Phan tich bao cao tai chinh techombank 5488

Page 74

3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân

tích

BCTC ở Techcombank. 3.1.1. Về phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn của ngân hàng Phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn sẽ đem lại cách nhìn tổng quát cho nhà quản trị trước khi tiếp cận các nội dung hoạt động cụ thể. Do vậy để phân tích có hiệu quả bước đầu ngân hàng phải sắp xếp lại đối tượng cần phân tích (tài sản- nguồn vốn) theo một trình tự nhất định và theo các tiêu thức phân tổ sao cho phản ánh được hiệu quả, chi tiết nhất nội dung cần phân tích. Nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng tiêu thức phân tổ là tính thị trường, kỳ hạn của tài sản, đối tượng sở hữu tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản để phân tổ tài sản và nguồn vốn theo bảng gợi ý 2.11: Bảng 2.11: Phân loại tài sản – nguồn vốn. Tài sản

Nguồn vốn

1

Ngân quĩ và giao dịch với NHNN và TCTD khác.

1

Tiền gửi của kho bạc, NHNN và tiền gửi, vay của TCTD khác. Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn.

2

Tín dụng đối với TCKT và cá nhân. Trong đó: - Ngắn hạn - Trung, dài hạn

2

Tiền gửi của khách hàng không phải là TCTD. Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn.

3

Các hoạt động về đầu tư Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn.

3

Phát hành GTCG. Trong đó: - Ngắn hạn. - Trung, dài hạn.

4

Tài sản khác.

4

Nguồn vốn khác.

5

Tài sản cố định.

5

Vốn chủ sở hữu.

∑ Tài sản

∑ Nguồn vốn

Với việc phân tổ như thế, nhà phân tích có thể thấy được mức độ có thể thanh toán ngay, mức độ tạo ra thu nhập của tài sản; thấy được mối quan hệ và sự phụ thuộc của ngân hàng mình với các ngân hàng khác (thị trường 2) và vào thị trường tiền tệ. Mặt khác, việc phân loại như trên còn thể hiện được sự tương 74


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.