HASHTAG NO.5 EDUCATION - KINH DOANH GIÁO DỤC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Page 1

... dành tặng một tuổi trẻ dữ dội đầy đam mê

Bản quyền ©RIO Book, 2021

“EDUCATION – Kinh doanh giáo dục tại

thị trường Việt Nam” bao gồm các nội dung thuộc quyền sở hữu của công ty cổ phần RIO Book Việt Nam. Bản quyền được bảo lưu. Không được phép quét hay tải những trang này lên trang mạng của bạn hoặc bất kì nơi nào khác. Cấm sao chép, tái bản toàn bộ hay từng phần.

Education - Kinh doanh giao duc tai

thi truong Viet Nam includes selective printed publications belonging to RIO Book Vietnam JSC. Copyright is reserved. You cannot scan or upload our pages on your website or anywhere else. Reproduction in whole or part is prohibited.

RIO Book

Editors

Nhật Mỹ

Thục Anh

Collaborators

Content:

Trang Quách

Editor-in-Chief

Mai Nguyệt Anh

Creative Director

Tùng Juno

Lead Designer

Hoàng Hiệp

Designers

Nguyệt Minh

Thẩm Quỳnh Anh

Tuấn Anh

Illustration: Arte de Ji

Muối

Minh Phương

Nikru Mei Linh

Nhà xuất bản Dân Trí RIO Book
KINH
DỤC
EDUCATION
DOANH GIÁO
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Ai cũng có thể đọc về khởi nghiệp, nhưng bạn chỉ hiểu nó khi thực sự vấp ngã. – TÙNG JUNO –04

LỜI ĐỀ TỪ #HASHTAG STARTUP

Dựa vào khảo sát 60 nền kinh tế của

Mạng lưới Khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam

nằm trong top đầu 20 quốc gia về tinh

thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, cũng theo

nghiên cứu này, khả năng hiện thực hóa

ý tưởng của người Việt lại nằm trong 20

nền kinh tế đứng cuối. Việc khởi nghiệp, hay bắt đầu một hoạt động kinh doanh

rất đơn giản, chỉ cần xuất phát từ một ý

tưởng. Tuy vậy, để đưa được ý tưởng ấy

trở thành một mô hình kinh doanh cụ thể

và vận hành hiệu quả lại là một chặng

đường rất dài. Tỉ lệ tồn tại sau 3-5 năm

của các doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ là

5-10%. Lý do xuất phát từ chính những

vấn đề vướng mắc mà những người khởi

nghiệp gặp phải như sản phẩm, tài chính, nhân sự, thương hiệu,…

Xuất thân là những người trẻ từng

trải qua giai đoạn khởi nghiệp đầy khó

khăn, chúng tôi luôn trăn trở về câu hỏi:

“Làm sao để người khởi nghiệp có thể

bước chân vào thương trường với sự tự

tin về kiến thức cũng như tinh thần vững vàng hơn?”

Và đó là lý do dòng sách #Hashtag

Startup ra đời, nằm trong hệ sinh thái

#Hashtag Business Vietnam do RIO Book

xây dựng, nhằm cung cấp những nội dung

độc đáo, sáng tạo, những thông tin và

kiến thức hữu ích cho cộng đồng người

trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam.

Cân bằng, thông minh và tỉnh táo; đó là những tính chất mà chúng tôi mong rằng người làm kinh doanh khi dấn thân vào thương trường sẽ có được. Chúng tôi nhận ra rằng điều người khởi nghiệp còn thiếu đôi khi không phải là kiến thức, mà là kinh nghiệm thực tế. Có nhiều lý thuyết về kinh doanh, một ý tưởng táo bạo chưa đủ, bởi thực tế luôn tràn ngập các vấn đề không lường trước. Bên cạnh đó, mỗi thị trường, mỗi lĩnh vực lại đem đến những hình thái khác nhau về mặt ý tưởng, cách quản lý, vận hành doanh nghiệp. Trong suốt thời gian vừa qua, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những doanh nhân đi trước – những người hàng ngày trực tiếp kinh doanh, lắng nghe họ chia sẻ về những bài học, những kinh nghiệm và từ đó đúc rút thành nội dung sách, được triển khai theo những giai đoạn mà mỗi người khởi sự phải trải qua.

05

Cuốn sách được chia thành 4 chương, tương ứng với hành trình phát triển của một mô hình khởi nghiệp:

(1) Khởi sự: Cung cấp kiến thức tổng quan về lĩnh vực.

(2) Sống còn: Đưa đến các kiến thức cần thiết để các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động kinh doanh.

(3) Phát triển: Sau giai đoạn đấu tranh để tồn tại được trên thị trường, lúc này, chủ doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức của việc mở rộng và phát triển.

(4) Cảnh báo: Bóc trần những khó khăn, thách thức thường gặp phải trong ngành để người kinh doanh có thể lường trước rủi ro và chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Với ấn phẩm #Hashtag Startup lần này, chúng tôi lựa chọn chủ đề Education – một thị trường được đánh giá vô cùng tiềm năng tại Việt Nam. Giáo dục trong nước ghi nhận nhiều thay đổi, chuyển dịch tạo nên những bước phát triển tích cực hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực hoàn

toàn khác biệt, đòi hỏi người khởi sự phải luôn giữ thăng bằng trên cán cân “kinh doanh” và “giáo dục”. Khái quát các vấn đề xuyên suốt hành trình khởi nghiệp kinh doanh giáo dục, 15 bài viết sẽ giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi như: Cơ hội kinh doanh giáo dục dành cho những ai? Làm sao để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm tri thức? Lời giải cho những bài toán về tài chính, nhân sự là gì? Truyền thông cho giáo dục như thế nào mới là “sạch”? Đâu là tương lai

của công nghệ trong giáo dục? Những rủi ro nào có thể cản

bước chân người khởi sự? Bên cạnh việc đón nhận kiến thức

và nhận định tổng quan về thị trường, bạn cũng sẽ bắt gặp

những chia sẻ chân thật về câu chuyện kinh doanh đa dạng

của những chuyên gia và doanh nhân trong ngành.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khởi nghiệp lĩnh

vực giáo dục và đào tạo.

06

KHÁCH MỜI CHUYÊN MÔN

Education – Kinh doanh giáo dục tại thị trường Việt Nam

trân trọng gửi lời cám ơn tới:

#Lê Đình Hiếu

CEO | G.A.P Institute

#Nguyễn Chí Hiếu

Co-founder & CEO | IEG Global

#Phan Kiều Trang

Founder & CEO Elight Learning English

#Đỗ Văn Nhẫn

Country Manager | ClassIn Vietnam

#Phạm Diệu Anh

Managing Director | AIM Academy

#Phạm Minh Quang

Founder | Tomorrow Marketers –Marketing Academy & Agency

#Nguyễn Thanh Cầm

Founder & CEO | Camxu Education

#Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc

CEO | Barista School

#Văn Lan Vi

HR Director | GLN International Education

#Nguyễn Đình Thành

PR Specialist & Co-founder | Elite PR School

#Nguyễn Tiến Đông

Innovation Director | EQuest Group

#Nguyễn Trí Hiển

Edtech & E-learning Consultant CEO | GET.jsc

07

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: #KHỞI SỰ

10-11

Kinh doanh giáo dục tại Việt Nam – Thị trường “không có điểm bão hoà”

Tác giả: Trang Quách

12-19

Bắt nhịp sự bùng nổ của thị trường giáo dục

Việt Nam

Khách mời: Lê Đình Hiếu

20-29

Đặc thù của kinh doanh

giáo dục – Khi tri thức trở thành mặt hàng kinh doanh

Tác giả: Hashtag Team

30-37

Tìm kiếm giá trị khác biệt cho sản phẩm giáo dục

bền vững

Khách mời: Nguyễn Chí Hiếu

38-45

Lời đề từ #Hashtag Startup 04-06 Khách mời chuyên môn 07
Đọc lần lượt từng chương và tuần tự các bài viết theo thứ tự đã
08
sắp xếp để thu được kết quả tốt nhất.

CHƯƠNG 4: #CẢNH BÁO

114-115

CHƯƠNG 3: #PHÁT TRIỂN

80-81

CHƯƠNG 2: #SỐNG CÒN

46-47

Quản lý tài chính –

“Tử huyệt” đối với

người kinh doanh

Khách mời: Phan Kiều Trang

48-53

Tỉnh táo và kiên định trên con đường chuyển đổi số

giáo dục

Khách mời: Đỗ Văn Nhẫn

54-63

Marketing cho sản phẩm

giáo dục: Để hiệu quả cần

hiểu rõ đặc thù

Khách mời: Phạm Diệu Anh

64-69

“Không ồn ào”, thương hiệu giáo dục

đi từ định vị cốt lõi

Tác giả: Phạm Minh Quang

70-79

Đẩy mạnh sức vươn của

doanh nghiệp từ những

giá trị bền vững

Khách mời: Nguyễn Thanh Cầm

82-87

Đứng im tức là đang

thụt lùi

Khách mời: Nguyễn Huỳnh

Kim Ngọc

88-97

Gắn kết mảnh ghép

nhân sự trong giáo dục

bằng chất keo “văn hoá”

Khách mời: Văn Lan Vi

98-105

Phòng tránh khủng hoảng

truyền thông từ rủi ro

thương hiệu

Tác giả: Nguyễn Đình Thành

106-113

Cẩn trọng với những rủi ro

tiềm tàng trên hành trình

khởi nghiệp giáo dục

Tác giả: Hashtag Team

116-123

Chiến lược biến “nguy”

thành “cơ” cho hình thức

học trực tuyến trong

giai đoạn V.U.C.A

Tác giả: Hashtag Team

124-131

Khởi nghiệp Edtech tại

Việt Nam – Không phải bây giờ thì đến bao giờ?

Khách mời: Nguyễn Trí Hiển

132-141

Nguồn ảnh

142
kết 143 09
Lời
I
“Gửi những nhà kinh doanh: Nếu muốn làm điều gì đó, hãy làm ngay bây giờ.”
Catherine Cook

Chương I: KHỞI SỰ

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực ngày càng được thương mại hóa một cách mạnh mẽ. Những nhà khởi nghiệp nhạy bén sẽ nhanh chóng nhận thấy tiềm năng to lớn ở lĩnh vực này và bắt đầu rục rịch “đóng thuyền” để chuẩn bị “giăng buồm ra khơi”. Nhưng giữa biển thị trường bao la, rộng lớn, dựa vào đâu để nhà khởi nghiệp nhận định hướng rẽ dành cho mình và những hành trang cần chuẩn bị trên chiếc thuyền ra khơi đó?

Chương 1 khai thác tổng quan về thị trường kinh doanh giáo dục

và đào tạo Việt Nam hiện nay, các xu hướng kinh doanh thịnh hành

và phổ biến, đặc thù khi kinh doanh “sản phẩm tri thức”, sự khác

biệt trong xây dựng sản phẩm, để từ đó bạn đọc dễ dàng hình dung

sản phẩm mình sẽ kinh doanh và ghi nhớ những lưu ý khi mới bước

chân vào ngành.

• Kinh doanh giáo dục tại

Việt Nam – Thị trường

“không có điểm bão hoà”

Tác giả: Trang Quách 12-19

• Bắt nhịp sự bùng nổ của

thị trường giáo dục Việt Nam

Khách mời: Lê Đình Hiếu

20-29

• Đặc thù của kinh doanh

giáo dục – Khi tri thức trở

thành mặt hàng kinh doanh

Tác giả: Hashtag Team

30-37

• Tìm kiếm giá trị khác biệt

cho sản phẩm giáo dục bền vững

Khách mời: Nguyễn Chí Hiếu

38-45

GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG “KHÔNG CÓ ĐIỂM BÃO HOÀ”

#tongquan #thitruong #giaoduc

Tác giả: Trang Quách Biên tập: Nhật Mỹ

Thiết kế: Hoàng Hiệp Minh họa: Nguyệt Minh

KINH DOANH
12

Chương I: Khởi sự

 Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh doanh giáo dục đã nổi lên như một ngành kinh doanh “siêu lợi nhuận”, thu hút sự quan tâm và đầu tư của toàn xã hội, thậm chí “miễn nhiễm” với mọi biến động về kinh tế. Đâu là điều làm nên sức hấp dẫn của ngành này và người kinh doanh cần phải tìm hiểu những gì trước khi bước chân vào thị trường?

BỨC TRANH SÔI NỔI CỦA THỊ TRƯỜNG

Trong báo cáo của HSBC vào tháng

6/2017, mức chi tiêu trung bình cho giáo dục chiếm đến 47% tổng chi tiêu của một hộ gia đình tiêu biểu ở Việt Nam[1]. Số liệu do The Economist công bố vào năm 2018 cho thấy tổng số tiền người Việt Nam chi trả cho giáo dục lên đến 9 tỉ USD/năm, tăng mạnh so với năm 2000, và mức độ tăng trưởng trong gần 20 năm qua cũng cao hơn rất nhiều so với Mỹ và các nước châu Âu.[2] Điều này cũng dễ hiểu khi

Việt Nam đang có đến 42% dân số có độ tuổi dưới 24 – độ tuổi vàng phù hợp cho hầu hết các chương trình giáo dục.[3] Tuy

nhiên, trong thực tế, khoản chi tiêu này

không chỉ dành cho việc học hành của các

bạn nhỏ trong độ tuổi đi học, mà còn dành

cho việc học tại chức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của chính bố mẹ và những người trưởng thành trong gia đình. Trước

áp lực từ thị trường lao động quốc tế và sự phát triển của công nghệ, việc học thêm những chứng chỉ nghề, ngoại ngữ hay công nghệ thông tin không chỉ là một nhu cầu, mà là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ ai muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Học tập trọn đời (life-long learning) đã dần trở thành xu hướng của thời hiện đại, thay vì chỉ gói gọn trong khuôn khổ trường học như trước đây. Điều này đã tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống giáo dục công ở Việt Nam vốn đã ì ạch và quá tải, từ đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp giáo dục tư nhân trong nước và nước ngoài.

[1] Theo báo cáo “Không ngừng vươn cao” phát hành vào tháng 6/2017, thuộc chuỗi khảo sát “Giá trị của giáo dục” được thực hiện hàng năm của tập đoàn HSBC.

[2] Theo số liệu trong phần Chỉ số kinh tế và tài chính của ấn bản in tháng 9/2018 của The Economist với tiêu đề “Education spending” (Chi tiêu cho giáo dục).

[3] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

13

Trước thực trạng đó, giáo dục đã

trở thành một ngành kinh doanh

“không có điểm bão hòa” cực kỳ

hấp dẫn. Theo thống kê của Sở kế

hoạch đầu tư thành phố Hà Nội, trong 3 năm từ 2015 đến 2017, giáo

dục luôn nằm trong top 3 lĩnh vực

thu hút đầu tư và có số lượng đăng

ký doanh nghiệp mới nhiều nhất.

Sự hấp dẫn của ngành kinh doanh

giáo dục đối với nhà đầu tư nằm

ở đặc thù không có nợ xấu, khi

doanh thu chủ yếu đến từ học phí, vốn luôn là khoản tiền phải hoàn

thành từ đầu năm, đầu khóa học.

Ngoài ra, với những quan điểm

phổ biến như “đầu tư cho giáo dục

là đầu tư cho tương lai” và “đầu tư cho bản thân không bao giờ sợ lỗ”, người tiêu dùng trong ngành giáo dục khá “chịu chi”. Do đó, việc đảm bảo được dòng tiền và nguồn

lợi nhuận ổn định là tương đối dễ

dàng so với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác.

Vậy thực chất kinh doanh giáo

dục là gì, và có những hình thức, sản phẩm kinh doanh giáo dục

nào trên thị trường? Hãy cùng bóc

tách trong các phần sau đây.

CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC

Giáo dục là một phạm trù rộng và quan điểm về giáo dục có thể rất khác biệt giữa quốc gia với quốc gia, giữa vùng miền với vùng miền, giữa người với người. Do đó, các nghiên cứu nhằm phân loại các hình thức giáo dục đều ít nhiều vướng vào tranh cãi và không thể đi đến thống nhất. Ví dụ, trong tiếng Anh, các khái niệm về hình thức giáo dục thường được chia thành ba loại: formal education, non-formal education và informal education; còn trong tiếng Việt chỉ tồn tại hai khái niệm hình thức giáo dục là giáo dục chính quy (tương đương với formal education)

và giáo dục không chính quy (bao hàm cả nonformal education và informal education). Trong khuôn khổ bài viết này, để việc đọc hiểu của độc giả được dễ dàng nhất, chúng tôi đã tổng hợp các khái niệm theo cách đơn giản nhất vào bảng dưới đây.[4]

Phân loại các hình thức giáo dục

[4] Nguồn tham khảo: Recognition of Non-formal and Informal Learning – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
14

MÔ HÌNH GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN (E-LEARNING)

Xu hướng E-learning bắt nguồn từ sự

hình thành của mô hình Khóa học trực

tuyến đại chúng mở (Massive Opening

Online Course – MOOC) từ năm 2007. Cho

đến nay, với sự phát triển của công nghệ

và ảnh hưởng của dịch bệnh, E-learning

đã ngày càng chứng tỏ được tiềm năng của

mình. Công ty nghiên cứu Insight Partners

đã đưa ra dự đoán doanh thu của ngành

giáo dục trực tuyến sẽ tăng lên 234 tỷ USD

vào năm 2027, tăng 15,3% so với năm

2020.[6] Giáo dục trực tuyến giúp người

học có được sự chủ động gần như tuyệt

đối về cả thời gian, không gian cũng như tốc độ học. Đây cũng là một trong những sản phẩm kinh doanh phổ biến nhất, với đặc điểm không khó làm, không yêu cầu vốn quá lớn, và có tiềm năng tạo ra nguồn thu nhập thụ động tương đối ổn định cho người kinh doanh. Nếu kinh doanh giáo dục trực tuyến, bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức: đăng tải khóa học lên một nền tảng trung gian, hay còn gọi là chợ các khóa học trực tuyến; hoặc tự tay xây dựng một website khóa học trực tuyến của riêng mình. Ưu điểm và nhược

điểm của hai hình thức này được so sánh trong bảng dưới đây:

SỬ DỤNG NỀN TẢNG TRUNG GIAN XÂY DỰNG NỀN TẢNG RIÊNG

Ưu

điểm

● Thao tác đơn giản

● Chi phí thấp

● Giảm tải áp lực marketing do khóa

học đã được đăng tải trên một nền

tảng có thương hiệu từ trước

Nhược

điểm

● Khó tạo ra thương hiệu cá nhân

nổi bật

● Phải chia sẻ doanh thu

● Khó khăn trong việc bảo mật thông

tin khách hàng cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các

địa chỉ

tin cậy

● Thế giới: Coursera, Udemy, edX

● Việt Nam: Edumall, Kyna, Topica, Unica

Chủ động hoàn toàn trong việc xây dựng và cập nhật khóa học, quản lý doanh thu cũng như dữ liệu khách hàng

● Tương đối phức tạp nếu có ít hoặc không có kiến thức về công nghệ và

lập trình

● Chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao

● Áp lực xây dựng thương hiệu cá nhân và marketing để có được doanh thu

Hiện tại có nhiều công ty cung cấp dịch

vụ xây dựng nền tảng khóa học trực tuyến riêng cho các đơn vị và cá nhân.

● Thế giới: Teachable, Udemy

● Việt Nam: Hachium

[6] Nguồn: Báo điện tử VNExpress 16

MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN GIÁO DỤC

Nhượng quyền thương hiệu (franchise)

là một mô hình nhân rộng thương hiệu

không còn xa lạ trong ngành kinh doanh

ẩm thực tại Việt Nam, tuy nhiên còn tương

đối mới mẻ trong ngành kinh doanh giáo

dục. Nguyên nhân là vì giáo dục luôn đi

cùng với văn hóa, nên những thương hiệu

giáo dục thành công ở nước ngoài chưa

chắc đã phù hợp khi mang về Việt Nam.

Trong khi đó, thị trường trong nước lại thiếu đi các thương hiệu nội địa gây dựng được thương hiệu đủ uy tín và lâu dài.

Những thương vụ nhượng quyền thành công nhất trên thị trường phải kể đến FPT Aptech, và FPT Arena Multimedia, đều là những thương hiệu lớn với số vốn “khủng”. Ngoài ra, mô hình nhượng quyền

phù hợp nhất và phổ biến nhất hiện nay

là các trung tâm tiếng Anh và toán tư

duy như UCMAS, Rainbows, PoPoDoo, Sunkids..., với nguyên nhân chính là mô hình tổ chức đơn giản và nhu cầu thị trường lớn.

Người kinh doanh mua nhượng quyền

sẽ được hưởng lợi từ thương hiệu sẵn có, cũng như được kế thừa một mô hình kinh doanh đã thành công. Tuy vậy, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với

hoạt động kinh doanh của cơ sở nhượng quyền của mình, đồng thời phải chia sẻ

một tỉ lệ doanh thu nhất định với thương

hiệu nhượng quyền. Số vốn đầu tư ban

đầu cũng tương đối lớn. Do đó, trước khi

quyết định lựa chọn kinh doanh giáo dục nhượng quyền, hãy chắc rằng địa phương của bạn có nhu cầu đối với sản phẩm này, cũng như quản trị chặt chẽ các rủi ro đi kèm.

TRUNG TÂM/HỌC VIỆN/LỚP HỌC

TRUYỀN THỐNG

Lớp học truyền thống được tổ chức tập trung tại một không gian, thời gian nhất định, cho phép sự trao đổi giao lưu trực tiếp giữa thầy và trò, giữa các học viên với nhau. Đây là một mô hình để bắt đầu thì rất đơn giản và ít rủi ro, nhưng nhược điểm là bị giới hạn về số lượng học viên và có nhiều khó khăn đằng sau mà bạn phải lường trước. Ví dụ, điều kiện cần để

mở lớp học là bạn phải đồng thời vừa có khả năng giảng dạy và sở hữu các thành tích nổi bật trong một lĩnh vực “hot”, có nhu cầu liên tục như ngoại ngữ, thiết kế, lập trình…; vừa có năng lực quản lý và tổ chức lớp học. Điều kiện đủ là bạn phải có khả năng xây dựng thương hiệu cá nhân, xây dựng mạng lưới quan hệ với những người thành công trong ngành để có thể đảm bảo nguồn học viên ổn định. Khi trung tâm của bạn lớn mạnh dần lên, bạn sẽ còn cần phải hoàn thiện được hệ thống giảng dạy, cam kết kết quả học tập cho người học, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết… Bạn sẽ không thể tự mình làm hết tất cả những yêu cầu này nếu chỉ có một mình. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn

17
Chương I: Khởi sự

phải xây dựng được một đội ngũ hỗ trợ

toàn diện và mạnh mẽ xung quanh mình.

Hầu hết các trung tâm có tên tuổi trên

thị trường như Think Markus, Tomorrow

Marketers Academy hay The IELTS

Workshop đều đạt thành công nhờ làm

được điều này.

SÁCH DẠY KỸ NĂNG

Thị trường sách kỹ năng ở Việt Nam

đã nở rộ từ cách đây hơn 10 năm với sự du nhập của dòng sách self-help từ các

nước Âu Mỹ, và vẫn duy trì được thị phần

cho đến bây giờ. Các đầu sách thường tập

trung vào kỹ năng nghề nghiệp (tài chính, marketing,…), kỹ năng sống (kỹ năng

giao tiếp, kỹ năng học tập,…) và kỹ năng mềm (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thương thảo,…). Đây là những lĩnh vực có thể tự học và thực hành mà không đòi hỏi sự

hướng dẫn trực tiếp từ người dạy.

Trong thực tế, dù nhu cầu đối với dòng

sách này vẫn cao, nhưng số đầu sách dạy

kỹ năng do tác giả người Việt đứng tên

vẫn còn đang rất ít. Nguyên nhân là vì

sách dịch từ nguyên tác nước ngoài trong

lĩnh vực này đã quá nhiều và chiếm ưu

thế áp đảo về mặt tên tuổi cũng như chất

lượng nội dung. Tuy vậy, nếu bạn là một

người có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực

của mình, đã xây dựng được thương hiệu

cá nhân, yêu thích việc chia sẻ kiến thức

và trải nghiệm với người khác nhưng lại

không mạnh về khả năng sư phạm hay

ngôn ngữ nói, việc viết sách sẽ rất phù hợp với bạn, có thể đem lại nguồn thu nhập thụ động tương đối hấp dẫn mà

không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu.

KHÓA HỌC NGẮN HẠN, HỘI THẢO, SỰ KIỆN ĐÀO TẠO CÓ THU PHÍ

Mô hình này thường hiện thực hóa dưới dạng các khóa học ngắn hạn hoặc các buổi trò chuyện, workshop chuyên

đề. Người dạy thường phải là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, có uy tín và nổi tiếng ít nhất là trong ngành đó. Người học là những người mong muốn nâng cao năng lực nghề nghiệp, được tiếp xúc và xây dựng mạng lưới quan hệ với những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong nghề.

Đây là một lĩnh vực khó và cần có rất nhiều điều kiện để thành công. Đầu tiên, bạn phải có khả năng mời các chuyên gia đầu ngành hoặc những diễn giả nổi tiếng nhằm thu hút khán giả tham gia. Tiếp theo, bạn cần có một đội ngũ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp để đảm bảo chương trình diễn ra thuận lợi, trơn tru theo kế hoạch. Cuối cùng, bạn phải có một số vốn tương đối lớn cho mỗi lần tổ chức sự kiện dù là trực tuyến hay thực tế, đồng thời có kế hoạch phân bổ vốn và dự báo doanh thu hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Hiện nay, trên thị trường chỉ có một số ít các doanh nghiệp thành công khi theo đuổi mô hình này, như HBR Business School hay Sage Academy.

18

ỨNG DỤNG – CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ

GIÁO DỤC

Đây là một trong những phân khúc thị

trường của mảng Edtech – Công nghệ giáo

dục. Sự kết hợp giữa giáo dục và công

nghệ luôn được thị trường hoan nghênh, thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và

nước ngoài. Theo số liệu của Statista, tính

đến tháng 6/2021, giáo dục là danh mục

phổ biến thứ ba trên AppStore và thứ hai

trên Google Play, với tỉ lệ đều nằm vào

khoảng gần 9%.[7] Sự hấp dẫn của những

ứng dụng học tập nằm ở những phương

pháp và trải nghiệm mới mẻ mà nó đem lại, có thể tốt hơn so với các phương pháp truyền thống.

Tuy nhiên, việc thiết kế ứng dụng đòi hỏi trình độ công nghệ cao, đầu tư chất xám lớn, tầm nhìn xa và đặc biệt chú trọng vào trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, giữa xu thế phổ biến của các ứng dụng học tập, bạn cũng buộc phải đổ rất nhiều tiền vào nghiên cứu sản phẩm để tạo ra

đột phá về mặt công nghệ, từ đó mới có

thể trở nên nổi bật được. Hai ví dụ thành

công điển hình trong mô hình kinh doanh

giáo dục này là GotIt! – một ứng dụng

được xây dựng trên nền tảng hỏi đáp và

ELSA – sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

dạy phát âm tiếng Anh, đều là những sản

phẩm của người Việt và gây được tiếng

vang trên thị trường quốc tế, và số tiền

đầu tư mà hai ứng dụng này nhận được

đều lên đến con số hàng triệu USD.

AI CŨNG CÓ PHẦN

Thị trường kinh doanh giáo dục vốn luôn được coi là “miếng bánh béo bở” nhờ

nhu cầu cao tỷ lệ thuận với thu nhập và

mức sống của người dân. Tuy nhiên, nhận

định đây là một lĩnh vực “chỉ thắng không

thua” là hoàn toàn sai lầm. Chắc hẳn bạn

còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, khi

phong trào học tiếng Anh nổi lên, hàng trăm hàng nghìn trung tâm tiếng Anh đã

mở ra trên khắp cả nước rồi lại “chết yểu”, đóng cửa chỉ sau một vài tháng khi còn chưa được nhớ mặt nhớ tên; hay những bê bối khiến Daniel Hauer, một giáo viên tiếng Anh người Canada và YouTuber nổi tiếng trên mạng xã hội, bị tẩy chay hoàn toàn khỏi thị trường Việt Nam?

Thị trường tiêu dùng giáo dục tương đối dễ tính nhưng lại có tính đào thải cực cao.

Nếu bạn có uy tín, chất lượng tốt, bạn sẽ luôn luôn có “phần”. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, chạy theo phong trào thay vì chú trọng vào thế mạnh của mình cũng như trải nghiệm khách hàng, bạn sẽ bị vùi dập vào quên lãng chỉ trong phút chốc. Đó chính là cơ hội và cũng là thách thức của ngành kinh doanh giáo dục mà bạn cần phải hiểu rõ trước khi bắt tay vào xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp. 

[7] Theo thống kê các danh mục ứng dụng phổ biến nhất theo số lượng ứng dụng hiện hành trên AppStore và Google Play của Statista, xuất bản vào tháng 7/2021.

19
Chương I: Khởi sự

BẮT NHỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

#xuhuong #tangtruong #dadang

Khách mời

chuyên môn: LÊ ĐÌNH HIẾU CEO G.A.P Institute

Anh Lê Đình Hiếu được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 Under 30 năm 2016, và là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Từng nhận học bổng của Đại học UCLA, rồi từ bỏ công việc lương cao tại Deloitte, anh chọn dấn thân vào con đường khởi nghiệp giáo dục. Anh là người sáng lập Học viện Đào tạo Phương pháp Tư duy và Kỹ năng sống G.A.P cùng nhiều dự án giáo dục khác với mục tiêu tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi người Việt Nam.

20

Chương I: Khởi sự

Biên soạn

bài viết:

Thục Anh

Thiết kế:

Hoàng Hiệp

 Giáo dục là một trong những thị trường có sức tăng trưởng đột biến trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, khi lĩnh vực này ghi dấu những sự thay đổi đáng kể. Định nghĩa về mô hình giáo dục không còn chỉ dừng lại ở các cơ sở giáo dục công, các trường phổ thông bán công hay những lớp học thêm đơn lẻ, phụ đạo ngoài giờ cho các môn học chính thống, mà mở rộng cả về góc độ quy mô, hình thức và chủ đề học.

 Bài viết cung cấp nhận định tổng thể từ những nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục của anh Lê Đình Hiếu, qua đó giúp bạn đọc hệ thống những xu hướng đã và đang định hình thị trường giáo dục

tại Việt Nam để có cơ sở cân nhắc và xây dựng mô hình giáo dục phù hợp và hiệu quả.

21

KHI TƯ NHÂN HOÁ ĐỊNH HÌNH BƯỚC NHẢY CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC

CHÍNH THỐNG

Theo anh Lê Đình Hiếu, thị trường giáo dục chính quy tại Việt Nam

ghi nhận sự thay đổi vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục 10 năm trở lại

đây. Có rất nhiều sự kiện nổi bật về giáo dục trong khoảng thời gian này; tuy nhiên, ta có thể lựa chọn 2 mốc thời gian có sức ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân trên thị trường.

2016

2012

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban

hành Luật Giáo dục Đại học 2012 với

các quy định cho phép, khuyến khích

các tập đoàn, tổ chức tư nhân đầu tư

vào giáo dục. Đây được coi như một bước chuyển mình linh hoạt của nhà

nước trong việc kết hợp hình thức

xã hội hoá giáo dục trước kia với tư nhân hóa, chuyên biệt hoá để bắt kịp với xu hướng thế giới và nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Đại học Fulbright chính thức được thành lập, là trường đại học tư thục đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư 100% bởi nguồn vốn nước ngoài, và là mô hình giáo dục khai phóng (liberal education) đầu tiên trên cả nước. Đây là một bước ngoặt ý nghĩa bởi giáo dục đại học luôn là mảng đầu tư phức tạp và khó khăn. Từ đó, rất nhiều mô hình giáo dục ở các cấp được hình thành và mở rộng, ứng dụng tiêu chuẩn và nội dung giảng dạy chuyên biệt, điển hình như hệ thống giáo dục VinSchool – Vin University, FPT Education, TH School.

22

BIẾN GIÁO DỤC NGHỀ TRỞ THÀNH “VƯỜN ƯƠM” NHÂN SỰ

Song hành với giáo dục chính

thống – mô hình tạo nên những

con đường kiểu mẫu – thì những

cơ sở giáo dục nghề, giáo dục kỹ

năng ngày càng trở nên đa dạng, có mục tiêu chuyên biệt, rõ rệt.

Mô hình chuỗi giáo dục nghề

hiện nay được mở rộng ra nhiều

lĩnh vực, với nhiều thương hiệu

tiêu biểu có thể kể đến như Hướng

Nghiệp Á – Âu, Barista School, FPT

Polytechnic,… Những mô hình

này dù đi sâu vào ngành nghề

nào cũng đều mang một điểm

chung: xuất phát từ các đơn vị

kinh doanh trong lĩnh vực tương

ứng. Đối với các vị trí thuộc khâu

trực tiếp sản xuất và cung cấp

sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp

thực chất cần một lực lượng lao

động có tay nghề, kỹ năng và có

thể đáp ứng yêu cầu làm việc ngay

sau thời gian đào tạo, đem lại hiệu

quả tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy

nhiên, các doanh nghiệp trước đây

không được đáp ứng đủ nhân sự

có kỹ năng cụ thể và nghiệp vụ

nghề vững vàng, do các cơ sở giáo

dục nghề truyền thống chỉ mới

đáp ứng được ở mức độ lý thuyết, kiến thức không được cập nhật, cơ

sở vật chất không đảm bảo điều

kiện thực hành,... Chính vì vậy, các doanh nghiệp quyết định đầu tư

một cách chuyên nghiệp, bài bản

vào mảng giáo dục nghề, tạo nên

hình thức đào tạo dựa vào doanh nghiệp (corporate-based training).

Năm 2020, Novaland, đơn vị

được đánh giá là một trong những

tập đoàn bất động sản lớn trên

cả nước, đã quyết định thành lập

Nova College – cao đẳng nghề

chuyên đào tạo các ngành thuộc

lĩnh vực bất động sản, đặc biệt

được chú ý với ngành Kinh doanh

Bất động sản để phục vụ nhu cầu

nhân sự của tập đoàn. Tương tự, trong lĩnh vực Công nghệ thông

tin, tập đoàn FPT xây dựng hệ cao đẳng thực hành FPT Polytechnic với chương trình chỉ kéo dài 2 năm, tập trung đào tạo các ngành nghề nhất định, học viên được sắp xếp làm việc ngay trong tập đoàn

FPT sau khi tốt nghiệp, giúp tiết

kiệm thời gian, chi phí cho người

học và tối ưu bài toán nhân sự cho doanh nghiệp.

23
Chương I: Khởi sự

GIÁO DỤC KỸ NĂNG – MIẾNG BÁNH LỚN

NHƯNG CHƯA ĐỦ HẤP DẪN

“Khi nhắc đến phân khúc rộng của thị

trường – các mô hình giáo dục kỹ năng

làm việc, học tập, kỹ năng sống – ta có thể

xác nhận một mức độ quan tâm nhất định

từ xã hội cho những mô hình này, nhưng

vẫn còn những rào cản nhất định để chúng

có thể phát triển bứt phá.”

Đây là lời nhận xét anh Lê Đình Hiếu

ngay khi đang điều hành G.A.P Institute,

một học viện kỹ năng thành công trong

phân khúc giáo dục nói trên. Trong thị

trường giáo dục hiện tại, kỹ năng được

đánh giá là phần bổ trợ cho giáo dục

chính thống: Các mô hình truyền thống

tồn tại theo hướng kết hợp với cơ sở giáo

dục chính quy để bổ sung thêm các kỹ

năng cần thiết mà các giáo dục chính quy

chưa giải quyết được, đặc biệt là với với

nhóm đối tượng người học là học sinh.

(Ví dụ: các chương trình rèn luyện thể

chất, tài năng, khoá học kỹ năng sống, kỹ

năng giao tiếp cho học sinh,…) Bên cạnh đó, các lớp học giáo dục kỹ năng phục vụ công việc cho đối tượng sinh viên, người lao động được tồn tại dưới dạng mô hình

vừa và nhỏ, đa phần thuộc hệ sinh thái

của các doanh nghiệp, cá nhân nổi bật

trong từng lĩnh vực. (Ví dụ: các khóa học

viết chuyên nghiệp, marketing, thiết kế, tư duy sáng tạo,…)

G.A.P Institute là một mô hình giáo dục chuyên đào tạo, định hướng các kỹ năng nghề nghiệp được thành lập vào cuối năm 2015, qua 5 năm hoạt động đã đạt tới số lượng học viên trung bình bốn nghìn người. Từ góc độ kinh doanh, doanh thu có thể được ước tính qua một công thức đơn giản: học phí nhân với số lượng học viên. Tuy nhiên, hai biến số này lại có những thay đổi khác biệt theo thời gian: Số lượng học viên có chiều hướng tăng lên, trong khi mức học phí vẫn giữ nguyên. Tại G.A.P Institute, học phí các khóa học dao động trong khoảng 2 đến 3 triệu đồng

và không hề tăng trong 5 năm hoạt động, nhưng số lượng học viên mỗi năm tăng

1,5 đến 2 lần. Điều tương tự cũng xảy ra

ở các mô hình nằm trong phân khúc giáo dục kỹ năng. Kết quả này bắt nguồn từ

một nguyên nhân thú vị, đó là người học ngày càng nhận thức được sự quan trọng của những kỹ năng đối với công việc và cuộc sống, nhưng đồng thời đây vẫn chỉ

là thứ bổ sung cho kiến thức nền tảng sẵn có, dẫn đến việc tăng giá trị khoá học sẽ là điều khó chấp nhận đối với học viên.

Từ đây, các mô hình giáo dục kỹ năng cần đối mặt với hai bài toán: (1) Mở rộng quy mô đào tạo để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường; và (2) Số hoá các khoá học để thu hẹp khoảng cách địa lý và thời gian với thị trường.

24

BẮT “TREND” 3 XU HƯỚNG ĐỊNH HÌNH NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Qua việc nhìn nhận sự phát triển đáng kinh ngạc của thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua, anh Lê Đình Hiếu đã gọi tên 3 xu hướng chính đang từng bước tạo ra thay đổi trong giáo dục trong nước:

1. XU HƯỚNG TƯ NHÂN HOÁ (PRIVATISATION)

Theo UNESCO, tư nhân hoá giáo dục có thể được hiểu như việc áp dụng các chính sách thúc đẩy tự do và nới lỏng các quy định, cho phép các cơ sở giáo dục được hình thành bởi các nhà cung cấp tư nhân và cạnh tranh với các dịch vụ giáo dục công. Tư nhân hoá giáo dục được phân làm 3 cấp độ:

1. Sử dụng các nhà cung cấp tư nhân trong một số hoạt động thuộc giáo dục công (cung cấp cơ sở vật chất, công cụ học tập cho các cơ sở giáo dục công);

2. Ứng dụng các công cụ quản trị với điều kiện các quy định về giáo dục cần được sửa đổi và bổ sung (các cơ sở giáo dục công có sự đầu tư, tham gia quản lý bởi các tập đoàn, tổ chức tư nhân);

3. Các cơ sở giáo dục tư nhân hoạt động độc lập, đáp ứng các quy định công khai về luật (các mô hình giáo dục tư thục 100% vốn tư nhân).

NGHỆ HÓA 25
TƯ NHÂN HÓA QUỐC TẾ HÓA CÔNG
Chương I: Khởi sự

Mối quan tâm dành cho thị trường giáo dục trong nước trước đây còn hạn chế, nhưng các mốc thời gian 2012 và 2016 đã đánh dấu sự đầu tư, dấn thân mạnh mẽ của một loạt các tập đoàn giáo dục khổng lồ. Trong cuộc chơi này, đơn vị đi đầu trong đầu tư giáo dục những năm gần đây không thể không kể đến Vingroup, với chuỗi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục lớn nhất tại Việt Nam hiện nay dưới thương hiệu Vinschool. Bên cạnh đó, mô

hình thành phố giáo dục tại Quảng Ngãi bao

gồm hệ thống giáo dục từ mầm non tới đại học cũng đã và đang được tập đoàn Nguyễn

Hoàng đầu tư với cảm hứng từ các “kinh đô” giáo dục trên thế giới như Cambridge (Anh) hay Boston (Mỹ).

"không chỉ các cơ sở

giáo dục truyền thống

tập trung vào việc tiếp

cận và đầu tư công

nghệ, mà các start-up

giáo dục cũng triệt để

khai thác yếu tố này

để tạo ra giá trị cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình trên

thị trường."

2. XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ HOÁ (DIGITALISATION)

Nhìn lại thời điểm trước năm 2012, mô hình giáo dục vẫn còn theo hướng truyền thống và công nghệ chỉ là một yếu tố nằm trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, với số lượng thương hiệu nổi bật như Topica, HOCMAI,… còn vô cùng ít ỏi. Kể từ sau năm 2012, xu hướng công nghệ hoá được đẩy mạnh với tốc độ chóng mặt, đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các dự án, sản phẩm công nghệ giáo dục. Từ đây, không chỉ các cơ sở giáo dục truyền thông tập trung vào việc tiếp

cận và đầu tư công nghệ, mà các start-up

giáo dục cũng triệt để khai thác yếu tố này

để tạo ra giá trị cạnh tranh cho sản phẩm,

dịch vụ của mình trên thị trường.

26

Apax Leaders là đơn vị tuyên bố

trở thành tập đoàn giáo dục công

nghệ hàng đầu Việt Nam với ứng

dụng đa dạng về công nghệ, từ các

thiết bị thông minh được trang bị

trong lớp học cho đến bản quyền

công nghệ nước ngoài áp dụng cho

mô hình quản lý. Đây là một trong

những đơn vị trong nước đang có

những bước đi xa nhất về công

nghệ giáo dục với các ứng dụng về

tương tác thực tế ảo (AR), machine

learning, big data vào hệ thống

giáo dục qua việc nắm bắt thông

tin, phân tích hành vi của người

học, từ đó đưa ra các chương

trình, nội dung học phù hợp với nhu cầu của thị trường.

3. XU HƯỚNG QUỐC TẾ HOÁ

(GLOBALIZATION)

Mảng giáo dục chính quy, đặc

biệt là giáo dục phổ thông vốn

phải đi theo một tiêu chuẩn duy

nhất do Bộ GD&ĐT đề ra. Tuy

nhiên, với sự du nhập của các tập

đoàn, cơ sở giáo dục quốc tế, và

đặc biệt là cột mốc hình thành Đại

học Fulbright, ngày càng nhiều

mô hình quốc tế mọc lên tạo nên

một ngã rẽ mới trong thị trường

giáo dục. Với số lượng trường học

tăng nhanh, việc thu hút học viên,

phụ huynh là một vấn đề lớn mà

doanh nghiệp giáo dục phải chú trọng. Các nhà đầu tư sớm nhận ra một insight thú vị tại Việt Nam, đó là phụ huynh có khuynh hướng dành sự yêu thích và đánh giá cao cho các chương trình học theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, tại thời điểm bắt đầu mở cửa, thị trường giáo dục chỉ đáp ứng được yếu

tố “quốc tế” ở mức độ thuê giáo viên nước ngoài. Hiện nay, sự phát

triển tại các cơ sở giáo dục đã đạt

đến “quốc tế hoá” định hướng, nội

dung, phương pháp, và chứng chỉ

công nhận. Đây là một xu hướng

đã và đang được các đơn vị nhà

nước ủng hộ và tạo điều kiện. Rất

dễ nhận thấy điều đó qua việc các

cơ sở giáo dục hiện nay, đặc biệt là

giáo dục công, đều song hành cùng

các mô hình liên kết quốc tế, các

lớp học chất lượng cao với chương

trình giảng dạy nước ngoài. Việt

Nam từ đây trở thành một điểm

hẹn hấp dẫn với các cơ sở giáo

dục quốc tế qua các hình thức liên

kết, đầu tư, góp vốn,… Đối với mô

hình giáo dục không chính quy, các chuỗi trung tâm Anh ngữ lớn

như VUS, ILA, Apax bắt đầu hợp

tác với các đơn vị giáo dục quốc

tế để đưa nội dung giảng dạy, tiêu

chuẩn đánh giá quốc tế vào mô

hình tại địa phương.

27
Chương I: Khởi sự

Bộ ba xu hướng giáo dục Privatisation –Digitalisation – Globalisation hiện đang phát triển tại Việt Nam và được dự đoán

sẽ còn tiếp diễn trong giai đoạn ít nhất

10 năm tới. Nguyên nhân là do những xu hướng này đang trên đà phát triển, nhưng

vẫn chỉ đang đặt những bước khởi đầu. Cuộc cách mạng chuyển đổi số tại Việt Nam đã tạo ra nhiều thay đổi rõ rệt, tuy nhiên trong giáo dục, số lượng mô hình được công nghệ hoá vẫn chỉ chiếm thiểu số trong mặt bằng chung thị trường. Hệ thống giáo dục tư thục vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với giáo dục công, trong khi thực tế tại các nền giáo dục trên thế giới, giáo dục tư thục chỉ trở nên bão hoà khi

đạt được mức đáng kể (tại các nền giáo dục tương đương ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia tỷ lệ cơ sở giáo dục tư thục chiếm khoảng 40% thị trường).

Đặc biệt, xu hướng công nghệ hoá sẽ xuất hiện sự phân tầng rõ rệt. Các sản phẩm công nghệ đơn giản, giá thành rẻ và dễ sử dụng như hệ thống quản trị, lưu trữ đám mây sẽ được phổ biến rộng rãi trong quản lý, vận hành. Mặt khác, công nghệ dữ liệu hóa sẽ được các đơn vị bắt đầu áp dụng để nghiên cứu, phân tích các thông tin của người học và thị trường, để từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp. Ở mức độ cao nhất, trí thông minh nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (AR – VR) sẽ được khai thác nhằm tăng trải nghiệm học và nâng cao chất lượng nội dung khoá học.

28

Kết lại, giáo dục vẫn là một thị

trường màu mỡ để đầu tư tại thời

điểm hiện tại, khi nhu cầu học tập

ngày càng tăng theo số lượng và

chất lượng. Đối với một số phân

khúc như đào tạo Anh ngữ với thị

trường đã đạt tới điểm bão hoà,

các key player đã được xác định

thì việc xây dựng các mô hình vừa

và nhỏ hiện tại sẽ gặp nhiều khó

khăn trong việc cạnh tranh với các

thương hiệu uy tín trên thị trường.

Câu chuyện tương tự xảy ra với

lĩnh vực đào tạo nghề, tuy nhiên

không thể phủ nhận tính khả thi

của các doanh nghiệp mới, miễn

là yếu tố đầu ra sau đào tạo được

cân nhắc và định hình.

Có thể thấy rằng sự nới lỏng về

hành lang pháp lý và cơ chế đầu

tư của Bộ GD&ĐT đã tạo điều kiện

cho xu hướng tư nhân hoá giáo

dục phát triển ngày càng bùng

nổ. Cũng từ đó, các tập đoàn giáo

dục, là các đơn vị có nguồn lực tài

chính dồi dào và chủ động, có sự

đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, tạo ra xu hướng công nghệ hoá

trong giáo dục. Đây đồng thời là

thành quả của sự bứt phá trong

tốc độ phát triển công nghệ thông

tin tại Việt Nam những năm vừa

qua, giúp các mô hình giáo dục

có thể bắt đầu chuyển đổi số,

phục vụ cho cả mục đích quản lý và đào tạo với mức đầu tư kinh phí vừa phải.

Công nghệ cũng đồng thời xoá nhoà đi

các giới hạn vật lý, giúp khả năng tiếp

nhận thông tin được nâng cao đáng kể, góp phần thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá, với hàng loạt các tiêu chuẩn đào tạo, nội dung, chứng nhận đến từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như

Anh, Mỹ, Nhật Bản xuất hiện và dần

trở nên quen thuộc với thị trường Việt

Nam. Những xu hướng này tạo nên cơ

hội cho các doanh nghiệp mới để hoà

nhịp phát triển, ghi dấu ấn trên thị

trường qua những mô hình nổi trội và

cũng là tín hiệu cho cả những thương

hiệu đang phát triển có những chiến

lược hợp lý để chuyển mình và vươn xa hơn. 

cơ hội

mới và cũng là tín hiệu cho cả những thương hiệu đang phát triển có thể chuyển mình và vươn xa hơn."

29
"Những xu hướng này tạo nên
cho các doanh nghiệp
Chương I: Khởi sự
Tác giả: Hashtag Team Thiết kế: Hoàng Hiệp Minh họa: Arte de Ji 30

Chương III: PHÁT TRIỂN

Giáo dục và đào tạo là ngành kinh doanh bền vững và có xu hướng

phát triển tăng dần. Trong thời đại mới, nhu cầu cho giáo dục và đào tạo luôn hiện hữu ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, mọi lĩnh vực. Một khi đã thuận buồm xuôi gió vượt qua giai đoạn sống còn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức của giai đoạn phát triển và mở rộng. Nhưng đây có lẽ là những làn sóng mà doanh nghiệp nào cũng sẽ hào hứng đón nhận, hay có phần tự hào về nó.

Chương 3 hy vọng sẽ đưa ra một số lời khuyên từ thực tế để doanh

nghiệp có thể học hỏi và tiếp tục vươn ra biển lớn một cách vững vàng, thông qua khai thác chiếc “kiềng ba chân” trong giai đoạn mở rộng kinh doanh, những hướng đổi mới và cải tiến dành riêng cho sản phẩm giáo dục, chất keo “văn hoá” để gắn kết đội ngũ nhân sự và một số

điểm lưu ý trong vấn đề xử lý khủng hoảng đối với một thương hiệu

giáo dục và đào tạo.

• Đẩy mạnh sức vươn của

doanh nghiệp từ những giá trị

bền vững

Khách mời: Nguyễn Thanh Cầm

82-87

• Đứng im tức là đang thụt lùi

Khách mời: Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc

88-97

• Gắn kết mảnh ghép nhân sự

trong giáo dục bằng chất keo

“văn hoá”

Khách mời: Văn Lan Vi

98-105

• Phòng tránh khủng hoảng

truyền thông từ rủi ro

thương hiệu

Tác giả: Nguyễn Đình Thành

106-113

ĐẨY MẠNH

SỨC VƯƠN CỦA

DOANH NGHIỆP TỪ

NHỮNG GIÁ TRỊ

BỀN VỮNG

#phattrien #morongquymo #benvung

Khách mời chuyên môn: NGUYỄN THANH CẦM (CẦM XU)

Founder & CEO Camxu Education

Không chỉ sở hữu kênh YouTube

học tiếng Trung nhiều lượt theo dõi

nhất Việt Nam, chị Thanh Cầm còn

là Nhà sáng lập, Giám đốc Trung tâm

Tiếng Trung Cầm Xu – hệ thống đào

tạo tiếng Trung lớn nhất Hà Nội. Với

nhiều năm làm việc và nghiên cứu

chuyên sâu về ngữ âm và đào tạo phát âm, chị được xem là giảng viên

dạy phát âm tiếng Trung chuẩn nhất

Việt Nam.

Biên soạn bài viết: Nhật Mỹ

Thiết kế: Hoàng Hiệp

Minh họa: Hoàng Hiệp, Tuấn Anh & Nguyệt Minh

 Ai kinh doanh cũng sẽ mong muốn được mở rộng, đặc biệt nếu đang làm tốt. Nhưng “Làm thế nào để mở rộng quy mô kinh doanh thành công?” lại là một câu hỏi khó để trả lời, bởi không phải ngành nghề nào cũng giống nhau và chúng đều có những đặc trưng riêng. Do đó, chắc chắn không có công thức thành công chung nào dành cho giai đoạn đầy thách thức này. Riêng đối với lĩnh vực giáo dục, theo chị Cầm – Nhà sáng lập Trung tâm tiếng Trung Cầm Xu, có 3 yếu tố được ví như chiếc “kiềng ba chân” giúp cho một doanh nghiệp giáo dục trụ vững trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.

SẢN PHẨM ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LIÊN TỤC

Mọi hình thức kinh doanh đều bắt nguồn từ một hoặc nhiều sản phẩm và giáo dục không phải là ngoại lệ. Một doanh nghiệp giáo dục muốn mở rộng kinh doanh cũng không thể cứ bán mãi một sản phẩm từ năm này sang năm khác mà không có sự cập nhật, đổi mới. Do đó, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâm khi có mong muốn mở rộng là nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) liên tục. Đối với chị Cầm, khâu R&D sản phẩm là vô cùng quan trọng trong ngành giáo dục, dù đó là sản phẩm đi mua của nước ngoài hay tự biên soạn. Khi xã hội thay đổi và các kỹ năng, kiến thức được cập nhật liên tục, việc dừng hoạt động R&D sẽ khiến doanh nghiệp đánh mất tất cả ưu thế về sản phẩm của mình. Nếu chỉ mải mê bán sản phẩm mà ko chú trọng đến chất lượng, sớm hay muộn, quá trình kinh doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

83
Chương III: Phát triển

Bên cạnh đó, trong giáo dục, việc sửa sai tiêu tốn rất nhiều thời gian. Một học viên thường mất vài tháng, đôi khi là vài năm

mới “hấp thụ” hoàn toàn một sản phẩm

giáo dục (có thể là một khoá học hoặc một chương trình đào tạo nào đó). Việc chỉnh sửa những lỗ hổng trong sản phẩm do không triển khai R&D kịp thời sẽ cực

kỳ khó khăn nếu học viên đã hoàn thành xong khoá học.

như thế nào, nghe hoặc nói ở mức độ ra sao. Hoặc nếu sản phẩm của bạn là khoá học múa, thì sau đó học viên sẽ múa được bài gì và kỹ năng múa đạt mức độ nào.

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO CHO ĐỘI NGŨ

GIẢNG DẠY

HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ ĐẦU RA

Giáo dục là một ngành kinh doanh

rất trừu tượng. Khi đã có sản phẩm tốt, doanh nghiệp nào định lượng và đo lường

rõ ràng kết quả đầu ra, doanh nghiệp đó

sẽ chiếm ưu thế hơn. Mặc dù trên thực tế,

việc đo lường này không hề dễ dàng do

kết quả của một sản phẩm giáo dục luôn

bị ảnh hưởng bởi người dùng. Mỗi người

học có một quan điểm, một nền tảng kiến

thức hoặc khả năng tư duy khác nhau nên

cùng một chương trình học chưa chắc đã

mang lại sự đồng nhất về kết quả. Giáo

dục hoàn toàn không giống như những

ngành hàng tiêu dùng và kể cả những

ngành có yếu tố dịch vụ như khách sạn, cắt tóc,... ít bị ảnh hưởng hơn bởi khách

hàng cuối. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng

phải tìm cách đo lường được kết quả đầu

ra. Ví dụ, nếu sản phẩm giáo dục của bạn

là tiếng Trung thì bạn đang dạy theo giáo

trình nào và trình độ đầu ra học viên sẽ

Khi doanh nghiệp đã rõ ràng về sản phẩm và hệ thống đo lường kết quả đầu ra, bước tiếp theo là xây quy trình đào tạo cho đội ngũ giảng dạy dựa trên hai yếu tố đó. Không chuẩn hoá và thống nhất quy trình đào tạo cho nhân sự sẽ dẫn đến tình trạng không đồng đều về chất lượng, khiến cho sản phẩm giáo dục phần lớn sẽ mang tính cá nhân của người dạy. Đối với một cơ sở buôn bán mặt hàng là giáo dục, để mở rộng kinh doanh một cách bền vững mà không có sự đồng đều về chất lượng là điều bất khả thi.

Chẳng hạn trong giai đoạn 2018-2019, tốc độ tăng trưởng của Tiếng Trung Cầm Xu lên đến 200%, điều này đòi hỏi rất nhiều nhân sự giảng dạy bổ sung để đáp ứng nhu cầu của học viên. Nhưng thời điểm đó, quy trình đào tạo vẫn chưa được xây dựng chặt chẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều của nhân sự. Kết quả là, đầu ra của các học viên cũng theo đó mà chênh lệch nhau. Khoảng cách giữa giáo viên dạy hay nhất và giáo viên dạy tệ nhất cách nhau rất xa. Mặc dù kiến thức và kỹ năng của họ là như nhau nhưng

84

thái độ phục vụ và phương pháp dạy học lại

hoàn toàn khác. Cùng dạy tiếng Trung như

nhau, nhưng giáo viên A với tính cách thú

vị, hoà đồng, ân cần thì phản hồi của học

viên về lớp học rất tích cực. Còn giáo viên

B, kiến thức vững, kỹ năng giỏi nhưng lại

hơi “lạnh lùng” một chút, thì phản hồi về

lớp học thường sẽ không tốt. Người học cô

A ở cơ sở X thì khen rằng học tiếng Trung ở

Cầm Xu là một trải nghiệm rất “wow”. Ngược

lại, sẽ có người khác bình luận rằng “Ôi sao

tôi học thầy B ở cơ sở Y tệ quá, không được

như thế, bạn là ‘chân gỗ’ phải không?”. Tình

trạng này không hiếm gặp khi sự đồng đều

trong quy trình giảng dạy không được đảm

bảo. Chị Cầm cho biết, chỉ thông qua một vài

lời bình luận như trên, người làm giáo dục

cần nhận ra vấn đề đang tồn tại và xem xét

lại hệ thống vận hành để tìm cách giải quyết,

ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra.

Nhân sự giảng dạy càng theo quy trình, càng được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn

đầu ra mong muốn thì càng mang lại nhiều

giá trị, do người học không chỉ nhận về những kiến thức như nhau mà còn hình thành niềm tin, tính cách, sở thích, cảm xúc đối với doanh nghiệp giáo dục. Đây lại là lợi thế lớn khi tiến hành mở rộng kinh doanh.

Quan điểm của chị Cầm là càng mở rộng, càng phải đồng nhất. Trong khi giáo dục là

ngành mang tính cá nhân hoá vô cùng cao, quy trình đào tạo là bí quyết để một công ty giáo dục có thể mở rộng và phát triển bền vững.

để một công ty giáo dục có thể mở rộng và phát triển bền

"xây dựng quy trình đào tạo là bí quyết
85 Chương III:
vững."
Phát triển

XÂY DỰNG QUY TRÌNH: XÂY MỘT ĐƯỢC HAI

Bên cạnh đảm bảo sự đồng đều về chất lượng khi doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh, việc có được một quy trình đào tạo chặt chẽ còn giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán khan hiếm nhân sự chất lượng – một trong những đặc thù mà người kinh doanh giáo dục

cần hết sức lưu ý. Vì sao lại nói là khan hiếm? Đối với các ngành nghề khác như công nhân nhà máy, nhân

viên bán hàng, nhân viên phục vụ khách sạn, bạn có thể đào tạo nhanh

để có một người làm được việc. Nhưng với giáo dục thì không, để trở thành một người dạy chất lượng, mỗi cá nhân cần phải có thời gian tích lũy kinh nghiệm và kiến thức vô cùng lâu, nhanh thì 2-3 năm (với giáo viên ngoại ngữ), còn lâu hơn có thể lên đến 10-20 năm (với những ngành liên quan đến kỹ năng như nhảy múa, mỹ thuật, quản trị,...).

Một khi đã nắm trong tay quy trình đào tạo, sản phẩm chất lượng và quy chuẩn đầu ra mong muốn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chủ động đào tạo đội ngũ nhân sự nguồn cho mình. Chẳng hạn, tại Cầm Xu có không ít giáo viên vốn là

những học sinh đời đầu cách đây 4, 5 năm. Tức là họ đã nắm rõ phương

86

pháp, quan điểm giáo dục của

trung tâm và là đối tượng có thể

truyền tải trọn vẹn mọi tinh thần, kết quả đầu ra mong muốn. Hiện

tại, Cầm Xu cũng đang xây dựng

chương trình đào tạo giáo viên

nguồn. Quá trình này cần đến sự

đầu tư về thời gian và lòng kiên

nhẫn nhưng chắc chắn kết quả

của nó sẽ là “trái ngọt”. Một người

tự học sẽ mất 3-4 năm, nhưng

nếu có chương trình bài bản thì

chỉ mất 1-2 năm học liên tục là sẽ

có thể có đội ngũ giáo viên không

những đồng đều về kiến thức mà

lại đồng nhất về phương pháp,

quan điểm giáo dục và thái độ

phục vụ. Thêm nữa, đối với nhóm

nhân sự thuê ngoài, doanh nghiệp

hoàn toàn có thể tiếp tục đào

tạo họ theo quy trình có sẵn để

họ nhanh chóng bắt kịp với tiêu

chuẩn của doanh nghiệp.

KẾT LẠI

Một khi đã kinh doanh, việc liên tục tiến lên, liên tục mở rộng quy mô là tối quan trọng. Chưa kể, người kinh doanh giáo dục thường xuất phát từ mong muốn phát triển con người và lan tỏa một giá trị gì đó mà mình tin vào. Ngừng phát triển tức là ngừng tin vào giá trị đó. Với triết lý kinh doanh dựa trên sự bền vững, lời khuyên của chị Cầm dành cho một doanh nghiệp giáo dục muốn mở rộng quy mô là hãy nhớ đến “nguyên lý thùng gỗ”. Một chiếc thùng gỗ có thể chứa bao nhiêu nước không được quyết định bởi thanh gỗ dài nhất mà bởi thanh gỗ ngắn nhất. Nếu muốn lượng nước trong thùng tăng lên thì buộc phải thay thanh gỗ ngắn bằng thanh dài hơn hoặc nối dài thêm. Tương tự trong kinh doanh giáo dục, các yếu tố sản phẩm, hệ thống đo lường và quy trình đào tạo chính là những “thanh gỗ” quyết định quy mô của bạn sẽ mở rộng đến đâu và tồn lại trong bao lâu. Việc phát triển chúng một cách đồng đều sẽ giúp quá trình mở rộng kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. 

87
"trong kinh doanh, việc liên tục tiến lên, liên tục mở rộng quy mô là tối quan trọng."
Chương III: Phát triển

ĐỨNG IM TỨC LÀ ĐANG THỤT LÙI

#sanpham #caitien #xuhuong

Khách mời chuyên môn: NGUYỄN HUỲNH

KIM NGỌC

CEO Barista School

Với 10 năm theo đuổi giấc mơ về cà phê, chị Kim Ngọc và các cộng sự

đã sáng lập nên Việt Nam Barista School, mang đến cho cộng đồng những chương trình đào tạo Barista nghiêm túc từ kiến thức chuyên

môn đến kỹ năng tay nghề theo tiêu chuẩn quốc tế. Chị cũng là giám

khảo của cuộc thi quốc tế World Aromaster Championship tìm kiếm các chuyên gia cà phê xuất sắc nhất thế giới.

88

 Phát triển hay cải tiến sản phẩm là công việc tiêu tốn nhiều công sức và chi phí. Nhưng đây lại là một nhiên liệu vô cùng cần thiết để duy trì hoạt động tăng trưởng cho bộ máy doanh nghiệp. Không thể phủ nhận, nhiều doanh nghiệp vẫn “sống tốt” với một hoặc một vài sản phẩm “lõi” duy nhất, song hầu hết các doanh nghiệp khác dễ dàng rơi vào trạng thái lạc hậu và thụt lùi khi

không có các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu liên tục thay đổi của khách

hàng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao.

 Chị Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc – CEO của Barista School sẽ cùng chia sẻ với

#Hashtag Education về tầm quan trọng của việc đổi mới sản phẩm giáo dục

cũng như một số cách thức phổ biến cùng những lưu ý cần nhớ khi tiến hành

công việc quan trọng này.

Biên soạn bài viết: Nhật Mỹ Thiết kế: Hoàng Hiệp 89
Chương III: Phát triển

CẢI TIẾN SẢN PHẨM LÀ XU HƯỚNG

TẤT YẾU

Phát triển, cải tiến, hay đổi mới sản phẩm là điều kiện cốt lõi để quyết định tuổi thọ của một doanh nghiệp. Bởi theo quan sát cũng như kinh nghiệm 10 năm trên thị trường kinh doanh giáo dục, chị Ngọc nhận thấy có rất ít sản phẩm có thể sinh tồn từ đời này sang đời khác mà không có sự bắt kịp với thị trường, nếu không muốn nói là không. Chưa kể, tiến hành công việc này còn mang đến cho doanh nghiệp của bạn những lợi ích mà những doanh nghiệp khác không thể có.

● Mang lại sự tăng trưởng cho doanh nghiệp: Tăng trưởng ở đây không chỉ về mặt doanh thu mà còn là sự phát triển về quy mô. Đầu tiên, những sản phẩm mới hay được cải tiến có thể

không phải là mặt hàng bán chạy số 1 hay sản phẩm cốt lõi của doanh

nghiệp, nhưng chúng sẽ cung cấp một nguồn doanh thu mới và nhắc nhở khách hàng về sự hiện diện của thương hiệu giữa hàng trăm và hàng nghìn thương hiệu khác trong thị trường. Thứ hai, việc đổi mới và cập nhật, nếu đi đúng hướng, sẽ giúp chúng ta tiếp cận những khách hàng mới và giành thêm thị phần.

Chính điều này mở ra cơ hội tăng trưởng về mặt nhân sự và quy mô kinh doanh bởi nó tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì việc không ngần ngại đổi mới, cải tiến sản phẩm là một trong những cách hữu hiệu để đạt được mục tiêu này.

● Củng cố lợi thế cạnh tranh là tác dụng thứ hai mà việc phát triển sản phẩm mang lại: Các doanh nghiệp dẫn đầu trong một ngành kinh doanh

nhất định thường là những người tiên phong trong việc liên tục đổi mới và

đi trước đối thủ. Phát triển và đổi mới sẽ tạo ra sự nổi bật cần thiết cho doanh nghiệp duy trì phong độ trên thị trường, vượt lên mặt bằng chung và ghi lại điểm nhấn trong mắt của khách hàng. Điều này đặc biệt tốt cho một thương hiệu về giáo dục bởi giúp chúng ta tạo được niềm tin nơi khách hàng. Vì sao lại nói như vậy?

Bởi không giống như sản phẩm tiêu dùng, giáo dục cần có sự tin cậy giữa khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ giảng dạy. Đây là điều kiện tiên quyết. Nếu không có sự tin cậy, khách hàng sẽ không bao giờ gửi gắm tiền

bạc, thời gian, công sức, tâm trí cho doanh nghiệp của chúng ta.

90

● Bổ sung giá trị mới cho khách hàng, dù là

khách hàng mới hay khách hàng cũ: Có thể thấy, ít có công ty kinh doanh về giáo dục nào thành

công mà không có lịch sử hoạt động lâu dài.

Chúng ta càng có bề dày kinh nghiệm cùng với

những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường

thì càng củng cố được niềm tin nơi khách hàng.

Thâm niên giúp chúng ta có được những kinh

nghiệm mà những người khác không có được. Tuy vậy, doanh nghiệp càng tồn tại lâu năm càng phải

tạo ra sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Nếu chỉ

có thâm niên, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái lạc hậu trong phương pháp hoặc chương trình học. Chính sự đổi mới, cải tiến, bắt kịp xu hướng hiện đại của một doanh nghiệp giáo dục mới là thứ khiến cho người học thấy được giá trị, tính

ứng dụng của kiến thức và kỹ năng trong môi trường hiện tại. Khách hàng mới có thể bị thu hút bởi sản phẩm của bạn vì những lợi ích bổ sung, trong khi khách hàng cũ có thể mua lại sản phẩm

của bạn để nhận được ưu đãi tốt hơn.

“Nếu không đổi mới, doanh nghiệp

không thể tồn tại và phát triển

trong một môi trường biến động

nhanh, linh hoạt và có tính cạnh

tranh cao.”

1 2 3
91
Chương III: Phát triển

ĐI THEO HƯỚNG NÀO: NGANG, DỌC HAY ĐỘT PHÁ?

Khi đã có chỗ đứng nhất định

trên thị trường, doanh nghiệp sẽ

bị thôi thúc phát triển hoặc cải

tiến sản phẩm để đáp ứng nhu

cầu hoặc thị hiếu của các phân

khúc thị trường lân cận. Phát

triển sản phẩm có thể là tạo

ra sản phẩm mới hoặc cải tiến

những sản phẩm hiện có. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Có những hướng đi nào để làm được điều này? Trên thực tế, việc quyết định đi theo hướng nào còn tùy thuộc vào sản phẩm, tình hình cũng như chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Theo chị Ngọc, riêng đối với sản phẩm kinh doanh là giáo dục, chúng ta có thể làm theo 3 hướng sau:

1. Theo chiều ngang: Là bổ sung các sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Cách này sẽ thu hút các thị hiếu khác nhau của tệp khách hàng hiện có. Trong trường hợp của Barista School, tại đây có một lớp học gọi là “Brewing Skills – Kỹ năng pha chế thủ công” với mục

đích tạo dựng cho người học một trải nghiệm

mới lạ trong pha chế cà phê là sự điềm tĩnh

và tỉ mỉ. Để phát triển sản phẩm lớp học này

theo chiều rộng, Barista School có thể mở

thêm những lớp ngắn hạn khác như “Lịch sử

cà phê thế giới” để hướng dẫn học viên về nguồn gốc của các loại cà phê, tại sao lại có sự xuất hiện của công cụ này,... Theo sau đó là những lớp học ngắn hạn khác nữa để dạy các phương pháp pha cà phê thủ công bằng một số loại dụng cụ khác nhau như Moka Pot, French Press, Phễu V60,... Lợi thế của hướng đi này là tận dụng tập khách hàng sẵn có trên cơ sở khai thác các sản phẩm bổ trợ.

92

2. Theo chiều dọc: Là bổ sung các sản phẩm, dịch vụ có liên quan mật thiết

với các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp

đang cung cấp. Cách làm này cung cấp

một sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi

túi tiền hoặc các mức độ nhu cầu khác

nhau của khách hàng. Vào khoảng năm

2015, nếu như người theo học barista

chỉ cần tham gia lớp học cơ bản để biết

cách sử dụng máy móc và công thức pha chế một số món đồ uống nhất định, thì đến năm 2017 và càng về sau, nhu cầu

của người học trong việc phân cấp kiến thức tăng cao. Lúc đó, đơn vị làm giáo dục như Barista School cũng phải chạy

theo xu hướng và phân hóa từng cấp độ

cho những bộ môn khác nhau. Chẳng

hạn, đối với lớp Barista sẽ được chia theo nhiều cấp độ như: Foundation (Nền tảng), Intermediate (Trung cấp), Professional (Chuyên nghiệp). Các lớp về Roasting –Rang, Latte Art cũng tương tự như vậy.

93
Chương III: Phát triển

3. Tạo sản phẩm mới, có tính đột phá trong ngành nghề mà mình

đang làm: Để tồn tại và phát triển

được trong một thị trường cạnh tranh

khốc liệt như hiện nay, phát triển sản

phẩm mới độc đáo là một trong những

tài nguyên quan trọng nhất của doanh nghiệp. Phát triển theo hướng này đòi

hỏi doanh nghiệp phải có sự quan sát

rất nhiều từ thị trường mà mình đang tiếp cận và cân nhắc liệu mình có muốn

mở rộng thị trường mình đang làm

hay là không, đồng thời phải quan sát

cả những xu thế hiện có trên thế giới.

Lớp Sensory và Nitro Coffee của

Barista School là những sản phẩm

như vậy. Đi ngược dòng thời gian trở

về năm 2015, Barista School là đơn vị

đầu tiên mang công nghệ Nitro Coffee

về Việt Nam và nắm độc quyền phân phối tháp Nitro ở thời điểm đó. Tuy nhiên, Barista School ko tận dụng

công nghệ đó mà lại mở lớp chuyên

đề pha nitro coffee như thế nào. Từ thời còn Hotdeal, mọi người tìm mua và đăng ký lớp học này rất nhiều. Về sau, khi tháp nitro được phổ biến rộng rãi và có nhiều bên phân phối hơn,

Barista School vẫn là đơn vị tiên phong

mở lớp hướng dẫn sử dụng công nghệ

mới đó. Lớp Sensory cũng vậy. Thông

thường khi đi học barista thì mọi người chỉ học về máy móc, cách pha món cơ

bản. Tuy nhiên, càng về sau, khi Việt

Nam bắt đầu trải nghiệm Làn sóng cà

phê thứ 3 cùng thế giới, mọi người bắt đầu tìm hiểu nhiều về cà phê đặc sản thì chúng ta quay ngược về bài toán

làm thế nào để giữ gìn, bảo quản, phát triển được hương vị nguyên bản của cà phê. Và để làm được điều đó, chúng ta phải phát hiện ra mùi vị mùi hương của nó như thế nào. Học Sensory chính

là giải pháp. Sau này, Barista School làm việc với các viện nghiên cứu quốc tế thì biết được rằng, một người trước

khi bước vào làm việc trong ngành ăn uống hay pha chế nên trải qua việc học Sensory, học phát triển cảm quan trước khi học kỹ thuật. Bởi việc phát triển cảm quan giúp người học biết cách thưởng thức, phân biệt một sản phẩm là ngon hay dở, đồng thời có thể đánh giá chất lượng của những sản phẩm mà họ làm ra.

94

TỰ LƯỢNG SỨC MÌNH TRÊN CON ĐƯỜNG TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC

Trải qua nhiều lần đổi mới doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, chị Ngọc nhận thấy rằng khi đưa ra quyết định cải tiến hay phát triển sản phẩm giáo dục, sẽ có vô số khía cạnh mà người chủ doanh nghiệp phải cân nhắc: sự quan sát về thị trường, năng lực của khách hàng (người học), văn hoá giáo dục của đất nước, các định kiến về nghề nghiệp,... Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất có lẽ là nội lực doanh nghiệp. Bởi chúng ta không thể cứ nhắm mắt chạy theo thị trường mà không biết “tự lượng sức mình”.

95
Chương III: Phát triển

Bám sát tầm nhìn, nhiệm vụ

Ngoài yếu tố bên ngoài như trào lưu

của thị trường, thế giới, nhu cầu của khách hàng,... thì mỗi doanh nghiệp thực sự phải chú tâm và luôn bám sát

tầm nhìn và nhiệm vụ của mình. Theo quan sát của chị Ngọc, đã có rất nhiều “cái chết” thảm thương của doanh nghiệp vì mãi chạy theo người khác.

Có một câu nói mà chị Ngọc rất thích: “Bạn luôn muốn lột xác thành người khác, nhưng bạn cứ ngu ngơ không hiểu chính mình.”

Bản thân người khởi sự phải kiên định với những gì mình đã định hướng cho doanh nghiệp từ ban đầu để không bị chệch hướng. Từ đó, chiến lược sản phẩm phải được xác định theo từng chặng đường, thay vì liên tục thay đổi. Với một kế hoạch rõ ràng, đội ngũ phát triển sản phẩm sẽ hiểu hơn mục

đích chiến lược của công ty thay vì bị cuốn vào chi tiết nhỏ nhặt và đánh

mất mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần thích

nghi với những điều kiện ngoại cảnh

nhất định, chẳng hạn như dịch bệnh

Covid-19, nhưng cần phải thích nghi

với sự bám sát chứ không phải đi lệch hẳn ra bên ngoài.

Túi tiền của doanh nghiệp có đủ

“rủng rỉnh”

Một điều nữa, chúng ta cũng cần tự lượng sức với khả năng tài chính của mình, đừng vì nhìn thấy đối thủ có gì

đó “to lớn”, “lý tưởng” là ngay lập tức

chạy theo, như vậy chúng ta sẽ bị hụt hơi. Điều quan trọng là nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp có đủ để trang trải cho quá trình phát triển sản phẩm

đến khi chúng bắt đầu mang lại lợi nhuận không? Doanh nghiệp có những phương án để đảm bảo duy trì mức tài chính ổn định xuyên suốt quá trình đó hay không?

Phát triển con người song song với phát triển sản phẩm

Trải qua một thời gian kinh doanh với những sản phẩm cũ, nhiều nhân

sự tư vấn sản phẩm dễ bị đi vào lối mòn. Việc các bạn nghĩ rằng mình

đã thuộc hay “biết tuốt” về sản phẩm

sẽ gây ra trở ngại trong việc hiểu và

đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở

thời điểm sản phẩm đã được cải tiến.

Tình trạng này cũng xảy ra ở Barista

School, tức là có những nhân sự sẽ

tư vấn theo kiểu cũ mà khách hàng

mới không thể tiếp nhận và họ không

thấy được giá trị của việc giảng dạy.

96

Ngoài ra, trong thời đại 4.0, khi các công nghệ, phương pháp hiện đại được

áp dụng trong hầu hết mọi hoạt động

của doanh nghiệp, các nhân sự cũng

cần được đào tạo bài bản và kĩ lưỡng

để có thể nắm bắt và tận dụng các công nghệ đó nhằm mang lại hiệu quả trong công việc.

Hệ thống vận hành

Đâu đó trong mỗi doanh nghiệp đều

có một “bài ca” về chính nhân sự của

mình, tại sao nhân sự của người ta như

thế kia, còn của tôi lại như thế này. Khi tuyển dụng đầu vào, chúng ta đã

đồng ý với năng lực ban đầu của họ rồi mới cho phép họ tham gia vào đội ngũ, chứ không phải tự nhiên mà họ vào được. Nhân sự có vấn đề thường do hai nguyên nhân. Một là do họ theo không kịp, hai là do quá trình phỏng vấn thì chuyện đó chúng ta không bàn đến. Song, có rất nhiều trường hợp nhân sự không làm việc được là do không được đào tạo theo quy trình bài bản và chặt chẽ, dẫn đến phá hỏng các hoạt động của doanh nghiệp. Tốt nhất, chúng ta phải luôn lưu tâm đến vận hành doanh nghiệp, hệ thống quy trình của từng bước một trong từng hoạt động của công ty. Còn làm thế nào để làm

được điều đó? Đương nhiên chúng ta sẽ cần đến một đội kiểm toán để kiểm soát quy trình nhằm xem xét nó có cần được cải tiến hay không. Việc cải tiến cần được tiến hành cùng lúc với sản phẩm chứ không thể diễn ra riêng biệt.

Tất cả phải được vận hành song song, nếu không sẽ dẫn đến sự lệch pha rất lớn. Trên thực tế, chúng ta bán sản phẩm giáo dục là bán dịch vụ. Cho nên

các bên kinh doanh giáo dục cần luôn luôn kiểm soát các hệ thống quy trình một cách hiệu quả và đồng bộ.

ĐỪNG ĐỔI MỚI CHỈ ĐỂ ĐỔI MỚI

Không ai có thể chối bỏ tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm hay cải tiến và đổi mới chúng để bắt kịp với nhịp độ thay đổi chóng mặt của thị trường. Nếu không, các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng tấn công và giành lấy thị trường của chúng ta. Tuy nhiên, hãy làm công việc này với mục đích hướng tới những lợi ích chung để duy trì sự thành công trong kinh doanh. Việc cải tiến thường xuyên sẽ giúp sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp tốt hơn và giữ chân khách hàng lâu dài hơn, nếu chúng ta tập trung vào những điều thật sự có ý nghĩa với họ. 

97
Chương III: Phát triển

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.