiều kênh, bao gồm khu tư

vấn trực tiếp cho sinh viên (Job Shop), trang tuyển dụng CareerHub, v.v. giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với các cơ hội nghề nghiệp và hoàn thiện kỹ năng xin việc.

Phát triển kỹ năng cá nhân Personal Edge

Qua chuỗi workshop, chương trình giúp sinh viên tập trung phát triển những kỹ năng mềm thiết yếu, giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống và công việc.

Cố vấn nghề nghiệp

Sinh viên có thể kết nối với một cố vấn có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực mà mình lựa chọn để được giải đáp thắc mắc liên quan đến nghề

nghiệp và khám phá những cơ hội tuyển dụng.

19

Nguyễn Khánh Ngọc

Sinh viên ngành

Truyền thông

Chuyên nghiệp

Nhìn lại chính mình trong những năm qua, em thấy bản thân chủ động, tự lập, tư duy có chiều sâu và mạch lạc hơn, nhờ có dịch vụ Phát triển kỹ năng cá nhân

Personal Edge, với buổi workshop về tác phong và giọng nói chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội, chữa lành qua sáng tạo nghệ thuật và định hướng nghề nghiệp. Các workshop đó luôn làm em hứng thú bởi những chủ đề chia sẻ đều là điều mà sinh viên quan tâm và cần, đồng thời áp dụng những điều mình được học, chia sẻ để giải quyết khúc mắc của bản thân, và mở rộng mạng lưới quan hệ cho nghề nghiệp tương lai.

Lê Tuấn Anh

Cựu sinh viên RMIT, Blogger, Chuyên viên

hướng nghiệp

cho giới trẻ

4 năm học tại RMIT với hàng trăm buổi thuyết trình trước lớp, những buổi tranh

luận với các thầy cô và bạn học đã rèn luyện và thay đổi anh: Từ một con người nhút nhát, sợ đám đông trở thành một con người tự tin và giờ đây có thể đứng trước hàng nghìn bạn học sinh, sinh viên cùng phụ huynh để chia sẻ về hành trình của bản thân, giảng dạy về kỹ năng tìm

việc cho các bạn trẻ.

20

Đừng chạy theo ngành học “hot” mà nên học ngành phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Bạn là người hiểu bản thân nhất và cũng

là người đưa ra quyết định về hướng đi tương lai

cho mình. Hãy tự tin với lựa chọn bạn đang có, và thành công sẽ đến với bạn!

22 ĐẠI HỌC RMIT VIỆT NAM ĐẠI HỌC RMIT MELBOURNE CƠ SỞ NAM SÀI GÒN: 702 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh (84) 28 3776 1369 enquiries@rmit.edu.vn CƠ SỞ HÀ NỘI: Toà nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội (84) 24 3726 1460 hanoi.enquiries@rmit.edu.vn 330 Swanston Street (cnr La Trobe Street) Melbourne VIC 3000 +61 3 9925 2260 rmit.edu.au/contact-us Ấn phẩm cập nhật năm 2023. Mọi thông tin cung cấp trong ấn phẩm có giá trị tham khảo và chính xác ở thời điểm phát hành.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.