Luận án Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Page 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP 2020 https://eng.vn/

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG N : Kinh tế phát triển : 9.31.01.05 N ười ướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Hà TS. ai La P ươ HÀ NỘI 2020 https://eng.vn/

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Dung https://eng.vn/

i LỜI CAM ĐOAN

https://eng.vn/

ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện tôi đã nhận được sự sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức và bạn bè đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Hà và TS. Mai Lan Phương là những trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành và hoàn chỉnh luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và Bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, Cục Thống kê Bắc Giang, cán bộ lãnh đạo các huyện trên đại bàn tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình cung cấp thông tin, hỗ trợ thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin để tôi thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và tới lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang nơi tôi công tác đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Dung

iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn....................................................................................................................... ii Mục lục...........................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng.............................................................................................................. vii Danh mục biểu ix Danh mục hình................................................................................................................ xi Danh mục hộp xi Trích yếu luận án xii Thesis abstract............................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ............7 2.1. Cơ sở lý luận về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình.......................................7 2.1.1. Các quan điểm, khái niệm về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 7 2.1.2. Đặc điểm của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ...........................................9 2.1.3. Vai trò của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 11 2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình.........................12 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình .....................25 2.2. Cơ sở thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 32 2.2.1. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình một số nước trên thế giới.......................33 2.2.2. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở Việt Nam 35 https://eng.vn/

iv 2.2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn...............................................................37 2.2.4. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 37 Tóm tắt phần 2................................................................................................................41 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................42 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................42 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang....................................................................42 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Bắc Giang 44 3.1.3. Đánh giá chung..................................................................................................50 3.2. Phương pháp nghiên cứu 50 3.2.1. Phương pháp tiếp cận........................................................................................50 3.2.2. Khung phân tích................................................................................................52 3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 53 3.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................53 3.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu 57 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................60 Tóm tắt phần 3 64 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................65 4.1. Thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 65 4.1.1. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ............................65 4.1.2. Đánh giá phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 83 4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 109 4.2.1. Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế 109 4.2.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật...................................................................119 4.2.3. Các yếu tố tâm lý, xã hội 128 4.3. Giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh 129 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................129 4.3.2. Các dự báo về chiều hướng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình..................132 4.3.3 Giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh......................................................................................................133 https://eng.vn/

v Tóm tắt phẩn 4..............................................................................................................146 Phần 5. Kết luận và khuyến nghị...............................................................................148 5.1. Kết luận...........................................................................................................148 5.2. Khuyến nghị 150 Danh mục công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án..........................................151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................152 Phụ lục 161 https://eng.vn/

vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CNCNH XD Công nghiệp hóa Công nghiệp Xây dựng GRDP Tổng sản phẩm ĐTH Đô thị hóa HTX Hợp tác xã KH KT Khoa học Kỹ thuật KH&CN Khoa học và Công nghệ KT XH Kinh tế Xã hội NN Nông nghiệp TM DV Thương mại dịch vụ TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân https://eng.vn/

ề năm 2018...........................................................................................................76 4.7. Nguồn gốc đất nông nghiệp hộ sử dụng............................................................80 4.8 Một số mô hình trồng nấm sản xuất tập trung trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2014................................................................................................82 4.9. Một số mô hình trồng rau an toàn VietGap tập trung năm 2016 82 4.10. Kết quả dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2014 2016.............................................83 4.11. Hiệ

vii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng và theo vùng giai đoạn 2005 - 2015 49 3.2. Nguồn tài liệu, tài liệu thu thập dữ liệu thứ cấp................................................54 3.3. Dung lượng mẫu khảo sát đối với hộ gia đình và cán bộ quản lý.....................56 4.1. Hiện trạng, biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 2005 2015.........................................................................................66 4.2. Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra năm 2018 67 4.3. Hiện trạng, biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 2015 71 4.4 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo loại đất sử dụng năm 2018..................................................................................................72 4.5. Hiện trạng, biến động đất nông nghiệp của hộ nông nghiệp giai đoạn 2006 2016.........................................................................................................75 4.6. Hiện trạng quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành ngh u quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp hộ gia đình tính bình quân hộ và đơn vị diện tích theo các nhóm quy mô diện tích 85 4.12. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp các vùng năm 2018.........................................88 4.13. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất mô hình sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra năm 2018..............................................................90 4.14. Hiệu quả kinh tế một số mô hình tập trung đất nông nghiệp so với sản xuất đại trà tại Bắc Giang giai đoạn 2013 2016 90 4.15. Kết quả ước lượng mô hình SFA ......................................................................92 https://eng.vn/

viii 4.16. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo tuổi của chủ hộ giai đoạn 1994 2018................................................................................................98 4.17. Quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình................................................................99 4.18. Hệ số Gini của phân bố đất nông nghiệp 102 4.19. Kiểm định KMO và Barlett.............................................................................104 4.20 Ma trận hệ số tải nhân tố 104 4.21. Kiểm định Chronbach’s Alpha đối với các nhóm biến...................................105 4.22. Các nhân tố xác định công bằng......................................................................106 4.23. Bình quân diện tích đất nông nghiệp được phân chia đồng đều công bằng theo Nghị quyết 10..........................................................................................110 4.24. Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2019.............................................................................111 4.25. Một số điển hình về thu hồi đất nông nghiệp hộ gia đình trong phát triển khu đô thị, khu công nghiệp tại một số huyện tại tỉnh Bắc Giang 113 4.26. Quy mô cánh đồng lớn triển khai thực hiện tại Bắc Giang giai đoạn 2014 2016 114 4.27. Đất trồng cây hàng năm đã chuyển sang trồng cây ăn quả năm 2013 tại Lục Ngạn 115 4.28. Quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2017 2025 116 4.29. Cánh đồng lớn thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giai đoạn 2014 2016 117 4.30. Một số mô hình liên kết của hợp tác xã ..........................................................118 4.31 Kết quả ước lượng mô hình Probit 121 4.32. Tình hình lao động tại các Khu công nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2011 2015.................................................................................................................124 https://eng.vn/

ix DANH MỤC BIỂU TT Tên biểu Trang 2.1. Quy mô đất nông nghiệp Hàn Quốc 35 3.1. Tổng sản phẩm tại Bắc Giang theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015 2019 44 3.2. Dân số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 2019 45 3.3. Số lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 2019 .............................................45 3.4. Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2005 2019...........................................................................................................46 3.5. Số hộ, số trang trại, số HTX và doanh nghiệp giai đoạn 2006 2016.................47 3.6. Cơ cấu số hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Bắc Giang giai đoạn 2006 2016............................................................................................................48 4.1 Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 2006 2016......................................................................................................................68 4.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo vùng giai đoạn 1994 2018..........................................................................................................69 4.3. Biến động số mảnh/ hộ tại các vùng giai đoạn 1994 2018................................69 4.4 Biến động đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2006 2016............................................................................................................73 4.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 1994 2018.............................................................................74 4.6. Biến động số mảnh/hộ theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 1994 2018 tại các hộ điều tra 74 4.7. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề giai đoạn 1994 2018 77 4.8. Biến động số mảnh/hộ theo ngành nghề giai đoạn 1994 2018..........................77 4.9 Manh mún đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng 79 4.10. Hiệu quả kinh tế theo quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình tính trên chí phí năm 2018..............................................................................................................86 4.11. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tính trên chi phí theo huyện tại các hộ điều tra năm 2018.................................................................................................87 https://eng.vn/

x 4.12. Mối quan hệ giữa manh mún đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất 94 4.13. Đường cong Lorenz tính theo tổng diện tích của hộ..........................................101 4.14. Đường cong Lorenz tính theo tổng diện tích bình quân nhân khẩu của hộ........101 4.15 Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả 108 4.16. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ năm 2018..............................126 4.17 Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các hộ 127 4.18. Quy mô đất nông nghiệp các hộ giai đoạn 2014 2018......................................129 https://eng.vn/

xi DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang...........................................................................42 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Thuê đất sản xuất để xây dựng cánh đồng mẫu lớn............................................... 81 4.2. Thuê đất sản xuất để sản xuất khoai tây 81 4.3. Các hộ chủ yếu sử dụng đất Nhà nước giao, lao động trong thôn chủ yếu là người lớn tuổi 97 4.4. Số đơn khiếu nại đất nông nghiệp rất ít............................................................... 100 4.5. Sự chuyển đổi loại hình sử dụng đất đáp ứng cầu thị trường nông sản 123 4.6. Lao động có xu hướng dịch chuyển sang ngành công nghiệp............................. 125 4.7. Công nghệ tưới nhỏ giọt giúp các hộ giảm chi phí sản xuất và số nhân công lao đồng 127 https://eng.vn/

xii TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tác giả luận án: Nguyễn Thị Dung Tên luận án: Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phân bố đất nông nghiệp hợp lý. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận thể chế, tiếp cận thị trường, tiếp cận vùng, tiếp cận có sự tham gia. Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu thứ cấp như: tạp chí, luận án, luận văn, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết của các đơn vị,... đã sử dụng nhằm thu thập các thông tin. Bên cạnh đó, trên cơ sở khảo sát 438 mẫu, trong đó, có 399 hộ gia đình thuộc ba huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Việt Yên đại diện cho các vùng của tỉnh và 39 cán bộ về lĩnh vực đất đai. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình; Mô hình đường giới hạn ngẫu nhiên sử dụng nhằm xác định mối quan hệ giữa hiệu quả và quy mô đất đai; Mô hình probit trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia thị trường đất đai; Tìm ra các nhân tố xác định công bằng qua mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả chính và kết luận Luận án hệ thống hóa và làm rõ lý luận về phân bố nông nghiệp hộ gia đình. Đặc biệt, luận án bổ sung thêm lý luận về xác định tính hợp lý trong phân bố đất đai gồm: tính công bằng, tính hiệu quả và mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. Nghiên cứu thực trạng cho thấy hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng, giữa các loại hình đất sử dụng và giữa các hộ theo theo ngành nghề. Sự phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang tiếp tục là quy mô nhỏ, phân tán, manh mún ở mức độ cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mặc dù nơi đây đã có sự xuất hiện các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp. Tính hợp lý trong phân bố xét trên phương diện hiệu quả chỉ ra rằng tuy có quy mô đất đai nhỏ, nhưng hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình nông dân của Bắc Giang theo các chỉ tiêu đo lường phổ biến, trước hết là giá trị thu được bình quân hộ nông dân và trên một đơn vị diện tích cao hơn mặt bằng chung của cả nước và của vùng. Hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng xét trên bình diện chung, ít nhất là trong mối tương quan với các tỉnh có điều kiện sản xuất tương tự của vùng, thì so sánh nói trên cho thấy, quy mô đất nông nghiệp nhỏ chưa phải là một hạn chế rõ ràng đối với cải thiện hiệu quả sử https://eng.vn/

xiii dụng đất nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình. Tập trung đất nông nghiệp là yếu tố đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất cao hơn. Thêm vào đó, công bằng trong phân bố dưới các góc độ có sự khác nhau. Giữa các vùng, giữa các hộ và giữa các thế hệ trong hộ có sự bất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Ngược lại, về thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất và thu nhập của hộ thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang là công bằng. Tùy vào quy mô đất nông nghiệp các vùng mà sự công bằng có sự thay đổi. Quy mô diện tích nhỏ đảm bảo công bằng hơn so với quy mô nông nghiệp lớn với cùng nguồn gốc đất đai. Trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tính công bằng cần được ưu tiên trong chính sách là: (1) Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2) Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3) Công bằng về cơ hội cho những người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là khác ở các khía cạnh. Xét trên góc độ vùng, công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hay không tùy vào loại hình đất trồng Nhưng xét trên góc độ quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn (quy mô manh mún là công bằng, thì phi hiệu quả kinh tế). Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng phân bố đất nông nghiệp nói trên gồm: Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế; Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật; Các yếu tố tâm lý, xã hội. Trong đó, chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển khu đô thị và khu công nghiệp trong công nghiệp hóa, đô thị hóa trong nhóm yếu tố chính sách, thể chế và nhóm tâm lý, xã hội là rào cản tích tụ, tập trung dẫn tới quy mô manh mún đất nông nghiệp. Ngược lại, các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp (chính sách chuyển đổi ngành nông nghiệp), chính sách liên kết, hợp tác nông nghiệp trong nhóm chính sách, thể chế và nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật bao gồm: Sự phát triển của thị trường đất đai, gắn với kinh tế/phi kinh tế theo quy mô trong nông nghiệp; Thị trường nông sản; Gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Kết quả phân tích hiện trạng, biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình cho thấy có thể dự báo về hai chiều hướng: thứ nhất, bức tranh phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình sẽ tiếp tục là phân bố đồng đều với quy mô sản xuất nhỏ, coi trọng mục tiêu công bằng, kể cả khi có sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp, xu hướng này không nằm ngoài xu thế chung của các nước châu Á. Thứ hai, tích tụ, tập trung đất đai sẽ diễn ra trong tương lai.

https://eng.vn/

Các giải pháp hỗ trợ, thúc đất phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình, đảm bảo phân bố đất nông nghiệp công bằng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng gồm: Thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp; Lựa chọn, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phủ hợp; Liên kết, hợp tác phát triển hàng hóa lớn; khuyến khích tích, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng.

PhD candidate: Nguyen Thi Dung

THESIS ABSTRACT

Main findings and conclusions

xiv

Thesis title: Household agricultural land distribution on Bac Giang province

Materials and Methods

Method of research: Secondary documents such as: Thesises, scientific reports, summary reports of organization, etc are used to collect information. Besides, there are 438 survey samples which include 399 households in three districts are Luc Ngan, Lang Giang and Viet Yen representing the regions of the province, and 39 officials work in the field of land management. The author uses descriptive statistical methods to analyze da ta of household agricultural land distribution; The stochastic frontier analysis (SFA) is used to determine the relationship between efficiency and land size, Probit model is used to analyze the factors affecting decisions to participate in the land market; and the author finds out the factors of fairness through the discovery factor analysis (EFA) model.

Major: Development economics Code: 9.31.01.05

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture Research Objectives Assessing the status of households’ agricultural land distribution in Bac Giang province, based on which, proposing solutions to ditrubute reasonable agricultural land.

Method of approach: Institutional approach, market approach, regional approach, participatory approach.

The thesis systematizes and clarifies the theory of households’ agricultural land distribution. In particular, which adds the theory of determining the validity of the distribution such as: equity, efficiency and the relationship between equity and efficiency.The study shows that the agricultural land distribution of households betweem regions, between use land types and between households. The agricultural land distribution of Bac Giang households will continue to be small, scattered and fragmented scale at a higher level than the whole country and the Northern Midlands and Mountains. Although there have been the appearance of agricultural land accumulation and concentration, but this process has been slow. The rationality of the distribution in terms of efficiency shows that the households have a small land size but according to popular measurement criteria, it relies on the average obtainable value by farmers' households and per unit area, the land use efficiency of Bac Giang's farmer households is larger than the common ground of the whole country and the region. The efficiency of land use depends on many factors In general, it bases on correlation between provinces, where has similar production conditions in the region, the comparison result shows that small and fragmented land size is not yet a clear constraint to improve the efficiency of agricultural land use at the household level. Agricultural https://eng.vn/

The analysis results show that household agricultural land distribution will play out two trends. Firstly, this distribution will continue to be uniformly distributed with small scale production and fair goals are respected, in the context of agricultural land distribution and efficiency, this trend is not out of the common trend of Asian countries. Secondly, agricultural land accumulation and concentration will take place in the future.

xv land concentration brings higher land use economic efficiency. In addition, the equity in agricultural land distribution is different between regions, between households and between households. There is inequality in the distribution of household agricultural land. In contrast, when agricultural land distribution is evaluated by the legal procedures of land use rights and household income, the distribution of household agricultural land in Bac Giang province is fair. Depending on the size of the land area by regions, equity varies. Small agricultural land scale ensures fairer than large agricultural land scale. In the household agricultural land distribution, equity should be the priority in the policies is: (1) Agricultural land transactions are conducted transparently, publicly and legally; (2) Agricultural land is distributed equal and evenly; (3) Equity of opportunity for the people who involved in agricultural land transactions. From a regional perspective, equity and efficiency are contradictory or non contradictory, depending on the soil type. But it is based on the size of farmland, equality and efficiency are contradictory (fragmentation is fair but economic efficiency is poor).

The groups of factors, which affect the current state of agricultural land distribution includes: policy and institutional elements; economic and technical factors; psychosocial and social factors. In which, the agricultural land allocation policy to households, production support policies in poverty reduction programs, policies of industrialization and urbanization which belong to the policy and institutional elements, psychological and social factors that interfere cumulative and concentrated land, make fragmented agricultural land scale. In contrast, policies which encourage accumulation and concentration of agricultural land are agricultural restructure policies (agricultural sector transformation policies); agricultural linkage and cooperation policies which is in economic and technical policies, policy and institutional elements, which includes: the land market development, which associate with economic /non economic scale; Agricultural market; Increasing non farm incomes and moving labor out of the agricultural sector.

The reasonable distribution support and promotion solutions, which ensure fair agricultural land distribution and improve economic efficiency of land use are: Ensuring equity in household agricultural land distribution (regardless of size accumulation of agricultural land, concentrated or fragmented under the influence of market or non market factors), Selecting and supporting of suitable scientific and technological application; Linking and cooperating in production and consumption of agricultural products to develop large commodity production; Encouraging accumulation in some areas. https://eng.vn/

1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phân bố đất nông nghiệp là sự phân chia diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng, giữa các loại hình sử dụng đất và giữa các chủ thể sử dụng đất dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu đất nông nghiệp theo thời gian. Dưới tác động của các yếu tố như: chính sách, thể chế, kinh tế, kỹ thuật và tâm lý xã hội đất nông nghiệp được điều chỉnh, phân chia lại, hình thành nên hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tích tụ, tập trung hay manh mún, phân tán. Thực tế cho thấy, phân chia đất nông nghiệp theo chủ thể sử dụng, đặc biệt là chủ thể hộ gia đình luôn có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị Vì vậy, việc lựa chọn nhằm hướng đến một sự phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình “hợp lý”, trong đó, đảm bảo công bằng và đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng và địa phương luôn là một vấn đề lớn và hết sức quan trọng. Để đảm bảo mục tiêu trên trong vòng một thế kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các cuộc “cách mạng, hay “đổi mới” trong chính sách đất đai. Từ việc ruộng đất tập trung vào tay một số địa chủ thời kỳ phong kiến, đến việc phân chia ruộng cho nông dân thông qua cải cách ruộng đất (1953 1956) ở miền Bắc, tiếp đó là ruộng đất được tập trung với quy mô lớn vào các Hợp tác xã nông nghiệp bắt đầu từ những năm 60 ở miền Bắc và sau giải phóng miền Nam. Cuối cùng là thời kỳ “Đổi mới” bắt đầu vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX vớicác chính sách đất đai như: luật đất đai 1987, Nghị quyết số 10 NQ/TW của Bộ chính trị, Nghị định số 64/CP của Chính phủ, luật đất đai năm1993. Quyền sử dụng đất được giao cho các hộ gia đình với nguyên tắc đất đai được phân chia “công bằng” trong đó đất nông nghiệp HTX được phân chia bằng nhau theo hướng bình quân một lao động, một nhân khẩu cả về diện tích và vị trí đất nông nghiệp đối với từng địa phương ở miền Bắc. Quyền sở hữu được tôn trọng trước khi thành lập tổ hợp tác và có điều chỉnh để đảm bảo lượng đất nông nghiệp tối thiểu cần thiết cho dân không có đất ở miền Nam. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới dựa trên nền tảng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán. Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ gia đình năm 2016 (bao gồm cả ba loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản) xấp xỉ 0,8 ha/ hộ gia đình (Tổng cục Thống kê, 2016), thấp hơn so với khu vực có quy mô diện tích bình quân hộ thấp nhất thế giới là Nam Á 1,0 ha, và diện tích này chưa bằng 1/2 so với mức bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình khu vực Đông Nam Á 1,8 ha (Eastwood & cs., 2006). Mặc dù diện https://eng.vn/

2 tích hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán nhưng lại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và phát triển văn hóa nông thôn nói chung trong suốt giai đoạn đổi mới của đất nước. Chính vì vậy, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình với quy mô nhỏ, manh mún, phân tán được thừa nhận một cách rộng rãi, khách quan về tính hợp lý, tối ưu của nó trong vòng 30 năm đổi mới Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình với quy mô nhỏ, manh mún, phân tán bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí được coi là rào cản chính đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa, và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tình trạng giữ đất nông nghiệp của các hộ không sản xuất nông nghiệp như một tài sản đảm bảo xuất hiện ngày càng nhiều. Nhóm hộ này có xu hướng bỏ hoang, cho mượn đất nông nghiệp hoặc sản xuất với mục đích giữ đất nông nghiệp mà không tính tới hiệu quả sử dụng, trong khi các hộ nông nghiệp là các hộ cần đất lại thiếu đất để sản xuất. Để giải quyết tình trạng này, các quan điểm, chính sách theo hướng nới lỏng kiểm soát đối với tích tụ đất nông nghiệp, khuyến khích tập trung ở các hình thức khác nhau đối với các điều kiện, vùng nông nghiệp khác nhau xuất hiện. Những quan điểm, chính sách này dường như phù hợp với xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa thời hiện đại nhưng lại có mâu thuẫn trong việc duy trì các chính sách hỗ trợ xã hội với yêu cầu hàng đầu là mọi nông dân cần có đất để sản xuất. Tuy cùng hướng đến một mục tiêu chung là tối đa hóa lợi ích xã hội, nhưng các quan điểm, chính sách cụ thể về đất đai khác nhau sẽ dẫn đến các kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình khác nhau thậm chí là mâu thuẫn nhau. Do vậy, việc phân tích đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các khía cạnh của quá trình phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, dự báo xu thế của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trong tương lai dưới ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội để cung cấp thông tin và làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hợp lý, là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa nhằm cung cấp những luận chứng khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, nghiên cứu đã lựa chọn tỉnh Bắc Giang để tiến hành kiểm định các giả thiết về các kịch bản có thể xảy ra đối với xu hướng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình: Thứ nhất nếu ưu tiên về tính bình quân, đồng đều trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình để đảm bảo ổn định, an sinh xã hội, các rào cản đối với tích tụ tập trung đất đai là đủ lớn thì dẫn đến duy trì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là quy mô nhỏ, phân tán, manh mún. Thứ hai, nếu quy mô nhỏ, phân tán trong sản xuất nông nghiệp thực sự là rào cản đối với hiệu quả kinh tế, thì trong điều kiện sức ép về gia tăng thu nhập https://eng.vn/

3 từ nông nghiệp cả cho tiêu dùng và xuất khẩu nông sản hàng hóa, dẫn đến tập trung, tích tụ đất nông nghiệp là chủ đạo, thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là tập trung, với quy mô lớn và không đồng đều. Thứ ba, không có xu hướng nào nói trên là vượt trội, sự phân bố nói trên khá cân bằng. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có ngành nông nghiệp đứng thứ 23 toàn quốc và đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, với 81,25% trong tổng diện tích đất nông nghiêp do các hộ gia đình sử dụng (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, 2018). Chính vì vậy nghiên cứu: “Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” được lựa chọn nhằm kiểm định các giả thuyết về các kịch bản nêu trên từ đó cung cấp những luận chứng khoa học và thực tiễn góp phần đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hợp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và xu thế phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hợp lý hướng đến tối đa hóa lợi ích xã hội của phân bố nguồn lực đất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình; Đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được thực hiện thông qua đánh giá hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, xác định tính hợp lý, tính hiệu quả và tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, mối quan hệ giữa phân bố công bằng đất nông nghiệp với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang; - Nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và dự báo về xu thế phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang hợp lý theo hướng công bằng và hiệu quả nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng, biến động phân bố đất nông https://eng.vn/

4 nghiệp hộ gia đình theo quy mô đất nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang. Đối tượng khảo sát: Chủ thể sử dụng đất nông nghiệp là các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp sản xuất; Cán bộ cơ sở cấp thôn, xã, cán bộ quản lý đất nông nghiệp cấp huyện, cấp tỉnh (phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường). Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu giới hạn chính vào phân bố đất nông nghiệp theo chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình theo quy mô sử dụng đất. Tuy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình dựa trên các khía cạnh khác: theo vùng, loại hình sử dụng đất, hay các chủ thể sử dụng đất khác (như: doanh nghiệp, tổ chức khác…) được đề cập đến ở một số nội dung, nhưng chỉ trên giác độ các yếu tố liên quan, không thuộc đối tượng nghiên cứu chính. Đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm và lâu năm) và đất nuôi trồng thủy sản (mặt nước) trong ba loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp) được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu Lý do lựa chọn đó là đất sản xuất nông nghiệp là loại đất chủ yếu các hộ sử dụng, mặc dù đất nuôi trồng thủy sản có tỷ lệ nhỏ nhưng hiện nay các hộ có xu hướng chuyển đổi sang đất này. Đất lâm nghiệp không được tính đến vì lý do chính là: việc bao hàm đất lâm nghiệp vào nghiên cứu sẽ dẫn đến sự kém tương thích trong tổng hợp, phân tích, so sánh quy mô, hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình (do tính đặc thù về sử dụng đất lâm nghiệp là diện tích đất thường được các hộ gia đình sử dụng với quy mô diện tích lớn nhưng thu nhập mang lại trên một đơn vị diện tích thấp đáng kể). Thêm vào đó, đất lâm nghiệp mặc dù có diện tích lớn nhưng chủ yếu do các doanh nghiệp quản lý và sử dụng, tỷ lệ hộ gia đình có đất lâm nghiệp trong tỉnh không lớn, nên tỷ lệ này trong mẫu điều tra cũng rất nhỏ, tạo ra sự khác biệt lớn với những quan sát này nếu như gộp các loại đất vào trong phân tích. Với hai lý do trên, nếu nghiên cứu bao gồm đất lâm nghiệp trong phân tích thống kê mẫu điều tra, thì ở hầu hết các nội dung, cần phải tách riêng loại đất này, hoặc chọn phương thức nào đó để quy đổi thích hợp, là việc làm khá phức tạp nhưng không mang lại nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, việc loại trừ đất lâm nghiệp ở mức độ nào đó, dù không lớn, cũng là một hạn chế của nghiên cứu. Các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được chú trọng chủ yếu các giải pháp chính sách của địa phương và kiến nghị các chính sách vĩ mô. https://eng.vn/

5 1.3.2.2. Về thời gian Số liệu thứ cấp được sử dụng nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trong giai đoạn 2005 đến 2019. Số liệu khảo sát các hộ gia đình và cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực đất nông nghiệp năm 2018, 2019. Các dự báo và giải pháp đưa ra được xác định chủ yếu cho giai đoạn 20212030. 1.3.2.3. Về không gian Nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong đó, địa bàn được chọn để khảo sát là ba huyện đại diện cho các tiểu vùng của tỉnh: Huyện Việt Yên (vùng trung du), Lục Ngạn (vùng núi có núi cao), Lạng Giang (vùng núi có núi thấp). 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về cơ sở lý luận, nghiên cứu hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, đồng thời làm rõ lý luận về tính công bằng, tính hiệu quả kinh tế, mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả làm cơ sở để xác định tính hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Về phương pháp nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đánh giá hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Mô hình đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) sử dụng nhằm phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả và quy mô diện tích đất nông nghiệp, các nhân tố đánh giá công bằng được xác định bởi mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng hệ số Gini và đường cong Lorenz để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp tại Bắc Giang. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng mô hình Probit trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường đất nông nghiệp, một trong các con đường phân bố lại đất nông nghiệp. Về kết quả nghiên cứu, nghiên cứu hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại các vùng, theo loại hình đất nông nghiệp, giữa các hộ gia đình phân theo ngành nghề với kết quả phân bố chỉ ra rằng manh mún đất nông nghiệp là hiện tượng phổ biến ở Bắc Giang cũng như trong cả nước, hiện nay xuất hiện các hình thức tích tụ, tập trung nhưng diễn ra chậm chạp Đánh giá tính hợp lý trong phân bố, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chỉ ra rằng quy mô nhỏ tỷ lệ nghịch hiệu quả kinh tế nhưng nếu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, tiết kiệm đầu vào trong sản sản thì quy mô nhỏ chưa hẳn là hạn chế. Tính công bằng được nhìn nhận có sự khác nhau: trong quá khứ công bằng dựa trên kết quả phân https://eng.vn/

https://eng.vn/

6 bố là sự phân chia đất đai ngang bằng, đồng đều, công bằng hiện tại dựa trên phương thức phân bố đất đai cần được sử dụng bởi người cần đất nhất điều này dường như là một hạn chế. Tùy thuộc vào điều kiện từng vùng mà các hộ sử dụng loại hình sử dụng đất khác nhau dẫn đến mối quan hệ công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hoặc không mâu thuẫn, theo quy mô đất đai công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn nghĩa là quy mô nhỏ đảm bảo công bằng nhưng hiệu quả thấp và ngược lại. Các tác động bổ sung hay ngược chiều nhau và sự diễn ra đồng thời của các yếu tố được tập trung chú ý trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang góp phần phát triển KT XH của tỉnh dựa trên tính hợp lý trong phân bố trong đó đảm bảo công bằng trong phân bố và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Phân bố nguồn lực luôn là vấn đề trung tâm của phát triển KT XH, của kinh tế học. Đối với đất đai, nó không chỉ thuần túy là tư liệu sản xuất quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn sinh kế của nông dân, mà còn là tài sản cất trữ được ưu tiên hàng đầu bởi các lý do về kinh tế và ngoài kinh tế, vì vậy việc thay đổi về quyền sử dụng đất, dẫn đến thay đổi phân bố đất đai, là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi thời gian dài nhưng ảnh hưởng của nó đến KT XH chính là vượt ra ngoài ý nghĩa thuần túy về phân bố tư liệu sản xuất. Dưới áp lực của những thay đổi về bối cảnh và điều kiện của sản xuất nông nghiệp, cũng như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, đến cơ cấu đất đai theo chủ thể sử dụng đất, mà tuyệt đại đa số họ là các hộ gia đình nông dân. Một cách khái quát, thì nghiên cứu này làm rõ, tiếp tục hoàn thiện lý luận về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Nghiên cứu hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Khảo sát các luận cứ để đánh giá các giả thuyết về chiều hướng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình dưới hình thức manh mún hay tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, xác định tính hợp lý trong phân bố trên các khía cạnh: hiệu quả, công bằng, mối quan hệ công bằng và hiệu quả, nhận diện, xác định chiều ảnh hưởng của các yếu tố đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, đưa ra các giải pháp phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình. Các phát hiện này có ý nghĩa, cả trên phương diện cung cấp thông tin, tài liệu cho nghiên cứu, giảng dạy và tài liệu tham khảo cho hoạch định chính sách ở cấp địa phương và cấp quốc gia.

Trong lĩnh vực sản xuất, phân bố được hiểu là cách thức phân chia lượng đầu ra, của cải, thu nhập cho các cá nhân hay các yếu tố sản xuất (như lao động, đất đai, vốn), từ đó hình thành kết quả của sự phân bố (Samuelson & William, 2010). Trong nghiên cứu này, phân bố (distribution) được hiểu là cách thức, là con đường phân chia lượng tài nguyên cho các cá nhân hay tổ theo thời gian, từ đó hình thành nên kết quả hay hiện trạng phân bố. Một sự phân bố tốt là một sự phân bố đem lại tổng lợi ích lớn nhất (hiệu quả) và phân chia tổng lợi ích đó mà mà các cá nhân hay tổ chức trong xã hội cảm thấy hài lòng, chấp nhận (công bằng). 2.1.1.2. Phân bố đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là những diện tích đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả cây trồng và vật nuôi (FAO, 2013 và OECD, 2007). Đây là nguồn lực chính trong sản xuất nông nghiệp. Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp phân theo loại hình sử dụng bao gồm: Đất trồng cây hàng năm (gồm: đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm, đất rừng (gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013) Có nhiều khái niệm khác nhau về phân bố đất nông nghiệp: Theo Harriet (2015) và Huaizhou (2014) phân bố đất nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu đất nông nghiệp theo thời gian trong một hệ thống bao gồm: Sự phân https://eng.vn/

7 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH 2.1.1. Các quan điểm, khái niệm về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 2.1.1.1. Khái niệm về phân bố Phân bố (distribution) theo từ điển Oxford được hiểu là nguồn tài nguyên được phân chia dưới hình thức cụ thể trong một khu vực (vùng) hay giữa một nhóm người.Phân bố (allocation) theo từ điểm Cambridge là một phần trong tổng số nguồn tài nguyên được chia cho các chủ thể dưới hình thức cụ thể Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau của các học giả về phân bố: Trong lĩnh vực tài nguyên, phân bố phản ánh lượng tài nguyên các chủ thể nắm giữ (hay sử dụng). Đó là kết quả của quá trình vận động và phát triển dưới tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội. Một sự phân bố tốt là sự phân bố vừa đủ, hiệu quả và công bằng, trong đó có mức độ bất bình đẳng ở mức giới hạn có thể chấp nhận được (Daly, 1992).

8 chia và phân chia lại đất nông nghiệp, chủ sở hữu quyền sử dụng đất, khả năng sử dụng đất, quy mô đất nông nghiệp, quản lý đất nông nghiệp, phạm vi phân bổ đất nông nghiệp trong từng vùng hay địa phương... Theo Ulle Endriss (2006) phân bố đất nông nghiệp là kết quả của một chuỗi các bước được thực hiện như: Phân chia, phân chia lại, điều chỉnh… nhằm hình thành nên cơ cấu đất nông nghiệp đối với từng vùng kinh tế. Như vậy, phân bố đất nông nghiệp được hiểu là sự phân chia diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng, giữa các loại hình sử dụng đất và giữa các chủ thể sử dụng đất theo thời gian và không gian Một sự phân bố hợp lý là sự phân bố trong đó đảm bảo công bằng đối với chủ thể sử dụng đất và đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Phân bố đất nông nghiệp được hiểu trên hai khía cạnh như sau: Thứ nhất, phân bố đất nông nghiệp như một quá trình, dưới tác động của các nhóm yếu tố chính sách, thể chế; kinh tế, kỹ thuật và tâm lý, xã hội diễn ra sự điều chỉnh, phân chia lại đất nông nghiệp, làm thay đổi hiện trạng cơ cấu đất nông nghiệp giữa các vùng, các chủ thể và loại hình sử dụng đất Trong đó, phân chia đất nông nghiệp theo chủ thể sử dụng luôn có ý nghĩa quan trọng nhất về kinh tế, chính trị, xã hội. Thứ hai, phân bố đất nông nghiệp là một trạng thái, hay hiện trạng đất nông nghiệp manh mún, phân tán hay tích tụ, tập trung. 2.1.1.3. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Theo Quốc hội (2013), chủ thể sử dụng đất hộ gia đình là các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, họ được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được hiểu là sự phân chia diện tích đất nông nghiệp giữa các chủ thể sử dụng đất là các hộ gia đình. Phân bố này được đo bởi diện tích và tỷ trọng diện tích của hộ, nhóm hộ giữa các vùng, các loại hình sử dụng đất và ngành nghề trong tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng, của địa phương và quốc gia Trải qua thời gian đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi địa phương dưới tác động nhóm các yếu tố: chính sách, thể chế; kinh tế, kỹ thuật và tâm lý, xã hội hình thành nên hiện trạng phân bố đất nông nghiệp dưới hình thức là quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún hay tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Ở Việt Nam năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (khóa VI) với mục tiêu phân chia đất nông nghiệp cho các hộ đồng đều trên các loại đất khác nhau, đảm bảo tính công bằng giúp cho các hộ gia đình có đất để sản xuất. Theo đó, đất nông nghiệp được phân chia đồng đều theo hướng bình quân theo nhân khẩu và theo từng loại đất trong mỗi https://eng.vn/

9 vùng sẽ dẫn tới hiện tượng manh mún đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp quy mô nhỏ, manh mún có thể lại là hạn chế trong việc đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Chính vì vậy, một sự lựa chọn “hợp lý” nhằm kết hợp hài hòa giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình luôn là mục tiêu được quan tâm bởi các quốc gia, cũng như Việt Nam 2.1.2. Đặc điểm của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Đất nông nghiệp là tài nguyên không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ đời sống con người. Nó luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội cùng với đặc trưng về văn hóa và những quy định về thể chế ở mỗi vùng, mỗi quốc gia và mỗi địa phương theo thời gian. Chính vì vậy, phân bố đất nông nghiệp nói chung và phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình nói riêng mang tính lịch sử, tính kinh tế, tính văn hóa và tính thể chế 2.1.2.1. Tính lịch sử Trong từng giai đoạn, đất nông nghiệp hộ gia đình ở các vùng, các quốc gia, các địa phương có sự điều chỉnh và phân chia lại đất nông nghiệp giữa các loại hình đất nông nghiệp, giữa các hộ sao cho phù hợp nhu cầu sử dụng. Do đó, hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trong mỗi thời kỳ mang tính lịch sử phát triển của xã hội. Đối với Việt Nam trong vòng một thế kỷ qua, lịch sử phân bố đất nông nghiệp đã trải qua nhiều biến động lớn, với các cuộc “cách mạng, hay “đổi mới” trong chính sách đất đai. Từ việc ruộng đất tập trung vào tay một số địa chủ thời kỳ phong kiến, đến việc phân chia ruộng cho nông dân thông qua cải cách ruộng đất (1953 1956) ở miền Bắc, tiếp đó là ruộng đất được tập trung với quy mô lớn vào các Hợp tác xã nông nghiệp, bắt đầu từ những năm 60 ở miền Bắc và sau giải phóng ở miền Nam, và cuối cùng là thời kỳ “đổi mới” bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay là sự giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình với nguyên tắc đất đai được phân chia “công bằng” (trong đó đất nông nghiệp HTX được phân chia dưới hình thức bằng nhau theo hướng bình quân một lao động, một nhân khẩu cả về diện tích và vị trí đất nông nghiệp đối với từng địa phương) ở miền Bắc, quyền sử dụng được tôn trọng trước khi thành lập tổ hợp tác và có điều chỉnh để đảm bảo lượng đất nông nghiệp tối thiểu cần thiết cho nông dân không có đất, ở miền Nam (Nguyễn Văn Khánh, 2013). 2.1.2.2. Tính kinh tế Khi các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp thay đổi, cùng với sự thay đổi của các phương thức sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế thì chế độ quyền sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình có sự thay đổi phù hợp với các hình thức tổ chức và phương thức sản xuất nói trên. Ở Việt Nam, Luật đất đai năm 2013 quy định các quyền đối với hộ gia đình quyền sử dụng đất như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp https://eng.vn/

Tóm lại, tính kinh tế trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình thể hiện rằng đất đai là tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp, do đó hiệu quả kinh tế luôn là động lực quan trọng trong phân bố đất đai theo loại hình sử dụng và quy mô sử dụng đất.

10 vốn quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường đất đai. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Hà (2017) cho thấy giai đoạn 2004 2014, một trong các nguyên nhân tăng giảm đất đai do các nguyên nhân thị trường (mua, bán), hoặc bán thị trường (đấu thầu, đổi đất). Ngoài việc thay đổi chế độ quyền sử dụng đất, loại hình nông sản sản xuất có sự thay đổi, từ đó thay đổi loại hình sử dụng đất nhằm mục đích sản xuất ra nông sản phù hợp với cầu của thị trường đem lại hiệu quả sử dụng đất. Quy luật giá trị của K. Mark cho thấy việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết do yêu cầu của thị trường. Nguồn lực đất nông nghiệp có hạn nhưng cần phải sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hội ở mức cao nhất, hay chi phí cho một đơn vị sản phẩm là ít nhất với chất lượng sản phẩm cao. Sự thay đổi loại hình đất nông nghiệp hộ gia đình Việt Nam trong 10 năm (2004 2014) như sau: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 3% (bình quân mỗi năm tăng 0,33%), diện tích đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản tăng với quy mô và tốc độ cao hơn (9% và 12%) (Nguyễn Quang Hà, 2017).

2.1.2.3. Tính xã hội Theo Marx lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau. Chúng ta thấy rằng, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp. Trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình luôn nảy sinh mối quan hệ giữa con người với đất nông nghiệp, mối quan hệ giữa người có quyền sử dụng và người sử dụng đất nông nghiệp, giữa những người sử dụng đất nông nghiệp Do đó, phân bố đất nông nghiệp mang đặc trưng riêng của xã hội theo thời gian. Năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt phát triển đời sống xã hội ở Việt Nam. Khởi đầu là công cuộc chuyển đổi các chính sách, pháp luật đất đai. Đặc biệt, Nghị quyết 10 đã tạo ra sự đột phá hết sức quan trọng khi lần đầu tiên các hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Luật đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Các quyền sử dụng đất (quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng) đi kèm với việc giao quyền sử dụng đã tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế được bảo vệ. Kinh tế thị trường phát triển làm cho quan hệ xã hội ngày càng trở lên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng đất và mua bán quyền sử dụng đất phát sinh nhiều vấn đề. Vì thế, luật đất đai sửa đổi, bổ sung được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với https://eng.vn/

11 đất đai. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất đã tạo cơ sở và động lực cho người nông dân tự chủ hơn (Nguyễn Tấn Phát, 2006). 2.1.2.4. Tính văn hóa Đất đai là yếu tố gắn liền với đời sống của con người. Trong khi, mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi địa phương có phong tục, tập quán, lối sống, truyền thống tâm lý đặc trưng Vì vậy, phân bố đất nông nghiệp mang tính đặc trưng văn hóa vùng như: truyền thống sản xuất, tâm lý giữ đất như tài sản đảm bảo, thừa kế đất cho đời sau. Ở Việt Nam, tính văn hóa trong phân bố thể hiện rõ rệt qua truyền thống sản xuất tự cấp tự túc, quy mô nhỏ với trình độ thâm canh nhất định, dựa trên kinh nghiệm được tích lũy nhiều đời, dựa vào lao động thủ công và truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối, từ đó hình thành hiện trạng phân bố đất nông nghiệp quy mô nhỏ, phù hợp với lao động gia đình. Bên cạnh đó, tính văn hóa trong phân bố thể hiện bởi tâm lý phân chia đất đai trong hộ với mục đích thừa kế cho con, cháu đời sau. Điều này làm cho đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng bị chia nhỏ trong nội bộ các hộ gia đình Ngoài ra, tâm lý gắn bó với đồng ruộng thể hiện tính văn hóa trong phân bố. Đối với các chủ hộ gia đình đã tương đối lớn tuổi ở Việt Nam thì họ lại càng “giữ chặt” lấy ruộng đất, không bán mà chỉ muốn mua thêm nếu có điều kiện, hoặc là cho thuê (Hoàng Thị Thu Huyền, 2016). 2.1.2.5. Tính thể chế Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình thể hiện rõ tính thể chế. Các thể chế, chính sách: chính sách đất đai, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách khuyến khích liên kết sản xuất,… qua các thời kỳ làm thay đổi cơ cấu diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp hộ gia đình nói riêng. Đối với Việt Nam, sự thay đổi chính sách từ giữa những năm 1980 từ khuôn khổ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế định hướng thị trường. Từ đó, một chuỗi dài các thay đổi như: tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường, quyền sử dụng đất của cá nhân, cải cách ruộng đất, quy hoạch sử dụng đất… đã hình thành nên quy mô diện tích khác nhau giữa các vùng, các chủ thể, loại hình sử dụng (Alain de Janvry & cs., 1997). Việc xem xét đất nông nghiệp như một mặt hàng là cơ sở cho sự phát triển thị trường đất nông nghiệp của Việt Nam (Do Quy Toan & Iyer, 2003) tạo điều kiện cho tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. 2.1.3. Vai trò của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Đối với hộ gia đình, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất, ảnh hưởng đến an ninh sinh kế của hộ. Giai đoạn 2006 2011, diện tích đất giao cho các hộ gia đình tăng 88,8% lên 89,4%, cơ cấu diện tích đất nông nghiệp theo loại hình đất sử dụng có sự thay đổi phù hợp với https://eng.vn/

Quy mô đất nông nghiệp thay đổi theo thời gian và nó mang tính đặc trưng vùng. Điều này có thể được giải thích như sau: Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình https://eng.vn/

12 cơ cấu từng loại cây trồng. Sự chuyển dịch trên góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, ổn định đời sống người dân (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2019). Đối với cộng đồng, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình góp phần phát triển cộng đồng Có thể nói, phân bố đất nông nghiệp hợp lý sẽ góp phần ổn định sinh kế đối với người sử dụng, đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản lượng cây trồng và cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo ở nông thôn. Bên cạnh đó, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Rodney, 2007 và Lê Sỹ Hải, 2017).

Đối với xã hội, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình đảm bảo công bằng xã hội. Đất đai không chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất đối với nông dân, mà nó còn là tài sản có ý nghĩa về mặt tâm lý, xã hội. Chính vì vậy, phân bố đất nông nghiệp công bằng sẽ giúp các hộ yên tâm trong quá trình sản xuất (Lamont & Favor, 2017) Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hợp lý sẽ tăng nguồn cung nông sản, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào trong thực hiện mục tiêu phát triển ngành kinh tế khác (Nguyễn Hữu Tuấn, 2019). Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao và đảm bảo tính công bằng, bền vững vì lợi ích chung của cộng đồng là mục tiêu xuyên suốt. Chính vì vậy, phân chia đồng đều, ngang bằng với nền tảng quy mô nhỏ theo Nghị quyết 10 đảm bảo người dân có đất sản xuất là một trong những cách lựa chọn của Chính phủ. Tuy nhiên, theo FAO (2003) phân bố đất nông nghiệp trong nhiều trường hợp tạo nên sự tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, trong đó giải quyết vấn đề tổ chức sản xuất và lao động, thu nhập đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. 2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được thể hiện qua hiện trạng quy mô đất nông nghiệp, cơ cấu đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng, các loại hình đất sử dụng và giữa các hộ gia đình với quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún hay quy mô đất nông nghiệp lớn theo hướng tích tụ, tập trung. Tính hợp lý trong phân bố dựa trên nền tảng của sự công bằng các hộ có đất để sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất Trong đó, việc xác định mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả nhằm phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình là điều cần được quan tâm.

2.1.4.1. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình a. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng thể hiện cơ cấu đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng (vùng cao, vùng trung bình và vùng thấp).

13 mang tính lịch sử, trải qua thời gian dưới sự tác động của các yếu tố thị trường và phi thị trường, đất nông nghiệp hộ gia đình có sự biến động theo thời gian, từ đó hình thành lên hiện trạng quy mô diện tích đất nông nghiệp theo không gian (theo vùng) tại từng thời điểm. Đất đai có tính cố định về vị trí, nó không thể di chuyển được. Tính cố định này là yếu tố quyết định quy mô đất nông nghiệp từng vùng. Bên cạnh đó, đất đai còn chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường, nơi có đất. Mặt khác, đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là có hạn. Vì vậy, giá trị đất đai khác nhau cả về vị trí và chất đất, do đó nó có tính đa dạng và phong phú. Tính đa dạng và phong phú của đất đai tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất từng vùng Trong sản xuất nông nghiệp, nó thể hiện qua khả năng thích nghi của các loại cây trồng, đây là yếu tố cơ bản hình thành các vùng chuyên canh cây trồng phù hợp với đặc điểm của địa phương Việc tìm hiểu hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng thông qua các chỉ số đo lường quy mô diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng theo thời gian có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết, việc xem xét quy mô và cơ cấu đất nông nghiệp hộ gia đình đối với từng vùng theo thời gian để thấy được hiện trạng, biến động phân bố diện tích đất nông nghiệp nhằm so sánh quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng, với cả nước và các quốc gia trong khu vực. b. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng là sự phân chia cơ cấu đất nông nghiệp theo từng loại hình sử dụng đất theo thời gian. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, tập quán canh tác, tình trạng kinh tế,… mà các hộ có thể lựa chọn các loại cây trồng sao cho phù hợp. Việc các hộ lựa chọn sản xuất các loại cây trồng đã hình thành nên hiện trạng phân bố đất nông nghiệp đối theo loại hình sử dụng Dưới ảnh hưởng của việc ra quyết lựa chọn sản phẩm sản xuất của hộ, chính sách đất đai và thị trường nông sản, dẫn tới sự phân bố này thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá hiện trạng, biến động theo loại hình một phần nào đó thấy được sự thay đổi quy mô diện tích đất theo thời gian, nhằm tìm ra mức độ thay đổi quy mô đất nông nghiệp dưới tác động của các yếu tố, từ đó điều chỉnh phân bố đất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng hay ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp đối với quy mô diện tích đất từng loại. Nghiên cứu dựa trên cơ sở luật đất đai 2013 của Chính phủ để phân chia các loại đất như sau: Thứ nhất, đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm gồm: (i) Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có https://eng.vn/

14 thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoach không quá một năm, gồm: đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. (ii) Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác Thứ hai, đất lâm nghiệp gồm: (i) Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, bao gồm đất rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. (ii) Đất rừng phòng hộ là đất được sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thai, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển, bao gồm đất rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ. (iii) Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh, bao gồm: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng. Thứ ba, đất nuôi trồng thuỷ sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt Thứ tư, đất làm muối là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. Thứ năm, đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dụng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép... (Quốc hội, 2013).

Trong phạm vi nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá về cơ cấu và sự thay đổi quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình đất nông nghiệp (bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản) trong các giai đoạn, từ đó xác định lợi thế của vùng, xác định mức độ thay đổi diện tích đất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất c. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề là cơ cấu đất nông nghiệp chia theo ngành nghề. Trong nghiên cứu, tiêu chí phân chia hộ này căn cứ vào cơ cấu thu nhập lớn nhất (nguồn thu chính) trong hộ gồm: Thu từ NN, thu từ ngành CN-XD, thu từ TMDV và thu từ lương, các hộ gồm: Hộ NN, hộ CN- XD, hộ TMDV và hộ có nguồn thu từ lương. https://eng.vn/

15 Trước đây, nước ta chủ yếu là các hộ thuần nông, sinh kế của hộ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, trải qua thời gian với sự thay đổi của chính sách đất đai, sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa, cùng với nhu cầu phát triển của xã hội, các hộ này có xu hướng dịch chuyển sang các ngành nghề khác. Điều này là do các hộ tiến hành thực hiện chuyên môn hóa theo lợi thế của mình theo xu hướng: “Hộ nào giỏi nghề nào làm nghề đấy ” để nâng cao thu nhập của mình. Do sự phát triển của các khu công nghiệp và khu đô thị nên hiện nay, các hộ thuần nông có xu hướng mở rộng quy mô đất đai thông qua việc tập trung và tích tụ đất nông nghiệp, trong khi các hộ ngành nghề nông nghiệp chuyển nhượng hay cho thuê đất đề phát triển ngành nghề phi nông nghiệp (các hộ có năng suất đất đai thấp hơn sẽ cho thuê hay bán đất). Vì vậy, cơ cấu hộ theo ngành nghề có sự thay đổi theo thời gian nhằm phù hợp với sự phát triển của xã hội. Do đó, việc xác định hiện trạng và biến động quy mô đất nông nghiệp giữa các hộ phân theo ngành nghề theo tiêu chí đo lường về quy mô đất nông nghiệp giữa các hộ, nhân khẩu và lao động của hộ theo thời gian, thể hiện xu hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các hộ trong ngành nghề khác nhau. Từ đó, thấy được cơ cấu đất nông nghiệp và sự biến động đất nông nghiệp giữa các hộ phân theo ngành nghề đối với từng thời kỳ, nhằm xác định xu hướng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trong tương lai d. Kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Phân bố đất nông nghiệp dưới các góc nhìn trên phương diện vùng, loại hình sử dụng đất hay ngành nghề đều hình thành kết quả phân bố dưới hai hình thức: quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, manh mún đất nông nghiệp hay quy mô lớn, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp (Sundqvist & Andersson, 2006). Manh mún đất nông nghiệp Manh mún đất nông nghiệp là thể hiện tính vụn vặt, phân tán của các thửa đất cũng như trong thửa đất. Các thửa đất không nằm liền kề mà nằm rải rác trên diện rộng, các loại sản phẩm nông nghiệp sản xuất trên các thửa đất nhỏ, không nằm tập trung và đan xen với nhau giữa chủ thể sử dụng đất khác nhau. Nguyên nhân manh mún đất nông nghiệp do đặc điểm của địa hình, chủ sở hữu quyền sử dụng đất khác nhau với các phương thức sử dụng đất không giống nhau. Hay nói cách khác, manh mún đất nông nghiệp chính là: Quy mô diện tích của một thửa đất cũng như quy mô diện tích của các chủ thể sử dụng nhỏ; Số thửa đất của một chủ thể sử dụng nhiều, đan xen về diện tích giữa các chủ thể sử dụng khác nhau, các loại cây trồng và các thửa đất. Đây là hiện tượng quan sát được ở nhiều quốc gia trên thế giới và thường được coi là một trở ngại cho năng suất nông nghiệp và hiện đại (Sundqvist & Andersson, 2006). Có bốn hình thức manh mún đất nông nghiệp: Thứ nhất, sự manh mún do quyền sử dụng đất là số lượng chủ sở hữu quyền sử dụng đất sử dụng một mảnh đất https://eng.vn/

Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp + Tích tụ đất đai trong nông nghiệp (agricultural land accumulation) là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật trong nông nghiệp. Trong đó, tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn của chủ thể sử dụng đất dưới nhiều hình thức khác nhau, để có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý, để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường (Vũ Trọng Khải, 2008) hay tích tụ đất nông nghiệp là một hành vi trong đó chủ thể sở hữu quyền sử dụng đất mua, chuyển nhượng và sử dụng các biện pháp nhằm tăng quy mô đất nông nghiệp của mình. Chủ thể sở hữu quyền sử dụng đất hay sử dụng đất này thường có kinh nghiệm sản xuất, sử dụng đất hiệu quả, có thu nhập và nguồn vốn (Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thị Thu Hồng, 2017). Các phương thức tích tụ đất đai là do yếu tố thị trường, được thừa kế và cho tặng bằng cách nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là hình thức tích tụ đất nông nghiệp thông qua thị trường, được thừa kế hay được cho tặng (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2018).

+ Tập trung đất nông nghiệp (agricultural land concentration) là quá trình làm tăng quy mô đất nông nghiệp cho sản xuất kinh doanh hay mục đích nào đó nhưng không thay đổi chủ thể sở hữu quyền sử dụng đất và sử dụng đất. Trong nền kinh tế thị trường, việc tích tụ và tập trung đất đai được xem là tiền đề phát triển kinh tế hộ trong quá độ chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn (Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thị Thu Hồng, 2017) Các phương thức chủ yếu tập trung đất đai gồm: Dồn điền đổi thửa là một trong những hình thức tập trung đất https://eng.vn/

16 nhất định. Thứ hai, sự manh mún do sử dụng đất phản ánh số người sử dụng đất. Thứ ba, sự manh mún diện tích của chủ thể sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (hoặc phân mảnh nội bộ) nhấn mạnh số lượng mảnh đất được khai thác bởi mỗi người sử dụng. Thứ tư, sự manh mún do chia tách quyền sử dụng và sử dụng đất (Van Dijk, 2003,Phân2004).bố đất nông nghiệp quy mô nhỏ, manh mún là yếu tố tạo ra những hạn chế sau: Làm tăng chi phí lao động, vận chuyển và chi phí đất đai làm ranh giới và là rào cản lớn trong cơ giới hóa. Bên cạnh đó, nó gây khó khăn và tốn kém hơn trong kiểm soát dịch bệnh, xây dựng hệ thống tưới tiêu, đường sá nội đồng và là nguyên nhân cản trở phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, khi đất nông nghiệp được phân bố theo quy mô nhỏ thì các lợi ích liên quan đến sự manh mún đất nông nghiệp là giảm thiểu rủi ro do thiên tai hoặc thị trường tạo ra và nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đa dạng hóa các loại cây trồng, mùa vụ, làm giảm thiểu sự thiếu hụt lao động do tính thời vụ và thuận lợi cho thừa kế, chuyển nhượng đất nông nghiệp (Sundqvist & Andersson, 2006).

17 đai. Trong đó, các thửa đất nhỏ được ghép với nhau thành những thửa lớn hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa và sản xuất tập trung. Với việc thực hiện chính sách dồn điền thổi thửa diện tích đất nông nghiệp được tập trung lại hình thành quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn. Thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp là việc người có nhu cầu thuê quyền sử dụng đất (doanh nghiệp, cá nhân,…) sẽ trả một lượng tiền hay nông sản theo giá thỏa thuận cho người sở hữu quyền sử dụng đất để sử dụng đất trong một khoảng thời gian nhất định (một vụ, một năm hay một vài năm) dưới hình thức tập trung đất đai. Hợp tác, liên kết sản xuất để có cánh đồng quy mô lớn là hình thức tập trung đất đai trong đó các hộ nông dân tự nguyện góp đất hình thành cánh đồng mẫu lớn để tiến hành tổ chức sản xuất liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào tổ chức kinh tế là hình thức tập trung đất đai trong đó người sở hữu quyền sử dụng đất góp đất vào doanh nghiệp (HTX, nhóm sở thích), đất đai được định giá để xác định vốn góp. Đổi ruộng là hình thức các chủ sở hữu quyền sử dụng đất tập trung đất đai bằng cách thương lượng với nhau trên cơ sở giá thu được trên các thửa ruộng khác nhau để đổi cho nhau với mục đích hình thành các mảnh ruộng lớn hơn (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2018). Kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình xác định bức tranh hiện trạng phân bố dưới hai hình thức manh mún, phân tán hay tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai với ba kịch bản đã đặt ra. 2.1.4.2. Đánh giá tính hợp lý của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Mục tiêu đảm bảo công bằng và tăng trưởng kinh tế là mục tiêu được các quốc gia, cũng như Việt Nam quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam, trong các văn kiện của Đại hội XI, XII và Nghị quyết của Trung ương chỉ ra rằng công bằng là động lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế với điều kiện đảm bảo công bằng là yếu tố giúp phát triển bền vững (Phạm Văn Linh, 2020). Đối với phân bố đất nông nghiêp hộ gia đình, trong đó, chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, ổn định chính trị và an ninh sinh kế, một sự phân bố hợp lý sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2019) Nghiên cứu xác định tính hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình dựa trên tính công bằng trong phân bố, hiệu quả kinh tế sử dụng đất và mối quan hệ giữa chúng Trong đó, tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng đất dựa trên quy mô đất nông nghiệp của hộ, giữa các vùng, theo loại hình đất nông nghiệp và một số mô hình tập trung đất nông nghiệp, xác định ảnh hưởng của quy mô đất nông nghiệp đến hiệu quả kỹ thuật Công bằng được đánh giá dựa trên quan điểm phân chia đất ngang bằng đồng đều tại quá khứ và quan điểm đất nông nghiệp phải nằm trong tay người cần đất tại thời điểm hiện tại. Xem xét mối quan hệ giữa công bằng và hiệu https://eng.vn/

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là tối đa hóa đầu ra mong muốn với một số lượng đầu vào trên diện tích đất đai nhất định hay giảm thiểu các yếu tố đầu vào với một số lượng đầu ra nhất định (Community Service Center, 2015).

Hiệu quả kinh tế (EE) là năng lực sản xuất của chủ thể sản xuất nông nghiệp để sản xuất ra số lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu với quy trình kỹ thuật nhất định được áp dụng. Trong đó, sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực đất đai trong nông nghiệp (Coelli & cs., 2005) Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp (Coelli & cs., 2005). Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô trong việc xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể Hiệu quả này phản ánh mối quan hệ về các hàm sản xuất, nó liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Trong nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực đất nông nghiệp được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả này phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác. https://eng.vn/

18 quả dựa vào sự phân chia diện tích đất nông nghiệp công bằng với hiệu quả sử dụng đất, từ đó, làm căn cứ đưa ra các giải pháp phân bố hợp lý góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. a. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993), Mussa (2011) khi nghiên cứu đều đi đến thống nhất cần phân biệt: Hiệu quả kinh tế (economic efficiency), hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (allocative efficiency). Theo Coelli & cs. (1998) hiệu quả trong việc sản xuất đạt được khi nông dân sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được mục tiêu lợi nhuận hay tối đa hoá sản lượng với chức năng sản xuất tốt nhất, với các yếu tố đầu vào cố định, sản lượng đầu ra cao nhất. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong lý thuyết sản xuất có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các hộ sản xuất quy mô nhỏ đó là: hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ. Hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp là khả năng đạt được sản lượng đầu ra tối đa trên mỗi đơn vị nguồn lực sử dụng. Nó là chìa khóa để giải quyết có hiệu quả những thách thức để đạt an ninh lương thực, tăng năng suất nông nghiệp sẽ làm tăng khối lượng và giảm giá lương thực (Shabu, 2013).

19 Hiệu quả phân bổ (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực đất nông nghiệp (Coelli & cs., 2005). Hiệu quả phân bổ đạt được khi nông dân điều chỉnh đầu ra, mức đầu vào để phản ánh giá cả tương đối và công nghệ sản xuất. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Hiệu quả này xác định giống như các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực đất nông nghiệp sử dụng (Mussa, 2011).

Các khái niệm này được minh họa trên được đồ họa bằng một ví dụ đơn giản về quá trình sản xuất hai đầu vào (X1, X2) và hai đầu ra (Y1, Y2) (Hình 2.1). Hình 2.1. Đo lƣờng hiệu quả đầu vào (a) và đầu ra (b) Nguồn: Coelli & cs. (2005) Trong Hình 2.1 (a), đường đẳng lượng Isoc gọi là đường giới hạn mô tả lượng đầu vào nhỏ nhất để hộ sản xuất ra một mức sản lượng nhất định (Y 1 * , Y 2 *). Nếu mức sử dụng kết hợp đầu vào thực tế của hộ được xác định bởi điểm A thì hộ không đạt hiệu quả kỹ thuật. Khi đó, chi phí thấp nhất để sản xuất mức sản lượng (Y1 * , Y2 *) được biểu diễn bằng đường đồng phí phí Isop. Tỷ lệ tối ưu giữa các đầu vào đạt được là điểm C. Bất cứ các kết hợp khác C giữa các đầu vào trên đường Isoc đều không đạt hiệu quả kỹ thuật (mặc dù đạt hiệu quả phân bổ). Chỉ tiêu đo lường theo đầu vào của hiệu quả kinh tế (EE1), hiệu quả kỹ thuật (TE1), hiệu quả phân bổ (AE1) như sau: EE1 = TE1 x AE1 (với EE1 = OD/OA, TE1 = OB/OA, AE1 = OD/OB). Trong Hình 2.1(b) là đo lường hiệu quả theo đầu ra. Hộ sử dụng một đầu vào nào đó để sản xuất ra hai đầu ra Y1 và Y2. Hiệu quả kỹ thuật của hộ được đo bằng đường giới hạn năng lực sản xuất. Nếu một điểm cho mức sản lượng thực tế của hộ X2 (a) B A C Isoc (Y1 * Y 2 *) C O X 2 2 D C X O X 2 2 Isop X1 Y2 Ppf B C C O X D C O (b) O X 2 2 Y1 A Y1 * Y2 * https://eng.vn/

20 sản xuất nằm trên đường biên đó thì sản xuất hoàn toàn hiệu quả (điểm B và C). Ngược lại, nếu sản lượng sản xuất nằm dưới đường biên thì hộ sẽ không đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật (điểm A). Để tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi hộ phải sản xuất ra sản lượng tối đa với mức đầu vào sử dụng (là hiệu quả kỹ thuật), sử dụng các yếu tố đầu vào phù hợp với giá của chúng (là hiệu quả phân bổ đầu vào) và tạo ra các kết hợp các đầu ra với giá tương ứng (là hiệu quả phân bổ tại điểm C). Tuy nhiên, thuật ngữ hiệu quả kỹ thuật được sử dụng để phân biệt các khía cạnh công nghệ của quá trình sản xuất từ các khía cạnh khác như hiệu quả kinh tế mà các nhà kinh tế quan tâm. Bởi vì, hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải sử dụng thông tin về giá cả, chi phí hoặc các cân nhắc giá trị khác (Cooper & cs., 2007). - Mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Mối quan hệ giữa quy mô diện tích đất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Khi các hộ gia đình sản xuất với quy mô diện tích đất nông nghiệp như hiện trạng thì họ có thể thuê/mua đất để sở hữu thêm diện tích đất và sử dụng một số lượng lao động hay các yếu tố khác phù hợp trên quy mô diện tích đó. Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật gồm: điều kiện tự nhiên, thể chế và chính sách, đặc điểm của chủ hộ sản xuất nông nghiệp, đặc điểm của hộ đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất theo quy mô đất nông nghiệp của hộ nhằm xác định mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất. + Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên Các yếu tố điều kiện tự nhiên đặc biệt là yếu tố môi trường như thay đổi khí hậu, điều kiện thời tiết, sự cạn kiệt tài nguyên, và áp lực dân số có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất. Theo Nossal & Gooday (2009) sự khác biệt về hiệu quả sử dụng đất giữa các hộ sản xuất nông nghiệp là do các đặc điểm môi trường như: Chất lượng đất, độ phủ thực vật, độ cao, khí hậu, lượng mưa và nhiệt độ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Dudu (2006) cho thấy có một tương tác tiêu cực giữa sản xuất nông nghiệp với môi trường. Khi các hộ sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón có thể ảnh hưởng đến môi trường và năng suất của các yếu tố cơ bản trong sản xuất. Bên cạnh đó, theo Ajibefun (2002) khi áp lực về dân số gia tăng, nông dân buộc phải sản xuất nhiều lương thực hơn, thì kết quả là họ sẽ bị đẩy lên các vùng đất nông nghiệp mới. + Nhóm các yếu tố thể chế, chính sách Các yếu tố chính sách và thể chế như quy hoạch sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất, hệ thống kinh tế và cơ sở hạ tầng, thị trường, tín dụng và đầu vào có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp, cũng như phân bố https://eng.vn/

https://eng.vn/

21 đất nông nghiệp hộ gia đình. Nhóm các yếu tố này được trình bày cụ thể trong mục 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. + Đặc điểm của chủ hộ sản xuất nông nghiệp Trình độ học vấn của chủ hộ và số năm kinh nghiệm ảnh hưởng đến khả năng quản lý sản xuất. Quisumbing (1995) đã đề cập rằng những người nông dân có trình độ học vấn, đất đai và tư liệu sản xuất nông nghiệp có nhiều khả năng áp dụng các công nghệ mới hơn. Hơn nữa, Wang & cs. (1996) đã giải thích rằng nguồn tài nguyên và trình độ học vấn của nông dân ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ. Ajibefun (2002) chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ và kinh nghiệm sản xuất là những yếu tố quyết định hiệu quả có thể được đưa vào chính sách nông nghiệp. + Các đặc điểm của hộ Hiệu quả giữa các hộ sản xuất nông nghiệp cũng có thể được giải thích theo vị trí đất, quy mô đất sản xuất của hộ và đặc điểm môi trường. Địa điểm hộ rất quan trọng vì các hộ có thể hoạt động dưới các điều kiện khí hậu hoặc độ cao khác nhau và chất lượng đất khác nhau với lượng nước sẵn có. Hơn nữa, vị trí địa lý đất sản xuất của hộ liên quan đến các đặc điểm môi trường có thể là một trong những yếu tố giải thích sự khác biệt về hiệu quả (Mussa, 2011). b Đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Công bằng là khái niệm được sử dụng gắn liền với phân phối (phân chia, phân bố) lợi ích, phúc lợi và phân phối nguồn lực. Thuật ngữ “công bằng” trong các tài liệu nghiên cứu trên thế giới được sử dụng không giống nhau, cả về tên gọi và khái niệm. (Trong tiếng Anh, các thuật ngữ: equity, fairness, justice đều được sử dụng để chỉ công bằng). Hiện nay, có hai quan điểm nghiên cứu về công bằng: Thứ nhất, kinh tế học phúc lợi tân cổ điển (Neoclasical Welfare Economics), với các đại diện: Bergson (1938), Samelson (1947), Arrow (1963) dựa trên lý thuyết lợi ích và hàm phúc lợi xã hội, để đưa ra các tiêu chí phân phối tối ưu như: Tối đa hóa tổng lợi ích xã hội và cực đại hóa lợi ích của cá nhân có mức lợi ích thấp nhất… Thứ hai, lý thuyết lựa chọn công (Public Choice Theory) với các học giả: Tullock (1987), Buchanan (1990), Mueller (1976, 2008) gắn khái niệm công bằng với các giá trị chuẩn tắc của cộng đồng và xã hội (như: dân chủ, minh bạch, bình đẳng…). Lý thuyết này nhấn mạnh về quy tắc, cách thức, quá trình, thể chế, thông qua đó quá trình phân bố được thực hiện để đạt được công bằng (Kelsey, 1986) Các học giả đưa ra một số khái niệm công bằng như sau: Theo Stecher & Rosse (2007) công bằng là việc so sánh tỷ lệ giữa kết quả và đầu vào với sự nhận thức, cơ chế hành vi nhận thức là như nhau.

22

Theo Mathis (2009) công bằng trong phân bố là sự phân chia lợi ích cho các cá nhân có cùng địa vị xã hội. Với nguyên tắc này, quyền lợi được phân chia cho mỗi người sao cho phù hợp với địa vị của họ và với cộng đồng. Công bằng trong cộng đồng được biết đến là công bằng trong trao đổi hay gọi là công bằng đúng. Theo Huaizhou (2014) công bằng là mục tiêu định lượng, chất lượng bình đẳng giữa các các nhân như nhau trong một hệ thống. Từ các lý thuyết về công bằng, về khái niệm có thể hiểu công bằng trong phân bố là một khái niệm mang tính chuẩn tắc, để chỉ một quá trình, và một kết quả mà theo đó, lợi ích hoặc tài nguyên được phân chia cho các cá nhân một cách hợp lý, bình đẳng, minh bạch, làm tối đa hóa lợi ích xã hội theo một chuẩn mực giá trị được xã hội thừa nhận. Công bằng có thể được đánh giá trên hai khía cạnh: quy tắc hay cách thức và kết quả phân bố hợp lý, bình đẳng, minh bạch, làm tối đa hóa lợi ích xã hội theo một chuẩn mực giá trị được xã hội thừa nhận Một sự phân bố được coi là lý tưởng nếu sự phân bố đó đạt được cả hai điều kiện trên. Tuy nhiên, trên thực tế, hai điều kiện đó có thể là mâu thuẫn, thậm chí là loại trừ lẫn nhau. Lý thuyết công bằng tập trung xác định có hay không phân bố nguồn tài nguyên nói chung cho các thành viên trong xã hội, những người có mối quan hệ với nhau. Nó được đo bằng việc so sánh tỷ lệ đóng góp và lợi ích của mỗi người trong mối quan hệ với nhau. Các thành viên không chỉ nhận được lợi ích công bằng hay bằng sự đóng góp cũng như tỷ lệ giữa lợi ích và sự đóng góp (Adams, 1963).

Trong nghiên cứu này, công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được xác định bởi quy mô đất nông nghiệp theo hộ, nhân khẩu và lao động tại hai thời điểm: phân chia đất và hiện tại, thông qua hệ số Gini. Quan điểm công bằng được đưa ra như sau: Thứ nhất, công bằng là sự phân chia đất nông nghiệp đồng đều, ngang bằng giữa các hộ Ở Việt Nam, năm 1988, đất nông nghiệp được phân chia đều theo nhân khẩu trên các mảnh đất khác nhau theo loại đất để đảm bảo công bằng, người dân có đất để sản xuất. Thứ hai, công bằng nghĩa là đất nông nghiệp sẽ phải nằm trong tay các hộ cần đất để sản xuất nghĩa là bằng cách nào đó đất nông nghiệp sẽ dịch chuyển từ tay các hộ không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp sang các hộ có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các yếu tố xác định tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Căn cứ vào các tiêu chí phổ biến về công bằng (công bằng về quy tắc, cách thức phân bố và công bằng về kết quả phân bố), các yếu tố xác định công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình bao gồm: + Sự trao đổi công bằng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình là công bằng nếu các phương thức, quy tắc trao đổi (đối với đất nông https://eng.vn/

23 nghiệp, đó là các giao dịch về đất như: mua bán, chuyển đổi, cho thuê, đấu thầu, đổi đất, đền bù…) được thiết lập một cách bình đẳng giữa các bên tham gia, công khai, minh bạch. Hạn chế của thước đo này là quy tắc, cách phân bố đất nông nghiệp của hộ hợp lý đúng chưa hẳn đã cho kết quả đúng. Chẳng hạn, các giao dịch trên thị trường cạnh tranh có thể được coi là công bằng, những có thể dẫn đến phân bố không đồng đều về đât nông nghiệp. + Sự bình đẳng về cơ hội nhận được lợi ích của các hộ sử dụng đất là công bằng nếu cơ hội và hạn chế nhận lợi ích, nguồn lực trong quá trình phân bố đất nông nghiệp là ngang nhau đối với tất cả các hộ, không có sự phân biệt đối xử (theo giới tính, dân tộc, tôn giáo…) giữa các hộ Tương tự như thước đo trao đổi công bằng nói trên, tiêu chí này chỉ đề cập đến quy tắc, cách thức phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình mà không quan tâm đến kết quả phân bố đất nông nghiệp. Với sự khác nhau của các hộ về khả năng, điều kiện ban đầu, bình đẳng về cơ hội hoàn toàn có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa họ về kết quả thu được. + Kết quả phân bố đất nông nghiệp xứng đáng với đóng góp của hộ là công bằng nếu phân bố đất nông nghiệp kết quả xứng đáng với đóng góp của hộ về lao động, đầu tư đầu vào,… trong việc tạo ra kết quả đó. Quan điểm này thuộc nhóm công bằng về kết quả Hạn chế cơ bản của quan điểm công bằng này là việc xác định đóng góp của hộ vào các quá trình dài để tạo ra sản phẩm là hết sức khó khăn, thậm chí là không thể xác định được sự đóng góp này. Chẳng hạn, may mắn là yếu tố quan trọng không kém so với nỗ lực hộ. Một hộ nào đó may mắn sở hữu các đầu vào khan hiếm, hoặc những thuận lợi nào đó để có thể tạo ra lượng đầu ra lớn hơn những người rất nỗ lực nhưng kém may mắn. + Phân bố đất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của hộ là công bằng nếu lợi ích, đất nông nghiệp được phân chia cho các hộ cần đến nó nhất. Những người nghèo cần nhận được đất nông nghiệp, mặc dù có thể họ không có đóng góp gì nhiều vào quá trình tạo ra của cải trong xã hội nhưng ít nhất họ có thể đảm bảo sinh kế và không là gánh nặng của xã hội. Tiêu chí đáp ứng nhu cầu cơ bản, tối thiểu cần thiết của các thành viên trong xã hội nhận được sự đồng tình cao. Tuy nhiên, sử dụng tiêu chí này cũng có những bất cập đáng kể, bởi việc xác định mức độ cần thiết, cấp bách về nhu cầu đất nông nghiệp của các hộ là rất khó chính xác, dễ bị thiên lệch do các yếu tố khác nhau. + Đất nông nghiệp đồng đều (ngang bằng) giữa các hộ là công bằng nếu nguồn đất nông nghiệp được phân chia một cách ngang bằng trong xã hội. Nếu chỉ giới hạn vào phân chia đất nông nghiệp thì tính ngang bằng trong phân chia là tiêu chí có thước đo rõ ràng, khách quan, có nhiều lợi thế trong việc sử dụng để đánh giá công bằng nhất trong năm tiêu chí được đề cập. Do có thể định lượng, khách quan, tiêu chí ngang bằng không yêu cầu những đánh giá chủ quan về tính khác biệt về lợi https://eng.vn/

Thứ ba, việc tự do hóa thị trường quyền sử dụng đất làm tăng các giao dịch cho thuê đất, người nông dân có thể cho những người này có cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn thuê đất và người lao động trong các hộ gia đình nông dân này có thể được thuê làm công nhận lương trong các trang trại, và họ kiếm cả tiền lương và thuê. Bước tiếp theo của thuê đất là cho phép mua đất. Những người nông dân nhỏ làm ăn phi hiệu quả buộc phải bán đất. Qua đó hình thành nên quy mô đất đai lớn hơn hiệu quả hơn nhưng tạo ra sự bất công bằng trong xã hội (Alain de Janvry & cs., 1997).

24 ích giữa các hộ như khi sử dụng các tiêu chí về tính xứng đáng, hay mức độ cấp thiết, và do đó, đây là tiêu chí dễ hiểu. Do những lợi thế đó, tính ngang bằng trong phân chia được sử dụng rộng rãi nhất trong đánh giá công bằng. Cần lưu ý rằng, ở các mức độ khác nhau, các khía cạnh, tiêu chí đánh giá công bằng nói trên có thể loại trừ lẫn nhau: Nhấn mạnh, coi trọng khía cạnh này buộc phải giảm nhẹ, thậm chí là hi sinh khía cạnh khác trong đánh giá mức độ công bằng. Tùy thuộc vào yếu tố chủ quan về thang bậc giá trị được lựa chọn, mà các khía cạnh đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được lựa chọn tương ứng (Kelsey, 1986).

https://eng.vn/

d. Đánh giá mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Việc xác định mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp trên cơ sở xem xét sự cân bằng giữa công bằng và hiệu quả nhằm đánh giá tính hợp lý trong phân bố ý nghĩa quan trọng. Lý thuyết về phát triển đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả: Theo các nhà kinh tế học Okun (1975), Thurow (1981), Saposnick (1984), Shavell (1981) và Jorgenson (1985) có sự mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả. Ngược lại, Shaffer (1985), Thurow (1973) lại cho rằng giữa công bằng và hiệu quả không có sự mẫu thuẫn. Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả trong phân bố có mâu thuẫn Thứ nhất, quá trình phân chia lại đất nông nghiệp sẽ làm tăng chi phí hành chính khi vận hành bộ máy thực hiện chức năng phân chia lại. Chính phủ phải tăng chi phí cho cán bộ làm công tác chính sách, hệ thống lưu trữ hồ sơ, đội ngũ thanh tra kiểm soát v.v… Đây là khoản chi phí không hiệu quả nhưng không thể tránh khỏi, trong các chương trình chi tiêu của Chính phủ. Nếu có tranh chấp cá nhân cũng phải đối mặt với chi phí hành chính là phí thuê luật sư (Mathis, 2009).

Thứ hai, sự phân chia đất đai công bằng như nhau có thể tạo ra quy mô đất đai nhỏ lẻ, manh mún điều này gây cản trở việc mở rộng quy mô, cơ giới hóa trong quá trình sản xuất. Điều này có thể làm giảm hiệu quả sử dụng đất.

25 Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả phân bố không nhất thiết phải có mâu thuẫn Quan điểm này cho rằng nên nỗ lực giải quyết bất công trong phân bố đất nông nghiệp và chính khi sự bất bình đẳng được giảm bớt sẽ tạo động lực cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tức là nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng đất. Theo Alain de Janvry & cs. (1997) quan điểm này thể hiện như sau: Thứ nhất, khi phân bố đất nông nghiệp công bằng, đảm bảo cho người nghèo có đất để sản xuất trên cơ sở phân chia đất đai đồng đều sẽ là tiền đề tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho người nghèo, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, và nâng cao hiệu quả kinh tế ở một góc độ nào đó. Thứ hai, sự phân bố đất nông nghiệp công bằng hơn, giúp các hộ gia đình có đất để sản xuất nông nghiệp là yếu tố giảm được mức độ nghèo đói, kích thích phát triển lành mạnh, tạo cảm giác yên tâm, và khuyến khích vật chất để mở rộng sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, làm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ngược lại, một sự phân bố đất nông nghiệp bất công bằng sẽ dẫn đến sự ra tăng chênh lệch thu nhập giữa các hộ và hiện tượng nghèo đói phổ biến sẽ cản trở lớn về vật chất và tâm lý đối với tiến bộ kinh tế Thứ ba, sự bất công trong phân bố đất nông nghiệp tạo ra một bộ phận không có đất sản xuất hay có quy mô đất sản xuất nhỏ, kém hiệu quả dẫn đến thu nhập và mức sống thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục làm tăng nguy cơ ốm đau bệnh tật, thất học, và giảm năng suất lao động. Vì thế, nó sẽ làm chậm tiến trình phát triển chung, giảm hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Thư tư, việc tự do hóa thị trường đất đai chắc chắn sẽ dẫn tới sự tập trung tài sản đất đai trong nông nghiệp trong tay những người sản xuất không nhất thiết phải là hiệu quả nhất, trong khi các hộ sản xuất nhỏ có thể không mua được đất, mặc dù họ là các nhà sản xuất hiệu quả hơn. Vì vậy, tồn tại mối quan hệ nghịch giữa năng suất các yếu tố tổng hợp và quy mô đất nông nghiệp của hộ dẫn đến hiệu quả thấp, gây ra sự bất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp 2.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp luôn biến động theo thời gian từ đó hình thành nên hiện trạng quy mô diện tích đất nông nghiệp theo hướng manh mún hay tích tụ, tập trung. Trên thế giới có một số lớn các hộ sử dụng đất nông nghiệp quy mô nhỏ, và một lượng nhỏ các hộ sử dụng đất quy mô đất nông nghiệp lớn (Tillack & Schulze, 2000 và Swinnen & cs., 1997). Quy mô lớn sẽ tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất và ngược lại (Kislev & Perterson, 1982). Hiện trạng phân bố nói trên do: Thứ nhất, sự thay đổi quyền sử dụng đất như sự chuyển giao quyền sử dụng giữa các chủ thể. Thứ hai, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp. Thứ ba, sự chuyển đổi từ https://eng.vn/

26 đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, chuyển nhượng, thuê đất. Hay nói cách khác, phân bố đất nông nghiệp chịu tác động bởi ba nhóm các yếu tố: chính sách, thể chế; kinh tế, kỹ thuật; tâm lý, xã hội. 2.1.5.1. Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế a. Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp “lần đầu” (phân chia đất đai) được hiểu là hiện trạng phân bố đất nông nghiệp tại một thời điểm gốc nào đó trong quá khứ, thường là một thời điểm gắn với biến động lớn trong phân bố lại đất nông nghiệp của quốc gia. Ở Việt Nam, các chính sách đất đai đã làm thay đổi cơ bản hiện trạng phân bố đất nông nghiệp (nhất là phân bố đất nông nghiệp theo quyền sử dụng đất). Chính sách đất đai ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ năm 1953 1957, và thời kỳ đổi mới chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường thời kỳ 1986 1991… Đặc biệt, chính sách phân chia đất đai năm 1988 theo Nghị quyết số 10/NQ TW đã tạo động lực cho các hộ phát triển sản xuất, và việc giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ, quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình được thừa nhận thông qua luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung năm 2003 và 2013, chính là yếu tốc ảnh hưởng đến quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình. b. Chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo Các chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua khung chính sách hỗ trợ đất sản xuất giúp các hộ thuận lợi trong tiếp cận đất nông nghiệp, tạo sinh kế ổn định cho các hộ nghèo, là rào cản tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, do các hộ nghèo là các hộ sử dụng quy mô đất đai nhỏ, manh mún. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sẽ không tạo động lực nâng cao hiệu quả sử dụng các đầu vào nông nghiệp. Ở Việt Nam, năm 2012, chương trình hỗ trợ trực tiếp cho mỗi ha nhằm khuyến kích nông dân duy trì đất sản xuất lúa. Chi phí cho thủy lợi, bao gồm cả chi phí vốn xây dựng cơ bản, vốn hoạt động và bảo trì, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong chi tiêu của chính phủ đối với nông nghiệp (Ngân hàng Thế giới, 2016), các chương trình này ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. c. Chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị trong công nghiệp hóa, đô thị hóa Khi xã hội phát triển thì nhu cầu phát triển khu công nghiệp và khu đô thị ngày càng cao nhằm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Đất đai là yếu tố cần thiết để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị. Tuy nhiên, đất đai là có hạn, do đó Chính phủ ở các quốc gia đã đưa ra các chính sách quy hoạch phát triển khu công nghiệp và khu đô thị nhằm mục đích điều chỉnh loại hình sử dụng đất phù hợp phục vụ cho nhu cầu phát triển khu công nghiệp và khu đô thị đã ảnh hưởng tới hiện trạng phân bố đất đai Ở Việt Nam, các khu công nghiệp bắt đầu hình thành từ năm https://eng.vn/

27 1991. Thực hiện Nghị định 192/CP ngày 25 tháng 12 năm 1994, Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 và Quyết định số 1107/QĐ TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006, giai đoạn 1991 1995 chỉ có 12 khu công nghiệp với tổng diện tích là 2,360 ha, thì giai đoạn 2006 2010 các khu công nghiệp tăng lên với 136 khu công nghiệp với diện tích tăng thêm là 46,408 ha, gấp 19,6 lần diện tích so với giai đoạn trước. Năm 2013, Việt Nam có 289 khu công nghiệp với diện tích đất tự nhiên là 81.000 ha (Vũ Thị Kim Oanh, 2014). Các khu đô thị Việt Nam được hình thành từ năm 1945. Sau năm 1986, chính sách đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, hình thành và phát triển nhiều đô thị mới có quy mô vừa phải, vào đầu những năm 1990 hệ thống đô thị đã có khoảng 500 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 17 18% (Ngân hàng Thế giới, 2011) Đến hết năm 2017, hệ thống đô thị cả nước có tổng số 813 Diện tích đất đô thị chiếm 10,7% diện tích đất tự nhiên toàn quốc Diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp khu đô thị phần lớn được chuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp. Giai đoạn 1990 2000, 700.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi sang phi nông nghiệp cho mục đích công nghiệp và đô thị (Ngân hàng Thế giới, 2016a). d. Chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp Để khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp dưới các hình thức: Dồn điền, đổi thửa; Thuê đất nông nghiệp của người đang sử dụng đất; Liên kết, hợp tác với người sử dụng đất; Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông; Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Chính phủ đưa ra một số chính sách tích tụ, tập trung đất nông nghiệp: Chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách khuyến khích đổi đất, chính sách góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chính sách chuyển quyền sử dụng đất, chính sách hợp tác, liên kết sản xuất... Cụ thể Nghị quyết số 04 NQ/HNTW ngày 29 tháng 12 năm 1997 đã khuyến khích, giúp đỡ các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp đổi đất cho nhau. Bên cạnh đó, Nghị quyết 26- NQ/TW đã khẳng định quan điểm tích tụ, tập trung đất đai, Nghị quyết số 19 NQ/TW khuyến khích mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với từng vùng, từng giai đoạn tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung, tích tụ đất đai, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã xác định phương hướng tích tụ, tập trung đất đai bằng việc hình thành các tổ hợp tác, Nghị quyết số 11 NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 tạo điều kiện thuận lợi cho thuê quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Thêm vào đó, Luật đất đai 1993 và Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2003, 2013 về việc tiếp tục giao, cho thuê đất hộ gia đình khiến các hộ yên tâm trong sản xuất. Kết quả của quả trình thực hiện chính sách đã dần hình thành nên quy mô diện tích đất theo hướng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, hình thức này diễn ra phổ biến ở các tỉnh phía Nam, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long. Các https://eng.vn/

28 đối tượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thường là các hộ gia đình, cá nhân có ít ruộng đất, làm không đủ ăn và các hộ có nợ nần nhưng không có khả năng trả, các hộ chuyển đổi sang làm nghề khác... Về dồn điền đổi thửa, được triển khai thực hiện chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Khi thực hiện dồn điền đổi thửa, mặc dù diện tích của các hộ không tăng nhưng số thửa bình quân/ hộ giảm đáng kể (5 10 mảnh/hộ xuống chỉ còn 2 3 mảnh/hộ), điều này góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Về thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp, được thực hiện dưới hình thức chính quyền đứng ra thuê quyền sử dụng đất của dân và cho doanh nghiệp thuê lại. Bên cạnh đó, một số nơi thực hiện Nhà nước làm trung gian hỗ trợ việc kết nối giữa nông dân có đất nhỏ lẻ, sản xuất không hiệu quả với doanh nghiệp co nhu cầu thuê đất. Về hợp tác, liên kết sản xuất để có cánh đồng quy mô lớn, năm 2016, Việt Nam có khoảng 500 nghìn ha thực hiện theo hình thức cánh đồng mẫu lớn. Trong đó, 337,4 nghìn ha sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng song Cửu Long và miền Bắc. Bên cạnh đó, vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, vùng chè ở trung du miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, vùng cây ăn quả ở Nam Bộ, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang... được duy trì và mở rộng. Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích cánh đồng lớn còn thấp. Đặc biệt, việc xây dựng cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Hồng tương đối chậm, với quy mô nhỏ, chủ yếu là trồng các cây trồng hàng năm như lúa, rau, hoa (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2018). e. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi như: việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa đã làm thay đổi quy mô đất nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập trung tập trung, đồng thời làm thay đổi cơ cấu đất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất. Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 2010), nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Duy trì được mức tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài; Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực. Các địa phương tiến hành lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn (Đặng Hiếu, 2014). Ở Việt Nam, việc thực hiện Quyết định số: 124/QĐ TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 về quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và các quyết định các vùng sản xuất cụ thể đối với các địa phương trong từng giai đoạn làm thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Theo Ngân hàng Thế giới (2016a) diện tích đất trồng cây lâu năm tăng khoảng 7%/năm, từ 2,2 triệu ha năm 2000 lên 3,8 triệu ha giai đoạn 2011 2013. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng mạnh trong giai đoạn 1990 đến giữa những năm 2000 và sau đó giữ ở mức ổn định 1 triệu ha. Nghiên cứu của Finn Tarp (2017) ở đồng bằng sông Hồng, phần lớn đất nông nghiệp được các hộ sử dụng trong sản https://eng.vn/

https://eng.vn/

29 xuất lúa. Tuy nhiên, cơ cấu diện tích đất lúa đang giảm theo thời gian. Thay vào đó, ngày càng nhiều đất nông nghiệp được dùng để trồng các cây hàng năm khác hay cho các mục đích phát triển khu dân cư. Tại đồng bằng sông Cửu Long diện tích đất sử dụng chủ yếu là đất lúa. Năm 2014, 60% diện tích đất nông nghiệp được dùng để sản xuất lúa. Hiện tại, chưa thấy có một xu hướng rõ ràng nào về chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực này. g. Chính sách liên kết, hợp tác trong nông nghiệp Việc thực thi chính sách liên kết, hợp tác trong nông nghiệp là yếu tố thay đổi hiện trạng phân bố từ manh mún đất nông nghiệp sang hướng tập trung đất nông nghiệp quy mô lớn. Hiện nay, ở Việt Nam các chính sách chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp cùng với Luật HTX, hợp tác, liên kết là các khung pháp lý cơ bản cho việc quyết định liên kết sản xuất của hộ nông dân dưới hình thức hợp tác liên kết, tổ chức nông dân, nông dân với doanh nghiệp (Oxfam, 2015). Các mô hình sản xuất được nhân rộng, các mô hình hợp tác, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng, liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn giữa doanh nghiệp với HTX, tổ đội sản xuất hoặc trực tiếp với nông dân,... được hình thành (Đặng Hiếu, 2014). Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả hợp tác đã xây dựng các nhóm hợp tác tác của các hộ sản xuất lúa trong diện tích gần 40.000 ha cánh đồng lớn của Công ty (Đặng Hiếu, 2016) 2.1.5.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật a. Sự phát triển của thị trường đất đai Việc tự do hóa thị trường đất đai sẽ dẫn tới sự tập trung tài sản đất đai vào một số chủ sở hữu có điều kiện kinh tế cao hơn, người không có ruộng đất và các hộ gia đình sản xuất nhỏ sẽ khó tiếp cận đất đai. Bằng chứng phân bố đất nông nghiệp ở Paraguay là kết quả của hoạt động của thị trường đất đai. Trong trường hợp này, đất đai tập trung trong tay những nhà sản xuất, các hộ sản xuất nhỏ không thể mua được đất. Nhìn chung, thị trường là yếu tố tác động hình thành nên quy mô đất nông nghiệp khác nhau (Alain de Janvry & cs., 1997). Ở Việt Nam, năm 2013, Luật Đất đai cho phép mua, bán đất đai là cơ sở tăng cường sự phát triển của thị trường đất đai. Luật quy định một số hạn chế về thời hạn quyền sử dụng đất, diện tích đất cho mỗi hộ gia đình, lựa chọn các loại cây trồng, trao đổi và chuyển giao đất (OECD, 2015).

30 b. Thị trường nông sản (cầu, cung nông sản trong nước, quốc tế) Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp. Các cải cách kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, bao gồm phi tập thể hóa nông nghiệp vào năm 1988 và ban hành quyền sử dụng đất năm 1993, tạo điều kiện cho việc đáp ứng nhanh về cung đối với nhu cầu nông sản trong nước và quốc tế tăng trong những năm 2000. Kết quả là sản xuất nông nghiệp tăng hơn gấp ba lần về khối lượng giữa năm 1990 và năm 2013, vượt tất cả các đối thủ cạnh tranh chính tại Châu Á. Trong đó, ngành thực phẩm hòa nhập tốt với các thị trường quốc tế. Năng suất của tổng yếu tố ngành nông nghiệp Việt Nam (TFP) tăng mạnh và duy trì ổn định trong giai đoạn 1990 2010 (bình quân tăng 2,65% mỗi năm). Trước năm 1990 nước ta không phải là một đối trên thị trường hàng hóa nông sản thế giới. Giai đoạn 2011 2013, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về hạt điều và hạt tiêu đen, thứ hai về cà phê và sắn, thứ ba về gạo và thủy sản, và thứ năm về cao su tự nhiên (OECD, 2015). Việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản này buộc người sản xuất phải thay đổi cách thức sản xuất truyền thống, tự cấp, tự túc với quy mô đất đai nhỏ thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Từng bước hình thành quy mô đất nông nghiệp lớn. Có thể nói, khi nhu cầu phát triển thị trường càng lớn, cách thức cung ứng thay đổi, yêu cầu sản phẩm ngày càng cao sẽ là các yếu tố làm thay đổi cách thức sử dụng đất nông nghiệp của hộ, hình thành hiện trạng quy mô đất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của hộ. c. Gia tăng của thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp Sự chuyển đổi các hoạt động nông nghiệp sang hoạt động ngoài nông nghiệp được thể hiện qua cơ cấu thu nhập. Mức độ thay đổi cơ cấu thu nhập hộ gia đình nông thôn có sự khác biệt. Khoảng cách thu nhập ngay tại địa bàn nông thôn cũng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm 20% nghèo nhất- nhóm này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiêp là chính và 20% giàu nhất đã tăng từ 6 lần (2002) lên 8 lần (2012). Hiện nay, khoảng cách này ngày càng tăng (Ngân hàng Thế giới, 2016b). Vì vậy, có sự dịch chuyển lao động là một tất yếu. Có thể nói, lao động nông nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Ở nhiều nước nơi mà giai đoạn đầu phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp và phần trăm GNP có nguồn gốc từ lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu người dân phụ thuộc kinh tế vào đất. Khi công nghiệp hóa bắt đầu, tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp suy giảm, cơ hội việc làm được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp và sự di dân ra ngoài nông nghiệp sẽ xuất hiện (Anastasios, 1993).

https://eng.vn/

31 Sự di dân này sẽ cắt giảm đất đai được sử dụng bởi các hộ chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp sang người nông dân còn lại. Vì vậy, quy mô đất hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tăng. d. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp Khoa học công nghệ là yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp và phân bố đất nông nghiệp. Sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp tạo ra các tác động đến phân bố đất nông nghiệp như sau: Tác động tích cực: Thứ nhất, Các yếu tố đầu vào sản xuất giá rẻ. Thứ hai, sự chuyển đổi sang hệ thống sản xuất kỹ thuật cao phức tạp hơn sẽ tạo ra sự phân công lao động, tăng năng suất lao động, tăng giá trị lao động, giảm nhanh số giờ làm việc hàng tuần. Khi nguồn vốn thay thế lao động con người giảm, giá tương đối của nguồn vốn này giảm. Sự giảm này dẫn đến sự giảm giá hàng hóa và dịch vụ, tăng lương thực. Trong thời gian dài, quá trình này tạo ra nhu cầu lớn hơn cho hàng hóa mới và các dịch vụ mới. Thứ ba, Đất đai trở nên ít quan trọng hơn do sử dụng những vật liệu thay thế Thứ tư, Tạo ra thực phẩm biến bổi gene. Bên cạnh đó, còn gây tác động tiêu cực đó là gia tăng thất nghiệp do các công nghệ tiết kiệm lao động sẽ làm giảm cầu về lao động và những người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ không được sử dụng. Điều này sẽ gây nguy cơ tụt hậu đối với các nước có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động kém. Sự chênh lệch giàu nghèo của tầng lớp được coi là “sáng tạo” nhất so với những lao động “tay chân” là rất lớn và xuất hiện một bộ phận nông dân mất đất do kỹ thuật lạc hậu (Nguyễn Thị Dung & cs., 2018). Các nỗ lực điều chỉnh cơ giới hóa phù hợp với quy mô nhỏ: Quy mô đất đai nhỏ là một yếu tố cản trở đối với cơ giới hóa đối với nông nghiệp nông thôn, thực tế cho thấy nhiều nước châu Á đã đưa máy móc nông nghiệp phù hợp với quy mô nhỏ vào sử dụng. Bên cạnh việc sở hữu máy móc các hình thức thuê máy móc cũng cho phép các nông hộ có diện tích canh tác nhỏ có thể ứng dụng cơ giới hóa ở một mức hiệu quả nhất định (Alain de Janvry & cs., 1997). 2.1.5.3. Các yếu tố tâm lý, xã hội Ở các nước châu Á, tồn tại một thực tế phổ biến là các hộ gia đình có quy mô sử dụng đất đai nhỏ sống không phụ thuộc vào thu nhập từ nông nghiệp mà chủ yếu thu nhập từ nguồn phi nông nghiệp. Khi thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp không là nguồn thu nhập chính, thì động cơ tích tụ đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là không đặt ra một cách cấp thiết đối với họ. Vấn đề đặt ra tiếp theo là, trong khi nguồn thu nhập chính không từ đất đai, thì xu hướng phổ biến đối với các hộ gia đình vẫn là giữ lại đất đai, thay vì chuyển nhượng nó cho những người chuyên sản xuất nông nghiệp (chẳng hạn, các chủ trang trại lớn hoặc các công ty nông nghiệp) vì các ba lý do như sau: Một là, đối với nông dân nhiều nước châu Á, ngay cả khi đất đai không phải là nguồn sống chính, thì tâm lý phổ biến vẫn là giữ quyền sở hữu https://eng.vn/

32 đất đai, thay vì bán đi để tập trung cho các ngành nghề phi nông nghiệp. Hay nói cách khác giữ lại đất là tâm lý phổ biến, nằm ngoài lý do kinh tế. Người nông dân cảm thấy có lỗi nếu không để lại quyền thừa kế đất đai cho con cháu. Thêm vào đó, đất đai thừa kế, ngay cả khi được tích tụ ở đời trước, thì vẫn có thể lại được chia nhỏ để phân chia cho đời sau trong gia đình. Hai là, giữ lại đất đai là lựa chọn “khôn ngoan” với kì vọng đất đai tăng giá trong tương lai, hay nói cách khác đầu cơ đất đai là một động cơ đối với các hộ gia đình. Thêm vào đó, sở hữu đất đai cũng là một phương tiện để thế chấp vay vốn cho các hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình. Ba là, đất đai được coi là phương tiện bảo hiểm, phòng rủi ro khi các nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp, nhất là các loại công nghiệp bán thời gian của những người nông dân là không chắc chắn. Đất được họ giữ lại, coi là một nguồn dự phòng, bảo hiểm trong trường hợp “thất cơ lỡ vận” khi gặp rủi ro với các thu nhập ngoài nông nghiệp bởi ít nhất, khi đó, họ có thể quay về với sản xuất nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm (Nguyễn Quang Hà, 2017). 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH Những hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ chiếm khoảng một nửa hộ nghèo trên thế giới. Quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình nhỏ vẫn chiếm ưu thế ở các khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển, và đất nông nghiệp phân bố không đều giữa các hộ gia đình nông thôn (Mugera & cs., 2015). Những năm 1960, khu vực châu Á được đặc trưng bởi phân bố đất nông nghiệp quy mô nhỏ. Quy mô này rất phù hợp với lao động gia đình và trong việc kiểm soát quá trình sản xuất. Tuy nhiên, quy mô nhỏ là yếu tố hạn chế phát triển cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Vào những năm 1970 và 1980, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, một số nước đã thúc đẩy tăng quy mô đất nông nghiệp trong các trang trại. Điều này là nguyên nhân làm cho giá đất nông thôn tăng, một số bộ phận nông dân chuyển sang nghề phi nông nghiệp, giảm khả năng tiếp cận đất nông nghiệp. Từ đó, dẫn đến sự mâu thuẫn về sử dụng lao động trong công nghiệp và nông nghiệp. Ngược với quy mô sản xuất nhỏ ở Châu Á, hệ thống dồn điền, phát triển sản xuất hàng hóa lớn tại các nước trong khu vực Châu Mỹ La tinh đã tạo ra quy mô sản xuất lớn, tạo điều kiện cơ giới hóa và đưa công nghệ làm tăng năng suất, hiệu quả sử dụng đất. Từ đó, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tập trung đất nông nghiệp quá mức gây ra tình trạnh phân hóa xã hội tạo ra sự bất bình đẳng trong khu vực nông thôn (Fan, 2004). Một số kinh nghiệm về diễn biến phân bố đất nông nghiệp sau đây được chọn lọc từ các nước châu Á có điều kiện đất đai và văn hóa, xã hội tương đồng với Việt Nam. https://eng.vn/

2.2.1.2. Trung Quốc Hộ gia đình Trung Quốc sử dụng quy mô đất nông nghiệp nhỏ và manh mún. Năm 2015, bình quân diện tích đất trồng trọt Trung Quốc khoảng 0,092 ha/người, chỉ bằng 40% mức bình quân của thế giới. Quốc gia này có gần 4,7 triệu ha diện tích đất nông nghiệp được coi là đất dự trữ sản xuất nông nghiệp. Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đất nông nghiệp Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp (khoảng 70 triệu nông dân mất đất). Điều này là nguyên nhân làm gia tăng sự manh mún đất nông nghiệp hộ gia đình. Ruộng đất hộ gia đình ở Trung Quốc manh mún, mỗi nông hộ sử dụng một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 ha/hộ gia đình, bằng 1/4 bình quân thế giới. Vì vậy, https://eng.vn/

33 2.2.1. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình một số nƣớc trên thế giới 2.2.1.1. Nhật Bản Trước chiến tranh thế giới thứ hai, một phần ba trong số những tá điền Nhật Bản không có đất để sản xuất nông, họ phải thuê mướn các mảnh đất nhỏ của địa chủ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để khắc phục quy mô nhỏ Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách cải cách ruộng đất dưới hình thức phân chia lại đất canh tác, giúp các hộ có đất để sản xuất năm 1945 và 1948. Việc thực hiện chính sách này đã tạo động lực kích thích mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp (Toshihiko Kawagoe & cs ). Năm 1975, Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện. Chương trình này đã khuyến khích các hộ sản xuất riêng lẻ với quy mô sản xuất nhỏ tập trung đất đai với quy mô lớn hơn nhằm tạo điều kiện đưa kỹ thuật hiện đại vào sản xuất hàng hóa lớn. Năm 1995 số lượng nông trại gia đình giảm 791 nghìn (18,7%) so với năm 1985 (Nguyễn Hồng Thư, 2013). Mặc dù Nhật Bản đã sử dụng chính sách tác động vào phân bố đất đai, song phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình chủ yếu là quy mô nhỏ. Quy mô đất canh tác/hộ của Nhật Bản thấp hơn một số vùng ở Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì sự màu mỡ của đất và nguyên tắc “Người cày có ruộng”. Đất đai ở Nhật Bản thuộc sở hữu tư nhân, để đảm bảo sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản buộc chủ sở hữu đất nông nghiệp phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá 1 năm. Người sở hữu đất không sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn muốn sở hữu đất nông nghiệp có thể ủy thác ngân hàng để cho thuê đất đai. Chính yếu tố này đã “giải phóng”, mở rộng “chiếc áo” hạn điền giúp tăng quy mô đất nông nghiệp theo hướng tập trung đất đai và đảm bảo sự công bằng cho các hộ sản xuất nông nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, giúp các hộ chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi và công khai, minh bạch trong việc thuê, mượn giữa nông dân có đất ủy thác cho ngân hàng và người thuê lại đất từ ngân hàng đất đai… (Phương Đông, 2017).

https://eng.vn/

34 để cải thiện tình trạng manh mún nói trên Chính phủ Trung Quốc đã từng bước thực hiện các chính sách nâng cao thời hạn sử dụng đất, giữ đất canh tác, quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mức bồi thường đất. Hiến pháp Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, nông dân chỉ có “quyền sử dụng” đất nông nghiệp theo hợp đồng thời hạn. Điều đó có nghĩa là chính quyền địa phương có thể thu hồi đất vào bất cứ lúc nào gây ra tâm lý bất ổn đối với người dân nông thôn. Chính vì vậy, khi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra, nông dân ra thành phố kiếm việc làm phải nhờ người thân canh tác những mảnh ruộng họ hoặc bỏ ruộng hoang mà không thể bán đi được. Trong khi đó, nhiều người có vốn, có khả năng lại khó mở rộng quy mô trang trại, vì luật pháp không cho phép mua bán đất, cách giải quyết của họ là chuyển sang thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết các bất hợp lý nói trên việc cho thuê đất nông nghiệp là một giải pháp để chuyển lao động nông thôn sang thị trường lao động phi nôngTrongnghiệp.bối cảnh dân số ngày càng gia tăng, thì sản lượng lương thực khó có thể tiếp tục tăng một khi Trung Quốc không còn khả năng mở rộng diện tích canh tác trong tương lai. Do đó, để dảm bảo phân bố đất nông nghiệp hợp lý đảm bảo công bằng trên phương diện bảo vệ đầy đủ quyền lợi của nông dân cũng như đảm bảo an ninh lương thực, Trung Quốc thực thi chế độ bảo hộ ruộng đất, bảo hộ quyền tự chủ kinh doanh của nông dân, bồi thường thích đáng cho các trường hợp người dân bị chiếm dụng ruộng đất. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, nhưng quyền sản xuất kinh doanh nằm trong tay nông dân và quyền của họ được bảo đảm, không thay đổi. Do thời hạn thuê đất ngắn nên người nông dân Trung Quốc vẫn không thể sử dụng đất làm phương tiện thế chấp để vay vốn ngân hàng và đầu tư tăng gia sản xuất. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã quyết định đưa ra một thay đổi cơ bản. Trước hết là nâng thời hạn quyền sử dụng đất từ 30 năm lên 70 năm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nông dân đầy đủ hơn. Nông dân được phép chuyển nhượng, cho thuê và cầm cố quyền sử dụng mảnh đất của mình để thu lợi nhuận trên thị trường giao dịch ruộng đất. Đối tượng được chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng ruộng đất có thể là cá nhân hoặc công ty. Để hạn chế tình trạng lấy đất nông nghiệp và giảm thiểu manh mún đất nông nghiệp, Trung Quốc quy định việc thu hồi đất nông nghiệp rất ngặt nghèo. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đúng với chiến lược lâu dài và phải nằm trong chỉ giới đỏ. Một số địa phương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp đã phải trả lại cho nông dân để sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, Trung Quốc cũng cho phép nông dân có thể dùng đất canh tác để thế chấp vay vốn ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, từ đó đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững (Lê Xuân Cử, 2015)

35 2.2.1.3. Hàn Quốc Ở Hàn Quốc diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, mặc dù Chính phủ Hàn Quốc có nhiều nỗ lực bảo vệ đất nông nghiệp. Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp Hàn Quốc là 1.698.000 ha chiếm 17% tổng diện tích (biểu 2.1). Trong những năm gần đây, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hàn Quốc có sự thay đổi đáng kể, khoảng 40.000 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang và phần lớn diện tích đất này trở thành khó sử dụng. Ngoài việc không sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 20.000 ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích khác mỗi năm (Jeongbin Im, 2013). Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, cũng như Trung Quốc, để đảm bảo duy trì sự màu mỡ của đất Hàn Quốc chia đất theo nguyên tắc “Người cày có ruộng”. Ở Hàn Quốc đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá một năm. Người sở hữu đất không sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn muốn sở hữu có thể ủy thác ngân hàng cho thuê đất. Khi ủy quyền cho thuê, chủ sở hữu đất sẽ được miễn các loại thuế có liên quan. Đồng thời, Hàn Quốc bỏ hạn điền đất nông nghiệp từ năm 1999 để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, diện tích đất canh tác hiện nay 1,54 ha/hộ lớn hơn Trung Quốc và một số nước trong khu vực (Nguyễn Xuân Định, 2017). Biểu 2.1. Quy mô đất nông nghiệp Hàn Quốc Nguồn: Thống kê Hàn Quốc (2013) 2.2.2. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở Việt Nam Ở Việt Nam, các hộ chủ yếu sử dụng diện tích đất nông nghiệp với quy mô nhỏ dưới 0,5ha, nhóm có quy mô lớn nhất, trên 2 ha, chỉ chiếm dưới 6%. Theo số liệu của WB năm 2016, diện tích đất nông nghiệp sản xuất bình quân đầu người (tính theo số hộ nông lâm thủy sản) của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 0,07 ha, so với Năm https://eng.vn/

36 mức trung bình trong khu vực là 0,09 ha và trung bình trên thế giới là 0,2 ha (Mai Hằng,Phân2019)bố đất nông nghiệp có sự thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. Để đảm bảo công bằng giúp các hộ nông dân có đất sản xuất, Chính Phủ thực hiện chia đất cho các hộ năm 1988. Sự phân chia đất đai được thực hiện theo bình quân theo nhân khẩu và lao động, điều này dẫn tới hiện tượng manh mún đất đai. Luật Đất đai năm 1993 ra đời với chủ trương giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng được tham gia thị trường, hình thành thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Trong 10 năm trở lại đây, để đảm bảo phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn quá trình tích tụ, ruộng đất được thực hiện nhưng có sự khác nhau giữa các vùng (ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi kinh tế hàng hóa phát triển thì sự tích tụ cao hơn so với vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi kinh tế hộ gia đình có quy mô nhỏ là chủ yếu). Tuy nhiên, tích tụ ruộng đất chưa gắn với phân công lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp một cách chặt chẽ: Các trang trại trồng trọt có quy mô trong mức hạn điền hầu như chỉ sử dụng lao động gia đình là chính, kết hợp với thuê máy móc làm đất, gặt đập (ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long), hoặc sử dụng lao động chủ yếu của gia đình kết hợp với thuê lao động cấy, gặt theo thời vụ (ở vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng Bắc Bộ) (Nguyễn Đình Bồng, 2013 và Marsh & cs., 2007). Hiện nay, tại Hà Nam, Hà Nội ở miền Bắc diễn ra một số hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp như sau: Ở Hà Nam, để mở rộng quy mô diện tích đất nông nghiệp, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tỉnh Hà Nam đã thực hiện hình thức: nhà nước (chính quyền cấp huyện, xã...) thuê đất của nhân dân, sau đó chính quyền cấp tỉnh cho doanh nghiệp thuê lại. Thời gian thuê đất 20 năm, mức giá cho doanh nghiệp thuê bằng mức giá chính quyền thuê với người dân. Từ hình thức đó, đến nay, Hà Nam đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, việc hình thành các mô hình còn giải quyết lượng lớn lao động địa phương. Chẳng hạn, dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Công ty Vineco với 179,1ha sau khi đi vào hoạt động, dự án đã tạo việc làm ổn định cho 250 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4 6 triệu đồng/người/tháng... Ở Hà Nội, dù tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh song nơi đây là một trong những nơi tiên phong trong dồn điền đổi thửa. Nhờ dồn điền đổi thửa Hà Nội đã hình thành 154 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô trên 100 ha tại 86 hợp tác xã nông nghiệp thuộc 14 huyện ngoại thành, 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung với quy mô 20ha trở lên, cho giá trị 400 500 triệu đồng/ha/năm, 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung với quy mô 20ha/vùng, cho giá trị 0,5-1,5 tỷ đồng/ha/năm... (Đỗ Minh, 2018).

https://eng.vn/

37 Mặc dù hiện nay, Chính phủ khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất, cho phép các hộ có số lượng đất đai với diện tích lớn hơn thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại để khắc phục tình trạng manh mún và nhỏ lẻ trong phân bố đất nông nghiệp, song quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình Việt Nam giữa các vùng, miền trên phạm vi cả nước đặc biệt là miền Bắc nhìn chung vẫn với đặc tính là nhỏ, bình quân đầu người chỉ dao động khoảng 0,2 hecta (Nguyễn Đình Bồng, 2013 và Marsh & cs., 2007). 2.2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn Từ những thực tiễn nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp trong nước và nước ngoài có thể rút ra bài học như sau: Thứ nhất, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam có quy mô nhỏ, manh mún. Sự phân chia đất công bằng đối với các nông hộ theo diện tích đất tốt (xấu) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân tán, manh mún đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng yếu tố làm giảm quy mô diện tích đất nông nghiệp. Chính vì vậy, khi xem xét đánh giá phân bố đất nông nghiệp cần xác định mức độ, chiều ảnh hưởng của các nguyên nhân trên Thứ hai, các quốc gia có các chính sách đất đai khác nhau. Đất đai có thể là sở hữu của Nhà nước hoặc tư nhân, nhưng nhìn chung, các chính sách giao đất lâu dài ổn định, thế chất bằng quyền sử dụng đất là một trong những yếu tố giúp các hộ nông dân yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với đất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thứ ba, tại các quốc gia tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện thông qua việc khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, liên kết sản xuất, ký hợp đồng ủy thác ngân hàng trong việc thuê đất trong trường hợp chủ thể không có nhu cầu sử dụng đất tạo sự công bằng giữa các hộ trong sử dụng đất nhưng xu hướng này diễn ra còn chậm chạp. 2.2.4. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2.2.4.1. Về kết quả nghiên cứu Quan & Koo (1985) trong nghiên cứu tập trung đất đai trong các hộ sử dụng đồng thời mô hình toán học và dữ liệu chéo đa quốc gia chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập dường như là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong nắm giữ quyền sử dụng đất và ngược lại. Ở các nước kém phát triển, sự tập trung đất đai có ảnh hưởng đến bất công bằng phân bố đất đai Deininger & Squire (1998) trong nghiên cứu: “Con đường mới để nhìn vào vấn đề cũ: Bất công bằng và tăng trưởng” sử dụng dữ liệu chéo trong phân phối thu nhập và đất đai trong phân tích mối quan hệ giữa bất công bằng trong phân phối đất đai lần đầu và tăng trưởng trong dài hạn. Chính sách tăng cường https://eng.vn/

38 đầu tư tổng hợp và tạo điều kiện mua lại đất đai của người nghèo có thể giảm nghèo Trong nghiên cứu của Jayne & cs. (2002) về thu nhập của hộ nhỏ và phân bố đất đai ở Ấn Độ: Ảnh hưởng của chiến lược giảm nghèo, qua khảo sát thu nhập và phân bổ tài sản của các hộ nhỏ ở miền đông và miền nam châu Phi giai đoạn 1990 2000 tại năm quốc gia: Ethiopia, Kenya, Rwanda, Mozambique, và Zambia cho thấy tác động của chiến lược phát triển nông thôn và giảm nghèo trong các khu vực này. Quy mô trang trại ở hầu hết châu Phi đang giảm dần theo thời gian. Nghiên cứu của Xiuqing & Oskam (2005) về “Bồi thường công bằng và hiệu quả trong chuyển đổi đất: Lý thuyết và ứng dụng ở Trung Quốc” đã đưa ra cơ chế phát triển giá trị của chuyển đổi đất nông nghiệp trong quá trình lấy đất. Với sự cân bằng như nhau, sự đền bù công bằng và hiệu quả thu được với giả thuyết của một thị trường hoàn hảo. Thẩm định và sự bồi thường đích đáng là lý thuyết tối ưu cung cấp giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu hụt của thị trường đất đai. Nghiên cứu của Cotula (2006) về tiếp cận đất đai tốt nhất cho người nghèo nông thôn giữa phân bố đất nông nghiệp công bằng và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau Ở Tây Á việc phân bố đất đai công bằng, là cơ sở tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững, loại bỏ hiện tượng bỏ hoang đất, thúc đẩy hiện đại hóa nông thôn và tăng sức mua của nông thôn và nhu cầu địa phương. Việc sử dụng thích hợp của cơ chế thị trường có vai trò quan trọng trong việc thay đổi phân bố đất đai theo hướng tập trung. Tuy nhiên, người nghèo không tiếp cận được đất đai. Kết quả của cải cách ruộng đất trong phân bố đất đai công bằng hơn là nền tảng trong việc tạo ra cơ sở phát triển bền vững. Nhìn chung, việc phân bố lại đất đai đã thúc đẩy ba mối quan hệ với ba mục tiêu khác: Thứ nhất, đạt được tiếp cận đất đai công bằng hơn; Thứ hai, cải thiện công bằng xã hội bởi sự thay đổi cân bằng giữa các nhóm chủ thể khác nhau; Thứ ba, thúc đẩy phát triển nông thôn bởi tăng năng suất nông nghiệp và tạo ra một lớp những hộ nông dân sản xuất nhỏ. Những mục tiêu này thường kết hợp với nhau nhưng chúng cũng có thể mâu thuẫn, tùy vào cách thức cải cách ruộng đất. Đặc biệt, cải thiện công bằng, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng đất có thể phụ thuộc vào mô hình phát triển nông nghiệp, và mở rộng thị trường. Vollrath (2004, 2007) trong nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp và năng suất nông nghiệp quốc tế chỉ ra rằng những cải tiến trong phân bố là nguồn tiềm năng để tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập trên đầu người. Sự phân bố bất công bằng là nguồn phi hiệu quả trong nông nghiệp. Thông qua ước lượng hàm sản xuất, sử dụng hệ số Gini, nghiên cứu cũng cho thấy bất công bằng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ hay mối quan hệ ngược chiều giữa công bằng và hiệu quả. https://eng.vn/

39 Nghiên cứu của Lowder & cs. (2014) về “Chúng ta thực sự biết gì về số lượng và phân bố các trang trại và trang trại gia đình trên toàn thế giới?” sử dụng dữ liệu điều tra dân số thế giới về nông nghiệp, cho thấy một bức tranh về tổng số của các trang trại trên toàn cầu và ở cấp độ quốc gia. Kết quả chỉ ra số lượng trang trại trên thế giới theo quy mô nhỏ. Trong số 570.000 trang trại trên khắp thế giới trong đó có ít nhất 500.000 trang trại gia đình, có 475.000 trang trại quy mô nhỏ hơn 2ha. Phân bố đất nông nghiệp khá bất công ở mức độ toàn cầu nhưng nó ít hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như ở Đông Á, Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc), Nam Á và Châu Phi cận Sahara. Nghiên cứu của Wineman & Liverpool Tasie (2016) về thị trường đất đai và công bằng trong phân bố đất đai ở Tây Bắc Tazania cho thấy thị trường đất đai ảnh hưởng đến phân bố đất đai. Tập trung đất đai diễn ra ở một số người có điều kiện kinh tế khá giả. Nó cũng có thể tăng công bằng thông qua dịch vụ như sự thay thế tiếp cận đất đai bởi sự thừa kế có giới hạn. Nghiên cứu chỉ ra ý nghĩa của cân bằng trong mua và bán đất đai tại Tây Bắc Tanzania. Đặc biệt, những người không được thừa kế tham gia thị trường thuê đất. Kết quả chỉ ra rằng thị trường đất đai địa phương được đặc trưng bởi sự tham gia rộng rãi cuối cùng tăng công bằng trong phân bố đất đai. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hà (2017) về tích tụ đất đai trong nông nghiệp Việt Nam chỉ ra rằng tích tụ ruộng đất xảy ra cùng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa như tất cả các nước châu Á trong thời kỳ 1960 2000. Các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội làm cản trở tích tụ đất đai ở Việt Nam và các nước châu Á. Ảnh hưởng của các yếu tố cản trở tích tụ đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam là rất lớn. Do đó, kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, Việt Nam vẫn còn tồn tại lâu dài của quy mô sử dụng đất nông nghiệp nhỏ 2.2.4.2. Về phương pháp nghiên cứu Bui Le Thai Hanh (2009) sử dụng tiếp cận DEA- phi tham số nhằm ước lượng hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật. Masterson (2007) Mô hình tham số (SFA) và phi tham số (DEA) được sử dụng để đo hiệu quả cho thấy giữa quy mô hộ và hiệu quả có mối quan hệ với nhau. Nguyễn Quang Hà (2009) sử dụng đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) ước lượng đồng thời hàm sản xuất và và hàm hiệu quả sản xuất, trong phân tích các yếu tố quyết định sản lượng đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Mussa (2011) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực qua mô hình DEA phi tham số và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bởi hộ gia đình nhỏ vùng đất cao trung tâm Ethiopia. Kết quả chỉ ra rằng toàn bộ hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi quy mô hộ, kinh nghiệm sản xuất, sự liên kết sản xuất, và chủ hộ. https://eng.vn/

https://eng.vn/

Qua các nghiên cứu cho thấy kết quả phân bố đất nông nghiệp các nước trên thế giới tồn tại theo hai xu hướng: quy mô nhỏ, manh mún và tập trung đất đai. Quy mô nhỏ hộ gia đình vẫn là phổ biến trên thế giới. Sự phân bố này vẫn đang trong tình trạng bất công bằng. Bất bình đẳng trong phân bố đất nông nghiệp tác động tiêu cực trên các các khía cạnh quan trọng của kinh tế phát triển, thể chế, phát triển tài chính và đói nghèo. Giữa phân bố đất đai công bằng hơn và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau. Kết quả của cải cách ruộng đất trong phân bố đất đai công bằng hơn là nền tảng trong việc tạo ra cơ sở phát triển bền vững quy mô hộ có vai trò quan trọng, những cải tiến trong phân bố đất nông nghiệp là nguồn tiềm năng để tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập trên đầu người. Thị trường đất đai có thể ảnh hưởng đến phân bố đất đai. Các tác giả Jayne & cs. (2002), Vollrath (2004, 2007), UN (2008) sử dụng Hệ số Gini để đánh giá công bằng. Các tác giả Bui Le Thai Hanh (2009), Nguyễn Quang Hà (2009), Mussa (2011), Chepng’Etich (2013), Huikun Hong & cs. (2017) sử dụng phương pháp phân tích đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) và phân tích đường bao dữ liệu (DEA), chỉ số TFP, mô hình hồi quy Tobit trong đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả. Có thể nói, các nghiên cứu của các học giả chỉ nghiên cứu một khía cạnh của phân bố đất nông nghiệp, hiện chưa có một nghiên cứu toàn diện về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Vì vậy, nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để thấy được thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố hộ gia đình thông qua sử dụng hệ số Gini trong đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp, mô hình Probit trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mua/ đấu thầu, thuê/mượn một trong những con đường phân bố lại đất nông nghiệp hộ gia đình. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong xác định các yếu tố đánh giá công bằng trong phân bố và phương pháp đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) trong phân tích mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Chỉ ra, mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra các giải pháp phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình.

40 Chepng’Etich (2013) sử dụng phân tích đường giới hạn (SFA) và đường bao dữ liệu (DEA) với các biến đầu vào là đất đai, lao động và vốn, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập của hộ, sự tiếp cận tài chính,… trong phân tích thực trạng và hiệu quả của các nông dân sản xuất nhỏ.

41 TÓM Ắ Ầ

T

T PH

Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được hiểu là sự phân chia diện tích đất nông nghiệp giữa các chủ thể sử dụng đất là các hộ gia đình. Phân bố này được đo bởi diện tích và tỷ trọng diện tích của hộ, nhóm hộ giữa các vùng, các loại hình sử dụng đất và ngành nghề trong tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng, của địa phương và quốc gia. Một sự phân bố hợp lý là sự phân bố trong đó đảm bảo công bằng đối với chủ thể sử dụng đất và đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Phân bố đất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng Đối với hộ gia đình, phân bố đất nông nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất phân bố đất nông nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Đối với cộng đồng, phân bố đất nông nghiệp góp phần phát triển cộng đồng. Đối với xã hội, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình đảm bảo công bằng xã hội. Đặc điểm của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình mang tính lịch sử, tính kinh tế, xã hội, văn hóa và thể chế. Phân bố đất nông nghiệp có vị trí trung tâm trong phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phân bố là: Thứ nhất, chính sách, thể chế; Thứ hai, kinh tế, kỹ thuật; Thứ ba, tâm lý, xã hội. Nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở một số nước rút ra một số bài học: Thứ nhất, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam có quy mô nhỏ, manh mún. Sự phân chia đất công bằng đối với các nông hộ theo diện tích đất tốt (xấu) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân tán, manh mún đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng yếu tố làm giảm quy mô diện tích đất nông nghiệp. Chính vì vậy, khi xem xét đánh giá phân bố đất nông nghiệp cần xác định mức độ, chiều ảnh hưởng của các nguyên nhân trên. Thứ hai, các quốc gia có các chính sách đất đai khác nhau. Đất đai có thể là sở hữu của Nhà nước hoặc tư nhân, nhưng nhìn chung, các chính sách giao đất lâu dài ổn định, thế chất bằng quyền sử dụng đất là một trong những yếu tố giúp các hộ nông dân yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với đất nông nghiệp. Thứ ba, tại các quốc gia tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện thông qua việc khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, liên kết sản xuất, ký hợp đồng ủy thác ngân hàng trong việc thuê đất trong trường hợp chủ thể không có nhu cầu sử dụng đất nhưng xu hướng này diễn ra còn chậm chạp. https://eng.vn/

N 2

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ

ĐIỂM

42 U 3.1. ĐẶC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang 3.1.1.1. Vị trí địa lý Bắc Giang nằm ở tọa độ: từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút độ vĩ Bắc, từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 2 phút độ kinh Đông. Bắc Giang là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Tỉnh có vị trí nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam và cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc của Bắc Giang giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh giáp thành phố Hà Nội và Thái Nguyên Phía Nam và Đông Nam của tỉnh giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Giang hiện có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó, có 230 xã, phường và thị trấn (gồm: 204 xã, 10 phường và 16 thị trấn). Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi được chia thành: vùng miền núi có núi cao và vùng miền núi có núi thấp. Vùng miền núi của tỉnh có 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2018) Diện tích vùng núi chiếm 72% diện tích toàn tỉnh với đặc điểm chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu https://eng.vn/

Đặc

3.1.1.2. Khí hậu Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông có khí hậu khô, lạnh. Mùa hè khí hậu nóng, ẩm. Mùa xuân và độ ẩm trung bình trong năm là 83%. Một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh khoảng 1.533 mm. Trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9, tỉnh có mưa nhiều hơn. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Chế độ gió của tỉnh cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa hè) và gió Đông Bắc (mùa đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa đông. Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. 3.1.1.3. Tài nguyên đất Năm 2018 Bắc Giang có 389.558,57 ha đất tự nhiên (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, 2018). Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm chính: Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này được phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày. - Nhóm đất bạc màu: Là loại đất bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa. Đây là nhóm đất bằng, nghèo đạm, lâm, giàu ka-li, tơi, xốp, thoát nước tốt, thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt như: Khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ, kẹp giữ các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với các loại cây trồng như: Ngô, đậu, đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

https://eng.vn/

43 vực còn rừng tự nhiên. Đặc biệt, vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc... Bên cạnh đó, địa hình đồi núi thấp còn thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷVùngsản.trung du của tỉnh chiếm 28% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có đặc điểm là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Đây là nơi có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

44 Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Loại đất này thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái Nguyên. - Nhóm đất xói mòn: Loại đất này có đặc điểm là tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài các nhóm đất trên, tỉnh Bắc Giang còn có diện tích núi đá bằng. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Bắc Giang 3.1.2.1. Về kinh tế Giai đoạn 2015 2019 Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể. Tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh tăng bình quân 14,03%. Trong đó, khu vực nông, lâm thủy sản bình quân tăng nhẹ 0,54%. Khu vực CN XD có tốc độ tăng là 22,364%. Khu vực TM DV tăng bình quân 7,21% (biểu 3.1, bảng phụ lục 2.7). Biểu 3.1. Tổng sản phẩm tại Bắc Giang theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015- 2019 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2015 2019) Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế song sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của tỉnh. Trong sản xuất nông nghiệp tỉnh đã xác định sản phẩm nông sản thế mạnh đặc thù là: 5 cây (lúa chất lượng, lạc, vải thiều, rau chế biến rau an toàn, cây gỗ) và 03 con (lợn, cá, gà). Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng một số vùng sản xuất rau quả hàng hóa tập trung như: Vải thiều Lục Ngạn, lúa thơm Yên Dũng, lạc giống Tân Yên, nấm Lạng Giang, cam đường Canh, bưởi Diễn Lục Ngạn, rau cần Hiệp Hòa, chè Yên Thế, hoa cây cảnh thành phố Bắc Giang. Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn và gà đồi Yên Thế là 2 sản phẩm hàng hóa không những có thương hiệu ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. https://eng.vn/

45 3.1.2.2. Về xã hội Bắc Giang là vùng đất với 20 dân tộc, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán Dìu... Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở các xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên. Văn hóa Bắc Giang phong phú và đa dạng. Điều này thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc và các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống. Dân số Bắc Giang đứng thứ 12 trong toàn quốc. Dân số Bắc Giang giai đoạn 2015 2019 tăng bình quân 2,085%. Biểu 3.2. Dân số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 2019 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2015 2019) Biểu 3.3. Số lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2015 2019) https://eng.vn/

https://eng.vn/

46 Lực lượng lao động tại Bắc Giang chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng dân số (khoảng 60%). Lực lượng này không ngừng gia tăng, giai đoạn 2015 2019 bình quân tăng 1,60%, và lực lượng lao động trong nông thôn tăng 0,85%. Biểu 3.4. Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2019 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2005 2019) Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên (gần 80% diện tích đất tự nhiên). Giai đoạn 2005 2019, do nhu cầu đất canh tác gia tăng nên diện tích đất khác được chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp và việc điều chỉnh diện tích đất đai do sử dụng công nghệ giúp đo đạc bản đồ địa chính chính xác hơn. Điều này là nguyên nhân diện tích đất nông nghiệp của tỉnh tăng. Giai đoạn 2016- 2019, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm. Sở dĩ, diện tích đất nông nghiệp giảm trong giai đoạn này là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cho mục đích công nghiệp hóa và đô thị hóa. Điều này là xu thế chung trong cả nước. Kết quả thống kê trong điều tra tổng điều tra đất đai với các mốc thời gian 2005, 2010, 2015 chỉ ra sự biến động đất nông nghiệp trong thời kỳ 10 năm 2005 2015. Giai đoạn 2005 2015, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung và các vùng nói riêng có sự dao động lên xuống nhưng về cơ bản diện tích đất này có biến động tăng. Bình quân diện tích đất nông nghiệp tăng 8,37%. Trong đó, đất nông nghiệp vùng trung du tăng 11,1%, diện tích vùng miền núi tăng 8,07% (bảng phụ lục 2.1).

ụng

ủ thể

ồn:

47 Diện tích đất nông nghiệp theo từng loại hình sử dụng đất có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 2015 Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng nhiều nhất, bình quân cả giai đoạn tăng 39,30%, năm 2005 là 4.226,58 ha, đến năm 2015 tăng 8.201,75 ha. Ngược lại, diện tích đất nông nghiệp khác (gồm đất trồng cỏ, đất làm truồng trại chăn nuôi,…) có xu hướng giảm (bảng phụ lục 2.2). Trong 10 năm (2005 2015), nếu phân đất nông nghiệp theo chủ thể quản lý và sử dụng, thì diện tích đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 2015, diện tích do các hộ gia đình sử dụng là 85,08% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất do các tổ chức sử dụng là 14,90% và 0,02% diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất cộng đồng dân cư sinh sống (Bảng phụ lục 2.3). Đất nông nghiệp Bắc Giang do các chủ thể: hộ gia đình, trang trại, HTX và doanh nghiệp sử dụng. Các chủ thể có sự biến động trong giai đoạn 2006- 2016. Số hộ nông lâm thủy sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 2016 có xu hướng giảm. Bình quân số hộ nông lâm thủy sản giảm 11,33%. Các doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Số doanh nghiệp bình quân tăng là 66,67% giai đoạn 2011 2016. Trong khi đó, số HTX và trạng trại có xu hướng giảm trong cùng giai đoạn (bảng phụ lục 2.4). Biểu 3.5. Số hộ, số trang trại, số HTX và doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2016 Ngu C c Th ng kê Bắc Giang (2006 2016) Nhìn chung, B c Giang có di tích đất nông nghi p chi m t l l n, l c lượng lao động d i dào, ch chính s d đất nông nghi p là các h gia đình

ế

ện

050.000100.000150.000200.000250.000300.000350.000400.000450.000 https://eng.vn/

https://eng.vn/

48 nông thôn (gồm: hộ nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và các hộ khác là các hộ có nguồn thu từ lương trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và nghề phụ) có xu hướng tăng 41.294 hộ, bình quân tăng 5,26% trong giai đoạn 2006 2016 (bảng phụ lục 2.5). Cũng trong cùng giai đoạn, số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số hộ nông, lâm thủy sản, (gần 99% tổng số hộ nông, lâm, thủy sản) (biểu 3.6). Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp Bắc Giang lớn (bảng phụ lục 2.2) nhưng số hộ lâm nghiệp trong tổng số hộ nông chiếm tỷ lệ nhỏ gần 1% tổng số hộ nông, lâm, thủy sản. Biểu 3.6. Cơ cấu số hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Bắc Giang giai đoạn 2006 2016 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2006 2016) Biến động đất nông nghiệp hộ gia đình giai đoạn 2005 2015 (bảng phụ lục 2.6a, 2.6b, 2.6c) chỉ ra rằng đất sản xuất nông nghiệp là loại đất chủ yếu được các hộ gia đình sử dụng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản huyện Việt Yên lớn nhất vùng trung du, huyện Lạng Giang có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng miền núi thấp, huyện Lục Ngạn có diện tích đất trồng cây ăn quả có diện tích lớn nhất vùng miền núi cao và toàn tỉnh (bảng 3.1)

Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 492,13 4,95 609,63 6,56 1.163,92 10,34 123,88 190,92 153,79 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 7,25 0,07 25,32 0,27 44,38 0,39 349,24 175,27 247,41

2. Vùng miền núi Ha 155.747 87,26 177.304 88,97 227.876,52 88,57 113,84 128,52 120,96 2.1. Vùng núi có núi thấp Ha 36.355,76 23,34 38.453,73 21,69 46.090,24 20,23 105,77 119,86 112,59 Huyện Lạng Giang Ha 12.754,31 35,08 14.081,25 36,62 17.759,50 38,53 110,40 126,12 118,00

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 891,27 8,96 601,70 6,48 676,35 6,01 67,51 112,41 87,11

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 11.589,42 90,87 12.185,73 86,54 14.753,22 83,07 105,15 121,07 112,83

Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 10,97 0,03 14,55 0,03 174,67 0,28 132,63 1,200,45 399,03

49 Bảng 3.1. Đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng và theo vùng giai đoạn 2005 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện (ha)tích Tỷ lệ (%) 10/05 15/10 BQ Tổng diện tích đất nông nghiệp Ha 178.484 100,00 199.280 100,00 257.276 100,00 111,65 129,10 120,06

Diện tích trồng cây hàng năm Ha 8.838,85 76,27 9.323,18 76,51 10.285,45 69,72 105,48 110,32 107,87 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 2.750,57 23,73 2.862,55 23,49 4.467,77 30,28 104,07 156,08 127,45 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 911,59 7,15 1.492,16 10,60 2.255,80 12,70 163,69 151,18 157,31 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 253,29 1,99 400,62 2,85 748,22 4,21 158,17 186,77 171,87 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0,01 0,00 2,74 0,02 2,25 0,01 27.400,00 82,12 1.500,00 2.2. Vùng núi có núi cao Ha 119.391,43 76,66 138.850,65 78,31 181.786,28 79,77 116,30 130,92 123,39 Huyện Lục Ngạn Ha 41.512,76 34,77 46.992,48 33,84 61.878,59 34,04 113,20 131,68 122,09 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 26.465,06 63,75 27.339,52 58,18 31.755,00 51,32 103,30 116,15 109,54 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 5,578.34 21,08 5.741,77 21,00 5.089,05 16,03 102,93 88,63 95,51 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 20.886,72 78,92 21.597,75 79,00 26.665,95 83,97 103,40 123,47 112,99

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 15.036,73 36,22 19,638.41 41,79 29.948,30 48,40 130,60 152,50 141,13

Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0 0,00 0,00 0,00 0,62 0,00 - -Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang (2005- 2015) 49 https://eng.vn/

1. Vùng trung du Ha 22.737 12,74 21.975 11,03 29.399,03 11,43 96,65 133,78 113,71 Huyện Việt Yên Ha 9.944,84 43,74 9.289,22 42,27 11.253,36 38,28 93,41 121,14 106,38 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 8.554,18 86,02 8.052,57 86,69 9.368,71 83,25 94,14 116,34 104,65 - Diện tích trồng cây hàng năm Ha 8.335,80 97,45 7.499,42 93,13 8468,48 90,39 89,97 112,92 100,79 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 218,38 2,55 553,15 6,87 900,25 9,61 253,30 162,75 203,04

50 3.1.3. Đánh giá chung 3.1.3.1. Thuận lợi Địa hình Bắc Giang đa dạng với các nhóm đất khác nhau, cùng với khí hậu thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng. Tình hình kinh tế tỉnh có bước tăng trưởng đáng kể phát triển. Dân số của tỉnh đứng thứ 12 trong toàn quốc, với lực lượng lao động dồi dào chiếm 60% tổng dân số. Mặc dù cơ cấu ngành có sự thay đổi thiên về công nghiệp và dịch vụ nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của tỉnh. Trong tổng diện tích đất tự nhiên có 80% diện tích đất nông nghiệp. Tỉnh có một số sản phẩm nông sản mang tính đặc trưng của vùng như: vải thiểu, cây ăn quả có múi, gà đồi,… Đây là điều hết sức thuận lợi cho xây dựng các vùng chuyên canh. Bên cạnh đó, vị trí địa lý của tỉnh thuận lợi trong phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng, các tỉnh Đông Bắc Việt Nam và với các tỉnh thành khác trong cả nước và với các tỉnh của Trung Quốc. Nhờ vị trí địa lý đó, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng về đất, về rừng và nguồn lực con người. 3.1.3.2. Khó khăn Tỉnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp còn chậm. Quy mô sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nhỏ, hộ gia đình Năm 2015, các hộ gia đình sử dụng 85,08% diện tích đất nông nghiệp Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, chất lượng nông sản sức cạnh tranh thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chưa hiệu quả. Một bộ phận dân cư xuất thân từ các nông nghiệp có xu hướng chuyển sang ngành nghề khác, ngoài nông nghiệp. Vì vậy, số hộ nông nghiệp có xu hướng giảm, cùng với số lao động nông nghiệp có xu hướng già hóa. Điều này gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận 3.2.1.1. Tiếp cận thể chế Theo Douglas North thể chế là các ràng buộc do con người tạo ra có cấu trúc tương tác chính trị, kinh tế và xã hội. Nhà kinh tế học Depak Lal đưa ra cơ sở hạ tầng thể chế… bao gồm các ràng buộc không chính thức như tiêu chuẩn văn hóa (McCloskey, 2009). Nghiên cứu tiếp cận thể chế để thấy được những tác động của thể chế đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. 3.2.1.2. Tiếp cận thị trường Theo Zvi Lerman & Shagaida (2005) các giao dịch thị trường đất đai liên https://eng.vn/

51 quan đến việc mua và bán chuyển giao quyền sở hữu pháp lý, cho thuê giao dịch có liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng từ chủ sở hữu cho người thuê mà không thay đổi quyền sở hữu. Ở Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp như chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, thị trường đất nông nghiệp vẫn yếu ớt, dường như thị trường cho thuê đất kém hơn rất nhiều so với thị trường chuyển nhượng đất nông nghiệp Chính quyền địa phương đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy giao dịch đất nông nghiệp giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế (Vy Hương, 2017). Việc tiếp cận thị trường giúp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. 3.2.1.3. Tiếp cận vùng Tỉnh Bắc Giang được phân thành 2 tiểu vùng: i) Miền núi trong đó có vùng núi thấp và vùng núi cao; ii) Trung du có đồng bằng xen kẽ (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016). Trong quá trình phân bố đất đai ở mỗi vùng có đặc điểm không giống nhau chính vì vậy đòi hỏi cần có những giải pháp riêng cho mỗi vùng, phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng vùng. Bởi vậy, khi phân tích và đánh giá phân bố đất nông nghiệp cần phải xem xét từng vùng, từ đó đưa ra gợi ý chính sách phù hợp với từng vùng trong toàn tỉnh. 3.2.1.4. Tiếp cận chủ thể sử dụng đất Chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất (Quốc hội, 2013). Nghiên cứu tiếp cận chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp để thấy được quy mô đất nông nghiệp hộ sử dụng, các loại hình đất đai của hộ theo các vùng. Trên cơ sở đánh giá phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình để thấy được quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình, công bằng và các nhân tố ảnh hưởng, hiệu quả kinh tế sử dụng đất hộ gia đình. 3.2.1.5. Tiếp cận có sự tham gia Trong suốt quá trình hoạt động thực hiện đề tài, từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến đề xuất giải pháp phân bố đất nông nghiệp nhằm đảm bảo hài hòa hai mục tiêu công và và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp. Đề tài sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của cán bộ lãnh đạo ở địa phương (lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Sự tiếp cận được thực hiện thông qua phỏng vấn bán cấu trúc, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu tình huống (case study) nhằm thu thập các thông tin thứ cấp trong phân tích.

https://eng.vn/

52 3.2.2. Khung phân tích GIẢI PHÁP HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH PHÂN BỐ HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng THỰC TRẠNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế - Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình Chính sách hỗ trợ đất sản xuất trong chương trình xóa đói giảm Chínhnghèosách công nghiệp hóa, đô thị hóa Chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Chính sách liên kết, hợp tác trong nông nghiệp Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp giữa các hộ phân theo ngành nghề 52

Các yếu tố tâm lý, xã hội Kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật - Sự phát triển của thị trường chuyển nhường quyền sử dụngđất (thị trường đất đai) - Thị trường nông sản Gia tăng của thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp Sự phát triển của khoa học công nghệ trong nông nghiệp Đánh giá tính hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đìnhĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình gắn với quy mô đất nông nghiệp Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình https://eng.vn/

53 Khung phân tích khái quát hóa nội dung nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Trong đó, nội dung chính gồm: (1) Phân tích thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình để chỉ ra hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng, theo loại hình sử dụng đất, giữa các hộ phân theo ngành nghề, kết quả phân bố. (2) Đánh giá tính hợp lý trong phân bố dựa trên tỉnh công bằng, tính hiệu quả và mối quan hệ giữa chúng. (3) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, từ đó, đưa ra các giải pháp phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình. 3.2.3. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Căn cứ vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu về đất đai, địa hình và kinh tế xã hội tác giả phân tích, lựa chọn dựa trên các tiêu chí địa hình phân thành hai tiểu vùng: Vùng miền núi và vùng trung du. Trong đó, vùng miền núi được chia thành miền núi có núi thấp và vùng miền núi có núi cao. Cụ thể chọn 3 huyện: Việt Yên, Lục Ngạn, Lạng Giang trên tổng số 9 huyện và 1 thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để tiến hành điều tra. Trong đó, tổng thể điều tra (các hộ gia đình trong toàn tỉnh) được phân thành 03 vùng (miền núi có núi thấp, miền núi có núi cao và vùng trung du) là 03 huyện đại diện cho điều kiện đất đai và sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh Việt Yên đại diện cho vùng trung du có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất trong các huyện của vùng và đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng như công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, Lục Ngạn là huyện đại diện cho vùng miền núi trong đó có vùng núi cao có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất và Lạng Giang đại diện cho vùng miền núi có núi thấp với diện tích đất trồng cây hàng năm lớn nhất (bảng 3.2). Thông qua sự tham vấn của các cán bộ cấp huyện tác giả chọn 3 xã trong mỗi huyện theo vị trí cao, thấp, trung bình trên địa bàn huyện và mỗi xã chọn 3 thôn. Do đó, tổng số thôn chọn là 27 thôn thuộc 9 xã đại diện cho địa hình của các tiểu vùng của tỉnh theo tiêu chí vùng cao, vùng trung bình và vùng thấp. 3.2.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 3.2.4.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chủ yếu được trình bày tại bảng 3.2. https://eng.vn/

ồn

54 B ng 3.2. Ngu tài li u, tài liệu thu thập dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu Tài liệu thu thập Tổng Cục thống kê Bộ Tài nguyên & Môi trường Tài liệu tổng quan về dân số, lao động, đất đai trong nước và quốc tế Sở Tài nguyên và Môi trường Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang Cục Thống kê Bắc Giang Tài liệu tổng quan về diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp và tình hình KT XH của tỉnh Bắc Giang Phòng Thống kê huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường Các số liệu về tình hình kinh tế xã hội, đất đai, lao động, nhân khẩu của huyện UBND các xã Báo cáo tổng kết hàng năm của 9 xã đại diện cho các vùng S Các dữ liệu thứ cấp được thu thập là cơ sở quan trọng nhằm tổng quát và đưa ra các vấn đề chung về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trong nước và quốc tế. Các dữ liệu này được sưu tầm, phân loại, phân tích và trích dẫn đầy đủ 3.2.4.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp Đối tượng và phương pháp khảo sát Chủ thể mà đề tài hướng tới là các chủ sở hữu quyền sử dụng đất, là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Ngoài các hộ gia đình, tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ chủ chốt có liên quan đến công tác quản lý phân bố đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đối với các hộ gia đình, các cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện, chỉ đạo. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: trao đổi, thảo luận, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến,… để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu và dung lượng mẫu + Đối với các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp: Như đã trình bày ở phần Mở đầu và Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: hộ gia đình nông dân tỉnh Bắc Giang có tính đa dạng, không đồng nhất về các chỉ số thống kê trong nghiên cứu (đất đai và hoạt động sản xuất nông nghiệp) rất lớn. Để phù hợp với đặc thù đó của tổng thể và điều kiện hạn chế về nguồn lực, nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn (random multi stage sampling), theo đó, quá trình chọn mẫu được phân ra thành các giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, các https://eng.vn/

https://eng.vn/

55 phương pháp chọn mẫu phân tầng, phân cụm được kết hợp sử dụng (Taherdoost, 2016).Tổng thể nghiên cứu (toàn bộ hộ gia đình có sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang) được chia thành ba tầng (vùng trung du, vùng núi thấp và vùng núi cao), việc phân tầng (strata) này đảm bảo được yêu cầu khác biệt cao giữa các tầng và đồng nhất cao trong từng tầng và điều đó sẽ làm cải thiện độ tin cậy của mẫu điều tra. Sẽ là lý tưởng nếu ở mỗi tầng, các hộ nông dân sẽ được chọn ngẫu nhiên để đưa vào mẫu điều tra. Tuy nhiên, điều đó là không khả thi về tổ chức thực hiện vì không thể thiết lập danh sách, chọn hộ và thu thập thông tin nếu không gắn với đơn vị hành chính. Do vậy, tác giả chọn 01 huyện đại diện cho mỗi vùng, mỗi huyện chọn ba xã, mỗi xã chọn ba thôn (chọn mẫu có chủ đích), cuối cùng, ở mỗi thôn, chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình đưa vào mẫu điều tra theo số lượng cần thiết của dung lượng mẫu. Về mặt lý thuyết, dung lượng mẫu điều tra đối với cách chọn mẫu phân tầng nhiều giai đoạn sẽ phải được xác định căn cứ vào quá trình phân tầng, độ đồng nhất của tổng thể ở mỗi tầng và độ chính xác mong đợi của ước lượng của các biến mục tiêu trong nghiên cứu để xác định dung lượng mẫu theo tầng và tổng hợp thành tổng lượng mẫu điều tra cần thiết. Tuy nhiên, việc xác định độ đồng nhất (về đất đai hộ gia đình) ở mỗi tầng (vùng) là rất thiếu cơ sở để thực hiện, trong nghiên cứu có khá nhiều biến mục tiêu (các chỉ tiêu thuộc các nhóm phản ánh quy mô, độ manh mún đất đai, hiệu quả sử dụng đất…) nên việc tuân thủ quy trình tính toán dung lượng mẫu bài bản là rất phức tạp. Do vậy, dung lượng mẫu trong nghiên cứu này được xác định dựa trên quan sát, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, việc phân tầng phù hợp sẽ cải thiện chất lượng chọn mẫu, còn việc không tuân thủ đúng quy tắc ngẫu nhiên ở các bước tiếp theo làm tăng rủi ro của thiên lệch trong chọn mẫu, nhưng điều này được hạn chế bởi tối thiểu hóa số giai đoạn và tăng số lớp. Do vậy, dung lượng mẫu trong nghiên cứu được xác định theo công thức chọn mẫu chung, phổ biến cho chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, kích thước tổng thể lớn. Công thức tính dung lượng mẫu được sử dụng là (Cochran, 1963):

p 204 75 120 399 Cán bộ thôn 9 9 9 27 Cán bộ xã 3 3 3 9 Cán bộ huyện 1 1 1 3 Tổng 217 88 133 438 Nội dung khảo sát: Dữ liệu thu thập các đối tượng tập trung vào đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. https://eng.vn/

56 Với n là dung lượng mẫu; Z(.) là giá trị giới hạn của thống kê z, (1 α) là độ tin cậy trong ước lượng; p là ước lượng của tỷ lệ cá thể mang cùng một đặc tính trong tổng thể (đo lường độ thuần nhất của tổng thể: p = 0,5 tương ứng với tổng thể mức độ khác biệt cao nhất), e sai số cho phép (tương ứng với độ chính xác mong đợi) của các phép đo các biến trong nghiên cứu. Các tham số thống kê trong công thức được chọn ở mức phổ biến theo thông lệ của các nghiên cứu kinh tế xã hội: α =5%, Z(α/2) = 1,96; p = 0,5 và e = 0,05. Dung lượng mẫu, do vậy, được tính bằng: . Để tăng tính đại diện mẫu tác giả đã tiến hành điều tra thêm 10% tổng dung lượng mẫu. Do đó, tổng số bảng hỏi phát ra là 422. Số hộ điều tra của mỗi huyện (tầng) được tính theo tỷ lệ số hộ của mỗi huyện trong tổng số hộ của ba huyện. Huyện Lục Ngạn có 44.884 hộ chiếm 51,29% tổng số hộ ba huyện, 26.231 hộ ở huyện Lạng Giang chiếm 29,97% tổng số hộ ba huyện và huyện Việt Yên có 16.400 hộ chiếm 18,74% tổng số hộ ba huyện (Cục thống kê Bắc Giang, 2017). Sau khi lọc mẫu quan sát, dung lượng mẫu được lựa chọn là 399 hộ. Quy mô mẫu từng vùng được trình bày trong bảng 3.3. + Đối với cán bộ cấp quản lý: Lựa chọn cán bộ quản lý về lĩnh vực đất đai thông qua sự phân bổ theo địa phương tại các cấp huyện, xã, thôn mỗi cấp 1 cán bộ với dung lượng mẫu là: 1 cán bộ cấp huyện x 3 huyện + 1 cán bộ cấp xã x 3 xã x 3 huyện + 1cán bộ cấp thôn x 3 thôn x 3 xã x 3 huyện = 39 cán bộ (bảng 3.3). Bảng 3.3. Dung lƣợng mẫu khảo sát đối với hộ gia đình và cán bộ quản lý Đối tƣợng khảo sát Lục Ngạn Việ Yênt Lạ Giangng Tổng số Hộ gia đình sản xuất nông nghiệ

57 3.2.5. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu 3.2.5.1. Tổng hợp dữ liệu Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành so sánh, kiểm tra chéo giữa các nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác trước khi sử dụng để tính toán đưa vào nghiên cứu. Ngoài ra, kiểm tra dữ liệu nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch trong quá trình thu thập để có thể điều chỉnh kịp thời. Từ đó sẽ hình thành nên bộ dữ liệu đầy đủ và chính xác, để đảm bảo tính khách quan trong phân tích sau này. Dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu thu thập dữ liệu thứ cấp được chọn số liệu đáng tin cậy được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm là: (i) Những tài liệu lý luận; (ii) Những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; (iii) Những tài liệu các địa phương. Dữ liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, các cán bộ được điều tra theo bảng câu hỏi của yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra xử lý bằng phần mềm EXCEL, SPSS và STATA trợ giúp để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 3.2.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê + Thống kê mô tả: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, tác giả sử dụng các chỉ tiêu thống kê về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và dãy số biến động thời gian. Thông qua đó so sánh các thông tin cùng loại của một số chỉ tiêu kinh tế mô tả trong phân tích hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. + Thống kê suy luận: Là quá trình sử dụng dữ liệu thu thập được từ mẫu để ước lượng hoặc kiểm định các giả thuyết thống kê nhằm suy rộng cho cả tổng thể về đặc trưng về phân bố và biến động phân bố đất nông nghiệp với các mô hình hồi quy: (1) Phương pháp đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) tham số Mô hình Phân tích đường giới hạn ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis SFA) ước lượng hàm sản xuất và hàm hiệu quả kỹ thuật, với mục tiêu chính là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đầu vào, trong đó biến ảnh hưởng mục tiêu là quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình. SFA là một trong các mô hình phân tích định lượng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hiệu quả sản xuất nông nghiệp do có ưu điểm cơ bản là cho phép tính đến (ít nhất là về mặt nguyên lý) ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên https://eng.vn/

58 đến hiệu quả sản xuất. SFA được ứng dụng đầu tiên bởi Aiger và các cộng sự (1977), và Meeusen & van den Broeck (1977). Dạng tổng quát của SFA trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật là: iii vu iii yFxeFxe (,)(,)   (1) Trong đó yi là sản lượng (giá trị sản lượng) đầu ra của người sản xuất i, F(.) là hàm sản xuất, xi là các đầu vào và các nhân tố ảnh hưởng khác, β là các tham số thể hiện công nghệ sản xuất (cần ước lượng). Sai số (thể hiện chênh lệch giữa mức thực tế của hộ và mức tiềm năng đường giới hạn) i được cấu thành bởi hai bộ phận: ui (không âm) thể hiện tính không hiệu quả của sản xuất và vi mô tả các sai số đo lường và các ảnh hưởng mang tính ngẫu nhiên khác đến sản lượng của hộ. Từ kết quả ước lượng sai số εi, hiệu quả kỹ thuật của mỗi hộ (TEi) được tính bởi: (2). Với E(ui) là kỳ vọng (expected value) của ui. TEi là tỷ lệ giữa sản lượng thực tế của người sản xuất thứ i so với sản lượng cực đại có thể đạt được từ cùng một lượng đầu vào tương ứng với cùng một công nghệ sản xuất. Như công thức (2) đã chỉ ra, TEi có giá trị trong khoảng (0,1) và tỷ lệ nghịch với giá trị của ui, tức là, các yếu tố làm tăng ui sẽ là yếu tố làm giảm hiệu quả kỹ thuật, và ngược lại. Để ước lượng được các tham số trong phương trình (1) nói trên, cần phải đưa ra giả thiết về dạng cụ thể của hàm sản xuât (F), dạng và tính chất của yếu tố (ngẫu nhiên) hiệu quả ui. Đối với hàm sản xuất, các dạng hàm Cobb Douglas, Translog thường được áp dụng, còn đối với ui, các giả thiết về phân bố xác suất là phân bố bán chuẩn, phân phối số mũ, phân phối cắt cụt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dạng phân bố xác suất của ui là dạng phân bố cắt cụt, bán chuẩn, được sử dụng đầu tiên bởi Battese & Coelli (1995). Theo đó, phân bố của ui nhận được từ cắt (tại zero) của một phân phối chuẩn, kỳ vọng δizi và phương sai ζu 2. Dạng của ui được giả thiết bởi: ui = δzi +  i (3) Trong đó: zi là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ i, δ là các tham số chưa biết cần ước lượng,  i có phân bố là phần còn lại của phân bố chuẩn, kỳ vọng zero, phương sai ζu 2, sau khi cắt tại điểm δzi (do vậy luôn có  i ≥ δizi) Phương pháp ước lượng các tham số của mô hình (β trong hàm sản xuất và δ trong hàm hiệu quả) là phương pháp hợp lý tối đa (maximum likelihood) Hiện nay, các phần mềm thống kê chuyên dùng (như FRONTIER, STATA) đều cho phép ước lượng đồng thời các tham số trên, cải thiện được các hạn chế (về mặt thống kê) phát sinh khi ước lượng riêng rẽ từng hàm số https://eng.vn/

59 (2) Mô hình Probit Mô hình Probit là một mô hình trong đó được sử dụng trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi hay quyết định của chủ thể. Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện các giao dịch thị trường về đất đai (mua/đấu thầu, thuê/mượn đất nông nghiệp…) nghiên cứu sử dụng mô hình định tính Probit Manh mún và quy mô đất nông nghiệp là biến mục tiêu trong việc xác định mối quan hệ diện tích đất nông nghiệp đến quyết định của hộ trong việc mua/ đấu thầu và thuê/mượn đất nông nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp liên quan thị trường đất nông nghiệp nhằm phân bố đất nông nghiệp hợp lý Dạng tổng quát của mô hình Probit là: P(Y=1) = G(Zi) (4) Trong đó : P(Y=1) là xác suất biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1, thường là giá trị tương ứng với sự kiện xảy ra (Y = 1: nếu sự kiện xảy ra, Y = 0: nếu sự kiện không xảy ra) - G (Zi) hàm phân phối xác suất tích luỹ của phân phối chuẩn (5) (6) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & cs., 2009)

Trong nghiên cứu, nhằm rút gọn một tập hợp các biến lớn thành các đặc trưng cơ bản là các nhân tố chính trong đánh giá công bằng. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) xác định các nhân tố đánh giá công bằng trong phân bố dựa trên quan điểm của các hộ gia đình sử dụng đất và cán bộ quản lý đất đai. Kỹ thuật phân tích EFA phân tích nhân tố được thực hiện qua 2 bước: Bước 1: Xây dựng và kiểm định chất lượng thang đo; Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá gồm: (1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình bằng hệ số KMO, (2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, (3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát Từ đó, đưa ra các nhân tố chính trong đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study): Nghiên cứu tình huống nhằm đánh giá tính hiệu quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, những bất cập và những hạn chế trong phân bố cần được điều chỉnh. https://eng.vn/

Đường cong Lorenz: Đường này được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905, nó là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần https://eng.vn/

60 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.6.1. Hệ thống các chỉ tiêu về phân bố đất nông nghiệp Diện tích, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình phân theo vùng, theo loại hình đất sử dụng và theo ngành nghề Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu, diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động. Số thửa (mảnh) đất nông nghiệp hộ sử dụng, diện tích đất nông nghiệp bình quân/mảnh, diện tích đất canh tác/nhân khẩu, diện tích đất canh tác/lao động Số hộ, tỷ lệ số hộ mua/đấu, thuê/mượn, nhận thừa kế, được giao, khai hoang, bị trưng dụng đất. Chỉ số manh mún đất nông nghiệp (simpson): 1 Σa 2 i / A2 . Với ai là diện tích của thửa thứ i và A là quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ A = Σai. Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị 0 cho biết hợp nhất đất đai hoàn chỉnh, tức là hộ chỉ có một mảnh đất. Giá trị càng gần 1 càng manh mún. Đây là chỉ số nhạy cảm với số mảnh đất cũng như quy mô mảnh đất, có nghĩa là sự phân mảnh sẽ giảm khi diện tích mảnh đất rộng tăng lên. - Hệ số biến thiên (Coefficient of variation) 100x X V    V là hệ số biến thiên  là độ lệch chuẩn X là bình quân diện tích đất nông nghiệp của các hộ sản xuất Chỉ tiêu đất canh tác bình quân đầu người: + Diện tích canh tác bình quân một nhân khẩu = Tổng diện tích canh tác có từ lúc đầu năm/ Tổng số nhân khẩu bình quân trong năm. + Diện tích canh tác bình quân 1 lao động = Tổng diện tích canh tác / Tổng số lao động bình quân. 3.2.6.2. Chỉ tiêu đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu, diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động, số mảnh/hộ, diện tích bình quân/mảnh phân theo tuổi (thế hệ). Sô hộ, tỷ lệ số hộ thu hẹp, mở rộng và giữ nguyên quy mô sử dụng đất.

Hệ số Gini: Gọi diện tích giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường Lorenz là A, phần diện tích bên dưới đường cong Lorenz là B, hệ số Gini là G. Ta có: G = A/(A+B). Vì A+B = 0,5 (do đường bình đẳng tuyệt đối hợp với trục hoành một góc 45°), nên hệ số Gini: G = A/ (0,5) = 2A = 1 2B. Hệ số Gini (G) trong nghiên cứu được tính theo công thức sau: Trong đó: n: là tổng số hộ và yi: diện tích đất của hộ thứ i (yi được xếp theo tứ tự tăng dần) (i = ) 3.2.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất * Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng đất + Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất tính trong một năm - Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Công thức tính: B 0 100/n 200/n 300/n 100 A Đƣờng Lorenz Tỷ l cộng dồn đất đai Tỷ lệ cộng dồn hộ gia đình (y100 1+y2+y3).100 / ∑yi (y1+y2).100/ ∑yi y1.100/∑yi % %

https://eng.vn/

61 trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố đất nông nghiệp, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình và tỷ lệ phần trăm diện tích đất nông nghiệp của họ trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 45o thì phân bố đất nông nghiệp binh đằng tuyệt đối. Ngược lại, khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, thì xã hội có sự phân bố đất nông nghiệp bất bình đẳng tuyệt đối, một hộ hưởng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của toàn xã hội.

Trong đó: GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế, phí phải nộp + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất (ha) Giá trị sản xuất giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha diện tích là giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích tính bằng ha. Công thức tính: Giá trị sản xuất bình quân 1 ha = GO/ Tổng diện tích canh tác.

Giá trị gia tăng bình quân trên 1ha là giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích (ha) Công thức tính: Giá trị gia tăng bình quân 1ha = VA/ Tổng diện tích canh tác https://eng.vn/

62 Trong đó: GO là giá trị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là giá sản phẩm i - Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong nông nghiệp chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v... Công thức tính: Trong đó: IC là chi phí trung gian Ci là khoản chi phí thứ I trong vụ sản xuất Giá trị gia tăng (VA) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trong một năm hay một chu kỳ sản xuất Giá trị tăng thêm bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian Công thức tính: VA = GO IC Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập từ công lao động và lợi nhuận (tính theo chu kỳ của GO) hay là phần thu nhập còn lại của người sản xuất còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ thuế, khấu hao tài sản và công lao động thuê ngoài Công thức tính: MI = GO IC (A + T + Công lao động thuê ngoài)

63 Thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1ha là thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích (ha). Công thức tính: Thu nhập hỗn hợp bình quân 1ha = MI/ Tổng diện tích canh tác. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tính trên một hộ Giá trị sản xuất giá trị sản xuất bình quân trên hộ là giá trị sản xuất tính bình quân trên một hộ. Công thức tính: Giá trị sản xuất bình quân hộ = GO/ Tổng số hộ. Giá trị gia tăng bình quân trên hộ là giá trị tăng thêm tính bình quân trên một hộ Công thức tính: Giá trị gia tăng bình quân hộ = VA/ Tổng số hộ Thu nhập hỗn hợp bình quân trên hộ là thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên hộ. Công thức tính: Thu nhập hỗn hợp bình quân hộ = MI/ Tổng số hộ. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất Tỷ suất giá trị sản xuất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO) là giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất Công thức tính: TGO = GO/IC (lần) Tỷ suất giá trị gia tăng trên chi phí vật chất (TVA) là giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích so với chi phí trung gian. Công thức tính: TVA = VA/IC (lần) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất (TMI) là thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích so với chi phí trung gian. Công thức tính: TMI = MI/IC (lần) + Năng suất đất đai: Là mối quan hệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp tính cho một đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. Năng suất đất đai = Giá trị sản xuất/ Diện tích canh tác + Hệ số sử dụng đất (hệ số lần trồng) là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm. Hệ số sử dụng đất = Diện tích gieo trồng/ Diện tích canh tác + Thu nhập của hộ trên một đơn vị diện tích là hệ số giữa thu nhập hỗn hợp bình quân của hộ trên 1 ha đất canh tác. + Thu nhập từ nông nghiệp/hộ là hệ số giữa thu nhập hỗn hợp trong sản xuất nông nghiệp bình quân trên một hộ. https://eng.vn/

Để nghiên cứu phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp định lượng, trong đó đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) trong phân tích mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) tìm ra các yếu tố xác định công bằng và mô hình Probit trong phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện giao dịch thị trường đất đai, một trong con đường phân bố lại đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong đánh giá phân bố, thống kê mô tả trong đánh giá hiện trạng, công bằng và hiệu quả sử dụng đất. Hệ thống các chỉ tiêu phân bố đất nông nghiệp, công bằng, hiệu quả trong phân bố nhằm đánh giá hiện trạng, biến động.

64 TÓM TẮT PHẦN 3

https://eng.vn/

Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Dân số của tỉnh đứng thứ 12 trong toàn quốc, với lực lượng lao động dồi dào chiếm 60% tổng dân số. Cơ cấu ngành có sự thay đổi thiên về công nghiệp và dịch vụ xong sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của tỉnh. Trong tổng diện tích đất tự nhiên có 80% diện tích đất nông nghiệp. Năm 2015 có 85,08% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng bởi các hộ gia đình. Loại hình sử dụng đất có sự khác nhau giữa các vùng. Việt Yên huyện nằm ở vùng trung du có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng trung du, Lạng Giang- huyện nằm ở vùng núi có núi thấp có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất trong vùng, Lục Ngạn huyện nằm ở vùng núi cao có diện tích đất trồng cây ăn quả lớn nhất vùng và toàn tỉnh.

65 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang được nghiên cứu thông qua 02 nội dung chính: thứ nhất là hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình; thứ hai là đánh giá phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng, theo loại hình sử dụng đất, theo ngành nghề. Kết quả phân tích hiện trạng, biến động đất nông nghiệp cho thấy tồn tại hai xu hướng chính là tình trạng manh mún đất nông nghiệp và tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình. Đánh giá phân bố đất nông nghiệp được phân tích thông qua đánh giá hiệu quả và công bằng trong phân bố đất nông nghiệp; đánh giá mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng; đánh giá mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. 4.1.1. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình 4.1.1.1. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng a. Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng Diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang chiếm 1,54% tổng diện tích đất nông nghiệp các hộ gia đình trong cả nước, tương ứng với 245.274,33 ha (Tổng cục Quản lý đất đai, 2018). Diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang được chia làm hai vùng chính là vùng Trung du và vùng Miền núi trong đó có vùng núi thấp và vùng núi cao. Nếu xét về tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình (bao gồm đất trồng trọt và đất nuôi trồng thủy sản), diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình ở vùng Miền núi giai đoạn 2005 2015 lớn hơn rất nhiều so với vùng Trung du. Trên 80% đất nông nghiệp hộ gia đình tập trung ở vùng miền núi trong khi, chỉ gần 20% diện tích còn lại phân bố tại vùng trung du. Các huyện vùng núi có núi cao gồm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế có diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình gần 70% diện tích vùng miền núi (bảng 4.1). Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ ở tỉnh Bắc Giang là 0,33ha/hộ (bảng 4.2) thấp hơn so với bình quân trung của vùng Đông Bắc (0,48ha) và của cả nước (0,46ha) (Tổng cục Thống kê, 2016; Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2018). https://eng.vn/

ến độ

B ng 4.1. Hi ng, bi ng di tích nghi p h gia theo vùng giai đoạ 2005- 2015 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Tăng/giảm 2010/2005 Tăng/giảm 2015/2010 Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích (%) Diện tích (ha) Tỷdiệnlệ (%)tích Diện tích (ha) Tỷdiệnlệ (%)tích Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Vùng trung du 21.734,08 18,54 21.254,52 17,44 28.443,28 18,75 -479,56 -2,21 7.188,76 33,82 Thành phố Bắc Giang 1.226,19 5,64 1.195,53 5,62 3.392,65 11,93 30,66 2,50 2.197,12 183,78 Huyện Việt Yên 9.046,31 41,62 8.662,20 40,75 10.532,65 37,03 384,11 4,25 1.870,45 21,59 Huyện Hiệp Hòa 11.461,58 52,74 11.396,79 53,62 14.517,98 51,04 64,79 0,57 3.121,19 27,39 II. Vùng miền núi 95.512,43 81,46 100.612,07 82,56 123.228,77 81,25 5.099,64 5,34 22.616,70 22,48 1. Vùng núi thấp 32.880,24 28,04 34.456,06 34,25 40.743,11 33,06 1.575,82 4,79 6.287,05 18,25 Huyện Tân Yên 10.979,92 33,39 11.194,21 32,49 14.384,21 35,30 214,29 1,95 3.190,00 28,50 - Huyện Yên Dũng 10.057,61 30,59 10.675,50 30,98 10.857,46 26,65 617,89 6,14 181,96 1,70 Huyện Lạng Giang 11.842,71 36,02 12.586,35 36,53 15.501,44 38,05 743,64 6,28 2.915,09 23,16 2. Vùng núi có núi cao 62.632,19 53,42 66.156,01 65,75 82.485,66 66,94 3.523,82 5,63 16.329,65 24,68 - Huyện Sơn Động 9.823,95 15,69 10.253,93 15,50 12.120,46 14,69 429,98 4,38 1.866,53 18,20 Huyện Lục Ngạn 26.476,03 42,27 27.354,07 41,35 31.929,67 38,71 878,04 3,32 4.575,60 16,73 Huyện Lục Nam 18.170,60 29,01 18.365,89 27,76 26.195,84 31,76 195,29 1,07 7.829,95 42,63 Huyện Yên Thế 8.161,61 13,03 10.182,12 15,39 12.239,69 14,84 2.020,51 24,76 2.057,57 20,21 Tỉnh Bắc Giang 117.246,51 100,00 121.866,59 100,00 151.672,05 100,00 4.620,08 3,94 29.805,46 24,46 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang (2005 2015) 66 https://eng.vn/

đình

đất nông

ện trạ

n

ện

67 Kết quả phân tích hiện trạng đất nông nghiệp của các hộ điều tra tại 3 huyện Lục ngạn, Việt Yên và Lạng Giang cho thấy tính đa dạng và sự khác biệt về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang. Số liệu điều tra cho thấy, hai phần ba số hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh Bắc Giang và có sự chênh lệch lớn giữa các huyện nghiên cứu. Diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình bình quân hộ ở huyện Lạng Giang và huyện Việt Yên tương đối thấp, tỷ lệ hộ có diện tích từ 2000 3000m2 là chủ yếu. Trong khi đó bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình huyện Lục Ngạn lớn gấp 1,7 lần Lạng Giang (huyện miền núi có núi thấp) và lớn gấp 1,4 lần Việt Yên (huyện trung du). Nguyên nhân chủ yếu là do huyện Lục Ngạn là huyện miền núi có núi cao, điểm hình cho phát triển nông nghiệp chuyên canh, trồng cây ăn quả của tỉnh (bảng 4.2) Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích đất nông nghi i các h Lục Ngạn Yên Lạng (%) lƣợngSố(hộ) 3.986,96 2.775,57 2.359,75 Sd (sai tiêu chuẩn) 3.116,70 4.017,63 1.999,59 709,81 (Hệ số biến thiên) 0,95 1,01 0,72 0,30 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) b. Biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng Biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang có sự thay đổi theo giai đoạn. Trong giai đoạn từ 2005 2015 tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang có xu hướng biến động tăng, bình quân tăng 13,74%. Bình quân đất nông nghiệp trên hộ và nhân khẩu toàn tỉnh tăng lần lượt là 0,24 lần, 0,37 lần giai đoạn 2006 2016 (biểu 4.1). Giai đoạn sau năm 2015 https://eng.vn/

ệp tạ

Giang lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ

Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 1.000 m2 32 8,02 16 7,84 11 14,67 5 4,17 Từ 1.000 m2 đến 2.000 m2 82 20,55 40 19,61 16 21,33 26 21,67 Từ 2000 m2 đến dưới 3.000 m2 141 35,34 50 24,51 23 30,67 68 56,67 Từ 3.000m 2 đến dưới 4.000 m2 60 15,04 27 13,24 12 16,00 21 17,50 Từ 4.000 m2 đến 5.000 m2 29 7,27 21 10,29 8 10,67 0 0,00 Từ 5.000 m2 đến 6.000 m2 15 3,76 14 6,86 1 1,33 0 0,00 Từ 6.000 m2 đến 7.000 m2 7 1,75 6 2,94 1 1,33 0 0,00 Trên 7.000 m2 33 8,27 30 14,71 3 4,00 0 0,00 Tổng 399 100,00 204 100,00 75 100,00 120 100,00 Diện tích bình quân hộ 3.269,87

ộ điều tra năm 2018 Nhóm diện tích (m2) Tổng

CV

Việt

68 tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình có xu hướng biến động giảm, năm 2018 giảm 0,2% (năm 2018 diện tích đất hộ gia đình là 151.371,84 ha) (Sở Tài nguyên & Môi trường Bắc Giang, 2018). Biểu 4.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 2006 2016 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2006 2016) Bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có xu hướng biến động tăng khoảng trên dưới 14% (bảng 4.1). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ gia đình tại thành phố Bắc Giang có xu hướng tăng vượt trội là 66,34% và tăng 1,77 lần năm 2015 so với năm 2005. Nhìn chung, xu hướng biến động đất nông nghiệp bình quân theo nhân khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có xu hướng đồng nhất với xu hướng chung trong cả nước. Hiện trạng diện tích bình quân nhân khẩu Bắc Giang năm 2016 1.047,87 m 2/ nhân khẩu (xấp xỉ 0,1 ha) thấp hơn quy mô trung bình trong cả nước (0,12 ha/ nhân khẩu), bằng một phần sáu mức trung bình thế giới (OECD, 2016). https://eng.vn/

69 Biểu 4.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo vùng giai đoạn 1994 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Biểu 4.3. Biến động số mảnh/ hộ tại các vùng giai đoạn 1994 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Mặc dù trong cùng một tỉnh nhưng sự biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình cũng có sự khác biệt giữa các vùng theo thời gian. Bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình trên hộ và nhân khẩu vùng miền núi tăng nhiều https://eng.vn/

70 hơn so với vùng trung du giai đoạn 2006 2016. Số liệu điều tra (Biểu 4.2, biểu 4.3, bảng phụ lục 2.9) năm 2018 cho thấy bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ giảm ở Lục Ngạn vùng núi có núi cao và Việt Yên vùng trung du, và tăng không đáng kể ở Lạng Giang vùng núi có núi thấp trong giai đoạn 1994 2018 Cũng trong giai đoạn 1994 2018, diện tích bình quân lao động các huyện có xu hướng tăng, nhưng diện tích này chỉ bằng một nửa so với cả nước (0,34 ha) và bằng một phần tư các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Campu chia, Myanmar hay Phi lip pin (WB, 2016) Nhờ sự ra đời của chính sách dồn điền đổi thửa mà các hộ tại Lục Ngạn, Việt Yên được sử dụng số thửa đất ít hơn (Lục Ngạn giảm từ khoảng 8 đến 5 mảnh, Việt Yên từ trên 3 đến 2 mảnh) và các hộ sử dụng diện tích mảnh đất gấp 1,5 lần. Quy mô diện tích bình quân mảnh cho thấy sự manh mún giữa các vùng có sự khác nhau phần này sẽ được kiểm chứng cụ thể hơn thông qua chỉ số simpson trong mục 4.1.4. trong đánh giá hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Tóm lại, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang cho thấy quy mô đất nông nghiệp của hộ nhỏ (so với các địa phương khác trong vùng và so với bình quân chung cả nước) và không đồng đều giữa các vùng. Diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình tập trung chủ yếu ở vùng miền núi đặc biệt là vùng núi cao. Dưới tác động của chính sách dồn điền đổi thửa nên bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình trên nhân khẩu, lao động và diện tích thửa tăng, số thửa giảm. 4.1.1.2. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất a. Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được phân thành hai nhóm chính là nhóm diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và diện tích đất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Số liệu thống kê ở bảng 4.3 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp hộ gia đình cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chiếm trên 90%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình cho trồng cây hàng năm chiếm 56,95% (2015) còn lại là diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho cây lâu năm.

https://eng.vn/

71 Bảng 4.3. Hiện trạng, biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Tăng/giảm 2010/2005 Tăng/giảm 2015/2010 Tăng/giảm BQ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện (ha)tích Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Tổng diện tích 117.246,51 100,00 121.866,79 100 151.672,05 100,00 4.620,28 3,94 29.805,26 24,46 17.212,77 13,74 1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 114.544,82 90,70 118.054,80 96,87 144.968,22 95,58 3.509,98 3,06 2.6913,42 22,80 15.211,70 12,50 Diện tích trồng cây hàng năm 70.997,59 61,98 71.637,51 60,68 82,563,15 56,95 639,92 0,90 10.925,64 15,25 5.782,78 7,84 Diện tích trồng cây lâu năm 43.547,23 38,02 46.417,29 39,32 62.405,07 43,05 2.870,06 6,59 15.987,78 34,44 9.428,92 19,71 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.701,69 2,30 3.811,99 3,13 6.703,83 4,42 1.110,30 41,10 2891,84 75,86 2.001,07 57,52 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang (2005-2015) 71 https://eng.vn/

Từ 3.000 m2 đến dưới 4.000 m2 28

72 Mặc dù tổng diện tích đất cây hàng năm và cây lâu năm của các hộ gia đình chiếm chủ yếu nhưng diện tích đất nông nghiệp cho cây hàng năm và cây lâu năm bình quân hộ lại rất nhỏ (dưới 0,5 ha với cây hàng năm và 0,4ha đối với cây lâu năm bảng 4.4). Bảng 4.4. Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo loại đất sử dụng năm 2018 Nhóm 91 22,81 0,00 7,02 29 7,27 0,75 5.000 5,26 6 1,50 0,25 0,00 1 0,25 Từ 6.000 m2 đến 7.000 m2 6 1,50 0 0,00 0 0,00 Trên 7.000 m2 30 7,52 0 0,00 2 0,50 Tổng 399 100,00 399 100,00 399 100,00 Diện tích bình quân hộ (tính theo loại đất các hộ sử dụng) 3.824,81 1.825,37 2.252,64 Sd (sai tiêu chuẩn) 3.487,29 1.277,14 866,16 CV (Hệ số biến thiên) 0,91 0,70 0,38 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) b. Biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sự dụng đất biến động tăng trong giai đoạn 2005 2015. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng mạnh nhất, tăng 0,41 lần giai đoạn 2005 2015 và 0,76 lần giai đoạn 2010- 2015 (bảng 4.3).

Từ 5.000 m2 đến 6.000 m2 14 3,51 0

0

Từ 4.000 m2 đến

m2 21

diện tích (m2) Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây hàng năm Đất nuôi trồng thủy sản lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) Bằng 0 m2 183 45,86 164 41,10 377 94,49 Từ 0 đến dưới 1.000 m2 25 6,27 65 16,29 12 3,01 Từ 1.000 m2 đến 2.000 m2 41 10,28 44 11,03 3 0,75 Từ 2000 m2 đến dưới 3.000 m2 51 12,78

3

1

https://eng.vn/

73 Biểu 4.4. Biến động đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2006 2016 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2006 2016) Bên cạnh đó, xuất hiện xu hướng dịch chuyển đất nông nghiệp hộ gia đình từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản. (biểu 4.4, 4.5,4.6, bảng phụ lục 2.10, 2.11) Ngoài ra, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo nhân khẩu và theo lao động nông nghiệp cũng biến động khi nghiên cứu so sánh đất nông nghiệp hộ gia đình bình quân theo khẩu và theo lao động giữa hai năm 1994 và 2018 (biểu 4.5).

Phân bố đất nông nghiệp trồng cây hàng năm theo lao động nông nghiệp có xu hướng tăng lên và phân bố đất nông nghiệp trồng cây lâu năm theo lao động nông nghiệp có xu hướng giảm. Biểu 4.5, bảng phụ lục 4.11 cho thấy diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân nhân khẩu và lao động lần lượt giảm 0,43 và 0,31 lần, bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm trên nhân khẩu, lao động tăng lần lượt 0,56 lần, 0,74 lần giai đoạn 1994 2018. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi các hình tổ chức sản xuất xã hội, thêm vào đó là sự phi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, dẫn tới sự dịch chuyển lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Việc thực hiện quyết định này là https://eng.vn/

74 nguyên nhân dẫn tới sự tăng lên của diện tích đất nông nghiệp bình quân theo nhân khẩu, lao động (với điều kiện yếu tố trưng dụng đất bị loại bỏ). Biểu 4.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 1994 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Biểu 4.6. Biến động số mảnh/hộ theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 1994 2018 tại các hộ điều tra Nguồn: Số liệu điều tra (2018) https://eng.vn/

III.

75 Bên cạnh đó, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình cũng có sự biện động theo từng loại cây trồng. Nếu trước đây, vải thiều là cây trồng chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất trong hộ, thì hiện nay các hộ có xu hướng dịch chuyển cơ cấu đất trồng vải thiều sang trồng cây ăn quả có múi. Trong vòng 3 năm (2014 2016), diện tích trồng vải thiều giảm 6,3% (từ 31.455 ha năm 2014 xuống còn 29.479 ha năm 2016), diện tích trồng cây ăn quả có múi tăng 142% (năm 2014 là 2.589 ha, năm 2014 là 6.265,7 ha) (Cục Thống kê Bắc Giang, 2017) Tóm lại, hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang theo loại hình sử dụng đất cho thấy tỷ lệ đất nông nghiệp hộ gia đình sử dụng cho sản xuất nông nghiệp lớn hơn rất nhiều so với đất nuôi trồng thủy sản mặc dù diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tăng mạnh từ năm 2005 đến 2015. Trong sản xuất đất nông nghiệp, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình cũng có xu hướng biến động diện tích từ trồng cây hàng năm và cây lâu năm và biến động theo loại cây trồng. 4.1.1.3. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang theo ngành nghề a. Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề được đề tài tập trung mô tả hiện trạng về quy mô diện tích đất nông nghiệp theo các loại hộ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ và các nhóm hộ khác (là những hộ có nguồn thu nhập chính từ lương). Việc phân loại hộ được tính toán theo thu nhập lớn nhất của hộ từ các hoạt động NN, CN XD, TMDV và trong các đơn vị hành chính). Nếu so sánh theo loại hộ thì tính đến năm 2018 hộ NN là hộ có quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn (có 11,85% số hộ NN sử dụng quy mô diện tích lớn hơn 0,7 ha). Trong khi các hộ còn lại có quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu dưới 0,5 ha. Bảng 4.5. Hiện trạng, biến động đất nông nghiệp của hộ nông nghiệp giai đoạn 2006 2016 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2016 Tăng/giảm 2011/2006 tích (ha) lệ (%) tích (ha) Tỷ lệ (%) tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích đất hộ nông nghiệp 127.555,10 100,00 93.312,00 100,00 34.243,10 26,85 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ (m2/hộ) 4 361,78 3 521,77 840,02 19,26 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động (m2/lao động) 1.948,25 1.486,87 461,38 23,68 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2006 2016)

II.

Diện

Diện

Diện

https://eng.vn/

Tỷ

I.

76 Bảng 4.6. Hiện trạng quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề năm 2018 Nhóm diện tích (m2) Hộ NN Hộ CN XD Hộ TMDV Hộ có nguồn thu từ lƣơng lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) lƣợngSố(hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 1.000 m2 14 5,19 12 15,58 5 12,50 1 8,33 Từ 1.000 m2 đến 2.000 m2 48 17,78 19 24,68 10 25,00 5 41,67 Từ 2000 m2 đến dưới 3.000 m2 91 33,70 30 38,96 20 50,00 0 0,00 Từ 3.000 m 2 đến dưới 4.000 m 2 41 15,19 11 14,29 3 7,50 5 41,67 Từ 4.000 m 2 đến 5.000 m 2 23 8,52 3 3,90 2 5,00 1 8,33 Từ 5.000 m 2 đến 6.000 m 2 15 5,56 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Từ 6.000 m 2 đến 7.000 m 2 6 2,22 1 1,30 0 0,00 0 0,00 Trên 7.000 m 2 32 11,85 1 1,30 0 0,00 0 0,00 Tổng 270 100,00 77 100,00 40 100,00 12 100,00 Diện tích bình quân hộ 3.620,87 2.737,75 2.183,33 2.408,65 Sd (sai tiêu chuẩn) 2.598,58 4.959,08 879,56 1.184,45 CV (Hệ số biến thiên) 0,72 1,81 0,40 0,49 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) b. Biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề cũng có xu hướng biến động khi đề tài tiến hành so sánh về quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình giữa hai năm 1994 và 2018. Hộ NN có xu hướng tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp (năm 2018 tăng so với năm 1994 là 11,53%). Ngược lại, các hộ CN XD, hộ TMDV và hộ thu lương có quy mô đất nông nghiệp lần lượt giảm 3,77%, 0,47%, 8,89% (biểu 4.7, 4.8, bảng phụ lục 2.12). Nguyên nhân chính của biến động này là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ NN có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006 2016. Bảng 4.5 cho thấy tổng diện tích đất này giảm 26,85%. Trong đó, bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ NN và lao động trong hộ giảm lần lượt là 19,62% và 23,68%. Nguyên nhân chính là do sinh kế của các hộ nông nghiệp gắn chặt với đất nông nghiệp nên các hộ nông nghiệp có xu hướng giữ đất như tài sản đảm bảo cuộc sống. Ngoài ra khi các giao dịch mua bán không được thực hiện nhằm tăng quy mô đất nông nghiệp của hộ thì việc thực hiện chính sách trưng dụng đất, sẽ là yếu tố làm thu hẹp quy mô diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình bình quân lao động cũng có xu hướng tăng tăng (hộ NN tăng 0,23 lần, hộ CN XD tăng 0,57, hộ https://eng.vn/

77 TMDV tăng 0,63 lần, hộ thu từ lương tăng 0,18 lần). Nguyên nhân chính là do xu hướng dịch chuyển lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác, các hộ có xu hướng tập trung đất nông nghiệp để sử dụng diện tích mảnh đất lớn và giảm số mảnh. Biểu 4.7. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề giai đoạn 1994 - 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Biểu 4.8. Biến động số mảnh/hộ theo ngành nghề giai đoạn 1994 - 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Tóm lại, hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề cho thấy các hộ NN là các hộ sử dụng đất nông nghiệp với quy mô lớn hơn các https://eng.vn/

Tình trạng manh mún trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình của tỉnh Bắc Giang cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các huyện đại diện cho các vùng trong tỉnh. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở huyện Lạng Giang (vùng miền núi có núi thấp) manh mún hơn ở huyện Lục Ngạn (vùng miền núi có núi cao) và huyện Việt Yên (vùng trung du). Chỉ số manh mún đất nông nghiệp (simpson) Lạng Giang là 0,83, Việt Yên là 0,63, Lục Ngạn là 0,35 (biểu 4.9). Diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động vùng núi có núi thấp (huyện Lạng Giang) nhỏ nhất là 796,71 m2. Diện tích đất nông nghiệp bình quân vùng miền núi có núi cao (Lục Ngạn) lớn nhất là 1.351,06 m2 (mục 4.1.1.1, 4.1.1.2, 4.1.1.3).

Mặc dù tỉnh Bắc Giang đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, song số thửa đất nông nghiệp bình quân của tỉnh vẫn là 4,9 thửa/hộ, với diện tích bình quân thửa 665,31 m2 (cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước: 2,83 thửa/ hộ và 1.731 m2/ thửa) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018).

https://eng.vn/

78 hộ phi nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp các hộ nông nghiêp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sử dụng nhỏ hơn so với các hộ NN trong cả nước. Các hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô đất nông nghiệp bằng việc thuê mượn hay mua thêm một phần đất từ các hộ CN XD, hộ TMDV và hộ thu từ lương. Vì vậy, tỉnh Bắc Giang cần có chính sách khuyến khích các hộ CN XD, hộ TM DV và hộ thu từ lương chuyển nhượng đất nông nghiệp sang hộ NN, giúp các hộ nông nghiệp mở rộng quy mô diện tích đất nông nghiệp phát triển sản xuất 4.1.1.4. Kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hình thành nên quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình dưới hai hình thức là manh mún và tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. a. Manh mún đất nông nghiệp Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang cho thấy đất nông nghiệp hộ gia đình của Bắc Giang manh mún ở mức độ nghiêm trọng. Nếu không tính đến đất lâm nghiệp (là loại đất có đặc thù riêng về sử dụng và nói chung có hiệu quả sử dụng thấp hơn), thì quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình của Bắc Giang thậm chí còn nhỏ hơn mức bình quân của vùng và của toàn quốc.

Tính đa dạng về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình cho thấy, ngay trong phạm vi một tỉnh, thì sự khác biệt về phân bố đất đai là rất lớn.

0,00,10,20,30,40,50,60,70,80,9 https://eng.vn/

79 Biểu 4.9. Manh mún đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Manh mún đất nông nghiệp là một hiện tượng phổ biến ở Bắc Giang cũng như trong cả nước. Mức độ manh manh mún đất nông nghiệp Bắc Giang là 0,55, tương đương với một số tỉnh miền Bắc như: Yên Bái (0,51), Hà Tây (0,69) (Sally & cs , 2007). Với hiện trạng phân bố đất nông nghiệp như hiện nay thì tình trạng manh mún đất nông nghiệp sẽ là một xu thế chưa thể thay đổi. b. Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp Tồn tại song song với tình trạng manh mún trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là xu hướng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung nhằm phát triển sản xuất hàng hóa lớn được ban hành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như: Nghị quyết số 06/2013/NQ HĐND ngày 11 tháng 07 năm 2013, kế hoạch số 84/KH UBND đã khuyến khích các hộ nông dân tập trung đất nông nghiệp với quy mô lớn  Về tích tụ đất nông nghiệp Hiện trạng tích tụ đất nông nghiệp hộ gia đình được hình thành thông qua các giao dịch mua, bán đất đai. Tại Bắc Giang, các hộ thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua thị trường đất đai dưới hình thức mua, đấu thầu. Nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 399 hộ điều tra có 19,05% số hộ có mua, đấu thầu thêm đất. Nhóm hộ này chủ yếu tập trung ở huyện Lục Ngạn huyện miền núi có núi cao. Loại đất mà các hộ mua, đấu thầu chủ yếu là đất trồng cây ăn quả. Nguyên nhân chính là do cây ăn quả là thế mạnh của vùng. Điều này lý giải rõ ràng hơn rằng thị trường đất nông nghiệp phát triển khi diện tích đất đó có một đặc thù riêng về lợi thế của vùng cũng như nghiên cứu của Deininger và Jin (2003) cho

80 thấy vùng có lợi thế sản xuất nông nghiệp giá trị của đất đai sẽ cao hơn và sẽ xuất hiện các giao dịch mua, bán, thuê, mượn đất đai. Bảng 4.7. Nguồn gốc đất nông nghiệp hộ sử dụng Chỉ tiêu vịĐơntính Tổng Lục Ngạn Việt Yên Lạng Giang hộSố Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) hộSố Tỷ lệ (%) hộSố Tỷ lệ (%) I. Yếu tố thị trƣờng 1. Hộ mua/ đấu thầu Hộ 76 19,05 71 93,42 5 6,58 0 0,00 2. Hộ thuê/ mượn Hộ 38 9,52 0 0,00 0 0,00 38 100,00 II. Yếu tố phi thị trƣờng 1. Hộ được nhận thừa kế Hộ 141 35,34 139 98,58 2 1,42 0 0,00 2. Hộ được giao Hộ 274 68,67 83 30,29 71 25,91 120 43,80 3. Hộ khai hoang Hộ 14 3,51 13 92,86 1 7,14 0 0,00 4. Hộ bị thu hồi đất (trưng dụng) Hộ 18 4,51 0 0,00 8 44,44 10 55,56 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)  Về tập trung đất nông nghiệp Xu hướng tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang được thể hiện theo 03 hình thức chính: thứ nhất làthuê quyền sử dụng đất, thứ hai là hợp tác liên kết để có cánh đồng mẫu lớn và thứ ba dồn điền đổi thửa. + Thuê, mượn quyền sử dụng đất Hình thức cho thuê, mượn quyền sử dụng đất diễn ra khi hộ gia đình không có lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng hộ vẫn muốn giữ đất như một tài sản đảm bảo và không để hoang hóa theo đúng chính sách đất đai. Bảng 4.7. cho thấy 9,52% số hộ tập trung ở huyện Lạng Giang mượn đất với chi phí thấp của các hộ chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp, không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng xuất hiện các mô hình tập trung đất nông nghiệp theo quy mô lớn để phát triển cánh đồng mẫu lớn. Các tổ chức, các doanh nghiệp tiến hành thuê quyền sử dụng đất nhằm phát triển cánh đồng mẫu lớn dưới hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Ví dụ như trường hợp ở xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất khoai tây ở huyện Sơn Động và huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. Trường hợp tại xã Tuấn Đạo huyện Sơn Động, đã có 231 hộ đồng ý cho doanh nghiệp và phòng nông nghiêp thuê đất để xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản https://eng.vn/

https://eng.vn/

81 xuất khoai tây. Các doanh nghiệp và phòng nông nghiệp cũng đảm bảo việc tổ chức thuê công lao động từ các hộ gia đình trên địa bàn xã. (hộp 4.1). Hộp 4.1. Thuê đất sản xuất để xây dựng cánh đồng mẫu lớn “Hiện nay, chúng tôi thực hiện cho thuê đất để xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích 180.000 m2. Từ 2015 đến nay, trên địa bàn thôn có 231 hộ tham gia cho thuê đất, giá thuê đất là 100.000 đồng/ sào/vụ. Hộ có diện tích lớn nhất là 3.600 m2, hộ có diện tích nhỏ nhất là 120 m2. Năm 2015 đến 2016, chúng tôi cho doanh nghiệp thuê đất để sản xuất khoai tây. Năm 2017 cho đến nay, chúng tôi cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuê đất. Hình thức này được bà, con trong thôn đồng tình ủng hộ.” (Nguồn: Phỏng vấn ông Nông Văn Chiên, thôn Sầy xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, 14h 30 ngày 15 tháng 9 năm 2018, tại thôn Sầy) Trường hợp tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, đã có 30 hộ thực hiện tập trung đất nông nghiệp cho doanh nghiệp thuê đất dưới hình thức bao tiêu sản phẩm (hộp 4.2). Hộp 4.2. Thuê đất sản xuất để sản xuất khoai tây “Thôn chúng tôi đang thực hiện cho doanh nghiệp thuê đất để sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích là 31 ha. Từ năm 2017 cho đến nay, tại thôn có 30 hộ cho thuê đất. Hộ có diện tích cho thuê lớn nhất là 5 sào. Hộ có diện tích cho thuê lớn nhất là 1ha. Bình quân diện tích đất cho thuê mỗi hộ là 1,1ha. Năng suất khoai tây thu được là 9 tấn/ha. Đến kỳ thu hoạch, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch và giá bán được tính theo giá thị trường.” (Nguồn: Phỏng vấn ông Trương Cao Biên, thôn Giàng xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, lúc 15h30 ngày 13 tháng 7, năm 2018, tại thôn Giàng) + Hợp tác, liên kết sản xuất để có cánh đồng quy mô lớn Bên cạnh việc cho thuê đất nông nghiệp thì hợp tác, liên kết sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình. Căn cứ vào đặc thù của các vùng sản xuất các hộ trên địa bàn tỉnh đã thực hiện liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng mẫu lớn để sản xuất các sản phẩm đặc thù của vùng. Một số ví dụ điển hình ở Lạng Giang cho thấy 195 hộ tham gia sản xuất với mô hình sản xuất tập trung ruộng đất (bảng 4.8). Hình thức này từng bước đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

82 Bảng 4.8. Một số mô hình trồng nấm sản xuất tập trung trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2014 Mô hình Số hộ (hộ) Diện tích (m2) Mô hình xã Tiên Lục 34 300 m2 đến dưới 500 m2 4 Trên 1.000 m2 65 50 m2 đến dưới 300 m2 Mô hình xã Nghĩa Hưng 4 Từ 300 m2 36 Từ 50 200m2 Mô hình xã Tân Dĩnh 24 300 m2 đến dưới 600 m2 2 Trên 600 800m2 26 Từ 50 đến dưới 300m2 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang (2016) Ngoài ra, tại tỉnh Bắc Giang còn xuất hiện một số mô hình trồng rau an toàn VietGap theo hướng tập trung đất nông nghiệp tại TP Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa, huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên, huyện Lục Nam. Số liệu ở bảng 4.9 cho thấy các hộ thực hiện tập trung đất nông nghiệp với quy mô diện tích lớn từ 5,0 ha. Trong đó, có những mô hình có ít nhất 60 hộ, nhiều nhất là 171 hộ tham gia tập trung đất nông nghiệp hình thành quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn Bảng 4.9. Một số mô hình trồng rau an toàn VietGap tập trung năm 2016 Mô hình Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Mô hình tại Thanh Mai, phường Đa Mai, TP Bắc Giang 60 7,3 Mô hình tại thôn Thanh Lương, xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa 148 20 Mô hình tại thôn Nhất, xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng 171 8,4 Mô hình tại thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên 62 5,0 Mô hình tại thôn Tân Tiến, xã Đông Phú, huyện Lục Nam 88 5,8 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang (2016) + Dồn điền, đổi thửa Dồn điền, đổi thửa là nguyên nhân thứ ba dẫn đến hiện trạng tập trung đất nông nghiệp. Năm 2015, tỉnh Bắc Giang đã dồn điển đổi thửa với 9.038 ha tại 224 thôn nhằm mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển sản xuất nông nghiệp. Kết quả cho thấy số thửa bình quân/hộ giảm đáng kể từ 8 9 thửa/hộ giảm xuống còn 2 3 thửa/hộ. Diện tích bình quân các thửa tại các huyện đều đạt https://eng.vn/

thửa Sau dồn điền đổi thửa Tăng/giảm Số thửa quân/hbìnhộ (thửa/hộ) Diện tích bìnhthquân ửa (m2/thửa) Số thửa quân/hbìnhộ (thửa/hộ) Diện tích bìnhthquân ửa (m2/thửa) Số thửa quânbình/hộ (thửa) Diện tích bìnhthquân ửa (m2/thửa Bắc Giang 1 64,30 8,0 180,00 2,0 700,00 6 520,00 Yên Dũng 67 3.004,50 8,5 380,00 2,3 1.250,00 6,2 870,00 Lạng Giang 40 978,40 3,1 340,00 1,3 841,00 1,8 501,00 Lục Nam 40 1.154,70 15,0 372,00 4,0 1,220,7 11 848,70 Tân Yên 13 760,30 7,3 207,00 2,0 810,00 5,3 603,00 Yên Thế 4 45,20 3,1 455,00

374,00 Hiệp Hòa 32 1.636,50 5,7

83 700m2 (bảng 4.10). Bên cạnh dồn điền, đổi thửa các địa phương đã tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, vận động người dân góp 360 ha đất nông nghiệp trong xây công trình giao thông, thủy lợi (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016). Bảng 4.10. Kết quả dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2014 2016 Huyện/ thành phố Tổ sng ố thôn Tổng diện tích DĐĐTđã (ha) Trƣớc dồn điền đổi 1,5 829,00 1,6 326,00 2,0 912,60 3,7 586,60 9,6 243,20 2,0 1.623,5 7,59 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2016a) Tóm lại, hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang cho thấy tồn tại song song hai trạng thái manh mún và tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún là hiện tượng phổ biến. Hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp được hình thành do ba nguyên nhân chính là mua/đấu thầu, liên kết/hợp tác sản xuất và thực hiện dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên, tập trung, tích tụ đất đai chưa phải là một hiện tượng phổ biến trên địa bàn tỉnh. Nếu Nhà nước nói chung và tỉnh Bắc Giang có các chính sách đất đai tác động đủ mạnh thì trong tương lai quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ có xu hướng chuyển từ những người có đất nông nghiệp nhưng không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp, những người sản xuất kém hiệu quả sang những người sử dụng đất hiệu quả, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tận dụng lợi thế của vùng để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp 4.1.2. Đánh giá phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Kết quả của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang ở phần 4.1.1 cho thấy đất nông nghiệp thuộc về phần lớn các hộ gia đình với quy mô https://eng.vn/

Việt Yên 25 1.311,10

1,380,30 Sơn Động 2 63,00 Tổng 224 9.038,00

https://eng.vn/

84 diện tích nhỏ, manh mún và phân tán. Song song với đó là xu hướng tập trung đất nông nghiệp trong tay một số hộ để hình thành quy mô sản xuất lớn dưới hình thức tập trung, tích tụ đất đai. Đánh giá phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình sẽ giúp kiểm định lại các giả thuyết về các kịch bản theo hai xu hướng về kết quả phân bố đất nông nghiệp đã được đề cập trong phần đặt vấn đề Trong đó trả lời ba câu hỏi chính đó là: Hiện trạng quy mô nhỏ và manh mún trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình có là rào cản đối với hiệu quả sử dụng đất/ phát triển nông nghiệp như đang được mặc nhiên thừa nhận hay không? Tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình có phải là một rào cản hay nói cách khác là mẫu thuẫn với hiệu quả không? Nếu chúng ta coi công bằng là một tiêu chí quan trọng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình thì điều này nên được thực hiện thế nào? 4.1.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Nội dung phần này tập trung phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo quy mô và phân tích mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua mô hình đường giới hạn ngẫu nghiên (SFA) a. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Việc đánh giá hiệu quả, đặc biệt là đánh giá hiệu quả sử dụng theo quy mô đất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả theo từng quy mô đất nông nghiệp. Xét theo tiêu chí bình quân hộ gia đình theo quy mô đất đai bảng 4.11 cho thấy giá trị thu được từ nông nghiệp (hay giá trị sản xuất, gồm: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) bình quân hộ gia đình Bắc Giang năm 2018 trên 100 triệu đồng/năm. Mức giá trị này cao hơn so với mức thu bình quân từ nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn của toàn quốc (xấp xỉ 77,5 triệu đồng) và khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (46,6 triệu đồng) (Tổng cục Thống kê, 2019).

So sánh giá trị thu được từ nông nghiệp và quy mô đất đai phản ánh rằng các hộ sử dụng diện tích đất quy mô lớn thì giá trị thu được lớn hơn các hộ có quy mô nhỏ. 21,05% số hộ sử dụng quy mô diện tích từ 0,4 ha đến 0,7 ha có giá trị sản xuất bình quân từ trên 137 triệu đồng đến trên 200 triệu đồng/ năm. Trong khi, 78,95% các hộ sử dụng quy mô diện tích từ dưới 0,1 ha đến 0,4 ha có giá trị sản xuất trên 40 triệu đồng đến 85 triệu đồng/ năm (biểu 4.10, bảng 4.11).

85 Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp hộ gia đình tính bình quân hộ và đơn vị diện tích theo các nhóm quy mô diện tích Đơn vị tính: Nghìn đồng/năm Nhóm diện tích Giá trị sản xuất Chi phí trung gian Giá trị tăng thêm BQ hộ BQ 1ha BQ hộ BQ 1ha BQ hộ BQ 1ha Dưới 1.000 m2 44.978,72 635.601,24 15.944,19 225.309,78 29.034,53 410.291,46 Từ 1.000 m2 đến 2.000 m2 70.664,27 458.909,76 24.275,71 157.651,94 46.388,56 301.257,82 Từ 2000 m2 đến dưới 3.000 m2 73.108,60 297.638,20 32.205,81 131.115,62 40.902,79 166.522,58 Từ 3.000 m2 đến dưới 4.000 m2 85.278,25 250.023,21 35.082,88 102.857,82 50.195,37 147.165,39 Từ 4.000 m2 đến 5.000 m2 137.480,69 316.340,96 43.451,28 99.980,72 94.029,41 216.360,24 Từ 5.000 m2 đến 6.000 m2 196.690,00 355.245,57 51.842,67 93.634,03 144.847,33 261.611,54 Từ 6.000 m2 đến 7.000 m2 214.000,00 336.894,19 61.607,71 96.987,29 152.392,29 239.906,89 Trên 7.000 m2 294.640,91 276.829,06 97.957,55 92.035,74 196.683,36 184.793,31 Bình quân 102.298,84 312.852,76 37.214,02 113.808,81 65.084,82 199.043,95 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) 58 https://eng.vn/

86 Biểu 4.10. Hiệu quả kinh tế theo quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình tính trên chí phí năm 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) So sánh giá trị sản xuất theo nhóm quy mô diện tích, số liệu biểu 4.10. cho thấy 8,27% số hộ có diện tích trên 0,7 ha có giá trị thu được gần tương đương với 35,34% số hộ có diện tích 0,2 0,3 ha và 28,57% hộ có diện tích dưới 0,2 ha, và 27,82% số hộ có diện tích 0,3 0,7 ha có giá trị sản xuất tương đồng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu hiệu quả (GO/IC, VA/IC, MI/IC) của mẫu điều tra tuân theo xu hướng chung, là: các chỉ số hiệu quả đạt mức cao ở nhóm hộ có diện tích rất nhỏ (dưới 2000 m2), giảm dần cho đến nhóm quy mô trung bình (3.000 - 4.000 m 2) sau đó tăng lên theo quy mô sử dụng đất. Ở hai nhóm quy mô sử dụng đất lớn nhất (trên 6.000 m2/hộ), hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích đạt ở mức cao hơn trung bình. Giá trị thu được trên mô đơn vị diện tích giảm dần theo quy mô là do ảnh hưởng của mức độ thâm canh sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình có ít đất nông nghiệp là cao hơn so với các hộ còn lại (với giả định là các mô hình sản xuất nông nghiệp là tương đối đồng nhất). Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của quy mô đất nông nghiệp đến việc lựa chọn mô hình canh tác hoặc thay đổi cơ cấu sản https://eng.vn/

87 xuất nông nghiệp hộ gia đình nên các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất của các hộ gia đình tăng theo quy mô đất nông nghiệp. Biểu 4.11. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tính trên chi phí theo huyện tại các hộ điều tra năm 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Tuy nhiên, các hộ sử dụng đất có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách thức hộ sử dụng đất và điều kiện của từng vùng. Biểu 4.11 cho thấy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình là khác nhau giữa các vùng trong tỉnh Bắc Giang. Trong đó, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình huyện Lục Ngạn nhất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình ở huyện Việt Yên thấp nhất. Mỗi vùng có một lợi thế nhất định về sản xuất cây trồng vật nuôi. Vì vậy, hiệu quả sản xuất của mỗi vùng khác nhau là do loại hình đất khác nhau giữa các vùng (bảng 4.12).Vùng núi có núi cao (đại diện là huyện Lục Ngạn) là vùng cây ăn quả nổi tiếng tỉnh Bắc Giang cũng như trong cả nước. Do đó, nguồn thu của các hộ dân nơi đây chủ yếu từ cây ăn quả. Ngoài ra, các hộ còn có nguồn thu từ chăn thả gia cầm. Chính vì vậy giá trị sản xuất của các hộ trên địa bàn huyện Lục Ngạn là cao nhất trong ba huyện khảo sát. Giá trị sản xuất so với chi phí của hộ đạt 3,55 lần, giá trị tăng thêm của hộ đạt 2,55 lần so với chi phí, thu nhập hỗn hợp của hộ đạt 2,53 lần so với chi phí. Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển vùng, các hộ gia đình trên địa bàn huyện Lục Ngạn luôn tận dụng lợi thế do thiên https://eng.vn/

88 nhiên ưu đãi đó là sản xuất cây ăn quả đáp ứng nhu cầu thị trường nên hiệu quả thu được từ trồng trọt các hộ khá cao. Năng suất đất đai của hộ đạt 35,56 nghìn đồng/m2/năm. Thu bình quân của hộ đạt 266,56 triệu đồng/ha đất canh tác/năm. Thu từ trồng trọt bình quân mỗi hộ là 111,59 triệu đồng/hộ/năm. Bảng 4.12. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp các vùng năm 2018 Chỉ tiêu Đơn vị tính Lục Ngạn Việt Yên Lạng Giang trọt GO = GO/IC Lần 4,10 1,39 1,67 VA = VA/IC Lần 3,10 0,39 0,67 MI = MI/IC Lần 3,07 0,38 0,33 0,43 Năng suất đất đai Nghìn đồng/m2 35,56 13,85 11,79 Thu nhập/1ha đất canh tác Nghìn đồng 266.561,84 35.391,99 40.441,54 nhập từ nông nghiệp/hộ Nghìn đồng 111.590,98 14.479,07 14.272,93 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Đối với vùng trung du (đại diện là huyện Việt Yên), quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ so với ba huyện điều tra ở mức độ trung bình. Nguồn thu của các hộ đến từ ba nguồn chính: Trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các hộ dân tại Việt Yên có nguồn thu chính từ trồng trọt (Có 71/75 hộ có nguồn thu từ trồng trọt). Các hộ dân chủ yếu sản xuất hai vụ lúa nên nguồn thu từ trồng trọt của hộ thấp. Mặc dù huyện đã và đang thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và các hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng đưa giống mới vào sản xuất như: Thiên Ưu, QR1, Bắc thơm số 7,… song hiệu quả trồng trọt của huyện vẫn thấp nhất trong ba huyện khảo sát. Giá trị sản xuất so với chi phí của hộ đạt 1,39 lần, giá trị tăng thêm so với chi phí của hộ đạt 0,39 lần, thu nhập hỗn hợp của hộ đạt 0,38 lần so với chi phí. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các hộ đã tận dụng được thế mạnh nuôi trồng thủy sản của vùng. Một số hộ có xu hướng chuyển loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, https://eng.vn/

T

T

T

0,57 Thủy sản TGO = GO/IC Lần 1,85 1,80 TVA = VA/IC Lần 0,85 0,80 TMI =MI/IC Lần 0,81 0,77 Chăn nuôi TGO =GO/IC Lần 1,55 1,33 1,43 TVA = VA/IC Lần 0,55 0,33 0,43 TMI = MI/IC Lần 0,55

Thu

Trồng

89 nguồn thu từ thủy sản các hộ cao nên thu nhập bình quân từ nông nghiệp hộ ở mức trung bình trong ba huyện là 14,47 triệu đồng/hộ/năm. Huyện Việt Yên nằm tiếp giáp với thành phố Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh, huyện có 4 khu công nghiệp: khu công nghiệp Quang Châu, khu công nghiệp Vân Trung, khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Việt Hàn. Điều này thuận lợi cho lao động tìm kiếm việc làm ngoài nông nghiệp trong các khu công nghiệp. Vì vậy, một bộ phận lao động nông nghiệp của huyện có xu hướng chuyển sang việc làm phi nông nghiệp. Tuy nhiên, với tâm lý giữ đất nông nghiệp như một tài sản ổn định, do đó, các hộ chuyển sang ngành nghề khác nhưng vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu gia đình với mục đích giữ đất hoặc cho các hộ khác mượn đất. Chính vì vậy, thu từ trồng trọt của nhóm hộ này rất thấp. Các hộ vùng núi có núi thấp (đại diện là huyện Lạng Giang) có nguồn thu chủ yếu từ cây trồng hàng năm. Mặc dù quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún nhưng nhờ sử dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ (hệ số sử dụng đất của huyện cao nhất đạt 2,1 lần) nên hiệu quả sử dụng đất của hộ huyện Lạng Giang cao hơn so với các hộ huyện Việt Yên. Giá trị sản xuất nông nghiệp so với chi phí trung gian của đạt 1,57 lần. Giá trị tăng thêm so với chi phí trung gian đạt 0,57 lần, thu nhập hỗn hợp so với chi phí trung gian của hộ đạt 0,52 lần. Qua đánh giá hiệu quả cho thấy mỗi vùng trên địa bàn tỉnh có những lợi thế nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Vùng núi có núi cao có lợi thế trong phát triển cây ăn quả. Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian của hộ trong vùng núi có núi cao thu từ cây ăn quả đạt 4,1 lần. Vùng núi có núi thấp thuận lợi cho phát triển cây trồng hàng năm. Giá trị sản xuất thu được trên chi phí trung gian vùng núi thấp là 1,67 lần. Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng trung du. Giá trị sản xuất thu được trên chi phí trung gian vùng trung du thu được là 1,85 lần. Các hộ dân nơi đây chủ yếu chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ với quy mô nhỏ, tự tiêu dùng là chính. Mỗi mô hình sản xuất của các hộ điều tra có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các hộ theo ba mô hình sử dụng đất: mô hình trồng cây lâu năm, mô hình trồng cây hàng năm và mô hình nuôi trồng thủy sản bảng 4.13. chỉ ra rằng ở Bắc Giang các hộ gia đình trồng cây ăn quả mô hình 1 có hiệu quả cao nhất, hiệu quả này gấp gần 2 lần so với các hộ trồng cây hàng năm mô hình 2 và mô hình sản xuất khác, các hộ nuôi trồng thủy sản (mô hình 3) có hiệu quả cao hơn so với cây lâu năm mô hình 1 nên các hộ này có xu https://eng.vn/

90 hướng chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thủy sản (các hộ này tập trung chủ yếu ở Việt Yên). Các hộ sản xuất kết hợp cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản (mô hình 1, 2, 3) và mô hình cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản (mô hình 2, 3) có hiệu quả cao hơn so với mô hình trồng cây hàng năm. Với đặc thù về địa lý của từng vùng, và khả năng sản xuất của các hộ việc thay đổi loại hình đất trồng là một trong yếu tố nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất mô hình sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra năm 2018 Các mô hình Mô1hình Mô2hình Mô3hình Mô1,hình2 Mô1,2,3hình Mô2,3hìnhHiệu quả GO/IC 4,10 1,58 1,69 1,48 1,94 1,74 VA/IC 3,10 0,58 0,69 0,48 0,94 0,74 MI/IC 3,23 0,81 0,78 0,42 0,97 1,03 Ghi chú: Mô hình 1 Hộ trồng cây lâu năm, Mô hình 2 Hộ trồng cây hàng năm, Mô hình 3 Hộ nuôi trồng thủy sản, Mô hình 1,2 Hộ kết hợp mô hình 1 và 2, Mô hình 1,2,3 Hộ kết hợp mô hình 1, 2, 3, Mô hình 2, 3 Hộ kết hợp mô hình 2 và 3 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Mặc dù, mức độ manh mún đất nông nghiệp ở Bắc Giang là lớn nhưng việc cải thiện tình trạng manh mún dưới hình thức tập trung sản xuất quy mô lớn đã đem lại hiệu quả kinh tế sản xuất cao hơn, giúp các hộ tiếp cận với quy trình sản xuất nông sản hàng hóa, nhằm tận dụng cơ hội trong việc ứng dụng công nghệ mới cuộc cách mạng 4.0. Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế một số mô hình tập trung đất nông nghiệp so với sản xuất đại trà tại Bắc Giang giai đoạn 2013 2016 Công thức luân canh một số cánh đồng mẫu lớn Giá trị tăng thêm khi sản xuất trên cánh đồng mẫu so với sản xuất đại trà Mô hình cánh đồng mẫu điển hình Công thức luân canh rau màu 26,6 triệu đồng/ha/vụ Cánh đồng sản xuất lúa thôn Tiên La xã Đức Giang huyện Yên Dũng. Cánh đồng sản xuất cây rau cần thôn Thanh Lương, Thanh Lâm, Đại Thắng xã Hoàng Lương huyện Hiệp Hòa. Cánh đồng sản xuất khoai tây chế biến thôn Trung Đồng xã Bảo Đài huyện Lục Nam. Cánh đồng ngô ngọt thôn Trung, cánh đồng hành thôn Bến xã Liên Chung huyện Tân Yên. Cánh đồng dưa chuột bao tử xã Quang Thịnh huyện Lạng Giang

Công thức luân canh lúa màu 10,8 triệu đồng/ha/vụ Công thức luận canh chuyên lúa 8,6 triệu đồng/ha/vụ Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2016a)

https://eng.vn/

91 Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang (bảng 4.14), trong vòng 3 năm (2013 2016), hiệu quả của việc thực hiện dồn điền đổi thửa cao hơn so với sản xuất đại trà từ trên 8 triệu đồng/ha/vụ đến gần 27 triệu đồng/ha/vụ và tỉnh đã từng bước hình thành cách cánh đồng mẫu trọng điểm điển hình nhằm tiếp tục phát triển các cánh đồng mẫu trong giai đoạn tới. b. Mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Để làm rõ mối quan hệ mối quan hệ giữa phân bố đất đai và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đề tài thực hiện phân tích định lượng thông qua mô hình phân tích đường giới hạn ngẫu nhiên. Mô hình phân tích được giới hạn ngẫu nhiên (SFA) được lựa chọn để đánh giá mối quan hệ giữa quy mô đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình Các biến được lựa chọn đưa vào mô hình phân tích đường giới hạn ngẫu nhiên (SFA) bao gồm: Hàm sản xuất: với dạng hàm sản xuất được lựa chọn là dạng hàm thông dụng Cobb Douglas, biến phụ thuộc là giá trị thu được từ sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất nông nghiệp - GO, bao gồm thu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản của hộ gia đình trong năm (2018), biến độc lập bao gồm hai nhóm: + Các đầu vào của sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình bao gồm: đất đai, lao động và các đầu vào chính là giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón và các đầu vào khác (trong đó công cụ lao động, máy móc thiết bị là chủ yếu). Trong đó, đất đai được tính theo đơn vị diện tích, còn các các biến đầu ra và đầu vào của sản xuất nông nghiệp hộ gia đình đều tính bằng giá trị để đảm bảo tập hợp hình thành nên biến có sự tương đồng về giá và sản lượng như nghiên cứu của Coelli (2005). Ngoài các biến đầu vào nói trên, do độ tin cậy của số liệu về chi phí lao động cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ đối với bộ phận lao động gia đình là rất khó chính xác (vì ngoài lao động đi thuê, các hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình), nên luận án sử dụng thêm biến “lao động nông nghiệp của hộ” với đơn vị tính là người như một biến điều kiện trong hàm sản xuất để cải thiện độ phù hợp của hàm sản xuất. Hàm hiệu quả kỹ thuật: Với mục tiêu nghiên cứu là khảo sát mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng đất với quy mô và độ manh mún đất nông nghiệp hộ gia đình, nên hai biến trung tâm trong hàm hiệu quả kỹ thuật là tổng diện tích canh tác của hộ gia đình và số thửa đất được lựa chọn đưa vào mô hình. Ngoài ra, một https://eng.vn/

92 nhân tố khác được giả thiết có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình là tuổi của chủ hộ. Với lựa chọn các biến của mô hình như trình bày nêu trên, sử dụng dạng hàm sản xuất thông dụng là hàm Cobb Douglass, mô hình đường giới hạn ngẫu nhiên được chi tiết bở Và:i: . Trong đó: Yi là đầu ra của hộ thứ i (tổng thu từ nông nghiệp của hộ gia đình i, Xij là các đầu vào của hộ gia đình i, lần lượt là Dat, Ldong, Dvaochinh, Dvaokhac. Thống kê mô tả về các biến trong mô hình của mẫu điều tra được trình bày ở bảng phụ lục 2.13a và 2.13b. Mô hình được ước lượng bằng phương pháp hợp lý tối đa (maximum likelihood), sử dụng phần mềm STATA 15, phần mềm cho phép ước lượng đồng thời hàm sản xuất và hàm hiệu quả. Bảng 4.15. Kết quả ng kê m c 0,1; qu lượng hình đường giới hạn ngẫu nhiên SFA được trình bày ở Bảng 4.15 cho thấy để kiểm định về tính phù hợp của mô hình, bốn giả thiết sau đây đã được thực hiện: (1) Dạng hàm sản xuất không phù hợp: (2) Không tồn tại các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật: H0: γ = δ0 = δ1 = δ = 0, https://eng.vn/

0,05; 0,01 Kết

ƣớc lƣợng mô hình SFA Tên biến Hệ số ƣớc lƣợng Sai số chuẩn Z Giá trị P Hàm sản xuất, biến phụ thuộc: LnY Hằng số 0,551 31,685 0,02 0,986 LnDat* 0,129 0,067 1,92 0,055 LnLdong*** 0,494 0,068 7,23 0,000 LnDvaochinh*** 0,411 0,045 9,12 0,000 LnĐvaokhac*** 0,249 0,043 5,72 0,000 Ldgdinh*** 0,112 0,024 4,71 0,000 Hàm hiệu quả, Biến phụ thuộc: E(U) Hằng số 0,695 31,682 0,02 0,982 Tuoi 0,001 0,002 0,5 0,619 Dtich** 0,009 0,004 2,07 0,039 Sothua*** 0,084 0,007 12,46 0,000 Chú thích ký hiệu: Ln: Logarit tự nhiên (cơ số e) *, **, ***: ước lượng có ý nghĩa thố

ả ước

93 (3) Các ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật không mang tính ngẫu nhiên: H0: γ = 0 (4) Các biến được chọn trong không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật: H0: δ1 = δ2 = 0. Trong đó: γ = ζu 2/ (ζv 2 + ζu 2), với ζv 2 và ζu 2 lần lượt là phương sai của u và v; Giả thiết (1) được kiểm định bằng kiểm định Wald (sử dụng thống kê X2), ba giả thiết còn lại được kiểm định bằng kiểm định Log likelihood (sử dụng thống kê LR). Kết quả kiểm định bảng phụ lục 4.3 cho thấy các giả thiết đều bị bác bỏ, việc lựa chọn mô hình là phù hợp với số liệu sử dụng. Kết quả ước lượng hàm sản xuất cho thấy, tất cả các yếu tố đầu vào đều có ảnh hưởng thuận chiều với kết quả đầu ra là thu từ nông nghiệp của hộ gia đình, trong đó, hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là lao động và đầu vào chính (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tăng 1% đầu tư cho lao động dẫn tới tăng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp lên 0,49%, tăng đầu tư cho các đầu vào chính như phân bón, thức ăn chăn nuôi lên 1% sẽ làm tăng tổng giá trị sản xuất lên 0,41%. Ảnh hưởng của đất đai, các đầu vào khác đến thu nhập hộ gia đình tương ứng là 0,13% và 0,25%. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các đầu vào đến giá trị sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình đều phù hợp với kỳ vọng. Về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp với tính chất phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Cả hai yếu tố manh mún đất đai và quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình đều có ảnh hưởng thuận chiều đến tính phi hiệu quả, hay nói các khác manh mún đất nông nghiệp và quy mô đất nông nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ gia đình. Như vậy, với điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện tại, thì manh mún đất đai (trong mô hình này được đo bởi chỉ tiêu trực quan, đơn giản nhất là số thửa đất do hộ gia đình canh tác) gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn tác động tích cực. Đây là kết quả không gây ngạc nhiên và nó phù hợp với hầu hết các nghiên cứu định lượng về hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Các lãng phí về sử dụng đầu vào, cả về lao động lẫn các đầu vào khác của các hộ gia đình có đất nông nghiệp quá manh mún cao là rất đáng kể Bên cạnh đó, kết quả ước lượng cũng cho thấy các hộ gia đình có tổng diện tích lớn nói chung là có hiệu quả sử dụng đầu vào thấp hơn. Tuy nhiên, quy mô đất nông nghiệp nhỏ chưa hẳn là yếu tố bất lợi trong sản xuất nông nghiệp nói chung, hiện tượng này hoàn toàn có thể giải thích bởi đặc thù sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô hộ gia đình. Các hộ gia đình https://eng.vn/

https://eng.vn/

94 có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nói chung sẽ kiểm soát việc sử dụng đầu vào chặt chẽ và tiết kiệm hơn, và thậm chí là lựa chọn các loại hình sản xuất (cây trồng, vật nuôi) phù hợp (nhất là về phương diện hiệu quả sử dụng đất) hơn. Thêm vào đó, khả năng thích nghi với quy mô nhỏ bằng cách lựa chọn cách thức sản xuất nông nghiệp cũng là một giả thiết thuyết phục. Các mô hình đa dạng của sản xuất nông nghiệp (rau, màu vụ đông, trồng nấm, trồng hoa…) với mức độ thâm canh cao hơn, ứng dụng các tiến bộ mới về giống và công nghệ cao ở Lạng Giang, huyện sản xuất cây trồng hàng năm có quy mô đất đai thấp nhất trong ba huyện điều tra là một minh chứng rõ ràng cho hiện tượng này. Điều đó sẽ dẫn đến giá trị thu được trên một đơn vị diện tích đất đai, một đồng chi phí cao hơn. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích từ thống kê mô tả ở mục a. Biểu 4.12. Mối quan hệ giữa manh mún đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng đất, đề tài có những kết luận sau: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang phụ thuôc vào quy mô diện tích đất nông nghiệp. Quy mô nhỏ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh tế tuy nhiên quy mô nhỏ, manh mún chưa phải là một hạn chế rõ ràng đối với cải thiện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Ging (biểu 4.12). Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình phụ thuộc vào điều kiện vùng và việc ứng dụng các mô hình trong sản xuất. Các hộ gia đình sử dụng quy mô đất trồng cây hàng năm nhỏ nếu sử dụng biện pháp thâm canh tăng vụ sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trái với các suy đoán phổ biến về những bất lợi, 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 4,0 3,5 3,0 2,5 2,0 1,5 1,0 0,5

95 những rào cản của quy mô nhỏ đối với hiệu quả kinh tế, các hộ gia đình quy mô đất đai nhỏ đang đạt hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao hơn. Kết quả này dẫn tới có thể đưa ra hai suy luận ngược chiều nhau về dự báo về chiều hướng tích tụ đất đai trong tương lai: Một là, các hộ gia đình hoàn toàn có thể “hài lòng” với quy mô nhỏ, nhất là trong điều kiện cơ hội tìm kiếm thu nhập ngoài nông nghiệp ngày càng tăng. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sử dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ đối với cây trồng hàng năm để đạt được một mức thu nhập nào đó từ nông nghiệp, với một quy mô đất không lớn, là hoàn toàn khả thi và hiệu quả đối với hộ. Nếu chiều hướng này là phổ biến, thì động lực kinh tế đối với tập trung, tích tụ đất đai đối với các hộ gia đình là không tồn tại. Tích tụ đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn không phải là con đường “tất yếu” như một số lập luận trên các diễn đàn chính sách hiện nay. - Hai là, nếu các thay đổi về tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác thực sự mang lại hiệu quả nhờ cải thiện được các bất lợi của quy mô nhỏ, thì có thể kỳ vọng vào việc cải thiện động thời giữa hiệu quả riêng của hộ gia đình và hiệu quả chung của toàn ngành nông nghiệp trên nền tảng của một quy mô sử dụng đất lớn hơn. 4.1.2.2. Đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, công bằng là khái niệm mang tính chuẩn tắc, nên việc đánh giá, đo lường nó không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng, dựa trên mọi khía cạnh. Nghiên cứu lựa chọn đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo hai phương pháp: sử dụng hệ số Gini và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Hệ số Gini được sử dụng trong trường hợp tiêu chí đo lường công bằng là sự ngang bằng đồng đều trong phân bố dất nông nghiệp hộ gia đình. Phương pháp EFA được sử dụng khi công bằng được coi là sự thỏa mãn, hài lòng của các bên về hiện trạng phân bố đất đai nhằm khảo sát các yếu tố hình thành đến công bằng của hiện trạng phân bố đất đai. Căn cứ cho việc lựa chọn sử dụng EFA cho đánh giá công bằng là tính tương đồng, phù hợp của phạm vi áp dụng của mô hình này với các tiêu chí, khía cạnh phản ánh công bằng dựa theo nghiên cứu của Gordon (1980). https://eng.vn/

96 a. Công bằng trong phân bố đất nông nghiệp các hộ điều tra Có hai quan điểm chủ đạo về công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Thứ nhất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp được phân chia đồng đều và ngang bằng. Quan điểm thứ hai đó là đất nông nghiệp phải tập trung vào những hộ gia đình cần đất nông nghiệp để phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Xuất phát từ hai quan điểm này, 4 tiêu chí sau đây được xác định để đánh giá tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình: cơ hội tiếp cận và sử dụng đất; sự bất công bằng thông qua phân bố đất nông nghiệp giữa các nhóm hộ; sự công bằng trong các giao dịch nông nghiệp và quyền sử dụng đất; việc sử dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của hộ.  Cơ hội tiếp cận và sử dụng đất Trước hết, điểm đầu tiên cần được xem xét đó là cơ hội tiếp cận và sử dụng đất. Để so sánh, nghiên cứu lấy mốc thời gian ban đầu là năm 1994, sau khi Luật đất đai và Nghị định 64 ra đời so với thời điểm hiện tại (năm 2018). Phân bố đất nông nghiệp cho thấy đất nông nghiệp của hộ gia đình được phân chia đồng đều theo nhân khẩu đảm bảo công bằng giữa các hộ theo Nghị quyết Trung ương 10, tại thời điểm này công bằng được dựa trên quan điểm là đồng đều, ngang bằng, tất cả các hộ đều có đất để sản xuất, phù hợp với điều kiện của địa phương Trải qua quá trình lịch sử, quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng, các loại hình sử dụng đất, giữa các hộ phân theo ngành nghề có xu hướng giảm và quy mô diện tích đất nông nghiệp theo nhân khẩu và lao động gia đình có xu hướng tăng và không có sự phân chia lại đất nông nghiệp, khi đó, những người sinh sau thời điểm phân chia đất (sau thời điểm luật đất đai năm 1993 ra đời) sẽ ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng đất. Điều này cho thấy những người này sẽ chịu bất công về cơ hội tiếp cận đất nông nghiệp hay nói cách khác phân bố đất nông nghiệp là giữa các thế hệ trong gia đình. (biểu 4.1, 4.2, 4.4, 4.5, 4.7,4.8) Một nghịch lý nữa trong tiếp cận đất đai là sự bất công bằng tăng lên giữa các thế hệ trong gia đình. Bảng 4.16. cũng chỉ ra rằng năm 1994 các chủ hộ từ 40 tuổi trở xuống sử dụng quy mô diện tích đất lớn nhưng đến năm 2018 các chủ hộ trong độ tuổi 40 60 tuổi là đối tượng chính sử dụng quy mô diện tích đất nông nghiệp, quy mô diện tích đất nông nghiệp/nhân khẩu và lao động của các chủ hộ này cũng lớn hơn so với các chủ hộ ở tuổi dưới 40. Chúng ta biết rằng lao động https://eng.vn/

97 trong nông nghiệp là lao động nặng nhọc trong khi hiện nay xu hướng lao động rút ra khỏi ngành nông nghiệp cho mục tiêu công nghiệp hóa, dẫn tới xuất hiện hiện tượng các lao động trong nông nghiệp chủ yếu là người lớn tuổi. Điều này được minh chứng tại thôn Vinh Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang. Theo ông Nguyễn Trọng Lâm, thôn Vinh Sơn tại huyện Lạng Giang cho biết các hộ trên địa bàn thôn chủ yếu sử dụng đất được giao theo Nghị quyết 10, đất nông nghiệp được sử dụng bởi người lớn tuổi, sản xuất kém hiệu quả Chính quyền và người dân trong thôn mong muốn thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng vào một số hộ sản xuất có hiệu quả nhằm đưa máy móc vào sản xuất (hộp 4.3). Hộp 4.3. Các hộ chủ yếu sử dụng đất Nhà nƣớc giao, lao động trong thôn chủ yếu là ngƣời lớn tuổi “Các hộ gia đình trong thôn chúng tôi chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên quy mô diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao. Năm 2009, các hộ trong thôn chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp là 32.148 m2 cho Công ty Việt Hàn nhằm xây dựng khu công nghiệp Lao động trẻ trong thôn hiện nay ra làm việc trong các khu công nghiệp nên lao động nông nghiệp của thôn bây giờ chủ yếu là người lớn tuổi. Các lao động này hạn chế về sức khỏe nên sản xuất chưa đem lại hiệu quả cao Do đó, chính quyền và người dân trong thôn chúng tôi mong muốn thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng vào một số hộ sản xuất có hiệu quả nhằm đưa máy móc vào sản xuất. Năm 2018, Nhà nước tăng phí đất do xã quản lý điều này khiến cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng. Với sản xuất nông nghiệp khó khăn như hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề nghị Nhà nước giảm phí đất 15% do xã quản lý 18.000 đồng/sào năm 2018 xuống 5.000 đồng/sào như trước đây.” (Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Lâm, thôn Vinh Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, lúc 15h 10 phút ngày 18 tháng 5 năm 2018, tại thôn Vinh Sơn). Như vậy, xét trên góc độ tiếp cận đất nông nghiệp tại thời điểm hiện nay thì những người trẻ tuổi ít cơ cơ hội tiếp cận đất nông nghiệp và những người sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là người lớn tuổi canh tác trên các mảnh đất được giao hay thừa kế với hiệu quả sử dụng đất thấp. Điều này cho thấy sự bất công bằng về cơ hội đối với những người muốn sản xuất nông nghiệp nhưng không có cơ hội tiếp cận đất nông nghiệp. https://eng.vn/

98 Bảng 4.16. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo tuổi của chủ hộ giai đoạn 1994- 2018 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 2018 Diện bìnhtích quân/hộ Diện tích quân/nhânbình khẩu (m2/nhân khẩu) Diện tích đấtnghiệpnông quân/laobình động (m2/lao động) Số mảnh bình (mảnh/hộ)quân/hộ Diện tích bình quân/mảnh (m2/mảnh) Diện bìntíchh quân/hộ Diện tích quân/nhânbình khẩu (m2/nhân khẩu) Diện tích đấtnghiệpnông quân/laobình động (m2/lao động) Số mảnh bình (mảnh/hộ)quân/hộ Diện tích bình

quân/mảnh (m2/mảnh) Dưới 30 tuổi 2.925,06 800,07 1.078,56 6,07 481,73 2.500,00 416,67 833,33 2,00 2.500,00 Từ 30 đến 40 3.520,62 784,12 1.043,90 6,55 536,78 2.676,17 653,79 1.443,98 2,45 1.090,83 Từ 40 đến 50 2.679,21 600,14 789,66 8,34 309,99 3.239,10 731,64 1.356,21 4,43 731,64 Từ 50 đến 60 2.588,86 594,16 823,73 6,86 2.588,86 4.084,26 912,36 1.528,61 5,55 735,28 Trên 60 2.628,33 876,11 876,11 7,00 2.628,33 2.526,33 615,71 1.124,10 6,27 403,05 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) 98 https://eng.vn/

99  Phân bố đất nông nghiệp giữa các nhóm hộ Điểm thứ hai là sự bất công bằng còn thể hiện qua sự phân bố đất nông nghiệp giữa các nhóm hộ. Phân bố đất nông nghiệp cho thấy sự bất công giữa các nhóm hộ, hiện nay, một phần đất nông nghiệp đang nằm trong tay các hộ không thực sự cần đất nông nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế hộ. Trong khi các hộ nông nghiệp cần đất thì lại có rất ít đất để sản xuất, một bộ phận đất nông nghiệp đang nằm trong tay các hộ không có nhu cầu sử dụng đất (hộ công nghiệp và thương mại, hộ dịch vụ, hộ có nguồn thu từ lương) (bảng 4.6, biểu 4.7, 4.8). Khi diện tích đất nông nghiệp có hạn các hộ sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, có đủ lao động để sản xuất muốn mở rộng quy mô diện tích đất đai thì không có khả năng mở rộng. Những hộ sản xuất kém hiệu quả, thiếu lao động lại muốn giữ đất nông nghiệp như một tài sản đảm bảo. Giai đoạn 2014 2018 có 96,49% hộ giữ nguyên quy mô diện tích đất nông nghiệp. Trong tương lai, có 97,49% số hộ muốn giữ nguyên quy mô lý do các hộ đưa ra là do hiệu quả sản xuất thấp và thiếu lao động trong nông nghiệp. Bảng 4.17. Quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình Quy mô diện tích Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Quy mô đất nông nghiệp giai đoạn 2014 2018 Mở rộng quy mô 13 3,26 Thu hẹp quy mô 1 0,25 Giữ nguyên quy mô 385 96,49 Quy mô đất nông nghiệp của hộ trong tƣơng lai Mở rộng quy mô 9 2,26 Thu hẹp quy mô 1 0,25 Giữ nguyên quy mô 389 97,49 Tổng 399 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)  Sự công bằng trong các giao dịch nông nghiệp và quyền sử dụng đất Điểm thứ ba trong đánh giá là sự công bằng trong các giao dịch nông nghiệp và quyền sử dụng đất. Điều này được thể hiện thông qua tính pháp lý trong sử dụng đất. Theo ông Đỗ Văn Ninh Trung tâm Công nghệ Thông tin, Sở Tài nguyên Môi trường cho biết cơ bản đất nông nghiệp các hộ gia đình đầy đủ cơ sở pháp lý. Hiện nay, các vụ tranh chấp đất nông nghiệp rất ít Trong quá trình giải phóng mặt bằng chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng có https://eng.vn/

100 những thắc mắc của người dân nhưng đều được giải quyết thỏa đáng. Điều này cho thấy các hộ cảm thấy yên tâm trong quá trình sử dụng đất, có nghĩa rằng và mặt pháp lý có thể được coi là công bằng. Điều này cho thấy các hộ cảm thấy công bằng đối với sự phân chia đất nông nghiệp như hiện tại. Hộp 4.4. Số đơn khiếu nại đất nông nghiệp rất ít “Tại Bắc Giang, gần 100% các hộ có sổ đỏ đất nông nghiệp. Hầu hết, số đơn khiếu nại đất nông nghiệp rất ít. Các đơn khiếu nại của người dân chủ yếu là do quá trình giải phóng mặt bằng nhằm chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhưng đều được giải quyết thỏa đáng.” (Nguồn: Ông Đỗ Văn Ninh Trung tâm Công nghệ Thông tin, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2018, tại Sở Tài nguyên Môi trường)  Sử dụng đất nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của hộ Điểm cuối cùng trong nhìn nhận sự công bằng đó là việc sử dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của hộ. Chúng ta thấy rằng ngay cả khi thu nhập trong nông nghiệp là thấp, việc các hộ sử dụng quy mô diện tích nhỏ hay bị mắc lại trong sản xuất nông nghiệp không tìm kiếm được việc làm phi nông nghiệp thì một phần nào đó cũng đảm bảo một mức tối thiểu cho cuộc sống thì phân bố đất nông nghiệp là công bằng đối với họ. Đường cong Lorenz và hệ số Gini cho thấy cái nhìn trực quan hơn về công bằng. Tính công bằng trong phân bố thông qua tổng diện tích đất các hộ sử dụng biểu 4.13 cho thấy sự bất bình đẳng trong phân bố đất nông nghiệp là khác nhau giữa Trong trường hợp đất nông nghiệp được phân chia đồng đều tại cùng một thời điểm trong các vùng, thì quy mô đất đai nhỏ, đồng đều, manh mún sẽ đảm bảo công bằng hơn so với quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn. Như kết quả phân tích 4.1.1.4 và bảng 4.16 cho thấy Lạng Giang mức độ manh mún cao hơn (chỉ số manh mún đất nông nghiệp là 0,83, số mảnh bình quân hộ là 9,44 mảnh) nhưng mức độ công bằng cao hơn (hệ số Gini là 0,1680). Trong khi, Lục Ngạn mức độ manh mún thấp hơn (mỗi hộ sử dụng bình quân 2,09 mảnh, chỉ số manh mún đất nông nghiệp của huyện là 0,35), thì mức độ bất công lại cao hơn (hệ số Gini là 0,4138). Sự phân chia lại đất nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập trung qua việc thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn sẽ dẫn đến bất công bằng trong phân bố. Nếu loại bỏ yếu tố vùng tại thời điểm phân chia đất ban đầu, thì với loại hình đất nông nghiệp gần tương đương như Việt Yên và Lạng https://eng.vn/

Biểu 4.13. Đƣờng cong Lorenz tính theo tổng diện tích của hộ Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

101 Giang thì việc thực hiện tích tụ, tập trung sẽ làm tăng mức độ bất bình đẳng. Ở Lạng Giang, các hộ nguồn gốc đất nông nghiệp được chia theo Nghị quyết 10, mặc dù manh mún nhưng công bằng hơn so với Việt Yên khi huyện thực hiện chính sách tích tụ đất nông nghiệp (hệ số Gini về phân bố đất nông nghiệp của Việt Yên là 0,3410, của Lạng Giang là 0,1680)

Biểu 4.14. Đƣờng cong Lorenz tính theo tổng diện tích bình quân nhân khẩu của hộ Nguồn: Số liệu điều tra (2018) https://eng.vn/

102 Bảng 4.18. Hệ số Gini của phân bố đất nông nghiệp Chỉ tiêu Bắc Giang Lục Ngạn Việt Yên Lạng Giang Hệ số Gini tính theo tổng diện tích của hộ 0,3702 0,4138 0,3410 0,1680 Hệ số Gini tính theo diện tích bình quân nhân khẩu của hộ 0,3831 0,4097 0,4113 0,2411 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Biểu 4.14 và bảng 4.18 cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về công bằng dựa theo diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu của hộ. Kết quả tính toán hệ số Gini cho thấy các hộ có quy mô diện tích nhỏ hơn sẽ đảm bảo công bằng hơn. Việc thực hiện chính sách tích tụ, tập trung đất đai sẽ là yếu tố là gia tăng sự bất công trong phân bố đất nông nghiệp. Ở Việt Yên huyện thực hiện chính sách dồn, điền đổi thửa có hệ số Gini cao nhất là 0,4113. Hai huyện còn lại Lục Ngạn và Lạng Giang chưa thực hiện dồn điền đổi thửa hệ số Gini lần lượt là: 0,4097; 0,2411. Trong đó, bất bình đẳng ở Lục Ngạn lớn hơn Lạng Giang. Như vậy, bất bình đẳng trong phân bố đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang (Hệ số Gini =0,36) thấp hơn so với cả nước (Hệ số Gini =0,46) và các nước châu Á (Hệ số Gini ở Á Đông Á là 0,40, hệ số Gini ở Đông Nam Á là 0,47) (Frankema E., 2010). Sự bất công bằng là khác nhau giữa các khía cạnh. Việc thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp sẽ làm gia tăng bất công bằng trong phân bố. b. Các nhân tố đánh giá công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Căn cứ vào mô hình lý thuyết của Gordon (1980) tác giả sử dụng 5 nhân tố cho đánh giá công bằng trong phân bố nông nghiệp hộ gia đình, khi đó công bằng được chia thành 5 tiêu chí: trao đổi công bằng (fair exchange), bình đẳng về cơ hội (equality of opportunity), tính xứng đáng (desert or merit), đáp ứng các nhu cầu cấp thiết (need), và ngang bằng, đồng đều (equality). Hai tiêu chí đầu phản ánh về công bằng về phương thức phân bố, ba tiêu chí sau đánh giá tính công bằng về kết quả phân bố. Rõ ràng rằng, việc tập hợp các khía cạnh, nhân tố vào 5 tiêu chí nói trên để phản ánh “công bằng” là khá thuyết phục, bởi một phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình nào đó càng thỏa mãn nhiều hơn các yêu cầu thuộc 5 tiêu chí nói trên thì càng được dễ dàng thừa nhận là “công bằng”. Tuy nhiên, 5 khía cạnh (tiêu chí) nêu trên, mặc dù đã là cụ thể hơn (so với “công bằng” nói chung), nhưng đến

https://eng.vn/

103 lượt nó, lại vẫn mang tính khái quát/ tổng hợp, chuẩn tắc (trừ tiêu chí đồng đều, ngang bằng là đủ cụ thể và thực chứng), nghĩa là không thể đo lường các tiêu chí đó một cách trực quan. Thêm vào đó, các tiêu chí đó cũng không hẳn đã độc lập hay không loại trừ lẫn nhau. Căn cứ vào thực tế trên về các quan niệm, tiêu chí đánh giá công bằng là cơ sở lý thuyết để sử dụng các nguyên lý và kỹ thuật của phân tích nhân tố khám phá (EFA) để lượng hóa, kiểm định các nhân tố, các khía cạnh công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Các tiêu chí công bằng của Gordon (1980), do tính trừu tượng của nó sẽ được coi là các nhân tố chung, đại diện cho các biến tiềm ẩn (latent variables) trong phân tích, đánh giá công bằng. Mỗi nhân tố tiềm ẩn đó được cụ thể hóa (dựa trên kiến thức chủ quan của người nghiên cứu) thành một số yếu tố biến đo lường trực quan hơn. Vì vậy, chúng có thể được xếp hạng, cho điểm bởi người tham gia đánh giá, là các bên liên quan trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình (chủ hộ gia đình, cán bộ địa phương). Từ kết quả xếp hạng, cho điểm ban đầu, tác giả sử dụng các kỹ thuật của EFA (tương quan nhân tố, xoay nhân tố, tính điểm…) để phát hiện, xác định và kết luận về các nhân tố (nhóm yếu tố) nhằm xác định tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp HGĐ trên địa bàn nghiên cứu. Các biến đo lường thuộc mỗi tiêu chí (nhân tố) được trình bày trong bảng phụ lục 2.14. Đo lường các biến quan sát được thực hiện bằng sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ (Likert, 1932): rất đồng ý (5 điểm), đồng ý (4 điểm), không rõ (3 điểm), không đồng ý (2 điểm) và rất không đồng ý (1 điểm). Kết quả thực hiện các bước chủ yếu trong phân tích nhân tố khám phá nhằm tìm ra các nhân tố xác định công bằng như sau: (i) Kiểm định sự phù hợp của số liệu cho ứng dụng EFA Kết quả kiểm định KMO (Kaiser Meyer Olkin) về độ phù hợp của số liệu và dung lượng mẫu cho ứng dụng EFA, kiểm định Barlett về tương quan giữa các biến quan sát được trình bày ở bảng 4.19. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị KMO, chỉ số đo lường tỷ trọng phương sai các biến đo lường có thể giải thích bởi nhân tố tiềm ẩn bằng 0,839 là đủ lớn theo các quy tắc kiểm định phổ biến (giá trị KMO > 0,8), số liệu mẫu là phù hợp cho sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Kiểm định Barlett, với giả thiết Ho: ma trận tương quan giữa các biến đo lường là ma trận đơn vị, hay các biến không https://eng.vn/

(Rotated Component Matrixa) Component 1 2 3 4 5 CBTD2 0,852 CBTD3 0,848 CBTD4 0,838 CBTD1 0,823 DDNB2 0,842 DDNB4 0,806 DDNB3 0,794 DDNB1 0,769 BDCH1 0,842 BDCH3 0,839 ExtracXD2XD3CT1BDCH2CT2CT3CT4XD1tion Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 9 iterations. Lựa chọn phương pháp tải nhân tố là phương pháp phân tích nhân tố chính (Principal component analysis), quy tắc chọn số nhân tố là giá trị eigen (eigen https://eng.vn/

104 tương quan với nhau, cho kết quả phủ nhận Ho, các biến đo lường trong mô hình là có tương quan, và đó là điều kiện phù hợp với phân tích nhân tố. Bảng 4.19. Kiểm định KMO và Barlett (KMO and Bartlett's Test) Kaiser Meyer Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,839 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi Square 3.177,704 Df 153 Sig. 0,000 (ii) Tải nhân tố, xoay nhân tố để ghép nhóm các biến và xác định các nhân tố tiềm ẩn Bảng 4.20. Ma trận hệ số tải nhân tố

ở bảng 4.20 (iii) Kiểm định tính ổn định của các biến đo lường thuộc các nhân tố Kiểm định tính ổn định của các nhân tố (nhóm biến giải thích) được thực hiện bởi kiểm định Cronbach Alpha, kết quả trình bày ở bảng 4.21 Bảng 4.21. Kiểm định Chronbach’s Alpha đối với các nhóm biến Nhân tố Biến đo lƣờng Cronbach’s Alpha 1 CBTD2, CBTD3, CBTD4, CBTD1 0,869 2 DDNB2, DDNB4, DDNB3, DDNB1 0,852 3 BDCH1, BDCH3 0,757 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến thuộc các nhân tố được giữ lại lớn hơn 0,7. Đây là ngưỡng phổ biến được sử dụng trong đo lường độ tin cậy về mặt tính tương đồ

105 value đo lường mức phụ thuộc tuyến tính của ma trận tương quan giữa các biến quan sát) lớn hơn 1, tổng phương sai trích lớn hơn 50% (bảng phụ lục 2.15), phép xoay trực giao (varimax rotation method), chọn hệ số tải tối thiếu của các biến được giữ lại là 0,75 (mức rất cao, nhằm mục đích chỉ giữ lại các nhân tố tiềm ẩn đáng tin cậy nhất, giải thích được nhiều nhất các biến đo lường, cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về các yếu tố đánh giá công bằng), cho kết quả ma trận các hệ số tải nhân tố ng nội tại giữa các biến đo lường trong cùng một nhân tố. Từ kết quả phân tích nói trên, các nhân tố đánh giá công bằng được xác định trong bảng 4.22 Như vậy, từ phân tích nhân tố khám phá, hai nhân tố theo giả thuyết lý thuyết ban đầu đã bị loại bỏ, hay nói cách khác, không có tác dụng rõ ràng trong đánh giá tính công bằng, hợp lý, về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở địa phương khảo sát. Như đã nêu ở mô hình lý thuyết, năm nhân tố ban đầu của mô hình thuộc về hai khía cạnh truyền thống trong đánh giá công bằng: công bằng về cách thức phân bố (gồm trao đổi công bằng và bình đẳng cơ hội), công bằng về kết quả (gồm tính xứng đáng, tính cấp thiết, và tính ngang bằng, đồng đều). Hai nhân tố đánh giá công bằng về mặt kết quả là: tính xứng đáng, tính cấp thiết đã bị loại bỏ sau EFA. Có hai lý do tiềm năng giải thích cho việc loại bỏ này trong

EFA: Một là, trong điều kiện các giao dịch thị trường về đất đai là không phổ biến, thì việc sở hữu đất nông nghiệp của hộ gia đình nào đó được quyết định chủ yếu thông qua các con đưởng thừa kế, nên được mặc nhiên thừa nhận, người đánh giá không quan tâm nhiều đến việc sở hữu đó là có hợp lý (xứng đáng, cấp thiết) hay không. Hai là, đánh giá sự khác biệt giữa các hộ gia đình về tính xứng https://eng.vn/

2. Diện tích đất bình quân khẩu của các hộ là tương đương nhau DDNB2

2. Không có các cản trở đối với ai đó muốn tham gia các giao dịch đất nông nghiệp như thuê mua, đấu thầu BDCH3 Về mặt hàm ý chính sách, nếu coi công bằng như là một trong hai mục tiêu hướng đến, phản ánh “chất lượng” của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, https://eng.vn/

3. Diện tích đất bình quân 1 lao động nông nghiệp của các hộ là tương đương nhau DDNB3 4. Không có sự chênh lệch lớn về đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình có điều kiện sản xuất nông nghiệp (lao động, vốn) giống nhau DDNB4 Nhân tố 3

106 đáng được sở hữu đất, tính cấp thiết phải có đất nông nghiệp là không đủ rõ ràng để xếp hạng, cho điểm. Ba nhân tố được giữ lại, có ảnh hưởng thực sự trong đánh giá tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, theo tên gọi ban đầu, là: i) trao đổi công bằng; ii) tính đồng đều, ngang bằng trong phân bố, và iii) công bằng cơ hội. Tuy hoàn toàn có thể giữ nguyên tên gọi ban đầu với nhân tố này (trao đổi công bằng), nhưng nhìn vào các biến đo lường ở nhân tố 1, có thể đặt tên rõ hơn đối với nhân tố này là “minh bạch, công khai, hợp pháp trong giao dịch đất nông nghiệp”. Do vậy, ba nhân tố đo lường thích hợp đối với công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình sẽ là: (1). Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2). Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3). Công bằng về cơ hội cho mọi người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Bảng 4.22. Các nhân tố xác định công bằng Nhân tố, biến đo lƣờng Ký hiệu 1 Nhân tố 1 1. Các giao dịch đất nông nghiệp (giao đất, mua bán, đấu thầu, chuyển nhượng…) được thực hiện công khai, minh bạch CBTD1 2. Các bên tham gia trong giao dịch đất nông nghiệp tại đại phương được bình đẳng như nhau? CBTD2 3. Các bên tham gia giao dịch tuân thủ đúng luật pháp, quy định CBTD3

4. Các thông tin về đất nông nghiệp giao dịch được cung cấp đầy đủ cho các bên CBTD4 Nhân tố 2 1. Diện tích đất bình quân hộ là tương đương nhau DDNB1

1. Không tồn tại lợi thế hay ưu tiên đặc biệt nào cho một/ một số nhóm nào đó trong giao, cho thuê đất nông nghiệp tại địa phương BDCH1

https://eng.vn/

107 thì có thể coi tính công bằng là tương đồng với độ hài lòng của các bên đối với hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Do vậy, hai vấn đề quan trọng rút ra từ kết quả phân tích nhân tố khám phá trong đánh giá công bằng đất nông nghiệp-là:Về khía cạnh công bằng dựa trên kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, trong nhận thức chung của các bên liên quan trực tiếp (hộ gia đình và cán bộ địa phương), người tham gia đánh giá coi trọng tính ngang bằng, đồng đều, không có chênh lệch lớn giữa các hộ gia đình. Nghĩa là, quan niệm truyền thống về công bằng trong phân chia đất đai (đồng đều, ngang bằng) vẫn là quan điểm chủ yếu trong đánh giá công bằng. Còn các suy xét sâu hơn về tính cấp thiết, tính xứng đáng sở hữu đất nông nghiệp của các hộ gia đình, tức là, đất nông nghiệp có đang thuộc sở hữu của các hộ thực sự cần thiết và có khả năng canh tác nông nghiệp hay không, chưa phải là khía cạnh được coi trọng. Điều này cũng có nghĩa, nếu coi độ hài lòng về phân bố đất nông nghiệp như là một tiêu chí chính sách (đảm bảo sự bình ổn xã hội), thì mục tiêu đó dễ dàng đạt được hơn khi kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là phân bố bình quân, đồng đều, thay cho các tiêu chí thiên về tính hiệu quả sử dụng đất. Về tính công bằng trong phương thức phân bố đất nông nghiệp, các tiêu chí công khai, minh bạch, bình đẳng về cơ hội tham gia là đặc biệt quan trọng để có thể đạt được sự đồng thuận, hài lòng của các bên liên quan. Đây là kết quả không mới, nhưng được khẳng định từ kết quả phân tích, đòi hỏi các can thiệp (nếu có) trong phân bố lại đất nông nghiệp, hoặc các khuyến khích phân bố lại đất nông nghiệp hộ gia đình theo hướng nào đó, cần phải được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng, và không tạo đặc quyền bởi bất cứ một cá nhân, một nhóm người nào đó trong cộng đồng, trong đó đất nông nghiệp sẽ được sử dụng bởi người có nhu cầu sử dụng đất. 4.1.2.3. Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là một khía cạnh quan trọng trong đánh giá tính hợp lý của phân bố đát nông nghiệp hộ gia đình Mối quan hệ này có thể là mâu thuẫn hoặc không mẫu thuẫn với nhau.

108 Biểu 4.15. Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả Xét trên góc độ vùng: Huyện Lạng Giang và huyện Việt Yên thuộc hai vùng có điều kiện sản xuất gần tương đồng về sản xuất cây trồng hàng năm, nếu bỏ qua nguồn gốc hình thành đất nông nghiệp chỉ so sánh về quy mô đất đai thì diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình huyện Việt Yên bình quân lớn hơn so với huyện Lạng Giang (bình quân đất nông nghiệp/hộ Việt Yên là 0,278 ha/hộ, huyện Lạng Giang là 0,236 ha/hộ) nhưng phân bố đất nông nghiệp huyện Việt Yên bất công hơn so với huyện Lạng Giang (hệ số Gini bảng 4.18 cho thấy ở huyện Lạng Giang là 0,1680, huyện Việt Yên là 0,3410), trong khi, các hộ gia đình ở huyện Lạng Giạng có hiệu quả sản xuất trồng trọt cao hơn huyện Việt Yên (mục 4.1.2.1. phần a). Điều này chỉ ra công bằng và hiệu quả là không mâu thuẫn. So sánh các vùng có điều kiện sản xuất khác nhau (huyện Lục Ngạn thuộc vùng thuận lợi cho sản xuất trồng cây lâu năm, huyện Lạng Giang và huyện Việt Yên thuộc vùng thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm) trong sản xuất trồng trọt về tính công bằng có thể thấy rằng quy mô đất nông nghiệp lớn bất công hơn so với quy mô nhỏ (hệ số Gini ở huyện Lạng Giang là 0,1680, huyện Việt Yên là 0,3410, huyện Lục Ngạn là 0,4138). Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế ở huyện Lục Ngạn cao hơn so với huyện Việt Yên và huyện Lạng Giang (Lạng Giang có GO/IC = 1,67, Việt Yên có GO/IC = 1,39, Lục Ngạn có GO/IC = 4,1). Kết quả trên phản ánh sự mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả. Xét về khía cạnh quy mô đất nông nghiệp của hộ: Kết quả ước lượng mô hình SFA mục 4.1.2.1 phần b cho thấy manh mún đất đai tỷ lệ thuận với phi hiệu quả kinh tế, trong khi, manh mún là công bằng (do chính sách phân chia đồng đều đất nông nghiêp). Điều này có nghĩa rằng có một sự mẫu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả. 0,0 0,10 0,20 0,30 0,4000,51,01,52,02,53,03,54,0 https://eng.vn/

109 Tóm lại, Nếu xét trên góc độ vùng, công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hay không tùy vào loại hình đất trồng. Nhưng xét trên góc độ quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn (quy mô manh mún là công bằng, thì phi hiệu quả kinh tế). Chính vì vậy, khi đưa ra chính sách đất đai các nhà hoạch định cần xác định các góc độ khác nhau nhằm xem xét mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. Từ đó, đảm bảo hài hòa công bằng trong phân bố và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình. 4.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tập trung vào 6 nhóm yếu tố: chính sách, thể chế; kinh tế, kỹ thuật; tâm lý, xã hội. 4.2.1. Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế Các chính sách, thế chế có ảnh hưởng lớn đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo từng giai đoạn dẫn đến hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là manh mún hay tích tụ, tập trung Trong đó, các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình bao gồm: chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ đất sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu đô thị trong công nghiệp hóa và đô thị, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách liên kết, hợp tác trong nông nghiệp. 4.2.1.1. Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình Trong vòng gần 50 năm qua, từ khi luật đất đai 1987 và 1993 ra đời đã mở đường cho sự phân bố lại đất nông nghiệp từ HTX sang hộ gia đình để sử dụng đất lâu dài và thừa nhận quyền sử dụng đất của họ. Bên cạnh đó, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI) ngày 5 tháng 4 năm 1988 và Nghị quyết số 337/NQ HB của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 13 tháng 5 năm 1988 quy định chính sách giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình ưu tiên công bằng và bình đẳng cho các hộ bình quân theo nhân khầu và lao động cả về diện tích và vị trí đất nông nghiệp đối với từng địa phương với các mảnh đất không liền kề. Nguồn gốc đất nông nghiệp của các hộ gia đình xuất phát từ giao đất, thừa kế, khai hoang 68,68% số hộ gia đình sử dụng đất nhà nước giao từ trước năm 1993 theo Nghị quyết 10 (trước khi Luật đất đai năm 1993 ra đời). Một phần diện tích đất nông nghiệp các hộ khai hoang từ năm 1975 chiếm 35,34%. Giao đất là chính sách làm thay đổi phân bố đất nông nghiệp. Ở Lạng Giang huyện đại diện https://eng.vn/

110 cho vùng núi có núi thấp, các hộ chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước giao, chưa thực hiện dồn điền đổi thửa nên quy mô diện tích bình quân/mảnh nhỏ, số mảnh bình quân trên hộ nhiều (số liệu phân tích mục 4.1.1.4). Bảng 4.23. Bình quân diện tích đất nông nghiệp đƣợc phân chia đồng đều công ng theo Ngh Huy cây định suất (m2) Đất lúa/ định suất (m2) Đất rau xanh/ định suất (m2) Thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn 540 240 Thôn Chể, xã Phượng 540 180 Thôn Vinh Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang 432 468 Thôn Sơn Thịnh, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng 612 72 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Đối với Bắc Giang, bảng 4.23 phản ánh rằng mặc dù trong cùng một tỉnh nhưng diện tích đất nông nghiệp được phân chia theo định suất với diện tích khác nhau tùy thuộc vào loại hình đất trồng trong tổng quỹ đất địa phương. Những người trong độ tuổi lao động được chia một định suất đất đai, còn những người ngoài độ tuổi được chia 0,5; 0,6 hoặc một định suất tùy thuộc vào quỹ đất địa phương. Diện tích đất theo định suất được chia theo các loại đất tốt, xấu hay cao, thấp đối với từng vùng. Việc phân chia công bằng là yếu tố hình thành nên hiện trạng quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún và phân tán. Tóm lại, chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đảm bảo công bằng dựa trên sự phân chia đồng đều, ngang bằng đất nông nghiệp giữa các hộ, từ đó hình thành nên hiện trạng quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún.

Sơn, huyện Lục Ngạn 600 120 Thôn Vàng, xã Bích Sơn, huyện Việt Yên 576 96 Thôn Đồng Vàng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên 540 96 Thôn Quả, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên

bằ

https://eng.vn/

4.2.1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo Ở Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á, xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở vùng nông thôn là một vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, mục tiêu chính sách luôn hướng tới giúp cho các hộ nông dân nghèo được tiếp cận tài sản đất nông nghiệp. Giai đoạn 1987 1992, một diện tích lớn đất nông nghiệp thuộc các nông lâm trường được chia cho các hộ gia đình thiếu

ị quyết 10

ện Đất

lâu năm/

t nông nghiệp hay không cần tăng diện tích. Điều này là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiện trạng phân bố đất nông nghiệp. Bảng 4.24. Tình hình thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2019 Chƣơng trình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nội dung hỗ trợ Số hộ (hộ) Nội dung hỗ trợ Số hộ (hộ) Nội dung hỗ trợ Số hộ (hộ) Nội dung hỗ trợ Số hộ (hộ) Chương trình135 Máy móc, giống lúa,

111 đất sản xuất. Ngoài ra, các hỗ trợ khác của Chính phủ như: miễn thủy lợi phí, hỗ trợ thu nhập, phân phối các sản phẩm đầu vào nông nghiệp, chuyển giao các thiết bị kỹ thuật sản xuất, khoa học công nghệ,… giúp cho các hộ quy mô nhỏ vẫn duy trì được hoạt động sản xuất nông nghiệp, tự cung cấp lương thực thực phẩm nên họ không phải bán đấ thuốc trừ sâu 9.232 Giống lúa, máy móc 7.189 Máy móc 5.262 Vật tư phân bón, giống cây trồ máyng,móc 9.030 Chương trình30a Vật tư phân bón, giống cây trồng, hỗ trợ mua máy móc thiết bị 1.704 Vật tư phân bón, giồng cây trồng, máy móc 1.627 Vật tư phân bón, giống cây trồng,mócmáy 11.901 Máy móc 349 Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNT (2020) Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2019 hỗ trợ khoảng 9.000 hộ mỗi năm về máy móc, vật tư phân bón, giống cây trồng(bảng 4.24), giúp các hộ thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ hiểu biết, tiếp cận với các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây là cơ sở tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững và thoát nghèo. Ở Bắc Giang cũng như trên cả nước để đảm bảo cho người dân có đủ sinh kế để tồn tại, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi, cung cấp giống, đào tạo nghề,… kết quả năm 2019 tỷ lệ giảm nghèo bình quân tỉnh đạt 2,2% (Kim Hiếu, 2019). Tuy nhiên, quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ, phân tán, do đó, khả năng mở rộng quy mô sản xuất theo hướng tăng quy mô đất nông nghiệp đối với các hộ nghèo và cận nghèo là hạn chế. Các chính sách hỗ trợ trên mặc dù giúp cho các hộ thoát nghèo nhưng một phần nào đó khiến các hộ “gắn chặt” với quy mô nhỏ. Các chương trình xóa đói giảm nghèo https://eng.vn/

112 của Chính phủ có thể là rào cản đối với tích tụ đất đai, vì đối tượng nhận được hỗ trợ sản xuất chủ yếu là các hộ gia đình có quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ. Việc hỗ trợ của Chính phủ sẽ làm cho họ “gắn chặt” với đất nông nghiệp quy mô nhỏ như một nguồn đảm bảo sinh kế mặc dù sản xuất chưa chắc đã hiệu quả. Như vậy, trong tương lai một phần đất nông nghiệp sẽ nằm trong tay các hộ nghèo các hộ có số lao động không thể rút khỏi ngành nông nghiệp hay bị “tắc lại” trong nông nghiệp mặc dù sản xuất không hiệu quả 4.2.1.3. Chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa Diện tích đô thị và các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng nhằm phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa. Để phục vụ cho mục đích này, Chính phủ cho phép chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong những năm qua Việt Nam đã chuyển đổi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cho mục đích công nghiệp hóa, đô thị hóa, từ đó dẫn tới xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp (Ngân hàng Thế giới, 2016a).

Tại tỉnh Bắc Giangdo ảnh hưởng của chính sách phát triển khu công nghiệp, đất nông nghiệp ở một số huyện được trưng dung để nhằm mục đích công nghiệp hóa. Ví dụ như hai trường hợp tại huyện Việt Yên và huyện Lạng Giang. Tại huyện Việt Yên, các khu công nghiệp được hình thành như: khu công nghiệp Quang Châu năm 2006 với diện tích đất 426 ha, khu công nghiệp Vân Trung năm 2007 với diện tích 425,6 ha, khu công nghiệp Đình Trám năm 2003 với diện tích đất 127 ha (Bản đồ quy hoạch được trình bày trong phụ lục bản đồ 3.1, 3.2, 3.3). Tại huyện Lạng Giang, cụ thể là trên địa bàn thôn Vinh Sơn, đã có 32.148 m2 đất nông nghiệp được chuyển nhiện cho công ty Việt hàn vào năm 2009. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chính sách đô thị hóa mở rộng thành phố Bắc Giang, tỉnh đã thực hiện chuyển một số xã như: Thái Đào, Dĩnh Trì thuộc huyện Lạng Giang, Tân Mỹ thuộc huyện Yên Dũng chuyển về thành phố Bắc Giang (bảng 4.1 mục 4.1.1.1). Cùng với sự sát nhập và chia tách đất đai đó là chính sách thu hồi đất nông nghiệp với mục đích phát triển khu đô thị thể hiện cụ thể trong bảng 4.25 Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang và huyện Việt Yên được thu hồi để phục vụ cho mục đích đô thị hóa. Số liệu khảo sát bảng 4.7 mục 4.1.1.4 phần b cho thấy có 4,5% tổng số hộ bị trưng dụng đất cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khu công nghiệp. Diện tích đất bị trưng dụng tập trung chủ yếu ở Lạng Giang và huyện Việt Yên (huyện Lạng Giang có 10 hộ bị trưng dụng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, huyện Việt Yên có 8 hộ bị trưng dụng với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp).

https://eng.vn/

113 Bảng 4.25. Một số điển hình về thu hồi đất nông nghiệp hộ gia đình trong phát triển khu đô thị, khu công nghiệp tại một số huyện tại tỉnh Bắc Giang Huyện Khu đô thị/Khu công nghiệp Số hộ bị thu hồi đất (hộ) Diện tích thu hồi (m2) Việt Yên Khu dân cư số 6 trên tuyến đường 295B, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên 32 17.959,3 Tuyến đường Hồ Công Dự kéo dài kết nối đường Nguyễn Thế Nho 109 34.234,7 Khu công nghiệp Quang Châu 2.383 4.260.000 Khu công nghiệp Đình Trám 296 1 270.000 Khu công nghiệp Vân Trung 1.795 2 500.000 Lạng Giang Công ty Việt Hàn 46 18.937 Tân Yên Khu dân cư tại phố Bùng 33 21.812 Khu đô thị Tiến Phan 56 46.487,4 TP Bắc Giang Khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang 1.600 300.500 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Có thể nói, trong thời gian tới các khu công nghiệp, khu đô thị tiếp tục được xây dựng thì tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp. Nếu lao động dịch chuyển ra khỏi nông nghiệp với tốc độ chậm hơn thì diện tích đất nông nghiệp/ lao động và diện tích đất nông nghiệp/ hộ sẽ giảm. 4.2.1.4. Chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp (dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, tăng mức hạn điền) Ở Việt Nam nhờ thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa mà các hộ được sử dụng những mảnh đất lớn hơn với số thửa ít hơn theo hướng tập trung. Bình quân số thửa mỗi hộ trên cả nước giảm từ 4,27 năm 2004 xuống còn 2,83 năm 2014 (Ngân hàng Thế giới, 2016a). Tại tỉnh Bắc Giang, từ năm 2013 tỉnh đã triển khai kế hoạch số 84/KH UBND về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn giúp cho các hộ gia đình sở hữu những mảnh đất với quy mô lớn hơn, đất nông nghiệp ít manh mún hơn, giảm số thửa đất hộ sở hữu. Việc thực hiện các chính sách trên, trong vòng 5 năm (2014 2016) toàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành được 118 cánh đồng lớn với quy mô tập trung từ 10 ha trở lên với tổng diện tích là 3.793 ha (bảng 4.26). Điều này một phần nào đó chứng minh sự xuất hiện của tích tụ, tập trung đất đai https://eng.vn/

114 Bảng 4.26. Quy mô cánh đồng lớn triển khai thực hiện tại Bắc Giang giai đoạn 2014-2016 Huyện,phốthành Cánh đồng mẫu lớn Quy mô cánh đồng mẫu lớn Số lƣợng Diện tích (ha) Trên 50 ha 30ha50 20ha30 10ha20 Yên Dũng 20 663,7 1 18 1 Lạng Giang 11 398,3 1 10 Tân Yên 16 566,0 3 12 1 Hiệp Hòa 27 887,2 2 23 2 Việt Yên 11 394,2 2 9 TP. Bắc Giang 2 60,0 2 Lục Nam 20 563,7 10 9 1 Yên Thế 6 127,3 6 Lục Ngạn 3 62,6 3 Sơn Động 2 70,0 1 1 Tổng 118 3.793,0 10 84 23 1 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2018) Thêm vào đó, luật đất đai số 45/2013/QH13 với các quy định về quyền sử dụng đất như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng và tăng mức hạn điền đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ đất đai. Số liệu điều tra cho thấy có 19,05% hộ (trong tổng số 399 hộ điều tra) thực hiện mua, đấu thầu đất nhằm tăng quy mô sử dụng đất theo hướng tích tụ đất đai. Tóm lại, với xu hướng như hiện tại thì tồn tại kịch bản hay khả năng trong tương lai diễn ra là tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng diễn ra chậm chạp. Nếu các chính sách khuyến khích phát triển thị trường đất nông nghiệp đủ mạnh giúp thị trường sôi động, sự hợp tác liên kết của nông dân và doanh nghiệp tạo thành chuỗi bền vững, đất nông nghiệp được chuyển các hộ sản xuất kém hiệu quả sang hộ sản xuất có hiệu quả... thì có thể đất nông nghiệp đến một giai đoạn nào đó sẽ tập trung trong tay một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. 4.2.1.5. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Năm 2013, Chính phủ thực hiện Quyết định 899/QĐ TTg về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chính sách này làm thay đổi cấu trúc ngành nông nghiệp, theo đó, tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tiêu thụ theo chuỗi giá trị dựa trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại hệ thống sản xuất. Kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 2017 đã có https://eng.vn/

115 những chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó, cơ cấu đất nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích tụ và cơ cấu đất nông nghiệp thay đổi theo loại hình cây trồng Ở Bắc Giang việc thực hiện Quyết định số 2067/QĐ UBND về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 2020. Với nội dung: Thứ nhất, quy hoạch các vùng trồng trọt: vùng chuyên trồng lúa, vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rau chế biến, rau an toàn. Thứ hai, chuyển đổi khoảng 1.500 ha diện tích đất kém hiệu quả sang đất trồng cây rau màu ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao. Thứ tư, hỗ trợ, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn là động lực giúp các hộ mạnh dạn chuyển đổi loại hình sử dụng với quy mô đất nông nghiệp lớn, theo hướng tập trung đảm bảo hợp pháp, phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Lục Ngạn, kết quả thực hiện chính sách phát triển một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2013 2020 đã làm thay đổi cơ cấu đất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất. Trong đó, theo kế hoạch các hộ sẽ chuyển đổi 112,8 ha diện tích đất lúa một vụ không ăn chắc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Ngay khi thực hiện, năm 2013, 4.222.805 m2 diện tích đất trồng cây hàng năm được chuyển đổi sang đất trồng các loại cây ăn quả

(bảng 4.27). Bảng 4.27. Đất trồng cây hàng năm đã chuyển sang trồng cây ăn quả năm 2013 tại Lục Ngạn ĐVT: m 2 Xã Tổng Vải Cam Canh Bƣởi Táo VinhCam Cây khác Nghĩa Hồ 456.856 205.927 147.536 31.124 10.678 40.400 21.191 Nam Dương 484.023 415.593 51.350 12.160 760 1.100 3.060 Thanh Hải 401.547 298.706 82.795 6.830 5.952 2.584 4.680 Hồng Giang 597.645 398.285 136.395 20.144 18.388 4.704 19.729 Tân Quang 270.431 150.228 55.664 23.736 7.860 4.464 28.479 Tân Mộc 639.243 412.429 219.298 7.516 0 0 0 Quý Sơn 409.497 361.311 15.518 6.304 792 7.080 18.492 Phượng Sơn 445.353 331.509 94.004 8.040 7.120 0 4.680 Trù Hựu 11.840 11.840 Tân Lập 110.340 62.320 19.780 6.660 11.800 2.980 6.800 Giáp Sơn 139.991 136.123 1.248 2.620 Mỹ An 256.039 254.539 1.000 500 Tổngcộng 4.222.805 3.038.810 824.588 123.014 5.970 63.312 107.111 Nguồn: Sở NN &PTNT tỉnh Bắc Giang (2018) https://eng.vn/

116 Một số huyện như: Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam giai đoạn 2005 2015 có xu hướng chuyển một phần diện tích đất trồng lúa 1 vụ không ăn chắc, đất trồng cây hàng năm khác, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng, đất bằng chưa sử dụng… sang đất nuôi trồng thủy sản (bảng 4.3). Số liệu điều tra cho thấy có 9,3% trong tổng số 399 hộ điều tra chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa kém hiệu quả sang đất trồng cây ăn quả Trong đó, 100% số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Lục Ngạn. Để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do thu hồi đất cho mục đích công nghiệp hóa, đô thị hóa, tỉnh tiến hành thực hiện việc quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tăng quy mô đất đai. Từ phân tích trên cho thấy việc tái cơ cấu nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh cây trồng là yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp theo xu hướng tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình, tạo nên cơ cấu đất nông nghiệp theo loại hình cây trồng phù hợp đối với điều kiện từng vùng. Bảng 4.28. Quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2017 2025 Vùngnghinông ệp ƢDCNC Vùng sản xuất Diện (ha)tích Vùng rau Xã Quang Thịnh, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang 110 Xã Đông Phú, huyện Lục Nam 100 Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa 100 Xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng 100 Xã Ngọc Lý, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên 100 Xã Cảnh Thụy, xã Tư Mai, huyện Yên Dũng 100 Xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa 100 Vùng hoa Xã Song Mai, thành phố Bắc Giang 100 Xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa 50 Vùng chè Xã Xuân Hương, Canh Nậu, huyện Yên Thế 300 Vùng vải thiều Xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn 300 Xã Phúc Hòa, Liên Sơn, huyện Tân Yên 500 Vùng cây ăn quả có múi Xã Tân Quang, Hồng Giang, huyện Lục Ngạn 300 Vùng nấm Xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang 5 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2017) 4.2.1.6. Chính sách liên kết, hợp tác trong nông nghiệp Quyết định số 62/2013/QĐ TTg về khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất và Nghị quyết số 19 NQ/TW khuyến khích chuyển quyền sử dụng đất được https://eng.vn/

thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giai đoạn 2014 2016 Huyện, TP Số cánh đồng Cơ giới hóa khâu làm đất Cơ giới hóa khâu thu hoạch Liên kết sản xuất Bao tiêu sản phẩm Yên Dũng 20 20 20 20 2 Lạng Giang 11 11 11 11 6 Tân Yên 16 16 16 16 14 Hiệp Hòa 27 27 23 27 13 Việt Yên 11 11 11 11 0 TP. Bắc Giang 2 2 2 2 0 Lục Nam 20 20 18 20 5 Yên Thế 6 6 5 6 1 Lục Ngạn 3 3 3 3 1 Sơn Động 2 2 2 2 1 Tổng 118 118 111 118 43 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2016) https://eng.vn/

117 ban hànhnhằm khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai dựa trên nền tảng của một quy mô sử dụng đất lớn hơn, tăng lợi thế quy mô. Vì vậy, các hộ gia đình được sử dụng quy mô đất nông nghiệp lớn, số thửa giảm, diện tích thửa lớn hơn trước đây Các chính sách hợp tác, liên kết sản xuất là yếu tố tác động khắc phục được những hạn chế manh mún đất nông nghiệp, giúp cho các hộ gia đình sử dụng được quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn hơn theo hướng tập trung đất đai. Bên cạnh đó, giúp cho hộ nông dân có được lợi ích chính đáng, đảm bảo công bằng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phát triển hợp tác, liên kết là một chính sách lớn ở nước ta trong nhiều giai đoạn và nó xuyên suốt 50 năm của thế kỷ qua, các chính sách trực tiếp hay gián tiếp đem lại hiệu quả kinh tế trong việc tăng quy mô sản xuất. Giai đoạn 2013 2015 có hàng ngàn cánh đồng mẫu lớn với diện tích 556.000 ha được xây dựng ở các địa phương thông qua liên kết sản xuất, trong đó diện tích thực hiện liên kết nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long với 450.000 ha (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2017) Ở Bắc Giang, cũng như xu hướng chung trong cả nước các hộ gia đình đã thực hiện liên kết sản xuất hình thành quy mô diện tích đất lớn hơn. 118 cánh đồng lớn được xây dựng đều thực hiện liên kết sản xuất (bảng 4.29). Điển hình ở huyện Lạng Giang là 3 mô hình trồng nấm tại ba xã với 195 hộ tham gia sản xuất với mô hình sản xuất tập trung ruộng đất (bảng 4.8). Bảng 4.29. Cánh đồng lớn

118 Hiện nay, xuất hiện một số mô hình liên kết của HTX với doanh nghiệp dưới hình thức bao tiêu sản phẩm. Các HTX được các hộ tham gia tập trung sản xuất rau sạch ở Yên Dũng, sản xuất cây dược liệu ở Việt Yên như: nhân trần, kim tiền thảo, địa liền, cà gai leo, đinh lăng... và sản xuất vải hữu cơ ở Lục Ngạn với diện tích trên 10 ha trở lên (bả Yên Dũng Rau, củ, quả 30 50 Mô hình liên kết của HTX dược liệu Khánh Hoa Cây thảo dược 13 15 Mô hình liên kết sản xuất vải hữu cơ tại Lục Ngạn Vải hữu cơ 20 20 Nguồn: Phỏng vấn sâu (2019) Có thể dự đoán rằng với những khuyến khích hợp tác, liên kết đủ mạnh, hành lang pháp lý thuận lợi sẽ là điều kiện giúp hộ gia đình tăng hiệu quả sử dụng đất, giúp hình thành các vùng chuyên canh theo hướng tích tụ, tập trung tại địa phương. 4.2.1.7. Đánh giá chung Như vậy, hiện trạng manh mún đất đai bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhóm hệ thống các chính sách như chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình; chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo; chính sách phát triển khu công nghiệp và khu đô thị. Phân tích cho thấy chính sách giao đất cho các hộ gia đình với tiêu chí công bằng đã khiến cho quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình nhỏ, manh mún và phân tán. Thêm vào đó, các chính sách về phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa khiến cho đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp và phát triển đô thị đã khiến cho quy mô diện tích đất nông nghiêp hộ gia đình bị thu hẹp hơn, diện tích đất nông nghiệp/lao động và diện tích đất nông nghiệp/hộ sẽ giảm. Ngoài ra, việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo cũng khiến cho các hộ nghèo “gắn chặt” với đất nông quy mô nhỏ như một nguồn đảm bảo sinh kế mặc dù sản xuất chưa chắc đã hiệu quả. Hiện trạng tập trung đất đai bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhóm chính sách về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, tăng mức hạn điền; chính sách về liên kết, hợp tác trong nông nghiệp; và chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhờ những chính sách này, tỉnh Bắc Giang đã hình thành được 118 cánh đồng lớn với quy mô từ 10ha trở lên sản xuất theo loại hình cây trồng. Xuất hiện https://eng.vn/

ng 4.29). Bảng 4.30. Một số mô hình liên kết của hợp tác xã Tên mô hình liên kết Sản phẩm Diện tích (ha) Hộ Mô hình liên kết của HTX rau sạch

119 nhiều mô hình liên kết trong sản xuất theo hướng bao tiêu sản phẩm. Liên kết trên cơ sở giữ nguyên quyền sử dụng đất, tận dụng lợi thế của quy mô lớn, phát huy lợi thế sản phẩm, lợi thế của vùng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp và đồng thời khắc phục tâm lý giữa đất của nông dân. Hiện trạng tích tụ đất đai bị ảnh hưởng chủ yếu bởi luật đất đai số 45/2013/QH13; Nghị quyết số 19 NQ/TW khuyến khích chuyển quyền sử dụng đất. Các chính sách này đã khuyến khích phát triển thị trường đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng tích tụ đất nông nghiệp vào trong tay các hộ có điều kiện kinh tế 4.2.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, kỹ thuật tới tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang, đề tài tập trung vào 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các hộ nông dân đối với đất nông nghiệp: sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất; thị trường nông sản; sự gia tăng của thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; và yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ Đặc biệt, mô hình hồi quy Probit được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp. 4.2.2.1. Sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất Hiện trạng tích tụ đất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi các giao dịch trên thị trường về quyền sử dụng đất đai như: mua bán, thuê và cho thuê đất, đấu thầu,… Cũng như bất cứ một giao dịch thị trường nào khác, quy mô các giao dịch này phụ thuộc vào cả hai phía: cầu và cung. Các động cơ mua bán, đấu thầu đất nông nghiệp là rất đa dạng, nhất là trong điều kiện tính không hoàn hảo của thị trường đất đai ở Việt Nam, nên rất khó để có một khảo sát đầy đủ và chính xác về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua, bán, thuê và cho thuê đất. Trong phạm vi giới hạn về nguồn lực của nghiên cứu này, luận án chỉ xem xét một khía cạnh quan trọng trong giao dịch thị trường về đất đai: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của người mua, thuê thêm đất để canh tác. Giả thiết cơ bản, dựa trên các lập luận phổ biến, kinh điển của kinh tế nông nghiệp là: Các giao dịch trên thị trường đất đai được quyết định chủ yếu bởi động cơ kinh tế, do vậy, thông qua hoạt động của thị trường đất đai, nhất là trong điều kiện cơ hội tìm kiếm thu nhập ngoài nông nghiệp tăng lên, đất đai sẽ có xu hướng tập trung vào các hộ gia đình có trình độ canh tác cao hơn. Nói cách khác, trong điều kiện thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp là ít méo mó, sự gia tăng giao dịch trên thị trường sẽ dẫn đến tích tụ đất đai sẽ diễn ra, đồng thời với sự cải thiện chung https://eng.vn/

120 về hiệu quả sử dụng đất. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit với biến phụ thuộc là sự quyết định mua hoặc thuê thêm đất của hộ gia đình. Hai biến độc lập mục tiêu là: tổng diện tích đất hiện có, trình độ kỹ thuật sử dụng đất của hộ gia đình. Đối với biến tổng diện tích đất, hai khả năng có thể xảy ra (trong các điều kiện khác tương tự nhau): i) Động cơ chính của việc mua, thuê thêm đất là để giải quyết vấn đề có quá ít đất, khi đó hộ gia đình có diện tích đất nhỏ sẽ có xu hướng mua, thuê thêm đất, nếu khả năng này là xu hướng vượt trội, thì các giao dịch thị trường sẽ không dẫn đến tích tụ, hay gia tăng chênh lệch về quy mô sử dụng đất giữa các hộ gia đình.ii)Động cơ chính của việc mua, thuê thêm đất là để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập từ nông nghiệp trên cơ sở cạnh tranh về hiệu quả, (hoặc đơn thuần là đầu cơ đất đai), khi đó, giao dịch thị trường sẽ dẫn đến sự tập trung đất đai vào các hộ gia đình có quy mô ngày càng lớn, tích tụ, phân hóa đất đai sẽ diễn ra do ảnh hưởng của yếu tố thị trường. Đối với biến trình độ kỹ thuật của hộ gia đình, được đo bằng hiệu quả sử dụng đất (kết quả ước lượng mô hình SFA được trình bày ở phần 4.1.2 1 mục b), nếu thị trường đất đai hoạt động theo mục tiêu hiệu quả, thì các hộ gia đình có hiệu quả sử dụng đất cao hơn sẽ có xu hướng mua, thuê thêm đất, kỳ vọng về dấu là cùng chiều. Ngoài hai yếu tố ảnh hưởng chủ yếu nói trên, các biến độc lập khác được đưa vào mô hình là: Số lượng lao động của hộ: kỳ vọng về dấu là dương, các hộ gia đình có số người trong độ tuổi lao động lớn hơn có xu hướng mua, thuê thêm đất, kể cả vì các lý do kinh tế và phi kinh tế. Các biến giả chỉ địa phương: do thị trường mua bán, cho thuê đất nông nghiệp mang tính vùng miền rất cao, các giao dịch chủ yếu chỉ diễn ra trong phạm vi cùng huyện, nên các biến giả chỉ địa phương (huyện) được đưa vào mô hình để tăng thêm độ tin cậy của ước lượng. Mô tả và ký hiệu các biến được trình bày ở bảng phụ lục 2.16a và 2.16b. Với: Bảng 4.31 cho thấy tổng diện tích đất hiện có của hộ gia đình không có ảnh hưởng đến xác suất hộ gia đình quyết định thuê, mua thêm đất nông nghiệp, còn trình độ kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp (đo bằng hiệu quả sử dụng đất) thậm chí còn có ảnh hưởng ngược chiều đến quyết https://eng.vn/

121 định mở rộng diện tích đất đai. Kết quả trái ngược với giả thiết truyền thống về động cơ giao dịch trên thị trường đất nông nghiệp của hộ gia đình có thể coi là một kiểm chứng về hoạt động của thị trường đất nông nghiệp tại địa phương. Như vậy, hiện tại, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa phát triển, tồn tại nhiều yếu tố làm méo mó thị trường, các quyết định mua hoặc thuê thêm đất của hộ gia đình chủ yếu vì các lý do ngoài hiệu quả kinh t (Ước lượng mô hình SFA m c 4.1.2.1 m c b ph các h có t ng di tích đất nông nghi p l n t l thu n v i phi hiệu quả n Việt Yên. Cột dF/dX của bảng 7 là kết quả tính toán mức độ ảnh hưởng của từng biến đến xác suất quyết định mua, thuê thêm đất đai của hộ gia đình (tại giá trị trung bình của các biến độc lập). Kết quả ước lượng về ảnh hưởng của các yếu tố: số lao động của hộ, và biến địa phương là đúng với kỳ vọng. Các hộ gia đình có nhiều lao động, nhiều người (không nhất thiết là lao động nông nghiệp) có xu hướng mua, thuê thêm đất, yếu tố này vừa có thể mang khía cạnh kinh tế (mua, thuê thêm đất để tạo việc làm nông nghiệp), nhưng đồng thời (và có nhiều khả năng hơn) là động cơ tích lũy đất đai cho nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng, tách hộ. Yếu tố địa phương ảnh hưởng đến xu hướng mở rộng đất nông nghiệp phản ánh thực trạng về các giao dịch thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở hai huyện có mức độ sản xuất và cơ cấu nông nghiệp trong kinh tế huyện cao hơn: Lục Ngạn là huyện trọng điểm về cây ăn quả, còn Lạng Giang có cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, tỷ trọng thu nhập về nông nghiệp cao hơn, nên cả hai huyện này có giao dịch về đất nông nghiệp cao hơn so với Việt Yên là một trong các huyện đang có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh nhất tỉnh.

https://eng.vn/

ện

ế

ản ánh

kinh tế), chưa có cơ sở để kỳ vọng hay dự báo về chiều hướng tích tụ đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Bảng 4.31. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Probit TT Biến Hệ số ƣớc lƣợng Sai TC Z P>׀z׀ dF/dX Biến phụ thuộc: P(Y=1) 1 Dtich 0,0045 0,011 0,39 0,7 0,0014 2 Hqua*** 0,050 0,018 2,84 0,004 0,016 3 SoLdong** 0,132 0,017 2,25 0,025 0,042 5 Lucngan*** 1,590 0,389 4,09 0,000 0,48 6 Langgiang*** 0,675 0,248 2,72 0,007 0,23 7 Hso 0,544 0,540 1,01 0,313 Số quan sát: 399; LR (X2) = 42; Prob > X2 =0,0000. Ghi***,chú:**, * ký hiệu kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1; 0,05; 0,01 Với biến địa phương: biến làm cơ sở so sánh là “Vyen” huyệ

https://eng.vn/

122 4.2.2.2. Thị trường nông sản (cầu, cung nông sản trong nước, quốc tế) Hiện trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi sự vận động của thị trường nông. Trong một nền kinh tế mang tính cạnh tranh, sự trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế phải thỏa mãn điều kiện về hiệu quả kinh tế. Việc phân bổ lại diện tích đất nông nghiệp từ mức có giá trị sử dụng thấp sang mức có giá trị sử dụng cao hơn sẽ đem lại lợi ích cho cá nhân và xã hội. Việc tái phân bổ này sẽ do thị trường nông sản quyết định. Các cuộc cải cách kinh tế toàn diện ở Việt Nam vào những năm 1980, giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân năm 1993 đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nguồn cung cho nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong nước và bùng nổ giá hàng hóa tại thị trường quốc tế năm 2000. Kết quả thu được là, sản xuất nông nghiệp tăng gần gấp đôi về khối lượng từ năm 1990 đến 2012, vượt trên tất cả các đổi thủ cạnh tranh ở châu Á (OECD, 2015). Quá trình toàn cầu hóa 20 năm đã tăng sản lượng lớn về cầu nông sản trong một số lĩnh vực trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là gạo, cà phê là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh rõ ràng. Trước đổi mới, những sản phẩm này được trao đổi rất ít và không phản ảnh được giá trị trên thị trường thế giới. Nền kinh tế mở cửa bước vào thị trường toàn cầu đã giúp mở rộng sản xuất và tăng nguồn cung xuất khẩu. Việc mở cửa thị trường và hội nhập với các quốc gia là điều kiện thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam với thế giới và khu vực. Chính phủ đã tiến hành ký cam kết các Hiệp định Quốc tế với lộ trình xác định như: Hiệp định tham gia AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ, trong đó, nước ta chấp nhận yêu cầu tự do hóa thương mại của IMF và WB theo hướng bỏ các hạn chế định lượng với AFTA trên cơ sở qui chế tối huệ quốc vào năm 2003, trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, nước ta có thể phải cam kết ràng buộc về thuế quan đối với tất cả mọi hàng nông sản tại thời điểm gia nhập, theo đó mức thuế xuất nhập khẩu đối với tất cả các hàng nông sản sẽ thấp. Trong khuôn khổ của các cam kết để hội nhập như trên, buộc chúng ta phải thay đổi hình thức cung nông sản và tăng năng lực cạnh tranh phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam với xuất phát điểm sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, hộ gia đình, để thực hiện những yêu cầu của thị trường nông sản trong nước và quốc tế buộc các hộ gia đình thay đổi hình thức sử dụng đất, hình thành các vùng chuyên canh theo quy mô đất nông nghiệp lớn phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền. Do đó, phân bố đất nông nghiệp đang dần hình thành theo hướng tích tụ, tập trung nhằm thực hiện phát triển sản xuất nông sản quy mô lớn, đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

123 Hộp 4.5. Sự chuyển đổi loại hình sử dụng đất đáp ứng cầu thị trƣờng nông sản Nghiên cứu trường hợp tại Lục Ngạn huyện chuyên canh cây ăn quả của tỉnh, cũng như trong cả nước cho thấy ảnh hưởng của thị trường nông sản đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Theo ông Nguyễn Trọng Đài xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, cho thấy rằng các hộ có xu hướng chuyển đổi diện tích cây trồng sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập. Các hộ nông dân có xu hướng chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây ăn quả, các vùng chuyên canh cây trồng từng bước được hình thành. Vì vậy, với xu thế phát triển của thị trường nông sản trong nước và quốc tế như hiện nay với yêu cầu về nông sản chất lượng cao và chuỗi cung ứng nông sản hoàn thiện. Các vùng chuyên canh cây trồng ở địa phương được hình thành với quy mô đất nông nghiệp lớn. 4.2.2.3. Sự gia tăng của thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp Hiện tượng tích tụ đất nông nghệp chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và sự dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Sự gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp khiến một bộ phận lao động từ nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, từ đó, đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang những người làm nghề nông dưới hình thức mua, bán hay thuê, mượn. Điều này là nguyên nhân dẫn tới diện tích đất nông nghiệp bình quân trên lao động và nhân khẩu tăng. Những người có thu nhập thấp ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 2014, thu nhập từ canh tác hộ gia đình (nông nghiệp trừ làm công ăn lương) chiếm một phần tư (24%) thu nhập hộ gia đình bình quân trên toàn quốc và 46% thu nhập của người nghèo. Trong vòng ba thập kỷ, nước ta có “Trước đây hầu hết bà con trong xã chúng tôi trồng cây vải nhưng do cầu thị trường về các sản phẩm cây ăn quả có múi như: cam, bưởi có xu hướng tăng nên các hộ trên địa bàn xã chuyển sang trồng cây ăn quả có múi. Vì vậy, một phần diện tích vải và diện tích đất lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây có múi. Hiện nay, trên địa bàn xã đã từng bước hình thành các vùng vải và vùng cây ăn quả có múi. Việc các hộ chuyển đổ (Ngu Sơn, Huyệ c phút, 11 2019, UBND

ồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Đài, xã Phượng

năm

Ngạn, tỉnh Bắc Giang lúc 15 giờ 30

n Lụ

ngày 15 tháng

xã Phượng Sơn) https://eng.vn/

i các loại cây trồng phù hợp giúp các hộ có thu nhập cao hơn”

tại

124 tốc độ tăng trưởng ấn tượng, điều này nhờ sự góp phần của trên 20 triệu lao động có việc làm mới trong ngành dịch vụ và công nghiệp (Ngân Hàng Thế giới, 2016b). Mặc dù đại bộ phận người nghèo và nhóm thu nhập thấp chủ yếu là lao động tự do hay làm nghề nông tại gia đình. Khi những cơ hội việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp mở ra, đặc biệt những việc làm tạo ra thu nhập cao là cách thức nâng cao thu nhập và thúc đẩy chuyển dịch lao động thuần nông sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên lao động và nhân khẩu tăng. Ở Bắc Giang sự thay đổi cơ cấu thu nhập cũng là lý do dẫn tới sự dịch chuyển lao động ra khỏi ngành nông nghiệp, từ đó dẫn tới hiện tượng đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu và lao động có xu hướng tăng. Số liệu điều tra tại Bắc Giang biểu 4.2, 4.5 và bảng 4.5, 4.6, 4.9 minh chứng rằng các hộ gia đình sử dụng quy mô diện tích mảnh đất lớn hơn và những người lớn tuổi (40 60 tuổi) là những người “nắm giữ” đất đai. Cũng như các nước Đông Á khác, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên nền tảng sản xuất, chế biến và dịch vụ Tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp cho GDP có xu hướng giảm từ trên 40% vào cuối những năm 1980 xuống dưới 20% GDP năm 2016 (Ngân hàng Thế giới, 2016b). Phân bổ GDP có mối liên quan tới phân bổ việc làm. Việc làm và thu nhập ở lĩnh vực phi nông nghiệp thu hút một lực lượng lớn lao động rút ra khỏi nông nghiệp. Sự phát triển một số ngành dịch vụ, chế biến nông sản đi kèm với sự tăng năng suất nông nghiệp tại một số vùng trong cả nước, nhờ một bộ phận lao động rút ra khỏi ngành nông nghiệp chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất nông nghiệp, tăng cơ giới hóa trong sản xuất. Bảng 4.32 chỉ ra rằng sự phát triển các khu công nghiệp Bắc Giang đã thu hút đáng kể lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, các khu công nghiệp thu hút khoảng 80% lực lượng lao động của tỉnh trong giai đoạn 2011 2013. Điều này là một hiện tượng gây lên sự thiếu

hút lao động nông nghiệp. Bảng 4.32. Tình hình lao động tại các Khu công nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2011 2015 Năm Tổng số lao động Lao động địa phƣơng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2011 25.309 20.646 87,57 2012 35.229 27.627 78,42 2013 37.710 29.888 79,26 2014 45.782 2015 47.218 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2016) https://eng.vn/

125 Hộp 4.6. Lao động có xu hƣớng dịch chuyển sang ngành công nghiệp Bà Nguyễn Thị Hương, xã Vân Trung cho biết một điển hình của sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang làm việc trong các khu công nghiệp. Mức độ thậm dụng nguồn lao động nông nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại trong sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động các hộ thực các giao dịch về đất đai (như: mua, bán hay thuê/mượn, cho thuê/ cho mượn). Tuy nhiên, các giao dịch này diễn ra còn hạn chế. Ở Bắc Giang, hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang theo ngành nghề (mục 4.1.3) và nguồn gốc đất đai (bảng 4.7) phán ánh rằng một số hộ làm nghề phi nông nghiệp không có nhu cầu sử dụng đất họ sẽ cho thuê, cho mượn hoặc bán đất nông nghiệp cho các hộ có nhu cầu sử dụng, kết quả là đất nông nghiệp sẽ phân bố theo hướng tích tụ đất đai. Nếu sự khuyến khích phát triển thị trường đất nông nghiệp đủ mạnh, với sự gia tăng thu nhập phi nông nghiệp và sự dịch chuyển lao động đang diễn ra như hiện nay, thì trong tương lai đất nông nghiệp sẽ chuyển từ hộ phi nông nghiệp sang hộ nông nghiệp dưới hình thức mua, bán hay thuê, mượn, từ đó quy mô đất nông nghiệp sẽ tăng theo hướng tích tụ 4.2.2.4. Sự phát triển của KH&CN trong nông nghiệp Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp là yếu tố thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu áp lực về thâm dụng lao động do sự dịch chuyển lao động sang ngành nghề phi nông nghiệp. Quy mô đất nông nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa, đưa máy móc lớn vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mô đất nông nghiệp nhỏ là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam, cũng như ở Bắc Giang, vì vậy, chỉ có một bộ phận nhỏ các hộ có quy mô đất nông nghiệp lớn ứng dụng khoa học công nghệ đưa máy móc lớn vào sản xuất, đại bộ phận các hộ gia đình còn lại sử dụng máy móc nhỏ phù hợp quy mô đất đai nhỏ và manh mún đất nông nghiệp. “Vân Trung phát triển khu công nghiệp năm 2008. Để phục vụ nhu cầu phát triển khu công nghiệp, một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp. Do đó, lao động nông nghiệp hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là những người lớn tuổi, điều này gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Một số hộ chuyển sang ngành công nghiệp, dịch vụ đã thực hiện bán hoặc cho thuê, cho mượn đất. (Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hương, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lúc 15 giờ 30 phút, ngày 17 tháng 11 năm 2019, tại UBND xã Vân Trung) https://eng.vn/

126 Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phù hợp với quy mô trên các hộ gia đình đã giảm thiểu công lao động nặng nhọc trong khâu làm đất. Đặc biệt, khi mà sự rút khỏi lao động nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị đang diễn ra nhanh chóng và lao động nông nghiệp đang bị già hóa như hiện nay. Ở Việt Nam, năm 2011, 90% máy móc được sử dụng trong công đoạn làm đất và tuốt lúa. Nhờ sử dụng máy móc mà trong 10 năm tốc độ tăng trưởng hàng năm trong nông nghiệp từ 4,6% lên đến 11% (Ngân hàng thế giới, 2016). Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra ngày càng nhanh, việc đưa máy móc lớn vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách, các hộ gia đình sẽ nỗ lực hơn, bằng các nào đó mở rộng quy mô diện tích đất nông nghiệp của mình dưới hình thức tích tụ, tập trung đất đai. Để xác định mức độ ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đến hiện trạng quy mô đất nông nghiệp hiện tại nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra nhằm xem xét mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của các hộ gia đình, từ đó đánh giá việc quan tâm đầu tư đến sản xuất nông nghiệp của các hộ, là cơ sở cho việc có tiếp tục mở rộng, giữ nguyên hay thu hẹp quy mô đất nông nghiệp. Biểu 4.16. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ năm 2018 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Số liệu điều tra các hộ chỉ ra rằng 100% các hộ trồng cây hàng năm Bắc Giang sử dụng các máy móc nhỏ trong khâu làm đất và thu hoạch. Để giúp các hộ gia đình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng năm chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại các thôn, xã hướng dẫn các hộ quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Thông qua các lớp tập huấn https://eng.vn/

127 giúp các hộ nâng cao được kiến thức, áp dụng kiến thức kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ở Bắc Giang mặc dù chính quyền, địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huân kỹ thuật nhưng việc các hộ tham gia tập huấn còn hạn chế, trong 399 hộ điều tra có 62,41% số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật, với số lần tập huấn bình quân của hộ là 1,18 lần (Biểu 4.16). Biểu 4.17. Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các hộ Một số hộ tiếp cận nhanh tiến bộ KH KT mới vào sản xuất như: Giống mới, sử dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kỹ thuật canh tác mới, và kỹ thuật khác (tưới nhỏ giọt,…) đã đem lại kết quả đáng kể. Ông Kiều Ngọc Thoại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho biết việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất cây ăn quả đã giúp các hộ giảm được chi phí sản xuất và số nhân công lao động (hộp 4.7), từ đó, các hộ có khả năng sản xuất với quy mô đất đai lớn hơn khi lao động đang rút dần ra khỏi ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, số hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế Qua khảo sát cho thấy trong 399 hộ điều tra có 48,62% hộ sử dụng kỹ thuật canh tác mới, 25,06% hộ sử dụng giống mới. Các hộ sử dụng thiết bị khoa học kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật khác chiểm tỷ lệ rất nhỏ lần lượt 1,5% và 0,5% (Biểu 4.17). Các hộ chậm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới chủ yếu là các hộ trồng cây hàng năm, tập trung ở vùng trung du và miền núi thấp. Hộp 4.7. Công nghệ tƣới nhỏ giọt giúp các hộ giảm chi phí sản xuất và số nhân công lao đồng “Hiện nay, một số hộ tại xã chúng tôi đã sử dụng các giống mới, ứng dụng kỹ thuật chăm sóc hiện đại vào sản xuất cây ăn quả đem lại kết quả rất tốt. Đặc biệt, công nghệ tưới nhỏ giọt các hộ sử dụng giúp họ giảm được chi phí sản xuất và số nhân công lao động.” (Nguồn: Ông T xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2018, tại UBND xã Hồng Giang) https://eng.vn/

128 Có thể nói, sự phát triển của khoa học kỹ thuật là yếu tố tác động đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Với sự tác động như hiện nay thì trong tương lai đất nông nghiệp chủ yếu theo hướng tập trung, tích tụ đất nông nghiệp là chính. Nếu thiên hướng manh mún đất nông nghiệp không được “ưu tiên” thì đất nông nghiệp sẽ tập trung vào tay các hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các hộ chậm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ buộc phải bán hoặc cho các hộ có khả năng ứng dụng tiến bộ vào sản xuất và phải đi làm thuê cho các hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hoặc chuyển ngành nghề khác. 4.2.3. Các yếu tố tâm lý, xã hội Do vị trí đặc biệt của đất đai về chức năng là tài sản thừa kế, cũng như bảo hiểm và đầu cơ. Vì vậy, tâm lý nói chung của hộ gia đình là “giữ chặt” lấy đất mặc dù sản xuất nông nghiệp chưa chắc đã hiệu quả. Với hiện trạng quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún như hiện nay, khi nông nghiệp không là nguồn thu chính thì yếu tố tâm lý, xã hội sẽ không là động lực cho việc tập trung, tích tụ đất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Việt Nam có xuất phát điểm là một quốc gia sản xuất nông nghiệp nên tập quán canh tác mang nặng tính truyền thống sản xuất với quy mô đất nông nghiệp nhỏ, tự cấp, tự túc có từ lâu đời. Quy mô đất nông nghiệp nhỏ phù hợp với lao động gia đình. Vì vậy, các hộ gia đình coi đất nông nghiệp là một nguồn kế sinh nhai đảm bảo cho mức sống tối thiểu của mình. Nghiên cứu của ngân hàng thế giới (2016) cho thấy đa số các hộ nông dân vẫn không thoát ly mà vẫn phải tiếp tục sản xuất nông nghiệp và không tìm được sinh kế phi nông nghiệp. Ngoài việc giữ đất nông nghiệp cho mục tiêu sinh kế thì truyền thống tâm lý là một yếu tố tác động đến phân bố đất nông nghiệp. Nghiên cứu trùng với kết quả của tác giả Nguyễn Quang Hà (2017) cũng giống như nông dân nhiều nước châu Á, khi đất nông nghiệp không phải là nguồn sống chính, thì tâm lý phổ biến vẫn là quyền sở hữu đất đai, thay vì bán đi để tập trung cho các ngành nghề phi nông nghiệp. Ở đồng bằng sông Hồng, nhiều hộ gia đình vẫn giữ đất và tiếp tục canh tác, coi đó như một cách tự bảo hiểm chứ không vì mục đích thương mại và họ đã bỏ canh tác vụ Đông (Ngân hàng Thế giới, 2016). Ở Bắc Giang, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng quy mô đất nông nghiệp nhỏ, hầu hết nhóm có diện tích 0,2 ha (bảng 4.2 mục 4.1.1.1 phần a), trong đó, tồn tại hai nhóm hộ: nhóm thứ nhất, nhóm các hộ gia đình giữ đất như một nguồn đảm bảo sinh kế và các hộ này có lẽ sẽ tiếp tục sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, nhóm thứ hai, nhóm các hộ mặc dù rút ra khỏi ngành nông nghiệp nhưng với tâm lý giữ đất, các hộ này có xu hướng cho mượn đất hoặc vẫn tiếp tục canh https://eng.vn/

129 tác trên mảnh đất được giao nhưng không tính đến hiệu quả kinh tế (bảng 4.15 mục 4.1.2.2). Kết quả điều tra chỉ ra rằng có 96,49% các hộ giữ nguyên quy mô đất nông nghiệp (biểu 4.18). Biểu 4.18. Quy mô đất nông nghiệp các hộ giai đoạn 2014 2018 Một ví dụ nghiên cứu điểm tại Việt Yên (vùng trung du của Bắc Giang) cho thấy tâm lý thừa kế đất đai cho con cháu đời sau (bảng 4.7 mục 4.1.1.4 phần b) cho thấy một phần nguồn gốc đất nông nghiệp của các hộ gia đình chủ yếu xuất phát từ đất được thừa kế) là yếu tố làm cho đất đai bị chia nhỏ Tóm lại, tập quán canh tác sử dụng quy mô nhỏ, và truyền thống giữ đất, thừa kế đời sau là tâm lý chung của người dân Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai thì các hộ gia đình sử dụng quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ vẫn là hiện tượng phổ biến, do đó sự thay đổi dần tập quán canh tác, truyền thống tâm lý cần phải tiến hành dần dần sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và có biện pháp điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp với quy mô nhỏ. 4.3. ẢI PHÁP HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH PHÂN BỐ HỢP LÝ ĐẤ p của tỉnh Bắc Giang Theo Nghị Quyết số 401 NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh Ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, các nông sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu https://eng.vn/

T NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 4.3.1.1. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệ

GI

130 ngày càng cao của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu. Tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp, các trang trại có sự hợp tác, liên kết sản xuất chặt chẽ theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang là trọng điểm nông nghiệp quốc gia, đứng đầu miền Bắc. 4.3.1.2. Định hướng về phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Bắc Giang Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021 2025. Trong đó, tiếp tục duy trì thực hiện tốt các chính sách xã hội, các đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế trong xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người đặc biệt khó khắn, quan tâm giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng dân tộc với vùng khác trong tỉnh. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh đến năm 2025 còn 1%. Tăng cường giải quyết việc làm, nhất là lao động khu vực nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực việc làm, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập người lao động và đảm bảo anh sinh xã hội. 4.3.1.3. Căn cứ vào thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Kết quả phân bố cho thấy đất nông nghiệp các hộ gia đình tỉnh Bắc Giang có quy mô nhỏ và phân tán manh mún. Mặc dù trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các hiện tượng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng phân bố đất nông nghiệp theo vùng, loại hình sử dụng đất và theo ngành nghề là không giống nhau. Vùng miền núi của tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn hơn vùng trung du. Diện tích đất trồng cây hàng năm của hộ chiếm tỷ lệ đáng kể trên địa bàn tỉnh nhưng hiện nay diện tích đất này có xu hướng dịch chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản. Đánh giá tính hợp lý của phân bố đất đai (thông qua hai chỉ tiêu đo lường về tính hiệu quả và công bằng) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy: Hiện trạng quy mô nhỏ và manh mún trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là rào cản đối với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Kết quả mô hình SFA cho thấy các lãng phí về sử dụng đầu vào, cả về lao động lẫn các đầu vào khác của các hộ gia đình có đất nông nghiệp quá manh mún cao là rất đáng kể. Tuy nhiên, quy mô đất nông nghiệp nhỏ chưa hẳn là yếu tố bất lợi trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Các hộ có quy mô diện https://eng.vn/

131 tích nhỏ nếu biết sử dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp có là rào cản đối với hiệu quả khi chúng ta xem xét công bằng theo hai tiêu chí về cơ hội tiếp cận và sử dụng đất ; và tiêu chí về sự phân bố đất giữa các nhóm hộ. Kết quả phân tích công bằng cho thấy cơ hội tiếp cận và sử dụng đất có sự bất công giữa các thế hệ và có sự bất công giữa các nhóm hộ Khi diện tích đất nông nghiệp có hạn các hộ sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, có đủ lao động để sản xuất muốn mở rộng quy mô diện tích đất đai thì không có khả năng mở rộng. Những hộ sản xuất kém hiệu quả, thiếu lao động lại muốn giữ đất nông nghiệp như một tài sản đảm bảo. Thứ hai là có sự công bằng trong các giao dịch đất và các hộ đều cảm thấy công bằng đối với phân chia đất hiện tại. - Kết quả phân tích EFA cho thấy có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp đó là: i) trao đổi công bằng; ii) tính đồng đều, ngang bằng trong phân bố, và iii) công bằng cơ hội. Chính vì vậy, nếu coi công bằng là quan trọng thì khi đánh giá công bằng trong phân bố đất cần đảm bảo: các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; Công bằng về cơ hội cho mọi người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Các khía cạnh này chỉ ra rằng theo kết quả phân bố thì công bằng dựa trên phân chia đất đai đồng đều giữa các hộ, còn căn cứ vào phương thức phân bố thì công bằng đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch trong đó đất nông nghiệp vào tay các hộ cần đất nhất. - Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả dựa trên góc độ vùng sản xuất, tùy thuộc vào loại hình sử dụng đất mà mối quan hệ này có mâu thuẫn hay không mâu thuẫn. Theo quy mô đất đai thì quy mô nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng đảm bảo công bằng, ngược lại quy mô lớn là bất công đối với các hộ sử dụng đất.Các chính sách giao đất và hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo đảm bảo công bằng trên phương diện phân chia đất nông nghiệp đồng đều giữa các hộ là nguyên nhân dẫn tới manh mún và giảm hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, chính sách CNH, ĐTH làm đất nông nghiệp bị thu hẹp và các yếu tố tâm lý, xã hội cản trở sự tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp là các chính sách tác động làm tăng quy mô đất nông nghiệp nhưng việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp của tỉnh diễn ra chậm. Trong khi, thị trường quyền sử dụng đất là con đường tích tụ đất nông nghiệp phát triển còn hạn chế. Chính sách https://eng.vn/

132 tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách liên kết, hợp tác trong nông nghiệp, thị trường nông sản, sự tăng thu nhập ngoài nông nghiệp, dịch chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp và sự phát triển KHCN phù hợp với quy mô là các yếu tố vừa đảm bảo tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, vừa đảm bảo công bằng trong phân bố dựa theo phương thức phân bố: “đất nông nghiệp được sử dụng bởi các hộ cần đất nông nghiệp” và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 4.3.2. Các dự báo về chiều hƣớng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp Bắc Giang, có thể dự báo phân bố đất nông nghiệp theo hai chiều hướng chính như sau: Chiều hướng thứ nhất, về tổng thể quy mô đất đai nhỏ và manh mún đất nông nghiệp vẫn tồn tại trong trung hạn. Điều này là do tác động của yêu cầu công bằng trong phân bố đất đai và tâm lý muốn giữ đất của đa số hộ gia đình, những người không coi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính, lao động nông nghiệp chính chủ yếu là người già và phụ nữ nhưng họ vẫn tiếp tục canh tác nông nghiệp như là phần bổ sung thu nhập và giữ đất nông nghiệp như là tài sản bảo hiểm và thừa kế, cùng với sự ra đời của KHCN phù hợp với quy mô nhỏ. Dự đoán xu thế phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 2030 sẽ tiếp tục là quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún và khó có thể thay đổi “một sớm, một chiều”. Vì vậy, trong tương lai các hộ vẫn sử dụng đất nông nghiệp phổ biến là quy mô nhỏ, manh mún đất nông nghiệp. Mặc dù hình thức tích tụ, tập trung đất đai nhằm hình thành quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn diễn ra nhưng sẽ hạn chế. Tùy vào mức độ sự tác động của thể chế, chính sách, các yếu tố liên quan đến kinh tế như: thị trường quyền sử dụng đất, thị trường nông sản, khoa học công nghệ và việc lựa chọn của hộ đối với các hình thức tổ chức sản xuất,… mà tính hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp được hình thành. Tính hợp lý dựa trên tính công bằng, sự đồng bộ về khung chính sách của Chính phủ trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp,… sẽ là các yếu tố đảm bảo công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình.

Chiều hướng thứ hai, dưới ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp đối với một số vùng có quỹ đất đủ lớn, và với một bộ phận nông dân coi nông nghiệp là nguồn sống chính, cùng với tích tụ đất đai thông qua thị trường quyền sử dụng đất các hộ sẽ thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất trong nông nghiệp nhằm xây dựng cánh đồng lớn, và sự hình thành các vùng chuyên canh do yêu cầu của thị trường nông sản, việc ứng dụng KHCN https://eng.vn/

133 thích hợp có tác dụng hỗ trợ để hạn chế những bất cấp của quy mô đất đai nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thì tích tụ, tập trung đất nông nghiệp sẽ diễn ra trong tương lai. Từ những căn cứ và dự đoán trên các giải pháp thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hợp lý dựa trên một số định hướng như sau: (1) Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với quy mô diện tích đất nông nghiệp. Đặc biệt, chú trọng tới các hộ nghèo có sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào đất nông nghiệp, giúp các hộ này nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất (2) Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn. Trong đó, thông qua các tác động khách quan khác như: thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, hệ thống bảo hiểm, hay giảm chênh lệch giữa các loại đất để giảm kỳ vọng về chuyển đổi mục đích sử dụng, định hướng khuyến khích chuyển đất nông nghiệp từ các hộ không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp sang các hộ có nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất (3) Tăng cường liên kết hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm phù hợp với qua mô sản xuất theo hướng tập trung đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. (4) Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu phù hợp với đặc thù địa phương. Các quan điểm về giải pháp đề ra như sau: Thứ nhất, đất nông nghiệp tập trung vào các hộ gia đình thực sự có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đảm bảo công bằng trong phân bố đất nông nghiệp giữa các hộ thông qua thị trường quyền sử dụng đất. Đặc biệt, đảm bảo công bằng đối với đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội là các hộ nghèo (các hộ quy mô sản xuất nhỏ có sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp), bằng cách giúp họ có đất để sản xuất. Thứ hai, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất phù hợp với loại hình đất sử dụng nhằm phát triển vùng sản xuất thueo hướng tích tụ, tập trung đất đai. Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở mức tối ưu tùy thuộc vào quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏ. Thứ tư, đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở cải thiện mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả thông qua việc tăng cường mối quan hệ thuận chiều giữa công bằng và hiệu quả. 4.3.3. Giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh 4.3.3.1. Thúc đẩy sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp Bắc Giang cũng như trong cả nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, còn chưa hoàn thiện. Các https://eng.vn/

134 giao dịch trên thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến các hộ gia đình chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu được nhà nước chia. Vì vậy, để từng bước hoàn thiện thị trường này các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp giúp quyền sử dụng đất được chuyển đến người có nhu cầu sử dụng đất. a. Lý do đề xuất giải pháp Nguyên nhân của quy mô nhỏ, manh mún đất nông nghiệp là do ảnh hưởng của chính sách giao đất nông nghiệp đồng đều cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo. Ngoài sự khác biệt về phân bố đất nông nghiệp giữa các vùng và loại hình sử dụng thì điểm đáng chú ý là phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình có sự khác biệt giữa các hộ, trong đó, hộ nông nghiệp (hay hộ có sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào đất nông nghiệp) sử dụng quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn hơn các hộ phi nông nghiệp, các hộ này có xu hướng mở rộng quy mô diện tích đất nông nghiệp, trong khi, đất nông nghiệp lại đang nằm trong tay các hộ không có nhu cầu sử dụng đất là các hộ phi nông nghiệp nhưng lại muốn giữ đất. Một nghịch lý trong đánh giá công bằng đó là trong các hộ gia đình đất nông nghiệp đang nằm trong tay những người lớn tuổi và lao động nông nghiệp đang bị “già hóa”. Điều này chứng tỏ rằng những người trẻ tuổi có ít cơ hội để tiếp cận đất nông nghiệp. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy khi tiến hành đo lường công bằng cần xem xét, đo lường trên các khía cạnh: (1) Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2) Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3) Công bằng về cơ hội cho những người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Thị trường quyền sử đất nông nghiệp Bắc Giang chưa phát triển, các hộ gia đình có nhiều lao động, nhiều người (không nhất thiết là lao động nông nghiệp) có xu hướng mua, thuê thêm đất. Lục Ngạn, một huyện trọng điểm về sản xuất cây ăn quả và Lạng Giang, huyện có cơ cấu đất nông nghiệp đa dạng, tỷ trọng thu từ giá trị sản xuất nông nghiệp cao hơn xuất hiện các giao dịch nhiều hơn so với Việt Yên, huyện trọng điểm về đô thị hóa công nghiệp hóa với các khu công nghiệp tập trung nơi đây nhiều nhất tỉnh. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp giúp đất nông nghiệp được sử dụng bởi người cần đất nhất, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. b. Mục tiêu của giải pháp Sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai nhằm thúc đẩy các giao dịch mua, bán, thuê mượn đất là con đường giúp đất nông nghiệp tập trung vào https://eng.vn/

135 tay các hộ cần đất hay có sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô diện tích đất nông nghiệp dưới hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, giảm thiểu manh mún đất đai, từ đó, tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa lớn theo hướng chuyên canh cây trồng, phù hợp với điều kiện từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Đặc biệt, các thông tin giao dịch trên thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp, trong đó, các chủ thể tham gia thị trường (bao gồm: người mua, người thuê hay người bán, người cho thuê) có thể tự do trao đổi để thỏa mãn mong muốn, nguyện vọng khi tham gia thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, phù hợp với lý thuyết cung cầu trong kinh tế học sẽ đảm bảo tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Do đó, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp sẽ là yếu tố vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình theo hướng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp vào các hộ cần đất nông nghiệp nhất. Đây là cơ hội cho các hộ này hình thành các vùng chuyên canh cây trồng phù hợp với từng vùng. c. Nội dung giải pháp Nhà nước cần tăng thời hạn giao đất nông nghiệp, và mức hạn điền giúp cho các chủ thể muốn mở rộng quy mô diện tích đất với mục đích tăng quy mô sản xuất nông nghiệp, yên tâm đầu tư, thuê, mượn hay mua đất nông nghiệp, từ đó, nâng giá trị đất nông nghiệp, thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp. Cụ thể, Điều 126, Luật đất đai 2013 cần tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Điều 127, Luật đất đai năm 2013 cần tăng mức hạn điền đối đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho các hộ gia đình đối với từng vùng. Việc ủy thác ngân hàng trong việc thuê/ cho thuê, mượn/cho mượn đất nông nghiệp cần được thực hiện nhằm thúc đấy sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện công khai, minh bạch và hợp pháp. Cụ thể, việc ủy thác ngân hàng cần được thực hiện thông qua ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, các hộ không có nhu cầu sử dụng đất có thể đến ngân hàng để ủy thác về việc cho thuê, cho mượn đất, còn các hộ, tổ chức, doanh nghiệp muốn sử dụng đất có thể đến ngân hàng để thuê, mượn đất thông qua các hợp đồng thuê, mượn. https://eng.vn/

136 Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cần được thực hiện, từ đó, giúp cho các chủ thể sử dụng đất một phần nào đó yên tâm đầu tư vào đất nông nghiệp trong dài hạn. Cụ thể, Nhà nước hỗ trợ miễn giảm, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp trong 3 năm đầu, yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về mặt thông tin về các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp tại địa phượng giúp các doanh nghiệp nắm rõ được đối tượng tham gia bảo hiểm nông nghiệp nhằm tiếp cận các hộ có nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp dễ dàng. Chính sách khuyến khích các hộ gia đình không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp hay sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả tự nguyện cho thuê, cho mượn, bán đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đất nông nghiệp cần được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Các tổ, hội địa phương (Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,...) cần tích cực hướng dẫn tuyên truyền, vận động các hộ không có nhu cầu sử dụng đất hoặc sản xuất kém hiệu quả cho thuê, cho mượn, bán đất nông nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các hộ, tổ, doanh nghiệp thuê lao động từ các hộ sản xuất kém hiệu quả. Định kỳ hàng năm, Nhà nước cần yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình vận động tuyên truyền và kết quả thực hiện các giao dịch đất nông nghiệp, tình hình lao động nông nghiệp địa phương, từ đó, có những hướng điều chỉnh phù hợp với tình hình thức tế từng địa phương. Các trang thông tin giao dịch về đất nông nghiệp của địa phương theo hệ thống các cấp tỉnh, huyện, xã trên mạng internet cần được hình thành tại Bắc Giang. Trong đó, các hộ gia đình không có nhu cầu sử dụng đất có thể cung cấp thông tin về thửa đất muốn cho thuê, cho mượn hay bán đến trang thông tin giao dịch đất nông nghiệp địa phương. Ngược lại, những người có nhu cầu thuê, mượn hay mua đến trang này để tìm hiểu các thông tin về các mảnh đất sao cho phù hợp với nhu cầu mình sử dụng. Để đảm bảo các trang này hoạt động hiệu quả, cần phát huy năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý đất đai địa phương bằng cách tư vấn, giải quyết những thắc mắc về những quy định về luật đất đai hiện hành. Song song với việc hình thành các trang thông tin giao dịch về đất nông nghiệp của địa phương, các tổ chức chính thống hỗ trợ việc thuê/cho thuê, mua/bán đất nông nghiệp cần được hình thành tại địa bàn các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Các tổ chức hỗ trợ thuê/ cho thuê đất là hội nông dân phối hợp với địa chính xã sẽ xác minh các thông tin đất nông nghiệp mà các hộ cung cấp

https://eng.vn/

137 trên trang thông tin, định giá đất theo quy định của Nhà nước, phù hợp với chất đất từng vùng, và các trung gian này sẽ nhận được một khoản phí nhất định của bên tham gia giao dịch. Khi các hộ, cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức cho nhu cầu thuê, mượn hay mua lại đất nông nghiệp sẽ tìm đến các tỗ chức hỡ trợ sẽ đảm bảo thực hiện các giao dịch trên cơ sở được thực hiện công khai, minh bạch, sao cho các bên tham gia trong giao dịch đất nông nghiệp địa phương được bình đẳng, được cung cấp thông tin đầy đủ về mảnh đất cần thực hiện giao dịch Các hộ không có nhu cầu sử dụng đất hay sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả muốn giữ lại quyền sở hữu có thể cho, thuê mượn thông qua ngân hàng, các trung gian thuê/cho thuê, mua/bán đất nông nghiệp đã được hình thành tại Bắc Giang Đối với các hộ không sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành cho thuê, cho mượn hoặc bán để nhận một khoản phí từ việc sở hữu quyền sử dụng đất và phát triển ngành phi nông nghiệp. Đối với các hộ sản xuất kém hiệu quả có thể cho thuê, cho mượn đất sau đó đi làm thuê cho các hộ sản xuất nông nghiệp hiệu quả, các tổ chức, doanh nghiệp, từ đó, các hộ này vừa nhận được một khoản phí từ việc cho thuê, cho mượn, vừa nhận được tiền công lao động do đi làm thuê và điều này sẽ giảm thiểu áp lực thiếu lao động trong nông nghiệp. Đồng thời, Các hộ nên thực hiện các giao dịch đất đai thông qua trung gian thuê/cho thuê, mua/bán đất nông nghiệp tại địa phương nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật khi tham gia thị trường đất đai và định giá đúng giá trị mảnh đất mình đang sở hữu, có thể tiền thuê đất các hộ nhận được sẽ cao hơn (hay tăng giá trị mảnh đất). Đặc biệt, cần khuyến khích các hộ chuyển sang làm việc phi nông nghiệp như ở Việt Yên nơi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ không có nhu cầu đất nông nghiệp hay sử dụng đất kém hiệu quả cho thuê, mượn đất để kiếm thêm thu nhập từ việc thực hiện giao dịch về đất đai và có điều kiện tập trung thực hiện tốt việc làm phi nông nghiệp. Khuyến khích các chủ thể có nhu cầu mở rộng quy mô diện tích đất như: hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp tại Bắc Giang tiến hành thuê đất tìm hiểu về mảnh đất mình cần giao dịch trên trang thông tin giao dịch về đất nông nghiệp của địa phương và thực hiện giao dịch thông qua ngân hàng, các trung gian thuê/cho thuê, mua/bán đất nông nghiệp tại địa phương nhằm đảm bảo lựa chọn các mảnh đất phù hợp với nhu cầu sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Cụ thể, các chủ thể như: hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sử dụng đất có thể tìm hiểu thông tin mảnh đất về vị trí, diện tích, loại hình sử dụng đất,... tìm hiểu thông tin mảnh đất trên các trang thông tin đất nông nghiệp địa phương. Nếu các chủ thể này muốn biết thêm thông tin về mảnh đất định giao dịch và thực hiện giao dịch đất nông nghiệp có thể đến ngân hàng https://eng.vn/

Nếu trong trường hợp quy mô nhỏ, manh mún đất nông nghiệp không được ưu tiên, cùng với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày càng nhanh chóng https://eng.vn/

138 hoặc các trung gian thuê/cho thuê, mua/bán đất nông nghiệp tại địa phương để có được những thông tin đầy đủ về các mảnh đất và thực hiện các giao dịch theo đúng thủ tục pháp lý quy định. 4.3.3.2. Lựa chọn, hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp Ngày nay, khoa học công nghệ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, mà còn được ứng dụng lĩnh vực nông nghiệp. Với tỷ lệ đất nông nghiệp các hộ gia đình sử dụng như hiện nay, thì việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ phù hợp với quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình là điều cần được khuyến khích và phát triển. Đặc biệt, KHCN có thể giúp cho quy mô nhỏ vẫn có thể hiệu quả cao. Để đưa ra các giải pháp nhằm ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất phù hợp với từng quy mô đất nông nghiệp, nghiên cứu dựa vào một số cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. a. Lý do đề xuất giải pháp Mặc dù hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hộ gia đình nhằm cải thiện quy mô nhỏ, manh mún đất nông nghiệp được thực hiện nhưng hình thức này diễn ra rất chậm. Hiệu quả sử dụng đất hộ gia đình, theo chỉ tiêu đo lường là giá trị thu được từ nông nghiệp, cùng với phân tích mối quan hệ giữa quy mô diện tích đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất cho thấy xuất hiện mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô đất đai và hiệu quả kinh tế hộ gia đình, hay nói cách manh mún đất đai là một hạn chế rõ ràng đối với việc cải thiện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hình thành theo hai thiên hướng: Thứ nhất, các hộ gia đình lựa chọn sản xuất nông nghiệp với quy mô đất nông nghiệp nhỏ thì động lực kinh tế đối với tích tụ, tập trung đất đai là không tồn tại. Thứ hai, các hộ gia đình có thiên hướng tích tụ, tập trung đất đai nhằm cải thiện các bất lợi của quy mô đất nông nghiệp nhỏ Thêm vào đó, hiệu quả sử dụng đất đối với cây hàng năm, các hộ gia đình có quy mô nhỏ sử dụng các biện pháp thâm canh cây trồng sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế, tích tụ và tập trung đất nông nghiệp là con đường nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Từ thực tiễn nói trên và căn cứ vào ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến phân bố đất nông nghiệp, có thể dự đoán rằng trong 10 năm tới (đến năm 2030) các hộ sẽ lựa chọn các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả phù hợp với từng loại quy mô sử dụng đất (quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn theo hướng tập trung, tích tụ hay quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, manh mún và phân tán).

139 thì khả năng lớn đất đai sẽ tập trung chủ yếu trong tay các hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các hộ chậm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ đi làm thuê cho các hộ này hoặc chuyển ngành nghề khác. Vì vậy, cần có giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp phù hợp với quy mô đất đai b. Mục tiêu của giải pháp Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang như đã phân tích ở trên sẽ hình thành hai thiên hướng đó là các hộ sẽ lựa chọn sản xuất trên các mảnh đất nông nghiệp có quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún hoặc tích tụ, tập trung đất đai. Vì vậy, các giải pháp đưa ra trên cơ sở đảm bảo ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất phù hợp với từng quy mô đất đai (manh mún hay tích tụ, tập trung đất nông nghiệp). c. Nội dung giải pháp Các giải pháp cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đề ra như sau: Việc hỗ trợ chi phí đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cần được thực hiện. Cụ thể, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí, đối với các nhà khoa học trong các trường đại học, viện nghiên cứu phát minh, sáng chế ra các trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất phù hợp với từng quy mô diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời, các thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất tạo ra cần đưa vào thử nghiệm một số vùng, và hỗ trợ kinh phí ban đầu cho người dân khi thực hiện ứng dụng máy móc vào sản xuất. Mối liên kết giữa đơn vị nghiên cứu, đơn vị chuyên gia và nông dân cần được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh Tỉnh cần có chính sách khuyến khích gắn kết giữa nhà khoa học và các đơn vị nghiên cứu là các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh với người sản xuất thông qua việc hỗ trợ chi phí nghiên cứu thử nghiệm các quy trình kỹ thuật canh tác mới, trang thiết bị máy móc tại một số hộ, trong đó, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trực tiếp hướng dẫn nông dân ứng dụng quy trình kỹ thuật và trang thiết bị máy móc sau đó nhân rộng ra các vùng tại địa phương. Hàng năm, Tỉnh cần tăng cường hơn nữa nhằm phối hợp liên kết giữa Sở Khoa học & Công nghệ Bắc Giang với các trường Đại học thuộc khối ngành Nông Lâm nghiệp trong các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao bằng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Các mô hình sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất cần được xây dựng tại Tỉnh. Phối hợp các trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, các tổ chức và chuyên gia nước ngoài đưa các mô hình sản xuất mới, chuyển giao tiến bộ khoa học và công https://eng.vn/

140 nghệ như: giống mới, quy trình kỹ thuật chăm sóc,... thực hiện thí điểm tại các địa phương, sau đó, lựa chọn các địa phương phù hợp để nhân rộng mô hình. Hành lang pháp lý thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp tại Tỉnh trong việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cần được tạo điều kiện thuận lợi Thực hiện các biện pháp ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiêp đi đầu tiên phong trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó doanh nghiệp chỉ phải nộp 30% thuế phải nộp. Dịch vụ thuê thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cần được khuyến khích phát triển trên địa bàn Tỉnh Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho thuê thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng cách cho vay vốn ưu đãi đầu tư với lãi suất thấp. Kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ của nông dân cần được nâng cao. Tỉnh cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo, bỗi dưỡng, tập huấn cho người nông dân vể ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo người dân ứng dụng quy trình cơ giới hóa (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến), ứng dụng công nghệ trong sản xuất tại các vùng sản phẩm tập trung, triển khai các mô hình tưới tiết kiệm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cần được khuyến khích. Nhà nước, cũng như tỉnh cần hỗ trợ một phần chi phí ban đầu cho các hộ nông dân khi tham gia ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. 4.3.3.3. Liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản để phát triển sản xuất hàng hóa lớn Liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản trên cơ sở giữ nguyên quy mô sở hữu quyền sử dụng đất của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, việc liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản mặc dù xuất hiện nhưng phát triển còn hạn chế, để đưa ra các giải pháp đảm bảo liên kết, hợp tác đem lại hiệu quả cao trong việc tăng quy mô sản xuất, nghiên cứu căn cứ vào một số cơ sở pháp lý của Chính phủ, của tỉnh và thực tiễn phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang. a. Lý do đề xuất giải pháp Mặc dù, quy mô nhỏ chưa hẳn là là một yếu tố phi hiệu quả kinh tế nhưng nó là rào cản đối với phát triển hàng hóa lớn. Các hộ có thiên hướng tập trung đất đai nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả nhờ cải thiện được các bất lợi của quy mô nhỏ (như: kiểm soát chất lượng nông sản, kiểm soát dịch bệnh và tạo ra sản lượng đủ lớn, đồng đều về tiêu chuẩn cho thị trường tiêu thụ tập trung, xuất khẩu https://eng.vn/

141 hay chế biến nông sản) với kỳ vọng vào một sự cải thiện đồng thời giữa hiệu quả riêng của hộ gia đình và hiệu quả chung của ngành nông nghiệp trên nền tảng của một quy mô sử dụng đất lớn hơn, thông qua hợp tác, liên kết sản xuất hình thành các chuỗi liên kết nhưng các chuỗi này dường như còn lỏng lẻo, thêm vào đó, yêu cầu thị trường nông sản trong nước và quốc tế ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm và sự rút ra khỏi ngành nông nghiệp của các lao động là các yêu cầu đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm liên kết, hợp tác có hiệu quả. Vì vậy, cần có các giải pháp nhằm liên kết, hợp tác sản xuất đảm bảo công bằng giữa các bên và tăng quy mô đất nông nghiệp để phát triển hàng hóa lớn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. b. Mục tiêu của giải pháp Các giải pháp đưa ra với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo công bằng cho người sử dụng dưới các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất hình thành quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn theo hướng tập trung đất nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa lớn nhằm khắc phục tình trạng quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, manh mún. Đặc biệt, đối với Bắc Giang, các hộ đã và đang thực hiện hình thức này nhằm tập trung đất nông nghiệp để sản xuất với quy mô lớn, thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả cao đối với các hộ sử dụng đất. c. Nội dung giải pháp Nghiên cứu đưa ra các giải pháp đảm bảo thực hiện liên kết, hợp tác hiệu quả để khắc phục quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình nhỏ, manh mún như sau: Các tổ hợp tác của nông dân cần được tạo điều kiện phát triển trên cả nước và tại Bắc Giang Đưa ra các quy định về cơ chế chính sách, cách thức hoạt động của các tổ hợp tác của nông dân. Có cơ chế khuyến khích thành lập các tổ hợp tác của nông dân giúp nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, biểu dương những nông dân sản xuất giỏi. Hỗ trợ một phần chi phí thành lập các tổ hợp tác của nông dân. Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường nông sản thế giới, thúc đẩy xuất khẩu nông sản cần được đẩy mạnh. Tạo ra các kênh thông tin đầy đủ về cầu nông sản thế giới đối với Việt Nam, thường xuyên cập nhật thông tin, đảm bảo định hướng trong quản lý điều hành luôn thích ứng với thị trường, cải thiện khả năng tìm kiếm thị trường và duy trì quan hệ đối tác giúp doanh nghiệp và nông dân https://eng.vn/

142 liên kết có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đảo bảo duy trì kênh tiêu thụ vải thiều, cây ăn quả có múi và các nông sản khác của Bắc Giang bền vững. Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, đảm bảo giữ uy tín về chất lượng nông sản tại Bắc Giang cần được đẩy mạnh Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng cần phù hợp với quy định của các thị trường nhập khẩu khu vực và trên thế giới. Xử lý nghiêm các hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa nông sản để giữ uy tín cho nông sản Việt Nam trên cả thị trường trong nước và quốc tế, tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Các trang thông tin về các tổ hợp tác tại Bắc Giang cần được xây dựng. Trong đó, các tổ hợp tác có thể đăng ký các thông tin cơ bản về tình hình sản xuất, sản phẩm sản xuất, chia sẻ kinh nghiệp sản xuất giúp cho các tổ hợp tác khác có thể liên kết, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các tổ hợp tác để liên kết sản xuất. Các cụm nông nghiệp chuyên canh cần được hình thành tại Bắc Giang Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân chuyển đổi cây trồng có giá trị cao kết hợp với hợp tác, liên kết nông dân hình thành các cụm nông nghiệp chuyên canh sản xuất các loại nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Các dịch vụ công để tổ chức nông dân phát triển cần được thúc đẩy trên địa bàn Tỉnh. Cần thực hiện tốt chương trình phổ biến thông tin, kiến thức, hỗ trợ tổ chức nông dân về nội dung tiếp cận thị trường, nâng cao kiến thức và trợ giúp pháp luật, kiến thức quản trị tổ chức. Tăng cường vai trò kết nối doanh nghiệp và tổ chức nông dân tại địa phương. Phát huy vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và tổ chức nông dân, đảm bảo: Thúc đẩy nhanh và hiệu quả hơn nữa việc xúc tiến thị trường cho sản phẩm của địa phương, kết nối các tổ chức nông dân với các thị trường phù hợp. Kết nối các doanh nghiệp làm ăn có uy tín và các tổ chức nông dân có chiến lược, tiềm năng. Tổ chức sản xuất các vùng sản xuất theo chuỗi giá trị tại Bắc Giang cần được tiếp tục đổi mới. Trên cơ sở phát triển liên kết cần lấy doanh nghiệp là vai trò trung tâm, từ đó hình thành phát triển các chuỗi giá trị nông sản có giá trị gia tăng cao và bền vững, phù hợp với điều kiện địa phương. Phối hợp với doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các mô hình sản xuất theo cánh đồng mẫu như quy hoạch, kế hoạch đã đề ra, trong đó, phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao, vùng rau an toàn, vùng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp. https://eng.vn/

143 Việc quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu nông sản ở một số vùng cần được tăng cường trên địa bàn Tỉnh. Quảng bá nông sản của vùng thông qua hệ thống internet và các chợ online có uy tín. Tiếp tục thúc đẩy giới thiệu, xây dựng thương hiệu như: Lúa thơm Yên Dũng, vải thiều và cây ăn quả có múi Lục Ngạn, vùng nấm Lạng Giạng, vùng lúa chất lượng cao Việt Yên,... đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, qua đó tạo tiền đề vững chắc cho các mặt hàng nông sản đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với các tổ chức và doanh nghiệp cần được đẩy mạnh bởi tỉnh. Phối hợp các sở, ban, ngành, các tổ, hội tuyên truyền, vận động người dân tham gia hợp tác, liên kết sản xuất, giới thiệu các mô hình liên kết, hợp tác điển hình giúp người dân có hướng đi đúng đắn trong phát triển sản xuất. Doanh nghiệp và hộ nông dân Bắc Giang cần phối hợp hình thành chuỗi nông sản bền vững. Cần liên kiết giữa hộ sản xuất trong vùng với doanh nghiệp theo chuỗi nông sản với mô hình liên kết đầu tư sản xuất thu mua chế biến tiêu thụ theo phương châm cùng chia sẻ trách nhiệm, rủi ro và lợi ích, và các hình thức sản xuất theo hợp đồng đối với các hộ nông dân và doanh nghiệp. Chuỗi nông sản cần phù hợp với thực trạng sản xuất và yêu cầu của thị trường, các nông sản sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp đối với từng mùa vụ, thị hiếu của người tiêu dùng. Nông dân cần thay đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp bằng cách liên kết giữa các hộ nông dân để sản xuất nông sản hàng hóa với quy mô lớn, tạo ra sức cạnh tranh, tạo ra chuỗi sản xuất nông sản bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong đó, hợp tác xã và các tổ hợp tác là cầu nối giúp doanh nghiệp và nông dân ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển liên kết đảm bảo bình đẳng trong chia sẻ lợi ích và rủi ro, minh bạch trong chia sẻ thông tin, quyết định quan trọng khi hợp tác, liên kết. 4.3.3.4. Khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng Đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp dựa trên thiên hướng tích tụ đất đai ở một số vùng là hết sức cần thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để đảm bảo khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng nghiên cứu căn cứ vào một số định hướng của Nhà nước, của tỉnh và thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình để đưa https://eng.vn/

144 ra các giải pháp khuyến khích tích tụ đất nông nghiệp ở một số vùng trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy lợi thế vùng, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn tỉnh a. Lý do đề xuất giải pháp Quy mô diện tích đất nông nghiệp có sự khác biệt lớn giữa các vùng trong cùng một tỉnh. Khảo sát hiện trạng phân bố đất nông nghiệp tại ba vùng nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân ở vùng núi cao (huyện Lục Ngạn) sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây ăn quả diện tích này chủ yếu trồng vải và cây ăn quả có múi. Quy mô diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ nơi đây lớn nhất Ngược lại, các hộ vùng núi thấp (huyện Lạng Giang) sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm với quy mô diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ nhỏ nhất. Một bộ phận hộ nông dân vùng trung du (huyện Việt Yên) ngoài việc sử dụng đất trồng cây ăn quả, họ sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, các hộ có xu hướng chuyển loại hình đất đai từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp chỉ ra rằng các yếu tố làm tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp như sau: nhóm yếu tố thể chế, chính sách (chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách liên kết, hợp tác nông nghiệp trong nhóm chính sách, thể chế) và nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật (bao gồm: sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp,thị trường nông sản, gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp). Đặc biệt, tính hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình dựa trên mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả chỉ ra rằng chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là cơ cấu lại vùng sản xuất sẽ là yếu tố cải thiện sự mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả dựa trên góc độ vùng. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng ở địa phương. b. Mục tiêu của giải pháp Qua phân tích thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang cho thấy đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả) là lợi thế của tỉnh. Mỗi vùng khác nhau có những đặc thù riêng trong sản xuất nông nghiệp, vùng trung du có lợi thế về nuôi trồng thủy sản, vùng miền núi có núi thấp thuận lợi cho cây hàng năm, vùng miền núi có núi cao thuận lợi cho cây ăn quả. Mặc dù, quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình nhỏ, manh mún đã được tỉnh, cũng như các hộ gia đình từng bước cải thiện để có thể sử dụng các mảnh đất lớn hơn, song quy mô đất nông nghiệp nhỏ, manh mún vẫn là phổ biến và quy mô đất nông nghiệp này dẫn tới phi hiệu quả kinh tế, nó là điều cản trở lớn trong phát triển sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất đại trà. Do https://eng.vn/

145 đó, các giải pháp đưa ra với mục tiêu đảm bảo hình thành các quy mô đất nông nghiệp lớn dưới hình thức tích tụ, tập trung, phù hợp với điều kiện từng vùng, từ đó, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng của các hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp nhằm phát triển hàng hóa lớn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo công bằng và hiệu quả giữa các vùng trong tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập. c. Nội dung giải pháp Các giải pháp cải thiện tình trạng manh mún, khuyến khích tích tụ đất nông nghiệp ở một số vùng như sau: Các hộ gia đình tham gia dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn hình thành các vùng cây trồng trọng điểm của tỉnh cần được thực hiện triệt để Trên cơ sở xây dựng cánh đồng mẫu lớn, quy hoạch vùng, liên kết, hợp tác bắt buộc hình thành các vùng cây trồng phù hợp với địa phương, trường hợp, các hộ không tham gia trồng các loại hình cây trồng nằm trong vùng quy hoạch sẽ không cấp nước tưới. Lợi thế so sánh của từng vùng cần được phát huy tại Bắc Giang. Tiếp tục từng bước thực hiện quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo Quyết định 439/QĐ UBND, Trong đó, xây dựng các vùng cây trồng nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, 7 vùng rau an toàn ở các huyện Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam, 2 vùng hoa ở thành phố Bắc Giang và Hiệp Hòa, 2 vùng vải thiều ở Lục Ngạn, Tân Yên, 1 vùng cây ăn quả có múi ở Lục Ngạn, 1 vùng nấm ở Lạng Giang. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực tiễn từng vùng cần khuyến khích xây dựng, hình thành các vùng cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương như: vùng lúa chất lượng cao và vùng nuôi trồng thủy sản ở Việt Yên,... Cần phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ đưa vào thực tiễn địa phương và xây dựng quy hoạch các vùng trồng sản phẩm hữu cơ, khuyến khích sản xuất sản phẩm theo chuẩn GAP. Triển khai thực hiện chương trình OCOP, chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong các vùng dồn điền, đổi thửa cần được đẩy mạnh tại Bắc Giang. Cần quan tâm lồng ghép các nguồn vốn (xây dựng nông thôn mới, trục chính nội đồng gắn với giao thông nông thôn, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa...) để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng dồn điền, đổi thửa nhằm thu hút doanh nghiệp vào liên kết, hợp tác đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, phát huy hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa... Đặc biệt, có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu từ vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh. https://eng.vn/

146 Luật đất đai và chính sách liết kết, hợp tác để thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cần được vận dụng triệt để. Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích tích tụ đất đai thông qua cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất để thuận lợi cho ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa và phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp thuê lại đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và khuyến khích các hộ sản xuất kém hiệu quả cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất có các hộ có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, các doanh nghiệp. Việc chuyển đổi loại hình cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng tại Bác Giang cần được khuyến khích Đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở Lục Ngạn sang trồng vải và cây ăn quả có múi, chuyển một số diện tích trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thủy sản ở xã Việt Tiến, Việt Yên. Tỉnh cần khuyến khích các hộ đổi ruộng. Để giảm thiểu manh mún, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng trong quá trình sản xuất cần khuyến khích các hộ chủ động đổi ruộng với giá trị ngang bằng, phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ, giúp hộ có thể canh tác trên những mảnh đất lớn hơn. Các hộ có chất lượng đất nông nghiệp tốt hơn đổi cho hộ có chất lượng đất kém hơn thì các hộ có chất lượng đất kém hơn bù cho các hộ có chất lượng đất tốt một khoản tiền phù hợp nhằm đảm bảo công bằng giữa các hộ. Đặc biệt, các vùng có quy mô diện tích đất nông nghiệp chủ yếu có nguồn gốc đất đai trong giai đoạn đầu giao đất (như: huyện Lạng Giang). TÓM TẮT PHẨN 4 Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình biến động theo thời gian giữa các vùng, giữa các loại hình đất sử dụng và giữa các hộ theo ngành nghề. Quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang hình thành theo hai hướng nhỏ, manh mún và tích tụ, tập trung. Tuy nhiên, Quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, manh mún dưới 0,4 ha là hiện tượng phổ biến của các hộ gia đình nơi đây Mặc dù xuất hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng còn hạn chế. Phân tích tính hợp lý cho thấy, hiệu quả theo các chỉ tiêu đo lường phổ biến cho thấy thu nhập bình quân trên hộ sản xuất nông nghiệp cao hơn mặt bằng chung của cả nước và của vùng. Tuy hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng xét trên bình diện chung, tùy thuộc vào nhóm diện tích hộ sử dụng mà hiệu quả sử dụng đất có thể giảm dần hoặc tăng dần theo theo quy mô, ít nhất là trong mối tương quan với các tỉnh có điều kiện sản xuất tương tự của vùng. Ngoài quan hệ thuận chiều thì giữa hiệu quả và manh mún đất nông nghiệp https://eng.vn/

147 có một mối quan hệ ngược chiều. Các hộ có tổng diện tích đất nông nghiệp nhỏ nếu sử dụng các biện pháp thâm canh thì sẽ tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất (điển hình huyện Lạng Giang). Tập trung đất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà. Trong đánh giá công bằng dự trên hai khía cạnh sự phân chia đồng đều và đất nông nghiệp cần được sử dụng bởi người cần đất, tùy vào các góc nhìn khác nhau mà công bằng trong phân bố đất nông nghiệp có sự khác nhau. Nếu xét trên các góc độ cá biệt giữa các vùng, giữa các hộ và giữa các thế hệ trong hộ thì có sự bất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Ngược lại, xét trên phương diện tổng thể và góc độ pháp lý, cũng như thu nhập thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang là công hơn. Tùy vào quy mô diện tích đất các vùng mà sự công bằng có sự thay đổi. Khi tiến hành đo lường công bằng các nhà hoạch định cần xem xét, đo lường trên các khía cạnh: (1) Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2) Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3) Công bằng về cơ hội cho những người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Đánh giá mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả khác nhau trên các khía cạnh. Xét trên góc độ vùng, công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hay không tùy vào loại hình đất trồng, nhưng xét trên góc độ quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp gồm: Chính sách, thể chế; Kinh tế, kỹ thuật; Tâm lý, xã hội. Trong đó, chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách phát khu công nghiệp và khu đô thị trong công nghiệp hóa, đô thị hóa trong nhóm yếu tố chính sách, thể chế và nhóm tâm lý, xã hội là rào cản tích tụ, tập trung dẫn tới quy mô manh mún đất nông nghiệp. Ngược lại, các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp (chính sách chuyển đổi ngành nông nghiệp), chính sách liên kết, hợp tác nông nghiệp trong nhóm chính sách, thể chế và nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật bao gồm: sự phát triển của thị trường đất đai, gắn với kinh tế/phi kinh tế theo quy mô trong nông nghiệp; Thị trường nông sản; Gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Các giải pháp phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình gồm: Thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp; Lựa chọn, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phủ hợp; Liên kết, hợp tác phát triển hàng hóa lớn; khuyến khích tích, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng. https://eng.vn/

148 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Trên cơ sở thừa kế lý luận của các học giả, nghiên cứu đưa ra lý luận về tính hợp lý thông qua tính hiệu quả, tính công bằng và mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. Đồng thời, từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam nghiên cứu đưa ra các bài học kinh nghiệm vê phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình biến động theo thời gian có sự khác biệt giữa các vùng, giữa các loại hình đất sử dụng và giữa các hộ theo vùng, theo loại hình sử dụng đất và theo ngành nghề. Như kịch bản đặt ra thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang tiếp tục là quy mô nhỏ, phân tán, manh mún dưới 0,4 ha nhưng với mức độ cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Mặc dù, nơi đây đã có sự xuất hiện các hình thức tích, tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng quá trình này diễn ra chậm chạ Tínhp. hợp hợp lý trong phân bố đất nông nghiệp được đánh giá trên cơ sở tính hiệu quả, tính công bằng và mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả cho thấy: Về hiệu quả, tuy có quy mô đất đai nhỏ, nhưng hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình nông dân của Bắc Giang, theo các chỉ tiêu đo lường phổ biến, trước hết là giá trị thu được bình quân hộ nông dân và trên một đơn vị diện tích cao hơn mặt bằng chung của cả nước và của vùng. Hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng xét trên bình diện chung, ít nhất là trong mối tương quan với các tỉnh có điều kiện sản xuất tương tự của vùng, thì so sánh nói trên cho thấy, quy mô nhỏ và manh mún đất đai chưa phải là một hạn chế rõ ràng đối với cải thiện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình. Như vậy, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả kinh tế và quy mô sử dụng đất ở cấp độ hộ gia đình trong tỉnh. Trái ngược với các suy đoán phổ biến về những bất lợi, những rào cản của quy mô nhỏ đối với cải thiện hiệu quả kinh tế, các hộ gia đình có quy mô đất đai nhỏ thuộc mẫu điều tra đang đạt hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, tập trung đất nông nghiệp là yếu tố làm tăng hiệu quả https://eng.vn/

149 kinh tế sử dụng đất. Cây ăn quả là một thế mảnh của tỉnh Bắc Giang các hộ trồng cây ăn quả có hiệu quả gấp hơn 2 lần cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Về công bằng, công bằng trong phân bố dưới các góc độ có sự khác nhau. Trên các góc độ cá biệt giữa các vùng, giữa các hộ và giữa các thế hệ trong hộ có sự bất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Ngược lại, xét trên phương diện tổng thể, thủ tục pháp lý và thu nhập thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang có sự công hơn. Tùy vào quy mô diện tích đất các vùng mà sự công bằng có sự thay đổi. Quy mô diện tích nhỏ đảm bảo công bằng hơn so với quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn. Khi tiến hành đo lường công bằng các nhà hoạch định cần xem xét, đo lường trên các khía cạnh: (1) Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2) Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3) Công bằng về cơ hội cho những người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Trong đó, công bằng về kết quả phân bố đất đai được phân chia đồng đều và phương thức phân bố là đất nông nghiệp cần được sử dụng bởi người cần đất. Về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả, mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là khác phụ thuộc vào các góc nhìn Xét trên góc độ vùng, công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hay không tùy vào loại hình đất trồng, nhưng xét trên góc độ quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn. 2) Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đất hiện trạng phân bố đất nông nghiệp nói trên gồm: Chính sách, thể chế; Kinh tế, kỹ thuật; Tâm lý, xã hội. Trong đó, chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách phát khu đô thị và khu công nghiệp trong công nghiệp hóa, đô thị hóa trong nhóm yếu tố chính sách, thể chế và nhóm tâm lý, xã hội là rào cản tích tụ, tập trung dẫn tới quy mô manh mún đất nông nghiệp. Ngược lại, các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp (chính sách chuyển đổi ngành nông nghiệp), chính sách liên kết, hợp tác nông nghiệp trong nhóm chính sách, thể chế và nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuât bao gồm: sự phát triển của thị trường đất đai, gắn với kinh tế/phi kinh tế theo quy mô trong nông nghiệp; Thị trường nông sản; Gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. https://eng.vn/

150 3) Kết quả phân tích cho thấy có thể dự báo về bức tranh phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình sẽ tiếp tục là phân bố đồng đều với quy mô sản xuất nhỏ, coi trọng mục tiêu công bằng, kể cả khi có sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp, xu hướng này không nằm ngoài xu thế chung của các nước châu Á. Các giải pháp thúc đẩy phân bố hợp lý, đảm bảo phân bố đất nông nghiệp công bằng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng: Thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp; Lựa chọn, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phủ hợp; Liên kết, hợp tác phát triển hàng hóa lớn; khuyến khích tích, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng. 5.2. KHUYẾN NGHỊ Tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua việc thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất thông qua ủy thác ngân hàng. Tăng cường hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Đồng thời, thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân và nhà khoa học trong ứng dụng công nghệ sản xuất. Cần có chính sách hỗ trợ liên kết, hợp tác sản xuất tạo môi trường thuận lợi cho sự đa dạng hóa các hình thức liên kết hướng tới việc hưởng lợi trực tiếp, công bằng cho nông dân và đơn vị trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp. Tăng cường khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai một số vùng đảm bảo công bằng giúp đất nông nghiệp được sử dụng bởi những người cần đất. https://eng.vn/

151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Quang Hà & Mai Lan Phương (2018). Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 21. 78- 81. 2. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Quang Hà & Mai Lan Phương (2018). Phân bố đất nông nghiệp một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm đối với Viêt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. 11 (486): 11-2018, 52- 60.

3. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Quang Hà & Mai Lan Phương (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp cận đất nông nghiệp hộ gia đình tại Việt Nam Tạp chí Công thương. 11. 128 132. 4. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Quang Hà & Mai Lan Phương (2019). Nghiên cứu hiện trạng phân bố đất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Thương mại. 132. 51 60. 5. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Quang Hà & Mai Lan Phương (2019). Mối quan hệ giữa manh mún đất nông nghiệp và hiệu quả sản xuất trồng trọt của các hộ nông dân tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 9. 764 770. https://eng.vn/

2. Bảo Phương (2019). 260 chủ vựa Trung Quốc tranh mua, vải thiều Bắc Giang giá cao kỷ lục. Vietnamnet. Truy cập từ vietnamnet.vn/vn/kinh doanh/thi truong/260 thuong nhan trung quoc tranh mua vai thieu bac giang gia cao ky luc 540688.html. ngày 07/08/2019.

9. Hoàng Thị Thu Huyền (2016). Tích tụ ruộng đất ở vùng Tây Nam Bộ. Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Finn Tarp (2017). Tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu và thay đổi ở nông thôn Việt Nam. Viện Nghiên cứu thế giới về Kinh tế Phát triển. Trường Đại học Liên hợp quốc (UNUWIDER).

152 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. An Nhiên (2019). Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Cổng thông tin điện tử Bắc Giang. Truy cập từ https://snv.bacgiang.gov.vn. ngày 24/07/2019.

3. Cục Thống kê Bắc Giang (2016). Niên giám thống kê Bắc Giang. Bắc Giang

11. Lê Sỹ Hải (2017). Vai trò và ý nghĩa sử dụng đất đai và khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai. Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam. Truy cập từ https://voer.edu.vn/m/vai tro va y nghia cua su dung dat dai va khai niem quy hoach su dung dat dai/57f22a1b ngày 07/06/2017

10. Kim Hiếu (2019). Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tạo động lục cho dân tự thoát nghèo. Truy cập từ http://baobacgiang.com.vn/bg/xa hoi/319865/chuong trinh mtqg giam ngheo ben vung tao dong luc cho nguoi dan tu thoat ngheo.html ngày 18/09/2019

12. Lê Xuân Cử (2015). Một số chính sách của Trung Quốc đối với nông dân và tham chiếu kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Cộng sản. Truy cập từ https://eng.vn/

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đặng Hiếu (2016). Thúc đẩy liên kết, xây dựng cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập từ dangcongsan.vn/kinh te/thuc day lien ket xay dung canh dong lon o dong bang song cuu long 417866.html. ngày 11/10/2019. 6. Đỗ Minh (2018). Tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Truy cập từ http://www.hanoimoi.com.vn/tin tuc/Kinh te/914859/tich tu ruong dat de san xuat lon ngày 11/10/2019. 7. Đỗ Phương Anh (2018). Chất lượng và thương hiệu quyết định nông sản Việt vươn ra thế giới. Truy cập từ https://bnews.vn/chat luong va thuong hieu quyet dinh nong san viet vuon ra the gioi/90721.html. ngày 07/08/2019.

13. Marsh S. P. (2007). Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ôx trây lia. 14. Mai Hằng (2019). Quy mô sử dụng đất nông nghiệp mỗi hộ nhỏ hơn 0,5ha. Hội nông dân Việt Nam. Truy cập từ http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/68/88791/quy mo su dung dat nong nghiep moi ho nho hon 05 ha ngày 16/12/2019.

153 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The

gioi van de su kien/2015/36104/Mot so chinh sach cua Trung Quoc doi voi nong dan va.aspx ngày 17/06/2017.

15. Ngân hàng Thế giới (2011). Đánh giá đô thị hóa Việt Nam. NXB Ngân hàng thế giới. 16. Ngân hàng Thế giới (2016a). Báo cáo phát triển Việt Nam Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào. NXB Hồng Đức. 17. Ngân hàng Thế giới (2016b). Báo cáo đánh giá quốc gia Việt Nam năm 2016: Tiếp bước thành công nhóm ưu tiên tăng trưởng toàn diện và bền vững. Hà Nội. 18. Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thị Thu Hồng (2017). Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Tạp chí Cộng sản. 896. Tr 42 46. 19. Nguyễn Đình Bồng (2013). Chính sách tích tụ ruộng đất nhìn từ thực tiễn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Cộng sản 847. Tr. 54 58 20. Nguyễn Hồng Thư (2013). Phát triển Nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản Kinh nghiệm cho Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Truy cập từ http://iasvn.org/tin tuc/Phat trien Nong nghiep, nong thon cua Nhat Ban kinh nghiem cho Viet Nam 2392.html ngày 17/06/2017 21. Nguyễn Hữu Tuấn (2019). Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Truy cập từ https://tuyensinh.vnua.edu.vn/vai tro nganh nong nghiep/ ngày 18/07/2019 22. Nguyễn Quang Hà (2009). Phân tích hiệu quả sản xuất bằng phương pháp đường giới hạn ngẫu nhiên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.11.7 12. 23. Nguyễn Quang Hà (2017). Tích tụ đất đai trong nông nghiệp Việt Nam: Hiện trạng và xu thế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 02: 3 11. 24. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2019). Thúc đẩy chuyển dịch đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Tạp chí Tài chính. (717) tr 38 40 25. Nguyễn Tấn Phát (2006). Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. 01.(332). Tr 42 57. 26. Nguyễn Xuân Định (2017). Hàn Quốc và những chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Truy cập từ https://eng.vn/

31. Phương Đông (2017). Tích tụ đất đai trong nông nghiệp: Kinh nghiệm từ xứ sở hoa anh đào Truy cập từ http://danviet.vn/nha nong/tich tu dat dai trong nong nghiep kinh nghiem tu xu so hoa anh dao 765577.html. ngày 17/06/2017.

29. Phạm Quang Hưng (2013). Các quy luật của thị trường. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER). 30. Phạm Văn Linh (2020). Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Truy cập từ https://tcnn.vn/news/detail/48145/Moi quan he giua phat trien kinh te voi thuc hien tien bo va cong bang xa hoi o Viet Nam hien nay.html ngày 27/08/2020.

32. Quang Huấn (2018). Lục Ngạn phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang. Truy cập từ https://ttkhuyencong.bacgiang.gov.vn/tiet kiem nang luong/luc ngan phat trien cay qua co gia tri kinh te cao ngày 22/07/2019 33. Quốc hội (1987). Luật đất đai số 3 LCT/HĐNN8 ngày 29 tháng 12 năm 1987. Hà Nội, Việt Nam. 34. Quốc hội (1993). Luật đất đai số 24/1993/QH9 ngày 14 tháng 7 năm 1993. Hà Nội, Việt Nam. 35. Quốc hội (2003). Luật đất đai số 13/2003/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2003. Hà Nội, Việt Nam. 36. Quốc hội (2013). Luật đất đai số 45/2013/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2013. Hà Nội, Việt Nam. 37. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Giang (2014). Báo cáo Đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất nấm tập trung. Bắc Giang.

38. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Giang (2020). Báo cáo đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 2020. Bắc Giang. 39. Tổng cục Thống kê (2012). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. NXB Thống kê, Hà Nội. 40. Tổng cục Thống kê (2016a). Kết quả điều tra mức sống dân cư và Khảo sát quyền số chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 NXB Thống kê, Hà Nội. https://eng.vn/

quoc va nhung chinh sach ve nong nghiep nong dan nong thon ngày 17/04/2017. ngày 17/06/2017.

154 http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/53/51093/han

27. Nguyễn Văn Khánh (2013). Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn. 29(1): 1 16. 28. OECD (2015). Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015. Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực của OECD.

155 41. Tổng cục Thống kê (2016b).Tình hình kinh tế xã hội năm 2016. NXB Thống kê. Hà Nội. 42. Tổng cục Thống kê (2017). Báo cáo tóm tắt tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. NXB Thống kê, Hà Nội. 43. UBND huyện Lục Ngạn (2013). Đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao huyện Lục Ngạn, giai đoạn 2013 2020. Bắc Giang. 44. UBND huyện Lục Ngạn (2018). Diễn đàn khuyến nông: Giải pháp phát triển cây ăn quả có múi theo hướng an toàn, bền vững năm 2018. Bắc Giang. 45. UBND tỉnh Bắc Giang (2015a). Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014. Bắc Giang. 46. UBND tỉnh Bắc Giang (2015b). Tổng quan về Bắc Giang. Bắc Giang, 47. UBND tỉnh Bắc Giang (2016a). Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12 CT/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về việc tiếp tục vận động nông dan thự hiện “dồn điền, đổi thửa”, tổ chức các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp. Bắc Giang.

48. UBND tỉnh Bắc Giang (2016b). Quyết định số 439/QĐ UBND về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bắc Giang.

49. UBND tỉnh Bắc Giang (2016c). Báo cáo số 65/BC UBND về sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 12 CT/Tu của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc tiếp tục vận động nông dân thực hiện “dồn điền, đôit thửa’, tổ chức các mô hình sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Bắc Giang. 50. UBND tỉnh Bắc Giang (2016d). Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 2020. Bắc Giang. 51. UBND tỉnh Bắc Giang (2017). Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bắc Giang. 52. UNPD (2010). Thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập nông thôn tại Vệt Nam: bài học từ kinh nghiệm của khu vực. Hà Nội. 53. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) (2018). Báo cáo các rào cản thể chế ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường đất. Hà Nội. 54. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2017). Các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp. Hà Nội. 55. Vũ Thị Kim Oanh (2014). Phát triển khu công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế & Dự báo. 15 Truy cập từ http://kinhtevadubao.vn/chi https://eng.vn/

56. Vũ Trọng Khải (2008). Tích tụ ruộng đất Trang trại và nông dân. Agroinfo. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập từ http://agro.gov.vn/vn/tID9731_Tich tu ruong dat Trang trai va nong dan.html ngày 17/06/2017.

3. Alain de Janvry (1997). Agricutural and Rural development Policy in Latin American. New directions and new challenges (Fao agricutural policy and economic development series- 2). FAO, Rome.

6. Coelli C. (2005). An introduction to efficiency and productivity analysis (Second edition). New York: Springer Science + Business Media.

156 tiet/91 508 phat trien cac khu cong nghiep viet nam thuc trang va giai phap.html ngày 18/07/2018.

5. Batt G.E and Coelli T.J (1995). A Model for Technical Inefficiency Efect in Stochastic Frontier Production for Panel Data. Empirical Economic. 20, 325 345.

8. Community Service Center (2015). Analysis of Land Use Efficiency in Oregon Cities A Report to the HB 2254 Rules Advisory Committee. Department of Planning, Public Policy and Management. University of Oregon.

11. Deininger K. & Squire L. (1998). New ways of looking at old issues: inequality and growth. Journal of Development Economics. Vol.57 259 287.

57. Xuân Thị Thu Thảo (2015). Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(6): 931 942.

10. Daly H. E. (1992). Allocation, distribution, and scale: towards an economics that is efficient, just, and sustainable, Ecologicd Econorrzics 6 (1992) (185 193). Elsevier Science Publishers B.V. Amsterdam

9. Cooper C. (2007). Data evelopment analysis A comprehension text with models, applications, references and DEA Solver software (second edition). New York: Springer Science + Business Media.

Tiếng Anh: 1. Adams J. S. (1963). Toward an understanding of inequity. Journal of Abnormal Psychology. 67, 422 436. 2. Ajibefun I. A. (2002). Analysis of Policy Issues in Technical Efficiency of Small Scale Farmers Using the Stochastic Frontier Production Function: With Application to Nigerian Farmers. Wageningen, The Netherlands

4. Bardhan P. & Udry C. (1999). Development Microeconomics. Oxford University Press: Oxford.

12. Deirdre Nansen McCloskey (2009). The Institution of Douglass North. Munich Personal RePEc Archive. https://eng.vn/

7. Colin C. & Trivedi P. K. (2005). Microeconometrics Methods and applications. Cambirdge University. UK.

15. Eastwood R., Lipton M. & Newell A. (2006). “Farm size”. Paper prepared for Volume III of the Handbook of Agricultural Economics, University of Sussex.

17. Evaline Chepng’Etich (2013). Anaysis of technical efficiency of smallholder sorghum producers in Machakos and Makindu districts in Kenya. Egerton University. 18. Fan S. (2004). Infrastructure and Pro poor Growth. OECD DACT POVNET Agriculture and Pro Poor Growth, Helsinki Workshop. 19. FAO (2013). Definition of agricutural land. FAO STAT Glossary.

14. Do Quy Toan & Iyer L. (2003). Land Rights and Economic Development: Evidence from Viet Nam, Policy Research Working Paper No. 3120. The World Bank, Washington DC.

157

13. Dietrich V (2002). Land Distribution and International Agricultural pe=pdfhttp://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.603.5507&rep=rep1&tyProductivity.

16. Endriss U. (2006). Efficiency and Fairness in Distributed Resource Allocation. Truy cập từ https://www.math.uni hamburg.de/home/loewe/2006 07 I/Endriss.pdf ngày 07/06/2017.

20. Field A. (2000). Discovering Statistics using SPSS for Windows. London Thousand Oaks New Delhi: Sage publications. 21. Frankema E. (2010). “The colonial roots of land inequality: geography, factor endowments, or institutions?” The Economic History Review, 63 (2): 418 451. 22. Fuglie K., Keith E. & Nicholas R. (2013). Resources, Policies, and Agricultural Productivity in Sub Saharan Africa. USDA ERS Economic Research Report.145. 23. Gordon S. (1980). Welfare Justice and Fredom. Columbia University Press, New York. 24. Hardwick T. (2009). The efficiency of smallholder agriculture in Malawi. AFJARE Vol 3 No 2 September 2009. 25. Harriet M. & Panagiotis K. (2015). Land Distribution and Economic Development: Small Scale Agriculture in Developing Countries Journal of Management Studies Vol 3(5 6):138 153. 26. Hair et al. (2009), Multivariate Data Analysis, Prentical Hall International, Inc. 27. Huaizhou S. (2014). Fairness and Resource Allocation in Device to Device Wireless Regional Area Network. Geboren te Shanxi, China 28. Jayne T. S. (2002). Smallholder Income and Land Distribution in Africa: Implications for Poverty Reduction Strategies.The American Agricultural Economics Association, California, The U.K. https://eng.vn/

37. Masterson T. (2007). Productivity, Technical Efficiency, and Farm Size in Paraguayan Agriculture. The Levy Economics Institute. 38. Mathis K. (2009) (traslated by Deborah Shannon). Eficiency instead of justice? Searching for the philosophical foudations of the economic analysis of law. Springer. 39. Mussa E. C. (2011). Economic efficiency of smallholder major crops production in the central highland of Ethiopia. Egurton University. 40. Nossal K. & Gooday P. (2009). Raising productivity growth in Australian agriculture. [Online], ABARE: Issues and Insights. Available at: . 41. OECD (2007). Definition of agricutural land. The organisation for economic co coperation and developvement. 42. Pingali P & Vo Tong Xuan (1992). Vietnam: Decollectivization and Rice Productivity Growth. , 1992, vol. 40, issue 4, 697 718. 43. Quan N. T. & Koo A. Y. C. (1985) Concentation of land holding. Journal of Development Economics 18 (1985) 101 117. North Holland 44. Quisumbing A. R. (1995). Gender differences in agricultural productivity: A survey of empirical evidence. International Food Policy Research Institute, Washington, U.S.A. https://eng.vn/

29. Jeongbim Im (2013). Farmland Policies of Korea. Food and Fertilizer Technology Center for the Asean and Pacific region. http://ap.fftc.agnet.org/ap_db.php?id=74.

30. Kayla Weaver (2016). Equity theory work attitudess and job motivation confluence. 31. Kelsey T. W. (1986). Efficiency and Equity: Astructural perspective. Department of Agricultural Economics, Michigan State University. 32. Kislev Y. & Willis P. (1982). “Prices, technology, and farm size”, Journal of Political Economy. 90. 578 595. 33. Lamont J. & Favor C. (2017). Distributive justice. Stanford Encyclpedia of Philosophy. Center for the Study of Language and Information (CSLI), Stanford University. The winter 2017 edition. 34. Lerman Z. & Natalya S. (2005). Land Reform and Development of Agricultural Land Markets in Russia. The Hebrew University of Jerusalem. 35. Lorenzo C. (2006). Better land access for the rural poor. Lessons from experience and challenges ahead. IIED, FAO. 36. Lowder S. K., Jakob S & Saumya S (2014). What do we really know about the number and distribution of farms and family farms world wide. ESA working paper. No. 14 12. Rome. FAO.

158

159 45. Ravallion M. & Van de Walle D. (2008). Land in transition. Washington: The World Bank and Palgrave Macmillan. 46. Ravallion M. & van de Walle D. (2003). Land allocation in Vietnam’s agrarian transition. World Bank Policy Research Working Paper 2951. World Bank: Washington, DC. 47. Rodney E. & Pamela K. (2007). A sudy land distribution in Guyana: assessment of existing practices. Guyana. 48. Samuelson P. A. & William D. N. (2010). Economics, 19th ed. The Mc Graw Hill Companies. 49. Semos A. V. (1993). Factors affecting the size of agriculral farms in Greece. Medit No 4/93. 62 64. 50. Shabu T. (2013). Determination of Resource Use Efficiency of Rice Farmers in Kaambe District of Guma Local Government Area of Benue State, Nigeria. World Journal of Agricultural Research. Vol. 1, No. 6, 143 148. 51. Stecher M. D. & Rosse J. G. (2007). Understanding reactions to workpace injustce through process theories of Motivation: A teaching module and simulation.Joural of Management Education. SAGE. Originally published online 9, 777 796 52. Swaibumbowa K. (1996). Farm size and economic efficiency in sugar cane production in Kwazulu natal. University of Natal, Pietermaritzburg. 53. Swinnen J.F.M., Mathijs E. & Buckwell A. (eds.) (1997) Agricultural Privatisation, Land Reform and Farm Restructuring in Central Europe. Aldershot: Ashgate. 54. Tillack P. & Schulze E. (eds.) (2000) Land ownership, land markets and their influence on the efficiency of agricultural production in Central and Eastern Europe. Kiel: Wissenschaftsverlag Vauk. 55. Van Dijk T (2003). Dealing with Central European land fragmentation. Delft: Eburon. 56. Van Dijk T. (2004). Land consolidation as Central Europe’s Panacea reassessed. In: Proceedings of Symposium on Modern Land Consolidation, September 10 11, Volvic (Clermont Ferrand), France. Available from URL: http://www.fig.net/commission7/ france_2004/papers_symp/ts_01_vandijk.pdf, 57. Vollrath D. (2007). Land Distribution and International Agricultural Productivity. American Journal of Agricultural Economics. 89(1), pp. 202 216. 58. Wang Y. P. (1996). The process of commercialisation of urban housing in China. Urban Studies, 33, 971 989. https://eng.vn/

60. Xiuqing Z & Oskam A J. (2005). Efficient and equitable compensation of agricultural land conversion: Theory and an application for China. Wageningen University, China. https://eng.vn/

59. Wineman A. & Liverpool Tasie L.S. (2016). Land Markets and Equity of Land Distribution in Northwestern Tanzania. Agricultural & Applied Economics Association Annual Meeting, Boston, Massachusetts.

160

161 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU 01: BẢNG HỎI ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ngày phỏng vấn: ngày ... tháng ... năm 2018 Người phỏng vấn: Hộ số PHẦN I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ 1. Họ và tên chủ hộ: …………………………………………………… 2. Chủ hộ sinh năm dƣơng lịch nào? (Không xác định năm chuyển sang câu 2.1) 2.1. Hiện nay chủ hộ bao nhiêu tuổi theo dương lịch 3. Giới tính chủ hộ: (Đánh dấu X vào ô thích hợp) 1 Nam 2 Nữ 4. Trình độ văn hóa của chủ hộ: Lớp:................Hệ: (Đánh dấu X vào ô thích hợp) 1 Hệ 10 năm 2 Hệ 12 năm 5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của chủ hộ: (Ghi mã thích hợp vào ô và ghi rõ lĩnh vực chuyên môn, ví dụ: dược, thú y, kế toán....) 1 = Chưa qua đào tạo 2 = Sơ cấp nghề 3 = Trung cấp 4 = Cao đẳng 5 = Đại học 6 = Trên đại học Lĩnh vực: 6. Số năm sinh sống của chủ hộ ở địa phƣơng: năm 7. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của chủ hộ: năm 8. Số nhân khẩu trong hộ: người 9. Số lao động trong hộ: người 9.1. Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp: người 10. Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ trong 12 tháng qua? 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2 Công nghiệp, xây dựng 3 Thương nghiệp, vận tải, dịch vụ khác còn lại 4 Nguồn khác 10.1. Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ từ nông, lâm nghiệp, thủy sản trong 12 tháng qua? 1 Nông nghiệp 2 Lâm nghiệp 3 Thủy sản 10.2. Thu nhập của hộ năm 2018 TT Hoạt động Thu nhập và ƣớc thu nhập năm 2018 (triệu đồng) 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi 3 Nuôi trồng thủy sản 4 Thu khác Lương/ phụ cấp Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệpDịch phụ phi nông nghiệpHuyKhác ện: Xã: …………………………Thôn: Hộ thuộc khu vực: 1 Trung du 2 Miền núi thấp 3 Miền núi có vùng núi cao https://eng.vn/

162 PHẦN II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ

11. Thông tin đất đai của hộ năm 2018 (tính cho 12 tháng năm 2018) 1.1.1. Xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin về các thửa/mảnh đất mà các thành viên hộ ông/bà sử dụng trong năm 2018. (Gồm cả đất đi thuê, mượn, đấu thầu không tính đất cho thuê, cho mượn) Tên thửa đất (Đánh dấuXnếucó) Diên tích thửa đất (Ghi đơn vị tínhví dụm:sào, 2 , thước…) Khoảng cách từ nhà đến thửa ruộng (m) Hộ có thửa đất do: 1 = Thừa kế/được cho; 2 = Mua/ đấu thầu; 3 = Thuê/mượn; 4 = Được giao/được chia; 5 = Khai hoang; 6 = Trao đổi; 7 = Khác (Ghi1mãthíchhợpvào ô) Lần đầu tiên hộ ông/bà sử dụng thửa đất này từ năm(năm)nào? Thời hạn sử dụng thửa đất này (từ lúc nhận) là bao nhiêu năm? (Ghi 0 không thời hạn, nếu không biết, ghikb) Thửa đất sông/bàmà ử dụng có sổ đỏ chưa? ghi:0)khôngghi:1,(Có 1 2 3 4 5 6 7 1. Đất trồng cây hàng năm (lúa, ngô, đậulạc,...) Thửa 1 Thửa 2 Thửa 3 Thửa 4 Thửa 5 Thửa 6 Thửa 7 Thửa 8 Thửa 9 Thửa 10 2. Đất trồng cây lâu năm 2.1. Đất trồng cây công nghiệp (Che, cà, phê,.…) Thửa 1 Thửa 2 Thửa 3 2.2 Đất trồng cây ăn quả (Vải, cam, bưởi,nhãn,na,..) Thửa 1 Thửa 2 Thửa 3 Thửa 4 3. Đất lâm nghiệp Thửa 1 Thửa 2 Thửa 3 4. Đất nuôi trồng thủy sản Thửa 1 Thửa 2 5. Đất nông nghiệp khác (Đất làm muối, đất bỏ hoang, đất chuống trại chăn nuôi,..) Thửa 1 Thửa 2 https://eng.vn/

163

a) Nếu đất đi thuê/mượn thì tổng số tiền ông/bà thanh toán để sử dụng mảnh đất này là bao nhiêu? (Kể cả giá trị, hiện vật, công lao động) ……………… (nghìn đồng) b) Nếu đất giao thì diện tích giao theo định xuất là bao nhiêu?.......................................... c) Nếu không đi thuê/mượn thì lý do nào trong các lý do sau khiến ông bà không thuê/ mượn: 1 Thiếu vốn sản xuất 2 Thiếu lao động 3 Thiếu người cho thuê/mượn 4 Khoảng cách đến nơi thuê/mượn xa 5 Giá thuê đất 6 Thủ tục phức tạp 11.2. Xin ông/ bà cho biết năm 2018 hộ có cho thuê/mượn thửa/ mảnh đất nào không? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) 1 Có 2 Không (Nếu Có tiếp tục câu 11.2, nếu không chuyển sang câu 11.3) * Ông/bà cho biết một số số thông tin về các thửa/mảnh đất mà ông/bà cho thuê/mượn Tên thửa đất (Xứ đồng) Diện tích thửa/mảnh ông/bà cho thuê/ mượn là bao nhiêu?(m2) Ông/bàcho thuê/mượn thửa đất này từ năm nào? Ông/bà cho ai thuê/ mượn thửa đất? 1 = Bố, mẹ; 2 = Anh chị em ruột; 3 = Họ hàng; 4 = Hàng xóm/bạn; 5 = Nhà nước, xã; 6 = Nông/lâm trường quốc doanh/doanh nghiệp nhà nước; 7 = Các tổ chức tư nhân; 8 = Khác. (Ghi 1 mã thích hợp vào ô) Tổng số tiền ông/bà thu được khi cho thuê/mượn thửa đất này là bao nhiêu?(nghìn đồng) Thời hạn cho thuê/ mượn thửa/mảnh đất này là bao (tháng)tháng?nhiêu 1 2 3 4 5 6 11.3. Trong 15 năm (2003 2018), hộ ông/bà có chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất nào không? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) 1 Có 2 Không (Nếu Có tiếp tục câu 11.3, nếu không chuyển sang câu 11.4) Loại đất của thửa đất này trước khi chuyển đổi? 1= Đất chuyên lúa; 2= Đất trồng cây hàng năm; 3= Đất trồng cây lâu năm; 4= Đất lâm nghiệp; 5= Đất NTTS; 6= Đất khác. (Ghi 1 mã thích hợp vào ô) Loại đất của thửa đất này sau khi chuyển đổi? 1= Đất chuyên lúa; 2= Đất trồng cây hàng năm; 3= Đất trồng cây lâu năm; 4= Đất lâm nghiệp; 5= Đất NTTS; 6= Đất khác. (Ghi 1 mã thích hợp vào ô) Năm thực hiệ chuynển đổi đất (năm) Diện tích của thửa đất được chuyển đổi này là bao nhiêu?(m2) Ông/bà đã chi bao nhiêu để chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất này (bao gồm phí sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác)?(nghìn đồng) 1 2 3 4 5 https://eng.vn/

bù như vậy là […]? 1 Cao 2 Thấp 3 Thỏa đáng 4 Hơi thấp 5 Quá thấp 12. Xin ông (bà) cho biết ý kiến đánh giá về một số nhận định sau đây về phân bố đất nông nghiệp tại ..............................................................................................

tố Mức

164 11.4. Trong 15 năm (2003 2018), hộ gia đình ông/bà có bán, hết hạn thầu, bị trưng dụng, để thừa kế/trao quyền sử dụng thửa đất nào không? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) 1 Có 2 Không (Nếu Có tiếp tục câu 11.4, nếu không chuyển sang câu 11.5) Tên thửa đất Hộ ông/bà bán, hết hạn thầu, bị trưng dụng, để thừa kế hoặc trao quyền sử dụng thửa đất này khi nào? (năm) Diện tích của thửa đất này là bao nhiêu? (Đơn vị: sào, thước, m 2) Hộ ông/bà đã nhượng lại thửa đất này như thế nào? 1= Bán; 2= Để thừa kế/ trao quyền sử dụng; 3= Hết hạn thuê đấu thầu; 4= Nhà nước trưng dụng; 6= Khác. (Ghi 1 mã thích hợp vào ô) Hộ ông /bà nhận được bao nhiêu từ thửa đất này? (kể cả tiền mặt, hiện vật, công lao động)? (nghìn đồng) 1 2 3 4 5 * Nếu trưng dụng, tại sao chính quyền địa phương lại trưng dụng đất của hộ ông/bà? 1 Để làm đường/cơ sở hạ tầng 2 Cho khu công nghiệp/Khu Kinh tế 3 Cho khu dân cư 4 Cho quốc phòng /an ninh 5 Cho thủy điện/khai mỏ 6 Hộ tự nguyện trả đất 7 Dồn điền đổi thửa/giao hộ khác 8 Do vi phạm luật đất đai 9 Khác 11.7. Theo ông/bà số tiền đền (ghi rõ: thôn, Y u độ Rất đồýng Đồýng Khôngrõ Không đồng ý Rấ khôngt đồng ý Đánh giá chung Đất nông nghiệp tại địa phương được phân chia công bằng. Đất nông nghiệp tại địa phương đã được sử dụng, khai thác hợp lý Ông/bà hài lòng đối với chính sách/phân bố đất đai hiên tại (không cần điều chỉnh, phân bố lại đất nông nghiệp) 1 Công bằng trong trao đổi đất đai Các giao dịch đất nông nghiệp (giao đất, mua bán, đấu thầu, chuyển nhượng…) được thực hiện công khai, minh bạch Các bên tham gia trong giao dịch đất nông nghiệp tại đại phương được bình đẳng như nhau? Các bên tham gia giao dịch tuân thủ đúng luật pháp, quy định Các thông tin về đất nông nghiệp giao dịch được cung cấp đầy đủ cho các bên https://eng.vn/

xã)

ế

165 Yếu tố Mức độ Rất đồýng Đồýng Khôngrõ Không đồng ý Rấ khôngt đồng ý 2 Bình đẳng cơ hội tham gia Không tồn tại lợi thế hay ưu tiên đặc biệt nào cho một/một số nhóm nào đó trong giao dịch, cho thuê đất nông nghiệp tại địa phương Những người có nhu cầu và khả năng đầu tư nông nghiệp đều có thể mua, thuê thêm đất nông nghiệp để sản xuất tại địa phương một cách thuận lợi. Không có các cản trở đối với ai đó muốn tham gia các giao dịch đất nông nghiệp như thuê mua, đấu thầu 3 Tính xứng đáng Phần lớn đất nông nghiệp của các hộ gia đình được hình thành từ mua bán, thuê, đấu thầu Các hộ gia đình có đất đều đầu tư thâm canh trên đất nông nghiệp được giao Các hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn có thu nhập cao hơn từ nông nghiệp 4 Tính cấp thiết Các hộ cần đất để sinh sống bằng nghề nông đều được giao đất sản xuất Các hộ có đất nông nghiệp đều tận dụng đất để sản xuất nông nghiệp Ít có hiện tượng đầu cơ đất nông nghiệp Phần lớn nông dân đều có đất sản xuất 5 Tính đồng đều, ngang bằng Diện tích đất bình quân hộ là tương đương nhau Diện tích đất bình quân khẩu của các hộ là tương đương nhau Diện tích đất bình quân 1 lao động nông nghiệp của các hộ là tương đương nhau Không có sự chênh lệch lớn về đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình có điều kiện sản xuất nông nghiệp (lao động, vốn) giống nhau PHẦN III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA HỘ 13. Tình hình sản xuất Xin ông/bà vui lòng cho biết thông tin về thu nhập, chí phí những sản phẩm trong năm 2018 (tính cho 12 tháng năm 2018) 13.1. Trồng trọt a. Thu nhập từ trồng trọt Hộ [ông/bà] đã thu hoạch cây trồng nào trong năm 2108? (Đánh dấu X nếu có) Diện tích gieo trồng […] trong năm 2018 là bao nhiêu? Hộ [ông/bà] đã thu hoạch được bao nhiêu […] trong năm 2018 (tính cả những sản phẩm tự tiêu dùng cho hộ)? Trị giá sản phẩm đã thu hoạch được trong năm 2018 (tính cả những sản phẩm tự tiêu dùng cho hộ)? (nghìn đồng) Lúa Cây hàng năm Cây lâu năm + Cây công nghiệp + Cây ăn quả Cây lâm nghiệp https://eng.vn/

166 * Thu từ cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp qua các năm (tính từ năm cho thu hoạch) Hộ ông/ bà thu qua các năm các loại [….] trị giá bao nhiêu? (nghìn đồng) Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây lâm nghiệp b. Chi phí trồng trọt: Hộ ông/bà đã chi những khoản nào dưới đây cho những sản phẩm đã thu hoạch năm 2018 Hộ[ông/bà]đãchinhữngkhoảnnàosauđây? (ĐánhdấuXnếucó) Hộông/bàđãchibaonhiêuchocácloạicâysauđây (Nếukhông ghisố0,nếukhông nhớ từngchi tiếtghi kb) Cây lúa(nghìn đồng) Câyhàngnăm(nghìnđồ ng) Câycôngnghiệplâunăm (nghìnđồng) Câyănquả (nghìnđồng) Câylâmnghiệp (nghìnđồng) Tổng số Hạt giống Cây giống Phân hóa học (đạm, lân, kali, NPK, ...) Phân hữu cơ +Phân hữu cơ (mua ngoài) Thuốc trừ sâu - Thuốc diệt cỏ Dụng cụ nhỏ (liềm, hái, cuốc…) Năng lượng, nhiên liệu (điện, dầu,..) Thuê đất Thuế sử dụng đất -Thuê tàisản,máy móct.bị,phương tiện vàcác c.ông việcbằngmáy,thuêvậnchuyển - Thuê súc vật cày kéo Công lao động + Công lao động thuê ngoài Thủy nông nội đồng Trả lãi tiền vay cho sản xuất trồng trọt - Các khoản chi phí khác (lệ phí,...) https://eng.vn/

167 * Chi phí đối với cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp qua các năm (tính từ năm đầu tư) Hộ ông/ bà thu qua các năm các loại [….] trị giá bao nhiêu? (nghìn đồng) Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Năm... Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây lâm nghiệp 13.2. Chăn nuôi a. Thu chăn nuôi Hộ[ông/bà]đãthuhoạchnhữngsảnphẩmnào sauđây? (ĐánhdấuXnếucó) Hộ[ông/bà]đãthuhoạchđượcbaonhiêu[…]trongnăm2018 (tính cả những sản phẩm tự tiêu dùng cho hộ)? Trịgiásảnphẩmđãthuhoạchđượctrong năm 2018 (tính cả những sản phẩm tự tiêu dùng cho hộ)? (nghìnđồng) - Gia súc lớn (trâu, bò,..) ngựa,..) Kg - Giống gia súc lơn Kg - Gia súc nhỏ (lợn, dê,…) Kg Giống gia súc Kg - Gia cầm (gà, vịt,…. Kg Giống gia cầm Kg Gia súc khác Kg - Gia cầm khác Kg - Trứng gia cầm Quả - Sữa tươi Lít - Mật ong (nuôi) Kg Sản phẩm chăn nuôi khác Kg b. Chi phí chăn nuôi: Xin [ông/bà] vui lòng cho biết về chi phí chăn nuôi cho những sản phẩm đã thu hoạch trong năm 2018 https://eng.vn/

168 Hộ[ông/bà]đãchinhữngkhoảnnàosauđây?(ĐánhdấuXnếucó) Hộông/bàđãchibaonhiêuchocáccácsảnphẩmsauđây (Nếukhôngghisố0,nếukhôngnhớtừngchitiếtghikb) Gia súc lớn (nghìnđồng) Gia súc nhỏ (nghìnđồng) Giasúckhác( nghìnđồng) Giacầm (nghìnđồng) Ong (nghìnđồng) Sảnph(nghìnẩmchănnuôikhácđồ ng) Tổng số - Giống gia súc, gia cầm Thức ăn Thuốc phòng chữa bệnh Năng lượng, nhiên liệu - Nước Dụng cụ nhỏ Thuê đất Thuế sử dụng đất - Công lao động + Công lao động thuê ngoài Trả lãi tiền vay Thuê tài sản, máy móc, phương tiện, … - Thuế kinh doanh (nghìn đồng)- Chi phí khác (lệ phí, bưu điện,...) 13.3. Thủy sản a. Thu thủy sản Hộ[ông/bà]đãthuhoạchnhữngsảnphẩmnàosauđây năm2018? (ĐánhdấuXnếucó) Hộ[ông/bà]đãthuhoạchđượcbaonhiêu[…]trongnăm (tính cả những sản phẩm tự tiêu dùng cho hộ)? Trịgiásảnphẩmđãthuhoạchđượctrongnăm2018(tính cả những sản phẩm tự tiêu dùng cho hộ)?(nghìn đồng) Cá Kg Tôm Kg Cá giống Kg Tôm giống Kg Thuỷ sản khác (ghi rõ…………) Kg https://eng.vn/

169 b. Chi phí thủy sản Bây giờ xin [ông/bà] vui lòng cho biết về chi phí thủy sản cho những sản phẩm đã thu hoạch trong năm 2018 Hộ[ông/bà]đãchinhữngkhoảnnàosauđây? (ĐánhdấuXnếucó) Hộông/bàđãchibaonhiêuchocáccácsảnphẩmsauđây (Nếukhôngghisố0,nếukhôngnhớtừngchitiếtghikb) Cá (nghìnđồng) Tôm (nghìnđồng) Thủysảnkhác (nghìnđồng) Tổ sng ố Giống thủy sản Thức ăn - Thuốc phòng chữa bệnh Năng lượng, nhiên liệu Dụng cụ nhỏ Thuê đất Thuế sử dụng đất Công lao động + Công lao động thuê ngoài Trả lãi tiền vay Thuê tài sản, máy móc, phương tiện, thuê vận chuyển Thuế kinh doanh (nghìn đồng)Chi phí khác (lệ phí, bưu điện,...) 14. Trong 5 năm trở lại đây (2014- 2018), hộ đã có ngƣời tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trong sản xuất nào chƣa? 1 Có 2 Không Nếu Có, thì: Được tập huấn bao nhiêu lần?............. Do ai/đơn vị nào tổ chức? ………………………………………………………………… 15. Xin ông/bà cho biết trong 5 năm gần đây (2014 2018) hộ tiến hành sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nào? (1) Mở rộng quy mô sản xuất Lý do:. (2). Thu hẹp quy mô sản xuất Lý do:......................................………...………….. (3). Giữ nguyên quy mô sản xuất Lý do:. 16. Ông (bà) đã ứng dựng tiến bộ khoa học nào sau đây trong sản xuất? (1). Giống mới (2). Dùng các thiết bị khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Nhà lưới, tưới nhỏ giọt,…) (3). Kỹ thuật canh tác mới thay cho kỹ thuật truyền thống (Tỉa cành,..) (4). Khác (ghi cụ thể………………………………………………………….) 17. Ông (bà) đã sử dụng máy móc nào trong quá trình sản xuất? ….……………………………………………………………………………………………. https://eng.vn/

170 18. Ông (bà) có ý định gì về quy mô đất nông nghiệp phục vụ sản xuất? (1). Mở rộng quy mô sản xuất Lý do:. (2). Thu hẹp quy mô sản xuất Lý do:......................................………...………… (3). Giữ nguyên quy mô sản xuất Lý do:. * Nếu mở rộng thì mở rộng bao nhiêu?..................................…………........................... Cách thức mở rộng quy mô đất đai là gì?...................…...……..................................… *Nếu thu hẹp thì thu hẹp bao nhiêu?...............................………….................................. Cánh thức thu hẹp quy mô đất đai là gì?..................................................................….... 19. Xin ông/bà đƣa ra đánh giá của mình về hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ ông/bà so với các hộ khác trong địa phƣơng Chuyên trồng trọt: 1 Tốt hơn 2 Tương đương 3 Không bằng Chuyên gia cầm: 1 Tốt hơn 2 Tương đương 3 Không bằng Chuyên thủy sản: 1 Tốt hơn 2 Tương đương 3 Không bằng Trồng trọt + chăn nuôi: 1 Tốt hơn 2 Tương đương 3 Không bằng Tổng hợp (VAC): 1 Tốt hơn 2 Tương đương 3 Không bằng 20. Nguyện vọng của ông (bà) về các chính sách của nhà nƣớc: 1 Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 2 Được hỗ trợ, đào tạo kiến thức quản lý, KHKT 1 Được hỗ trợ dịch vụ 2 Được vay vốn ngân hàng 3 Khác (ghi cụ thể…….) Xin chân thành cảm ơn ông/bà! NGƢỜI PHỎNG VẤN NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) https://eng.vn/

171 MẪU 02: BẢNG HỎI ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ Ngày phỏng vấn: ngày ... tháng ... năm 2018 Người phỏng vấn: ………………………….. Phiếu số XIN ÔNG/BÀ VUI LÒNG CUNG CẤP CHO CHÚNG TÔI MỘT SỐ THÔNG TIN SAU: Phần I. Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp ở địa phƣơng 1. Ông/Bà đánh giá nhƣ thế nào về tình hình phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở địa phƣơng hiện nay? (1) Manh mún (2) Tập trung (3) Cả manh mún và tập trung 2. Theo ông/ bà nguyên nhân tình hình phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình của địa phƣơng nhƣ hiện nay là do? (1). Điều kiện tự nhiên của vùng Cụ thể:.................................................……….... (2). Chính sách đất đai của Chính phủ Cụ thể:.......................................… (3). Phong tục tập quán của địa phương Cụ thể:.................................….......... (4). Trình độ của chủ hộ và đặc điểm của hộ Cụ thể:................................… (5). Ứng dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp Cụ thể:.................................. (6). Ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất Cụ thể :....................… (7). Lợi thế của sử dụng lao động gia đình Cụ thể:......................……………..….. (8). Sản xuất nông sản thực phẩm ở quy mô nhỏ, tự tiêu thụ Cụ thể:..........… (9). Giữ quyền sở hữu đất nông nghiệp Cụ thể:.......................................….....….. Thông tin về ngƣời trả lời 1. Họ và tên: ………………………………..……………………………………………… 2. Giới tính (1) Nam (2) Nữ 3. Tuổi: ……………………………………………………………………………………… 4. Dân tộc: …………………………………………………………………………………….. 5. Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………… 6. Thôn: ...............................Xã:........................................Huyện:............................................. 7. Chức vụ công tác hiện tại .................................................. 8. Số năm ở chức vụ công tác này năm 9. Số năm tham gia công tác ở địa phương: năm https://eng.vn/

172 (10). Nhu cầu nông sản của người tiêu dùng Cụ thể: (11). Giá cả nông sản Cụ thể: .............................................…………………….... (12). Đầu cơ đất Cụ thể:......................................................................................... (13). Chia nhỏ đất để thừa kế cho đời sau Cụ thể:.....………........................ (14). Nguồn thu nhập từ nông nghiệp Cụ thể: (15). Các nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp Cụ ...................................................(16). Hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cụ thể:…………………... (17). Khác Cụ thể:..............................................................................………........ - Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chính là: 3. Đất nông nghiệp địa phƣơng do các hộ gia đình hiện nay xuất hiện các hiện tƣợng nào? (1) Thiếu đất (2) Bỏ ruộng (3) Giao đất (4) Mua bán (5) Chuyển nhượng (6) Đấu thầu Trong đó, phổ biến nhất ..................…......................... ..................…......................... - Nguyên nhân..................................................................................…......................... 4. Theo Ông/Bà, với đặc thù riêng của địa phƣơng, việc phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình nhƣ trên có những thuận lợi gì? .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Sử dụng đất nông nghiệp địa phƣơng nhƣ hiện nay đang dần tạo ra sự phân hóa giàu - nghèo ở nông thôn. (1) Đồng ý (2) Không đồng ý Minh chứng cụ thể (bằng con số hoặc trường hợp điển hình): ….……. ................................................................................................................................................................................................................................................................. ….……. ................................................................................................................................................................................................................................................................. ….……. ................................................................................................................................................................................................................................................................. .……............................................................................................................................... https://eng.vn/

173 6. Xin ông (bà) cho một số ý kiến đánh giá về một số nhận định sau đây về phân bố đất nông nghiệp tại…….…......................................… (ghi rõ: thôn, xã) Yếu tố Mức độ Rất đồýng Đồng ý Không rõ Không đồng ý Rấ khôngt đồng ý Đánh giá chung Đất nông nghiệp tại địa phương được phân chia công bằng Đất nông nghiệp tại địa phương đã được sử dụng, khai thác hợp Slýự hài lòng của ông/bà đối với chính sách/ phân bố đất đai hiên tại ( khôngcần điềuchỉnh,khôngphânbố lại đấtnôngnghiệp) 1 Công bằng trong trao đổi đất đai Các giao dịch đất nông nghiệp (giao đất, mua bán, đấu thầu, chuyển nhượng…) được thực hiện công khai, minh bạch Các bên tham gia trong giao dịch đất nông nghiệp tại đại phương được bình đẳng như nhau Các bên tham gia giao dịch tuân thủ đúng luật pháp, quy định Tại địa phương, các thông tin về đất nông nghiệp giao dịch được cung cấp đầy đủ cho các bên 2 Bình đẳng cơ hội tham gia Không tồn tại lợi thế hay ưu tiên đặc biệt nào cho một/một số nhóm nào đó trong giao dịch, cho thuê đất nông nghiệp tại địa phương Những người có nhu cầu và khả năng đầu tư nông nghiệp đều có thể mua, thuê thêm đất nông nghiệp để sản xuất tại địa phương một cách thuận lợi. Không có các cản trở đối với ai đó muốn tham gia các giao dịch đất nông nghiệp như thuê mua, đấu thầu 3 Tính xứng đáng Phần lớn đất nông nghiệp của các hộ gia đình được hình thành từ mua bán, thuê, đấu thầu Các hộ gia đình có đất đều đầu tư thâm canh trên đất nông nghiệp được giao Các hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn có thu nhập cao hơn từ nông nghiệp 4 Tính cấp thiết Các hộ cần đất để sinh sống bằng nghề nông đều được giao đất sản xuất Các hộ có đất nông nghiệp đều tận dụng đất để sản xuất nông nghiệp Ít có hiện tượng đầu cơ đất nông nghiệp Phần lớn nông dân đều có đất sản xuất 5 Tính đồng đều, ngang bằng Diện tích đất bình quân hộ là tương đương nhau Diện tích đất bình quân khẩu của các hộ là tương đương nhau Diện tích đất bình quân 1 lao động nông nghiệp của các hộ là tương đương nhau Không có sự chênh lệch lớn về đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình có điều kiện sản xuất nông nghiệp (lao động, vốn) giống nhau https://eng.vn/

174 7. Xin ông/bà cho biết trong năm 2018, tại địa phƣơng có xảy ra các vụ tranh chấp đất nông nghiệp hay không? (1) Có (2) Không * Nếu có thì diện tích tranh chấp là bao nhiêu? ……………..…………..… m2 * Cách xử lý các vụ tranh chấp ra sao? …………………………………………. 8. Ông/Bà đánh giá nhƣ thế nào về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phƣơng hiện nay? (1). Hiệu quả rất cao Lý do:….…………....................……………. (2). Hiệu quả cao Lý do:….…………....................……… (3). Hiệu quả trung bình Lý do:……………....………..............……………. (4). Hiệu quả thấp Lý do:.. (5). Không hiệu quả Lý do:….…………....................…………………. * Nguyên nhân hiệu quả sử dụng đất nói trên là do: .……………………………………………………………………………………… 9. Những vấn đề bất cập/không hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp ở địa phƣơng hiện nay là gì? ……………………………………………………………………………………… 10. Theo ông/bà chính phủ nên làm gì để nâng cao hiêu quả sử dụng đất, khiến ngƣời dân yên tâm sản xuất? .............................................................................................................................................................................................................................................................................. 11. Ở địa phƣơng ông/bà đã có giải pháp nào nhằm giúp ngƣời dân địa phƣơng sử dụng đất hiệu quả và yên tâm sản xuất? (1) Có (2) Không https://eng.vn/

175 * Xin ông/bà liệt kê các giải pháp ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....………… 12. Việc thực thi các giải pháp nhằm giúp ngƣời dân địa phƣơng sử dụng đất hiệu quả và yên tâm sản xuất có đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt tình của ngƣời dân hay không? (1) Người dân tham gia rất tốt (2) Tốt (3) Trung bình (4) Kém (5) Rất kém 12.1. Nếu tốt hoặc rất tốt, xin hãy minh chứng cụ thể: 12.2. Nếu kém là do đâu? ....................................................................................................................................... 13. Từ khi địa phƣơng tiến hành giải pháp trên, kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào? ❒Rất tốt ❒Tốt ❒Trung bình ❒Kém ❒Rất kém 13.1. Nếu tốt hoặc rất tốt, xin hãy minh chứng cụ thể: ............................................................................................................................................................... 13.2. Nếu kém là do đâu? ....................................................................................... 14. Ông/bà có đề xuất gì nhằm giúp ngƣời dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, yên tâm trong quá trình sản xuất? 14.1 Về nội dung ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 14.2 Về cách thức thực hiện Xin trân trọng cảm ơn! NGƢỜI PHỎNG VẤN NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) https://eng.vn/

II.Vùng miền núi 232.448,08 90,27 248.163,02 90,93 271.475,98 89,77 106,76 109,39 108,07

1. Vùng núi thấp 42.088,43 18,11 43.465,36 17,51 48.088,64 17,71 103,27 110,64 106,89 Huyện Tân Yên 12.982,53 30,85 12.911,47 29,71 16.160,90 33,61 99,45 125,17 111,57 - Huyện Yên Dũng 13.297,57 3159 14.269,05 32,83 13.435,28 27,94 107,31 94,16 100,52 Huyện Lạng Giang 15.808,33 37,56 16.284,84 37,47 18.492,46 38,45 103,01 113,56 108,16

176 PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU Phụ lục 2.1. Diện tích đất nông nghiệp Bắc Giang theo vùng giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tí (ha)ch Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 10/05 15/10 BQ I. Vùng trung du 25.056,49 9,73 24.750,29 9,07 30.928,61 10,23 98,78 124,96 111,10 Thành phố Bắc Giang 1.492,28 5,96 1.421,94 5,75 3.834,33 12,40 95,29 269,65 160,29 Huyện Việt Yên 11.117,18 44,37 10.978,60 44,36 11.990,07 38,77 98,75 109,21 103,85 Huyện Hiệp Hòa 12.447,03 49,68 12.349,75 49,90 15.104,21 48,84 99,22 122,30 110,16

2. Vùng núi có núi cao 190.359,65 81,89 204.697,66 82,49 223.387,34 82,29 107,53 109,13 108,33 Huyện Sơn Động 58.904,62 30,94 66.688,63 32,58 72.445,00 32,43 113,21 108,63 110,90 - Huyện Lục Ngạn 60.871,59 31,98 66.012,32 32,25 71.862,62 32,17 108,45 108,86 108,65 Huyện Lục Nam 46.617,72 24,49 47.463,59 23,19 53.174,80 23,80 101,81 112,03 106,80 Huyện Yên Thế 23.965,72 12,59 24.533,12 11,99 25.904,92 11,60 102,37 105,59 103,97 Tổng diện tích đất nông nghiệp 257.504,57 100,00 272.913,31 100,00 302.404,59 100,00 105,98 110,81 108,37 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang 2005, 2010, 2015 https://eng.vn/

2.

1.

1.

15,46 124,18 41,02 67,22 3. Đất rừng đặc dụng 14.818,24 11,47 13.773,38 9,82 13.187,73 9,03 244,62 92,95 94,34 III. Đất nuôi trồng thủy sản 4.226,58 1,64 5.553,17 2,03 8.201,75 2,71 131,39 147,69 139,30 IV. Đất nông nghiệp khác 140,46 0,05 184,88 0,24 138,98 0,05 131,62 75,17 99,47 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang 2005, 2010, 2015 https://eng.vn/

177 lục 2.2. Diện tích đất nông nghiệp Bắc Giang theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 10/05 15/10 BQ Tổng diện tích đất nông nghiệp 257.504,57 100,00 272.913,31 100,00 302.404,59 100.00 105,98 110,81 108,37 Đất sản xuất nông nghiệp 123.973,00 48,14 126.982,82 46,53 148.037,18 48,95 102,43 116,58 109,28 Đất trồng cây hàng năm 77.984,82 62,90 78.316,92 61,68 85.438,77 57,71 100,43 109,09 104,67 Đất trồng cây lâu năm 45.988,18 37,10 48.665,90 38,32 62.598,41 42,29 105,82 128,63 116,67 II. Đất lâm nghiệp 129.164,53 50,16 140.192,44 51,37 146.026,68 48,29 117,99 108,54 106,33 Đất rừng sản xuất 64.393,08 49,85 105.926,89 75,56 110.269,87 75,51 101,91 164,50 130,86 Đất rừng phòng hộ 49.953,21 38,67 20.492,17 14,62 22.569,08

2.

Phụ

I.

178 Phụ lục 2.3. Diện tích đất nông nghiệp Bắc Giang theo chủ thể quản lý và sử dụng giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2010/2005 2015/2010 BQ Tổng diện tích đất nông nghiệp 257.504,57 100,00 272.913,31 100,00 302.404,59 100,00 105,98 110,81 108,37 I. Hộ gia đình, cá nhân 178.484,00 69,31 199.279,77 73,02 257.275,60 85,08 111,65 129,10 120,06 II. Các tổ chức 79.014,17 44,27 72.319,28 26,50 45.078,70 14,90 91,53 62,33 75,53 1. Các tổ chức kinh tế 39.262,41 49,69 35.066,70 48,49 12.957,80 28,74 89,31 36,95 57,45 2. Các tổ chức khác 39.751,76 50,31 37.252,58 51,51 32.120,90 71,26 93,71 86,22 89,89 III. Đất cộng đồng dân cư sinh sống 6,40 0,00 1.314,26 0,48 50,29 0,02 20.535,31 3,83 280,32 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang 2005, 2010, 2015 https://eng.vn/

179 Phụ lục 2.4. Số hộ nông thôn, HTX, trang trại nông, lâm, thủy sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006- 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2011 Năm 2016 So sánh (%) BQ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2011/2006 2016/2011 Tổng số hộ nông thôn Hộ 349.793 100,00 374.008 100,00 391.087 100.00 106,92 104,57 105,74 Trong đó hộ NLTS Hộ 292.438 83,60 264.954 70,84 229.900 58,79 90,60 86,77 88,67 Hộ Nông nghiệp Hộ 289.734 99,08 261.444 98,68 226.195 98,39 90,24 86,52 88,36 Hộ Lâm nghiệp Hộ 303 0,10 627 0,24 1.278 0,56 206,93 203,83 205,37 Hộ Thủy sản Hộ 2.401 0,82 2.887 1,09 2.427 1,06 120,24 84,07 100,54

Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp 1.112 100,00 1.890 100,00 2.311 100,00 169,96 122,28 144,16 Trong đó doanh nghiệp NLTS Doanh nghiệp 22 1,98 30 1,59 43 1,86 136,36 143,33 139,81 Doanh nghiệp nông nghiệp Doanh nghiệp 13 59,09 14 46,67 16 37,21 107,69 114,29 110,94 Doanh nghiệp lâm nghiệp Doanh nghiệp 9 40,91 14 46,67 25 58,14 155,56 178,57 166,67 Doanh nghiệp thủy sản Doanh nghiệp 0 0,00 2 6,67 2 4,65 100,00Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang 2006, 2011, 2016 https://eng.vn/

Tổng số HTX HTX 495 100,00 256 100,00 289 100,00 51,72 112,89 76,41 Tổng số HTX NLTS HTX 134 27,07 115 44,92 158 54,67 85,82 137,39 108,59 HTX Nông nghiệp HTX 107 79,85 89 9,57 145 91,77 83,18 162,92 116,41 HTX Lâm nghiệp HTX 1 0,75 3 2,61 2 1,27 300,00 66,67 141,42 HTX Thủy sản HTX 26 19,40 23 20,00 11 6,96 88,46 47,83 65,04 Tổng số trang trại Trang trại 1.406 100,00 137 100,00 659 100,00 9,74 481,02 68,46

Tổng số trang trại NLTS Trang trại 1.245 88,55 134 97,81 659 100,00 10,76 491,79 72,75 Trang trại nông nghiệp Trang trại 1.117 89,72 123 91,79 637 96,66 11,01 517,89 75,52 Trang trại lâm nghiệp Trang trại 46 3,69 0 0,00 3 0,46 0,00Trang trại thủy sản Trang trại 82 6,59 11 8,21 19 2,88 13,41 172,73 48,14

180 Phụ lục 2.5. Cơ cấu số hộ nông thôn Bắc Giang giai đoạn 2006- 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2011 Năm 2016 So sánh (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 11/06 16/11 BQ Tổng số hộ nông thôn Hộ 349.793 100,00 374.008 100,00 391.087 100,00 106,92 104,57 105,74 Hộ nông lâm thủy sản Hộ 292.438 83,60 264.954 70,84 229.900 58,78 90,60 86,77 88,67 Hộ Nông nghiệp Hộ 289.734 99,08 261.444 98,67 226.195 98,39 90,24 86,52 88,36 Hộ Lâm nghiệp Hộ 303 0,10 627 0,24 1.278 0,56 206,93 203,83 205,37 Hộ Thủy sản Hộ 2.401 0,82 2.887 1,09 2.427 1,05 120,24 84,07 100,54 Hộ công nghiệp và xây dựng Hộ 17.037 4,87 49.357 13,20 92.672 23,70 289,70 187,76 233,23 Hộ Công nghiệp Hộ 12.134 71,22 31.747 64,32 76.232 82,26 261,64 240,12 250,65 Hộ Xây dựng Hộ 4.903 28,78 17.610 35,68 16.440 17,74 359,17 93,36 183,11 Hộ dịch vụ Hộ 32.210 9,21 49.776 13,31 52.020 13,30 154,54 104,51 127,08 Hộ Thương nghiệp Hộ 15.647 48,58 22.272 44,74 21.733 41,78 142,34 97,58 117,85 Hộ Vận tải Hộ 2.625 8,15 5.578 11,21 7.877 15,14 212,50 141,22 173,23 Hộ Dịch vụ Hộ 13.938 43,27 21.926 44,05 22.410 43,08 157,31 102,21 126,80 Hộ khác Hộ 8.108 2,32 9.917 2,65 16.495 4,22 122,31 166,33 142,63 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, Kết quả tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản tỉnh Bắc Giang 2006, 2011, 2016 https://eng.vn/

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 8.554,18 86,02 8.052,57 86,69 9.368,71 83,25 94,14 116,34 104,65 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 8.335,80 97,45 7.499,42 93,13 8468,48 90,39 89,97 112,92 100,79 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 218,38 2,55 553,15 6,87 900,25 9,61 253,30 162,75 203,04

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 98,62 7,43 88,31 6,88 208,58 5,79 89,55 236,19 145,43

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 11.087,80 96,72 10.872,86 95,36 13.678,15 94,05 98,06 125,80 111,07 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 10.589,47 95,51 10.410,55 95,75 11.444,99 83,67 98,31 109,94 103,96

Diện tích trồng cây lâu năm Ha 498,33 4,49 462,31 4,25 2.233,16 16,33 92,77 483,04 211,69 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 2,82 0,02 2,82 0,02 17,19 0,12 100,00 609,57 246,90 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 373,78 3,26 523,93 4,59 839,83 5,77 140,17 160,29 149,90 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0 0,00 2,72 0,02 8,65 0,06 318,01 Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang 2005-2015 https://eng.vn/

Huyện Việt Yên Ha 9.944,84 43,74 9.289,22 42,27 11.253,36 38,28 93,41 121,14 106,38

Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 256,43 19,32 274,51 21,38 464,36 12,89 107,05 169,16 134,57 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 2,75 0,21 0 0,00 0,63 0,02 0,00

Thành phố Bắc Giang Ha 1.327,56 5,84 1.283,84 5,84 3.601,85 12,25 96,71 280,55 164,72 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 969,76 73,05 921,02 71,74 2.928,29 81,30 94,97 317,94 173,77 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 953,14 98,29 908,26 98,61 2.793,39 95,39 95,29 307,55 171,19 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 16,62 1,71 12,76 1,39 134,90 4,61 76,77 1.057,21 284,90

Vùng trung du Ha 22.737 12,74 21.975 11,03 29.399,03 11,43 96,65 133,78 113,71

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 891,27 8,96 601,70 6,48 676,35 6,01 67,51 112,41 87,11 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 492,13 4,95 609,63 6,56 1.163,92 10,34 123,88 190,92 153.79 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 7,25 0,07 25,32 0,27 44,38 0,39 349,24 175,27 247,41 Huyện Hiệp Hòa Ha 11.464,40 50,42 11.402,33 51,89 14.543,82 49,47 99,46 127,55 112,63

181 Phụ lục 2.6.a. Đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng và theo vùng giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 10/05 15/10 BQ

Vùng miền núi Ha 155.747 87,26 177.304 88,97 227.876,52 88,57 113,84 128,52 120,96

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 10.608,5 92,29 10.568,44 90,43 13.029,63 84,36 99,62 123,29 110,83 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 8.286,40 78,11 8.217,83 77,76 9.227,59 70,82 99,17 112,29 105,53

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 496.24 4,32 472,63 4,04 1.048,45 6,79 95,24 221,83 145,35

182 Phụ lục 2.6.b. Đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng và theo vùng giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 10/05 15/10 BQ

Vùng núi thấp Ha 36.355,76 23,34 38.453,73 21,69 46.090,24 20,23 105,77 119,86 112,59 Huyện Tân Yên Ha 11.495,2 31,62 11.687,04 30,39 15.445,77 33,51 101,67 132,16 115,92

Diện tích trồng cây hàng năm Ha 9.320,69 96,66 9.787,26 97,28 9.387,07 93,11 105,01 95,91 100,36 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 321,78 3,34 273,82 2,72 694,69 6,89 85,10 253,70 146,93 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 2.048,64 16,92 2.009,32 15,84 2.013,01 15,62 98,08 100,18 99,13 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 415,14 3,43 614,42 4,84 775,70 6,02 148,00 126,25 136,69

Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0,01 0,00 2,74 0,02 2,25 0,01 27.400,00 82,12 1.500,00 Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang 2005 2015 https://eng.vn/

Diện tích trồng cây lâu năm Ha 2.322,10 21,89 2.350,81 22,24 3.802,04 29,18 101,24 161,73 127,96

Diện tích đất lâm nghiệp Ha 911,59 7,15 1.492,16 10,60 2.255,80 12,70 163,69 151,18 157,31

Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 371.42 3,23 625,77 5,35 1.354,58 8,77 168,48 216,47 190,97

Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 253,29 1,99 400,62 2,85 748,22 4,21 158,17 186,77 171,87

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 11.589,42 90,87 12.185,73 86,54 14.753,22 83,07 105,15 121,07 112,83 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 8.838,85 76,27 9.323,18 76,51 10.285,45 69,72 105,48 110,32 107,87

Diện tích trồng cây lâu năm Ha 2.750,57 23,73 2.862,55 23,49 4.467,77 30,28 104,07 156,08 127,45

Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 19.04 0,17 20,00 0,17 13,11 0,08 105,04 65,55 82,98

Huyện Yên Dũng Ha 12.106,25 33,30 12.685,44 32,99 12.884,97 27,96 104,78 101,57 103,17 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 9.642,47 79,65 10.061,08 79,31 10.081,76 78,24 104,34 100,21 102,25

Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0 0,00 0,62 0,00 14,50 0,11 - 2338,71Huyện Lạng Giang Ha 12.754,31 35,08 14.081,25 36,62 17.759,50 38,53 110,40 126,12 118,00

183 Phụ lục 2.6.c. Đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng và theo vùng giai đoạn 2005- 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ /(%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 10/05 15/10 BQ Vùng núi có núi cao Ha 119.391,43 76,66 138.850,65 78,31 181.786,28 79,77 116,30 130,92 123,39 Huyện Sơn Động Ha 29.521,98 24,73 39,996.95 28,81 56.700,04 31,19 135,48 141,76 138,59 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 9.810,7 33,23 10.233,44 25,59 12.069,03 21,29 104,31 117,94 110,91 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 3.542,36 36,11 3.761,51 36,76 5.422,32 44,93 106,19 144,15 123,72 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 6.268,35 63,89 6,471.93 63,24 6.646,71 55,07 103,25 102,70 102,97 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 19.698,04 314,25 29.743,02 74,36 44.578,50 78,62 150,99 149,88 150,44 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 13,24 0,07 20,49 0,05 51,43 0,09 154,76 251,01 197,09 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0 0,00 0 0,00 1,08 0,00 Huyện Lục Ngạn Ha 41.512,76 34,77 46.992,48 33,84 61.878,59 34,04 113,20 131,68 122,09 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 26.465,06 63,75 27.339,52 58,18 31.755,00 51,32 103,30 116,15 109,54 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 5,578.34 21,08 5.741,77 21,00 5.089,05 16,03 102,93 88,63 95,51 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 20.886,72 78,92 21.597,75 79,00 26.665,95 83,97 103,40 123,47 112,99 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 15.036,73 36,22 19,638.41 41,79 29.948,30 48,40 130,60 152,50 141,13 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 10,97 0,03 14,55 0,03 174,67 0,28 132,63 1,200,45 399,03 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 0 0,00 0,00 0,00 0,62 0,00 Huyện Lục Nam Ha 34.151,04 28,60 35.689,66 25,70 42.806,81 23,55 10451 119,94 111,96 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 17.813,13 52,16 17.904,93 50,17 25.595,15 59,79 100,52 142,95 119,87 Diện tích trồng cây hàng năm Ha 10.886,98 61,12 10.862,8 60,67 14.745,42 57,61 99,78 135,74 116,38 Diện tích trồng cây lâu năm Ha 6.962,15 39,08 7.042,13 39,33 10.849,73 42,39 101,15 154,07 124,84 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 1.011,64 46,88 17.317,97 48,52 16.607,62 38,80 108,16 95,90 101,84 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 321,47 0,94 460,96 1,29 600,69 1,40 143,39 130,31 136,70 Diện tích đất nông nghiệp khác Ha 4,8 0,01 5,8 0,02 3,36 0,01 120,83 57,93 83,67 Huyện Yên Thế Ha 14.205,65 11,90 16.171,56 11,65 20.400,84 11,22 113,84 126,15 119,84 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 7.967,79 56,09 9.915,01 61,31 11.709,26 57,40 124,44 118,10 121,23 Diện tích trồng cây hàng năm ha 4.665,56 58,56 5.124,93 51,69 5.699,39 48,67 109,85 111,21 110,53 Diện tích trồng cây lâu năm ha 3.302,23 41,44 4.790,08 48,31 6.009,87 51,33 145,06 125,46 134,91 Diện tích đất lâm nghiệp ha 6.004,87 42,27 5.987,09 37,02 8.147,40 39,94 99,70 136,08 116,48 Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 193,82 1,36 267,11 1,65 530,43 2,60 137,81 198,58 165,43 Diện tích đất nông nghiệp khác ha 3,17 0,02 2,35 0,01 13,80 0,07 74,13 587,23 208,65 Tổng diện tích đất nông nghiệp ha 178.484 100,00 199.280 100,00 257.276 100,00 111,65 129,10 120,06 Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang 2005 2015 https://eng.vn/

184 Phụ lục 2.7. Tổng sản phẩm tại Bắc Giang theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015 - 2019 (Theo giá so sánh năm 2010) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 BQ (%) 16/15 17/16 18/17 19/18 Tổng sản phẩm (GRDP) (Tỷ đồng) 41.661,70 46.099,70 52.191,40 60.536,90 70.444,20 110,65 113,21 115,99 116,37 114,03 1. Nông, lâm, thủy sản (Tỷ đồng) 10.332,00 10.541,00 10.380,80 11.031,30 10.558,50 102,02 98,48 106,27 95,71 100,54 2. CN XD (Tỷ đồng) 20.098,10 23.496,40 28.806,30 35.627,10 45.048,90 116,91 122,60 123,68 126,45 122,36 3. TM DV (Tỷ đồng) 11.231,60 12.062,30 13.004,30 13.878,50 14.836,80 107,40 107,81 106,72 106,90 107,21 Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang https://eng.vn/

185 Phụ Lục 2.8. Biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 2006- 2016 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2016 Tăng/ giảm diện tích bình quân/hộ 2016 so với 2006 Tăng/ giảm diện tích bình quân/nhân khẩu 2016 so với 2006 Diện tích bình quân/hộ (m2) Diện tích quân/nhânbìnhkhẩu (m2) Diện tích bình quân/hộ (m2) Diện tích quân/nhânbình khẩu (m2) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) I. Vùng trung du 2.128,44 515,60 2.486,03 630,80 357,59 16,80 115,20 22,34 - Thành phố Bắc Giang 1.181,42 301,87 2.187,43 560,97 1.006,01 85,15 259,11 85,84 Huyện Việt Yên 2.082,12 508,20 2.352,85 645,62 270,73 13,00 137,41 27,04 Huyện Hiệp Hòa 2.343,37 558,97 2.678,30 638,00 334,93 14,29 79,02 14,14 II. Vùng miền núi 3.488,85 859,05 4.442,21 1.233,69 953,36 27,33 374,64 43,61 1. Vùng núi thấp 2.667,75 693,89 3.067,41 869,70 399,66 14,98 175,81 25,34 Huyện Tân Yên 2.879,25 752,99 3.201,00 915,44 321,75 11,17 162,44 21,57 Huyện Yên Dũng 2.543,13 652,27 3.088,59 875,33 545,46 21,45 223,05 34,20 Huyện Lạng Giang 2.595,91 679,80 2.940,12 827,82 344,21 13,26 148,02 21,77 2. Vùng núi có núi cao 4.323,74 1.009,84 5.686,74 1.550,55 1.363,00 31,52 540,71 53,54 Huyện Sơn Động 4.245,24 905,36 7.482,34 1.964,11 3.237,10 76,25 1.058,76 116,94 Huyện Lục Ngạn 5.178,37 1.131,03 6.246,73 1.562,12 1.068,35 20,63 431,09 38,11 Huyện Lục Nam 3.506,61 843,59 5.116,98 1.456,45 1.610,38 45,92 612,86 72,65 Huyện Yên Thế 4.437,95 1.187,77 4.572,54 1.411,90 134,59 3,03 224,13 18,87 Tỉnh Bắc Giang 3.121,92 765,31 3.876,28 1.047,87 754,36 24,16 282,56 36,92 https://eng.vn/

2. Diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân/hộ 120,95 171,90 50,96 42,13

2. Diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân/nhân khẩu 29,65 46,47 16,82 56,73 https://eng.vn/

Diện tích trồng cây hàng năm bình quân/hộ 1949,80 2092,61 142,82 7,32 Diện tích trồng cây lâu nămbình quân/hộ 1051,20 1611,77 560,56 53,33

186 Phụ lục 2.9. Biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 1994- 2018 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 2018 Tăng /giảm năm 2018 so với năm 1994 NgạnLục Việt Yên Lạng Giang NgạnLục Việt Yên Lạng Giang Lục Ngạn Việt Yên Lạng Giang lƣợngSố Tỷ lệ (%) lƣợngSố Tỷ lệ (%) lƣợngSố Tỷ lệ (%) Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ (m2/hộ) 4047,03 2858,56 2176,12 3986,96 2775,57 2359,75 60,07 1,48 82,99 2,90 183,63 8,44 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ mảnh (m2/mảnh) 1212,24 329,77 230,48 1909,25 517,83 249,93 697,01 57,50 188,06 57,03 19,45 8,44 Số mảnh/hộ (mảnh/hộ) 3,34 8,04 9,13 2,09 5,36 9,44 1,25 37,45 2,68 33,33 0,32 3,47 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu (m2/nhân khẩu) 810,63 504,70 504,12 881,19 687,02 550,91 70,56 8,70 182,32 36,12 46,79 9,28 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp (m2/ lao động nông nghiệp) 1048,04 795,41 620,27 1517,43 1476,37 804,46 469,39 44,79 680,96 85,61 184,19 29,70 Phục lục 2.10. Biến động đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2006- 2016 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2016 Tăng/giảm 2016/2006 Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) II. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ (m2) 3121,95 3876,28 754,34 24,16 1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/ hộ 3001,00 3704,38 703,38 23,44

III. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu (m2) 765,31 1047,87 282,55 36,92

1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/ nhân khẩu 735,67 1001,40 265,73 36,12 - Diện tích trồng cây hàng năm bình quân/nhân khẩu 477,97 565,69 87,72 18,35 - Diện tích trồng cây lâu nămbình quân/nhân khẩu 257,69 435,70 178,01 69,08

Diện tích đất nông nghiệp quân/nhânbình khẩu (m2/nhân khẩu) 714,49 343,15 1.482,96 372,80 729,30 537,55 846,47 556,83 14,81 2,07 194,39 56,65 636,48 42,92 184,04 49,37 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp (m2/ lao động nông nghiệp) 961,34 461,71 1.896,47 518,89 1.104,86 803,30 1.305,15 774,34 143,52 14,93 341,59 73,98 591,32 31,18 255,45 49,23 https://eng.vn/

Phục lụ

Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) lƣợngSố Tỷ lệ (%) Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ (m2/hộ) 3.397,98 3.421,85 3.702,94 1.919,90 3.145,67 2.245,87

187 c 2.11. Biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại sử dụng đất giai đoạn 1994- 2018 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 2018 Lƣợng tăng /giảm năm 2018 so với năm 1994 Đấtxuấtsản nghnôngiệp trồngĐất hàngcây năm trồngĐất cây lâu năm Đất nuôi trồngthủysản Đấtxuấtsản nông nghiệp trồngĐất hàngcây năm trồngĐất cây lâu năm Đất nuôi trồngthủysản Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản lƣợngSố Tỷ lệ (%) Số lƣợng 3.824,81 2.252,64 -252,31 -7,43 1175,98 34,37 121,87 3,29 332,74 17,33

Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ (m2/mảnh)mảnh 457,52 249,59 1.987,72 1.828,48 647,64 286,36 1.877,63 2.154,70 190,12 41,55 36,76 14,73 110,09 5,54 326,22 17,84 Số (mảnh/hộ)mảnh/hộ 7,43 8,76 1,86 1,05 4,91 7,84 2,04 1,05 -2,52 33,94 0,92 10,50 0,17 9,35 0,00 -0,43

188 Phụ lục 2.12. Biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề giai đoạn 1994- 2018 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 2018 Lƣợng tăng /giảm năm 2018 so với năm 1994 Hộ nông nghiệp Hộ công nghiệp và xây dựng Hộvụdịch Hộ nguồncóthutừlƣơng Hộ nông nghiệp Hộ công nghiệp và xây dựng Hộvụdịch Hộ nguồncóthutừlƣơng Hộ nông nghiệp Hộ công nghiệp và xây dựng Hộ dịch vụ Hộ có nguồn thu từ lƣơng lƣợngSố Tỷ lệ (%) lƣợngSố Tỷ lệ (%) lƣợngSố Tỷ lệ (%) lƣợngSố Tỷ lệ (%) Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ (m2/hộ) 3.246,40 2.845,07 2.193,72 2.643,70 3.620,87 2.737,75 2.183,33 2.408,65 374,47 11,53 107,32 3,77 10,39 0,47 235,05 8,89 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ (m2/mảnh)mảnh 614,18 355,63 258,47 372,35 893,63 421,61 296,04 401,44 279,45 45,50 65,98 18,55 37,57 14,54 29,09 7,81 Số (mảnh/hộ)mảnh/hộ 5,29 8,00 7,69 7,10 4,05 6,49 7,38 6,00 1,23 23,34 1,51 18,83 0,32 4,13 1,10 15,49 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu (m2/nhân khẩu) 886,01 591,30 486,11 734,36 839,89 618,20 496,21 489,89 46,12 5,21 26,91 4,55 10,10 2,08 244,47 33,29 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp (m2/ lao động nông nghiệp) 1.166,48 831,82 653,09 1.016,81 1.435,59 1.309,36 1.065,04 1.204,33 269,10 23,07 477,54 57,41 411,94 63,08 187,52 18,44 https://eng.vn/

189 Phụ lục 2.13a. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Cách tính Ký hiệu Hàm sản xuất Biến phụ thuộc Thu trồng trọt Tổng thu của HGĐ từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, và thủy sản) năm 2018 (ngàn đồng) Tthu Biến độc lập Đất đai Diện tích đất nông nghiệp của HGĐ sử dụng trong năm (m2) Dat Lao động Chi phí lao động thuê ngoài và ước tính chi phí lao động hộ gia đình cho sản xuất nông nghiệp (ngàn đồng) Ldong Đầu vào chính Chi phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản của HGĐ trong năm (ngàn đồng) Dvaochinh Đầu vào khác Chi công cụ, thuê máy móc và chi khác của HGĐ cho sản xuất nông nghiệp trong năm (ngàn đồng) Dvaokhac Lao động gia đình Số lao động nông nghiệp của hộ (người) Ldgdinh Hàm hiệu quả Tuổi Tuổi của chủ HGĐ Tuoi Diện tích Tổng diện tích đất nông nghiệp của HGĐ (sào) Dtich Số thửa Số

thửa đất nông nghiệp HGĐ sử dụng trong năm Sothua Phụ lục 2.13b. Thống kê mô tả các biến trong mô hình SFA Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Cực tiểu Cực đại Tthu 102.299 114.216 2.030 940.000 Dat 3319 3.130 360 45.000 Ldong 9.590 5.460 1.100 65.000 Dvaochinh 19.957 21.367 720 202.000 Đvaokhac 7.604 9.554 749 76.660 Ldgdinh 2,38 0,96 1 6 Tuoi 52 12 28 86 Dtich 9,22 8,70 1 125 Sothua 4,9 4,0 1 17 https://eng.vn/

190 Phụ lục 2.14. Các biến đo lƣờng (lý thuyết) sử dụng trong EFA Nhân tố, biến đo lƣờng Ký hiệu 1- Công bằng trong trao đổi đất đai 1.1 Các giao dịch đất nông nghiệp (giao đất, mua bán, đấu thầu, chuyển nhượng…) được thực hiện công khai, minh bạch CBTD1 1.2 Các bên tham gia trong giao dịch đất nông nghiệp tại đại phương được bình đẳng như nhau? CBTD2 1.3 Các bên tham gia giao dịch tuân thủ đúng luật pháp, quy định CBTD3 1.4 Các thông tin về đất nông nghiệp giao dịch được cung cấp đầy đủ cho các bên CBTD4 2- Bình đẳng cơ hội tham gia 2.1 Không tồn tại lợi thế hay ưu tiên đặc biệt nào cho một/ một số nhóm nào đó trong giao, cho thuê đất nông nghiệp tại địa phương BDCH1 2.2 Những người có nhu cầu và khả năng đầu tư nông nghiệp đều có thể mua, thuê thêm đất nông nghiệp để sản xuất tại địa phương một cách thuận lợi. BDCH2 2.3 Không có các cản trở đối với ai đó muốn tham gia các giao dịch đất nông nghiệp như thuê mua, đấu thầu BDCH3 3- Tính xứng đáng 3.1 Phần lớn đất nông nghiệp của các hộ gia đình được hình thành từ mua bán, thuê, đấu thầu XD1 3.2 Các hộ gia đình có đất đều đầu tư thâm canh trên đất nông nghiệp được giao XD2 3.3 Các hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn có thu nhập cao hơn từ nông nghiệp XD3 4- Tính cấp thiết 4.1 Các hộ cần đất để sinh sống bằng nghề nông đều được giao đất sản xuất CT1 4.2 Các hộ có đất nông nghiệp đều tận dụng đất để sản xuất nông nghiệp CT2 4.3 Ít có hiện tượng đầu cơ đất nông nghiệp CT3 4.4 Phần lớn nông dân đều có đất sản xuất. CT4 5- Tính đồng đều, ngang bằng 5.1 Diện tích đất bình quân hộ là tương đương nhau DDNB1 5.2 Diện tích đất bình quân khẩu của các hộ là tương đương nhau DDNB2 5.3 Diện tích đất bình quân 1 lao động nông nghiệp của các hộ là tương đương nhau DDNB3 Không có sự chênh lệch lớn về đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình có điều kiện sản xuất nông nghiệp (lao động, vốn) giống nhau DDNB4

5.4

https://eng.vn/

191 Phụ lục 2.15. Tổng phƣơng sai đƣợc giải thích (Total Variance Explained) Yếu tố (Component) Giá trị ban đầu (Initial Eigenvalues) Tổng bình phƣơng tải trích (Extraction Sums of Squared Loadings) Tổng số vòng xoay tải bình phƣơng (Rotation Sums of Squared Loadings) Tổ (Total)ng % giá trị (% Variance)of Tích lũy % (Cumulative %) Tổ (Total)ng % giá trị (% Variance)of Tích lũy % (Cumulative%) Tổ (Total)ng % giá trị (% Variance)of Tích lũy % (Cumulative%) 1 5,112 28,400 28,400 5,112 28,400 28,400 3,109 17,274 17,274 2 2,807 15,596 43,996 2,807 15,596 43,996 3,049 16,942 34,215 3 1,892 10,509 54,505 1,892 10,509 54,505 2,687 14,930 49,145 4 1,236 6,865 61,370 1,236 6,8659 61,370 2,037 11,316 60,461 5 1,014 5,633 67,003 1,014 5,633 67,003 1,178 6,542 67,003 6 0,796 4,422 71,425 7 0,705 3,917 75,342 8 0,633 3,515 78,857 9 0,581 3,227 82,085 10 0,489 2,717 84,801 11 0,453 2,519 87,320 12 0,430 2,391 89,711 13 0,386 2,147 91,858 14 0,350 1,945 93,803 15 0,338 1,876 95,679 16 0,300 1,665 97,343 17 0,261 1,452 98,795 18 0,217 1,205 100,000 Phương pháp trích: Phân tích yếu tố chính (Extraction Method: Principal Component Analysis) https://eng.vn/

192 Bảng 2.16a. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Cách tính Ký hiệu Biến phụ thuộc Xác suất mua, thuê đất Nhận giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình có thuê thêm đất, bằng 0 nếu hộ không thuê thêm đất P(Y=1) Biến độc lập Diện tích đất Diện tích đất nông nghiệp của HGĐ hiện có (sào) Dtich Mức hiệu quả kỹ thuật Mức hiệu quả sản xuất nông nghiệp năm 2018 của hộ theo kết quả ước lượng mô hình Phân tích đường giới hạn sản xuất ngẫu nhiên ( %) Hqua Số lao động gia đình Số lao động hiện có của hộ (người) SoLdong Biến giả địa phương 1: Lục Ngạn Nhận giá trị bằng 1 nếu HGĐ ở huyện Lục Ngạn, bằng 0 nế

u ở địa phương khác Lucngan Biến giả địa phương 2: Lạng Giang Nhận giá trị bằng 1 nếu HGĐ ở huyện Lạng Giang, bằng 0 nếu ở địa phương khác Langgiang Bảng 2.16b. Tóm tắt thống kê về các biến của mô hình TT Biến Sốsátquan GTTB Sai TC GTNN GTLN 1 Y 399 0,286 0,452 0 1 2 Dtich 399 9,22 8,70 1 125 3 Hqua 399 30,84 9,42 10,79 49,11 4 SoLdong 399 2,87 1,14 1 7 5 Lucngan 399 0,51 0,50 0 1 6 Langgiang 399 0,30 0,46 0 1 https://eng.vn/

193 PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ Phụ lục bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Vân Trung tỉnh Bắc Giang https://eng.vn/

194 Phụ lục bản đồ 3.2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Quang Châu tỉnh Bắc Giang https://eng.vn/

195 Phụ lục bản đồ 3.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang https://eng.vn/

196 Phụ lục bản đồ 3.4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 https://eng.vn/

197 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH Phụ lục 4.1. Kết quả chạy mô hình các yếu tố xác định công bằng trong phân bố đất nông nghiệp Factor Analysis KMO and Bartlett's Test Kaiser Meyer Olkin Measure of Sampling Adequacy. .839 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi Square 3177.704 Df 153 Sig. .000 Communalities Initial Extraction CBTD1 1.000 .694 CBTD2 1.000 .733 CBTD3 1.000 .723 CBTD4 1.000 .710 BDCH1 1.000 .744 BDCH2 1.000 .548 BDCH3 1.000 .734 XD1 1.000 .632 XD2 1.000 .661 XD3 1.000 .569 CT1 1.000 .525 CT2 1.000 .556 CT3 1.000 .723 CT4 1.000 .724 DDNB1 1.000 .683 DDNB2 1.000 .744 DDNB3 1.000 .667 DDNB4 1.000 .692 Extraction Method: Principal Component Analysis. https://eng.vn/

198 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % Varianceof Cumulative% Total % Varianceof Cumulative% Total % Varianceof Cumulative%1 5.112 28.400 28.400 5.112 28.400 28.400 3.109 17.274 17.274 2 2.807 15.596 43.996 2.807 15.596 43.996 3.049 16.942 34.215 3 1.892 10.509 54.505 1.892 10.509 54.505 2.687 14.930 49.145 4 1.236 6.865 61.370 1.236 6.865 61.370 2.037 11.316 60.461 5 1.014 5.633 67.003 1.014 5.633 67.003 1.178 6.542 67.003 6 .796 4.422 71.425 7 .705 3.917 75.342 8 .633 3.515 78.857 9 .581 3.227 82.085 10 .489 2.717 84.801 11 .453 2.519 87.320 12 .430 2.391 89.711 13 .386 2.147 91.858 14 .350 1.945 93.803 15 .338 1.876 95.679 16 .300 1.665 97.343 17 .261 1.452 98.795 18 .217 1.205 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. https://eng.vn/

199 Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 CT3 .697 .106 .327 .108 .328 CT4 .692 .344 .140 .323 DDNB1 .687 .191 .396 .132

Extraction

Principal

https://eng.vn/

DDNB4 .652 .176 .368 .316 DDNB2 .646 .274 .388 .317 XD1 .635 .426 .213 BDCH1 .593 .169 .499 .143 .307 DDNB3 .565 .283 .481 .186 CT1 .560 .181 .106 .345 .222 CBTD3 .355 .770 CBTD2 .376 .768 CBTD4 .330 .768 CBTD1 .399 .727 BDCH3 .443 .314 .549 .368 CT2 .421 .148 .278 .519 .103 XD3 .490 .149 .512 .192 BDCH2 .418 .259 .430 .349 XD2 .349 .254 .303 .294 .544 Method: Component Analysis.a a. 5 components extracted.

200 Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 CBTD2 .852 CBTD3 .848 CBTD4 .838 CBTD1 .823 .103 DDNB2 .842 .141 .105 DDNB4 .103 .806 .160 DDNB3 .794 .157 DDNB1 .769 .142 .246 BDCH1 .171 .842 BDCH3 .146 .839 XD1 .170 .145 .735 .204 CT4 .241 .293 .508 .286 .489 CT3 .176 .313 .506 .326 .481 CT2 .243 .685 .159 BDCH2 .129 .218 .638 .266 CT1 .311 .128 .637 XD3 .174 .238 .606 .340 XD2 .325 .188 .101 .211 .682 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a a. Rotation converged in 9 iterations. https://eng.vn/

201 Component Transformation Matrix tComponen 1 2 3 4 5 1 .368 .612 .531 .452 .051 2 .926 -.284 .194 -.132 .080 3 .011 .598 .713 .059 .362 4 -.070 -.432 .119 .821 .348 5 .041 .014 .397 .318 .860 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Scale: ALL VARIABLES Case Processing Summary N % Cases Valid 429 100.0 Excludeda 0 .0 Total 429 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .869 4 https://eng.vn/

202 Item Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CBTD2 6.02 2.979 .738 .826 CBTD3 6.02 3.161 .728 .832 CBTD4 5.95 3.026 .714 .836 CBTD1 6.05 2.969 .709 .839 Scale: ALL VARIABLES Case Processing Summary N % Cases Valid 428 99.8 Excludeda 1 .2 Total 429 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .852 4 Item Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DDNB2 7.33 4.160 .725 .799 DDNB4 7.22 3.947 .695 .813 DDNB3 7.41 4.356 .670 .821 DDNB1 7.29 4.248 .686 .815 https://eng.vn/

203 Scale: ALL VARIABLES Case Processing Summary N % Cases Valid 429 100.0 Excludeda 0 .0 Total 429 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach'sAlpha N of Items .757 2 Item Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted CorrectedCorrelationTotalItem AlphaCronbach'sifItemDeleted BDCH1 3.41 .804 .609 BDCH3 3.36 .755 .609 . https://eng.vn/

Iteration 7: Log likelihood = 272.17793 Iteration 8: Log likelihood = 251.12582 (not concave)

Iteration 4: Log likelihood = 307.40137 (not concave)

Iteration 6: Log likelihood = 273.17578

Iteration 13: Log likelihood = 232.02821

Iteration 10: Log likelihood = 232.03715 (not concave)

Iteration 1: Log likelihood = 582.96763 (not concave)

204 Phụ lục 4.2. Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp name:

log type: smcl opened on: 18 Feb 2020, 06:30:54 . sfcross LnY LnLand LnLab LnMainInp LnCap laodongnnnguoi, d(tnormal) emean (sothuamanh tuoichuhotuoi Tongdtctsao) nowarning initial: Log likelihood = 23513.863

log:<unnamed>C:\Users\MR_HA\Desktop\Bai

Iteration 5: Log likelihood = 294.01779 (not concave)

Iteration 3: Log likelihood = 387.0688 (not concave)

Iteration 11: Log likelihood = 232.02948 Iteration 12: Log likelihood = 232.02843 (not concave)

bao\STata old data\SFAnn3.smcl

Iteration 0: Log likelihood = 23513.863 (not concave)

Iteration 9: Log likelihood = 232.35996

Iteration 15: Log likelihood = 232.02819

https://eng.vn/

Iteration 14: Log likelihood = 232.02819 (not concave)

Iteration 2: Log likelihood = 491.45941

205 Stoc. frontier normal/half normal model Number of obs = 399 Wald chi2(7) = 877.38 Log likelihood = 232.0282 Prob > chi2 = 0.0000 LnY | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interv Frontier | LnLand | .1285683 .0670528 1.92 0.055 .0028528 .2599894 LnLab | .4938351 .0683389 7.23 0.000 .3598933 .627777 LnMainInp | .4107716 .0450474 9.12 0.000 .3224803 .499063 LnCap | .2487793 .043479 5.72 0.000 .1635621 .3339965 laodongnnnguoi | .1128739 .0239734 4.71 0.000 .0658869 .15986 _cons | .5507692 31.68528 0.02 0.986 61.55125 62.65279 Mu sothuamanh| | .0842075 .0067579 12.46 0.000 .0709623 .0974526 tuoichuhotuoi | .0009755 .0019591 0.50 0.619 .0028643 .0048154 Tongdtctsao | .0088374 .0042742 2.07 0.039 .0004601 .0172147 _cons | .6951738 31.68172 0.02 0.982 61.39986 62.79021 Usigma | _cons | 3.713014 27.99656 0.13 0.894 58.58527 51.15924 Vsigma | _cons | 1.814346 4.193572 0.43 0.665 10.0336 6.404904 sigma_u | .1562173 2.186774 0.07 0.943 1.90e 13 1.29e+11 sigma_v | .4036637 .8463965 0.48 0.633 .0066257 24.59276 lambda | .3869986 3.033055 0.13 0.898 5.557681 6.331678 https://eng.vn/

206 Phụ lục 4.3. Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến thuê/ mƣợn, mua/ đấu thầu . probit R Tongdtctsao TE solaodong D1 D2, robust Iteration 0: log pseudolikelihood = 238.70957 Iteration 1: log pseudolikelihood = 212.4754 Iteration 2: log pseudolikelihood = 211.9329 Iteration 3: log pseudolikelihood = 211.93137 Iteration 4: log pseudolikelihood = 211.93137 Probit regression Number of obs = 399 LR chi2(8) = 42.00 Log likelihood = 211.9313 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.1122 | Robust R | Coef. Std. Err. Z P>|z| [95% Conf. Interv Tongdtctsao .0045387 .0117622 0.39 0.700 .0185147 .0275921 TE | .0504085 .0177286 2.84 0.004 .0851559 .0156611 Solaodong | .1323404 .0588572 2.25 0.025 .0169824 .2476985 D1 | 1.590535 .388965 4.09 0.000 .8281772 2.352892 D2 | .6752704 .248353 2.72 0.007 .1885075 1.162033 _cons | .5445609 .539827 1.01 0.313 1.602603 .5134806 https://eng.vn/

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
Luận án Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang by ElenaThompson1 - Issuu