Việt Nam huyết lệ thi thư (2006)

Page 1

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

VIỆT NAM HUYẾT LỆ THI THƯ (Tuyển tập thơ và thư)

Tập một: Đổi mới & Quốc đạo

LƯU HÀNH NỘI BỘ 2006

MỤC LỤC

1


“ Đem đại nghĩa thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo”.

Kính dâng các anh hùng dân tộc, những người yêu nước chân chính

Trai thời tiến dũng làm đầu Gái thời nhân tín làm câu giữ mình

LỜI TỰA Thuốc đắng giã tật! Những bài hát nói vơi nội dung ấy trong thời kỳ đổi mới như những viên thuốc đắng, song không phải là những viên thuốc độc! Những bài hát nói ấy đã được làm ra trong 21 ngày đêm! Hát nói là thể thơ rất Việt Nam,

2


tổng hợp các thể thơ của thế giới. Những bức tâm thư để bày tỏ nỗi lòng của một kẻ thất phu đối với Đất nước! Tất cả đã được viết bằng nước mắt! Y đức của người thầy thuốc cũng như lương tâm của người thầy giáo không cho phép giết người mà chỉ ước mong cứu người. Cứu được người không phải chỉ có bài thuốc hay, biện pháp giáo dục tốt mà còn do vận người, vận nước! Tôi vẫn tâm nguyện rằng người Việt Nam phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau! Không ai thương người Việt bằng chính người Việt! Không ai yêu nước Việt bằng chính người Việt! Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Việt Nam là nạn nhân của thời cuộc quốc tế! Hàng triệu người vui thì có hàng triệu người buồn! Đất nước này là của chung. Không ai được độc quyền yêu nước! Đừng coi nhau là phản động, Việt gian, bán nước nữa! Tôi vẫn công khai nói rằng: “Tôi mong con cháu những người Cộng sản và những người chống Cộng không còn mãi mãi coi nhau như kẻ thù! Kẻ thù hiện nay là nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu!” Để có thể chống kẻ thù mới trong thời kỳ đổi mới, trong thời kỳ xây dựng đất nước, dân tộc ta phải đoàn kết. Muốn đại đoàn kết thật sự, không phải chỉ hô khẩu hiệu, mà phải thật tình bỏ qua quá khứ, phải khoan dung, “bớt phần lý tưởng, thêm phần yêu thương; bớt nghi kỵ, bỏ lọc lường” và phải thấy những cái hay, cái dở của nhau, nhìn nhận nhau! Song phải tự nghiêm khắc với chính mình! Phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Lịch sử rất nghiêm khắc, công minh, không trừ một ai, kể cả chúng ta! Phải coi sự nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu là mối nhục như cha ông ta đã coi mất nước là mối nhục! Có như thế, chúng ta mới thật sự đại đoàn kết! Tôi chỉ là một nhà giáo, một nhà sử học, tôn trọng sự thật, yêu Đất nước, quan tâm đến Văn hóa, Tương lai của Đất nước. 3


Tâm nguyện của tôi là Việt Nam sớm trở thành cường quốc trên thế giới! Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học 10-5-2006

4


CHƯƠNG I

THƠ

Phần một: Đổi mới Đổi mới Đổi mới có chi là mới? Chỉ làm theo qui luật hợp với con người! Theo tinh hoa nhân loại mà thôi! Không duy lý, duy ý chí của con người độc đoán! 5


Thời dựng xây như thời cách mạng? Lúc thay đổi khác lúc ban đầu! Hận thù, không khoan nhượng nay cần đâu! Chỉ tụt hậu, vô cảm với nhau quá cỡ! Phải giáo dục lại, hận thù không còn nữa! Đổi mới tư duy, sửa chữa cách làm, Tự hào Truyền thống Việt Nam!

Nhân cách Lại nghĩ thế nào là nhân cách, Thời chiến tranh nhân cách hy sinh, Trung thành dũng cảm trong cuộc trường chinh, Nhân cách ấy thực tình đều quí! Nhân cách từng thời đều có lý, Đúng, sai mãi mãi chẳng còn đâu! Thế cho nên, ta phải đổi thay mau! Giáo dục nhân cách cùng nhau đổi mới! 6


Trai thời tiến dũng cùng nhằm tới, Gái thời nhân tín mới là khôn! Còn nhiều tính nữa phải không?

Chữ Tâm Phải nói thật tâm rồi sẽ thắng! Những tưởng rằng chiến thắng chẳng cần tâm. Thế cho nên không chăm chút lòng nhân. Hẳn là đúng với quân xâm lược! Đánh giặc phải trăm mưu vạn chước, Giành dân đừng vạn dối ngàn lừa. Bởi dân không tin, đừng hòng kẻ chuộng người ưa. Chữ tâm hơn hẳn người xưa thường nói! Hãy giữ chân tâm ngàn lần kêu gọi! Chí nhân trong cõi người ta! Chân tâm rọi sáng sơn hà!

7


Chữ Nhân Nhân thật sự với người là một. Nhân là cốt thương người. Chí nhân là thương người hết cỡ mà thôi! Nhân và vật thời người hội tụ, Nhân cùng trí để nhân làm chủ. Vật bởi nhân mà vật phải thuần. Nhân cùng vật vạn mùa xuân, Cũng là bởi nhân tuân quy luật. Nhân trái luật, không còn trọng sự thật, Không có nhân, vô đạo, thất nhân tâm! Nhân dân oán trách vô ngần!

8


Chữ Tín Suy nghĩ thế nào là tín? Tín là trung tín ai ơi! Tín là giữ tín nhiệm ở đời. Tín là uy tín con người làm tốt. Giữ chữ tín không hề sái một. Làm trăm điều phải đúng như trăm! Gắn bó hoài, ơn mãi ngàn năm, Không phải vào tròng ăn năn quá muộn! Giữ uy tín lúc nào ai cũng chuộng, Không bao giờ phiền muộn cho ai, Mong sao uy tín lâu dài!

Chữ Tiến 9


Xin thử hỏi thế nào là Tiến? Tiến là tiến bộ làm người. Thấy cái hay cái mới ngàn đời! Không bảo thủ giữ vết mòn nơi tư tưởng! Hay đến mấy mà là tưởng tượng, Đúng hay không cũng phải xem sao? Đừng bao giờ hồ đồ hấp tấp tào lao! Để hậu quả đớn đau đất nước! Đừng có trăm mưu nghìn chước, Cốt sao cướp được cường quyền, Làm cho tụt hậu chẳng nên!

Chữ Dũng Ai có biết thế nào là Dũng? Dũng là dũng cảm hơn người, Dám nhìn thẳng sự thật, người ơi! 10


Dám nghĩ, dám làm, kệ đời quyền lực! Đừng hữu dũng vô mưu quá sức! Chẳng vô tâm bất tính không lo! Lo làm sao dân mãi ấm no, Không còn phải “xin cho” hạnh phúc! Dũng là chống đến cùng tiêu cực. Dũng phải là có “văn hóa từ chức, từ quan”. Hy sinh vì nước vì dân!

Chữ Hùng Thử hỏi thế nào là anh hùng thật? Chẳng phải là gian hùng nhất thế gian, Chẳng phải là Tào Tháo gian tham, Không có được tấm lòng chân thiện mỹ! Chỉ cốt thế cho thành có lý, 11


Không cần gì chỉ cốt tuyên truyền! Để người đời ca tụng triền miên, Nếu ai biết sự thật ra sao thì liền đe dọa! Kẻ nào muốn để mình chuốc lấy họa, Nhận vào mình hậu quả tang thương! Chỉ vì sự thật khôn lường!

Chữ Thật

Thật chính là trung thực. Không gian manh phải thật trong lòng. Không phải là chỉ nói, làm thì không! Chỉ cốt tuyên truyền cho xong công việc. Sự thật làm sao, không thể biết Lòng tin được thế, cũng hay rồi! Sự thật bao giờ cũng phải thực mà thôi. Dù ém nhẹm thế nào sau rồi cũng biết! 12


Dù nghìn kế trăm phương dọa đe quyết liệt Có ngày sẽ hết sợ thôi! Rồi ra sự thật mỉm cười!

Chữ Đức Đức là đạo đức. Đạo đức nào mà chẳng có thực lòng nhân. Phải thương người như thể thương thân. Không tàn bạo, nhẫn tâm với đồng bào thân thiết. Huống nữa bạn bè tình khắng khít. Lại thêm đồng chí nghĩa thâm sâu. Chỉ vì quyền, gây bao biết thương đau! Quyền lực thước đo sao cho đạo đức? Đạo đức phải là đạo đức thực. Không giả nhân, giả nghĩa nhất mực vì quyền Chính là đạo đức hồn nhiên!

13


Trách nhiệm SOS tinh thần trách nhiệm! Giới trẻ sao trách nhiệm bị chê? Trách nhiệm rằng không rồi cũng đến huề! Sai đến mấy tự phê là được! Trách nhiệm được giao là có phước, Thành công thu được cũng may ghê! Làm thế nào trọng danh dự thật không chê, Biết liêm sỉ sẽ cần mê trách nhiệm! Hãy cố lấy lương tri làm tâm niệm, Tập thói quen trách nhiệm ở trường, Làm sao cố gắng nêu gương!

14


Danh dự Phải biết làm người trọng danh dự, Danh thơm tiếng tốt là tự từng người, Con người chẳng phải con vật người ơi, Sống vô cảm, tình người không còn đó! Ai bất kể danh thơm phải có, Kẻ làm sao tiếng xấu ra gì ? Tập thể thế nào đừng để cá nhân chẳng còn chi! Cũng đừng để cá nhân cái gì cũng định. Phải để tập thể hài hòa cùng cá nhân tính. Cá nhân có lúc nhất định phải hy sinh, Cá nhân tập thể hòa mình!

15


Biết Liêm sỉ Liêm sỉ là biết điều sỉ nhục, Mất danh thơm là nhục với đời, Trái đạo làm người nhục lắm người ơi! Vong quốc nhục, tụt hậu nhục có trời mới biết ? Còn trí tuệ hay dở khác biệt. Mất lương tri, đúng sai không tường! Ngẫm xem Con tạo xoay vần! Đã có lúc phải trái đâu còn cần đạo lý! Biết liêm sỉ thật là hết ý! Liêm sỉ không còn, đâu biết suy nghĩ người ơi! Cố đi liêm sỉ ở đời!

Tụt hậu nhục 16


Thuở trước vong quốc nhục! Thời nay tụt hậu nhục quá người ơi! Phải làm sao cả dân tộc thấy nhục rõ mười muơi, Bấy giờ mới cần mọi người chống tụt hậu! Tụt hậu nay vô tiền khoáng hậu, Giao kèo trước bất hậu thành văn, Kẻ thất phu tự nhận trách nhiệm trước quốc dân, Rằng quốc gia suy thịnh đều phải quan tâm để ý, Cảnh báo quốc dân trui rèn ý chí, Xóa tan đi mọi nghịch lý ở đời, Tiến lên cường quốc ai ơi!

Chữ Sống Ta phải biết thế nào là biết sống? Chết vinh còn hơn sống nhục, chẳng giống kẻ hèn! 17


Sống hèn chẳng bao giờ được người khen. Bây giờ có phải sống hèn đua chen chẳng lạ? Vốn dĩ hèn không la tất cả. Tuy nhiên dũng chẳng bởi tiếng khen! Bởi ai khen, phản động sẽ có phen Bị chụp mũ rồi ra sẽ bị chèn với ép! Làm sao sống còn, sống đẹp? Sống hèn thật phát khiếp mà thôi! Sống thân cẩu trệ ai ơi!

Tôi yêu Tôi yêu tất cả, Yêu cái hay cả cái dở ở đời, Cũng là của cả con người mà thôi, Tôi ghét làm chi cho đời mất đẹp! Hay dở dở hay ác lẫn thiện, Đúng sai sai đúng nhân đồng tâm. 18


Con người tương đối thiện ác vô ngần! Nhân bản cần chi tuyệt đối! Tôi nhất định không bao giờ tự dối, Cũng không bao giờ tôi tin tuyệt đối ở đời, Tôi yêu tất cả mọi người!

Mơ ước bình an Mơ ước bình an có ngày sẽ đến, Không còn cảnh bi đát quá sợ hãi người ơi! Không còn tâm lý bệnh họan sợ mất quan điểm ở đời! Sống mạnh, sống hùng vui tươi, tự do hạnh phúc! Trước hết bình an hạnh phúc thực! Sau là hạnh phúc bình an chân! Con người phải có lòng nhân. Phải độ lượng khoan dung không cần khủng bố, Không phải sói lang bỏ đi tư duy cũ, 19


Sống sao sống đẹp khủng bố không còn, Bình an sẽ đến phải không?

Phản động Ai có biết thế nào là phản động? Có phải là phản động chống lại ta? Phản động là chống lại ông cha? Cũng bởi ông cha ta là phong kiến? Phản động càng ngày càng biến chuyển Văn minh mỗi lúc mỗi xoay nhanh. Lòai người luôn phải đấu tranh. Nên phản động loanh quanh ta cả. Ta phải nhìn lại ta trước đã, Coi chừng ta lại phản động cả với ta. Mới thành ra cũ cơ mà!

20


Chụp mũ chính trị Chụp mũ chính trị là quốc nạn! Chụp mũ là biến bạn thành thù. Chụp mũ thế nào đâu có phải là ngu? Mà để tóm thu quyền lợi. Tranh quyền kết nhóm, không còn mới. Đọat chức kết phe, chẳng lạ gì! Thời nào mà chẳng có cấu kết, nói làm chi? Bao giờ cũng dựa bất kỳ danh nghĩa! Chụp mũ là phải bịa. Chẳng qua tâm địa vốn hèn. Đời là vốn dĩ đua chen!

21


Yêu nước Yêu nước là yêu người không hại dân hại nước, Chỉ hại người hại nước hại dân. Là người bảo vệ nước, bảo vệ dân, Biết quí trọng di sản tiền nhân còn lại đó. Yêu nước độc tài cần dứt bỏ! Hại người dân chủ chẳng khoan dung. Đất nước này là đất nước của chung. Quân đội bao giờ cũng chỉ trung với nước! Chẳng bao giờ quyền người dân bị tước. Chỉ trao quyền cai trị nước cho ai? Đương nhiên là phải hiền tài.

22


Bình Đẳng Trước hết là bình đẳng cơ hội, Giàu nghèo, quyền thế cơ hội như nhau! Chẳng ưu tiên kẻ trước người sau. Nhất thân nhì thế, tam thần tứ chế làm sao ngay thẳng? Làm sao pháp luật đều bình đẳng ! Để mất công bằng chịu thiệt thua! Thế cho nên nhân lọai tranh đua. Bỏ đi hết độc tài, độc quyền chưa có dứt! Nhà nước phân quyền không còn duy nhứt. Rồi ra mới thực phân quyền. Còn chờ gì nữa? Mau lên!

Bóc Lột Ai bóc lột? còn ai bị bóc lột? Ngẫm nực cười bị bóc lột lại lương cao? 23


Biết bao người không bị bóc lột, lương thấp dường nào! Thực tế ấy ăn nói làm sao có lý? Suy ly lẽ tất do quản trị. Luận công tâm là bởi điều hành! Quản trị làm sao hết sức hòan thành, Thật hiệu quả nhanh cho toàn thể! Đời phức tạp lắm đâu phải dễ! Đừng chủ quan học thuyết để muôn đời! Đời là phải thế người ơi!

Độc Lập Có phải không có tự do độc lập Mà nói rằng không có gì quí độc lập tự do? Đã gia nhập phe này phe nọ đâu dễ gì có tự do? Kỷ luật của Phe bắt buộc phải lo cho đúng. 24


Phải nói thật Trời xanh dám chứng? Không thanh minh Độc lập được đâu! Trong thời chiến tranh lạnh khó biết chừng nào! Phải vào phe này hay vào phe khác, Độc lập bây giờ đã có thật, Chẳng kẻ nào áp đặt phải lo, Mong sao sẽ tới tự do!

Tự Do Tự do như vậy sao tự do gì cũng hạn chế! Tự do như thế mà kể có tự do! Sao hội họp không tự do; tự do lập hội sao chẳng cho? Tự do tư hữu, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, còn biết bao tự do nào nữa? Tự do không, sao còn bào chưa? Độc lập có, chẳng phải nói năng! Bao giờ tự do thật tại nước Nam , Dân nỗ lực tự do làm giàu làm nước mạnh! 25


Tự do thiếu là điều bất hạnh! Độc lập có rồi, tự do phải có, mới hùng mạnh mà thôi! Tự do hỡi, tự do ơi !

Hạnh phúc Hạnh phúc là gì hở bạn? Hạnh phúc làm sao dân vui sướng vô hạn bền lâu, Hạnh phúc luôn phải chúc nhau, Hạnh phúc tương đối phải cầu cho sống. Tự do no ấm nhờ đức rộng, Hạnh phúc sang giàu cậy tài cao, Phải làm sao hiện thực và đừng có rêu rao, Chỉ số hạnh phúc làm thế nào cao có thực! Hạnh phúc rất cần chân thật, Hạnh phúc nào không thực chẳng bền. 26


Tự do hạnh phúc rất nên!

Dân giàu nước mạnh Dân giàu nước mạnh, Có bao giờ dân nghèo, nước mạnh được đâu? Sao có thời lại đố kỵ người giàu! Không ưa trí thức làm khổ đau dân tộc! Người giàu, hiệu quả cần lao tốt. Trí thức, kinh bang tế thế hay! Phải sao cần đến những người này. Đó là chân lý ngàn đời không thay không đổi! Bần cố ba đời làm gì được nổi? Ngoài đấu tranh dũng cảm với giặc thù! Giúp thương họ mãi thôi ư!

27


Công bằng Công bằng không phải cào bằng tất cả! Phải tùy tài tùy sức, chả phải thân, Chẳng phải nhất thân nhì thế, tứ chế tam thần! Cái này cái nọ cũng cần theo luật Công bằng xã hội không ma thuật, Gian dối nhân dân chẳng thuận tình. Khiến bao người phải chịu cảnh điêu linh. Phải có cơ chế thay hình quyền thế. Báo chí độc lập mới mong hạn chế! Dư luận tự do bất kể ra sao. Công bằng mới thực là cao!

Dân chủ 28


Ta phải hiểu thế nào là dân chủ? Dân chủ là quyền làm chủ của từng người dân. Nói chung là quyền lực của công dân. Lấy đa số ý dân cần thực hiện. Bỏ phiếu bầu ra người đại diện, Tìm người đề bạt bậc anh tài. Dân chủ trò chơi không được dùng thủ đọan đơn sai, Hoặc mờ ám tiếp tay ván bài mua chuộc! Hoặc o ép cốt làm sao cho được, Quyết tranh quyền nhất định thuộc về ai? Rồi ra cũng chẳng lâu dài!

Văn minh 29


Văn hiến văn minh hiện đại, Canh tân kỹ thuật phải hài hòa, Văn minh văn hóa đất nước ta. Đời sống hội nhập ra thế giới. Nhịp sống thời nay luôn đổi mới, Văn minh hiện đại cũng hay mà! Phương Tây triết học khác với ta. Cái nhìn duy lý xem ra không hợp! Quốc đạo rồi ra được xác lập, Việt Nam hội nhập rất văn minh! Rồi ra hạnh phúc thật tình!

Tham nhũng 30


Chống tham nhũng làm sao được? Chẳng thế nào thiếu được tiền dưỡng liêm ! Đó là biện pháp trước tiên. Đồng lương quá thấp đương nhiên tham nhũng! Chống tham nhũng vẫn còn tham nhũng! Không quan liêu cứ mãi quan liêu. Cơ chế thế sao, chồng chéo bao điều! Cồng kềnh bộ máy đổi thay nhiều vẫn chưa được! Sao lại không chịu phân chia quyền lực, Báo chí độc lập không còn, tiêu cực sẽ được bao che, Càng ngày tham nhũng càng ghê!

Kinh tế tri thức Kinh tế tri thức sao hiện thực? Kinh tế nuớc nhà sao cho tri thức có vai trò! 31


Làm sao chất xám quan trọng thật là to. Từ dịch vụ sản xuất, cần lao cho đến vốn, Chẳng quí gì hơn tri thức vốn, Không chi tệ hại bất cần người! Kinh bang tế thế giúp đời. Gương phát triển khắp nơi thế giới. Đầu tư chất xám ngàn lần kêu gọi! Phải làm sao cách mạng giáo dục mới có ngày! Nước ta phát triển lên ngay!

Khủng bố Khủng bố làm người ta phải sợ, Giết người tù đày, bắt bớ lung tung, Biết bao triệu người chịu chung cảnh tượng, Song thật rõ lập trường cùng lý tưởng. 32


Khủng bố bây giờ ngoài tưởng tượng, Làm kinh thế đấy chẳng công khai. Gây kinh hoàng sợ hãi bất cứ một ai! Đe dọa thực sự an nguy ngay quyền lực. Khiến bất cứ chính quyền nào cũng bực! Khi dân không còn sợ khủng bố, tích cực cản ngăn, Bấy giờ mới tự tiêu tan.

Đại đoàn kết dân tộc Đoàn kết, kết đoàn lại, Khẩu hiệu tung hô cho phải mà thôi! Không thật lòng đoàn kết hẳn hoi, Ai không phải, đều coi phản nghịch! Phải khoan dung, chẳng còn thù địch, Không cực quyền, còn mãi chí nhân, Báo oán lấy ân, đạo lý của nhân dân. Lúc ấy sẽ xây dần đoàn kết. 33


Đại đoàn kết thực lòng trước hết, Không phân chia tôn giáo, sắc tộc, chính kiến người dân. Hết lòng giữ mãi chí nhân!

Hát Nói: Chào Ông Bill Gates Ông Bill Gates đến trời Nam, Tấm gương lập chí vẻ vang sáng ngời, Thanh Niên Đất Việt ta ơi, Bao giờ có được một người như Ông Thanh niên lập chí, Kể từ khi còn trên ghế nhà trường, Phải học hành sao có óc doanh thương, Cho thỏa chí dọc ngang ngang dọc! Thuở trước, cha ông, vong quốc nhục! Thời nay, con cháu, tự do vinh! Phải làm sao cho đất nước tiến nhanh! Tránh tụt hậu, để thành đàn anh trong bốn biển, Giàu lên rồi, tha hồ góp tiền thiện nguyện, Giống như Ông Bill Gates đẹp, hiền kia. Gương ông sáng rực Mùa Hè*! 34


Tháng Ông Bill Gates thăm Việt Nam vào mùa hè. Bài hát nói này được viết thư pháp tặng Ông

TO MR. BILL GATES Mr Bill Gates, a self-made man, Has come to Viet Nam When will Viet Nam have such a leading figure like him? The Vietnamese youth with indomitable will, You must be business-minded students To accomplish extraordinary achievements It was shameful for Viet Nam to be a colony in the past, It’s now a glorious time to be in a free country. Thanks for your efforts, Viet Nam won’t lag behind But keep pace with other nations instead, As rich men, your contributions to charity will be great, Like Mr Bill Gates handsome and kind hearted , A shining example in “The Viet Nam’s Summer” * Nguyễn Nhã, Ph.D in History (President of Lac Viet Ca Tru & Hat Tho Club Lac Viet Computing Corp. Viet Nam) 35


Vinh danh Ông Bill Gates Ai ơi lẳng lặng mà nghe, Vinh danh Bill Gates mùa hè đến thăm. Việt Nam ta cũng chẳng nhầm . Người giàu thế giới rất cần cho ta. Đây thật Ông Bill Gates, Mới ngày nào ngồi trên ghế nhà trường, Vi tính say mê đầu óc doanh thương, Học dang dở, chẳng vấn vương trường ốc! Sáng lập Công Ty Microsoft Vinh danh chiếc máy tính con con. Ngờ đâu sự nghiệp nổi như cồn! Công nghệ phần mềm ai hơn kỹ thuật. Khai mở kỷ nguyên Tin học. Trở thành người giàu nhất thế gian. Giàu lòng nhân ái mênh mang!

36


Hát nói: Thầy Dạy Trò Đình Linh ơi, Đình Linh hỡi, Nhớ ngày nào Trò mới vào Trường, Công sáng lập có những thầy uy tín khắp muôn phương, Dành hết tình thương thế hệ trẻ. Ước nguyện rồi đây bằng quốc tế, Cầu mong có lúc sánh năm châu. Dạy Trò tự học chuyên sâu, Cho phỉ chí với đời sao ngang dọc! Thầy không dạy vô ơn Thầy học, Dựa thế cường quyền lươn lẹo, bỏ tình người. Đình Linh ơi hỡi Linh ơi! “Văn hóa mới” hỡi ơi Trời!* Bao giờ đạo lý làm người không quên? Bao giờ hết cậy cường quyền? Tránh được tụt hậu, tiến lên phú cường! Thiên Sứ •

37

Ngô Đình Linh, Phó Bí Thư đoàn Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương, cựu sinh viên Trường đã phê phán thầy dạy mình môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, TS Nguyễn Nhã là “thiếu thiện chí”, “ thiếu văn hóa” sau khi đọc Bản Khẳng Định Tâm Nguyện của Những Người Sáng Lập Trường ngày 22-2-2006.


Dột từ nóc* cảm tác Dột nhà từ nóc! Phải ướt trong nhà, chết chóc đâu thầy! Chuyện trường, đến như vậy, nếu muốn đổi thay, Rồi sẽ đến, có ngày thay ngay tận nóc. Nóc dột có ngày hết dột nóc. Trường còn đừng sợ không còn trường. Thầy ơi có ngày sẽ hết tai ương. Lúc ấy tình thương chan chứa. Rồi sẽ đến tai ương đâu còn nữa! Tha hồ sửa chữa Trường ta, Rồi ra bản sắc đậm đà! Thiên Lôi Cảm nghĩ của một cựu sinh viên Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương đang du học Cao học tại Úc sau khi đọc bài hát nói “Thầy dạy trò” của Thiên Sứ

Phần hai QUỐC ĐẠO 38


Quốc đạo Quốc đạo thờ Tiên tổ, Vũ trụ bao la Tiên tổ là Trời. Tiên tổ quốc gia: Hùng Vương Quốc Tổ ai ơi! Mỗi gia tộc đều thờ tiên tổ. Thờ Quốc tổ khơi nguồn về cội, Kính Anh hùng hộ quốc tý dân. Xây đình đền, nghi thức thờ cúng ở mỗi làng. Cùng Triết lý sống của nhân dân hoàn chỉnh, Quốc Đạo dành cho bách tính, Không phân chia tôn giáo, sắc tộc, chính kiến nào, Việt Nam văn hiến tự hào!

Đạo là con đường của Phương Đông Không Duy

39


Thử hỏi duy tâm hay duy vật? Duy nhân, duy vật, duy dân? Duy lý duy tình, duy gì nữa, đều thiên lệch không cân! Không cân lại đến lúc phải cần điều chỉnh. Tốt hơn hết đừng duy, khỏi chỉnh, Hay quá rồi chẳng lệch, không sao! Đạo chỉ con đường hướng dẫn ta thế nào. Không ai ép buộc ta phải đâm theo lao bằng được! Áp đặt làm sao cho cả nước! Chỉ là điều không tưởng mà thôi! Phải theo qui luật muôn đời!

Nhân chủ Truyền thống Việt Nam nhân chủ, Từ ngàn đời con người làm chủ nơi nơi. Chính con người là chủ muôn loài cả thế giới người ơi, Nhân chủ mới thờ nhân thần khắp nơi trên đất nước! Nhân chủ con người thật hạnh phước, Vật thời vạn vật càng may thay! Con người cải tạo thế giới này, Con người phát triển càng ngày đều các mặt.

40


Không nô lệ cả những gì con người cóp nhặt, Ngay cả học thuyết cũng đừng nên áp đặt mọi người, Mới không duy lý người ơi!

Triết lý vuông tròn Bách Việt Nhận thức vuông tròn Người Việt, Vuông có tròn, tròn có vuông của người Việt từ xưa. Vuông tròn hòan hảo trung dung vừa vừa. Bánh chưng bánh dầy, trời đất người xưa chưa được rõ! Tròn trời vuông đất thời chưa tỏ! Trời thế đất tròn hiện đã hay. Đất Trời biểu tượng âm dương này, Nhận thức vuông tròn, âm dương nay là một.

41


Tuy một mà hai, tuy hai mà một Vuông cực thành tròn, tròn cực thành vuông. Vuông tròn lời chúc mẹ con!

Triết lý Bầu bí Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn, Đó là triết lý Nuớc Nam, Càng ngày càng rõ Việt Nam hòa đồng. Triết lý Việt Nam bầu bí! Tình thương không phân biệt gốc tích con người. Cho dù khác biệt đến mấy người ơi. Như bầu bí chung một dàn dù to dù nhỏ! Cùng tập thể hoặc to hoặc nhỏ, Với con người dù trắng dù đen, Cho dù vạn giáo cũng đồng nguyên, Đến cả những người khác bên chính kiến, Cũng phải hòa đồng đồng tiến, Cho dù khác biệt thế nào! 42


Hòa đồng triết lý giương cao!

Muôn sự của chung Ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau nhau hai tiếng anh hùng mà thôi! Muôn sự của chung triết lý! Hơn nhau hai chữ anh hùng thật hết ý người ơi! Anh hùng mới đáng sống ở đời! Sau khi chết chẳng mang theo gì nơi trần thế! Đất nước anh hùng ai chẳng thế, Ông cha dũng cảm cháu noi gương. Trong đấu tranh thời chiến rất kiên cường, Trong xây dựng cũng xem thường tất cả… Làm cho tỏ mặt anh hùng trong thiên hạ. Ở đời muôn sự đã chẳng của ai, Nên chăng góp mặt anh tài.

43


Đại nghĩa chí nhân Đại nghĩa chí nhân tư tưởng lớn! Rất có lòng nhân cùng nghĩa lớn nước Nam, Đó là thái độ rất hiên ngang, Bất chấp mọi gian nan để sống đạo! Lấy chí nhân mà thay cường bạo, Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Đó là triết lý sống của dân Nam, Gây sức mạnh đánh tan quân xăm lược. Bất kể quân thù trăm mưu nghìn chước, Ngàn năm nay không hề lui bước trước kẻ thù! Chí nhân bất diệt ngàn thu!

44


Thương người như thể thương thân Nhường cơm xẻ áo rồi chăng tá? Nhiễu điều phủ lấy giá cái gương, Thương người như thể thân thương. Chính là thể hiện lòng người Việt đó. Một ngựa đau, tàu không ăn cỏ, Không người đói, nước mới chẳng lo. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Tấm lòng cứu trợ lo cho người đói rách, Tấm lòng lá lành đùm lá rách, Thương cho người gặp cảnh thương tâm, Thương người như thể thương thân.

45


Giấy rách giữ lấy lề Vẫn biết bần cùng sinh đạo tặc, Song đói cho sạch rách cho thơm, Không phải phường túi giá áo cơm, Giấy rách giữ lấy lề không hèn hạ! Xứng danh người cây cao bóng cả, Không hổ đấng kiệt xuất anh hùng. Ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau hai tiếng anh hùng đâu có lạ! Nhân cách giữ gìn trong thiên hạ, Suy cho cùng đói rách cũng tại ta! Quyết tâm giàu có không xa!

Đồng bào đồng bọc 46


Người trong một nước, Cùng trong đất trời như được cùng mẹ cha. Như anh em ruột một nhà, Yêu thương nhau như là ruột thịt! Đồng bào chung sống tình thân thiết, Đất nước hiển vinh tính kết đòan. Trải qua bao thử thách gian nan, Không còn nghi kỵ coi nhau như thù địch! Đất nước trải qua nhiều bi kịch! Chịu nhiều nghịch lý đau thương, Cần nhiều tình cảm đời thường!

Âm đức Phải hiểu thế nào là âm đức? Đó là công đức kín con người. 47


Chỉ quỉ thần mới biết được mà thôi. Âm đức sao người đời không thể biết? Công đức âm thầm công đức thiệt. Đức ân biết được đức ân ngay. Điều gì tốt điều gì hay, Âm đức là phúc đức tổ tiên cho bày con cháu. Âm đức Tổ tiên là vật báu, Thế cho nên phải hiếu thảo với Tổ tiên. Mong cho âm đức lâu bền!

Về nguồn Lá rụng về cội, Với chim có tổ, với người có tông, Tổ tiên nào cũng có đức có công. Âm đức ấy truyền lưu trong gia tộc. 48


Thờ Tiên tổ nước thờ Quốc tổ, Cúng Mẹ cha đền cúng chân thần. Thánh mẫu thần hộ quốc tí dân. Tất cả anh hùng vì dân vì nước. Những người hi sinh không màng chức tước, Những người Tổ quốc ghi công, Về nguồn Đất nước chờ mong!

Công ơn cha mẹ Công ơn cha mẹ, Công cha như trời bể, núi Sóc Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn nước trong, Cháu con phụng dưỡng hết lòng, Mong dịp báo đền công ơn cha mẹ Dưỡng dục sinh thành công ơn núi bể, Truyền lưu đạt đức rạng quê hương. Gia đình hội tụ tình thương, Âm đức truyền đời thường cho con cháu. Phụng dưỡng mẹ cha thật là quí báu, 49


Khác hẳn Phương Tây con cháu chẳng cần. Mẹ cha phải tự lo chăng?

Anh em như thể tay chân Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Anh em ruột thịt thật cả tình thâm, Anh em như thể tay chân. Chị ngã em nâng tình ruột thịt! Huynh đệ tương tàn ai chẳng biết! Chị em đấu đá có hay chi? Gia đình như thế đâu có ra gì! Phải hết sức tránh cảnh chi nồi da xáo thịt! Gia đình không được phân biệt, Không nên để kẻ ghét người yêu, Anh em ruột thịt yêu nhiều!

50


Văn hóa dân tộc Văn hóa dân tộc, Bản sắc riêng dân tộc Việt Nam, Những gì độc đáo dân tộc ngàn năm, Phải dựa trên văn hóa dân gian làm nền tảng. Thành trì dân tộc là làng bản, Chiến thắng Việt Nam bởi chí nhân. Tất cả những gì thành tựu nước Nam. Tổng hợp thành ngàn năm văn hiến. Văn hóa dân tộc, mẫu số chung mọi chính kiến, Đại đồng sao biến hòa đồng, Rồi ra Tổ quốc ghi công!

51


Phần ba CA TRÙ XƯA VÀ NAY TẠI SÀI GÒN, MỘT MẠCH NGẦM CỦA CA TRÙ TRUYỀN THỐNG * Nguyễn Nhã ( Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Ca Trù & Hát Thơ Lạc Việt,TP. Hồ Chí Minh)

Ca trù là mội loại hình nhạc thính phòng truyền thống độc đáo có một không hai của Việt Nam. Dân ca, tuồng, kịch thì nhiều nước đều có. Nhạc thính phòng như ca trù thì chỉ có ở Việt Nam. Ca trù thật sự mang tính đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể nói "ca trù Việt Nam” hay "Việt Nam ca trù!

VÀI NÉT VỀ CA TRÙ TRUYỀN THỐNG Ca Trù bắt đầu có từ khi nào thì chúng ta chưa thể khẳng định được. Theo Việt sử Tiêu An của Ngô Thời Sĩ thì đời Lý Thái Tổ, vào đầu thế kỷ XI đã có ca nhi “Đào thị” hát hay, được người đương thời ái mộ gọi là Đào nương. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết rằng năm Thuận Thiên thứ 16 (1025), Lý Thái Tổ đặt chức quản giáp mà người ta cho rằng đã phiên âm thành "kép". Sách Công Dư Tiệp Ký lại chép chuyện nàng “Đào thị” tại Làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ (tức thuộc Hưng Yên) trong thời kỳ kháng chiến chống Quân Minh. Làng Đào Đặng có Đào Nương hát hay được quân Minh gọi vào đồn hát, lại tín cẩn cho Đào Nương ở lại đêm trong đồn. Quân Minh ngủ, tránh muỗi phải chui vào trong túi bao vải mà nằm ngủ.Đào nương được quân Minh tín cẩn để nàng thắt miệng bao vải. Nàng thừa dịp thắt chặt miệng bao và nhờ thanh niên vứt bao xuống sông thủ tiêu, quân Minh bị hao hụt dần phải rút đi nơi khác. Sau Đào nương được lập đền thờ. Như thế từ đầu thế kỷ XI đã có đào nương và kép đánh đàn. Song chưa có đàn đáy mà chỉ có đàn nguyệt… Theo truyền thuyết, thế kỷ XV mơi xuất hiện cây đàn đáy. Giới hát ca trù thờ Mãn Đào Hoa công chúa, con gái Bạch Đinh Xà Vương làm thánh 52


sư. Có thuyết cho rằng tổ ca trù là Mãn Đào Hoa công chuá và cả chồng là Thanh Sà Đại Vương, gốc từ Thanh Hoá. Song theo Thần phả Làng Lỗ Khê do Đông Các Đại Học Sĩ Đào Cử soạn thời Hồng Đức năm thứ 7 (1476) chép sắc vua phong đền thờ hai vị tổ Đinh Dự và Mãn Đào Hoa công chúa ở Lỗ Khê. Cây đàn đáy chỉ có ở Việt Nam, cũng có truyền thuyết lý thú từ câu truyện Đinh Lễ, quê ở làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, được tiên cho hình vẽ cây đàn và gỗ ngô đồng để đóng. Đàn ấy sẽ giúp cho Đinh Lễ giúp đời, ai buồn, nghe tiếng đàn sẽ tiêu tan sầu muộn; ai đau ốm nghe tiếng đàn cũng được mạnh khoẻ. Một hôm Đinh Lễ đi đến châu Thường Xuân, Thanh Hoa. Tại đây quan châu có người con gái đẹp tên Hoa, hồi mười tuổi bị bệnh và bị câm, không lương y nào chữa được. Khi biết có chàng thư sinh có đàn mầu nhiệm, cha cho mời Đinh Lễ đến. Tiểu thư đang ăn cơm trong rèm, khi nghe tiếng đàn, bỏ chén cơm, lấy hai chiếc đũa gõ trên bàn theo nhịp của đàn và nói: Tiếng đàn hay quá! Từ đó cô Hoa hết câm. Quan châu đã gả con gái cho Đinh Lễ. Như thế lịch sử ra đời của ca trù vẫn còn nhiều vấn đề còn phải tìm hiểu. Một điều chúng ta có thể khẳng định ca trù là một thể loại ca nhạc thính phòng truyền thống độc đáo của Việt Nam vừa mang tính bác học, vừa mang tính dân gian, có rất lâu đời, được tầng lớp trên có học nhất là giới nho học phóng khoáng chịu ảnh hưởng tư tưởng Lão Trang ưa thích và rất thịnh hành ở các vùng châu thổ sông Hồng, vùng Trung Du Bắc Bộ và vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Các nghệ nhân đàn hát đều là các nông dân thuộc con nhà nòi về nghệ thuật ca hát có thanh có sắc, trước tiên hát cửa đình cho các buổi lễ thần, sau được mời đến các ty ở dinh quan phủ huyện để hát, từ đó xuất hiện các đội hát nhà tơ (do chữ ty mà ra). Hát cửa đình có khi đứng, có khi đi để múa như múa tứ linh, bài bông hoặc múa khi lễ tiến trà, tiến tửu và có khi ngồi. Rồi cũng từ đó xuất hiện hát nhà trò. Các nghệ nhân này được các quan viên thưởng tiền khi hát. Có nơi được làng cho hưởng phần ruộng vài mẫu hoặc vài sào cho đến khi nào thôi hát cho làng. Các nghệ nhân phục vụ các chầu hát ở hội làng gọi là hát cửa đình. Trong dịp này có khi tổ chức hát thi ca trù. Cũng hát cho các quan viên, giới phong lưu tầng lớp trên trong các dịp mừng thọ, ngày giỗ, đám khao tân gia, thi đỗ, đám cưới….gọi là hát chơi . Ngoài ra nếu hát ở cung đình thì gọi là hát cửa quyền.Bản thân vua Lê Thánh Tông rất trọng ca trù, đã đề bia thờ bà ca nữ Nguyễn Bích Châu, Chế Thắng phu nhân. Có tác giả cho rằng chúa Trịnh không thích ca trù. Song từ 53


khi vua Lê chỉ còn hư vị nhạc cung đình ca ngợi công đúc vua, mừng vua, mừng thái tử lên ngôi… không còn nữa. Quan thái thường bị chuyển đi làm việc khác. Song Vũ Trung Tùy Bút đã chép rằng các chúa Trịnh như Trịnh Doanh, Trịnh Cương, Trịnh Sâm đều ưa thích ca trù. Chính Trịnh Sâm đã sáng tác bài "thổng", một trong thể loại hát ca trù bằng chữ nôm theo thể thơ lục bát để hát nối theo đuôi các bài thơ Đường luật bằng chữ Hán. Sang thời Nguyễn, các ả đào được tuyển "lai kinh chúc hỗ", hát mừng thọ các vua Thiệu trị, Tự Đức, Khải Định. Người thưởng thức ca trù có thể là người sáng tác nội dung bài hát ca trù mà các thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Du, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Dương Khuê, Dương Lâm và cả những nhà cách mạng như trong phong trào Đông Du, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Trọng Mậu, cả những nhà cách mạng sau này như Lê Hồng Phong, Tôn Quang Phiệt, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy… Thời trước, hầu như những nhà thơ, ngay ở Huế như cụ Ưng Bình… đều là những người sáng tác hát nói và yêu ca trù. Nội dung để hát ca trù lại hết sức độc đáo và phong phú, chính là kho tàng văn học Việt Nam, đặc sắc trong văn học là hát nói. Có thể trong thời kỳ các ấn phẩm bằng chữ Hán nôm chưa thật sự là phương tiện truyền bá rộng rãi tại nước ta thì qua ca trù người ta lưu truyền rất phổ biến các bài thơ, những bài hát nói. Và như thế các nhà thơ nổi tiếng ở nước ta đều làm những bài ca trù rất hay và nhờ đó cũng dễ nổi danh! Ca trù có 46 thể loại hát như Bắc phản, Mưỡu, Hát nói, gửi thư, đọc thơ, độc phú, kể chuyện, hát ru, sẩm huê tình, sa mạc, bồng mạc, cung bắc, thổng, dồn, tỳ bà, ngâm vọng, hãm…. Hoặc hát cửa đình có thêm giáo trống, giáo hương, dâng hương, thét nhạc, hát giai, đại thạch… Đặc biệt ca trù trong thể loại hát ả phiền còn bao gồm nội dung cũng như âm hưởng của 20, 30 làn điệu thuộc nhiều thể loại khác nhau như chầu văn, chèo, trống quân, đò đưa, sẩm huê tình, cùng các thể loại khác của ca trù như bồng mạc, sa mạc, xướng tế, kể chuyện, thổng, hãm, tỳ bà, cung bắc… Chúng ta cũng biết chắc chắn ca trù ngày càng phong phú, gắn liền với sự phát triển của thơ nôm, thơ lục bát nhất là thể hát nói, rất Việt Nam, tổng hợp thơ lục bát, song thất lục bát, thơ Đường và cả thơ phóng khoáng mà ta gọi là thơ mới sau này vào thập niên 30, 40. Và như thế, thế kỷ XIX là đỉnh cao của Thơ Nôm cũng là đỉnh cao của ca trù. Sang đầu thế kỷ XX, thời Pháp thuộc xuất hiện giới thương nhân. Họ đã khai thác ca trù bằng cách lập ra "ca quán", nhà hát cô đầu, khác hẳn với ca quán xưa. Họ mời các đào nương từ các làng quê lên các thị trấn các tỉnh lỵ, thành phố. Mỗi nhà hát có nhiều phòng. Mỗi phòng có kép đàn đào 54


nương hát phục vụ. Có nhiều đào nương hát hay được nhiều ca quán mời về hàng tối cũng hát chạy “Show” như các ca sĩ phòng trà ngày nay. Họ còn thu dụng các cô gái quê tuy không biết hát hoặc hát không hay đến chuốc rượu cho các quan viên và phục vụ cho các quan viên ở lại đêm. Tuyệt nhiên các đào nương hát hay không phải là phường bán phấn buôn hương vì tài năng nghệ thuật của họ ngay cả chủ nhà hát không bao giờ muốn như vậy cả. Song có những đào nương vì tài vì sắc đã làm cho các quan viên mê mệt, nên đôi khi trở thành nhân tình hay làm vợ các quan viên.Việc thương mại hoá này nhất là xuất hiện các cô đào rượu đã làm suy mạt, tha hóa, đã làm ô uế nghệ thuật ca trù! Nghệ thuật hát ca trù, vốn là thú rất thanh cao của các tao nhân mặc khác, ngay ở thời hát cô đầu bị thương mại hoá, tha hoá, nhiều tao nhân mặc khách đến các quán cô đầu, cũng nhất định chỉ đến nghe hát chứ không ở lại đêm chơi bời với loại đào rượu.

CA TRÙ XƯA TẠI SÀIGÒN Chưa có dấu vết nào về sự tồn tại ca trù ở Sàigòn vào thế kỷ XIX trở về trước. Có thể những cư dân Nam Bộ thuở trước hầu hết từ Xứ Thuận Hóa. Quảng Nam, Bình Định cũng như trước đã từ Thanh Hóa Nghệ An vào. Họ hầu hết là những người đi khẩn hoang, chưa có điều kiện tiếp cận với ca trù. Sang thế kỷ XX, ca trù ở Miền Bắc phát triển thành các Quán ca. Tại Hà Nội vào thập niên 30, 40 xuất hiện khu Khâm Thiên là nơi hát cô đầu hạng sang. Ngoài ra còn các nơi khác như Phố Hàng Giấy, Ngõ Vạn Thái, Ngã Tư Sở, Gia Quất, Gia Thụy (Gia Lâm)… Tại Sàigòn trước 1945 khu Phú Nhuận từ Cầu Kiệu trở lên Ngã Tư Phú Nhuận cũng có tới hơn 20 quán cô đầu ở các nhà biệt thự hai bên đường. Những người biết thưởng thức nghệ thuật ca trù như Cụ Nguyễn Danh Lập sinh năm 1917, kể rằng đã chịu trả tiền 20$ tiền Đông Dương (thay vì trả 10$) để lấy luôn cả hai phòng hát liền nhau để tránh làm phiền, làm ồn ào không tận hưởng được nghệ thuật tuyệt vời này vào năm 1943. Sau đó cụ Nguyễn Danh Lập đã ra Hà Nội tìm đến ca quán của đào nương Quách Thị Hồ mà cụ đã nghe danh ở khu Khâm Thiên và đã trả tới 100đ gấp 10 lần thời giá một chầu hát thời bấy giờ để được thưởng thức tài nghệ của đào nương mà cụ cho là đệ nhất danh ca thế kỷ XX. Người ta thấy ngay tại các ca quán cô đầu cũng có ca quán được trang trí rất cổ kính, trang nghiêm, thanh lịch, nào sập gụ, tủ chè, nào đồ thờ lỗ bộ, bát bửu… Ít nhất thì cũng phải có tủ chè, sập gỗ. 55


Khi xưa, các đào nương rất lễ phép, thưa gửi đàng hoàng với các quan viên. Các quan viên thường ngồi trên các sập gụ và các đào nương, kép hát ngồi trên chiếu hoa được trải dưới đất. Sau 1954, khỏang năm 1956, 1957 những người yêu hát ca trù lại thấy có vài địa điểm hát cô đầu tại gần Ngã tư Phú Nhuận (quán Bích Câu ở đường Thái Lập Thành nay là Phan Xích Long), khu Hồ Tắm Chi Lăng sau dời về khu Rạp hát Đại Đồng, Gia Định.Tại Hồ tắm Chi Lăng, Khu Rạp hát Đại Đồng có khoảng 5 quán trong đó có quán Bà Như Tuyết, Bà Loan, Bà Ngà, Bà Thu Lùn và cả quán của Bà Đốc Sao rất nổi tiếng sang nhất từ khu Khâm Thiên ở Hà Nội vào. Theo lời kể của Cụ Đỗ Văn Xoang, một chầu hát ở quán, mỗi lần rủ tối đa cũng khoảng muơi người. Khi đến trước quán thì lập tức cô đầu ra mời vào quán. Người trong đoàn thường nói: “Hôm nay các anh đến quấy quả, cho các anh nghe với”. Một cô đầu đáp: “Các em rất hân hạnh được tiếp các anh, các em xin sẵn sàng”. Thế là một cô cầm trống, một cô cầm phách để trên chiếc chiếu hoa. Kèm mỗi người khách thường là một cô đầu rượu tiếp trà, tiếp rượu (bia hay nước ngọt) cho các quan viên. Người nào chủ chi tiền chầu hát chính là người đầu tiên đánh trống ba tiếng: tom, tom, tom. Thấy kép, đào hát chưa sẵn sàng, liền đánh tiếp 2 tiếng: tom, tom để giục. Thường mở đầu chầu hát bằng một bài hát nói rồi mỗi người yêu cầu hát bài nào mình thích. Có khi các quan viên đọc những bài thơ ỡm ờ tán tỉnh đùa cợt các đào nương như: Nhân sinh thốt thích chí Chẳng gì hơn cái í mà thôi, Dù văn nhân, tài tử ở đời, Sinh cũng đấy, mà chơi cũng đấy! Dù lá vông hay lá tre thì cũng vậy. Thương lá nào tốt đẹp lấy mà chơi, Thấy ai ai ta cũng ai ai, Ai ấy thì ta cũng ấy, Đừng có bảo chữ dâm là chữ bậy Không dâm nơi ấy lại ra hiền Bảo em, em chớ giữ gìn… Nhiều khi các quan viên và các cô đào cũng ghẹo nhau bằng những câu thơ tình tứ lấy ở Kiều hay ở Ca dao và có khi hát với nhau bằng mọi làn điệu mà hai bên biết hát không cứ ca trù. Một không khí rất vui nhộn, không ai muốn ra về… 56


Thường quan viên nào không sành điệu, không biết đánh trống giỏi, các đào nương hát khinh khi ra mặt. Nên trong đám bao giờ cũng có người rất sành sỏi. Ngược lại, hôm nào hay ở quán nào không có đào hát hát hay, toàn những đào hát dở hoặc mới tập hát chưa lâu, thì các quan viên cũng dễ chán, không hứng thú mấy… Các quan viên phải am tường thơ văn và phải học đánh trống chầu. Phải biết cách cầm roi trống, giống như phải biết cách cầm bút vậy, vưà lỏng lẻo để dễ đánh vừa nhẹ nhàng, vừa vững vàng để tiếng trống vừa gọn, nhất là tiếng chát nghe tròn trặn, xinh xắn, già dặn mỗi khi tuởng thưởng đào nương hát hay. Trống để thế nào cho đẹp mắt. Người ngồi phải ung dung tự tại, lưng luôn ngay thẳng, dùng khủy tay mà điều khiến chứ không vung cả cánh tay. Khổ trống không nên rậm chầu, năm tiếng là cùng, xen vào một hay hai, ba tiếng chát. Tối kỵ đánh lấp khẩu tức tiếng trống vào chữ đang hát ngân nga. Có khi đánh 1 tiếng trống hãm (tay bịt mặt trống, hãm tiếng trống cho nhỏ) mỗi khi đánh trống điểm câu những bài ngâm thơ, phú, gửi thư hoặc khi ngâm trầm xuống. Tiếng trống phóng (buông tay cho kêu boong) khi cần rước tiếng hát lên cho vui theo sau những câu giọng trầm mà lại hát hay. Còn sau khi hát những câu giọng cao, không nên điểm trống nào cả. Trước tiếng chát thì bao nhiêu tiếng trống cũng được, nhưng sau tiếng chát thì chỉ nên một tiếng trống mà thôi. Song hai tiếng trống tiếp theo là chát tức “hạ mã” hoặc nhất là nhiều tiếng trống (7 đến 12 tiếng) rồi đến tiếng chát thì người ta chẳng khi nào dùng. Bởi đó là tiếng trống chầu chê hay không muốn nghe nữa. Thường các quan viên chỉ đánh khen mà thôi. Song có thể sau chầu hát thì quan viên góp ý, nên tránh, nên hát như thế nào cho phải. Cuộc vui mới thật là vui cho mọi người. Ngoài tiếng trống dạo trước khi hát, trong khi hát thì có trống chấm câu, hễ hết câu là điểm 1 tiếng trống chấm câu đánh đệm Cụ Xoang cho biết nhiều khi đang đánh tổ tôm phía trong, nghe tiếng trống đánh hay, cũng phải chạy ra khen lấy khen để! Nhiều khi say sưa hết người này đòi hết hát bài này, bài nọ khiến thâu đêm suốt sáng! Thường đến lúc hết chầu, về khuya, cô đầu hát ru. Quan viên cũng rất thích. Xưa hút thuốc phiện không bị cấm. Có khi vừa hút vừa nghe hát ca trù. Đến khi các quan viên hút thuốc “phê” rồi thì chẳng ai còn muốn yêu cầu hát bài này, bài nọ nữa! Chính lúc này, đào nương thường hay chắp nhặt các câu thơ mà đào nương thuộc rồi ngâm hát đủ kiểu nào bồng mạc, sa mạc, lảy kiều, chầu văn, dân ca … tới 36 giọng, rồi cũng kết thúc bằng thể loại Tỳ bà hành! Đó chính là thể loại ả phiền. 57


Mỗi cô đào chỉ hát hay một số thể loại nào đó. Chẳng hạn Cô Như Tuyết kiêm chủ quán hát hay thể lọai Tì bà, Cô Kim Nhung hát hay thể loại gửi thư. Trong khi ấy có những chủ quán không biết hát như Bà Đốc Sao. Đào nương chuyên nghiệp thì thể loại nào cũng có thể hát đuợc. Còn hát hay lại là chuyện khác. Sau này, cô đào hát hay, chuyên nghiệp không nhiều. Thường mỗi người có giọng hát riêng. Hay cốt yếu do giọng của mỗi người, song phải khổ công rèn luyện về kỹ thuật ém hơi, đổ hột, đổ con kiến và ngân nga, luyến láy. Phách biết đánh đúng khổ đã đành, song phải biết đánh hoa lá, chứ chân phương chưa hẳn đã hay. Nhiều đào nương đánh phách vừa dòn, vừa đúng khổ.Tùy theo mỗi thể lọai, thường một chầu hát theo thứ tự: hát mở (bắc phản) trước nhất rồi đến muỡu, nói, Gửi thư, Cung Bắc, Tỳ bà… mở đầu luôn có 4 khổ đàn, phách cũng như trống: 1/ Sòng Đàn. 2/Khổ Giữa (khổ đơn và khổ kép). 3/ Khổ Đàn hay khổ rải (gõ thư thả). 4/ Lá Đầu (trước hay trong câu hát). Tuy vậy có thể loại như hát nói không có muỡu hay thiếu khổ lại không có khổ Lá Đầu. Trước khi hát đều có dạo đầu lần lượt các khổ ấy. Mỗi khổ đều có qui định rất chặt chẽ cho phách, trống cũng như đàn. Phách đều có khổ phách con, khổ phách cái. Chẳng hạn Sòng Đàn có 2 khổ phách con (dppp.dppp) và 1 khổ phách cái (p.c.), khi ấy có khổ trống liên châu( o o o), đánh mỗi tiếng tom ở mỗi khổ phách. Khổ Giữa có tới 8 khổ phách (dppp.dppp.dppp.p.p.p.dppp.dppp.dppp p.p.p.c), đánh trống thượng mã (xxo) vào khổ phách cuối, song với hát nói không có mưỡu đủ khổ hay thiếu khổ thì giữa mỗi khổ phách đều có xuống phách cái (-) (dpppdppp-dppp-dppp-dppp-dppp-dppp-ppp-c-Trống đánh vào khổ phách cuối : oox.o. Khổ Đàn thì phách 8 khổ gần giống như Khổ Giữa( dppp.dppp.dppp.dppp.dppp.dppp.dppp.ppp.c Trống đánh khổ Liên châu vào khổ phách cuối ooo Trừ hát nói đủ khổ lại đánh trống khổ Thượng mã (xxo). Khổ Lá Đầu về phách có 2 khổ phách ( P P.P – P.d.P) , còn trống đánh khổ Xuyên tâm ( o x o ) ở khổ phách cuối: oxo. Song hát nói không có mưỡu đủ khổ hay dôi khổ, thiếu khổ đều không có Lá Đầu mà sau khổ Đàn sẽ hát luôn. Sau các khổ phách, trống, đàn dạo trên, đến hát. Khi hát cũng tùy theo thể loại hát mà bắt đầu khổ phách cũng như khổ trống điểm phù hợp. Ngòai khổ trống điểm hay đệm, người cầm chầu còn đánh trống chát (x) chấm câu hay chát (x) thưởng. Chát thưởng cho từng chữ thơ hay họặc chữ thơ quan trọng. Chẳng hạn trong bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết có thể đánh chát thưởng những chữ cái (x) chi (x) chi (x) hoặc mười lăm năm (x) thấm 58


thoắt ( x), xa gì (x) hoặc du thì (x); Quân (x) kim (x); cười cười (x) nói nói (x); sượng sùng(x) hoặc một thu (x) Thanh Sơn ( x) đi lại (x); ngây ngây (x) hoặc Đàn (x) ai (x) . Cũng có khi thưởng đánh chát (x) chỗ đào nương ngân nga hay hoặc kép đàn hay. Người hát, người đàn thấy người cầm chầu biết thưởng thức chứ không chỉ đánh trống đệm hay đánh rậm trống cho vui nhộn, thì cũng hết lòng vì nghệ thuật, hát, đàn càng ngày càng hay chứ không cho xong chuyện. Đàn có 5 cung (cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Pha,cung Hùynh) sau thêm cung Phú. Đàn dạo cũng 4 khổ như đã nói trên. Khi vào bài hát thì đàn phải hòa theo tiếng hát của đào nương; hát cao thì đàn cao, hát thấp thì đàn thấp; hát khoan, hát rải thì phách thưa, đàn thưa. Hát dồn, hát dựng, phách mau, đàn mau. Tiếng đàn tuy phải dựa vào tiếng hát song phải nhấn gân nhiều, thật công phu tuyệt kỹ! Đạt đến tinh vi cả hát, cả phách, cả đàn, cả trống thì tuyệt vời! Và như thế không chỉ biết hát, phách đúng, đàn đúng, đánh trống đúng khuôn khổ mà phải yêu, say mê nó, mới đạt tới tinh vi của ca trù! Quan viên, đào kép hầu như từ Miền Bắc vô. Trước 1945, quan viên hầu hết đều là những nhà kinh doanh vô Sàigòn làm ăn, đào kép thì do chủ quán tìm kiếm từ Miền Bắc. Sau 1954 hầu hết đều do di cư vô Sàigòn, số lượng khá đông, song số quán không được nhiều như những năm trước 1945. Ca trù đang ở giai đọan thoái trào cùng cực, gần như bị mai một, vang bóng một thời! Ca trù khi bị tha hóa thì chỉ cốt giải trí ở trình độ thấp. Khi còn các ca quán thì quan viên chủ yếu là các nhà kinh doanh. Sau chầu hát, họ nhận hóa đơn để trên đĩa, tính tiền bia, nước ngọt (trà không tính tiền) và tiền hát. Các quan viên trả tiền cho quán ca và trực tiếp thưởng tiền cho các đào hát, đào rượu hay kép đàn. Nếu muốn thích cô nào thì rủ cô ấy đến nhà trọ hay khách sạn trong đêm ấy. Thường các đào hát đều có kép là chồng. Còn không thì có thể nhân tình nhân ngãi, làm vợ bé với quan viên nào thích mình. Cũng có cô đào hát mê những chàng thanh niên trẻ đẹp trai, còn cung phụng tiền bạc cho các chàng trai ăn học thành tài hay tiếp tục sự nghiệp. Đến đầu thập niên 1960 bị chính quyền ở Sàigòn cấm. Mãi tới năm 1968 mới không còn nghe nói đến những chầu hát ca trù tại các quán nữa. Song một số nhà nghiên cứu, nhà thơ như Cụ Giản Chi, Cụ Nguyễn Quảng Tuân… đôi lần vẫn tổ chức hát chơi ca trù tại tư gia. Có người như Cụ Đỗ Văn Xoang lại tổ chức hát trong dịp giỗ kỵ. Tại một số đền như đền Hai Bà Trưng ở đường Hòang Hoa Thám (nay thuộc quận Bình Thạnh), đền Đức Thánh Trần, quận 1… còn có hát cửa đình (đúng hơn là hát trong đền). Cũng theo lời kể của Cụ Đỗ Văn Xoang, sinh năm 1925, một nhà doanh nghiệp giàu có, làm ăn từ Hải Phòng, rủ nhau khoảng mươi người 59


đồng nghiệp là cùng đến quán nghe hát cô đầu còn nghe hát ca trù ở Đền Thờ Đức Thánh Trần ở đường Hiền Vương, nay là Võ thị Sáu, Quận 1. Bà Hồng Thái thì hay hát ca trù ở Đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ ở Ngã Năm Bình Hòa cũng ở Quận Bình Thạnh ngày nay và nhất là hàng năm tổ chức hát ca trù nhân ngay giổ Ông nội như ngày hội lễ gia đình. Trong ngày giỗ, ngoài họ hàng còn mời cả những thân hữu, những ai đánh tổ tôm thì đánh, ai nghe ca trù thì nghe. Ngày xưa, ai được chọn đánh trống chầu trong Hội làng là cả một vinh dự. Thường mở đầu chầu hát ngày Giỗ làm lễ bái yết, hát chầu tổ, kết thúc là hát tạ lễ, đều phải hát trước bàn thờ gia tiên. Sau đó hát chung mọi người nghe. Có khi hát thâu đêm suốt sáng và cả ngày hôm sau. Có khi hát chỉ có một người nghe theo yêu cầu của người ấy, gọi hát hát mảnh.

CA TRÙ NAY TẠI SÀIGÒN Ca trù thế kỷ XIX thời Nguyễn đã khác với ca trù thế kỷ XV thời Lê, ca trù thế kỷ XX thời Pháp Thuộc khác với ca trù thế kỷ XIX thời Nguyễn . Ca trù thế kỷ XXI cũng như thế kỷ XV, khác với ca trù nửa đầu thế kỷ XX thời Pháp Thuộc ở điều cơ bản: “ca trù không bị thương mại hoá”! Bước vào đầu thế kỷ XXI cũng giống như đầu thế kỷ XV, thời kỳ xây dựng sau chiến tranh giải phóng giành độc lập dân tộc, ca trù được suy tôn. Đầu thế kỷ XV những đào nương được tôn thờ vì có công đánh giặc Minh. Đầu thế kỷ XXI, ca trù Việt Nam được thế giới biết tới là một loại hình nhạc thính phòng truyền thống độc đáo có một không hai! Nhờ sự tích cực của nhiều người trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nhạc sĩ Tô Vũ năm 1976, GSTS. Trần Văn Khê tiếp cận thực sự với ca trù. GSTS Trần Văn Khê đã giới thiệu ca trù cho thế giới như làm đĩa ca trù cho Unesco, giảng ca trù cho người nước ngoài. Năm 1983 ca trù được tuyển lựa là một trong 9 tiết mục xuất sắc nhất trong Diễn đàn âm nhạc Châu Á tại Bình Nhưỡng. Từ đó ca trù được hồi sinh. Nếu tại Miền Bắc, nhờ có tài trợ đặc biệt, trong vài năm trở lại đây bắt đầu có những bước đi bài bản để phục hồi. Tại Sàigòn từ năm 2000 chỉ bởi những người yêu thích ca trù đã tự lực bảo tồn mạch ngầm ca trù ấy. Những nỗ lực của những người yêu thích ấy muốn bảo tồn một nghệ thuật rất quí giá của dân tộc, đã gặp biết bao trở ngại, kể cả bị một số đảng viên ở Trường Đại Học Hùng Vương chụp mũ, dèm pha, gây rối, phá bĩnh quyết 60


liệt, muốn dẹp bỏ câu lạc bộ… Song Câu Lạc Bộ Ca Trù ấy vẫn tồn tại. Chính vì vậy đã xảy ra chuyện “Lệ rơi” mà Cô Aliénor Anisensel, một ngươi đang làm Luận án tiến sĩ về ca trù ở Đại Học Paris X, như một người tri âm đã cảm nhận thấy … Sau 1975, ở một vài nơi, những người yêu ca trù lại tổ chức cùng nhau nghe hát. Song đến năm 2000 mới thấy có một câu lạc bộ ca trù chính thức họat động tại Trường Đại học Dân Lập Hùng Vương do Ông Nguyễn Nhã phụ trách, với các Cố vấn là GS TS Trần Văn Khê, GS Ngô Gia Hy, Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, GSNS Tô Vũ. Ngoài những chầu hát chúc thọ như Mừng thượng thọ 90 tuổi GS Trần Văn Giàu, 80 tuổi GS Trần Văn Khê, 88 tuổi GS Ngô Gia Hy, Tưởng niệm 100 năm ngày sinh Viện sĩ Trần Huy Liệu, còn có chầu hát ca trù trên sông Sài gòn như xưa kia trên sông Đà . Tại Sàigòn, có nhiều người vẫn sáng tác những bài hát nói. Người sáng tác nhiều nhất, hơn 100 bài hát nói là nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Quảng Tuân và có nhiều người yêu ca trù kể cả người già hát ca trù xưa từ Miền Bắc vào Nam lập nghiệp. Hầu hết những người già đã qua đời trong đó Bà Hồng Thái, mới mất từ 4 tháng nay, thọ 83 tuổi!. Sau 6 năm hoạt động, "Câu lạc bộ Ca Trù Đại Học Hùng Vương" sau này là CLB Ca Trù & Hát Thơ Lạc Việt đang nỗ lực học tập, tìm cách giữ lại những thể loại hát ít thông dụng bằng cách sưu tầm, ghi âm ghi hình lại, đồng thời đã phác họa dự thảo tập biên khảo ca trù thế kỷ XX. Buổi đầu tiên ghi âm ghi hình lại những bài hát cửa đình của nghệ nhân Hồng Thái sinh năm 1923, ở làng Dương Liễu, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, đi hát ca trù cho các hội làng từ năm 16 tuổi. Một nỗ lực quan trọng của Câu Lạc Bộ Ca Trù Đại Học Hùng Vương, nay là Câu Lạc Bộ Ca Trù & Hát Thơ Lạc Việt, là bắt đầu đưa ca trù vào cuộc sống đời thường, trong các lễ hội gia đình như mừng thọ, đám cưới, mừng tân gia, giỗ kỵ, mừng thi đậu. Một chầu hát chúc mừng thọ đầu tiên là chúc thượng thọ 90 tuổi của GS Trần Văn Giàu vào ngày 28 tháng 10 năm 2001 vói nhiều bài hát nói , thơ được sáng tác chúc thọ của GS Hoàng Như Mai, nhà thơ Tô Long…. Ngày 5 tháng 11 năm 2001, nhân ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà sử học Trần Huy Liệu do Hội Khoa Học Lịch Sử TP. Hồ Chí Minh tổ chức, đội nghệ nhân của CLB. đã hát ca trù tưởng niệm. Lần này cũng có nhiều tác giả sáng tác 4, 5 bài hát nói, thơ tưởng niệm sự nghiệp nhà cách mạng, nhà sử học Trần Huy Liệu. Mừng thọ GS Trần Văn Khê có các bài hát nói của nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân, GS Ngô Gia Hy, nhà thơ Tôn Nữ Hỉ Khương, nhà thơ Tô Long …Đến mừng Đại thọ 61


100 tuổi học giả Giản Chi hay Thượng thọ 88 tuổi GS Ngô Gia Hy đều có nhiều bài hát nói hay bài thơ do chính các cụ là tác giả. Song phải tới khi Cô Alienor Anisensel làm luận văn cao học rồi làm luận án tiến sĩ về ca trù cho đến khi ca trù được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì ca trù sống, tức ca trù trong cuộc sống chứ không phải ca trù trên sân khấu hay trong các câu lạc bộ sẽ có luồng sinh khí mới đầy hứa hẹn! Từ khi Cô Aliénor Anisensel vào Sàigòn sau chầu hát rất thành công ở Nhà Lưu niệm Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Mùi thì bắt đầu nhiều tư gia tổ chức các chầu hát ca trù như Chầu ca trù Mừng Thọ Tám mươi tuổi 6 Cô giáo và thân hữu của trường Nữ Trung Học Trưng Vương hay chầu mừng Thượng thọ Ông Alex, 74 tuổi rể Trường Nữ Trung Học trên…. Đặc biệt gần đây có đề tài mới như bài hát nói Lệ rơi, dịch từ thơ Tiếng Pháp, cảm xúc về ca trù, hoặc Festival Huế… hoặc dịch những bài Hát nói bằng chữ Hán của Nguyễn Quảng Tuân, bài Chào mừng Ông Bill Gates của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, bài Hùng Vương Thời Đại, Mừng Tân Thế Kỷ của Bùi Huy Giám… Song ca trù muốn thật sự tồn tại và phát triển thì như ý kiến của GS Hoàng Như Mai trong buổi hát ca trù mừng thọ GS Trần Văn Giàu, những bài ca trù hát nói của các nhà thơ nổi tiếng phải được giảng dạy trong trường học. Bởi như GS Trần Văn Giàu đã phát biểu ca trù gắn liền với văn học. Muốn hiểu ca trù phải biết văn học, biết những bài hát nói , bài thơ dành để hát ca trù! Và như thế có thể sau này có ca trù “Cửa Trường” hay “Trong Trường”. Trên đây mới chỉ là phác họa ca trù khởi đầu thế kỷ XXI mà Câu Lạc Bộ Ca Trù Đại HọcHùng Vương và sau này là CLB Ca Trù & Hát Thơ LạcViệt đã đi bước đầu tại Sàigòn. Các câu lạc bộ ca trù ở Hà Nội như CLB Ca Trù Thái Hà, CLB Ca Trù Bích Câu đã có từ trước đây và tiếp tục hoạt động. Cùng với những nghệ nhân và những người yêu thích ca trù từ Nghệ Tĩnh. Hà Nội , Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… sẽ làm cho ca trù thật sự hồi sinh trong cuộc sống chứ không chỉ trên sân khấu, truyền thanh, truyền hình… "Câu Lạc Bộ Ca Trù Đại Học Hùng Vương" nay là Câu Lạc Bộ Ca Trù & Hát Thơ Lạc Việt cần phải nỗ lực học hỏi, nghiên cứu. Song vừa học, nghiên cứu vừa sinh hoạt, hy vọng vài thập niên nữa sẽ tự khẳng định và trưởng thành. Ca trù đang cần sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất để nuôi dưỡng các nghệ nhân đi vào cuộc sống như ở các thế kỷ XV, XIX… 62


Để thể hiện một buổi sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc, "Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa An Uống Việt Nam" đã thực hiện quà tặng đặc biệt để GS Trần Văn Giàu phát lộc "90 bánh hoa hồng" thể hiện tình cảm thắm thiết và những "đoá hoa đu đủ" (làm bằng những quả đu đủ), thể hiện triết lý "tri túc", "biết đủ". Bên cạnh có cơi trầu cau (trầu cánh phượng, cau chạm chữ Hỷ) tượng trưng tình chung thủy của người Việt Nam! Bên cạnh như hát ca trù xưa, luôn có khay trà, điếu hút thuốc lào… Ca Trù ở Sài gòn xưa và nay thật sự là một mạch ngầm của ca trù Việt Nam. Sàigòn năng động sẽ cùng cả nước nhất là những nôi ca trù truyền thống, quyết tâm bảo tồn di sản văn hóa quí báu của dân tộc cũng như của nhân loại! Ca trù sống, không phải trên sân khấu hay tại các câu lạc bộ mà trong cuộc sống, trong hội lễ gia đình, trong hội lễ cộng đồng phường, xã, thành phố…sẽ tiếp tục sống….

Vài bài hát nói với đề tài mới nhất, sống nhất, vừa được sáng tác tại Sàigòn, minh chứng chất sống của ca trù ở Sàigòn :

LỆ RƠI Vui sao được gặp Bác đây, Làm sao cháu dám tỏ bày niềm riêng, Nếu như miền Bắc thản nhiên, Thì miền Nam lại có duyên mặn mà. * Cũng là Trời định, Mà cháu đây lại sính với ca trù, Mới ngày nào còn bé bỏng ngây thơ. Hai lăm tuổi đâu ngờ mừng với Bác. Cháu giữ mãi trong lòng khôn phai nhạt, Buổi đêm nay ca nhạc những say mê. Vinh dự thay sự hiện diện của Thầy Khê! Và cảm động thấy lệ đầy trên mi Bác. Hiếm có tình này trên đất Bắc, Riêng tìm vui ấy ở Miền Nam. 63


Giọt lệ kia rõ thật quí muôn vàn, Vì nghệ thuật, vì lịch sử hay cũng vì vẻ vang dân tộc? Bác Nhã ạ, từ đáy lòng chân thực, Cháu coi như hạt ngọc, lệ kia rơi. Cháu nâng niu, mang về Miền Bắc xa xôi, Nơi tài có nhưng tình coi như hiếm. Cháu ghi mãi trong lòng bao kỷ niệm, Viết đôi lời, kính chuyển mọi tri ân. Thực là quí trọng trăm phần Nguyễn Quảng Tuân dịch từ Bài thơ “Larmes versés” của Aliénor Anisensel ngày 2-4-2006 được hát trên Sông Sàigòn ngày 11-4-2006 Hát Nói: Chào Ông Bill Gates ( Xem trang 38)

Nguồn Tư Liệu Tham khảo:. 1. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Đào Nương Ca, Tập I (Hát Nói và Hát muỡu), Vĩnh Hưng Long Thư Quán, Hànội, 1932, 390 tr 2. Cuồng Sĩ, Học Đánh Chầu và bình phẩm lối hát cô đầu xưa nay có cả tiếng lóng cô đầu, Nhật Nam Thư Quán Dược Phòng, Ha Nội, 1933,132 tr. 3. Xuân Lan, Ca Trù Thể Cách, Quảng Thịnh, Hà Nội, 1933, 48 tr. 4. Đỗ Bằng Đoàn & Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca Trù Biên Khảo, Sàigòn, 1962, 681 tr. 5. Nguyễn Linh Ngọc & Ngô Văn Phú, Tuyển Tập Ca Trù, NXB Văn Học, Hà-nội, 1987,263 tr. 6. GS.TS. Trần Văn Khê, Trần Văn Khê & Âm Nhạc Dân Tộc, Nhà Xuất Bản Trẻ, TPHCM, 2000, 432tr. 7. Nguyễn Quảng Tuân, Ca Trù, Hồn Thơ Dân Tộc, Nxb Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005,172 tr. 8. Nguyễn Quảng Tuân, Tập Kiều, Vịnh Kiều, Nxb Văn Học, TP. HCM, 2001, 108tr. 9. Bùi Huy Giám, Hát Nói Trong Ca Trù, Bản thảo đánh máy vi tính, 2000, 14tr. 10. Các nhân chứng : Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền (sinh năm 1913 tại Thái Bình), Cụ Nguyễn Danh Lập (sinh năm 1917 tại Hưng Yên), Nhà thơ Tô Long (sinh năm 1923 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Đông), Đào nương 64


Hồng Thái (sinh 1923 tại làng Dương Liễu , huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), Cụ Đỗ Văn Xoang (sinh năm 1925, tại làng Suối Đông, huyện Trực Ninh, Nam Định)… Bài Tham Luận tham gia Hội thảo quốc tế chủ đề “ Hát về ca trù người Việt” Do Viện Am Nhạc TP. Hà Nội tổ chức ngày 19, 20/6/2006 tại Hà Nội

CHƯƠNG II NHỮNG LÁ TÂM THƯ

1. Làm thế nào để thật sự đại đoàn kết dân tộc

65


Tôi rất quan tâm đến những bài báo nhân dịp kỷ niệm Ngày 30-4-1975 về đại đoàn kết dân tộc, về hoà hợp cộng đồng, bức xúc thời cuộc của nhà sử học Dương Trung Quốc và “Lão tướng” Võ Văn Kiệt, nhất là bài ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC – CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC của Ông Võ Văn Kiệt đăng trên trang nhất của báo Tuổi Trẻ, ngày 29 - 8 - 2005. Người ta thường nói đến đại đoàn kết, khi chiến đấu chống xâm lược, khi gặp những khó khăn chống chọi với kẻ thù và lại ít nói đại đại đoàn kết dân tộc khi hoà bình. Chúng ta hình như chỉ chú trọng đến lịch sử đấu tranh, những vinh quang, anh hùng của chiến đấu chống xâm lược mà ít quan tâm đến lịch sử xây dựng, vinh danh những vĩ nhân xây dựng đất nước. Có chăng chỉ những nhà thơ văn, những nhà văn hoá dân tộc! Nếu chúng ta đã từng coi sự mất nước là mối nhục, thì đã đại đoàn kết dân tộc để giành được độc lập cho đất nước! Nên chăng phải làm sao mọi người dân chúng ta ý thức được rằng cái nghèo nàn, lạc hậu, nhất là sự tụt hậu so với các nước trong khu vực là mối nhục không thể chấp nhận được để chúng ta đại đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước ta giầu đẹp văn minh không thua kém các nước trong khu vực cũng như cac nước khắp năm châu bốn biển! Chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều về sự hoà hợp cộng đồng khi hoà bình nhất là sau cuộc chiến quá dài, và nhất là có sự khác biệt sâu xa từ cách suy nghĩ, cách làm! Tôi rất tâm đắc về lời nói của học giả Hoàng Xuân Hãn về Đại đoàn kết: “Muốn đoàn kết dân tộc thật sự thì phải bớt phần lý tưởng, thêm phần yêu thương, bớt nghi kị, bỏ lọc lừa!”. Sau 30 năm sống và làm việc, tôi lại càng thấm thía về lời nói đại đoàn kết dân tộc nói trên của học giả Hoàng Xuân Hãn! Tôi lại càng thấm thía về những y lớn mà Ông Võ Văn Kiệt vừa trình bày trong bài báo vừa qua, rằng Đoàn Kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Thật sự tôi không biết chắc chừng nào mới chấm dứt được những đáng tiếc như Ông Võ Văn Kiệt đã chân tình thổ lộ, cứ sau mỗi khi thành công hay không còn những khó khăn nữa, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc lại bị coi nhẹ! Tôi lại càng thấm thía những lời người xưa thường dạy: Lấy oán báo oán sẽ không bao giờ hết oán. Lấy ân báo oán sẽ hết oán”. Phải giáo dục lâu dài cho các thế hệ trẻ về sự đại đoàn kết dân tộc, chứ không phải chỉ là những khẩu hiệu đơn thuần! Tôi thầm nguyện sẽ giành hết cả đời còn lại của tôi cho ngọn cờ “đại đoàn kết dân tộc thật sự” này, chấp nhận cả những hy sinh, thiệt thòi ngay cả bị nghi kỵ, đối xử không công bằng từ mọi phía. Ước nguyện của tôi là con cháu những người Cộng sản cũng như những người chống Cộng sản mãi mãi không còn coi nhau là kẻ thù nữa mà kẻ thù chung là sự nghèo nàn lạc hậu, nhất là sự tụt hậu so với các nước trong khu vực. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học (Bài báo gửi Báo Tuổi Trẻ)

2. Kính gửi Ông Võ Văn Kiệt Nguyên Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Quý Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam 66


Tôi rất xúc động khi đọc bài “Đại Đoàn Kết Dân Tộc - Cội nguồn sức mạnh của chúng ta” do Ông viết, đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 29-8-2005. Tôi đã viết bài “Để thật sự đại đoàn kết dân tộc”, cho Báo Tuổi Trẻ ngay khi mới đọc qua bài viết quí giá ấy và bài ấy đã được đăng dù bị cắt xén trên Báo Tuổi Trẻ ngay ngày hôm sau, ngày 308-2005. Bây giờ, sau khi đọc kỹ bài viết của Ông, tôi cảm thấy có bổn phận phải viết thư cho Ông để mong sao được trao đổi với Ông một cách chân tình và cặn kẽ về những điều Ông viết. Thứ nữa, nếu sau này được những người cộng sản, nhất là những người đang và sẽ là lãnh đạo có thực quyền cũng như những người đã và đang chống Cộng một cách quyết liệt, chân tình cùng nhau trao đổi cặn kẽ, đối thoại với nhau, đi đến một sự thống nhất nào đó thì quả sẽ là đại hồng phúc cho con cháu chúng ta, dân tộc chúng ta! Nói cho cùng, đất nước, dân tộc chúng ta không may đã là nạn nhân của thời cuộc quốc tế! Vì nhiều lý do khác nhau, vì thành kiến, vì tầm nhìn hạn hẹp, vì hận thù chồng chất, vì đố kỵ, vì tư lợi… chắc chắn nhiều người từ các bên sẽ không đồng tình ngay với cách nêu vấn đề, cách giải quyết vấn đề của chúng ta. Song tôi có thể đoan chắc rằng bài viết của Ông là điểm sáng chói, rất hiếm quí, có khả năng mở ra một vận hội mới, môt kỷ nguyên hòa đồng, thật sự đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh cho dân tộc ta. Tôi cũng đoan chắc rằng xu thế thời đại, những qui luật khách quan thời đại hội nhập, thời đại điện tử, thời đại kinh tế tri thức không cho phép những thành kiến, tầm nhìn hạn hẹp, hận thù chồng chất, những đố kỵ, tư lợi ngăn cản được bước tiến của dân tộc ta! Sau đây là những điều tôi mong được trao đổi với Ông: Một là sau khi Ông trình bày khá cặn kẽ những tình huống của lịch sử đã xảy ra mà Ông đã từng nói rằng có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu những người buồn, chúng ta hãy cùng ôn những bài học lớn. Đó là đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN! Đây là một chân lý khách quan của lịch sử. Chỉ tính 1000 năm mà thôi, đã biết có bao nhiều triều đại , những nhà cầm quyền ngự trị ở Việt Nam và triều đại nào cũng mong muốn tung hô vạn vạn tuế, mà dài nhất cũng chỉ được vài ba trăm năm mà thôi! Cũng vì quyền lực mà cha con, anh em.. đã giết hại lẫn nhau mà càng giết nhau thì lại càng khó bền lâu! Tư tưởng Ông nêu trên liệu khi nào mới được những người Cộng Sản Việt Nam nhất trí? Bây giờ Ông không còn nắm quyền lực, Ông có thể nói mạnh như vậy. Liệu những người Cộng Sản đang và sẽ lãnh đạo, nắm quyền lực, có đồng tình và thực hiện trong thực tế hay không? Sau 15 năm ngày Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Vô Sản sụp đổ, chắc chắn những người Cộng Sản Việt Nam phải có một cái nhìn thực tế hơn, đã thấy tận mắt nước người ta giầu mạnh, dân người ta hưởng hạnh phúc, tự do, no ấm như thế nào, chứ không còn là những ước mơ viển vông hão huyền nữa! Có rất nhiều mô hình chính trị, độc đảng, lưỡng đảng, đa đảng, có nước còn cả vua nữa, cũng đều thành công cả. Người Cộng Sản Việt Nam với vai trò lịch sử lãnh đạo đất nước hiện nay tha hồ có quyền tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng để đất nước này được phồn vinh, dân được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc!

67


Hai là “đã thế thì mọi người Việt Nam đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó. Đây là một tư tưởng rất lớn, là một chân lý khách quan của một xã hội dân chủ văn minh, đương nhiên buộc phải công nhận quyền công dân của một quốc gia tự do và độc lập. Dĩ nhiên, không thể có quyền tự do tuyệt đối mà phải bị hạn chế bởi pháp luật của nhà nước do dân, vì dân lập ra. Song kinh nghiệm lịch sử nhân loại đã cho thấy phải có phân lập giữa các quyền ấy: quyền lập ra luật ( lập pháp do quốc hội do dân tự do bầu), quyền thi hành luật (hành pháp do chính phủ phụ trách hoặc trưc tiếp hay gián tiếp do dân tự do bầu), quyền kiểm sóat, kỷ luật vi phạm luật (tư pháp do hành pháp, lập pháp cùng nhau đề cử) và quyền thứ tư dư luận công khai (báo chí) để khuyến khích, kiềm chế, kiểm sóat sự phân quyền. Sự phân quyền càng rành rọt, rõ ràng, càng dân chủ! Kinh nghiệm lịch sử nhân lọai cho chúng ta hay rằng dân chủ không bao giờ là quà biếu tặng không cho người dân mà là sản phẩm của “trò chơi dân chủ” qua sự đấu tranh của người dân mà có. Ai có quyền đều có xu hướng lấn quyền! Chúng ta luôn tự hào dân chủ tập trung của ta dân chủ gấp triệu lần cái gọi là dân chủ tư sản, song chúng ta luôn vừa đá bóng vừa thổi còi, làm trái hẳn qui luật khách quan thì làm sao hiện thực được dân chủ! Vấn đề quan trọng ở đây chính là cơ chế! Tôi xin hỏi liệu Ông nguyên Thủ tướng có bị những đồng chí hiện đang nắm quyền lực chụp mũ Ông là phản động, phản Đảng hay không? Tư tưởng của Ông chỉ làm rối loạn, gây ra diễn biến hòa bình hay không? Trả lời như thế nào, chúng ta sẽ biết có thực sự đổi mới nhận thức, đổi mới cơ chế hay không hay chỉ là “vũ như cẩn”! Trả lời như thế nào sẽ có khả năng tạo ra một vận hội mới cho dân tộc này hay không hay chỉ là một điệp khúc của thời đã qua! Ba là lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người Việt Nam đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa.” Phải làm sao” là một câu hỏi rất lớn. Song cũng rất đơn giản. Rất lớn bởi vì đây là một nhiệm vụ rất nặng nề của các nhà cầm quyền, cũng như của Đảng. Làm tròn nhiệm vụ thì sẽ tồn tại, còn không làm tròn thì không chóng thì chầy sẽ không tồn tại. Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc bất cứ ai, đã dạy cho chúng ta như thế! Lịch sử cho ta biết rằng các nhà cầm quyền cũng như Đảng chỉ là công cụ, chứ không bao giờ là cứu cánh để làm tròn nhiệm vụ ấy. Còn đơn giản là phải có luật mà luật phải rất rõ ràng và phải chấp hành nghiêm chỉnh, dù bất kỳ ai, kể cả chính quyền, Đảng hay những người dân bất cứ thành phần nào, tôn giáo nào, chính kiến nào. Không ai, tập thể nào lại đứng trên, đứng ngoài pháp luật mà luật phải do dân, vì dân và càng ngày càng phải hoàn thiện! Nếu thực hiện tốt những tư tưởng đó, tôi hòan tòan tin tưởng rằng dòng chữ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” trên quảng trường Ba Đình sẽ không chỉ là một khẩu hiệu bằng sắt, bằng gỗ, bằng vải màu… mà sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thử thách trước mắt. Từ tinh thần của Ba Đình ngày ấy, nó sẽ trở lại với dân tộc, nó sẽ đem lại cả sức sống, niềm tin, niềm vui, nghĩa tình và hạnh phúc cho hàng triệu và hàng triệu người VN chúng ta. Đây là những lời chí lý, chí tình của một người Cộng Sản có tâm huyết với dân, với nước. Song hiện nay có bao nhiêu ngươi Cộng sản có chức, có quyền đồng cảm với Ông. Và liệu có bao nhiêu người dân không phân biệt chính kiến, kể cả những người chống Cộng Sản cảm xúc về những lời nói của Ông? 68


Tôi là một người học sử, nghiên cứu lịch sử, ham mê lịch sử, bắt buộc phải tôn trọng sự thực lịch sử thì sau này có viết sử, mới có người tin. Có ba ý rất lớn trong lời nói trên, cần được mổ xẻ, phơi trần ra ánh sáng. Thứ nhất không thể phủ nhận thiện chí có những tư tưởng lớn của những người Cộng Sản như nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu và những tư tưởng lớn ấy đã nêu thành những khẩu hiệu thật sự đã thu hút biết bao nhiêu công dân thuộc mọi tầng lớp. Song khẩu hiệu chỉ là khẩu hiệu mà không thực hiện tốt, rốt cục thì cũng như không. Hậu quả là dẫn tới một sự vô cảm thật đáng sợ! Thứ hai thực hiện tốt tư tưởng lớn về quyền của công dân không phân biệt thành phần, chính kiến…tinh thần Ba Đình ngày ấy sẽ trở lại với dân tộc! Ôi tinh thần Ba Đình ngày ấy sôi nổi đồng lòng, không phân biệt thành phần, tôn giáo, sắc tộc, thật vô tư, không hề bị nghi kị, hại nhau, sẵn sàng chết cho Độc lập, Tự Do! Những người tham gia ở Ba Đình ngày ấy nay ai còn, ai mất, ở đâu, trong nước hay ngoài nước? Họ có những tâm sự gì cần nói ra cho mọi người cùng biết, cho con cháu của họ! Đừng sợ sự hỗn độn (chaos) mà theo qui luật tự nhiên, mọi sự hỗn độn đều có trật tự của nó, như sự hỗn độn của vũ trụ vậy! Chúng ta phải thừa nhận hiện có tâm lý ức chế, không dám nói thật, im lặng thật đáng sợ! Thứ ba nếu tinh thần Ba Đình ngày xưa trở trở lại với dân tộc, nó sẽ đem lại cả sức sống , niềm tin, niềm vui, nghĩa tình và hạnh phúc cho hàng triệu và hàng triệu người VN chúng ta! Không ai là không đồng ý về hậu quả tác dụng của tinh thần Ba Đình ấy. Song không phải ai cũng tin ngay vào những lời nói chân thành của Lão tướng Võ Văn Kiệt. Bởi vì người dân, nhất là những người từng làm chính trị đã có kinh nghiệm xương máu, chẳng khác nào như những con chim bị thương, vẫn sợ ngay những làn cây cong! Vậy thì sao? Vẫn phải là những hành động, những thực hiện càng ngày càng cụ thể! Mà muốn nhất quán, thật sự đáp ứng được thời kỳ hội nhập thì hẳn phải đổi mới cơ chế ! Khởi đầu phải bằng sự chân thật, chân tình, khoan dung và thật dũng cảm như Ông nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và của cả những người lãnh đạo đương nhiệm và tương lai nữa. Lần đầu tiên trong lịch sử 60 năm, một cựu lãnh đạo Cộng Sản như Ông đã thổ lộ tâm tình rất chân thật và chân tình như thế! Thật là một đại phúc cho dân tộc! Ông đã viết rất rõ rằng: “Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh , mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng…Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ …Về phần mình, trải qua bao năm tháng suốt tư trước Cách mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hi sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi…Tôi càng thấm thía những bài học lớn đó của Hồ Chí Minh…Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Trong các chiến dịch cải cách rộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.

69


Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng. Bứơc vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tư tưởng đại đoàn kết của Bác lại một lần nữa bừng lên như một sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc. Nhiều thành phần khác nhau trong xã hội miền Nam, kể cả các nhân sĩ, các nhà tư sản, thậm chí cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội chính quyền Sàigòn, cũng đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều khuynh hướng khác nhau chống lại chế độ độc tài tay sai của Mỹ (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu)…. “Còn Tây Nam bộ suốt kháng chiến chống Pháp và nhiều năm kháng chiến chống Mỹ là một vùng có những nhà địa chủ giàu có nhất nước ta, những nhà trí thức từng du học ở Pháp, những quan chức cao cấp của chính quyền đương thời, những nhà tu hành và tín đồ của nhiều tôn giáo, những người thuộc những dân tộc khác nhau, như Khơme, Chăm, Hoa… vẫn tồn tại và họat động được là nhờ được sống giữa lòng dân, thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Bài học về sức mạnh dân tộc càng thấm sâu trong máu thịt tôi… “Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng, bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng-thua, bởi những kỳ thị ta-ngụy… Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở Miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng. Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần…đã làm cho cả một số người yêu nươc , muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi. Những tổn thất kể trên ít nhiều đã trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của tôi, một người lãnh đạo thành phố mang tên Bác. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải “ liều mình nhắm mắt đưa chân”. Mặc dầu trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình, Thành ủy chúng tôi cũng đã chân tình giúp đỡ và động viên nhiều anh chị em, nhưng tôi vẫn thấy lúc bấy giờ Thành ủy vẫn có nhiều bất lực và có phần trách nhiệm về tình hình đó. Trên bình diện quốc tế, một số chủ trương cứng rắn quá mức cần thiết đã làm cho VN lâm vào hòan cảnh thêm thù bớt bạn mà thật ra không phải là hoàn tòan không tránh được. Kết quả là VN bỏ lỡ rất nhiều vận hội. Tiếp đó là những năm tháng đầy khó khăn, với những khủng hỏang kéo dài. Đó chính là một bài học lớn của lịch sử… “…Ngày nay, nước ta không còn những kẻ xâm lược. Nhưng kẻ thù vẫn còn. Một trong những kẻ thù đó là sự nghèo nàn, lạc hậu. Lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì khó thóat khỏi vòng lệ thuộc. Tất cả những ai có thể đóng góp một phần vào việc chống kẻ thù đó đều nên và có thể có mặt trong hàng ngũ của chúng ta. Muốn thế, cần ngồi lại với nhau. Bằng thiện chí, bằng tấm lòng chân thật, hãy cùng nhau xem lại một cách sòng phẳng những chỗ hay, chỗ dở, chỗ nào đã khắc phục được rồi, chỗ nào còn phải hòan thiện tiếp… “Đến nay , 30 năm rồi, những điểm có thể gặp nhau là rất cơ bản, đó là đất nước VN, là dân tộc VN, là phát triển, là phồn vinh, là độc lập, tự do, hạnh phúc.” 70


* Tôi đã từng nghe những người chống Cộng sản một cách quyết liệt nói rằng phải thưà nhận những người cộng sản VN có thừa dũng cảm và mưu trí trong chiến đấu, kiên cường chống kẻ thù mà cả thế giới phải bái phục họ. Song họ đã phạm phải nhiều sai lầm, làm trái với qui luật tự nhiên, gây ra nhiều đau thương, tai họa cho nhiều người mà họ đang sửa sai, gọi là đổi mới, thực ra chỉ là những điều cũ mà thế giới đã và đang từng làm. Phải có lúc những người cộng sản Việt Nam sẽ nói lên những lời xin lỗi… Một cách khách quan, phải thừa nhận những lời lẽ của Ông viết trong bài báo vô cùng quí hóa trên là những lời lẽ tự kiểm rất chân thật, rất chân tình. Không thể nào đòi hỏi hay hơn, tốt hơn được nữa. Vấn đề là còn lòng tin. Theo tôi, nếu chỉ là sách lược đại đoàn kết trong chiến đấu thì rất khó. Chỉ khi nào đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược lâu dài mới thật sự đại đoàn kết. Và phải bắt đầu từ hai chữ khoan dung từ mọi phía. Tôi rất tâm đắc lời ca trong bài Tâm ca đã được hát: Kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai. Kẻ thù ta nó là gian ác, nó là tàn hung, nó là hận thù… Mong rằng chẳng chóng thì chầy dân tộc Việt Nam, toàn dân Việt Nam kể cả những người Cộng sản và những người chống cộng sản nhận thức rõ điều đó, đừng coi nhau là kẻ thù nữa mà kẻ thù là nghèo nàn, là lạc hậu, là tụt hậu, là hận thù! Trong suốt cuộc đời dạy học, tôi thường dạy học trò rằng: Lấy oán báo oán sẽ không bao giờ hết oán. Lấy ân báo oán sẽ hết oán. Là một thầy giáo, một người viết sử, tôi xin nguyện sẽ nói mãi cho học trò tôi, cho muôn đời sau về tư tưởng cao đẹp ấy! Tôi cũng mong sẽ sớm có một vận hội mới đại đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước phồn vinh, không hề thua kém với bất cứ nước nào, nhất là các nước trong khu vực. Được như thế là một đại hồng phúc cho dân tộc Việt Nam mà Ông và những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam là những người có công đầu, được đời đời ghi ơn . Thư bất tận ngôn, Kính,

Hãn nguyên NGUYỄN NHÃ, Tiến sĩ sử học 2-9-2005

3. NHÌN LẠI NGÀN NĂM TRƯỚC HƯỚNG VỀ NGÀN NĂM SAU (Tổng kết lịch sử ngàn năm) TPHCM ngày 29 tháng 12 năm 2005 Kính gửi Ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng Quí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Năm 1992, khi tôi và Đoàn làm phim tư liệu Thăng Long Hà Nội Xưa, đến quay phim ở Thành Cổ Loa, khi ấy nhánh cây đa ngàn tuổi, tương truyền do Ngô Quyền trồng còn 71


sống, tôi và cố GS Trần Quốc Vượng bảo nhau khấn trước Bàn thờ An Dương Vương rằng xin Đức Vua phù hộ cho nước Việt Nam sớm có đại hòa hợp – hòa giải dân tộc. Là những người học sử, nghiên cứu sử, chúng tôi biết rõ rằng lịch sử giúp ta biết được quá khứ, hiểu được hiện tại và dự đoán được tương lai. Năm nay, 995 năm Thăng Long, Hà Nội đang chuẩn bị tổng dượt kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, tôi thấy có trách nhiệm của kẻ “thất phu” nhìn lại ngàn năm trước, thấy rõ những bài học lịch sử quí giá để toàn dân nhất là những người chịu trách nhiệm nặng nề đối với vận mệnh của đất nước như Quí Ông, hướng về ngàn năm sau, xây dựng đất nước hùng mạnh. Những bài học lịch sử ngàn năm ấy là: Một là thiên niên kỷ vừa qua, thiên niên kỷ đầu tiên sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, hầu hết các thế kỷ đều có chiến tranh, hoặc chiến tranh chống xâm lược hoặc nội chiến và hai lần bị ngoại thuộc: Minh thuộc và Pháp thuộc. Lịch sử ngàn năm qua là lịch sử đấu tranh. Mỗi lần có chiến tranh chống xâm lược hay bị ngoại thuộc hoặc nội chiến, người dân đều phải chịu bao cảnh đau thương, nghiệt ngã, song sức sống của dân tộc ta càng ngày lại hết sức mãnh liệt, đất nước ta không ngừng lớn mạnh, tràn qua các đèo cao từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, đèo Cả… rồi dân ta hàng triệu người vượt cả các đại dương như ngày nay! Sau ngàn năm đã bị những đế quốc sừng sỏ nhất thế giới hồi thế kỷ XIII , thế kỷ XIX - XX xâm lược hay ngoại thuộc như thế, rốt cuộc đất nước Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn giữ được độc lập và thống nhất cả về lãnh thổ lẫn lòng người, nhất là thuần nhất về ngôn ngữ, văn hóa, hòa đồng về tôn giáo, sắc tộc mà thế giới hiện đại đang phải đương đầu nhiều thách đố, khó khăn kể cả nạn khủng bố kinh hoàng! Hai là ngàn năm qua với đất nước không ngừng lớn mạnh từ đỉnh Cao Bằng đến mũi Cà Mau, từ Đại Cồ Việt đến Đại Việt, Đại Việt Nam (Đại Nam) với giang sơn cẩm t có vịnh đẹp nhất thế giới như vịnh Hạ Long, bãi biển dài, đẹp nhất thế giới như bãi biển Mỹ Kh, Đà Nẵng, hang động dài đẹp nhất thế giới như động Phong Nha, Quảng Bình, vịnh quân sự hàng đầu thế giới như Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa… hậu sinh chúng ta thời đại hiện nay nếu không nói là đã vô ơn đối với công gây dựng của tiền nhân thì cũng chưa làm gì tương xứng, chẳng những không tô bồi giầu đẹp thêm mà còn làm mất đi vùng biên cương ở đất liền cũng như hải đảo! Ba là ngàn năm qua, dân tộc ta, đất nước ta đã hình thành dần dần Quốc đạo, thể hiện tinh thần nhân chủ, lấy con người làm chủ vạn vật; lấy chữ Nhân, chữ Tâm và chữ Âm Đức để tôn thờ chung cho mọi tôn giáo, mọi chính kiến, mọi sắc tộc ; đó là đạo thờ Tổ Tiên: Tổ tiên của vũ trụ là Ông Tạo Hóa hay Ông Trời; Tổ tiên đất nước là Quốc Tổ Hùng Vương và Nhân thần: thánh Mẫu, thánh anh hùng dân tộc và Tổ tiên của từng trăm tộc họ, gia đình…Truyền thống tư tưởng dân tộc ta là không duy lý ( ism) như Phương Tây mà chỉ là con đường Đại hòa đồng “tam giáo đồng nguyên”, “đa giáo đồng nguyên”, đến tư tưởng Đại hòa đồng “bầu bí”: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Đó là tư tưởng yêu nước nhân bản “Đại nghĩa thắng hung tàn”, “Chí nhân thay cường bạo”. Đó cũng là tư tưởng “Ở đời muôn sự của chung. Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”… Bốn là ngàn năm qua đã xây dựng nền văn hiến, bản sắc văn hóa riêng. Riêng Thăng Long đã để lại di tích thành Thăng Long cùng những di vật rất đáng quí, rất đáng tự hào. Ngay trên mặt đất, từ thời Lý còn để lại những di sản văn hóa cod ý nghĩa rất lớn, 72


đậm đà bản sắc dân tộc, song chưa được đời sau thật sự trân trọng và phát huy như sự độc đáo sáng tạo kiến trúc Chùa Một Cột, sự hòa đồng tôn giáo, tam giáo đồng nguyên qua kiến trúc chùa Láng, sự tôn vinh anh hùng dân tộc như Đền Vệ Quốc, nhất là Đền Đồng Cổ, thờ thần trống Đồng, một biểu trưng của Văn hố Đại Việt , nơi vua quan đầu năm đến dự Hội thề trung tín với vua với nước, chứ không phải như từ đời Nhà Hồ bỏ đi truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy mà thay bằng vua tơi đến Đền Nam Giao tế Trời giống như bên Trung Quốc. Oái oăm thay bản sắc dân tộc rất đậm đà ở văn hóa dân gian, văn học dân gian, nghệ thuật dân gian, tranh dân gian, ca nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực dân gian…trong khi văn hóa cung đình, văn hóa bác học thì lại lai căng, bởi các nhà cầm quyền vì lợi ích riêng, luôn vọng ngoại, chủ trương một nền giáo dục ngoại lai, bê nguyên si hết Nho học đến Tây học; chiến lược sai lầm về văn hóa giáo dục, không xây dựng nền quốc học vững vàng ! Đã có chữ Nôm, quốc sử ít ra từ thế kỷ XIII, song suốt thời gian tự chủ, thi Hương nho học chỉ cho thi Bắc Sử, mãi đến người Pháp cai trị mới cho thi Nam sử và mới bỏ học, bỏ thi chữ Hán! Năm là mỗi lần có ngoại xâm, luôn luôn có một bộ phận thế lực theo giặc; khi có nội chiến, luôn bên này hay bên kia tìm ngoại viện. Bên nào dùng nội lực là chính, nếu không chiến thắng thì cũng được lòng người. Nhà Tây Sơn đã thất bại, tuy từng bị kẻ chiến thắng coi là ngụy, song đối với lịch sử và lòng người luôn tôn trọng, nhất là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ chống ngoại xâm, dân Thăng Long - Hà Nội đã tạc tượng thờ ở cha Bộc, trên đầu có chữ Tâm. Cổ nhân thường nói “được làm vua thua làm giặc”. Sự khoan dung, độ lượng là truyền thống dân tộc, như thời Nhà Trần, sau khi đại thắng quân Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông ban chiếu đại xá, thượng hoàng Trần Thánh Tông ra lệnh đốt hết cả hòm biểu xin đầu hàng giặc mà quân ta bắt được để yên lòng những kẻ phản trắc! Cũng có kẻ thức giả, không chịu việc làm cầu cứu thế lực ngoại bang gây binh đao, làm khổ dân như cuối Vương triều Nhà Mạc ở Cao Bằng. Năm giáp ngọ (1594), tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn trước khi chết, có thư để lại cho Mạc Kính Cung: “Họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội, sao ta lại nỡ để cho dân mắc vô vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi vậy! Chúng ta nên lnh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khóat chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lầm than khốn khổ”. Mạc Kính Cung sau chỉ xin với Nhà Minh ở yên ổn nương thân ở Cao bằng. Sáu là ngàn năm qua có quá nhiều nghịch lý, nhất là cuối thiên niên kỷ, song cũng có nhiều biến đổi nhất, nhiều vinh quang, tự hào nhất. Nghịch lý mang tính thế kỷ XX là những người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản giương cao được ngọn cờ dân tộc, lý tưởng yêu nước, song lại theo chủ trương thế giới đại đồng, không còn biên giới quốc gia, không còn nhà nước trong tương lai, và lại là những người kiên cường, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trong khi những người theo chủ nghĩa quốc gia, lại không giương được ngọn cờ dân tộc, mang tiếng bù nhìn, tay sai cho ngoại bang đế quốc, hèn yếu, chỉ biết lo cho phe nhóm, tham nhũng, vinh thân phì gia và thảm bại! Bởi những người cộng sản luôn luôn có chiến lược đúng, luôn lấy nội lực làm chính; ngoại bang đem quân đến là đánh, chấp nhận mọi sự gian khổ, hy sinh, trong khi những chính trị gia gọi là quốc gia chỉ toàn là “chính trị salon”, không chịu gian khổ, hy sinh hoặc chỉ dựa vào thế lực, sức mạnh ngọai bang là chính. Từ học thuyết đến tổ chức, chiến lược, sách lược chớp thời cơ, trường kỳ rất phù hợp với đấu tranh, với chiến tranh, trên cả mức tuyệt vời khiến những người cộng sản trở thành vô 73


địch, bách chiến bách thắng. Song trong hòa bình, xây dựng thì ngược lại mà bài học sụp đổ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa còn rành rành ra đấy và không còn con đường nào khác muốn tồn tại phải đổi mới học thuyết cũng như chiến lược, sách lược, hành động cũng như cơ chế! Giương cao ngọn cờ dân tộc là chiến thắng, là vinh quang; giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin - Stalin là gây ra đại họa cho cả dân tộc, là thất bại! Độc lập dân tộc thì đã đạt được, song Tự do, Hạnh phúc thì chưa! Ngàn năm nay chưa bao giờ được thực sự độc lập như thế, không còn cảnh “thiên triều” như thời chế độ quân chủ và quốc gia đàn anh, đàn chị khống chế, bắt nạt mình như trước nữa! Nếu không nói là chưa bao giờ yếu kám đến thế, chưa bao giờ người dân trong đó có cả những trí thức bị những cán bộ, viên chức dù cấp nhỏ đến mấy, mệnh danh là đầy tớ nhân dân chứ không tự coi là “phụ mẫu chi dân” như thời trước đó, đang hành hạ dân khổ đến thế, kìm hãm dân đến thế! Bởi nước ta hiện nay không có cơ chế xã hội công dân mà chỉ là cơ chế “xin cho” và “cơ chế cho phép Đảng và Nhà nước can thiệp hết sức thô bạo”, dữ dằn vào đời sống công dân dù họ lương thiện, sống tuân theo pháp luật, vì một thế lực siêu hình, nấp trong bóng tối, nấp danh nghĩa Đảng, nhà nước, đứng trên pháp luật, tha hồ chụp mũ dân đen hoặc phe phái khác là phản động, phản quốc hoặc bôi đen chế độ, mưu đồ diễn biến hòa bình … ! Điều nghịnh lý cũng mang tính thế kỷ XX là chưa bao giờ anh hùng được tôn vinh và sản xuất ra nhiều anh hùng đến thế, song chưa bao giờ trong đời thường, con người sống hèn, vô liêm sỉ đến thế! Chưa bao giờ đạo lý đời thường bị xâm phạm hay bị coi thường đến thế. “Đạo đức cách mạng” cho phép người ta không khoan nhượng, tố cả cha mẹ, mưu trí tiêu diệt cả những kẻ hiền tài khi được coi hay bị chụp mũ là kẻ thù, phản động! Mọi người kể cả dân đen đến những người có chức có quyền cao đến mấy, từ người trí thức đến người công nhân, kể cả những anh hùng thứ thiệt trong chiến đấu cũng trở thành sợ hãi, nhất là sợ mất lập trường, sợ mất quan điểm để rồi không khéo bị bôi đen, trù dập, mất tất cả, kể cả nhân cách, nhân phẩm! Có nơi ra ngõ đã gặp anh hùng trong chiến đấu, vô cùng dũng cảm mà thế giới phải bái phục, song trong cuộc sống đời thường, ngay cả sinh họat chính trị hình như có thế lực vô hình nào làm tê liệt mọi khí phách anh hùng! Anh hùng cũng theo cơ chế bao cấp, xin cho, chứ không theo qui luật khách quan hình thành, phát triển tự nhiên! Cũng là nghịch lý mang tính thế kỷ XX chưa bao giờ khoa học, sự thật được tôn sùng đến thế, song chẳng có cái gì là khoa học cả, cái gì cũng chính trị hóa cả; trong xã hội ngày nay phải nói không có gì là thật, nói vậy mà không phải vậy, do cơ chế, do đường lối chủ trương không ai dám nói lên sự thật! “Không biết đâu là sự thật” là hội chứng Việt Nam! Kể cả khoa học lịch sử cũng thế, vừa không cho phép dễ dàng tiếp cận với sự thật, mà ngay cả đã tiếp cận với sự thật rồi cũng phải đúng quan điểm, đúng đường lối: Cái gì có lợi thì viết, cái gì không có lợi thì không được phép viết! Ai cũng phải nói theo, làm theo! Đúng, sai mặc kệ! Sự thật cũng bị bao cấp, theo cơ chế xin cho! Có hai ba con người trong mỗi con người! Ở đây nói thế này; nơi khác, nói thế khác. Không ai sống bằng đồng lương, song không ai đói cả! Ai cũng phải có cách sống bằng đồng lương chết đói đó dù với cách làm ăn bất chính cũng là chuyện bình thường! Nếu sống chân chất thì chỉ đói cho đến chết mà thôi! Làm ăn chân chính không thể tồn tại! Cái gốc của tham nhũng, lừa đảo là ở đó! Nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là cơ chế chính trị hiện nay, không công khai, không phân quyền, luật lệ không rõ ràng! Những người có chức có quyền tha hồ nhân danh cái này, nhân danh cái kia, có thể 74


đứng trên, đứng ngoài pháp luật, bất chấp tất cả, kể cả đạo lý và luật pháp! Song không ai dám nói, không ai đụng đến, kể cả những anh hùng! Nếu có, cũng chỉ để thể hiện sự đấu đá phe nhóm mà thôi! Một sự im lặng đáng sợ, một sự vô cảm, vô liêm sỉ ngoài sức tưởng tượng! Trong chiến đấu, không cho pháp nói thật, nhiều khi phải dùng mưu trí, lừa địch, nhưng nếu quen đi rồi, nhất là trong xây dựng vẫn còn đố kỵ, những người đang làm ăn với mình, lại coi như kẻ thù, cần tiêu diệt không khoan nhựợng; nói dối, bôi đen, dùng mọi thủ đoạn đấu đá, thì chỉ bất tín, bất nghĩa, bất nhân hay lừa đảo mà thôi! Sự kiện dựng ra nhân vật Lê Văn Tám không có thật, cốt để tuyên truyền thì đúng rất có hiệu quả trong thời chiến, song nếu lại viết sách, dựng phim coi như thật, trở thành một phong cách trong thời bình, trắng đen, hư thật lẫn lộn, coi như chuyện bình thường, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt về một xã hội không có gì là thật đã và sẽ trở thành “hội chứng Việt Nam”! Chưa bao giờ tuyên truyền giỏi đến thế, khiến mọi người chấp nhận mọi hy sinh gian khổ lớn lao đến thế, song chưa bao giờ những hứa hẹn về thiên đường hạ giới, tự do, hạnh phúc, công bằng, văn minh, giàu đẹp xa vời thực tế đến thế! Người dn chỉ mong đừng tuyên truyền ru ngủ, ăn bánh vẽ nữa mà càng ít nói chừng nào, càng làm thật chừng nào, dù ít, người dân cũng mừng! Nếu kể ra thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn những nghịch lý, nhất là nghịch lý giữa đấu tranh và xây dựng! Mỗi thời kỳ phải theo qui luật riêng của nó, không thể lẫn lộn! Bảy là dân tộc ta, đất nước ta không may là nạn nhân của thời cuộc quốc tế! Sau thế chiến thứ hai, các đế quốc thực dân châu Âu sụp đổ, Mỹ vã Liên Xô nổi lên thành hai thế lực lớn, lập lại trật tự thế giới mới lưỡng cực, mở đầu cuộc chiến tranh lạnh. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc âm mưu thực dân Pháp cai trị trở lại Việt Nam, song đất nước lại bị chia đôi. Cùng với nước Đức, Triều Tiên, Việt Nam bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh lạnh, cùng bị chia cắt mà không may Việt Nam lại là mảnh đất diễn ra chiến tranh nóng, nơi đầy ắp bom đạn của cả hai phe, khiến hàng triệu người Việt Nam bị chết, biết bao nhiêu đau thương, dữ dằn, nghiệt ngã đến từng gia đình! Hàng triệu người vui thì cũng hàng triệu người buồn, song đất nước lại được thống nhất! Chiến tranh lạnh chấm dứt, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ, trật tự thế giới mới lại được thiết lập, Việt Nam đang làm bạn với tất cả mọi nước và đang trong quá trình giải phóng sức sản xuất của người dân, chuẩn bị hội nhập vào thế giới theo nền kinh tế thị trường, khiến khái niệm tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, cũng như tiền đồn của thế giới tự do không còn ý nghĩa gì nữa! Những người chống Cộng than trách Mỹ chơi xấu, bỏ rơi đồng minh! Những người Cộng Sản than Trung Quốc bắt tay với Mỹ sau Thông Cáo Chung ở Thượng Hải năm 1972 khiến gặp nhiều khó khăn và phải tìm cách tự giải quyết! Sau khi Ông Ngô Đình Diệm bị người Mỹ hỗ trợ Nhóm tướng lãnh đứng đầu là Đại Tướng Dương Văn Minh đảo chính và bị giết chết; Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng tuyên bố Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của Ông ấy! Tài liệu mật của Bộ Ngọai Giao Mỹ được bạch hóa vào ngày 12-12-1975 đã cho chúng ta biết khi Ông Ngô Đình Diệm cương quyết không chịu nghe theo khuyến cáo của người Mỹ phải mở rộng nội các cho các giáo phái, khiến hàng loạt các bộ trưởng từ chức, ngày 28-4-1955, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công điện mật về sự thay đổi chính sách, thay lãnh đạo chính phủ. Ngay ngày hôm đó xảy ra chiến sự với lực lượng Bình Xuyên và quân của chính phủ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ do Đại Tá Dương Văn Minh chỉ huy, làm chủ tình thế. Lập tức ngày 30-4-1955, Bộ Ngọai Giao Mỹ cấp tốc điện sang Sàigòn, ra lệnh tiêu hủy bức công 75


điện đã gửi ngày 28-4-1955 và lại quay về chính sách cũ là ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm. Chúng ta mới nghiệm ra bài học lịch sử ngàn năm rằng không bao giờ mãi mãi là kẻ thù mà cũng chẳng bao giờ là bạn với nhau mãi mãi. Chỉ có một nước Việt Nam còn mãi mãi, vẫn mãi mãi là đồng bào, anh em một nhà! Người xưa nói rất đúng: anh em chém nhau đằng sống chứ không chém nhau đằng lưỡi! Không ai thương người Việt Nam, bảo vệ người Việt Nam bằng người Việt Nam! Nước nào cũng vì lợi ích của nước ấy! Đừng trách Mỹ hay bất cứ nước nào khác mà chỉ nên tự trách mình và đừng bao giờ để xảy ra nữa! Tám là sau một ngàn năm luôn bị chiến tranh xâm lược, nội chiến và ngoại thuộc, Việt Nam vẫn tồn tại và không ngừng lớn mạnh, xây dựng bản lĩnh vững vàng, dân tộc Việt Nam đã chán ghét chiến tranh, ham muốn được xây dựng đất nước hùng mạnh. Từ một nước nhỏ, vừa mới bị ngoại thuộc, hàng ngàn năm trước luôn phải cầu phong một nước lớn bên cạnh làm chư hầu, nay là một nước được các nước trên thế giới, kể cả csdc cường quốc phải nể vì! Hàng ngàn năm nay mới có chính quyền chủ trương xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và có nhiều chính trị gia kiệt xuất như Chủ Tịch Hồ Chí Minh và nhà quân sự thao lược kiệt xuất như Đại tướng Võ Nguyên Giáp! Có người chống Cộng cho rằng thật tiếc cho Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lại theo chủ nghĩa Cộng Sản! Hàng ngàn năm, mãi sau 1975 đến nay mới có khoảng hơn 100 nước trên thế giới có hơn 3 triệu người Việt sinh sống. Tại Mỹ hàng triệu Việt kiều! Tuy có khi bị mang tiếng vì những bèo bọt, cặn bã của thời chiến tranh và lệ thuộc, song hầu hết đều là gia đình thuộc tầng lớp trên, gốc giàu có, trung lưu, trí thức biết lao động có hiệu quả nhất của đất nước, với nhiều con em học rất giỏi, với hàng trăm ngàn chuyên viên giỏi, đang làm rạng danh dòng giống Tiên rồng! Nhiều cộng đồng Việt hình thành rất nhanh và thành công ngoài sức tưởng tưởng của mọi người! Hàng ngàn năm nay, mới có một thế lực chính trị như Cộng Sản dám tôn vinh cái nghèo, ba đời bần cố nông là thành phần cốt cán của chế độ, dám đương đầu với nhiều kẻ thù, từ người giàu là kẻ bóc lột, từ tôn giáo coi như thuốc phiện, đến những trí thức cũ, đảng phái khác đều vô dụng hay phản động! Tất cả những ai khác mình, không theo mình là kẻ thù mà kẻ thù thì chuyên chính vô sản không khoan nhượng, phải tìm mọi cách tiêu diệt và luôn lấy hận thù là động cơ phát triển! Thực tế lịch sử ngàn năm cho thấy cái nghèo, sự dốt nát luôn là đối tượng của lòng bác ái , từ thiện và phải coi như giặc cần phải tiêu diệt vì người nghèo, người dốt luôn bị các thế lực chính trị lợi dụng, không khéo họ sẽ trở thành loại âm binh bất trị! Thật đáng thương cho một nước dân trí còn quá thấp, còn quá nhiều người nghèo mà lòng không nghèo, trí tuệ không thiếu! Thực tế lịch sử cách mạng vô sản trên thế giới nhất là ở Việt Nam, các lãnh tụ như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ… đều thuộc tầng lớp trên và cuộc cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp đã làm nên cuộc đổi đời long trời lở đất, dữ dằn, nghiệt ngã, oan trái, khiến những người thuộc tầng lớp trên bị khiếp nhược, phải đầu hàng giai cấp, song thực chất chỉ làm nghèo đất nước và gây ra bao đau thương tang tóc cho những người yêu nước! Thực tế lịch sử ngàn năm nay, chưa bao giờ xảy ra đất nước nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu quá xa với các nước trong khu vực đến thế, nếu tính tất cả các mặt được xếp hạng thì chưa được xếp vào hạng tốp một trăm! Nếu chỉ biết ru ngủ bằng tuyên truyền như thời chiến tranh thì sự tụt hậu ngày càng lớn hơn nữa! Sự nghèo nàn lạc hậu ở trong nước, 76


sự tụt hậu so với các nước trong khu vực không tương xứng với vị thế quốc tế hiện tại của Việt Nam, ngay đến những người cộng sản chân chính, các vị lão thành cách mạng cũng không thể chấp nhận được, hẳn phải coi là mối nhục lớn, mối nguy cơ tiêu vong! Chín là hướng về ngàn năm tới, phải biết rút ra những bài học lịch sử ngàn năm qua, phải cảnh giác, đừng để xảy ra chiến tranh vì bất cứ lý do gì và phải xây dựng ngàn năm hòa bình, hùng cường; phải cảnh giác trở thành nước lệ thuộc kiểu mới, sống nhờ viện trợ, thở mượn văn hóa người, làm công cho người! Phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thật sự, tạo lòng tự hào dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thật sự làm bàn đạp cho đất nước hùng cường! Từ đó phấn đấu Việt Nam trở thành một nước Nhật Bản thứ hai ở Châu Á hoặc ít nhất trở thành một nước trong mười nước hàng đầu thế giới! Nhật Bản chỉ cần hơn 20 năm từ một nước bại trận, được nước vốn là cựu thù hỗ trợ, đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ! Thế giới ngày càng phải chuyên môn hóa rất cao! Chính trị cũng phải được chuyên môn hóa! Hãy trả lại chuyên môn cho những chuyên môn kể cả chuyên môn về đạo đức và quản lý đất nước! Chính quyền chưa bao giờ và có thể là thước đo của đạo đức, bởi quyền lực thường đi đôi với quyền lợi, dễ trở thành tha hóa! Mười là muốn đất nước hùng cường thì phải đại đoàn kết dân tộc thật sự. Muốn đoàn kết thật sự, trước hết phải biết tôn trọng nhau thật sự giữa những người theo lý tưởng cộng sản và những người chống cộng sản, giữa các tôn giáo, sắc tộc, biết những cái hay, cái dở, chấp nhận nhau, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai! Sau đó mọi người phải khoan dung, độ lượng! Và không còn cách nào khác phải thay đổi cơ chế chính trị hiện nay đã quá lỗi thời để phù hợp với sự đổi mới kinh tế, để hội nhập! Sẽ là bất công nếu không để cho những người cộng sản có thiện chí sửa sai, đổi mới, xây dựng đất nước hùng cường! Song cũng thật là bất công, vô lý, bởi đất nước này không chỉ của riêng ai, nếu cứ viện cớ giữ sự ổn định chính trị, rút kinh nghiệm ở Liên Xô v Đông Âu, những người cộng sản Việt Nam cứ khư khư giữ mãi cơ chế độc quyền, độc hại, chỉ dung túng cho “những thế lực mafia kiểu mới”, làm hại lý tưởng Cộng Sản và hại dân, hại nước, làm nghèo đất nước chỉ vì tư lợi của phe nhóm của họ! Bản thân tôi tự nguyện mãi mãi dạy học trò tôi phải khoan dung, lấy ân báo oán sẽ hết oán để tạo sự đại hòa đồng, đại đoàn kết dân tộc; trước hết cũng phải biết khoan dung trong sự kiện ngày 29.12.2004 của Trường Đại Học DL Hùng Vương mà tôi là nạn nhân! Tôi cũng xin theo gương các nhà sử học chân chính ngàn năm trước, biết tôn trọng sự thực lịch sử, dù có nguy hiểm đến cả sinh mệnh của bản thân. Kính thư, Hãn Nguyên NGUYỄN NHÃ, Tiến sĩ sử học

77


4. BẢN KHẲNG ĐỊNH “TÂM NGUYỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP TRƯỜNG” GỬI THẦY CÔ GIÁO, CÁN BỘ & NHÂN VIÊN, SINH VIÊN, CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÙNG VƯƠNG NHÂN DỊP BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHỈ ĐẠO THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHIỆM KỲ III VỚI SỰ KHỐNG CHẾ CỦA “NHÓM THẾ LỰC CHÍNH TRỊ VÌ TƯ LỢI RIÊNG” * Tâm nguyện của những người sáng lập Trường đứng đầu là Cố GS Ngô Gia Hy là “xây dựng một đại học tư thục chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế với mục tiêu góp phần xây dựng một nền giáo dục đại học toàn diện vừa mang tính Việt Nam vừa mang tính hiện đại, sánh vai với các đại học tiên tiến trên thế giới trước hết là khu vực Đông Nam Á”. Muốn như vậy phải ưu tiên xây dựng uy tín Trường! Phải chọn con đường

78


“Tôn chỉ bất vụ lợi, lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu; khởi đầu không chạy theo số lượng và lấy chính nghĩa giáo dục, lấy ân nghĩa, chiêu hiền đãi sĩ để qui tụ chất xám kể cả trí thức Việt kiều và nhất là huy động sự đóng góp lớn lao của xã hội hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng”! Chúng tôi lấy Hùng Vương đặt tên Trường là thể hiện tinh thần, truyền thống “bánh chưng bánh dầy, bọc trăm trứng”, “tinh thần Đại đoàn kết dân tộc”. Chúng tôi là những trí thức cũ ở Miền Nam, không có ai là Đảng viên, nên mời một Đảng viên vào trong Hội Đồng Sáng Lập và tín nhiệm người này làm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), tưởng là chỗ dựa chinh trị vững chắc để xây dựng Trường và mời các trí thức hai Miền Nam Bắc hợp tác để thể hiện tinh thần trên! Người này lại mời những Đảng viên khác như Ông Văn Hải, Ông Tạ Văn Thành, Ông Nguyễn Huy Hùng, Ông Lê Văn Lý… từ Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh tham gia giảng dạy môn Mác Lênin, lịch sử Đảng… Điều không may, những người ấy mà chúng tôi mời đến hợp tác, tín nhiệm giao cho những chức vụ quan trọng tại Trường lại không chia sẻ tâm nguyện tốt đẹp ấy của chúng tôi! Với tầm nhìn hạn hẹp, khả năng yếu kém, tư duy lạc hậu, dị ứng với đạo lý truyền thống, cả với những tri thức giáo dục hiện đại cùng với những trí thức Việt kiều mà chúng tôi đã mời đến Trường hợp tác; họ chỉ lo giành giật quyền hành, tìm cách loại bỏ, hạ thấp uy tín của những người sáng lập bằng mọi thủ đoạn kể cả chụp mũ chính trị như “dị ứng với hệ thống chính trị”, “chệch hướng Xã hội chủ nghĩa”, “có ý đồ xây dựng lực lượng” “đợi thời cơ”, “diễn biến hòa bình”…Họ “mật báo” lên cấp trên, coi chúng tôi như kẻ thù trong cuộc “đấu tranh ý thức hệ, khiến Lãnh đạo các cấp có định kiến về chúng tôi, gây ra nhiều hậu quả tai hại chung”. Chỉ 3 năm sau, họ yêu cầu GS. Ngô Gia Hy từ chức Hiệu trưởng, nói rằng GS. Hy đã hòan thành nhiệm vụ lịch sử của mình và yêu cầu để người trong phe cánh của họ lên thay! Sau đó, họ đòi chia chác 8/2, 7/3 (cho Khoa 8 hay 7 còn Trường 2 hay 3 doanh thu) hay góp vốn chia lời hơn lãi xuất ngân hàng! Những chụp mũ chính trị trên đã có tác dụng cụ thể, nên chính cố GS Ngô Gia Hy đã nhiều lần than phiền, kể cả việc Nhà nước ban hành “Quy chế đại học dân lập chính thức” năm 2000 đã qui định hạn chế 70 tuổi không được tham gia HĐQT. Qui định hạn tuổi trên thật bất hợp lý, không một nước nào làm như vậy! Trường Đại Học Hùng Vương lãnh tai họa bi thảm, hầu hết những thành viên HĐQT đồng thời là những sáng lập viên trên 70 tuổi đã bị loại, không còn tham gia lãnh đạo để đảm bảo Tôn chỉ, hướng đi của Trường; chỉ còn lại hai người dưới 70 tuổi là Ông Nguyễn Nhã và Ông Hà Bính Thân, trong khi xin phép thành lập trường, GS Ngô Gia Hy đã 80 tuổi! Chính những người nói trên chỉ vì tư lợi phe nhóm, lấy danh nghĩa Đảng, suốt trong gần 10 năm qua gây rối, gây trở ngại nhiều chủ trương lớn của những người sáng lập như xây dựng những biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng đào tạo, như không vội vã xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu trở thành gánh nặng cho Trường, khi còn có thể mời những giảng viên thỉnh giảng giỏi, học phí còn quá thấp, khi các ngành học còn quá mới! Nhất là họ làm mất cơ hội, phá bỏ đề án xây dựng cơ sở Trường ở Khu Nam Đô Thị Mới 6,9 ha với giá đền bù 45.000đ/ 1m2, dù đã bắt đầu chi phí cho đề 79


án hàng trăm triệu đồng, họ viện cớ ở xa, dù khi có cầu chỉ cách trung tâm Thành phố 2km! Họ lại kích động những mâu thuẫn chủ yếu trong cách làm việc, tạo ra sự bất hòa, rồi kết hợp với các “nhóm thế lực chính trị vì tư lợi riêng”, gây ra sự kiện ngày 29/12/2004, mượn tay Bộ Giáo Dục & Đào Tạo áp đặt cái gọi là HĐQT Lâm Thời, loại bỏ ra khỏi cơ cấu tất cả những chủ đầu tư, những người sáng lập, những người góp công sức kể cả Tổ chức xin thành lập Trường là Công Ty Cổ phần Tin học Lạc Việt! Từ đó loại nốt 2 người sáng lập, đầu tư còn sót lại, thay thế bằng những người thân của “Nhóm thế lực chính trị vì tư lợi riêng”, 100% là Đảng viên, không có ai đóng góp vốn một đồng xu nào cả và một nửa là những người ở ngòai Trường không dính dáng đến Trường, trong đó có Ông cựu Thứ trưởng Giáo Dục Lương Ngọc Toản! Có chăng chỉ là những người có ý đồ muốn chiếm đoạt Trường hay muốn mua rẻ Trường! Sự kiện ngày 29-12-2004, mượn tay Bộ Giáo Dục & Đào Tạo áp đặt Hội Đồng Quản Trị Lâm Thời giải tán HĐQT Nhiệm kỳ 2, bãi nhiệm Hiệu Trưởng và Chủ Tịch HĐQT nhiệm kỳ 2 là những người vốn chấp hành rất nghiêm chỉnh mọi qui định của Nhà nước và chia sẻ Tôn chỉ bất vụ lợi cuả những người Sáng lập tại Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương! Đó là đòn chí tử đánh vào Chủ trương Xã hội hóa giáo dục và Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước! Đó chính là một vết nhơ trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam! Cơ chế, hệ thống chính trị đã dung túng cho các “nhóm thế lực chính trị vì tư lợi riêng” bức hại những người tâm huyết cả đời cho giáo dục, chà đạp Lẽ phải , Đạo lý dân tộc, dùng cường quyền áp đặt, bất chấp Luật pháp quốc gia và quốc tế! Chúng tôi đã nhiều lần gửi thư khiếu nại đến tất cả các cấp Đảng và Chính quyền. Dư luận xã hội trên báo chí như các Báo: Thanh Niên, Người Lao Động, Đại Đoàn Kết, Lao Động, Tiền Phong, Hà Nội Mới, Lao Động Xã Hội… kể cả trên Diễn Đàn Quốc Hội, đã bày tỏ sự bất bình cách làm quá sai trái của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Nhưng tất cả đều rơi vào sự im lặng, vô cảm, thật đáng sợ! Hồi sinh thời, Cố GS Ngô Gia Hy thường căn dặn phải tôn trọng Truyền thống đại học tức quyền tự chủ, đừng để bên ngoài can thiệp và bằng mọi giá phải bảo vệ Tôn chỉ bất vụ lợi, chìa khóa cho sự thành công xây dựng “mô hình Đại Học Hùng Vương”. Cũng sinh thời, GS Ngô Gia Hy đã lên án nặng nề đề án “bán rẻ Trường” khi Ông Thái Văn Mến và Ông Đặng Thành Tâm, lãnh đạo Khu Công Nghiệp Tân Tạo ở Bình Chánh qua giới thiệu của Ông Nguyễn Quang Toản đến Trường thương thảo, đưa ra đề án góp vốn đầu tư Trường 14 tỷ đồng và hứa hẹn cơ sở đầu tiên cùng đất đai hàng chục mẫu tây ở Khu Công Nghiệp Tân Tạo với điều kiện phải để các ông ấy làm Chủ Tịch HĐQT và 50% các thành viên HĐQT! Nay bằng thủ đọan chính trị, Các ông Mến và ông Tâm, không cần mất công thương thảo như Cố GS Ngô Gia Hy đã lên án, song “chưa đầu tư… mà đã làm chủ” như Báo Thanh Niên ra ngày 01-01-2005 đã vạch trần sự thật ! Điều nực cười là ông Mến và Ông Tâm lại muốn trở thành “người đầu tư ban đầu”(Sic! Sau 10 năm rồi các ông ạ!), hai Ông lại bảo trả nợ đậy số tiền Tòa án đòi lâu rồi, hồi xử vụ Ngân Hàng Việt Hoa, đã đòi tiền mà Ông Trần Tuấn Tài với tính cách cá nhân đã tài trợ cho Trường. Trong khi ấy, Trường đã có sẵn trong ngân hàng gần 15 tỷ đồng! Tiền ông Tài đóng góp không phải tiền đầu tư mà là vốn tặng (Biên bản góp vốn ghi rất rõ) với tính cách Chủ Tịch Hội Đồng Bảo Trợ Trường, khi Ông chưa bị Tòa 80


án kết án! Tòa đã có tiền lệ không đòi nợ như thế, vì rất tai hại, sau này ai còn dám nhận tiền tài trợ nữa! Những chủ đầu tư, sáng lập Trường có yêu cầu các Ông ấy làm việc đó đâu! Thời kỳ hội nhập này làm gì có chuyện lạ đời như vậy! Nếu những đối tác nước ngoài với Khu Công Nghiệp Tân Tạo ở Bình Chánh cũng như ở Bắc Ninh biết rõ những thủ đoạn chính trị để loại bỏ những người sáng lập, chủ đầu tư ban đầu như thế tại Đại Học Hùng Vương, thì hai Ông cũng như Khu Công Nghiệp Tân Tạo có còn đáng tin cậy để làm ăn lớn với người ta nữa hay không? Rồi những người khác lại về hùa, bắt chước thủ đọan của các ông làm như thế, thì Đất nước này sẽ ra sao? Điều lạ đời chưa từng thấy, kể cả Pháp luật nào lại cho phép làm như trong thư gửi cho những người góp vốn Trường, trong đó có tôi, ngày 20 – 02 -2006, Ông Đặng Thành Tâm với tính cách “Chủ Tịch Hiệp Hội” viết: “Cuối năm 2004, được sự tin tưởng và lời đề nghị của Ban Tổ chức Thành Ủy và Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương (Sic!, bởi lúc này TS Cao Xuân Tiến , hiệu trưởng; Ông Nguyễn Đức Hòe, Chủ Tịch HĐQT cả hai lại không hề biết), Hiệp Hội Xây Dựng và Vật Liệu xây dựng Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhận là đơn vị Bảo trợ nhà Trường. Sau đó, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có Quyết định thành lập Hội đồng quản trị lâm thời của Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương và Hiệp Hội có một thành viên”…Đơn vị Bảo Trợ nhà Trường là Công Ty Lạc Việt rồi cơ mà! Ban Tổ chức Thành Uy sao lại can thiệp thô bạo, trái pháp luật vào một pháp nhân giáo dục dân lập như vậy??? Sau hơn một năm họat động, cái gọi là HĐQT Lâm thời đã làm gì, ngoài những thủ đoạn hứa hẹn tốt đẹp, mị quần chúng, tăng lương, thưởng, chi tiêu vô tội vạ, “treo đầu dê bán thịt chó”! Có chăng là việc làm triệt hạ uy tín những người sáng lập hay với việc làm không thuộc thẩm quyền như sửa đổi Qui Chế trường ĐHHV trong đó bãi bỏ điều khoản qui định những người sáng lập tham gia HĐQT, bãi bỏ Ban Cố Vấn, bãi bỏ qui định số lượng 2 người đại diện thành phần cán bộ, giảng viên trong HĐQT hay bức truất những người không đồng tình như Phó Khoa, Tiến sĩ Trương Bá Hà, Trưởng Ban Thiết Bị, kỹ thuật Nguyễn Mạnh Tiến, cho nghỉ thôi chức một số trưởng khoa, phó khoa, trưởng phòng khác vốn đóng góp nhiều công sức, thay thế bằng những người kém khả năng, ít uy tín, đe dọa đuổi người này, người khác để gọi là giữ ổn định Trường!... Điều quan trọng hơn cả là thay đổi Tôn chỉ bất vụ lợi, chìa khóa thành công của “mô hình Đại Học Hùng Vương” bằng chủ trương góp vốn đầu tư chia lời 1, 2 lần hơn lãi xuất của Ngân hàng! Chính vì những lẽ trên trái hẳn với Tôn chỉ bất vụ lợi và những chủ trương lớn như thế của những người sáng lập, chúng tôi không thể phản bội lại những người đã khuất cũng như chính mình, muối mặt“tham gia làm vì” vào HĐQT nhiệm kỳ 3, khi do “cái gọi là HĐQT Lâm Thời” đứng ra mời. Không thể để cho diễn ra từ sai lầm này tiếp đến những sai lầm khác! Phải do HĐQT Nhiệm kỳ 2 hay chúng tôi mời, mới chấm dứt những sai lầm, giảm thiểu những hậu quả tai hại, mới có thẩm quyền hợp pháp, hợp tình, hợp đạo lý làm việc ấy! Phải định giá trị vốn vô hình cũng như hữu hình! Phải có đề án cụ thể khả thi huy động vốn và phải có đóng góp vốn cụ thể và nhất là phải có sự thỏa thuận của các chủ đầu tư ban đầu mới có thể được mời tham gia đầu tư cũng như được vào HĐQT nhiệm kỳ 3 với tính cách đầu tư. Đằng này lại đang khơi khơi vào 81


HĐQT Nhiệm kỳ 3 với tính cách nhà đầu tư, dựa vào cường quyền, bất chấp tất cả! Một cách ngang ngược, vô liêm sỉ không thể tưởng tượng nổi! Thế giới văn minh hội nhập này ai mà chấp nhận sự ngang ngược bất chấp Luật pháp, bất chấp “lo-gic” sơ đẳng về đầu tư như thế? Huy động Vốn vay ưu đãi kể cả Ngân hàng đâu phải là chuyện quá khó! Nếu cứ cố tình sai phạm như thế, chắc chắn chúng tôi phải yêu cầu pháp luật vào cuộc! Chúng tôi cực lực phản đối việc làm sai trái của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo tiếp theo sự kiện ngày 29 tháng 12 năm 2004, đã chỉ đạo thành lập Hội Đồng Quản Trị Nhiệm kỳ 3 với sự khống chế của “Nhóm thế lực chính trị vì tư lợi riêng” chiếm đoạt Trường thô bạo, đưa ra cái gọi là “Qui chế đầu tư Trường” để vào HĐQT Nhiệm kỳ 3 bòn rút tài sản của Trường, phá nát Trường, bất chấp luật pháp, bất chấp sự phản đối của những người sáng lập chủ chốt, những chủ đầu tư ban đầu cũng như của Tổ chức xin thành lập Trường là Công Ty cổ phần Tin Học Lạc Việt. Chúng tôi vốn không hề có thù oán ai, luôn thể hiện truyền thống bao dung của dân tộc, sẵn sàng bỏ qua mọi quá khứ. Và như Cố GS Ngô Gia Hy nói: “Trường này là của thầy và trò, song phải là những thầy trò nào chia sẻ Tôn Chỉ, Mục tiêu giáo dục của Trường và gắn bó với trường”! Chắc chắn không phải là những người chủ mưu hiện đang chiếm đoạt Trường một cách tồi tệ, thô bạo chưa từng có trong lịch sử! Với tính cách vô đạo, cơ hội ấy, bất chấp Luật pháp ấy, chắc chắn họ chẳng bao giờ ngẩng cao đầu và dạy được ai và chẳng có thể thành công trong hợp tác quốc tế, khiến làm đạt Tâm nguyện trên cũng như làm cho xã hội này tốt đẹp hơn! Chúng tôi luôn coi trọng Tâm nguyện của những Người sáng lập Trường còn sống cũng như đã khuất và kiên trì bảo vệ Tôn chỉ bất vụ lợi và Mục tiêu giáo dục của Trường! Chúng tôi luôn coi trọng tương lai, quyền lợi của hàng vạn sinh viên của Trường. Họ không có tội tình gì mà phải hứng chịu những tai ương nhất là khi Trường không ra gì, những Lãnh đạo Trường không ra gì, không còn gì để tự hào hay Trường không còn nữa! Chúng tôi không màng đến chức vụ, quyền lợi, tự coi như có trách nhiệm và sứ mạng chỉ sẵn sàng ủng hộ những ai thực hiện Tâm nguyện trên đây của những người Sáng lập và cương quyết như đã từng làm trong 10 năm qua, chống lại mọi việc làm trái với Tôn chỉ, mục tiêu của Trường của bất cứ ai kể cả những người thân! Trong thời gian Vụ việc ngày 29/12/2004 tại Đại Học Dân Lập Hùng Vương chưa được làm sáng tỏ, việc áp đặt, chiếm đọat Trường qua việc thành lập HĐQT Lâm Thời cũng như HĐQT nhiệm kỳ 3, bất chấp Luật pháp, bất chấp đạo lý chưa được xử lý, chúng tôi vẫn coi Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương còn đang lâm Đại Nạn! Bộ Giáo Dục & Đào Tạo phải hòan tòan chịu trách nhiệm trước Pháp luật cũng như trước lịch sử về sự tồn vong và phát triển của Trường Đại Học Hùng Vương! Chừng nào chưa được Chính quyền xử lý thích đáng, khi bị cô thế, nhất là khi những chủ đầu tư cũng như những người có trách nhiệm liên quan đến Vụ việc trên không đưa kiện hoặc không kết quả khi đưa kiện ra Tòa Án Pháp luật thích hợp, chúng tôi bắt buộc sẽ kêu gọi các thầy trò của Trường, những người hằng tâm hằng sản trong và ngòai nước kể cả kiều bào đóng góp để kiện ra Tòa Án Pháp Luật, Tòa Án Lương Tâm và Tòa Án Lịch Sử những cá nhân, cơ quan, tổ chức gây ra sự chiếm đọat trái Pháp luật và làm tổn thất uy tín tương lai phát triển Trường. Như vậy để thực hiện Tâm nguyện của những người Sáng Lập cũng như thực hiện chủ trương Xã hội hóa giáo dục, Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước!

82


Khi chưa có trường, với Vốn uy tín sẵn có của mình, chúng tôi đã huy động được sự đóng góp hơn 2 tỷ đồng hồi ấy và đã cương quyết từ chối vốn góp với hình thức kinh doanh 20 tỷ đồng, 50 cổ đông! Chúng tôi tin tưởng khi có trường và giữ được uy tín vốn có của mình, Trường đã được xã hội chú ý, tin tưởng, gặt hái thành quả tốt đẹp như lúc ban đầu, sẽ đủ sức huy động sự đóng góp lớn lao của xã hội ở trong và ngoài nước, nếu khi bắt đầu thực hiện Đề án cụ thể xây dựng cơ sở Trường. Chúng tôi đã có đề án cụ thể như đã nói trên đây, song đã bị đánh phá, chưa thể bắt đầu thực hiện mà thôi! Chúng tôi là những công dân, trí thức yêu nước, luôn tôn trọng Luật pháp trong thời kỳ Đổi Mới & Hội Nhập với nền kinh tế tri thức, khẳng định rằng càng phải có trách nhiệm kiên trì đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để mọi người kể cả các cơ quan, tổ chức cũng phải tôn trọng Luật pháp, thực hiện Tâm nguyện của mình để giữ sự ổn định chính trị, phát triển Đất nước. Bản khẳng định Tâm nguyện này mong sao đến được từng người và mong sao từng người chuyển đến được mọi người, khi Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương còn lâm đại nạn. Lẽ Phải thời nào cũng cần phải được bảo vệ! TP. HCM. ngày 22 tháng 2 năm 2006 Đại diện Thành Phần Sáng Lập Trường trong HĐQT nhiệm kỳ 2

Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học *Đồng kính gửi Ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng & Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Các Báo: Thanh Niên , Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Lao Động, Hà Nội Mới, Người Lao Động cùng các cơ quan báo đài khác trong và ngoài nước.

5. TÂM SỰ MỘT NGƯỜI THẦY Ngày 11 tháng 1 năm 1999, lần đầu tiên trong đời làm thầy, thầy trằn trọc khó ngủ sau khi nghe GS Ngô Gia Hy kể lại trong dịp gặp Ông T.T.S nói rằng: “Có sinh viên cho rằng Ông Nhã là người có ý đồ xây dựng lực lượng, tôi không tin ...” Lại có ý kiến cho rằng thầy không nên dạy môn Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam nữa vì môn này dính dáng nhiều đến chính trị và như vậy sẽ rất bất lợi cho Trường Đại Học Hùng Vương cũng như đối với bản thân thầy”. Trong khi tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh, ngoài môn Phương pháp dạy học lịch sử, trong gần 20 năm, thầy đã từng dạy môn lịch sử Việt Nam và môn văn hoá Làng xã! Ngày 29 tháng 12 năm 2004, lần thứ hai trong đời, sau khi chứng kiến sự kiện xảy ra tại Trường Đại Học Hùng Vương, tất cả những người đầu tư, những người sáng lập, những người thâm niên, có nhiều công lao với Trường, kể cả đại diện Tổ chức 83


xin thành lập Trường bị loại ra khỏi cơ cấu Hội Đồng Quản Trị Lâm Thời, lại một lần nữa thầy trằn trọc khó ngủ! Có ý kiến cho rằng sở dĩ đã xảy ra sự kiện trên là cho rằng đằng sau Trường Đại Học Hùng Vương là Mỹ mà thầy là người phải chịu trách nhiệm! Trong khi hai ngày trước đó, thầy đã đọc được báo Khởi Hành (California), số 97, tháng 11 năm 2004, tác giả Nguyễn Tài Cúc đã tố cáo thầy đủ thứ, nào là tự thú CS nằm vùng trước 1975 và tự khoe là đi “công tác” sau khi Bộ chính trị đưa ra nghị quyết chính sách đối với người Việt ở nước ngoài và có nơi ở Mỹ ra lệnh không được đón tiếp thầy! Vậy là thế nào? Thật là một bi kịch cho một trí thức như thầy! Chính vì vậy, thầy phải viết lá thư này để giãi bày Tâm Sự Một Người Thầy. “Cái tôi bao giờ cũng rất đáng ghét”, vậy mà giờ này đây thầy lại phải kể lể về mình, thì đó là điều vạn bất đắc dĩ vậy! Các em thương mến, Thầy là người có ý đồ ư? Có chứ, song ý đồ duy nhất của thầy là muốn mãi là người thầy có hoài bão đào tạo ra những người học trò có khả năng và tâm huyết xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước không thua kém những nước nhỏ bé song đã trở thành cường quốc như Nhật Bản, Anh Quốc... Thầy không bao giờ muốn học trò của thầy cam tâm làm thân cẩu trệ, tay sai cho bất cứ ngoại bang nào và thầy cũng không muốn các học trò bị bất cứ ai kể cả thầy lợi dụng cho ý đồ riêng, cho quyền lợi của mình mà phải vì quyền lợi của các em hay quyền lợi chung của đất nước. Thầy cùng với Thầy Ngô Gia Hy và thầy Trần Huy Phong, ba người chủ chốt đầu tiên sáng lập Trường, sau có mời thêm GS TS Nguyễn Chung Tú và 5 người khác nữa, đã lấy tên trường là Hùng Vương, thể hiện ước vọng xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, bọc trăm trứng, tinh thần bánh chưng bánh dầy, tinh thần Phủ Đổng Thiên Vương, tinh thần An Tiêm…. Nguyện vọng chủ yếu của ba người thầy này là làm sao xây dựng một trường đại học với sứ mạng, tôn chỉ, mục tiêu giáo dục mà trong bức tâm thư của GS Ngô Gia Hy gửi cho các sinh viên và cựu sinh viên Trường Đại Học Hùng Vương TP.HCM đề ngày 9 -9-2004, cùng ngày hoàn tất bản di chúc về lãnh đạo bền vững cho Trường Đại Học Hùng Vương, đã được ghi âm, cũng đã được nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhắc lại trong bài báo viết trên báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 15 -10 - 2004. Nhà nghiên cứu họ Trần đã coi những lời dặn dò trước khi ra đi của GS Hy như một tham luận với báo cáo của chính phủ về giáo dục sắp trình Quốc hội nay mai, đã trình bày rất rõ như sau: “Đó là sứ mạng đi đầu trong việc giữ gìn truyền thống đại học cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam, coi trọng chất lượng đào tạo, luôn đi tiên phong trong việc đổi mới trong nghiên cứu khoa học và dạy học. Đó là luôn luôn thực hiện phương châm: khoa học - phát triển - đạo đức và theo Tôn chỉ bất vụ lợi! Đó cũng là từng bước đạt được mục tiêu giáo dục của Trường: góp phần vào việc xây dựng giáo dục đại học toàn diện, vừa mang tính Việt Nam, vừa mang tính hiện đại, sánh với các đại học tiên tiến trên thế giới, trước hết với các nước Đông Nam Á. Phát huy tối đa năng lực của sinh viên, tinh thần đồng đội (teamwork) và gia đình Hùng 84


Vương. Kết hợp chặt chẽ lý thuyết với thực hành, đáp ứng nhu cầu của đất nước, cộng đồng xã hội và tiến bộ của thế giới.”… Các mục tiêu giáo dục trên cũng đã được ghi rất rõ tại Bản Qui chế tổ chức của Trường. Thầy Hy cũng đã nhiều lần nói rằng Trường Đại Học Hùng Vương là trường của thầy và trò mà phải là những người gắn bó, chia sẻ Tôn chỉ, mục tiêu giáo dục của Trường! Không chỉ bằng ước nguyện và lời nói, trong thời gian 6 năm lãnh đạo, quản lý trường, những người sáng lập chủ chốt đã bằng việc làm thể hiện cụ thể sứ mạng, tôn chỉ, mục tiêu giáo dục nêu trên. Ngày 18-1-2003, khi bảo vệ Luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, thầy cũng đã nói rõ lý do: ngoài mong muốn đi tìm sự thực của một người nghiên cứu, còn ước vọng được học suốt đời, muốn học thực, dạy thực và mong có sự hòa giải, đoàn kết dân tộc thực sự để đất nước hùng mạnh lấy lại những lãnh thổ đã mất. Muốn đoàn kết thực sự thì như lời thầy Hoàng Xuân Hãn đã nói: “Bớt phần lý tưởng, thêm phần yêu thương. Bớt nghi kị, bỏ lọc lường”. Dù bị đối xử tệ bạc như thế nào, thầy cũng quyết làm theo lời thầy Hoàng Xuân Hãn! Khi xưa Thầy Chu Văn An từ quan, về nhà mở trường dạy học, còn thầy không được như Thầy Chu Văn An, không có quan mà từ, chỉ có trường được mở, có lớp được dạy! Đến nỗi như thế này, chắc thầy phải từ bỏ trường, từ bỏ lớp để đi ngao du thiên hạ, tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của mình vậy! Ngày 31 tháng 12 năm 2004 có thể là ngày dạy học cuối cùng của đời thầy! Buổi dạy học đó gồm giờ dạy môn Cơ sở văn hoá Việt Nam tại lớp 03 CT với thực sự áp dụng đổi mới phương pháp dạy học và giờ dạy môn Phương pháp học tập đại học tại lớp 04 DL mà các em sinh viên mới vào Trường đã đều cho rằng chỉ qua một buổi dạy đầu tiên đã thấy rất ấn tượng về Trường Đại Học Hùng Vương! Ngày 10 tháng 1 năm 2005, lần đầu tiên có người mời thầy đi ngao du đất Ba Tri ở Bến Tre, thăm khu mộ thầy Võ Trường Toản, Cụ đồ Chiểu! Rồi đây không biết có ai mời thầy đi đâu nữa hay không? Thầy quyết sống cho hoài bão trên! Có lẽ với hoài bão như thế, thầy dễ bị hiểu lầm! Cái tâm của thầy thật rõ như ban ngày, nếu có ai theo dõi, hiểu biết thầy suốt 40 năm trong nghề ! Thầy còn nhớ như in trong đầu, vào dịp cuối năm âm lịch (1974), trong một trại Về Nguồn giành cho học sinh Lớp 12 cuả Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức thuộc Đại Học Sư Phạm Sàigòn, có nấu bánh chưng, các trò chơi cổ truyền, đến khuya rồi mà một số các em trai vẫn chạy rần rần, không chịu ngủ, làm mất trật tự. Thầy bực quá, đến sáng ra làm lễ bế mạc trại, thầy phát biểu, mà nước mắt chảy dàn dụa. Thầy nghĩ rằng thầy đã phí công, bỏ mọi công việc chuẩn bị Tết ở nhà, nhất là vì Thầy phải vắng mặt trong thời điểm quan trọng, làm lỡ việc phát hành báo xuân Tập San Sử Địa mà thầy làm Chủ Nhiệm khi mới có 27 tuổi. Tổ chức trại là cốt rèn luyện các em có đời sống tập thể, có kỷ luật, thế mà các em vô trật tự thì còn ý nghĩa gì nữa! Đến khi trở về, thầy trò ngồi cùng xe buýt, các em truyền tay đến thầy một miếng giấy có ghi hàng chữ: “Nếu bảo rằng em yêu ai, rằng em là yêu ba, rằng em là yêu má, rằng em là em yêu Thầy nhất ...” 85


Qua ánh mắt hối hận cùng những lời viết của các em, lòng thầy như dịu lại, hết cả buồn phiền. Có người thân nói thầy nhẹ dạ. Nếu nhẹ dạ vì các em, thì thầy cũng sẵn sàng chấp nhận. Thầy không có con, nên thầy đã nhận 1 người cháu làm con và thầy coi các em như những người con của thầy, chính vì thế đã có nhiều em gọi Thầy Cô là “thầy me”. Không những đối với học trò của thầy mà với bất cứ học trò nào xuất sắc, có triển vọng cho tương lai đất nước là thầy không nề hà trợ giúp. Chẳng hạn như hồi năm 1989, đọc các báo cho biết tại Quảng Nam Đà Nẵng có một em mới 6 tuổi tên Nguyễn Chất Phát, một năm học 5 lớp có thể giải được toán lớp năm. Thầy mừng lắm đã gửi cho Báo Sàigòn Giải Phóng một bức tâm thư và gửi tặng 100.000đ (một số tiền không nhỏ hồi ấy). Ít lâu sau, Ông Nguyễn Vạn Hồng, một phóng viên báo Sàigòn Giải Phóng dẫn Ba em Nguyễn Chất Phát đến cám ơn, thầy thấy hoàn cảnh khó khăn, nên đã nhận lời nuôi dưỡng trong 6 năm, hàng ngày đưa rước đi học cho đến khi học hết lớp Tám, khi ấy gia đình em Phát nhờ cưu mang đã trở nên khá giả. Thầy chỉ muốn là một người thầy đứng lớp hay hướng dẫn sinh hoạt, nên năm 1980, thầy Cao Minh Thì khi ấy là hiệu phó Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, đã ba lần mời thầy làm hiệu phó Trường Trung Học Thực Hành, khi ấy trực thuộc Đại Học Sư Phạm, thầy đã từ chối và nói rằng không phải bây giờ mà từ trước 1975, thầy rất ghét làm công tác quản lý. Ngay tại Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương, thầy cũng đã từ chối không làm hiệu phó mà chỉ nhận chức trợ lý hiệu trưởng mà thôi! Thầy luôn luôn tự nhủ theo gương Phù Đổng Thiên Vương làm mà không cần báo công, suốt nhiều năm từ 1984 đến 1994, năm nào thầy cũng được bình bầu chiến sĩ thi đua tại Khoa Sử Chính Trị, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, song lần nào cũng tìm cách từ chối. Cho đến lần cuối, trong khoa chỉ có một mình thầy được bầu làm chiến sĩ thi đua mà Tổ giáo học pháp sử do Thầy làm tổ trưởng lại được cứu xét danh hiệu “Tổ Xã Hội Chủ Nghĩa”, dù không đăng ký danh hiệu hồi đầu năm học, nên mọi người thuyết phục kể cả Phòng Tổ chức Trường yêu cầu Thầy chấp nhận. Thầy đã tuân thủ làm thủ tục, song cuối cùng Thầy vẫn ghi nguyện vọng của mình theo truyền thống không cần báo công của Phù Đổng Thiên Vương. Một cán bộ trong phòng tổ chức nói rằng “anh em trong trường thì biết Anh, song hồ sơ này lên Sở Giáo Dục & Đào Tạo, không ai biết Anh thì không thể chấp nhận được”. Việc này đến tai Lãnh Đạo Trường, có hỏi Lãnh Đạo Khoa khi đó là thầy Lê Hoàng Quân, rằng có phải thầy là người bất đắc chí gì hay không, thầy Quân nói rằng từ lâu tính thầy là như thế, vẫn làm việc rất tốt. Như thế nếu hiểu thật rõ con người vốn có của thầy rồi, thì không bao giờ hiểu lầm về thầy nữa! Trước khi về Trường Cao Đẳng Sư Phạm TP.HCM, hồi đó các trí thức tại chỗ gặp nhiều khó khăn, nhiều người phải đi vượt biên, Thành Phố cấp tiền trợ cấp khó khăn, thầy nhất định không nhận. Đến năm 1981, Trường Trung Học Thực Hành bị giải thể, dù GS Lê Văn Sáu yêu cầu Thầy ở lại công tác với Khoa Sử trường Đại Học Sư Phạm, song không được, do Ông Cao Minh Thì, phó hiệu trưởng sang làm hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm, đã đưa một số giáo viên trong đó có thầy sang bên Trường Cao Đẳng Sư Phạm. 86


Sau này chính thầy Lê Hoàng Quân, chủ nhiệm khoa sử trường CĐSP đã nói với thầy Lê Vinh Quốc, chủ nhiệm khoa sử trường Đại Học Sư Phạm rằng sai lầm của các anh là không giữ được anh Nhã ở lại với khoa sử bên các anh! Sau nhiều lần trao đổi yêu cầu thầy phải nhận số tiền trợ cấp khó khăn ấy. Thầy từng nói với Ông Lê Hữu Lương, hiệu trưởng trường Trung Học Thực Hành, sau này là trưởng phòng đào tạo trường Đại Học Sư Phạm rằng: “tôi có khó khăn thật, song chừng nào mọi người khó khăn như tôi đều được trợ cấp, tôi mới xin nhận. Chính các anh đâu phải không khó khăn”. Sau đó thì Trường ĐHSP đã mua một chiếc xe đạp hiệu Trung Quốc, cho xe chở đến tận nhà tặng thầy. Đại loại như thế, nên Cô Bảnh, công tác ở “Căng tin” trường Cao Đẳng Sư Phạm, hồi còn chế độ phân phối nhu yêu phẩm, đã nói với thầy rằng “sao thầy thờ ơ với quyền lợi của mình thế!” Chắc các em cũng vậy thôi. Thầy là ngưòi ưa việc làm có hiệu quả và nghiêm túc ở bất cứ nơi nào đã làm việc. Từ hồi công tác tại trường Đại Học Hùng Vương, ít ra Thầy đã làm đựợc một số công việc chính có hiệu quả, tỉ như trong việc xây dựng thư viện. Năm đầu tiên Thầy chỉ cần lấy ở Trường 2 triệu rưỡi đồng để mua sách mà Thầy đã có hơn 3000 cuốn sách cùng các máy photocopy, máy vi tính, máy in đầy đủ để hoạt động. Lúc đầu chỉ cần một biên chế rưỡi mà thư viện có thể mở cửa từ 8 giờ sáng đến 8 giờ rưỡi tối và sáng ngày chủ nhật. Phòng sinh viên vụ chỉ có một ngưòi mà có thể điều động một số công tác rất lớn, lấy Đoàn trường làm lực lượng nồng cốt, lấy sinh viên làm cộng tác viên, được hưởng thù lao... Thầy không muốn kể tiếp nữa, mặc dù còn rất nhiều việc làm tương tự như thế, âm thầm suốt gần 40 năm qua. Thầy là một nhà nghiên cứu sử học, song từ gần 30 năm nay, thầy đang say mê nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Việt Nam đã có một nền văn hoá có bản sắc riêng, song chưa đậm đà, vì hoàn cảnh oái oăm, hơn ngàn năm “đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”, văn hoá dân gian thì rất đậm đà dân tộc, văn hoá bác học thì chưa! Bởi giáo dục nước nhà vẫn chuộng ngoại lai hay đúng hơn không giáo dục thế hệ trẻ đâu là bản sắc riêng, đâu là những nét độc đáo của văn hoá Việt Nam! Thầy hết sức tâm đắc về việc xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và định bụng sẽ đem hết sức mình nghiên cứu bản sắc văn hoá Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực văn hoá.…Thầy đã đứng ra tổ chức và báo cáo đề dẫn trong Hội nghị khoa học “Bản sắc Việt Nam trong ăn uống” mà GS Trần Quốc Vượng đánh giá là hội nghị quy mô đầu tiên tầm cỡ quốc gia về văn hoá ẩm thực tại KS Majestic năm 1997 cùng với Saigon Times Group và SaigonTourist bảo trợ, rồi đến các hội thảo khoa học khác như Ẩm thực trị liệu; Tiệc cưới, tiệc đãi quốc khách Việt Nam tại Khách Sạn Kỳ Hoà. Từ đó đã có sáng kiến xây dựng Trà đài, khác với trà thất ở Nhật Bản hay ở Trung Hoa. Sau đó, năm 1998, thầy đứng ra tổ chức hội thảo khoa học “Bản sắc Việt Nam trong âm nhạc”. Từ đó đem chương trình âm nhạc truyền thống lần đầu tiên vào dạy cho sinh viên Khoa Du Lịch do GSTS Trần Văn Khê giảng dạy. GSTS Trần Văn Khê đã nhiều lần công khai tuyên bố cám ơn Trường Đại Học Hùng Vương, cám ơn GS Ngô Gia Hy đã giúp giáo sư Khê thực hiện được ước mơ từ lâu được dạy âm nhạc truyền thống Việt Nam cho sinh viên Việt Nam tại nước Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam sau khi đã dạy hàng chục trường đại học khắp thế 87


giới! Cũng từ đó thành lập CLB Ca Trù rồi Thầy khởi xướng nghệ thuật Hát thơ mà GS TS Trần Văn Khê cho đây là một thử nghiệm đầy dũng cảm và nếu được xã hội chấp nhận thì đây sẽ là sáng tạo tuyệt vời! Ngoài ra đang có đề án đem hát thơ vào trường học vì từ lớp 1 đến lớp 12 học rất nhiều thơ mà GS Hoàng Như Mai đã phát biểu rằng đó là sáng kiến cực kỳ hay của Ông Nhã! Qua môn Tiếng Việt hay Văn học, có thể cho học sinh nghe hàng trăm làn điệu dân ca, ca cổ và hát được hàng chục điệu dân ca, ca cổ 3 miền! Như có người nói đó là chiến lược giáo dục trở về nguồn cho thế hệ trẻ! Giáo Sư Trương Công Cán, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Khoá 1, Trường ĐHHV có lần đã nói với thầy rằng “Tôi đã đi từ Nam chí Bắc, tôi chưa thấy một người thầy nào như Ông Nhã với cả hai vợ chồng hăng say tận tình với sinh viên như thế!” Thầy Đặng Đức Thi, nguyên là bí thư Chi Bộ và Chủ Nhiệm Khoa Sử Chính Trị, Trường Cao Đẳng Sư Phạm TPHCM, cũng đã nhận xét có ghi trong biên bản Họp Tổ Giáo Học Pháp Sử năm học 1993-94, ngày 6-6-1994 rằng “Thầy là người tận tâm với nghề, với học sinh... có tài năng ở nhiều mặt về giáo dục, dạy học, các hình thức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực đặc biệt trong động viên, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu... được đồng nghiệp kính phục, sinh viên quí mến...” Sự nghiệp của cuộc đời Thầy là làm thầy, cũng như nghiên cứu văn hóa Việt Nam! Đến đây chắc hẳn các em đã hiểu cho lòng Thầy. Thầy thấy không còn gì để nói thêm nữa! Chào thân ái, Mùa Xuân năm 2005 Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học (Thư ngỏ gửi hơn vạn học trò)

MỤC LỤC Lời tựa 88

Trang 3


CHƯƠNG I Thơ (Hát nói) Phần một Đổi mới Đổi mới Nhân cách Chữ tâm Chữ nhân Chữ tín Chữ tiến Chữ dũng Chữ hùng Chữ thật Chữ Đức Trách nhiệm Danh dự Biết liêm sỉ Tụt hậu nhục Chữ sống Tôi yêu Mơ ước bình an Phản động Chụp mũ chính trị Yêu nước Bình đẳng Bóc lột Độc lập Tự do Hạnh phúc Dân giàu nước mạnh Công bằng Dân chủ Văn minh Tham nhũng Kinh tế tri thức Khủng bố 89

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36


Đại đoàn kết dân tộc

37

Hát nói Chào Ông Bill Gates Vinh danh Ông Bill Gates Hát nói Thầy dạy Trò Phần hai Quốc đạo Quốc đạo Đạo là con đường Nhân chủ Triết lý vuông tròn Triết lý bầu bí Muôn sự của chung Đại nghĩa chí nhân Thương người như thể thương thân Giấy rách giữ lấy lề Đồng bào đồng bọc Am đức Về nguồn Công ơn cha mẹ Anh em như thể tay chân Văn hóa dân tộc Phần ba Ca trù xưa và nay tại Sài Gòn

38 40 41 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55

CHƯƠNG II Những lá thư tâm huyết 1. Làm thế nào thật sự đại đòan kết dân tộc 72 2. Thư gửi Ông Võ Văn Kiệt và Quí Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 2-9-2005 3. Nhìn lại ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, thư gửi Ông Võ Văn Kiệt và Quý lãnh đạo Đảng và Nhà nước ngày 29-12-2005 4. Bản khẳng định “Tâm nguyện của Những người Sáng lập trường” gửi Thầy cô giáo , Cán bộ, Nhân viên, Sinh viên, Cựu sinh viên Trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương nhân dịp 90

56 57 58

73 78


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chỉ đạo thành lập HĐQT nhiệm kỳ III với sự khống chế của “Nhóm Thế lực Chính Trị vì tư lợi riêng”, thư ngày 22-2-2006 5. Tâm sự một người thầy, thư ngỏ gửi hơn vạn học tro, mùa xuân 2005

Trong hai ngày 19, 20 tháng 6 năm 2006, Hội nghị quốc tế về “Hát Ca Trù của người Việt” do Viện Am Nhạc Hà nội tổ chức tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên một hội nghị quốc tế về ca trù được tổ chức, gồm những nhà nghiên cứu từ Pháp, Mỹ, Anh tham dự. Đây cũng là bước chuẩn bị quan trọng để trình hồ sơ lên Unesco công nhận Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới. Ca trù không những độc đáo về nhạc. Chỉ có một đào nương hát bằng cách ngậm miệng, ém hơi, đổ hột con kiến và luyến láy trong cổ họng, trái ngược với cách hát của nhạc Opéra và gõ phách rất nghệ thuật vừa sao đúng khổ thơ, và phải hòa với nhịp đàn đáy. Đây là cây đàn cũng chỉ có ở Việt Nam, cũng rất độc đáo. Ca trù còn độc đáo hơn nữa là có giao hòa với khán giả là người cầm trống chầu vừa gõ nhịp theo khổ thơ mà còn thưởng hay phạt khi nghe đào nương hát, kép đàn hay hoặc dở! Ca trù có thể hát rất nhiều thể lọai thơ, song thơ tiêu biểu nhất cũng là đặc trưng của ca trù là thể lọai hát nói. Hát nói là thể thơ rất độc đáo, do người Việt Nam sáng tạo, tổng hợp thơ thuần túy Việt Nam là thơ lục bát gọi là mưỡu, có cả hai câu thơ Đường luật đối nhau và những câu thơ không hạn định số chữ mà sau này gọi là thơ mới. Hát nói vừa theo cước vận của thơ Đường hay thơ Phương Tây mà cũng có cả yêu vận như thơ lục bát. Hát nói đủ khổ chỉ có 11 câu song có thể thiếu khổ hay dôi khổ. Mổi khổ 4 câu trừ khổ cuối có 3 câu trong đó câu cuối cùng phải là câu 6 chữ. Nhiều nhà thơ nổi tiếng trong văn đàn qua những bài 91

84 90


hát nói như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Dương Khuê, Dương Lâm… Hát nói khi hát như là nói đã gói ghém được tâm sự của tác giả, nên các nhà thơ trước đây rất muốn được nghe các đào nương hát lên những bài thơ của mình làm. Tác phẩm “Việt Nam Huyết Lệ Thi Thư” của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học bao gồm hơn 50 bài hát nói và 5 bức tâm thư mà tác giả cho biết đã viết bằng nước mẵt nhân dịp tham dự Hội Nghị Quốc tế này.

92


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.