Lâm đồng, đắk lắk, gia lai, kon tum nhiều tác giả, 71 trang

Page 1


LÂM ĐỒNG TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT 1.Du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng. Nói đến Lâm Đồng phải nhắc đến hai chữ Đà Lạt bởi hai chữ Đà Lạt luôn có một sức cuốn hút đặc biệt trong long du khách. Những rừng thông xanh nhấp nhô, những thác nước hùng vĩ, những vườn hoa muôn sắc, có không khí thiên nhiên ùa vào trong từng căn hộ làm luyến lưu biết bao bước chân du khách. Và Đà Lạt-Lâm Đồng còn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với những nét đặc sắc của dân tộc Mạ, K”Ho, Chu Ru, Thái, Tày…gắn liền với hình ảnh của lễ hội cồng chiêng, những vũ điệu đêm rừng bên chóe rượu cần say đắm. Do nằm trọn trên cao nguyên Lang Biang có rừng thông 3 lá bao bọc, nhiệt độ cao nhất ở Đà Lạt cũng chỉ ở 29,2oC, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 18 – 20 o C. Đà Lạt lại có được sự chăm chút của bàn tay con người làm nên hơn 2000 ngôi biệt thự góp phần làm nên một thành phố đầy bản sắc. Những năm đầu thế kỷ 20. người Pháp đã cho lập một đề án xây dưng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng và là một đô thị có chức năng nghỉ dưỡng du lịch sớm nhất ở Việt Nam. Từ trước đến nay, có nhiều cách lý giải về tên gọi Đà Lạt nhưng thuyết phục nhất , có cơ sở nhất vẫn là từ một tên gọi mang tính dân tộc học. Khi người Pháp đầu tiên đặt chân đến cao nguyên, khu vực mà họ tiếp xúc đầu tiên là những cư dân Lạch sống quanh khu vực thung lũng Hồ Xuân Hương ngày nay những bộ lạc đã chọn khu rừng thưa trên cao nguyên Lang Biang làm nơi cư trú. Khi tiếp xúc, các cư dân đã bật lên từ Đạ Lạch (Đạ là nước, dịch ra tức song suối của người K”ho Lạch) và từ đó đã được người Pháp dung một cách thông dụng. Cũng có giả thuyết cho rằng: Những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho lập một đề án xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng và những người có mặt đầu tiên đã chọn cho thành phố một câu châm ngôn cho gần với các thành phố châu Âu xuất phát từ gốc Latinh: DAT ALLIS LAETITUM TEMPERRIEM (tạm dịch ra: Cho người này niềm vui,cho người kia sự mát lành). Khi lấy 5 chữ cái của 5 từ trên ghép lại cũng ra chữ Dalat. 2.Hệ thống giao thông Đường bộ: Có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài: • Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15km


• Hệ thống đường tỉnh là 346,25km • Hệ thống đường huyện là 985,69km Các tuyến QL 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Đường hàng không Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Đường thủy Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60 km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu. Đường sắt Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được đưa vào khai thác từ năm 1932. Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21km đường ray trên tuyến đường này để khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đường này không còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ. Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch. Các tuyến xe Bus tại Đà lạt Các tuyến xe Bus từ bến xe bus tại trung tâm thành phố Đà Lạt theo các tuyến đường về các xã, huyện của Đà Lạt, Lâm đồng. Dựa trên lộ trình này du khách có thể lựa chọn cho mình hình thức tham quan một số điểm du lịch bằng phương tiện xe bus. a. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Đức Trọng Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Ngã tư kim Cúc -> 3/4 -> đèo Prenn -> Qlộ 20 -> Ngã ba Finom -> Bến xe Đức Trọng


Thời gian: 100 phút Hoạt động: - Chuyến đầu: 5h 30’ - Cao điểm: 10’/ chuýên - Thấp điểm: 50’/ chuyến Số tuyến: 70, doanh nghiệp: Cổ Phần b. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Bảo Lộc Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Ngã tư kim Cúc -> 3/4 -> đèo Prenn -> Qlộ 20 -> Ngã ba Finom -> thị xã Bảo Lộc -> đường 28/3 -> Nguyễn Công Trứ -> bến xe Hà Giang Thời gian: 180 phút Hoạt động: 4h 35’ -> 19h 55 Cao điểm: 20’/ chuýên Thấp điểm: 50’/ chuyến Số tuyến: 60, doanh nghiệp: Thái Hòa c. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Đơn Dương Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Ngã tư kim Cúc -> 3/4 -> đèo Prenn -> Qlộ 20 -> Ngã ba Finom -> Qlộ 27 Thạnh Mỹ -> Chợ D’ran Thời gian: 100 phút Hoạt động: 5h 15’ -> 19h 10’ Cao điểm: 10’/ chuýên Thấp điểm: 30’/ chuyến Doanh nghiệp: Phương Trang d. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Thái Phiên Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Palace -> Hồ Tùng Mậu -> Yersin -> Quang Trung -> Chi Lăng -> Mê Linh -> chợ Thái Phiên Thời gian: 27 phút Hoạt động: - Cao điểm: 30’/ chuýên - Thấp điểm: 45’/ chuyến Số tuyến: 36


Doanh nghiệp: Phương Trang e. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Lạc Dương Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> số 4 -> Xô Viết Nghệ Tĩnh -> số 6 -> Langbiang Thời gian: 30 phút Hoạt động:5h 30’ -> 18h 45’ - Cao điểm: 30’/ chuýên - Thấp điểm: 40’/ chuyến Số tuyến: 48, doanh nghiệp: Phương Trang f. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Xuân Trường Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Ngã tư kim Cúc -> Trần Hưng Đạo -> Hùng Vương -> Trại Mát -> Xuân Thọ - Xuân Trường — Cầu Đất -> trạm Hành 2 Thời gian: 70 phút Hoạt động: 5h 30’ -> 19h - Cao điểm: 30’/ chuýên - Thấp điểm: 40’/ chuyến Số tuyến: 40, doanh nghiệp: Phương Trang g. Tuyến đường: Đà Lạt <-> Đại Lào Lộ trình: Bến xe nội thành -> Khu Hòa Bình -> 3/2 -> Trần Phú -> Ngã tư kim Cúc -> 3/4 -> đèo Prenn -> Qlộ 20 -> Ngã ba Finom -> thị xã Bảo Lộc - chợ Bảo Lộc -> Nguyễn Công Trứ -> đường 28/3 -> Trần Phú -> chợ Đại Lào Thời gian: 200 phút Hoạt động:4h 20’ -> 20h - Cao điểm: 10’/ chuýên - Thấp điểm: 30’/ chuyến Số tuyến: 47, doanh nghiệp: Phương Trang 3.Khách sạn và nhà nghỉ Theo thống kê mới nhất, Lâm Đồng có 625 khách sạn, tập trung ở Đà Lạt, trong đó có hơn 79 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1-5 sao với gần 2.700 phòng đáp ứng mhu cầu nghỉ ngơi của khách cao cấp. Đà Lạt là một thành phố vườn nên các khách sạn, nhà nghỉ nằm rải ra ở các đường phố và mùa du lịch hè là


mùa chủ lực, chiếm tới 3/5 lượng khác trong năm, bắt đầu từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8. THAM QUAN VÀ DÃ NGOẠI Đà Lạt có hàng chục danh thắng, di tích trong đó nhiều cái đã được công nhận là di tích cấp quốc gia tập trung nhiều ở Đà Lạt và các huyện, thị xã Bảo Lộc, dọc quốc lộ 20. Hồ Xuân hương – trái tim của Đà Lạt Năm 1922, theo chủ trương hồi sinh thành phố của Toàn quyền Pháp P.Doumer, kỹ sư công chánh Labbe” đã cho đào một cái hồ nhân tạo, cho xây cái đập nước dựa trên thung lũng cũ và tạo nên một cái hồ lớn có tên là Grand Lac. Năm 1953, bắt đẩu mang tên Hồ Xuân Hương (tỏa hương vào mùa xuân). Hổ có chu vi 5,5 km và độ sâu trung bình 1,5m. Cứ trước Tết từ Nôen trở đi là mai anh đào lại nở rực ven hồ rất lãng mạn. Hồ Xuân Hương chính là nơi phát xuất danh xưng Đà Lạt và là danh thắng đầu tiên của tỉnh Lâm Đổng, được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia năm 1988. Vòng quanh hồ Xuân Hương đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình TP.HCM hàng năm được truyền hình trực tiếp. Thác Cam Ly (cách trung tâm thành phố 2km, nằm cuối đường Hoàng Văn Thụ): Vốn xưa kia là nơi sinh sống cùa một buôn làng người dân tộc thiểu số đông đúc (ngày nay vẫn còn lại một nhà thờ Cam Ly khá lớn được xây dựng từ thời Pháp).Thác đổ dài như mái tóc của một thiếu nữ nổi tiếng qua lời bài hát “ Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly , khóc tình đầu dang dở…”. Cáp treo: Đưa vào hoạt động vào tháng 3/2003. Chiều dài toàn tuyến đi về là 2,3km. Điểm đi là đồi Rô Bin và điểm đến là Thiền Viện Trúc Lâm. Hiện do Công ty du lịch Lâm Đồng quản lý. Thác Đatanla: Cách trung tâm TP Đà Lạt 5 km trên đường đèo Prenn vào thành phố, được công nhận thắng cảnh quốc gia năm 1998. Thác khá sâu đi bộ khoảng 15 phút. Từ trên đường đèo xuống đến thác độ 300m. Theo một số truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì Đatanla là nơi dũng sĩ K’Lang và nàng sơn cước Hơbiang găp nhau.Nơi đây, chàng K’lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, bảy con chó sói và 2 con cáo… Vực Tử Thần dưới chân thác còn là nơi để du kháchne6m1 cảm giác mạo hiểm qua trò


chơi chinh phục vách đá bằng dây. Khách có thể đi bộ hoặc ngồi máng trượt từ cổng xuống tới đầu thác. Thác Prenn: (nằm ở chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km): khi bác sĩ Yersin mới khám phá ra Đà Lạt, buôn Prenn là một buôn dân tộc bản địa rất sầm uất với cả trăm nóc nhà sàn đông đúc nhưng theo thời gian, buân này không còn. Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có mô hình đền Hùng làm theo phiên bản ở Phú thọ; tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Prenn có một đặc sản là cháo cá lóc. Thác do công ty Cp Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý. Hồ Than Thở: (cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Bắc). Ban đầu là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho xây đập chắn nước tạo thành hồ. Xung quanh hồ Than Thở có nhiều truyền thuyết, tình sử thú vị như câu chuyện Thảo Tâm gắn liền với sự tích Đồi Thông 2 mộ, có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ gắn với 2 câu thơ: “ Đà Lạt có thác Cam Ly, có hồ Than Thở người đi sao đành.” Thung lũng Tình yêu: (cách Đà Lạt 5,5 km về phía Bắc) Nguyên xưa kia là một Thung lũng lớn (thung lũng tinh têu), có cảnh quan đẹp; từ thời Pháp đã được biết đến dưới cái tên Vallee’’D’mour, đến năm 1953, theo chủ trương của hội dồng thị xã Đà Lạt, người ta đã Việt hóa thành tên gọi Thung lũng tình yêu. Năm 1972, người ta cho xây dưng một đập ngăn nước tạo nên một hồ chứa nước dung cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên mới có tên hồ Đa Thiện. Nơi đây có nhiều đồi thông đẹp, thoai thoải thích hợp cho đi chơi picnic vào ngày nghỉ. Ở phía trong đồi Vọng Cảnh trên có một ngôi nhà dành cho khách nghỉ chân, có dịch vụ cỡi ngựa. Vườn hoa thành phố (nằm ở cạnh Hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km): Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt, một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của thành phố hoa, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán của du khách. Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nơi đây còn diễn ra Hội hoa xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh-non bộ từ trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đến thi tài. Tham quan sân Golf và làm quen với môn đánh golf: Đà Lạt có 3 đồi Cù được ngưới Pháp xây dựng thành một sân golf 9 lỗ từ thời Pháp. Khi còn làm vua va nhất là khi đứng đầu chính phủ Hoàng triều cương thổ, vua bảo Đại thường xuyên ra chơi golg ở


đây cùng với các quan chức Pháp. Đầu thập niên 90, được đưa vào liên doanh giữa công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng với công ty Đanao (Hồng Kông, Trung Quốc) và được xây dựng thành sân golf quốc tế 18 lỗ. Đây là sân Golf có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam. Vườn hoa Minh Tâm (đường Mimosa cách trung tâm Đà Lạt 3km): Vốn là một biệt thự tư nhân được cải tạo lại thành một vườn hoa,tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng được bố trí tập trung theo đặc điểm dốc của địa hình tạo cho vườn hoa có một sắc màu riêng. Phía tay phải của vườn hoa có nhiều ngôi nhà rông, nhà sàn xinh xắn tĩnh mịch thích hợp cho những đôi uyên ương đi hưởng tuần trăng mật. Lâu đài mạng nhện ( đường Huỳnh Thúc Kháng): Xây dưng năm 1990 như là một công trình có lối kiến trúc kỳ dịma2 chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga. Công trình được kiến trúc như trong một câu chuyện cổ tích của con người ở đâu đó trên trái đất với những mạng nhện, những cây nấm to, đôi hươu cao cổ, một ngôi nhà rông cách điệu, một em bá đang cắp sách đi học, hai ông bà cãi nhau, Biệt thự có nhiều phòng ngủ, mỗi phòng mang tên một con thú hoặc trái cây thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên như phòng Mối, phòng con Hổ, con kiến, phòng Trái Bầu. Thung lũng vàng(đường Ankroet, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm Đà Lạt 15km về phía Bắc). Khu du lịch này hiện đang là một trong những điểm tham quan dã ngoại hấp dẫn ở Đà Lạt nhờ có những đồi thông nguyên sinh, vườn cây cảnh Bonsai quý, vườn đá cảnh lấy từ núi rừng Lâm Đồng, một vườn lan sinh thái tập hợp hàng trăm giống lan đặc chủng của núi rừng Tây Nguyên. Hồ Đankia – Suối Vàng: Nằm cách trung tâm Đà Lạt 18km về hướng Bắc, Hồ Đankia –suối Vàng trông như một thiếu nữ vừa bước vào tuổi thanh xuân nằm phơi mình bên những đồi thong xanh biếc chập chùng. Nơi đây, năm 1893 bác sĩ A Yersin đã từng ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của núi non hùng vĩ trên cao nguyên Lang Biang và từ đó đã khai sinh ý tưởng thiết lập một trạm nghĩ dưỡng trên cao nguyên khai sinh ra thành phố Đà Lạt. Nơi đây có nhà máy thủy điện Ankroet nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1943. Theo quy hoạch đây là 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia gọi vốn đầu tư. Thác Pongour (nằm trên địa bàn xã tân Hội huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 45km, cách đường quốc lộ 20 khoảng 7 km): được công nhận danh thắng cấp quốc gia năm 2000, theo truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì thác gắn liền với câu chuyện về


nàng Ka Nai một tù trưởng xinh đẹp đã có công xây dựng nên cuộc sống thịnh vượng của đồng bào K’Ho. Tương truyền KaNai có 4 con tê giác và pongour là dấu về các con tê giác cắm sừng xuống đất. Từ nhiều năm nay, Pongour có ngày hội thác vào rằm tháng giêng hàng năm với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc bàn địa. thác do công ty TNHH Đất Nam (TP. HCM) quàn lý và khai thác. Thác Hang cọp: Thuộc địa bàn thôn Túy sơn, Xã Xuân Thọ, nằm cách Đà lạt khoảng 15 km về phía Đông bắc. Tên gọi thác hang cọp là do người dân địa phương đặt ngay dưới chân thác có 1 cái hang cọp khá rộng ttryue6n1 có 1 con cọp 3 chân hung dữ đã từng ở. Sau đó , vào khoảng cư6i1 năm 50 con cọp dữ này đã bị người dân bẫy được giờ vẫn còn lại cái hang to. Thác Bobla ( Thác Liên Đầm): Thuộc địa phận xã Liên đầm, Huyện Di Linh , cách thành phố Đà Lạt hơn 80 km và cách thị xã bảo Lộc 25 km, nằm cạnh quốc lộ 20. Thác nằm gọn lỏn giữa 2 ngọn đồi có hình voi phục và giống như một cái hang động dưới chân thác là những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời. Tên thác do người dân bản địa đặt. Thác do công ty CP Dịch vụ Du lịchD9a2 Lạt khai thác. Dinh Bảo Đại (biệt điện số 3): Nằm trên đường Triệu Việt Vương, tọa lạc trên một quả đồi cao có những cánh rừng thông xanh bao bọc khá đẹp. Dinh là nơi ở của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đình phong kiến Việt Nam. Dinh được xây dựng năm 1933 – 1938 theo kiến trúc châu Âu với mái hình khối, bố cục tuy cân dối nhưng không đối xứng. Dinh có tổng cộng 25 phòng, tầng trên dành riêng cho gia quyến, của Vua, tầng dưới dung làm nơi làm việc và tiếp khách. Năm 1988 người ta đã tình cờ phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại) đem vào từ Huế, số bảo vật này là của cải riêng của Hoàng Thái Hậu Từ Cung và một số đời Vua trước để lại. Đáng chú ý có nhiều đồ dung bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, đĩa ngọc, một số đồ dung bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc Tỉnh Lâm Đồng. Có thể đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay. Dinh toàn quyền (dinh 2):Tọa lạc trên ngọn đồi cao 1.533m với một vị trí khá đẹp, một mặt nhìn xuống hồ Xuân Hương, một mặt nhìn ra những cảnh quan ở phía dưới các thung lũng. Khi còn đương chức, Toàn quyền Decoux đã cho xây dưng Dinh thự


này làm nơi nghỉ mát mỗi mùa hè và sau cho xây dựng đường hầm bí mật để khi có sự cố thoát ra ngoài, nhiều năm nay không được sữa chữa nên đã bi hư hại. Hiện nay là nhà khách của UBND tỉnh Lâm Đồng. Dinh 1: Từ Dinh 2 theo đường Trần Hưng Đạo Hùng Vương đến ngã 3 Trại Hầm rẽ trái khoảng 400m du khách sẽ đến với Dinh 1. Nguyên là cơ ngơi của một người Pháp được Vua Bảo Đại mua lại, cho xây dựng thành Tổng hành dinh của Chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ. Sau đến đời Ngô Đình Diệm thì đã được tu bổ them thành một lâu đài tráng lệ và kiên cố. Dưới tòa nhà chính có 1 số đường hầm thoát hiểm, của chính của đường hầm nằm ngay cạnh phòng ngủ của Ngô Đình Diệm ( lưng chừng cầu thang lên lầu nên khó phát hiện và từ ngoài nhìn vào giống như cửa phòng bình thường). Một phần của tầng hầm nổi trên mặt đất và có đu8o7ng2 thoát hiểm thông qua phía sau Biệt điện nơi có sân đỗ cho máy bay trực thăng. Biệt điện Trần Lệ Xuân ( số 5 Yết Kiêu, phường 5 Tp Đà Lạt).Dịch vụ: Tham quan kiến trúc, bán hang lưu niệm. Hiện là trung tâm lưu trữ quốc gia IV. Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm trên đường Hùng Vương giữa Dinh 2 và Dinh 1), cách trung tâm Đà Lạt gần 4 km. Xưa kia từng là biệt thự của đại điền chủ Nguyễn hưu hào ( bố vợ Bảo Đại) sau đó tặng cho Hoàng hậu Nam Phương . Ở đây có trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, trang phục của các dân tộc bản địa đang sinh sống trên đất Lâm Đồng. Đặt biệt nơi đây có trưng bày các hiện vật di tích khảo cổ họcCat1 Tiên được khai quật nhiều đợt, bắt đầu từ năm 1985 và 1 số trống đổng cổ mới được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian gần đây. Trường ĐH Đà Lạt: Cách trung tâm Đà Lạt 2km, thời Pháp là khu vực của trường Thiếu sinh quân hỗn hợp Âu Á, cuối thập niên 50 trở thành một viện đại học tư thục, các tòa nhà hay giảng đường của trường đều mang những cái tên lấy từ sách Trung Dung và Kinh Thi như Năng Tĩnh, Đạt Nhân, Minh Thành…Năm 1977, đổi thành trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt và là một trong số ít trường Đại học có cảnh quan đẹp: 40 tòa nhà lớn nhỏ được xây dựng trên những quả đồi nhỏ, khuất giữa rừng cây rất thích hợp cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Đà Lạt sứ quán: Nằm cạnh KDL Thung lũng tình yêu, hoạt động từ năm 2002 và được du khách biết đến như là một bảo tàng nghệ thuậtve62 nghề thêu tranh nghệ thuật ( thêu tay trên lụa)Việt Nam. Lối kiến trúc mang dáng dấp cung đình Huế với vật liệu truyền thống đã tào cho Đà Lạt sử quán một vẻ đẹp văn hóa riêng biệt đầy chất thơ.


Khách đến đây có dịp hiểu thêm về nghề thêu tay trên lụa và tham gia “ phố ẩm thực” với các món ăn đặc sản của miền Trung bánh bột lọc, cơm hến, bún bò Huế… Khu du lịch đồi Mộng Mơ: Gần Thung lũng Tình yêu và Đà Lạt sử quán. Ngoài tham quan vườn hoa cây cảnh, suối nước nhân tạo, hóa trang dân tộc còn có biểu diễn văn nghệ cồng chiêng, tham quan mô hình Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Hiện do công ty Cp Thành Ngọc quản lý. Khu du lịch rừng Mađaguôi: Nằm trên km 152 quốc lộ 20, thuộc huyện Đa Huoai với diện tích 368 ha, có các dịch vụ tahm quan rưng nguyên sinh, dã ngoại, cắm trại, xem xiếc thú, cồng chiêng, sân tennis, cồng chiêng, hồ bơi, karaoke và massage. Đây là một khu rừng nguyên sinh với nhiều giống cây quý hiếm hang trăm tuổi, có nhiều hang động phong phú nằm sâu dưới mặt đất 10, 12 m. Hiện do công ty Du lịch Saigon đầu tư quản lý. Quần thể di tích khảo cổ học Cát Tiên: Thuộc địa phận xã Quãng Ngãi huyện Cát Tiên, cách đường quốc lộ 20 khoảng 30 km. Được phát hiện từ năm 1985 và cho đến nay đã qua nhiều lần khai quật.đây là một quần thể di tích tầm cỡ Đông Nam Á với những đền tháp, mộ tháp của một vương quốc Phù Nam cổ đã bị diet vong cách đây hơn 10 thế kỷ và đang chứa trong đó rất nhiều bí mật về sự tồn tại và tiêu vong của vương quốc này. Quần thể di tích Cát Tiên đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia từ năm 1997. Hiện nắm trong tổng thể hồ sơ Vườn quốc gia Cát Tiên đang được chính phủ làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hồ Tuyền Lâm (cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7 km).Sau khi vãn cảnh chùa xong du khách sẽ thả bộ theo những bậc tam cấp để xuống bến thuyền đi vào các khu dã ngoại hồ Tuyền Lâm như Suối Tía, Đá Tiên, Đarahoa. Ở trong khu vực dã ngoại cho thuê sẵn chòi, võng dù, bạt để du khách nghỉ lưng qua trưa, du khách sẽ làm quen với rượu cần, nếm thịt nướng, ngủ nhà sàn, .Hồ Tuyền Lâm là hồ lớn nhất của Đà Lạt với tổng diện tích 2.760 ha, diện tích mặt nước là 320 ha. Du kháchco1 thể leo lên lưng voi để chụp hình hay thuê voi đi dạo trong rừng. Khu du lịch Lang Biang (cách trung tâm Đà Lạt 10 km về phía bắc). Sản phẩm chính là du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, khám phá văn hóa. Quý khách được ngủ lều, dự lễ hội cồng chiêng của người K’Ho Cil, K’Ho Lạch sống ở chân núi. Đến với Lang Biang, du khách được nghe huyền thoại về “thiên tình sử” giữa một chàng trai và một cô gái dân tộc. Chàng là K’Lang, nàng là Ho7biang…Dấu vết còn lại của thiên


tình sử diễm lệ này là hồ Đa Nhim ngày nay (theo tiếng dân tộc: Đa Nhim là nước mắt). Trong những ngày đẹp trời, dãy núi Lang Biang trông như bộ ngực phụ nữ căng tràn đầy sức sống. Khu Bảo tồn thiên nhiên Bidoup – núi Bà: Nằm trên địa bàn các xã Lát, Đạ Chais, Đưng K’nớ (huyện Lạc Dương) với diện tích 64.366ha. Là khu rừng á nhiệt đới với một quần thể động vật, thực vật phong phú có tính đa dạng sinh học cao gồm 827 loài thực vật, 382 loài động vật trong đó có một loài đặc hữu như Khướu đầu đen, chim mỏ xám, trĩ sao, bò tót, hổ, gấu, trâu rừng… Thác Đam B’ri (thác cách trung tâm thị xã Bảo Lộc 18km): Gồm một quần thể thác nước lọt thỏm giữa khu rừng nguyên sinh: Thác Đam B’ri cao 57m, thác Dasara cao 60m, thác Daton cao 20m. Tại đây có voi để du khách chụp ảnh hay thuê cỡi dạo chơi trong rừng, có cầu treo bắc qua suối, có “đảo khỉ” ở giữa rộng 5ha với khoảng 500 con; có hươu nai, gầu, beo, cá sấu…Theo truyền thuyết thì xưa kia có một cặp thanh niên nam nữ yêu nhau, chàng tên là Đam và cô gái là Hơbi. Hơbi là con của một tù trưởng không muốn con gái mình lấy một chàng trai nghèo khó như Đam nên đã tìm cách đày chàng đến một nơi xa. Vì quá thương nhớ người yêu nên ngày ngày Hơbi đều ra đây khóc lóc để đợi người yêu về. Nhưng đợi mãi, đã qua mấy mùa rẫy mà Đam vẫn không về. Một hôm dân làng nghe thấy tiếng thét và chạy ra thì Hơbi đã hóa thành một dòng thác. Từ đó dân làng đặt tên cho con thác là Đam b’ri nghĩa là thác đợi chờ. Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, cách Đà Lạt hơn 150km): Được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển của thế giới với diện tích 73.878 ha trong đó phần thuộc Lâm Đồng là 30.000 ha, Đồng Nai 38.000 ha và Bình Phước gần 5.100 ha. Vườn rất thích hợp để khai thác các tour du lịch sinh thái, dã ngoại, học ngoại khóa và hiện ban Quản lý Vườn đã tổ chức được 12 tuyến du lịch sinh thái. Đây là một quần thể động, thực vật có tính đa dạng sinh học cao gồm 1.610 loài thực vật, 105 loài thú, 348 loài chim, 133 loài cá nước ngọt, 80 loài bò sát, 439 loài bướm…Đặc biệt, nơi đây có khoảng 7-8 cá thể tê giác 1 sừng Java mà trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Thác Bảo Đại: Thuộc thôn B’liang, xã Ta Hine, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 40km, được công nhận danh thắng quốc gia năm 2000. Hiện công ty TNHH Phương Vinh khai thác. Tham quan nhà ga xe lửa và du lịch bằng đường sắt: Tuyến đường sắt ở Tháp Chàm (Phan Rang) – Đà Lạt bắt đầu thi công đoạn 38km giữa Tháp Chàm và Xóm Gòn vào


năm 1908, và đến năm 1917, đường sắt Tháp Chàm – Xóm Gòn được nối dài đến tận Sông Pha (Krong Pha) dưới chân đèo Ngoạn Mục. Năm 1922, công ty Thầu Khoán châu Á tiến hành xây dựng một con đường sắt nối Sông Pha với Trạm Hành – Đà Lạt. Để qua được đèo, dốc người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy nên tuyến đường này mới có tên gọi tuyến xe lửa răng cưa. Ga Đà Lạt được xây dựng trong thời gian từ năm 1928 – 1932, là nhà ga cổ và đẹp nhất Đông Dương được giữ nguyên cho đến ngày nay, được công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia từ năm 2002, ĐT nhà ga: 3834409. Tuyến đường hiện chỉ chạy được một đoạn dài 7km từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát phục vụ khách du lịch. Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa cổ kính và đẹp của Đà Lạt, xây dựng từ năm 1936 – 1940, phong cách kiến trúc Á Đông, hai mái xuôi hơi cong ở phía cuối trên có hai con rồng uốn khúc đối xứng vươn lên giữa trời cao. Phía trước có 4 trụ lớn và phía dưới diềm mái là hoa văn hình chữ “vạn” cách điệu. Trong chính điện có tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen được đúc bằng đồng từ năm 1952, cao 1,70 m nặng 1.250kg. Bên phải nội điện có quả chuông nặng 450kg treo trên giá làm bằng gỗ quý. Chùa Linh Phong (chùa Sư Nữ): Cách Đà Lạt khoảng 6km chùa có kiến trúc kiểu những đình làng, cổng Tam Quan 2 tầng, lợp mái ngói; phía dưới gồm 3 cửa cuốn hình vòng cung, trên có một cửa hình chữ nhật uốn góc và bảng hiệu “Linh Phong Tự”. Chính điện thờ tượng phật A Di Đà, toàn thân sơn son thiếp vàng, cao 1.8m và được tạc vào năm 1949. Hai bên là tượng Phật Bà Quan Âm và Đại Thế Chí. Phía sau là nơi thờ Tổ Đạt Ma và Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Chùa Linh Phước: Năm cách Đà Lạt 8km thuộc khu vực Trại Mát, gần bên đường quốc lộ 27 đi Phan Rang, xây dựng khoảng năm 1949 – 1952. Chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca cao 4.9m (kể cả tòa sen); hai bên nội điện là 2 hàng cột rồng khảm sành với nghệ thuật điêu luyện, trên là những bức phù điêu khảm bằng miểng chén về lịch sử cuộc đời Đức Phật. Mặt trước của chùa là tiền đường bảo tháp cao 27m. Có thể kết hợp tham quan ga xe lửa Trại Mát cách đó 300m và thác Hang Cọp cách chùa 6km thành một tour tham quan. Trúc Lâm thiền viện: Tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, cách Đà Lạt 5km theo đường chim bay, do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi lập, khánh thành ngày 8/2/1994. Thiền viện có diện tích 24.5 ha, được chia thành 3 khu vực riêng biệt là khu vực dành cho du


khách tham quan. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập nay là Dinh Thống Nhất, TP.HCM) Nhà thờ con Gà (nhà thờ Chánh tòa): Được dân địa phương gọi là nhà thờ con Gà vì trên nóc tháp chuông có một con gà, xây dựng năm 1931, có tháp chuông cao 47m Nhà thờ Domain: Nhà thờ này có tên nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Từ 1940 – 1943 nơi đây là nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái, năm 1943 được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo: Tiền đình được thiết kế là một tam giác cân, phía trước được trang điểm các cửa vòm nhỏ, tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệt cửa sổ theo lối kiến trúc Normandie (Pháp). Nhà thờ là nơi yên nghỉ của phu nhân Toàn quyển Đông Dương Decoux an tang ở hành lang phía sau nhà thờ. Khám phá kiến trúc Đà Lạt được giới kiến trúc công nhận là đô thị di sản với nhiều công trình kiến trúc có giá trị và có thể chia ra làm các mảng: Kiến trúc công sở, trường học và kiến trúc biệt thự. Về kiến trúc công sở thì có thể kể đến nhà Ngân khố, nay là Cục Thuế Lâm Đồng, nhà Bưu điện (đường Trần Hưng Đạo), văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, nhà ga Đà Lạt, xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt (Nha Địa dư Đông Dương cũ)…Kiến trúc trường học nổi bật nhất là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường trung học Yersin) với những tòa nhà mái vòm, với tháp cao (tượng trưng cho cây bút) vươn lên sừng sững một góc trời gần hồ Xuân Hương. Kiến trúc biệt thự thì nổi bật là các khu biệt thự đường Trần Hưng Đạo, Lê Lai, Lê Hồng Phong, Huyền Trân Công Chúa, Hoàng Diệu, Phó Đức Chính, Quang Trung…trong đó Lê Lai và Trần Hưng Đạo là những khu bảo tồn quốc gia về kiến trúc với nhiều ngôi biệt thự cổ Châu Âu được xây dựng từ thập niên 30,40 của thế kỉ XIX rất có giá trị về kiến trúc, cảnh quan, qui hoạch đô thị và được nâng cấp thành resort nghỉ dưỡng cao cấp. ẨM THỰC Bún, phở: Tại khu Hòa Bình có phở Hiếu, phở Ngọc Hiệp. Ở gần ngã tư Phan Chu Trinh có phở Vi, Phở Xuân, Phở Tiến (đường Trần Phú), phở Hà Nội (bên hồ Hoàng Văn Thụ). Phở Phi Thuyền, phở Việt (Phan Đình Phùng). Món ăn sáng được du khách ưa thích là bún bò Đà Lạt, ngoan nhất là do người góc Huế nấu như bún Công (đường Phù Đổng Thiên Vương), bún Bà Sầm (hẻm 224 Phan Đình Phùng), bún Thiên Trang (đường Hồ Tùng Mậu)…Từ khoảng 5h chiều đền


khuya có bún dì Đàn, dì Luống (ấp Ánh Sáng), bún Loan (Quang Trung). Cơm bình dân: Chợ lầu Đà Lạt có cả các món cơm, phở chay với chất lượng và giá cả bình dân, khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu. Trên đường Hùng Vương với quán cơm Hà, cơm Quý với giá 14.000đ 15.000đ/phần (gồm 3 món mặn và canh, dưa chua – cá pháo), Cơm Bắc (Tăng Bạt Hổ), quán Vĩnh Lợi (lô 10 Hải Thượng) có nhiều món cơm, phở, hủ tiếu, mì hoành thánh, cơm chay Phan Đình Phùng, Hải Thượng, Huỳnh Thúc Kháng. NHÀ HÀNG: Hoàng Lan, Đông Á (đường Phan Đình Phùng), Vạn Huê Lầu, Hương Ca (Trần Phú), Như Ý cũ (11 Nguyễn Trãi), Không Tên (Triệu Việt Vương), Cối xay gió (Trần Phú), Nhà Tôi (01 Thông Thiên Học, ĐT 3560056), TM (15A Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3837464); Đệ Nhất (9/1 Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3822181), Hồng Thanh (17 Phủ Đổng Thiên Vương, ĐT 3822764), Hồng Vân (45B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3822717), Ớt Đỏ (30 Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3837466), Ngọc Dunh (9B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3828664), Hồng Loan (03 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3830068), Miền Tây (29 Phan Bội Châu, ĐT 837981), Hoàng Anh Gia Lai mở cửa tận khuya. ĐẶC SẢN: Món ăn Trung Hoa chính hiệu có nhà hành Minh Triều (số 7 đường Trần Hưng Đạo); Heo tộc Tư Loan (49bis Hai Bà Trưng, ĐT 3816839), ốc 33 Hai Bà Trưng, ĐT 3825967, ốc 1A Hoàng Văn Thụ, 3A Phú Đổng Thiên Vương, Thịt đà điểu Vương Lộc (4D Hai Bà Trưng, ĐT 3816886). Bê thui Hòa Bình (65C Hai Bà Trưng, ĐT 3510834), bê thui 371 Phan Đình Phùng, Hải Sản Sông Hồng (20 Phan Chu Trinh, Tp Đà Lạt, ĐT 3821041). Lẩu Hải Sản Gia Phát (4Bis Bùi Thị Xuân, ĐT 2221686), Quán Nướng 15 (15A Nguyễn Đình Chiểu, ĐT 3811576), Bia tươi Đức (đường Nguyễn Trãi), Cơm Niêu Như Ngọc (Hồ Tùng Mậu), cơm niêu nồi đất Hương Trà (1 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3542323), Cơm gà: Cơm gà Phan Rang số 15 Trần Nhật Duật, dưới dốc nhà thờ con Gà, cơm gà chiên bà Năm Chút (2A3, đường 3 tháng 4, ĐT 3821682), Cung Đình (62 Đống Đa, phường 3, ĐT 2221614) với các món ăn Huế. Lẩu Dê: Đây cũng là món khoái khẩu của du khách vì được thưởng thức món râu xanh Đà Lạt. Đầu tiên là Dê Lệ Dung (đường Hồ Xuân Hương và đầu 3 tháng 4), Phúc Nguyên trên đường Trần Hưng Đạo (gần ngã 3 điện lực) và 32 Trần Hưng Đạo Tp Đà


Lạt, dê Phú (Hoàng Diệu), Diệu Thông (30/2 Trần Hưng Đạo, ĐT 3813240), dê Đại Lộc (29B Phan Bội Châu, ĐT 3820471) và quán dê Ngân (đường Hai Bà Trưng). Lẩu Bò: Tập trung trên đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Định, 71A đường 3/2 Atiso hầm giò heo: Một món ăn có thể gọi là đặc sản của Đà Lạt, có tác dụng giúp khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghĩ dưỡng ở Đà Lạt. Nhưng món ăn này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atiso (từ sau tết Âm lịch đến đầu mùa hè) và phải đặt trước. Ăn khuya Chợ Đêm Đà Lạt: Họp trước bãi đậu xe ngầm trên đường vào chợ Đà Lạt từ 5h chiều đến 3h sáng hôm sau. Tại đây có các món chính lá bún giò, cháo gà, cháo vịt, cơm, hủ tiếu, hải sản bình dân như nghêu, sò, ốc; quanh chợ đêm còn bán sữa đậu nành. Du khách cũng có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hố để tìm một tô bún Huế cay cay vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế và một số món khác như cháo vịt, mì quảng, phở. Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở, hủ tiếu mở cửa từ sáng đến hơn 12 giờ đêm; hoặc có thể đến quán Nga đường Nam Ký Khởi Nghĩa ăn miến gà, xôi gà, phở gà. Cà phê: Muốn cảm giác mạnh, sang trọng thì khách có thể ghé vào 2 nhà hang bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy, vào 2 tối cuối tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” và đàn dương cầm. Gần khu trung tam có phố cá phê Nguyễn Chí Thanh với gần 10 quán sát cạnh nhau như Gia Nguyễn, Why Not, Tình Cờ. Trên nhiều con đường có rất nhiều quán cà phê dạng biệt thự sang trọng có bán cả điểm tâm sáng như Đà Lạt phố (đường Hoàng văn Thụ), Papa (Trần Phú), Hương Ca (Trần Phú), Ca Dao (Hồ Tùng Mậu), An Tiến (Lê Hồng Phong), Song Vy (Nguyễn Du), Nhật Nguyệt (15 Hoàng Văn Thụ), Cao Nguyên ( Đinh Tiên Hoàng),Cali ( Đinh Tiên Hoàng), Phố Núi ( Nguyễn Chí Thanh). Dạo chợ Đà Lạt vào mua sắm Lúc mới đầu, chợ Đà Lạt nằm ở vị trí rạp ¾ (rạp Hòa Bình) ở trên dốc khu Hòa Bình với tên gọi Chợ Cây (vì làm bằng cây, lợp tôn), dân số Đà Lạt khi ấy vào khoảng 2.000 người. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi các dãy phố ván, chợ được làm mới theo kiểu nhà lồng, bốn phía không có tường, do dân số ít, trời lại rất lạnh nên chợ họp từ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng diện tích trống trước chợ được gọi là Quảng trường chợ. Phần lớn các cửa hiệu tạp hóa xung quanh chợ đều của người Hoa. Năm


1958, do quy mô của dân số TP Đà Lạt nên người ta đã quyết định xây dựng một ngôi chợ mới tại vị trí một đầm xà lách xoong (tức vị trí chợ ngày nay). Còn chỗ cũ được xây dựng lại thành rạp chiếu bóng Hòa Bình. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp khu A, sau đó đến khu B như hiện nay. Ngoài hàng đặc sản là hoa, các loại mứt trái cây ở tầng trệt, tầng lầu khu A của chợ là nơi bày bán hàng len và hàng thủ công mĩ nghệ. Chợ Đà Lạt còn bán hàng lagim (rau, củ, quả) vào lúc nửa đêm đến lúc mờ sáng trên đường vào chợ. Mua hoa Đà Lạt Tại chợ Đà Lạt có hai dãy kios bán hoa tươi phía trước và bên hông chợ, đại lý hoa Dalat Hasfarm số 16B đường Nguyễn Chí Thanh, vườn hoa Đà Lạt, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hoa Lan có vườn “Langbiang Lan” (42 Xô Viết Nghệ Tĩnh, trên đường đi vào KDL Lang Biang, ĐT 0633821234); Nghệ Nhân Cao Ngay (39 Đồng Tâm, ĐT 3821746) và Vườn Hoa TP Đà Lạt có khu vực trưng bày, bán hoa phong lan, địa lan, hoa chậu và giống hoa. Mua mứt Đà Lạt Đà Lạt có 3 loại mứt cơ bản được coi là đặc sản truyền thống gồm: mứt hồng, mứt mận và mứt đào. Mứt hồng: Theo nhiều tài liệu thì cây hồng có nguồn gốc từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên được du nhập vào Đà Lạt đã hơn 50 năm. Có 3 giống cơ bản được trồng là hồng giòn (ngọt), hồng chát và hống nước. Ngoài việc ăn tươi khi chin, hống còn được làm mứt. Có 3 loại mứt hồng tương ứng với 3 giống hồng và cao nhất là mứt hồng trứng. Mứt Mận: Được du nhập vào Đà Lạt từ thập niên 30 do ông Louis Pierre nhập vào Việt Nam. Ban đầu được trồng ở Trại thực nghiệm Dankia sau đưa về trồng đại trà ở trong nhà vườn Đà Lạt. Các khu vực trồng nhiều là Trại Hầm, Trạm Hành, Trại Mát, Định An. Có 4 giống cơ bản là hồng Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ, Mận Trại Hầm và mận Pháp. Giống như cây hồng, mận được làm mứt, rượu rất được du khách ưa chuộng Dâu tây: Có 2 giống: Dâu địa phương (màu hồng nhạt) do người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ 20 và dâu Mỹ (màu đỏ sậm). Dâu được đóng trong hộp giấy bán cho du khách. Dâu được chế biến ra khá nhiều sản phẩm như mứt, siro dâu, rượu dâu, kẹo dâu. Phố lò mứt Phù Đổng Thiên Vương: Đầu tiên, Đà Lạt chỉ có vài lò mứt ở rãi rác mỗi


nơi một cái như lò mứt đường Hồ Tùng Mậu, lò mứt đường Đinh Tiên Hoàng và lò mứt khu Đa Thiện. Nhưng giờ đây đã hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm Đà Lạt 3-4 km, bán hành chục loại mứt nhưng nổi tiếng là các loại mứt làm từ trái cây đặc sản như: mứt mận, mứt dâu (dâu ta và dâu tây), mứt đào, xí muội, mứt hồng (hồng khô), khoai lang dẻo, khoai lang sầy gừng… Tại các lò mứt có bán cả rượu cần Mua trà và cà phê Đà Lạt Lâm Đồng có nhiều thương hiệu đã nổi tiếng từ hàng chục năm trước như trà, cà phê Lễ Ký, cà phê Vĩnh Ích (Đà Lạt), cà phê Long Triều; trà Quốc Thái, Đỗ Hữu (Bảo Lộc)…Lâu đời nhất là trà, cà phê Lễ Ký nhãn hiệu Bạch Tượng (con voi trắng) đã được đăng ký bảo hộ độc quyền quốc gia. Tại thị xã Bảo Lộc, có các danh trà như: Quốc Thái với nhãn hiệu con voi vàng, trà Đỗ Hữu; trà – cà phê Tâm Châu với mặt bằng rộng, cung cấp phục vụ lịch sự, có siêu thị trà - cà phê. Danh trà Trâm Anh có cách trang trí độc đáo, là điểm dừng chân của du khách trên đường Đà Lạt – TP.HCM Atiso: được trồng nhiều ở vùng ngoại ô Đà Lạt, đặc điểm của loại cây này là từ thân, rễ, lá, bông đều hữu dụng có tác dụng chữa các bệnh về gan mật, lợi tiểu. Hiện có nhiều cơ sở cùng tham gia sản xuất trà túi lọc – một sản phẩm phổ biến dùng trong các công sở Đà Lạt – Lâm Đồng nhưng quen thuộc nhất vẫn là của công ty CP dược y tế Lâm Đồng, Vĩnh Tiến, Ngọc Duy, Quảng Thái. Atiso được bán rộng rãi ở các điểm du lịch, chợ Đà Lạt, công viên Xuân Hương… Mua hàng thổ cẩm: Từ khi các mẫu quần áo thời trang của nhà tạo mốt Minh Hạnh được ra mắt công chúng cách đây hơn 10 năm thì người ta mới biết nhiều đến hàng thổ cẩm, được du khách nước ngoài rất thích bởi tính độc đáo về màu sắc, đường nét và cả độ bền và ngày càng được đa dạng hóa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách như các loại túi xách, ví đựng tiền phụ nữ, áo khoác… Hàng thổ cẩm được bày bán ở nhiều điểm du lịch nhưng tập trung nhiều ở các làng có truyền thống về dệt như khu vực thị trấn huyện Lạc Dương, KDL Lang Biang hay làng Gà (nằm sát quốc lộ 20 thuộc, cách Đà Lạt khoảng 18km) Mua tranh thêu: Đà Lạt hiện có 5 cơ sở chuyên sản xuất tranh thêu trong đó nổi tiếng nhất vẫn là XQ và Hữu Hạnh. Giá cả có sự giao động rất lớn tùy theo khổ tranh, chất lượng khung và sự tỉ mỉ của đường nét, họa tiết, phối màu sắc. Tùy theo kích cỡ, giá từ


vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng. Trành thêu Đà Lạt rất đa dạng về đề tài nhưng chủ yếu vẫn là phong cảnh thiếu nữ và hoa. Tranh thêu Đà Lạt bày bán nhiều quanh khu Hòa Bình và một số điểm tham quan như Dinh Bảo Đại. Rượu Vang: Hiện có 3 đơn vị sản xuất rượu vang nho bằng phương pháp lên men truyền thống là công ty CP thực phẩm Lâm Đồng, công ty CP rượu bia nước giải khát Đà Lạt và công ty TNHH Vĩnh Tiến. Các sản phẩm rượu Vang Đà Lạt đã đạt nhiều giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn, mẫu mã đa dạng, hiện có bán tại các siêu thị lớn tại TP.HCM, các thành phố lớn trên toàn quốc và xuất khẩu. CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ Xe buýt: Từ Đà Lạt, có các tuyến xe buýt đi Nam Ban (Lâm Hà), Đ’Ran (Đơn Dương), Đức Trọng, Di Linh, Đại Lào (thị xã Bảo Lộc). Và ngay TP.Đà Lạt, công ty Phương Trang có nhiều tuyến đến các thắng cảnh như từ trung tâm đi Trại Mát (qua chùa Linh Phước), Xuân Trường (qua khu Sở trà Cầu Đất), Lang Biang, Thái Phiên (qua hồ Than Thở), Thung Lũng Tình Yêu. Massage: Thường gắn với các khách sạn lớn như Đà Lạt Novotel, Hoàng Anh Gia Lai, Ngọc Lan, Cẩm Đô (3-5 sao), khu biệt thự Lê Lai, Đài Liên (Hải Thượng). Massage bình dân có cơ sở Nguồn Sáng (đường Phạm Hồng Thái) và cơ sở 2 trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Hoa Biển (85 Hải Thượng, ĐT 3560707), Massage Chân (5 Hải Thượng). Dancing: Mở cửa thường xuyên có khách sạn Hải Sơn, Golf 3, Ánh Dương, Ánh Hồng (Nguyễn Chí Thanh), Cung Đàn Xưa (Khe Sanh), nhạc trẻ Bảo Ty (Bùi Thị Xuân) và khách sạn Sammy (cà phê bar) Tráng rọi ảnh: Đà Lạt có khoảng 15 minilab, tập trung ở quanh khu Hòa Bình. Bãi đậu xe: Bãi xe vãng lai (từ ngoài bờ hồ vào, bãi xe năm bên tay phải), bãi xe khách sạn Hải Sơn, bãi xe du lịch 4-12 chỗ ngồi ở trên khu Hòa Bình cạnh rạp 3 tháng 4. Vào những ngày cao điểm, các trường học ở gần các khách sạn mini cũng trở thành bãi gởi xe vào ban đêm Taxi: Đà Lạt hiện có 5 hãng taxi Thắng Lợi 1 (3830830), Thắng Lợi 5 (3835583), Mai Linh (351111), Phương Trang (3556556) và taxi HTX. Nếu có nhu cầu thuê đi tham quan cả ngày đến các điểm trong tỉnh hay trong thành phố Đà Lạt, khách có thể lien hệ để thỏa thuận giá cả với Hợp tác xã taxi (bãi đậu xe ở trước bến xe buýt đầu đường vào ấp Ánh Sáng gần bờ hồ Xuân Hương).


Xe điện vòng quanh bờ hồ Xuân Hương của hãng Mai Linh. Thuê xe máy: có nhiều điểm cho thuê xe, nhiều nhất trên đường vào chợ Đà Lạt (Nguyễn Thị Minh Khai) từ phía bờ hồ đi vào, nhìn bên tay phải sẽ thấy có nhiều bản nhỏ treo trên xe với chữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt (Cho Thuê Xe Máy) hoặc ở các phố có đông khách sạn như Nam Ký Khởi Nghĩa, Phan Đình Phùng, Bùi Thị Xuân đều có dịch vụ cho thuê xe. Xe đạp đôi: Tập trung nhiều ở đường Nguyễn Thị Minh Khai quanh hồ Xuân Hương hay đầu đường Bùi Thị Xuân Đi xe ngựa: Đến Đà Lạt không thể không đi xe ngựa bởi đó là một thú vui truyền thống của du khách. Hiện nay Đà Lạt có khoảng 30 xe ngựa phục vụ trở khách tham quan trong đó có 1 số xe đã được đóng mới rất đẹp (4 bánh thay vì 2 bánh thông thường). Xe ngựa sẵn lòng phục vụ khách tới tất cả điểm du lịch trong thành phố, xe ngựa vòng quanh bờ hồ. Bến xe ngựa ở ngã 3 máy nước gần nhà hàng Thanh Thủy. Karaoke: Nằm rãi rác trên nhiều phố nhưng nhiều nhất là trên đường Hai Bà Trưng với Sắc Màu Cuộc Sống (ĐT 3821638), Tím Xuân (ĐT 3823173), Nice (ĐT 3835303), Dạ Khúc (ĐT 8323197), Dấu Chấm Hỏi (ĐT 3816567), Family (ĐT 3818282) và đường Phù Đổng Thiên Vương với Sài Gòn Ca Dao (ĐT 3824382), Binbo (ĐT 3553495), Diều no gió (ĐT 3552406), Đồi Xanh (ĐT 3831236). Các quán khác như: Quỳnh Hương (Cô Giang, ĐT 3825522), Nhật Quang (33/19 Phan Đình Phùng, ĐT 38313912), Giáng Ngọc (số 2 chợ Chi Lăng, ĐT 3828554), Hướng Dương (Quang Trung, ĐT 3829650), Minh (94 Nguyễn Văn Trỗi, ĐT 3824815 và 7A Nguyễn Trãi, ĐT 3813066), Anh Em (80B Bùi Thị Xuân), Việt Hưng (83A Nguyễn Công Trứ, ĐT 3825482), Trúc Vàng (1B Thông Thiên Học, ĐT 3520913), Ocean Palace (28 đường 3 tháng 4, ĐT 3531732), Bin Bin (282 Phan Đình Phùng, ĐT 3837573), Minh (42 Hải Thượng, ĐT 3828816), Hải Yến (78 Hải Thượng, ĐT 3822799), Mic (Nguyễn Trãi), Diễm Quỳnh (Yersin). Nhạc sống kiểu phòng trà có cà phê & Trà quán Dương Tùng (09 Đồng Tâm, ĐT 3542161), Ocean Palace (số 28 đường ¾, ĐT 3531732), Cung tơ chiều (gần dinh Bảo Đại). Máy ATM:Tập trung ở quanh khu Hòa Bình, chi nhánh các ngân hàng thương mai, Bưu điện trung tâm, trong 1 số khách sạn lớn , đường Phù Đổng Thiên Vương. ATM Vietcombank: Bưu điện Tp.Đà Lạt trước cổng ĐH Đà Lạt, khách sạn Novotel


Đà Lạt, Golf2, chi nhánh Vietcombank Lâm Đồng (Trần Phú), đường Ng Thị Minh Khai.ATM Đông Á: Tại chi nhánh đường Hải Thượng, Bưu Điện Tp.Đà Lạt.ATM Đầu Tư và Phát Triển: Chi Nhành NH ĐT&PT đường Trần Phú, Bưu Điện Tp.Đà Lạt.ATM Sacombank: Tại chi nhánh đường 3/2, quầy giao dịch viễn thông Lâm Đồng (16 Trần Phú).ATM Agribank: Tại chi nhanh đường Trần Phú, Bưu Điện Tp.Đà Lạt, Phù Đổng Thiên Vương. Dịch vụ Bưu Điện: Bưu điện trung tâm Đà Lạt, Phòng giao dịch 14 Trần Phú, gần nhà thờ con Gà và bưu điện trung tâm Đà Lạt (dưới chân dốc lên khu Hòa Bình).Trong chợ Đà Lạt hay trên khu Hòa Bình cũng có bưu cục. Trên đường đi đến hồ Than Thở cớ bưu cục Phan Chu Trinh. Tại Trại Mát gần chùa Linh Phước có bưu cục Trại Mát. Gần Thác Voi (Lâm Hà) có Bưu cục thị trấn Nam Ban. Dưới chân núi Lang Biang có bưu điện trung tâm huyện Lạc Dương… Báo chí: Đà Lạt có đội quân bán báo dạo hùng hậu với hơn 50 người và hơn 10 cửa hàng, quầy sách báo lớn: Chí Thành (43 đường 3 tháng 2), sách báo Chí Thành (Bùi Thị Xuân), Bưu điện trung tâm (14 Trần Phú), quầy báo tại Bưu điện Đà Lạt dưới chân dốc lên khu trung tâm Hòa Bình, Kim Anh (đầu đường Đào Duy Từ); Phương Duy, Nhật Minh, Duy Duy (Phan Chu Trinh) và quầy của công ty CP phát hành sách Lâm Đồng (18 Khu Hòa Bình). Phòng Tranh (Gallery): Họa sĩ Vi Quốc Hiệp (06 Huyền Trân Công Chúa, ĐT 3836889), Phạm Mùi (số 74 đường 3/2, ĐT 3835958), Đặng Ngọc Trân (36B Nguyễn Công Trứ, ĐT 3821112) MỘT SỐ LOÀI HOA TIÊU BIỂU Dã Quỳ (Cúc Quỳ): Một loài hoa dại mọc rất nhiều bên đường, dọc quốc lộ 20, dọc đèo Bảo Lộc, dọc đèo Prenn và ở khắp các thung lũng quanh Đà Lạt và là một loại hoa dại đặc trưng cho cả vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Hoa nở vào cuối mùa mưa, rộ vào đầu mùa khô. Hoa có màu vàng tươi, khi hoa cúc quỳ nở rộ là báo hiệu mùa khô cao nguyên đã đến. Mai Anh Đào: Mọc khắp núi rừng Đà Lạt nhưng được trồng nhiều ở ven bờ hồ Xuân Hương, nở hoa vào dịp từ sau Nô En đến trước Tết âm lịch. Hoa mang màu sắc của đào nhưng cánh hoa lại như hoa mai nên gọi là Mai Anh Đào. Mimosa: Một loài hoa đã đi vào ký ức du khách qua bài hát Mimosa của nhạc sĩ Từ Kiết Tường với câu “Mimosa từ đâu em đến?” Cây cao từ 3-6m, hoa màu vàng tươi, lá


có màu xanh lam, thấp thoáng ánh bạc, nở 2-3 lần trong một năm nhưng nở rộ vào mùa hè. Sinh viên học sinh Đà Lạt hay ép hoa vào trong trang sách gửi cho người yêu để bày tỏ sự trong trắng, dù khô vẫn không mất mùi thơm, được trồng nhiều trên đường Mimosa. Cẩm tú cầu (hoa cầu hôn): Hoa hình cầu, có 4 màu sắc cơ bản. Lúc mới ra hoa màu trắng, sau đến xanh nhạt, sau nữa chuyển sang màu xanh đậm và cuối cùng là màu hồng tím. Theo truyền thuyết xưa, một công chúa La Mã đến tuổi lấy chồng, nhà vua giới thiệu mãi không ưng. Trong một lần đi kinh lý, công chúa chợt ưng ý và cầm bông hoa tú cầu ném trúng người mà mình chọn, từ đó có tên dân gian là cầu hôn. Hoa Pensee: Trước đây được người Pháp ưa thích và trồng nhiều ở các biệt thự, nhất là trên đường ¾, trên đường từ đèo Prenn vào thành phố và có hẳn một loạt biệt thự lấy tên loài hoa này như Pensee 3,7,10… Phượng Tím: Có nguồn gốc Phi Châu, được kỹ sư Lương Văn Sáu đem về trồng ở Đà Lạt. Trước đây được coi là cây quí vì chỉ có 4-5 cây nhưng gần đây được nhân giống rộng rãi nhờ các tiến bộ của công nghệ sinh học nên được trồng khá phổ biến trên nhiều đường phố. Thiết kế chương trình tham quan hợp lý. Trên đường từ TP.HCM lên có một số điểm tham quan ở gần hoặc sát quốc lộ 20, ở Bảo Lộc hoặc Đức Trọng có thể ghé lúc lên hoặc về như thác Bảy tầng, thác Đam B’ri (Bảo Lộc), thác Pongour, làng Gà (Đức Trọng), thác Prenn, thác Đatanla. Tại TP. Đà Lạt có các tuyến chính: 1) Tuyến Prenn – Đatanla – Tuyền Lâm, có thể ghép 2 điểm Đatanla và Tuyền Lâm trong một buổi hoặc một ngày 2) Tuyến thác Câm Ly – Dinh Bảo Đại biệt thự Hằng Nga – Nhà thờ con Gà – dinh 2 vườn hoa Minh Tâm Chùa Tàu – Bảo tang Lâm Đồng chùa Linh Phong – dinh Bảo Đại 3) Tuyến thác Hang Cọp chùa Linh Phước 4) Theo trục đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát (đường quốc lộ 27 cũ đi Đơn Dương – Phan Rang), kết hợp tham quan bằng xe lửa; nếu kết hợp tham quan tháp Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ôtô để đi tiếp từ Trại Mát đến Thác 5) Tuyến Đồi Mộng Mơ – Thung Lũng Tình Yêu vườn hoa thành phố hồ than thở và vườn rau, hoa sinh thái hoặc phân viện sinh học nhiệt đới thung lũng Tình yêu vườn


hoa thành phố hồ Than Thở. 6) Cũng có thể tách ra 2 cứ điểm một (Phân Viện sinh học Thung Lũng tình yêu/ vườn hoa thành phồ hồ Than Thở) cho một buổi tham quan. 7) Tuyến nhà thờ Domain Phân viện sinh học Langbiang. Tuyến vườn hoa thành phố hồ Xuân Hương đồi Cù nên đi vào buổi chiều nếu trời không mưa. Có thể tham quan Vườn hoa thành phố và đồi Cù (kết hợp làm quen với môn đánh Golf) trong một buổi.


Đắk Lắk TỔNG QUÁT VỀ ĐẮK LẮK Giới thiệu chung Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, phía bắc và đông bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Căm-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn trong cả nước. Vùng núi cao từ 1.000 – 1.200m chiếm 35% diện tích của tỉnh. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 450m, chiếm 53,5%, đất đỏ mầu mỡ, khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Đất trũng phù sa (12%) trồng lúa và đồng cỏ tự nhiên. Rừng Đắk Lắk có trữ lượng gỗ dồi dào và nhiều động vật quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, nai, heo rừng, bò rừng. Đắk Lắk có các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sêrêpôk( các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số nhánh sông nhỏ khác. Nhiều thác cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thủy điện như thác: Dray H'Linh, Buôn Kuốp. Nhiều hồ lớn như hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp, hồ Đakmin... cung cấp nước tưới và thuỷ sản nước ngọt cho toàn tỉnh. Khí hậu: vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24ºC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5ºC. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông Dân tộc, tôn giáo Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lắk), đàn T'rưng, đàn Klông pút, đàn nước, kèn, sáo...


Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng. Giao thông Hệ thống mạng lưới giao thông khá thuận lợi, các quốc lộ 14 đi Pleiku - Gia Lai (180km), đi Đắk Nông và Tp. Hồ Chí Minh; quốc lộ 26 đi Nha Trang – Khánh Hòa (190km); quốc lộ 27 đi Đà Lạt – Lâm Đồng (395km). CÁC ĐIỂM THAM QUAN 1. Chùa Khải Đoan Là ngôi chùa của những người Việt sinh sống ở Ðắk Lắk. Chùa được xây dựng năm 1951-1953 trên một khu đất thoáng rộng tại 89A đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Ma Thuột Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ tam, trước cổng là tam quan, giữa là chính điện, sau là nhà hậu tổ. Cổng tam quan gồm 2 tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m. Ðiện Quan Âm xây tách biệt với bố cục chính của chùa, hình lục giác với 6 cột trang trí hình rồng mây. Chính điện gồm hai phần, phần trước kiến trúc theo kiểu nhà dài của Tây Nguyên có cột kèo, nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Chính điện thờ Phật Thích ca. Chùa có quả chuông nặng 380 kg bằng đồng đúc năm 1954. 2.Ngôi nhà gỗ 117 tuổi - Đăk Lăk Đây là ngôi nhà rất độc đáo: Kiến trúc theo lối Lào - Thái, có mái cong nhọn như mái chùa, hình dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, như muốn bay lên với trời xanh, được làm hoàn toàn bằng gỗ. Không chỉ khung, cột, dầm, kèo... mà từ ngói lợp đến cái chốt nhỏ cũng bằng gỗ. Theo người già kể lại: Căn nhà được khởi công xây dựng ngày 7.12.1883 do một nghệ nhân người Lào tên là Khavivông Khăm sao thiết kế và trực tiếp chỉ huy xây dựng. Ông phải huy động 14 thợ chính, 20 thợ phụ, 8 con voi tham gia khai thác, vận chuyển, đục đẽo và hỗ trợ việc dựng nhà. Ngôi nhà phải dùng tới 100 m3 gỗ tốt như cà te, cà chít, cam xe. Chỉ riêng gỗ cà chít (tương tự như gỗ lim ở miền Bắc) dùng để đẽo ngói lợp nhà đã tốn tới 7,5 m3. Thời gian thi công ngôi nhà kéo dài 1 năm 4 tháng 12 ngày. Ngày 12.9.1885 ngôi nhà được chính thức hoàn thành, có giá trị bằng 20 con voi đực có ngà. Ngày 19.3.1885 chủ nhà làm lễ tân gia thết đãi tất thảy bà con trong vùng


hết 20 con trâu, 150 ché rượu cần và được đưa vào sử dụng cho đến nay. Trải qua hơn 117 năm mưa nắng khắc nghiệt của Tây Nguyên vẫn không làm ngôi nhà suy suyển. Hiện nay ngôi nhà được xem như là một di sản văn hóa, kiến trúc của Đắc Lắc. Đến Đắc Lắc các bạn hãy đừng quên đến thăm ngôi nhà này. Các bạn sẽ được thưởng thức thịt gà nướng, cơm lam, được ngủ một đêm trên chiếc giường cũ của vua săn voi trong không khí trong lành của Vườn quốc gia Yôk Đôn, trong tiếng nước sông Sê Rê Pôk chảy như reo, như hát và rồi bạn sẽ rất khó quên về mảnh đất này... 3. Hồ Lăk Hồ Lăk mang tên chung với huyện Lăk, nằm giữa thị trấn Liên Sơn, núi liền núi, cách TP Buôn Ma Thuột 50 km, là một trong những thắng cảnh nên thơ còn mang ít nhiều dấu ấn nguyên sơ của tỉnh miền núi Đắk Lắk. Đến đây, bạn sẽ thấy một lâu đài thời xa xưa là nơi nghỉ dưỡng của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, vừa được trùng tu với vẻ khang trang, tọa lạc trên đỉnh đồi xanh pha màu hoa sứ trắng, nhìn xuống mặt hồ rộng phẳng lặng như gương. Đến đây, bạn sẽ thăm buôn Jun - ngôi làng của người dân tộc M'Nông R'Lâm sống ven hồ Lăk từ bao đời qua, để lần đầu tiên được ngồi trên lưng voi đi xuyên qua buôn làng với những căn nhà sàn truyền thống, đi dọc ven hồ với những chiếc thuyền độc mộc sẵn sàng đưa khách ra đảo xanh giữa lòng hồ xanh thấp thoáng những cánh le le chập chờn trên nền trời xanh. Hồ Lăk rộng hơn 500 ha, ăn thông với mặt nước dòng sông lớn Krông Ana bắt nguồn từ dãy núi cao Chư Yang Sin, tiếp giáp tỉnh Lâm Đồng. Hồ Lăk hãy còn nguyên sơ trong vẻ đẹp của thiên nhiên tạo nên, nằm yên ắng bình lặng giữa thị trấn nhỏ miền núi mang tên Liên Sơn của huyện Lăk (Đắk Lắk). Đêm bên hồ Lăk, du khách có thể vui thú lửa trại, có tiếng hát ca, điệu nhảy múa dân gian người dân tộc M'Nông của anh hùng Nơ Trang Lơng, và bạn sẽ ngủ ngon giấc lành trong ngôi nhà sàn truyền thống sau khi thưởng thức tiếng nhạc cồng chiêng giữa thiên nhiên xanh bên hồ. 4. Thác Ba Tầng Thác Ba Tầng là một thắng cảnh đẹp của huyện Dak Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8 km theo quốc lộ 14 ngược hướng về Buôn Ma Thuột. Người ta gọi là thác Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới. Ba tầng thác này nằm nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40 mét. Tầng thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống


lòng thác từ độ cao hơn 1,5m. Cách tầng thác thứ nhất chừng 20 mét là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2 mét đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa. Thác thứ ba là thác lớn nhất và là thác chính của cụm thác Ba Tầng, cách thác thứ nhất khoảng 20 mét. Ngọn thác chính này cao hơn 20 mét, ngày đêm ầm ào chảy giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng và đổ tràn về hai bên bờ suối. Ở đây, dòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát mà du khách có thể ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh dòng nước tuôn trào từ trên cao xuống trong âm vang của tiếng thác reo. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước tỏa bay ra xung quanh như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác mải miết reo vang muôn thuở giữa ngàn xanh. Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẵng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này. Cùng với thác Diệu Thanh, thác Ba Tầng là điểm du lịch dã ngoại đầy thi vị ở phía Nam DakLak. Nếu khai thác được hết tiềm năng thiên nhiên sẵn có của thắng cảnh thác Ba Tầng, ngành du lịch DakLak sẽ có thêm cơ hội mang đến cho khách thập phương những bất ngờ thú vị trên hành trình " Du lịch xanh ". 5.Nhà đầy Buôn Ma Thuột - Một chứng tích lịch sử Chắc có lẽ nhiều người ngạc nhiên khi được nghe kể lại rằng thành phố Buôn Ma Thuột sôi động hôm nay, cách đây hơn 50 năm là những cánh rừng hoang vu, mênh mông phủ kín, dân cư thưa thớt, nơi đây xưa kia được coi là chốn rừng thiêng nước độc, người đồng bằng ít dám mơ tưởng đặt chân lên chốn này. Thế nhưng cũng cùng thời gian ấy, ở đây đã có một nhà đày (một trong những khu biệt giam tù chính trị) với chế độ tàn bạo nhất của bọn thực dân Pháp ở nước ta. Đến Buôn Ma Thuột tìm hiểu về mảnh đất - con người, không thể không đến thăm khu di tích lịch sử cách mạng đã được Nhà nước xếp hạng này. Tại đây, các bạn sẽ được thấy, được nghe, được biết thêm nhiều điều mới lạ về truyền thống đấu tranh oanh liệt của những chiến sĩ cộng sản thuở trước. Nhà đày Buôn MaThuột không những là chứng tích về tội ác của bọn Đế quốc - thực dân mà nó còn là trường học lớn đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường của cách mạng Việt Nam như : Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Đệ và biết bao nhiều người con ưu tú của mọi miền Tổ quốc.


Nhà đày BuônMaThuột có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc vận động cách mạng Tháng Tám ở DakLak. Những chiến sĩ cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo hạt mầm cách mạng vào mảnh đất Cao nguyên đất đỏ này. Được mở rộng và xây dựng kiên cố thêm trên cơ sở của một Prison (nhà lao) có từ năm 1900 đến năm 1930 nhà lao BuônMaThuột trở thành nơi đày ải những chiến sĩ yêu nước Việt Nam. Giờ đây, đến thăm nhà lao BuônMaThuột, các bạn sẽ nhìn thấy những chứng tích tội ác của bọn thực dân Pháp. Qua đó, bạn có thể hình dung lại toàn bộ nhà đày BuônMaThuột với chế độ cai trị khắc nghiệt và tàn bạo chẳng khác nào địa ngục của bọn thực dân Pháp. Năm tháng đã qua đi, nhưng những dấu ấn ấy như còn in rõ vào tâm trí của mỗi người. Khi đặt chân đến đây, nhìn lại những chiếc cùm các bạn cũng sẽ thấy đau lòng, bồi hồi xúc động và càng khâm phục những chiến sĩ cộng sản kiên cường không sợ hy sinh, quyết tâm chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù góp phần giải phóng dân tộc thoát khỏi đêm mờ nô lệ. 6. Vườn Quốc gia Yok Đôn Vườn quốc gia Yok Đôn thuộc huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 40km về phía tây bắc là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất nước ta với tổng diện tích 115.545ha. Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và các nhà khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng đại ngàn thuộc hệ sinh thái rừng khộp mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới Đông Nam Á, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím… Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, trong đó nổi lên các ngọn núi Yok Đôn và Reheng. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật. Theo khảo sát của các nhà khoa học, Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam có nhiều động vật quý tập


trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp. Yok Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây họ Dầu. Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học của vườn quốc gia, nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về các loài động vật hoang dã, nghiên cứu chuyên về từng loài động thực vật như voi, thú móng guốc, hổ báo Đông Dương, các loài chim… Bên cạnh công tác bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn, một trong những nhiệm vụ của Vườn phát triển các loại hình du lịch. Thời gian qua, Ban Quản lý vườn quốc gia đã tích cực phối hợp với ngành Du lịch Đắk Lắc tham gia phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu, tham quan thám hiểm rừng nguyên sinh. Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M’Nông, Lào… Buôn Đôn hiện vẫn bảo tồn được khá nhiều kiến trúc nhà sàn truyền thống với những hình chạm khắc đẹp và công phu, thể hiện bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tài tình của cư dân nơi đây. Buôn Đôn còn là vùng đất nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi. Khách đến đây sẽ được tận mắt xem các dụng cụ dùng để săn bắt voi và có thể cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng đại ngàn hoặc cùng voi vượt qua dòng sông Sêrêpôk lại chảy từ đông sang tây trong khi hầu hết các con sông thường chảy từ tây sang đông rồi đổ ra biển. Bắt nguồn từ vùng núi Nam Đà (huyện Krông Nô) sông Sêrêpôk cuồn cuộn chảy qua huyện C’Dút về huyện Buôn Đôn, sông Sêrêpôk lững lờ trôi quanh khu vực vườn quốc gia Yok Đôn tạo thành vành đai tự nhiên bảo vệ khu rừng. Những thân cây si cạnh bờ sông mọc ra vô vàn cành, rễ tua tủa đan chéo vào nhau tạo nên những “khu nhà sàn” độc đáo bằng rễ cành cho du khách trèo lên thưởng ngoạn cảnh sông nước, núi rừng. Khi màn đêm buông xuống, du khách được tham gia đêm lửa trại với những giai điệu sôi nổi của các nhạc cụ đầy chất sáng tạo của vùng đất Tây Nguyên như cồng, chiêng, đàn Chinh K’ram, sáo vỗ, Đinh Puốc, T’rưng…Bên cạnh tour cưỡi voi thăm Yok Đôn, Du lịch Đắk Lắk còn tổ chức các tour du lịch dã ngoại, đi bộ, cắm trại trong rừng hoặc


thuê nhà nghỉ trong căn chòi nhỏ ven bờ sông để du khách hưởng thú ngắm phong cảnh rừng núi, sông nước khi hoàng hôn xuống 7. Thủy điện Yaly và hồ Ayun hạ Hồ Yaly có diện tích mặt nước lên tới 64,5km2, chứa đến 1,037 tỉ m3, trữ lượng nước đứng nhất nhì Việt Nam. Nhà máy thủy điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện là 3,68 tỷ KWh. Hồ Yaly không chỉ có tiềm năng về thuỷ điện mà còn là địa điểm du lịch. Cách bờ khoảng 200m có một cù lao rộng chỉ chừng 3ha trên cù lao có hai nhà sàn (một lớn, một nhỏ). Cái lớn được làm bằng sắt, hai tầng, mỗi tầng có thể chứa đến 100 người. Công trình thủy điện Yaly nằm trên sông Sê San, thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên. Với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³ (ứng với mực nước dâng bình thường 515m) công trình thủy điện Ialy đã được xây dựng tại đây. Thủy điện Yaly với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỷ kwh. Công trình nhà máy thủy điện Yaly đi vào hoạt động, đã có tác động rất tốt đến đời sống kinh tế- xã hội Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là Gia lai nói riêng: nguồn điện Yaly hòa vào lưới điện quốc qia đã đưa ánh sáng đến đồng bào vùng sâu, vùng xa của bà con dân tộc. Điện đến với buôn làng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao dân trí, nâng caođời sống của đồng bào các dân tộc. Trong tương lai, trên và dưới thủy điện Yaly dự kiến sẽ xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4, Plei Krông và Thượng Kon Tum. Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm phía hạ lưu của thủy điện Yaly. Ngày nay thác Yaly vẫn là điểm du lịch thú vị. Đến đây, du khách có dịp thăm nhà máy thủy điện, ghé bản làng dân tộc Gia Rai, đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên. Tại thủy điện Yaly khách được đưa đi thăm lần lượt các công trình trên mặt đất. Đặc biệt hấp dẫn là công trình ngầm sâu 800m trong lòng núi. Nếu bạn đến đúng thời gian phân phối cá đánh bắt trong lòng hồ, bạn sẽ tha hồ chọn lấy cho mình những con cá tươi rói để nướng xiên ngay trong bữa ăn trưa. Một đêm văn nghệ cồng chiêng cùng giao lưu với nhóm nghệ sĩ Ê–đê ở Buôn Ma Thuột trong buổi tối đầu tiên cũng là một điểm nhấn thú vị của tour này… 8.Khu du lich Buôn Đôn


Cách Buôn Ma Thuột gần 50 km về phía Tây - Bắc có một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ðó là Buôn Ðôn, nơi chung sống của cộng đồng các sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái... Buôn Ðôn cũng đã và đang trở thành một thương hiệu nổi tiếng của du lịch ĐăkLăk và Tây Nguyên nói chung. Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo, vì luôn được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và như còn vang vọng những âm thanh hào hùng của các cuộc săn voi từ xa xưa. Dưới con mắt những nhà chuyên môn, Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Nhiều vị khách du lịch cho rằng, đến ĐăkLăk mà chưa đến Buôn Đôn thì coi như chưa lên ĐăkLăk; như vậy có thể nói rằng khu du lịch Buôn Đôn có một vị trí rất quan trọng trong các danh lam, thắng cảnh của tỉnh ĐăkLăk. Hiện nay, thương hiệu du lịch Buôn Đôn đang được 3 đơn vị khai thác. Từ Trung tâm huyện Buôn Đôn đi vào khoảng 15km, rẽ tay trái chừng 500m bạn sẽ gặp trước tiên là Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bản Đôn, đây là công ty đang khai thác Làng đảo Bản Đôn và thác Bảy Nhánh. Đến đây, quý khách được thưởng thức những cảnh đẹp tuyệt vời của Làng Đảo, cũng cầu treo, ngắm thác bảy nhánh, thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng Tây Nguyên trù phú và đặc biệt là được ngắm ngôi nhà dài hàng trăm mét của đồng bào Tây Nguyên. Tạm biệt Làng đảo Bản Đôn, bạn đi thêm chừng 5km nữa là đến Trung tâm Du lịch Buôn Đôn do Công ty Du lịch và Khách sạn Biệt Điện quản lý. Tại đây, du khách được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn làng, nếu ai muốn có “cảm giác mạnh” thì cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk để đến với vườn Quốc gia Yok Đôn. Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc lư trên lưng voi, quý khách còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác là cái lắc lư nghiêng ngã của cầu treo Buôn Đôn, với chiếc cầu treo dài trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông dữ đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ… . Trên cầu treo, có những “mặt bằng” tươm tất và mát mẽ dành cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước.


Ngoài các dịch vụ trên, bạn còn được tham quan nhà trưng bày các vật dụng sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và các dụng cụ săn bắt voi; được nghe thuyết trình về lịch sử hình thành Buôn Đôn, các phong tục tập quán và nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng rất nổi tiếng. Bên cạnh đó, bạn còn được tham quan nhà sàn cổ được xây dựng theo kiến trúc Lào đã tồn tại trên 120 năm qua hiện nay vẫn còn người sinh sống; được tham quan mộ Vua săn voi “KhunJuNốp”, đi thuyền độc mộc trên hồ Ea Rông, giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân tộc bản địa và thưởng thức các đặc sản ẩm thực Tây Nguyên như rượu cần, cơm lam, gà nướng, canh chua cá sông... ĐẶC SẢN 1.Cá Bống kho riềng Cá được mang lên, còn tươi nhảy lao xao, con nào con ấy bé tròn, họ xả cho sạch nhớt trên mình và bỏ vào ít muối ướp cho cứng lại, sau đó đi đào lấy ít riềng rửa sạch giã nhỏ. Bây giờ chỉ còn việc bắc chảo cho nóng, và cho vào đó ít dầu ăn, hay mỡ đun cho sôi lên, cho cá vào chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị sẵn. Mùi riềng, mùi cá bốc lên thơm ngào ngạt... Ðến với Đăklăk là đến với những cánh rừng đại ngàn cùng những đồi, núi, dốc đèo chập chùng, vẻ hùng vĩ uy nghi của nó đã làm nhiều người mới đến lần đầu cảm thấy ớn lạnh. Nhiều người lầm tưởng nơi đây quanh năm suốt tháng người dân chỉ biết ăn cá khô từ các tỉnh đồng bằng mang lên. Nhưng thực chất nơi đây có nhiều món ăn thuộc nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Đến với Đăklăk bạn không chỉ được ngắm thắng cảnh của một vùng rừng mà bạn còn được thưởng thức những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc cùng những món ăn dân dã mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Món cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của người dân tộc nơi đây. Cá bống là loại rất phổ biến, nó sống trong các kênh rạch, ao hồ, sông suối nơi đâu cũng có, nhưng cá bống Tây Nguyên thì lại khác, nó như không còn loài sinh vật nào có thể sống được. Vậy mà cũng Åcó loài chỉ sống ngay trong dòng thác đổ. Các con thác Tây Nguyên ngày đêm gầm rú hòa vào âm sắc của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn những bản hòa tấu vang động. Trong dòng thác đó tưởng sống nơi những ngọn thác đổ ào ào, đó là cá bống thác. Loại cá này chỉ thích nghi với môi trường nước đổ từ cao xuống, mình bé và trắng, thân tròn săn chắc như ngón tay. Nó không sống được nơi nước lặng có bùn như loại bống mủn, bống mít dưới đồng bằng.


Tháng ba nắng gió Tây Nguyên gắt gao hơn, các con thác vơi nước bớt đi vẻ oai hùng thì cũng là lúc các cư dân người dân tộc thiểu số nơi đây bắt đầu công việc dọn nương để chuẩn bị mùa rẫy mới. Hành trang trên đường đi rẫy, họ chỉ cần ít gạo và dụng cụ nấu ăn, còn thức ăn sẽ đi xuống những thác nước lấy rổ luồn vào khe đá những chỗ nước chảy xiết để bắt loại cá này. Cá được mang lên, còn tươi nhảy lao xao, con nào con ấy bé tròn, họ xả cho sạch nhớt trên mình và bỏ vào ít muối ướp cho cứng lại, sau đó đi đào lấy ít riềng rửa sạch giã nhỏ. Bây giờ chỉ còn việc bắc chảo cho nóng, và cho vào đó ít dầu ăn, hay mỡ đun cho sôi lên, cho cá vào chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị sẵn. Mùi riềng, mùi cá bốc lên thơm ngào ngạt, đợi riềng và cá quyện vào nhau, lúc này họ mới cho mắm muối và các gia vị: hành, tiêu, ớt, đường và bột ngọt tạo độ vừa ăn. Mùa làm rẫy nắng nóng người làm rẫy về trưa đã thấm mệt. Mùi thơm của cá bống thác kho riềng bốc lên thơm ngào ngạt làm cồn cào cái dạ dầy mà suốt sáng tới giờ nó đã phải làm cái việc chuyển hóa năng lượng, nhắc nhủ họ tìm đến những gốc cây kơnia gần đó để dùng bữa trưa đạm bạc mà thanh nhã. Cơm gạo lúa rẫy chín tới, cá bống thác kho riềng vừa xong, mùi hương của cơm, của cá quyện vào nhau thơm đến lạ lùng, chỉ núi, rừng Tây Nguyên mới có được. Bới chén cơm gắp con cá, và vào miệng cá bống thác giòn tan, thấm vị giác, mùi thoảng lên khứu giác thật là một cảm giác khó quên trong những ngày làm rẫy. Cơm đó, cá đó ăn với canh cà tím quả tròn, nhỏ mọc ven suối thật là món ăn quê nhưng lại không đâu có. Cơm trưa xong, nghỉ mát dưới bóng cây kơnia, cái gió Tây Nguyên làm vơi bớt cái nắng như thiêu như đốt làm cho người làm rẫy chìm vào giấc nghỉ trưa thanh bình và cái mệt nhọc của một buổi lao động nhờ đó cũng tan đi. 2.Ly cà phê Ban Mê Đến Buôn Ma Thuột, du khách thập phương không chỉ được tham quan các di tích, thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ, diễm lệ mà còn được thưởng thức nhiều thú vui ẩm thực vừa mang nét đặc thù, khá là đa dạng. Sẽ là rất tiếc nếu đến đây mà bạn chưa một lần tận hưởng cái hương vị đậm đà khó quên của ly cà phê Ban Mê - đặc sản của vùng đất cao nguyên - vốn đã nổi tiếng. Những ai đi xa lâu ngày trở lại nơi đây sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của thành phố được mệnh danh là “thủ phủ của cao nguyên” này - thành phố trẻ Buôn Ma Thuột ngày nay mang dáng vẻ và nhịp sống sôi động của một đô thị mở


cửa. Hầu như ở đường phố nào cũng có quán cà phê mang những cái tên rất lãng mạn như: Chiều Tím, Ánh Trăng, Ngàn Xanh, Dạ Lan, Mi mô sa... Từ sớm tinh mơ các quán cà phê đã đông kín khách bởi uống cà phê vào mỗi buổi sáng đã trở thành thú vui của người Buôn Ma Thuột. Trong buổi ban mai se lạnh nơi phố núi, ngồi nhâm nhi ly cà phê thơm bốc khói, thả hồn theo giai điệu trữ tình, sâu lắng của những bản tình ca, bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản và bình yên biết nhường nào, tâm hồn như đang hòa quyện cùng đất trời cao nguyên lộng gió.. 3.Lá Bép Lá bép hay còn gọi lá bét (Gnetum gnemon L. var.griffithii Markgr.) là một lòai thực vật hoang dại phân bố ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Cây có dạng bụi thấp nhưng để tự nhiên có thể trườn cao từ 3 – 5m, cành non láng, lá tròn dài, quả hình thoi (khi chín có màu đỏ). Cây tái sinh bằng chồi nhanh và khỏe, ở những vùng có đủ độ ẩm cây sinh trưởng và cho lá non quanh năm. Vì sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên, không ai bón phân, phun thuốc trừ sâu nên lá bép được xem như một lọai rau sạch. Không chỉ ngon, đủ calo, an toàn, lá bép còn có tác dụng như là một vị thuốc vì có chứa nhiều các hoạt chất sinh học tự nhiên . Theo nghiên cứu vừa công bố của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng, rau lá bép chứa rất nhiều axít amin thiết yếu. Kiểm nghiệm được thực hiện tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy, trong thành phần của lá bép có tới 7 axít amin thiết yếu như glutamic, aspartic... với hàm lượng cao từ 206 đến 208 mg/100 g và khoảng 0,88% là đường khử (đường trơn). Các chất này ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng còn có khả năng giúp gan thải trừ một số độc chất cho cơ thể. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên thường xuyên và yêu thích sử dụng lá bép làm rau ăn ở dạng xào hoặc nấu canh với cá suối... Trong các cuộc kháng chiến, lá bép là một trong những lọai thực phẩm thiết yếu của bộ đội Trường Sơn. Hiện tại ở tây nguyên đã có nhiều nhà hàng bán các lọai món ăn được làm từ lá Bép và xem như là món đặc sản của vùng miền. Do có nguồn gốc hoang dai lại ưa bóng nên có thể thỏai mái trồng lá bép dưới tán rừng hoặc di thực về vườn rau nên tiềm năng khai thác lòai cây này làm rau ăn trong đời sống hàng ngày là khá lớn. 4.Bơ Đắk Lắk


Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 2.700 ha diện tích trồng trái bơ với sản lượng hàng năm đạt trên 40.000 tấn, đem lại lợi nhuận khoảng 7 triệu USD. Báo cáo về những kết quả bước đầu của hiện trạng cây bơ trên địa bàn và định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu cho trái bơ Đắk Lắk của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh và Ban quản lý dự án “Phát triển chuỗi giá trị bơ trái Đắk Lắk” cho biết Đắk Lắk là địa phương có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với cây bơ phát triển và bơ Đắk Lắk được xem như một loại sản vật địa phương. Từ lâu, con người đã biết sử dụng trái bơ để chế biến thành nhiều món ăn giàu dinh dưỡng, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh; làm mỹ phẩm... Tuy nhiên, người dân vẫn chỉ coi bơ như một loại cây trồng phụ, chỉ được trồng ở những nơi đất thừa, làm bóng mát. Với những kết quả khả quan bước đầu của dự án, tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung bảo tồn gen và nhân rộng diện tích các giống bơ tốt; đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng thương hiệu bơ Đắk Lắk và phát triển thị trường sản phẩm từ trái bơ. LỄ HỘI 1.Hội đua voi Hội đua voi thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3 tại Buôn Đôn. Bãi đua có chiều dài khoảng 400 - 500m, chiều ngang rộng chừng 30 con voi xếp hàng. Trước khi vào cuộc đua, một hồi tù và vút kên, theo lệnh điều khiển của nài voi, lần lượt các chú voi nối đuôi nhau rồi xếp thành hàng phía trước Ban giám khảo, các chú voi từ từ quỳ phục làm động tác chào Ban giám khảo và khán giả. Sau đó, từng tốp voi vào vị trí xuất phát. Sau khi có hiệu lệnh, các chú voi bật lên như lò xo, phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo cổ vũ của khán giả ầm vang núi rừng. Cuộc đua phải qua nhiều vòng, đến khi chọn được một chú voi chiến thắng về đích trước. Voi thắng cuộc được đeo một vòng nguyệt quế, nó giơ cao chiếc vòi chào khán giả, đôi tai phe phẩy, mắt kim dim đón nhận những khúc mía, những trái chuối của những người dự hội. Sau cuộc đua trên cạn là cuộc thi voi bơi qua sông Sêrêpôk, voi kéo co, voi ném xa, voi đá bóng... Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn. Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây


Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M'Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. 2.Lễ Lớn Khôn (lễ Mpú) Lễ Lớn Khôn của dân tộc Ê Đê, thường kéo dài hai ngày đêm để xác nhận chàng trai Ê Đê đã đến tuổi trưởng thành. Lễ tổ chức ở các suối nước, trên đường và tại nhà của chàng trai. Nhiều nghi lễ truyền thống được tiến hành cùng với sinh hoạt văn hóa, kể chuyện dân gian. 3.Hội xuân Kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngay đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè… Buôn làng được sửa sang khang trang. Buôn, sóc nọ tiếp buôn sóc kia mở hội đâm trâu. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất về thế giới bên kia. Du khách có dịp hòa mình với không khí của hội lễ, với những trò vui diễn lại tích xưa từ thời Đông Sơn; được tham dự những điệu múa, lời ca quyện với tiếng cồng, chiêng hào hùng, của những cư dân nơi xứ núi. Người dân Tây Nguyên rất hiếu khách, đón tiếp ân cần nồng hậu, đầy tình thân ái. Hội kéo dài từ tháng 10, 11 đến tháng giêng, tháng hai âm lịch. • Bên cạnh các lễ hội kể trên, Đắk Lắk cũng có nhiều lễ hội khác giống nhiều người dân tộc Tây Nguyên như lễ Ăn trâu, lễ cúng Cơm mới, lễ Bỏ mả - tập tục rất đặc trưng của nhiều người dân tộc trên vùng Tây Nguyên. KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG 1.Khách sạn Khách sạn Eden Địa chỉ: 228 Nguyễn Công Trứ, Tp. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3840055/ 3841448 Fax: 3840079 E-mail: bmt_edenhotel@yahoo.com Website: www.edenhotelbmt.com Khách sạn Đam San Địa chỉ: 212 - 214 Nguyễn Công Trứ, Tp. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3851 234/ 3814 071 Fax: 3852 309


Khách sạn Hai Bà Trưng Địa chỉ: 8 Hai Bà Trưng, Tp. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3852 407 Fax: 3815 100 Khách sạn Thiên Mã Địa chỉ: 52 Hai Bà Trưng, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Điện thoại: 3853 963 Fax: 3852 121 Khách sạn Biệt Điện Địa chỉ: 1 Ngô Quyền, Tp. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3954 299 Fax: 3954 826 Khách sạn Cao Nguyên Địa chỉ: 65 Phan Chu Trinh, Tp. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3855 960 Fax: 3851 912 Khách sạn Hoàng Gia Địa chỉ: 80 Lê Hồng Phong, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Điện thoại: 3852 161 Khách sạn Thắng Lợi Địa chỉ: 1 Phan Chu Trinh, Tp. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3857 615 Fax: 3857 622 Khách sạn Dakruco Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 3970 888 / 777 Fax: 3970 889 / 779 Khách sạn Agribank Địa chỉ: 111 Lê Hồng Phong, Tp. Ban Mê Thuột, Đắk Lắk Điện thoại: 851338/ 857828/ 857829 Fax: 851338 2.Nhà hàng Nhà hàng - Khách sạn Bạch Mã, 09 Nguyễn Đức Cảnh – TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.815215 Nhà hàng - Khách sạn Đam San, 212 Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.851234 Nhà hàng - Khách sạn Thành Công, 51 Lý Thường Kiệt - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.858243


Nhà hàng Ban Mê, 09 Nguyễn Chí Thanh - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.951001 Nhà hàng - Khách sạn Tây Nguyên, 110 Lý Thường Kiệt - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.851010 Nhà hàng Hoa Mai - Khách sạn Hai Bà Trưng, 08 Hai Bà Trưng - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.852407 Nhà hàng - Khách sạn Thắng Lợi, 01 Phan Chu Trinh - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.857615 Nhà hàng - Khách sạn Cao Nguyên, 65 Phan Chu Trinh – TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.855957 Nhà hàng - Khách sạn Biệt Điện, 01 Ngô Quyền - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk ĐT : 050.954299 Nhà hàng - Cà phê Khách sạn Tuấn Vũ, 135/1 Ngô Quyền - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk - ĐT : 050.956519 Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Lộc, 07 – 09 Ybi Alêo - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk ĐT : 050.956703 Nhà hàng Thanh Lịch, 270 Trần Phú – TP. Buôn Ma Thuột – ĐT: 050.852046 Nhà hàng Bốn Triệu, 333A Quang Trung – ĐT: 050.814742


Gia Lai 1. Giới thiệu tổng quát Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Năm 1976 – 1991 Tỉnh Gia Lai sát nhập với Kon Tum thành tỉnh Kon Tum - Gia Lai. Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 ngày 12/8/1991 tách thành 2 tỉnh là Kom Tum và Gia Lai. Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 13 huyện: Thành phố Pleiku Thị xã: An Khê, Ayun Pa Huyện: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ, Dak Pơ, Dak Doa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang, Kbang, Kông Chro. Mùa mưa: tháng 5 – 11; mùa khô từ tháng 12 – 4, nằm ở độ cao từ 600 – 800m so với mực nước biển. 1.1. Vị trí: Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. 2.2. Giao thông 2.2.1. Đường bộ: Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn, Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. 2.2.2. Đường hàng không: Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ, có từ thời Pháp. Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại. 2. Các điểm tham quan chính 2.1. Hồ Ayun Hạ Vị trí: Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Cách Pleiku 70 km về phía Đông Nam. Khởi công xây dựng ngày 17/3/1990. Là hồ nhân tạo rộng nhất Tây Nguyên với 37km², dung tích 253 triệu m³ nước, dài 25km. Hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP Pleiku. Mặt hồ là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới


nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ. 2.2. Núi Chơ Hơ Rông: Núi Chơ Hơ Rông nằm ở thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cách Tp. Pleiku khoảng 10km về phía đông nam. Ngọn núi khá cao, có thể tới 1.600m, và có nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Do đó, núi tuy cao nhưng dáng mềm mại, thoai thoải vì thế có người đã ví trái núi như “Bộ ngực kiều diễm của một cô gái trẻ” Quanh chân núi, đất đai phì nhiêu, cây trồng xen với cây rừng rậm rạp. Các nhà khảo cổ và dân tộc học gần đây đã khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ của các thời kỳ đồ đá, đồ gốm...Đường lên núi tuy dốc thấp, nhưng quanh co, uốn khúc. Đất mềm để lộ các tảng đá lớn. Đôi chỗ vách đá lộ ra một khe suối nhỏ, nước chảy lặng lẽ hay một con thác dốc, nước len lỏi qua các hố sâu. Cây cỏ trên đường đi thật đa dạng. Các mảng cây lá rộng thường xanh, mọc xen với các loài cây rụng lá theo mùa, làm cho cảnh trí luôn thay đổi trên mỗi bước đi. Núi Chơ Hơ Rông đang là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan 2.3. Nhà tù Pleiku Nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nhà tù Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước 1975), nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này. Di tích ở trung tâm Tp Pleiku, cách Bưu điện tỉnh Gia Lai khoảng 300m về phía nam, có thể đến Di tích bằng các loại phương tiện xe ôtô, môtô hoặc đi bộ. Năm 1925, người Pháp cho xây cất Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước. Tháng 6/1948 chi bộ Nhà lao Pleiku được thành lập. Ngày 15-3-1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17 tù chính trị nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Đồng bào Tây Nguyên được giải phóng 2.4.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

12 đơn vị trực thuộc hế thống bảo tàng Hồ Chí Minh: •

Khu Di tích Pác Bó - tỉnh Cao Bằng


Di tích 48 Hàng Ngang - Hà Nội nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập

Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu V, Đà Nẵng

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long

Di tích Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Ngày 2-9-1982, công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Gia Lai và Kon Tum đã được khởi công xây dựng và khánh thành ngày 19-5-1984, nhân kỷ niệm 94 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo nguyện vọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, hai tỉnh Gia lai và Kon Tum nói riêng. Sau khi chia tách tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh cùng có nguyện vọng: chia tỉnh, nhưng không chia bảo tàng Bác Hồ. Do đó, Bảo tàng vẫn nguyên tên cũ như từ ngày thành lập. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum nằm trong một khuôn viên đẹp ở khu vực ngã 3 Hoa Lư của thị xã Pleiku, tỉnh Gia Lai. Kiến trúc của công trình độc đáo, hài hòa với cảnh quan và mang đậm sắc thái Tây Nguyên. Trưng bày của bảo tảng ngoài giới thiệu một số nét chính trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có nhiều tài liệu hiện vật về sự quan tâm của bác đối với Tây Nguyên, tình cảm sâu nặng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm của đồng bào đi theo con đường mà Người đã lựa chọn. Bảo tàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Địa chỉ: Số 01 Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (84.59) 824276 ; 822468 Một số hiện vật tiêu biểu của bảo tàng Hiện vật - Tượng Bác Hồ Tượng Bác Hồ do ông Đinh Thanh Hoàn ( Ông Đinh Thanh Hoàn (19201999), quê xã Lạc Nhuế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) tạc bằng gồ hương - một loại


gỗ quý tại núi rừng Tây Nguyên, năm 1982. Thời gian tạc trong 9 tháng thì hoàn thành. Bức tượng cao 1,84m. Năm 1945 vào ngày 2-9 tại vườn hoa Ba Đình, từ ở xa, ông Đinh Thanh Hoàn đã nhìn thấy Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” và ghi vào tâm khảm của mình hình ảnh Bác và có ý nguyện thực hiện điêu khắc tượng Bác. Năm 1977 ông đã điêu khắc tượng Bác bằng ngà voi tặng cho Ty Văn hóa Gia Lai - Kon Tum lúc bấy giờ. Năm 1982 tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ) tiến hành xây dựng nhà trưng bày về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đề nghị ông tạc tượng Bác đặt tại gian long trọng. Và ông đã tạc bằng tất cả tình cảm của mình cũng như ước vọng của đồng bào Tây Nguyên đối với Bác Hồ. Năm 1984 trước khi khánh thành, pho tượng Bác (toàn thân) được đón lên đặt ở gian long trọng. Hiện vật: Tượng Bác Hồ Tượng cao 12,5cm, tượng được đúc thủ công bằng đồng tại Yớt Phang, Ia Lang, Đức Cơ, Gia Lai; tượng mô phỏng Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê. Bức tượng là sự thể hiện tình dân với Bác, một lòng sắt son với cách mạng “dù có hy sinh cũng quyết giữ bức tượng”. Trong cuộc chiến tranh ác liệt các đồng chí những người đã từng gìn giữ tượng Bác Hồ, có đồng chí đã hy sinh trong năm 1968, có đồng chí do tuổi cao cũng đã mất. Sau năm 1975, trong số những đồng chí giữ tượng Bác Hồ chỉ còn đồng chí Rmah Bơng còn sống, sinh hoạt tại chi bộ 1, xã Ia Lang, Đức Cơ, Gia Lai (nay đã mất). Ngày 17-6-1994, bức tượng đã được trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, lưu giữ vĩnh viễn. Hiện vật: Bản điêu khắc Di chúc Bản điêu khắc Di chúc được ông Nguyễn Phước điêu khắc trong 20 ngày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kom Tum năm 1983, bản điêu khắc kích thước 1,46m x 1,15m, bằng gỗ lồng mức, dưới hình thức cưa lộng, nhũ vàng, trích trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề ngày 5 - 10 -1969, kể cả những chỗ Bác Hồ còn cân nhắc bằng bút đỏ. Bản điêu khắc thể hiện tình cảm của nhân dân Gia Lai, Kon Tum đối với Bác Hồ kính yêu. Bức Di chúc không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà nó còn thể hiện được tình cảm của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đối với Bác Hồ kính yêu, bằng tất cả tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với Bác Hồ, khi điêu khắc tác phẩm Di chúc này ông Nguyễn Phước còn rất trẻ, ông đã dành hết tâm huyết vào tác


phẩm nghệ thuật của mình, đây có thể được coi là là một tác phẩm duy nhất hiện nay ở Việt Nam. Hiện vật: Thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku, 19-4-1946, khắc trên gỗ hương được mô phỏng nhà rông Tây Nguyên. Bức thư được khắc trên gỗ hương nguyên khối, là loại gỗ quí của núi rừng Tây Nguyên, do phạm nhân của trại Gia Trung điêu khắc, bức thư có kích thước 121,5cm x 84cm, được mô phỏng nhà rông Tây Nguyên. Nhà rông Tây Nguyên là nơi lưu giữ truyền thống lịch sử ngàn đời của dân tộc đồng thời là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. 2.5.

Bảo tàng tỉnh Gia Lai (28-Quang Trung-TP Pleiku)

Năm 1975 sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phòng Bảo tồn-Bảo tàng tiền thân của Bảo tàng tỉnh Gia Lai ngày nay được thành lập để đáp ứng yêu cầu khai thác, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc của tỉnh nhà. Hơn 10 năm công tác, đến ngày 3/10/1989 Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập với tư cách là một cơ quan văn hoá trong các thiết chế văn hoá trực thuộc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Gia Lai. Bảo tàng Gia Lai hiện đang trưng bày giới thiệu 2 gian trưng bày cố định, bao gồm phòng "Gia Lai - Thiên nhiên - Con người" giới thiệu về các nét văn hoá truyền thống, tài nguyên thiên nhiên, và phòng "Tiền sử Gia Lai" giới thiệu các di vật và di tích khảo cổ đã được khai quật và phát hiện cho đến nay. Đồng thời Bảo tàng thường xuyên tổ chức phối hợp cùng các Bảo tàng Trung ương và các địa phương trưng bày triển lãm các chuyên đề khác nhau để phục vụ nhân dân, học sinh và khách tham quan vào các dịp kỷ niệm lớn của địa phương hay các ngày lễ trọng đại của dân tộc. Bảo tàng tỉnh hiện đang lưu giữ và trưng bày gần 6.500 hiện vật gốc các loại, trong đó có các bộ sưu tập hiện vật quý như: Chiêng, ché, trống, trang phục truyền thống...Tiến hành khảo sát và lập 35 bộ hồ sơ khoa học di tích lịch sử văn hoá và đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận 12 di tích cấp quốc gia và 2 di tích cấp tỉnh mới được UBND tỉnh Gia Lai công nhận. Đến tham quan Bảo tàng, du khách sẽ được chứng kiến những hiện vật từ thời tiền sử của nền văn hoá Óc Eo, di chỉ Biển Hồ, Trà Dôm. Bảo tàng còn lưu giữ trên 20 hiện vật trong khu di tích Tây Sơn Thượng đạo và hàng vạn hiện vật đá sau 3 đợt khai quật di chỉ khảo cổ học ở Trà Dôm, Biển Hồ và Chư Hdrông đã được các nhà khảo cổ học


xác định có niên đại cách đây 3.000-4.000 năm vào thời hậu kỳ đá mới. Các hiện vật bằng đá, những dụng cụ săn bắn hái lượm như cung tên, gùi, đàn ghè, thuyền độc mộc, các mô hình nhà mồ, nhà sàn, những hình ảnh mô tả về lễ hội truyền thống về đời sống văn hoá tinh thần của người dân Tây Nguyên. Ngoài ra, Bảo tàng còn trưng bày những hình ảnh chuyên đề về 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân Gia Lai và quá trình phát triển đi lên của tỉnh Gia Lai từ ngày giải phóng đến nay. 2.6.

KDL Công viên văn hóa Đồng Xanh

Nằm trên Quốc lộ 19, thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố Pleiku 10 km về phía Đông. Công viên trải dài trên một cù lao xanh nơi cánh đồng lúa An Phú, rộng 14ha. Kiến trúc tại công viên mang bản sắc dân tộc Tây Nguyên : Nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng mồ, đàn T'rưng nước...thể hiện qua các truyền thuyết, hoa văn, hoạ tiết được tổng hợp và cách điệu bằng biểu tượng đài cảnh Tây Nguyên, qua tiếng nhạc của buôn làng, cối giã gạo, cồng chiêng… Nhà hàng đặc sản truyền thống dân tộc: Cơm lam, rượu cần, rượu nghè, thịt nướng... đây là những món ăn sẽ làm cho bạn có cảm giác lạ và ngon miệng. Sinh hoạt thể thao: Công viên nước, du thuyền, bơi lội, câu cá ... Sinh hoạt văn hóa: Tham dự các lễ hội dân tộc Tây Nguyên. Tham quan: Hồ sen, hòn non bộ, vườn thú, rừng thiên tuế, vườn bách thảo... Đặc biệt đến với Đồng Xanh du khách được biết đến cây cổ thụ hoá thạch hơn một triệu năm. Ngoài ra, người ta còn có thể đến thăm đèo Mang Yang (Măng Giang), thác Sung Quen, núi Hàm Rồng, tháp Gia Lư 2.7.

Chùa Minh Thành - Một vẻ đẹp nơi phố núi

Du khách đi cách trung tâm thành phố Pleiku 2km về hướng tây nam, chùa Minh Thành tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải ở đường Nguyễn Viết Xuân. Chùa Minh Thành do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì Chùa gồm có chánh điện, tháp chuông, tháp thờ tổ và rất nhiều kiến trúc khác. Đặt bước chân đầu tiên lên tam cấp chánh điện, gặp cái nhìn của hai vị Kim Cang Hộ Pháp, những kẻ không thiện tâm hẳn chẳng tránh khỏi lo lắng trong lòng. Hai bức tượng Kim Cang cao khoảng 5m, được làm bằng gỗ mít, chạm khắc tinh xảo đến từng đường nét nhỏ nhất, trông rất sống động với cái nhìn dữ dội, xoáy vào tâm can kẻ tà


tâm nhưng vẫn là hiện thân của cái thiện. Chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ-mu, cửa bằng gỗ gõ, chạm nổi Tứ Đại Thiên Vương. Có thể nói đây là bộ cửa gỗ lớn nhất nhì nước ta có chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc. Chánh điện chùa tôn trí tượng Thập Bát La Hán làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, mỗi bức tượng cao 1,3m, nặng 300kg, mười tám vị với mười tám gương mặt khác nhau như hiện rõ cả cõi nhân tình thế thái. Hai bên vách chánh điện có 30 ngàn vị Phật và vách phía sau là 88 vị Phật khác. Tất cả các bức tượng này được chạm nổi vào tường rất công phu. Thẳng theo hướng tây của chánh điện là điện Đại Bi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn đúc bằng đồng theo phong cách Việt Nam, cao 6,5m, nặng 10 tấn. Bên phải chánh điện là tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu. Bên trái chánh điện là tháp chuông, tôn trí đại hồng chung được đúc tại Huế. Trước sân chùa có tượng Di Đà bằng đá hoa cương, cao 7m, nặng 40 tấn. Kế bên là lư hương bằng đồng lớn nhất Việt Nam, cao 4m, nặng 4 tấn. 2.8. Làng kháng chiến Stơr Làng kháng chiến Stơr thuộc thị trấn KBang, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của "Đất nước đứng lên" mà tiếng vang còn vòng đến tận Tây Bán cầu. Cách thành phố Pleiku khoảng 70km về hướng đông, làng Stơr là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên, tại đây anh Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp, mô hình "làng kháng chiến" từ chiến trường Gia Lai ra đời. Lịch sử Đảng bộ Gia Lai đã ghi: "Trước cách mạng tháng 8/1945, ông đã chỉ huy thanh niên Stơr tổ chức dân làng chiến đấu chống Pháp xâm lược gìn giữ núi rừng, buôn làng..., bằng những vũ khí đơn sơ như: Chông tre, bẫy đá, cung tên... đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, nêu tấm gương sáng chói cho các dân tộc Tây Nguyên noi theo, đứng lên chống giặc ngoại xâm, gìn giữ quê hương, đất nước. Từng tháng 9/1950 đến tháng 2/1951 quân Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân đánh lên làng Stơr, có lần (12/1950) chúng đã sử dụng tới một lực lượng gồm 400 quân vây quét, suốt lúa, phá rẫy, đốt làng, quyết phá cho được dấu tích làng Stơr. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và thôn trưởng Núp, dân làng Stơr đã dựa vào núi rừng hiểm trở, tổ chức đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch."


Cuộc đời cách mạng của ông đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử, ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục. Ngày 23/3/1993, làng Stơr đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa: Làng Kháng chiến Stơr 2.9. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly. 2.10. Biển hồ Tơ Nuêng nằm cách trung tâm TP. Pleiku 6km về hướng Bắc. Biển Hồ, trước đây nguyên là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với diện tích khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha và có độ sâu trung bình 15-18m. Dân trong vùng gọi Hồ là Biển và thế là có tên Biển Hồ. Hồ mang tên Tơ Nuêng - tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyển kể rằng: Làng Tơ Nuêng xưa to và đẹp lắm, dân bản sống yên vui hòa thuận, bỗng một hôm núi lửa ập tới lấp làng Tơ Nuêng, những người sống sót khóc thương làng minh và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng,... ngày16/11/1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng: Di tích danh thắng 2.11. Thủy điện Ialy Công trình thủy điện Ialy được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn của Tây Nguyên. Đây là công trình trong điểm quốc gia, cho tới nay thủy điện Ialy là công trình thủy điện lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất lắp máy 720MW và


sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỉ kWh, quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Ialy có ảnh hưởng tích cực to lớn đến đời sống KT-VH-XH… đối với Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đã tạo ra công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng chục nghìn lao động của địa phương, góp phần nâng cao dân trí của đồng bào trong vùng. Thác Ialy nổi tiếng ngày xưa nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên, với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km2 và dung tích 1,03 tỉ m3 (ứng với mực nước dâng trung bình 515m). Nơi đây là một điểm du lịch tuyệt vời về cảnh quan và môi trường, đồng thời còn là nơi cung cấp các loài thủy sản nước ngọt cho Tây Nguyên. 3. Lễ hội 3.1. Lễ hội đâm trâu: là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam. Đặc điểm: Lễ hội đâm Trâu là do người Gia Rai và Bà Na tổ chức. Con Trâu được cột quanh cây nêu và có một thanh niên lực lưỡng được cử ra để lãnh trách nhiệm đâm Trâu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Mỗi khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc con trai, con gái các buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón hội hè. Gặt hái xong xuôi là thời gian nghỉ ngơi, mọi nhà, buôn làng đều tổ chức các lễ hội như Hội bỏ mả (Mnăm Lui Msat), Lễ ăn cơm mới (Huă Esei Mrâo), Lễ đâm trâu (Mnăm thu)... tưng bừng, rộn rịp với các trò vui chơi, ăn uống no say. 3.2. Lễ cơm mới: là một trong những lễ hội gắn với canh tác nông nghiệp của người Gia-rai, được tổ chức vào khoảng tháng 8, tháng 9. Đây là thời điểm bắt đầu vào mùa khô, các vạt lúa trên rẫy đã bắt đầu chín, báo hiệu bước vào vụ thu hoạch. Lễ cơm mới là để tỏ lòng biết ơn Yàng (Trời) đã cho mưa thuận gió hoà, ngăn dịch bệnh, muông thú phá hoại cây lúa và cầu xin Yàng giúp cho mùa lúa năm sau tươi tốt hơn. 3.3. Tượng nhà mồ và lễ bỏ mã Theo quan niệm của người Giarai Mthur ở Đắc Bằng và Ia Rto, khi người ta chết thì hồn người chết (m ngắt dêi) biến thành ma (atầu). Sau khi làm lễ bỏ mả, hồn ma của


người chết mới được đi tới thế giới của bà Jung, các hồn ma sinh sống và làm việc như những người sống, nghĩa là cùng ăn uống, lấy vợ, lấy chồng, ốm đau và chết Vì thế, để cho hồn ma của người chết đến được với buôn làng của tổ tiên, người Giarai Mthur và các nhóm người Êđê phía đông đều có tục làm lễ bỏ mả cho người chết. Tập tục này đã có từ lâu và còn tồn tại cho đến tận hôm nay Người Giarai Mthur thường chọn những ngày trăng sáng nhất (tuần thứ hai tức tuần trăng tròn của tháng) để bắt đầu làm lễ bỏ mả hay ăn bỏ mả (hoă lui bơxát) như người Giarai thường gọi. 4. Ẩm thực Gia Lai 4.1. Rượu cần: Đây là đặc sản rất riêng của núi rừng Tây Nguyên, rượu cần được làm từ men rượu ủ với cơm, ngô, sắn nấu chín đựng trong ghè sành, trên phủ lá chuối khô nén chặt. Độ 4-5 ngày rượu cần ngấm men, khi uống cho thêm nước lọc vào. Rượu cần có nồng độ nhẹ, có vị chua chua, ngọt ngọt, người ta uống rượu bằng cần. Trong những dịp lễ Tết, lễ hội người ta thường uống rượu cần để chúc mừng sức khỏe, mừng mưa thuận gió hòa. 4.2. Cơm lam: Là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của người Bahnar, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cách làm cơm lam cũng khá đơn giản nhưng để ống cơm đạt chất lượng cao, người ta phải kỳ công chọn những ống lồ ô loại đúng độ tuổi mới có nước ngọt bên trong. Người Jrai nấu cơm bằng một phương pháp mang đặc trưng riêng của núi rừng, đó là vùi sâu trong tro nóng. Chính nước ngọt trong ống lồ ô kết hợp với gạo nếp dẻo, nước suối trong vắt chảy trong rừng sẽ tạo nên một cơm lam hương vị đặc biệt mang đậm sắc thái của vùng đất bazan màu mỡ, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào. 4.3. Cà phê + Mật ong: Người dân Cao Nguyên đã thành thói quen mỗi sáng với tách cà phê đậm đặc, vừa nóng vừa thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, đó là cảm giác của người phố núi. Hoa cà phê thơm ngào ngạt sẽ níu chân du khách khi đi ngang qua những trang trại cà phê bạt ngàn ở Gia Lai. Thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai một vùng đất màu mỡ mà bất kỳ loại cây nào nơi đây cũng xanh tốt xum xuê. Mỗi mùa hoa cà phê hay mùa hoa cúc quỳ nở sẽ thu hút


đàn ong tìm đến hút mật. Mật ong ở Gia Lai có vị ngọt thanh, màu vàng sậm, người ta thường dùng mật ong như một vị thuốc trong đông y. 5. Lưu trú Khách sạn Hoàng Anh **** 01 Phù Đồng, TP. Pleiku, Gia Lai Tel: (84-59) 371 8450 Khách sạn Tre Xanh *** 18 Lê Lai, TP. Pleiku, Gia Lai Tel: (84-59) 371 5787 Khách sạn Đức Long ** 95-97 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, Gia Lai Tel: (84-59) 387 6303 Khách sạn Pleiku ** 124 Lê Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai Tel: (84-59) 382 4628 6. Mua sắm •

Sản phẩm các mặt hàng thổ cẩm, điêu khắc, đan, dệt ở làng nghề tiểu thủ công nghiệp (Công viên Lý Tự Trọng, TP. Pleiku). Giá cả dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Siêu thị CoopMart Pleiku (21 Cách mạng, P.Hoa lư, Tp.Pleiku)

Tre xanh Plaza (18 Lê Lai, TP.Pleiku)

7. Giải trí •

Clb Bida Thống Nhất (18 Lê Lai, Pleiku) Điện thoại:(059)826751

Cà Phê Ana.Địa chỉ: 8 Lê Lai, TP.PLEIKU Điện thoại:(059)828936

QUÁN KARAOKE LYS (TỔ 17 P.Thống Nhất, TP.PLEIKU) Điện thoại:(059)825032

8. Thông tin cần thiết •

TT điều hành & hướng dẫn du lịch – Công ty dịch vụ cổ phần du lịch Gia Lai (215 Hùng Vương, TP.PLEIKU). Điện thoại: (059)824891

CTY DVDL Gia Lai (2 Lê Lợi, P.Hội Thương, TP.PLEIKU). Đt: (059)824271

Bến Xe Liên Tỉnh (P.Hội Phú, TP.PLEIKU. Điện thoại: (059)824117


VPĐD Việt Nam airlines (55 Quan Trung, P.Hội Thương, TP.PLEIKU) Điện thoại: (059)872443

CTY CP Mai Linh Gia Lai (97D Phạm Văn Đồng, P.Thống Nhất, TP.PLEIKU). Điện thoại:(059)897888


KON TUM TỔNG QUAN VỀ KON TUM 1. Điều kiện tự nhiên Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn. Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn 13°55’-15°27’ vĩ độ bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum có địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng phía bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam; đỉnh Ngọc Linh 2.598m, đỉnh Ngọc Phan 2.251m. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba. Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các loại gỗ quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, mía, dâu tằm... và các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Kon Tum có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,4ºC, lượng mưa trung bình năm 1.884mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 2. Tiềm năng phát triển du lịch Thị xã Kon Tum được xây bên bờ sông Đắk Bla, một nhánh của sông Pơ Kô, giữa một đồng bằng nhỏ cao 525m. Đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851. Du khách đến Kon Tum sẽ có dịp đi thăm nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như núi Ngok Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plông, suối nước nóng Đắk Tô. Ngoài ra còn có nhà tù Kon Tum, ngục Đắk GLei, đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh, nơi đã ghi lại chiến tích hào hùng và vẻ vang của dân tộc. 3. Dân tộc, tôn giáo


Là tỉnh hiện có hơn 20 dân tộc sinh sống, 51% dân số của tỉnh là đồng bào dân tộc ít người, nhiều nhất là Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, B' Râu, Rơ Mân... Phần lớn các dân tộc thiểu số sống bằng nghề làm nương rẫy và săn bắn. Kon Tum có một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Cuộc sống buôn làng của đồng bào các dân tộc với những phong tục tập quán riêng biệt, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu, bỏ mả, mừng lúa mới... Kon Tum có một số chùa chiền, chủng viện, nhà thờ gỗ, được xây dựng từ lâu đời bên cạnh nhà rông truyền thống có lối kiến trúc độc đáo... Đến đây du khách sẽ thấy được sự hấp dẫn của một nền văn hóa Tây Nguyên, của các cảnh quan kỳ thú. 4. Giao thông Thị xã Kon Tum cách Tp. Buôn Ma Thuột 246km, cách Quy Nhơn 215km và cách Pleiku 49km. Đường quốc lộ 14 chạy dài từ tây Quảng Nam qua thị xã Kon Tum đi xuống Gia Lai - Đắk Lắk – Tp. Hồ Chí Minh; quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi. 5. Hành chính Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị trấn, bao gồm •

Thị xã Kon Tum

Huyện Đắk Glei

Huyện Đắk Hà

Huyện Đắk Tô

Huyện Kon Plông

Huyện Kon Rẫy

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Sa Thầy

Huyện Tu Mơ Rông

Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thị xã Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc. DI TÍCH THẮNG CẢNH 1. Nhà thờ Gỗ Nhà thờ gỗ Kon tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, hoàn thành năm 1918, tọa lạc giữa trung tâm thị xã Kon tum. Công trình này được những


bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây theo phương pháp thủ công với kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana, là sự giao thoa giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu. Ngay từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Qua những con đường nhỏ giữa lòng thị xã Kon tum (tỉnh Kon tum), tản bộ trên đường Nguyễn Huệ, du khách bước vào giáo đường thênh thang và cảm giác đầu tiên là thấy mình thật nhỏ bé bên hàng cột gỗ hai người ôm không xuể giờ đã ngả màu đen bóng. Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu như ở các nhà rường cổ, nhưng chính những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được chất đại ngàn của người Tây Nguyên, hồn hậu và khỏe khoắn. Được xây chủ yếu bằng gỗ cà chít, nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, may thêu... Tuy gồm nhiều công trình nhưng do sắp xếp hài hòa nên bố cục tổng thể của nhà thờ không bị phá vỡ, ngược lại thánh đường còn được tôn thêm vẻ đẹp nhờ khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết bởi các bức tượng làm bằng rễ cây được chạm trổ khéo léo, tạo nên không gian mang đậm màu sắc đại ngàn. Đặc biệt cung thánh nhà thờ được trang trí hoa văn của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, tạo ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí, song cũng vừa gần gũi. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ tráng lệ cho giáo đường. Không "đụng" tới bê tông cốt thép, không dấu tích của vôi vữa, nét độc đáo của kiến trúc này còn nằm ở chỗ tất cả các bức tường đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà phổ biến của người miền Trung, và dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng thánh đường vẫn vững vàng, chưa có dấu hiệu nào xuống cấp. Chưa kể những dãy ghế gỗ sắp thẳng tăm tắp bên trong cũng góp phần tạo thêm chiều sâu cho không gian trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh. 2. Làng BaNa Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc bản địa đông người nhất ở Tây Nguyên, họ sống nhiều nhất ở tỉnh Kon Tum. Theo tiếng Ba Na thì Kon nghĩa là làng, Tum nghĩa


là hồ, ao. Kon Tum là làng có nhiều ao, hồ. Đến thăm làng Ba Na, du khách sẽ nhìn thấy những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết trong đời sống và dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên họ cũng chưa biết tổ chức cuộc sống khoa học, gạo chỉ giã đủ ăn từng ngày. Trước đây người Ba Na có truyền thống săn bắn giỏi, tới gia đình nào bạn cũng có thể nhìn thấy có vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc. Ðàn ông Ba Na thường có vết sẹo ở ngực. Ðó là vết tích do họ tự gây nên bằng cách lấy lửa hoặc than hồng dí vào ngực khi trong nhà có người chết, để tỏ lòng thương tiếc người quá cố. 3. Chùa Bác Ái Tọa lạc tại góc đường Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Gia Thiều, thị xã Kontum, chùa Bác Ái xây dựng năm 1932, được vua Bảo Đại sắc phong “Sắc tứ Bác Ái tự”. Chùa đã trải qua 5 đời trụ trì từ năm 1933 đến nay. Thượng tọa Thích Chánh Quang trụ trì hiện nay đã tổ chức trùng tu ngôi chùa từ năm 1990. Chùa là một danh lam ở cao nguyên miền Trung. Đến với chùa Bác Ái Du khách không những tham quan cảnh đẹp, mà còn khám phá nhiều điều thú vị về đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây. 4. Chùa Hồng Từ Chùa tọa lạc tại số 245 đường Trần Hưng Đạo, phường Quyết Thắng, thị xã Kon Tum. Chùa do Hòa thượng Thích Đức Thiệu xây dựng vào năm 1958. Chùa đã trải qua 6 đời trụ trì, và được trùng tu vào các năm 1969 và 1986. Điện Phật được bài trí Trang nghiêm. Chính giữa tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.000kg, cao 1,2m, được đúc tại chùa. 5. Ngục Kon Tum Từ đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum rẽ vào đường Trương Quang Trọng khoảng 800m, Ngục Kon Tum hiện lên trang nghiêm trước mắt du khách với hàng xà cừ cao vút, biểu hiện sinh động cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm của các chiến sĩ cách mạng. Về với di tích lịch sử Ngục Kon Tum, chúng ta sẽ được tham quan quần thể di tích, bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đak Bla lộng gió.


Ngục tù Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Thực dân Pháp đã bắt giam đầy ải trên 500 lượt tù chính trị và gần một nửa trong số đó đã phải nằm lại Ngục Kon Tum và dọc con đường 14. Đứng trước cái chết, những người tù chính trị đã phải tìm cho mình một con đường sống, biết rằng con đường sống đó cũng có thể trả giá bằng chính sự sống của bản thân cũng như của anh em đồng chí. Song, họ hy vọng rằng "sau khi ta chết rồi, hoạ may mấy anh em mới còn phương sống". Ngày 12.12.1931, thực dân Pháp đã chĩa súng, xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị biểu tình tuyệt thực đã 4-5 ngày, không còn sức lực. Vì vậy, chỉ trong vòng mấy phút đồng hồ, trong số 40 người đã có 8 người bị chết, 8 người bị thương. Không dừng lại ở đó, những năm tháng chiếm đóng ở Tây Nguyên, thực dân Pháp đã buộc những người tù khổ sai phải chặt cây, phá đá, làm đường để thực hiện ý đồ khai thác thuộc địa. Trong 6 tháng - từ tháng 12.1930 đến tháng 6.1931, đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cuộc "Đấu tranh lưu huyết" của những người tù chính trị tại ngục Kon Tum chính là sự phản kháng mãnh liệt chống lại bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân. Tinh thần đấu tranh của tù chính trị đã thể hiện rõ ý chí kiên cường, bất khuất, không run sợ trước kẻ thù. Sự đàn áp dã man của kẻ thù không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước của người dân Việt Nam. Ngày nay, một khu quần thể di tích lịch sử Ngục tù Kon Tum đã được tu sửa, xây dựng khang trang và trở thành điểm hẹn truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam; và ngục tù Kon Tum cũng là sự tri ân của người đang sống với người đã khuất. Ngày 16.11.1988, Bộ Văn hóa-Thông tin ra Quyết định số 1288 công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia sớm nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Sự hy sinh anh dũng của những người chiến sỹ cách mạng nơi đây sẽ trường tồn cùng đất nước. 6. Cầu treo KonKlor – Làng du lịch văn hóa Konkơtu Cầu treo KonKlor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc BahNar KonKlor ở hữu ngạn dòng sông. Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một làng dân tộc BahNar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ. Cách trung tâm thành phố Kon Tum chừng 8 km, làng du lịch sinh thái Kon K’Tu


thuộc xã Đắk Rơ Wa - thành phố Kon Tum (Kon Tum) hiện đang thực sự cuốn hút du khách thập phương. Đây là ngôi làng cổ còn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa dân tộc Banar. Kon K’Tu có 92 hộ với 530 nhân khẩu đồng bào dân tộc Banar sinh sống. Theo tiếng Banar thì Kon K’Tu là làng nguyên gốc, nguyên sơ. Được hình thành rất sớm, đến nay Kon K’Tu vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng. 7. Vườn quốc gia Chư Mom Rây Với tổng diện tích 48.658ha thuộc huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi, cách thành phố Kon Tum 55km về phía Tây là Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray với tính đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống các VQG trên cả nước. Điều kiện giao thông thuận lợi, gần Thuỷ điện Yaly, có đường mòn Hồ Chí Minh, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y... giúp VQG Chư Mom Ray ngày càng được nhiều du khách biết đến. Là VQG duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn là Lào và Campuchia. Liền kề với VQG Chư Mom Ray là VGQ Virachey của Campuchia và Khu bảo tồn Đông Nam Ghong của Lào, năm 2004, VQG Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là di sản ASEAN. Vườn quốc gia Chư Mom Ray là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động, thực vật rừng quý hiếm, các thảm thực vật rừng nguyên sinh, các sinh cảnh quan trọng. Điểm đáng tự hào của VQG là có tới 114 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh đồng cỏ (thung lũng Ja Book) rộng vào loại lớn nhất Việt Nam (hơn 9.000ha) trong VQG Chư Mom Ray đã thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt quan trọng sinh sống như mang Trường Sơn, trâu rừng, hổ, bò tót, bò rừng, voi, gấu ngựa, beo lửa… và hàng trăm loài bò sát, lưỡng cư. Đến thăm Chư Mom Ray, du khách còn được đến thăm các buôn làng dân tộc thiểu số, làm quen với dân tộc HLăng, Gia Rai, Kờ Dong, Rơ Mâm hoặc dân tộc Bờ Râu. Du khách sẽ được nghỉ ngơi trong nhà rông hoặc nhà cộng đồng thoáng mát, thưởng thức các món ăn Tây Nguyên như cơm lam, rượu cần, muối giã với rau thơm đặc sản của đồng bào nơi đây. 8. Thắng cảnh Măng Đen Dọc theo quốc lộ 24, Măng Đen thuộc huyện Kon Plong cách thị xã Kon Tum hơn 50km, Được coi là "Đà Lạt của Kon Tum", Măng Đen theo tiếng bà con dân tộc M'Nâm nơi đây có nghĩa là chỗ đất bằng phẳng ("măng" là bãi bằng, đất bằng; "đeng"


- chứ không phải "đen" - là chỗ ở). Trên bình nguyên Măng Đen có nhiều "toong" (hồ) như toong Đăm, toong Ki, toong Lung..., nhiều "cơi" (thác) như Tram, Pa Sĩ, Đăk Ke... tung bọt trắng xóa giữa núi rừng trầm mặc khiến Măng Đen càng thêm thơ mộng và huyền hoặc. Măng Đen có dòng sông Đăk Ne hiền hòa, mát rượi; cỏ nhiều hồ nước trong xanh, nhiều tôm cá. Măng Đen còn có một hệ thực vật phong phú, đa dạng với loại rừng lá kim, rừng hỗn giao, nhiều loài gỗ quý. Măng Đen không chỉ có tiềm năng về du lịch mà còn là vùng đất nhiều chiến công cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Phần tôn giáo trong khu du lịch Măng Đen Người ta khi đến với Măng Đen thể nào cũng dừng chân ghé lại Tượng Đức Mẹ. Người ta kể rằng khu vực này trước đây có 1 nhà nguyện nhỏ nhưng rồi chiến tranh tàn phá, ngôi nhà nguyện cũng không còn.Thời gian sau này khi người ta làm đường phát triển khu du lịch Măng Đen, hễ khi xe ủi đất đến khu vực này thì bị đứt dây xích mà người ta cũng chẳng hiểu vì sao.Và cuối cùng thì người ta phát hiện ra rằng vùi sâu trong lòng đất là tượng Đức Mẹ... 9. Rừng đặc dụng Đăk Uy Rừng đặc dụng Đăk Uy cách thị xã Kon Tum 25 km về phía Bắc, theo quốc lộ 14 thuộc thị xã Đăk Mar, Hà Mòn - huyện Đăk Hà. Rừng đặc dụng Đăk Uy có diện tích 90 ha, nằm ở một địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi về mặt giao thông và các thuận lợi khác. Rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều loại gỗ quí sống hỗn giao, như Cẩm lai, giáng hương, gỗ trắc,... ở đây các cây dược liệu, các loại hoa cũng rất phong phú và đa dạng như Sa nhân, Sâm Nam,..., tại khu vực này có nhiều động vật quí hiếm sống như: Gấu chó, beo, nai, mang, lợn rừng, tê tê, chăn, rắn,... Rừng có nhiều loài chim như: Cò trắng, vạc, nhồng, sáo đen, gà rừng...tạo ra nét phong phú, sinh động cho một khu du lịch sinh thái. Với những thuận lợi về phát triển du lịch, rừng đặc dụng Đăk Uy hiện nay là nơi thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ và đặc biệt các trường học trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức cho các em học sinh đến đây để thăm quan, tìm hiểu về các laọi gỗ quí, các loại động vật thực vật nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái của học sinh.


10. Chiến trường Đăk Tô – Tân Cảnh và đồi Charlie Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh nằm trên một quả đồi có độ cao 600 m, cách thị trấn Đăk Tô 1 km về hướng Tây Nam. Di tích nằm trên quốc lộ 14 đoạn từ Đăk Tô đi Ngọc Hồi. Đây là chiến trường ác liệt nhất của khu vực Tây Nguyên, là căn cứ mạnh nhất của Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên. Hiện nay di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia, du khách đến thăm quan sẽ thấy sừng sững giữa trung tâm thị trấn Đăk Tô đài tưởng niệm chiến thắng thể hiện sự đoàn kết, chung sức chung lòng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên với đảng, là nơi tưởng niệm các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại nơi này, từ trung tâm thị trấn du khách sẽ nhìn thấy tấm bia lớn ghi lại chiến tích lẫy lừng của chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng được Mỹ xây dựng trải dài trên 2 km theo đường đi huyện Ngọc Hồi, một số chiến sa của giặc vẫn được bảo quản, lưu giữ. Với các giữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn hiện đang được huyện Đăk Tô tôn tạo, bảo quản sẽ giúp rất nhiều cho các du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum và đặc biệt du khách đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu còn được thăm quan nét đặc trưng văn hoá cua dân tộc Tây Nuyên (nhà Rông văn hoá, các lễ hội, văn hoá, văn nghệ...) và nghỉ ngơi, thư giãn tại suối nước nóng Đăk Tô, Thác Đăk Lung thuộc địa phận xã Kon Đào. 11. Suối nước nóng ĐăkTô – Thác Đăk Lung Từ trung tâm huyện lỵ ĐăkTô, theo đường quốc lộ 14A cũ đi về hướng Bắc khoảng 10km tới địa phận xã Kon Đào, rẽ tay phải đi thêm 3km nữa , các bạn sẽ tới được suối nước nóng Đăk Tô. Đăk Tô theo tiếng dân tộc Xê Đăng, có nghĩa là nước nóng. Tên suối này cũng chính là tên huyện lỵ này. Nếu như có kinh phí đầu tư , nơi đây sẽ biến thành một khu du lịch tắm nước nóng chữa bệnh và nghỉ ngơi thật thú vị. Có thể tổ chức chương trình du lịch Tracking với thác Đăk Lung cách suối khoảng 3km về phía đông. Với di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, khu nghỉ mát Suối nước nóng Đăk Tô và thác Đăk Lung, hứa hẹn sẽ thu hút một lượng khách khá lớn từ các nơi đổ về nghiên cứu, tìm hiểu, thăm quan và nghỉ ngơi tại đây. 12. Cửa Khẩu Bờ Y


Nằm ngay ngã ba Đông Dương , khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y ( tỉnh Kon Tum) được coi là vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông- Tây trong tam giác phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam - Lào và Campuchia. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cửa khẩu Bờ Y (ngã ba Đông Dương) nơi mà "một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe", bên này là Bờ Y- Ngọc Hồi, phía bên kia là tỉnh Atôpư của Lào, quá một bước chân là tỉnh Ranatakiri của Campuchia, chưa có cái "vinh hạnh" được tính là cửa khẩu quốc tế. Ngã ba biên giới vẫn là một vùng đất nguyên sơ, hồn nhiên với nghèo đói và lạc hậu. Tiếp giáp với Lào, Campuchia, Bờ Y là giao điểm quan trọng trong chiến lược liên kết, nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông. Bờ Y là "điểm nhấn" của "con đường tơ lụa" nối liền các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ của Việt Nam với một không gian địa lý- kinh tế rộng lớn về phía tây bao gồm nam Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia, Mianmar. 13. Khu di tích ngục Đăk Glei (Ngục Tố Hữu) Khu di tích Ngục Đắk Lei, hay còn gọi là ngục Tố Hữu nằm trên quả đồi có độ cao gần 1.100 mét được bao bọc giữa bốn bề là núi rừng thuộc xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei (Kon Tum), cách đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Đắk Glei khoảng 20 Km. Ngục Đăk Glei nằm ở phía Bắc thị trấn Đăk Glei, đi theo quốc lộ 14. ngục được xây dựng năm 1932 là nơi thực dân pháp đã giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt Nam trong những năm 1932 - 1954. Di tích ngục Đăk Glei đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia, nơi đây hàng năm vẫn là điểm hẹn của các cán bộ lão thành ôn lại nhưng kỷ niêm của thời đã qua. Du khách thăm quan khu du lịch này như thấy lại được tinh thần và ý chí cách mạng quật cường của những chiến sỹ cộng sản bị giam giữ, tù đày tại các nhà lao, nhà ngục của bọn thực dân đế quốc. 14. Nhà rông Tây Nguyên Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn làng gọi là nhà Rông. Nhà Rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái... Nhà rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông vẫn là ngôi nhà to nhất, thường gấp ba, gấp bốn nhà


thường, có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc; mái nhọn lợp bằng lá gianh, phơi kỹ cho đến khi vàng óng. Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ. Nhà rông là một dạng kiến trúc mang tính biểu tượng nhất của các tộc người Tây Nguyên. Tại các làng của người Xơđăng và Bana, ngôi nhà rông vươn cao đầy uy lực, biểu tượng cho sức mạnh và sự giàu sang của làng. Có nơi, có tộc người làm nhà rông theo hình cái rìu sắc bén, “người bạn” thân thiết và gắn bó với những người đàn ông khi đi rừng và khi chiến đấu. Nhà rông - chiếc lưỡi rìu khổng lồ vươn lên giữa trời xanh và ngự trên bao la xanh thẳm của đại ngàn Tây Nguyên quả là một hình ảnh biểu tượng thật hùng tráng và ấn tượng. Mà, không chỉ có hình dáng biểu tượng mạnh mẽ, trong cuộc sống truyền thống xưa của người Tây Nguyên, nhà rông là nơi ngụ của thần linh, là nơi các già làng họp bàn và quyết định những công việc của cộng đồng, là nơi thanh niên đêm đêm ra ngủ, là pháo đài chiến đấu khi có giặc, là nơi tổ chức các lễ hội của làng.... 15. Nhà mồ Tây Nguyên Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ ở vùng Tây Nguyên, lúc đầu là chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang, trang trí nhiều tượng gỗ. Theo phong tục tang lễ của một số tộc người ở vùng Tây Nguyên, sau khi chôn người chết, người ta làm một chòi nhỏ sơ sài trên nấm mộ để che mưa che nắng cho người chết. Trong chòi thường đặt một số đồ dùng của người đã khuất. Sau đó một hoặc vài ba năm, thân nhân gia đình người chết phá nhà mồ cũ, dựng nhà mồ mới khang trang hơn, kiên cố hơn, trang trí tượng gỗ, có hàng rào xung quanh nhà mồ. Lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất và mang tính văn hóa nhất của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Trong đó, nhà mồ và tượng nhà mồ là những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo. Đến các khu nhà mồ bạn sẽ được nhìn thấy rất nhiều những tượng nhà mồ với hình


thức và trạng thái khác nhau. Theo quan niệm của người Bana thì tượng nhà mồ là để đưa tiễn người sang thếgiới bên kia. Khi chết đi, con người vẫn tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác. Họ có kiếp sống của sinh thành, giao hoan, có giải trí và cả súc vật mang theo. Tượng nhà mồ hiện lên sống động, thể hiện một nền nghệ thuật cổ. Có thể xếp vào 3 nhóm tượng: thếgiới con người; những con vật gần gũi với con người như voi, chó, trâu, bò... và những sinh hoạt cộng đồng như thể thao, săn bắn. Song tụ lại ở một điểm chung đó là chúng đều diễn tả về sự sinh thành. Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, ở Tây Nguyên, nghi thức sinh thành cũng được quan niệm và thể hiện qua hành động giao hoan. Mặc dù, nghi thức đó hiện nay không còn nữa, nhưng theo lời kể của các cụ già trước đây, vào những đêm bỏ mả trai gái được tự do quan hệ tình ái. 16. Cồng chiên Tây Nguyên Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có. Hình thức cấu tạo Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng. Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang, loại nhạc khí có định âm thuộc Chi gõ và Chi đấm của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc Việt Nam. Cồng, Chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các Dân tộc Việt Nam, Cồng, Chiêng xuất hiện trong nghệ thuật dân gian từ những thời xa xưa nhất và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Cồng có khả năng đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Trống Ðồng vì trong các hoa văn Trống Ðồng đã có khắc họa hình một dàn Cồng, Chiêng. Cồng để chỉ loại có núm, và Chiêng để chỉ loại không núm, tuy nhiên trong dân gian không có sự phân biệt rõ ràng, đồng bào cho rằng Cồng (có núm) có tuổi đời xưa hơn là Chiêng (không có núm) vì nếu so sánh Cồng với mặt Trống Ðồng thì Trống Ðồng có hình dáng mặt Trống Ðồng thì Trống Ðồng có hình dáng như một cái Cồng lớn, với giả thiết Cồng ra đời trước Chiêng mặt dù về mặt kỹ thuật thì đúc Cồng khó hơn đúc Chiêng. Nghệ thuật Cồng, Chiêng ở Việt Nam đã gắn chặt với nền Văn hóa cổ truyền của Dân tộc (lễ nghi, phong tục và tín ngưỡng) và mỗi dân tộc đều sử dụng Cồng, Chiêng theo những hình thức khác nhau về loại hình và biên chế. Xếp loại


Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có. Hình thức cấu tạo Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng. Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, có loại đường kính rộng 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo. Màu âm Cồng, Chiêng huyền bí, âm u, mang đậm sắc núi rừng, âm thanh to, vang xa. Kỹ thuật diễn tấu Người Việt đánh Cồng, Chiêng bằng dùi gỗ bọc vải hoặc da thú mềm hay mủ cao su, chỉ có người Dân tộc (M' Nông) đánh bằng nấm tay, nghe êm nhưng kém vang. Cồng hay Chiêng có núm thì đánh vào núm: tiếng ấm vang. Chiêng bằng thì đánh vào mặt Chiêng. Cồng, Chiêng được nhiều Dân tộc sử dụng với những biên chế rất khác nhau. Ở người Việt (Kinh) thường chỉ thấy sử dụng một Cồng đi với một Trống Cái , đánh giữ nhịp cho người chủ tế vái lạy trong các đình làng, hồi Chiêng trống tùng-bili được coi là hồi âm thanh bi thảm. Vị trí Cồng, Chiêng trong các Dàn nhạc Dàn Cồng của người Mường từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa Trống Cái và Chiêng Cồng là công thức cổ xưa nhất có ở nhiều Dân tộc và Dàn nhạc Chiêng, Cồng. Ở Tây Nguyên, nơi mà Chiêng, Cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất, nếu ở các Dân tộc Việt, Thái, Tày, Khơ Mú, Cồng, Chiêng: mới chỉ được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở Dân tộc Mường và các Dân tộc Tây nguyên Cồng, Chiêng: được tổ chức thành dàn nhạc, diễn tấu những bản nhạc đa âm (multiphony) với các hình thức chủ điệu (homophony), đa điệu (heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Ðây chính là giá trị quý báu của nghệ thuật âm nhạc Cồng, Chiêng của các Dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật Cồng, Chiêng rất đa dạng, phong phú về mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn kết hợp với múa dân gian. Cồng, Chiêng do một nhóm người đồng diễn, mỗi người chỉ sử dụng một Cồng hoặc một Chiêng, bộ Cồng, Chiêng nầy thường diễn tấu độc lập ít khi có các


nhạc khí khác phụ họa hoặc nếu có chỉ với một hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng. LỄ HỘI 1. Lễ Bỏ Mã ( Pơ Thi ) Dân tộc Gia Rai và một số dân tộc khác như Ba Na, Ê Đê... không có phong tục thờ tổ tiên. Thương tiếc người chết, họ chỉ giữ gìn mồ mả một thời gian rồi sau đó sẽ tiễn đưa vĩnh viễn người chết bằng lễ Bỏ Mả. Lễ được tiến hành vài ba năm sau khi người thân qua đời. Đây là lần cuối cùng để tiễn đưa người chết về thế giới bên kia và là phần quan trọng nhất trong tang lễ. Lễ Bỏ Mả được tổ chức rất trọng thể từ 2 đến 5 ngày tại nghĩa địa, xung quanh nhà mồ vào sau mùa thu hoạch, lúc có trăng sáng. Đặc sắc hơn cả là lễ Bỏ Mả của người Gia Rai. Trong dịp này, người già cũng như trẻ ra múa hát chung quanh nhà mồ theo nhịp chiêng, cùng nhau ăn uống. Sau lễ này, những người chồng (hoặc người vợ) góa không còn phụ thuộc vào gia đình. Đây là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Gia Rai, Bana, Êđê. 2. Lễ Cúng Đất Làng Là lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới. 3. Lễ Đâm Trâu Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Gia Rai, Ba Na cũng tổ chức Lễ hội đâm trâu vô cùng hào hứng thu hút đông đảo mọi người cùng tham dự. Tùy theo gia cảnh và tùy theo số lượng người đến tham dự mà gia chủ có thể giết nhiều trâu để đãi khách. Và lần lượt mọi nhà có thể thay phiên nhau tổ chức những cuộc vui suốt sáng thâu đêm bên ghè rượu cần thơm ngon, bên gùi cơm lam nóng hổi và những xâu thịt nướng thơm phức... Gần ngày lễ Mnăm Thu. Gia chủ cử người vào rừng chặt tre, cây blang (cây gòn núi) đem về làm cột blang Kbâo. Cột blang Kbâo giống như cây nêu ở miền xuôi nhưng công dụng thì khác hẳn. Thầy cúng sẽ giúp gia chủ chọn chỗ để đào lỗ trồng cây nêu, thường là ở giữa sân nhà.


Trong lúc đào lỗ, cả nhà ăn mặc quần áo mới đứng vây quanh, vừa la vừa hú, vừa khấn vái trời đất, xong mới chôn trụ nêu. Sau khi dựng nêu xong, họ đem trâu đến cột dưới cây nêu. Dây cột trâu phải lựa dây thật mềm và chắc. Thế rồi giờ cử hành lễ bắt đầu. Người trong buôn làng kéo đến vây quanh cây blang Kbâo, khua chiêng, thúc trống rồi múa hát với giọng ê a. Trong lúc đó, thầy cúng lấy một chiếc nồi đồng đem ra đặt ở trước nhà, đứng hai chân trên miệng nồi rồi làm phép cúng vái. Một thanh niên nhanh nhẹn, thông minh và lực lưỡng nhất được cử ra để nhận lãnh trách nhiệm đâm trâu. Anh chạy theo con trâu quanh cột cây nêu, tay cầm con dao Kgã, vừa chạy vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện anh chém đứt khuỷu chân trái sau con trâu. Bị đau, con vật lồng lộn chạy bằng ba chân, anh rượt theo, vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện nhất anh chém tiếp chân phải của nó. Con vật ngã khuỵu hai chân sau, lết quanh chân nêu. Lúc bấy giờ anh mới dùng cây giáo dài, vừa múa vừa chạy theo con trâu trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người tham dự. Đúng lúc thuận tiện, anh đâm mạnh cây giáo vào sườn trâu, trúng thẳng vào tim con vật làm cho nó chết ngay tức khắc. Qua tài đâm trâu của anh, mọi người đều nhiệt liệt tán thưởng, còn các cô gái thì bàn tán xôn xao. Con trâu vừa chết, các thanh niên trong buôn làng nhào ra phanh thây trong khi thầy cúng mang sẵn chiếc nồi đồng to tướng trong đó có chứa ít rượu đem đặt ngay cạnh vết thương con vật để hứng lấy máu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Người thầy cúng còn cắt một tí tai, mũi, mắt và lông đuôi con trâu rồi lấy máu bôi vào hai que tre để xin keo. Sau đó, thầy cúng đem những thứ nói trên vào nhà làm lễ và đặt hai que tre lên mái nhà. Buổi lễ kể như đã xong, mọi người cùng nhau uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng, dùng cơm lam và trứng gà...Trong khi đó, từng tốp thanh niên lực lưỡng khua chiêng, trống âm vang lan tỏa khắp buôn làng, nương rẫy, sông suối, núi rừng... Nhiều bà con đến tham dự cũng mang theo các ghè rượu cần để góp vui cùng gia chủ. Rượu vào, lời ra. Các cụ già bắt đầu kể Khan Hơmon, còn gái trai Trường Sơn ra sức múa hát, quay cuồng bên bếp lửa hồng cho đến thâu đêm. Cứ như thế, từ gia đình này đến gia đình khác, từ buôn làng này đến buôn làng khác, lễ Mnăm Thu - tức lễ đâm trâu - được tổ chức suốt mùa tạnh ráo khắp buôn làng Gia Lai.


ĐẶC SẢN 1.Gỏi lá Nếu có dịp đặt chân đến vùng cực Bắc Tây Nguyên - KonTum, thì món "gỏi lá" là đặc sản mà du khách không thể bỏ qua. Gỏi lá xuất hiện ở thị xã Kon Tum mới khoảng mươi lăm năm trở lại đây. "Gỏi lá" đúng kiểu phải có đủ từ 40 đến 50 loại lá gồm: mơ lông, đinh lăng, lá sung, lá cải, tía tô, lá bứa, hồng ngọc, lá chua, lá ổi, lá chùm ruột, lá xoài và... các loại rau gia vị như hành, rau húng, rau thơm, rau é tím... Trong đó, 3 loại lá không thể thiếu là mơ lông, đinh lăng và lá sung, ngoài tác dụng tạo hương vị còn dùng để quấn gỏi. Mùa nắng khó tìm lá hơn, cố gắng lắm chỉ được chừng 15-20 loại. Vì vậy,khi muốn thưởng thức món ăn đặc biệt này, thực khách phải đặt trước, chủ quán mới có thời gian chuẩn bị. Gỏi lá có một công nghệ nấu và ăn rất hay. Trên bàn bày một "rừng lá" với một tô lớn chứa "gia vị" được nấu từ hèm rượu với tôm giã, thịt heo băm, trứng mắm ruốc và mẻ. Thứ này được nấu sền sệt như cháo đặc có màu vàng nghệ. Hèm rượn chọn nấu phải là hèm rượu nếp, mới cất xong. Tôm không nhỏ quá, lớn quá, nếu không có tôm tươi thì dùng tôm khô cũng được. Thịt heo ba chỉ băm nhỏ. Người nấu phải biết dựa vào cái mùi để "bắc" nồi xuống. Khi mùi thơm biểu hiện rằng các thứ trong nồi đã chín bay lên, đầu bếp phải đậy vung kín. Mỗi lần múc ra tô, cần phải càng nhanh càng tốt rồi đậy vung ngay lại. Món "gia vị" này có mùi rất lạ. Mùi tôm như vừa kho vừa luộc. Mùi thịt heo cũng vậy. Mùi trứng như vừa được tráng, luộc. Tất cả hòa vào mùi thơm của men rượu tạo ra một thứ mùi thơm phảng phất của món ăn mà chỉ gỏi lá mới có. Khi thưởng thức, thực khách dùng những chiếc lá cuốn thành phễu để chứa các loại lá và phụ gia .Điều đặc biệt là mỗi lần cuốn lá, nếu thực khách chọn những loại lá khác nhau (trong gần 50 loại) sẽ tạo ra một hương vị đặc trưng, khi chua chua, khi cay cay, khi thì chan chát, bùi bùi, nồng thơm... rất lạ miệng. Ăn gỏi lá, là phải dùng kèm với đặc sản rượu ngâm bằng rễ cây đinh lăng thì rất tuyệt. Hương vị thơm lựng pha phả khi thực khách uống vào sau mỗi lần ăn như điều hòa hết thảy các vị lá rừng xanh non. 2. Dế chiên xả chanh Để làm dế chiên, trước hết phải rửa dế thật sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang thật sôi làm cho các bộ phận như đầu, chân... của dế được giòn mà không làm mất đi vị béo ngậy vốn có của dế tại phần thân. Sau khi nêm nếm đủ gia vị, trong đó không thể thiếu những quả ớt tươi, trái nhỏ nhưng cay thơm của người dân vùng sơn


cước, chủ quán tiếp tục cho lá sả, lá chanh thái nhỏ vào đảo đều, nhưng phải thật nhanh tay để lá không bị khô cháy, giữ được màu xanh và quan trọng hơn là giữ được mùi vị riêng có để tạo ra chất xúc tác cùng với "chỉ nai" làm ngon miệng thực khách. Dế chiên xong vớt ra đĩa, xung quanh được bố trí những lát dưa leo thái mỏng để làm nền, đi kèm với đó là đĩa đậu phộng hột rang giòn và một chén tương ớt đỏ làm nước chấm. Thưởng thức dế chiên xả chanh của vùng đất Phu-Cưa, bên cạnh vị giòn tan của đầu và chân, có vị béo ngậy của thân dế-một vị béo rất khó mô tả vì nó không giống với bất kỳ vị béo nào của mỡ heo hay mỡ cá... vừa ngầy ngậy, lại bùi bùi. Đặc biệt, hương vị của lá xả, lá chanh đã tạo cho dế thêm phần "ngon miệng hơn" khi mỗi con dế được kẹp chung với các loại lá này cùng với vài ba hạt đậu rang... 3. Rượu cần Tây Nguyên Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm. Các hội hè của buôn làng hay hội họp mang tính chất riêng tư của gia đình, rượu buôn luôn là thứ quan trọng nhất để... mở đầu câu chuyện. Thường họ dành hết phân nửa số lúa thu hoạch được trong năm để làm rượu dù cho họ không dư giả gì mấy. Rượu Ba Na được các dân tộc ở Tây Nguyên khen là ngon nhất, sau đó mới là rượu của người Ê-đê và Xơ-đăng. Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng “khoái” uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết. Ở Tây Nguyên, mỗi lần có lễ lớn như lễ bỏ mả, lễ ăn cơm mới, đều cử hành rất lớn ở nhà làng (nhà rông). Họ đánh cồng chiêng, nhảy múa, ca hát rồi ăn thịt trâu nướng, uống rượu cần say túy lúy. Các trai làng, gái làng ăn mặc nhiều loại trang phục có nhiều hoa văn sặc sỡ và hát cho nhau nghe những bài hát chan chứa ân tình: Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh,


chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh. Làm rượu cần rất đơn giản. Chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè) độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì đổ thêm nước lã vào chứ không cất như rượu đế. Rượu để lâu ngày càng ngon. Có người đem chôn rượu ở dưới đất hàng năm cho rượu hả hơi mới đem lên uống. Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v... thì cũng làm theo cách trên. Đồng bào Ba Na gọi rễ cây men là Hiam. Rễ này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi viên thành viên nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men - loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây trầu - đem phơi khô, giã nhỏ với củ riềng hay củ gừng rồi cũng viên thành từng viên lớn như quả trứng gà so. Mỗi ché chỉ bỏ độ một viên men là đủ. Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuống cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt! Uống rượu, không phải uống sao cũng được. Nếu có khách đến nhà thì vấn đề “uống” là cả một nghi thức rườm rà. Họ tin rằng, rượu là do Trời (Yang) ban đến cho nên rượu phải được quý hóa trong việc dùng nó. Khi chủ nhà mang ché rượu bày ra giữa nhà tức thì các nhà lân cận cũng mang rượu đến chung vui cùng nhà có khách. Các ché rượu được buộc chặt vào các cây cột bằng gỗ hay bằng tre. Chủ nhà mới mở miệng ché lấy lá tranh vứt ra ngoài, đoạn cắm cây cần vào. Xong đâu đấy chủ nhà mới múc nước lã đổ vào ché cho đầy tràn, rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và tỏ cho khách biết rượu không có bỏ thuốc độc. Còn phía khách, trước khi uống, bao giờ cũng hút một ngụm rồi nhổ bỏ, vì theo tục xưa, để tránh tình trạng bị đầu độc. Sự đề phòng đã trở thành tục lệ. Ngày nay tục lệ này đã bỏ dần. Nghi thức uống rượu có thay đổi tùy theo mỗi dân tộc và mỗi địa phương. Sau đó, chủ nhà thay mặt cả gia đình chúc khách được sức khỏe, sống lâu và gặp nhiều may mắn, sinh con đẻ cái cho thật nhiều. Chủ nhà còn đưa tay phải nắm lấy cần, tay trái đặt tay lên miệng ché, lâm râm khấn rằng:


“Mách ỏ rạ mách tổ ỏ rạ, ghệt am ỏ rạ...” có nghĩa “anh em vui vẻ ăn nhậu, xin anh em thương yêu nhau...”. KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG 1.Khách sạn Khách sạn Đông Dương 3 sao. số 2 Phan Đình Phùng - TP. Kon Tum. ĐT: 060.3863334 Khách sạn Đắk Bla 2 sao.: số 2 Phan Đình Phùng - TP. Kon Tum. ĐT: 060.3863333 Khách sạn Quang Trung 168 đường Bà Triệu. ĐT: (84-60) 862249 ; Fax: (84-60) 863336 Khách sạn Hưng Yên 2 sao, 286 Phan Đình Phùng - TP. Kon Tum. ĐT: 060.3869716. Khách sạn Bi Bi 274 Trần Hưng Đạo - TP. Kon Tum. ĐT: 060.3862777 Khách sạn Family 55 Trần Hưng Đạo - TP. Kon Tum ĐT: 060.3865748 Khách sạn Tây Nguyên 53 Trần hưng Đạo - TP. Kon Tum ĐT: 060.3869484 Khách sạn Việt Trâm 162 Nguyễn Huệ - TP. Kon Tum ĐT: 060.3869334 Khách sạn Đức Bình 122A Phan Đình Phùng - TP. Kon Tum ĐT: 060.3862666 Khách sạn Thịnh Vượng 16B Nguyễn Trãi - TP. Kon Tum. ĐT: 060.3914729 Khách sạn Bích Lan 233 Trần Hưng Đạo - TP. Kon Tum ĐT: 060.3913913 Khách sạn Bích Hải 270 Trần Hưng Đạo - TP. Kon Tum ĐT: 060.3864167 Khách sạn Mini Hòa Bình 56 Hoàng Thị Loan - Thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum ĐT: 060.3832501 Khách sạn Thịnh Quý 215 Phan Đình Phùng - TP. Kon Tum


ĐT: 060.3912037 Khách sạn Hải Vân 272 Trần Phú - thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum ĐT: 060.3832736 Khách sạn Đông Dương 95 Hùng Vương - thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum ĐT: 060.3832206 Khách sạn Tân Phú tổ 2 - P. Lê Lợi - TP. Kon Tum ĐT: 060.3861095 Khách sạn Anh Đào 41B Trần Hưng Đạo - TP. Kon Tum ĐT: 060.3914042 Khách sạn Phương Dung thôn 4, thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum ĐT: 060.3832381 Khách sạn Bắc Hương 88 Trần Hưng Đạo - TP. Kon Tum ĐT: 060.3210833 Khách sạn Công Đoàn 163 Nguyễn Huệ - TP. Kon Tum ĐT: 060.3915679 Khách sạn Hương Sơn 121 Hùng Vương - thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum ĐT: 060.3831309 Nhà Nghỉ Ngân Tín Tổ 2 - P. Lê Lợi - TP. Kon Tum ĐT: 060.3855399 Nhà nghỉ Hồng Yến 7 Nguyễn Huệ - TP. Kon Tum ĐT: 060.3912870 Nhà nghỉ Trúc Hoàng Hà 118 Ngô Quyền - TP. Kon Tum ĐT: 060.3913789 Nhà nghỉ Bảo Nhi 76 Đào Duy Từ - P. Thống Nhất - TP. Kon Tum ĐT: 060.3868873 Nhà nghỉ Ngọc Bích 75 Hùng Vương - thị trấn Đắk Tô - huyện Đắk Tô - tỉnh Kon Tum ĐT: 060.3831236 2.Nhà hàng Nhà hàng 25 (25 Restaurant) Bà Triệu - Tp Kon Tum


Điện thoại : 0603. 864433 Nhà hàng 78 (78 Restaurant) 78 Lê Lợi – Tp Kon Tum Điện thoại: 0603. 864404 Nhà hàng Ngân Hà (Ngan Ha Restaurant) 37 Lý Thường Kiệt - Tp Kon Tum Điện thoại 0603. 210405 Nhà hàng Hiệp Thành 129A Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum, Kon Tum Điện thoại: 386 2470 Nhà hàng Romantic Coffee Điện thoại: 386 3335 Địa chỉ: 48 Hoàng Văn Thụ, Tp. Kon Tum, Kon Tum Nhà hàng 42 Khối 3, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô Tel: (84-60) 383 1345 Nhà hàng Hải Vi Khối 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô Tel: (84-60) 383 1406



Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.